Với mức giá cao hơn và có xu hướng tăng cho thấy Hồng Kôngcó tiềm năng xuất khẩu hơn Trung Quốc.Hình 6: Giá nhập khẩu của thị trường Hồng Kông từ thị trường Việt Nam trong 3năm 2020-2022
TỔNG QUAN VỀ MASAN CONSUMER VÀ MÌ KHOAI TÂY OMACHI
Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer)
Công ty Cổ phần Hàng Tiêu Dùng Masan (Masan Consumer) là một trong những công ty hàng tiêu dùng lớn nhất Việt Nam thuộc tập đoàn Masan Group với vốn điều lệ là 7,345 tỷ đồng (CafeF, 2023) Công ty hiện đang sản xuất và phân phối nhiều mặt hàng thực phẩm và đồ uống, bao gồm các mặt hàng gia vị (nước mắm, nước tương, tương ớt), hàng thực phẩm tiện lợi (mì ăn liền, bữa ăn sáng tiện lợi) và các sản phẩm đồ uống (cà phê hòa tan, ngũ cốc hòa tan và nước khoáng) Công ty bắt đầu đi vào hoạt động trong năm 2000 và từ đó đã phát triển thành công danh mục sản phẩm và hệ thống phân phối để thiết lập vị thế hàng đầu của mình trên thị trường hàng thực phẩm và đồ uống có thương hiệu ở Việt Nam
- Top 30 Thương hiệu Vàng TP HCM 2021 (Sài Gòn Giải phóng, 2022).
- Top 1 Công ty thực phẩm uy tín năm 2022 - nhóm ngành: Thực phẩm đóng gói,gia vị, dầu ăn (Vietnam Report, 2022).
Mì ăn liền khoai tây Omachi
1.2.1 Tổng quan về mì khoai tây Omachi
Omachi là sản phẩm mì ăn liền đầu tiên tại Việt Nam có sợi khoai tây do công ty Masan Consumer sản xuất Theo các nhà khoa học thuộc viện Nghiên cứu Thực phẩm Anh quốc, chất Kukoamine có trong khoai tây có tác dụng làm đẹp da, chữa thâm quầng, cải thiện sức khỏe, giúp ngủ ngon hơn và làm hạ đường huyết Khoai tây còn được xem như một thứ vac-xin phòng viêm gan B và chống cảm cúm hiệu quả.
Khác với những thương hiệu phân khúc thị trường mì ăn liền ở tầm giá thấp, mì Omachi thâm nhập vào thị trường mì ăn liền ở Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới với sự phù hợp dành cho phân khúc tầm trung đổ lên Để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, nhà sản xuất đã áp dụng công nghệ chiên đặc biệt cho ra sợi mì vừa Đề cương thi giữa kỳ môn Đường lối QPA…
Viết-báo-cáo-về- nền-kinh-tế-tri-…
Chính SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐ…
GIẢI PHÁP CHO NHỮNG RÀO CẢN…
Lý thuyết chính sách Thương mại Quốc tế
Chính sách… 100% (3) 37 đề cương ôn chính sách thương mại…
Chính sách… 100% (3)18 chín tới mà vẫn đảm bảo chất lượng tuyệt hảo Chính sự đột phá này đã loại trừ được rất nhiều chất phát sinh từ khâu chiên mì ở nhiệt độ quá cao thường làm cho sợi mì cháy, có mùi khét, có độ oxy hóa cao…Với những cải tiến trong chất lượng sản phẩm, nhất là việc nắm bắt tâm lý “sợ nóng trong người” cũng như “sợ không an toàn cho sức khỏe”, Omachi đã có một chỗ đứng riêng biệt, trong lòng khách hàng với khẩu hiệu phổ biến một thời cho đến bây giờ, đó là “mì khoai tây, ăn không sợ nóng” Hiện tại, các loại gói mì khoai tây Omachi có bán giá lẻ khoảng 8.000đ/gói, giá sỉ khoảng 220.000 - 230.000đ/thùng (30 gói) đang có mặt ở hơn 100 thành phố, thị xã, thị trấn và thị tứ ở Việt Nam.
1.2.2 Các thị trường đã xuất khẩu
Thống kê về các thị trường mì khoai tây Omachi đã xuất khẩu được đăng tải trên chính trang chủ của Masan Consumer:
- Các loại mì Omachi khoai tây vị Bò hầm, Tôm chua cay và Sườn hầm: các nước Châu Âu, Úc, Hàn Quốc, Nga, Đài Loan.
- Các loại túi Omachi khoai tây 5 gói vị Bò, Tôm, Sườn: Hoa Kỳ, Nhật Bản.
- Mì Omachi khoai tây dạng hộp với 3 vị Bò, Tôm và Sườn: Campuchia.
- Mì Omachi khoai tây sốt Spaghetti: Hoa Kỳ.
LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU TIỀM NĂNG
Tình hình xuất khẩu mì ăn liền Việt Nam
Theo số liệu thống kê của Trademap, năm 2022, Hoa Kỳ và các nước châu Âu là hai nhà nhập khẩu mì ăn liền lớn nhất của Việt Nam Tiếp đó là các quốc gia châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc và Hồng Kông (Hình 1).
Hình 1 Thị trường nhập khẩu mì ăn liền từ Việt Nam (Nguồn: Trade Map) Trong đó, Trung Quốc và Hồng Kông là 2 thị trường tiềm năng để xuất khẩu mì ăn liền lần lượt đứng thứ 2 và đứng thứ 5 của thế giới (theoExport Potential Map) Tuy nhiên, mì Omachi chỉ mới được xuất khẩu sang Hoa Kỳ, châu Âu, Hàn Quốc, Úc, Đài Loan, trong khi lại chưa tiến vào một số thị trường lớn ở khu vực châu Á,điển hình là hai thị trường lớn như Trung Quốc và Hồng Kông mặc dù có rất nhiều thuận lợi.
Trung Quốc và Hồng Kông là hai thị trường tiềm năng xuất khẩu mì ăn liền
2.2.1 Thị trường tiêu thụ rộng lớn
Hình 2 Top 5 quốc gia tiêu thụ mì ăn liền nhiều nhất thế giới giai đoạn 2018 -
2022 (Nguồn: WINA - Doanh Chính tổng hợp).
Theo số liệu mới được cập nhật của WINA, trong năm 2022 Trung Quốc và Hồng Kông có đã tiêu thụ khoảng 45,07 tỷ gói mì ăn liền, xếp thứ nhất trên tổng số các quốc gia tiêu thụ mì ăn liền trên thế giới Không những vậy, Trung Quốc và Hồng Kông luôn dẫn đầu trong số 5 quốc gia có mức tiêu thụ mì ăn liền lớn nhất thế giới trong giai đoạn 2018-2022 (Hình 2).
2.2.2 Kim ngạch xuất khẩu cao
Hình 3 Các nước ở Châu Á có kim ngạch xuất khẩu và mức giá trên một đơn vị sản phẩm cao đối với sản phẩm mì ăn liền của Việt Nam (Nguồn: Trade Map) Trong 3 năm từ 2018-2022, kim ngạch xuất khẩu mì ăn liền của Việt Nam ở Singapore tăng bình quân 14%/năm, nhưng sản lượng nhập khẩu chỉ tăng 8%/năm. Điều này có thể suy đoán rằng giá mì ăn liền ở Singapore đang có xu hướng tăng Tuy nhiên giá trị trên một đơn vị sản phẩm chỉ đạt 2326 USD/tấn và sản lượng xuất khẩu đạt 961 tấn, thấp hơn rất nhiều so với Hồng Kông Vì thế tuy giá bán khá cao nhưng với sản lượng thấp, doanh nghiệp mì ăn liền Việt Nam không đạt được kim ngạch xuất khẩu cao từ thị trường này (hình 3). Ở thị trường Philippin, tốc độ tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu mì ăn liền cao hơn về sản lượng vì thế giá mì ăn liền đang có xu hướng tăng Tuy nhiên giá trị xuất khẩu tăng 85% trong năm ngoái, tăng khá cao so với Hồng Kông, Trung Quốc,Singapore, song sản lượng xuất khẩu chỉ đạt ở mức thấp (619 tấn) (hình 3) Tuy với mức giá bán khá cao (2039 USD/tấn) nhưng với sản lượng xuất khẩu thấp thì giá trị xuất khẩu mà Việt Nam đạt được vẫn thấp hơn nhiều so với các nước khác (1262 nghìn USD) (hình 3)
Tại thị trường Hồng Kông và Trung Quốc, nhìn chung giá mì ăn liền có xu hướng giảm trong giai đoạn 2018-2022 (vì kim ngạch xuất khẩu tăng chậm hơn sản lượng xuất khẩu) Nhưng năm 2022, giá trị xuất khẩu tại Hồng Kông đạt 6730 nghìn USD (chỉ thấp hơn Trung Quốc, hình 3) Điều này cho thấy với giá bán cao (3008 USD/tấn) và sản lượng xuất khẩu cao, các doanh nghiệp mì ăn liền Việt Nam vẫn có thể thu được lợi nhuận từ thị trường này Hơn nữa trong năm ngoái kim ngạch xuất khẩu tại Hồng Kông tăng đến 19% cho thấy tốc độ tăng trưởng tích cực của thị trường Mức giá bán tại Trung Quốc đạt 1890 USD/tấn, thấp hơn 4 nước còn lại nhưng đây lại là nhà nhập khẩu mì ăn liền lớn nhất của Việt Nam (hình 3) vì thế kim ngạch xuất khẩu đạt được ở mức cao hơn so với các nước khác (8539 nghìn USD). Vậy với mức giá bán khá cao và sản lượng nhập khẩu mì ăn liền từ Việt Nam cao, Hồng Kông và Trung Quốc có tiềm năm xuất khẩu hơn Singapore, Philipin.
2.2.3 Mức độ tập trung của thị trường
Nhìn chung mức độ tập trung của thị trường Singapore (0,17) và Philippin (0,21) đều nhỏ hơn so với Hồng Kông (0,27) và Trung Quốc (0,44) (Hình 3) Vậy nên nếu vào hai thị trường Hồng Kông và Trung Quốc, mì ăn liền Việt Nam sẽ không phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt so với việc xuất khẩu qua thị trường Singapore và Philipin.
2.2.4 Khoảng cách địa lý thuận lợi
Khoảng cách địa lý trung bình giữa Việt Nam với Trung Quốc (2458 km) và HồngKông (1113 km) không chênh lệch nhiều so với khoảng cách trung bình của các quốc gia cung cấp mì ăn liền cho hai thị trường trên (tương ứng 1654 km và 1682 km)(hình 3) Lý thuyết Mô hình trọng lực (Krugman, 1987) cho rằng khoảng cách địa lý tăng 1% thì khối lượng giao dịch thương mại giảm 0,7-1% Khoảng cách địa lý gần sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí vận chuyển, dễ dàng đáp ứng nhanh chóng và linh hoạt với yêu cầu của thị trường vì vậy khối lượng giao dịch thương mại tăng và giá trị sản lượng xuất khẩu tăng.
2.2.5 Hiệp định ký kết và các biện pháp thuế quan
Bên cạnh là thành viên của WTO, nhờ những hiệp định thương mại tự do đã ký kết (ACFTA, AHKFTA) mà mức thuế quan Trung Quốc và Hồng Kông áp dụng đối với sản phẩm mì ăn liền của Việt Nam là 0% Trong khi đó, ở một số thị trường mà mì Omachi đã xuất khẩu qua, Việt Nam phải chịu một mức thuế khá cao như Đài Loan 20%, Nhật Bản 10,8%, Mỹ 6,4% (theo Market Access Map) Bên cạnh đó, Hồng Kông đang xúc tiến và sẽ bắt đầu thảo luận để tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) mà Việt Nam là một trong số các nước thành viên vào năm
2023 Những hiệp định thương mại tự do giữa hai nước sẽ giúp loại bỏ hoặc giảm các rào cản thương mại, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữaViệt Nam và Hồng Kông.
Hồng Kông là thị trường tiềm năng hơn so với Trung Quốc
Hình 4: Lượng nhập khẩu mì ăn liền qua 5 năm (2018-2022) của thị trường Hồng
Nhu cầu nhập khẩu:Năm 2022, Hồng Kông có cán cân thương mại âm (-133649 nghìn USD) trên thế giới về nhập khẩu mì ăn liền trong khi Trung Quốc lại có cán cân thương mại dương (581884 nghìn USD) (theo Trade Map) Điều này cho thấy tuy nhu cầu tiêu thụ mì ăn liền của Trung Quốc lớn nhưng sản xuất trong nước đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu của người tiêu dùng Trong khi, Hồng Kông là nước nhập siêu về mì ăn liền (cán cân thương mại âm) Theo Trade Map, từ trước đến nay, Hồng Kông nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc đại lục là chủ yếu Trong năm 2021-2022, lượng nhập khẩu toàn cầu giảm; tuy nhiên, Việt Nam lại là một trong số ít nước thuộc top có lượng xuất khẩu mì ăn liền cho thị trường Hồng Kông tăng (hình 4) Nhìn chung, tổng sản lượng nhập khẩu cho thấy sự tăng đáng kể đối với lượng nhập khẩu về mì ăn liền từ thị trường Việt Nam Vì thế bước đầu có thể cho rằng so với Trung Quốc thì Hồng Kông có vẫn có nhu cầu nhập khẩu cao hơn
Thị phần: Mặc dù thị phần mì ăn liền của Việt Nam tại Hồng Kông và Trung Quốc đều tương đối nhỏ (lần lượt là 3,4% và 3%), nhưng thị phần của Việt Nam ở Hồng Kông vẫn cao hơn so với ở Trung Quốc Qua đó cho thấy sản phẩm mì ăn liền của Việt Nam đang có sự phát triển và được người tiêu dùng ở Hồng Kông đánh giá cao hơn so với người tiêu dùng ở Trung Quốc.
Tốc độ tăng trưởng của thị trường:Giai đoạn 2018-2022, tăng trưởng về kim ngạch và sản lượng nhập khẩu mì ăn liền của Việt Nam ở Trung Quốc lần lượt là 32% và 39%, nhưng chỉ đạt lần lượt 5% và 6% ở thị trường Hồng Kông, (hình 3) Điều này dễ hiểu bởi vì trong thời gian này, đại dịch Covid 19 bùng phát mạnh mẽ đặc biệt ở Trung Quốc, mì ăn liền trở thành một trong những thực phẩm thiết yếu, nhu cầu tiêu thụ tăng cao đột biến khiến sản lượng nhập khẩu mì ăn liền tăng cao Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã được khống chế kể từ giữa cuối năm 2020 đến tháng 7 năm
2021, mì gói đã ra khỏi danh sách thiết yếu, vì vậy kim ngạch nhập khẩu mì ăn liền của Việt Nam ở Trung Quốc bị chững lại, chỉ tăng 1% trong năm ngoái Con số này dự đoán sẽ giảm trong tương lai vì người dân đang dần thay đổi lối sống, chuyển sang mua thức ăn tự nấu hoặc ăn ngoài nhiều hơn Trong khi đó, từ 2021-2022, kim ngạch nhập khẩu mì ăn liền của Việt Nam ở Hồng Kông tăng trưởng lên tới 19% (hình
3) Điều này chứng minh được sự phát triển tiềm năng về mức tiêu thụ mì ăn liền của người tiêu dùng Hồng Kông, ngay cả khi đại dịch Covid 19 đã được kiểm soát.
Hình 5 Giá mì ăn liền của Việt Nam tại Trung Quốc và Hồng Kông giai đoạn
Giá:So với Trung Quốc, giá mì ăn liền được nhập khẩu từ Việt Nam năm 2022 tại Hồng Kông khá cao, gấp 1,59 lần so với Trung Quốc (hình 5) Theo Trade Map, trong vòng 3 năm (2020-2022), giá của Việt Nam đã tăng từ 2732 USD/tấn (2020) lên 3008 USD/tấn (2022) (Hình 6) Việc giá tăng lên một cách ổn định là một tín hiệu tốt đối với các nhà xuất khẩu của Việt Nam, góp phần thúc đẩy xuất khẩu mì ăn liền sang thị trường Hồng Kông Với mức giá cao hơn và có xu hướng tăng cho thấy Hồng Kông có tiềm năng xuất khẩu hơn Trung Quốc.
Hình 6: Giá nhập khẩu của thị trường Hồng Kông từ thị trường Việt Nam trong 3 năm 2020-2022 (Nguồn: Trade Map)
Biện pháp phi thuế quan:Số biện pháp phi thuế quan Hồng Kông áp dụng lên mặt hàng mì ăn liền của Việt Nam là 18, thấp hơn nhiều so với Trung Quốc là 74. Hơn nữa, mì Omachi đã vào được một số thị trường khó tính như Nhật Bản, Úc, Mỹ, và một số quốc gia thuộc EU, nên mì Omachi có khả năng đáp ứng yêu cầu biện pháp phi thuế quan và xuất khẩu vào thị trường Hồng Kông.
Mức độ tập trung thị trường của Hồng Kông ở mức trung bình (0,27), tức là nhiều quốc gia nhập khẩu vào nhưng vẫn chưa chiếm được thị phần lớn, chính vì vậy mức độ cạnh tranh khá cao Trong khi đó ở Trung Quốc, mức độ tập trung thị trường cao
(0,44) và Việt Nam còn là nước xuất khẩu mì ăn liền đứng thứ 5 Chính vì vậy so với thị trường Hồng Kông, mức độ cạnh tranh của Việt Nam ở thị trường Trung Quốc không gay gắt bằng Ngoài ra, áp dụng chính sách đãi ngộ tối huệ quốc (MFN) mức thuế quan 0% được Hồng Kông áp dụng cho 237 nước, không chỉ đối với Việt Nam. Chính vì vậy sẽ làm giảm đáng kể phần nào lợi thế cạnh tranh của Việt Nam so với các nước cùng xuất khẩu mì ăn liền vào thị trường này
Dựa vào những phân tích ở trên, có thể thấyHồng Kông là thị trường xuất khẩu tiềm năng nhất đối với mặt hàng mì Omachi Tuy phải đối mặt với những khó khăn nhưng hầu hết đều có thể khắc phục và hạn chế được Bên cạnh đó, với những thành công mà mì Omachi đã đạt được ở những thị trường khó tính khác như NhậtBản, Úc, châu Âu thì Masan Consumer hoàn toàn có thể đạt được những thành tựu tương tự ở thị trường Hồng Kông.
CÁC BIỆN PHÁP THUẾ QUAN VÀ PHI THUẾ QUAN HỒNG KÔNG ÁP DỤNG ĐỐI VỚI MẶT HÀNG HS 190230 TỪ VIỆT NAM
Biện pháp thuế quan
Theo Market Access Map, Hồng Kông áp dụng mức thuế quan theo chính sách đãi ngộ tối huệ quốc (MFN) 0% cho 237 nước (bao gồm Việt Nam) đối với mặt hàng này. Bên cạnh đó, theo AHKFTA không có mức thuế ưu đãi đặc biệt cũng như Quy tắc xuất xứ cho mã HS 190230.
Theo Viện nghiên cứu Fraser của Canada công bố “Báo cáo thường niên về mức độ tự do kinh tế thế giới 2022,” trong đó Khu hành chính đặc biệt Hồng Kông (TrungQuốc) đứng đầu thế giới trong 28 năm liên tiếp Điều này cho thấy Hồng Kông đã và đang nỗ lực để nền kinh tế có tính linh hoạt, phát huy ưu thế của thị trường tự do và duy trì môi trường kinh doanh hiệu quả, tự do, cởi mở và công bằng (theo Việt NamPlus) Vì vậy, Việt Nam tuy không phải chịu thuế khi xuất khẩu vào nước này (mức thuế 0%), nhưng sản phẩm của nước ta sẽ không có sự khác biệt trong ưu thế cạnh tranh với hàng nội địa cũng như so với các đối thủ cạnh tranh.
Các biện pháp phi thuế quan
3.2.1 Các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật (SPS)
A1 - Cấm/hạn chế nhập khẩu các sản phẩm vệ sinh vì lý do kiểm dịch động thực vật
A150 - Yêu cầu về giấy phép cho những nhà nhập khẩu theo Hiệp định SPS (tiêu chuẩn vệ sinh và kiểm dịch động thực vật) (1)
Pháp lệnh an toàn thực phẩm: Một người không được tiến hành kinh doanh nhập khẩu thực phẩm trừ khi người đó được đăng ký theo Phần này với tư cách là nhà nhập khẩu thực phẩm đối với hoạt động kinh doanh đó.
A2 - Giới hạn dung sai đối với dư lượng và hạn chế sử dụng một số chất A210 - Giới hạn dung sai đối với dư lượng hoặc chất gây ô nhiễm bởi một số chất (không phải vi sinh vật) (4)
Quy định về chất làm giả thực phẩm (Ô nhiễm kim loại): Quy định 3: Thực phẩm bị cấm bán, v.v nếu hàm lượng kim loại vượt quá mức nhất định Mức tối đa của từng kim loại cụ thể trong từng loại thực phẩm cụ thể được quy định tại Phụ lục 2 của văn bản pháp luật; Mức tối đa của một kim loại cụ thể trong một thực phẩm cụ thể đã trải qua quá trình sấy khô, khử nước hoặc cô đặc phải được điều chỉnh tương ứng theo sự thay đổi nồng độ của kim loại trong thực phẩm do quá trình này gây ra. Nếu tất cả các thành phần của thực phẩm hỗn hợp đều là thực phẩm được chỉ định thì mức tối đa của kim loại cụ thể trong thực phẩm hỗn hợp là tổng mức tối đa của kim loại cụ thể trong mỗi thành phần nhân với tỷ lệ, theo trọng lượng của thành phần trong thực phẩm hỗn hợp.
Quy định về Các chất có hại trong thực phẩm: Giới hạn dung sai đối với các chất được nêu tại Bảng 1 và các chất bị cấm nêu tại Bảng 2 trong văn bản pháp luật trên
Quy định về Dầu khoáng trong thực phẩm:Hạn chế sử dụng dầu khoáng trong thực phẩm như sau: Quy định 3: (1) Không ai được sử dụng hoặc cho phép sử dụng bất kỳ loại dầu khoáng nào trong thành phần hoặc chế biến bất kỳ mặt hàng thực phẩm nào nhằm mục đích bán cho người tiêu dùng;(2) Không ai được bán hoặc chào mời, trưng bày, sở hữu hoặc sản xuất để bán cho người tiêu dùng bất kỳ mặt hàng thực phẩm nào có chứa bất kỳ loại dầu khoáng nào Miễn trừ lệnh cấm khi thỏa Quy định 4: (1) Lượng dầu khoáng có trong bất kỳ mặt hàng thực phẩm nào không vượt quá 0,2 phần trọng lượng dầu khoáng trên 100 phần trọng lượng của mặt hàng thực phẩm đó; hoặc (2) Sự có mặt của dầu khoáng trong bất kỳ mặt hàng thực phẩm nào do việc sử dụng nó như một chất bôi trơn trên một số bề mặt mà mặt hàng thực phẩm đó nhất thiết phải tiếp xúc trong quá trình chuẩn bị.
Quy định về dư lượng thuốc trừ sâu trong thực phẩm:Một người chỉ có thể nhập khẩu, ký gửi, giao hàng, sản xuất hoặc bán cho người tiêu dùng một loại thực phẩm có chứa dư lượng thuốc trừ sâu nếu thực phẩm được mô tả ở cột 4 Phần 1 của Phụ lục 1 của văn bản pháp luật như lúa gạo, lúa mì, bắp, với nồng độ dư lượng thuốc trừ sâu trong thực phẩm không vượt quá quy định, tại cột 3 của Phần đó;
A220 - Hạn chế sử dụng một số chất trong thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và các vật liệu tiếp xúc với chúng (4)
Quy định về Chất tạo màu trong thực phẩm:Không thực phẩm nào dùng để bán cho người tiêu dùng được chứa bất kỳ chất tạo màu bổ sung nào không phải là chất tạo màu được phép và không ai được bán, ký gửi hoặc giao hoặc nhập khẩu vào Hồng Kông bất kỳ thực phẩm nào không tuân thủ các quy định của điều này
Quy định về Dầu khoáng trong thực phẩm:(đã đề cập ở phần trên)
Quy định về Chất bảo quản trong thực phẩm:Chỉ những chất phụ gia thực phẩm được phép mới được sử dụng trong thực phẩm Lượng chất phụ gia tối đa được phép phải theo quy định.
Quy định về Chất tạo ngọt trong thực phẩm:Không ai được bán, ký gửi, giao hoặc nhập khẩu bất kỳ loại thực phẩm nào dành cho người tiêu dùng có chứa bất kỳ chất tạo ngọt nào không được quy định trong danh mục cho phép.
A3 - Yêu cầu về ghi nhãn, đánh dấu và đóng gói
Quy định về Thực phẩm và Dược phẩm (Thành phần và Ghi nhãn):Thực phẩm đóng gói sẵn phải được dán nhãn ghi tên, danh mục thành phần, danh sách thành phần thực phẩm được miễn thuế, ngày “sử dụng tốt nhất” hoặc “hạn sử dụng”, điều kiện bảo quản hoặc hướng dẫn sử dụng đặc biệt, tên và địa chỉ của nhà sản xuất hoặc nhà đóng gói, số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng, ngôn ngữ phù hợp.
Quy định về Chất bảo quản trong thực phẩm:Mỗi thùng hàng liên quan đến thực phẩm có chứa chất bảo quản và chất chống oxy hóa, phải có nhãn được in rõ ràng và dễ thấy dưới dạng tuyên bố đúng sự thật.
Quy định về sinh vật biến đổi gen (Tài liệu xuất nhập khẩu):Theo mục 3: GMO được dùng để tiêu thụ trực tiếp dưới dạng thực phẩm hoặc thức ăn chăn nuôi hoặc để chế biến, khi được nhập khẩu vào hoặc xuất khẩu từ Hồng Kông, phải kèm theo tài liệu có chứa: (1) Các tuyên bố về danh tính của GMO và rằng GMO không nhằm mục đích thải ra môi trường.(2) Các Thông tin cụ thể về: (a)Địa chỉ Internet của
Cơ quan thanh toán an toàn sinh học; (b)Tên, địa chỉ và chi tiết liên lạc của nhà nhập khẩu và xuất khẩu GMO; và từng cơ quan được chỉ định liên quan đến GMO, nếu có.
A8 - Đánh giá sự phù hợp liên quan đến vệ sinh và điều kiện kiểm dịch động thực vật
Quy định về Thực phẩm và Dược phẩm (Thành phần và Ghi nhãn):Truy xuất nguồn gốc sản phẩm: thực phẩm đóng gói sẵn phải được đánh dấu hoặc dán nhãn rõ ràng với tên đầy đủ hoặc tên doanh nghiệp và địa chỉ hoặc chi tiết đầy đủ của văn phòng đăng ký hoặc văn phòng chính của nhà sản xuất hoặc nhà đóng gói.
A853 - Phân phối và định vị sản phẩm sau khi giao hàng (1)
Pháp lệnh an toàn thực phẩm:Phần 3 Mục 1 Tiểu mục 22 về Biên bản mua thực phẩm nhập khẩu gồm các quy định sau: (1) Một người trong quá trình kinh doanh nhập khẩu thực phẩm phải ghi lại các thông tin sau đây về việc mua thực phẩm: (a) Ngày mua; (b) Tên và chi tiết liên lạc của người mua; (c) Nơi thực phẩm được nhập khẩu; (d) Tổng số lượng thực phẩm; (e) Mô tả về thực phẩm (2) Hồ sơ phải được lập theo phần này vào hoặc trước thời điểm thực phẩm được nhập khẩu (3) Vì mục đích của phần này, thực phẩm được mua khi người mua nắm quyền sở hữu hoặc kiểm soát thực phẩm.
Quy định về sinh vật biến đổi gen (Tài liệu xuất nhập khẩu):đã đề cập ở biện pháp A320.
3.2.2 Rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT)
B3 - Yêu cầu về ghi nhãn, đánh dấu và đóng gói
Khó khăn và thách thức
Tuy mặt hàng HS 190230 của Việt Nam thuận lợi khi không phải đối mặt với biện pháp thuế quan, nhưng phải đối mặt với một số khó khăn và thách thức do các biện pháp phi thuế quan mang lại.
Các biện pháp phi thuế quan của Hồng Kông áp dụng đối với mặt hàng HS 190230 không nhiều và khá cơ bản Các quy định về giấy phép nhập khẩu, dư lượng các chất gây ô nhiễm (kim loại, chất có hại, dầu khoáng và thuốc trừ sâu), hạn chế sử dụng các chất như phụ gia, chất tạo màu, tạo ngọt Các yêu cầu về nội dung và kĩ thuật ghi nhãn các thành phần, các giấy tờ kèm theo để trích xuất nguồn gốc cũng như thế Mì gói Omachi đã thành công xâm nhập vào các thị trường khắt khe hơn như châu Âu,
Mỹ, Hàn Quốc, với số biện pháp phi thuế quan từ 22 đến hơn 30 biện pháp, nhiều hơn Hồng Kông với chỉ 18 biện pháp, chính vì vậy số biện pháp trên sẽ yêu cầu ít thời gian, giấy phép và thủ tục hơn đối với việc mì gói Omachi nhập khẩu vào thị trường Hồng Kông Đây vừa là thuận lợi để Mì gói Omachi thâm nhập thị trường này vừa là khó khăn khi lợi thế cạnh tranh này giữa các nước nhập khẩu là như nhau
Ngoài khó khăn khi chuẩn bị các thủ tục hành chính, doanh nghiệp có thể phải đối mặt với một số thách thức khi chứng minh sản phẩm đảm bảo yêu cầu Tuy số biện pháp phi thuế quan Hồng Kông đánh vào mì ăn liền nhập khẩu từ Việt Nam tương đối ít so với mặt bằng chung các thị trường khác trên thế giới, nhưng phần lớn là các biện pháp liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm Trong khi đó, cho đến nay đã có nhiều vụ việc vi phạm đối với mã HS 190230 trên thế giới chủ yếu cũng là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm Chính vì thế, đây cũng là thách thức mà Omachi phải đối mặt khi muốn tiến vào thị trường Hồng Kông Vệ sinh an toàn thực phẩm luôn là vấn đề khá
“nhạy cảm” và trong quá khứ đã có nhiều trường hợp vi phạm:
Trường hợp 1: Sản phẩm của Vina Phở xuất khẩusangHồngKôngcólượng Natricaogấp41lầnsovớithôngtintrênbaobì
Trang South China Morning Post cho biết, qua kiểm thử, Cơ quan bảo vệ người tiêu dùng của Hồng Kông đã cảnh báo rằng 7 trong số 23 mẫu, bao gồm bún và mì trộn, vượt quá hàm lượng natri được công bố trên bao bì Hơn 70% trong số 23 mẫu được phát hiện có sự khác biệt về thành phần dinh dưỡng công bố trên nhãn và trên thực tế, và không tuân thủ các quy định của cơ quan an toàn thực phẩm Hong Kong. Nguyên nhân do sự khác biệt về nhãn mác giữa sản phẩm xuất khẩu và sản phẩm tiêu thụ nội địa Thông tin trên bao bì cũng không được cập nhật kịp thời, dẫn đến chênh lệch giá trị dinh dưỡng (Theo trang thông tin điện tử tổng hợp CafeF).
Vào cuối tháng 8 năm 2021, RASFF cảnh báo về việc phát hiện ra chất Ethylene Oxide - EO vượt ngưỡng quy định tại EU đối với một số sản phẩm Mì ăn liền được nhập khẩu từ Việt Nam Sự việc xảy ra do hai nguyên nhân: (1) do nguyên liệu đầu vào hàm chứa dư lượng EO từ các nguồn nông sản được sử dụng làm nguyên liệu trong quá trình sản xuất, chế biến gia vị, rau củ sấy và sử dụng phương pháp diệt khuẩn có sử dụng EO đối với các lô hàng bị lỗi nhiễm vi sinh (Theo Tạp chí Công Thương) (2) Sự khác nhau trong quy định về an toàn thực phẩm của mỗi quốc gia Ví dụ như Mỹ, Canada đối với các sản phẩm thảo mộc, rau củ khô, hạt vừng, quy định tối đa của EO là 7 mg/kg, riêng EU quy định chỉ tiêu này rất thấp, từ 0,02 - 0,2 mg/kg (Theo báo Tuổi Trẻ).
TIỀM NĂNG VỊ TRÍ MÌ ĂN LIỀN KHOAI TÂY OMACHI TẠI THỊ TRƯỜNG HỒNG KÔNG
Đối thủ cạnh tranh trong ngành
4.1.1 Đối thủ đến từ thị trường nội địa Hồng Kông
Một số mì ăn liền nội địa nổi tiếng và dẫn đầu thị phần có thể kể đến như Nissin, Doll, SauTao, hay mì Soba xào Trong đó, các sản phẩm mì ăn liền của Nissin là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều người tiêu dùng, giúp Nissin Foods nhiều năm dẫn đầu trong lĩnh vực này tại thị trường nội địa.
4.1.2 Đối thủ đến từ Việt Nam Đối với những sản phẩm mì ăn liền Việt Nam xuất khẩu sang Hồng Kông, Masan có những đối thủ tiêu biểu như Acecook Việt Nam và Uniben.
Acecook Việt Nam: Acecook Việt Nam có một số sản phẩm nổi bật tại thị trường
Hồng Kông như: mì Hảo Hảo, mì Đệ Nhất, trong đó mì Hảo Hảo trở thành mì ăn liền quốc dân, giúp doanh nghiệp dẫn đầu với 35,4% thị phần trong nước (Retail Data,
2022) Về điểm mạnh, Acecook có độ phổ biến vô cùng lớn không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước trên toàn thế giới, chính vì vậy, độ nhận diện của thương hiệu rất cao so với các đối thủ khác (Yoshikawa & Hiroshi, 2009) Thứ hai, hương vị của Acecook rất hợp với người tiêu dùng ở Châu Á bao gồm cả Hồng Kông (Vũ & Mạnh Long, 2013) Thứ ba, vì Acecook Việt Nam có quy mô sản xuất lớn nên có mức giá rất cạnh tranh so với mức giá trung bình tại thị trường Việt Nam là 3000đ - 8000đ một ăn liền, trong khi giá trung bình của một ăn liền Omachi là 8000đ - 10.000đ, đây cũng là một trong những thách thức lớn nhất của mì Omachi khi xuất khẩu thị trường Hồng Kông Tuy nhiên, các sản phẩm mì ăn liền của Acecook Việt Nam là có bao bì thiết kế đơn giản, không thu hút người tiêu dùng nhiều (T T., & Cường, T Q., 2018)
Uniben: một số sản phẩm nổi bật của Uniben trên thị trường Hồng Kông như: mì tôm chua cay 3 Miền, mì Reeve Với “sản phẩm sáng tạo là tâm điểm”, các sản phẩm của Uniben luôn có tính đột phá, sáng tạo và đây cũng chính là cốt lõi của Uniben. Bên cạnh đó, mì 3 Miền của Uniben là một trong những thương hiệu có hệ thống phân phối mạnh mẽ và rộng khắp với hơn 300.000 điểm bán hiện đại và truyền thống. Tuy nhiên, nguồn lực phân bổ cho marketing vẫn còn bị giới hạn.
Dù chưa thể đánh giá toàn diện được vì còn nhiều thách thức và khó khăn nhưng Omachi vẫn có cơ hội xâm nhập vào tại thị trường Hồng Kông với nhiều cơ sở. Omachi có hậu thuẫn lớn từ tập đoàn mẹ là Masan nên có nguồn lực tài chính, chiến lược phát triển mạnh mẽ Sợi mì làm từ khoai tây có nhiều lợi ích cho sức khỏe như đã đề cập ở chương 1 Hơn nữa, Omachi đã giành được chỗ đứng nhất định trên thị trường nội địa và quốc tế nên hoàn toàn có tiềm năng cạnh tranh tại thị trường Hồng Kông.
4.1.3 Một số nước xuất khẩu mì ăn liền hàng đầu sang Hồng Kông
Theo Trade Map, Trung Quốc là nhà xuất khẩu mì ăn liền lớn nhất cho Hồng Kông nên các sản phẩm mì ăn liền của Trung Quốc sẽ là đối thủ lớn nhất nhất của Omachi khi xuất khẩu sang thị trường Hồng Kông Các nhà sản xuất Trung Quốc biết nắm bắt xu hướng thị trường, luôn luôn đổi mới và cho ra nhiều loại mì phù hợp với khẩu vị của người tiêu dùng Bên cạnh đó, họ có một nguồn lực tài chính, lao động rất dồi dào để mở rộng việc xuất khẩu mì ăn liền Hơn nữa Trung Quốc và Hồng Kông còn có nhiều nét tương đồng về văn hóa ẩm thực và khẩu vị Tuy nhiên số lượng mì ăn liền nhập khẩu từ Trung Quốc sang Hồng Kông là rất nhiều và đa dạng nên dẫn tới việc các sản phẩm ấy trở nên bão hòa Bằng chứng là, trong năm 2022, thị phần của Trung Quốc tại Hồng Kông chiếm gần một nửa với 44,3%, tuy nhiên sự tăng trưởng trong giá trị nhập khẩu từ 2018-2022 lại bằng 0% (Hình 8), có thể thấy người tiêu dùng ở Hồng Kông sử dụng rất nhiều mì ăn liền của Trung Quốc, nhưng việc chi cho sản phẩm mì ăn liền của Trung Quốc đang chững lại.
So sánh tốc độ tăng trưởng giá trị nhập khẩu giữa Trung Quốc và Việt Nam từ 2018-2022 lần lượt là 0% và 5%, có thể thấy rằng Trung Quốc dường như đang ổn định giá trị nhập khẩu, có sự chững lại Trong khi đó Việt Nam có sự tăng trưởng trong giá trị nhập khẩu ở mức 5% cao hơn mức trung bình của thế giới là 3% Theo Distanceworld, Trung Quốc cách Hồng Kông khoảng 500km, trong khi đó Việt Nam cách Hồng Kông khoảng 1500km, gấp 3 lần Trung Quốc, nên Trung Quốc sẽ có lợi thế hơn Việt Nam trong chi phí vận chuyển.
Hình 8: Các chỉ số nhập khẩu sản phẩm mì ăn liền từ các nước khác của Hồng Kông
Nhật Bản là nhà xuất khẩu mì ăn liền lớn thứ hai tại thị trường Hồng Kông mì ăn liền có xuất xứ ở Nhật Bản từ những năm 1950, với truyền thống văn hóa ẩm thực về các loại mì lâu đời nên các sản phẩm mì ăn liền của nước này được đánh giá rất cao(V Dhaka & B S Khatkar, 2014).
Bằng chứng là thị phần mì ăn liền của Nhật Bản chiếm 22,4% tại thị trường HồngKông, chỉ đứng sau Trung Quốc Sự tăng trưởng trong giá trị nhập khẩu trong2018-2022 là 9%, ở mức ổn định và tăng đều Mức tăng trưởng này cao hơn mức trung bình của thế giới 6% và cao hơn của Việt Nam 4% (theo hình 8) TheoDistanceworld, khoảng cách vận chuyển từ Việt Nam sang Hồng Kông gần hơn từNhật Bản sang Hồng Kông khoảng 1300km, điều này giúp Việt Nam có lợi thế hơn.Nhìn chung,Omachi còn nhiều khó khăn khi phải đối mặt với số lượng lớn các đối thủ tại thị trường Hồng Kông Tuy nhiên, Omachi phân biệt sản phẩm của mình bằng cách tập trung vào hương vị độc đáo và nguyên liệu chất lượng cao Nó cạnh tranh với các thương hiệu cung cấp sản phẩm cao cấp Với chiến lược phát triển lâu dài, kế hoạch truyền thông tốt, với danh tiếng mì ăn liền chiếm thị phần nhiều thứ hai tại thị trường Việt Nam cùng với hương vị đặc trưng, rất có thể Omachi sẽ vượt qua được các đối thủ.
Đối thủ cạnh tranh tiềm năng
Các doanh nghiệp muốn gia nhập vào thị trường mì ăn liền không quá khó khăn trong việc nắm bắt nhu cầu khách hàng Bên cạnh đó, những nguồn nguyên vật liệu đầu vào, máy móc, thiết bị và công nghệ cũng có nhiều điểm tương đồng Mặc khác,với nhu cầu cao và là quốc gia có chỉ số tự do thương mại cao, rất nhiều doanh nghiệp muốn thâm nhập vào thị trường mì ăn liền tại Hồng Kông Tuy nhiên, để thiết lập một mạng lưới kênh phân phối rộng lớn và vượt qua lòng trung thành của khách hàng với các thương hiệu lâu năm cũng là thách thức Nhìn chung, nguy cơ người mới nhập cuộc là khá cao.
Sản phẩm thay thế
Omachi có thể bị thay thế bởi các sản phẩm mì ăn liền khác hoặc các loại thức ăn nhanh Tuy nhiên, điều này phụ thuộc rất lớn vào sở thích và nhu cầu của người tiêu dùng Các sản phẩm của Omachi có nét độc đáo có mì được làm từ khoai tây và công nghệ chiên đặc biệt Điều này sẽ giúp Omachi hấp dẫn hơn trong mắt người tiêu dùng Bên cạnh đó, chiến lược cao cấp hoá sản phẩm đã giúp Masan Consumer dẫn đầu ngành FMCG tại thị trường nội địa và có vị thế nhất định tại một số quốc gia khác trên thế giới Thế nhưng sản phẩm vẫn sẽ dễ dàng bị thay thế bởi những sản phẩm có công nghệ sản xuất tiên tiến hơn Vì thế, nguy cơ bị thay thế có thể từ trung bình đến cao.
Khách hàng
Omachi tập trung vào sản phẩm cao cấp, sự nhạy cảm với giá cả của người mua có thể ảnh hưởng đến số lượng tiêu thụ Tuy nhiên, một số người tiêu dùng chú ý hơn đến nhãn giá và có thể chọn lựa loại rẻ nhất, trong khi những người khác có thể ưu tiên các yếu tố khác như chất lượng hoặc thương hiệu Mặc dù dân số Hồng Kông chỉ hơn 7 triệu người, theo trang web hkexnews, người Hồng Kông có nhu cầu cao về các sản phẩm thực phẩm an toàn, chất lượng cao và tiện lợi, trong đó có mì ăn liền Hiện nay, thương hiệu mì Omachi đang tiếp tục cải tiến sản phẩm mới liên tục, điển hình là Masan Consumer đã ra dòng mì ăn liền Omachi được làm từ khoai tây - một loại củ có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể và ngoài ra nhà sản xuất cũng áp dụng công nghệ chiên đặc biệt cho ra sợi mì vừa chín tới nhưng vẫn đảm bảo chất lượng Với tính chất dễ chế biến và giá thành rẻ, cho tới nay mì ăn liền đã trở thành món ăn tiện lợi phổ biến hàng đầu Hồng Kông, bằng chứng là trong giai đoạn năm 2018-2020 lượng nhập khẩu mì ăn liền của Hồng Kông tăng lên đều đặn (hình 4).
Ngoài ra, còn có một số yếu tố khác:
Tương đồng văn hoá:Việt Nam và Hồng Kông là hai láng giềng gần nhau ở cùng khu vực châu Á nên có rất nhiều điểm tương đồng về văn hóa cũng như ẩm thực, đều là những quốc gia đa dạng khẩu vị Hương vị trên từng gói mì Omachi cũng có nhiều vị khác nhau đa dạng sự lựa chọn của người tiêu dùng Sự đa dạng về mùi vị của mì chính là một thế mạnh của Omachi
Người Việt tại Hồng Kông:Số lượng sinh viên gia tăng trong những năm gần đây và đang là một cộng đồng mới của người Việt Nam tại Hồng Kông Hơn thế nữa, Ban liên lạc Hiệp hội người Việt tại Hồng Kông đã và đang tiếp tục nỗ lực để tăng cường các chính sách kết nối Việt Nam với Hồng Kông, góp phần thúc đẩy phát triển cộng đồng người Việt tại nước này Chính vì vậy, đây là một trong những yếu tố góp phần làm nhu cầu tăng lên.
Nhà cung ứng
Cho đến hiện nay, nguyên liệu nhập khẩu chiếm khoảng 70% tổng chi phí nguyên vật liệu sản xuất mì Omachi Nguyên vật liệu sản xuất mì ăn liền là các nguồn dễ dàng tìm kiếm nên mối đe doạ từ các nhà cung ứng là thấp và có thể dễ dàng thay thế.
Nhìnchung, Omachi phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh khi thâm nhập vào thị trường Hồng Kông Tuy nhiên, việc xuất khẩu mì ăn liền sang Hồng Kông có rất nhiều lợi thế và những khó khăn, thách thức trên có thể đối phó bằng những chiến lược của doanh nghiệp, vì thế Omachi có khả năng sẽ thành công ở thị trường này.
TỔNG KẾT
Những cơ hội và thách thức Masan Consumer phải đối mặt
5.1.1 Cơ hội Đầu tiên,các quốc gia nhập khẩu vào thị trường này nhiều nhưng hầu hết chưa chiếm thị phần lớn Chứng tỏ các nước vẫn chưa thể khai phá hết tiềm năng ở Hồng Kông, Omachi có cơ hội khắc phục những điều đối thủ chưa làm được.
Thứ hai,khoảng cách địa lý khá gần, phù hợp cho hoạt động giao thương buôn bán, vận chuyển hàng hóa.
Thứba,vì Việt Nam qua hàng nghìn năm Bắc thuộc đã có những sự tiếp nhận văn hóa với Trung Quốc nói chung và Hồng Kông nói riêng nên thị hiếu của người dân Hồng Kông và Việt Nam đã có nhiều điểm tương đồng.
Thứ tư,do Việt Nam đã ký kết Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - HồngKông, Trung Quốc giai đoạn 2022 – 2027 và nhiều hiệp định tránh đánh thuế khác,đồng thời cùng là thành viên của WTO nên mức thuế quan khi xuất khẩu sang Hồng
Kông đối với các sản phẩm mì ăn liền Việt Nam là 0%, giúp tăng lợi thế cạnh tranh với hàng nội địa trên thị trường mì ăn liền tại Hồng Kông.
Cuối cùng,mì Omachi đã được xuất khẩu qua các thị trường lớn như Châu Âu, Hoa Kỳ trong khi số biện pháp phi thuế quan ở các nước này cao hơn hẳn so với Hồng Kông (Hồng Kông: 18; Hoa Kỳ: 32; Đức: 52; ), nên việc xuất khẩu mì Omachi qua Hồng Kông sẽ không quá khó khăn hoặc thiếu kinh nghiệm.
Thứnhất,mặc dù khi xét về các biện pháp thuế quan và phi thuế quan, Việt Nam có một số thuận lợi khi xuất khẩu qua Hồng Kông, nhưng đồng thời các biện pháp ấy cũng áp dụng cho các đối thủ khác Bởi vậy nên lợi thế cạnh tranh của Việt Nam đã giảm đi rất nhiều.
Thứhai,là việc Việt Nam phải cạnh tranh với Trung Quốc - quốc gia “tỷ dân” có vị trí địa lý thuận tiện để giao thương với Hồng Kông, sở hữu nguồn lực khổng lồ và rất nhiều những nét tương đồng về văn hóa, xã hội với Hồng Kông (thậm chí còn tương đồng nhiều hơn hẳn so với Việt Nam) Bên cạnh đó, là các sản phẩm nội địa và nhập khẩu khác Do đó, việc giành được thị phần lớn tại thị trường Hồng Kông chắc chắn không dễ dàng.
Thứ ba,vì chỉ số mức độ tập trung là 0,27, Omachi sẽ khá khó khăn để chiếm được thị phần lớn ở Hồng Kông.
Hàm ý chính sách, chiến lược
5.2.1 Về phía Nhà nước Việt Nam
Thứ nhất,hoàn thiện môi trường pháp lý, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước xuất khẩu qua thị trường Hồng Kông Đồng thời, giảm bớt các thủ tục hành chính phức tạp, tình trạng quan liêu khi nhiều ban ngành cấp giấy phép cho doanh nghiệp xuất khẩu.
Thứhai,tăng cường hợp tác với Hồng Kông, ký kết các hiệp định đem lại mức ưu đãi đặc biệt cho riêng Việt Nam (thay vì mức ưu đãi cho một tổ chức bao gồm Việt
Nam) và đàm phán để giảm bớt số biện pháp phi thuế quan Hồng Kông đang áp dụng lên các sản phẩm Việt Nam, đặc biệt là ngành hàng HS 190230.
Thứba,xem xét và đánh giá sản phẩm đủ khả năng cạnh tranh để xuất khẩu trong ngành hàng mì ăn liền (điển hình là mì ăn liền khoai tây Omachi có sự khác biệt với các sản phẩm khác trong nguyên liệu tạo nên sợi mì và nắm bắt được tâm lý “sợ nóng trong người” của người dùng), từ đó, phối hợp với doanh nghiệp và hiệp hội nhằm đưa ra các định hướng đúng đắn và hỗ trợ doanh nghiệp đưa sản phẩm trong nước ra quốc tế.
Cuối cùng,thông tin những quy định, thay đổi trong thủ tục hành chính khi xuất khẩu để doanh nghiệp có thể kịp thời nắm bắt và có sự điều chỉnh để phù hợp với yêu cầu.
Thương hiệu mì khoai tây Omachi cần tập trung nghiên cứu khẩu vị của người tiêu dùng Hồng Kông để điều chỉnh sao cho hợp khẩu vị của họ Tiếp tục cải thiện mẫu mã, chất lượng bao bì phải đầu tư, màu sắc hài hòa phù hợp gu thẩm mỹ người tiêu dùng Hồng Kông.
5.2.2.2 Chiến lược kênh phân phối
Mì khoai tây Omachi cần phân phối đến các hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi có tiếng tại các thành phố lớn hay mở thật nhiều các quầy trưng bày sản phẩm tại Hồng Kông, những nơi có nhiều người qua lại Đồng thời, đẩy mạnh việc bán hàng trên các kênh mua sắm online chủ yếu của nhiều người Hồng Kông như Taobao, Alibaba, Tmall, eWorldTrade,
Cần nghiên cứu giá của các loại mì ăn liền ở Hồng Kông để đưa ra mức giá phù hợp với từng dòng mì khoai tây Tăng chiết khấu cho khách hàng, bảng giá phải phù hợp với chất lượng của sản phẩm và thu nhập của người dân ở nơi bán.
5.2.2.4 Chiến lược truyền thông quảng cáo
Tập trung phát triển những chiến lược PR sản phẩm đánh vào cảm xúc và sức khỏe của người dùng mì ăn liền nhiều hơn Bởi lẽ, một trong những tâm lý thường thấy của người dùng là việc sợ ăn mì gói sẽ không an toàn cho sức khỏe Và việc Omachi có thể phần nào giảm bớt sự không an toàn đó sẽ giúp cho sản phẩm nổi bật và có chỗ đứng hơn trên thị trường mì ăn liền Đồng thời, vì mì ăn liền là một sản phẩm gắn liền với đời sống sinh hoạt thường ngày của người dân, nên việc xây dựng các chiến dịch quảng cáo gần gũi với cuộc sống đời thường sẽ giúp cho sản phẩm dễ đồng cảm và tạo được một “điểm chạm” trong tâm trí các khách hàng tiềm năng.
Kết luận
Mì khoai tây Omachi đã và đang có nhiều cơ hội để phát triển và tiến vào các thị trường quốc tế mới, nhất là với một thị trường tiềm năng nhưng chưa thể khai phá hết như Hồng Kông Bởi vậy, Masan Consumer cần nghiên cứu kỹ lưỡng và có một chiến lược phù hợp với tình hình của doanh nghiệp và thị trường để có thể cạnh tranh trong ngành hàng mì ăn liền ở Hồng Kông.