Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một quốc gia có điều kiện tự nhiên vô cùng thuận lợi để phát triển ngành thủy sản Đầu tiên có thể kể đến là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, thích hợp cho nhiều loài thủy sản sinh trưởng Theo thống kê, nước ta có tới hơn 500 loài cá, trong đó có rất nhiều loài có giá trị kinh tế cao Không chỉ vậy, Việt Nam còn có đường bở biển dài hơn 3000 km với các vùng vịnh, cửa sông; trong đất liền cũng có diện tích mặt nước lớn nên rất thích hợp để khai thác và nuôi trồng thủy sản Nhờ có tài nguyên tự nhiên nhưu vậy, ngành thủy sản của Việt Nam phát triển nhanh và ổn định, khai thác và nuôi trồng đều đạt sản lượng cao, đem lại giá trị kinh tế lớn; đồng thời tạo ra việc làm cho hàng ngàn người không chỉ trong khai thác, nuôi trồng mà còn trong ngành công nghiệp chế biến Có thể nói, đây là ngành có đóng góp tương đối lớn vào sự phát triển của nên kinh tế nước ta và luôn được nhà nước chú trọng, quan tâm Xuất khẩu thủy sản cũng từ đó trở thành lĩnh vực quan trọng trong kim ngạch xuất khẩu Theo số liệu của VASEP, năm 2022, giá trị xuất khẩu thủy sản đạt mức kỷ lục với 11 tỷ USD, tổng sản lượng đạt 9.06 triệu tấn; chiếm 2.9% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của cả nước Qua đó khẳng định vị trí của ngành thủy sản trong bức tranh kinh tế chung - Việt Nam.
Từ trước đến nay, châu Âu vẫn luôn là một trong những thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam, với các mặt hàng chủ yếu là cá thịt trắng và tôm Đặc biệt, khi Việt Nam và EU thành công ký kết hiệp định thương mại tự do EVFTA, đồng nghĩa với việc được giảm thuế ở hầu hết các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào
EU, cơ hội cho ngành thủy sản Việt Nam phát triển nhanh và mạnh hơn trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết Tuy nhiên, thẻ vàng IUU năm 2017 mà EC đánh vào ngành thủy sản của Việt Nam đã đem đến rất nhiều khó khăn, thách thức Đầu tiên là việc xuất khẩu thủy sản sang EU gặp nhiều khó khăn khi mắt thêm thời gian kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ từ 3-4 tuần khiến tăng chi phí và giảm giá trị sản phẩm Không dừng lại ở đó, uy tín của thủy sản nước ta cũng bị ảnh hưởng xấu nghiêm trọng, khiến các thị trường nhập khẩu khác cũng đưa thêm các yêu cầu đối với hàng hóa có nguồn gốc Việt Nam Thẻ vàng này không chỉ có tác động về mặt kinh tế mà đối với bộ mặt quốc gia cũng có ảnh hưởng vô cùng tiêu cực, nhất là khi Việt Nam đang có các tranh chấp về vấn đề chủ quyền trên biển Đông
Nhận thức được tính nghiêm trọng của thẻ vàng IUU, trong hơn 5 năm qua, nhà nước và nhân dân vùng biển đã rất cố gắng nỗ lực để có thể được gỡ thẻ, song, đến nay Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn để có thể được gỡ bỏ thẻ phạt Thậm chí, nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài, rất có thể Việt Nam sẽ phải nhận “thẻ đỏ”, nghĩa là bị cấm hoàn toàn xuất khẩu thủy sản vào châu Âu và chịu những tổn thất vô cùng lớn.
Vì những lí do trên, nhóm nghiên cứu quyết định lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu các yếu tố tác động đến việc EC gỡ thẻ vàng IUU đối với ngành thủy hải sản ViệtNam và đề xuất giải pháp”
Mục tiêu nghiên cứu
Bài nghiên cứu nhằm mục đích xác định các yếu tố tác động đến việc gỡ thẻ vàng của IUU và nguyên nhân vì sao Việt Nam vẫn chưa được gỡ thẻ sau 5 năm Từ đó, đề xuất các giải pháp để có thể nhanh chóng đáp ứng các tiêu chí của EC để được gỡ thẻ phạt sớm nhất.
Về mặt lý luận, nhóm nghiên cứu tổng hợp, thống kê các nghiên cứu và các lý thuyết, luật có liên quan đến thẻ vàng IUU của EC giành cho Việt Nam Thông qua đó, xác định các nhân tố then chốt tác động đến việc gỡ thẻ vàng tại Việt Nam.
Về mặt thực tiễn, nhóm thực hiện việc phân tích các số liệu, dữ liệu về ngành thủy sản để thấy được những tác động của thẻ vàng IUU; đồng thời nhân diện và phân tích các yếu tố có thể giúp Việt Nam gỡ thẻ dựa trên các trường hợp đã xảy ra trên thế giới Và từ đó đưa ra những giải pháp giải quyết vấn đề.
Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, nhóm đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, cụ thể là:
Phân tích và tổng hợp các nghiên cứu, báo cáo có liên quan đến đề tài
Phân tích và so sánh giữa các trường hợp đã từng được gỡ thẻ vàng IUU vớiViệt Nam, để từ đó tìm ra những giải pháp phù hợp.
Đóng góp của đề tài nghiên cứu
Theo những tài liệu nhóm nghiên cứu tham khảo, hiện tại chưa có đề tài nào nghiên cứu trọn vẹn về biện pháp gỡ thẻ vàng IUU cho ngành thủy sản của Việt Nam mà chỉ có các giải pháp cho 1 số tỉnh thành riêng lẻ Vì vậy, nhóm nghiên cứu đã tổng hợp các số liệu, kết quả từ các nghiên cứu trước, đồng thời tìm ra điểm mới và đề ra các giái pháp khác nhằm giải quyết vấn đề.
Cấu trúc của đề tài nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Tác động của thẻ vàng IUU của EC tới ngành thủy sản Việt Nam
Chương 3: Nỗ lực gỡ thẻ và nguyên nhân Việt Nam chưa được gỡ thẻ
Chương 4: Đề xuất giải pháp
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH BẮT CÁ BẤT HỢP PHÁP, KHÔNG BÁO CÁO VÀ KHÔNG ĐƯỢC QUẢN LÝ (IUU) VÀ CÁC VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC VIỆT NAM BỊ UỶ BAN CHÂU ÂU (EC) PHẠT THẺ VÀNG IUU
Tổng quan về IUU
1.1.1 Hoạt động đánh bắt IUU: a Khái niệm
IUU là viết tắt của 3 từ trong tiếng Anh: Illegal, unreported and unregulated fishing
Hoạt động đánh bắt IUU nghĩa là hoạt động đánh bắt cá trái phép, không báo cáo và không được quản lí Đây là hoạt động đánh bắt cá trái với các biện pháp bảo tồn và quản lí ở khắp nơi trên thế giới. b Nội dung hoạt động đánh bắt IUU:
Theo FAO - Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực, kế hoạch hành động quốc tế về ngăn chặn đánh cá bất hợp pháp (IPOA-IUU) bao gồm các tiêu chuẩn sau: Đánh bắt cá trái phép:
+ Hoạt động đánh bắt trái phép của các tàu thuyền trên vùng biển thuộc thẩm quyền của quốc gia đó mà không có sự cho phép của quốc gia đó hoặc vi phạm qui định khai thác thủy sản của quốc gia, quốc tế. + Các tàu đánh cá phải treo cờ các quốc gia là các bên liên quan đến các tổ chức quản lí thủy sản ở các khu vực liên quan và không được khai thác quá mức, đánh bắt cá con hay tàn phá nguồn thủy sản của một khu vực. + Hoạt động khai thác thủy sản cần được báo cáo với các cơ quan chức năng nhằm tuân thủ những qui định của pháp luật trong nước lẫn quốc tế.
Không báo cáo trong hoạt động đánh bắt:
+ Không báo cáo hoặc báo cáo sai cho các cơ quan quốc gia liên quan, vi phạm đến luật pháp và qui định của quốc gia đó.
+ Thực hiện đánh bắt cá trong phạm vi có thẩm quyền của các tổ chức quản lí thủy sản có liên quan tới khu vực đánh bắt nhưng chưa báo cáo hoặc báo cáo sai, vi phạm đến các thủ tục báo cáo của các cơ quan, tổ chức.
Không được quản lí trong các hoạt động đánh bắt:
+ Đánh bắt trong các khu vực có thẩm quyền của các tổ chức quản lí thủy sản có liên quan mà không có quốc tịch hay treo cờ quốc gia không thuộc tổ chức đó hoặc của một tổ chức đánh cá, không phù hợp, trái với các biện pháp quản lí và bảo tồn của tổ chức đó.
+ Trong khu vực hoặc nơi dự trữ cá liên quan đến việc không có biện pháp bảo tồn hay quản lí thích hợp và nơi các hoạt động nuôi giống và đánh bắt cá được sắp đặt theo dự trình không đồng nhất với trách nhiệm của quốc gia đối với việc bảo tồn tài nguyên sinh vật biển theo luật pháp quốc tế.
1.1.2 Quy định về hoạt động đánh bắt cá trái phép, không báo cáo và không được quản lí (IUU) của Liên minh Châu Âu EU a Tổng quan về quy định
Quy định của EU về ngăn chặn và loại bỏ đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2010.
Quy định nhằm đảm bảo:
+ Chỉ các sản phẩm thủy sản biển được quốc gia có thẩm quyền treo cờ hoặc quốc gia xuất khẩu xác nhận là hợp pháp mới có thể được nhập khẩu hoặc xuất khẩu từ EU.
+ Danh sách tàu IUU được ban hành thường xuyên, dựa trên các tàu IUU do Tổ chức Quản lý Nghề cá Khu vực xác định.
+ Quy định IUU cũng đưa ra khả năng đưa vào danh sách đen các quốc gia nhắm mắt làm ngơ trước các hoạt động đánh bắt bất hợp pháp.
+ Các nhà khai thác của EU đánh bắt bất hợp pháp ở bất kỳ đâu trên thế giới, dưới bất kỳ lá cờ nào, sẽ phải đối mặt với các hình phạt đáng kể tương ứng với giá trị kinh tế của sản phẩm đánh bắt của họ, khiến họ không có lợi nhuận.
Các trường hợp cụ thể bị coi là vi phạm: giống như kế hoạch IPOA-IUU
+ Áp dụng cho tất cả các hoạt động cập bến và chuyển tải của tàu đánh cá của EU và nước thứ ba tại các cảng của EU, và tất cả hoạt động buôn bán các sản phẩm thủy sản biển đến và đi từ EU Nó nhằm mục đích đảm bảo rằng không có sản phẩm thủy sản đánh bắt bất hợp pháp nào được đưa vào thị trường EU.
+ Yêu cầu tất cà các Quốc gia treo cờ chứng nhận nguồn gốc và tính hợp pháp của cá, do đó đảm bảo khả năng truy xuất nguồn gốc đầy đủ của tất cả các sản phẩm thủy sản biển được giao dịch từ và vào EU Các biện pháp này nhằm mục đích đảm bảo rằng các quốc gia tuân thủ các quy tắc quản lý và bảo tồn của riêng họ cũng như các quy tắc quốc tế.
+ Khi các Quốc gia treo cờ không thể chứng nhận tính hợp pháp của các sản phẩm theo các quy tắc quốc tế, Ủy ban sẽ bắt đầu một quá trình hợp tác và hỗ trợ với họ để giúp cải thiện khung pháp lý và thông lệ của họ. Các mốc quan trọng của quá trình này là cảnh báo (thẻ vàng), thẻ xanh nếu các vấn đề được giải quyết và thẻ đỏ nếu không sẽ dẫn đến việc bị cấm giao dịch.
+ Ngoài chương trình chứng nhận, quy định IUU của EU còn giới thiệu một hệ thống cảnh báo để chia sẻ thông tin giữa các cơ quan hải quan của các Quốc gia Thành viên EU về các trường hợp nghi ngờ có hành vi bất hợp pháp.
Ba thành phần cốt lõi của quy định
+ Chương trình chứng nhận khai thác: Chỉ các sản phẩm thủy sản biển được quốc gia treo cờ có thẩm quyền xác nhận là hợp pháp mới có thể được nhập khẩu hoặc xuất khẩu từ EU.
Các vấn đề chung liên quan đến việc VN bị EC phạt thẻ vàng IUU
1.2.1 Bối cảnh chung khi VN bị EC phạt thẻ vàng IUU
Trong các ngày 13-19/5/2017, đoàn công tác của EU vào Việt Nam kiểm tra hoạt động tuân thủ các quy định của EU về hoạt động đánh bắt cá IUU Sau quá trình điều tra, thu thập thông tin và đánh giá tình hình hoạt động khai thác thủy sản của ngư dân Việt Nam trên biển, đoàn công tác đã gửi kết quả thu thập được và báo cáo kiến nghị lên Ủy ban châu Âu Trên cơ sở báo cáo đánh giá đó, ngày 23/10/2017, EC đã quyết định rút “thẻ vàng” cảnh cáo đối với sản phẩm thủy sản khai thác của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường châu Âu.
Mối quan hệ kinh tế Việt Nam - EU: Sau 9 năm nỗ lực đàm phán, ngày 30/6/2019, Việt Nam và EU chính thức ký kết Hiệp định thương mại tự do EVFTA. Theo hiệp định, hơn 99% hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang EU sẽ được xóa bỏ thuế ngay sau khi hiệp định có hiệu lực, hoặc sau một lộ trình ngắn Đây sẽ là một cú hích rất lớn cho xuất khẩu của Việt Nam, giúp đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu, nhất là các mặt hàng nông, thuỷ sản.
Hiện tại các quốc gia trên toàn thế giới cũng đang bắt đầu áp dụng các quy định về hành vi đánh bắt IUU, điển hình như Mỹ, Nhật Bản Đây là 2 thị trường nhập khẩu lớn của thủy sản Việt Nam Do bị ghi thẻ vàng của EC, sản phẩm thủy sản của Việt Nam bị giảm giá trị và uy tín, đồng thời phải chịu sự kiểm tra gắt gao hơn trước khi đi vào 2 thị trường nói trên.
1.2.2 Nguyên nhân VN bị phạt cảnh cáo
Nguyên nhân trực tiếp dẫn tới việc EC rút thẻ vàng IUU đối với ngành thủy sản Việt Nam là:
Việt Nam hiện nay đang chưa có một hệ thống thể chế, quy định hoàn chỉnh và thống nhất về hoạt động quản lý khai thác thủy sản. Đội tàu khai thác của Việt Nam chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn theo quy định quốc tế để có thể tham gia vào hoạt động khai thác thủy sản trên biển.
Hệ thống định vị, kiểm tra, giám sát, và quản lý tàu biển còn sơ sài, thiếu chuyên nghiệp dẫn đến tình trạng các tàu Việt Nam thường xuyên đánh bắt thủy sản trong vùng biển của nước khác Bà Nguyễn Thị Thu Sắc, Phó chủ tịch VASEP, cho biết: “Công tác triển khai hệ thống giám sát tàu cá để giám sát hoạt động của tàu cá trên biển còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ Hiện cả nước mới có 20 tỉnh tổ chức trực 24/24 giờ Tình trạng mất kết nối VMS diễn ra phổ biến. Theo thống kê của phòng chuyên môn thuộc Tổng Cục Thủy sản, rất nhiều tàu cá có chiều dài trên 15 m đã gắn định vị nhưng bỗng nhiên mất tín hiệu ngoài khơi, có ngày lên tới gần 300 tàu bị mất tín hiệu như thế.”
Chưa có quy trình, hệ thống xác nhận nguồn gốc thủy sản khai thác nên dẫn đến việc thủy sản của các như dân đánh bắt được đa số là không có nguồn gốc Điều này được lãnh đạo bộ NN&PTNT chia sẻ: “Tình trạng giải ngân vốn đầu tư cơ sở hạ tầng cho cảng cá còn chậm, khiến nhiều cảng cá loại 1 không thể kiểm soát được sản lượng khai thác Việc khai thác, đánh bắt cá ở kinh, vĩ độ nào, nhiều địa phương không thể xác định chính xác Không kiểm soát được sản lượng khai thác thì không thể truy xuất được nguồn gốc Tôi biết, có tỉnh chỉ kiểm soát được 3% tổng sản lượng đánh bắt."
Bên cạnh nguyên nhân từ việc quản lý nhà nước về hoạt động đánh bắt thủy sản IUU, còn có nguyên nhân đến từ nhận thức của người dân về những quy định này gần như không có, hoặc không đồng nhất Điều này được thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến đánh giá khi xem xét vấn đề nhật ký đánh bắt của ngư dân, cụ thể:
"Tôi đi từng cảng cá, lật từng cuốn số hành trình và nhận thấy, đây không phải nhật ký mà là hồi ký Hầu hết sổ đều do vợ con ghi chép lại"
1.2.3 Tiềm năng xuất khẩu thủy hải sản sang EU của Việt Nam
Nhu cầu tiêu thụ thủy sản của EU là rất lớn
Các quốc gia châu Âu tiêu thụ số lượng lớn thủy sản mỗi năm, trong đó phần lớn là thủy hải sản nhập khẩu Theo số liệu năm 2018 được cung cấp bởi AIPCE-CEP (Hiệp hội các nhà chế biển thủy sản châu Âu - Liên đoàn các tổ chức các quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu thủy sản châu Âu), tổng mức tiêu thụ của EU khoảng 12,9 triệu tấn, tương đương 25,1 kg/người, trong đó có 62,5% sản phẩm là hàng nhập khẩu; nhu cầu đối với các loài cá thịt trắng đánh bắt tự nhiên cũng tăng lên đáng kể với 3,2 triệu tấn, tôm cũng được tiêu thụ mạnh mẽ với hơn 900 nghìn tấn mỗi năm.
Tuy có nhu cầu rất lớn song khả năng tự cung cấp của EU lại đang có xu hương giảm Theo AIPCE-CEP, khả năng nuôi trồng và tự khai thác của EU có xu hương giảm mạnh từ sau khi Anh chính thức rời khỏi liên minh này Song song với đó, giá dầu tăng 175% trong năm 2022 khiến việc khai thác thủy sản không có lợi nhuận nên sản lượng thủy sản tự cung cấp của EU giảm mạnh.
Do đó, EU là một thị trường vô cùng tiềm năng với các nước xuất khẩu thủy sản trên thế giới.
Việt Nam có tiềm năng lớn khi xuất khẩu sang EU
Việt Nam có điều kiện tự nhiên vô cùng phù hợp để phát triển ngành thuỷ sản: khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, có đường bờ biển dài hơn 3000 km, trong vùng biển Việt Nam có trên 400 hòn đảo lớn nhỏ, là nơi có thể cung cấp các dịch vụ hậu cần, là điểm trung chuyển các sản phẩm thủy sản Biển Việt Nam cũng có nhiều vịnh, cửa sông thích hợp nuôi trồng thủy sản Với điều kiện thiên nhiên ưu ái như vậy, thủy sản nước ta vô cùng phòng phú với rất nhiều chủng loại, trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế cao.
EU là một trong 5 thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam Theo số liệu của VASEP, trong 6 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU đạt khoảng 485,3 triệu USD và tăng 20% so với cùng kỳ năm
2020, theo đó EU là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ tư của nước ta (sau Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc), chiếm 11,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Trong đó, xuất khẩu tôm sang EU tăng trưởng mạnh, đạt 255,7 triệu USD, tăng 27,5%; xuất khẩu cá ngừ đạt 73,3 triệu USD, tăng 31,6%,
Không chỉ vậy, tính đến hiện tại phần lớn thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang EU là sản phẩm thô Vì vậy, vẫn còn rất nhiều không gian phát triển cho ngành xuất khẩu thủy sản đã qua chế biến, từ đó gia tăng giá trị, đem lại lợi ích kinh tế cao hơn.
Hiệp định EVFTA đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu thủy sản sang EU
Lợi ích về thuế: Sau khi hiệp định EVFTA có hiệu lực có một số sản phẩm chế biến đang có mức thuế cơ bản khá cao (20%) sẽ được giảm ngay về 0% như hàu, điệp, mực, bạch tuộc, nghêu, sò, bào ngư chế biến…Ngoài ra, hầu hết các sản phẩm mực, bạch tuộc đông lạnh đang có mức thuế cơ bản 6-8% sẽ được giảm ngay về 0%, các sản phẩm khác như surimi được giảm từ 14,2% về 0%, cá cờ kiếm từ 7,5% về 0%… Riêng với cá ngừ đóng hộp và cá viên, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan lần lượt là 11.500 tấn và 500 tấn.
TÁC ĐỘNG CỦA THẺ VÀNG IUU CỦA EC TỚI NGÀNH THỦY HẢI SẢN VN
Thực trạng ngành thủy sản Việt Nam trong bối cảnh bị phạt thẻ vàng IUU
2.1.1 Thực trạng về khai thác thủy sản
Ngành thủy sản hiện nay là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam với quy mô ngày càng mở rộng Thương hiệu thủy sản Việt Nam không chỉ được khẳng định trong nước mà còn được đón nhận bởi nhiều quốc gia trên thế giới Khai thác hải sản là lĩnh vực quan trọng bậc nhất trong sản xuất và xuất khẩu thủy sản.
Bảng 1: Tổng sản lượng thủy sản khai thác của Việt Nam giai đoạn 2017 – 2022
Nguồn: Tổng cục Thống KêViệt Nam là quốc gia có bờ biển trải dài theo hướng Đông với biển Đông là một biển rìa lục địa và là một phần của biển Thái Bình Dương Vùng biển ven bờ và vùng biển ngoài khơi đều chứa trữ lượng thủy hải sản rất lớn Điều này thúc đấy ngành khai thác thủy sản của Việt Nam phát triển Bên cạnh đó, Việt Nam là quốc gia có dân số trẻ, tạo ra nguồn lực lao động cực kỳ lớn cho các ngành kinh tế Đối với ngành khai thác thủy sản, lao động nghề cá chiếm số lượng đông đảo.
Từ năm 2017 đến nay, sản lượng thủy sản khai thác của Việt Nam có sự tăng trưởng ổn định, ngoại trừ sự sụt giảm không đáng kể vào năm 2022 Năm 2017, sản lượng thủy sản khai thác đạt 3,464 triệu tấn Đến năm 2021, con số này đã lên đến gần
4 triệu tấn Hiện nay, cả nước có tổng gần 100.000 tàu cá, trong đó hơn 27.000 tàu có chiều dài lớn nhất từ 15-24m, hơn 2600 tàu chiều dài lớn nhất trên 24m Số tàu khai thác thủy sản biển có công suất từ 90 CV trở lên của cả nước tăng qua từng năm Năm
2017, số lượng tàu này là 33.379 chiếc, đến năm 2021 là hơn 35.000 chiếc 1
Tuy nhiên, những năm gần đây, nguồn lợi thủy sản bị suy giảm mạnh, cường lực khai thác vẫn ở mức cao trong thời gian qua, dẫn đến hiệu quả sản xuất nghề khai thác giảm, công tác ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao giá trị sản phẩm khai thác chưa được nhiều Ngoài ra, số lượng lao động trực tiếp khai thác hải sản liên tục giảm trong những năm qua Tình trạng thiếu lao động trong khai thác hải sản đã và đang phổ biến ở nhiều địa phương Trình độ văn hóa của lực lượng lao động trên biến so với mặt bằng chung của xã hội hiện nay còn thấp, ảnh hưởng đến việc ứng dụng các công nghệ khai thác, bảo quản hiện đại vào sản xuất Cùng đó, hạ tầng cảng cá còn thiếu hoặc xuống cấp, việc duy tu, sửa chữa định kỳ còn hạn chế, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm Luồng lạch vào cảng bị bồi lắng nhưng chưa được nạo vét kịp thời, làm cho tàu thuyền ra, vào bốc dỡ hàng hóa, neo đậu gặp nhiều khó khăn, không an toàn Chưa kể, công tác bảo quản sản phẩm thủy sản trên tàu cá, cảng cá chưa cải thiện đáng kể, tổn thất sau thu hoạch vẫn còn ở mức cao, gây lãng phí nguồn lợi, ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm và giá trị sản xuất Mặt khác, nguồn lợi thủy sản đang chịu áp lực rất lớn Nguồn lợi hải sản đang có tốc độ suy giảm rất mạnh So với giai đoạn 2011 – 2015, thì tổng trữ lượng các nhóm nguồn lợi chủ yếu trong giai đoạn
2016 – 2019 thấp hơn 9,4% tương đương 410 nghìn tấn, trong đó, nhóm nguồn lợi hải sản tầng đáy giảm 18,4%, nhóm cả nối nhỏ giảm 7,3% và nhóm cả nỗi xa bờ giảm 8,8%.
2.1.2 Thực trạng về tình hình xuất khẩu hải sản sang thị trường EU
Trong chiến lược phát triển tổng thể ngành thủy sản Việt Nam,khai thác thủy sản hướng đến mục tiêu xuất khẩu Những năm qua, ngành thủy sản đã tích cực đẩy
1 Sốố li u trích t T ng c c thốống kê, ệ ừ ổ ụ Sốố tàu khai thác th y s n bi n có cống suấốt t 90 CV tr lên phấn theo đ a ủ ả ể ừ ở ị ph ươ ng mạnh các tiêu chuẩn quốc tế, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, gắn sản xuất nguyên liệu với chế biển, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu.
Năm Kim ngạch xuất nhập khẩu
Bảng 2: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn
2017 – 2022 Nguồn: Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP)
Từ năm 2017 – 2022, thị trường EU luôn nằm trong top 5 thị trường xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất của Việt Nam Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU chiếm trên dưới 10% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước trong những năm này. Những thị trường xuất khẩu lớn nhất trong khối thị trường này là Hà Lan, Đức, Italia,
Bỉ và Pháp Trong khi đó, Việt Nam là thị trường cung cấp thủy sản đứng thứ hai trong khu vực châu Á, chỉ xếp sau Trung Quốc Nhu cầu nhập khẩu thủy sản của EU là rất lớn, trên 50 tỷ USD/năm Chính vì vậy, thủy sản là một trong những mặt hàng được quan tâm nhất trong đàm phán Hiệp định EVFTA để giúp thủy sản Việt Nam tận dụng cam kết thuế nhập khẩu ưu đãi để nâng cao năng lực cạnh tranh, thâm nhập mạnh vào thị trường EU.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong năm 2017, các doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu hơn 8,3 tỷ USD thủy sản các loại, tăng 18% so với kết quả thực hiện trong năm 2016 Với kết quả này, thủy sản là nhóm hàng đứng thứ 6 trong số các nhóm hàng xuất khẩu chính của Việt Nam trong năm 2017 Trong năm
2017, EU đã chính thức vượt qua Mỹ trở thành thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam với trị giá đạt 1,46 tỷ USD, tăng 22% so với năm 2016.
Tuy nhiên, sau năm 2017, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này gặp nhiều khó khăn Nhất là từ tháng 10/2017 - thời điểm Việt Nam bị Ủy ban châu Âu (EC) áp thẻ vàng IUU (Khai báo hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định) Chỉ hơn nửa năm sau đấy, tháng 6/2018, Tổng xuất khẩu thủy sản vào
EU chỉ đạt 584 triệu USD, đứng thứ 4 trong nhóm các thị trường tiêu thụ chính hàng thủy sản của Việt Nam sau: Mỹ đạt 626 triệu USD, Nhật Bản 599 triệu USD và Trung Quốc với 586 triệu USD Thẻ vàng là nguyên nhân chính khiến xuất khẩu thủy sản sang EU sụt giảm liên tiếp trong 3 năm từ 2018 đến 2020, cho dù những năm trước luôn ghi nhận tốc độ tăng trưởng khá.
2.1.3 Thực trạng thực hiện quy định IUU của ngư dân
Hiện nay, hơn 5 năm kể từ khi EC cảnh báo thẻ vàng, Việt Nam vẫn còn tình trạng khai thác trái phép tại các vùng biển nước ngoài Thời gian qua, nhà nước và các cơ quan chức năng đã có nhiều cố gắng trong việc phối hợp tổ chức tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, nỗ lực triển khai đồng bộ thực hiện các giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của Ủy ban châu Âu Tính đến thời điểm này, các sản phẩm thủy sản khai thác của nước ta vẫn bị gắn mác thẻ vàng IUU Tình trạng tàu cá hoạt động không có giấy phép khai thác thủy sản và vi phạm vùng biển nước ngoài vẫn còn Nhiều ngư dân Việt Nam khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài bị bắt giữ và xử lý.
Mặc dù tình trạng đánh bắt trái phép ở vùng biển nước ngoài vẫn xảy ra nhưng có xu hướng giảm Tàu thuyền và ngư dân được ghi nhận vi phạm vùng biển nước ngoài đã giảm từ 297 tàu (2.419 ngư dân) năm 2017 – thời điểm nghề cá Việt Nam bị
Tác động của thẻ vàng IUU
2.2.1 Tác động đối với ngành chung
Tăng tr ng kim ng ch xuấốt kh u th y s n Vi t Nam sang EU giai đo n 2017 - 202ưở ạ ẩ ủ ả ệ ạ
Kim ng ch xuấốt kh u th y s n (T USD) ạ ẩ ủ ả ỷ
Biểu đồ 1: Biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu thủy sản của
Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2017 - 2022
Hoạt động xuất khẩu hải sản là lĩnh vực bị tác động trực tiếp và nghiêm trọng nhất từ thẻ vàng của IUU Từ khi Ủy ban châu Âu đưa ra cảnh báo thẻ vàng đối với hải sản Việt Nam vào năm 2017, việc xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU chưa dừng hẳn Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu này có xu hướng sụt giảm rõ rệt Trong 20 năm trước khi bị đánh thẻ vàng, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU đã tăng mạnh từ
90 triệu USD năm 1999 đến gần 1,5 tỷ USD năm 2017 Thế nhưng, do tác động tiêu cực mà thẻ vàng mang lại, những con số này đã ghi nhận sự sụt giảm đáng kể Trong số các thị trường chính của EU, khối lượng thủy sản nhập khẩu vào Ý, Bỉ, Đức, HàLan và Bỉ có sự giảm sút nghiêm trọng bậc nhất Trong giai đoạn 2015 – 2018, EU liên tục giữ vị trí thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam Đến năm 2019, vị trí này đã hạ xuống thứ 4, xếp sau Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc.
Theo báo cáo do Ngân hàng Thế giới và Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) công bố cho thấy, việc xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU đã bị ảnh hưởng rõ rệt sau khi bị EC rút thẻ vàng Năm 2018, năm đầu tiên sau khi bị phạt thẻ vàng IUU, tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng hải sản sang
EU chưa nhận thấy tác động tiêu cực rõ ràng của thẻ đối với ngành thủy sản Việt Nam. Nhìn chung, kết quả xuất khẩu thủy sản sang EU năm 2018 chỉ giảm 6% so với năm
2017 Trong số các sản phẩm khai thác biển này, xuất khẩu bạch tuộc giảm 22%, nhuyễn thể hai mảnh vỏ giảm 19%, cua giảm 14% và các loài cá biển khác giảm 4%. Trong khi đó, xuất khẩu cá ngừ sang EU năm 2018 vẫn tăng 12% Tuy nhiên, so với đà tăng trưởng mạnh của cá ngừ trong hai năm trước (tăng 18% năm 2016 và 23% năm
2017), kết quả này phản ánh xu hướng tăng trưởng chậm lại.
Tuy nhiên, năm 2019, tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU giảm sút rõ ràng, đạt khoảng 1,3 tỷ USD, trong đó sản phẩm hải sản khai thác đóng góp khoảng 387 triệu USD So với năm 2018, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU năm 2019 giảm 11,9%, trong đó tổng xuất khẩu hải sản khai thác tiếp tục giảm 5%, xuất khẩu thủy sản nuôi giảm sâu hơn với 15% Đặc biệt, 3 mặt hàng thủy sản chính sang thị trường EU đều giảm mạnh: bạch tuộc tiếp tục giảm 19%, cá ngừ quay đầu tăng trưởng âm 12%, nhuyễn thể hai mảnh vỏ giảm mạnh 119%, trong khi các sản phẩm hải sản khác tăng 14% Xu hướng giảm này tiếp tục kéo dài hơn nữa vào năm 2020, đặc biệt trong bối cảnh COVID-19 đã ảnh hưởng đến hoạt động khai thác cũng như chứng nhận khai thác đối với nguyên liệu hải sản xuất khẩu sang EU.
Năm 2020, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang EU đạt 1,22 tỷ USD, giảm 6% so với năm 2019, đứng thứ 3 trong 4 thị trường chính (sau Mỹ đạt 1,6 tỷ USD; Nhật Bản đạt 1,4 tỷ USD; Trung Quốc đạt 1,2 tỷ USD).
Sang đến năm 2021, mặc dù dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và xuất khẩu, nhất là vào giai đoạn quý III/2021, nhưng cả năm 2021, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đã lội ngược dòng ngoạn mục trong những tháng cuối năm đưa kết quả cả năm 2021 vượt trên mong đợi với trên 8,9 tỷ USD, tăng 6% so với năm 2020.Trong đó, riêng xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU đạt trên 1 tỷ USD, tăng 12% so với năm 2020, đồng thời, chiếm 12% thị phần xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, đứng vị trí thứ ba, xếp sau Hoa Kỳ và Trung Quốc.
2.2.2 Tác động đối với doanh nghiệp
Doanh nghiệp thủy sản Việt Nam đã và đang chịu tổn thất nặng nề từ khi Ủy ban châu Âu thuộc Liên minh châu Âu đưa ra cảnh báo thẻ vàng IUU Trước hết, số hàng hải sản xuất khẩu bị giữ lại nhiều hơn Doanh nghiệp không chỉ mất thêm thời gian thông quan mà còn tốn thêm chi phí Trong thời gian bị áp thẻ vàng, 100% số container hải sản xuất khẩu bị giữ lại cảng đến để kiểm tra nguồn gốc khai thác Việc kiểm tra này khiến thời gian vận chuyển bị kéo dài thêm thời gian, có thể tới 3-4 tuần/container với mỗi container hải sản Việt Nam xuất sang EU có trọng lượng khoảng 24 tấn Ngoài ra, chi phí cho kiểm tra nguồn gốc là khoảng 500 bảng Anh/container, chưa kể chi phí lưu công bãi rất Thứ hai, doanh nghiệp phải đối mặt với rủi ro các lô hàng phải xác minh và rủi ro nhất là tỷ lệ lớn các container hàng bị từ chối, trả lại, gây tổn thất nặng nề về kinh tế Xác minh càng lâu thì tín hiệu tích cực của lô hàng càng ít đi Nếu như không có một bằng chứng đủ thuyết phục thì càng nhiều lô hàng bị trả lại và dẫn đến càng tốn chi phí vận chuyển container 2 chiều từ Việt Nam sang Châu Âu và ngược lại Tổng tổn thất cho việc xuất khẩu hải sản từ Việt Nam sang EU khi bị thẻ vàng, ước tính khoảng 10.000 Euro/container
Ngoài tổn thất về tiền, doanh nghiệp còn chịu tổn thất mất khách hàng Nhiều khách hàng tại EU e ngại việc bị phạt theo quy định của IUU nên giảm hoặc ngừng mua hải sản tại các quốc gia bị “thẻ vàng” Thay vì chọn Việt Nam làm nhà cung cấp, họ tìm đến các đối thủ cạnh tranh khác như Trung Quốc, Điều kiện cơ sở hạ tầng và nhân lực các cảng cá còn hạn chế, ảnh hưởng lớn đến việc xác định nguồn gốc nguyên liệu hải sản Bên cạnh đó thủ tục xác nhận nguồn gốc nguyên liệu chồng chéo mất rất nhiều thời gian Trước đây để được xác nhận nguồn gốc nguyên liệu mất 3 tháng, nay vẫn còn đến 2 tháng Mặt khác việc ghi nhật ký của ngư dân còn nhiều vấn đề như thiếu thông tin, ghi thông tin không chính xác, đầy đủ trong khi đó cơ quan chức năng chưa có đủ cơ sở dữ liệu để xác minh một cách nhanh chóng và kịp thời Khi nhập hàng về chế biến, đến khi hồ sơ thủ tục hoàn tất thì chỉ có 30-40% hàng hóa đáp ứng được yêu cầu thủ tục của EU, còn lại bị loại Các đối tác nhập khẩu không thể chờ các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam quá lâu vì ảnh hưởng đến hợp đồng phân phối của họ Kết quả là các đối tác nước ngoài quay lưng với doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp
Các nước nhập khẩu ngày càng yêu cầu chặt chẽ về kiểm soát chất lượng và truy xuất nguồn gốc Nhiều phương pháp nhằm mục đích truy xuất nguồn gốc hải sản và hàng trăm hệ thống riêng là đã xuất hiện trong những năm gần đây trong chuỗi cung ứng hải sản và những nhà cung cấp công nghệ cũng phổ biến hơn Việc bị đánh thẻ vàng càng khiến thị trường EU vốn yêu cầu lại càng yêu cầu các tiêu chuẩn chất lượng cao nhất đối với sản phẩm nhập khẩu và đưa ra mức giá tốt Điều này đòi hỏi các nhà sản xuất phải liên tục đổi mới và phát triển hệ thống sản xuất của họ để đáp ứng các yêu cầu của thị trường Tuy nhiên, nếu ngành này mất đi thị trường tiêu chuẩn cao, thì ngành đó cũng mất động lực để nâng cấp chuỗi giá trị của mình Doanh nghiệp vì thế mà lại càng khó đáp ứng được tiêu chuẩn của đối tác nước ngoài.
2.2.3 Tác động đối với nhà nước
Thứ nhất, thẻ vàng IUU gây khó khăn cho Chính phủ Việt Nam trong việc đạt được mục tiêu xuất khẩu thủy sản đạt 16-18 tỷ USD vào năm 2030 Để đạt được mục tiêu đó, cả nước phải có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thủy sản bình quân hàng năm là 7-9% trong 10 năm tới Với tình hình thẻ vàng chưa được gỡ bỏ, tốc độ tăng trưởng 9%/năm gần như chắc chắn không thể đạt được Mặc dù 2 năm trở lại đây, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU của Việt Nam đã có sự tăng trưởng dương kể từ sau khi bị đánh thẻ vàng làm tỷ lệ tăng trưởng âm ở 3 năm liên tiếp 2018, 2019, 2020. Tuy nhiên, dưới tác động đáng kể của thẻ vàng, Việt Nam khó đạt được mức độ tăng trưởng như mục tiêu hướng đến kịch bản 16-18 tỷ USD năm 2030 Vì vậy, khả năng đạt được mục tiêu do nhà nước đề ra là thấp.
Thứ hai, nó ảnh hưởng đến hoạt động chiến lược đảm bảo và thực thi chủ quyền biển đảo của Việt Nam Hiện nay, Việt Nam đang có những mâu thuẫn tranh chấp chủ quyền trên biển với các quốc gia khác Để thực thi yêu sách và cụ thể hóa tuyên bố về chủ quyền của quốc gia đối với các vùng biển, nhất là các vùng biển xa bờ, vai trò của ngư dân là vô cùng quan trọng Các hoạt động khai thác đánh bắt của ngư dân ViệtNam trên các vùng biển chính là minh chứng cho hoạt động thực thi yêu sách và góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương Nếu vì hải sản xuất khẩu không được, ngư dân sẽ không vươn khơi đánh bắt nữa, sẽ tác động không tốt tới chiến lược của quốc gia trong vấn đề thực thi chính sách về biển.
Ngoài ra, các thị trường chính khác như Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc có thể sẽ hạn chế hoặc ngừng hoàn toàn nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam Đồng thời, giá thủy sản xuất khẩu sang các thị trường khác cũng sẽ giảm do các nhà nhập khẩu cố tình hạ giá hoặc do thủy sản Việt Nam sẽ phải cạnh tranh gay gắt với sản phẩm của các nước khác Điều này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn ngành thủy sản, làm giảm uy tín của không chỉ sản phẩm thủy sản khai thác mà còn cả sản phẩm thủy sản nuôi trồng của Việt Nam trên thị trường thế giới Khi đó, nền kinh tế thủy sản suy giảm sẽ ảnh hưởng đến đời sống của ít nhất 4,7 triệu lao động Việt Nam và tác động mạnh đến các ngành khác do thay đổi cơ cấu lao động của ngành thủy sản.
NỖ LỰC GỠ THẺ CỦA VIỆT NAM VÀ NGUYÊN NHÂN CHƯA ĐƯỢC GỠ THẺ
Những biện pháp đã thực hiện
Từ năm 2017, sau khi Uỷ ban châu Âu (EC) đưa ra đưa ra cảnh báo “thẻ vàng” đối với thuỷ sản của Việt Nam, gần sáu năm qua Việt Nam đã triển khai thực hiện các giải pháp để gỡ "thẻ vàng", tuy đã có nhiều chuyển biến tích cực song mục tiêu lớn nhất vẫn chưa đạt được Cảnh báo "thẻ vàng" của EC đối với Việt Nam là về khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) do đó các biện pháp đưa ra chủ yếu đều nhằm mục tiêu khắc phục hiện tượng này Đầu tiên, về hệ thống pháp lý, theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, trong 4 khuyến nghị của Ủy ban châu Âu (EC) về khắc phục "thẻ vàng", có đề nghị hoàn thiện quy phạm pháp luật Theo đó Việt Nam đã hoàn thiện hệ thống pháp luật về thủy sản, cơ bản đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế, bảo đảm quản lý, phát triển nghề cá bền vững, có trách nhiệm Luật Thủy sản năm
2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật gồm 2 nghị định, 8 thông tư đã quy định đầy đủ các nội dung về chống khai thác IUU Các văn bản này khi xây dựng đều tham khảo ý kiến của EC Còn 3 khuyến nghị về quản lý đội tàu, truy xuất nguồn gốc và thực thi pháp luật thì các quy định xử phạt ở Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản đã rất rõ ràng Riêng về truy xuất nguồn gốc, hạ tầng là yếu tố quyết định Thời gian tới, ngân sách nhà nước sẽ có phân bổ đầu tư công trung hạn để bảo đảm hạ tầng thủy sản, đặc biệt là hạ tầng khai thác, có bước chuyển biến tích cực, tạo điều kiện thuận lợi cho truy xuất nguồn gốc từ đánh bắt, nhập hàng đến cảng, đến nhà máy và xuất khẩu sang các thị trường.
Thứ hai, tiến hành lắp thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá Đến nay số lượng tàu cá lắp đặt thiết bị VMS có tín hiệu trên hệ thống giám sát hành trình tàu cá đạt khoảng 95% Bên cạnh đó, tàu cá xuất, nhập bến tại đồn, trạm biên phòng tuyến biển đều phải qua kiểm tra, kiểm soát theo đúng quy định, đảm bảo thiết bị VMS hoạt động liên tục 24/24 giờ từ khi tàu cá rời cảng đến khi cập cảng; theo dõi, giám sát 24/7 đối với 100% tàu cá hoạt động trên biển qua hệ thống giám sát tàu cá
Hình 1: Thiết bị giám sát hành trình VMS
Nguồn ảnh: Báo Bình Thuận Thứ ba, thúc đẩy vai trò của địa phương trong quản lý tàu cá để tránh vi phạm khai thác IUU Các địa phương đặc biệt là cấp xã - những người gần với ngư dân nhất đã vận động, quán triệt nhận thức cho ngư dân để họ hiểu rõ nếu khai thác vi phạm sẽ ảnh hưởng cả ngành thủy sản, thậm chí đến hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế. Nhiều địa phương đã tiến hành lắp đặt các Pano ở cảng cá để tuyên truyền các Chỉ thị của Chính Phủ, lắp đặt các poster cảnh báo các vùng biển chồng lấn lắp trên cabin tàu cá, tổ chức tuyên truyền thông qua các lớp tập huấn và hội nghị thảo luận tìm giải pháp khắc phục IUU, phát sóng các chương trình trên truyền hình, phát thanh, Chính quyền các địa phương đã và đang cố gắng đảm bảo tinh thần của Văn bản số 81- CV/TW ngày 20-3-2020 của Thường trực Ban Bí thư về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác phòng chống khai thác IUU và các chỉ thị, công điện, quyết định của Thủ tướng Chính phủ
Thứ tư, tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ ngư dân gỡ thẻ vàng IUU Vừa qua, Báo Pháp Luật TP.HCM phát động Chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển”. Chương trình được tổ chức tại 28 tỉnh thành có biển trên cả nước, trong 3 năm, từ 2023-2025 Tại mỗi địa phương, chương trình sẽ trao quà cho 200 ngư dân Mỗi phần quà trị giá hơn 4 triệu đồng, bao gồm 1 bộ ắc quy phục hồi, đèn led, phao cứu hộ, 1 túi thuốc và các loại thuốc cần thiết Chương trình còn trao học bổng, xe đạp, sách tập cho con em những gia đình ngư dân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, neo đơn Đáng chú ý, Chương trình sẽ phát hành cuốn cẩm nang “Những điều cần biết về đánh bắt hải sản” với rất nhiều kiến thức về pháp lý cần thiết dành cho bà con ngư dân
Hình 2: Hoạt động tuyên truyền về IUU cho ngư dân tại Sóc Trăng
Nguồn ảnh: Báo Sóc Trăng Thứ năm, về nguồn nhân lực, các đơn vị bảo đảm ưu tiên bố trí, sắp xếp cán bộ đúng chuyên ngành cho các trạm Biên phòng cửa khẩu cảng, trạm kiểm soát Biên phòng, Văn phòng kiểm soát tàu cá tại các cảng cá để thực hiện tốt công tác xuất, nhập bến đối với tàu cá; thống nhất quy trình công tác tuần tra trên biển, hệ thống sổ đăng ký xuất, nhập bến đối với các trạm kiểm soát Biên phòng.
Thứ sáu, xử lý nghiêm các tàu cá vi phạm Các trạm kiểm soát Biên phòng tuyến biển kiên quyết không cho tàu cá xuất bến nếu không đảm bảo các yêu cầu về hoạt động khai thác hải sản hoặc không có đầy đủ giấy tờ, trang thiết bị an toàn kỹ thuật theo quy định Ví dụ: Đối với tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình; tất cả các loại tàu cá có chiều dài từ 6m trở lên phải được lập hồ sơ, danh sách quản lý, theo dõi; đặc biệt là nhóm tàu cá “nguy cơ cao” vi phạm vùng biển nước ngoài Các địa phương cũng đã và đang thực hiện việc xác minh, xử lý các vụ việc tàu cá bị nước ngoài bắt giữ, xử lý và xử phạt các trường hợp vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài và thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng Đồng thời tiến hành củng cố hồ sơ, truy tố xét xử các vụ việc môi giới, móc nối đưa tàu cá, ngư dân Việt Nam đi khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài để ngăn chặn, xử lý, phục vụ công tác tuyên truyền, răn đe; mở các đợt cao điểm tuần tra, kiểm tra, kiểm soát có sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng và xử phạt nghiêm các hành vi khai thác IUU theo quy định Ngoài ra các địa phương các địa phương còn xác minh, xử lý các tàu cá không duy trì kết nối thiết bị giám sát hành trình theo quy định; cập nhật 100% kết quả xử phạt hành vi khai thác IUU vào hệ thống phần mềm theo dõi.
Thứ bảy, tăng cường hợp tác quốc tế Việt Nam đã ký các bản ghi nhớ (MoU) về hợp tác song phương trong lĩnh vực nghề cá và có các cuộc họp thường niên với Philippines, Brunei, Campuchia và Thái Lan Không những thế Việt Nam cũng thiết lập đường dây nóng với Australia, Trung Quốc, Philippines, cơ chế hợp tác với lực lượng chấp pháp biển Malaysia (8/2019) và đàm phán với Thái Lan, Campuchia, Brunei, Indonesia, Papua New Guinea và Palau Điểm nổi bật trong việc thực hiện các biện pháp nhằm gỡ thẻ vàng IUU tại một số tỉnh thành như sau:
Kiên Giang - xử lý nghiêm tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài: Bộ đội Biên phòng Kiên Giang chỉ đạo các đồn, trạm kiểm soát Biên phòng thực hiện nghiêm công tác kiểm tra 24/24 giờ, kiểm soát chặt chẽ tàu cá ngư dân ra, vào các cửa biển, cửa sông lớn, kiên quyết không cho ra khơi những trường hợp tàu cá mà thủ tục giấy tờ không đầy đủ, không hợp lệ, thiếu trang thiết bị hàng hải,không lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên tàu… Trong 9 tháng đầu năm
2022, các lực lượng chức năng phát hiện và xử lý nghiêm 33 tàu cá ngư dân Kiên Giang sang vùng biển nước ngoài khai thác hải sản trái phép, giảm 11 tàu so với cùng kỳ năm 2021; trong đó, thành phố Rạch Giá là địa phương còn số tàu cá vi phạm nhiều.
Quảng Ngãi - nâng cao cơ sở hạ tầng cảng cá: Giám đốc Ban Quản lý Các cảng cá tỉnh thừa nhận, hạ tầng các cảng cá trong tỉnh hiện nay chỉ đạt khoảng 70% các tiêu chí cảng cá loại II; những năm qua, rất nhiều tàu thuyền của tỉnh Quảng Ngãi không về địa phương để xuống cá mà phải di chuyển đến các tỉnh lân cận. Hiện tại, Quảng Ngãi đang lên kế hoạch đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng và trang thiết bị, nhất là phương tiện phục vụ việc bốc dỡ hàng hóa, vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm phục vụ nhu cầu của ngư dân.
Ninh Thuận - tăng cường giám sát qua VMS: tàu cá lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (VMS) đã đạt tỉ lệ hơn 98%, Ninh Thuận sẽ tiếp tục đẩy nhanh hoàn thành lắp VMS cho những tàu cá còn lại; tăng cường phối hợp giữa các lực lượng chức năng trong điều tra, xử lý dữ liệu tàu cá qua hệ thống VMS, xử phạt nghiêm các tàu cá có hành vi vi phạm khai thác IUU.
Bình Thuận: Theo Chi cục Thủy sản tỉnh Bình Thuận, hơn 3 năm qua, tỉnh này không ghi nhận thêm trường hợp khai thác hải sản vi phạm lãnh hải nước ngoài. Đây cũng là tỉnh đầu tiên trên cả nước ban hành chỉ thị về ngăn chặn tàu cá khai thác bất hợp pháp
Cà Mau: lập hồ sơ, theo dõi nhóm tàu “nguy cơ cao”: thực hiện chặt chẽ các biện pháp xử lý đối với tàu cá trễ hạn đăng ký, đăng kiểm, tàu cá đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình mất tín hiệu kết nối trong bờ, tàu cá nằm bờ, sang bán không đúng quy định, lưu trữ đầy đủ hồ sơ, hình ảnh để chứng minh khi có yêu cầu; thực hiện thống kê, giám sát sản lượng thủy sản khai thác qua vựa, bến cá tư nhân tại các địa bàn không có cảng cá được chỉ định,…
Quảng Bình - nhiều ngành hợp tác: các sở ngành phối hợp chặt chẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong chống khai thác IUU Đồng thời, chỉ đạo Chi cục Thủy sản, Ban Quản lý cảng cá tỉnhQuảng Bình tăng cường công tác theo dõi, giám sát tàu cá; chứng nhận nguồn gốc thủy sản; đẩy mạnh công tác thanh - kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm…
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
Những kinh nghiệm từ những nước bị EU phạt thẻ vàng IUU
Lý do Hàn Quốc bị EU ban hành thẻ vàng IUU:
Ngày 26/11/2013, Hàn Quốc chính thức nhận thẻ vàng thủy sản IUU từ Uỷ ban Châu Âu EC có ba lý do chính dẫn đến việc Hàn Quốc bị cảnh cáo như sau:
(1) Hàn Quốc đã không thực thi các nghĩa vụ của quốc gia mà tàu mang cờ theo luật quốc tế về thực hiện các biện pháp ngăn chặn và phòng chống hoạt động đánh bắt cá IUU của tàu thuyền mang cờ nước mình: Hàn Quốc thường xuyên tiến hành nhiều hoạt động đánh bắt cá IUU ở mức độ nghiêm trọng trên các vùng biển của quốc gia khác, đặc biệt là ở khu vực Tây Phi Và cùng với đó, Ủy ban xác định rằng các cơ quan có thẩm quyền của Hàn Quốc: đã không tiến hành tố tụng; không xử phạt các tàu liên quan; đã không thực thi hiệu quả các biện pháp trừng phạt khi họ áp đặt chúng; trong một số trường hợp, họ thậm chí còn giảm mức độ của các biện pháp trừng phạt kèm theo Ngoài ra, Hàn Quốc còn không hợp tác với các quốc gia khác để thực hiện các biện pháp hành pháp phù hợp 2
(2) Hàn Quốc không thực thi nghĩa vụ của quốc gia mà tàu mang cờ theo luật quốc tế về các nỗ lực hợp tác và hành pháp, cụ thể: không hợp tác hiệu quả với EU và các quốc gia khác trong việc ngăn chặn, phòng chống và đẩy lùi nạn đánh bắt IUU và cũng không có các nỗ lực thực hiện các biện pháp thực tế để ngăn chặn IUU Hàn Quốc không bắt buộc tàu cá mang cờ của mình lắp đặt VMS theo tiêu chuẩn quốc tế (chỉ tàu cá hoạt động trong vùng biển của các RFMOs mới phải lắp đặt VMS), không đảm bảo được rằng tất cả các tàu cá của mình đều có giấy phép hợp pháp trước khi đánh bắt cá ở vùng biển của các quốc gia khác, không xem xét hải trình của tàu cá để kiểm tra vi phạm trước khi cấp giấy phép đánh bắt cá, và không có biện pháp kiểm tra chéo thông tin trong các chứng nhận sản lượng cá đánh bắt Thứ hai, Hàn Quốc không có trung tâm quản lý đánh bắt cá để quản lý hoạt động đánh bắt của tàu thuyền Hàn Quốc ở nước ngoài Thứ ba, mức xử phạt quá thấp và không phù hợp với những vi
2 Có th xem t i Commission Decision – 26/11/2013 – 2013/C 346/03, đo n 21 - 29, truy c p t i ể ạ ạ ậ ạ h琀琀p://eur- lex.europa.eu/legal-content/EN/TXT/?uri=uriserv:OJ.C_.2013.346.01.0026.01.ENG ngày 3/11/2017 phạm nghiêm trọng (mức trần chung là 1000 USD), không tiến hành nhanh chóng các biện pháp xử phạt trong những vụ việc đã được báo cáo lên cơ quan chức năng 3
(3) Không thực hiện nghĩa vụ theo luật quốc tế về các biện pháp quản lý và bảo tồn môi trường: Mặc dù là thành viên của nhiều công ước quốc tế về đánh bắt cá, song Hàn Quốc đã không thực hiện các nghĩa vụ của mình theo công ước này
Không lâu sau khi bị EC ban hành thẻ vàng, Mỹ cũng tiến hành đưa thủy sản có nguồn gốc từ Hàn Quốc vào hàng hóa thuộc diện cần phải kiểm tra.
Với những áp lực từ hai thị trường lớn như vậy, Hàn Quốc đã có những hành động nhanh chóng, mạnh mẽ, quyết liệt:
Về nghĩa vụ quản lý hoạt động đánh bắt cá IUU của tàu cá mang cờ Hàn Quốc
Hàn Quốc đã sửa đổi toàn diện khung pháp lý đối với tàu cá đánh bắt xa bờ theo yêu cầu quốc tế:
+ Luật mới yêu cầu từ đầu năm 2014 tất cả tàu thuyền Hàn Quốc đều phải lắp đặt VMS, có hệ thống hải trình điện tử hoạt động theo thời gian thực; hạn chế cấp phép đánh bắt cá ở những vùng biển của các quốc gia không có hệ thống quản lý và kiểm soát đánh bắt cá hiệu quả; mọi hoạt động của tàu thuyền đều được quan chức Hàn Quốc ghi lại từ Trung tâm Giám sát nghề cá, hoạt động 24/7
+ Tăng cường mức xử phạt đối với các vi phạm nghiêm trọng, bao gồm cả phạt tù; cho phép cơ quan chức năng tịch thu hải sản đánh bắt cá trái phép ở cảng của mình;
+ Mở Trung tâm quản lý đánh bắt cá, tăng cường chất lượng của chương trình giám sát tàu thuyền, tăng cường nhân lực để phục vụ hoạt động kiểm soát và xác minh hoạt động của tàu cá đánh bắt xa bờ, mua lại phần lớn tàu cá Hàn Quốc hoạt động ở vùng biển Tây Phi và buộc những tàu cá này phải ngừng hoạt động; không cho phép các công ty tư nhân cấp phép đánh bắt cá ở Tây Phi mà hoạt động này sẽ được quy định trong khuôn khổ các thỏa thuận song phương giữa Chính phủ Hàn Quốc và các quốc gia liên quan
3 Xem Commission Decision – 26/11/2013 – 2013/C 346/03, đo n 30 - 50, truy c p t i ạ ậ ạ h琀琀p://eur- lex.europa.eu/legal-content/EN/TXT/?uri=uriserv:OJ.C_.2013.346.01.0026.01.ENG ngày 3/11/2017
Về nghĩa vụ hợp tác để bảo vệ môi trường biển, Hàn Quốc đã tham gia Mạng lưới Quốc tế về Quản lý, Kiểm soát và Giám sát (MCS) các Hoạt động liên quan đến Cá, tăng cường hợp tác với các nước khác và các Tổ chức Phi chính phủ; tiến hành thủ tục thông qua Thỏa thuận về các Biện pháp của quốc gia Cảng của FAO
Với những động thái quyết liệt từ Chính phủ Hàn Quốc, tháng 4/2015, EU đã gỡ bỏ thẻ vàng cho nước này Tuy nhiên, lãnh đạo ngành thủy sản Hàn Quốc chưa hài lòng với kết quả làm được Để đạt mức độ nhất quán hơn với các tiêu chuẩn quốc tế, trong việc quy trách nhiệm cho các bên và xử phạt người vi phạm IUU, xứ kim chi sẵn sàng phạt công dân nước mình, ngay cả khi họ không tham gia đánh bắt cá trên tàu treo cờ Hàn Quốc.
Philippines từng bị phạt thẻ vàng vì hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không được quản lý (IUU) vào tháng 4/2014 Đây là một cú sốc với nền kinh tế nước này, bởi xuất khẩu thủy sản chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu GDP của quốc đảo Đông Nam Á.
Vì xuất khẩu thủy sản chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu GDP của Philippines, cho nên ngay sau khi bị EC phạt cảnh cáo thẻ vàng, gần như ngay lập tức, Nghị viện Philippines đã thông qua bộ luật Đánh cá RA 8550 vào tháng 12/2014 Nội dung chính của bộ luật này là nâng mức phạt đối với những tàu đánh bắt cá trái phép, đồng thời xây dựng hệ thống quản lý khai thác hải sản nhằm đáp ứng được tiêu chuẩn IUU cho thị trường châu Âu (EU)
Với tấm gương của Hàn Quốc năm 2013, Philippines chính là nước Đông Nam Á áp những quy định mới thành luật cương quyết nhất, theo đúng mô hình của Hàn Quốc Bên cạnh việc đặt ra những quy định ngặt nghèo như tước giấy phép hoạt động bắt cá với những cơ sở vi phạm, Chính phủ Philippines, còn tổ chức nhiều cuộc thảo luận với các đối tác châu Âu về cách cải thiện các chính sách nghề cá.
Liên tục tham khảo ý kiến từ EU chính là phương châm đưa Philippines thoát thẻ vàng Họ bám sát theo từng kiến nghị của EU Hai bên cùng bàn bạc tìm ra lộ trình cụ thể, hướng tới phát triển bền vững. Ở góc độ quản lý, thông qua Cục Nghề cá và Nguồn lợi Thủy sản, Chính phủ Philippines thực hiện song song việc đào tạo thêm lực lượng bảo vệ biển, mua nhiều thiết bị hiện đại cho tàu thuyền và các hệ thống định vị, giám sát, có kết nối vệ tinh.
Đánh giá những biện pháp Việt Nam đã và đang thực hiện
Đối với những biện pháp về hoàn thiện hệ thống pháp lý:
+ Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về thủy sản theo khuyến nghị của Uỷ ban Châu Âu (EC) đã được Việt Nam tiến hành một cách nhanh chóng khi mà chỉ một tháng sau khi bị phạt thẻ vàng, tháng 11 năm 2017, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Thủy sản mới với những điểm mới hoàn thiện và bổ sung những quy định về chống khai thác IUU
+ Về cơ bản, những nội dung trong hệ thống Luật Thủy sản mới đáp ứng những yêu cầu theo khuyến nghị của EC nói riêng và yêu cầu của hội nhập quốc tế nói chung, những quy định về IUU và những quy định về xử phạt được xây dựng rõ ràng, cùng với đó là có những văn bản hướng dẫn đi kèm đảm bảo cho công tác quản lý và là bước đệm cho công cuộc cải cách gỡ bỏ thẻ vàng thủy sản IUU.
+ Trong quá trình hoàn thiện lại hệ thống pháp lý, xây dựng các văn bản pháp luật mới về ngành Thủy sản, Việt Nam rất tích cực trong việc phối hợp với Uỷ ban Châu Âu (EC), kết hợp chặt chẽ với những ý kiến khuyến nghị xây dựng của EC, và kết quả là được EC đánh giá cao khung pháp lý toàn diện, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, điều này thể hiện sự quyết tâm của Việt Nam trong việc khắc phục những vấn đề về IUU
Những mặt còn hạn chế:
+ Việc thực thi pháp luật chưa có sự đồng nhất ở nhiều địa phương, dẫn đến việc không đảm bảo được sự đồng đều, sự hiệu quả của những điều luật mới: nhiều tỉnh khi được thông tin về trường hợp tàu cá của địa phương vi phạm chỉ lập biên bản, không xử lý hành chính theo Nghị định số 42/2019/NÐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.
+ Vẫn còn nhiều bất cập trong việc triển khai luật pháp đến người dân do thiếu nguồn lực chất lượng trong việc tuyên truyền, những quy định mới theo chuẩn quốc tế đối với nhiều ngư dân còn lạ lẫm, khó hiểu.
Về những biện pháp quản lý, giám sát đội tàu cá:
+ Việt Nam nhận thức được tầm quan trọng của việc giám sát hành trình của tàu cá để đảm bảo không còn hành vi đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) cho nên đã rất tích cực trong việc tiến hành lắp thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá và có những quy định pháp luật bắt buộc đối với vấn đề này
+ Việt Nam cũng đã thể hiện nỗ lực thông qua sự tăng cường, kiểm tra kiểm soát tàu cá Việc kiểm tra tàu cá tại các đồn, trạm biên phòng tuyến biển được diễn ra vô cùng nghiêm túc và chặt chẽ
+ Việc triển khai lắp đặt hệ thống giám sát diễn ra chậm chạp, tiến triển chậm, đã 6 năm nhưng không thể cài đặt thiết bị VMS cho toàn bộ tàu cá + Kinh phí đầu tư vào cơ sở hạ tầng còn thấp: việc lắp đặt thiết bị theo dõi cùng với đó là những trung tâm theo dõi yêu cầu phải có sự đầu tư về khoa học, công nghệ thông tin rất lớn Tuy nhiên, với nguồn lực còn hạn chế cùng với đó là ngân sách eo hẹp, dẫn đến việc triển khai lắp đặt hệ thống VMS chưa thực sự hiệu quả
+ Hệ thống VMS giá thành cao, hiệu quả kém, nhiều trục trặc: Trung bình để lắp đặt thiết bị VMS ngư dân phải bỏ ra 16.000.000 đến 18.000.000 đồng cho một thiết bị và 400.000 - 800.000 đồng thuê bao mạng hàng tháng Tuy nhiên, do chưa được đầu tư nhiều về chất lượng, các thiết bịVMS thường xuyên bị hỏng, mất tín hiệu, cùng với đó là những nhà cung cấp thiết bị thiếu trách nhiệm trong vấn đề sửa chữa bảo hành, nhà mạng tăng phí dịch vụ, những vấn đề này gây ra nhiều bức xúc cho chủ tàu dẫn đến nhiều trường hợp tự ý tắt thiết bị VMS, không gia hạn dịch vụ, khóa dịch vụ, gây khó khăn cho cơ quan chức năng giám sát quản lý hoạt động đánh bắt của tàu cá Đối với những biện pháp tuyên truyền, hỗ trợ ngư dân
+ Các hoạt động tuyên truyền diễn ra nhanh chóng và diễn ra liên tục, đầy tích cực ở từng địa phương: để có thể phổ biến đến cho người dân những tác động tiêu cực của thẻ vàng IUU cùng với đó là những quy định, chế tài xử phạt đối với những hoạt động đánh bắt trái phép, cơ quan chức năng ở từng địa phương liên tục tổ chức những buổi họp mặt, những buổi tọa đàm, lớp học dành cho ngư dân.
+ Việc vận động, quán triệt người dân được tổ chức bài bản, chuyên nghiệp từ cấp xã đến cấp huyện, cấp tỉnh
+ Các hoạt động hỗ trợ ngư dân gỡ thẻ vàng IUU diễn ra thường xuyên, đảm bảo thuận lợi nhất cho người dân trong công cuộc chung tay gỡ thẻ vàng IUU
+ Việc phân công, phân cấp các cơ quan chuyên trách làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho ngư dân biển còn chung chung, chưa xác định rõ ràng dẫn đến hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật cho ngư dân biển còn thấp chất lượng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật chưa đồng đều Thêm vào đó là trình độ, năng lực và ứng dụng công nghệ thông tin vào tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho ngư dân biển còn hạn chế Công tác tập huấn, bồi dưỡng chưa đi vào thực chất và chưa toàn diện, nặng về kiến thức mà thiếu về kỹ năng Điều này dẫn đến các báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật nhưng lại yếu về kỹ năng truyền tải, kỹ năng sư phạm, do đó khi thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho ngư dân biển thường nặng về kiến thức dẫn đến người nghe cảm thấy nhàm chán, khó hiểu
+ Nhiều hoạt động tuyên truyền chưa đủ mạnh mẽ ở một số địa phương:
Do sự thiếu nhiệt tình từ cán bộ, những hoạt động tuyên truyền diễn ra nhiều khi còn mang tính hình thức, không thực sự tiếp cận được với người dân
+ Do ngân sách chủ yếu đến từ ngân sách của nhà nước, nên kinh phí phục vụ cho các hoạt động tuyên truyền pháp luật, các hoạt động hỗ trợ ngư dân nhiều khi còn chưa kịp thời, chưa đáp ứng được yêu cầu hiệu quả đề ra. Đối với những biện pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Tuy đã có những bước tiến trong việc nâng cao năng lực nghiệp vụ của cán bộ song số lượng cán bộ chuyên ngành còn ít, năng lực quản lý yếu kém, những vấn đề tiêu cực còn tồn đọng.
Với những biện pháp xử lý : luật mới tăng hình thức xử phạt lên nhiều so với luật cũ,mức xử phạt có thể tăng lên tới 10 lần.Tuy nhiên, những hình thức xử phạt còn thiếu tính răn đe, so sánh với một số nước như Thái Lan, Philippines thì mức xử phạt của nước ta vẫn còn ở mức nhẹ.
Đề xuất giải pháp
1 Tăng cường hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho ngư dân biển
Cần xây dựng, hoàn thiện các quy định của pháp luật theo hướng xác định công tác phổ biến,giáo dục pháp luật cho ngư dân không phải là nhiệm vụ của một vài chủ thể mà là nhiệm vụ của tất cả các cấp, các ngành và của toàn xã hội. Việc nhận thức được tầm quan trọng của công tác này sẽ giúp cho các chủ thể phổ biến,giáo dục pháp luật đưa ra các chương trình, kế hoạch phổ biến,giáo dục pháp luật cho ngư dân một cách đầy đủ, có hệ thống và phù hợp với đối tượng, đáp ứng được cả nội dung và hình thức.
Cần đổi mới cách thức và nội dung tuyên truyền: Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật cho ngư dân không phải chỉ tập trung vào các văn bản quy phạm pháp luật về biển, các điều ước quốc tế mà còn phải chú trọng đến các chính sách, các quy phạm pháp luật liên quan đến đời sống, sinh hoạt hàng ngày của ngư dân Từ đó, giúp ngư dân nắm được các kiến thức pháp luật cơ bản, có thái độ đúng đắn đối với pháp luật, ủng hộ các hành vi pháp lý hợp pháp, phê phán, lên án các hành vi vi phạm pháp luật, trên cơ sở đó sẽ hình thành nhận thức và thói quen xử sự hợp pháp khi tham gia vào các hoạt động khai thác, đánh bắt hải sản trên biển Cần đa dạng hóa các hình thức phổ biến giáo dục pháp luật cho ngư dân, chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật lưu động trên các tàu đánh bắt xa bờ theo phương pháp “mưa dầm thấm lâu” và phân nhóm đối tượng ngư dân theo nhóm đối tượng đánh bắt: ngư dân đánh bắt vùng lộng (gần bờ) và ngư dân đánh bắt vùng khơi (xa bờ) để có các nội dung, hình thức phổ biến,giáo dục pháp luật phù hợp đạt hiệu quả cao.
Song song với việc tuyên truyền, phổ biến,giáo dục pháp luật cho ngư dân thì cần có các chương trình phát triển kinh tế vùng biển, tạo sinh kế bền vững cho ngư dân nhưng cũng cần có các hình thức xử lý nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm pháp luật của ngư dân, đặc biệt là trong các hoạt động khai thác đánh bắt của ngư dân trên biển,nhằm hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật của ngư dân
Bên cạnh ngân sách nhà nước, việc xã hội hóa công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho ngư dân cần được các chủ thể đầu tư và quan tâm hơn nữa, huy động được các tổ chức từ thiện, các doanh nghiệp và toàn thể xã hội tham gia vào công tác phổ biến,giáo dục pháp luật, việc xây dựng kinh phí phải mang tính chất dài hơi, liên tục, đáp ứng được các chương trình,kế hoạch đề ra.
2 Đẩy mạnh hoàn thiện khung pháp lý:
Bổ sung Bộ luật Hình sự
Mặc dù những quy định về khai thác thủy sản bất hợp pháp, không được quản lý và không được kiểm soát (IUU) đã được quy định chi tiết trong Luật Thủy sản
2017, tuy nhiên, hiện tại, việc tội danh “khai thác thuỷ sản bất hợp pháp” không có trong Bộ luật Hình sự hiện hành và chỉ phạt hành chính làm cho các chủ thể khai thácIUU có tâm lý “nhờn luật”, vì các chế tài đối với hành vi này chưa thật nghiêm khắc,cứng rắn Do đó, thực tế đã xuất hiện các hành vi tổ chức, môi giới, dụ dỗ, lôi kéo ngư dân tham gia khai thác IUU Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu kiến nghị bổ sung tội danh “Khai thác thủy sản bất hợp pháp” vào Bộ luật Hình sự hiện hành, làm cơ sở pháp lý để trừng phạt những cá nhân, pháp nhân thương mại thực hiện hành vi này.
Xây dựng Luật Khai thác thuỷ sản trên biển hoặc Luật về Nghề cá.
Phạm vi điều chỉnh của Luật Thuỷ sản năm 2017 là quá rộng, bao gồm “hoạt động thủy sản; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động thủy sản hoặc có liên quan đến hoạt động thủy sản; quản lý nhà nước về thủy sản” (Điều 1) Trong đó, hoạt động thuỷ sản được quy tại khoản 1 Điều 3 là “hoạt động bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; nuôi trồng thủy sản; khai thác thủy sản; chế biến, mua, bán, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản” Vì chỉ là một chế định trong Luật Thuỷ sản được quy định tại Chương IV, gồm 12 Điều (từ Điều 48 đến Điều 61) nên các quy định liên quan đến khai thác thuỷ sản, trong đó có khai thác thuỷ sản trên biển chưa thật sự chi tiết, cụ thể. Chính vì vậy, Chính phủ, Bộ NN&PTNT và các bộ, ngành, cơ quan liên quan phải ban hành nhiều văn bản dưới luật để quy định các vấn đề liên quan đến khai thác thuỷ sản trên biển Chính điều này làm cho việc tìm hiểu, nghiên cứu, áp dụng các quy định về khai thác thuỷ sản biển của ngư dân, lực lượng chấp pháp trên biển và cơ quan có thẩm quyền gặp nhiều khó khăn Do đó, tách các quy định về khai thác thuỷ sản trong Luật Thuỷ sản và bổ sung các quy định trong các văn bản dưới luật về lĩnh vực khai thác thuỷ sản trên biển để xây dựng một luật riêng về khai thác thuỷ sản trên biển là rất cần thiết.
3 Giải quyết vấn đề về quản lý, giám sát đội tàu cá và truy xuất nguồn gốc
Việc lắp đặt hệ thống giám sát tàu cá là một trong những nhiệm vụ quan trọng và mấu chốt để Việt Nam có thể được xem xét gỡ thẻ vàng IUU, mặc dù đã được triển khai từ năm 2017, cho đến nay, Theo Báo cáo tại Hô Ÿi nghị “Bàn giải pháp lắp đặt, quản lý, vận hành hệ thống Giám sát tàu cá để triển khai “Kế hoạch hành động chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu lần thứ 4”, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin thủy sản Lê Văn Ninh cho biết tính đến 27/02/2023, số lượng tàu cá từ 15 trở lên đã được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình đạt 28.787/29.791 tàu cá (đạt tỉ lệ 96,62%) Số lượng tàu cá chưa được lắp đặt tại các tỉnh còn 972 tàu Các tỉnh có số lượng nhiều tàu chưa lắp đặt: Quảng Ngãi (238 tàu); Kiên Giang (193 tàu); Bà Rịa Vũng Tàu (126 tàu); Tiền Giang (80 tàu); Quảng Bình (64 tàu) Cùng với đó, số lượng tàu cá có kết nối trung bình hàng ngày còn thấp so với số lượng đã được lắp đă Ÿt Trong đó, mô Ÿt số địa phương có tỷ lê Ÿ rất thấp dưới 30% điển hình như: Đà Nẵng (5%), Thừa
Thiên Huế (13%), Nghệ An (27%), Quảng Trị (16%), Hà Tĩnh (17%), Thanh Hóa (22%), Quảng Ngãi (23%) Vì vậy, cần có những biện pháp cứng rắn hơn để đảm bảo có thể giải quyết những vấn đề đang còn tồn đọng đối với hệ thống VMS:
Thứ nhất, cần có biện pháp xử lý mạnh tay hơn đối với những tàu cá không lắp đặt thiết bị giám sát hành trình VMS: Đề xuất tăng mức phạt hành chính cao hơn nữa so với mức hiện tại Đối với những tàu cá không hợp tác, có thể tước giấy phép khai thác, cấm ra khơi, nếu là tàu cá đánh bắt lâu ngày không về thì cần cấm cập cảng bốc dỡ thủy sản, truy tố trách nhiệm hình sự đối với hành vi cố tình chống đối
Cần có quy định chung liên quan đến quy trình tháo dỡ lắp đặt và sau lắp đặt: Hiện tại thì những quy định về tháo dỡ, lắp đặt thiết bị do từng địa phương ban hành, tuy nhiên nhiều địa phương vẫn còn chưa ban hành được những quy định rõ ràng và đơn vị phụ trách lắp đặt hệ thống chủ yếu đến từ tư nhân, thiếu quy định quản lý dẫn đến tình trạng làm việc thiếu trách nhiệm của các đơn vị lắp đặt, tình trạng “đem con bỏ chợ”, khi thiết bị VMS có vấn đề, người dân không biết liên hệ với ai để xử lý vì không ai chịu trách nhiệm, trong khi đó nguồn phí vẫn phải đóng đủ hàng tháng Tình trạng này diễn ra thường xuyên dẫn đến sự bức xúc với ngư dân, từ đó dẫn đến tình trạng người dân ngắt kết nối, và số thiết bị giữ kết nối liên tục giảm ở nhiều địa phương khiến cho việc quản lý giám sát ngày càng khó khăn Chính vì vậy, việc ban hành văn bản quy định chung thống nhất quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ giữa đơn vị phụ trách lắp đặt, người dân và cơ quan chức năng là vô cùng cần thiết Cơ quan ban ngành muốn đạt được mục tiêu thì cần phải có sự đồng thuận từ người dân, nếu chỉ thực hiện những kế hoạch một cách cứng nhắc mà không để tâm đến trải nghiệm của ngư dân thì không thể đạt hiệu quả cao Do vậy, để khuyến khích ngư dân duy trì, giữ kết nối thiết bị, bên cạnh những biện pháp xử phạt thì cần chú ý đến vấn đề trách nhiệm trong việc bảo hành, sửa chữa thiết bị lỗi, hỏng cho ngư dân
Cần đầu tư thêm vào khoa học công nghệ, cải tiến thiết bị VMS: Thiết bị VMS hiện tại được ngư dân phản ánh là hay bị lỗi, tín hiệu không ổn định, mất kết nối thường xuyên, bên cạnh đó nhiều đối tượng còn lợi dụng lỗ hổng của thiết bị VMS để gian lận, khai thác bất hợp pháp Thiết bị thường xuyên bị lỗi những người dân phải bỏ một chi phí lớn hàng tháng để duy trì dẫn đến tình trạng nhiều ngư dân bức xúc không gia hạn gói dịch vụ giám sát vì cảm thấy chất lượng không tương xứng Chính vì vậy, để có thể đảm bảo trải nghiệm cho người dân và thuận lợi hơn trong công tác quản lý, thiết bị VMS cần phải được nghiên cứu cải tiến thường xuyên. Đối với vấn đề truy xuất nguồn gốc: Việc đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc từ hải sản khai thác là một trong những hoạt động quan trọng trong kế hoạch gỡ thẻ vàng thủy sản của Việt Nam cũng như là hoạt động chính trong khuyến nghị của Uỷ ban Châu Âu EC Việc truy xuất nguồn gốc thủy sản hiện nay diễn ra chưa đồng đều ở các tỉnh, sự đồng bộ hóa chưa cao và cùng với đó là vẫn còn thực hiện bằng những phương pháp thủ công, thủ tục rườm rà, tốn thời gian Vì vậy, để nâng cao hiệu quả của việc truy xuất nguồn gốc, cần đầu tư phát triển phần mềm truy xuất nguồn gốc, giúp ghi nhận thông tin điện tử xuyên suốt từ giai đoạn đánh bắt, nuôi trồng đến công đoạn sơ chế, chế biến và tới thành phẩm cuối cùng Đi cùng với đó là cần hoàn thiện hệ thống pháp lý về vấn đề truy xuất nguồn gốc, nâng cao tiêu chuẩn truy xuất nguồn gốc cho phù hợp với những quy định quốc tế, không chỉ riêng thị trường EU Việc này đòi hỏi rất nhiều sự phối hợp của các cơ quan ban ngành liên quan
4 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Nâng cao chất lượng cán bộ quản lý
Việc quản lý đội tàu và kiểm soát nguồn gốc của thủy sản khai thác đang gặp rất nhiều khó khăn khi chưa có một quy trình cụ thể chuyên nghiệp và nhân lực trong lĩnh vực này lại đang có rất ít và thiếu kinh nghiệm Vì vậy, nhà nước cần có chính sách ưu tiền, khuyến khích để thu hút nhân tài làm việc trong ngành Đồng thời, cần thường xuyên mở các khóa đào tạo nghiệp vụ để nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Đưa cán bộ ra nước ngoài học hỏi kinh nghiệm về quy trình quản lý, kiểm saots trong ngành thủy sản của các nước uy tín cũng là một giải pháp để cán bộ nước ta có thể nhanh chóng tiếp thu và sáng tạo từ kinh nghiệm của các nước khác để tạo ra quy trình quản lý phù hợp, hiệu quả cho riêng nước mình Khi có quy trình và có đủ nguồn nhân lực chất lượng cao, ngành thủy sản Việt Nam chắc chắn sẽ có thể phát triển bền vững, và việc “gỡ thẻ” chỉ là một phần trong đó.
Nâng cao chất lượng nhân lực về mảng kỹ thuật, công nghệ
Trong thời đại 4.0, tất cả mọi ngành đều đang ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc Và ngành thủy sản cũng vậy, từ việc giám sát, kiểm soát đội tàu thông qua thiết bị VMS; quản lý dữ liệu về nguồn gốc thủy sản khai thác đến ứng dụng những tiến bộ của khoa học để khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản đạt chất lượng cao, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế Do đó, đội ngũ nhân sự nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của ngành cần được khuyến khích để học hỏi, trau dồi và sáng tạo.
5 Tăng cường hợp tác quốc tế Đề xuất gia nhập Hiệp định Thúc đẩy tuân thủ các biện pháp quốc tế về bảo tồn và quản lý thực hiện bởi tàu cá tại vùng biển quốc tế năm 1993.