4CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY LÀM VIỆC CHO NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ ĐỊNH CƯ ALLY .... 72.2.Thực trạng công tác tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
TIỂU LUẬN CUỐI KÌ MÔN HỌC: HÀNH VI TỔ CHỨC ĐƯƠNG ĐẠI
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH VAI TRÒ VÀ GIẢI PHÁP GIÚP CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ ĐỊNH CƯ ALLY THÚC ĐẨY NHÂN VIÊN
LÀM VIỆC HIỆU QUẢ
Giảng viên hướng dẫn: TS VŨ HỒNG VÂN Học viên: HỒ LÊ TRÂN NHI
Lớp: QTKD K19.3 (Ứng dụng)
TP HỒ CHÍ MINH, 01/2024
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến Cô Vũ Hồng Vân Trong quá trình tìm hiểu và học tập bộ môn Hành vi tổ chức đương đại, em đã nhận được sự giảng dạy, truyền đạt kiến thức tận tình của cô trong suốt quá trình học Đó chính là nền tảng, hành trang quý báu để em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin Cô đã giúp chúng em tích lũy thêm nhiều kiến thức hay và bổ ích Tuy nhiên, kiến thức về bộ môn Hành vi tổ chức đương đại của em vẫn còn những hạn chế nhất định Do đó, không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình hoàn thành bài báo tiểu luận này Vì vậy, em rất mong muốn nhận được sự ghi nhận cũng như những góp ý của cô cho bài tiểu luận của em để bài tiểu luận này được hoàn thiện hơn nữa
Kính chúc cô luôn hạnh phúc và thành công hơn nữa trong sự nghiệp trồng người Kính chúc cô luôn dồi dào sức khỏe để tiếp tục dìu dắt nhiều thế hệ học viên đến những bến bờ tri thức
Em xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 01 năm 2024
Học viên thực hiện
HỒ LÊ TRÂN NHI (5221906Q114)
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY NHÂN VIÊN LÀM VIỆC HIỆU QUẢ 2
1.1 Các khái niệm cơ bản về tạo động lực thúc đẩy làm việc cho nhân viên 2
1.1.1. Khái niệm động lực 2
1.1.2. Khái niệm tạo động lực 2
1.2 Các yếu tố tác động đến tạo động lực làm việc 2
1.2.1. Các yếu tố thuộc bản thân người lao động gồm: 2
1.2.2. Các yếu tố thuộc về môi trường gồm: 2
1.2.3. Các yếu tố thuộc về tổ chức, công ty gồm: 2
1.3 Các học thuyết về tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc 2
1.3.1. Học thuyết nhu cầu của Maslow 2
1.3.2. Học thuyết thúc đẩy bằng sự tăng cường của B.F.Skinner 3
1.3.3. Học thuyết hệ thống hai yếu tố của Frederick Herzberg 3
1.3.4. Học thuyết về sự kỳ vọng của Victor H.Vroom 3
1.3.5. Học thuyết công bằng của J Stacy Adams 3
1.4 Các cách thức về tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc 4
1.4.1. Tạo động lực thúc đẩy làm việc bằng yếu tố vật chất 4
1.4.2. Tạo động lực thúc đẩy làm việc bằng yếu tố tinh thần 4
1.5 Vai trò về việc tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc 4
1.5.1. Đối với tổ chức 4
1.5.2. Đối với nhân viên 4
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY LÀM VIỆC CHO NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ ĐỊNH CƯ ALLY 5
2.1 Một số đặc điểm của công ty có ảnh hưởng đến công tác tạo động lực thúc đẩy làm việc cho nhân viên tại Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư và định cư ALLY 5
Trang 42.1.1.Tình hình tổ chức của Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư và định cư
ALLY 5
2.1.1.1 Quá trình hình thành phát triển của Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư và định cư ALLY 5
2.1.1.2 Ngành nghề kinh doanh 6
2.1.1.3 Cơ cấu tổ chức 6
2.1.1.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy 6
2.1.1.3.2 Nhiệm vụ chức năng từng bộ phận 6
2.1.2. Đặc điểm các yếu tố nguồn lực của công ty 7
2.1.2.1 Nguồn nhân lực 7
2.1.2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh 7
2.2 Thực trạng công tác tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc hiệu quả tại Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư và định cư ALLY 8
2.2.1.Tạo động lực thúc đẩy làm việc cho nhân viên bằng yếu tố vật chất 8
2.2.2.Tạo động lực thúc đẩy làm việc cho nhân viên bằng yếu tố tinh thần 8 2.3 Đánh giá chung công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên tại Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư và định cư ALLY 9
2.4 Nguyên nhân thực trạng công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên tại Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư và định cư ALLY 9
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TẠO ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY LÀM VIỆC HIỆU QUẢ CHO NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ ĐỊNH CƯ ALLY 10
3.1 Cơ sở cho việc đề xuất giải pháp 10
3.1.1 Sứ mệnh phát triển và tầm nhìn của ALLY 10
3.1.2 Triết lý hoạt động 10
3.1.3 Giá trị cốt lõi 10
3.1.4 Mục tiêu, định hướng phát triển của ALLY 10
3.2 Giải pháp tạo động lực thúc đẩy làm việc hiệu quả cho nhân viên tại Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và định cư ALLY 10
Trang 53.2.1 Giải pháp tạo động lực thúc đẩy làm việc cho nhân viên bằng yếu tố vật chất 10
3.2.2 Giải pháp tạo động lực thúc đẩy làm việc cho nhân viên bằng yếu tố tinh thần 11
KẾT LUẬN 12 TÀI LIỆU THAM KHẢO 13
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU
Hiện nay nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập theo xu thế toàn cầu hoá Để có thể tồn tại và phát triển, đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng hoàn thiện mình và nâng cao trình độ sản xuất Theo kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới thì nguồn nhân lực là một tài sản vô giá của mỗi doanh nghiệp Đối với Việt Nam chúng ta hiện nay khi mà tiềm lực kinh tế chưa mạnh và công nghiệp hoá chưa cao thì yếu tố con người lại càng đóng một vai trò quan trọng Do đó các doanh nghiệp trong nước cũng đòi hỏi phải trang bị cho mình một nguồn nhân lực chất lượng cao, hoạt động chuyên nghiệp để đạt được các ưu thế cạnh tranh trên thị trường
Các nhà kinh tế đã chỉ ra rằng hiệu quả làm việc của người lao động tuỳ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó động lực lao động là một yếu tố quan trọng có tác dụng kích thích người lao động hăng say, nhiệt huyết, chăm chỉ làm việc
Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư và định cư ALLY là một công ty còn non trẻ, để công ty ngày càng lớn mạnh thì việc xây dựng đội ngũ nhân sự trung thành, tận tuỵ, luôn năng nổ, say mê trong làm việc, sáng suốt trong quyết định là vô cùng quan trọng
Để thực hiện được những điều này, nhà quản lý phải nắm bắt được các nhu cầu của người lao động, từ đó mới xây dựng được một hệ thống tạo động lực, động viên phù hợp để người lao động làm việc hiệu quả hơn, hướng tới mục tiêu chung của doanh nghiệp
Nhận thấy tầm quan trọng của chính sách tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc hiệu quả nên em đã chọn đề tài “Phân tích vai trò và giải pháp thúc đẩy nhân viên làm việc hiểu quả” để làm bài tiểu luận của mình
Trang 7CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY NHÂN VIÊN LÀM VIỆC HIỆU QUẢ
1.1 Các khái niệm cơ bản về tạo động lực thúc đẩy làm việc cho nhân viên
1.1.1 Khái niệm động lực
Động lực làm việc là tất cả những gì nhằm thôi thúc, khuyến khích con người nỗ lực thực hiện những hành vi theo mục tiêu
1.1.2 Khái niệm tạo động lực
Tạo động lực là sự vận dụng một hệ thống các chính sách, biện pháp, cách thức quản lý tác động tới người lao động nhằm làm cho người lao động có động lực trong công việc, thúc đẩy họ hài lòng hơn với công việc và mong muốn được đóng góp cho tổ chức, doanh nghiệp
1.2 Các yếu tố tác động đến tạo động lực làm việc
1.2.1 Các yếu tố thuộc bản thân người lao động gồm:
Hệ thống nhu cầu cá nhân; Mục tiêu cá nhân; Khả năng và kinh nghiệm làm việc; Đặc điểm cá nhân người lao động; Mức sống của người lao động
1.2.2 Các yếu tố thuộc về môi trường gồm:
Vị thế và vai trò của ngành nghề trong xã hội; Pháp luật của chính phủ; Hệ thống phúc lợi xã hội; Các giá trị văn hóa và truyền thống dân tộc
1.2.3 Các yếu tố thuộc về tổ chức, công ty gồm:
Công việc mà người lao động đảm nhận; Đặc điểm kỹ thuật công nghệ; Điều kiện làm việc; Phong cách quản lý của người lãnh đạo; Văn hóa doanh nghiệp; Các chính sách quản lý nhân sự; Cơ cấu tổ chức
1.3 Các học thuyết về tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc
1.3.1 Học thuyết nhu cầu của Maslow
Thuyết nhu cầu Maslow là lý thuyết về sự thỏa mãn phổ biến nhất do nhà tâm lý học Abraham Maslow hình thành và phát triển Lý thuyết này cho rằng con người được động viên bởi nhiều nhu cầu khác nhau và các nhu cầu này được sắp xếp theo thứ bậc
từ thấp đến cao 5 mức nhu cầu của tháp Maslow là:
Nhu cầu sinh lý (Physiological Needs)
Trang 8 Nhu cầu về an toàn (Safety Needs)
Nhu cầu xã hội (Belonging Needs)
Nhu cầu được tôn trọng (Esteem Needs)
Nhu cầu được thể hiện bản thân (Self-actualization)
1.3.2 Học thuyết thúc đẩy bằng sự tăng cường của B.F.Skinner
Theo học thuyết này những hành vi được thưởng có xu hướng lặp lại, hành vi bị phạt có xu hướng loại bỏ từ từ Đồng thời khoảng thời gian giữa thời điểm diễn ra hành
vi và thời điểm thưởng/phạt càng ngắn càng hiệu quả Học thuyết cũng quan niệm rằng phạt có khả năng loại bỏ những hành vi ngoài ý muốn của nhà quản lý nhưng có thể gây
ra những hệ quả tiêu cực, do vậy mang lại ít hiệu quả hơn so với thưởng
1.3.3 Học thuyết hệ thống hai yếu tố của Frederick Herzberg
Học thuyết hệ thống hai yếu tố của Frederick Herzberg giải thích sự thỏa mãn trong công việc tạo nên động lực lao động Herzberg cho rằng sự thỏa mãn trong công việc và
sự không thỏa mãn trong công việc chịu tác động từ hai nhóm yếu tố:
Các yếu tố tạo động lực bao gồm: nội dung công việc, trách nhiệm, sự ghi nhận thành tích, cơ hội thăng tiến và sự thành đạt
Các yếu tố duy trì bao gồm: các chính sách và chế độ quản trị của công ty, sự giám sát trong công việc, tiền lương, quan hệ con người tại nơi làm việc và điều kiện làm việc Các yếu tố duy trì khi có tác dụng tích cực sẽ ngăn ngừa sự không thỏa mãn trong công việc, nhưng nếu chỉ đảm bảo sự hiện diện của chúng sẽ không có tác dụng tạo nên động lực lao động
1.3.4 Học thuyết về sự kỳ vọng của Victor H.Vroom
Thuyết kỳ vọng là một luận thuyết về quá trình nhận biết đặc tính con người Thuyết này cho rằng sự đền đáp hoặc kết quả mà người ta mong muốn có thể kích thích hành vi của con người nhưng không cần thiết phải sử dụng sự đền đáp trực tiếp, lặp đi lặp lại nhiều lần cho một hành vi nào đó để tạo ra phản xạ có điều kiện vì kinh nghiệm gián tiếp, sự ước đoán, liên tưởng cũng có thể tạơ ra sự kích thích đối với hành vi của con người, tạo ra mối liên hệ giữa hy vọng và kết quả
1.3.5 Học thuyết công bằng của J Stacy Adams
Thuyết công bằng được J.S.Adams cho rằng người lao động có mong đợi được nhận những quyền lợi tương xứng với những đóng góp hay công sức mà họ bỏ ra Nếu
Trang 9một cá nhân nhận thấy sự tồn tại của những điều kiện bất công, họ sẽ giảm năng suất làm việc xuống để xác lập “sự công bằng” Ngược lại, nếu họ nghĩ rằng họ sẽ nhận được quyền lợi cao thì họ sẽ nỗ lực và cố gắng làm việc tốt
1.4 Các cách thức về tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc
1.4.1 Tạo động lực thúc đẩy làm việc bằng yếu tố vật chất
Yếu tố vật chất được thể hiện thông qua hệ thống thù lao lao động bao gồm: thù lao trực tiếp và thu lao gián tiếp Mức lương hợp lý/ thoả đáng sẽ kích thích người lao động nâng cao năng lực làm việc Tiền thưởng là khoản thu nhập để nâng cao mức sống
do đó đây cũng được coi là để giúp thúc đẩy tinh thần thi đua lành mạnh, giúp doanh nghiệp khai thác tiềm năng sáng tạo của người lao động Bên cạnh đó, phụ cấp và phúc lợi cũng là các yếu tố quan trọng trong chính sách thu hút, duy trì và giữ chân người lao động Tuy nhiên, các yếu tố này cũng cần cân nhắc kỹ các yếu tố sau: quy định pháp luật, tính chất đặc thù công việc, khả năng chi trả của tổ chức,…
1.4.2 Tạo động lực thúc đẩy làm việc bằng yếu tố tinh thần
Tạo động lực thúc đẩy làm việc bằng yếu tố tinh thần được thể hiện qua nhiều hình thức khác nhau chẳng hạn như: Cải thiện môi trường làm việc, sự thăng tiến hợp
lý, thay đổi vị trí làm việc, công tác đào tạo và phát triển nghề nghịêp, Thông qua những hình thức này sẽ giúp nhân viên có được một không khí tâm lý xã hội vui tươi lành mạnh, tạo tinh thầm làm việc tích cực cho mọi người từ đó có tinh thần phấn đấu hay có thể nhận ra được vị trí phù hợp với sở trường của mình trong công việc
1.5 Vai trò về việc tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc
1.5.1 Đối với tổ chức
Tạo động lực thúc đẩy làm việc cho nhân viên là nhân tố quyết định đến sự thành bại của tổ chức
1.5.2 Đối với nhân viên
Động lực làm việc vừa là điều kiện vừa là nhân tố quyết định đến hành vi và hiệu quả công việc Một khi con người có động lực thúc đẩy họ hăng say hơn trong công việc, luôn cố gắng phấn đấu, đóng góp những giá trị đích thực và hữu hiệu nhất
Trang 10CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY LÀM VIỆC CHO NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ
VẤN ĐẦU TƯ VÀ ĐỊNH CƯ ALLY
2.1 Một số đặc điểm của công ty có ảnh hưởng đến công tác tạo động lực thúc đẩy làm việc cho nhân viên tại Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư và định cư ALLY 2.1.1 Tình hình tổ chức của Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư và định cư ALLY 2.1.1.1 Quá trình hình thành phát triển của Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư
và định cư ALLY
Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư và định cư ALLY được thành lập vào ngày 08/12/2016 bởi các chuyên gia di trú có nhiều năm kinh nghiệm với tôn chỉ hoạt động dựa trên sự chuyên nghiệp, tận tâm và chính trực Định hướng của công ty là: “ALLY luôn cam kết tiếp tục hành động và phụng sự dựa trên các nguyên tắc kinh doanh để cùng quý khách hàng hiện thực hoá giấc mơ định cư Thành công của quý khách hàng cũng chính là thành công của ALLY!” Với đội ngũ nhân viên, luật sư và Ban lãnh đạo hơn 15 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn định cư và tốt nghiệp từ các trường Đại học danh giá của nước nhà, cùng tôn chỉ kinh doanh là sự thành công của khách hàng, ALLY luôn đặt khách hàng là trung tâm trong mọi hoạt động Các chuyên viên tư vấn uy tín của Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư và định cư ALLY đã và đang là cầu nối giúp hàng nghìn khách hàng hiện thực hoá giấc mơ định cư của mình
Với mong muốn cung cấp khách hàng những dịch vụ chất lượng theo chuẩn quốc
tế, Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư và định cư ALLY chứng tỏ vai trò tiên phong, dẫn dắt sự thay đổi xu hướng trên thị trường ở mọi phương diện Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư và định cư ALLY tự hào là một trong những Công ty về tư vấn định cư hàng đầu Việt Nam
Xuất thân từ một công ty dịch vụ tư vấn start-up nhỏ lẻ, Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư và định cư ALLY từng bước phát triển và gặt hái được nhiều thành công Từ năm
2016 đến nay, Công ty đã đẩy mạnh hoạt động, vừa duy trì quan hệ với khách hàng cũ, vừa tích cực tìm kiếm khách hàng mới cũng như ra mắt nhiều loại hình dịch vụ mới để đáp ứng kì vọng và nhu cầu của khách hàng nhằm tăng danh tiếng của Công ty Dẫu ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, Công ty vẫn duy trì phong độ Đến nay, Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư và định cư ALLY vẫn liên tục thay đổi, thích nghi với bối cảnh thị trường với các gói dịch vụ vượt trội và đề xuất những giải pháp định cư thích hợp đối với từng đối tượng khách hàng
Trang 11Lĩnh vực chính của ALLY là chuyên về tư vấn đầu tư và định cư Canada Chương trình tư vấn định cư Canada của công ty hết sức đa dạng, chủ yếu tập trung ở diện tay nghề Một số chương trình tiêu biểu có thể kể đến như BC PNP (đề cử tỉnh Bang British Columbia), AINP (đề cử tỉnh bang Alberta), SINP (đề cử tỉnh bang Saskatchewan), MPNP (đề cử tỉnh bang Manitoba)…
2.1.1.3 Cơ cấu tổ chức
2.1.1.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức hành chính của Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư và định cư ALLY
Nguồn: Phòng Nhân sự Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư và định cư ALLY
2.1.1.3.2 Nhiệm vụ chức năng từng bộ phận
Phòng Kinh doanh chịu trách nhiệm tìm kiếm, kết nối và phát triển mạng lưới khách hàng mục tiêu cho công ty đồng thời duy trì và chăm sóc các khách hàng hiện tại của Công ty theo đúng tiến độ làm thủ tục nộp hồ sơ định cư cho khách hàng
Phòng Vận hành quản lý tổng thể hoạt động vận hành, điều phối ở doanh nghiệp, giám sát việc lập ngân sách, báo cáo, lập kế hoạch và kiểm toán và đồng thời đảm bảo tất cả các tài liệu pháp lý và quy định được lưu trữ, giám sát việc tuân thủ các luật pháp
và quy định của công ty