1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Ôn thi môn Xã hội học trong lãnh đạo quản lý

97 21 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ôn Thi Môn Xã Hội Học Trong Lãnh Đạo Quản Lý
Chuyên ngành Xã hội học
Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 0,91 MB

Nội dung

NỘI DUNG 1 Câu 1: Đối tượng nghiên cứu và lịch sử hình thành phát triển của XHH. Liên hệ thực tiễn du nhập và phát triển XHH ở Việt Nam? Câu 2: Chức năng của Xã hội học và liên hệ vấn đề sử dụng tri thức xã hội học trong hoạt động lãnh đạo quản lý ở Việt Nam, ở cơ quan, đơn vị, địa phương hoặc lĩnh vực công tác? NỘI DUNG 2 Câu 1: Những vấn đề lý luận của biến đổi xã hội từ góc nhìn của Xã hội học. NỘI DUNG 2 Câu 2: Một số xu hướng biến đổi xã hội lớn ở Việt Nam trong giai đoạn đổi mới. NỘI DUNG 3: Câu 1 Hệ thống phương pháp nghiên cứu của Xã hội học. Câu 2 Ý nghĩa của hệ thống phương pháp xã hội học đối với hoạt động lãnh đạo, quản lý hiện nay. NỘI DUNG 4 Câu 1. Quan niệm xã hội học về cơ cấu xã hội và các thành tố cơ bản của cơ cấu xã hội. Câu 2. Các phân hệ cơ cấu xã hội cơ bản mà Xã hội học nghiên cứu hiện nay. NỘI DUNG 5 Câu 1: Quan niệm xã hội học về phân tầng xã hội, di động xã hội. Câu 2: Những vấn đề phân tầng xã hội đặt ra đối với hoạt động lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay. NỘI DUNG 6 Câu 1: Khái niệm, tính chất và các chức năng cơ bản của dư luận xã hội Câu 2: Phân biệt dư luận xã hội với tin đồn, tin giả và đề xuất giải pháp chống lại tin đồn, tin giả NỘI DUNG 7: Câu 1: Khái niệm, tính chất, các chức năng cơ bản của dư luận xã hội Câu 2: Khái quát về các phương pháp nắm bắt dư luận XH. NỘI DUNG 8 Câu 1: Mối quan hệ giữa truyền thông và dư luận xã hội. Câu 2: Những giải pháp phát huy vai trò tích cực của truyền thông trong định hướng dư luận xã hội phục vụ các mục tiêu phát triển đất nước. NỘI DUNG 9 Câu 1. Mối quan hệ giữa quy mô dân số và cơ cấu dân số với phát triển ở nước ta hiện nay. Câu 2. Các vấn đề dân số đặt ra trong hoạt động lãnh đạo, quản lý hiện nay. NỘI DUNG 10 Câu 1. Vấn đề phân bố dân số và di dân ở nước ta hiện nay. Câu 2: Các vấn đề dân số đặt ra trong hoạt động lãnh đạo quản lý hiện nay? NỘI DUNG 11: Câu 1: Quan niệm về chất lượng dân số. Câu 2: Những giải pháp nâng cao chất lượng dân số ở Việt Nam trong giai đoạn phát triển hiện nay. NỘI DUNG 12: Câu 1: Khái quát những thành tựu, hạn chế trong hoạch định, thưc thi một chính sách xã hội cơ bản từ khi bắt đầu đổi mới đến nay. Câu 2: Những quan điểm cơ bản của Đảng ta về chính sách xã hội trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. NỘI DUNG 13 Câu 1. Khái quát những thành tựu, hạn chế trong hoạch định, thực thi một số chính sách xã hội cơ bản từ khi bắt đầu đổi mới đến nay. Câu 2. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách xã hội trong bối cảnh phát triển đất nước hiện nay. NỘI DUNG 14: CÂU 1: Những nội dung chủ yếu của quản lý biến đổi xã hội và quản lý các vấn đề xã hội. Liên hệ với thực tiễn ở địa phương nơi công tác. CÂU 2: Những nội dung chủ yếu của quản lý sai lệch xã hội và quản lý tình huống bất thường. Liên hệ với thực tiễn ở địa phương nơi công tác. NỘI DUNG 1 Câu 1: Đối tượng nghiên cứu và lịch sử hình thành phát triển của XHH. Liên hệ thực tiễn du nhập và phát triển XHH ở Việt Nam? 1. Khái niệm: Về mặt thuật ngữ, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, XHH “Sociology” có gốc ghép từ 2 chữ: Societas”+“logos” có nghĩa là học thuyết, nghiên cứu. Như vậy XHH được hiểu là học thuyết về xã hội, nghiên cứu về xã hội.Về mặt lịch sử, thuật ngữ này xuất hiện lần đầu tiên năm 1938 trong cuốn “Thực chứng luận” của nhà xã hội học Aguste Comte. Từ đó, năm 1938 được lấy làm mốc ra đời của môn xã hội học. A.Comte được coi là cha đẻ của XHH. Nghiên cứu mối quan hệ này XHH chỉ ra đặc điểm tính chất, điều kiện, cơ chế của sự hình thành vận động và biến đổi tương tác giữa con người và xã hội. Hiện có nhiều trường phái XHH với các quan điểm khác nhau nhưng các định nghĩa về XHH mà họ tìm ra cũng có nhiều điểm tương đồng: XHH là một môn khoa học thuộc các khoa học XH, nghiên cứu các tương tác XH, đặc biệt đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống sự phát triển, cấu trúc, mối tương quan XH và các hành vi hoạt động của con người trong các tổ chức, nhóm XH. Theo các nhà XHH Xô viết trước đây thì XHH macxit là khoa học về các quy luật phổ biến và đặc thù của sự vận động và phát triển của các hệ thống XH xác định; là khoa học về cácc cơ chế hoạt động và các hình thức biểu hiện của quy luật đó trong hoạt động của các cá nhân, tập đoàn XH, giai cấp, dân tộc. Theo định nghĩa của G.V. Osipov: “Xã hội học là khoa học về các quy luật và tính quy luật xã hội chung và đặc thù của sự phát triển và vận hành của các hệ thống XH xác định về mặt lịch sử, là khoa học về các cơ chế tác động và các hình thức biểu hiện của các quy luật đó trong hoạt động của các cá nhân, các nhóm XH, các giai cấp và các dân tộc”. Định nghĩa chung XHH: là một lĩnh vực khoa học xã hội nghiên cứu quy luật, tính quy luật của sự hình thành, vận động, biến đổi mối quan hệ, tương tác qua lại giữa con người và xã hội. 2. Đối tượng nghiên cứu của XHH: XH là một chỉnh thể rộng lớn toàn diện, là khách thể nghiên cứu của nhiều khoa học xã hội, trong đó có XHH.Theo đó, đối tượng nghiên cứu của XHH là các quan hệ xã hội, tương tác XH được biểu hiện thông qua các hành vi xã hội giữa người với người trong các nhóm, các hệ thống xã hội.Xét trong tiến trình phát triển của XHH, các vấn đề kép : “con người – xã hội”; hành động xã hội – cơ cấu xã hội”; và “vi mô vĩ mô” . là chủ đề trung tâm trong nghiêncứuXHH.Quan điểm chính thống được thừa nhận về đối tượng nghiên cứu của XHH:Là giữa một bên là con người với tư cách là các cá nhân, các nhóm, các cộng đồng XH với một bên là XH với tư cách là các hệ thống XH, các thiết chế xã hội và cơ cấu xã hội.Nói một cách khaí quát, đối tượng nghiên cứu của XHH là mối quan hệ tương tác về hành vi XH của con người, mối quan hệ hữu cơ, sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa một bên là con người với tư cách là cá nhân, nhóm, cộng đồng người và một bên là xã hội với tư cách là hệ thống XH, cơ cấu XH. 3. Sự phát triển của XHH từ đầu thế kỷ XX đến nay Sau Comte và Durkheim, Spencer, Marx, Weber, là sự phát triển nở rộ của xã hội học châu Âu cùng với những thành tựu liên tiếp đạt được trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, công nghệ. Xã hội học đã ngày càng khẳng định mình như là một khoa học độc lập. Trong những năm đầu của thế kỷ XX, xã hội học đã đóng một vai trò đáng kể trong việc điều hoà quan hệ giữa người và người trong sản xuất, trong việc nghiên cứu dư luận xã hội, tìm ra các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả của các quá trình quản lý. Tất nhiên, trong điều kiện của chủ nghĩa tư bản, một số học giả tư sản đã cố gắng sử dụng công cụ xã hội học để dung hoà hoặc cố gắng loại trừ các mâu thuẫn, xung đột xã hội nhằm phục vụ và bảo vệ lợi ích cho nhà nước tư sản. Vào những năm 20 và 30 của thế kỷ XX, việc nghiên cứu ứng dụng ngày càng chiếm một vị trí to lớn trong xã hội học. Đến giữa thế kỷ XX, có hai khuynh hướng phát triển của xã hội học: khuynh hướng châu Âu và Mỹ. Xã hội học châu Âu phát triển gắn liền với triết học xã hội, còn xã hội học Mỹ thì ngay từ đầu hình thành như một khoa học về hành vi con người. Những thành tựu chủ yếu của xã hội học Mỹ là hàng loạt lý luận cấp trung bình, đặc biệt là các lý luận về tổ chức, về cấu trúc xã hội, các nhóm nhỏ, hành vi tập thể, thông tin đại chúng... định hướng vào việc giải quyết các vấn đề cụ thể. Điều đó hoàn toàn phù hợp với chủ nghĩa thực dụng ở Mỹ. Xã hội học Mỹ mở ra những lĩnh vực mới, mà trước đây hoàn toàn chưa được nhắc tới. Đến nay, người ta nhận thấy đang có sự Mỹ hoá xã hội học châu Âu. Bên cạnh sự phát triển của các trào lưu xã hội học phương Tây, các di sản phong phú trong xã hội học của Karl Marx đã được nghiên cứu, quán triệt và phát triển hơn nữa trong các tác phẩm của V. I. Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh, các nhà xã hội học Liên Xô (trước đây) nay là Nga, các nhà xã hội học Đông Âu, Việt Nam... Người ta đã nhìn thấy những bước tiến đáng kể cũng như sự đa dạng, phong phú trong sự phát triển của xã hội học ở những nước này. Đặc biệt là đã xuất hiện một cách nhìn cởi mở, thông thoáng trong sự phê phán, đánh giá và kế thừa những hạt nhân hợp lý trong lý thuyết xã hội học của phương Tây. Chính việc xuất hiện những yếu tố mới mẻ này đã cổ vũ và khích lệ sự phát triển hơn nữa trong các nhà xã hội học và đáng hứa hẹn những thành tựu đầy hứng khởi ở phía trước. 4. Liên hệ thực tiễn du nhập và phát triển XHH ở Việt Nam Xã hội học ở Việt Nam ra đời khá muộn so với các ngành khoa học khác. Cơ quan nghiên cứu về xã hội học được chính thức ra đời vào ngày 24031976 trong Quyết định số 55KHXHQĐ do chủ nhiệm UBKHXHVN Nguyễn Khánh Toàn ký với tên gọi Phòng Xã hội học thuộc Viện thông tin khoa học xã hội. Trong thời gian ban đầu sau khi được hình thành Phòng xã hội học chủ yếu thực hiện nhiệm vụ biên dịch các tài liệu của người ngoài thuộc các chuyên đề khác nhau của xã hội học. Đến tháng 81977 Ban Xã hội học được thành lập, sau đó phát triển lên thành Viện Xã hội học năm 1980 (Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia). Viện xã hội học đã tiến hành nhiều công trình nghiên cứu cả trên phương diện lý thuyết cũng như thực nghiệm các vấn đề xã hội bức xúc, tham gia tư vấn cho việc xây dựng những chính sách của Đảng và Nhà nước. Các công trình nghiên cứu xã hội học chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực: cơ cấu xã hội, xã hội học đô thị và nông thôn, văn hoá, lối sống, gia đình... Đồng thời Viện xã hội học đã tiến hành các hoạt động dịch thuật và giới thiệu các công trình nghiên cứu xã hội học của các tác giả nước ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu ở Việt Nam. Lần đầu tiên thuật ngữ Xã hội học được chính thức được đưa vào Nghị quyết lần thứ IV của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nghị quyết đã nhấn mạnh: “Mở rộng và nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu trên các lĩnh vực luật học, xã hội học, sử học, khảo cổ học, dân tộc học, ngôn ngữ học, văn học nghệ thuật v.v...”. Có thể nói đây là lần đầu tiên trong một văn kiện có tính chất cương lĩnh của Đảng, vai trò của xã hội học đã được xác định. Điều đó có nghĩa là bên cạnh những công trình nghiên cứu xã hội thuộc các ngành khoa học xã hội khác, những công trình nghiên cứu xã hội học được chính thức đặt ra và coi trọng. Cùng với sự ra đời các trung tâm nghiên cứu Xã hội học, từ 1986 trở đi, xã hội học từng bước được giảng dạy trong nhà trường, trước hết là Học viện chính trị và sau đó được đưa vào chương trình đào tạo ở các trường Đại học, Cao đẳng trên cả nước. Một bước tiến rõ rệt của ngành xã hội học Việt Nam là sự chú ý, coi trọng việc đào tạo cán bộ chuyên ngành xã hội học ở bật đại học. Từ năm học 19921993, khoa Xã hội học đào tạo cử nhân Xã hội học chính thức ra đời ở trường ĐH Tổng hợp Hà Nội, bắt đầu quá trình đào tạo chính quy đội ngũ các nhà nghiên cứu xã hội học. Cho đến nay, XHH đã được nghiên cứu và giảng dạy ở hầu hết trường đại học và viện nghiên cứu lớn như: Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh... Các trung tâm và các cơ sở nghiên cứu này đang từng bước trưởng thành và bước đầu đã có những đóng góp đáng khích lệ kể cả trên lĩnh vực đào tạo, cũng như các lĩnh vực nghiên cứu xã hội khá phong phú và đa dạng khác. Ở Việt Nam, xã hội học còn rất mới mẻ, có khoảng cách biệt về thời gian khá xa so với các nước trên thế giới, nhưng nó đã xác định được vị trí và vai trò của mình trong khoa học xã hội và đã có những tác dụng nhất định trong việc nhận thức và ứng dụng vào quản lý xã hội, quản lý đất nước, trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Xã hội học Việt Nam đã phát triển không chỉ với tư cách một khoa học lý luận mà cả với tư cách là một khoa học ứng dụng. Với tư cách một khoa học lý luận, xã hội học góp phần nâng cao nhận thức của con người về quá trình và hiện tượng xã hội đồng thời nó là một công cụ mạnh mẽ và có hiệu quả trong cuộc đấu tranh tư tưởng quyết liệt hiện nay trên phạm vi thế giới: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Với tư cách là một khoa học ứng dụng, xã hội học góp phần to lớn vào các quá trình phức tạp và muôn màu muôn vẻ của sự nghiệp quản lý xã hội. Câu 2: Chức năng của Xã hội học và liên hệ vấn đề sử dụng tri thức xã hội học trong hoạt động lãnh đạo quản lý ở Việt Nam, ở cơ quan, đơn vị, địa phương hoặc lĩnh vực công tác? Xã hội học là một bộ môn khoa học nghiên cứu các “mặt” xã hội, khía cạnh xã hội của thực tại xã hội nói chung. “Mặt” xã hội hiện diện ở tất các các lĩnh vực của thực tại xã hội. Xã hội học là khoa học nghiên cứu quy luật của sự nảy sinh, biến đổi và phát triển mối quan hệ giữa con người và xã hội. Xã hội học trong quản lý có ba chức năng cơ bản: chức năng nhận thức, chức năng thực tiễn và chức năng giáo dục. Chính các chức năng này đã xác định vai trò quan trọng của xã hội học trong lãnh đạo, quản lý. 1. Chức năng nhận thức Xã hội học cung cấp một hệ thống các tri thức bao gồm hệ thống các khái niệm lý thuyết, các phương pháp tiếp cận nghiên cứu cũng như các phương pháp và kỹ thuật điều tra xã hội học góp phần nghiên cứu, nắm bắt được sâu sắc hơn, đúng đắn hơn quan hệ con người xã hội. Lý luận và kết quả của những công trình nghiên cứu thực nghiệm và ứng dụng của xã hội học đã góp phần bổ sung và hoàn thiện thế giới quan cho các nhà nghiên cứu và các nhà lãnh đạo quản lý. Nghiên cứu xã hội học giúp các nhà lãnh đạo quản lý xác định nguyên nhân, lý giải động cơ của những hành động xã hội cũng như các biến đổi xã hội. Hàng loạt vấn đề trước đây chưa được đề cập tới hoặc bị né tránh thì nay đã được xã hội học luận giải, phân tích một cách có sức thuyết phục. Khi đi vào nghiên cứu những quá trình xã hội, xã hội học luôn có xu hướng vạch ra những vấn đề mang tính quy luật của thực tại xã hội, luận giải và làm sáng tỏ trạng thái và xu hướng, biến đổi trong tâm lý của quần chúng, từ đó làm cơ sở tin cậy cho những quyết định quản lý. 2. Chức năng thực tiễn Chức năng “cầu nối” Hoạt động nghiên cứu của xã hội học, đặc biệt là những hoạt động điều tra khảo sát có ý nghĩa như là cầu nối giữa các nhà khoa học, các nhà lãnh đạo quản lý, các nhà sản xuất kinh doanh với thực tiễn, cơ sở với cấp dưới, với cuộc sống với thị trường, với quần chúng nhân dân, chính từ đây mà tạo ra một quy trình khép kín và hoàn chỉnh về sự vận hành xã hội. Nó cung cấp thường xuyên những thông tin ngược (feed back) từ cơ sở, từ thực tiễn lên các nhà lãnh đạo quản lý làm cho các nhà lãnh đạo, quản lý cập nhật được thường xuyên những thông tin cần thiết, kịp thời phát hiện được những mâu thuẫn, xung đột hay những sai lệch xã hội từ đó mà tiến hành những điều chỉnh cần thiết cho hoạt động quản lý. Chức năng dự báo khoa học Trên cơ sở của những kết quả nghiên cứu điều tra thực nghiệm, phân tích lôgíc khách quan của các sự kiện, xã hội học có thể đưa ra các dự báo khoa học, làm sáng rõ triển vọng phát triển xa hơn nữa của các quá trình xã hội. Xã hội học không chỉ nhận thức thực tại xã hội, không thể quy xã hội học về thực tại học, mặc dù xã hội học có ưu thế về mặt này; từ trong bản chất của nó xã hội học cần thiết và có khả năng dự báo những xu hướng trong tương lai. Chức năng kiến nghị, đề xuất Đồng thời với chức năng dự báo, xã hội học còn đưa ra những kiến nghị, đề xuất lên các cấp lãnh đạo quản lý xã hội, góp phần vào việc nâng cao tính khoa học và tính hiện thực, khả thi của các chính sách, kế hoạch, chủ trương, biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các quá trình quản lý. Chức năng đánh giá Xã hội học còn có thể được coi như là “công cụ” để đánh giá hiệu quả của công tác quản lý. Với ý nghĩa này, xã hội học nói chung, đặc biệt là các phương pháp và kỹ thuật điều tra xã hội học đã thực sự góp phần vào việc hoàn thiện công nghệ quản lý cho các nhà lãnh đạo, quản lý xã hội.

Trang 1

NỘI DUNG 1

Câu 1: Đối tượng nghiên cứu và lịch sử hình thành phát triển của XHH Liên hệ thực tiễn du nhập vàphát triển XHH ở Việt Nam?

Câu 2: Chức năng của Xã hội học và liên hệ vấn đề sử dụng tri thức xã hội học trong hoạt động lãnh đạo quản

lý ở Việt Nam, ở cơ quan, đơn vị, địa phương hoặc lĩnh vực công tác?

NỘI DUNG 2

Câu 1: Những vấn đề lý luận của biến đổi xã hội từ góc nhìn của Xã hội học

NỘI DUNG 2 - Câu 2: Một số xu hướng biến đổi xã hội lớn ở Việt Nam trong giai đoạn đổi mới

NỘI DUNG 3:

Câu 1 - Hệ thống phương pháp nghiên cứu của Xã hội học

Câu 2 - Ý nghĩa của hệ thống phương pháp xã hội học đối với hoạt động lãnh đạo, quản lý hiện nay

NỘI DUNG 4

Câu 1 Quan niệm xã hội học về cơ cấu xã hội và các thành tố cơ bản của cơ cấu xã hội

Câu 2 Các phân hệ cơ cấu xã hội cơ bản mà Xã hội học nghiên cứu hiện nay

NỘI DUNG 5

Câu 1: Quan niệm xã hội học về phân tầng xã hội, di động xã hội

Câu 2: Những vấn đề phân tầng xã hội đặt ra đối với hoạt động lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiệnnay

NỘI DUNG 6

Câu 1: Khái niệm, tính chất và các chức năng cơ bản của dư luận xã hội

Câu 2: Phân biệt dư luận xã hội với tin đồn, tin giả và đề xuất giải pháp chống lại tin đồn, tin giả

NỘI DUNG 7:

Câu 1: Khái niệm, tính chất, các chức năng cơ bản của dư luận xã hội

Câu 2 : Khái quát về các phương pháp nắm bắt dư luận XH

NỘI DUNG 8

Câu 1: Mối quan hệ giữa truyền thông và dư luận xã hội

Câu 2: Những giải pháp phát huy vai trò tích cực của truyền thông trong định hướng dư luận xã hộiphục vụ các mục tiêu phát triển đất nước

NỘI DUNG 9

Câu 1 Mối quan hệ giữa quy mô dân số và cơ cấu dân số với phát triển ở nước ta hiện nay

Câu 2 Các vấn đề dân số đặt ra trong hoạt động lãnh đạo, quản lý hiện nay

NỘI DUNG 10

Câu 1 Vấn đề phân bố dân số và di dân ở nước ta hiện nay

Câu 2: Các vấn đề dân số đặt ra trong hoạt động lãnh đạo quản lý hiện nay?

NỘI DUNG 11:

Câu 1: Quan niệm về chất lượng dân số

Câu 2: Những giải pháp nâng cao chất lượng dân số ở Việt Nam trong giai đoạn phát triển hiện nay

Trang 2

2CÂU 1: Những nội dung chủ yếu của quản lý biến đổi xã hội và quản lý các vấn đề xã hội Liên hệvới thực tiễn ở địa phương nơi công tác.

CÂU 2: Những nội dung chủ yếu của quản lý sai lệch xã hội và quản lý tình huống bất thường Liên

hệ với thực tiễn ở địa phương nơi công tác

Trang 3

NỘI DUNG 1

Câu 1: Đối tượng nghiên cứu và lịch sử hình thành phát triển của XHH Liên hệ thực tiễn du nhập và phát triển XHH ở Việt Nam?

1 Khái niệm: Về mặt thuật ngữ, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, XHH “Sociology” có gốc ghép từ 2

chữ: Societas”+“logos” có nghĩa là học thuyết, nghiên cứu Như vậy XHH được hiểu là học thuyết về xãhội, nghiên cứu về xã hội.Về mặt lịch sử, thuật ngữ này xuất hiện lần đầu tiên năm 1938 trong cuốn

“Thực chứng luận” của nhà xã hội học Aguste Comte Từ đó, năm 1938 được lấy làm mốc ra đời của môn

xã hội học A.Comte được coi là cha đẻ của XHH

Nghiên cứu mối quan hệ này XHH chỉ ra đặc điểm tính chất, điều kiện, cơ chế của sự hình thành vậnđộng và biến đổi tương tác giữa con người và xã hội.Hiện có nhiều trường phái XHH với các quan điểm khác nhau nhưng các định nghĩa về XHH mà họ tìm

ra cũng có nhiều điểm tương đồng:

- XHH là một môn khoa học thuộc các khoa học XH, nghiên cứu các tương tác XH, đặc biệt đi sâunghiên cứu một cách hệ thống sự phát triển, cấu trúc, mối tương quan XH và các hành vi hoạt động củacon người trong các tổ chức, nhóm XH

- Theo các nhà XHH Xô viết trước đây thì XHH macxit là khoa học về các quy luật phổ biến và đặcthù của sự vận động và phát triển của các hệ thống XH xác định; là khoa học về cácc cơ chế hoạt động vàcác hình thức biểu hiện của quy luật đó trong hoạt động của các cá nhân, tập đoàn XH, giai cấp, dân tộc

- Theo định nghĩa của G.V Osipov: “Xã hội học là khoa học về các quy luật và tính quy luật xã hộichung và đặc thù của sự phát triển và vận hành của các hệ thống XH xác định về mặt lịch sử, là khoa học

về các cơ chế tác động và các hình thức biểu hiện của các quy luật đó trong hoạt động của các cá nhân,các nhóm XH, các giai cấp và các dân tộc”

Định nghĩa chung XHH: là một lĩnh vực khoa học xã hội nghiên cứu quy luật, tính quy luật của sựhình thành, vận động, biến đổi mối quan hệ, tương tác qua lại giữa con người và xã hội

2 Đối tượng nghiên cứu của XHH: XH là một chỉnh thể rộng lớn toàn diện, là khách thể nghiên

cứu của nhiều khoa học xã hội, trong đó có XHH.Theo đó, đối tượng nghiên cứu của XHH là các quan hệ

xã hội, tương tác XH được biểu hiện thông qua các hành vi xã hội giữa người với người trong các nhóm,các hệ thống xã hội.Xét trong tiến trình phát triển của XHH, các vấn đề kép : “con người – xã hội”; hànhđộng xã hội – cơ cấu xã hội”; và “vi mô - vĩ mô” là chủ đề trung tâm trong nghiêncứuXHH.Quan điểmchính thống được thừa nhận về đối tượng nghiên cứu của XHH:Là giữa một bên là con người với tư cách

là các cá nhân, các nhóm, các cộng đồng XH với một bên là XH với tư cách là các hệ thống XH, các thiếtchế xã hội và cơ cấu xã hội.Nói một cách khaí quát, đối tượng nghiên cứu của XHH là mối quan hệ tươngtác về hành vi XH của con người, mối quan hệ hữu cơ, sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa một bên là con ngườivới tư cách là cá nhân, nhóm, cộng đồng người và một bên là xã hội với tư cách là hệ thống XH, cơ cấuXH

3 Sự phát triển của XHH từ đầu thế kỷ XX đến nay

Sau Comte và Durkheim, Spencer, Marx, Weber, là sự phát triển nở rộ của xã hội học châu Âu cùngvới những thành tựu liên tiếp đạt được trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, công nghệ Xã hội học đãngày càng khẳng định mình như là một khoa học độc lập Trong những năm đầu của thế kỷ XX, xã hộihọc đã đóng một vai trò đáng kể trong việc điều hoà quan hệ giữa người và người trong sản xuất, trongviệc nghiên cứu dư luận xã hội, tìm ra các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả của các quá trình quản lý.Tất nhiên, trong điều kiện của chủ nghĩa tư bản, một số học giả tư sản đã cố gắng sử dụng công cụ xã hộihọc để dung hoà hoặc cố gắng loại trừ các mâu thuẫn, xung đột xã hội nhằm phục vụ và bảo vệ lợi íchcho nhà nước tư sản

Vào những năm 20 và 30 của thế kỷ XX, việc nghiên cứu ứng dụng ngày càng chiếm một vị trí to lớntrong xã hội học Đến giữa thế kỷ XX, có hai khuynh hướng phát triển của xã hội học: khuynh hướngchâu Âu và Mỹ Xã hội học châu Âu phát triển gắn liền với triết học xã hội, còn xã hội học Mỹ thì ngay

từ đầu hình thành như một khoa học về hành vi con người Những thành tựu chủ yếu của xã hội học Mỹ

là hàng loạt lý luận cấp trung bình, đặc biệt là các lý luận về tổ chức, về cấu trúc xã hội, các nhóm nhỏ,

Trang 4

hành vi tập thể, thông tin đại chúng định hướng vào việc giải quyết các vấn đề cụ thể Điều đó hoàntoàn phù hợp với chủ nghĩa thực dụng ở Mỹ Xã hội học Mỹ mở ra những lĩnh vực mới, mà trước đâyhoàn toàn chưa được nhắc tới Đến nay, người ta nhận thấy đang có sự "Mỹ hoá " xã hội học châu Âu.Bên cạnh sự phát triển của các trào lưu xã hội học phương Tây, các di sản phong phú trong xã hộihọc của Karl Marx đã được nghiên cứu, quán triệt và phát triển hơn nữa trong các tác phẩm của V I.Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh, các nhà xã hội học Liên Xô (trước đây) nay là Nga, các nhà xã hội họcĐông Âu, Việt Nam Người ta đã nhìn thấy những bước tiến đáng kể cũng như sự đa dạng, phong phútrong sự phát triển của xã hội học ở những nước này Đặc biệt là đã xuất hiện một cách nhìn cởi mở,thông thoáng trong sự phê phán, đánh giá và kế thừa những hạt nhân hợp lý trong lý thuyết xã hội học củaphương Tây Chính việc xuất hiện những yếu tố mới mẻ này đã cổ vũ và khích lệ sự phát triển hơn nữatrong các nhà xã hội học và đáng hứa hẹn những thành tựu đầy hứng khởi ở phía trước.

4 Liên hệ thực tiễn du nhập và phát triển XHH ở Việt Nam

Xã hội học ở Việt Nam ra đời khá muộn so với các ngành khoa học khác Cơ quan nghiên cứu về

xã hội học được chính thức ra đời vào ngày 24/03/1976 trong Quyết định số 55/KHXHQĐ do chủnhiệm UBKHXHVN Nguyễn Khánh Toàn ký với tên gọi Phòng Xã hội học thuộc Viện thông tin khoahọc xã hội

Trong thời gian ban đầu sau khi được hình thành Phòng xã hội học chủ yếu thực hiện nhiệm vụbiên dịch các tài liệu của người ngoài thuộc các chuyên đề khác nhau của xã hội học Đến tháng 8/1977Ban Xã hội học được thành lập, sau đó phát triển lên thành Viện Xã hội học năm 1980 (Trung tâm Khoahọc Xã hội và Nhân văn Quốc gia) Viện xã hội học đã tiến hành nhiều công trình nghiên cứu cả trênphương diện lý thuyết cũng như thực nghiệm các vấn đề xã hội bức xúc, tham gia tư vấn cho việc xâydựng những chính sách của Đảng và Nhà nước Các công trình nghiên cứu xã hội học chủ yếu tập trungvào các lĩnh vực: cơ cấu xã hội, xã hội học đô thị và nông thôn, văn hoá, lối sống, gia đình Đồng thờiViện xã hội học đã tiến hành các hoạt động dịch thuật và giới thiệu các công trình nghiên cứu xã hội họccủa các tác giả nước ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu ở Việt Nam Lần đầu tiên thuậtngữ Xã hội học được chính thức được đưa vào Nghị quyết lần thứ IV của Đảng Cộng sản Việt Nam.Nghị quyết đã nhấn mạnh: “Mở rộng và nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu trên các lĩnh vực luậthọc, xã hội học, sử học, khảo cổ học, dân tộc học, ngôn ngữ học, văn học nghệ thuật v.v ” Có thể nóiđây là lần đầu tiên trong một văn kiện có tính chất cương lĩnh của Đảng, vai trò của xã hội học đã đượcxác định Điều đó có nghĩa là bên cạnh những công trình nghiên cứu xã hội thuộc các ngành khoa học xãhội khác, những công trình nghiên cứu xã hội học được chính thức đặt ra và coi trọng

Cùng với sự ra đời các trung tâm nghiên cứu Xã hội học, từ 1986 trở đi, xã hội học từng bước đượcgiảng dạy trong nhà trường, trước hết là Học viện chính trị và sau đó được đưa vào chương trình đào tạo

ở các trường Đại học, Cao đẳng trên cả nước Một bước tiến rõ rệt của ngành xã hội học Việt Nam là sựchú ý, coi trọng việc đào tạo cán bộ chuyên ngành xã hội học ở bật đại học Từ năm học 1992-1993,khoa Xã hội học đào tạo cử nhân Xã hội học chính thức ra đời ở trường ĐH Tổng hợp Hà Nội, bắt đầuquá trình đào tạo chính quy đội ngũ các nhà nghiên cứu xã hội học Cho đến nay, XHH đã được nghiêncứu và giảng dạy ở hầu hết trường đại học và viện nghiên cứu lớn như: Học viện Chính trị quốc gia HồChí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thànhphố Hồ Chí Minh Các trung tâm và các cơ sở nghiên cứu này đang từng bước trưởng thành và bước đầu

đã có những đóng góp đáng khích lệ kể cả trên lĩnh vực đào tạo, cũng như các lĩnh vực nghiên cứu xã hộikhá phong phú và đa dạng khác

Ở Việt Nam, xã hội học còn rất mới mẻ, có khoảng cách biệt về thời gian khá xa so với các nướctrên thế giới, nhưng nó đã xác định được vị trí và vai trò của mình trong khoa học xã hội và đã có nhữngtác dụng nhất định trong việc nhận thức và ứng dụng vào quản lý xã hội, quản lý đất nước, trong sựnghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Xã hội họcViệt Nam đã phát triển không chỉ với tư cách một khoa học lý luận mà cả với tư cách là một khoa họcứng dụng Với tư cách một khoa học lý luận, xã hội học góp phần nâng cao nhận thức của con người vềquá trình và hiện tượng xã hội đồng thời nó là một công cụ mạnh mẽ và có hiệu quả trong cuộc đấu

Trang 5

tranh tư tưởng quyết liệt hiện nay trên phạm vi thế giới: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa Với tưcách là một khoa học ứng dụng, xã hội học góp phần to lớn vào các quá trình phức tạp và muôn màumuôn vẻ của sự nghiệp quản lý xã hội.

Câu 2: Chức năng của Xã hội học và liên hệ vấn đề sử dụng tri thức xã hội học trong hoạt động lãnh đạo quản lý ở Việt Nam, ở cơ quan, đơn vị, địa phương hoặc lĩnh vực công tác?

Xã hội học là một bộ môn khoa học nghiên cứu các “mặt” xã hội, khía cạnh xã hội của thực tại xã hội nóichung “Mặt” xã hội hiện diện ở tất các các lĩnh vực của thực tại xã hội Xã hội học là khoa học nghiên cứu quyluật của sự nảy sinh, biến đổi và phát triển mối quan hệ giữa con người và xã hội

Xã hội học trong quản lý có ba chức năng cơ bản: chức năng nhận thức, chức năng thực tiễn và chức nănggiáo dục Chính các chức năng này đã xác định vai trò quan trọng của xã hội học trong lãnh đạo, quản lý

1 Chức năng nhận thức

Xã hội học cung cấp một hệ thống các tri thức bao gồm hệ thống các khái niệm lý thuyết, các phương pháptiếp cận nghiên cứu cũng như các phương pháp và kỹ thuật điều tra xã hội học góp phần nghiên cứu, nắm bắt đượcsâu sắc hơn, đúng đắn hơn quan hệ con người - xã hội

Lý luận và kết quả của những công trình nghiên cứu thực nghiệm và ứng dụng của xã hội học đã góp phần bổsung và hoàn thiện thế giới quan cho các nhà nghiên cứu và các nhà lãnh đạo quản lý Nghiên cứu xã hội học giúpcác nhà lãnh đạo quản lý xác định nguyên nhân, lý giải động cơ của những hành động xã hội cũng như các biến đổi

xã hội Hàng loạt vấn đề trước đây chưa được đề cập tới hoặc bị né tránh thì nay đã được xã hội học luận giải, phântích một cách có sức thuyết phục

Khi đi vào nghiên cứu những quá trình xã hội, xã hội học luôn có xu hướng vạch ra những vấn đề mang tínhquy luật của thực tại xã hội, luận giải và làm sáng tỏ trạng thái và xu hướng, biến đổi trong tâm lý của quần chúng,

từ đó làm cơ sở tin cậy cho những quyết định quản lý

2 Chức năng thực tiễn

- Chức năng “cầu nối”

Hoạt động nghiên cứu của xã hội học, đặc biệt là những hoạt động điều tra khảo sát có ý nghĩa như là "cầunối" giữa các nhà khoa học, các nhà lãnh đạo quản lý, các nhà sản xuất kinh doanh với thực tiễn, cơ sở với cấpdưới, với cuộc sống với thị trường, với quần chúng nhân dân, chính từ đây mà tạo ra một quy trình khép kín vàhoàn chỉnh về sự vận hành xã hội Nó cung cấp thường xuyên những thông tin ngược (feed back) từ cơ sở, từ thựctiễn lên các nhà lãnh đạo quản lý làm cho các nhà lãnh đạo, quản lý cập nhật được thường xuyên những thông tincần thiết, kịp thời phát hiện được những mâu thuẫn, xung đột hay những sai lệch xã hội từ đó mà tiến hành nhữngđiều chỉnh cần thiết cho hoạt động quản lý

- Chức năng dự báo khoa học

Trên cơ sở của những kết quả nghiên cứu điều tra thực nghiệm, phân tích lôgíc khách quan của các sự kiện, xãhội học có thể đưa ra các dự báo khoa học, làm sáng rõ triển vọng phát triển xa hơn nữa của các quá trình xã hội

Xã hội học không chỉ nhận thức thực tại xã hội, không thể quy xã hội học về thực tại học, mặc dù xã hội học có ưuthế về mặt này; từ trong bản chất của nó xã hội học cần thiết và có khả năng dự báo những xu hướng trong tươnglai

- Chức năng kiến nghị, đề xuất

Đồng thời với chức năng dự báo, xã hội học còn đưa ra những kiến nghị, đề xuất lên các cấp lãnh đạo quản lý

xã hội, góp phần vào việc nâng cao tính khoa học và tính hiện thực, khả thi của các chính sách, kế hoạch, chủtrương, biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các quá trình quản lý

- Chức năng đánh giá

Xã hội học còn có thể được coi như là “công cụ” để đánh giá hiệu quả của công tác quản lý Với ý nghĩa này,

xã hội học nói chung, đặc biệt là các phương pháp và kỹ thuật điều tra xã hội học đã thực sự góp phần vào việchoàn thiện công nghệ quản lý cho các nhà lãnh đạo, quản lý xã hội

Trang 6

lý, tạo ra cho họ có một tác phong cụ thể, sâu sát với cuộc sống, luôn bám sát và kịp thời theo dõi những trạng thái

và xu hướng biến đổi trong tư tưởng và hành vi của quần chúng, và chỉ ra những quyết định quản lý khi đã nắm bắtđược đầy đủ những luận chứng khoa học về nó

Thông qua những kết quả điều tra và thực nghiệm xã hội học, đặc biệt là những kết quả đã được công bố trênbáo chí, sách chuyên khảo hay các nguồn thông tin đại chúng khác, xã hội học đã góp phần tác động hết sức cóhiệu quả đến tư tưởng của quần chúng, cũng như có ý nghĩa giáo dục không nhỏ đối với quần chúng, cảnh báo choquần chúng những điều nên làm hay không nên làm; nó cũng giúp cho con người ý thức được một cách đầy đủhơn cả vai trò, vị trí cũng như sức mạnh sáng tạo, từ đó có những hành vi thái độ và sự tự điều chỉnh những hoạtđộng của mình sao cho phù hợp với những quy phạm chuẩn mực và các hệ giá trị của xã hội, phát huy được tínhtích cực xã hội, khắc phục được các hành vi lệch lạc, đi chệch khỏi quỹ đạo của sự phát triển

Liên hệ thực tiễn vấn đề sử dụng tri thức xã hội học trong hoạt động lãnh đạo quản lý ở Việt Nam

Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước luôn nảy sinh các vấn đề xã hội đòi hỏi các chủ thểquản lý phải ban hành các chính sách tương ứng để quản lý và giải quyết các vấn đề xã hội hoặc để ngăn chặnchúng Giải quyết tốt các vấn đề xã hội là một trong những chủ trương, giải pháp lớn nhằm phát triển kinh tế - xãhội của Đảng ta trong thời kỳ đổi mới

Với tư cách là một ngành khoa học, xã hội học các chức năng nhận thức, thực tiễn, giáo dục và tư tưởngchung đối với xã hội và con người Ngành xã hội học đã có những nghiên cứu lý luận và thực nghiệm lớn gópphần vào việc tìm hiểu, luận giải và dự báo về các sự kiện và tiến trình thực tiễn trong xã hội Các tiến trình nàyxuất hiện các lĩnh vực của đời sống xã hội như: vấn đề xóa đói giảm nghèo, vấn đề lao động việc làm, vấn đề di cưlao động, vấn đề đô thị hóa, vấn đề giải quyết các tệ nạn xã hội, vấn đề thay đổi cấu trúc gia đình và quan hệ giới,bất bình đẳng giới, biến động dân số, xu hướng thay đổi cơ cấu xã hội và cơ cấu nghề nghiệp; tiếp cận các dịch vụ

xã hội của các nhóm dân cư, phát triển cộng đồng, sử dụng và tác động của truyền thông đại chúng Nổi bật lêncác nghiên cứu đó là sự quan tâm đến các sự kiện và tiến trình xã hội có những thay đổi như thế nào qua thời gian,qua các giai đoạn phát triển và qua các nhóm, cộng đồng xã hội khác nhau, cũng như hàm ý tác động của các thayđổi đến sự phát triển đất nước

Xã hội học đã cung cấp cho các nhà lãnh đạo quản lý tri thức về xã hội học như: giúp có cái nhìn mới và đachiều hơn khi tiếp cận với các hiện tượng xã hội, sự kiện xã hội, vấn đề xã hội, quá trình xã hội ; đồng thời cungcấp phương pháp nghiên cứu xã hội học để ứng dụng trong thực tế như : các công cụ nghiên cứu, kỹ thuật thao tácnghiên cứu về phương pháp điều tra dư luận xã hội, sự hài lòng của người dân…

Hình thành thái độ khoa học và tinh thần sáng tạo trong đội ngũ các nhà lãnh đạo quản lý có khả năng cải tạothực tiễn xã hội, xây dựng chính sách thay đổi xã hội

Bằng hệ thống lý thuyết của xã hội học như lý thuyết cấu trúc chức năng, lý thuyết về mâu thuẫn xã hội, lýthuyết tương tác biểu tượng, lý thuyết sự lựa chọn duy lý và các phương pháp nghiên cứu xã hội học đã đi sâu nhậndiện, đánh giá, phân tích các vấn đề xã hội (thực trạng của các vấn đề xã hội, nguyên nhân gây ra các vấn đề xã hội,tác động của các vấn đề xã hội đối với sự phát triển và đề xuất các giải pháp nhằm chấn chỉnh, khắc phục, hạn chế,giải quyết các vấn đề xã hội

Trong công tác lãnh đạo, quản lý hiện nay thì việc nắm bắt thông tin và mức độ chính xác của nguồn thông tinchiếm vị trí hết sức quan trọng trong việc đề ra các quyết sách, hoạch định chính sách, chiến lượt phát triển Chính

vì vậy việc nắm bắt hệ thống các lý thuyết và phương pháp nghiên cứu và các kết quả công trình nghiên cứu xã hộihọc vào thực tiễn là một trong những ưu tiên hàng đầu cuả các nhà lãnh đạo quản lý

Phương pháp nghiên cứu xã hội học giúp hỗ trợ hình thành năng lực, kỹ năng thu thập, xử lý, phân tích, đánhgiá thông tin phản hồi từ người dân và các chủ thể liên quan trong quá trình lãnh đạo quản lý

Dựa vào các thành tựu, các kết quả từ những công trình nghiên cứu xã hội học đã giúp chính phủ và các nhàlãnh đạo quản lý lựa chọn các mục tiêu, phương án tối ưu để phát triển, đảm bảo sự hài hòa giữa các mục tiêu củaphát triển bền vững Mặc khác, các nghiên cứu xã hội học trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội đã cung cấpcho cán bộ lãnh đạo bức tranh tổng thể về thực trạng xã hội và dự báo các khả năng biến đổi trong tương lai để đưa

ra các chương trình, các hành động phòng ngừa, giảm các tác động tiêu cực, các nguy cơ và vượt qua thách thức,đồng thời đón đầu và nắm bắt các cơ hội, các thế mạnh trong lãnh đạo, quản lý nhằm phát triển kinh tế - xã hội, giữvững quốc phòng an ninh và đảm bảo an sinh xã hội Cung cấp các bằng chứng, luận cứ khoa học cho việc đổi mới

Trang 7

tư duy, nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý, hoạch định và thực thi các chính sách đặc biệt trong các lĩnh vực pháttriển kinh tế - xã hội.

Chính nhờ vào kết quả nghiên cứu xã hội học cho chúng ta thấy được vai trò người dân trong quá trình chínhsách dần chuyển đổi từ vai trò người hưởng lợi đơn thuần sang vai trò người tham gia, can dự, phản biện, đánh giá

và đòi hỏi công bằng từ các quyết định chính sách để cho cán bộ phải đổi mới mạnh mẽ để khôi phục niềm tin củangười dân và lấy sự hài lòng của người dân làm tiêu chí, làm thước đo cao nhất cho chất lượng và hiệu quả của nềnhành chính phục vụ Việc sử dụng hợp lý các kết quả từ những phương pháp nghiên cứu xã hội học về cả định tính,định lượng giúp lãnh đạo, quản lý xây dựng chính sách phù hợp đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của nhân dân,đồng thời xây dựng phương án, kế hoạch tốt để triển khai thực hiện một cách hiệu quả nhất

Hơn nữa, việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu xã hội học giúp các đồng chí trong lãnh đạo quản lý cómột góc nhìn khách quan và tổng quát, góp phần quan trọng trong việc tìm hiểu về đời sống quần chúng nhân dân,tâm tư nguyện vọng…để có được chính sách vận động thuyết phục, sử dụng tốt nguồn nhân lực và con ngườitrong quá trình công tác

Vấn đề áp dụng vào thực tiễn tri thức, phương pháp xã hội học trong thực tế công tác của bản thân :

Bản thân tôi hiện đang công tác tại ……… , công tác theo dõi, tổng hợp, tham mưu và phục vụ hoạtđộng chỉ đạo điều hành của lãnh đạo, việc áp dụng các tri thức và phương pháp của xã hội học vào thực tế công tác

là rất cần thiết

Đối với công tác theo dõi và tổng hợp: việc vận dụng các lý thuyết và phương pháp nghiên cứu của xã hội họctrong thu thập, đánh giá, phân tích các thông tin dữ liệu về tình hình triển khai thực hiện các chủ trương chính sáchtại địa phương, những tâm tư nguyện vọng của nhân dân và những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện đểkịp thời tổng hợp các thông tin một cách nhanh chóng và chính xác phục vụ cho lãnh đạo huyện chỉ đạo, điềuhành sát đúng với tình hình thực tế

Đối với công tác tham mưu: bản thân tôi sử dụng các tri thức của xã hội học để nhận diện, phân tích đánh giácác vấn đề xã hội đang xảy ra tại địa phương cụ thể như: thực trạng của từng vấn đề, tác động của vấn đề xã hộiđang xảy ra tại địa phương đối với cá nhân, gia đình và xã hội, nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn của vấn

đề từ đó tham mưu và đề xuất đối với lãnh đạo huyện một số giải pháp chỉ đạo nhằm giải quyết vấn đề

Cơ quan……… có bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện (Bộ phận 1 cửa) trực thuộc sựquản lý của Văn phòng chính vì vậy việc cung ứng các dịch vụ công, đặc biệt là một cửa liên thông và dịch vụcông trực tuyến có thể sử dụng các phương pháp trong xã hội học để khảo sát và đánh giá mức độ hài lòng củangười dân khi tham gia thực hiện các thủ tục hành chính tại Bộ phận 1 cửa cũng như mức độ hài lòng đối với sựlãnh đạo điều hành trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước từ huyện đến xã nhằm đáp ứng nhu cầucủa tổ chức và công dân

Với các tri thức của ngành xã hội học mang lại bản thân tôi đã vận dụng vào việc đánh giá và dự báo một sốvấn đề địa phương để tham mưu xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và từng giai đoạn cụthể, các kế hoạch thực hiện chương trình hành động và công văn chỉ đạo trên các lĩnh vực nhằm đạt được các chỉtiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Huyện Đảng bộ và HĐND huyện đề ra

Ngoài ra, với các kiến thức của xã hội học hình thành năng lực đánh giá việc thực hiện các chương trình, chínhsách ở địa phương từ đó phản ánh với các cấp chính quyền có sự điều chỉnh cho phù hợp

Trang 8

NỘI DUNG 2

- Câu 1: Những vấn đề lý luận của biến đổi xã hội từ góc nhìn của Xã hội học

Xã hội học cùng chung khách thể nghiên cứu là xã hội loài người nói chung, ngành xã hội học có đốitượng nghiên cứu cụ thể và các chủ đề nghiên cứu rộng, bao trùm cả ba cấp độ đời sống xã hội: cấp độ cánhân; cấp độ nhóm và tổ chức; cấp độ cộng đồng, xã hội Ở cấp độ cá nhân (vi mô): hành vi và hành động

xã hội; ở cấp độ nhóm và tổ chức (trung mô): nhóm xã hội, hiệp hội, phong trào xã hội; ở cấp độ cộngđồng xã hội (vĩ mô): hệ thống xã hội, cấu trúc xã hội, thiết chế xã hội Với phạm vi đối tượng nghiên cứurộng, đã xuất hiện nhiều cách tiếp cận về khái niệm và đối tượng Một cách tổng quát, các nhà xã hội họcchâu Âu và Liên xô thường có cách tiếp cận khái niệm thiên về vĩ mô: xã hội học nghiên cứu hệ thống xãhội Trong khi đó, các nhà xã hội học Mỹ thường tiếp cận khái niệm thiên về vi mô: xã hội học nghiêncứu hành vi và tương tác của con người

Với tư cách là một ngành khoa học, xã hội học các chức năng nhận thức, thực tiễn, giáo dục và tưtưởng chung đối với xã hội và con người Qua gần 50 năm xây dựng và phát triển, ngành xã hội học đã cónhững nghiên cứu lý luận và thực nghiệm lớn góp phần vào việc tìm hiểu, kiến giải và dự báo về các sựkiện và tiến trình thực tiễn trong xã hội Các tiến trình này xuất hiện các lĩnh vực của đời sống xã hội như:thay đổi cấu trúc gia đình và quan hệ giới, biến động dân số, xu hướng thay đổi cơ cấu xã hội và cơ cấunghề nghiệp; tiếp cận các dịch vụ xã hội của các nhóm dân cư, phát triển cộng đồng, sử dụng và tác độngcủa truyền thông đại chúng Nổi bật lên các nghiên cứu đó là sự quan tâm đến các sự kiện và tiến trình

xã hội có những thay đổi như thế nào qua thời gian, qua các giai đoạn phát triển và qua các nhóm, cộngđồng xã hội khác nhau, cũng như hàm ý tác động của các thay đổi đến sự phát triển đất nước

Một cách chung nhất biến đổi xã hội được hiểu là sự biến đổi về cấu trúc (cơ cấu) của một hệ thống

xã hội; đó là một quá trình qua đó những khuôn mẫu của các hành vi xã hội, các quan hệ xã hội, các thiếtchế xã hội và các hệ thống phân tầng xã hội được thay đổi qua thời gian

- Các cấp độ biến đổi

+ Biến đổi ở cấp vĩ mô: Đó là những biến đổi diễn ra và xuất hiện trên một phạm vi rộng lớn, diễn ratrong một thòi kỳ dài Sự biến đổi vĩ mô có thể không nhận thấy được vì nó diễn ra quá chậm chạp đoivới con người, giống như họ đang trải qua những cuộc Sống thường ngày Ví dụ, sự hiện đại hóa là quátrình, qua đó các xã hội trở nên khác nhau bên trong rihiều hơn, như sự thay đổi của các thiết chế xã hộiđơn giản bằng những thiết chế xã hội phức tạp Biến đổi vĩ mô còn được xem là biến đổi toàn cầu, làm

thay đổi chính thể, nhà nước, tổ chức toàn cầu, khu vực Ví dụ những biến đổi chính trị kinh tế và cấu trúc

đầy kịch tính như đã diễn ra ở Trung Đông, thông qua các cuộc cách mạng màu

+ Biến đổi ở cấp vi mô - cộng đồng, gia đình: Liên quan đến những biến đổi nhỏ, nhanh được tạo nênbởi những quyết định không thấy hết được, như sự tuơng tác trong quan hệ của con người trong đời sốnghàng ngày

Ngày nay, người ta chú trọng đến những biến đổi vi mô có tác động đến các chuẩn mực, các giá trị,hành vi, ý nghĩa văn hóa và các quan hệ xã hội

- Các chủ thể liên quan đến biến đổi xã hội

+ Chủ thể cùa biến đổi xã hội: Ở cấp độ toàn cầu là các tổ chức quốc tế, các siều cường Ở cấp độ

quốc gia là các chính thể, các tổ chức và quằn chúng nhân dân Ở cấp độ vi mô là cá nhân, gia đình, nhóm

xã hội

+ Đối tượng tiếp nhận biến đổi hoặc được thụ hưởng lợi ích từ những biến đổi tích cực, hoặc phảichịu những thiệt hại từ những biến đổi tiêu cực là con người và cuộc sống của họ, là xã hội và cộng đồng

xã hội Song con người, thông qua hoạt động cùng với thể chế và thiết chế ràng buộc, lại chính là chủ thể

tạo ra biến đổi, đồng thời một cách tất yếu lại tiếp nhận chính những biến đổi do minh tạo ra, kể cả những

biến đổi của môi trường Xem xét những biến đổi xã hội từ phương điện con người - hoạt động và chính sách là xem xét sự vận động, tác động qua lại giữa chủ thể - đối tượng và đối tượng - chủ thể.

Với nhận thức như trên, biến đổi (thay đổi, chuyển đổi) xã hội trong các lĩnh vực là mối quan tâmchung trong hoạt động lãnh đạo, quản lý đất nước Sự không đồng bộ, lệch pha giữa tăng trưởng kinh tế

và phát triển xã hội là do không nắm bắt được tiến trình biến đổi xã hội trong thòi kỳ đổi mói Báo cáo

Trang 9

tổng kết 30 năm đổi mới đã chỉ rõ hạn chế lớn này: Trong phân tích, đự báo sự biến đổi cơ cấu xã hội,phân tầng xã hội, tư duy còn sơ cứng, đơn điệu theo kiểu hai giai, một tầng - giai cấp công nhân, giai cấpnông dân và tầng lớp trí thức; chậm nhận thức về sư hình thành và vai trò của các nhóm xã hội, của một

số giai tầng xã hội mới như: tầng lớp trung lưu, tầng lớp tinh hoa, xu hướng trung lưu hóa xã hội chưađược nhận thức đầy đủ

Từ mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045, hai câu hỏi lớn

mà xã hội học cần nghiên cứu và trả lời phục vụ hoạt động lãnh đạo, quản lý và điều hành đất nước là:

- Công cuộc đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay và các năm tiếp theo (đến năm 2030 như mốcmục tiêu thời gian về công nghiệp hóa) đã, đang và sẽ đem lại những biến đổi xã hội nào?

- Biến đổi xã hội của thời kỳ đổi mới sẽ có những hàm ý nào đối với hoạt động lãnh đạo, quản lý,điều hành đất nước; đối với mục tiêu phát triển xã hội và đảm bảo công bằng xã hội?

Từ hai câu hỏi trên, trong hoạt động lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay, cỏ thể xác lập quan niệm

về đổi tượng và nội dung nghiên cứu trọng tâm của xã hội học là: nghiên cứu về quy luật và các vẩn đề mang tỉnh quy luật của biến đổi xã hội trong bối cảnh của quá trình công nghiệp hổạ, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

NỘI DUNG 2 - Câu 2: Một số xu hướng biến đổi xã hội lớn ở Việt Nam trong giai đoạn đổi mới

Trong hoạt động lãnh đạo và quản lý ở nước ta hiện nay, có thể xác lập quan niệm về đối tượng và

nội dung nghiên cứu trọng tâm của xã hội học là: nghiên cứu về quy luật và các vấn đề mang tính quy luật của biến đổi xã hội trong bối cảnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.

Cuộc cách mạng khoa học công nghệ với làn sóng mới nhất là cách mạng công nghiệp lần thứ Tư(4.0) dựa trên trụ cột của Internet vạn vật (IoT), Trí tuệ nhân tạo (AI) và Dữ liệu lớn (Big data) đang đemlại những hứa hẹn về hiệu suất và năng suất lao động vượt trội, những ngành công nghệ mới, góp phầngiải quyết các vấn đề sinh thái Bên cạnh những cơ hội to lớn đó thì các nước đang phát triển, trong đó cóViệt Nam, đang bị đặt trước những thách thức không có tiền lệ như sự tụt hậu trong việc nắm bắt và pháttriển các công nghệ tương xứng, suy giảm việc làm nhanh chóng tại các ngành có khả năng tự động hoá,

và nghiêm trọng hơn, một số định hướng phát triển được đưa ra trước đây trở nên không phù hợp với bốicảnh mới

Đại hội Đảng lần thứ XII đã nhận định rõ: "Tình hình thế giới và trong nước có cả thuận lợi, thời cơ

và khó khăn, thách thức đan xen; đặt ra nhiều vấn đề mới, yêu cầu mới to lớn, phức tạp hơn đối với sựnghiệp đổi mới, phát triển đất nước và bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổquốc"

Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị Về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định mục tiêu đến năm

2030 nước ta hoàn thành mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cơ bản trở thành nước công nghiệp theohướng hiện đại Tầm nhìn đến năm 2045, Việt Nam trở thành nước công nghiệp phát triển hiện đại Conđường công nghiệp hoá và hiện đại hoá sẽ đem lại những biến đổi mạnh mẽ về xã hội

Một số xu hướng biến đổi xã hội lớn ở Việt Nam trong giai đoạn đổi mới

1 Biến đổi về cơ cấu xã hội

Những thành công và hạn chế của công cuộc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa đã tác động mạnh mẽ đến biến đổi trong cấu trúc xã hội

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế dẫn đến chuyển dịch cơ cấu việc làm và nghề nghiệp Hiện nay, cơ cấulao động trong nền kinh tế thể hiện xu hướng gia tăng công nghiệp địch vụ và giảm nông, lâm, ngưnghiệp Năm 2000, tỷ lệ lao động trong nông, lâm, thủy sản: 62,2%, công nghiệp là 13,0% và dịch vụ là24,8%; đến năm 2016, tỷ lệ tương ứng là: 41,9%, 24,7%, 33,4% Xuất hiện những việc làm và nghề mớitrong nhiều lĩnh vực như: doanh nhân, người làm công tảc xã hội, chuyên gia công nghệ thông tin, dịchvụ

Tăng trưởng kinh tế dẫn đến tăng thu nhập, cải thiện mức sống, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 7%dân số (2017) và gia tăng tầng lớp giàu, trung lưu; xuất hiện tầng lớp “ưu trội” hay “sáng tạo” Bên cạnh

Trang 10

2 Biến đổi về dân số, gia đình

Giảm mức sinh, giảm đà tăng dân số và tiến tới mức sinh ổn định, quy mô dân sổ ổn định và nângcao chất lượng dân số là biểu hiện rõ nét của sự biến đổi giá trị con trai trong gia đình và tương quan bìnhđẳng giới trong xã hội Độ tuổi trung bình khi kết hôn và sinh con đầu đã tăng mạnh, số con sinh ra đã íthơn Tỷ lệ giới tính trong dân số nói chung đang ở mức cân bằng, nhưng tỷ số giới tính khi sinh đang tăngmột cách báo động

Cơ cấu dân số vàng khi tương quan giữa số lao động với số người phụ thuộc trẻ em và ngưòi giàđang đạt mức cao với hai người làm việc nuôi một người phụ thuộc Cơ cấu dân số vàng vừa tạo ra các cơhội tăng trưởng kinh tế, nhưng cũng đem lại nhiều thách thức về tạo việc làm cho thanh niên

Xu hướng đô thị hóa đang tăng lên, mức độ di cư và thay đổi chỗ ở, việc làm cũng gia tăng

Gia đình Việt Nam đang chuyển từ mô hình gia đình chung sống đa thế hệ, sang mô hình gia đình hạtnhân Liên kết giữa các thành viên lỏng lẻo hơn, khoảng cách giữa các thế hệ gia tăng Mối quan hệ giớitrong gia đình đã có cải thiện, nhưng chưa thật sự bình đẳng Thiết chế gia đình đang phải thích ứng vớinhững thay đổi của xã hội xung quanh

3 Biến đổi về phương thức giao tiếp tương tác vả không gian sinh hoạt công cộng

Việt Nam là nước có mức độ và tỷ lệ cao trong sử dụng Internet, các mạng xã hội và các phương thứctruyền thông mới Tìm kiếm, tiếp nhận, chia sẻ và lưu thông tin trên Internet đã trở thành hoạt độngthường xuyên của thế hệ trẻ Phương thức truyền thông này đang tỏ rõ ưu thể trước các phương tiệntruyền thông truyền thống khác Internet và mạng xã hội từ chỗ chỉ là phương tiện truyền thông đang trởthành môi trường hoạt động cho các phương tiện truyền thông và các sáng kiến truyền thông mới Do đóđặt ra nhiều thách thức, đòi hỏi sự thay đổi trong hoạt động tuyên truyền, giáo dục đối với giới trẻ nóiriêng và cả xã hội nói chung

Sự liên kết của người dân thông qua các hình thức hoạt động có ý thức tập thể đang trở thành khuynhhướng mới trong sinh hoạt công cộng Người dân Việt Nam tham gia hoạt động ở các đoàn thể và tổ chứcchính trị-xã hội, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các hoạt động tình nguyện và từ thiện mạnh mẽ

Trình độ dân trí, mức độ công khai, dư luận xã hội, sự đối thoại trực tiếp hoặc thông qua đại diện,qua các phương tiện truyền thông đại chúng và hiện nay là truyền thông xã hội giữa người dân với chínhquyền các cấp cũng cho thấy những biến đổi xã hội nhất định trong lĩnh vực này Đây cũng là cơ sở thực

tế làm chuyển biến nhận thức, quan niệm và thay đổi dần các yếu tố của hệ giá trị cũ bằng các yếu tố của

hệ giá trị mới, cập nhật với những điều kiện mới

4 Biến đổi trong hệ thống phúc lợi và mạng lưới an sinh xã hội

Trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, hệ thống phúc lợi xã hội, mạng lưới an sinh xãhội và tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản vốn trước đây được coi là trách nhiệm riêng của Nhà nước, hiệnđang chuyển đổi sang trạng thái xã hội hóa và trách nhiệm toàn dân

Mạng lưới an sinh xã hội hiện đang ở trong thời kỳ chuyển đổi Mạng lưới này từng bước dành các

ưu tiên chi tiêu cho nhóm đối tượng chính sách, tiếp đến là “vì người nghèo” Đây là tiến trình chuyển đổiđặc thù của Việt Nam, gắn liền với thực tế (đang biến đổi) của các nhóm xã hội có liên quan tới thời kỳlịch sử của những thập niên trước đây

Hệ thống bảo hiểm xã hội và an sinh xã hội hiện đang ở trong thời kỳ chuyển đổi Hệ thống này, vốn

từ đầu dành các ưu tiên chi tiêu cho nhóm đối tượng chính sách, tiếp đến là “vì người nghèo”, đangchuyển đổi sang hệ thống bảo hiểm và an sinh cho toàn dân nhằm trụ đỡ các nhóm dân cư trước nhữngthay đổi dân số và trước các biến cố sốc của thị trường Đây là tiến trình chuyển đổi đặc thù của Việt

Trang 11

Nam, gắn liền vói thực tiễn đang biến đổi của các nhóm xã hội có liên quan tới thời kỳ lịch sử của cáccuộc chiến tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc

5 Biển đổi về phương thức lãnh đạo, quản lý và chính sách

Gia tăng tiếng nói và đòi hỏi của người dân tham gia vào các quyết định chính sách, các hoạt độnglãnh đạo, quản lý và điều hành đất nước, xã hội Tiếng nói và ý kiến giám sát, phản biện của các kênhMặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nghề nghiệp ngày càng được coi trọng

Sự xuất hiện và lớn mạnh của tầng lớp trung lưu ở các thành phố và trung tâm phát triển đặt ra yêucầu thay đổi mối quan hệ chính quyền - công dân từ quan hệ một chiều mang tính cai trị và quản lý sangquan hệ tương tác mang tính phục vụ và đồng hành kiến tạo

Vai trò người dân trong quá trình chính sách dần chuyển đổi từ vai trò người hưởng lợi đơn thuần,sang vai trò người tham gia, can dự, phản biện, đánh giá và đòi hỏi công bằng từ các quyết định chínhsách

Trong đánh giá hoạt động, chính quyền và hệ thống chính trị, các bộ chỉ báo khách quan, độc lập dựatrên cơ sở điều tra xã hội học ý kiến người dân và doanh nghiệp như: Chỉ báo năng lực cạnh tranh cấptỉnh (PCI); chỉ báo hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) được các cơ quan nhà nước sửđụng để đánh giá và cải thiện hoạt động của bộ máy

Tiếp nhận những xu hướng mới về quản lý công mới và quản trị tốt, bộ máy nhà nước nói riêng và cả

hệ thống chính trị nói chung đang trong tiến trình đổi mới mạnh mẽ để khôi phục niềm tin của người dân

và lấy sự hài lòng của người dân làm tiêu chí cao nhất cho phục vụ

Những biến đổi xã hội, vốn đã được ghi nhận từ khi đất nước bắt đầu công cuộc đổi mới năm 1986,

đã, đang và sẽ là mối quan tâm sâu sắc cua nghiên cứu xã hội học Một cách chung nhất, nghiên cứu xãhội học về biến đổi xã hội phục vụ cho hoạt động lãnh đạo, quản lý nhằm xác định rõ khuôn mẫu vàkhuynh hướng biến đổi theo giai đoạn phát triển; tìm hiểu và đánh giá các yếu tố tác động đối với tiếntrình, dựa trên các bằng chứng khoa học để đưa ra những dự báo tương lai, các giải pháp lãnh đạo, quản

lý và chính sách phù hợp trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.Biến đổi xã hội ở Việt Nam mang tính quy luật và diễn ra trong thời kỳ quá độ được coi là sự chuyểnđổi đa chiều: chuyển đổi từ nền văn minh nông nghiệp cổ truyền sang sang văn minh nông nghiệp và hiệnđại; chuyển đổi từ cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa, có sự điều tiết của nhà nước; chuyển đổi từ một xã hội tương đối khép kín với hệ thốnggiá trị truyền thống sang một xã hội hội nhập quốc tế sâu rộng nhưng nỗ lực gìn giữ bản sắc văn hoá dântộc Quá trình này sẽ đặt ra những thách thức nhiều chục năm cho lãnh đạo, quản lý và điều hành đấtnước

Trang 12

NỘI DUNG 3:

Câu 1 - Hệ thống phương pháp nghiên cứu của Xã hội học.

- Xã hội học là khoa học nghiên cứu quy luật của sự này sinh, biến đổi và phát triển moi quan hệ giữacon người và xã hội2

Các quan niệm khác nhau về đối tuợng nghiên cứu của xậ hội học phản ánh sự khác biệt trong nhận thức vềtrọng tâm nghiên cứu của xã hội học ở cấp độ lý thưyết trừu tượng Bên cạnh đó, sự khác biệt này khổng ảnhhưởng đến việc phát triển xã hội học vói tư cách là một ngành khoa học độc lập, nhưng có tính liên ngành cao và

có khả năng tạo ra tri thức cả ở cấp độ lý thuyếưthực nghiệm, cấp độ khái quát/cụ thể, cấp độ cơ bản/ửng dụng

Là một ngành khoa học xã hội độc lập và mang tính liên ngành cao, xã hội học có vai trò quan trọng tronghoạt động lãnh đạo, quản lý trên thế giới và ở Việt Nam

1 Hệ thống phương pháp nghiên cứu của Xã hội học :

Nghiên cứu Xã hội học sử dụng một loạt phương pháp thu thập, xử lý phân tích thông tin xã hội về đốitượng, bao gồm các phương pháp: phân tích tài liệu, phát vấn, phương pháp metric xã hội, phương pháp thựcnghiệm, phương pháp nghiên cứu trường hợp, phương pháp quan sát

Có thể sắp xếp các phương pháp trên vào hai nhóm: các phương pháp nghiên cứu định tính và các phương pháp nghiên cứu định lượng.

* Phương pháp nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính tạo thành từ các phương pháp kỹ thuật chuyên môn dùng để tìm hiểu sâu về phản ứng

từ trong suy nghĩ, tình cảm, những thông tin về động cơ, niềm tin, quan điểm chính kiến, những diễn biến phứctạp trong nội tâm của con người cũng như phát hiện ra những dự định, xu hướng ẩn nấp ở phía sau của các thái

độ và hành vi ứng xử của những cá nhân hay nhóm xã hội

Về mặt lịch sử, phương pháp nghiên cứu định tính được hình thành từ các phương pháp nhân loại học, phêbình văn học, phân tích tâm lý Các khái niệm cơ bản được sử dụng trong nghiên cứu định tính là chủ đề, tìnhhuống, động cơ, mô típ, kiểu loại Dữ liệu thu được lưu lại dưới dạng ngôn ngữ, hình ảnh, âm thanh, các tài liệughi chép, sao chụp, quan sát được Nghiên cứu định tính trả lời các câu hỏi: Tại sao? Tính chất thế nào? Cácphương pháp nghiên cứu định tính bao gồm: nghiên cứu thực địa, quan sát tham dự, phỏng vấn sâu, phân tích tàiliệu, nghiên cứu trường hợp, nghiên cứu lịch sử so sánh

* Phương pháp nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng được xây dựng và phát triển trên cơ sở các tiền đề thực chứng luận trong khoa học.Các yếu tố, các khái niệm cơ bản của nghiên cứu định lượng là biến, giả thuyết, đơn vị phân tích, đơn vị đolường, dữ liệu bằng số, xử lý toán học đối với dữ liệu thu được và giải thích nhân - quả Nghiên cứu định lượngthường khảo sát những vấn đề thuộc về quy mô, kích thước, đại lượng, con số, tỷ lệ % Các phương pháp nghiêncứu định lượng thường sử dụng là điều tra chọn mẫu, thống kê, quan sát, phỏng vấn, thực nghiệm Mục đích cơbản của nghiên cứu định lượng là kiểm tra giả thuyết khoa học Điều này khác với phương pháp nghiên cứu địnhtính

- Chọn mẫu trong nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu mẫu là nghiên cứu không phải toàn bộ tổng thể mà chỉ là một bộ phận của tổng thể, song lại cókhả năng đại diện cho cái tổng thể, phản ánh sự phù hợp với những đặc trưng và cơ cấu của tổng thể Kết luậnđược rút ra từ mẫu nghiên cứu có thể suy rộng cho cả tổng thể

Việc lựa chọn ra một tập hợp nhỏ trong cả một tập hợp lớn sẽ cho phép cuộc khảo sát được tiến hành nhanhhơn, rẻ hơn, chính xác hơn và tiết kiệm hơn và chỉ cần huy động một nhóm cán bộ nhỏ giàu kinh nghiệm, cótrình độ chuyên môn cao song kết quả của cuộc khảo sát sẽ ít sai sót hơn, nghiên cứu tỉ mỉ hơn

- Các loại mẫu, gồm:

+ Mẫu xác suất (ngẫu nhiên): cho phép mỗi phần tử trong một tập hợp có cùng xác suất được lựa chọnthành đối tượng điều tra Mẫu được luận chứng chặt chẽ và có thể tính được mức độ đại diện, sai số mẫu

Mẫu ngẫu nhiên đơn giản: yêu cầu của cách lấy mẫu này là phải có một danh sách kê khai đầy đủ các thành

viên của tổng thể (tập hợp tổng quát) Đặc điểm của phương pháp này là mọi thành viên đều có cơ hội như nhauđược chọn làm mẫu

Mẫu ngẫu nhiên hệ thống: có thể chọn mẫu bằng cách lựa chọn một thành viên bất kỳ nào đó trong bảng

Trang 13

danh sách đã đánh số thứ tự, sau đó cứ cách một khoảng (K) ta lại chọn một phần tử (độ lớn của K là tuỳ thuộcvào việc chúng ta chọn mẫu lớn hay nhỏ) K được xác định bởi kết quả chia tập hợp cho số mẫu cần thiết

Mẫu ngẫu nhiên phân tầng: nếu như nhà nghiên cứu quan tâm đặc biệt đến một tiêu chí nào đó như tuổi,

trình độ học vấn thì tập hợp chung sẽ được phân ra theo các tầng (tiểu dân cư), sau đó tiến hành lấy mẫu trongtừng tầng

Mẫu ngẫu nhiên theo cụm: trong trường hợp tập hợp chung lớn và phân tán theo các khu vực địa lý khác

nhau thì nhà nghiên cứu có thể sử dụng loại mẫu này

Mẫu nhiều giai đoạn: việc chọn mẫu được thực hiện qua hai hoặc nhiều bước hơn Bước thứ nhất, chia tập

họp tổng quát ra thành các nhóm lớn theo một dấu hiệu nhất định, lập danh sách liệt kê các nhóm, chọn trongdanh sách một số nhóm theo nguyên tắc ngẫu nhiên Bước thứ hai, tiến hành lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản hoặcmẫu ngẫu nhiên hệ thống bắt đầu từ ngẫu nhiên (trong các nhóm đã được lựa chọn)

+ Mẫu phi xác suất: các phân tử trong tập hợp gốc không có cùng xác suất được lựa chọn mẫu nghiên cứu

Mẫu thuận tiện: mẫu được lựa chọn theo cách thức thuận tiện nhất cho nhà nghiên cứu mà không cần quan

tâm đến tính đại diện của mẫu

Mẫu phân suất: tập hợp gốc được chia ra theo các tiêu chí nhất định, sau đó mẫu được lựa chọn với số

lượng cố định cho mỗi tầng sao cho tỷ lệ các nhóm phần tử trong mẫu tương đương với tỷ lệ tại tập hợp gốc

Mẫu lấy theo giới thiệu: các phần tử của mẫu được lựa chọn theo giới thiệu của các phần tử khác Sau khi

điều tra trên một đối tượng, nhà nghiên cứu có thể nhờ đối tượng này giới thiệu cho đối tượng khác để trả lời cáccâu hỏi Cách thức này cũng bị ảnh hưởng bởi sự phán đoán giả định của người giới thiệu

Các phương pháp nghiên cứu chính

- Phân tích tài liệu: Là phương pháp sử dụng các kỹ thuật chuyên môn nhằm thu thập hoặc rút ra từ những

nguồn tài liệu các thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu

Có hai loại phương pháp phân tích:

+ Phương pháp phân tích truyền thống (phương pháp phân tích định tính): theo phương pháp này, nhà

nghiên cứu phải rút ra được những nội dung tư tưởng cơ bản của tài liệu, tìm ra những ý nghĩa hay, những cái cóliên quan đến chủ đề nghiên cứu (hạn chế của phương pháp này là nhà nghiên cứu dễ rơi vào sự phân tích chủquan)

+ Phương pháp phân tích hình thức hoá (phương pháp phân tích định lượng): phương pháp này gắn chặt

với việc phân nhóm các dấu hiệu, tìm ra những mối quan hệ nhân quả giữa các nhóm chỉ báo (máy tính điện tử

có một vai trò quan trọng trong phương pháp này) Phương pháp này được sử dụng trong những trường hợp phải

xử lý một lượng thông tin lớn

- Phát vấn (hay trưng cầu ý kiến) Là phương pháp thu thập thông tin xã hội sơ cấp trực tiếp bằng lời

(phỏng vấn) hoặc gián tiếp bằng câu hỏi (phương pháp ankét) hoặc bằng sự kết hợp cả hai phương pháp đó

+ Phương pháp phỏng vấn Là phương pháp thu thập thông tin qua hỏi và đáp Người điều tra đặt câu hỏi

cho đối tượng cần được khảo sát sau đó ghi vào phiếu hoặc sẽ tái hiện nó vào phiếu khi kết thúc cuộc phỏng vấn

Phỏng vấn bao gồm bốn loại sau:

Phỏng vấn tiêu chuẩn hoá: là cuộc phỏng vấn được tiến hành theo một trình tự nhất định, với mọi nội dung

đã được định sẵn và dùng để hỏi các đối tượng được phỏng vấn

Phỏng vấn không tiêu chuẩn hoá: là cuộc đàm thuộc tự do theo một chủ đề đã được vạch sẵn.

Phỏng vấn sâu: là những cuộc phỏng vấn lấy ý kiến chuyên gia hoặc đi sâu vào tìm hiểu một vấn đề chính

trị hay kinh tế, xã hội hóc búa nào đó Phỏng vấn sâu, kể cả trong trường hợp phỏng vấn tiêu chuẩn hoá; tức làphỏng vấn trong điều kiện có một bảng trả lời câu hỏi quy chuẩn cần phải tiến hành như một quá trình linh hoạtsáng tạo

Phỏng vấn tập trung: là cuộc phỏng vấn một nhóm người trong cùng một thời gian và địa điểm nhằm làm

sáng rõ một chủ đề nhất định nào đó Để thực hiện thành công các cuộc phỏng vấn sâu hay phỏng vấn nhóm tậptrung cần nắm chắc và sử dụng thành thạo ba nguyên tắc sau: nghệ thuật đặt câu hỏi, nghệ thuật lắng nghe, nghệthuật "biến" cuộc phỏng vấn thành một cuộc điều tra sáng tạo

Trang 14

+ Phương pháp Ankét (điều tra bằng bảng hỏi)

Là phương pháp thu thập thông tin gián tiếp qua bảng câu hỏi (phiếu tìm hiểu ý kiến) Đặc trưng củaphương pháp ankét là người ta chỉ sử dụng một bảng câu hỏi đã được quy chuẩn, dùng để hỏi chung cho tất cảnhững người nằm trong mẫu điều tra (theo một thể thức lựa chọn nhất định nào đó) Thông thường thì người hỏi

và người được hỏi không tiếp xúc trực tiếp với nhau mà thông qua cộng tác viên

- Phương pháp Quan sát

Trong nghiên cứu xã hội học, quan sát là phương pháp thu thập thông tin xã hội sơ cấp về đối tượng nghiêncứu bằng cách tri giác trực tiếp và ghi chép lại những nhân tố có liên quan đến đối tượng nghiên cứu và có ýnghĩa đối với mục đích nghiên cứu Quan sát phải đảm bảo có tính hệ thống, tính mục đích và tính kế hoạch

Phương pháp quan sát được chia thành một số loại hình: Quan sát không có cơ cấu hoá và có cơ cấu hoá,

quan sát tham dự và quan sát không tham dự, quan sát hiện trường và quan sát trong phòng thí nghiệm, quan sát

hệ thống và quan sát ngẫu nhiên

Tóm lại, đây là hai nhóm phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm thu thập, xử lý phân tích thông tin xã hội về đối tượng trong hệ thống phương pháp xã hội học trong hoạt động lãnh đạo, quản lý hiện nay

Câu 2 - Ý nghĩa của hệ thống phương pháp xã hội học đối với hoạt động lãnh đạo, quản lý hiện nay

Xã hội học xuất hiện ở châu Âu thế kỷ XIX với tư cách là một tất yếu lịch sử xã hội Tính tất yếu đó

thể hiện ở nhu cầu và sự phát triển chín muồi các điều kiện và tiền đề biến đổi và nhận thức đời sống xãhội Các biến động to lớn trong đời sống kinh tế, chính trị và xã hội châu Âu vào thế kỷ XVIII và nhất làthế kỷ XIX đã đặt ra những nhu cầu thực tiễn mới đối với nhận thức xã hội

Hệ thống phương pháp xã hội học đối với hoạt động lãnh đạo, quản lý hiện nay có những ý nghĩasau :

- Thông qua hệ thống phương pháp nghiên cứu của Xã hội học như phương pháp nghiên cứu địnhtính và phương pháp nghiên cứu định lượng, giúp cho nhà lãnh đạo, quản lý hình thành và củng cố thếgiới quan, nhân sinh quan, cách tiếp cận và lý giải các sự kiện, tiến trình xã hội nói riêng và xã hội nóichung; nắm chắc được vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để phân tích, đánh giá đúng thực trạng hiện nay:thành tựu đạt được, những tồn tại, khó khăn hạn chế trong giai đoạn qua; thể hiện tinh thần dân chủ củacán bộ và Nhân dân trong việc khảo sát, đánh giá lấy mẫu, từ đó đưa ra những giải pháp thiết thực để giảiquyết trong thời gian tới

- Thông quan Nghiên cứu xã hội học cung cấp cho cán bộ lãnh đạo, quản lý bức tranh tổng thể vềthực tại xã hội (cơ cấu, phân tầng xã hội, chính sách xã hội, dân số và gia đình…) và xu hướng, khả năngbiến đổi trong tương lai; từ đó giúp nhà lãnh đạo, quản lý xây dựng chính sách phù hợp đáp ứng nguyệnvọng của Nhân dân

- Trong quá trình lãnh đạo, quản lý, việc sử dụng phương pháp nghiên cứu XHH giúp hỗ trợ hìnhthành năng lực, kỹ năng thu thập, xử lý, phân tích, đánh giá thông tin phản hồi từ người dân và các chủthể liên quan Từ kết quả nghiên cứu, giúp nhà lãnh đạo, quản lý xây dựng được phương án, kế hoạchtốt để triển khai thực hiện một cách hiệu quả nhất

- Nghiên cứu XHH giúp chúng ta hiểu hơn về quần chúng lao động, tâm tư nguyện vọng… để cónhững chính sách vận động thuyết phục, sử dụng tốt nguồn nhân lực con người trong quá trình công tác Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu xã hội học cung cấp bằng chứng, luận cứ khoa học cho việc đổi mới tưduy, nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý, hoạch định và thực thi các chính sách đặc biệt trong các lĩnhvực phát triển xã hội

* Liên hệ thực tiễn: Các anh chị có thể thay đổi lĩnh vực mình đang công tác cho phù hợp Đặc biệt tóm lược nội dung.

Thực tiễn phát triển của đất nước hiện nay cho thấy, nhiều vấn đề mới nảy sinh trong quá trình đổimới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường, xây dựng nhà nước pháp

Trang 15

quyền và hội nhập quốc tế đòi hỏi phải nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác dân vận của Đảng Bàiviết tập trung phân tích làm rõ vai trò của xã hội học trong công tác dân vận cũng như những nội dung cơ

bản, vấn đề đặt ra và định hướng chính sách từ hướng tiếp cận xã hội học trong đổi mới công tác dân vận

ở Việt Nam hiện nay

Xã hội học có đối tượng nghiên cứu là các sự kiện xã hội trên cơ sở sử dụng các phương pháp nghiêncứu định lượng, định tính cũng như áp dụng các lý thuyết để giải thích một cách hệ thống và khách quan

về quy luật hình thành, vận động, biến đổi xã hội; về các mối quan hệ giữa con người và xã hội, các vấn

đề xã hội với tính chất là những sự kiện xã hội Xã hội học là khoa học làm việc với con người trong cácmối quan hệ xã hội cụ thể Do vậy, xã hội học là một khoa học luôn thể hiện đầy đủ và sâu sắc các chứcnăng cơ bản như: Chức năng tư tưởng, lý luận nhận thức; Chức năng thực tiễn (đánh giá/tư vấn/giámsát/phản biện/quản lý); Chức năng giáo dục, cung cấp tri thức; Chức năng dự báo tương lai xã hội

Là một trong những khoa học ra đời muộn trong bối cảnh chủ nghĩa tư bản giữa thế kỷ XIX, xã hộihọc có sứ mệnh tìm kiếm những giải pháp giải quyết sự bất cập, hạn chế của các khoa học xã hội tronggiải thích các hiện tượng xã hội ở các nước tư bản chủ nghĩa lúc bấy giờ Do vậy, xã hội học rất quan tâm,nhấn mạnh các tính chất tạo nên sức mạnh trong việc nhận thức và cải tạo thực tiễn Với các đặc trưng:(1) Tính khách quan, lôgíc đặt trong bối cảnh xã hội; (2) Tính thực chứng, có độ tin cậy cao khi đưa racác kết luận nghiên cứu; (3) Tính duy vật biện chứng trong nhận định, đánh giá; (4) Tính lý giải thấu hiểudựa trên các bối cảnh văn hóa để giải thích, tìm kiếm sự hiểu biết về bản chất của các hiện tượng xã hội;(5) Các phương pháp nghiên cứu hiện đại, liên ngành: quan sát tham dự; quan sát không tham dự; phiếuanket; phiếu phát vấn; thảo luận nhóm tập trung; phỏng vấn sâu; phân tích nội dung tài liệu; phân tích sốliệu thống kê; nghiên cứu trường hợp ; (6) Khoa học đề cao tính chỉnh thể, hệ thống, toàn diện, thựcchứng về hiện tượng, sự kiện, quá trình xã hội Giá trị cốt lõi của xã hội học là sự chính trực khoa học;các thiên vị sai lệch cần phải được nỗ lực loại bỏ trong các nghiên cứu xã hội học

Vai trò, sức mạnh của khoa học - công nghệ nói chung và khoa học xã hội học nói riêng trong đờisống xã hội ngày càng gia tăng; nhất là trong bối cảnh thế giới đang bước vào cuộc Cách mạng côngnghiệp lần thứ tư Do đó, nhu cầu ứng dụng các nghiên cứu xã hội học vào các hoạt động thực tiễn, đặcbiệt là hoạt động lãnh đạo, quản lý (và trong đó có công tác dân vận) trở thành tất yếu nhằm góp phần làmgia tăng chất lượng, hiệu quả và hiệu lực của các hoạt động lãnh đạo, quản lý nói chung và công tác dânvận nói riêng Quá trình ứng dụng các lý thuyết xã hội học vào nghiên cứu công tác dân vận là việc sửdụng hệ thống các nguyên lý, nhận định giải thích có thể đo lường hay quan sát những vấn đề liên quanđến công tác dân vận với tư cách là một chỉnh thể, toàn diện, mang tính quy luật về bản chất của các sựkiện, hiện tượng xã hội hiện tại; cũng như dự báo sự xuất hiện của chúng trong tương lai Xã hội họctrong công tác dân vận cần phải trở thành một công cụ sắc bén, có khả năng đo lường, dự báo được “lòngdân” một cách khoa học, kịp thời và có độ tin cậy cao Nếu như nhiệm vụ cốt lõi của công tác dân vận làtham mưu cho Đảng, các cấp ủy nắm bắt kịp thời được tâm tư, nhu cầu, lợi ích của các giai tầng xã hội,thì xã hội học là khoa học có lợi thế trong việc đo lường, phân tích, đánh giá và dự báo có độ tin cậy caođối với những hiện tượng xã hội, sự kiện xã hội liên quan đến “lòng dân”

Từ góc độ xã hội học có thể đưa ra quan niệm: công tác dân vận là một dạng hoạt động chính trị - xãhội nhằm vận động (tuyên truyền, thuyết phục, động viên và đáp ứng lợi ích) toàn dân tích cực tham giahoạt động cách mạng theo chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng hướng tới xây dựng chủ nghĩa xãhội theo mục tiêu chung: dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ công bằng văn minh, vì quyền lợi và hạnhphúc của nhân dân(1) Cũng như có thể hiểu: tình huống dân vận là những hiện tượng xã hội nảy sinh từđiều kiện và hệ quả của quá trình phát triển kinh tế - xã hội; ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của nhóm,cộng đồng, giai tầng xã hội và toàn bộ xã hội Nó được công luận đòi hỏi phải thay đổi, giải quyết thôngqua hệ thống chính sách kinh tế - xã hội; trong đó và trước hết là sự tham gia của công tác dân vận.Những thay đổi của đời sống xã hội đòi hỏi công tác dân vận phải đổi mới vì nó gắn với quá trình pháttriển xã hội Không thể có một xã hội phát triển mà không xuất hiện các tình huống chính trị - xã hội,

Trang 16

xã hội học trong đổi mới công tác dân vận.

Trang 17

NỘI DUNG 4 Câu 1 Quan niệm xã hội học về cơ cấu xã hội và các thành tố cơ bản của cơ cấu xã hội.

Câu 2 Các phân hệ cơ cấu xã hội cơ bản mà Xã hội học nghiên cứu hiện nay.

Trả lời:

Câu 1: Quan niệm xã hội học về cơ cấu xã hội và các thành tố cơ bản của cơ cấu xã hội:

* Cơ cấu xã hội là một khái niệm cơ bản của xã hội học (XHH) và có nhiều cách định nghĩa cơ cấu

xã hội, nhưng có thể định nghĩa một cách khái quát nhất như sau: Cơ cấu xã hội là cách thức tổ chức bêntrong, bao gồm các kiểu quan hệ tương tác ổn định, bền vững của các thành tố xã hội cơ bản tạo nên hệthống xã hội

Theo đó, hệ thống xã hội là tập hợp các thành tố tương tác với nhau tạo thành một chỉnh thể cân bằngđộng với môi trường xung quanh

Cơ cấu xã hội bao gồm các thành tố như vị thế xã hội, vai trò xã hội, nhóm xã hội, thiết chế xã hội,giai tầng xã hội và các thành tố khác của xã hội Cơ cấu xã hội bao gồm các kiểu quan hệ xã hội như kiểuquan hệ bình đẳng và bất bình đẳng, kiểu quan hệ hợp tác và bất hợp tác, kiểu quan hệ thống nhất và mâuthuẫn, thậm chí xung đột và các kiểu quan hệ khác

Như vậy, cơ cấu xã hội không cố định mà vận động và biến đổi, do các thành tố xã hội luôn vậnđộng, biến đổi không ngừng thông qua các hành động xã hội của con người Cơ cấu xã hội có thể đượchình thành một cách tự phát, tự nhiên trong đời sống sinh hoạt, sản xuất Nhưng cơ cấu xã hội hoàn toàn

có thể được thiết lập, kiến tạo vì những mục tiêu nhất định Ví dụ, cơ cấu xã hội giữa nam và nữ trong xãhội cũ trước đây đặc trưng bởi kiểu quan hệ bất bình đẳng giới, "trọng nam khinh nữ"

* Các thành tố cơ bản của cơ cấu xã hội: Cơ cấu xã hội là sản phẩm do con người tạo ra và trong

cơ cấu xã hội luôn có các cá nhân và quan hệ giữa các cá nhân Nhưng các cá nhân không hành độngriêng lẻ mà luôn tương tác với nhau để tạo ra các thành tố của cơ cấu xã hội Cơ cấu xã hội bao gồm cácthành tố cơ bản là: (1) vị thế xã hội, (2) vai trò xã hội, (3) nhóm xã hội, (4) thiết chế xã hội và các thành tốkhác Trong cơ cấu xã hội, các thành tố khác bao gồm cộng đồng xã hội, mạng lưới xã hội, hệ thống xãhội, văn hoá với các hệ các giá trị, hệ chuẩn mực, vốn người, vốn xã hội, vốn văn hoá, vốn biểu tượng vànhiều yếu tố khác

Phân loại vị thế xã hội có hai loại: Một là, vị thế gán cho, là loại vị thế có sẵn mà cá nhân hay nhómngười bẩm sinh đã có, tự nhiên mà có, bất chấp mong muốn hay sự nỗ lực chủ quan Các vị thế gán cho

có nguồn gốc tự nhiên liên quan tới đặc điểm sinh học, di truyền rất khó kiểm soát nên trong một sốtrường hợp nó còn được gọi là vị thế tự nhiên Hai là, vị thế giành được, là loại vị thế mà cá nhân haynhóm người phải mất công sức, thời gian và đầu tư các nguồn lực khác nhau để giành lấy và nắm giữ, vịthế giành được thường bắt nguồn từ một cơ cấu xã hội nhất định và những đặc điểm, tính chất và quátrình xã hội mà con người có thể kiểm soát được thông qua những nỗ lực của bản thân nên nó còn có têngọi là vị thế xã hội

2 Vai trò xã hội

Vai trò xã hội là vai trò thực, không có tính chất tưởng tượng, bắt chước máy móc và nhất thời.Những hành vi thực tế của một người có được nhờ học hỏi được những kinh nghiệm, lối sống, khuônmẫu, tác phong từ trước đó trong cuộc sống

Vai trò xã hội và vị thế xã hội có mối quan hệ biện chứng với nhau, vị thế quy định vai trò, còn vaitrò thể hiện vị thế và làm nên, kiến tạo nên vị thế Vai trò phụ thuộc vào vị thế (vị thế nào, vai trò ấy), một

vị thế có thể có nhiều vai trò, trong mối quan hệ giữa vị thế và vai trò, thì vị thế thường ổn định hơn, ít

Trang 18

biến đổi hơn, còn vai trò thì động hơn và hay biến đổi hơn Sự biến đổi của vai trò phụ thuộc vào sự biếnđổi của vị thế, vị thế biến đổi thì vai trò cũng biến đổi, vai trò và vị thế thường thống nhất với nhau songđôi khi cũng gặp phải mâu thuẫn.

Một vai trò xã hội có thể có nhiều mức độ thể hiện hay những sắc thái khác nhau về khuôn mẫu tácphong, vai trò không chỉ đơn thuần bao gồm những khuôn mẫu tác phong bộc lộ ra bên ngoài, mà còn baohàm cả những khuôn mẫu nội dung tinh thần ở bên trong Nội dung của bất kỳ vai trò nào cũng luôn đượcliên hệ đến những vai trò xã hội khác và mức độ thực hiện vai trò cũng có sự co giãn nhất định Nhâncách xã hội có thể được xem như một vai trò toàn diện, vai trò tổng quát, một sự phối hợp tất cả các vaitrò khác nhau trong một cá nhân Một người nào đó không chỉ có một vai trò mà có nhiều vai trò, mộtngười tham gia vào bao nhiêu đoàn thể xã hội thì có bấy nhiêu vai trò và mức độ nhiều hay ít phụ thuộcvào mức độ tham gia nhiều hay ít vào các đoàn thể xã hội đó Vì vậy có thể dẫn đến căng thẳng vai trò vàxung đột vai trò

- Phân biệt giữa nhóm và đám đông

Đám đông chỉ một tập hợp người ngẫu nhiên, không có quan hệ bền chặt bên trong với nhau Đámđông chỉ là một tập hợp người tụ tập một cách ngẫu nhiên, tình cờ, tạm thời, khi tụ khi tan Trong khi đó,nhóm là một tập hợp người có quan hệ hữu cơ bên trong Đó là những tập hợp người liên kết, liên hệ vớinhau trên cơ sở của sự phân công lao động, vị thế, vai trò, nhu cầu, lợi ích, sự tất yếu phải hợp tác, chia sẻlợi ích và công việc

- Phân biệt nhóm với cộng đồng

Nhóm là một tập hợp người liên hệ với nhau theo một kiểu nhất định nhằm hướng tới mục đíchchung Đặc trưng nổi bật của nhóm là sự phân công, sắp xếp vị thế, vai trò của các thành viên trongnhóm Nói đến nhóm là nói đến vị thế, vai trò của các thành viên trong nhóm cũng như vị thế, vai trò củanhóm trong xã hội Trong khi đó, cộng đồng (community) lại được hiểu như là một kiểu tổ chức xã hộiđược hình thành trong một quá trình lịch sử lâu đời Đặc trưng của nó là sự cố kết, sự thống nhất của mọithành viên trên cơ sở cùng chia sẻ về mặt trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của mọi thành viên trên mộtphạm vi lãnh thổ nhất định Đặc trưng đầu tiên của cộng đồng là độ dài đáng kể về mặt thời gian trongsuốt lịch sử tồn tại và phát triển của mình Một cộng đồng có thể có chiều dài lịch sử hàng nghìn năm

- Phân loại nhóm: Căn cứ vào cơ chế hình thành, nhóm được phân chia thành hai loại: nhóm sơ cấp

và nhóm thứ cấp Căn cứ vào quy mô, nhóm được chia thành hai loại là nhóm nhỏ và nhóm lớn Cụ thểnhư sau:

Nhóm sơ cấp còn gọi là nhóm gốc, nhóm nguyên sinh Nhóm này thường là nhóm tương đối nhỏ

trong đó các thành viên có quan hệ trực tiếp với nhau, có mục tiêu chung, có quan hệ tình cảm với nhau

Trang 19

Thiết chế xã hội là là hệ thống các cách thức, các quy tắc chính thức và phi chính thức được conngười tạo ra để điều chỉnh hành vi, hoạt động của các cá nhân, các nhóm, các tổ chức nhằm đáp ứng

những nhu cầu cơ bản nhất định của xã hội

- Phân loại thiết chế xã hội:

Căn cứ vào các nhu cầu cơ bản của xã hội, có thể phân loại thiết chế xã hội thành các loại thiết chế cơbản như thiết chế kinh tế, thiết chế chính trị, thiết chế tôn giáo, thiết chế pháp luật, thiết chế giáo dục,thiết chế văn hoá, thiết chế gia đình, thiết chế khoa học - công nghệ Xã hội phát triển những nhu cầu mới

cơ bản, do vậy xuất hiện những thiết chế mới như thiết chế du lịch, thiết chế mạng xã hội

- Chức năng của thiết chế:

Các thiết chế xã hội đều có chung các chức năng cơ bản như định hướng, kiểm soát, điều chỉnh, điềutiết hành vi, hoạt động của các cá nhân, các nhóm người và các tổ chức trong xã hội Các chức năng này

có thể nhóm lại thành hai nhóm là nhóm chức năng tạo điều kiện để đáp ứng nhu cầu xã hội và nhómchức năng kiềm chế việc đáp ứng nhu cầu Điều này thể hiện rất rõ ở ở trong bất kỳ một thiết chế nàocũng đều có những quy tắc khuyến khích hành động và những quy tắc cấm vi phạm, những quy tắc vềhành vi bị cấm nếu vi phạm thì bị trừng phạt

Mỗi thiết chế xã hội là một tiểu hệ thống rất to lớn, rất phức tạp, có lịch sử hình thành, biến đổi, Nên không dễ xóa bỏ, thay đổi

Trang 20

Câu 2: Các phân hệ cơ cấu xã hội cơ bản mà Xã hội học nghiên cứu hiện nay

Theo giác độ tiếp cận nghiên cứu của xã hội học, mỗi xã hội luôn là một hệ thống đa cơ cấu tự nhiên.Đối với xã hội Việt Nam hiện nay, các nhà xã hội học thường nghiên cứu sáu phân hệ cơ cấu cơ bản sauđây:

1 Cơ cấu xã hội - giai tầng

Cơ cấu xã hội giai tầng là cơ cấu các giai cấp, tầng lớp xã hội Trước đây, ở Việt Nam nói đến cấutrúc giai cấp chủ yếu nói đến cơ cấu – giai cấp với trọng tâm là khối liên minh công – nông, liên minh giaicấp công nhân và giai cấp nông dân Cùng với tiến trình đổi mới từ năm 1986 nhằm xây dựng nền kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đã xuất hiện các tầng lớp xã hội mới như doanh nhân, lao động tự

do, chuyên gia kỹ thuật… Từ năm 2016 đến nay từ ngữ "giai tầng xã hội" được chính thức sử dụng trongvăn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng

Nghiên cứu cơ cấu xã hội giai tầng cần được xem xét ở 2 phương diện:

* Thứ nhất: Cần làm rõ các thành tố và các mối quan hệ giữa các thành tố của cơ cấu xã hội để chỉ ra:

- Vị thế, vai trò, tương quan của các giai cấp trong xã hội,

- Tỷ trọng, tính cơ động của từng giai tầng xã hội,

- Vị trí trung tâm của một giai cấp nhất định nào đó,

- Sự liên minh của giai cấp trung tâm với các giai tầng khác

- Sự thay đổi về lợi ích, xu hướng biến đổi vị thế, vai trò của các giai tầng trong xã hội

* Thứ hai: Nghiên cứu cơ cấu xã hội giai tầng còn hướng vào việc nghiên cứu những giá trị, chuẩn

mực trong từng giai cấp, tầng lớp xã hội nhằm chỉ ra:

- Sự khác biệt với những ảnh hưởng qua lại về mặt văn hoá, lối sống và những khuôn mẫu hành vigiữa các giai tầng trong xã hội

- Sự chuyển dịch của một số thành viên của giai tầng xã hội này sang giai tầng xã hội khác

- Quan hệ nội bộ và mức độ liên minh của các giai tầng trong xã hội

Nghiên cứu cấu trúc xã hội - giai tầng nhằm cung cấp thông tin về các giai cấp, tầng lớp trong xã hội,

dự báo xu thế biến đổi của nó và đưa ra các kiến nghị nhằm xây dựng một cấu trúc xã hội phù hợp vớitừng giai đoạn phát triển của xã hội, đất nước góp phần tiến hành thắng lợi sự nghiệp cách mạng xã hộichủ nghĩa ở Việt Nam

2 Cơ cấu xã hội-nghề nghiệp

Cơ cấu xã hội nghề nghiệp là cơ cấu xã hội của các nhóm xã hội nghề nghiệp, gọi ngắn gọn là nhómnghề nghiệp của xã hội Trong cơ cấu xã hội này có nhóm nghề nghiệp chiếm vị thế cao trong xã hội và

có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế-xã hội Trong xã hội nông nghiệp truyền thống ở Việt Namtrước đây, cơ cấu xã hội nghề nghiệp là " sĩ - nông - công - thương", trong đó, nghề nghiệp trí thức chiếm

vị trí hàng đầu, tiếp đến là nghề nông, tiếp nữa là nghề tiểu thủ công nghiệp và cuối cùng là nghề thươngnghiệp

Hiện nay, theo kết quả điều tra lao động, việc làm năm 2016 của Tổng cục Thống kê, cấu trúc xã hộinghề nghiệp của Việt Nam bao gồm chín nhóm nghề nghiệp, trong đó đứng đầu là nghề nghiệp "lãnh đạo,quản lý" chỉ chiếm khoảng 1%, tiếp đến là nghề nghiệp "chuyên môn kỹ thuật bậc cao" chiếm khoảng 7%

và đứng cuối cùng là nghề nghiệp " lao động giản đơn" chiếm khoảng 40% Điều quan trọng là trong cơcấu xã hội nghề nghiệp có một số nghề nghiệp suy giảm về số lượng và tỉ trọng như nghề nghiệp giảnđơn, nghề nghiệp nông lâm ngư nghiệp Một số nghề nghiệp tăng lên về cả số lượng và tỉ trọng như nghềnghiệp chuyên môn kỹ thuật bậc cao Đặc biệt từng nhóm nghề nghiệp cũng thay đổi theo hướng chuyênmôn hoá, chuyên nghiệp hoá, định hướng thị trường và tăng hàm lượng khoa học, công nghệ bậc cao.Đồng thời, một số nghề nghiệp mới xuất hiện thay chỗ các nghề nghiệp cũ ví dụ các nghề nghiệp dựa vàocông nghệ thông tin

3 Cơ cấu xã hội - dân số

Cơ cấu xã hội - dân số hay còn gọi là cơ cấu xã hội - nhân khẩu là một trong những phân hệ cấu trúc

xã hội cơ bản nói lên quá trình, đặc điểm phát sinh, phát triển, cấu tạo và di biến động dân số của mộtquốc gia, dân tộc, vùng lãnh thổ

Trang 21

Khi nghiên cứu cơ cấu xã hội - dân số, xã hội học chủ yếu tập trung vào việc phân tích các biến số cơbản như mức sinh, mức tử, di dân, tỷ lệ và cấu trúc của các tháp tuổi, cấu trúc xã hội - thế hệ hoá, cấu trúc

xã hội của trẻ em, của người trong độ tuổi lao động, của người cao tuổi Những nghiên cứu này cũng dựbáo về quy mô, những đặc trưng và những xu hướng biến đổi của cấu trúc xã hội - dân số; sự tương tácqua lại giữa cấu trúc xã hội - dân số đến các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội

4 Cơ cấu xã hội – vùng, miền

Cơ cấu xã hội – vùng, miền đặc trưng bởi một lối sống vật chất và tinh thần, một phương thức sảnxuất và các đặc điểm nhất nhất định về địa lý-hành chính

Ở Việt Nam hiện nay, cơ cấu xã hội - vùng miền bao gồm các vùng địa lý hành chính lần lượt từ phíaBắc vào phía Nam là: vùng miền núi phía Bắc bao gồm vùng miền núi Đông Bắc và vùng miền núi TâyBắc, vùng trung du phía Bắc, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung,vùng Tây Nguyên, vùng đồng bằng Đông Nam Bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long Trong các vùngnày, vùng giàu nhất là vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng; vùng nghèo nhất là vùng miền núiphía Bắc và vùng Tây Nguyên Đó là sự khác biệt về điều kiện sống, trình độ sản xuất, lối sống, đặc trưngvăn hoá, mật độ dân cư, thiết chế xã hội cũng như những đặc trưng khác về mức sống, trình độ tiêu dùng,thói quen sinh hoạt, thị hiếu nghệ thuật, kiểu nhà ở, trang phục…

Nghiên cứu cơ cấu xã hội - vùng miền nhằm thấy được sự khác biệt giữa các vùng, miền về trình độphát triển sản xuất, kinh tế, văn hoá, lối sống, mức sống Những nghiên cứu này nhằm dự báo và kiếnnghị các giải pháp kinh tế - xã hội phù hợp với từng vùng miền để phát huy lợi thế, khắc phục hạn chế,tạo động lực cho sự phát triển đồng đều kinh tế - xã hội ở mọi vùng của đất nước

5 Cơ cấu xã hội - dân tộc

Cơ cấu xã hội - dân tộc được hình thành chủ yếu dựa theo dấu hiệu dân tộc sinh sống trên một lãnhthổ nhất định Thí dụ, cấu trúc dân tộc nước ta gồm 54 dân tộc khác nhau cùng sinh sống trong đại giađình Việt Nam

Nội dung nghiên cứu của cấu trúc xã hội - dân tộc là quy mô, tỷ trọng và sự biến đổi về số lượng,chất lượng cũng như những đặc trưng, xu hướng biến đổi của cấu trúc xã hội - dân tộc tổng thể cũng nhưtrong nội bộ mỗi dân tộc, sự tương tác và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau giũa các dân tộc, sự tương tác vàảnh hưởng qua lại lẫn nhau giữa cấu trúc xã hội - dân tộc với các mặt khác của đời sống xã hội như kinh

tế, chính trị, văn hoá ; nhịp độ, quy mô của sự phát triển xã hội, những vấn đề di dân, tổ chức lại laođộng, phân bố lại dân cư,… tiến hành kế hoạch hoá và chiến lược hợp tác phân chia trách nhiệm giữa cácdân tộc nhằm đảm bảo sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, về những mục tiêu chính trị, kinh tế, văn hoá,

xã hội chung cho cả nước

Nghiên cứu cấu trúc xã hội dân tộc góp phần tạo ra những cơ sở khoa học giúp cho Đảng, Nhà nướchoạch định lại các chính sách trong việc phân bổ, điều tiết lại dân cư, tổ chức lại lực lượng lao động việclàm cho phù hợp với đặc điểm của từng dân tộc, tạo điều kiện phát triển kinh tế, văn hóa, củng cố quốcphòng an ninh, xây dựng mặt trận đoàn kết dân tộc…

6 Cơ cấu xã hội - tôn giáo

Cơ cấu xã hội - tôn giáo được nhận diện chủ yếu qua dấu hiệu về tôn giáo và chủ yếu được bộ môn

xã hội học- tôn giáo nghiên cứu Ở nước ta hiện nay bao gồm 6 tôn giáo lớn là và một số tổ chức tôn giáomới hình thành Nghiên cứu xã hội học tôn giáo nhằm làm sáng rõ cấu trúc của cơ cấu xã hội - tôn giáotổng thể, những đặc trưng và xu hướng biến đổi của từng cơ cấu xã hội - tôn giáo bộ phận; sự tương tácqua lại giữa các tôn giáo bộ phận cũng như sự tương tác ảnh hưởng qua lại giữa cơ cấu xã hội - tôn giáotổng thể với các mặt, các lĩnh vực khác trong đời sống xã hội

* Tóm lại: xã hội là một tổ chức đa cơ cấu, ngoài các phân hệ được nghiên cứu ở trên còn có nhiều

phân hệ khác, mỗi phân hệ cấu trúc có những đặc điểm, vị trí, vai trò và yêu cầu riêng khác nhau, các loạiphân hệ cấu trúc xã hội cơ bản nói trên không tồn tại một cách riêng lẻ, tách rời nhau mà luôn lồng ghépvào nhau và tương tác qua lại một với nhau Việc nghiên cứu các phân hệ của cấu trúc xã hội có ý nghĩahết sức quan trọng trong việc quản lý và kiểm soát xã hội một cách có hiệu quả, đồng thời đây cũng là cơ

sở cho việc đề ra các chủ trương và giải pháp nhằm ổn định xã hội, tạo sựu đồng thuận trong xã hội./

Trang 23

NỘI DUNG 5 Câu 1: Quan niệm xã hội học về phân tầng xã hội, di động xã hội.

Câu 2: Những vấn đề phân tầng xã hội đặt ra đối với hoạt động lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay.

Trả lời Câu 1:

1 Phân tầng xã hội:

- Khái niệm: Phân tầng xã hội là sự phân chia và hình thành cấu trúc các tầng xã hội (bao gồm cả

sự phân loại và xếp hạng); đó là sự phân chia xã hội ra thành các tầng xã hội khác nhau về địa vị kinh tế,địa vị chính trị, địa vị xã hội cũng như một sổ khác biệt về trình độ nghề nghiệp, học vấn, kiểu nhà ở,phong cách sinh hoạt, cách ứng xử, thị hiếu nghệ thuật, vv Cũng có thể hiểu, phân tầng xã hội là sự sắpxếp các cá nhân trong một hệ thống xã hội vào các tầng xã hội khác nhau trên cơ sở của sự phân chiangạch bậc và những tiêu chuẩn chung về giá trị

Phân tầng xã hội là kết quả của sự phân công lao động xã hội và sự bất bình đẳng mang tính cơ cấucủa tất cả chế độ xã hội loài người Sự bất bình đẳng ờ đây được hiểu theo nghĩa là sự không ngang bằngnhau giữa các thành viên, giữa các nhóm xã hội về thể chất, trí tuệ, điều kiện, cơ may

Trong xã hội phân tầng, luôn có sự phân chia các tầng xã hội thành các tầng lớp bên trên và tầnglớp bên dưới (với những nấc thang cao - thấp khác nhau) Phân tầng xã hội gồm cả mặt “tĩnh” và mặt

“động”, có cả sự ổn định tương đối và sự cơ động do sự di chuyển của các cá nhân và nhóm xã hội, từtầng này sang tầng khác hoặc ngay trong nội bộ một tầng

Sự phân tầng xã hội diễn ra ở bất kỳ hệ thống xã hội và cơ cấu xã hội nào, do vậy, ở bất kỳ một xãhội nào cũng đều có thể phát hiện thấy những hình thức, những hệ thống cấu trúc phân tầng xã hội nhấtđịnh

Đáng chú ý là, mỗi một giai tầng xã hội có thể phân hóa tạo nên cấu trúc phân loại và cấu trúc phântầng phức tạp Ví dụ, giai cấp nông dân phân hóa về mặt nghề nghiệp tạo thành nhiều nhóm nông dânkhác nhau, như: nông dân trồng trọt, nông dân chăn nuôi, nông dân lâm nghiệp Đồng thời, giai Gấp nôngdân phân hóa về mặt thu nhập tạo thành tầng lớp nông dân giàu có, tàng lớp nông dân khá giả, tầng lớpnông dân trung lưu và tầng lóp nông dân nghèo khổ Đội ngũ doanh nhân có thể phân hóa thành các loạidoanh nhân theo nghề nghiệp như: doanh nhân công nghiệp, dịch vụ, thương mại và nông nghiệp Đồngthòi, đội ngũ doanh nhân phân hỏa thành tầng lóp doanh nhân thành đạt, “đại gia”, tầng lọp doanh nhântrung lưu và tầng lớp doanh nhân mói khởi nghiệp, làm ăn nhỏ lẻ và tầng láp doanh nhân cá thể

Sự phân tầng xã hội luôn chứa đựng yếu tố bất bình đẳng xã hội Bởi vì, các tầng lớp xã hội luônchênh lệch nhau về nhũng đặc điểm đinh lượng như của cải Đồng thòi, trong mối quan hệ vói nhau, vịthế, vai trò của tầng lóp nảy luôn cao - thấp khác nhau với tầng lớp kia

Các cấu trúc phân tầng xã hội có thể chuyển hóa cho nhau Ví dụ, tầng lớp xã hội nào có trình độchuyên môn kỹ thuật bậc cao luôn có khả năng tìm được việc làm phù hợp với mức thu nhập cao, điềukiện lao động tốt và trở nên khá giả, giàu có Trong khi đó, tầng lớp xã hội nào không có trình độ chuyênmôn kỹ thuật thường phải làm những công việc giản đơn với thu nhập thấp, điều kiện lao động khôngđảm bảo và trở nên nghèo khổ

- Các loại phân tầng xã hội:

+ Mô hình phân tầng xã hội hình tháp, hình đĩa bay và hình thoi

Căn cứ vào tỷ trọng và khoảng cách giữa các tầng lớp xã hội, có thể phân biệt ba mô hình hệ thốngphân tầng xã hội như sau:

Mô hình phân tầng hình tháp Đây là hệ thống phân tầng xã hội điển hình nhất, đặc trưng nhất và

phổ biến nhất của xã hội bất bình đẳng Hệ thống phân tầng hình tháp đặc trưng bởi tầng đỉnh nhỏ và tầngđáy rộng với khoảng cách chênh lệch giữa tầng đỉnh và tầng đáy lớn Hình tháp càng cao với đáy càngrộng thì xã hội càng bất bình đẳng

Trang 24

Mô hình phân tầng hình đĩa bay Hệ thống này đặc trưng bởi tỷ trọng tầng đỉnh và tầng đáy đều

nhỏ, trong khi tầng lớp trung gian chiếm tỷ trọng lớn; khoảng cách giữa hai tầng đáy và tầng đỉnh khônglớn, chênh lệch có khi chỉ 2-3 lần

Mô hình phân tầng hình thoi Hệ thống này được đặc trưng bởi nhiều tầng lớp xã hội trung gian với

tầng đáy và tầng đỉnh đều chiếm tỷ trọng nhỏ, khoảng cách giữa tầng đáy và tầng đỉnh tương đối lớn

+ Phân tầng xã hội đóng và mở:

Căn cứ vào phạm vi di động xã hội, có thể phân biệt hai hệ thống phân tầng xã hội là hệ thống phântầng xã hội đóng và hệ thống phân tầng xã hội mở

Phân tầng xã hội đóng còn gọi là hệ thống phân tầng xã hội đẳng cấp, đặc trưng bởi sự di động xã

hội rất hạn chế và đóng khung trong phạm vi từng tầng lớp xã hội Trong hệ thống phân tầng xã hội đóng,các cá nhân rất khó có thể thay đổi được vị thế xã hội từ tầng lóp này sang tầng lớp khác, từ đẳng cấp xãhội này sang đẳng cấp xã hội khác Hệ thống phân tầng xã hội đóng không chỉ “đóng cửa ra” với nghĩa làrất ít người di động ra khỏi tầng lớp xã hội nhất định, mà còn “đóng cửa vào” với nghĩa là rất ít ngườiđược gia nhập vào tầng lớp xã hội nhất định Di động xã hội cũng ít xảy ra trong cùng một tầng lớp xã hộivới nghĩa là ai có vị thế vai trò xã hội như thế nào thì giữ nguyên như vậy, rất khó thay đổi Hệ thốngphân tầng xã hội đóng đặc trưng cho xã hội đẳng cấp và luôn chứa đựng yếu tố cứng nhắc, trì trệ, bảo thủ,lạc hậu, chậm phát triển

Phân tầng xã hội mở còn gọi là hệ thống phân tầng giai cấp đặc trưng, bởi sự di động xã hội diễn ra

phổ biến trong từng tầng lớp và giữa các tầng lớp xã hội Trong hệ thống này, các cá nhân có thể di động

xã hội từ vi thế này sang vị thế khác, từ tầng lớp này sang tầng lớp khác, thậm chí là từ hệ thống phẵntầng xã hội này sang hệ thống phân tầng xã hội khác Hệ thống phân tầng xã hội mở đặc trưng cho xã hội

có nhiều tiềm năng, điều kiện, cơ hội phân hóa xã hội, biến đổi xã hội và phát triển xã hội Phân tầng xãhội mở với sự di động xã hội sâu rộng là xu thế biến đổi xã hội ngày nay, nhất là trong bối cảnh toàn cầuhóa và hội nhập quốc tế

+ Phân tầng xã hội hợp thức và không hợp thức:

Căn cứ vào pháp luật và hệ các giá trị văn hóa xã hội, có thể phân biệt hệ thống phân tầng xã hội hợpthức và hệ thống phân tầng xã hội không hợp thức như sau:

Phân tầng xã hội hợp thức được đặc trưng bởi sự phân hóa xã hội diễn ra phù hợp với pháp luật,

quy luật và hệ các giá trị, chuẩn mực văn hóa xã hội Hệ thống phân tầng xã hội hợp thức đảm bảokhuyến khích làm giàu chính đáng, đồng thời chủ động thực hiện xóa đỏi, giảm nghèo và trợ giúp xã hộicho những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn Hệ thống phân tầng xã hội hợp thức tạo động lực tăngtrưởng kinh tế, phát triển xã hội, thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh dân chủ công bằng văn minh

Phân tầng xã hội không hợp thức được đặc trưng bởi sự phân hóa xã hội diễn ra không phù hợp với

pháp luật, không phù hợp với quy luật và các hệ giá trị văn hóa, xã hội Trong hệ thống này, xảy ra trườnghợp một số người tham nhũng, buôn gian, bán lận, làm ăn phi pháp và “chưa bị lộ” có thể trở nên giàu có

và chiếm những địa vị xã hội nhất định Phân tầng xã hội không hợp thức là kết quả của sự “phi chuẩnmực” và lợi dụng kẽ hở của pháp luật để làm giàu bất chính Đồng thời, một số người trở nên nghèo khổ

và gặp phải khó khăn cũng có thể là do cách làm việc thiếu công khai, thiếu minh bạch và thiếu tráchnhiệm của những người khác

2 Di động xã hội

- Khái niệm: Di động xã hội là sự dị chuyển của các cá nhân, nhóm người từ vị thế xã hội này sang

vị thế xạ hội khác trong hệ thống xã hội, cơ cấu xã hội và hệ thống phân tầng xã hội

Di động xã hội gắn liền với sự thay đổi vị thế, vai trò của các cá nhân và các nhóm người, ví dụ một

số người lao động di động xã hội từ nông thôn ra thành thị, kéo theo sự thay đổi từ vị thế của ngưởi nôngdân ở nông thôn sang vị thế của người làm công hưởng lương ở thành thị

Di động xã hội phụ thuộc vào nhiều yếu tổ như các điều kiện kinh tế văn hóa, xã hội, giáo dục vàchính sách, cũng như các yếu tố thuộc về tâm lý và năng lực của các cá nhân, nhỏm người Một số ngườinày có đầu óc “an phận thủ thường”, sợ thay đổi nên ít di động Một số người khác luôn năng động, tích

Trang 25

cực, dám nghĩ, dám làm nên thay đổi thường xuyên từ công việc này sang công việc khác, từ vị thế nàysang vị thế khác trong xã hội.

- Các loại di động xã hội :

+ Di động xã hội theo chiều ngang và chiều dọc

Căn cứ vào chiều hướng lên xuống giữa các tầng lóp trong hệ thống phân tầng xã hội, có thể phânbiệt di động xã hội theo chiều ngang và di động xã hội theo chiều dọc

Di động xã hội theo chiều ngang là sự di động xã hội trên cùng một tầng lớp trong hệ thống phân

tầng xã hội

Di động xã hội theo chiều dọc là sự di động xã hội từ tầng lớp này sang tầng lớp khác trong hệ

thống phân tầng xã hội

+ Di động thế hệ và di động cấu trúc

Di động thế hệ: Đây là loại di động xã hội do sự thay đổi vị thế xã hội của các thế hệ Biểu hiện rõ

nhất của sự di động thế hệ là ở trong các gia đình: các thế hệ con cháu thay đổi vị thế xã hội mà các thế hệcha ông để lại cho họ

Di động cẩu trúc: Đây là loại di động xã hội do sự thay đổi về cơ cấu xã hội gây ra Di động cấu

trúc còn bao gồm cả di động liên cấu trúc, trong đó các cá nhân, các nhóm người di chuyển từ cơ cấu xãhội này sang cơ cấu xã hội khác

- Di động xã hội cân bằng và mất cân bằng: Căn cứ vào tính cân bằng của di động xã hội, có thể

phân biệt loại di động cân bằng và di động mất cân bằng:

Di động cân bằng là sự di động xã hội đảm bảo sự ổn định, trật tự của hệ thống cơ cấu xã hội

Di động mất cân bằng là trường hợp ngược lại của đi động cân bằng.

Câu 2: Những vấn đề phân tầng xã hội đặt ra đối với hoạt động lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay.

Với việc “bổ dọc” xã hội để phân tích cấu trúc “tầng bậc” của xã hội (các nhóm, tổ chức, giai cấp,tầng lớp) cũng như của cơ cấu xã hội tổng thể đã cho phép các nhả lãnh đạo, quản lý hiểu đúng đắn vàđầy đủ về xã hội, khắc phục cách nhìn đơn giản, cào bằng, thuần nhất, đơn tuyến về xã hội Trên thực tế,trong mỗi giai cấp, tầng lớp không phải mọi thành viên đều ngang bằng nhau, đồng nhất nhau hoàn toàn

về thu nhập, mức sổng, kinh tế, quyền lực và uy tín xã hội mà được phân chia thành các tầng xã hội khác

nhau

Theo cách tiếp cận phân tầng xã hội, cần phát huy mặt tích cực của phân tầng xã hội trong việc tạo

ra sự phong phú, đa dạng của các nhóm xã hội, các tầng lóp xã hội Đồng thời, cần kiểm soát mặt tiêu cựccủa phân tầng xã hội dưới hình thức phân hóa giàu - nghèo

Thứ nhất, chính sách khuyến khích làm giàu đi đôi với thực hiện xóa đói, giảm nghèo đã kiểm soát

được sự phân hóa giàu - nghèo với kết quả cụ thể: giảm nghèo đói cùng cực, gia tăng tầng lớp người giàu

và tăng cựòng tầng lớp trung lưu Xu hướng này sẽ còn tiếp tục cùng với mục tiêu đưa nựớc ta về cơ bảntrở thành nước công nghiệp hóa theo hướng hiện đại Xu hướng này đòi hỏi những thay đổi căn bản tronglãnh đạo, quản lý và chính sách phát triển đất nước giai đoạn tới

Thứ hai, phân tầng xã hội nói chung và phân hóa giàu - nghèo nói riêng có nhiều nguyên nhân và

yếu tố ảnh hưởng Tình trạng thất học, thiếu trình độ học vấn và thiếu chuyên môn kỹ thuật, thiếu việclàm và thất nghiệp, ốm đau và bệnh tật, thiên tai, cô lập, mất dân chủ, bạo lực, thiếu vốn, thiếu các nguồnlực kinh tế và nhiều yếu tố khác đều có thể đẫn đến phân hóa giàu - nghèo và bất bình đẳng xã hội

Hiểu biết về phân tầng xã hội giúp người lãnh đạo, quản lý có một tâm thế vững chãi, nhìn nhận thấuđáo xã hội, từ đó có những quyết định quản lý đúng đắn, có lý, có tình Chẳng hạn, đối với những ngườinghèo do thiếu lao động, kỹ năng sản xuất hoặc những thiếu vắng khách quan khác, cần được quan tâmtrợ giúp, cần thực hiện các hoạt động xóa đói, giảm nghèo một cách thiết thực, hiệu quả theo phươngchâm xã hội hóa, Nhà nước và nhân dân cùng làm, tranh thủ các nguồn lực trong nước và quốc tế Đối vớicác đối tượng nghèo, song do lười biếng, ỷ lại, thì cần tăng cường giáo dục, động viên họ, thậm chí buộc

họ phải lao động, tự mình vươn lên thoát nghèo Khuyến khích và hỗ trợ các cá nhân nỗ lực vươn lên trởthành những người đi đầu trong khởi nghiệp, lỉên tục đổi mới sản xuất, kinh doanh làm giàu chính đáng

Trang 26

cho mình, gia đình và xã hội Đồng thời, quan tâm đầu tư xóa đói, giảm nghèo cho những vùng khó khăn,nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, nhiều hộ gia đình nghèo, người nghèo và những người có hoàncảnh đặc biệt khó khăn.

Thứ ba, vai trò quan trọng của tầng lớp trung lưu như chỉ báo quan trọng của tăng trưởng và phát

triển bao trùm, đòi hỏi Nhà nước có tư duy kiến tạo và tạo cơ hội kinh doanh khởi nghiệp cho mọi tầnglớp dân cư Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mở rộng khu vực kinh tế chính thức góp phần tạo ra nhiều việclàm và hỗ trợ người làm công ăn lương chuyển dịch và giữ vị trí trong tầng lóp trung lưu

Thứ tư, cần thấy rằng, xây dựng hệ thống phân tầng xã hội hợp thức là góp phần thực hiện công

bằng xã hội trên thực tế Đồng thời, cần đấu tranh phòng, chống phân tầng xã hội không họp thức là đấutranh chống bất công xã hội

Thực hiện phân tầng xã hội họp thức đòi hỏi cần quan tâm thực hiện chế độ đãi ngộ đối với người

có công vói cách mạng, thực hiện chính sách phát triển bao trùm, bền vững và triển khai các chính sách

an sinh xã hội, trợ giúp xã hội đối vói những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn Tạo cơ hội cho ngườinghèo thoát nghèo mang tính bền vững, chuyển dịch sang nhóm cận nghèo và trung lưu lớp dưới

Đối với ngưòi giàu hợp thức, họp pháp, làm ăn chính đáng, hợp với đạo lý, pháp lý, phù họp vớithuần phong mỹ tạc, chuẩn mực, giá trị của xã hội cần được biểu dương, vinh danh, đồng thời cần tạo ranhững hành lang pháp lý rộng rãi, những môi trường thuận lợi để họ tiếp tục vươn lên Trái lại, đối vớinhũng trường hợp giàu lên một cách bất họp pháp, giàu lên do tham những, lợi ích nhóm, gây lãng phí vàthất thoát các nguồn lực của Nhà nước cần bị phát hiện, lên ản và đấu tranh không khoan nhượng, trừngphạt một cách nghiêm minh trước pháp luật

Xây dựng hệ thống phân tầng xã hội hợp thức đòi hỏi phải đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật

và chính sách nhằm đảm bảo công bằng xã hội trong phân công lao động, trả công lao động và công bằng

xã hội trong phân phối lại./

Trang 27

2 Dư luận xã hội dưới hình thức nào và thuộc loại nào cũng đều có một số tính chất cơ bản như sau:

Tính công chúng: Dư luận xã hội luôn luôn là ý kiến của công chúng có nghĩa là của nhiều người,

đông người, vô số người thậm chí là của đại chúng (mass) Dư luận xã hội có thể xuất phát từ ý kiến củamột cá nhân nhưng đó là ý kiến được nhiều người nghe, chia sẻ, bày tỏ

Tính công khai nói tới hình thức biểu hiện của dư luận xã hội Dư luận xã hội luôn luôn là ý kiến

được phát biểu, bày tỏ dưới nhiều hình thức khác nhau cho nhiều người, đông người, công chúng cùngbiết

Tính trao đổi nói tới cơ chế nảy sinh, vận hành của dư luận xã hội Thông qua sự tương tác, trao đổi

thông tin, tình cảm mà dư luận xã hội được hình thành, biểu hiện và thực hiện các chức năng của nó Traođổi là cho dư luận xã hội lan truyền từ người này sang người khác, từ nhóm này sang nhóm khác, từ nơinày sang nơi khác Trao đổi làm cho dư luận xã hội có thể bị biến đổi, bị thêm bớt, bị phân hoá và có thể

bị tan biến

Tính lợi ích nói tới bản chất, nội dung và ý nghĩa của dư luận xã hội Dư luận xã hội chỉ hình thành

khi vấn đề đó động chạm đến lợi ích được chia sẻ của các nhóm lớn trong xã hội Dư luận xã hội luônluôn phản ánh lợi ích của cá nhân, nhóm xã hội Dư luận xã hội đồng thời là một hình thức, cách thức,hình thức, phương tiện, công cụ để bảo vệ lợi ích của nhóm người trong xã hội Lợi ích trong dư luận xãhội được hiểu bao gồm cả lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần Lợi ích vật chất được nhận thức rõ nét khicác sự kiện hiện tượng diễn ra trong đời sống xã hội có mối liên quan chặt chẽ đến các hoạt động kinh tế

và sự ổn định cuộc sống của nhóm lớn trong xã hội Lợi ích tinh thần được đề cập đến khi các vấn đềđang diễn ra động chạm đến hệ thống các giá trị, chuẩn mực xã hội, các phong tục tập quán, khuôn mẫuhành vi của cộng đồng, quốc gia

Tính lan truyền: Quá trình hình thành dư luận bao giờ cũng bắt đầu từ ý kiến của một vài cá nhân,

lan truyền trong phạm vi nhóm nhỏ, rồi tiếp tục lan truyền trong nhóm lớn Vì vậy có thể hiểu, dư luận xãhội được coi như một biểu hiện của hành vi tập thể, sự đánh giá, phán xét của nhóm lớn trong xã hội Cơ

sở của bất kỳ hành vi tập thể nào cũng là hiệu ứng phản xạ quay vòng gây nên chuỗi kích thích, hiệu ứngcủa nhóm lớn

Tính thống nhất và mâu thuẫn: Dư luận xã hội là tập hợp các luồng ý kiến, các loại trạng thái và

các xu hướng hành động khác nhau, mâu thuẫn nhau hoặc đối lập nhau của các nhóm xã hội Ví dụ, cóthể tìm thấy trong bất kỳ một dư luận xã hội nào các luồng ý kiến đồng tình và phản đối, quan tâm và thờ

ơ, yêu - ghét và giữa hai luồng ý kiến mâu thuẫn này là luồng ý kiến trung gian, "ba phải", trung dung

Các đặc điểm, tính chất khác: dư luận xã hội có nhiều đặc điểm, tính chất khác như tính biến đổi ví

dụ dư luận xã hội có thể nhanh chóng biến đổi từ chỗ đa số phản đối sang đa số ủng hộ Đồng thời dưluận xã hội có tính ỳ rất lớn thể hiện ở chỗ chậm thay đổi ví dụ dư luận xã hội về vị thế giới, vai trò giới

3 Chức năng:

Dư luận xã hội xuất hiện để thoả mãn một số nhu cầu quan trọng của xã hội Trong số đó có các nhucầu thông tin, giao tiếp, đặc biệt là nhu cầu kiểm soát xã hội, điều chỉnh hành vi, định hướng hoạt động vàbày tỏ thái độ, tình cảm của con người Các nhà nghiên cứu phát hiện ra nhiều chức năng của dư luận xãhội như chức năng nhận thức, giáo dục tư tưởng, kiểm soát, quản lý, dự báo, v.v Có thể tóm tắt một sốchức năng cơ bản như sau:

Chức năng nhận thức

Dư luận xã hội có chức năng phản ánh thực tại xã hội với các hiện tượng, sự kiện, vấn đề, quá trình

xã hội Xã hội có nhu cầu nhận biết và dư luận xã hội có chức năng đáp ứng nhu cầu nâng cao hiểu biết

về sự vật, hiện tượng xảy ra Nhờ chức năng này mà chỉ cần lắng nghe dư luận xã hội là có thể biết được

Trang 28

chuyện gì, vấn đề gì đang được xã hội quan quan tâm, chú ý, bàn luận Các nghiên cứu trước đây cũng chỉ

ra mức độ phổ biến cao của dư luận xã hội là sự ủng hộ nhất trí của các thành viên đối với dư luận, việccác nhóm xã hội tự nguyện chấp hành đều là những bằng chứng khi nói về chức năng nhận thức mà dưluận xã hội mang lại đối với các nhóm xã hội Tuy nhiên cần lưu ý, sự phản ánh thực tế xã hội của dưluận xã hội có thể đúng và cũng có thể sai Trên thực tế dù dư luận có đúng đến mấy thì dư luận xã hộicũng có những hạn chế nhất định vì vậy trong quá trình lãnh đạo, quản lý không nên tuyệt đối hoá nhậnthức của dư luận Chân lý của dư luận không phụ thuộc vào mức độ, tính chất phổ biến của nó Khôngphải trong trường hợp nào dư luận của đại đa số cũng đúng hơn, có lý hơn khi so sánh với dư luận củanhóm thiểu số

Chức năng định hướng và điều chỉnh hành vi

Chức năng này gắn liền với chức năng kiểm soát hành vi của con người trong xã hội Dư luận xã hộikhi đã hình thành là kết quả biểu thị thái độ của nhóm lớn trong xã hội, là thể hiện quan điểm, ý chí tậpthể (dấu ấn cá nhân không còn) nên nó có vai trò hết sức quan trọng trong định hướng và điều chỉnh hành

vi của các nhóm trong xã hội Trong lịch sử phát triển xã hội của loài người, ngay cả khi xã hội chưa đượcphân chia thành các giai cấp thì dư luận xã hội đã thể hiện được vai trò điều chỉnh các hành vi cá nhân vànhóm Dư luận xã hội được các nhà quản lý dùng như một công cụ để quản lý cộng đồng từ buổi bìnhminh của lịch sử loài người

Dư luận xã hội luôn tìm cách hướng đến các cá nhân và nhóm thực hiện những khuôn mẫu hành viđược phép và định hướng ngăn cản những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội Dư luận xã hội cổ vũ, khích

lệ những hành vi phù hợp với các giá trị chuẩn mực, đồng thời lên án, trừng phạt những hành vi vi phạmchuẩn mực xã hội để từ đó hướng đến điều chỉnh những hành vi của cá nhân và nhóm sao cho phù hợpvới các giá trị, chuẩn mực chung của xã hội Mặt khác, dư luận xã hội tác động tới việc xây dựng nhâncách của con người thông qua quá trình xã hội hoá cá nhân Sự đánh giá, phán xét của dư luận xã hộithường dựa trên các giá trị, chuẩn mực hiện tồn Chẳng hạn, dư luận xã hội kiểu trọng nam khinh nữ luôn

đề cao giá trị con trai nên đã định hướng cho nhiều cặp vợ chồng sinh con trai Nhưng nhờ dư luận xã hội

về trao quyền và bình đẳng giới, định hướng giá trị coi con gái cũng như con trai nên đã điều chỉnh hành

vi kế hoạch hoá gia đình của các cặp vợ chồng, cụ thể là không lựa chọn thai nhi theo giới tính

Chức năng giải toả tâm lý-xã hội

Dư luận xã hội luôn phản ánh tâm tư, nguyện vọng và tình cảm của các các nhân trong cộng đồng

Dư luận xã hội là diễn đàn, là cơ hội để các cá nhân được bày tỏ, chia sẻ quan điểm, ý kiến của mìnhtrước các vấn đề chung của quốc gia Đồng thời cũng là cầu nối để bày tỏ tình cảm, giải toả giải toả tâm

lý - xã hội giảm bớt được các căng thẳng, xung đột trước các vấn đề

Chức năng tư vấn và giám sát

Bản chất của dư luận xã hội bao hàm những lời khuyên cho các các quan chức năng về cách thức,phương pháp giải quyết các vấn đề mà dư luận đề cập đến Thông qua dư luận xã hội để Đảng và Nhànước lắng nghe ý kiến, tâm tư nguyện vọng của công dân Dư luận xã hội được nhìn nhận là cơ hội đểcông chúng thể hiện những ý kiến của mình về những vấn đề chung của cộng đồng xã hội Trên thực tếchúng ta thấy tâm trạng xã hội căng thẳng, bức xúc của các nhóm đều không có lợi cho công tác điềuhành, quản lý đất nước Bởi vậy, Đảng, Chính phủ luôn tạo điều kiện để người dân góp ý vào các bản dựthảo Luật, Hiến pháp, Văn kiện của Đảng Thông qua dư luận xã hội được coi như một kênh tư vấn quantrọng từ người dân đến với chính phủ để góp phần hoàn thiện, thực thi chính sách và pháp luật Tuynhiên, việc chọn giải pháp nào hoàn toàn phụ thuộc vào các cơ quan chức năng của chính phủ chứ khôngphải của dư luận xã hội Đối với nhiều trường hợp cụ thể việc hành động theo dư luận xã hội sẽ tạo cho

họ cảm giác an toàn, không bị cô lập về xã hội, tạo được những đồng thuận cao trong xã hội Thông qua

dư luận xã hội, họ phán xét đánh giá về các chủ trương, chính sách lớn của đất nước và hoạt động cụ thểcủa bộ máy chính quyền Đặc biệt thông qua các cuộc tiếp xúc cử tri, các nhóm xã hội chất vấn các hoạtđộng của các cơ quan công quyền Dư luận xã hội học thực hiện chức năng kiểm soát, kiểm tra khôngchính thức bộ máy nhà nước và cán bộ lãnh đạo cao cấp giám sát hoạt động của họ có phù hợp với lợi ích

Trang 29

tập thể hay không phát hiện ra những vấn đề để kịp thời tư vấn các cơ quan chức năng thực hiện tốt nhiệmvụ.

Câu 2: Phân biệt dư luận xã hội với tin đồn, tin giả và đề xuất giải pháp chống lại tin đồn, tin giả

Rất khó kiểm chức mức độ sự thật của thông tin

Người nhận tin đồng thời cũng là người phát tin, truyền thông tin tiếp tục đến những người khác Vìvậy, tin đồn thường gắn với động cơ, mục đích của người phát tin

Tin đồn thường mang tính giật gân, mới lạ, kích động

Có quan điểm cho rằng tin đồn là "một sự khẳng định về một chủ đề được quan tâm mà không có đủbằng chứng tin cậy được đưa ra" Dù tin đồn được định nghĩa khác nhau nhưng về cơ bản đó là luồng ýkiến được cộng đồng quan tâm về vấn đề nào đó nhưng chưa được kiểm chứng tính xác thực

Tin giả (fake news) là sự đối lập của tin thật, là tin ngụy tạo không đúng sự thật tin giả thường mang ý nghĩa tiêu cực.

Tin giả có thể được tạo ra một cách có chủ ý, có thể vô ý lấy từ những địa chỉ không tin cậy

Tin giả xuất phát từ tin thật nhưng bị cắt xén, chế biến lại

Tin giả thường khó kiểm chứng vì nguồn lấy tin thường bị che dấu (có chủ ý)

Sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông xã hội trong bối cảnh quản lý chưa theo kịp như hiện nay,cùng nhiều yếu tố khác đã tạo điều kiện cho tin giả phát triển nhanh (chính người tham gia mạng xã hội

đã giúp tin giả lan truyền nhanh hơn bằng các hành động như like, share, comment…)

Tin giả được thể hiện với hình thức, nội dung đa dạng; được đăng tải, chủ yếu phát tán trên cáctrang thông tin không chính thống, qua các mạng xã hội, các ứng dụng tin nhắn hay công cụ tìm kiếm

Tin giả tác động rất tiêu cực đến đời sống xã hội, đời sống cá nhân thông qua cơ chế gây áp lựcbằng dư luận xã hội của số đông người tham gia

Lãnh đạo quản lý liên tục phải tiếp xúc với các luồng ý kiến khác nhau Vấn đề nan giải thườngxuyên xuất hiện là phân biệt thật-giả, đúng-sai và nhất là phân biệt dư luận xã hội với tin đồn, tin giả Cầnhiểu rõ các tiêu chuẩn để phân biệt và ứng xử phù hợp

Tiêu chuẩn kiểm chứng: tin đồn là một dạng dư luận xã hội phi kiểm chứng, khó kiểm chứng Rấtkhó xác định ai là chủ thể, không rõ nguồn tin, không biết về động cơ và không biết về sự vật, hiện tượng

có thật hay không Do vậy, tin đồn có thể gây tổn hại tới uy tín xã hội và bóp méo bản chất, nội dung sựkiện

Tiêu chuẩn xác thực: tin đồn là dư luận giả, ý kiến về "giả vấn đề" - không có vấn đề, tưởng là có vấn

đề nhưng hoá ra không có vấn đề và vì vậy mà ý kiến về giả vấn đề luôn luôn là ý kiến sai sai lệch, méo

mó nghĩa là tin đồn thổi Nhưng tin đồn cũng phản ánh một trạng thái tâm lý - xã hội và tình huống xã hộinhất định của nhóm người Ví dụ, tin đồn luôn xuất hiện trong tình huống đói thông tin, bưng bít thông tin

về những vấn đề liên quan đến lợi ích và gây sự tò mò, chú ý của nhiều người thuộc những giai tầng xãhội nhất định Tin đồn với các cơ chế truyền tin đặc thù của nó như tỉ tê nói chuyện, xì xào bàn tán, đưachuyện có thể tạo ra những tai tiếng về cá nhân, tổ chức nhất định

Tiêu chuẩn địa chỉ: Dấu hiệu cơ bản phân biệt đâu là tin đồn và đâu là dư luận xã hội chính là địa chỉ

của chúng Tin đồn không có địa chỉ phát tin hoặc nếu có địa chỉ thì rất mù mờ, không rõ ràng như "nghenói", "họ nói", "có người nói" Trong khi đódư luận xã hội luôn có địa chỉ phát tin rõ ràng

Một cách khác có thể phân biệt tin đồn đó là dựa vào những chỉ báo có thể đo lường về sự khác nhau

cơ bản giữa DLXH và tin đồn Dư luận xã hội và tin đồn có sự khác nhau về phạm vi của vấn đề và tính kiểm chứng của vấn đề; Dư luận xã hội và tin đồn khác nhau ở mức độ tham gia của yếu tố tinh thần; Dư luận xã hội và tin đồn khác nhau ở kênh phổ biến và dư luận xã hội và tin đồn còn khác nhau ở tính ổn

định

Trang 30

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA DƯ LUẬN XÃ HỘI VÀ TIN ĐỒN

- Vấn đề có thể là của cá nhân, cóthể là của cộng đồng

- Khó kiểm chứng

Mức độ tham gia của yếu tố

tinh thần

Mức độ tham gia cao Mức độ tham gia thấp

Kênh phổ biến Chủ yếu qua kênh truyền thông đại

Kỹ năng đối phó với tin đồn: về nguyên tắc khó có thể dập tắt tin đồn bằng mệnh lệnh hành chínhkiểu cấm phát ngôn hoặc bịt mồm người khác Do vậy, cách tốt nhất là lấy dư luận xã hội hay thông tinthực, thông tin đúng đắn để kịp thời lấn tin đồn Việc lãnh đạo, quản lý bưng bít thông tin, trì hoãn thôngtin có thể chỉ làm tăng sự lây lan của tin đồn Việc người lãnh đạo, quản lý hoặc người đại diện có tráchnhiệm xuất hiện công khai để cung cấp thông tin chính thức là rất có hiệu quả để dập tắt tin đồn Tuynhiên, muốn hoàn toàn loại bỏ tin đồn thất thiệt thì biện pháp tốt nhất là bằng hành động thực tiễn Mộtnguyên tắc khác là cần phải rèn luyện bản lĩnh chính trị và bản lĩnh khoa học của người lãnh đạo, quản lý

Đó là cần tự ti và kiên định theo đuổi mục tiêu và quyết định đã được xác định một cách khoa học, rõràng, đúng đắn để không dao động, không theo đuôi quần chúng, không "đẽo cày giữa đường"

Đề xuất giải pháp phòng chống tin đồn, tin giả:

Sự bùng nổ thông tin hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề trong đó có tình trạng tin đồn, tin giải, đặc biệt làtrên không gian mạng Vấn đề cần quan tâm là làm sao vừa khai thác được thông tin để phục vụ cho học tập,công tác, nghiên cứu khoa học, vừa giao lưu, học hỏi, trao đổi lẫn nhau mà không bị nhiễm thông tin giả mạolàm ảnh hưởng đến nhận thức, tâm tư, tình cảm, quan điểm lập trường, niềm tin Vì vậy, cần phải quan tâm đếnmột số giải pháp sau:

Một là, tuyên truyền, giáo dục Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng,

chính sách, pháp luật Nhà nước Phổ biến, quán triệt các văn bản pháp luật về tội đưa hoặc sử dụng tráiphép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông; hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trêntrang thông tin điện tử và mạng xã hội, những hành vi bị nghiêm cấm trong sử dụng mạng xã hội Chỉ rõcác trang mạng xã hội, Facebook hoặc các kênh hay đưa thông tin giả mạo, sai sự thật để người dùngcảnh giác

Hai là, quản lý chặt chẽ tình hình tư tưởng, quản lý chính trị nội bộ của từng cơ quan, đơn vị, địa

phương Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương cần sâu sát, nắm vững mọi hoạt động và tình hình

tư tưởng cán bộ, đảng viên, quần chúng, không để xảy ra hiện tượng cán bộ, đảng viên và quần chúng bị

kẻ địch lôi kéo, móc nối Đồng thời thường xuyên tìm hiểu nắm bắt tình hình hoạt động của các đối tượngxấu, có nội dung giáo dục, định hướng, điều chỉnh nhận thức đúng đắn, kịp thời Thực hiện nghiêm túccác quy chế, quy định về quản lý tài liệu, không để các ấn phẩm văn hóa độc hại, tài liệu phản động lọtvào

Ba là, hoàn thiện hệ thống pháp luật về sử dụng Internet và mạng xã hội, đảm bảo môi trường pháp

lý bình đẳng và minh bạch, tạo ra khung pháp lý nhằm răn đe, xử lý cá nhân, tổ chức đưa thông tin giảmạo Hình thành các cơ quan kiểm soát và chống tin giả trên mạng và hợp tác với các nước có kinh

Trang 31

nghiệm trong lĩnh vực này Quản lý chặt chẽ báo chí trên môi trường mạng, khoa học công nghệ Tăngcường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực báo chí, nâng cao trách nhiệm, đạođức nghề nghiệp của người làm báo, các cơ quan báo chí và các cơ quan chủ quản.

Bốn là, phát huy tính chủ động của mỗi người dùng trong tự ngăn ngừa, phòng chống thông tin giả

mạo Các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình Trung ương, các địa phương, người đứng đầu cơ quan,đơn vị, địa phương cần cung cấp thông tin chính thống một cách đầy đủ, toàn diện, kịp thời cho ngườidân Đồng thời, chỉ rõ những thủ đoạn, nội dung thông tin giả mạo, tính chất nguy hại của nó đối với cánhân và xã hội Qua đó, giúp người dùng nhận diện các thủ đoạn, nội dung thông tin giả mạo, biết tự sànglọc, tiếp nhận thông tin hữu ích, chính thống, “miễn dịch” với những thông tin giả mạo làm nhiễu loạnmôi trường xã hội

Năm là, người dùng cũng cần cảnh giác với những nguồn tin mà người đăng tải không có nhân thân

rõ ràng, nội dung thông tin thiếu cơ sở, kiểm chứng Người dùng cũng có thể tìm các bài báo trên cáctrang uy tín có nội dung tương tự để đối chiếu hoặc xin sự tham vấn của các chuyên gia trên từng lĩnhvực

Sáu là, kiên quyết đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch, những đối tượng cơ hội chính trị

trên không gian mạng nói chung, mạng xã hội Facebook nói riêng Phát huy vai trò nòng cốt của báo chítrong việc thông tin, tuyên truyền, đấu tranh phản bác các thông tin giả mạo, sai trái Lựa chọn, bồidưỡng, giao nhiệm vụ mở rộng và phát triển lực lượng làm nhiệm vụ đấu tranh chống tin đồn, tin giả trênmạng xã hội

Liên hệ bản thân/.

Trang 32

Dư luận xã hội không phải là phép cộng đơn giản của các ý kiến cá nhân Dư luận xã hội chỉ đượchình thành thông qua quá trinh tương tác và trao đổi ý kiến giữa nhiều người vói nhau, hình thành nên cácluồng ý kiến chưng cửa một số đông nhất định.

Chủ thể của dư luận xã hội là các nhóm trong xã hội, mà lợi ích của hộ có mối quan hệ iihất định vớicác vấn đề diễn ra trong xã hội và được đưa ra thảo luận Trong một số trường hợp, chủ thể dư luận xã hội

cỏ thể là toàn bộ nhân dân, toàn bộ cộng đồng người hoặc đại đa số trong đó Trong nhiều trường hợpkhác, chủ thể là các nhóm xã hội đa dạng, khác nhau cùng bày tỏ mối quan tâm của minh đến vấn đề diễn

ra Cơ cấu của các nhóm này có thể trùng với các nhóm hay tầng lớp xã hội thông thường như sinh viên,dân cư đô thị Bên cạnh đó, nhóm chủ thể có thể được hình thành dựa vào mối quan hệ lợi ích với vấn đềđang diễn ra như: nhóm người tiêu dùng truớc thông tin về chất lượng thực phẩm, nhóm người tham gia

giao thông qua các trạm BOT có thu phí không hợp lý Đối tượng của dư luận xã hội là các sự kiện, hiện

tượng, quá trình đang diễn ra trong xã hội gây ra sự quan tâm của người dân và được thông tin rộng rãi,công khai Các nguồn thông tin này không chỉ xuất phát từ các cơ quan chính thức, mà có thể được tìmkiếm bằng các con đường khác như trên báo chí, Internet, các nguồn tham chiếu khác nhau

Từ góc độ lãnh đạo, quản lý nhà nước và xã hội, cần chú ý đến các luồng dư luận đối với các vấn đềliên quan tới lợi ích công cộng mà đòi hỏi Nhà nước phải có giải pháp giải quyết xử lý Cảc vấn đề nảysinh này liên quan đến khoảng trống về quản lý, hoặc chính sách mà việc giải quyết chứng nằm trongthẩm quyền của các cơ quan nhà nước nói riêng và hệ thống chính trị nói chung Dư luận về bổ nhiệm saicán bộ lãnh đạo, quản lý không đảm bảo tiêu chuẩn, chế độ, năng lực, về các đại án tham nhũng, hoặchành vi không phù hợp của một số cán bộ, công chức là những ví dụ điển hình cho dư luận xã hội loạihình này

2 Tính chất dư luận xã hội

Dư luận xã hội dưới hình thức ĩiảo và thuộc loại nào cũng đều có một Số tính chất cơ bản sau:

- Tính công chúng: Dư luận xã hội luôn là ý kiến của công chứng, có nghĩa là của nhiều người, đôngngười, vố số ngưọi, thậm chí là của đại chúng Dư luận xã hội có thể xuất phát từ ý kiển của một cá nhânnhưng đó là ý kiến được nhiều người nghe, chia sẻ, bày tỏ về những vấn đề chung

- Tính công khai: Nói tới hình thức biểu hiện của dư luận xã hội Dư luận xã hội luôn là ý kiến đượcphát biểu, bày tỏ dưới nhiều hình thức khác nhau cho nhiều người, đông người, công chúng cùng biết

- Tính trao đổi: Nói tới cơ chế nảy sinh, vận hành củạ dư luận xã hội Thông qua sự tương tác, traođổi thông tin, tình cảm mà dư luận xã hội được hình thành, biểu hiện và thực hiện các chức năng của nó.Trao đổi là cho dư luận xã hội lan truyền từ người này sang người khác, từ nhỏm này sang nhóm khác, từnơi này sang nơi khác Trao đổi làm cho dư luận xã hội có thể bị biến đổi, bị thêm bớt, bị phân hóa và cóthể bị tan biến, lợi dụng

- Tính lợi ích: Tính chất này nói tới bản chất, nội dung và ý nghĩa của dư luận xã hội Dư luận xã hộichỉ hình thành khi vấn đề đó động chạm đến lợi ích được chia sẻ của các nhóm lớn trong xã hội Dư luận

xã hội phản ánh lợi ích của cá nhân, nhóm xã hội Dư luận xã hội đồng thời là một hình thức, cách thức,hỉnh thức, phương tiện, công cụ để bảo vệ lợi ích của nhỏm người trong xã hội Lợi ích trong dư luận xãhội được hiểu bao gồm cả lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần Lợi ích vật chất được nhận thức rõ nét khicác sự kiện, hiện tượng diễn ra trong đời sống xã hội có mối liên quan chặt chẽ đến các hoạt động kinh tế

và sự ổn định cuộc sống của nhóm lớn trong xã hội Lợi ích tinh thần được đề cập khi các vấn đề đangdiễn ra động chạm đến hệ thống các giá trị, chuẩn mực xã hội, các phong tục, tập quán, khuôn mẫu hành

vi của cộng đồng, quốc gia

Trang 33

- Tính lan truyền: Quá trình hình thành dư luận bao giờ cũng bắt đầu từ ý kiến của một vài cá nhân,lan truyền trong phạm vi nhóm nhỏ, rồi tiếp tục lan truyền trong nhỏm lớn Vì vậy có thể hiểu, dư luận xãhội được coi như một biểu hiện của hành vi tập thể, sự đánh giá, phán xét của nhóm lớn trong xã hội Cơ

sở của bất ky hành vi tập thể nào cũng là hiệu ứng phản xạ quay vòng gây nên chuỗi kích thích, hiệu ứngcủa nhóm lớn

- Tính thống nhất và mâu thuẫn: Dư luận xã hội là tập hợp các luồng ý kiến, các loại trạng thái và các

xu hướng hành động khác nhau, mậu thuẫn nhau hoặc đối lập nhau của các nhóm xã hội Ví dụ, có thể

tìm thấy trong bất kỳ một dư luận xã hội nào các luồng ý kién đồng tình và phản đổi; quan tâm và thờ ơ,

yêu - ghét và giữa hai luồng ý kiến mâu thuẫn này là luồng ý kiến trung gian, “ba phải”, trung dung

- Các đặc điểm, tính chất khác: Dư luân xã hôi có nhiều đăc điểm, tính chất khác như tính biến đổi, ví

đụ dư luận xã hội có thể nhanh chóng biến đổi từ chỗ đa số phản đối sang đa số ủng hộ Đồng thời, duluận xã hội có tính, ỳ rất lớn thể hiện ở chỗ chậm thay đổi, ví dụ dư luận xã hội về vị thế của giới, vai tròcủa giới

3 Chức năng của dư luận xã hội

Dư luận xã hội xuất hiện để thoả mãn một số nhu cầu quan trọng của xã hội Trong số đó có các nhucầu thông tin, giao tiếp, đặc biệt là nhu cầu kiểm soát xã hội, điều chỉnh hành vi, định hướng hoạt động vàbày tỏ thái độ, tình cảm của con người Các nhà nghiên cứu phát hiện ra nhiều chức năng của dư luận xãhội như chức năng nhận thức, giáo dục tư tưởng, kiểm soát, quản lý, dự báo, v.v Có thể tóm tắt một sốchức năng cơ bản như sau:

Chức năng nhận thức

Dư luận xã hội có chức năng phản ánh thực tại xã hội với các hiện tượng, sự kiện, vấn đề, quá trình

xã hội Xã hội có nhu cầu nhận biết và dư luận xã hội có chức năng đáp ứng nhu cầu nâng cao hiểu biết

về sự vật, hiện tượng xảy ra Nhờ chức năng này mà chỉ cần lắng nghe dư luận xã hội là có thể biết đượcchuyện gì, vấn đề gì đang được xã hội quan quan tâm, chú ý, bàn luận Các nghiên cứu trước đây cũng chỉ

ra mức độ phổ biến cao của dư luận xã hội là sự ủng hộ nhất trí của các thành viên đối với dư luận, việccác nhóm xã hội tự nguyện chấp hành đều là những bằng chứng khi nói về chức năng nhận thức mà dưluận xã hội mang lại đối với các nhóm xã hội Tuy nhiên cần lưu ý, sự phản ánh thực tế xã hội của dưluận xã hội có thể đúng và cũng có thể sai Trên thực tế dù dư luận có đúng đến mấy thì dư luận xã hộicũng có những hạn chế nhất định vì vậy trong quá trình lãnh đạo, quản lý không nên tuyệt đối hoá nhậnthức của dư luận Chân lý của dư luận không phụ thuộc vào mức độ, tính chất phổ biến của nó Khôngphải trong trường hợp nào dư luận của đại đa số cũng đúng hơn, có lý hơn khi so sánh với dư luận củanhóm thiểu số

Chức năng định hướng và điều chỉnh hành vi

Chức năng này gắn liền với chức năng kiểm soát hành vi của con người trong xã hội Dư luận xã hộikhi đã hình thành là kết quả biểu thị thái độ của nhóm lớn trong xã hội, là thể hiện quan điểm, ý chí tậpthể (dấu ấn cá nhân không còn) nên nó có vai trò hết sức quan trọng trong định hướng và điều chỉnh hành

vi của các nhóm trong xã hội Trong lịch sử phát triển xã hội của loài người, ngay cả khi xã hội chưa đượcphân chia thành các giai cấp thì dư luận xã hội đã thể hiện được vai trò điều chỉnh các hành vi cá nhân vànhóm Dư luận xã hội được các nhà quản lý dùng như một công cụ để quản lý cộng đồng từ buổi bìnhminh của lịch sử loài người

Dư luận xã hội luôn tìm cách hướng đến các cá nhân và nhóm thực hiện những khuôn mẫu hành viđược phép và định hướng ngăn cản những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội Dư luận xã hội cổ vũ, khích

lệ những hành vi phù hợp với các giá trị chuẩn mực, đồng thời lên án, trừng phạt những hành vi vi phạmchuẩn mực xã hội để từ đó hướng đến điều chỉnh những hành vi của cá nhân và nhóm sao cho phù hợpvới các giá trị, chuẩn mực chung của xã hội Mặt khác, dư luận xã hội tác động tới việc xây dựng nhâncách của con người thông qua quá trình xã hội hoá cá nhân Sự đánh giá, phán xét của dư luận xã hộithường dựa trên các giá trị, chuẩn mực hiện tồn Chẳng hạn, dư luận xã hội kiểu trọng nam khinh nữ luôn

đề cao giá trị con trai nên đã định hướng cho nhiều cặp vợ chồng sinh con trai Nhưng nhờ dư luận xã hội

Trang 34

về trao quyền và bình đẳng giới, định hướng giá trị coi con gái cũng như con trai nên đã điều chỉnh hành

vi kế hoạch hoá gia đình của các cặp vợ chồng, cụ thể là không lựa chọn thai nhi theo giới tính

Chức năng giải toả tâm lý-xã hội: Dư luận xã hội luôn phản ánh tâm tư, nguyện vọng và tình cảm

của các các nhân trong cộng đồng Dư luận xã hội là diễn đàn, là cơ hội để các cá nhân được bày tỏ, chia

sẻ quan điểm, ý kiến của mình trước các vấn đề chung của quốc gia Đồng thời cũng là cầu nối để bày tỏtình cảm, giải toả giải toả tâm lý - xã hội giảm bớt được các căng thẳng, xung đột trước các vấn đề

Chức năng tư vấn và giám sát

Bản chất của dư luận xã hội bao hàm những lời khuyên cho các các quan chức năng về cách thức,phương pháp giải quyết các vấn đề mà dư luận đề cập đến Thông qua dư luận xã hội để Đảng và Nhànước lắng nghe ý kiến, tâm tư nguyện vọng của công dân Dư luận xã hội được nhìn nhận là cơ hội đểcông chúng thể hiện những ý kiến của mình về những vấn đề chung của cộng đồng xã hội Trên thực tếchúng ta thấy tâm trạng xã hội căng thẳng, bức xúc của các nhóm đều không có lợi cho công tác điềuhành, quản lý đất nước Bởi vậy, Đảng, Chính phủ luôn tạo điều kiện để người dân góp ý vào các bản dựthảo Luật, Hiến pháp, Văn kiện của Đảng Thông qua dư luận xã hội được coi như một kênh tư vấn quantrọng từ người dân đến với chính phủ để góp phần hoàn thiện, thực thi chính sách và pháp luật Tuynhiên, việc chọn giải pháp nào hoàn toàn phụ thuộc vào các cơ quan chức năng của chính phủ chứ khôngphải của dư luận xã hội Đối với nhiều trường hợp cụ thể việc hành động theo dư luận xã hội sẽ tạo cho

họ cảm giác an toàn, không bị cô lập về xã hội, tạo được những đồng thuận cao trong xã hội Thông qua

dư luận xã hội, họ phán xét đánh giá về các chủ trương, chính sách lớn của đất nước và hoạt động cụ thểcủa bộ máy chính quyền Đặc biệt thông qua các cuộc tiếp xúc cử tri, các nhóm xã hội chất vấn các hoạtđộng của các cơ quan công quyền Dư luận xã hội học thực hiện chức năng kiểm soát, kiểm tra khôngchính thức bộ máy nhà nước và cán bộ lãnh đạo cao cấp giám sát hoạt động của họ có phù hợp với lợi íchtập thể hay không phát hiện ra những vấn đề để kịp thời tư vấn các cơ quan chức năng thực hiện tốt nhiệmvụ

Câu 2 : Khái quát về các phương pháp nắm bắt dư luận XH.

Bài soạn:

Dư luận xã hội là sự phán xét, đánh giá thể hiện thái độ và kỳ vọng của các nhóm xã hội đổi với các vấn đề đang diễn ra trong xã hộỉ có liên quan đến lợi ích và giá trị của họ; dư luận xã hội được hình thành thông qua các cuộc trao đổi, thảo luận công khai.

Phương pháp nắm bắt dư luận XH (DLXH)

a Nguồn tin nội bộ

Thông qua các cuộc họp, công tác tư tưởng, tiếp xúc quần chúng để nắm bắt các vấn đề xã hộinẩy sinh Ưu điểm của nguồn thông tin qua nội bộ là được phản ánh nhanh, kịp thời những tâm tư,nguyện vọng và phản ứng của công chùng trước các vấn đề có liên quan đến đời sống của họ vàquốc gia Tuy nhiên, bên cạnh đó loại thông tin qua nguồn này mang tính chất định tính nên tính đạidiện không cao và dễ bị thiên lệch do phụ thuộc nhiều vào người cung cấp thông tin

b Hệ thống mạng lưới cộng tác viên

Nắm bắt Dư luận xã hội thông qua mạng lưới cộng tác viên là một hình thức thu thập thông tin

dư luận xã hội chủ yếu của Ban Tuyên giáo các địa phương trong điều kiện hiện nay để nắm bắt kịpthời các vấn đề nóng mà người dân quan tâm Để nắm bắt dư luận xã hội qua mạng lưới cộng tácviên, cần tiến hành các bước:

+ Tổ chức mạng lưới cộng tác viên;

+ Xây dựng quy chế hoạt động của mạng lưới cộng tác viên;

+ Duy trì hoạt động của mạng lưới cộng tác viên;

+ Tổng hợp thông tin, viết báo cáo nhanh tình hình dư luận phản ánh từ mạng lưới cộng tácviên

Nhiệm vụ chủ yếu của mạng lưới cộng tác viên là nắm bắt và phản ánh nhanh, trung thực, đầy

đủ cho cơ quan đầu mối ý kiến của các tầng lớp cán bộ, đảng viên và nhân dân trước những vấn đề,

sự kiện, hiện tượng đời sống xã hội mà họ quan tâm

Trang 35

Sự khác biệt ý kiến trong Dư luận xã hội có thể do các đặc trưng xã hội (giai tầng, nghề nghiệp,lứa tuổi, giới tính, khu vực sinh sống ) hoặc nhận thức (học vấn, điều kiện tiếp nhận thông tin )quy định Ngoài ra là phương pháp sử dụng nguồn thông tin đại chúng: Báo, đài, ti vi, internet

c Điều tra dư luận XH:

Điều tra XH học được áp dụng để thu thập, xử lý và phân tích các ý kiến cá nhân nhằm làm rõDLXH về những vấn đề nhất định cần phải giải quyết Phương pháp nghiên cứu, điều tra dư luận xãhội chủ yếu sử dụng những phương pháp của ngành xã hội học Tuy nhiên, dư luận xã hội có tínhđặc thù về sự tồn tại của dư luận vì vậy việc cân nhắc, lựa chọn phương pháp điều tra dư luận xãhội cũng cần có sự linh hoạt để đáp ứng được nhu cầu thực tiễn điều tra dư luận xã hội

Phương pháp điều tra dư luận XH, một mặt đòi hỏi tất cả các quy tắc, các bước và các kỹ thuậtđiều tra XH học Cụ thể là cấn xác định rõ vấn đề cần điều tra, xây dựng giả thuyết khoa học, chọnmẫu, chọn phương pháp và xây dựng công cụ thu thập dữ liệu, xử lý và phân tích các dữ liệu thuthập được, viết báo cáo và công bố kết quả điều tra Đây là một trong những phương pháp phổ biếnnhất trong điều tra dư luận xã hội, vì trên thực tế không phải khi nào cũng có đủ điều kiện để tiếnhành trưng cầu ý kiến toàn dân Hơn thế, việc làm đó trở nên không thực sự cần thiết khi người ta

đã chứng minh được rằng chỉ cần điều tra một số lượng đủ lớn thì chúng ta có thể thu nhận đượcthông tin chính xác có tính đại diện khá cao (với sai số nhỏ hơn 5%)

Điều tra dư luận xã hội thường có số lượng mẫu đại diện không lớn và được tiến hành trongkhoảng thời gian nhất định Dữ liệu cũng cần được xử lý, phân tích , và tổng hợp nhanh Do vậy,thông tin thu thập được từ điều tra chọn mẫu có tính thời sự, cập nhập Bên cạnh đó vì điều tra chọnmẫu nên tiết kiệm được thời gian, chi phí cũng như các nguồn lực khác

Điều tra chọn mẫu do nghiên cứu số lượng ít nên chúng ta có thể tuyển chọn được điều tra viên

có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm và kỹ năng thu thập thông tin đảm bảo sự khách quan,chính xác Việc chọn mẫu phải đảm bảo tính ngẫu nhiên và tính đại diện, tránh việc chọn mẫu theođịnh hướng chủ quan của người nghiên cứu

Mặt khác, phương pháp điều tra DLXH phải tính đến đặc thù của mục tiêu và đối tượng điều tra

về DLXH Điều này thể hiện rõ qua các loại câu hỏi được dùng để điều tra DLXH VD, có thể đặtcâu hỏi xem người trả lời đồng ý hay không đồng ý, ủng hộ hay không ủng hộ đến mức nào đối với

1 chính sách, một quyết định cụ thể nào đó

Điều tra XH học có thể thu nhận được các câu trả lời tương đối chính xác và mang tính đại diệncho các nhóm Tuy nhiên đứng trước một cuộc thăm dò ý kiến, nhà lãnh đạo, quản lý cần có thái độthận trọng và cân nhắc kỹ lưỡng khi sử dụng kết quả điều tra vào công việc bởi một số lý do sau:+ Một cuộc thăm dò ý kiến thường chỉ cho chúng ta biết trạng thái tại một thời điểm nhất địnhcủa DLXH, trong khi đó DLXH rất dễ biến đổi dưới tác động của các yếu tố bên ngoài

+ Thăm dò ý kiến bằng bảng hỏi thường cho chúng ta biết được phần “nổi” thể hiện bằng lời,chứ không phải tất cả cấu thành khác của DLXH như sự hình thành ý kiến, sự chuyển biến tâm lý…+ Được thể hiện dưới dạng các con số phần trăm, kết quả điều tra DLXH có tác động rất lớnđến người dân Tuy nhiên kết quả điều tra có thể lệch lạc vì sự không tuân thủ các thủ tục và cácquy tắc của điều tra chọn mẫu

Tóm lại, Nghiên cứu, nắm bắt, phân tích, dự báo, sử dụng và định hướng dư luận xã hội là mộtmắt xích quan trọng trong quá trình lãnh đạo và quản lý xã hội vì dư luận xã hội thể hiện suy nghĩ,tình cảm và ý chí của nhân dân, các lực luợng quần chúng, xã hội Nắm được dư luận xã hội là nắmđược lòng dân, nắm được động thái xã hội, giúp cho các quyết định của các cơ quan lãnh đạo sátdân, gần thực tiễn./

Trang 36

NỘI DUNG 8

Câu 1: Mối quan hệ giữa truyền thông và dư luận xã hội.

Câu 2: Những giải pháp phát huy vai trò tích cực của truyền thông trong định hướng dư luận

xã hội phục vụ các mục tiêu phát triển đất nước.

Trả lời:

Câu 1: Mối quan hệ giữa truyền thông và dư luận xã hội.

* Một số khái niệm:

+ Truyền thông: Đó là hoạt động chuyển tải và chia sẻ thông tin Quá trình này diễn ra liên tục, trong

đó tri thức, tình cảm và kỹ năng liên kết với nhau Đây là một quá trình phức tạp qua nhiều khâu Cáckhâu này chuyển đổi tương đối linh hoạt để hướng tới sự thay đổi nhận thức và hành vi của các cá nhân

và các nhóm

+ Dư luận xã hội (DLXH): là sự đánh giá của các nhóm xã hội (công chúng) thông qua các kênh thảoluận công khai DLXH thể hiện nhận thức, thái độ, kỳ vọng và định hướng hành động của công chúng đốivới sự kiện, vấn đề đang diễn ra; các sự kiện, vấn đề này có liên quan đến lợi ích, giá trị, niềm tin củacông chúng

* Nội dung: Mối quan hệ giữa truyền thông và dư luận xã hội

Có 2 loại truyền thông có mối liên hệ với dư luận xã hội, bao gồm: truyền thông đại chúng và truyềnthông xã hội

* Mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng (TTĐC) và dư luận xã hội (DLXH):

- Khái niệm: Truyền thông đại chúng là hoạt động giao tiếp xã hội một cách rộng rãi thông qua các

phương tiện truyền thông đại chúng

- TTĐC và DLXH có mối quan hệ mật thiết với nhau TTĐC là quá trình giao tiếp đại chúng, màthực chất là truyền thông xã hội, trong đó thông tin được truyền từ nhóm xã hội này sang nhóm xã hộikhác, từ người này sang người khác hoặc từ nhóm tới các cá nhân, từ cá nhân tới nhóm và ngược lại.TTĐC và DLXH có mối quan hệ hai chiều TTĐC tác động tới DLXH thông qua vai trò của mìnhđối với công chúng như cung cấp thông tin; tạo diễn đàn công khai ngôn luận và định hướng dư luận.DLXH cũng không thụ động chịu tác động của TTĐC thông qua nội dung của dư luận và yêu cầu của chủthể dư luận

- Tác động của truyền thông đại chúng tới dư luận xã hội thông qua các nội dung sau:

+ Thứ nhất, TTĐC là kênh cung cấp thông tin cho chủ thể của DLXH Các nghiên cứu gần đây cho

thấy, TTĐC ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội Nó truyền tải kịp thời, đầy đủ thôngtin về mọi mặt của đời sống xã hội Sự phát triển của TTĐC đã trở thành phương tiện cơ bản trong tiếpcận thông tin của công chúng

+ Thứ hai, TTĐC tạo ra diễn đàn công khai ngôn luận TTĐC cũng tạo diễn đàn để các cá nhân trao

đổi, tranh luận những ý kiến liên quan tới các sự kiện, hiện tượng trong đời sống xã hội Trên cơ sở đó,hình thành nên các nhóm xã hội, cộng đồng chia sẻ những quan điểm, ý kiến về vấn đề, sự kiện nào đó

+ Thứ ba, TTĐC là phương tiện để định hướng dư luận TTĐC có thể định hướng sự đánh giá của

các nhóm xã hội thông qua hoạt động cung cấp thông tin của mình TTĐC định hướng DLXH thông quamột số cách sau: Thông qua việc cung cấp thông tin trung thực, khách quan và nghiêm túc; Thông quaviệc nhấn mạnh, khuếch đại mặt này mà xem nhẹ, bỏ qua mặt khác; Thông qua việc cưỡng bức thông tinnhư chỉ cung cấp liên tục loại tin một chiều mà không có sự lựa chọn nào khác buộc cá nhân phải nghetheo, tin theo; Thông qua việc bóp méo, xuyên tạc nhằm đạt được mục đích của mình

- Dư luận xã hội cũng không thụ động chịu tác động của truyền thông đại chúng, mà có sự tác động trở lại đối với các phương tiện truyền thông

+ DLXH là nguồn cung cấp sự kiện cho truyền thông Hay nói cách khác, nội dung mà DLXH phảnánh chính là chất liệu, hay nguồn của các hoạt động truyền thông

+ Bên cạnh đó, trước áp lực của DLXH, mà cụ thể là từ chủ thể của DLXH, đòi hỏi hoạt động củacác cơ quan TTĐC phải thay đổi để phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của công chúng

Trang 37

- Có thể nói, Xã hội càng phát triển càng tạo ra các điều kiện thuận lợi cho sự mở rộng nhu cầu, quy

mô, tăng cường tính đa dạng và hiệu quả của hoạt động truyền thông Ngày càng có nhiều người tham giavào các giao tiếp xã hội, vì vậy truyền thông trực tiếp giữa các cá nhân không thể đáp ứng được đầy đủcác nhu cầu và đòi hỏi của xã hội Con người tìm đến những quá trình truyền thông ở quy mô lớn nhờ sựtrợ giúp của các phương tiện kỹ thuật thông tin mới Nói cách khác, phương tiện truyền thông đại chúngtrở thành người điều khiển các quá trình giao tiếp mang tính xã hội rộng rãi

* Mối quan hệ giữa truyền thông xã hội và dư luận xã hội:

- Khái niệm: Truyền thông xã hội (TTXH) là các ứng dụng dựa trên nền tảng Internet cho phép người

sử dụng có thể tương tác và chia sẻ những thông tin của mình với những nhóm đối tượng nhất định

- TTXH ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, nó tác động tới nhiều khía cạnh trongđời sống của người dân Các thông tin trên TTXH rất đa dạng và được cập nhật liên tục Mối quan hệgiữa TTXH với DLXH được thể hiện gồm:

+ Một là, TTXH cung cấp cho công chúng một lượng thông tin đa dạng, nhiều chiều và cập nhật liên

tục Khi một sự kiện hay vấn đề xảy ra trong đời sống xã hội, TTXH ngay lập tức có thể truyền tin đếnngười dùng thông qua các trang mạng xã hội, điều này đáp ứng được tính “nóng” của sự kiện, giúp chongười dùng tiếp cận nhanh với sự kiện Thông qua cập nhật thông tin về sự kiện nhanh chóng, kịp thời,công chúng sẽ đưa ra những đánh giá, phán xét và thậm chí tạo áp lực đòi hỏi cần phải giải quyết vấn đề.Trong đời sống xã hội Việt Nam thời gian gần đây cho thấy, một số sự kiện khi xảy ra, thông quamạng xã hội facebook, công chúng đã có nhiều ý kiến phản đối và đòi hỏi phải thay đổi Ví dụ, ngày 1-7-

2018, Facebook thể hiện chủ quyền sai về hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa Ngay lập tức, thông quachính mạng xã hội Facebook, DLXH đã lên tiếng phản đối và Facebook đã chính thức thừa nhận sai vàsửa lại theo yêu cầu Hay, Nhà xuất bản Thế giới đã cho xuất bản sách có in “đường lưỡi bò” của TrungQuốc và ngay khi thông tin về tác phẩm này được đưa lên mạng xã hội, lập tức cộng đồng người dùng đãlên tiếng phản đối

+ Hai là, TTXH tác động tới công chúng ở cả hai chiều cạnh “tích cực” và “tiêu cực” Ở khía cạnh

tích cực, TTXH có thể cung cấp thông tin đa dạng, kịp thời tới công chúng Ở chiều cạnh tiêu cực, TTXHcũng là môi trường thuận lợi để phát tán “tin giả mạo” hay “tin vịt” Việc phát tán tin giả tác động tiêucực tới nhận thức của công chúng

+ Ba là, TTXH và truyền thông đại chúng tạo ra sự kết nối trong tiếp cận công chúng và truyền tải

thông tin Theo đánh giá của nhà nghiên cứu, nhà báo, Giám đốc Trung tâm Báo chí, chính trị và chínhsách công Shoreistein, Alex Jones, sự ra đời của báo mạng, diễn đàn mạng, mạng xã hội và Blogs đã tạo

ra văn hóa báo chí mới, công dân có thể trực tiếp tham gia vào việc sản xuất tin tức, bình luận và trực tiếpbình luận Mặc dù, TTXH có nhiều lợi thế trong cập nhật tin tức và tính linh hoạt trong truyền tải thôngtin, tuy nhiên, đối với công chúng, việc lọc thông tin và xác tín thông tin trên TTXH là một điều không dễdàng Cũng theo Alex Jones, ai sẽ phân biệt tin thực và tin giả cho người dân? Đây là câu hỏi lớn vàngười có thể phân biệt được phải là những người có chuyên môn như các cơ quan truyền thông, báo chí

- Có thể nói, sự phát triển mạnh mẽ của TTXH đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới các quan điểm của công

chúng và thông tin mà công chúng tiếp nhận DLXH cũng bị tác động mạnh trong thời đại TTXH, đôi khithông qua TTXH, các luồng ý kiến "giả dư luận" ngày càng nhiều Theo nghiên cứu của Viện Công nghệMassachusetts (MIT), dựa trên dữ liệu người dùng mạng xã hội Twitter cho thấy, các tin giả mạo thườngđược đăng lại (Re-tweet) nhiều hơn, tin giả được đăng lại nhiều hơn 70% so với tin thật và tin thật mấtthời gian lâu hơn sáu lần so với tin giả để đến với 1500 người đùng Tin thật khó có lượng chia sẻ vượtquá 1000, trong khi tin giả có thể đạt tới lượng chia sẻ 100.000 Sự phát triển mạnh mẽ của TTXH vừa là

cơ hội, vừa là thách thức đối với hoạt động lãnh đạo, quản lý khi sử dụng dư luận xã hội cũng như địnhhướng dư luận thông qua truyền thông

Câu 2: Những giải pháp phát huy vai trò tích cực của truyền thông trong định hướng dư luận

xã hội phục vụ các mục tiêu phát triển đất nước.

Dư luận xã hội (DLXH) là nguồn thông tin phản hồi có vai trò rất quan trọng đối với mọi chủ trương,chính sách của Đảng và Nhà nước Để có được những quyết định đúng đắn, các cơ quan lãnh đạo, quản lý

Trang 38

trước hết phải nắm được tâm trạng, suy nghĩ, nhu cầu, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân để từ đó có

sự định hướng dư luận xã hội tích cực Trên thế giới, DLXH thường xuyên được quan tâm, nghiên cứuthể hiện qua các cuộc điều tra dư luận nhằm nắm bắt đời sống thực tiễn và các vấn đề xã hội để đưa ra các

dự báo, soạn thảo, ban hành hoặc đổi mới đường lối, chủ trương, chính sách phù hợp với thực tiễn Ở ViệtNam hiện nay đã có Luật Trưng cầu dân ý, càng chứng tỏ xu hướng hội nhập thế giới và áp dụng khoahọc về dư luận xã hội trong lãnh đạo, quản lý

Do đó, các giải pháp sau đây sẽ góp phần phát huy vai trò tích cực của truyền thông trong định hướng

dư luận xã hội phục vụ các mục tiêu phát triển đất nước, cụ thể như sau:

+ Thứ nhất: Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác nắm bắt và định hướng

dư luận xã hội: Công tác dư luận xã hội phải gắn liền với công tác tư tưởng; coi đây là nhiệm vụ thường

xuyên của chi, đảng bộ và của mỗi cán bộ, đảng viên; Tiếp tục nâng cao nhận thức trong Đảng, chínhquyền, MTTQ, đoàn thể chính trị các cấp về vai trò, vị trí, chức năng và sự cần thiết phải nắm bắt dư luận

xã hội; cấp ủy các cấp phải chỉ đạo, chủ động nắm, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình tư tưởng để cóbiện pháp giải quyết kịp thời đúng đắn các vấn đề bức xúc nảy sinh, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị củađịa phương

+ Thứ hai: Nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước của các cơ quan có liên quan: cần chủ động tham

mưu xây dựng chương trình, kế hoạch, tổ chức thực hiện công tác dư luận xã hội Nắm bắt, cung cấpthông tin giải đáp, định hướng dư luận xã hội; nắm chắc diễn biến tư tưởng, các thông tin dư luận xã hộikịp thời xử lý những điểm nóng, những bức xúc, nổi cộm mới phát sinh trên địa bàn

+ Thứ ba: Nâng cao năng lực và hiệu quả, vai trò quản lý nhà nước với nhiệm vụ định hướng dư luận

xã hội của báo chí; xây dựng cơ chế phù hợp, hiệu quả giữa cơ quan báo chí với những vấn đề nóng, nhạycảm; nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng và năng lực định hướng xã hội cho đội ngũ quản lý vàphóng viên; tăng cường nắm bắt dư luận xã hội và phân tích hoạt động báo chí để kịp thời định hướngthông tin phù hợp

+ Thứ tư: Xây dựng, củng cố đội ngũ làm công tác dư luận xã hội và đội ngũ cộng tác viên dư luận

xã hội: Kiện toàn đội ngũ làm công tác dư luận xã hội, là những cán bộ có năng lực, trình độ chuyên môn

nghiệp vụ vững vàng; đặc biệt chú trọng cán bộ có trình độ chuyên môn về xã hội học, tâm lý học, cótrình độ chính trị, hiểu biết toàn diện về các lĩnh vực, có trách nhiệm và khả năng nắm bắt, xử lý thôngtin, có khả năng đối thoại, thuyết phục, giải thích và định hướng thông tin đối với dư luận xã hội

+ Thứ năm: Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ làm công tác dư luận xã hội và cộng tác viên; tổ chức các

cuộc điều tra xã hội học nắm bắt dư luận xã hội: tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ làm công

tác dư luận xã hội nhằm trang bị kiến thức, nghiệp vụ cơ bản và kỹ năng trong công tác nắm bắt và địnhhướng tư tưởng dư luận xã hội Thường xuyên hoặc đột xuất cung cấp thông tin theo chuyên đề … nhằmgiúp đội ngũ cộng tác viên kịp thời cập nhật thông tin, làm cơ sở cho quá trình hoạt động, tạo sự chuyểnbiến mạnh về khả năng, chất lượng công tác dự báo của đội ngũ làm công tác dư luận xã hội Khi cầnthiết tham mưu tiến hành điều tra thăm dò dư luận xã hội về một số vấn đề trong lĩnh vực kinh tế - xã hội

ở địa phương

+ Thứ sáu: Tăng cường đầu tư phương tiện, kinh phí hoạt động cho công tác dư luận xã hội: Hàng

năm, các cấp quan tâm tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí cho hoạt động của công tác dư luận xã hội; Kinh phíchi cho công tác dư luận xã hội gồm: trang bị các phương tiện; tổ chức giao ban định kỳ hàng tháng, sơkết quý, tổng kết năm; kinh phí để tiến hành các cuộc điều tra xã hội học; kinh phí chi bồi dưỡng cho hoạtđộng của cộng tác viên; kinh phí tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; mua tài liệu phục

vụ cho công tác dư luận xã hội

(Lưu ý: Chép đến đây là cơ bản ổn đối với các giải pháp theo yêu cầu đề bài Phần tiếp theo, các đồng chí có thể tham khảo để chép thêm nếu còn thời gian)

+ Ngoài ra, có thể nói, DLXH là công cụ để ra quyết định trong công tác lãnh đạo, quản lý Cán bộ

lãnh đạo, quản lý cần nắm bắt thường xuyên, liên tục và kịp thời DLXH, vì đó là công cụ để làm việc.Cần tạo ra những luồng DLXH tích cực và ủng hộ việc thực hiện thành công các quyết định để lãnh đạo,quản lý xã hội Thông qua DLXH giúp người cán bộ, lãnh đạo, quản lý kịp thời phát hiện những lỗ hổng

Trang 39

trong quá trình ban hành và thực thi chính sách, pháp luật để từ đó có các giải pháp, kiến nghị với các cơquan chức năng sửa đổi, hoàn thiện chính sách phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội.

Trong công cuộc đổi mới hiện nay, cần tạo ra DLXH nhằm thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh,dân chủ, công bằng, văn minh” DLXH là nguồn thông tin công cộng rất cần cho việc phát hiện vấn đề vàphương án để giải quyết vấn đề Đặc biệt, công tác DLXH phải bám sát “hơi thở” của thực tiễn cuộcsống, kịp thời tham mưu, đề xuất nội dung và phương thức định hướng DLXH

Bên cạnh đó, cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động công tác DLXH, đặcbiệt coi trọng yêu cầu về mặt khoa học, tính chính xác, khách quan, toàn diện trong việc nắm bắt, phảnánh DLXH Cán bộ lãnh đạo, quản lý cần có kỹ năng khai thác đồng thời cả hai loại khả năng này, đặcbiệt là khả năng kiến tạo xã hội của DLXH Trong thời đại bùng nổ thông tin từ mạng Internet toàn cầu,vấn đề quản lý trong lĩnh vực thông tin đại chúng ở Việt Nam đang được đặt ra một cách cấp bách nhìn từtiếp cận xã hội học DLXH Truyền thông xã hội (Facebook, Zalo, Website, Blog ) là một “kiểu” DLXHthời kỹ thuật số đang phát triển và trở thành một xu thế không thể khác được

Tóm lại, Dư luận xã hội là một nguồn lực to lớn do kết hợp được các yếu tố nhận thức, thái độ vàhành động của vô số người thuộc các giai tầng, các thành phần trong xã hội trong nước và quốc tế Do đó,nếu biết cách tạo dựng, định hướng, điều chỉnh thì DLXH là một loại nguồn lực, một loại sức mạnh, mộtloại quyền lực rất quan trọng và cần thiết đối với công tác lãnh đạo, quản lý trong bối cảnh tác động củacuộc cách mạng khoa học - công nghệp 4.0, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu phát triển đấtnước./

Trang 40

NỘI DUNG 9

Câu 1 Mối quan hệ giữa quy mô dân số và cơ cấu dân số với phát triển ở nước ta hiện nay.

Dân số là tập hợp người sống được đặc trưng bởi quy mô, cơ cấu, chất lượng, sự biến động dân cư,mối quan hệ về kinh tế - xã hội và phân công lao động xã hội trên một phạm vi lãnh thổ nhất định

Quy mô dân số là số người sống trên một vùng lãnh thổ tại thời điểm nhất định Quy mô dân số đượcxác định thông qua tổng điều tra dân số hoặc thống kê dân số thường xuyên

Những năm cuối thế kỷ XIX, dân số Việt Nam gia tăng rất chậm Từ đầu thế kỷ XX trở lại đây, tốc

độ gia tăng dân số của Việt Nam ngày càng nhanh

Nếu chỉ tính từ năm 1975 đến năm 1990 dân số nước ta tăng thêm khoảng 18,6 triệu người Đây làthời kỳ diễn ra sự "bùng nổ dân số" dữ dội ở Việt Nam

Kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở (TĐTDS) 1979, 1989, 1999, 2009, 2019 cho thấy quy mô dân

số Việt Nam năm 1979 là 52.742 nghìn người, năm 2019 là 96.209 nghìn người; tỷ lệ tăng dân số 1989bình quân 2.1%, năm 1999 là 1.7%, 2009 là 1.2%, năm 2019 là 1,14% Việt Nam có quy mô dân số đứngthứ ba ở khu vực Đông Nam Á sau Indonesia, Philippines và đứng thứ 15 dân số thế giới

Tỷ lệ gia tăng dân số giảm xuống là kết quả thành công của chính sách dân số mang tính giảm sinhtrong nhiều năm qua Đến năm 2016, tổng tỷ suất sinh là 2,09 con/người phụ nữ, trong đó thành thị là1,86 con/người phụ nữ và nông thôn là 2,21 con/người phụ nữ Đây là chỉ số thấp hơn mức sinh thay thếđược tính bằng 2,1 con/ngưòi phụ nữ Chính sách giảm sinh từ năm 1993 được thực hiện thành công đãđưa dân số Việt Nam bước vào thòi kỳ dân số vàng Việt Nam hiện đang có lợi thế về lao động do “dư lợidân số” hay “dân số vàng” mang lại

Cơ cấu dân số là tổng số dân được phân chia theo giới tính, tuổi, dân tộc, tôn giáo, học vấn, nghềnghiệp, tình trạng hôn nhân

Trong những năm qua, cơ cấu dân số Việt Nam đã có nhiều biến đổi xét theo các tiêu chí về tuổi, giớitính, trình độ học vấn, trình độ đào tạo chuyên môn

Cơ cấu dân số theo độ tuổi

Dân số Việt Nam đang già hoá khá nhanh với chỉ số già hoá (60+) tăng từ 18,3 năm 1989 lên 24,3năm 1999, 35,5 năm 2009, 50.1 vào năm 2016 và sẽ tiếp tục tăng nhanh trong tương lai Chênh lệch về sốlượng người già và trẻ em sẽ ngày càng lớn Cần chú trọng việc ứng phó để thích ứng với “già hóa đânsố” của Việt Nam

Tỷ số phụ thuộc (tính bằng số trẻ em dưới 15 tuổi cộng với số người cao tuổi từ 65 trở lên chia cho sốngười trong độ tuổi 15 - 64) của Việt Nam giảm mạnh từ năm 1979 Nếu tính độ tuổi không phụ thuộc là15-64 thì tổng tỷ số phụ thuộc của Việt Nam đạt mức "cơ cấu dân số vàng" (50%) từ khoảng cuối năm

2007, và năm 2016 là 46,6% (bảng 5.4) Tổng tỷ số phụ thuộc của Việt Nam giảm chủ yếu là do mức sinhgiảm, trong khi mức độ chết giảm đã làm cho tỷ số phụ thuộc già tăng lên, tuy không nhiều

Với cơ cấu dân số theo độ tuổi hiện nay, Việt Nam có lực lượng trong độ tuổi lao động rất lớn.

Cơ cấu dân số theo trình độ học vấn

Có thể khẳng định, với quan điểm đúng đắn của Đảng cùng với chính sách phát triển giáo dục trongnhững năm vừa qua, trình độ học vấn của Việt Nam đã từng bước được nâng lên

Tỷ lệ biết chữ của dân số đã được tăng lên rõ rệt: dân số từ 10 tuổi trở lên biết chữ năm 1989 là88.2%, năm 2009 là 94% Năm 2009, tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ của Việt Nam là 93.5%, tỷ lệdân số thành thị biết chữ là 97%, nông thôn 92% (chênh lệch 5%); tỷ lệ nam giới biết chữ là 95.8%, nữgiới là 91.4% (chênh lệch 4.4%); tỷ lệ dân số nam thành thị biết chữ chênh lệch 3.6% so với nông thôn, tỷ

lệ này ở nữ giới chênh lệch 6.7%

Nếu xem xét về trình độ chuyên môn kỹ thuật trong dân số cho thấy năm 2016 dân số 15 tuổi trở lên

có đến 84,0% không có trình độ chuyên môn kỹ thuật Số người có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ sơcấp đến dưới đại học chiếm tỷ trọng rất thấp với 8,3%; số người có trình độ đại học và trên đại học chỉchiếm 7,7%; dân số Xét tiêu chí trình độ chuyên môn kỹ thuật, thì nam giới cao hơn nữ giới; thành thịcao hơn nông thôn; vùng đồng bằng sông Hồng có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất và thấp nhất làvùng đồng bằng sông Cửu Long

Ngày đăng: 24/01/2024, 18:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w