1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) tiểu luận tổ chức ngành đề tài phân tích ngành sản xuất đồ uốngtại việt nam giai đoạn 2015 2017

41 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Ngành Sản Xuất Đồ Uống Tại Việt Nam Giai Đoạn 2015 - 2017
Tác giả Đỗ Ngọc Anh, Hoàng Thu Hương, Nguyễn Thị Phương Thúy, Nguyễn Thị Việt Trinh
Người hướng dẫn TS. Chu Thị Mai Phương
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Kinh Tế Quốc Tế
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 2,81 MB

Nội dung

Đồng thời, chính sách thúc đẩy phát triển của Chính phủ cũng đã đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành này.Bởi vậy, việc nghiên cứu và phân tích ngành sản xuất đồ uống tại Việt

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ 

Lớp tín chỉ: KTE408(HK2-GD2-2223).2 Giảng viên hướng dẫn: TS Chu Thị Mai Phương

Hà Nội, tháng 06, 2023

3

Trang 2

MỤC LỤC

I TỔNG QUAN VỀ NGÀNH SẢN XUẤT ĐỒ UỐNG TẠI VIỆT NAM 6

1 Đặc điểm và phân loại ngành 6

1.1 Đặc điểm ngành sản xuất đồ uống tại Việt Nam 6

1.2 Phân loại ngành sản xuất đồ uống tại Việt Nam 6

2 Thực trạng ngành 9

2.1 Ngành nước giải khát Việt Nam 9

2.2 Ngành bia, rượu 11

3 Vai trò của ngành 12

4 Ứng dụng trò chơi kinh doanh đã xảy ra trong thực tế 13

4.1 Khái niệm lý thuyết trò chơi 13

4.2 Phân loại các chiến lược trong lý thuyết trò chơi 13

4.3 Áp dụng lý thuyết trò chơi trong thực tế kinh doanh 13

II CƠ SỞ LÝ THUYẾT 16

1 Lý thuyết về đo lường tập trung thị trường 16

1.1 Thị phần (w) 16

1.2 Tỷ lệ tập trung hóa (Concentration Ratio) 16

1.3 Chỉ số HHI (Herfindahl-Hirschman) 17

2 Hàm sản xuất Cobb-Douglas 18

III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20

1 Xử lý và phân tích các chỉ số 20

1.1 Kết quả tính toán thị phần 20

1.2 Kết quả tính toán CR 4 21

1.3 Kết quả tính toán chỉ số HHI 22

2 Nhận xét chung về mức độ cạnh tranh và rào cản gia nhập thị trường 23

3 Mô hình ước lượng 24

4 Kết quả và kiểm định 25

4.1 Mô tả thống kê và tương quan 25

4.2 Kết quả ước lượng và kiểm định mô hình 26

4

Trang 3

IV KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý 28

1 Cơ hội 28

2 Thách thức 28

3 Hàm ý chính sách 29

3.1 Từ phía doanh nghiệp 29

3.2 Từ phía Chính phủ 29

5

Trang 4

DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ

Bảng 1 Kim ngạch xuất khẩu nước giải khát 2021-2022 12

Bảng 2 Kim ngạch nhập khẩu nước giải khát năm 2021 – 2022 12

Bảng 3 Thị trường nước giải khát Việt Nam năm 2021 13

Bảng 4 Ma trận trò chơi kinh doanh giữa Pepsico và Coca Cola 16

Bảng 5 Bảng nhận xét mức độ tập trung của ngành theo CR 4 19

Bảng 6 Kết quả tính thị phần CR 4 23

Bảng 7 Kết quả tính toán chỉ số HHI 24

Bảng 8 Mô tả các biến của mô hình 26

Bảng 9 Thống kê mô tả các biến trong mô hình 27

Bảng 10 Kết quả phân tích tương quan các biến sử dụng trong mô hình 27

Bảng 11 Kết quả hồi quy của mô hình POOL 28

Bảng 12 Kết quả kiểm định hệ số phóng đại phương sai 28

Bảng 13 Bảng tổng hợp kết quả phân tích hồi quy các mô hình 29

6

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Ngành sản xuất đồ uống tại Việt Nam là một trong những ngành công nghiệp phát triển nhanh chóng và đóng góp quan trọng vào nền kinh tế của đất nước Ngành này bao gồm sản xuất và kinh doanh các loại đồ uống như nước giải khát, nước ngọt, nước trái cây, nước suối, trà, cà phê, bia, rượu và các loại đồ uống khác Với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, tỷ lệ dân số trẻ ngày càng tăng, sản xuất đồ uống được đánh giá là một trong những ngành hấp dẫn nhất Khi mức thu nhập được cải thiện, thói quen mua sắm thay đổi, hàng hóa đa dạng, sự phong phú các sản phẩm nông nghiệp - nguồn nguyên liệu thô cho sản xuất đồ uống là lợi thế cho các doanh nghiệp đa dạng hóa và đáp ứng nhu cầu củangười tiêu dùng

Có thể cho rằng ngành sản xuất đồ uống tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nóichung đang trải qua một sự cạnh tranh mạnh mẽ Ngoài các doanh nghiệp trong nước, cácthương hiệu quốc tế cũng đang tăng cường hiện diện và cạnh tranh trên thị trường Điều này tạo ra một môi trường cạnh tranh khốc liệt, thúc đẩy các công ty trong ngành phải nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường nghiên cứu và phát triển để giành thị phần Trong giai đoạn từ năm 2015 đến 2017, ngành sản xuất đồ uống tại Việt Nam đã trải qua

sự phát triển đáng kể Xu hướng tiêu dùng sức khỏe và chất lượng cuộc sống đã thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng đồ uống tự nhiên và không chất bảo quản Cạnh tranh trong ngành đã gia tăng, đòi hỏi các công ty phải đầu tư vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm Đồng thời, chính sách thúc đẩy phát triển của Chính phủ cũng đã đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành này

Bởi vậy, việc nghiên cứu và phân tích ngành sản xuất đồ uống tại Việt Nam là rất cần thiết, để từ đó giúp các doanh nghiệp trong ngành nắm bắt được cơ hội và thách thức của thị trường, tìm ra các lợi thế cạnh tranh và cải tiến quy trình sản xuất để tăng năng suất và hiệu quả kinh doanh, định hướng và lập kế hoạch phát triển dài hạn, nắm bắt xu hướng thị trường, từ đó đưa ra các sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu của khách hàng, đồng thời mở rộng thị trường xuất khẩu Ngoài ra việc nghiên cứu tổng quan về ngành sản xuất đồ uống nói chung cũng giúp cho Chính phủ có thể đưa ra được các chính sách một cách hiệu quả, nhằm hỗ trợ cho sự phát triển bền vững của ngành, đồng thời đảm bảo

an toàn và chất lượng sản phẩm cho người tiêu dùng

7

Trang 6

I TỔNG QUAN VỀ NGÀNH SẢN XUẤT ĐỒ UỐNG TẠI

VIỆT NAM

1 Đặc điểm và phân loại ngành

1.1 Đặc điểm ngành sản xuất đồ uống tại Việt Nam

Ngành sản xuất đồ uống tại Việt Nam đa dạng về sản phẩm, bao gồm nước giải khát, trà, cà phê, bia, rượu và các loại nước ép trái cây Mỗi loại sản phẩm có các đặc điểm riêng và được sản xuất bởi các doanh nghiệp khác nhau Nước ta cũng có nhiều nguồn nguyên liệu phong phú để sản xuất đồ uống, bao gồm nguồn nước ngọt, trái cây, hương liệu từ các loài hoa Nguồn nguyên liệu này được sử dụng để sản xuất các sản phẩm đồ uống chất lượng cao và có giá trị dinh dưỡng Thông qua những lợi thế Việt Nam có sự tăng trưởng nhanh chóng trong ngành sản xuất đồ uống trong những năm gần đây, với tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt mức trung bình khoảng 6-7% Sản lượng sản xuất và doanh thu của các doanh nghiệp trong ngành đều tăng đáng kể Theo Hiệp hội Rượu - Bia - Nước giải khát, ngành sản xuất đồ uống tạo ra công việc cho hơn 220000 lao động chưa tính các nhà sản xuất kinh doanh bán lẻ Do tỷ lệ tăng trưởng nhanh chóng,ngành sản xuất nước uống tại Việt Nam đã thu hút được lượng lớn nguồn vốn đầu tư nước ngoài Xu hướng mua bán và sáp nhập M&A diễn ra rất phổ biến với sự tham gia của các nhãn hàng đồ uống lớn trên thế giới Trong những năm gần đây, khi thị yếu và nhu cầu của người tiêu dùng trong thị trường đồ uống ngày càng tăng lên, ngành sản xuất

đồ uống tại Việt Nam đã chứng kiến sự phát triển của nhiều thương hiệu nổi tiếng như Trung Nguyên, Vinacafe, Suntory Pepsico, Coca-Cola, Heineken, Tiger Beer, Sabeco, Hanoi Beer, Saigon Beer, v.v Các thương hiệu này đã giúp đưa ngành sản xuất đồ uống của Việt Nam tiến xa hơn trên thị trường quốc tế

Bêncạnh những cơ hội, ngành sản xuất Việt Nam cũng vướng phải sự cạnh tranh khốc liệt từ các doanh nghiệp trong nước và quốc tế Để cạnh tranh được trên thị trường, các doanh nghiệp trong ngành phải tập trung vào nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường quản lý chất lượng và đổi mới công nghệ sản xuất Để hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua những thách thức trong ngành sản xuất đồ uống chính phủ Việt Nam đang áp dụng nhiều chính sách hỗ trợ cho ngành sản xuất đồ uống, như giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu, hỗ trợ vốn đầu tư, đào tạo nhân lực và xây dựng hệ thống hậu cần phục vụ sản xuất

1.2 Phân loại ngành sản xuất đồ uống tại Việt Nam

11: SẢN XUẤT ĐỒ UỐNG

Ngành này gồm: Sản xuất đồ uống như đồ uống không cồn và nước khoáng, sản xuất đồ uống có cồn chủ yếu thông qua lên men, bia và rượu, sản xuất đồ uống có cồn qua chưng cất

8

Trang 7

Discover more from:

Trang 8

Loại trừ:

- Sản xuất nước rau, quả được phân vào nhóm 1030 (Chế biến và bảo quản rau quả);

- Sản xuất đồ uống có sữa được phân vào nhóm 10500 (Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa);

- Sản xuất cà phê, chè được phân vào nhóm 10790 (Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu)

- Pha chế các loại rượu mạnh đã chưng cất;

- Sản xuất rượu mạnh trung tính

và nhóm 82920 (Dịch vụ đóng gói) nếu được tiến hành trên cơ sở thuê hoặc hợp đồng

1102 - 11020: Sản xuất rượu vang

Nhóm này gồm:

- Sản xuất rượu vang;

- Sản xuất rượu sủi tăm;

- Sản xuất rượu từ chiết xuất của nho;

- Sản xuất đồ uống có cồn lên men nhưng không qua chưng cất rượu sake, rượu táo, rượu

lê, rượu mật ong, rượu hoa quả khác và đồ uống hỗn hợp chứa cồn;

9

Trang 9

- Sản xuất rượu vecmut và đồ uống tương tự Nhóm này cũng gồm:

- Pha chế các loại rượu vang; - Sản xuất rượu không cồn và có độ cồn thấp

Loại trừ:

- Sản xuất giấm được phân vào nhóm 10790 (Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu);

- Đóng chai và dán nhãn được phân vào nhóm 463 (Bán buôn gạo, thực phẩm, đồ uống

và sản phẩm thuốc lá, thuốc lào) nếu công việc này là một phần của việc bán buôn, và nhóm 82920 (Dịch vụ đóng gói) nếu được tiến hành trên cơ sở thuê hoặc hợp đồng

1103 - 11030: Sản xuất bia và mạch nha ủ men bia

Nhóm này gồm:

- Sản xuất rượu từ mạch nha như bia, bia đen

- Sản xuất mạch nha ủ men bia

- Sản xuất bia không cồn hoặc có độ cồn thấp

1104: Sản xuất đồ uống không cồn, nước khoáng

11041: Sản xuất nước khoáng, nước tinh khiết đóng chai

Nhóm này gồm: Sản xuất nước khoáng thiên nhiên và nước đóng chai khác

11042: Sản xuất đồ uống không cồn

Trang 10

- Sản xuất cà phê, chè và các sản phẩm pha kèm được phân vào nhóm 10790 (Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu);

- Sản xuất rượu không cồn được phân vào nhóm 11020 (Sản xuất rượu vang); - Sản xuất bia không cồn được phân vào nhóm 11030 (Sản xuất bia và mạch nha ủ men bia);

- Đóng chai và dán nhãn được phân vào nhóm 463 (Bán buôn gạo, thực phẩm, đồ uống

và sản phẩm thuốc lá, thuốc lào), nếu công việc này là một phần của việc bán buôn, và nhóm 82920 (Dịch vụ đóng gói), nếu được tiến hành trên cơ sở thuê hoặc hợp đồng

2 Thực trạng ngành

Theo thống kê hàng năm, ngành đồ uống đóng góp vào ngân sách nhà nước khoảng 60.000 tỷ đồng trong đó đóng góp của các doanh nghiệp lớn như Sabeco, Habeco, Heineken, Coca – cola, Pepsi trọng số tới hơn 80% Do tác động của đại dịch Covid 19 và hàng loạt các luật định lien quan tới phòng chống tác hại của rượu bia (Luật

số 44/2019/QH14) hay xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (Nghị định 100/2019/NĐ-CP) khiến hoạt đô {ng sản xuất kinh doanh của các doanh

20%-30%, doanh thu toàn ngành đồ uống giảm tới 16% so với năm 2019 Tuy nhiên năm

2022, bình thường hóa sau đại dịch Covid 19 và sự thúc đẩy phát triển kinh tế kèm với thịyếu tích cực của người tiêu dùng, ngành sản xuất đồ uống có những khởi sắc trong doanh thu tăng trưởng Đặc biệt được mô phỏng qua các ngành mũi nhọn trong chuỗi sản xuất

đồ uống

2.1 Ngành nước giải khát Việt Nam

So với cùng kỳ năm 2021, sản xuất trung bình năm 2022 tăng trưởng nhẹ, tổng sảnlượng đạt gần 10 triệu lít Do sự ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19 trong năm 2022 sảnxuất nước giải khát gặp khó khăn do chi phí đầu vào tăng đột biến hay biên lợi nhuận củacác doanh nghiệp sản xuất đều giảm so với cùng kỳ năm ngoái Về xuất nhập khẩu nướcgiải khát tại thị trường Việt Nam, trong năm 2022, kim ngạch nhập khẩu nước giải khát

có gas năm 2022 giảm 14% đạt 137 nghìn USD, kim ngạch nhập khẩu nước giải khátkhông gas đạt 67 nghìn USD, giảm 35% Về tình tiêu thụ nước giải khát trong nước, saukhi được mở cửa sau đại dịch Covid doanh số bán lẻ năm 2022 ghi nhận đạt khoảng 4,5nghìn lít tăng 5% so với cùng kỳ năm 2022 Trong đó, 5 doanh nghiệp lớn nhất trong năm

2022 chiếm 57% doanh số (Pepsico duy trì vị thế dẫn đầu ở các mảng như: đồ uống cógas, nước hoa quả, nước đóng chai và nước uống thể thao., tiếp theo sau ở vị trí thứ 2 làCoca-cola Việt Nam với phân khúc nước có ga, hoa quả, nước đóng chai và Tân HiệpPhát, URC Việt Nam dẫn đầu ở phân khúc nước tăng lực điển hình là Redbull)Trái ngược với nhập khẩu, xuất khẩu nước giải khát của Việt Nam tăng mạnh Trong đó với phân khúc nước có gas đạt 44 nghìn USD tăng 42% và nước không gas là

167 nghìn USD Triển vọng phát triển của ngành đồ uống giải khát trong giai đoạn

2022-2024 dự báo tăng trưởng dao động trong khoảng 4,3%-4,8% khi nền kinh tế đã trở lại và

11

Trang 11

phục hồi sau đại dịch Covid 19 Trong đó các thị trường xuất khẩu được chú ý là Australia (rộng mở với phân khúc đồ uống không cồn đạt sự tăng trưởng lên tới 59% về kim ngạch so với cùng kỳ tháng 6 năm 2021) Bên cạnh đó sản phẩm nước uống ION thuộc nhãn hiệu Fujiwa theo công nghệ Nhật Bản được sản xuất ở Việt Nam đã xuất khẩuđược 160000 chai sang thị trường Australia Xu hướng đa dạng các loại uống đóng chai: Các loại nước uống hỗn hợp trái cây, rau quả tăng trưởng mạnh hơn 50% và đạt kim ngạch 564.000 USD Nổi bật, nước quả không lên men đã đạt tăng trưởng 57% đạt 7.9 triệu USD Nước uống từ quả dứa tăng trưởng 203%, đạt 100.000 USD Các loại nước uống đóng chai như Trà xanh 0 độ, Dr Thanh, trà Olong được tiêu thụ ổn định tại Australia.Với phân loại cà phê đóng lon, hai nhãn hàng là King Coffee và Meet More đang tạo được những điểm nhấn trong thị yếu người tiêu dùng.

0 20 60 100 140 180

Kim ngạch xuất khẩu nước giải khát 2021 - 2022

Nước giải khát có gas Nước giải khát không gas

Kim ngạch nhập khẩu nước giải khát năm 2021 - 2022

Nước giải khát có gas Nước giải khát không gas

Bảng 2 Kim ngạch nhập khẩu nước giải khát năm 2021 – 2022

12

Trang 12

Tại Việt Nam, bình quân người Việt tiêu thụ nước giải khát trên 23 lít/ người/năm Theo Hiệp hội bia rượu – nước giải khát các dòng sản phẩm này chiếm lượng sản xuất vàtiêu thụ lên đến 85% sản lượng của cả nước Trong nửa năm đầu 2015, ngành sản xuất đồuống tăng 6.3% so với cùng kỳ Dự đoán, trong tương lai con số này sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, với con số hấp dẫn hơn.

Sự có mặt của khoảng 1.800 cơ sở sản xuất nước giải khát, chứng tỏ sức thu hút tolớn của thị trường nước giải khát Việt Nam Trong đó, thị trường nước giải khát không cồn của Việt Nam đang thể hiện sức hút rất lớn đối với các nhà đầu tư Nguyên nhân là mức tăng trưởng nội địa liên tục duy trì con số ấn tượng với 6-7%/năm, trong khi các nước Pháp, Nhật Bản – các thị trường dẫn đầu chỉ kỳ vọng đạt 2%/năm

Thị trường nước giải khát Việt Nam 2014

Nước ngọt có ga Nước khoáng Nước tăng lực Nước ép hoa quả Trà Khác

Bảng 3 Thị trường nước giải khát Việt Nam năm 2021 2.2 Ngành bia, rượu

Theo Tổng cục Thống kê, năm 2019 tổng sản lượng ngành bia đạt 4.559 tỷ lít Tuynhiên, năm 2020 do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, sản lượng toàn ngành bia giảm13,3% so với năm 2019, chỉ đạt được 3.955 tỷ lít Điều này đã ảnh hưởng đến hoạt độngkinh doanh của nhiều doanh nghiệp trong ngành đồ uống, đặc biệt là ngành đồ uống cồn.Nhiều doanh nghiệp đã phải cắt giảm lao động (khoảng 50%), giảm lương, giờ làm và cắtgiảm tối đa chi phí để duy trì sản xuất Sabeco, một trong những đối thủ lớn củaHeineken tại thị trường Việt Nam, được sáp nhập vào Tập đoàn Thaibev năm 2017 vớigiá trị giao dịch lên tới 4,8 tỷ USD Tuy nhiên, năm 2020, Sabeco báo cáo lợi nhuận âmtrong quý I và quý II, tuy nhiên sang quý III, tình hình kinh doanh đã sáng sủa hơn Tínhchung cả năm 2020, doanh thu thuần của Sabeco đạt 27.961 tỷ đồng, giảm 26,2% so vớinăm trước; lợi nhuận sau thuế đạt 4.937 tỷ đồng, giảm 8,1% Trong khi đó, Habeco, công

ty bia lớn thứ ba tại Việt Nam, cũng đã ghi nhận sự sụt giảm doanh thu và lợi nhuận trongnăm 2020 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Habeco trong năm 2020 đạt7.514,4 tỷ đồng, giảm 20,1%, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đạt 485,1 tỷ đồng,

13

Trang 13

giảm 25,4% Theo báo cáo của Kirin Holdings (Nhật Bản) trong năm 2022, thế giới tiêuthụ tổng cộng 177 triệu kilô lít bia trong năm 2020 và Việt Nam xếp thứ 9 thế giới vềlượng bia tiêu thụ với hơn 3,8 triệu kilô lít trong năm 2020.

Tuy nhiên chiều hướng phát triển đi lên tích cực đã được thể hiện qua các con sốthống kê năm 2021 và 2022 Mặc dù mức thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng bia đãtăng lên 60% từ năm 2017 và tiếp tục tăng lên 65% từ đầu năm 2018, và Nghị định100/2019 về xử phạt vi phạm trong lĩnh vực giao thông sẽ xử phạt người uống rượu, bia

mà điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, nhưng lượng tiêu thụ bia vẫn liên tục tăng, và doanh

số và lợi nhuận của các công ty ngành bia vẫn tăng

Cụ thể, Tổng Công ty CP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco - SAB) đãghi nhận doanh thu gần 35.000 tỉ đồng, tăng 33% so với năm 2021 và lãi sau thuế gần5.500 tỉ đồng, tăng 40% so với năm 2021 Đây là mức lãi kỷ lục trong lịch sử hoạt độngcủa Sabeco Tổng Công ty CP Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco - BHN) cũng

đã có doanh thu và lợi nhuận năm 2022 tăng trưởng mạnh trở lại, với doanh thu thuần đạt8.398 tỉ đồng, tăng 21% và lợi nhuận sau thuế đạt 527 tỉ đồng, tăng 63% so với năm

2021 Cả hai công ty đều cho biết đã thực hiện các biện pháp tiết kiệm chi phí, giảm thiểutác động của chi phí đầu vào và tăng cường tiếp thị để thúc đẩy doanh số

3 Vai trò của ngành

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, ngành Bia - Rượu - Nước giải khát là một trong những ngành kinh tế quan trọng nhất của Việt Nam

Đầu tiên, ngành này đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân với các sản phẩm

đa dạng và phong phú, từ nước khoáng, nước tinh khiết, nước giải khát có gaz đến các loại nước hoa quả, nước uống bổ dưỡng, các sản phẩm bia hơi, bia lon, bia chai và rượu trắng, rượu vang Những sản phẩm này đã đáp ứng được những nhu cầu tất yếu của ngườidân và giảm một lượng nhập khẩu đáng kể

Thứ hai, ngành Bia - Rượu - Nước giải khát đóng góp rất lớn vào giá trị sản xuất của nền kinh tế Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, giá trị sản xuất công nghiệp của ngành này đã tăng liên tục, từ giá trị 10.037 tỷ đồng năm 2000 lên mức 26.745 tỷ đồng vào năm 2007 Trong ba phân ngành, ngành bia có giá trị sản xuất lớn nhất và chiếm tỷ trọng khoảng 22% trong ngành sản xuất thực phẩm đồ uống) Năm 2000, giá trị tăng thêm của ngành đạt 5.246,46 tỷ đồng, chiếm 6,88% giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp và 1,92% GDP Sau 7 năm, giá trị tăng thêm của ngành đã đạt hơn 13000 tỷ đồng, chiếm 8,79% giá trị tăng thêm ngành công nghiệp và 2,85% GDP cả nước

Thứ ba, ngành Bia - Rượu - Nước giải khát đóng góp vào giá trị tăng thêm và kim ngạch xuất khẩu của nền kinh tế Theo Tổng cục Thống kê, giá trị tăng thêm của ngành này đã tăng liên tục, từ 5.246,46 tỷ đồng vào năm 2000 lên hơn 13.000 tỷ đồng vào năm

2007 Sản phẩm bia, rượu, nước giải khát cũng đóng góp rất lớn vào kim ngạch xuất khẩucủa Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng trung bình 21% mỗi năm từ năm 2000 đến nay.Thứ tư, ngành Bia - Rượu - Nước giải khát giải quyết vấn đề việc làm cho nhiều lao động Theo Tổng cục Thống kê, ngành này thu hút và giải quyết việc làm ổn định cho trên 37.000 lao động Số lao động làm việc trong lĩnh vực sản xuất nước giải khát chiếm trên 50% số lao động toàn quốc

14

Trang 14

4 Ứng dụng trò chơi kinh doanh đã xảy ra trong thực tế

4.1 Khái niệm lý thuyết trò chơi

Lý thuyết trò chơi (game theory) là một lĩnh vực nghiên cứu toán học về tương tácgiữa các đối tượng trong một hệ thống, trong đó mỗi đối tượng có các quyết định riêng vàtương tác với các đối tượng khác Lý thuyết trò chơi có thể được áp dụng để mô hình hóa các tình huống trong đời sống thực và giúp dự báo hành vi của các đối tượng trong một

hệ thống

4.2 Phân loại các chiến lược trong lý thuyết trò chơi

Chiến lược cực đại tối thiểu: Là chiến lược mà người chơi lựa chọn dựa trên kỳ vọng tối thiểu lớn nhất Chiến lược này được sử dụng để tối thiểu hoá thiệt hại tối đa có thể xảy ra cho một tác nhân trong trường hợp đối thủ đưa ra quyết định tối ưu nhất của mình Trong kinh doanh, chiến lược cực đại tối thiểu cũng có thể được áp dụng để giảm thiểu rủi ro và thiệt hại tối đa có thể xảy ra khi đối thủ cạnh tranh đưa ra các quyết định tối ưu nhất của mình Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tối ưu hóa cực đại tối thiểu có thể dẫn đến các quyết định kém hiệu quả hoặc không tối ưu, do đó, các tác nhân cần phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi áp dụng chiến lược này

Chiến lược trội: Là chiến lược tối ưu mang lại lợi ích lớn nhất cho mỗi người chơi cho dù hành vi của đối thủ như thế nào Trong kinh doanh, chiến lược trội cũng có thể được áp dụng để đạt được lợi thế cạnh tranh Tuy nhiên, trong thực tế, việc tìm ra chiến lược trội là không dễ dàng và không phải lúc nào cũng có thể tìm thấy Ngoài ra, trong một số trường hợp, việc áp dụng chiến lược trội có thể dẫn đến cạnh tranh khốc liệt và giảm giá trị cho các bên tham gia Do đó, các tác nhân cần phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi áp dụng chiến lược trội

Chiến lược cân bằng Nash: Cân bằng Nash là tình huống trong đó mỗi tác nhân đã chọn một chiến lược và không có bất kỳ tác nhân nào có thể tăng kết quả của mình bằng cách đơn lẻ thay đổi chiến lược của mình, trong khi các tác nhân khác giữ nguyên chiến lược của mình Ví dụ, trong trò chơi đấu giá, cân bằng Nash xảy ra khi mỗi người chơi đưa ra giá đấu giá mà nếu đối thủ tăng giá, thì họ sẽ không đưa ra giá cao hơn Trong cân bằng Nash, không có ai có thể đưa ra một quyết định tốt hơn nếu đối thủ giữ nguyên chiến lược của mình Cân bằng Nash có thể được sử dụng để dự đoán hành vi của các tác nhân trong một trò chơi và giúp các tác nhân đưa ra quyết định chiến lược tối ưu Tuy nhiên, cân bằng Nash không đảm bảo rằng kết quả của trò chơi sẽ là tối ưu hoàn toàn vì

có thể có nhiều cân bằng Nash khác nhau và không phải tất cả đều là tối ưu

4.3 Áp dụng lý thuyết trò chơi trong thực tế kinh doanh

Vào thời điểm cuối tháng 6 năm 2016, đã có những lời ra tiếng vào về “cuộc chiếnkhông tiếng súng” trong ngành nước giải khát Việt

Đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp đồ uống trong nước, sức ép thâm nhập của doanh nghiệp ngoại vào Việt Nam đang diễn ra rất mạnh mẽ

Trong những năm đó, thị trường nước giải khát của Việt Nam lâu nay vẫn được đánh giá là “miếng bánh” ngon so với nhiều thị trường các nước lân cận

15

Trang 15

Thế nhưng doanh nghiệp nội chỉ được một góc rất nhỏ, phần lớn còn lại đều nằm gọn trong tay của những công ty nước ngoài.

Có một loạt vụ việc bê bối liên quan tới nước giải khát C2 và Rồng đỏ của Công tyURC khuấy đảo dư luận lúc đó, người ta mới giật mình nhìn lại cuộc so kè “một mất, mộtcòn” giành chỗ đứng trên thị trường Việt của các công ty nước ngoài, cũng như “sức khỏe” thật sự của những doanh nghiệp nội trong ngành sản xuất đồ uống

Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đang chịu

sự cạnh tranh khốc liệt để giữ thị phần ngay trên sân nhà Nếu không có chiến lược sản xuất, kinh doanh, tiếp thị phù hợp thì có thể nhiều doanh nghiệp Việt sẽ hụt hơi ngay tại thị trường nội địa

Lấy điển hình là hai ông lớn Coca cola và Pepsi Dựa vào bảng phân tích giữa giá thành và lợi nhuận của Coca Cola và Pepsi có thể phân tích chiến lược kinh doanh như sau:

Pepsi bán giá 5000đ Pepsi bán giá 6000đ

Bảng 4 Ma trận trò chơi kinh doanh giữa Pepsico và Coca Cola

Trong tình huống Pepsi và Coca Cola đều bán chung mức giá là 5000đ và 6000đ –khi mức giá là như nhau thì lợi nhuận thu về là như nhau, trong khi ở trường hợp mỗi bênchọn một loại mức giá khác nhau, công ty nào bán giá rẻ hơn sẽ thu được lợi nhuận cao hơn hẳn so với đối thủ nhờ vào lợi thế thâu tóm thị trường, giá thành thấp sẽ có lượng cầucao

Chắc chắn lãnh đạo Pepsi muốn định giá bán sản phẩm là 5000đ và thu lợi nhuận

25 tỉ đồng, tuy nhiên Coca-Cola sẽ không bán giá 6000đ để thu về số lợi nhuận thấp là 7

tỷ Điều này đã cho chúng ta thấy sự liên quan mật thiết trong việc cạnh tranh và cộng sinh Thực tế 2 hãng vẫn có thể bán giá rẻ hơn để thâu tóm thị trường, nhưng họ không làm vậy vì cả 2 công ty đều hiểu rằng hạ giá xuống đồng nghĩa với lợi nhuận thu được vẫn phải chia đôi – và nhỏ hơn cho mỗi bên

Bằng sự theo dõi nước đi của đối thủ và thoả thuận hợp tác 2 bên, lý thuyết trò chơi đưa ra nhận định mức giá đưa ra cho cả Coca-cola và Pepsi sẽ xấp xỉ 6000đ trong giả định này, đồng nghĩa với việc cả hai cùng thu được lợi nhuận lớn Khoản lợi nhuận này sẽ được chi vào việc quảng cáo chung để phát triển thị trường “Đồ uống có ga” chứ không để tiêu diệt đối thủ và thâu tóm toàn bộ

Trên thực tế câu chuyện sẽ không dừng lại ở 2 đối thủ cạnh tranh mà còn là hàng trăm người chơi và rất nhiều tình huống khác nhau Vì vậy nắm rõ được lý thuyết trò chơi

16

Trang 16

và vận dụng trong việc quan sát, nắm bắt hành vi đối thủ là cực kỳ quan trọng trong việc lựa chọn chiến lược kinh doanh hiệu quả.

17

Trang 17

II CƠ SỞ LÝ THUYẾT

5 Lý thuyết về đo lường tập trung thị trường

Tập trung thị trường (market concentration) (còn gọi là tập trung ngành, hay tập trung người bán)

Đo lường vị trí tương đối của các doanh nghiệp lớn trong ngành Tập trung thị trường ám chỉ đến mức độ mà sự tập trung sản xuất vào một thị trường đặc biệt hay là sự tập trung sản xuất của ngành nằm trong tay một vài hãng lớn trong ngành

Một ngành có mức độ tập trung hóa cao tức là một ngành được chi phối bởi một số

ít hãng Khi nói trình độ tập trung hóa của một ngành tức là nói đến mức độ tập trung thị trường của ngành đó

Nói chung, mức độ tập trung thị trường biểu thị sức mạnh thị trường của những hãng lớn, nghĩa là ngành càng tập trung thì các hãng lớn càng có sức mạnh thị trường cao

và ngược lại

5.1 Thị phần (w)

Thị phần là phần trăm tiêu thụ sản phẩm nhất định mà mỗi doanh nghiệp đang chiếm lĩnh ở trên thị trường nhất định Nó thể hiện qua doanh số sản phẩm và dịch vụ tiêuthụ doanh nghiệp so với tổng lượng doanh số đã tiêu thụ ở trên toàn thị trường

Ở bất cứ lĩnh vực kinh doanh nào, doanh nghiệp cũng đều muốn sở hữu thị phần càng nhiều càng tốt Khi thị phần càng nhiều thì chứng tỏ rằng doanh nghiệp đang chiếm

ưu thế lớn trên thị trường, kinh doanh đi đúng hướng, phát triển tích cực Tuy nhiên muốnđạt được điều này trước đối thủ thì doanh nghiệp cần đề ra các chiến lược kinh doanh phùhợp nhất như chính sách giá, khuyến mãi, chương trình ưu đãi,…

Công thức tính thị phần:

5.2 Tỷ lệ tập trung hóa (Concentration Ratio)

Tỷ lệ tập trung hóa (concentration ratio) là chỉ tiêu thống kê phản ánh tỷ trọng trong tổng sản lượng của một vài công ty lớn trong một ngành Nó phản ánh mức độ tập trung hóa người bán trên thị trường và vì vậy có thể dùng làm biến đại diện cho cơ cấu thịtrường

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Tỷ lệ tập trung hóa được tính bằng tổng tỷ lệ phần trăm thị phần được nắm giữ bởi

số lượng doanh nghiệp được chỉ định lớn nhất trong ngành

Chỉ số này phản ánh tỷ trọng trong tổng sản lượng của một số bất kỳ n các công ty lớn nhất trong tổng doanh thu của cả ngành Trong đó, CR và CR được phổ biến sử 4 8

dụng hơn cả

Công thức tính CR :4

Khi n thay đổi thì các kết luận về độ tập trung thị trường cũng khác nhau

18

Trang 18

0% - 40% Khi tỷ lệ phần trăm của ngành là 0% thì ngụ ý rằng

ngành đó có thể là cạnh tranh hoàn hảo hoặc cạnh tranh độc quyền

40% - 70% Ngành rất có thể theo độc quyền nhóm – cấu trúc

thị trường trong đó một nhóm nhỏ các công ty thống trị và mỗi công ty có thị phần lớn đáng kểNgành có độ

tập trung cao 70% - 100% Ngành có thể theo độc quyền nhóm – độc quyền Khi tổng sản lượng của một ngành được đóng góp

bởi ít hơn hoặc bằng n công ty thì độ tập trung của ngành bằng 100%

Bảng 5 Bảng nhận xét mức độ tập trung của ngành theo CR 4

Ví dụ: A, B, C, D là 4 công ty lớn nhất trong ngành công nghệ sinh học và một người đang tính mức độ cạnh tranh Trong năm tài chính gần đây, các công ty theo thứ tự

có thị phần lần lượt là: 10%, 15%, 26% và 33% Tính được CR =84%, chỉ ra rằng ngành 4

công nghiệp công nghệ sinh học là một ngành độc quyền tập đoàn

Tương tự có thể tính toán cho nhiều hơn hoặc ít hơn bốn trong số các công ty hàngđầu trong ngành Tỷ lệ tập trung hóa chỉ cho thấy khả năng cạnh tranh của một ngành công nghiệp và liệu một ngành công nghiệp có theo một cấu trúc thị trường độc quyền hay không

Ưu điểm của CR4: Thích hợp khi mô tả thực nghiệm trình độ tập trung hóa của một ngành nào đó vì nó dễ tính toán, dễ hiểu và có tính trực giác cao

Nhược điểm: Một sự chuyển dịch của sản lượng hay sự sáp nhập sẽ tạo ra thay đổi

về tỷ lệ tập trung, nhưng CR có thể không chịu sự sáp nhập hay dịch chuyển sản lượng 4

không làm thay đổi số doanh nghiệp đứng hàng đầu Lý do của điều này là chỉ số CR chỉ4

tính đến 4 doanh nghiệp và khả năng của nó để đầu tư và mở rộng

5.3 Chỉ số HHI (Herfindahl-Hirschman)

Chỉ số Herfindahl-Hirschman (HHI) được sử dụng để nhận biết mức độ cạnh tranhcủa thị trường là hoàn hảo hay độc quyền cao, chỉ số này được cơ quan cạnh tranh sử dụng để đánh giá mức độ độc quyền hay độc quyền nhóm trong hoạt động mua bán, sáp nhập giữa các doanh nghiệp HHI xác định bằng tổng bình phương thị phần của mỗi doanh nghiệp trong toàn hệ thống

Công thức xác định:

Trong đó:

19

Trang 19

Si: Thị phần doanh nghiệp thứ i

n: số lượng doanh nghiệp trong hệ thống Chỉ số HHI có giá trị từ 1/n đến 1, chỉ số

có giá trị thấp nhất (1/m) khi tất cả các doanh nghiệp trong thị trường đều có quy mô như nhau, có giá trị bằng 1 trong trường hợp độc quyền

Nếu tất cả các doanh nghiệp có thị phần bằng nhau (có nghĩa nếu cấu trúc thị trường là hoàn toàn cân xứng, tức là Si = 1/n đối với mọi i) thì HHI = 1/n

Thông qua chỉ số HHI, thị trường sẽ được phân loại mức độ cạnh tranh dựa trên cơ

sở sau:

HHI < 0.01: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo

0.01 ≤ HHI ≤ 0.1: Mức độ cạnh tranh cao

0.1 ≤ HHI ≤ 0.18: Thị trường cạnh tranh trung bình

0.18 ≤ HHI: Mức độ tập trung thị trường cao và có xu hướng độc quyềnĐây là chỉ số cơ bản khi cơ quan quản lý cạnh tranh xem xét đến sự thay đổi về cấu trúc thị trường xảy ra sau các hoạt động sáp nhập, hợp nhất

6 Hàm sản xuất Cobb-Douglas

Hàm sản xuất Cobb-Douglas được đưa ra bởi Charles W Cobb và Paul H Douglas, là một hàm sản xuất đồng nhất tuyến tính, trong đó hàm ý rằng, các yếu tố sản xuất có thể được thay thế bởi một yếu tố khác đến một mức độ nhất định

Với sự gia tăng tỉ lệ trong các yếu tố đầu vào, đầu ra cũng tăng theo tỉ lệ tương tự

Vì vậy, lợi tức sẽ không đổi theo quy mô Trong hàm sản xuất này, chỉ có hai yếu tố đầu vào là lao động (L) và vốn (K) được xem xét, và độ co giãn của các yếu tố thay thế bằng 1

Mô hình hàm Cobb-Douglas như sau:

α: hệ số co giãn của sản lượng theo lao động

β: hệ số co giãn của sản lượng theo vốn

2 hệ số co giãn tương ứng cho L và K, cố định và do công nghệ quyết định “Hàm sản xuất Cobb-Douglas là một hàm sản xuất đồng nhất tuyến tính, trong đó hàm ý rằng, các yếu tố sản xuất có thể được thay thế bởi một yếu tố khác đến một mức độ nhất định”

vì khi nhân L và K với hệ số k không đổi nào đó, sản lượng sẽ tăng với tỷ lệ k(α+β)

Do đó, nếu α+β = 1, thì hàm sản xuất có lợi tức không đổi theo quy mô, nghĩa là

dù lao động và vốn có tăng thêm 20% mỗi thứ, thì sản lượng cũng chỉ tăng thêm đúng 20%

20

Trang 20

Nếu α+β < 1, thì hàm sản xuất có lợi tức giảm dần theo quy mô, nghĩa là dù lao động và vốn có tăng thêm 31% thì sản lượng cũng chỉ tăng với phần trăm nhỏ hơn 31%Nếu α+β > 1, thì hàm sản xuất có lợi tức tăng dần theo quy mô, nghĩa là dù lao động và vốn có tăng thêm 12% thì sản lượng sẽ tăng cao hơn với hơn 12%

Trong trường hợp thị trường (hay nền kinh tế) ở trạng thái cạnh tranh hoàn hảo, α

và β có thể xem là tỷ lệ đóng góp của lao động và vốn vào sản lượng

Dạng đại số này của hàm có thể được thay đổi ở dạng tuyến tính log, với sự trợ giúp của phân tích hồi quy: logQ = logA + αlogL + βlogK

21

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w