CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ
Các khái niệm, nội dung liên quan
- Chuyển đổi số: Là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số (Cục tin học hóa - Bộ Thông tin và Truyền thông)
- Chuyển đổi số trong kinh doanh: Là việc sử dụng các công nghệ số để thay đổi mô hình kinh doanh nhằm tạo ra những cơ hội, doanh thu và giá trị mới trong mối quan hệ giữa các bên (Gartner)
- Chuyển đổi số trong doanh nghiệp: Là tích hợp, áp dụng công nghệ số để nâng cao hiệu quả kinh doanh, hiệu quả quản lý, nâng cao năng lực, sức cạnh tranh của doanh nghiệp và tạo ra các giá trị mới (Bộ Kế hoạch Đầu tư và phát triển)
1.1.2 Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư
* Định nghĩa về Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (4IR), hay Công nghiệp 4.0, mô tả quá trình giao thoa giữa thế giới vật lý và kỹ thuật số ngày càng chặt chẽ Mặc dù đã manh nha từ đầu những năm 2000, thuật ngữ này mới chính thức được đưa ra vào năm 2016 bởi Klaus Schwab, Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF).
Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 là sự hội tụ của các lĩnh vực công nghệ hiện đại, bao gồm: công nghệ sinh học, IoT (Internet vạn vật), công nghệ nano, công nghệ kỹ thuật số (ADP), in 3D, trí tuệ nhân tạo (AI),… Công nghiệp 4.0 đã và đang trở thành xu hướng biến đổi của bối cảnh xã hội toàn cầu
Nhiều người cho rằng, cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 chính là kết quả của cơn bão công nghệ số Chúng mở ra một chặng đường mới mang tính chuyển đổi về lối sống, cách làm việc và các mối quan hệ giao tiếp hằng ngày Cách mạng 4.0 đã phá vỡ hoàn toàn những nguyên tắc cũ trong mọi lĩnh vực kinh doanh.
* Nguồn gốc hình thành cách mạng Công nghiệp lần thứ 4
Nền tảng hình thành 4IR chính là sự thành công của ba cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên là: cách mạng Công nghiệp lần thứ 1, 2 và 3.
Cách mạng Công nghiệp lần thứ 1: Thế kỷ 18, sự ra đời của động cơ hơi nước đã dẫn đến cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ 1 Quá trình này đã thúc đẩy khả năng cơ giới hóa ngành sản xuất Từ đó, xã hội loài người bước vào giai đoạn đô thị hóa,hiện đại hóa.
Cách mạng Công nghiệp lần thứ 2: Điện năng và các tiến bộ khoa học khác chính là “sản phẩm” của cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ 2.
Cách mạng Công nghiệp lần thứ 3: Cuộc cách mạng này diễn ra vào những năm
1960 với sự phát triển của máy tính và công nghệ kỹ thuật số Đây chính là những sản phẩm hiện nay mà chúng ta vẫn còn thụ hưởng.
Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 không chỉ là một bước tiến đột phá về công nghệ mà còn là sự tổng hòa và kết tinh của những phát minh hiện đại trước đó, đánh dấu một cột mốc mới trong quá trình phát triển của nhân loại.
* Một số phát minh của cách mạng Công nghiệp lần thứ 4
Công nghiệp 4.0 cùng sự bùng nổ của Internet đã mở ra bước ngoặt lớn trong công nghệ với những phát minh vĩ đại, dẫn đến sự chuyển đổi không ngừng của các doanh nghiệp nhằm bắt kịp xu hướng công nghệ mới.
Big Data (Dữ liệu lớn)
Big Data hỗ trợ người dùng thu thập và lưu trữ lượng lớn dữ liệu, bao gồm cả thông tin cá nhân của khách hàng Điều này giúp doanh nghiệp nắm bắt được hành vi, xu hướng và nhu cầu của khách hàng, từ đó đưa ra các quyết định kinh doanh sáng suốt hơn.
…, của người tiêu dùng Từ đó, bạn có thể thiết lập các chiến lược tiếp thị phù hợp với từng khách hàng trong các giai đoạn khác nhau.
IoT (Internet of Thing – Internet vạn vật) Đây là sự hội tụ giữa ba nhân tố: mạng Internet, thiết bị vi cơ điện tử và thiết bị không dây IoT tạo nên các sản phẩm liên quan đến cuộc sống thường nhật như: máy tính, điện thoại, lò vi sóng, ti vi,… Chúng có khả năng truyền đạt thông tin qua mạng lưới Internet.
IoT giúp doanh nghiệp thu thập dữ liệu khách hàng dựa trên các sản phẩm được kết nối liên tục Vì vậy, bạn sẽ đánh giá hành vi khách hàng tốt hơn để điều chỉnh chiến lược tiếp thị phù hợp.
AI (Trí tuệ nhân tạo)
Trí tuệ nhân tạo xuất phát từ lĩnh vực khoa học máy tính Công nghệ này tạo ra những cỗ máy có khả năng hoạt động và phản ứng tương tự con người AI được lập trình với nhiều mục tiêu như: thu thập và xử lý thông tin, đưa ra lập luận và phán đoán, tự sửa lỗi,… Trong tiếp thị, AI có nhiệm vụ phân tích dữ liệu khách hàng, đề xuất chiến lược kinh doanh hợp lý Đặc biệt, khi sử dụng AI, tính cá nhân hóa được thúc đẩy mạnh mẽ hơn Đây là xu hướng chung mà mọi doanh nghiệp đều hướng đến.
Blockchain (Chuỗi khối) Đây được xem là một phương thức ghi và chia sẻ dữ liệu hiệu quả và an toàn Blockchain có đặc tính phi tập trung, minh bạch và không phụ thuộc vào bên thứ 3 Ví dụ điển hình của chuỗi khối là Bitcoin – đồng tiền kỹ thuật số được ứng dụng phổ biến nhất.
Ngoài ra, Blockchain còn được sử dụng cho những mục đích khác như:bảo mật dữ liệu y tế, chống gian lận trong bầu cử, theo dõi được chuỗi cung ứng,…
Cloud (Điện toán đám mây)
Vì sao các doanh nghiệp Việt Nam phải chuyển đổi số trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ 4
Sự tất yếu của nền kinh tế: Chúng ta đang sống trong thế kỷ 21, cùng với sự phát triển của cuộc CMCN 4.0 và diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 Dễ dàng nhận thấy sự tác động của công nghệ lên mọi mặt của đời sống con người Cùng với đó, ảnh hưởng của dịch bệnh đã tác động đến mô hình kinh doanh truyền thống Chúng ta đã trải qua thời kỳ các doanh nghiệp hoạt động bằng cây bút và sổ viết tay, dần qua sử dụng máy tính, mạng Internet và chuyển đổi số cũng là một quá trình chuyển đổi gần giống vậy Đây là quá trình phát triển sẽ trở thành tất yếu của một doanh nghiệp trong sự chuyển mình của toàn thế giới Không phải ngẫu nhiên mà chuyển đổi số được đánh giá là một trong những xu thế mới của thế giới hiện nay Doanh nghiệp Việt cần phải chuyển đổi số bởi những lợi ích do chuyển đổi số mang lại cho doanh nghiệp:
- Chuyển đổi số giúp kết nối, thu ngắn khoảng cách của các bộ phận trong doanh nghiệp
Với những doanh nghiệp truyền thống, các phòng ban thường hoạt động riêng rẽ với nhau Luồng xử lý công việc theo đó cũng thường chậm trễ và rắc rối do phải qua nhiều “cửa”, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh, tiếp cận khách hàng và doanh số.
Ngược lại, việc ứng dụng chuyển đổi số lại giúp doanh nghiệp phá bỏ bức rào ngăn cách giữa các phòng ban nhờ nền tảng kết nối số hóa đa chiều, đa chức năng giữa các bộ phận Theo đó, giúp doanh nghiệp cải thiện hoạt động, luồng công việc diễn ra trôi chảy, trơn tru, ít bị phụ thuộc vào nguồn nhân lực do hầu hết công việc đã được tự động hóa hoặc bán tự động.
- Thúc đẩy hiệu quả trong quản trị doanh nghiệp
Với chuyển đổi số, chủ doanh nghiệp/CEO hoàn toàn chủ động trong việc theo dõi các báo cáo, đánh giá hoạt động của doanh nghiệp, hiệu suất làm việc của nhân viên bất cứ lúc nào mà không cần đợi nhân viên ngồi làm báo cáo qua Email hay thống kê số liệu qua bản cứng Cũng vậy, mọi thông tin, số hóa về hoạt động của doanh nghiệp đều được thể hiện minh bạch, cụ thể, chi tiết bằng con số rõ ràng, xóa bỏ những vùng tối, kém minh bạch trong quản trị doanh nghiệp Những rủi ro về chi phí ẩn, quỹ đen cũng sẽ được hạn chế giúp doanh nghiệp quản lý và tối ưu doanh thu hiệu quả nhất.
- Tối ưu năng suất làm việc của nhân viên
Tối ưu năng suất làm việc của nhân viên là điều mọi doanh nghiệp nên làm Ứng dụng chuyển đổi số cho phép doanh nghiệp cộng hưởng và tối ưu năng suất làm việc của nhân viên giúp tạo ra giá trị cao hơn nữa.
Bên cạnh đó, hệ thống tự động của chuyển đổi số cũng sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tự động thao tác những công việc tạo ra giá thấp Thay vào đó, nhân lực quý sẽ được tập trung phát triển và tham dự vào những công việc tạo ra giá trị cao hơn.
- Gia tăng chất lượng sản phẩm
Không thể phủ nhận rằng chuyển đổi số giúp doanh nghiệp hoạt động 24/7 và không ngừng sáng tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, hạn chế lỗi nhờ dây chuyền sản xuất ứng dụng công nghệ hiện đại.
Song song với việc tiết kiệm chi phí, nhân viên còn có thêm thời gian để trau dồi kiến thức, nâng cao tay nghề, đồng thời nghiên cứu để cải tiến và tối ưu hóa chất lượng sản phẩm dịch vụ Việc này sẽ đem lại hiệu quả lâu dài, vừa nâng cao chất lượng nhân sự vừa gia tăng giá trị sản phẩm, củng cố vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Về phía nhà quản lý cũng dễ dàng hơn trong việc theo dõi, đánh giá chất lượng công việc của nhân viên dựa trên chính thành quả thực tế thay vì “chấm công” như trước đây.
- Nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp
Việc triển khai và vận hành đạt hiệu quả cao hơn của các doanh nghiệp ứng dụng thành công nền tảng số hóa khẳng định vai trò của chuyển đổi số trong thời đại 4.0 Chuyển đổi số không chỉ nâng cao năng lực cạnh tranh, mà còn tác động đến khả năng tồn tại của doanh nghiệp, cho thấy tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ số để thích ứng với bối cảnh kinh doanh hiện đại.
Chưa kể việc chuyển đổi số còn giúp doanh nghiệp chiếm ưu thế hơn trong việc tạo dựng mối tương tác mật thiết, nhanh chóng với khách hàng, cá nhân hóa trải nghiệm người dùng và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng nhằm thúc đẩy tiến trình mua bán và doanh thu vượt trội hơn so với các phương thức tiếp thị truyền thống.
- Nâng cao hiệu quả doanh nghiệp
Nhờ chuyển đổi số trong doanh nghiệp, cấp lãnh đạo có thể hoàn toàn chủ động trong việc theo dõi các báo cáo, đánh giá hoạt động của doanh nghiệp, hiệu suất làm việc của nhân viên bất cứ lúc nào nhờ hệ thống theo dõi và báo cáo tự động Nhờ đó, tất cả thông tin và số liệu về công việc đều được thể hiện rõ ràng, minh bạch, chính xác và nhanh chóng Những số liệu này giúp ích cho lãnh đạo rất nhiều trong quá trình ra quyết định và hoạch định chiến lược quản trị.
- Nâng cao năng suất làm việc
Mọi doanh nghiệp đều mong muốn nâng cao năng suất làm việc của nhân viên, đặc biệt là bằng cách chuyển đổi số Việc ứng dụng công nghệ số có thể giúp giảm thiểu những công việc thủ công và tốn thời gian, từ đó nhân viên có thể tập trung vào chuyên môn Bằng cách này, năng suất lao động của nhân viên sẽ được cải thiện, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tổng thể của doanh nghiệp.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ
Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp có thể vận hành mọi lúc, mọi nơi Nếu như trước đây, nhân viên khó có thể làm việc tại nhà hay xử lý những việc phát sinh ngoài giờ do không có tài liệu, máy móc tại chỗ Vậy giờ đây, chúng ta đã có thể làm việc tại nhà với chỉ một chiếc máy tính hoặc điện thoại, nhờ đó, nhân sự doanh nghiệp có thể làm việc mọi lúc, mọi nơi.
Việc tăng năng suất lao động giúp doanh nghiệp có nhiều thời gian để cải tiến dịch vụ khách hàng Việc tăng năng suất làm rút ngắn thời gian khách hàng phải chờ đợi để nhận được một sản phẩm hay dịch vụ Vì vậy, việc áp dụng chuyển đổi số làm tăng năng suất cũng giúp doanh nghiệp cải thiện dịch vụ rõ rệt hơn.
Vai trò các nhóm kiến thức và kĩ năng số của người trẻ
1.3.1 Khái niệm kỹ năng số
Theo định nghĩa của Đại học Cornell, kỹ năng số (digital skills) là “khả năng tìm kiếm, đánh giá, sử dụng, chia sẻ và tạo nội dung bằng công nghệ thông tin và Internet”, hay có thể hiểu, kỹ năng số là bất kỳ kỹ năng nào liên quan các kiến thức, hiểu biết về kỹ thuật số.
Theo World Bank, kỹ năng số đại diện cho một chuỗi liên tục từ các kỹ năng cơ bản đến trung cấp, nâng cao và chuyên môn hóa cao Kỹ năng số cũng có thể được phân biệt theo nhu cầu chức năng: dành cho công dân, cho một loạt các ngành nghề sử dụng công nghệ kỹ thuật số và cho các ngành CNTT-TT.
Kỹ năng số tập trung vào trả lời câu hỏi: Cái gì? và Như thế nào? Kỹ năng số sẽ tập trung vào việc sử dụng công cụ nào (ví dụ: Twitter) và cách sử dụng nó (ví dụ:cách tweet, chuyển tiếp tin nhắn, sử dụng TweetDeck).
1.3.2 Khái niệm kiến thức kỹ thuật số
UNESCO định nghĩa kiến thức kỹ thuật số (digital literacy) là khả năng tiếp cận, quản lý, hiểu, tích hợp, giao tiếp, đánh giá và tạo ra thông tin một cách an toàn và phù hợp thông qua các công nghệ kỹ thuật số để phục vụ cho thị trường lao động phổ thông, các công việc cao cấp và khởi nghiệp kinh doanh Nó bao gồm các năng lực được gọi chung là trình độ tin học, hiểu biết về CNTT-TT, hiểu biết về thông tin và hiểu biết về phương tiện truyền thông UNESCO đã lấy Khung năng lực kỹ thuật số châu u (DigComp) (Carretero và cộng sự, 2017; Vuorikari và cộng sự, 2016) làm điểm tham chiếu để thiết lập Khung năng lực kỹ thuật số.
Kiến thức kỹ thuật số không chỉ là sự thành thạo kỹ thuật và kỹ năng sử dụng công nghệ mà còn là học cách sử dụng công nghệ một cách có trách nhiệm và an toàn. Kiến thức kỹ thuật số tập trung vào trả lời câu hỏi: Lý do tại sao? Khi nào? Ai? và Cho ai? Kiến thức kỹ thuật số sẽ bao gồm các câu hỏi chuyên sâu: Khi nào thì bạn sử dụng Twitter thay vì một diễn đàn riêng tư hơn? Tại sao bạn sẽ sử dụng nó để thể hiện quan điểm? Ai có thể gặp phải rủi ro khi thao tác trên Twitter?
1.3.3 Vai trò và nhu cầu bồi dưỡng kỹ năng số của người trẻ
- Phổ cập kỹ năng số là chìa khóa để người dân được tiếp cận kiến thức, kỹ năng số để cùng tham gia vào quá trình chuyển đổi số, mở ra cơ hội tiếp cận các dịch vụ số một cách bình đẳng, giúp xây dựng một xã hội số bao trùm và toàn diện.
- Đào tạo kỹ năng số là then chốt trong phát triển nguồn nhân lực để thực hiện chuyển đổi số hiệu quả và bền vững, giúp thực hiện thành công các mục tiêu trong chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Kinh nghiệm quốc tế chứng minh rằng đầu tư toàn diện vào kỹ thuật, quản lý công nghệ và giáo dục lĩnh vực CNTT-TT không chỉ thúc đẩy sự phát triển của ngành mà còn tạo nên hiệu ứng liên đới tích cực cho toàn bộ nền kinh tế.
- Chiến lược nhân sự quốc gia cho chuyển đổi kỹ thuật số cần giải quyết các hạng mục phát triển nguồn nhân lực rộng lớn:
• Kỹ năng sử dụng CNTT-TT
• Kỹ năng hành nghề CNTT-TT
• Kỹ năng quản lý điện tử
• Kỹ năng lãnh đạo điện tử
• Khả năng học tập và quản lý kiến thức
- Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 15/4/2015 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.
- Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
- Nghị quyết 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư Trong đó, thanh niên là đối tượng được hướng tới trong nội dung rà soát, thực hiện đổi mới nội dung và chương trình giáo dục, đào tạo theo hướng phát triển năng lực tiếp cận, tư duy sáng tạo và khả năng thích ứng với môi trường công nghệ liên tục thay đổi và phát triển; đưa vào chương trình giáo dục phổ thông nội dung kỹ năng số và ngoại ngữ tối thiểu Đổi mới cách dạy và học trên cơ sở áp dụng công nghệ số; lấy đánh giá của doanh nghiệp làm thước đo cho chất lượng đào tạo của các trường đại học trong lĩnh vực công nghệ thông tin Khuyến khích các mô hình giáo dục, đào tạo dựa trên nền tảng số.
- Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 28/01/2022:
+ Tuyên truyền về chuyển đổi số: kiến thức, kỹ năng, talkshow, truyền cảm hứng chuyển đổi số, ngày chuyển đổi số 10/10 hằng năm,…
+ Đào tạo về chuyển đổi số: chuyên môn hoá để có thể tác nghiệp trong thị trường số (ví dụ các khóa đào tạo để xây dựng web bán hàng, truyền thông số )
- Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” cũng có nhiều tác động đến vai trò, nhiệm vụ và hành động của các lớp thanh niên Việt Nam khi tham gia vào chuyển đổi số Đáng chú ý, Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030 được Thủ tướng Chính phủ ban hành theo Quyết định số 1331/QĐ-TTg ngày 24/7/2021 đã thể hiện quan điểm Chiến lược phát triển thanh niên là một bộ phận cấu thành của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030, Chiến lược phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2021 - 2030 và Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Thanh niên được đặt ở vị trí trung tâm trong các hiến lược bồi dưỡng, phát huy nguồn lực con người.
- Thanh niên cả nước cùng thông điệp “5C” phát huy hơn nữa vai trò của mình trong chuyển đổi số:
+ Chuyển đổi: Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số.Thanh niên tham gia vào chuyển đổi số trước hết cần chuyển đổi tổng thể và toàn diện các hoạt động sống và làm việc từ môi trường thực lên môi trường số Bước đầu tiên của quá trình chuyển đổi ấy là chuyển đổi nhận thức Ngày 28/01/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 146/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án
“Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng số và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2023, định hướng đến năm 2030” Theo đó quan điểm của Chính phủ là “Nâng cao nhận thức là tiên quyết để thực hiện chuyển đổi số vì nhận thức đóng vai trò quyết định trong chuyển đổi số” Chuyển đổi nhận thức là bước đầu tiên, quan trọng và có giá trị tạo động lực để thanh niên tiên phong trong chuyển đổi số.
Để đạt được chuyển đổi số, người trẻ cần chủ động tham gia và tích cực hoạt động trong môi trường số Việc tham gia vào các hoạt động này không chỉ giúp họ nhận thức về chuyển đổi số mà còn tạo cơ hội rèn luyện, trau dồi kỹ năng số Qua quá trình hoạt động, họ sẽ dần hình thành văn hóa số, chủ động sử dụng các sản phẩm/dịch vụ công nghệ số trong cuộc sống hằng ngày.
Một số khung tiêu chuẩn kỹ năng số trên thế giới và tại Việt Nam
1.4.1 Một số khung tiêu chuẩn kỹ năng số trên thế giới Để chuyển đổi số thành công, việc xây dựng các khung năng lực số cho một vài đối tượng khác nhau, cả tập thể và cá nhân, cho tất cả mọi người trong xã hội là điều kiện tiên quyết, để có thể định hướng cho việc dạy, học, nghiên cứu và đánh giá thế nào là có đủ năng lực số và xây dựng chính sách phù hợp dựa vào bằng chứng và theo các chuẩn mực thống nhất, và trên cơ sở đó thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong kỷ nguyên số Cùng với chúng, việc xây dựng các kế hoạch hành động giáo dục số cũng là cần thiết để đưa các khung đó vào thực tế cuộc sống Là nước đi sau, Việt Nam có thể xây dựng các khung năng lực số và kế hoạch hành động giáo dục số dựa vào kinh nghiệm của nước ngoài và tùy chỉnh chúng cho phù hợp với điều kiện của mình.
Một số khung tiêu chuẩn kỹ năng số trên thế giới:
- Khung kỹ năng số thiết yếu của Bộ Giáo dục Vương quốc Anh
- DigComp 2.1 là khung năng lực kiến thức kỹ thuật số của Liên minh Châu Âu (EU)
- Hiệp hội quốc tế về công nghệ trong giáo dục (ISTE)
Trong phạm vi một bài tiểu luận, nhóm xin được đưa ra và phân tích DigComp - Khung năng lực kiến thức kỹ thuật số của Liên minh Châu Âu (EU).
Năm 2013, Hội đồng châu u (EC) đã công bố Khung năng lực số châu Âu cho công dân (European Digital Competence Framework for Citizens – DigComp). DigComp là kết quả của dự án về năng lực số được thực hiện từ năm 2011 – 2012, được phát triển bởi một đội ngũ các chuyên gia và được chứng thực ở cấp độ Châu Âu.
DigComp 2.1 là khung năng lực số cho các công dân với 8 mức thông thạo và các ví dụ sử dụng DigComp 2.1 tập trung vào việc mở rộng 3 mức thông thạo ban đầu tới một mô tả 8 mức thông thạo chi tiết hơn cũng như cung cấp các ví dụ sử dụng cho
8 mức đó Mục tiêu của nó là để hỗ trợ cho các bên tham gia đóng góp để triển khai tiếp DigComp.
Chiều 1: Các lĩnh vực năng lực được xác định là một phần của năng lực số
Chiều 2: Các trình mô tả và các tiêu đề năng lực là thích hợp với từng lĩnh vực Chiều 3: Các mức thông thạo cho từng năng lực
Chiều 4: Kiến thức, các kỹ năng và thái độ áp dụng được cho từng năng lựcChiều 5: Các ví dụ sử dụng, về khả năng áp dụng được năng lực đó cho các mục đích khác nhau.
Phiên bản mới nhất của Khung - DigComp 2.1 bao gồm các cập nhật tiếp theo. Chiều 3 bây giờ có 8 mức thông thạo và Chiều 5 có các ví dụ sử dụng mới
Bảng sau đây thể hiện DigComp 2.1 là sự phát triển tiếp và bổ sung cho DigComp 2.0.
Như được chỉ ra trong bảng, từng mức đại diện cho một bước tiến trong việc có được năng lực của các công dân tương ứng với thách thức về nhận thức, độ phức tạp của các nhiệm vụ của nó mà họ có thể xử lý và sự tự xử lý để hoàn thành nhiệm vụ đó.
Người ở cấp độ 2 có khả năng ghi nhớ và thực hiện một nhiệm vụ đơn giản với sự trợ giúp từ người có năng lực hơn nếu họ cần.
5, dù vậy, có thể áp dụng kiến thức, triển khai các nhiệm vụ khác nhau và giải quyết các vấn đề và cũng giúp những người khác để làm thế Chúng ta cũng có thể thấy rằng
6 mức thành thạo đầu tiên của Khung mới được kết nối tới 3 mức được nhận diện từ ban đầu trong DigComp 1.0 Một mức chuyên môn cao mới đã được bổ sung thêm vào phiên bản Khung mới nhất, bao gồm các mức 7 và 8 Dưới đây là các từ khóa chính đặc trưng cho các mức thông thạo:
1.4.2 Các nhóm kiến thức kỹ năng số
Giao tiếp là quá trình chia sẻ ý tưởng, thông tin và cảm xúc giữa người với người, giúp xác lập và vận hành các mối quan hệ xã hội Mục đích của giao tiếp nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể.
*Kỹ năng giao tiếp là gì?
Hiểu đơn giản, kỹ năng giao tiếp là khả năng sử dụng ngôn ngữ hình thể hoặc lời nói để truyền tải thông điệp, ý định nào đó đến một hay nhiều đối tượng Nó là trạng thái tương tác giữa người nói và người nghe có mục đích cụ thể.
Kỹ năng giao tiếp sẽ giúp bạn tiếp cận với khách hàng nhanh hơn và thuận lợi hơn Nguồn: Pinterest.com
Trong thời đại số, đây là kỹ năng quan trọng để tạo sự tin tưởng, thiện cảm, hoặc truyền tải ý tưởng dễ dàng đến người nghe Kỹ năng này đòi hỏi nhiều sự kết hợp từ các yếu tố:
Vì các cuộc giao tiếp thành công cần có sức thuyết phục, lý lẽ để người nghe cảm thấy hài lòng và không mang theo tâm lý phản kháng
* Rèn luyện kỹ năng giao tiếp trong thời đại số
Kỹ năng giao tiếp có tầm quan trọng đối với mỗi cá nhân và tổ chức, nhưng làm thế nào để rèn luyện và phát triển kỹ năng này? BEMO xin đưa ra một số gợi ý giúp bạn rèn luyện kỹ năng giao tiếp dưới đây:
1.4.2.2 Sáng tạo Đây là yếu tố bổ sung cho mô hình phổ cập, nhấn mạnh đến yếu tố “sản xuất” bên cạnh yếu tố “tiêu dùng” trong môi trường công nghệ kỹ thuật số Yếu tố này bao gồm tất cả các khía cạnh của kiến thức phổ cập và thêm vào nhiều kỹ năng công nghệ để cho ra nội dung phong phú hơn, bao gồm chỉnh sửa video, tạo và chỉnh sửa âm thanh, hoạt hình, hiểu về phần cứng và lập trình.
THỰC TRẠNG VỀ CHUYỂN ĐỐI SỐ VỚI DOANH NGHIỆP XUẤT/ NHẬP KHẨU TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ 4
Thực trạng chung trong ngành
2.1.1 Hệ sinh thái chính sách phát triển
Ngành sản xuất, kinh doanh đồ uống là ngành kinh tế - kỹ thuật đã và đang đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam Ngành đồ uống hiện đóng góp lớn vào ngân sách Nhà nước, ước tính khoảng 60 nghìn tỷ đồng/năm, tạo công ăn việc làm trực tiếp và gián tiếp cho hàng triệu lao động trong chuỗi sản xuất, kinh doanh bao gồm cung ứng nguyên liệu, phụ liệu phục vụ sản xuất, bao bì, đóng gói, vận chuyển, bảo quản, phân phối, dịch vụ tiêu thụ trực tiếp…
Tuy vậy, sau một thời gian dài do tác động của các biện pháp giãn cách xã hội từ đại dịch Covid-19 và chịu thêm tác động từ các chính sách quản lý chuyên ngành, đặc thù bao gồm Luật số 44/2019/QH14 về Phòng, chống tác hại của rượu, bia với các hạn chế toàn diện về quảng cáo, khuyến mại, sản xuất, kinh doanh và Nghị định 100/2019/ NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp bị thiệt hại nặng nề. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, doanh thu toàn ngành nước giải khát năm 2020 giảm mạnh tới 17% so với năm 2019, riêng doanh nghiệp ngoài nhà nước giảm 19% so với năm 2019 Lợi nhuận trung bình của ngành nước giải khát giảm 94,96% so với năm 2019 Tiếp đến năm 2021, doanh thu thuần của ngành giảm 4,8% so với năm
2020 trong khi lợi nhuận thuần giảm tới 31,4%.
Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) đưa ra Top 10 Công ty đồ uống uy tín năm 2021 - nhóm ngành: Đồ uống không cồn (nước giải khát, trà, cà phê…)
Dù vậy, giai đoạn 2022-2023, ngành thực phẩm và đồ uống phục hồi nhờ sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng bởi việc thích ứng an toàn với dịch bệnh sẽ thúc đẩy nhu cầu tại nội địa sẽ tăng trở lại Trong báo cáo Q1/2023 của Tổng Cục Thống Kê, chỉ số sản xuất công nghiệp ngành đồ uống cao hơn 27.3% so với Quý 1/2022, giảm từ mức tăng trưởng 74.8% ở thời điểm Q3/2022 so với cùng kỳ năm trước Theo dự báo của Statista, thị trường thực phẩm - đồ uống của Việt Nam trong năm 2023 sẽ đạt mức 96.47 tỉ USD, tăng 9% so với năm 2022, và tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm trong giai đoạn từ 2023 – 2027 đạt khoảng 8.22%/năm Số liệu tháng 3/2023 của Statista cũng cho biết doanh thu thị trường đồ uống của Việt Nam trong năm 2023 sẽ đạt mức 27.121 tỉ USD, trong đó, phân khúc Đồ uống không cồn và Đồ uống nóng đóng góp tỷ trọng cao nhất (lần lượt là 37.7% và 36.7%), và cũng là hai phân khúc có tốc độ tăng trưởng cao nhất.
Để phát triển bền vững, Hiệp hội Bia-Rượu-Nước giải khát Việt Nam đề xuất Chính phủ xem xét các chính sách hỗ trợ như ổn định thuế, giảm gánh nặng phí nhằm duy trì tính cạnh tranh Trước khi ban hành chính sách mới, cơ quan quản lý nên tham vấn rộng rãi để đảm bảo các chính sách khoa học, phù hợp quốc tế và có lộ trình thực hiện rõ ràng Bên cạnh đó, việc giải quyết hàng giả, hàng nhái, hàng lậu cũng góp phần thúc đẩy ngành phát triển, giải quyết việc làm cho người lao động và đóng góp cho ngân sách nhà nước.
2.1.2 Hệ sinh thái khách hàng Đối tượng khách hàng của ngành thực phẩm - đồ uống trải dài ở mọi giới tính và mọi độ tuổi Tùy thuộc vào từng phân khúc của thị trường đồ uống và sản phẩm, mục tiêu, sứ mệnh của doanh nghiệp sẽ xác định được hành vi, đặc điểm nhân khẩu học cụ thể của khách hàng Bên dưới là các phân khúc thị trường và khách hàng mục tiêu: a) Đồ uống có cồn: bao gồm tất cả các loại đồ uống có cồn được sản xuất bằng phương pháp lên men hoặc chưng cất Phân khúc này được chia thành năm phân khúc nhỏ, gồm có bia, rượu mạnh, rượu vang, rượu không làm từ nho hoặc ngũ cốc, và Hard Seltzer. Đặc điểm nhân khẩu học:
- Độ tuổi: Nhóm Thanh niên (18 – 24 tuổi) và Trưởng thành (25 – 35 tuổi).
- Vị trí địa lý: Khu vực thành thị, các thành phố lớn
- Thu nhập: Trung binhg khá (từ 7 triệu tới 15 triệu đồng)
Khách hàng mục tiêu thường mua sắm tại các kênh tiêu dùng tại nhà và các kênh tiêu thụ tại chỗ với tần suất từ một đến hai lần một tuần Đối với đồ uống không cồn, bao gồm các loại đồ uống không chứa cồn, nhưng không bao gồm các loại đồ uống nóng như cà phê, trà và ca cao.
- Độ tuổi: Trẻ em, thanh thiếu niên, người trưởng thành
- Vị trí địa lý: Khu vực thành thị và nông thôn
- Thu nhập: Trung bình khá (từ 7 triệu tới 15 triệu đồng)
- Hành vi mua sắm: Đối tượng khách hàng thường mua tại các kênh tiêu dùng tại nhà, các kênh tiêu thụ tại chỗ, các sàn thương mại điện tử với tần suất mua hàng từ 1 tới 2 lần/tuần hoặc hơn. c) Đồ uống nóng: bao gồm các loại cà phê, trà và ca cao cần sử dụng nước nóng để pha chế trước khi uống Phân khúc này không bao gồm các loại thức uống đóng chai có nguồn gốc từ trà, cà phê và ca cao. Đặc điểm nhân khẩu học:
- Độ tuổi: Nhóm thanh niên (18 – 24 tuổi), trưởng thành (25 – 35 tuổi), người già.
- Vị trí địa lý: Khu vực thành thị và nông thôn
- Thu nhập: Trung bình khá (từ 7 triệu tới 15 triệu đồng)
- Hành vi mua sắm: Đối tượng khách hàng thường mua tại các kênh tiêu dùng tại nhà, các kênh tiêu thụ tại chỗ), các sàn thương mại điện tử với tần suất mua hàng từ 2 lần/tuần trở lên.
2.1.3 Hệ sinh thái nhân lực
Thị trường ngành thực phẩm - đồ uống được đánh giá là một thị trường tiềm năng, tạo nhiều vị trí việc làm cho hàng triệu lao động Việt Nam mỗi năm, nhưng đồng thời cũng tồn tại nhiều khó khăn Có thể kể đến một số đặc điểm như:
- Độ tuổi & Giới tính: Nguồn nhân lực trẻ, tỷ lệ nam/nữ khá cân cân bằng.
- Quy mô: Nguồn nhân lực có quy mô lớn, tăng nhanh hàng năm.
- Tỉ lệ tìm kiếm việc làm: Nguồn nhân lực có tỷ lệ thất nghiệp cao ở khu vực thành thị và thời gian lao động thấp ở khu vực nông thôn.
- Kiến thức: Nguồn nhân lực có trình độ văn hoá, kỹ thuật chưa chuyên sâu, thiếu hụt kỹ năng, kinh nghiệm làm việc chuyên ngành.
- Kỹ năng số là khả năng làm chủ các thiết bị công nghệ hiện đại trong hoạt động kinh tế, thích ứng nhanh trong môi trường lao động năng động Tuy nhiên, nguồn nhân lực vẫn thiếu tư duy đột phá và tính sáng tạo, khiến hiệu quả công việc bị hạn chế.
2.1.4 Hệ sinh thái công nghệ
Ngành Thực phẩm và Đồ uống (F&B) đã sớm tích hợp công nghệ IoT Các doanh nghiệp trong ngành F&B chịu nhiều áp lực khi phải liên tục cập nhật các xu hướng và đầu tư vào công nghệ tiên tiến Tuy vậy, theo một báo cáo của tập đoàn ngân hàng ING, công nghệ đang giúp các nhà sản xuất thực phẩm đảm bảo số lượng sản phẩm đủ lớn cho dân số thế giới vẫn đang ngày càng gia tăng Hiện có 7,5 tỷ người trên thế giới và điều đó đồng nghĩa là nhu cầu thực phẩm sẽ cao hơn mỗi năm Bằng cách sử dụng công nghệ để cải thiện phương pháp chế biến và đóng gói, ta có thể cải thiện cả thời hạn sử dụng và nâng cao tính an toàn thực phẩm cho nhiều người hơn. Sau đây là một số phương tiện kỹ thuật tiêu biểu thường được các doanh nghiệp sử dụng:
Việc các nhà sản xuất sử dụng máy móc trong hoạt động sản xuất thực phẩm giúp đảm bảo chất lượng và đưa giá cả xuống mức hợp lý hơn Bằng cách sử dụng máy móc, nhà sản xuất sẽ giảm được cả chi phí bảo quản lẫn nhân sự, do máy móc sẽ chế biến thực phẩm tươi nhanh hơn, đảm bảo chất lượng đồng đều cũng như tăng năng suất mà không cần quá nhiều nhân lực.
Theo báo cáo của ING, sự bùng nổ của robot trong ngành công nghiệp thực phẩm là một ví dụ hữu hình của công nghệ thực phẩm Số lượng robot trong ngành công nghiệp thực phẩm tại châu Âu là hơn 30.000 robot, trong khi số lượng robot tính trên 10.000 nhân viên đã tăng từ 62 năm 2013 lên 84 robot vào năm 2017.
Nông nghiệp chính xác (Precision agriculture) là một yếu tố quan trọng khi đề cập đến cách công nghệ có thể tạo ra sự khác biệt ra sao cho ngành công nghiệp thực phẩm Đây là khái niệm chỉ việc sử dụng các hệ thống theo dõi GPS và hình ảnh vệ tinh để giám sát năng suất cây trồng, tình hình đất đai và diễn biến thời tiết để tăng hiệu quả cho các trang trại.
Đánh giá, thực trạng tại doanh nghiệp Nestle
2.2.1 Giới thiệu chung về công ty THHH NESTLE
Công ty TNHH Nestlé Việt Nam được thành lập năm 1995, dưới hình thức công ty 100%vốn đầu tư nước ngoài, trực thuộc Tập đoàn Nestlé S.A - tập đoàn thực phẩm và đồ uống,nước giải khát lớn nhất thế giới có trụ sở tại Vevey - Thụy Sĩ, hiện có mặt tại 191 nướcvới hơn 300.000 nhân viên trên toàn cầu Tại Việt Nam, Nestlé đã mở văn phòng kinhdoanh đầu tiên ở Sài Gòn vào năm 1912 Tuy nhiên Công ty TNHH Nestlé Việt Namđược chính thức thành lập năm 1995, với sự khởi công xây dựng nhà máy Nestlé đầu tiêntại Khu công nghiệp Biên Hòa II, tỉnh Đồng Nai.
Công ty TNHH Nestlé Việt Nam chuyên sản xuất và phân phối các dòng sản phẩm dinhdưỡng, thực phẩm và đồ uống quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam như Milo, Nestlé…Tính đến nay, công ty Nestlé đang điều hành 6 nhà máy tại Việt Nam và hơn 2.500 nhân viên, lao động trên toàn quốc Với tổng số vốn đầu tư hàng trăm triệu USD, Nestlé không chỉ thể hiện sự cam kết phát triển lâu dài của công ty tại Việt Nam mà còn mongmuốn nâng cao chất lượng sản phẩm góp phần vào một tương lai khỏe mạnh hơn cho mọingười tiêu dùng Việt Hiện Công ty TNHH Nestlé Việt Nam đứng đầu trong Top 10 Côngty thực phẩm uy tín năm 2020 - Nhóm ngành Đường, bánh kẹo và thực phẩm dinh dưỡng khác.
Tên công ty: Công ty TNHH Nestlé Việt Nam
Tên tiếng anh: NESTLÉ VIETNAM LIMITED
Trụ sở chính: KCN Biên hòa 2, Phường Long Bình, Thành phố Biên Hoà, Đồng Nai Điện thoại: (028)39113737
Emai: consumer.services@vn.nestle.com
Website: http://nestle.com.vn/
2.2.2 Thực trạng chung trong ngành chuyển đổi số của NESTLE
* Chuyển đổi số trong toàn chuỗi cung ứng
Việt Nam là một trong những thị trường được Tập đoàn Nestlé tiên phong áp dụng chuyển đổi số trong hoạt động logistics, không chỉ giúp kiểm soát chặt chẽ và tối ưu hóa chuỗi cung ứng mà còn góp phần hiện thực hóa cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Tại hội thảo: Chuyển đổi số để xây dựng ngành logistics hiện đại, bền vững, doCục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương tổ chức ngày 27.4, bà Nguyễn Trần Hoàng Yến,Giám đốc Chuỗi Cung ứng của Nestlé Việt Nam cho biết chuyển đổi số là một trong các ưu tiên của Nestlé nhằm thúc đẩy phát triển bền vững và quá trình chuyển đổi này bao trùm toàn bộ cơ chế vận hành và chuỗi cung ứng.
Toàn cảnh hội thảo Chuyển đổi số để xây dựng ngành logistics hiện đại, bền vững do Bộ Công thương tổ chức ngày 27.4
Các tính toán của Nestlé cho thấy, đến 95% tổng lượng khí nhà kính của tập đoàn đến từ chuỗi giá trị, gồm các hoạt động như chăn nuôi - trồng trọt và cung ứng, vận tải hàng hóa… Chính vì thế, chuyển đổi số chuỗi cung ứng không chỉ giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả mà còn đóng góp cho việc hiện thực hóa mục tiêu phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050 (Net Zero) được Nestlé đặt ra Trong đó, Việt Nam là một trong những thị trường được Tập đoàn Nestlé triển khai nhiều sáng kiến trong chuyển đổi số chuỗi cung ứng.
Cụ thể, Nestlé Việt Nam đang đầu tư chuyển đổi số cho toàn bộ hoạt động logistics nhằm giúp kết nối với thị trường toàn cầu trong hoạt động xuất nhập khẩu, và tối ưu hóa vận chuyển/phân phối hàng hóa trong thị trường nội địa "Đối với hoạt động logistics trong chuỗi cung ứng của Nestlé nói chung, duy trì vận hành thông minh là cốt lõi để đem đến sự linh hoạt và kết nối cho doanh nghiệp Số hóa giúp cung cấp dữ liệu chính xác và chất lượng, cùng các báo cáo rất chi tiết, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội giảm chi phí và tăng hiệu suất của chuỗi cung ứng", bà Nguyễn Trần Hoàng Yến nói.
Nestlé Việt Nam đang xuất khẩu sản phẩm đến hơn 40 thị trường trên thế giới, trong đó mỗi thị trường có các yêu cầu khác nhau Chính vì thế, công ty đã đầu tư chuyển đổi số để hỗ trợ sự kết nối giữa nhà sản xuất với nhà cung ứng, vận chuyển, khách hàng Trước đó, từ năm 2022, Nestlé Việt Nam triển khai ứng dụng thông minh mang tên Cargoo nhằm kết nối giữa nhà sản xuất với nhà nhập khẩu, và các hãng tàu. Nền tảng này giúp theo dõi trạng thái của toàn bộ quá trình vận chuyển hàng hóa giữa các đối tác cho từng đơn hàng, truy xuất thông tin lô hàng khi có nhu cầu, thực hiện đặt chỗ với hãng tàu, và quản lý xuyên suốt bộ chứng từ xuất nhập khẩu Hiện 14 hãng tàu đã được tích hợp trong nền tảng này, giúp các nước xuất khẩu thực hiện đặt chỗ nhanh hơn, đảm bảo thời gian giao hàng đúng hạn, và các nước nhập khẩu cũng có thể theo dõi các đơn hàng đã mua, và tập trung giải quyết vấn đề khi cần Đây là bước đi số hóa để tập đoàn nói chung và Nestlé Việt Nam nói riêng tìm kiếm cơ hội tăng hiệu suất đóng hàng, giảm chi phí vận tải biển. Đối với thị trường nội địa, Nestlé Việt Nam áp dụng các ứng dụng thông minh trong quản lý kho và vận chuyển (Tranportation-Hub) Cụ thể, từ cách đây 2 năm, Nestlé Việt Nam đã số hóa hệ thống trung tâm vận chuyển hàng hóa, thay đổi vận hành của công ty từ việc nhận đơn hàng, phân bổ vận chuyển cho đến vận hành kho, và theo dõi hoạt động giao hàng đến tay khách hàng Việc phân bổ đơn hàng một cách tự động giúp tối ưu việc vận chuyển, như ghép các đơn hàng nhỏ để kết hợp vận chuyển trong cùng 1 chuyến xe, rút ngắn tổng quãng đường di chuyển giúp giảm phát thải trong hoạt động vận tải, góp phần vào lộ trình Net Zero.
Ngoài ra, "Analytics" đã và đang trở thành công cụ đắc lực trong hoạt động phân tích và dự báo để lên kế hoạch và ra quyết định của phòng kinh doanh, phòng kế hoạch và tài chính Trong thời gian tới, Nestlé Việt Nam sẽ tiếp tục là thành viên tiến hành tham gia thử nghiệm và phát triển giải pháp phân tích cao cấp nhằm tăng độ chính xác cho việc dự báo, lên kế hoạch trên toàn chuỗi cung ứng, giúp ra quyết định nhanh hơn, chính xác hơn trong bối cảnh đầy biến động hiện nay Chiến lược giúp công ty nâng cao mức độ phục vụ khách hàng, luôn đảm bảo nguồn cung trên thị trường.
Cũng tại hội thảo, các chuyên gia và doanh nghiệp đã chia sẻ kinh nghiệm và thảo luận về các giải pháp và sáng kiến về chuyển đổi số nhằm phát triển dịch vụ logistics thành một ngành đem lại giá trị gia tăng cao, gắn dịch vụ logistics với sản xuất hàng hóa, xuất nhập khẩu và thương mại trong nước để phát triển bền vững.
Bà Nguyễn Trần Hoàng Yến và các chuyên gia, đại diện doanh nghiệp chia sẻ tại hội thảo Trong đó, ông Phan Văn Chinh, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) nhấn mạnh: "là một trong những ngành then chốt, được ví như "mạch máu" của nền kinh tế quốc dân, logistics cần được đầu tư mạnh mẽ, đặc biệt trong khía cạnh
"số hóa" để có thể đáp ứng, thích nghi với bối cảnh thị trường, hỗ trợ tối đa thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề khác".
Theo Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm
Quyết định số 2030 của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt danh sách 8 ngành kinh tế, trong đó logistics được ưu tiên chuyển đổi số Theo nhiệm vụ đề ra nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành logistics Việt Nam, cần "Nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ và tiến bộ kỹ thuật, đẩy mạnh chuyển đổi số".
* Động lực tăng trưởng và phát triển bền vững
Tập đoàn Nestlé Việt Nam, đơn vị tiên phong toàn cầu trong việc kết nối và thấu hiểu thị trường địa phương, luôn đi đầu trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Đây là một cam kết đặc biệt quan trọng trong bối cảnh thế giới và Việt Nam đang chịu những tác động to lớn từ đại dịch Covid-19.
Tại Nestlé Việt Nam, động lực tăng trưởng bền vững được thiết lập dựa trên các trụ cột, bao gồm ô Chuyển đổi số ằ, ô Đổi mới - Người tiờu dựng là trọng tõm ằ và ô Phỏt triển bền vững ằ Trong đú, ô Chuyển đổi số ằ được xỏc định là quỏ trỡnh bao trùm toàn bộ cơ chế vận hành của công ty, giúp tạo ra nền tảng cho sự tăng trưởng, thúc đẩy tính linh hoạt, tạo ra sự hiệu quả trong quá trình quản lý và vận hành, từ đó góp phần vào sự phát triển bền vững chung của doanh nghiệp và cộng đồng.
Trong chương trình Đối thoại cùng báo chí với chủ đề "Chuyển đổi số để bứt phá: Giải pháp công nghệ hay Tư duy chiến lược của doanh nghiệp?" do Hội đồng
Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Việt Nam (VBCSD) tổ chức, đại diện Nestlé Việt Nam, ông Urs Kloeti, Giám đốc Nhà máy Nestlé Bông Sen, đã chia sẻ việc áp dụng thành cụng ô Chuyển đổi số ằ trong khõu vận hành, sản xuất giỳp doanh nghiệp vươn lên, tạo sự đột phá
GIẢI PHÁP TỐI ƯU HÓA CHUYỂN ĐỔI SỐ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP XUẤT/ NHẬP KHẨU VÀ TẦM NHÌN TƯƠNG LAI
Giải pháp từ các cơ quan quản lý Nhà nước
Triển khai chương trình hành động nhằm nâng cao ứng dụng Khoa học và Công nghệ hiện đại Trọng tâm đặt vào việc đầu tư cơ sở hạ tầng số, đáp ứng nhu cầu kết nối và xử lý dữ liệu ngày càng gia tăng
Kích thích sự hợp tác giữa các tập đoàn Công nghệ thông tin trong nước và quốc tế để xây dựng và chuyển giao các phần mềm cho các doanh nghiệp tại Việt Nam với giá ưu đãi, nhằm tạo cơ hội sử dụng, tham gia vào các hoạt động chuyển đổi số một cách công bằng và toàn diện.
Nghiên cứu và áp dụng các công nghệ, kỹ thuật tiến bộ trong quản lý, vận hành và đào tạo trong lĩnh vực Khuyến khích, hướng dẫn các doanh nghiệp trong một số ngành áp dụng mô hình quản trị chuỗi cung ứng tiên tiến trong sản xuất và kinh doanh. Đề xuất ban hành chính sách ưu đãi về thuế, thuê đất và lãi suất vay, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp có điều kiện đầu tư vào mạng lưới kho bãi và hệ thống phân loại hàng hóa tự động.
Hoàn thiện khung khổ pháp lý về dịch vụ logistics, nhất là vấn đề bảo mật, hợp tác phòng chống tội phạm mạng Tích hợp các chức năng về giám sát mạng lưới, bảo đảm an toàn, an ninh mạng ngay từ khi thiết kế, xây dựng.
Tăng cường sự liên kết và hợp tác giữa các cơ quan nhà nước, tổ chức và doanh nghiệp, bao gồm các hiệp hội và tổ chức trong ngành, nhằm tạo ra hiệu quả đồng bộ trong nỗ lực chuyển đổi số toàn diện.
Hỗ trợ, tổ chức các cuộc thi chuyên ngành với quy mô các trường Đại học, Trung cấp, Nghề nhằm nâng cao hiểu biết của sinh viên nhằm nâng cao năng lực của nguồn nhân lực.
Giải pháp dành cho các doanh nghiệp
Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cần nhận thức rõ về tính cấp bách của chuyển đổi số và coi nó là yếu tố tất yếu nếu muốn duy trì được vị thế trên thị trường. Việc thay đổi tư duy về chuyển đổi số phải được khởi đầu từ cấp lãnh đạo Sự phối hợp giữa các doanh nghiệp, hiệp hội và các trường đại học để cung cấp nền tảng kiến thức cho nhân lực trong ngành cũng rất quan trọng.
Trong mỗi giai đoạn, doanh nghiệp cần lập kế hoạch cẩn thận, lựa chọn quy trình phù hợp, tìm kiếm nhà cung cấp đáng tin cậy về uy tín, chất lượng và khả năng tài chính để xây dựng một hệ thống số liên kết, có chuẩn mực chung, dễ dàng truy xuất số liệu.
Sử dụng Cloud Computing với tính năng bảo trì, lưu trữ, quản lý, xử lý, phân tích và bảo mật dữ liệu bằng cách khai thác các máy chủ dựa trên Internet Từ đó giúp doanh nghiệp hợp lý hóa quy trình, tối ưu hóa chi phí và nâng cao trải nghiệm cho khách hàng.
Các giải pháp về nguồn nhân lực, nguồn vốn: yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao để có thể làm chủ công nghệ mới, phục vụ cho việc triển khai chuyển đổi số Bên cạnh đó, chuyển đổi số yêu cầu đầu tư lớn về tài chính và nhân lực, trong khi chưa chắc chắn về hiệu quả cũng như đối mặt với nguy cơ thất bại, từ đó doanh nghiệp phải có các giải pháp sử dụng vốn hiệu quả.
Thúc đẩy liên kết với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Các doanh nghiệp trong nước cần chủ động trong hoạt động nghiên cứu, phát triển để đưa ra những phát kiến, sản phẩm, ứng dụng công nghệ mới đáp ứng nhu cầu thị trường Sự hợp tác với các doanh nghiệp FDI sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận, nắm bắt những tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật mới, từ đó tiếp cận tri thức và công nghệ mới để phục vụ cho sự phát triển của doanh nghiệp.
3.3 Định hướng phát triển chuyển đổi kỹ thuật số
Tập trung phát triển xuất khẩu bền vững, phát huy lợi thế so sánh và chuyển đổi mô hình tăng trưởng hợp lý theo chiều sâu, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, bảo vệ môi trường sinh thái và giải quyết tốt các vấn đề xã hội Ứng dụng mô hình kinh doanh phù hợp với khả năng chuyển đổi số của doanh nghiệp và định hướng mô hình kinh doanh đúng đắn.
Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tích cực ứng dụng khoa học kĩ thuật trong sản xuất và quản lý
Tăng tỷ trọng nhập khẩu máy móc, thiết bị hiện đại, dây chuyền sản xuất tiên tiến từ các nước từ đó nâng cao khả năng chuyển đổi số trong doanh nghiệp, nâng cao khả năng sản xuất và quản lý của doanh nghiệp.
An toàn hóa bảo mật thông tin trong quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp và nhà nước.
Trong thời đại hiện đại, chuyển đổi số đã trở thành một yếu tố quan trọng và không thể thiếu trong kinh doanh Công nghệ ngày càng tiến bộ và sự phát triển của Internet đã mở ra những cơ hội mới cho các tổ chức để nâng cao hiệu suất, tối ưu hóa hoạt động và tạo ra giá trị cho khách hàng Chuyển đổi số trong kinh doanh không chỉ là một xu hướng, mà còn là một yêu cầu để tồn tại và phát triển trong thế giới cạnh tranh ngày nay.
Chuyển đổi số có thể hiểu đơn giản là việc áp dụng công nghệ và sử dụng các giải pháp số hóa để cải thiện các quy trình kinh doanh, tăng cường sự linh hoạt và tạo ra giá trị Các tổ chức có thể áp dụng các công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây (cloud computing), thông tin vạn vật (IoT) và trích xuất thông tin tự động (RPA) để thúc đẩy sự chuyển đổi này.
Việc chuyển đổi số trong kinh doanh mang lại nhiều lợi ích quan trọng Công ty có thể tăng cường hiệu suất và năng suất nhờ tự động hóa quy trình làm việc, giảm thiểu công việc thủ công và sử dụng công nghệ để thực hiện các công việc hiệu quả hơn Ngoài ra, chuyển đổi số còn giúp cải thiện trải nghiệm khách hàng, từ việc tương tác nhanh chóng và cá nhân hóa sản phẩm và dịch vụ cho đến việc thúc đẩy mô hình kinh doanh mới.
Qua chuyển đổi số, tổ chức có thể tối ưu hóa chi phí và quản lý rủi ro Công nghệ số giúp tiết kiệm thời gian, cắt giảm chi phí vận hành và tối ưu hóa chuỗi cung ứng. Đồng thời, nó cung cấp các công cụ và phương pháp để nhận biết và quản lý rủi ro một cách hiệu quả.
Hơn nữa, chuyển đổi số cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự đổi mới và cạnh tranh Các công ty thông minh và linh hoạt có khả năng áp dụng công nghệ mới và tận dụng dữ liệu để đổi mới mô hình kinh doanh và cung cấp giá trị độc đáo cho khách hàng.
Cuối cùng, chuyển đổi số mang lại khả năng quản lý dữ liệu và thông tin hiệu quả hơn Công nghệ số cho phép tổ chức thu thập, phân tích và tận dụng thông tin một cách tối ưu Từ đó, hỗ trợ đưa ra các quyết định kịp thời và sáng suốt dựa trên dữ liệu chính xác và toàn diện.
1 Slide bài giảng Chuyển đối số trong kinh doanh
2 https://tino.org/vi/cach-mang-cong-nghiep-lan-thu-4-la-gi/
3 https://thuannhat.com.vn/cuoc-cach-mang-cong-nghiep-lan-thu-4/
4 https://tapchinganhang.gov.vn/chuyen-doi-so-giai-phap-phat-trien-doanh-nghiep- trong-cuoc-cach-mang-cong-nghiep-lan-thu-tu.htm
5 https://vioit.org.vn/vn/chien-luoc-chinh-sach/chuyen-doi-so-voi-doanh-nghiep-viet- nam-trong-boi-canh-cuoc-cach-mang-cong-nghiep-4-0-3112.4050.html
6 https://dx.gov.vn/thong-diep-5c-cung-tuoi-tre-tien-phong-chuyen-doi-so-
7 https://chinhphu.vn/?pageid'160&docid 5276
8 https://fsivietnam.com.vn/chien-luoc-chuyen-doi-so-hieu-qua-kim-chi-nam-viet- nen-thanh-cong-cua-nestle/
9 https://giaoducmo.avnuc.vn/bai-viet-toan-van/cac-khung-nang-luc-so-cua-lien- minh-chau-au-va-vai-goi-y-cho-viet-nam-de-chuyen-doi-so-thanh-cong-534.html