Với sự phát triển về công nghệ thực phẩm như hiện nay, đòi hỏi các công ty liên tục đổi mới, đưa ra các sản phẩm không những đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng mà còn phải đào tạo cho khách
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP HCM
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
ĐỒ ÁN PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM
ĐỀ TÀI PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM SỮA GẠO MẦM HẠT CHIA
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP HCM
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
ĐỒ ÁN PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM
ĐỀ TÀI PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM SỮA GẠO MẦM HẠT CHIA
GVHD: Nguyễn Phú Đức
SVTH:
1 Lữ Ngọc Kim Ngân 2005181169
2 Lê Thị Khánh Ngọc 2005180352
Trang 3NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Sinh viên thực hiện:
Lữ Ngọc Kim Ngân MSSV:2005181169 Lớp: 09DHTP7
Lê Thị Khánh Ngọc MSSV:2005180352 Lớp: 09DHTP7
Nhận xét:
TP Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2021
Giáo viên hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)
Trang 4NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
Sinh viên thực hiện:
Lữ Ngọc Kim Ngân MSSV:2005181169 Lớp: 09DHTP7
Lê Thị Khánh Ngọc MSSV:2005180352 Lớp: 09DHTP7
Nhận xét:
TP Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2021
Giáo viên phản biện
(Ký và ghi rõ họ tên)
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Nhóm sinh viên thực hiện cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chúng tôi Các kết quả nghiên cứu và kết luận trong đồ án này là trung thực, không sao chép từ bất cứ nguồn nào
và dưới bất kỳ hình thức nào Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng theo yêu cầu
TP Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2021
Sinh viên Lê Thị Khánh Ngọc
(Ký và ghi rõ họ tên)
Sinh viên Lữ Ngọc Kim Ngân
(Ký và ghi rõ họ tên)
Trang 6LỜI CẢM ƠN
Thời gian thực hiện đồ án là quá trình chúng em được rèn luyện, nghiên cứu, và ứng dụng những kiến thức đã học vào đồ án phát triển sản phẩm Suốt quá trình thực hiện, chúng em đã hiểu hơn về thị trường phát triển các sản phẩm sữa ở Việt nam cũng như các quy trình công nghệ và quy trình sản xuất ra một loại sản phẩm thực phẩm mới Vậy nên, chúng em hy vọng bài báo cáo sẽ thể hiện được sự nỗ lực của chúng em trong khoảng thời gian thực hiện đồ án Chúng em xin gửi lời cảm ơn đến tập thể các Thầy/Cô bộ môn Phát triển Sản phẩm đã trang
bị cho chúng em những kiến thức nền tảng để làm cơ sở cho chúng em thực hiện đồ án này Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Phú Đức đã giúp đỡ và hướng dẫn chúng
em trong suốt quá trình thực hiện đồ án
Mặc dù chúng em đã cố gắng hết sức mình, nhưng bài báo cáo không thể tránh khỏi sự thiếu sót Chúng em rất mong nhận được sự nhận xét của quý Thầy/Cô để bài báo cáo của chúng em được hoàn thiện hơn
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
TP Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2021
Sinh viên Lê Thị Khánh Ngọc
(Ký và ghi rõ họ tên)
Sinh viên Lữ Ngọc Kim Ngân
(Ký và ghi rõ họ tên)
Trang 7TÓM TẮT ĐỒ ÁN
Ngày nay, đất nước đang trên đà phát triển mạnh mẽ, nhu cầu của tất cả các ngành công nghiệp sản xuất trong nước đều có xu hướng gia tăng để hội nhập với thế giới Công nghiệp thực phẩm cũng không ngừng phát triển để nâng cao vị thế của mình bằng sự ra đời của rất nhiều các công ty, doanh nghiệp, nhà máy chế biến thực phẩm Họ cho ra đời những dòng sản phẩm mới và đa dạng với mẫu mã biến đổi không ngừng, nâng cao chất lượng sản phẩm Càng ngày càng có nhiều công ty thực phẩm mọc lên theo xu thế phát triển mạnh của xã hội, chúng ta sẽ bị đào thải, loại trừ nếu không có sự phát triển, đổi mới cho phù hợp nhu cầu thị hiếu ngày càng cao Thậm chí sẽ bị chậm hơn so với các công ty khác nếu chỉ sản xuất các sản phẩm tương tự, chẳng có điểm đặc sắc sẽ khiến cho nguy cơ bị đào thải càng lớn hơn Vì vậy việc phát triển sản phẩm là một lĩnh vực mang tính sống còn với mỗi công ty Với sự phát triển về công nghệ thực phẩm như hiện nay, đòi hỏi các công ty liên tục đổi mới, đưa ra các sản phẩm không những đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng mà còn phải đào tạo cho khách hàng nhu cầu mới dựa vào việc đưa ra sản phẩm mới lạ và độc đáo Sản phẩm mới là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển và tồn tại của công ty Do mỗi sản phẩm đều có một thời gian tồn tại nhất định, nhà sản xuất lại liên tục phải đối mặt với thị trường cạnh tranh gay gắt, với nhu cầu thường xuyên thay đổi của khách hàng và với những tiến bộ trong công nghệ nên một công ty phải có chiến lược tung ra sản phẩm mới cũng như cải tiến những sản phẩm hiện tại
để ổn định doanh thu
Trong cuộc sông hiện đại nhu cầu thị trường về thực phẩm chế biến đang tăng trưởng nóng
do áp lực từ nhịp sống đô thị Người tiêu dùng bận rộn với công việc và do áp lực cạnh tranh tăng thu nhập nên tăng cường sử dụng thực phẩm chế biến nhằm tiết kiệm thời gian Để tạo nên khẩu vị mới, tăng thêm tính năng cho sản phẩm cũng là cách để các doanh nghiệp trong nước làm mới dòng sản phẩm cũ của mình Tất cả các yếu tố trên sẽ thúc đẩy cho nhà sản xuất không ngừng phát triển sản phẩm mới, cùng với công nghệ hiện đại sẽ gây dựng được một nền công nghiệp thực phẩm phát triển mạnh mẽ
Trong xu thế đó, chúng tôi tiến hành khảo sát thị trường và phân tích nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng để tạo ra sản phẩm mới không chỉ để với mục đích có thể tồn tại trên thị trường và không bị đào thải theo quy luật loại trừ của xu thế cạnh tranh ngày nay, mà với mục đích cuối cùng là ứng dụng những hiểu biết của chúng tôi để chăm sóc tốt hơn cho sức khỏe người tiêu dùng Tạo thêm niềm tin của khách hàng đối với chúng tôi là chúng tôi luôn quan tâm đến họ, lắng nghe họ và hướng đến sức khỏe con người, nhu cầu của họ mà có những cải thiện phù hợp nhất
Mục đích của đồ án phát triển sản phẩm “Sữa gạo mầm hạt chia” nhằm phát triển một sản phẩm sữa mang hương vị từ gạo mầm đi kèm với hạt chia Mặc dù Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới nhưng rất ít sản phẩm từ gạo được đưa vào ngành công
Trang 8nghiệp chế biến sữa Hạt chia cũng là một loại thực phẩm khá phổ biến trên thị trường nhờ sở hữu nhiều giá trị dinh dưỡng và hàng loạt công dụng tuyệt vời Việc kết hợp 2 sản phẩm sữa gạo mầm và hạt chia là hướng đi mới được nhóm thực hiện định hướng, nhằm tạo ra một sản phẩm mới lạ nhưng cũng rất hấp dẫn người tiêu dùng Cạnh tranh với các sản phẩm sữa hạt mang hương vị khác
Trang 9MỤC LỤC
BẢNG KẾ HOẠCH LÀM VIỆC NHÓM 13
LỜI MỞ ĐẦU 16
CHƯƠNG 1: HÌNH THÀNH Ý TƯỞNG 17
1.1 Ý tưởng sản phẩm 1: Sữa gạo mầm mè đen 17
1.2 Ý tưởng sản phẩm 2: Sữa gạo mầm hạt chia 17
1.3 Ý tưởng sản phẩm 3: Sữa gạo mầm hạt ý dĩ (hạt bo bo) 18
CHƯƠNG 2: THỰC HIỆN KHẢO SÁT, PHÂN TÍCH, KHẢO SÁT CHO CÁC Ý TƯỞNG SẢN PHẨM 19
2.1 Khảo sát 1 - Khảo sát về nhu cầu và thị hiếu mong muốn của người tiêu dùng về sản phẩm “Sữa gạo mầm hạt chia” 19
2.1.1 Mục đích 19
2.1.2 Phương pháp thực hiện khảo sát 19
2.2 Khảo sát 2 - Khảo sát về đối thủ cạnh tranh 31
2.2.1 Mục đích 31
2.2.2 Phương pháp thực hiện khảo sát 31
2.3 Khảo sát môi trường kinh tế xã hội 34
2.4 Khảo sát các luật quy định của chính phủ 35
2.5 Khảo sát khả năng đáp ứng của công nghệ, thiết bị chi phí đầu tư 37
2.6 Khảo sát các yếu tố rủi ro 41
CHƯƠNG 3: SÀNG LỌC VÀ CHỌN Ý TƯỞNG KHẢ THI 43
3.1 Khả năng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng 43
3.2 Tính sáng tạo 44
3.2.1 Tính đổi mới của sản phẩm 44
3.2.2 Khả năng đáp ứng công nghệ sản xuất 44
CHƯƠNG 4: PHÁT TRIỂN CONCEPT SẢN PHẨM 45
4.1 Nguyên liệu chính 45
4.1.1 Sữa bột gầy 45
4.1.2 Gạo mầm 47
4.1.3 Hạt chia 50
4.2 Concept sản phẩm 52
Trang 10CHƯƠNG 5: XÂY DỰNG BẢNG MÔ TẢ SẢN PHẨM 56
CHƯƠNG 6: XÂY DỰNG CÁC THÔNG SỐ THIẾT KẾ SẢN PHẨM 57
CHƯƠNG 7: XÂY DỰNG CÁC PHƯƠNG ÁN NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ SẢN PHẨM 58
7.1 Quy trình sản xuất dự kiến 58
7.1.1 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sữa gạo mầm hạt chia dự kiến tại phòng thí nghiệm 58
7.1.2 Thuyết minh quy trình 60
7.2 Kế hoạch thử nghiệm 62
7.3 Thiết kế bao bì 63
7.3.1 Chất liệu bao bì và lý do chọn bao bì 63
7.3.2 Thiết kế bao bì 63
7.4 Trình tự, thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm 63
CHƯƠNG 8: LẬP KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU, THỬ NGHIỆM, HOÀN THIỆN SẢN PHẨM 68
PHỤ LỤC 1 73
PHỤ LỤC 2 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
Trang 11DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Gạo mầm 48
Hình 2: Bảng thành phần dinh dưỡng có trong 100g gạo mầm 49
Hình 3: Hạt chia 50
Hình 4: Bảng thành phần chất dinh dưỡng có trong 100g hạt chia 52
Hình 5: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sữa gạo mầm hạt chia dự kiến tại phòng thí nghiệm 59
Hình 6: Sơ đồ kế hoạch thử nghiệm 62
Trang 12DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Bảng kế hoạch làm việc nhóm (5W1H) 13
Bảng 2: Thông tin sản phẩm sữa của các đối thủ cạnh tranh 32
Bảng 3: Khảo sát khả năng đáp ứng của công nghệ, nguyên vật liệu chi phí đầu tư, vận hành CNSX của các ý tưởng 38
Bảng 4: Các chỉ tiêu cảm quan đối với sữa bột gầy 46
Bảng 5: Các chỉ tiêu lý - hóa của sữa bột gầy 46
Bảng 6: Hàm lượng kim loại nặng trong sữa bột gầy 47
Bảng 7: Chỉ tiêu vi sinh vật trong sữa bột gầy 47
Bảng 8: So sánh sự khác nhau của hạt é và hạt chia 51
Bảng 9: Chi phí sản xuất sản phẩm dự kiến (1 hộp sữa/180ml) 54
Bảng 10: Bảng mô tả sản phẩm 56
Bảng 11: Bảng xây dựng các thông số thiết kế sản phẩm 57
Bảng 12: Lập kế hoạch nghiên cứu, thử nghiệm, hoàn thiện sản phẩm 68
Bảng 13: Hình thành ý tưởng sản phẩm 74
Trang 13Thời gian thực hiện (WHEN)
Nơi thực hiện (WHERE)
Diễn giải (HOW)
Kết quả cần đạt (WHY)
ý kiến
Xác định được mục đích, mục tiêu trong thời gian đề ra
Chọn ra 3
ý tưởng phù hợp với mục tiêu đề tài
3 ỷ tưởng đều phù hợp với mục tiêu
Mạng xã hội
Thảo luận qua facebook,zalo
Khảo sát nhu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm
18/4/2021 đến 19/4/2021
Mạng xã hội
Thảo luận qua facebook
Tìm kiếm quy trình tối ưu nhất, xem xét vốn đầu
tư phù hợp và cơ chế vận hành
Trang 146 Xử lý số
liệu Ngọc 20/4/2021
Làm tại nhà
Xử lý số liệu bằng excel
Xử lý số liệu dựa trên tất cả các mẫu khảo sát
Thảo luận qua facebook
Thảo luận qua facebook
Dựa trên tất cả các khảo sát chọn
1 ý tưởng phù hợp trên 3 ý tưởng ban đầu
Xác định nhu cầu người tiêu dùng, tạo và lựa chọn concept cho sản phẩm
Tóm tắt lại nội dung concept sản phẩm
Làm tại nhà
Cụ thể hóa bảng
mô tả sản phẩm bằng các thông số
cụ thể
Xây dựng bảng thông số,chỉ tiêu
Nêu và thuyết minh ngắn gọn quy trình và trình bày sơ bộ tiến trình nghiên cứu
Trang 15nghiệm
sản phẩm
xuất của sản phẩm
trực tiếp
Lập kế hoạch cho giai đoạn nghiên cứu,thử nghiệm, hoàn thiện sản phẩm
Trang 16Mục tiêu đề tài
Chính vì thế mục đích của sản phẩm nhóm chúng em thực hiện nhằm góp phần nâng cao giá trị thương phẩm cho hạt gạo, từ đó nâng cao thu nhập quốc gia cho ngành lương thực nói chung và nông dân nói riêng Giúp đa dạng hóa sản phẩm nước uống trên thị trường, tạo ra sản phẩm dinh dưỡng có nguồn gốc tự nhiên, phục vụ nhu cầu giải khát cho người tiêu dùng đặc biệt là những người dị ứng với sữa động vật
Nội dung đề tài
Chương 1: Hình thành ý tưởng
Chương 2: Thực hiện nghiên cứu, khảo sát, phân tích
Chương 3: Sàng lọc và chọn ý tưởng khả thi
Chương 4: Phát triển concept sản phẩm
Chương 5: Xây dựng bảng mô tả sản phẩm
Chương 6: Xây dựng các thông số thiết kế sản phẩm
Chương 7: Xây dựng các phương án nghiên cứu, thiết kế thí nghiệm sản phẩm
Chương 8: Lập kế hoạch nghiên cứu, thử nghiệm, hoàn thiện sản phẩm
Trang 17- Giúp ổn định đường huyết của người bệnh tiểu đường
- Phù hợp cho người cao huyết áp hoặc muốn giảm cân tự nhiên
- Làm chậm quá trình lão hóa
- Cải thiện chức năng não, giảm triệu chứng lo lắng và chứng mất ngủ
Hạt mè (vừng) là loại hạt nhỏ, phẳng, có dầu, được trồng và sử dụng trong ẩm thực Việt từ bao đời nay Hạt vừng có nhiều loại, gồm vừng đen, nâu, nâu vàng, xám, vàng và trắng Mè đen được sản xuất chủ yếu ở châu Á và ngày càng trở nên phổ biến ở khắp nơi thế giới Vừng đen rất giàu khoáng chất vi lượng có vai trò rất quan trọng trong việc điều chỉnh sự trao đổi chất, hoạt động của tế bào và hệ miễn dịch, cũng như tăng lưu lượng oxy đi khắp cơ thể Đặc biệt, mè đen còn là nguồn cung cấp chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa tốt cho sức khỏe, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim
➔ Dựa vào các đặc tính kể trên, sự kết hợp giữa gạo mầm và mè đen dự kiến sẽ là một sản phẩm dinh dưỡng, hấp dẫn vị giác nhưng vẫn tạo cảm giác thân quen cho người tiêu dùng vì được chế biến từ những nguyên liệu quá đỗi quen thuộc với người Việt
b) Sự phù hợp với mục tiêu đề tài
Sản phẩm sữa gạo mầm mè đen là một loại thức uống giàu dinh dưỡng, hương vị dễ uống, đồng thời cải thiện cân nặng cho người tiêu dùng
1.2 Ý tưởng sản phẩm 2: Sữa gạo mầm hạt chia
a) Nội dung
Hạt chia là loại hạt có thể ăn được có tên khoa học là Salvia hispanica, thuộc họ bạc hà, được trồng nhiều tại Argentina, Peru, Paraguay, Ecuador, Mexico, Nicaragua, Bolivia, Guatemala và Australia Đây là loại thực phẩm nguyên hạt, chưa qua chế biến Theo Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Hoa Kỳ, đây là loại hạt có giá trị dinh dưỡng cao
Trang 18mà mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe Ăn một muỗng 28g hạt chia mỗi ngày sẽ cung cấp 18% nhu cầu canxi hàng ngày, 27% phosphor, 30% mangan và một lượng nhỏ kali và đồng Ngoài ra, hạt chia còn cung cấp nhiều omega-3, canxi, phosphor và chất xơ
➔ Dựa vào các đặc tính kể trên, sữa gạo mầm kết hợp với hạt chia loại hạt có giá trị dinh dưỡng cao sẽ giúp sản phẩm của chúng em là sản phẩm hỗ trợ điều trị và cung cấp hàm lượng dinh dưỡng cao Việc bổ sung hạt chia chính là điểm nhấn tạo sự mới lạ và thu hút người tiêu dùng cho sản phẩm này
b) Sự phù hợp với mục tiêu đề tài
Có thể nói hạt chia đang là một trong những xu hướng hiện nay trong thực đơn ăn kiêng của các chị em phụ nữ Do lợi ích của nó mang đến là hỗ trợ giảm cân, cung cấp khoáng chất cho cơ thể, giúp giải độc và chống oxy hóa Đồng thời hạt chia cũng rất dễ uống vì nó có hình dáng giống với hạt é Vì thế, việc bổ sung hạt chia sẽ tạo ra sản phẩm nhận được nhiều sự quan tâm từ các bạn nữ
1.3 Ý tưởng sản phẩm 3: Sữa gạo mầm hạt ý dĩ (hạt bo bo)
a) Nội dung
Hạt bo bo hay còn gọi là ý dĩ, cườm gạo, ý dĩ nhân, ý mễ… được coi là nguồn thực phẩm mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng Trong hạt bo bo chứa tinh bột (50 - 79%), protein (16 - 19%), dầu béo (2 - 7%), lipid, glycolipid (5,67%), phospholipid (1,83%), sterol và nhiều acid amin khác
Trong hạt cây bo bo còn chứa các chất coixenolid giúp ngăn ngừa tế bào ung thư phổi Chiết xuất từ bo bo có thể ức chế đáng kể hoạt động acid béo synthase trong gan Ngoài ra, chiết xuất từ bo bo còn có khả năng điều trị rối loạn nội tiết thông qua việc giảm kích thích tố progesterone và testosterone Nữ giới ăn bo bo thường xuyên có thể giảm các triệu chứng đau đớn trong kỳ kinh nguyệt
➔ Dựa vào những đặc tính kể trên, sản phẩm sữa gạo mầm hạt ý dĩ dự kiến sẽ là một sản phẩm dinh dưỡng hấp dẫn và tạo cảm giác vừa thân quen vừa mới lạ cho người tiêu dùng
b) Sự phù hợp với mục tiêu đề tài
Sản phẩm này là một lựa chọn mang lại cảm giác thân quen kèm thêm một tí mới lạ, hương
vị gần gũi dễ uống do hạt bo bo đã quá quen thuộc với người dân Việt Nam, đồng thời cung
Trang 19CHƯƠNG 2: THỰC HIỆN KHẢO SÁT, PHÂN TÍCH, KHẢO SÁT CHO CÁC
2.1.2 Phương pháp thực hiện khảo sát
Phương pháp sử dụng: Nhóm đã thiết lập một bảng câu hỏi để thực hiện cuộc khảo sát online
Phương pháp khảo sát này giúp mang lại tính khách quan cao, dễ thực hiện và ít tốn thời gian
Đối tượng: Tất cả người tiêu dùng có nhu cầu sử dụng sản phẩm
Lý do: Vì sản phẩm dễ sử dụng nên phù hợp với đa số người tiêu dùng Bên cạnh đó cũng ưu
tiên các độ tuổi như từ 18 - 45 tuổi, đây là độ tuổi cần quan tâm đến sức khỏe và cũng như muốn kiểm soát cân nặng ở mức độ phù hợp, khả năng tài chính cũng ổn định nên mức giá nhà sản xuất đưa ra có thể sử dụng được
Số lượng: Khảo sát 100 đối tượng thuộc các lĩnh vực khác nhau
Khu vực khảo sát: Đa phần trong khu vực thành phố và các tỉnh lân cận
Phương pháp xử lý: Dùng google biểu mẫu để thống kê kết quả và vẽ biểu đồ
Kết quả thu được:
Trang 20KẾT QUẢ KHẢO SÁT NHU CẦU/ MONG MUỐN NGƯỜI TIÊU DÙNG VỀ
CÁC SẢN PHẨM SỮA KẾT HỢP HƯƠNG VỊ MỚI Phần 1 : Thông tin cá nhân
Câu 1 : Họ và tên của anh/chị
Câu 2 : Giới tính của anh/chị
Qua khảo sát cho thấy đa phần người tham gia khảo sát là nữ (chiếm 89%), bởi vì khách hàng mục tiêu mà nhóm muốn hướng đến chủ yếu là nữ ít vận động, muốn giữ gìn vóc dáng thon gọn và một bộ phận nam giới có nhu cầu giảm cân
Câu 3 : Độ tuổi của anh/chị
Có đến 93% người tiêu dùng nằm trong độ tuổi từ 18 đến 25 tuổi, đây cũng là độ tuổi mà phần lớn họ đã có ý thức biết quan tâm đến sức khỏe, vóc dáng của bản thân
Câu 4: Nghề nghiệp hiện tại của anh/chị
Trang 21Vì đây là quy mô trường học nên đa phần người tiêu dùng là sinh viên nên tính khách quan chưa cao, tuy nhiên vì điều kiện không cho phép nên nhóm vẫn cho đây là nhóm khách hàng mục tiêu và sản phẩm lại phù hợp với đa số đối tượng sử dụng nên số lượng sinh viên có nhu cầu bổ sung bữa ăn nhanh chóng là một lợi thế của nhóm Ngoài ra đối tượng nhóm hướng tới còn là nhân viên văn phòng ít vận động, tích lũy nhiều mỡ thừa mà không có thời gian luyện tập
Câu 5 : Thu nhập hàng tháng của anh/chị nằm ở mức bao nhiêu
Đối tượng chủ yếu là sinh viên nên thu nhập rơi vào khoảng trung bình dưới 5 triệu vì có những bạn sinh viên có việc làm thêm có thêm nhu nhập cho bản thân, cũng có những bạn thì còn phụ thuộc vào gia đình nên mức thu nhập được phân bố như trên Ngoài ra có một số ít bạn có thu nhập cao từ những công việc riêng nên thu nhập đạt trên 5 triệu/tháng
Trang 22Phần 2: Khảo sát về sản phẩm mới
Câu 6: Anh/chị đã từng sử dụng sản phẩm sữa chưa?
Với 95% người tiêu dùng đã từng sử dụng qua sản phẩm sữa,cho thấy được mức độ phổ biến của sản phẩm trên thị trường tiêu thụ Việt Nam đã lan rộng đến mọi lứa tuổi
Câu 7: Anh/chị dùng sữa với mục đích gì? (Có thể chọn nhiều đáp án)
Qua biểu đồ thấy được, yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng sản phẩm sữa của người tiêu dùng là nằm ở sự quan tâm về dinh dưỡng “Tốt cho sức khỏe” cho cơ thể của người tiêu dùng dẫn đến sự lựa chọn sản phẩm (82,7%) Phần lớn còn lại nằm ở “Sự bận rộn” của người tiêu dùng (56,1%) Với sự quan tâm này cũng thể hiện sự tin dùng của người tiêu dùng, giúp cho sản phẩm có thể đứng vững trên thị trường nước uống hiện nay
Câu 8: Anh/chị thường mua các loại sữa ở đâu? (Có thể chọn nhiều đáp án)
Qua biểu đồ cho thấy phần lớn người tiêu dùng tin mua sản phẩm ở siêu thị (85%) và các cửa
Trang 23Câu 9: Tần suất sử dụng sản phẩm sữa của anh/chị khoảng bao lâu?
Qua biểu đồ cho thấy tần suất sử dụng sản phẩm là 3-4 lần/tuần (chiếm 39%) cho thấy sữa là sản phẩm quá quen thuộc và hầu như phổ biến với người Việt Nam
Câu 10: Anh/chị đã từng sử dụng sản phẩm nào về gạo mầm chưa?
Trang 24Với 71% số người chọn “chưa sử dụng” các sản phẩm về gạo mầm, chứng tỏ đây là một sản phẩm vẫn còn mới và chưa được phổ biến trên thị trường
Câu 11: Nếu trên thị trường xuất hiện sản phẩm sữa gạo mầm anh/chị có mong muốn dùng thử không?
Với 96% số người tiêu dùng chọn sẽ thử sản phẩm sữa gạo mầm, hứa hẹn sẽ là một xu hướng
ẩm thực mới ở thị trường Việt Nam
Câu 12: Anh/chị có sử dụng qua sản phẩm có chứa HẠT CHIA chưa?
Với 87% số người chọn “đã từng sử dụng” các sản phẩm từ hạt chia và 13% người biết nhưng chưa sử dụng, ta có thể thấy loại nguyên liệu này cũng khá phổ biến đối với người tiêu dùng
Câu 13: Tại sao anh/chị lại sử dụng sản phẩm có chứa HẠT CHIA?
Trang 25Qua những ý kiến của người tiêu dùng về sản phẩm chứa hạt chia, ta có thể thấy được sự đồng
ý tương đối về những công dụng, tính chất của hạt chia đối với người dùng
Câu 14: Anh/ chị có sử dụng qua sản phẩm có chứa MÈ ĐEN chưa?
Cũng như hạt chia, mè đen là nguyên liệu không quá xa lạ với người dân Việt Nam nên có 87% mọi người đã sử dụng qua, từ đó cho thấy đây là một nguyên liệu tiềm năng để kết hợp cho ra các sản phẩm mới
Câu 15 : Tại sao anh/chị lại sử dụng sản phẩm có chứa MÈ ĐEN?
Trang 26Ta có thể thấy đối với những người đã từng sử dụng qua mè đen đều tin tưởng vào các công dụng của loại nguyên liệu này Điều này sẽ là một điểm sáng trong kế hoạch đưa sản phẩm sữa bổ sung hương vị mè đen ra thị trường, vì thế câu hỏi đặt ra “làm thế nào để tăng lượng người dùng biết đến” chính là mục tiêu chính nếu sản phẩm ra mắt
Câu 16: Anh/ chị có sử dụng qua sản phẩm có chứa hạt Ý DĨ (BOBO) chưa?
Hạt bo bo là một loại ngũ cốc mà nhà nước cấp cho người dân ở thời kỳ bao cấp Trong thời
đó, hạt bo bo là nguồn lương thực cứu đói quý giá Cơm độn bo bo là ký ức khó quên với ông
ba, cha mẹ chúng ta, những người đã từng sống qua thời kỳ bao cấp Tuy nhiên do phần lớn đối tượng khảo sát là các bạn trẻ sinh viên nên việc 67% người chọn “chưa từng sử dụng” là một điều dễ hiểu
Câu 17: Tại sao anh/chị lại sử dụng sản phẩm có chứa hạt Ý DĨ (BOBO)?
Trang 27Ngoài việc sử dụng như một loại lương thực chống đói ngày xưa thì hạt bobo cũng là một thực phẩm giàu dinh dưỡng với tác dụng thanh nhiệt, , bổ phổi, Người tiêu dùng ưu tiên chọn sản phẩm vì 3 lý do chính là có tác dụng tốt cho sức khỏe cũng như thanh lọc cơ thể, ngăn ngừa mụn và chế biến được nhiều món ăn
Phần 3: Khảo sát về nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng
Câu 18: Nếu trên thị trường xuất hiện các sản phẩm sữa kết hợp từ 3 loại nguyên liệu trên thì anh/chị ưu tiên chọn sản phẩm nào?
Đối với ý tưởng “Sữa gạo mầm hạt chia”, ta có thể thấy số liệu phân hóa rất rõ ràng, mức
độ ưu tiên cao nhất so với 2 loại sản phẩm được nêu trên Điều này có lẽ do người tiêu dùng
đã sử dụng qua sản phẩm có chứa hạt chia và tin tưởng vào tác dụng của loại nguyên liệu này, đồng thời có thể họ thấy được mức độ phù hợp của hạt chia và gạo mầm về phương diện góp phần bảo vệ sức khỏe
Đối với ý tưởng “Sữa gạo mầm ý dĩ”, số lượng người ưu tiên sản phẩm nhất chiếm tỉ lệ thấp nhất, điều này có thể là do nguyên liệu còn xa lạ với những người ở thế hệ sau khiến họ
e ngại về độ tin cậy của các chức năng cũng như mùi vị của loại nguyên liệu này
Đối với ý tưởng “Sữa gạo mầm mè đen”, số lượng người chọn chiếm tỉ lệ cao thứ hai, nếu căn cứ theo số lượng người đã từng sử dụng qua mè đen, họ đều rất tin tưởng vào công dụng sản phẩm nhưng tại sao ý tưởng “Sữa gạo mầm mè đen” lại bị nằm ở vị trí thứ hai? Điều này
có thể do người dùng cảm thấy nguyên liệu mè đen đã quá quen thuộc khi trên thị trường đã
có những sản phẩm chứa mè đen trước đó
Câu 19: Nếu trên thị trường có xuất hiện sản phẩm sữa như anh/chị đã chọn ở câu trước liệu anh/chị có dùng thử không?
Trang 28Với tỉ lệ chọn sử dụng và giới thiệu gần như tuyệt đối, đây chính là một lời hứa hẹn đầy triển vọng đối với sản phẩm sẽ ra mắt, cho thấy được sự yêu thích cũng như khuyến khích của người tiêu dùng đối với ý tưởng sản phẩm mà họ đã chọn ở câu trên nói chung và sản phẩm
“sữa gao mầm hạt chia” nói riêng
Câu 20: Anh/chị mong muốn độ ngọt và béo của sản phẩm sữa như thế nào?
Về độ béo đa số người tiêu dùng chọn mức bình thường (55%) và độ béo cũng chiếm 50% ở mức bình thường, vì đây không những là sản phẩm giúp hỗ trợ sức khỏe mà còn là có công dụng giảm cân nên mọi người đều muốn loại bỏ những thành phần có thể gây tăng cân ra khỏi sản phẩm
Câu 21: Anh/chị mong muốn màu sắc của sữa như thế nào?
Trang 29Vì sản phẩm “Sữa gạo mầm hạt chia” được đa số mọi người chọn nên màu sắc sản phẩm sữa chiếm đa số là màu trắng nguyên chất từ gạo mầm (72%)
Câu 22: Anh/ chị muốn sản phẩm được bảo quản trong loại bao bì nào?
Sản phẩm sữa đã quá quen thuộc với mọi người dân Việt Nam với các sản phẩm được bảo quản trong bao bì giấy, nên phần lớn mọi người đều chọn sử dụng bao bì giấy (chiếm 62%), vừa tiện dụng vừa bảo vệ môi trường
Trang 30Câu 23: Theo anh/chị dung tích sữa bao nhiêu ml là hợp lý?
Hộp giấy như hiện nay ta vẫn thường thấy trên thị trường thường có dung tích 180ml và người tiêu dùng ưa chuộng hộp giấy 180ml hơn 2 loại còn lại (65%)
Câu 24: Giá thành mà anh/chị mong muốn cho sản phẩm ứng với thể tích đã chọn ở trên?
Mức giá được người tiêu dùng chấp nhận rơi vào khoảng 10.000đ – 15.000đ, một mức giá khá phù hợp với dung tích hộp giấy 180 ml
Câu 25: Anh/chị hãy cho biết mức độ quan tâm về sản phẩm "Sữa gạo mầm hạt chia" khi có mặt trên thị trường?
Đa số mọi người đều chọn mức độ “quan tâm” với hầu hết các chỉ tiêu nhóm đề ra, trong đó
có 3 vấn đề lớn rất được quan tâm là chất lượng, hương vị và mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm
Trang 312.2 Khảo sát 2 - Khảo sát về đối thủ cạnh tranh
2.2.2 Phương pháp thực hiện khảo sát
Phương pháp sử dụng: Nhóm tiến hành nghiên cứu các công ty có sản phẩm tương tự như sản
phẩm của dự án và thu thập thông tin
Phương pháp xử lí: Thu thập và tổng hợp thành bảng
Kết quả thu được:
Trang 32Bảng 2: Thông tin sản phẩm sữa của các đối thủ cạnh tranh
Dịch chiết xuất gạo (49%) (từ bột chiết xuất gạo (3,5%) và bột chiết xuất gạo rang (3,5%)), nước, đường (3,5%), bột kem thực vật, chất nhũ hóa (460(i), 471,
466, 407), hương gạo rang tổng hợp dùng cho thực phẩm, vitamin (B3, E, B1, A, D3) Không sử dụng chất bảo quản
06 tháng
- Hộp giấy 180ml
- Chai nhựa 450ml
Sữa đậu nành 90.89%, gạo mầm 2.0%, đường 6.0%, dầu đậu nành 1.0%, vitamin complex 0.01%
12 tháng
- Hộp giấy 180ml
Trang 33từ tập đoàn Woongjin Hàn Quốc
Chiết xuất 100%
từ gạo trắng và gạo lứt Hàn Quốc, ngoài ra còn có nước tinh khiết thiên nhiên
và khoai lang, mang lại vị ngọt dịu nhẹ và dễ uống
12 tháng
- Chai thủy tinh 180ml
- Chai nhựa 500ml
- Chai nhựa 1,5l
4 Sữa gạo
lứt Koshi
Công ty cổ phần Elovi Việt Nam
Nước, đường kính, đường Fructose, chiết xuất gạo giống Nhật Bản Koshihikari (15%), chiết xuất gạo lứt Huyết Rồng (15%), kem thực vật, hương gạo rang tự nhiên, chất ổn định (E418)
06 tháng
Hộp giấy 110ml
5 Sữa gạo
Koichi
Công ty
CP Thực phẩm Dinh dưỡng Nutifood
Được chiết xuất
từ gạo lứt, gạo mầm, gạo rang, không chất bảo quản
09 tháng
Chai nhựa 300ml
Trang 346 Sữa gạo
Bibabibo
Công ty
Cổ phần Tập đoàn Hương Sen
Nước cốt gạo, bột kem không sữa, Fructose, Vitamin
C, Maltodextrin, Glycine, chất ổn định (E 466, E
460, E 471), chiết xuất hạt bưởi, hương gạo rang
và nước tinh khiết
06 tháng
- Hộp giấy 180ml
- Lon nhôm 330ml
- Chai nhựa 240ml
- Chai nhựa 350m
- Chai nhựa 500ml
Hiện nay, việc hiểu được đối thủ cạnh tranh là điều quan trọng để có thể lập chiến lược marketing có hiệu quả, các doanh nghiệp phải thường xuyên so sánh sản phẩm, giá cả, các kênh và hoạt động khuyến mãi,…của mình với các đối thủ cạnh tranh Nhờ vậy doanh nghiệp
sẽ phát hiện được mặt mạnh mình có ưu thế hơn hay bị mất lợi thế hơn Từ đó có thể đưa ra những chiến lược, cải tiến phù hợp để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác Mục đích của việc cạnh tranh là mang đến cho thị trường và khách hàng giá trị gia tăng cao hơn các doanh nghiệp khác
2.3 Khảo sát môi trường kinh tế xã hội
Mục đích khảo sát: Thu thập các thông tin kinh tế xã hội có tương ứng và phù hợp với sự phát
triển của sản phẩm
Phương pháp thực hiện: Thu thập thông tin số liệu
Kết quả thu được:
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế cả nước nói chung, trong thời gian qua, đời sống nhân dân đã được cải thiện nhiều Theo đó mức sống cũng như thu nhập bình quân đầu người (GDP) tăng lên, con người ngày càng yêu cầu cao hơn về sức khỏe và dịch vụ Điều này góp phần không ít trong việc thúc đẩy thị trường sữa Việt Nam nói chung và thị trường sữa bột Việt Nam nói riêng tăng trưởng mạnh Có thể thấy rằng hiện nay dịch COVID-19 đã có tác động lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Tuy nhiên, các doanh nghiệp ngành sữa dường như ít chịu tác động bởi "cơn bão" này
Trang 35phẩm sữa ở Việt Nam vẫn tăng trưởng mạnh mẽ, thậm chí mạnh hơn so với trước dịch trong năm 2020 Cụ thể, trong tiêu thụ sữa ở khu vực thành thị tăng trưởng 10% trong khi ở khu vực nông thôn tăng trưởng 15%
Theo Euromonitor, sản lượng tiêu thụ sữa và các sản phẩm từ sữa của Việt Nam đạt 1.76 triệu tấn (+8.6 %) trong năm 2020 Việt Nam thuộc top các quốc gia có mức tiêu thụ sữa khá thấp, chỉ với 26-27 kg/người/năm (trung bình thế giới đạt khoảng 100 kg/người/năm và trung bình tại châu Á đạt 38 kg/người/năm)
Sau giai đoạn giảm tốc 2016 – 2019, tăng trưởng thị trường sữa và các sản phẩm từ sữa trong nước đang có dấu hiệu cải thiện Năm 2020, doanh thu các sản phẩm sữa tại Việt Nam đạt 64,4 nghìn tỷ đồng, đạt mức tăng trưởng 10,3% Doanh thu sữa và các sản phẩm từ sữa của Việt Nam dự kiến sẽ duy trì ở mức 7-8%/năm trong giai đoạn 2021 - 2025, đạt tổng giá trị khoảng 93,8 nghìn tỷ đồng vào năm 2025 Trong đó, sữa chua được kỳ vọng có tốc độ tăng trưởng cao nhất với tốc độ tăng trưởng CAGR là 12%/năm
Theo báo cáo thị trường của Kantar Worldpanel, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm sữa tại Việt Nam đang có những chuyển biến tích cực do cơ cấu dân số trẻ, thu nhập trung bình tăng; xu hướng sử dụng các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng, tăng cường miễn dịch; xu hướng tiêu thụ các sản phẩm tiện lợi, có thương hiệu, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Giá sữa nguyên liệu có khả năng tăng nhẹ trong năm 2021, cũng giống như xu hướng tăng giá của các loại hàng hóa khác Theo đó, giả định giá sữa nguyên liệu sẽ tăng 4% so với cùng
kỳ trong năm 2021 Ngoài ra, giá dầu cao hơn trong năm 2021 có thể sẽ ảnh hưởng đến chi phí đóng gói và vận chuyển
Các nhà đầu tư ngày càng quan tâm đến ESG (môi trường, xã hội, quản trị) khi đầu tư vào các công ty sữa Do đó, các công ty sữa đã bắt đầu đa dạng hóa sản phẩm, ví dụ như chuyển sang đồ uống có nguồn gốc thực vật Về phía người tiêu dùng, protein thay thế như các loại sữa hạt đã được chú ý nhiều hơn khi người dân ngày càng nhận thức rõ hơn về môi trường, sức khỏe và chế độ ăn uống
2.4 Khảo sát các luật quy định của chính phủ
Mục đích kháo sát: Tìm hiểu các luật, quy định có liên quan và có tác động thuận lợi/bất lợi
đến việc phát triển các ý tưởng sản phẩm đã nêu ra; các tiêu chuẩn/quy định mà sản phẩm bắt buộc phải lưu ý đạt được nếu muốn phát triển
Phương pháp thực hiện: Thu thập thông tin qua các trang thông tin, các trang web về luật thực
phẩm chính thống
Kết quả thu được:
Trang 36 Thông tư 24/2019//TT-BYT CHƯƠNG III Điều 7 - quy định về sử dụng phụ gia thực
phẩm
Điều 7 Nguyên tắc chung trong sử dụng phụ gia thực phẩm
1 Sử dụng phụ gia thực phẩm trong thực phẩm phải bảo đảm:
a) Phụ gia thực phẩm được phép sử dụng và đúng đối tượng thực phẩm
b) Không vượt quá mức sử dụng tối đa đối với một loại thực phẩm hoặc nhóm thực phẩm c) Hạn chế đến mức thấp nhất lượng phụ gia thực phẩm cần thiết để đạt được hiệu quả kỹ thuật mong muốn
2 Chỉ sử dụng phụ gia thực phẩm nếu việc sử dụng này đạt được hiệu quả mong muốn nhưng không có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, không lừa dối người tiêu dùng và chỉ
để đáp ứng một hoặc nhiều chức năng của phụ gia thực phẩm theo các yêu cầu dưới đây trong trường hợp các yêu cầu này không thể đạt được bằng các cách khác có hiệu quả hơn về kinh
tế và công nghệ:
a) Duy trì giá trị dinh dưỡng của thực phẩm Đối với sản phẩm được sử dụng với mục đích đặc biệt mà phụ gia thực phẩm như một thành phần thực phẩm (ví dụ đường ăn kiêng) thì không phải kiểm soát theo các quy định tại Thông tư này;
b) Tăng cường việc duy trì chất lượng hoặc tính ổn định của thực phẩm hoặc để cải thiện cảm quan nhưng không làm thay đổi bản chất hoặc chất lượng của thực phẩm nhằm lừa dối người tiêu dùng;
c) Hỗ trợ trong sản xuất, vận chuyển nhưng không nhằm che giấu ảnh hưởng do việc sử dụng các nguyên liệu kém chất lượng hoặc thực hành sản xuất, kỹ thuật không phù hợp
3 Phụ gia thực phẩm phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, an toàn thực phẩm theo các văn bản được quy định như sau:
a) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc quy định trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
b) Tiêu chuẩn quốc gia trong trường hợp chưa có các quy định tại điểm a khoản này;
c) Tiêu chuẩn của CAC, JECFA, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài trong trường hợp chưa có các quy định tại các điểm a, b khoản này;
d) Tiêu chuẩn của nhà sản xuất trong trường hợp chưa có các quy định tại các điểm a, b, c khoản này
Trang 374 Ngoài việc phụ gia thực phẩm có trong thực phẩm do được sử dụng trong quá trình sản xuất thực phẩm, phụ gia thực phẩm còn có thể có trong thực phẩm do được mang vào từ các nguyên liệu hoặc thành phần để sản xuất thực phẩm đã có chứa phụ gia thực phẩm và phải tuân thủ quy định tại Điều 9 Thông tư này
Theo thông tư 24/2019//TT-BYT CHƯƠNG IV - quy định về quản lý phụ gia thực
phẩm
Điều 11 Công bố sản phẩm
1 Phụ gia thực phẩm phải được tự công bố sản phẩm trước khi lưu thông trên thị trường, trừ các loại phụ gia thực phẩm được quy định tại khoản 2 Điều này và khoản 2 Điều 4 Nghị định
số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 2 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật an toàn thực phẩm Trình tự, thủ tục tự công bố sản phẩm thực hiện theo Điều 5 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 2 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm và điểm a, khoản 1, Điều 3 Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế
2 Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng hoặc không đúng đối tượng sử dụng theo quy định tại Thông tư này phải được đăng ký bản công bố sản phẩm tại Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y
tế trước khi đưa vào sử dụng hoặc trước khi lưu thông trên thị trường Trình tự, thủ tục đăng
ký bản công bố sản phẩm thực hiện theo Điều 7 và Điều 8 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày
02 tháng 2 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm
Điều 12 Ghi nhãn
Việc ghi nhãn phụ gia thực phẩm thực hiện theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng
4 năm 2017 của Chính phủ về ghi nhãn hàng hóa và các văn bản khác có liên quan
Luật an toàn thực phẩm, luật số 55/2010/QH12
Nghị đinh số 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ về nhãn hàng hóa
2.5 Khảo sát khả năng đáp ứng của công nghệ, thiết bị chi phí đầu tư
Mục đích kháo sát: Khảo sát lý thuyết dựa trên các công nghệ, thiết bị đã học hoặc tham khảo
được ; các nguyên liệu tìm hiểu được nhầm có luận cứ để phân tích cụ thể cho từng ý tưởng sản phẩm về sự thuận lợi cũng như về điều kiện thực hiện xem ý tưởng sản phẩm nào khả thi
có thể chọn lựa cho sản xuất
Trang 38Phương pháp tiến hành: Thu thập thông tin qua các trang thông tin, các trang web học thuật
về công nghệ cùng như các tài liệu chuyện ngành về công nghệ sản suất Đồng thời khảo sát thị trường giá cả nguyên vật liệu ở nước ta
Kết quả thu được:
Bảng 3: Khảo sát khả năng đáp ứng của công nghệ, nguyên vật liệu chi phí đầu tư, vận
- Đối với nguyên liệu:
+ Gạo là một nguyên liệu gần gũi với người tiêu dùng, hơn nữa gạo mầm lại chứa hàm lượng dinh dưỡng cao hơn so với các loại gạo khác
+ Hạt chia đang là một trong những xu hướng hiện nay trong thực đơn của mọi gia đình Do lợi ích của nó mang đến, đồng thời hạt chia cũng rất dễ uống vì nó có hình dáng giống với hạt é
- Sản phẩm được làm từ nguyên liệu có nguồn gốc
- Chưa có hệ thống kênh phân phối
Trang 392 Sữa gạo mầm mè
đen
- Sản phẩm được làm
từ nguyên liệu tự nhiên
→Nguồn nguyên liệu dồi dào, ổn định
- Đối với nguyên liệu:
+ Gạo là một nguyên liệu gần gũi với người tiêu dùng, hơn nữa gạo mầm lại chứa hàm lượng dinh dưỡng cao hơn so với các loại gạo khác
+ Mè đen là nguyên liệu
vô cùng gần gũi với người Châu Á nói chung và người Việt Nam nói riêng
Vì vậy, sẽ tạo cảm giác thân quen cho người tiêu dùng
- Tính tiện lợi
- Quy trình sản xuất không quá phức tạp
- Chi phí lắp đặt dây chuyền sản xuất tương đối thấp
- Nguyên liệu gạo có chi phí khá đắt
- Do là sản phẩm mới nên chưa xây dựng được thương hiệu mạnh trong lòng người tiêu dùng
- Chưa có hệ thống kênh phân phối
- Sản phẩm có chứa mè đen đã
có nhiều trước đó
Trang 403 Sữa gạo mầm hạt ý
dĩ
- Sản phẩm được làm
từ nguyên liệu tự nhiên
→Nguồn nguyên liệu dồi dào, ổn định
- Đối với nguyên liệu:
+ Gạo là một nguyên liệu gần gũi với người tiêu dùng, hơn nữa gạo mầm lại chứa hàm lượng dinh dưỡng cao hơn so với các loại gạo khác
+ Hạt ý dĩ (bo bo) là một loại lương thực thay cho gạo thóc, lúa mì, lúa mạch trong thời kỳ đói kém Vì vậy, sẽ tạo cảm giác thân quen cho người tiêu dùng
- Tính tiện lợi
- Quy trình sản xuất không quá phức tạp
- Chi phí lắp đặt dây chuyền sản xuất tương đối thấp
- Qua khảo sát, là sản phẩm không được người tiêu dùng ưu tiên chọn nhất
- Nguyên liệu gạo có chi phí khá đắt
- Có thể do nguồn nguyên liệu quá là gần gũi với mọi gia đình nên sản phẩm không tạo ra được tính chất sáng tạo và mới mẻ cho người tiêu dùng
- Do là sản phẩm mới nên chưa xây dựng được thương hiệu mạnh trong lòng người tiêu dùng
- Chưa có hệ thống kênh phân phối