ÔN TẬP MÔN QUAN HỆ QUỐC TẾ Câu 1. Cạnh tranh quyền lực trong quan hệ quốc tế hiện nay và đối sách đối ngoại của Việt Nam Quyền lực trở thành vấn đề trung tâm trong nghiên cứu lý luận và thực tiễn quan hệ quốc tế vì quyền lực là bản chất của chính tổ quốc tế và là tâm điểm lý luận của chủ nghĩa hiện thực cũng như tâm điểm tranh luận của nhiều trường phái lý thuyết quan hệ quốc tế khác. Quyền lực là một lăng kính để giải thích lịch sử quan hệ quốc tế cũng như là phương pháp luận để đánh giá tương quan lực lượng quốc tế và dự báo sự vận động của trật tự quốc tế. Khái niệm “quyền lực trong quan hệ quốc tế”: Quyền lực trong quan hệ quốc tế được hiểu là khả năng của một quốc gia, hoặc một chủ thể quan hệ quốc tế kiểm soát, chi phối hoặc gây ảnh hưởng đến các mặt của đời sống quốc tế và các chủ thể khác để bảo vệ lợi ích hoặc đạt được lợi ích bên trong và bên ngoài phạm vi lãnh thổ của mình. Phân loại quyền lực trong QHQT: + Cách phân loại dựa trên phương thức thực hiện quyền lực bao gồm: (1) quyền lực cứng là khả năng một chủ thể có tiềm lực mạnh có khả năng cưỡng ép chủ thể khác thực hiện ý muốn của mình bằng những công cụ hữu hình như quân sự và trừng phạt kinh tế; (2) quyền lực mềm là khả năng dùng ảnh hưởng hay sự hấp dẫn để thuyết phục, lôi cuốn chủ thể khác làm theo ý muốn của mình. + Cách phân loại dựa trên cơ sở thời gian gồm có: (1) quyền lực thực tại tức là quyền lực hiện có như lực lượng quân sự, thu nhập quốc nội, trình độ khoa học công nghệ, số lượng dân cư, diện tích lãnh thổ; (2) quyền lực tiềm năng là khả năng quyền lực tăng lên trong tương lai dựa trên cơ sở về khả năng phát triển vượt trội của năng lực nào đó. + Cách phân loại dựa trên hình thức biểu hiện của quyền lực gồm có: (1) quyền lực hữu hình là những quyền lực mang tính vật chất, có thể đong đo, sờ thấy được như tài nguyên, lực lượng quân sự quốc phòng, sản lượng kinh tế...; (2) quyền lực vô hình là những quyền lực mang tính tinh thần, những giá trị không sờ đếm được. + Cách phân loại dựa trên lĩnh vực hoạt động gồm có: quyền lực chỉnh trị, quyền lực quân sự, quyền lực kinh tế... Cách phân loại này giúp các chủ thể dễ dàng nhận thấy mặt mạnh, mặt yếu, sở trường hay sở đoản của bản thân chủ thể cũng như đối tác quan hệ để lựa chọn ưu tiên chính sách, công cụ thực hiện và lĩnh vực quan hệ. Các loại quyền lực này có thể bổ sung và thay thế nhau trong nhiều trường hợp. + Cách phân loại dựa trên khả năng tấn công hay phòng thủ gồm có: (1) quyền lực tấn công là khả năng một quốc gia có thể ép buộc một quốc gia khác hành động theo ý muốn của mình.(2) quyền lực phòng thủ là khả năng chống lại sự cưỡng ép của một quốc gia khác. Vấn đề cạnh tranh quyền lực trong quan hệ quốc tế: Cạnh tranh quyền lực được hiểu là hình thái đổi kháng trực tiếp hay gián tiếp giữa hai hoặc nhiều chủ thể nhằm kiềm chế lẫn nhau hoặc tranh giành ảnh hưởng đối với một hay một số chủ thể khác thông qua việc tác động hoặc ép buộc chủ thể đó phục tùng ý chí của mình. Theo quan điểm của trường phái tân hiện thực thì do bản chất vô chính phủ của thế giới, do luôn sống trong môi trường cạnh tranh, và vì nhu cầu quyền lực không có giới hạn của quốc gia, nên mọi quốc gia đều tìm cách có được quyền lực để bảo vệ chủ quyền và lợi ích, cũng như đảm bảo sự tồn tại lâu dài của mình. Do vậy, mọi quốc gia đều theo đuổi cạnh tranh quyền lực trong quan hệ quốc tế, và đây luôn là yếu tố biến động. Nhu cầu gia tăng quyền lực được thực hiện bằng cách làm cho mình mạnh lên và chủ thể khác yếu đi khiến cạnh tranh quyền lực là không tránh khỏi giữa các quốc gia, là việc thường xuyên và vì thế trong quan hệ quốc tế dễ xảy ra xung đột. Chủ nghĩa hiện thực cũng dùng quyền lực để xem xét và lý giải những cách ứng xử của các quốc gia trong quan hệ quốc tế. Đối sách đối ngoại của Việt Nam. Tình hình thế giới và khu vực Thứ nhất, đại dịch COVID19 tiếp tục diễn biến phức tạp, tác động mạnh mẽ và tạo ra thách thức không nhỏ đối với năng lực ứng phó của tất cả các quốc gia trên thế giới. Đại dịch COVID19 tác động sâu rộng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội, chính trị an ninh toàn cầu, đồng thời cũng cho thấy sự phát triển của những xu thế mới trong quan hệ quốc tế. Thứ hai, kinh tế thế giới tiếp tục đà phục hồi, tuy nhiên, quá trình phục hồi thiếu vững chắc, không đồng đều và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Hiện tượng gián đoạn sản xuất và đứt gãy, chuyển dịch nhiều chuỗi cung ứng ở quy mô quốc gia, khu vực và toàn cầu đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế nhiều nước, nhất là các nền kinh tế đang phát triển, đặt ra những thách thức ở cả tầm vi mô và vĩ mô. Thứ ba, tình hình chính trị an ninh toàn cầu có nhiều chuyển động mới phức tạp, với những chuyển dịch lớn trong cục diện chính trị, quân sự thế giới, tính bất định và bất ổn gia tăng. Thứ tư, các vấn đề an ninh phi truyền thống, như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, nguồn nước, tội phạm xuyên quốc gia, an ninh mạng…, diễn biến ngày càng đa dạng, phức tạp, khó dự báo, tác động gay gắt đến an ninh và phát triển của tất cả các nước. Kết quả công tác đối ngoại của Việt Nam Các hoạt động đối ngoại cấp cao song phương trên cả kênh trực tuyến và trực tiếp đã thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam với các nước, góp phần đưa quan hệ hợp tác ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất. Trong năm 2021, đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội đã có hơn 100 cuộc điện đàm, hội đàm trực tuyến với người đứng đầu nhiều đảng cầm quyền, nhà nước, chính phủ và nghị viện các nước, các khu vực cũng như hầu hết các nước đối tác lớn, quan trọng, trên cả kênh đảng và nhà nước. Ngoại giao đa phương tiếp tục ghi những dấu ấn nổi bật, đặc biệt tại các cơ chế của Liên hợp quốc diễn đàn đa phương lớn nhất và có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ nhất thế giới. Việt Nam đã hoàn thành tốt đẹp trọng trách lần thứ hai đảm nhiệm vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, nhiệm kỳ 2020 2021. Trong ASEAN, Việt Nam tiếp tục tham gia chủ động, tích cực, đóng góp có trách nhiệm nhằm thúc đẩy các nội dung ưu tiên của ASEAN về kiểm soát dịch bệnh, cải thiện năng lực y tế công cộng, thúc đẩy tiếp cận các nguồn vaccine phòng ngừa dịch bệnh COVID19 song song với duy trì chuỗi cung ứng, hỗ trợ các doanh nghiệp trong khu vực chuyển đổi sản xuất, chuyển đổi số thích ứng với điều kiện mới. Ngoại giao vaccine được triển khai đồng bộ và tích cực ở tất cả các cấp và trên cả ba trụ cột đối ngoại. Các hoạt động ngoại giao kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế tiếp tục được thúc đẩy, nhất là việc triển khai hiệu quả các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã được ký kết, trở thành mắt xích quan trọng trong nhiều liên kết kinh tế. Công tác ngoại giao văn hóa với trọng tâm là tiếp tục triển khai Đề án “Tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất, ở nước ngoài”; vận động UNESCO công nhận một số khu dự trữ sinh quyển, di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh trong nước... Công tác biên giới lãnh thổ đạt được những kết quả tích cực, trọng tâm là tăng cường công tác phối hợp với các nước láng giềng trong quản lý biên giới, phòng, chống dịch bệnh COVID19, thúc đẩy hợp tác phát triển kinh tế xã hội ở khu vực biên giới. Công tác người Việt Nam ở nước ngoài tiếp tục được quan tâm đặc biệt, với những chuyển biến về chất, khẳng định quan điểm xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta: “Người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời của dân tộc Việt Nam”, đồng thời phát huy có hiệu quả nguồn lực, tinh thần yêu nước của đồng bào hướng về quê hương. Đối sách đối ngoại của Việt Nam trong thời gian tới Công tác đối ngoại của Việt Nam đứng trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới xuất phát từ vị thế, tiềm lực mới của đất nước sau hơn 35 năm đổi mới và từ những thay đổi của cục diện quốc tế, đặc biệt trong giai đoạn “hậu COVID19”. Mục tiêu cao nhất của công tác đối ngoại Việt Nam là tiếp tục phát huy vai trò tiên phong trong “tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định”, “huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước” và “nâng cao vị thế, uy tín của đất nước”, có những đóng góp xứng đáng vào việc hiện thực hóa ba mục tiêu phát triển chiến lược đến năm 2025, năm 2030 và năm 2045 của đất nước. Việc bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi là mục tiêu tối thượng, xuyên suốt, bất biến. Trong bối cảnh nhiều cơ hội cũng như thách thức, môi trường nhiều biến động, khó dự báo, việc bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ, nhất quán triển khai đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa; kiên trì về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược sẽ là nhân tố quan trọng mang tính quyết định. Xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại, phát huy vai trò và sự thống nhất của ba kênh đối ngoại chủ lực: đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân; sự chủ động, sáng tạo, linh hoạt trên cả kênh song phương và đa phương; trên tất cả các lĩnh vực từ chính trị, hội nhập quốc tế, kinh tế, văn hóa, biên giới lãnh thổ, thông tin đối ngoại…; hóa giải các thách thức “từ sớm, từ xa”; đưa các mối quan hệ đối ngoại đi vào chiều sâu, hiệu quả phục vụ các mục tiêu an ninh và phát triển của đất nước; chủ động tham gia, tích cực đóng góp, nâng cao vai trò của Việt Nam trong xây dựng, định hình các thể chế đa phương và trật tự chính trị, kinh tế quốc tế sẽ là những trọng tâm của công tác đối ngoại trong thời gian tới. Câu 2. Vai trò của các chủ thể chính đối với việc định hình trật tự thế giới mới Một trong những vấn để nổi bật, thu hút sự quan tâm của thế giới hiện nay là vấn đề Trật tự thế giới mới. Sự sụp đổ của chế độ Xã hội Chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu 20 năm trước đây đã phá vỡ trật tự hai cực, kéo theo sự đảo lộn lớn trên mọi phương diện của thế giới. Trật tự thế giới hiện nay được nhận định đang vận động, biến đổi nhanh chóng để tái định hình. Trong thập niên tới, trật tự thế giới tái định hình như thế nào, đơn cực, hai cực hay chuyển sang trật tự đa cực, là vấn đề được các quốc gia quan tâm. Trật tự thế giới là trạng thái tương đổỉ ổn định của đời sống thế gỉới, trong đỏ phản ánh tương quan sắp xếp, so sánh lực lượng giữa các chủ thể cấu thành đời sổng quốc tế. Nó thể hiện thứ bậc quyền lực, do các nước lớn quyết định, trong một thời kỳ nhất định (thường là giai đoạn dài). Trong lịch sử có bốn loại trật tự chính: (1) trật tự đơn cực; (2) trật tự hai cực; (3) trật tự đa cực; (4) trật tự không phân cực. Trật tự quốc tế hiện đại được xây dựng trên hệ thống quốc gia dân tộc, những chủ thể chính có chủ quyền cùng nhau tồn tại và cùng nhau xây dựng, công nhận những luật chơi chung như nguyên tắc tổ chức, vận hành trật tự, các tiêu chuẩn về hành vi điều chỉnh các mối quan hệ, tương tác giữa các chủ thể này với nhau. Và các chủ thể này có vai trò quan trọng trong việc định hình trật tự thế giới mới. Thứ nhất, cạnh tranh chiến lược nước lớn và tương quan so sánh lực lượng của các chủ thể chính có vai trò quyết định đến việc định hình trật tự thế giới mới. Từ thập niên thứ hai của thế kỷ XXI đến nay, do sự suy giảm tương đối vị thế của Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản, sự trỗi dậy của Trung Quốc, một phần của Nga, Ấn Độ và một số nước khác, thế giới bắt đầu giai đoạn quá độ từ trật tự thế giới đơn cực sang đa cực, trong đó Mỹ vẫn nắm giữ vai trò nổi trội trong các vấn đề quốc tế, cho dù siêu cường này đang bị Trung Quốc và Nga thách thức. Việc Trung Quốc quyết tâm theo đuổi “giấc mộng Trung Hoa”, nước Nga phát động chiến tranh ở Ucraina, chống lại ảnh hưởng, trật tự phương Tây do Mỹ đứng đầu cũng như Mỹ đang dồn mọi nỗ lực, tập hợp lực lượng chống lại Nga và Trung Quốc, làm cho trật tự thế giới hiện nay ở thế giằng co giữa “một cực” và “đa cực”, cho dù xu hướng đa cực có phần trội hơn. Tương quan lực lượng Mỹ Nga Trung Quốc là yếu tố tác động toàn diện, sâu sắc nhất đến việc định hình, nhận diện trật tự thế giới trong thời gian tới. Với trật tự thế giới “đa cực, đa trung tâm” tiếp tục định hình rõ nét hơn, trong đó Mỹ, Nga, Trung Quốc được đánh giá là ba “cực” chính, quan trọng nhất. Nhiều nhà nghiên cứu nhận định rằng, Mỹ và Trung Quốc ở hai “cực” đối đầu, đóng vai trò chi phối, tạo dựng bức tranh toàn cảnh thế giới. Nga có vai trò “cân bằng chiến lược”, quyết định kết quả trong cạnh tranh Mỹ Trung Quốc. Các nước còn lại đóng vai trò như các “cực” vừa và nhỏ, do thực lực và vị thế quốc tế chưa thể sánh ngang với các “cực” chính nên các “cực” này, một mặt, vẫn liên kết với “cực” đứng đầu là Mỹ, Trung Quốc (xu hướng theo sự gắn kết lợi ích, hệ giá trị và quan hệ truyền thống) để tạo thế đứng trong quan hệ quốc tế; mặt khác, liên kết với nhau để tạo sự tự chủ chiến lược, từng bước thiết lập quyền lực nhất định trong trật tự thế giới dựa trên luật lệ. Xét tổng thể, các chủ thể có khả năng trở thành các “cực”, các trung tâm quyền lực chi phối, định hình trật tự thế giới mới sẽ không ngừng vận động, cạnh tranh gay gắt, nhất là giữa các “cực” đối trọng nhằm khẳng định vị thế, vai trò trong hệ thống quốc tế. Các nước lớn có xu hướng quy tụ các nước nhỏ hơn thông qua việc dùng ưu thế, sức ảnh hưởng của mình trên các lĩnh vực kinh tế, quân sự, công nghệ... để tập hợp lực lượng, đồng thời tạo thế đối trọng cần thiết với các “cực” khác. Cùng với đó, các “cực” có điểm đồng lợi ích tiếp tục liên minh, liên kết với nhau để gia tăng sức mạnh, đối trọng với các “cực” đối kháng lợi ích chiến lược. Chính sách của các nước lớn cũng như mối quan hệ tương tác giữa các nước lớn với nhau ở từng khu vực và trên toàn thế giới có ảnh hưởng mang tính quyết định đến “hình thù”, tính chất của trật tự và buộc những nước nhỏ hon phải điều chỉnh, thích nghi với “luật chơi” để tìm một chỗ đứng ít bất lợi nhất trong trật tự. Trên cơ sở đó, trật tự thế giới “đa cực, đa trung tâm” đang định hình sẽ tiếp tục diễn biến nhanh chóng, phức tạp và khó đoán định hơn do sự tính toán chiến lược nước lớn luôn xoay chuyển theo cục diện, bối cảnh chuyển động không ngừng. Thứ hai, Các chủ thể chính góp phần xây dựng và đảm bảo thực thi luật chơi của trật tự, qua đó duy trì ổn định của trật tự. Trật tự thế giới dựa trên luật lệ vẫn đang khá thịnh hành và chi phối quan hệ quốc tế hiện nay nhưng hiện nay, trật tự này đang bị thách thức nghiêm trọng bởi các nước lớn luôn đề cao sức mạnh và sẵn sàng đưa ra luật chơi riêng của mình, sử dụng sức mạnh, can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác để đạt các mục tiêu khác nhau, trong đó có mục tiêu địa chính trị. Chính vì vậy, các quốc gia dân tộc, chủ thể chính trong quan hệ quốc tế phải có nỗ lực mới để cải tổ, đổi mới hay xây dựng lại một trật tự quốc tế dựa trên luật lệ công bằng hơn. Thứ ba, tác động đến cấu trúc địa lý của khu vực. Châu Á Thái Bình Dương ngày càng nổi lên là khu vực trung tâm của cục diện mới, trật tự thế giới mới đang định hình; là địa bàn ưu tiên hàng đầu của các “cực” chính, gồm Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Nhật Bản, Ôxtrâylia, Hàn Quốc và ASEAN. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai cực chi phối chủ đạo trật tự khu vực châu Á Thái Bình Dương và các chủ thể còn lại có tác động ở mức độ thấp hơn. Trật tự thế giới hiện nay tiếp tục chuyển động phức tạp, đang dần định hình sang trật tự “đa cực, đa trung tâm” với sự tham gia sâu rộng của các chủ thể khác nhau, trong đó, vai trò trung tâm của châu Á Thái Bình Dương và Đông Nam ÁASEAN ngày càng được khẳng định. Xu hướng định hình trật tự thế giới mới được dự báo có tác động sâu sắc đến tình hình thế giới, khu vực và hệ thống quốc tế, trong đó có Việt Nam. Liên hệ: Ảnh hưởng đến Việt Nam Một là, trật tự đa cực đang hình thành ngày càng rõ nét cho phép Việt Nam có điều kiện để thực hiện “dĩ bất biến ứng vạn biến” trong quan hệ quốc tế và lựa chọn những kế sách phù hợp để bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc. Hai là, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, nhất là cạnh tranh Mỹ Trung Quốc, diễn ra ngày càng gay gắt, phức tạp, tác động đến hòa bình, ổn định và quan hệ quốc tế của nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Ba là, hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, song chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa bảo hộ và sự phụ thuộc của các nước đang phát triển, nước nhỏ vào nước lớn có xu hướng gia tăng, tác động không nhỏ đến vấn đề bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc. Bốn là, nhiều vấn đề có tính toàn cầu nổi lên, tác động mạnh tới nhận thức và quan hệ của các nước nói chung, bảo đảm lợi ích quốc gia dân tộc của Việt Nam nói riêng. Năm là, châu Á Thái Bình Dương tiếp tục là khu vực phát triển năng động, có vị trí địa kinh tế chính trị ngày càng quan trọng trên thế giới, nhưng tiềm ẩn nhiều nhân tố bất ổn, tác động đến việc bảo đảm lợi ích quốc gia dân tộc của Việt Nam. Đề xuất đối sách của Việt Nam: Củng cố quan hệ đối tác toàn diện với Mỹ; đối tác chiến lược toàn diện vói Trung Quốc và Nga, thực hiện ‘‘cân bằng” trong quan hệ vói ba nước trên nguyên tác lợi ích dân tộc là tối cao. Bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia dân tộc trên cở sở những nguyên tác cơ bản của luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên họp quốc..., thông qua các cơ chế đa phương quốc tế như Liên họp quốc, ASEAN, APEC... Mềm dẻo, linh hoạt, không để “bị kẹt” giữa các nước Mỹ, Trung Quốc và Nga; kiên trì họp tác, tranh thủ sự ủng hộ của các nước Mỹ, Trung Quốc và Nga. Trong đối ngoại, hội nhập quốc tế cần quán triệt và thực hiện tốt phương châm xác định “đối tác, đối tượng”, “dĩ bất biến ứngvạn biến”, không để bị đẩy vào thế phải “chọn bên” trong cạnh tranh địa chiến lược Mỹ Trung Quốc Nga. Nâng cao tiềm lực an ninh quốc phòng để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thốngnhất, toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích chiến lược của đất nước. Tóm lại, tình hình thế giới và khu vực hiện nay và dự báo trong thập niên thứ ba của thế kỷ XXI có những biến đổi phức tạp, nhanh chóng và khó lường. Tình hình trên tiếp tục tác động trực tiếp đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vừa tạo ra nhiều thời cơ, thuận lợi mới, vừa mang đến những khó khăn, thách thức lớn đối với nước ta, đòi hỏi cần phải luôn theo dõi, bám sát tình hình, vận dụng phương pháp khoa học để đánh giá đúng bối cảnh quốc tế. Đặc biệt, phải nắm bắt, dự báo được các xu hướng trong quan hệ quốc tế, khu vực cũng như mục tiêu, lợi ích, ý đồ chiến lược của các nước, nhất là các nước lớn, đối với khu vực và Việt Nam để đề ra đường lối, chính sách, sách lược kịp thời, trong đó phải luôn đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết; kiên định độc lập, tự chủ, đồng thời tích cực hội nhập quốc tế trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi; kết hợp phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Bất luận trong hoàn cảnh nào cũng cần tìm phương cách để tránh rơi vào thế kẹt giữa các bên.. Câu 3. Đặc điểm của cục diện thế giới Khái niệm: Cục diện thế giới được hiểu là “trạng thái” của thế giới tại một thời điểm hay trong một khoảng thời gian nhất định (tương đối ngắn), phản ánh tương quan lực lượng và mối quan hệ giữa các chủ thể quốc tế khác nhau, trước hết và quan trọng nhất là giữa các cường quốc, các trung tâm quyền lực lớn của thế giới. Nó cũng bao gồm cả xu hướng vận động của tương quan lực lượng và trạng thái quan hệ giữa các chủ thể chính tại thời điểm đó. về nội hàm, cục diện thế giới bao quát diện mạo của thế giới trên tất cả các lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa, tôn giáo... Tuy nhiên, nghiên cứu, phân tích về cục diện thế giới thường tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quốc phòng an ninh. Tuy cục diện thế giới là bửc tranh toàn cảnh về thế giới, nhung trong phân tích, dự báo cục diện thế giới thường dựa trên ba thành tố chủ yếu: (1) cấu trúc dựa trên sự so sánh tương quan sức mạnh và quyền lực giữa các nước lớn, các trung tâm quyền lực lớn trên các bình diện chủ yếu, cả song phương và đa phương; (2) các đặc điểm lớn, các nhân tố tác động và các xu hướng vận động chủ yếu của quan hệ quốc té đương đại; (3) vai trò và đặc điểm của hệ thống các thể chế, cơ chế hợp tác toàn cầu, liên khu vực và khu vực. Nghiên cứu cục diện thế giới thường tập trung vào trạng thái “tĩnh”, tương đối ổn định của bức tranh thế giới toàn cảnh trong một thời điểm hay một khoảng thời gian cụ thể, nhưng điều này không hề mâu thuẫn với bản chất vận động không ngừng của tình hình quốc tế dưới sự tác động của các nhân tố chủ quan (chiến lược, chính sách của các chủ thể) và khách quan, nhất là các xu thế lớn của thế giới làm thay đổi tương quan lực lượng giữa các chủ thể chính dẫn đến làm thay đổi cục diện. Nếu lấy cột mốc từ khởi đầu thế kỷ XXI hoặc từ cuộc khủng hoảng năm 2008 đến nay, có thể khái quát một số đặc điểm nổi bật của cục diện thế giới hiện nay như sau: Một là, cục diện thế giới hiện nay và xu hướng vận động của nó là kết quả của sự tương tác lẫn nhau giữa nhiều loại hình chủ thể quan hệ quốc tế, với vai trò trung tâm của các nước lớn. Chủ thể quan trọng và chủ yếu nhất trong quan hệ quốc tế là các quốc gia dân tộc có chủ quyền. Sự tương tác phức tạp và phong phú của 193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc tham gia vào đời sống quốc tế tạo nên diện mạo quan hệ quốc tế hiện đại. Trong đó, các nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (P5) gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp; nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) gồm Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Italia, Nhật Bản, Canada; nhóm các nước có nền kinh tế mới nổi (BRICS) gồm Nga, Trung Quốc, Ẩn Độ, Brazil và Nam Phi; nhóm các nước phát triển và mới nổi (G20)... là những chủ thể quan trọng hàng đầu, có vai trò then chốt trong định hình và sự vận động của môi trường quan hệ quốc tế và cục diện thế giới. Ngoài nhóm chủ thể quan trọng nhất là quốc gia dân tộc, trong quan hệ quốc tế ngày nay, các tổ chức quốc tế liên chính phủ, các tổ chức phi chính phủ quốc tế, các công ty, tập đoàn xuyên quốc gia, đa quốc gia (hiện nay nổi lên là các tập đoàn công nghệ), các phong trào chính trị, xã hội và các tổ chức tôn giáo toàn cầu cũng là những chủ thể có vai trò ngày càng quan trọng trong đời sống quốc tế. Trong đó, hệ thống các tổ chức liên chính phủ khu vực, liên khu vực và toàn cầu phong phú, đa dạng được phân loại theo lĩnh vực, phạm vi địa lý, ngành nghề... được thành lập từ các quốc gia có chủ quyền ra đời ngày càng nhiều và có vai trò ảnh hưởng ngày càng quan trọng đến chính trị quốc tế, trong tập hợp lực lượng quốc tế và định hình diện mạo trật tự thế giới.
1 ÔN TẬP MÔN QUAN HỆ QUỐC TẾ Câu 1 Cạnh tranh quyền lực trong quan hệ quốc tế hiện nay và đối sách đối ngoại của Việt Nam Quyền lực trở thành vấn đề trung tâm trong nghiên cứu lý luận và thực tiễn quan hệ quốc tế vì quyền lực là bản chất của chính tổ quốc tế và là tâm điểm lý luận của chủ nghĩa hiện thực cũng như tâm điểm tranh luận của nhiều trường phái lý thuyết quan hệ quốc tế khác Quyền lực là một lăng kính để giải thích lịch sử quan hệ quốc tế cũng như là phương pháp luận để đánh giá tương quan lực lượng quốc tế và dự báo sự vận động của trật tự quốc tế Khái niệm “quyền lực trong quan hệ quốc tế”: Quyền lực trong quan hệ quốc tế được hiểu là khả năng của một quốc gia, hoặc một chủ thể quan hệ quốc tế kiểm soát, chi phối hoặc gây ảnh hưởng đến các mặt của đời sống quốc tế và các chủ thể khác để bảo vệ lợi ích hoặc đạt được lợi ích bên trong và bên ngoài phạm vi lãnh thổ của mình Phân loại quyền lực trong QHQT: + Cách phân loại dựa trên phương thức thực hiện quyền lực bao gồm: (1) quyền lực cứng là khả năng một chủ thể có tiềm lực mạnh có khả năng cưỡng ép chủ thể khác thực hiện ý muốn của mình bằng những công cụ hữu hình như quân sự và trừng phạt kinh tế; (2) quyền lực mềm là khả năng dùng ảnh hưởng hay sự hấp dẫn để thuyết phục, lôi cuốn chủ thể khác làm theo ý muốn của mình + Cách phân loại dựa trên cơ sở thời gian gồm có: (1) quyền lực thực tại tức là quyền lực hiện có như lực lượng quân sự, thu nhập quốc nội, trình độ khoa học - công nghệ, số lượng dân cư, diện tích lãnh thổ; (2) quyền lực tiềm năng là khả năng quyền lực tăng lên trong tương lai dựa trên cơ sở về khả năng phát triển vượt trội của năng lực nào đó + Cách phân loại dựa trên hình thức biểu hiện của quyền lực gồm có: (1) quyền lực hữu hình là những quyền lực mang tính vật chất, có thể đong đo, sờ thấy được như tài nguyên, lực lượng quân sự quốc phòng, sản lượng kinh tế ; (2) quyền lực vô hình là những quyền lực mang tính tinh thần, những giá trị không sờ đếm được + Cách phân loại dựa trên lĩnh vực hoạt động gồm có: quyền lực chỉnh trị, quyền lực quân sự, quyền lực kinh tế Cách phân loại này giúp các chủ thể dễ dàng nhận thấy mặt mạnh, mặt yếu, sở trường hay sở đoản của bản thân chủ thể cũng như đối tác quan hệ để lựa chọn ưu tiên chính sách, công cụ thực hiện và lĩnh vực quan hệ Các loại quyền lực này có thể bổ sung và thay thế nhau trong nhiều trường hợp + Cách phân loại dựa trên khả năng tấn công hay phòng thủ gồm có: (1) quyền lực tấn công là khả năng một quốc gia có thể ép buộc một quốc gia khác hành động theo ý muốn của mình.(2) quyền lực phòng thủ là khả năng chống lại sự cưỡng ép của một quốc gia khác * Vấn đề cạnh tranh quyền lực trong quan hệ quốc tế: Cạnh tranh quyền lực được hiểu là hình thái đổi kháng trực tiếp hay gián tiếp giữa hai hoặc nhiều chủ thể nhằm kiềm chế lẫn nhau hoặc tranh giành ảnh hưởng đối với một hay một số chủ thể khác thông qua việc tác động hoặc ép buộc chủ thể đó phục tùng ý chí của mình Theo quan điểm của trường phái tân hiện thực thì do bản chất vô chính phủ của thế giới, do luôn sống trong môi trường cạnh tranh, và vì nhu cầu quyền lực không có giới hạn của quốc gia, nên mọi quốc gia đều tìm cách có được quyền lực để bảo vệ chủ quyền và lợi ích, cũng như đảm bảo sự tồn tại lâu dài của mình Do vậy, mọi quốc gia đều theo đuổi cạnh tranh quyền lực trong quan hệ quốc tế, và đây luôn là yếu tố biến động Nhu cầu gia tăng quyền lực được thực hiện bằng cách làm cho mình mạnh lên và chủ thể khác yếu đi khiến cạnh tranh quyền lực là không tránh khỏi giữa các 2 quốc gia, là việc thường xuyên và vì thế trong quan hệ quốc tế dễ xảy ra xung đột Chủ nghĩa hiện thực cũng dùng quyền lực để xem xét và lý giải những cách ứng xử của các quốc gia trong quan hệ quốc tế * Đối sách đối ngoại của Việt Nam - Tình hình thế giới và khu vực Thứ nhất, đại dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, tác động mạnh mẽ và tạo ra thách thức không nhỏ đối với năng lực ứng phó của tất cả các quốc gia trên thế giới Đại dịch COVID-19 tác động sâu rộng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, chính trị - an ninh toàn cầu, đồng thời cũng cho thấy sự phát triển của những xu thế mới trong quan hệ quốc tế Thứ hai, kinh tế thế giới tiếp tục đà phục hồi, tuy nhiên, quá trình phục hồi thiếu vững chắc, không đồng đều và tiềm ẩn nhiều rủi ro Hiện tượng gián đoạn sản xuất và đứt gãy, chuyển dịch nhiều chuỗi cung ứng ở quy mô quốc gia, khu vực và toàn cầu đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế nhiều nước, nhất là các nền kinh tế đang phát triển, đặt ra những thách thức ở cả tầm vi mô và vĩ mô Thứ ba, tình hình chính trị - an ninh toàn cầu có nhiều chuyển động mới phức tạp, với những chuyển dịch lớn trong cục diện chính trị, quân sự thế giới, tính bất định và bất ổn gia tăng Thứ tư, các vấn đề an ninh phi truyền thống, như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, nguồn nước, tội phạm xuyên quốc gia, an ninh mạng…, diễn biến ngày càng đa dạng, phức tạp, khó dự báo, tác động gay gắt đến an ninh và phát triển của tất cả các nước - Kết quả công tác đối ngoại của Việt Nam Các hoạt động đối ngoại cấp cao song phương trên cả kênh trực tuyến và trực tiếp đã thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam với các nước, góp phần đưa quan hệ hợp tác ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất Trong năm 2021, đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội đã có hơn 100 cuộc điện đàm, hội đàm trực tuyến với người đứng đầu nhiều đảng cầm quyền, nhà nước, chính phủ và nghị viện các nước, các khu vực cũng như hầu hết các nước đối tác lớn, quan trọng, trên cả kênh đảng và nhà nước Ngoại giao đa phương tiếp tục ghi những dấu ấn nổi bật, đặc biệt tại các cơ chế của Liên hợp quốc - diễn đàn đa phương lớn nhất và có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ nhất thế giới Việt Nam đã hoàn thành tốt đẹp trọng trách lần thứ hai đảm nhiệm vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, nhiệm kỳ 2020 - 2021 Trong ASEAN, Việt Nam tiếp tục tham gia chủ động, tích cực, đóng góp có trách nhiệm nhằm thúc đẩy các nội dung ưu tiên của ASEAN về kiểm soát dịch bệnh, cải thiện năng lực y tế công cộng, thúc đẩy tiếp cận các nguồn vaccine phòng ngừa dịch bệnh COVID-19 song song với duy trì chuỗi cung ứng, hỗ trợ các doanh nghiệp trong khu vực chuyển đổi sản xuất, chuyển đổi số thích ứng với điều kiện mới Ngoại giao vaccine được triển khai đồng bộ và tích cực ở tất cả các cấp và trên cả ba trụ cột đối ngoại Các hoạt động ngoại giao kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế tiếp tục được thúc đẩy, nhất là việc triển khai hiệu quả các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã được ký kết, trở thành mắt xích quan trọng trong nhiều liên kết kinh tế Công tác ngoại giao văn hóa với trọng tâm là tiếp tục triển khai Đề án “Tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất, ở nước ngoài”; vận động UNESCO công nhận một số khu dự trữ sinh quyển, di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh trong nước Công tác biên giới lãnh thổ đạt được những kết quả tích cực, trọng tâm là tăng cường công 3 tác phối hợp với các nước láng giềng trong quản lý biên giới, phòng, chống dịch bệnh COVID-19, thúc đẩy hợp tác phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực biên giới Công tác người Việt Nam ở nước ngoài tiếp tục được quan tâm đặc biệt, với những chuyển biến về chất, khẳng định quan điểm xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta: “Người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời của dân tộc Việt Nam”, đồng thời phát huy có hiệu quả nguồn lực, tinh thần yêu nước của đồng bào hướng về quê hương - Đối sách đối ngoại của Việt Nam trong thời gian tới Công tác đối ngoại của Việt Nam đứng trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới xuất phát từ vị thế, tiềm lực mới của đất nước sau hơn 35 năm đổi mới và từ những thay đổi của cục diện quốc tế, đặc biệt trong giai đoạn “hậu COVID-19” Mục tiêu cao nhất của công tác đối ngoại Việt Nam là tiếp tục phát huy vai trò tiên phong trong “tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định”, “huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước” và “nâng cao vị thế, uy tín của đất nước”, có những đóng góp xứng đáng vào việc hiện thực hóa ba mục tiêu phát triển chiến lược đến năm 2025, năm 2030 và năm 2045 của đất nước Việc bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi là mục tiêu tối thượng, xuyên suốt, bất biến Trong bối cảnh nhiều cơ hội cũng như thách thức, môi trường nhiều biến động, khó dự báo, việc bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ, nhất quán triển khai đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa; kiên trì về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược sẽ là nhân tố quan trọng mang tính quyết định Xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại, phát huy vai trò và sự thống nhất của ba kênh đối ngoại chủ lực: đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân; sự chủ động, sáng tạo, linh hoạt trên cả kênh song phương và đa phương; trên tất cả các lĩnh vực từ chính trị, hội nhập quốc tế, kinh tế, văn hóa, biên giới lãnh thổ, thông tin đối ngoại…; hóa giải các thách thức “từ sớm, từ xa”; đưa các mối quan hệ đối ngoại đi vào chiều sâu, hiệu quả phục vụ các mục tiêu an ninh và phát triển của đất nước; chủ động tham gia, tích cực đóng góp, nâng cao vai trò của Việt Nam trong xây dựng, định hình các thể chế đa phương và trật tự chính trị, kinh tế quốc tế sẽ là những trọng tâm của công tác đối ngoại trong thời gian tới Câu 2 Vai trò của các chủ thể chính đối với việc định hình trật tự thế giới mới Một trong những vấn để nổi bật, thu hút sự quan tâm của thế giới hiện nay là vấn đề Trật tự thế giới mới Sự sụp đổ của chế độ Xã hội Chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu 20 năm trước đây đã phá vỡ trật tự hai cực, kéo theo sự đảo lộn lớn trên mọi phương diện của thế giới Trật tự thế giới hiện nay được nhận định đang vận động, biến đổi nhanh chóng để tái định hình Trong thập niên tới, trật tự thế giới tái định hình như thế nào, đơn cực, hai cực hay chuyển sang trật tự đa cực, là vấn đề được các quốc gia quan tâm Trật tự thế giới là trạng thái tương đổỉ ổn định của đời sống thế gỉới, trong đỏ phản ánh tương quan sắp xếp, so sánh lực lượng giữa các chủ thể cấu thành đời sổng quốc tế Nó thể hiện thứ bậc quyền lực, do các nước lớn quyết định, trong một thời kỳ nhất định (thường là giai đoạn dài) Trong lịch sử có bốn loại trật tự chính: (1) trật tự đơn cực; (2) trật tự hai cực; (3) trật tự đa cực; (4) trật tự không phân cực Trật tự quốc tế hiện đại được xây dựng trên hệ thống quốc gia - dân tộc, những chủ thể chính có chủ quyền cùng nhau tồn tại và cùng nhau xây dựng, công nhận những luật chơi chung như nguyên tắc tổ chức, vận hành trật tự, các tiêu chuẩn về hành vi điều chỉnh các mối quan hệ, tương tác giữa các chủ thể này với nhau Và các chủ thể này có vai trò quan trọng trong việc định hình trật tự 4 thế giới mới Thứ nhất, cạnh tranh chiến lược nước lớn và tương quan so sánh lực lượng của các chủ thể chính có vai trò quyết định đến việc định hình trật tự thế giới mới Từ thập niên thứ hai của thế kỷ XXI đến nay, do sự suy giảm tương đối vị thế của Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản, sự trỗi dậy của Trung Quốc, một phần của Nga, Ấn Độ và một số nước khác, thế giới bắt đầu giai đoạn quá độ từ trật tự thế giới đơn cực sang đa cực, trong đó Mỹ vẫn nắm giữ vai trò nổi trội trong các vấn đề quốc tế, cho dù siêu cường này đang bị Trung Quốc và Nga thách thức Việc Trung Quốc quyết tâm theo đuổi “giấc mộng Trung Hoa”, nước Nga phát động chiến tranh ở Ucraina, chống lại ảnh hưởng, trật tự phương Tây do Mỹ đứng đầu cũng như Mỹ đang dồn mọi nỗ lực, tập hợp lực lượng chống lại Nga và Trung Quốc, làm cho trật tự thế giới hiện nay ở thế giằng co giữa “một cực” và “đa cực”, cho dù xu hướng đa cực có phần trội hơn Tương quan lực lượng Mỹ - Nga - Trung Quốc là yếu tố tác động toàn diện, sâu sắc nhất đến việc định hình, nhận diện trật tự thế giới trong thời gian tới Với trật tự thế giới “đa cực, đa trung tâm” tiếp tục định hình rõ nét hơn, trong đó Mỹ, Nga, Trung Quốc được đánh giá là ba “cực” chính, quan trọng nhất Nhiều nhà nghiên cứu nhận định rằng, Mỹ và Trung Quốc ở hai “cực” đối đầu, đóng vai trò chi phối, tạo dựng bức tranh toàn cảnh thế giới Nga có vai trò “cân bằng chiến lược”, quyết định kết quả trong cạnh tranh Mỹ - Trung Quốc Các nước còn lại đóng vai trò như các “cực” vừa và nhỏ, do thực lực và vị thế quốc tế chưa thể sánh ngang với các “cực” chính nên các “cực” này, một mặt, vẫn liên kết với “cực” đứng đầu là Mỹ, Trung Quốc (xu hướng theo sự gắn kết lợi ích, hệ giá trị và quan hệ truyền thống) để tạo thế đứng trong quan hệ quốc tế; mặt khác, liên kết với nhau để tạo sự tự chủ chiến lược, từng bước thiết lập quyền lực nhất định trong trật tự thế giới dựa trên luật lệ Xét tổng thể, các chủ thể có khả năng trở thành các “cực”, các trung tâm quyền lực chi phối, định hình trật tự thế giới mới sẽ không ngừng vận động, cạnh tranh gay gắt, nhất là giữa các “cực” đối trọng nhằm khẳng định vị thế, vai trò trong hệ thống quốc tế Các nước lớn có xu hướng quy tụ các nước nhỏ hơn thông qua việc dùng ưu thế, sức ảnh hưởng của mình trên các lĩnh vực kinh tế, quân sự, công nghệ để tập hợp lực lượng, đồng thời tạo thế đối trọng cần thiết với các “cực” khác Cùng với đó, các “cực” có điểm đồng lợi ích tiếp tục liên minh, liên kết với nhau để gia tăng sức mạnh, đối trọng với các “cực” đối kháng lợi ích chiến lược Chính sách của các nước lớn cũng như mối quan hệ tương tác giữa các nước lớn với nhau ở từng khu vực và trên toàn thế giới có ảnh hưởng mang tính quyết định đến “hình thù”, tính chất của trật tự và buộc những nước nhỏ hon phải điều chỉnh, thích nghi với “luật chơi” để tìm một chỗ đứng ít bất lợi nhất trong trật tự Trên cơ sở đó, trật tự thế giới “đa cực, đa trung tâm” đang định hình sẽ tiếp tục diễn biến nhanh chóng, phức tạp và khó đoán định hơn do sự tính toán chiến lược nước lớn luôn xoay chuyển theo cục diện, bối cảnh chuyển động không ngừng Thứ hai, Các chủ thể chính góp phần xây dựng và đảm bảo thực thi luật chơi của trật tự, qua đó duy trì ổn định của trật tự Trật tự thế giới dựa trên luật lệ vẫn đang khá thịnh hành và chi phối quan hệ quốc tế hiện nay nhưng hiện nay, trật tự này đang bị thách thức nghiêm trọng bởi các nước lớn luôn đề cao sức mạnh và sẵn sàng đưa ra luật chơi riêng của mình, sử dụng sức mạnh, can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác để đạt các mục tiêu khác nhau, trong đó có mục tiêu địa chính trị Chính vì vậy, các quốc gia - dân tộc, chủ thể chính trong quan hệ quốc tế phải có nỗ lực mới để cải tổ, đổi mới hay xây dựng lại một trật tự quốc tế dựa trên luật lệ công bằng hơn Thứ ba, tác động đến cấu trúc địa lý của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương ngày càng nổi lên là khu vực trung tâm của cục diện mới, trật tự thế giới mới đang định hình; là địa bàn ưu tiên hàng đầu của các “cực” chính, gồm Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Nhật Bản, Ô-xtrây-li-a, Hàn 5 Quốc và ASEAN Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai cực chi phối chủ đạo trật tự khu vực châu Á - Thái Bình Dương và các chủ thể còn lại có tác động ở mức độ thấp hơn Trật tự thế giới hiện nay tiếp tục chuyển động phức tạp, đang dần định hình sang trật tự “đa cực, đa trung tâm” với sự tham gia sâu rộng của các chủ thể khác nhau, trong đó, vai trò trung tâm của châu Á - Thái Bình Dương và Đông Nam Á/ASEAN ngày càng được khẳng định Xu hướng định hình trật tự thế giới mới được dự báo có tác động sâu sắc đến tình hình thế giới, khu vực và hệ thống quốc tế, trong đó có Việt Nam Liên hệ: Ảnh hưởng đến Việt Nam Một là, trật tự đa cực đang hình thành ngày càng rõ nét cho phép Việt Nam có điều kiện để thực hiện “dĩ bất biến ứng vạn biến” trong quan hệ quốc tế và lựa chọn những kế sách phù hợp để bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc Hai là, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, nhất là cạnh tranh Mỹ - Trung Quốc, diễn ra ngày càng gay gắt, phức tạp, tác động đến hòa bình, ổn định và quan hệ quốc tế của nhiều nước, trong đó có Việt Nam Ba là, hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, song chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa bảo hộ và sự phụ thuộc của các nước đang phát triển, nước nhỏ vào nước lớn có xu hướng gia tăng, tác động không nhỏ đến vấn đề bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc Bốn là, nhiều vấn đề có tính toàn cầu nổi lên, tác động mạnh tới nhận thức và quan hệ của các nước nói chung, bảo đảm lợi ích quốc gia - dân tộc của Việt Nam nói riêng Năm là, châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục là khu vực phát triển năng động, có vị trí địa kinh tế - chính trị ngày càng quan trọng trên thế giới, nhưng tiềm ẩn nhiều nhân tố bất ổn, tác động đến việc bảo đảm lợi ích quốc gia - dân tộc của Việt Nam Đề xuất đối sách của Việt Nam: - Củng cố quan hệ đối tác toàn diện với Mỹ; đối tác chiến lược toàn diện vói Trung Quốc và Nga, thực hiện ‘‘cân bằng” trong quan hệ vói ba nước trên nguyên tác lợi ích dân tộc là tối cao - Bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia dân tộc trên cở sở những nguyên tác cơ bản của luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên họp quốc , thông qua các cơ chế đa phương quốc tế như Liên họp quốc, ASEAN, APEC - Mềm dẻo, linh hoạt, không để “bị kẹt” giữa các nước Mỹ, Trung Quốc và Nga; kiên trì họp tác, tranh thủ sự ủng hộ của các nước Mỹ, Trung Quốc và Nga - Trong đối ngoại, hội nhập quốc tế cần quán triệt và thực hiện tốt phương châm xác định “đối tác, đối tượng”, “dĩ bất biến ứngvạn biến”, không để bị đẩy vào thế phải “chọn bên” trong cạnh tranh địa chiến lược Mỹ - Trung Quốc - Nga - Nâng cao tiềm lực an ninh - quốc phòng để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thốngnhất, toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích chiến lược của đất nước Tóm lại, tình hình thế giới và khu vực hiện nay và dự báo trong thập niên thứ ba của thế kỷ XXI có những biến đổi phức tạp, nhanh chóng và khó lường Tình hình trên tiếp tục tác động trực tiếp đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vừa tạo ra nhiều thời cơ, thuận lợi mới, vừa mang đến những khó khăn, thách thức lớn đối với nước ta, đòi hỏi cần phải luôn theo dõi, bám sát tình hình, vận dụng phương pháp khoa học để đánh giá đúng bối cảnh quốc tế Đặc biệt, phải nắm bắt, dự báo được các xu hướng trong quan hệ quốc tế, khu vực cũng như mục tiêu, lợi ích, ý đồ chiến lược của các nước, nhất là các nước lớn, đối với khu vực và Việt Nam để đề ra đường lối, chính sách, sách lược kịp thời, trong đó phải luôn đặt lợi ích quốc gia - dân tộc lên trên hết; kiên định độc lập, tự chủ, 6 đồng thời tích cực hội nhập quốc tế trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi; kết hợp phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Bất luận trong hoàn cảnh nào cũng cần tìm phương cách để tránh rơi vào thế kẹt giữa các bên./ Câu 3 Đặc điểm của cục diện thế giới Khái niệm: Cục diện thế giới được hiểu là “trạng thái” của thế giới tại một thời điểm hay trong một khoảng thời gian nhất định (tương đối ngắn), phản ánh tương quan lực lượng và mối quan hệ giữa các chủ thể quốc tế khác nhau, trước hết và quan trọng nhất là giữa các cường quốc, các trung tâm quyền lực lớn của thế giới Nó cũng bao gồm cả xu hướng vận động của tương quan lực lượng và trạng thái quan hệ giữa các chủ thể chính tại thời điểm đó về nội hàm, cục diện thế giới bao quát diện mạo của thế giới trên tất cả các lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa, tôn giáo Tuy nhiên, nghiên cứu, phân tích về cục diện thế giới thường tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quốc phòng - an ninh Tuy cục diện thế giới là bửc tranh toàn cảnh về thế giới, nhung trong phân tích, dự báo cục diện thế giới thường dựa trên ba thành tố chủ yếu: (1) cấu trúc dựa trên sự so sánh tương quan sức mạnh và quyền lực giữa các nước lớn, các trung tâm quyền lực lớn trên các bình diện chủ yếu, cả song phương và đa phương; (2) các đặc điểm lớn, các nhân tố tác động và các xu hướng vận động chủ yếu của quan hệ quốc té đương đại; (3) vai trò và đặc điểm của hệ thống các thể chế, cơ chế hợp tác toàn cầu, liên khu vực và khu vực Nghiên cứu cục diện thế giới thường tập trung vào trạng thái “tĩnh”, tương đối ổn định của bức tranh thế giới toàn cảnh trong một thời điểm hay một khoảng thời gian cụ thể, nhưng điều này không hề mâu thuẫn với bản chất vận động không ngừng của tình hình quốc tế dưới sự tác động của các nhân tố chủ quan (chiến lược, chính sách của các chủ thể) và khách quan, nhất là các xu thế lớn của thế giới làm thay đổi tương quan lực lượng giữa các chủ thể chính dẫn đến làm thay đổi cục diện Nếu lấy cột mốc từ khởi đầu thế kỷ XXI hoặc từ cuộc khủng hoảng năm 2008 đến nay, có thể khái quát một số đặc điểm nổi bật của cục diện thế giới hiện nay như sau: Một là, cục diện thế giới hiện nay và xu hướng vận động của nó là kết quả của sự tương tác lẫn nhau giữa nhiều loại hình chủ thể quan hệ quốc tế, với vai trò trung tâm của các nước lớn Chủ thể quan trọng và chủ yếu nhất trong quan hệ quốc tế là các quốc gia dân tộc có chủ quyền Sự tương tác phức tạp và phong phú của 193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc tham gia vào đời sống quốc tế tạo nên diện mạo quan hệ quốc tế hiện đại Trong đó, các nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (P5) gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp; nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) gồm Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Italia, Nhật Bản, Canada; nhóm các nước có nền kinh tế mới nổi (BRICS) gồm Nga, Trung Quốc, Ẩn Độ, Brazil và Nam Phi; nhóm các nước phát triển và mới nổi (G20) là những chủ thể quan trọng hàng đầu, có vai trò then chốt trong định hình và sự vận động của môi trường quan hệ quốc tế và cục diện thế giới Ngoài nhóm chủ thể quan trọng nhất là quốc gia - dân tộc, trong quan hệ quốc tế ngày nay, các tổ chức quốc tế liên chính phủ, các tổ chức phi chính phủ quốc tế, các công ty, tập đoàn xuyên quốc gia, đa quốc gia (hiện nay nổi lên là các tập đoàn công nghệ), các phong trào chính trị, xã hội và các tổ chức tôn giáo toàn cầu cũng là những chủ thể có vai trò ngày càng quan trọng trong đời sống quốc tế Trong đó, hệ thống các tổ chức liên chính phủ khu vực, liên khu vực và toàn cầu phong phú, đa dạng được phân loại theo lĩnh vực, phạm vi địa lý, ngành nghề được thành lập từ các quốc gia có chủ quyền ra đời ngày càng nhiều và có vai trò ảnh hưởng ngày càng quan trọng đến chính trị quốc tế, trong tập hợp lực lượng quốc tế và định hình diện mạo trật tự thế giới 7 Hai là, thế giới hiện nay vẫn thể hiện ngày càng rõ nét cục diện đa cực, đa trung tâm, trong đó, tuy không là the giới đơn cực do Mỹ chi phối bằng sức mạnh vô song nhưng chắc chắn chưa phải là thế giới đa cực cân xứng khi chưa nước nào có sức mạnh tổng hợp có thể sánh ngang với Mỹ và sẵn sàng công khai đối đầu trực diện với Mỹ Trước hết, xu thế vận động theo hướng đa cực, đa trung tâm vẫn diễn ra nhanh, trong đó Mỹ suy giảm sức mạnh tương đối trong khi các cường quốc khác, nhất là Trung Quốc đang nổi lên ngày một rõ hơn, cụ thể: Về kinh tế: Mỹ đang mất dần vai trò và ưu thế tuyệt đối của đầu tầu kinh tế của thế giới xét cả về quy mô kinh tế, tỷ lệ phần trăm trong GDP toàn cầu, đóng góp cho tăng trường toàn cầu, giá trị thương mại và đầu tư quốc tế Trong khi đó, Trung Quốc vươn lên thần tốc sau hơn 30 năm cải cách, mở cửa và từ năm 2010 trờ thành cường quốc kinh tế thứ hai thế giới Trung Quốc là công xưởng sản xuất của thế giới, với nguồn dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới, là chủ nợ lớn nhất của Mỹ Chỉ so sánh giữa Mỹ với Trung Quốc, Mỹ đứng đầu về danh nghĩa trong khi Trung Quốc đứng đầu về sức mua tương đương (PPP) kể từ năm 2014 sau khi vượt Mỹ Cả hai quốc gia cùng chia sẻ 40,75% và 34,27% tổng GDP của thế giới tính theo danh nghĩa và theo sức mua tương đương vào năm 2019 Theo ước tính của Ngan hàng Thế giới (WB), GDP Trung Quốc chỉ xấp xỉ 11% của Hoa Kỳ vào năm 1960 nhưng năm 2017 là 63% Ngoài ra, sự trỗi dậy của nhiều nước và trung tâm khác như Ấn Độ, Hàn Quốc , của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cũng rất ấn tượng Vai trò trung tâm tài chính quốc tế của New York đang giảm đần trước sự nổi lên của các trung tâm tài chính Frankfurt, Tokyo, Hongkong, Singapore, Thượng Hải, Mumbai Về quân sự: Tuy Mỹ hiện nay vẫn duy tri vị the số 1 của minh, nhưng về sức mạnh quân sự cũng đứng trước một số khó khăn nhất định Đó là ngân sách quốc phòng quá lớn, vượt sức chịu đựng của nền kinh tế, ảnh hưởng đến các vấn đề an sinh xã hội Trong khi đó, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ là những đối thủ ngày càng mạnh, về mặt sức mạnh quân sự, xét ở khía cạnh vũ khí, khí tài có những mặt Nga không thua kém Mỹ Trong khi Trung Quốc có ngân sách quốc phòng thứ hai thế giới, lực lượng ngày càng được hiện đại với tham vọng trở thành quân đội đẳng cấp thế giới vào giữa thế kỷ XXI Về khoa học - công nghệ: Mỹ không còn chiếm vị trí độc tôn như trước, các cường quốc mới nổi như Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, thậm chí các nước và vùng lãnh thổ công nghiệp mới (NECs) như Hàn Quốc cũng đã và đang tìm cách vươn lên cạnh tranh mạnh mẽ với Mỹ Trong đó, đáng chú ý là Trung Quốc đang tìm cách vượt Mỹ trong việc làm chủ các công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, nhất là về trí tuệ nhân tạo, mạng 5G về chỉnh trị - ngoại giao: Mỹ trở thành đối tượng bị nhiều đối thủ cạnh tranh ảnh hường (ngay cả đồng minh thân cận) Uy tín và ảnh hưởng sức mạnh mềm của Mỹ bị suy giảm nhiều, nhất là bởi chính sách “Nước Mỹ trên hết” dưới thời Tổng thống D.Trump Mỹ giờ đây cũng không còn là mô hình hấp dẫn nổi bật về nhiều khía cạnh, gồm cả chính trị, kinh tế, văn hóa Cùng với sự trỗi dậy và cạnh tranh của Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, vai trò gia tăng của các thực thể và trung tâm quyền lực quốc tế như EU, BRICS, G20, ASEAN, Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) cũng khiến quyền lực và ảnh hưởng của Mỹ phần nào bị phân tán, suy giảm tương đối Tuy nhiên, xét về tuyệt đối, Mỹ vẫn là siêu cường toàn điện số 1 thế giới, chưa có đối thủ ngang hàng Ngân sách quân sự Mỹ vẫn chiếm một phần hai ngân sách quốc phòng toàn cầu Mỹ có hệ thống căn cứ khắp toàn cầu và một quân đội chuyên nghiệp hàng đầu Kinh tế Mỹ chiếm một phần tư GDP toàn cầu, vẫn chiếm nhiều đỉnh cao và mũi nhọn của thành tựu tri thức và khoa học “ công nghệ toàn cầu, chi phối hệ thống thông tin truyền thông toàn cầu Trong khi đó, Trung Quốc xét trên 8 khía cạnh so sánh tuyệt đối còn cách xa Mỹ, chưa thể đuổi kịp Mỹ trong một sớm một chiều trên hầu khắp các lĩnh vực cũng như sức mạnh tổng thể, trong khi sự phát triển là không ổn định và gặp nhiều khó khăn cả nội bộ và đối ngoại trong thời gian tới Nga chỉ đúng nghĩa là một cường quốc quân sự toàn cầu EU đang gặp nhiều khó khăn cả về chính trị, gắn kết nội bộ và phát triển để có thể là một trung tâm quyền lực đe dọa vị thế của Mỹ Các thực thể quốc tế đa phương khác chưa thể trở thành những trung tâm quyền lực theo đúng nghĩa, chưa thể đối trọng được với các cực, các trung tâm quyền lực truyền thống Như vậy, cục diện thế giới hiện nay vẫn có sự bất cân xứng trong tương quan và phân bổ sức mạnh giữa các cường quốc, các trung tâm quyền lực với sự nghiêng về Mỹ, nhưng đang biến đổi và dịch chuyển nhanh chóng theo hướng thu hẹp khoảng cách trong tương quan so sánh sức mạnh giữa các cực, trung tâm quyền lực trong cục diện thế giới hiện nay Ba là, quan hệ Mỹ - Trung và sự cạnh tranh chiến lược và tập hợp lực lượng xoay quanh mối quan hệ Mỹ - Trung ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương giữ vai trò chủ đạo, chi phối, quyết định quá trình vận động và định hình cục diện thế giới hiện nay và trong những thập kỷ tới Khu vực châu Á ngày càng trở thành trọng điểm của địa-chính trị và kinh tế toàn cầu Vì thế, cường quốc nào chi phối, thống trị được khu vực rộng lớn này sẽ nắm giữ bá quyền thế giới Mỹ từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ II đến nay luôn giữ vị thế trung tâm quyền lực toàn cầu và khu vực Tuy nhiên, bối cảnh khu vực đang thay đổi nhanh chóng theo những cách không có lợi cho lợi ích của Mỹ Trong hàng loạt những thách thức đang nổi lên mà Mỹ phải đối mặt thì sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc đang gây ra những thách thức thực sự mang tính chiến lược đối với vị thế thống trị của Mỹ tại khu vực Trên thực tế, Trung Quốc đang ngấm ngầm tiến hành một cuộc cạnh tranh chiến lược toàn diện với Mỹ thông qua việc sử dụng tổng hợp mọi nguồn lực, trên nhiều mặt trận nhằm làm suy yếu sức mạnh và ảnh hường của Mỹ, tiến tới lật đổ Mỹ khỏi ngôi vị thống trị khu vực và toàn cầu Sáng kiến BRI, Made in China 2025 do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi xướng trong những năm gần đây và “Giấc mộng Trung Hoa” được thể hiện qua tầm nhìn hai mục tiêu 100 năm được đưa ra tại Báo cáo Chính trị Đại hội XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 2017 cho thấy rõ tham vọng địa-chính trị, kinh tế và công nghệ của Bắc Kinh Nó không chỉ là cuộc đại phục hưng dân tộc Trung Hoa, mà sâu xa hơn đó là tham vọng bá chủ khu vực và thế giới của Trung Quốc Trong bối cảnh môi trường chiến lược đang thay đổi nhanh chóng, Mỹ “rất khẩn thiết cần có một chiến lược toàn diện để tái lập sự lãnh đạo của Mỹ trong khu vực, đoàn kết các đối tác có cùng ý tưởng để theo đuổi những mục tiêu chung và đẩy mạnh nhiều lợi ích của Mỹ tại đó” Giới tinh hoa chính trị, học giả và dân chúng Mỹ ngày càng xem Trung Quốc là thách thức lớn nhất đe dọa vị thế bá quyền của Mỹ và đòi hỏi cần thiết phải xây dựng chiến lược đối phóvà kiềm chế Trung Quốc Tổng thống B.Obama đã khởi xướng chiến lược “Xoay trục” về châu Á - Thái Bình Dương với mục tiêu trọng tâm là Trung Quốc Tổng thống D.Trump dù muốn phủ định sạch trơn di sản đối ngoại của Tổng thống B.Obama nhưng về cơ bản chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở” của Chính quyền D.Trump là sự tiếp nối chiến lược của Chính quyền B.Obama cả về nội dung, mục tiêu và biện pháp Thậm chí, trong mục tiêu kiềm chế Trung Quốc, Chính quyền D.Trump đã công khai, trực diện, quyết liệt và nhất quán hơn nhiều so với Chính quyền B.Obama Tổng thống D.Trump đã đưa cạnh tranh Mỹ “ Trung vào trung tâm của chính sách đối ngoại Mỹ và đưa quan hệ Mỹ - Trung tới bờ vực của một cuộc Chiến tranh lạnh mới Như vậy, dù Tổng thống J.Biden lãnh đạo nước Mỹ những năm tới, ít ai nghi ngờ rằng, bức tranh địa-chính trị khu vực trong những năm tới sẽ là sự cạnh tranh quyết liệt giữa Mỹ và Trung Quốc, trong đó “Mỹ với vị thế bá quyền trong thế giới phương Tây sẽ làm hết sức mình để ngăn cản Trung Quốc chiếm vị trí tương tự trong thế giới 9 phương Đông” Bổn là, cục diện thế giới hiện nay chứng kiến sự trỗi dậy của các xu hướng chính trị dân tủy, dân tộc chủ nghĩa, thiên hữu và nó có tác động không nhỏ tới sự vận động của các mối quan hệ quốc tế và trạng thái của cục diện chính trị, an ninh và kinh tế quốc tế Các xu hướng chính trị này được thể hiện trong những hình thức đa dạng sau đây: Thứ nhất, đó là những biểu hiện của chủ nghĩa sôvanh nước lớn, chủ nghĩa bành trướng, bá quyền và chính trị cường quyền trong quan hệ quốc tế hiện nay Theo đó, nước lớn gia tăng xu hướng dung sức mạnh cưỡng ép, hăm dọa và áp đặt nước nhỏ, bỏ qua hoặc tìm cách tước đoạt chủ quyền và các lợi quốc gia cơ bản của nước nhỏ, bất chấp các chuẩn mực ứng xử trong quan hệ giữa các quốc gia cũng như luật pháp quốc tế Xu hướng này có thể phá vỡ trật tự quốc tế và gây bất ổn cho an ninh quốc tể Thứ hai, đó là sự xuất hiện và hồi sinh mạnh mẽ gần đây của các tư tưởng, các đảng phái, các phong trào mang tính phân biệt, bài ngoại, cực hữu, chống nhập cư, chống Hồi giáo ở châu Âu như Đảng Mặt trận quốc gia ở Pháp của Marine Le Pen, Đảng Tự do Áo, Đảng Độc lập Anh, Đảng Liênđoàn phương Bắc ở Italia, Đảng Nhân dân ở Đan Mạch, Phong trào Brexit ở Anh, Đảng Tự do Hà Lan, Đảng Con đường khác cho nước Đức, Đảng Dân chủ cực hữu Thụy Điển, Đảng cực hữu Golden Dawn ở Hy Lạp và phần nào đó có thể kể đến tư tưởng “nước Mỹ trên hết”, cùng những chính sách chống nhập cư và Hồi giáo của Tổng thống D.Trump Thứ ba, đó là các hành vi của chủ nghĩa thực dụng, vụ lợi, theo đuổi, đề cao lợi ích quốc gia mang tính tư lợi, vị kỷ, hẹp hòi trong quan hệ quốc tế, chỉ biết tập trung vào việc đạt được quyền lợi cho quốc gia - dân tộc minh mà không quan tâm, không chịu nhân nhượng lẫn nhau, thậm chí làm tổn hại lợi ích chính đáng của các quốc gia bên thứ ba khác Trong hình thức này, chủ nghĩa dân tộc cũng thờ ơ, lảng tránh trách nhiệm và nghĩa vụ đối với cộng đồng quốc tế nói chung, với việc giải quyết những vấn đề chung của toàn nhân loại, không gắn lợi ích dân tộc với lợi ích chung của cộng đồng quốc tế Thứ tư, một biểu hiện khác của chủ nghĩa dân tộc hiện nay là chủ nghĩa đơn phương, chối bỏ chủ nghĩa toàn cầu, chống toàn cầu hóa, theo đuổỉ chủ nghĩa bảo hộ và các chính sách thương mại, đầu tư mang tính phân biệt đối xử có lợi cho quốc gia mình Hình thức này được các nhà nghiên cứu gọi là chủ nghĩa dân tộc kinh tếNhững người theo đuổi chủ nghĩa dân tộc kinh tế không thừa nhận khía cạnh “đôi bên cùng có lợi, cùng thắng” trong việc hợp tác đa phương, thay vì vậy họ chỉ “tập trung vào một người chiến thắng duy nhất các cuộc thương lượng quốc tế” Chính sách của Tổng thông Mỹ D.Trump là một biểu hiện rõ rệt của hình thức chủ nghĩa dân tộc kinh tế Vì đặc điểm cốt lõi của chủ nghĩa dân tộc kinh tế là sự bảo vệ sự tự chủ và lợi ích kinh tế của quốc gia, những người dân tộc chủ nghĩa có thể ủng hộ hoặc chống lại các mối quan hệ kinh tế chặt chẽ với các nền kinh tế nước ngoài tùy thuộc vào sức mạnh và vị trí quốc tế của một nền kinh tế quốc gia cụ thể Trong ý nghĩa đó, những người dân tộc chủ nghĩa không luôn gắn với chính sách bảo hộ mà phụ thuộc vào cách nhìn và tính toán của họ về lợi ích quốc gia như thế nào mà lựa chọn độc lập hay hội nhập, phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế Điều này được củng cố bởi một thực tế là chủ nghĩa thực dụng và lợi ích quốc gia (nhất là về kinh tế) đang chi phối các mối quan hệ quốc tế trong thế giới đương đại Trong thực tế ấy có một nghịch lý là một số quốc gia phát triển, được cho là khởi nguồn và đi tiên phong trong thúc đẩy toàn cầu hóa, cổ súy cho tự do thương mại nay lại quay sang chống toàn cầu hóa và bảo hộ mậu dịch Trong khi đó, một số nước đang phát triển, được cho là đi sau trong tiến trình toàn cầu hóa lại tỏ ta nhiệt thành với toàn cầu hóa, tự do thương mại và hội nhập Điều đó cho thấy rằng tư tưởng dân tộc chủ nghĩa về kinh tế không chỉ có ở những người quay lưng 10 với toàn cầu hóa và tự do thương mại, mà những tư tưởng cổ vũ cho toàn cầu hóa và tự do thương mại nhằm đạt được những lợi ích kinh tế và chính trị không công bằng, không minh bạch, không cùng thắng thông qua việc thực hiện cái mà nhiều nhà nghiên cứu gọi là “chính sách đầu tư và mậu dịch mang tính cướp đoạt”, “ngoại giao bẫy nợ” cũng có thể xem là một dạng biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc về kinh tế Khía cạnh này mang lại sự lý giải đầy đủ hơn cho những biểu hiện đa sắc thái của chủ nghĩa dân tộc kinh té trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay Năm là, cục diện thế giới hiện nay và xu hướng vận động của nó chứng kiến ảnh hưởng và sự tác động quan trọng của các thể chế đa phương toàn cầu, khu vực, các vấn đề an ninh phi truyền thống đang nổi lên Các cường quốc đều tìm cách gây ảnh hưởng tới các thể chế đa phương, tìm cách thiết lập các sân chơi và luật chơi mới có lợi cho họ cùng với sự đua tranh, cạnh tranh quyết liệt trên bình diện song phương Trong khi đó, các vấn đề an ninh phi truyền thống cũng tác động trực tiếp, mạnh mẽ tới quá trình vận động của cục diện Hơn nữa, phương châm, cách thức và hiệu quả xử lý các vấn đề an ninh phi truyền thống của các nước, nhất là các cường quốc cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sự chuyển biến cục diện và cán cân quyển lực quốc tể Câu 4 Vị thế của Việt Nam trong cục diện thế giới Cục diện thế giới là trạng thái của thế giới tại một thời điểm hay trong một khoảng thời gian nhất định, phản ánh tương quan lực lượng và mối quan hệ giữa các chủ thể quốc tế khác nhau, trước hết và quan trọng nhất là giữa các cường quốc, các trung tâm quyền lực lớn của thế giới Nó cũng bao gồm cả xu hướng vận động của tương quan lực lượng và trạng thái quan hệ giữa các chủ thể chính tại thời điểm đó Việc xác định đúng vị trí của Việt Nam trong bàn cờ chính trị, kinh tế và an ninh khu vực và thế giới là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong việc vạch ra chiến lược phát triển quốc gia nói chung và định hướng chiến lược cho đối ngoại Việt Nam nói riêng Trên cơ sở bối cảnh quốc tế như đã được phân tích, từ vị trí địa-chính trị quốc gia, mục tiêu và định hướng phát triển đất nước trong ngắn hạn và dài hạn đã được Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII xác định, dựa vào thực trạng đất nước hiện nay, tiềm lực, vị thế quốc gia được tạo ra trong 35 năm đổi mới, nhất là trong nhiệm kỳ vừa qua, bảo gồm thành tích đặc biệt trong chống dịch covid-19 và phát triển kinh tế năm 2020, Đại hội XIII của Đảng khẳng định: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay” Từ bối cảnh và vị thế hiện nay, chúng ta có thể định vị vị trí Việt Nam trên thế giới hiện nay ở mấy điểm căn bản: Thứ nhất, Việt Nam là một nước nằm ở trung tâm Đông Nam Á và châu Á-Thái Bình Dương, có vị trí địa-chính trị rất quan trọng ở khu vực và thế giới, nơi hội tụ lợi ích của nhiều nước lớn, đặc biệt là nơi các nước lớn đang điều chỉnh chính sách và gia tăng ảnh hưởng Chúng ta cần xây dựng và điều chỉnh chính sách sao cho thích hợp để phát huy cao nhất giá trị của tài nguyên địa-chính trị và hạn chế thấp nhất mặt trái của vi trí địa-chính nhạy cảm của ta với mục tiêu đảm bảo môi trường bên ngoài hòa bình, ổn định vừa giữ vững đường lối độc lập tự chủ, vừa hội nhập thành công và phát triển Thứ hai, Việt Nam ngày càng được biết đến rộng rãi là một quốc gia ổn định, là tấm gương đổi mới, hội nhập thành công, phát triển nhanh và năng động, đã vươn lên trở thành nền kinh tế với quy mô đứng thứ tư trong ASEAN, đã trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình, đang hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và nước có thu nhập cao vào năm 2045 như văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã đề ra Trong xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng và giá trị toàn cầu bởi cạnh tranh cường quốc và đại dịch Covid-19 gây ra, Việt Nam nổi lên là