1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu sang eu trong thời gian tới của công ty cổ phần may 10

79 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Pháp Mở Rộng Thị Trường Xuất Khẩu Sang EU Trong Thời Gian Tới Của Công Ty Cổ Phần May 10
Tác giả Hồng Hải Hà
Người hướng dẫn PGS.TS Phạm Văn Vận
Trường học Đại học kinh tế quốc dân
Chuyên ngành Kế hoạch và phát triển
Thể loại chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Năm xuất bản 2008-2009
Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 96,36 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: THỊ TRƯỜNG MAY MẶC EU (9)
    • I. Tổng quan chung về thị trường may mặc EU (9)
      • 1. Khái quát về thị trường EU (9)
        • 1.1. Lịch sử hình thành phát triển khối EU (9)
        • 1.2. Chính sách ngoại thương của EU (10)
        • 1.3. Đặc điểm của thị trường EU (13)
      • 2. Đặc điểm thị trường may mặc EU (16)
        • 2.1. Nhu cầu nhập khẩu hàng hoá may mặc của EU (16)
        • 2.2. Thị hiếu của người dân EU về vấn đề may mặc (19)
      • 3. Nguồn cung về hàng hoá (21)
      • 4. Những vấn đề cần chú ý đối với doanh nghiệp may mặc Việt Nam có nhu cầu xuất khẩu sang EU (26)
        • 4.1. Chất lượng và các tiêu chuẩn phân loại (26)
        • 4.2. Các khía cạnh môi trường liên quan (27)
    • II. Sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang EU (29)
      • 1. So sánh tình hình xuất khẩu của dệt may Việt Nam sang thị trường EU và sang các quốc gia khác (29)
      • 2. Sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU (35)
  • CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10 (39)
    • I. Giới thiệu về công ty cổ phần May 10 (39)
    • II. Tình hình sản xuất kinh doanh của May 10 sang thị trường EU (40)
      • 2. Tình hình xuất khẩu hàng may mặc của công ty sang các quốc gia thuộc EU (46)
    • III. Đánh giá tình hình xuất khẩu sang EU của May 10 (48)
      • 1. Thị phần của May 10 trên thị trường EU (48)
      • 2. Mức độ bao phủ thị trường EU của May 10 (49)
      • 4. Năng lực cạnh tranh của công ty hiện nay (53)
  • CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN (57)
    • MAY 10 SANG THỊ TRƯỜNG EU TRONG THỜI GIAN TỚI (0)
      • I. Khủng hoảng tài chính ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu của ngành may mặc và công (57)
        • 1. Dự báo tình hình xuất khẩu may mặc của toàn ngành và của công ty sang EU trong thời gian tới (57)
        • 2. Dự báo nhu cầu của người dân EU về vấn đề may mặc trong thời gian tới (58)
      • II. Định hướng, giải pháp và kiến nghị (61)
        • 1. Định hướng mục tiêu của công ty khi xuất khẩu sang EU (61)
        • 2. Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu sang EU (62)
          • 2.1. Giải pháp đầu vào (62)
          • 2.2. Giải pháp đầu ra (66)
        • 3. Kiến nghị (71)
          • 3.1. Đối với nhà nước và tổng công ty dệt may Việt Nam (71)
          • 3.2. Với công ty cổ phần May 10 (74)

Nội dung

THỊ TRƯỜNG MAY MẶC EU

Tổng quan chung về thị trường may mặc EU

1 Khái quát về thị trường EU

1.1 Lịch sử hình thành phát triển khối EU

Tiền thân của Liên minh châu Âu(EU) được thành lập với sự ra đời của hiệp ước thành lập cộng đồng than thép châu Âu theo đề nghị của bộ trưởng ngoại giao Pháp Robert Schuman khi đặt toàn bộ ngành than thép của cộng hoà Liên bang Đức và Pháp dưới một cơ quan quyền lực chung. Đó chính là bản “tuyên bố Schuman” vào ngày 09/05/1950 Từ đó đến nay gần 60 năm được thành lập, qua nhiều hiệp ước được kí kết, Liên minh châu Âu (EU) ngày nay đã lên tới 27 nước thành viên:

- Hiệp ước Paris thành lập cộng đồng than thép châu Âu ngày 18/04/1951 có 6 thành viên tham gia gồm: Bỉ, Đức, Italia, Luxembourg, Pháp, Hà Lan.

- Hiệp ước Romes thành lập cộng đồng nguyên tử châu Âu (EURATOM) và cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) được kí ngày 25/03/1957 với sự thống nhất của 6 nước thành viên ECSC.

- Hiệp ước thành lập cộng đồng châu Âu (EC) ngày 08/04/1965 giữa các thành viên với 3 nước cộng đồng : Đan Mạch, Ireland, Anh.

- Vào các năm 1981 và 1986 có thêm sự tham gia của 3 nước vào cộng đồng châu Âu: Hi Lạp và Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.

- Hiệp ước Maastricht với sự nhất trí hoàn toàn của các nguyên thủ quốc gia 12 nước thành viên thành lập Liên minh châu Âu(EU) ngày

07/02/1992 nhằm tạo một không gian châu Âu thống nhất về kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng và các chính sách về xã hội.

- Năm 1995 có thêm 3 nước thành viên: Áo , Phần Lan, Thụy Điển.

- Đến ngày 01/05/2004 có thêm sự tham gia của 10 nước tiếp theo: Séc, Hungary, Ba Lan, Slovenia, Slovakia,Litva, Latvia, Estonia, Malta, cộng hòa Síp.

- Cuối cùng vào ngày 01/01/2007, 2 nước cuối cùng tính đến thời điểm này tham gia vào Liên minh châu Âu: Romania, Bulgaria.

Với những thành quả nỗ lực đổi mới cải cách thể chế thì hiện nay EU đã có sự tham gia của 27 nước đồng thuận về các vấn đề kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng…

Ngày nay EU với diện tích là 4.422.773 km 2 với dân số là 492,9 triệu người (2006) với tổng GDP là 11.6 nghìn tỉ euro( 15.7 nghìn tỉ USD)

(2007) là một tổ chức kinh tế hùng mạnh trên thế giới, một trong ba trung tâm lớn nhất trong nền kinh tế thế giới và đồng thời cũng là trung tâm thương mại tài chính khổng lồ

1.2 Chính sách ngoại thương của EU

Với liên minh chung như hiện nay, tất cả các nước thành viên của EU cùng áp dụng một chính sách ngoại thương chung đối với các nước ngoài khối Uỷ ban châu Âu là người đại diện duy nhất cho liên minh trong việc đàm phán, kí kết các Hiệp định thương mại và dàn xếp tranh chấp trong lĩnh vực này

Chính sách ngoại thương của EU bao gồm chính sách thương mại tự trị và chính sách thương mại dựa trên các Hiệp định, được xây dựng dựa trên các nguyên tắc: không phân biệt đối xử, minh bạch, có đi có lại và cạnh tranh công bằng Các biện pháp được áp dụng phổ biến trong chính sách này là thuế quan, hạn ngạch, hàng rào kĩ thuật, chống bán phá giá và trợ cấp xuất khẩu. Để đảm bảo cạnh tranh công bằng trong thương mại, EU đã thực hiện các biện pháp: chống bán phá giá, chống trợ cấp xuất khẩu và chống hàng giả Ngoài ra, EU còn ban hành chính sách chống bán phá giá và áp dụng thuế “chống xuất khẩu bán phá giá” để đối phó với hàng hóa nhập khẩu.

Bên cạnh đó, EU còn sử dụng biện pháp đẩy mạnh thương mại với các nước đang phát triển và chậm phát triển Đó là hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP), một công cụ quan trọng của EU để hỗ trợ các nước nói trên Bằng cách này, EU có thể làm cho các nhóm nước đang và chậm phát triển( trong đó có Việt Nam) dễ dàng thâm nhập vào thị trường của mình Nhóm các nước chậm phát triển được hưởng ưu đãi cao hơn nhóm các nước đang phát triển.

Ngày 20/10/2004 Uỷ ban châu Âu đã thông qua đề xuất bao gồm các quy định chi tiết GSP cho giai đoạn 2006-2008 Đề xuất này được xây dựng trên hướng dẫn của Ủy ban châu Âu ban hành trong tháng 7/2004 nhằm cải thiện hệ thống hiện tại theo hướng đơn giản hóa, mở rộng diện sản phẩm, tập trung lợi ích vào những mặt hàng mà các nước đang phát triển cần nhất, thiết lập các lợi ích GSP bổ sung( GSP+) gửi tới các thành viên EU, Nghị viện châu Âu, Ủy ban kinh tế và xã hội để thông qua và đi vào thực hiện từ 1/7/2005 Nội dung chủ yếu bao gồm:

- Giảm 3,5% trong tổng thuế quan thông thường cho các sản phẩm nhạy cảm, giảm thuế quan xuống 0% cho các sản phẩm không nhạy cảm

- Được xuất khẩu “mọi thứ trừ vũ khí” đem lại tiếp cận không thuế quan và không hạn ngạch cho tất cả sản phẩm cho 50 nước nghèo nhất thế giới.

- GSP+ dành ưu đãi thuế quan cho những nước dễ bị tổn thương, những nước đáp ứng các tiêu chuẩn mới về phát triển bền vững và quản lý tốt (giảm thuế suất xuống 0% cho tổng số 7200 sản phẩm).

GSP mới sẽ mở rộng thêm gần 300 sản phẩm được hưởng ưu đãi

GSP sẽ được rút bỏ khỏi các nhóm sản phẩm của một hoặc một vài nước khi nhóm sản phẩm của EU cho cùng một loại sản phẩm theo GSP trong

3 năm liên tục (đối với dệt may, ngưỡng này là 12,5%).

GSP mới sẽ linh hoạt hơn về quy tắc xuất xứ, quy tắc này có xem xét tích lũy khu vực.

Ngoài việc tiếp tục áp dụng hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập GSP cho

143 nước và vùng lãnh thổ đang phát triển, EU áp dụng nhiều biện pháp quản lí xuất nhập khẩu như thủ tục hải quan, quy tắc xuất xứ, thuế quan, thuế gián tiếp, giấy phép, biện pháp tự vệ, quy tắc về tiêu chuẩn hàng hoá, chống bán phá giá…

Theo quan điểm của Ủy ban châu Âu hiện nay, khung pháp lý cho chính sách thương mại chung sẽ đi theo 2 hướng: tăng cường hiệu quả và hiệu lực của cơ chế chính sách thương mại EU, bao gồm cả năng lực thực hiện và phương thức ra quyết định; tăng tính hợp pháp chính đáng của chính sách bằng cách mở rộng quyền lực thực sự cho Quốc hội châu Âu.

Trong thời gian tới, chính sách thương mại của EU được hiện đại hóa chặt chẽ hơn, đảm bảo tăng cường sự kiểm soát dân chủ đối với chính sách thương mại, đồng thời giảm quyền phủ quyết của các nước thành viên Chính sách thương mại của EU hướng tới việc xóa bỏ các hạn chế thương mại, giảm thuế, tạo thuận lợi cho buôn bán toàn cầu bằng cách kết hợp các chính sách đa phương với song phương và khu vực.

Chính sách ngoại thương của EU đã góp phần làm cho tình hình xuất nhập khẩu vào EU ngày càng được tự do, thông thoáng và tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các nước đang phát triển có cơ hội được thâm nhập sâu hơn vào thị trường này Đồng thời làm tăng thêm nhu cầu tiêu dùng sản xuất hàng hoá của các doanh nghiệp trong tổ chức EU, góp phần giúp cho

EU trở thành một trong ba thị trường lớn nhất trên thế giới.

1.3 Đặc điểm của thị trường EU

Sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang EU

1 So sánh tình hình xuất khẩu của dệt may Việt Nam sang thị trường

EU và sang các quốc gia khác.

Bảng 4: Tình hình xuất khẩu của may mặc Việt Nam năm 2002-2008

Nguồn: tổng công ty dệt may Việt Nam

Trong những năm vừa qua, ngành dệt may xuất khẩu chính sang thị trường Mỹ, đây được xem là thị trường phát triển lớn nhất trên thế giới hiện nay Với trị giá xuất khẩu ngày càng tăng theo các năm làm cho tỉ lệ xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam sang Mỹ cao dần lên. thị trường xuất khẩu dệt may Việt Nam

Bảng 5: Số liệu xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang các nước

Ng uồ n: dệt may Việt Nam

Xuất khẩu may mặc sang Mỹ tăng với tốc độ nhanh trong giai đoạn 2002-2008 Với thị trường tiêu thụ hàng hoá khổng lồ, người dân nhiều tầng lớp và nhu cầu về hàng may mặc khá cao, Mỹ thực sự là một thị trường phát triển mạnh mà nhiều nhà xuất khẩu trong giai đoạn này đã và đang thâm nhập vào

Thị trường Nhật với tỉ lệ trung bình 9%, là thị trường tiêu thụ lớn thứ ba hiện nay sau Mỹ và EU Lượng hàng may mặc vào Nhật không ngừng tăng qua các năm và tỉ lệ luôn đạt tại mức 9%, đây là một thị trường tương đối ổn định.

Tổng (nghìnUSD) EU tỉ lệ(%) Mỹ tỉ lệ(%) Nhật tỉ lệ(%)

Thị trường EU là thị trường xuất khẩu chính lớn thứ hai của ngành may mặc trên thị trường toàn cầu, chiếm tỉ trọng xấp xỉ 20% Hiện nay EU được xem là một thị trường tiềm năng lớn của ngành may mặc Việt Nam.

Số lượng nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào EU qua các năm 2002-2008 là tương đối ổn định, điều này cho thấy thị trường EU là một thị trường tương đối ổn định không có biến động lớn Đây có thể được xem là thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam và các nước khác tập trung vào trong tương lai Tuy nhiên có thể thấy, các doanh nghiệp của Việt Nam chưa thực sự có định hướng đầu tư vào EU mãnh liệt mà vẫn tập trung vào thị trường của Mỹ là chủ yếu Vì thế mà trong giai đoạn 2002-2008 mặc dù giá trị hàng may mặc vào EU đều tăng nhưng tỉ lệ của nó so với tổng mức xuất khẩu chung vẫn ít biến động (khoảng 20%) Trong khi đó, giá trị xuất khẩu hàng may mặc vào Mỹ tăng nhanh và tỉ lệ cũng tăng mạnh: năm 2002 chỉ đạt 35,4% nhưng đến năm 2008 đã đạt 56,3%, giá trị tăng từ 975 nghìn USD lên mức 5116 nghìn USD

Tuy nhiên, xu hướng trong thời gian tới của dệt may Việt Nam nói riêng và tình hình của dệt may thế giới nói chung là sẽ tập trung phát triển thêm ở thị trường EU và Nhật Bản Nguyên nhân của hiện tượng này đó là hiện nay thị trường của Mỹ đã chiếm hơn nữa xuất khẩu của Việt Nam cũng như của các nước xuất khẩu khác Việc cạnh tranh trên thị trường

Mỹ hiện nay là rất khó vì Mỹ đã tập trung các hãng xuất khẩu may mặc lớn trên thế giới Thứ hai là trong thời gian gần đây, nền kinh tế Mỹ đã có rất nhiều những dấu hiệu không ổn định Đây thực sự là một nguy cơ lớn cho các doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh trên thị trường này

Nói đến thị trường EU và Nhật hiện nay thì phải nói, đây là 2 thị trường tiềm năng lớn nhất hiện nay cho các nước nhập khẩu hàng hóa nói chung và hàng dệt may nói riêng Đặc biệt là EU: một thị trường có nhu cầu tiêu dùng rất lớn và có tiềm năng, nền kinh tế tương đối ổn định, bền vững rất phù hợp cho các quốc gia xuất khẩu tập trung vào Ngoài ra, hiện nay thị phần của EU là khá ổn định và có xu hướng có thể mở rộng thêm, cũng như EU là thị trường có thể tiêu thụ nhiều chủng loại hàng hóa cho nhiều tầng lớp tiêu dùng khác nhau Nếu biết nắm bắt thị trường và đi vào các thị trường ngách thì có thể phát triển thêm thị phần cũng như sản lượng hàng hóa tại thị trường này.

Trong số các nước EU thì Đức là nhà nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch 19,4 triệu USD, nâng tổng kim ngạch 2 tháng đầu năm 2008 đạt 59,2 triệu USD, tăng 6,4% so cùng kỳ Tiếp đến là Anh, xuất khẩu tháng 2/2008 đạt 12 triệu USD, nâng tổng kim ngạch 2 tháng đạt 44,2 triệu USD, tăng 31,4% so cùng kỳ; kim ngạch xuất khẩu sang Pháp 2 tháng đầu năm 2008 đạt 22,4 triệu USD, tăng 17,8%; sang

Hà Lan 22,35 triệu USD, tăng 40%; sang Tây Ban Nha đạt 20,8 triệu USD, tăng 24,6% Nhưng tốc độ xuất khẩu của ngành dệt may trong tháng 3/2008 đã chững lại, khi tổng kim ngạch xuất khẩu trong tháng này chỉ xấp xỉ mức tháng 2/2008.

Mỹ -nền kinh tế lớn mạnh nhất trên thế giới là nước chịu ảnh hưởng kinh tế nghiêm trọng nhất Tình hình khủng hoảng thế giới bắt đầu từ sự không ổn định trong nền kinh tế Mỹ, mà bắt đầu đó là do thị trường bất động sản và tín dụng của Mỹ từ năm 2007 Từ năm 2007 đến cuối 2008,cục dự trữ liên bang Mỹ-FED đã hạ lãi suất từ mức đỉnh điểm 5,25% xuống còn ở mức 0 đến 0,25% hồi tháng 12/2008

Khủng hoảng kinh tế Mỹ đã làm cho nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng nặng nề Nhiều nền kinh tế lớn, bắt đầu từ Nhật, và EU tuyên bố rơi vào suy thoái Điều tương tự cũng xảy ra với Nga, cường quốc kinh tế lớn thứ

4 thế giới Tình trạng đóng băng của hệ thống tài chính tiếp tục dẫn đến sự giảm sút trong các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp cũng như chi tiêu của người dân Hệ quả của tình trạng trên là nhiều doanh nghiệp phá sản và đẩy tỷ lệ thất nghiệp tại nhiều quốc gia tăng cao, chi tiêu và chỉ số lòng tin của người tiêu dùng rơi xuống mức thấp nhất trong nhiều năm

Khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng đến hầu hết mọi nền kinh tế trên thế giới, hiển nhiên nó cũng ảnh hưởng đến tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam Nghiên cứu tình hình xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang EU trong giai đoạn vừa qua nhận thấy:

Theo số liệu thống kê, trong tháng 9 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU đạt 125 triệu USD, giảm 20,95% so với tháng trước và tăng 12,59 % so với cùng kỳ năm ngoái Đây là tháng thứ 2 liên tiếp kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của nước ta sang thị trường này sụt giảm

Bảng 6: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang các nước EU tháng 9/2008 ĐVT: USD

Tháng 9/2008, tình hình xuất khẩu hàng may mặc sang các nước thuộc

TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10

Giới thiệu về công ty cổ phần May 10

Công ty cổ phần May 10 hiện nay, tiền thân là các công xưởng và bán công xưởng quân nhu được tổ chức từ năm 1946 hoạt động phân tán phục vụ bộ đội chống Pháp tại các chiến trường Việt Bắc, Khu 3, Khu 4, và Nam Bộ Năm 1975 khi đất nước thống nhất Xí nghiệp May 10 được giao nhiệm vụ gia công hàng xuất khẩu theo Nghị định thư của Nhà nước ta với các nước XHCN Đông Âu Hình thức hợp tác này đã mở ra giai đoạn làm ăn quốc tế đầu tiên của May 10 Khi thị trường Đông Âu và Liên Xô bị thu hẹp, Xí nghiệp May 10 thực hiện chuyển hướng sản xuất bước vào thời kỳ đổi mới với bao khó khăn lớn về tay nghề chưa, cao công nghệ lạc hậu, trình độ quản lý còn non yếu, thiếu việc làm Trước những khó khăn đó tập thể lãnh đạo Xí nghiệp đã cải cách đồng bộ với các biện pháp tích cực về tìm kiếm mở rộng thị trường, phát triển bạn hàng mới, tận dụng vốn tự có và vốn vay ngân hàng, tranh thủ đổi mới thiết bị bằng hợp tác liên doanh sản xuất với đối tác gắn với bao tiêu sản phẩm bảo việc làm ổn định, chú trọng nâng cao tay nghề và trình độ quản lý để chuẩn bị cho phát triển bền vững sau này, xác định chiến lợc sản phẩm là áo Sơ mi Nam để từ đó có chính sách đầu tư đúng.

Năm 1992 Bộ Công nghiệp nhẹ quyết định chuyển đổi tổ chức hoạt động của Xí nghiệp May 10 thành Công ty May 10 với tên giao dịch quốc tế làGARMENT COMPANY 10 viết tắt là “ GARCO 10 “ đây là bước chuyển quan trọng sau thời kỳ bao cấp và những năm đầu của thời kỳ đổi mới.

Năm 2004, thực hiện quyết định số 2342/QĐ-TCKT ngày 03 tháng 9 năm 2004 của Bộ Công nghiệp, công ty May 10 đã thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp và lấy tên là công ty cổ phần May 10 Với việc chuyển đối này, tỉ lệ cổ phần của nhà nước chiếm 51%, số lượng cổ phần bán cho người lao động trong công ty là 49% Tên giao dịch quốc tế: GARMENT

10 JOINT STOCK COMPANY (GARCO 10) Sau quá trình cổ phần hoá, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty đã có nhiều biến động lớn,nền kinh tế chuyển đổi sang cổ phần buộc các nhà quản lý của doanh nghiệp cần tạo mọi cơ hội để phát triển công ty lớn mạnh hơn.

Tình hình sản xuất kinh doanh của May 10 sang thị trường EU

1 Tình hình xuất khẩu của May 10 sang EU và các quốc gia khác.

Bảng 7: Số lượng hàng hoá May 10 xuất khẩu sang EU và các quốc gia khác.

Bảng 7.1.: Số lượng hàng hoá xuất khẩu năm 2005-2006

Nguồn: Phòng kế hoạch –công ty cổ phần May 10

Bảng 7.2: Số lượng hàng hoá xuất khẩu năm 2007-2008

Nguồn: Phòng kế hoạch –công ty cổ phần May 10

Từ năm 2005 đến nay, tình hình xuất khẩu chung của May 10 sang các thị trường may mặc thế giới là phù hợp với xu thế chung của ngành dệt may Việt Nam Mỹ vẫn được coi là thị trường xuất khẩu chính với hơn 50% Tiếp đến là thị trường EU chiếm trong khoảng 30% với tổng số lượng hàng hóa.

Tính từ năm 2005 đến năm 2007, tình hình xuất khẩu của công ty rất khả quan với số lượng hàng hoá bán ra ngày một tăng, Đặc biệt là năm 2007, số lượng hàng hoá xuất khẩu vào tất cả các thị trường đều tăng lên Tuy nhiên khi xét theo tỉ lệ thì thấy rằng: thời gian này công ty tập trung chủ yếu xuất khẩu vào thị trường Mỹ với số lượng ngày càng cao hơn nhiều so với các thị trường khác Tỉ trọng sang Mỹ tăng từ 52% lên 56% Tiếp theo nữa là thị trường Nhật Bản cũng tăng, tuy

Khác 1.314.329 10,2 1.403.807 10,8Tổng 12.882.400 100 12.924.651 100 nhiên số lượng hàng may mặc nhập khẩu vào Nhật như vậy là còn thấp

Thị trường may mặc EU, với số lượng hàng hoá ngày càng tăng từ hơn 3 triệu chiếc lên 4 triệu chiếc từ năm 2005 đến 2007, nhưng khi xem xét tỉ trọng xuất khẩu sang EU so với sang các quốc gia khác thì, hiện tại thị trường EU chưa thực sự được xem trọng Tỉ trọng xuất khẩu sang EU lại có chiều hướng giảm đi so với mức chung của các thị trường khác Nguyên nhân xảy ra tình trạng này là do thời gian đó, công ty chưa thực sự đẩy mạnh tìm kiếm các bạn hàng mới mà vẫn chỉ tập trung xuất khẩu cho các bạn hàng truyền thống của công ty tại

EU Đây phải chăng là một sự thiếu sót của công ty khi mà hiện nay,

EU đang là một thị trường đầy tiềm năng phát triển mạnh Nếu công ty có chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu sang các quốc gia thuộc EU thì có thể tạo nhiều thuận lợi hơn cho tăng số lượng hàng hoá xuất khẩu và nhận được nhiều hơn nữa các đơn đặt hàng từ các bạn hàng thuộc EU.

Năm 2008 là một năm thật sự có nhiều biến động mạnh, không chỉ cho công ty mà cho toàn ngành dệt may và của toàn thế giới Khủng hoảng kinh tế đã làm cho tình hình sản xuất kinh doanh xuất khẩu của công ty có những sự thay đổi đột ngột Hai thị trường xuất khẩu chính của công ty đều có những biến động lớn làm cho lượng hàng may mặc của công ty xuất khẩu vào các quốc gia đó bị giảm sút nghiêm trọng. Đặc biệt là thị trường Mỹ đã làm giảm lượng hàng may mặc nhập khẩu của công ty xuống hơn 10.000 chiếc Thị trường EU cũng tương tự giảm đến gần 400.000 chiếc Để có thể tìm hiểu nguyên nhân chúng ta có thể nghiên cứu thêm ở phần sau của chương.

Bảng 8: Mặt hàng xuất khẩu chính của công ty sang các thị trường

Loại hàng Năm 2005 Năm 2006 s.lượng (chiếc)

Trị giá FOB(USD ) s.lượng (chiếc)

Nguồn: phòng kế hoạch –công ty

Loại hàng Năm 2007 Năm 2008 s.lượng (chiếc)

Trị giá FOB(USD ) s.lượng (chiếc)

Nguồn: Phòng kế hoạch –công ty

Theo bảng số liệu về lượng hàng hoá các mặt hàng may mặc của công ty xuất khẩu sang các quốc gia và giá trị kim ngạch xuất khẩu thì: hiện nay mặt hàng sản xuất và xuất khẩu chính, đồng thời đem lại nhiều giá trị nhất cho công ty hiện nay chính là mặt hàng sơ mi Với số lượng trên 8 triệu chiếc như hiện nay, mặt hàng này đã chiếm 67% số lượng hàng hoá xuất khẩu chung Đây quả là một số lượng rất lớn, cho thấy mặt hàng truyền thống chủ đạo của công ty Nếu tình cả trị giá hợp đồng và trị giá FOB thì mặt hàng này đã đem về công ty khoảng 62 triệu USD - một con số không hề nhỏ cho công ty Các mặt hàng tiếp theo mà công ty có sản xuất ra: Quần, Jacket, Comple Tuy nhiên số lượng những loại mặt hàng này là không lớn, chiếm chưa đến 30% tổng lượng hàng may mặc xuất khẩu của công ty.

May 10 luôn tìm cách duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng truyền thống, lâu dài bằng các chính sách ưu đãi của mình song song với việc đảm bảo chất lượng cao của sản phẩm và giao hàng đúng tiến độ Thị trường xuất khẩu chủ yếu của May 10 là Mỹ, Nhật, EU Với sự nỗ lực của mình, May 10 đã khẳng định được sự vượt trội của mình và hiện nay đang là đối tác chiến lược của các đối tác tên tuổi trên thế giới như:

Thị trường EU: Miles Handelsgesellschafl

International MHB New M Seidensticker Target

Thị trường Mỹ: Prominent Apparent Ltd JC Penney

2 Tình hình xuất khẩu hàng may mặc của công ty sang các quốc gia thuộc EU.

Bảng 9: Xuất khẩu của May 10 sang 10 quốc gia lớn nhất của EU Bảng 9.1: Tình hình xuất khẩu sang EU năm 2005-2006

Số lượng Tổng trị giá Số lượng Tổng trị giá Đức 2.390.347 25.980.948 2.528.805 22.935.309

Nguồn: phòng kế hoạch –công ty

Bảng 9.2: Tình hình xuất khẩu sang EU năm 2007-2008

Số lượng Tổng trị giá Số lượng Tổng trị giá Đức 2.505.745 24.393.547 2.021.974 19.048.659

Nguồn: Phòng kế hoạch –công ty\

Trong tổng số 10 quốc gia thuộc EU mà May 10 có quan hệ kinh doanh thì đầu tiên phải nói đến chính là Đức Tổng lượng hàng hoá nhập khẩu vào Đức hiện nay là luôn trên 2 triệu chiếc, chiếm hơn60% tổng hàng xuất sang EU Trong mấy năm trở lại đây, Đức là một thị trường đầy tiềm năng là không chỉ hàng may mặc của công ty mà còn của rất nhiều các đối thủ khác cũng nhằm vào Người tiêu dùng Đức không đòi hỏi cao về mẫu mã, kiểu cách Mức tiêu thụ hàng may mặc của người dân Đức rất lớn: trung bình mỗi tháng một gia đình tiêu hết 23 Euro cho quần áo nam, 44 Ruro cho quần áo nữ, 8 Euro dành để mua quần áo trẻ em và khoảng 12 Euro sử dụng cho các mặt hàng dệt may khác Đó là những thuận lợi rất lớn cho may mặc ViệtNam và của May 10 có thể hướng tới để tạo tiền đề đưa ngành dệt may thâm nhập sâu vào thị trường EU sau này.

Các thị trường mạnh tiếp theo mà May 10 hiện đang có quan hệ xuất khẩu là Anh, Pháp, Tây Ban Nha Số lượng nhập khẩu vào các quốc gia này là hơn 100.000 chiếc.Nếu đem so với tổng số lượng nhập khẩu thì cả 3 nước chiếm khoảng 25% Đây cũng là một trong những thị trường tiềm năng với mức thu nhập bình quân đầu người là rất cao, chi tiêu dành cho tiêu dùng cũng cao hơn so với các quốc gia khác Vì vậy hướng công ty nếu muốn đi sâu vào thị trường EU thì cũng cần tập trung vào các thị trường này

Có một thị trường mà hiện tại May 10 chưa thâm nhập vào mạnh được đó là Italia Italia là một quốc gia có nhu cầu may mặc rất cao,nhưng hiện nay không chỉ May 10, các doanh nghiệp may của ViệtNam và của rất nhiều các quốc gia xuất khẩu hàng may mặc trên thế giới hầu như đều rất khó thâm nhập được vào thị trường nước này Có thể coi Italia là quốc gia về may mặc Các nhãn hiệu quần áo nổi tiếng trên thế giới hiện nay tập trung rất nhiều ở đây Đây là nơi cung cấp những nhãn hiệu nổi tiếng không chỉ cho trong nước mà còn sang các quốc gia Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nhật… với những dòng sản phẩm chất lượng cao, kiểu dáng đẹp và thương hiệu mạnh, lâu đời Vì thế hầu như không có một quốc gia nhập khẩu nào có thể cạnh tranh được khi muốn tham gia vào thị trường này.

Đánh giá tình hình xuất khẩu sang EU của May 10

1 Thị phần của May 10 trên thị trường EU.

Trong những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu vào EU của May 10 không ngừng được tăng lên 2 năm 2006-2007, đánh giá tổng kim ngạch xuất khẩu của May 10 sang EU có sự thay đổi Năm 2006, tổng kim ngạch xuất khẩu sang EU của May 10 là 40.343.396 USD, trong khi đó tổng kim ngạch nhập khẩu của EU lên tới 108.126.000.000 USD Như vậy thị phần của May 10 sang EU chỉ chiếm 0,037% so với toàn thị trường EU Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu của May

10 sang EU lại giảm đi chỉ còn 35.266.468 USD, giảm đi gần 5.000.000 USD Thị phần của công ty đối với thị trường lại giảm đi chỉ còn 0,022% Đây thực sự là một thiệt hại lớn dành cho công ty khi mà công ty đang có xu hướng nhập khẩu hàng may mặc vào thị trường tiềm năng này Ngoài ra, năm 2007 là năm đánh dấu bước phát triển của dệt may Việt Nam khi mà thị phần của ngành dệt may Việt Nam vào thị trường EU chiếm thị phần 1%, được xếp vào tốp 10 nước xuất khẩu hàng may mặc lớn vào thị trường EU Điều này cũng cho thấy một điều là các doanh nghiệp cùng ngành với May 10 đang có những bước phát triển mạnh để thâm nhập vào thị trường EU Nếu May 10 không có những quyết sách quan trọng và tập trung vào thị trường EU thì sẽ dễ bị mất thị phần đang có trên thị trường này.

2 Mức độ bao phủ thị trường EU của May 10.

Hiện nay May 10 chỉ mới thâm nhập vào được 15 nước thuộc EU. Đây là một con số không mấy khả quan Hiện tại EU có tới 27 nước mà May 10 mới chỉ thâm nhập được vào hơn một nửa Trong khi đó lượng hàng hoá bán ra không phải là với số lượng lớn Điều này cho thấy May 10 chưa thực sự xem trọng việc đầu tư vào khai thác thị trường tiềm năng này Hơn thế nữa, hiện nay ngành may mặc ViệtNam nói chung và May 10 nói riêng chỉ mới có thể phát triển bán hàng cho nhóm người tiêu dùng tại nhóm 2 và nhóm 3 –nhóm có khả năng thanh toán ở mức trung bình và mức thấp.Ở hai nhóm tiêu dùng này có mặt lợi mà cũng có mặt khó khăn nhất định 2 nhóm này chiếm tới gần 80% dân số, như vậy việc tăng số lượng xuất khẩu vào trong thị trường này là điều hoàn toàn có thể Hơn thế nữa, tại 2 nhóm này, yêu cầu về hàng may mặc cũng không khắt khe về kiểu dáng, mẫu mã.Tuy nhiên cũng phải nói ngược lại, dù nhóm tiêu dùng này chiếm tới 80% dân số nhưng mức thu nhập lại không cao Hơn nữa, khi bán hàng cho nhóm người tiêu dùng này thì khả năng để thâm nhập vào thị trường của những người có khả năng thanh toán cao là rất khó.

Hiện tại May 10 đang từng bước thay đổi, chuyển dần từ hình thức gia công xuất khẩu sang xuất khẩu trực tiếp Đồng thời công ty cũng đã có những thay đổi trong khâu thiết kế, tạo các dòng sản phẩm thời trang, chất lượng cao để có thể thâm nhập được vào thị trường EU mạnh hơn trên nhiều địa bàn khác nhau Cùng với đó, May 10 hiện nay đang xúc tiến việc khảo sát các thị trường mới để mở rộng thị trường xuất khẩu, tìm thêm nhiều hơn nữa các khách hàng và các đơn đặt hàng có giá trị Mục tiêu của May 10 trong tương lai là mở rộng nhiều hơn nữa sang các quốc gia khác thuộc EU cũng như tăng giá trị xuất khẩu các mặt hàng may mặc của công ty, đặc biệt là các mặt hàng truyền thống

3 Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế hiện nay, xuất khẩu của May 10 sang EU ảnh hưởng như thế nào?

Năm 2008 là một năm khủng hoảng nặng nề đối với không chỉ ngành dệt may mà là toàn bộ nền kinh tế toàn cầu Nhu cầu tiêu dùng tại các quốc gia phát triển mạnh: Anh, Đức, Pháp… đều có xu hướng giảm.Điều này ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất xuất khẩu của May 10 sang EU Theo bản báo cáo tình hình xuất khẩu sang EU năm 2008 như ở trên thì có thể thấy: Số lượng hàng may mặc xuất khẩu đều đang có xu hướng giảm đi trông thấy Tổng lượng xuất khẩu sang EU năm 2007 đạt 4.089.496 chiếc, nhưng sang năm 2008 chỉ còn 3.693.216 chiếc Các thị trường giảm mạnh nhất phải kể đến là: Đức với số lượng hàng may mặc của May 10 năm 2007: 2.505.745 chiếc (trị giá 24.393.547 USD) sang năm 2008: 2.021.974 chiếc (trị giá 19.048.659 USD), Áo: năm 2007 là 50.265chiếc (trị giá 399.625 USD) đến năm 2008 còn 5.373 chiếc (trị giá 45.726 USD) Tây Ban Nha: năm 2007: 744.537chiếc (trị giá 6.212.161 USD), sang năm

2008 chỉ còn 377.567 chiếc (trị giá 3.071.963 USD) Đây là ba quốc gia có sự sụt giảm trong nhập khẩu hàng may mặc của May 10 lớn nhất trong thị trường EU Điển hình cho tình trạng khủng hoảng kinh tế tác động mạnh đến tình hình sản xuất xuất khẩu của May 10 trong năm 2008 Dù nếu xét ra năm 2008 thì số lượng hàng mà công ty xuất khẩu ra các thị trường trên thế giới là có tăng lên: 12.882.400 chiếc năm 2007 lên 12.924.651 chiếc năm 2008 nhưng nguyên nhân là do xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và các thị trường khác tăng, còn thị trường EU và Mỹ lại giảm Nguyên nhân của tình trạng trên phải nói đến đó là do sự lớn mạnh của các quốc gia kinh tế EU và Mỹ làm cho sự phụ thuộc vào nhau của các ngành kinh tế trong các quốc gia này Tại các quốc gia này, các hệ thống tài chính ngân hàng, tín dụng, hệ thống chứng khoán, các khoản kinh doanh bất động sản là một thị trường chung không chỉ trong nội bộ khối các nước thuộc EU mà còn có sự tham gia của nhiều các doanh nghiệp đầu tư khác trên thế giới,trong đó nổi bật là phải nói đến các doanh nghiệp của Mỹ Khi thị trường Mỹ có sự biến động, đặc biệt lại trong hệ thống ngân hàng và bất động sản đã làm sụp đổ cả một hệ thống kinh doanh trên thị trường EU, làm cho nền kinh tế của EU cũng chịu thiệt hại khá lớn. Điều này tác động mạnh làm giảm nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng EU, làm cho tình hình xuất khẩu hầu hết các mặt hàng trở nên khó khăn hơn, và May 10 khi xuất khẩu sang đây cũng chịu tình trạng tương tự. Để khắc phục những khó khăn trên thì ngày từ đầu năm 2009, ngay từ ngày 31/1/2009 (mồng 6 Tết), đã cử cán bộ của Công ty sang châu Âu tìm đơn hàng Thị trường châu Âu là một trong những thị trường xuất khẩu chủ lực của Công ty cổ phần May 10 cũng như của Ngành Dệt May Việt Nam Chuyến đi 4 nước châu Âu (Bulgaria, Ba Lan, Đức và Tây Ban Nha) có cả các bạn hàng truyền thống lẫn những đối tác chưa bao giờ nhập hàng của Công ty Chuyến đi này của May 10 là một trong 6 đoàn của các doanh nghiệp ngành dệt may xuất ngoại ngay đầu Xuân để tìm đơn hàng, với mục tiêu giữ ổn định sản xuất, gia tăng kim ngạch xuất khẩu trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái như hiện nay.

Cuối tháng 3/2009, công ty đã nhận được hồi âm chính thức của một đối tác tại Đan Mạch sẽ đặt hàng lâu dài với số lượng từ 700.000- 800.000 sản phẩm/năm Có lẽ, đây là tin vui mới nhất của May 10. Nếu như tháng 1 và 2 vừa qua, số lượng đơn hàng không được như mọi năm thì tính tới thời điểm này, May 10 đang dư đơn hàng, vượt công suất cho tháng 5-7 14 nhà xưởng với công suất 1,2 triệu sản phẩm/tháng vẫn đủ việc để hoạt động

Trong quý 1/2009 công ty CP May 10 vẫn đảm bảo đủ việc làm cho

8000 lao động cán bộ công nhân viên chức, người lao động vẫn đảm bảo ổn định và đảm bảo thu nhập, sản xuất có hiệu quả Quy mô của nhà máy không ngừng được mở rộng về cả năng lực và chiều sâu về công nghệ, thiết bị sản lượng hàng năm từ 1500 ngàn đến 1800 ngàn và từ năm 2009 là 2500 ngàn sản phẩm, doanh thu gia công đạt từ 15 tỷ, 20 tỷ và năm 2009 là 33 tỷ VNĐ Đó là những kết quả thực sự ấn tượng mà May 10 đã làm được trong thời gian qua để có thể vượt qua được cuộc khủng hoảng khó khăn hiện nay

Lý giải về kết quả tốt đẹp này, anh Thân Đức Việt –trưởng ban Marketing của công ty nói, ngay từ đầu năm, May 10 đã ráo riết việc tìm kiếm đơn hàng bằng những chuyến đi gặp bạn hàng trực tiếp tại châu Âu Để đàm phán đi đến ký kết hợp đồng, May 10 đã đưa ra những cam kết hấp dẫn về chất lượng sản phẩm, chào bán với mức giá cạnh tranh hơn, đảm bảo tiến độ giao hàng Một sự thuận lợi sẵn có là May 10 có dây chuyền sản xuất chuyên sâu về một chủng loại sản phẩm với qui mô lớn Điều này đã tạo sự tin cậy đối với nhiều bạn hàng nước ngoài.

Không biết chắc được những chỉ tiêu mà công ty đề ra có khả năng thực hiện được không, tuy nhiên phải nói rằng, trong điều kiện hiện nay May 10 đang ra sức tìm kiếm các đơn đặt hàng mới, các bạn hàng mới với số lượng ngày càng tăng để có thể tạo thêm công ăn việc làm cho người lao đông, giúp công ty vượt qua được tình hình khó khăn hiện nay.

4 Năng lực cạnh tranh của công ty hiện nay a Vị thế của May 10 trong hệ thống dệt may Việt Nam

Trong 51 DN được bình chọn tiêu biểu năm 2008 có 10 DN là tiêu biểu toàn diện (gồm Tổng công ty CP May Việt Tiến, Công ty CP DệtViệt Thắng, Công ty LD Coats Phong Phú, Công ty CP May Tiền

Tiến, Công ty CP May 10, Công ty CP May Nhà Bè, Công ty CP Scavi, Tổng công ty CP May Hòa Thọ, Công ty CP May Sài Gòn 3, Công ty CP Dệt may Thái Tuấn) So sánh với các đối thủ trong nước giữa May 10 với Việt Tiến, An Phước, hay Nhà Bè, chúng ta có thể nhận thấy được những điểm mạnh khác nhau của từng doanh nghiệp

Việt Tiến: Việt Tiến có được thế mạnh về thiết kế sản phẩm, doanh nghiệp Việt Tiến đã bỏ ra rất nhiều chi phí để đầu tư vào công nghệ mới Chính vì thế, tổng công ty cổ phần May Việt Tiến là doanh nghiệp tiêu biểu nhất của ngành dệt may Việt Nam trong năm 2008 và cũng là DN tiêu biểu 5 năm liền (2004 – 2008).

An Phước: An Phước có khả năng nắm bắt thị hiếu khách hàng, mua thương hiệu của sản phẩm nước ngoài rồi đưa ra dòng sản phẩm cao cấp dễ chấp nhận

Nói chung mỗi công ty may đều có một cách riêng để nắm bắt thị trường, mỗi công ty tập trung vào một thị trường riêng là thế mạnh của mình May 10 là một công ty dệt may có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn, thương hiệu của May 10 được các quốc gia nhập khẩu đánh giá với chất lượng cao, giá thành ổn định, khách hàng truyền thống trung thành với công ty… chính vì thế May 10 được xem là một trong

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

Ngày đăng: 05/09/2023, 08:47

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Mức tiêu thụ quần Jean trong khối EU 27 từ 2003-2007 - Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu sang eu trong thời gian tới của công ty cổ phần may 10
Bảng 1 Mức tiêu thụ quần Jean trong khối EU 27 từ 2003-2007 (Trang 18)
Bảng 2: số liệu nhập khẩu may mặc vào thị trường EU năm 2008 - Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu sang eu trong thời gian tới của công ty cổ phần may 10
Bảng 2 số liệu nhập khẩu may mặc vào thị trường EU năm 2008 (Trang 23)
Bảng 3: số liệu nhập khẩu vào EU năm 2007 - Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu sang eu trong thời gian tới của công ty cổ phần may 10
Bảng 3 số liệu nhập khẩu vào EU năm 2007 (Trang 24)
Bảng 4: Tình hình xuất khẩu của may mặc Việt Nam năm 2002-2008 - Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu sang eu trong thời gian tới của công ty cổ phần may 10
Bảng 4 Tình hình xuất khẩu của may mặc Việt Nam năm 2002-2008 (Trang 29)
Bảng 5: Số liệu xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang các nước - Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu sang eu trong thời gian tới của công ty cổ phần may 10
Bảng 5 Số liệu xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang các nước (Trang 30)
Bảng 7: Số lượng hàng hoá May 10 xuất khẩu sang EU và các quốc gia khác. - Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu sang eu trong thời gian tới của công ty cổ phần may 10
Bảng 7 Số lượng hàng hoá May 10 xuất khẩu sang EU và các quốc gia khác (Trang 40)
Bảng 7.2: Số lượng hàng hoá xuất khẩu năm 2007-2008 - Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu sang eu trong thời gian tới của công ty cổ phần may 10
Bảng 7.2 Số lượng hàng hoá xuất khẩu năm 2007-2008 (Trang 41)
Bảng 8:  Mặt hàng xuất khẩu chính của công ty sang các thị trường Bảng 8.1: số liệu năm 2005-2006 - Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu sang eu trong thời gian tới của công ty cổ phần may 10
Bảng 8 Mặt hàng xuất khẩu chính của công ty sang các thị trường Bảng 8.1: số liệu năm 2005-2006 (Trang 43)
Bảng 8.2: Số liệu năm 2007-2008 - Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu sang eu trong thời gian tới của công ty cổ phần may 10
Bảng 8.2 Số liệu năm 2007-2008 (Trang 44)
Bảng 9: Xuất khẩu của May 10 sang 10 quốc gia lớn nhất của EU Bảng 9.1: Tình hình xuất khẩu sang EU năm 2005-2006 - Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu sang eu trong thời gian tới của công ty cổ phần may 10
Bảng 9 Xuất khẩu của May 10 sang 10 quốc gia lớn nhất của EU Bảng 9.1: Tình hình xuất khẩu sang EU năm 2005-2006 (Trang 46)
Bảng 10: Chi tiêu của một số quốc gia EU về hàng may mặc - Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu sang eu trong thời gian tới của công ty cổ phần may 10
Bảng 10 Chi tiêu của một số quốc gia EU về hàng may mặc (Trang 58)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w