1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) đề tài phân tích ngành sản xuất giày dép tại việt nam năm2016

27 15 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Ngành Sản Xuất Giày Dép Tại Việt Nam Năm 2016
Người hướng dẫn TS. Chu Thị Mai Phương
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Kinh Tế Quốc Tế
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 3,54 MB

Nội dung

Đặc biệt, Việt Nam sẽ trở thành công xưởng giày dép của thế giớitrong tương lai gần do cơ cấu chuyển dịch nhà máy cũng như đơn hàng của thế giới vềViệt Nam liên tục tăng.Từ những lý do t

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

…… ***……

BÀI TIỂU LUẬN GIỮA KỲ MÔN TỔ CHỨC NGÀNH

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH NGÀNH SẢN XUẤT GIÀY DÉP TẠI VIỆT NAM NĂM

2016

Lớp tín chỉ: KTE408(GD2-HK2-2122).2

GV hướng dẫn: TS Chu Thị Mai Phương

Hà Nội, tháng 6 năm 2022

Trang 2

1 Lời Mở đầu 1

2 Tổng quan về ngành sản xuất giày dép 1

2.1 Lịch sử hình thành và phát triển 1

2.2 Cấu trúc ngành 2

2.2.1 Tổng quan ngành 2

2.2.2 Cấu trúc sản phẩm 3

2.2.3 Rào cản ra nhập ngành 4

2.3 Thực trạng ngành 5

2.3.1 Thực trạng năng lực sản xuất 5

2.3.2 Thực trạng xuất khẩu giày dép 6

3 Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu 7

3.1 Lý thuyết chung về đo lường mức độ tập trung của ngành 7

3.1.1 Thị phần (Market share) 7

3.1.2 Chỉ số HHI (Hirschman-Herfindahl Index) 8

3.1.3 Tỷ lệ tập trung bốn công ty () 9

3.2 Cơ sở lý thuyết của mô hình nghiên cứu 9

3.2.1 Khái niệm về khả năng sinh lời 9

3.2.2 Một số tiêu chí đánh giá khả năng sinh lời 10

3.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời 10

3.3 Phương pháp nghiên cứu và mô hình kinh tế lượng 11

3.3.1 Giả thuyết nghiên cứu 11

3.3.2 Mô hình nghiên cứu 11

3.3.3 Xây dựng mô hình nghiên cứu 12

4 Phân tích kết quả tính toán và ước lượng mô hình 12

4.1 Phân tích các chỉ số HHI, CR4 12

4.2 Kết quả mô hình hồi quy 14

4.3 Kiểm định mô hình 15

4.3.1 Kiểm định bỏ sót biến 15

4.3.2 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến 15

4.3.3 Kiểm định phương sai sai số thay đổi 15

4.3.4 Kiểm định phân phối chuẩn của nhiễu 16

5 Kết luận và hàm ý 17

2

Trang 3

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Sản lượng giày dép của Việt Nam giai đoạn 2017-2019 3

Bảng 2: Giả thuyết nghiên cứu 11

Bảng 3:Các biến trong mô hình, cách tính và dấu của kỳ vọng 12

Bảng 4: Kết quả tính toán các chỉ số HHI và Cr4 13

Bảng 5: Kết quả ước lượng mô hình 14

Bảng 6: Bảng kiểm định đa cộng tuyến 15

Bảng 7:Kiểm định White cho phương sai sai số thay đổi 16

Bảng 8: Kết quả ước lượng sử dụng phương pháp Robust Standard Error 16

Bảng 9:Kiểm định Skewneww/Kurtosis 16

DANH MỤC BIỂU ĐỒ Hình 1: Giá trị xuất khẩu giày dép của Việt Nam giai đoạn 2010-2020 7

Hình 2: Tỷ lệ doanh thu của 4 công ty đầu ngành năm 2016 13

3

Trang 4

1 Lời Mở đầu

Ở nước ta, công nghiệp da giày là một trong những lĩnh vực có vị trí quantrọng- được xem là một ngành công nghiệp mũi nhọn trong nền kinh tế Giày dép làmột trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực, đem về lượng ngoại tệ lớn cho nướcnhà Vì vậy, việc phát triển ngành công nghiệp da giày nói chung và ngành sản xuấtgiày dép nói riêng là hoàn toàn phù hợp với chủ trương thay thế nhập khẩu, hướng vềxuất khẩu, tận dụng được lợi thế của đất nước về nhân công, tạo được công ăn việclàm cho người lao động

Triển vọng của ngành sản xuất giày dép được đánh giá cao khi nhu cầu về giàydép cả trong nước lẫn thị trường quốc tế ngày càng tăng lên cùng với sự cải thiện củađời sống xã hội Đặc biệt, Việt Nam sẽ trở thành công xưởng giày dép của thế giớitrong tương lai gần do cơ cấu chuyển dịch nhà máy cũng như đơn hàng của thế giới vềViệt Nam liên tục tăng

Từ những lý do trên cùng với kiến thức đã học ở bộ môn “Tổ chức ngành”,nhóm em xin lựa chọn đề tài “Phân tích tình hình phát triển của ngành sản xuất giàydép ở Việt Nam năm 2016” để nghiên cứu và hoàn thành bài tiểu luận, từ đó đưa ranhững cái nhìn tổng quan và sâu sắc nhất về tình hình hoạt động của ngành và rút rađược những kinh nghiệm cũng như đưa ra một số khuyến nghị góp phần thúc đẩy sựphát triển của ngành

2 Tổng quan về ngành sản xuất giày dép

2.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Ngay từ thế kỷ thứ 15 ngành giày dép việt nam đã được hình thành dựa trên sựkiên trì học hỏi kinh nghiệm của người trung quốc cùng với sự sáng tạo của người dânviệt nam ngày 11/10/1986, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chínhphủ) đã ký quyết định số 1261/HĐBT thành lập Liên hiệp các Xí nghiệp Da – GiàyViệt Nam, tổ chức tiền thân của Tổng công ty Da – Giày Việt Nam ngày nay Trải qua bao thời gian và biến động của lịch sử nganh giày dép Việt Nam đãdần khẳng định mình và trở thành ngành mũi nhọn trong chiến lược phát triển hàngcông nghiệp tiêu dùng hướng ra xuất khẩu Nếu năm 1995, giày dép Việt Nam xuấtkhẩu sang EU mới đạt 400 triệu USD, thì đến năm 1999 đã vọt lên gần 1 tỷ USD Hếtnăm 2013, ngành đã tạo ra khoảng 800 triệu đôi giày mỗi năm và việc làm cho600.000 lao động Hiện nay, mặt hàng giày dép của Việt Nam đã được xuất khẩu tớihơn 150 thị trường trên thế giới, trong đó, tập trung ở những thị trường chính như Mỹ,

EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Anh…Việt Nam là nước xuất khẩu giày dép đứng thứ haisau Trung Quốc Với lượng xuất khẩu đạt 1,233 tỷ đôi trong năm 2020, lần đầu tiênViệt Nam vượt qua mức 10% tổng số lượng giày dép xuất khẩu của thế giới, tăng 4,4lần so với năm 2011 Giày dép là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt

1

Trang 5

Nam, chiếm khoảng 7% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước, với kimngạch xuất khẩu tăng bình quân 11,2%/năm trong giai đoạn 2015 – 2019

Tại Việt Nam, việc sử dụng máy móc tự động trong ngành công nghiệp sản xuấtgiày dép còn khá hạn chế Ngành sản xuất giày dép hiện nay sử dụng rất nhiều laođộng, nhiều khâu trong quy trình cần vận hành của con người Tuy nhiên để đáp ứngtiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt để cung cấp các sản phẩm giày dép của họ trên thịtrường quốc tế Hiện nay các doanh nghiệp giày dép trong nước đã bắt đầu nghĩ đếnviệc áp dụng công nghệ hiện đại trong việc sản xuất, ví dụ như cánh tay robot để nângcao năng suất, chất lượng và giảm thiểu rủi ro Ngành sản xuất giày dép ở Việt Namđang tích cực hiện đại hóa dây chuyền sản xuất bằng cách ứng dụng các thiết bị vàcông nghệ mới, nâng cao tính an toàn và hiệu quả trong sản xuất giày dép

2.2 Cấu trúc ngành

2.2.1 Tổng quan ngành

Giày dép không chỉ là hàng hóa tiêu dùng mà còn là sản phẩm thời trang khôngthể thiếu trong đời sống con người Khi đời sống của con người ngày càng được nângcao thì nhu cầu về giày dép cũng tăng lên cả về số lượng cũng như chất lượng hay mẫu

mã, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng Ngành công nghiệp da giày nói chung và giàydép nói riêng của Việt Nam có nhiều lợi thế phát triển Ngành Da giày Việt Nam với

ưu thế là một ngành kinh tế kỹ thuật thu hút được nhiều lao động, góp phần tạo ra công

ăn việc làm cho xã hội, tham gia vào quá trìn chuyển dịch cơ cấu kinh tế và mang lạinguồn thu ngoại tệ cho đất nước thông qua việc đẩy mạnh xuất khẩu Vì vậy, nó có vaitrò quan trọng trong giai đoạn đầu cả quá trình phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam,hiện nay đang được Chính phủ quan tâm và coi là ngành mũi nhọn trong chiến lượcphát triển hàng công nghiệp tiêu dùng hướng ra xuất khẩu

Thứ nhất, đây là ngành thu hút rất nhiều lao động vào sản xuất Sản xuất hàng

giày dép cần nhiều lực lượng lao động mà không đòi hỏi quá cao về trình độ kỹ thuật.Điều này hoàn toàn phù hợp với điều kiện nước ta Với đặc điểm là một quốc gia đôngdân và cơ cấu dân số trẻ, lực lượng lao động phổ thông rất dồi dào, người lao động rấtcần cù chăm chỉ, thông minh, nhanh nhạy trong việc nắm bắt kiến thức mới

Thứ hai, nguồn nguyên liệu chính cho sản xuất giày dép khá dồi dào Với đặc

điểm khí hậu nhiệt đới, phù hợp cho việc trồng cao su- một trong những nguyên liệuchính cho sản xuất đế giày Bên cạnh đó, nước ta cũng là một trong số những nước cóngành chăn nuôi rất phát triển, với số lượng gia súc lớn, nên đây là một trong nhữngnguồn cung cấp các loại da cho sản xuất giày dép

Thứ ba, Nhà nước có những chính sách nhằm hỗ trợ sự phát triển của ngành

sản xuất da giày nói chung và ngành sản xuất giày dép nói riêng Đảng và Nhà nướccũng đề ra những chủ trương và chính sách phát triển nhanh, mạnh, vững chắc cácngành công nghiệp, trong đó có ngành da giày với khả năng cạnh tranh cao, chú ý pháttriển những ngành công nghiệp tốn ít vốn, thu hút nhiều lao động, khuyến khích và tạo

2

Trang 6

điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu trên cơ sở phát huy nội lực, thực hiện nhất quán lâudài chính sách thu hút nguồn lực bên ngoài, tích cực chủ động thâm nhập vào thịtrường quốc tế.

Với những lợi thế đó, ngành sản xuất giày dép của Việt Nam trong những nămqua đã đạt được những thành tựu đáng kể Việt Nam đang là nước sản xuất giày dépđứng thứ ba Châu Á sau Trung Quốc, Ấn Độ, và đứng thứ tư thế giới Sản lượng xuấtkhẩu da giày của Việt Nam cũng chỉ đứng sau Trung Quốc Hàng năm, Việt Nam xuấtkhẩu hơn 1 tỷ đôi giày các loại sang hàng trăm quốc gia trên thế giới Trong đó, xuấtkhẩu giày dép của Việt Nam sang Liên minh châu Âu (EU) chiếm tỷ trọng lớn nhấttrong tổng kim ngạch xuất khẩu

Năm 2019, Việt Nam sản xuất gần 1.170 triệu đôi giày dép các loại Sản lượnggiày dép của Việt Nam giai đoạn 2017-2019 tăng bình quân 17,7% năm (Lefaso, 2019)Bảng 1: Sản lượng giày dép của Việt Nam giai đoạn 2017-2019

Với dân số gần 100 triệu người, thị trường giày dép nội địa của Việt Nam luôn

là một tiềm năng Minh chứng là năm 2018, lượng giày da tiêu thụ của Việt Nam đạt

190 triệu đôi, tương đương 1,9 đôi/người/năm Con số này được dự báo sẽ tiếp tụctăng trong thời gian tới do thu nhập và nhu cầu sử dụng sản phẩm giày dép của ngườiViệt Nam ngày càng tăng

Ngành da giày được cho là cực kỳ khởi sắc khi đã chủ động được 70% nguyênliệu cho sản phẩm giày da thuộc phân khúc tầm trung, và 50% sản phẩm thuộc phânkhúc tầm trung Sự chuyển dịch của các nhà máy sản xuất giày da và các đơn hàng từTrung Quốc sang Việt Nam cũng là nguyên nhân khiến Việt Nam trở thành côngxưởng giày dép của thế giới trong thời gian tới

2.2.2 Cấu trúc sản phẩm

Nhóm ngành sản xuất giày dép gồm những hoạt động được quy định tại Phụ lục

II ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế ViệtNam do Thủ tướng Chính phủ ban hành, (có hiệu lực ngày 20/08/2018), theo đó:

152 - 1520 -15200: Sản xuất giày, dép

Nhóm này gồm:

3

Trang 7

Discover more from:

Trang 8

Sản xuất giày, dép cho mọi mục đích sử dụng, bằng mọi nguyên liệu, bằng mọicách thức sản xuất bao gồm cả đổ khuôn;

Sản xuất bộ phận bằng da của giày dép: sản xuất mũi giày và bộ phận của mũigiày, đế trong và phần ngoài đế;

Sản xuất bao chân, xà cạp và các vật tương tự;

Thêu, in gia công trên giày;

2.2.3 Rào cản ra nhập ngành

Rào cản nguyên vật liệu, thiết kế, công nghệ, nguồn nhân lực

Một rào cản đối với ngành giày dép Việt Nam có thể dễ dàng thấy được hiệnnay chính là thiếu nguồn cung cấp nguyên vật liệu chất lượng cao trong nước dùngtrong quy trình sản xuất Sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp nguyên liệu nhập khẩu sẽlàm tăng chi phí sản xuất nên việc ra nhập và duy trì được trong ngành đòi hỏi phải có

đủ vốn mua nguyên vật liệu Trình độ công nghệ, nhân lực cho ngành giày dép cònnhiều hạn chế; sản phẩm của DN ngay khi rời xưởng ra thị trường đã phải đối mặt vớinạn hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng và sự xâm nhập ồ ạt của hàng TrungQuốc

Năng lực thiết kế và sáng tạo mẫu được xem là khâu quyết định tạo ra giá trị giatăng lớn cho ngành sản xuất giày dép

Chuyển từ gia công sang tự sản xuất, nghĩa là, ngành da giày đã đặt mục tiêuđạt được giá trị gia tăng lớn, nhưng ngay cả khi đã có nguyên liệu tại chỗ, mà không

có thiết kế, thì các DN không thể thực hiện sản xuất toàn diện

Những khó khăn trong tuyển dụng lao động và công tác đào tạo tay nghề chưađáp ứng kịp nhu cầu sản xuất, là một trong các yếu tố khiến năng suất lao động củangành chưa cao Người lao động chủ yếu được đào tạo tại chỗ theo cách cầm tay chỉviệc trong thời gian ngắn nên tay nghề thấp Doanh nghiệp tốn công đào tạo nghề,nhưng người lao động sẵn sàng bỏ đi, nếu có nơi khác mời chào mức lương cao hơn.Các loại phí BHXH và phí công đoàn lên đến 34,5% của lương và phụ cấp ngoài

4

Trang 9

lương (chủ sử dụng lao động đóng 24% và ngườì lao động đóng 10,5%) Việc tănglương tối thiểu vùng với tỷ lệ cao liên tục hàng năm trong nhiều năm qua cũng làm cácmức phí BHXH tăng theo.

Rào cản thị hiếu người tiêu dùng

Người tiêu dùng không sẵn sàng chuyển đổi thói quen sử dụng sản phẩm củamình đối với các mặt hàng mới tham gia vào thị trường, chưa có uy tín và sự kiểmđịnh về chất lượng Sự trung thành đối với các sản phẩm trước đó đã tồn tại trên thịtrường là một trong những rào cản lớn nhất khiến doanh nghiệp e ngại trong giai đoạnđầu thâm nhập vào thị trường bán hàng

Thị trường giày, dép "nội" lại đang bị bỏ ngỏ khi các sản phẩm nhập ngoạichiếm tới 60% thị phần Sự ủng hộ của người tiêu dùng trong nước dường như chưa đủgiúp sản phẩm giày, dép "Made in Vietnam" chiếm lĩnh thị trường, do sản xuất hàng

"nội" đòi hỏi đầu tư lớn, nguy cơ tồn kho cao, trong khi quy mô thị trường lại nhỏ Sảnphẩm giày dép "Made in Vietnam" tiêu thụ trên thị trường chủ yếu thuộc phân khúcthấp và trung cấp Sản phẩm thuộc phân khúc cao cấp có nhưng ít và hiện vẫn bị lép vếtrước các thương hiệu lớn trên thế giới Lý giải của các chuyên gia trong ngành chothấy, sở dĩ lượng tiêu thụ sản phẩm giày, dép trên thị trường nội địa chưa có chuyểnbiến lớn là do dung lượng thị trường nhỏ, số lượng tiêu thụ ít nhưng đòi hỏi đầu tư chomẫu mã rất lớn, quay vòng vốn nhanh, khả năng tồn kho cao vì vậy tiềm ẩn nhiều rủi

2020 cụ thể như sau

Giày dép thường: Có 35 doanh nghiệp, cơ sở kinh tế trực thuộc doanh nghiệp

được điều tra Kết quả như sau:

Giá trị đầu tư tính đến năm 2018 trên 158,3 nghìn tỷ đồng Năm 2019 đầu tư tăng

thêm trên 0,49 nghìn tỷ đồng và năm 2020 dự kiến đầu tư tăng thêm trên 0,2 nghìn tỷđồng

NLSX theo thiết kế tính đến năm 2018 trên 136,9 triệu đôi Năm 2019 năng lực mới

tăng trên 5,57 triệu đôi, tăng 4,1% so với cùng kỳ Năm 2020 dự kiến năng lực mớităng 12,78 triệu đôi, tăng 9,0% so với cùng kỳ

SLSX thực tế năm 2018 là 107,95 triệu đôi Năm 2019 sản lượng mới tăng 27,67 triệu

đôi, tương ứng tăng 25,6% so với cùng kỳ Tuy nhiên, năm 2020 dự kiến sản lượngsản xuất thực tế giảm trên 18,3 triệu đôi, giảm 13,5% so với cùng kỳ

5

Trang 10

- NLSX sản phẩm này tập trung phần lớn tại tỉnh Thanh Hóa, Đồng Nai, Bình Phước,

Kiên Giang, An Giang, Ninh Bình,…

Giày dép thể thao: Có 50 doanh nghiệp, cơ sở kinh tế trực thuộc doanh nghiệp

được điều tra Kết quả như sau:

Giá trị đầu tư tính đến năm 2018 là 158,79 nghìn tỷ đồng Năm 2019 đầu tư tăng thêm

19,2 nghìn tỷ đồng, tăng 12,1% so với cùng kỳ Năm 2020 dự kiến đầu tư tăng thêmtrên 29,25 nghìn tỷ đồng, tăng 16,4% so với cùng kỳ

NLSX theo thiết kế tính đến năm 2018 trên 1,54 tỷ đôi Năm 2019 năng lực mới tăng

trên 93,96 triệu đôi, tương ứng tăng 6,1% so với cùng kỳ Năm 2020 dự kiến năng lựcmới tăng 94,8 triệu đôi, tương ứng tăng 5,8% so với cùng kỳ

SLSX thực tế năm 2018 trên 0,98 tỷ đôi Năm 2019 sản lượng sản xuất mới tăng gần

136,1 triệu đôi, tương ứng tăng 13,9% so với cùng kỳ Tuy nhiên, năm 2020 dự kiếnsản lượng sản xuất thực tế giảm 100,6 triệu đôi, tương ứng giảm 9,0% so với cùng kỳ

Nhận xét:

- Tỷ lệ sử dụng công suất ở mức trong bình, lần lượt là 63,7%; 68,3% và 58,8%

- NLSX của khu vực doanh nghiệp đầu tư nước ngoài chiếm trên 84%, còn lại là khuvực doanh nghiệp ngoài nhà nước

- NLSX sản phẩm này tập trung phần lớn tại tỉnh Đồng Nai, Tây Ninh, Tiền Giang,Hậu Giang ,…

2.3.2 Thực trạng xuất khẩu giày dép

Với lượng xuất khẩu đạt 1,23 tỷ đôi trong năm 2020, lần đầu tiên Việt Namvượt qua mức 10% tổng số lượng giày dép xuất khẩu của thế giới, tăng 4,4 lần so vớinăm 2011, theo dữ liệu công bố bởi World Footwear Yearbook 2021 Cụ thể, tổng sốlượng giày dép xuất khẩu của thế giới năm 2020 đạt 12,1 tỷ đôi giảm 19% so với nămtrước, thấp nhất trong 10 năm qua, trong đó Việt Nam chiếm 10,2% tổng số lượng giàydép xuất khẩu của thế giới

Việt Nam là nhà xuất khẩu giày dép lớn thứ 2 thế giới, với tốc độ tăng trưởngbình quân giai đoạn 2016 – 2019 tăng 12,1%/năm Năm 2020, ảnh hưởng của dịchcovid-19, xuất khẩu giày dép của Việt Nam giảm 9,1% so với năm 2019 Tính chungtrong giai đoạn 2016 – 2020, xuất khẩu giày dép của Việt Nam tăng trưởng bình quân6,4%/năm Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam trong giai đoạn 2016– 2020 có xu hướng tăng từ 10,3% trong năm 2016 lên 13,6% trong năm 2020

6

Trang 11

Hình 1: Giá trị xuất khẩu giày dép của Việt Nam giai đoạn 2010-2020

Đơn vị: triệu USD

Nguồn: Bộ công thương

3 Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu

3.1 Lý thuyết chung về đo lường mức độ tập trung của ngành

3.1.1 Thị phần (Market share)

Thị phần là phần trăm tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp đang chiếm lĩnhtrên thị trường Nói một cách khác, thị phần là phần thị trường doanh nghiệp đã chiếmlĩnh được hay sự phân chia thị trường của doanh nghiệp đối với các đối thủ cạnh tranhtrong ngành

Công thức tính thị phần:

Thị phần = Hay

Thị phần = Bên cạnh đó, ta có thể xem xét tới thị phần tương đối (Relative market share)

Thị phần tương đối (A) = Hay

Thị phần tương đối (A) = Nếu thị phần tương đối (A) > 1, lợi thế cạnh tranh thuộc về doanh nghiệp Nếu thị phần tương đối (A) < 1, lợi thế cạnh tranh thuộc về đối thủ

Nếu thị phần tương đối (A) = 1, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp bằng lợi thếcạnh tranh của đối thủ trên thị trường

Ý nghĩa của thị phần

7

Trang 12

Thị phần là thước đo mức độ yêu thích của người tiêu dùng đối với một sảnphẩm so với các sản phẩm cùng loại khác Thị phần cao đồng nghĩa với việc doanh sốbán hàng càng cao và nếu thị trường mở rộng, sản phẩm dẫn đầu sẽ thu được nhiều lợinhuận hơn những sản phẩm còn lại

Số liệu về thị phần sẽ cho biết doanh nghiệp hoạt động như thế nào so với cácđối thủ cạnh tranh Thông thường, thị trường lớn đồng nghĩa với việc doanh số bánhàng sẽ cao hơn đối thủ cạnh tranh, vì doanh nghiệp có nhiều khách hàng hơn Khi tổng thị trường cho một sản phẩm hoặc dịch vụ tăng lên, một doanh nghiệpduy trì được thị phần của mình sẽ tăng doanh thu ở mức độ và tốc độ tương tự nhưtổng thị trường Một doanh nghiệp đang phát triển thị phần sẽ tăng doanh thu nhanhhơn các đối thủ cạnh tranh

Bên cạnh đó, việc xác định thị phần giúp các chủ doanh nghiệp có thể nhìn ratốc độ phát triển của doanh nghiệp trong từng phân khúc của thị trường Từ đó đưa ranhững chiến lược kinh doanh đúng đắn Thị phần cũng là cơ sở dữ liệu giúp doanhnghiệp có thể bổ sung nguồn lực và tăng động lực phát triển lên nhiều lần Thị phầntăng có thể cho phép một công ty đạt được quy mô hoạt động lớn hơn và cải thiện khảnăng sinh lời

3.1.2 Chỉ số HHI (Hirschman-Herfindahl Index)

Chỉ số Hirschman Herfindahl được sử dụng để đo lường quy mô doanh nghiệptrong mối tương quan với ngành và là một chỉ số báo về mức độ cạnh tranh giữa cácdoanh nghiệp trong ngành Chỉ số HHI được xác định bằng tổng bình phương thị phầncủa tất cả các doanh nghiệp trong ngành:

• Nếu HHI=10000 nghĩa là chỉ tồn tại duy nhất 1 công ty trong ngành

• Nếu HHI=0 nghĩa là tồn tại vô số các công ty nhỏ trong ngành

Thị trường càng gần độc quyền thì mức độ tập trung của thị trường càng cao và cạnhtranh càng thấp Theo thông lệ quốc tế, các cơ quan quản lý cạnh tranh thường phânloại các thị trường theo cơ sở :

HHI < 1000 : Thị trường không mang tính tập trung

1000≤ HHI ≤ 1800 : Thị trường tập trung ở mức độ vừa phải

HHI > 1800 : Thị trường tập trung ở mức độ cao

8

Trang 13

Chỉ số HHI giúp phản ánh nhạy bén sự tham gia hay thoát ra của doanh nghiệpkhỏi ngành tính đến Bên cạnh đó, chỉ số này cũng dễ dàng tính toán và tính đến tất cảcác điểm trên đường cong tập trung thị trường

Bên cạnh những ưu điểm, chỉ số HHI cũng có nhược điểm là không làm rõđược khi so sánh các ngành có mức độ tập trung bằng nhau vì giữa cách ngành chưachắc quy mô doanh nghiệp đã bằng nhau

3.1.3 Tỷ lệ tập trung bốn công ty ()

Tỉ lệ tập trung 4 công ty () thể hiện mức độ đóng góp của 4 công ty lớn nhất trongtổng doanh thu của cả ngành Tỉ lệ tập trung 4 công ty được đo lường như sau: Trong đó:

: là thị phần doanh nghiệp thứ i, xếp hạng từ lớn nhất đến nhỏ nhất Với thị phần được tính bằng doanh thu của doanh nghiệp chia tổng doanh thucủa toàn ngành

Khi một ngành bao gồm một số lượng rất lớn các công ty, thị phần của mỗicông ty trong ngành là rất nhỏ thì tỉ lệ tập trung 4 công ty gần bằng 0 Khi tổng sảnlượng của một ngành được đóng góp bởi ít hơn hoặc bằng 4 công ty thì tỉ lệ tập trung 4công ty tiệm cận đến 1

3.2 Cơ sở lý thuyết của mô hình nghiên cứu

3.2.1 Khái niệm về khả năng sinh lời

Theo Pandey (1980), khả năng sinh lời là khả năng kiếm được lợi nhuận củamột doanh nghiệp Khả năng sinh lời diễn giải lợi nhuận liên quan đến các yếu tốkhác Khả năng sinh lời phân tích các biện pháp và đánh giá hiệu quả hoạt động củadoanh nghiệp về lợi nhuận mà doanh nghiệp kiếm được liên quan đến đầu tư của các

cổ đông hoặc vốn được sử dụng trong doanh nghiệp hoặc liên quan đến doanh thu Malik (2011) cho rằng khả năng sinh lời là một trong những thước đo, mục tiêuquan trọng nhất của quản lý tài chính Mục tiêu của quản lý tài chính là tối đa hóa sựgiàu có của chủ sở hữu và khả năng sinh lời là yếu tố quyết định rất quan trọng củahiệu suất Khả năng sinh lời liên quan chặt chẽ đến lợi nhuận nhưng có điểm khác biệtchính Trong khi lợi nhuận là một số tiền tuyệt đối, khả năng sinh lời là tương đối Khảnăng sinh lời là thước đo hiệu quả về sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp

3.2.2 Một số tiêu chí đánh giá khả năng sinh lời

Để đánh giá khả năng sinh lời của của doanh nghiệp thì các chỉ tiêu tỷ suất lợinhuận thường được sử dụng, vì nó biểu hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận và chi phí sảnxuất thực tế, thể hiện trình độ kinh doanh của các nhà kinh doanh trong việc sử dụngcác yếu tố đó

9

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN