1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua hoạt động vui chơi

345 20 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo Dục Kỹ Năng Cảm Xúc Xã Hội Cho Trẻ Mẫu Giáo 5 – 6 Tuổi Qua Hoạt Động Vui Chơi
Tác giả Phan Thị Thúy Hằng
Người hướng dẫn GS. TS. Nguyễn Thị Hoàng Yến, PGS.TS. Đỗ Thị Minh Liên
Trường học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Chuyên ngành Giáo dục mầm non
Thể loại Luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 345
Dung lượng 8,26 MB

Nội dung

Giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua hoạt động vui chơi Giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua hoạt động vui chơi Giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua hoạt động vui chơi Giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua hoạt động vui chơi Giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua hoạt động vui chơi Giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua hoạt động vui chơi

Trang 1

PHAN THỊ THÚY HẰNG

GIÁO DỤC KỸ NĂNG CẢM XÚC XÃ HỘI CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI QUA

HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2024

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

PHAN THỊ THÚY HẰNG

GIÁO DỤC KỸ NĂNG CẢM XÚC XÃ HỘI

CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI

QUA HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI

Chuyên ngành: Giáo dục mầm non

Mã số: 9.14.01.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học:

1 GS TS NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN 2 PGS.TS ĐỖ THỊ MINH LIÊN

HÀ NỘI - 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Kết quả nghiên cứu

và những dữ liệu được trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được công

bố trong bất kì luận án nào hoặc trong công trình nghiên cứu của tác giả nào

Hà Nội, ngày … tháng… năm 2024

Tác giả

Phan Thị Thúy Hằng

Trang 4

Tôi xin được cảm ơn tới quý Thầy, Cô trong hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ các cấp đã nhận xét và đóng góp những ý kiến quý báu để luận án này được hoàn chỉnh hơn Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình của cán bộ quản lí, giáo viên mầm non, cha mẹ và các cháu 5 – 6 tuổi tại các trường mầm non ở Thanh Hóa, Nghệ An và

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2

4 Giả thuyết khoa học 2

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6 Phạm vi nghiên cứu 3

7 Cách tiếp cận nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 4

8 Những luận điểm cần bảo vệ 7

9 Những đóng góp mới của luận án 7

10 Cấu trúc của luận án 8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA GIÁO DỤC KỸ NĂNG CẢM XÚC XÃ HỘI CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI 9

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 9

1.1.1 Các nghiên cứu về kỹ năng cảm xúc xã hội của trẻ mầm non 9

1.1.2 Các nghiên cứu về giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mẫu giáo 14

1.1.3 Các nghiên cứu về giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua hoạt động vui chơi 17

1.2 Các vấn đề lý luận về kỹ năng cảm xúc xã hội và hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi 26

1.2.1 Kỹ năng cảm xúc xã hội của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi 26

1.2.2 Hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi 45

1.3 Quá trình giáo dục kỹ năng cảm xúc cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua hoạt động vui chơi 50

1.3.1 Khái niệm giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua hoạt động vui chơi 50

1.3.2 Khái niệm biện pháp giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua hoạt động vui chơi 50

Trang 6

1.3.3 Mục tiêu của giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua hoạt

động vui chơi 51

1.3.4 Nôi dung giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua hoạt động vui chơi 52

1.3.5 Phương pháp giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua hoạt động vui chơi 53

1.3.6 Hình thức giáo giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua hoạt động vui chơi 55

1.3.7 Đánh giá kết quả giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua hoạt động vui chơi 57

1.3.8 Các điều kiện giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua hoạt động vui chơi 58

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi 59

1.4.1 Yếu tố khách quan 59

1.4.2 Yếu tố chủ quan 60

Kết luận chương 1 62

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG CẢM XÚC XÃ HỘI CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI 63

2.1 Khái quát về tổ chức khảo sát 63

2.1.1 Mục tiêu khảo sát 63

2.1.2 Nội dung khảo sát 63

2.1.3 Đối tượng, thời gian, địa bàn khảo sát 63

2.1.4 Phương pháp khảo sát 65

2.1.5 Tiêu chí và công cụ đo kỹ năng cảm xúc xã hội của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi 67

2.2 Phân tích kết quả khảo sát thực trạng 74

2.2.1 Thực trạng nhận thức của giáo viên mầm non về kỹ năng cảm xúc xã hội 74

2.2.2 Thực trạng mức độ kỹ năng cảm xúc xã hội của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi 77

2.2.3 Thực trạng giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua hoạt động vui chơi 92

Trang 7

2.2.4 Đánh giá của giáo viên về những yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục kỹ năng cảm xúc

xã hội cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi 109

2.2.5 Đánh giá chung về thực trạng 114

Kết luận chương 2 116

CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG CẢM XÚC XÃ HỘI CHO TRẺ MẪUGIÁO 5 - 6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI VÀ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 117

3.1 Biện pháp giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua hoạt động vui chơi 117

3.1.1 Nguyên tắc xây dựng biện pháp giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua hoạt động vui chơi 117

3.1.2 Các biện pháp giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua hoạt động vui chơi 119

3.1.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 141

3.2 Thực nghiệm sư phạm 142

3.2.1 Khái quát quá trình thực nghiệm 142

3.2.2 Kết quả thực nghiệm 145

Kết luận chương 3 166

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 167

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 170

TÀI LIỆU THAM KHẢO 171 PHỤ LỤC

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Quy ước điểm các mức độ cho mỗi item 69

Bảng 2.2: Mô tả phiếu quan sát KN CXXH của trẻ MG 5 – 6 tuổi 71

Bảng 2.3: Mức độ hiểu biết và áp dụng GD KN CXXH cho trẻ 5 – 6 tuổi của GVMN 75

Bảng 2.4 Thực trạng nhận thức của GVMN về KN CXXH và KN CXXH của trẻ

MG 5 – 6 tuổi 76

Bảng 2.5 Thống kê mô tả điểm TB mức độ biểu hiện KN CXXH của trẻ MG 5-6 tuổi (xét theo từng KN) 80

Bảng 2.6: Thống kê mô tả điểm KN CXXH của trẻ 82

Bảng 2.7: Mức độ KN CXXH của trẻ tính theo tỉ lệ phần trăm 82

Bảng 2.8: Thống kê mô tả điểm các KN thành phần KN CXXH của trẻ 84

Bảng 2.9: Thống kê mô tả ĐTB KN CXXH của hai vùng 87

Bảng 2.10: So sánh mức độ KN CXXH của trẻ ở hai vùng theo tỉ lệ % 88

Bảng 2.11: Thống kê mô tả ĐTB KN CXXH của trẻ theo giới tính 89

Bảng 2.12: So sánh mức độ KN CXXH về giới tính của trẻ theo tỉ lệ phần trăm 89

Bảng 2.13: Kiểm định Anova điểm TB KN CXXH của trẻ theo nghề của cha mẹ 90

Bảng 2.14: Thực trạng mục đích GD KN CXXH cho trẻ MG 5 – 6 tuổi 92

Bảng 2.15: Thực trạng về các loại KN CXXH GV GD cho trẻ qua HĐVC 93

Bảng 2.16: Thực trạng sử dụng các biện pháp GD KN CXXH cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua HĐVC (thông qua phiếu hỏi) 96

Bảng 2.17: Thực trạng sử dụng các biện pháp GD KN CXXH cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua HĐVC (qua 30 bản kế hoạch giảng dạy) 98

Bảng 2.18: Thực trạng các trò chơi GV sử dụng để GD KN CXXH cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua HĐVC 103

Bảng 2.19: Thực trạng về mức độ sử dụng hình thức GD KN CXXH cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua HĐVC 104

Bảng 2.20: Thực trạng về khó khăn của GV trong việc GD KN CXXH cho trẻ MG 5 – 6 tuổi 106

Trang 10

Bảng 2.21 Thực trạng mức độ sử dụng các hình thức phối hợp giữa GV và cha mẹ trẻ

trong việc GD KN CXXH cho trẻ 108

Bảng 2.22 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan và chủ quan đến GD KN CXXH cho trẻ MG 5 – 6 tuổi 109

Bảng 2.23: Thống kê mô tả ĐTB KN CXXH của trẻ theo mức độ quan tâm của cha mẹ 111

Bảng 2.24: Thống kê mô tả ĐTB KN CXXH của trẻ 5 – 6 tuổi theo nghề nghiệp của cha mẹ 113

Bảng 2.25: Thống kê mô tả ĐTB KN CXXH của trẻ theo khu vực trẻ sinh sống (khu vực đông dân cư và khu vực ít dân cư) 113

Bảng 3.1: Thống kê mô tả ĐTB KN CXXH của trẻ trước TN vòng 1 145

Bảng 3.2: Mức độ KN CXXH của trẻ trước TN vòng 1 tính theo tỉ lệ % 146

Bảng 3.3: Thống kê mô tả ĐTB KN CXXH của trẻ sau TN vòng 1 146

Bảng 3.4: Mức độ KN CXXH của trẻ sau TN vòng 1 theo tỉ lệ % 147

Bảng 3.5: Thống kê mô tả ĐTB KN CXXH của trẻ trước TN vòng 2 148

Bảng 3.6: Mức độ KN CXXH của trẻ trước TN vòng 2 tính theo tỉ lệ phần trăm 149

Bảng 3.7: Thống kê mô tả ĐTB KN CXXH của trẻ sau TN vòng 2 149

Bảng 3.8: Mức độ KN CXXH của trẻ sau TN vòng 2 tính theo tỉ lệ phần trăm 149

Bảng 3.9: Thống kê mô tả ĐTB các KN thành phần của KN CXXH ở trẻ trước và sau TN 151

Bảng 3.10: Thống kê mô tả điểm TB KN CXXH của trẻ ở hai trường trước TN 151

Bảng 3.11: Mức độ KN CXXH của trẻ hai trường tính theo tỉ lệ phần trăm trước TN 152

Bảng 3.12: Mức độ KN CXXH của trẻ hai trường tính theo tỉ lệ phần trăm sau TN 152 Bảng 3.13: So sánh ĐTB KN CXXH của trẻ trước và sau TN 155

Bảng 3.14: So sánh ĐTB KN CXXH của trẻ trước và sau TN 159

Bảng 3.15: So sánh ĐTB KN CXXH của trẻ trường hợp 3 trước và sau TN 162

Trang 11

DANH MỤC HÌNH, BIỂU, ĐỒ THỊ

* Hình:

Hình 3.1: Sơ đồ mối quan hệ các biện pháp GD KN CXXH cho trẻ MG 5 – 6 tuổi

qua HĐVC 142

Hình 3.2: Sơ đồ quy trình TN biện pháp GD KN CXXH cho trẻ MG 5 – 6 tuổi

qua HĐVC 143

* Biểu đồ: Biểu đồ 2.1: Ý kiến của GVMN về sự cần thiết của việc GD KN CXXH cho trẻ

MG 5 – 6 tuổi 74

Biểu đồ 2.2: Biểu đồ mô tả ĐTB KN CXXH theo các item 81

Biểu đồ 2.3: Thống kê mô tả ĐTB các KN thành phần của KN CXXH 84

Biểu đồ 2.4: Biểu đồ Scatterplot (Biểu đồ phân tán) 86

Biểu đồ 2.5: Biểu đồ biểu thị sự khác biệt ĐTB KN CXXH của trẻ ở hai vùng 87

Biểu đồ 2.6: Sự khác biệt ĐTB KN CXXH theo nghề của cha mẹ 91

Biểu đồ 3.1: Mức độ KN CXXH của trẻ trước và sau TN 150

Biểu đồ 3.2: ĐTB KN CXXH của trẻ TN 164

* Đồ thị: Đồ thị 2.1: Đồ thị Normal P-P Plot 86

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

KN CXXH có vai trò quan trọng trong cuộc sống của người lớn nói chung và trẻ

em nói riêng KN CXXH không chỉ được xác định là KN nền tảng cho việc học tập suốt đời, xây dựng cuộc sống hòa bình, hạnh phúc mà còn được coi là KN cần thiết của con người ở thế kỷ XXI Fruyt, Wille & John (2015) [96] cho rằng: KN CXXH là một trong những KN cần thiết của thế kỷ XXI KN này đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá sự phù hợp về khả năng của từng cá nhân để thích ứng trong nhiều loại công việc với những mức độ khác nhau

Với trẻ em, KN CXXH giúp trẻ biết tôn trọng sự đa dạng, thực hiện công bằng

XH, quan tâm đến môi trường, tạo dựng một cuộc sống thân thiện, hòa bình, có ý thức

về bản sắc dân tộc và sự tò mò để tìm hiểu thế giới xung quanh Do đó, cần được GD

KN CXXH cho trẻ ngay từ những năm đầu đời của cuộc sống, bởi đây là giai đoạn đặt nền tảng cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người mới, đáp ứng mọi sự thách thức, biến đổi trong môi trường XH đầy biến động Đặc biệt, đối với trẻ MG 5 – 6 tuổi,

độ tuổi đang chuẩn bị chuyển tiếp sang môi trường học tập ở lớp Một – Môi trường đòi hỏi trẻ phải biết cách ứng xử với nhiều mối quan hệ phức tạp và biết cách đặt mục tiêu phấn đấu trong học tập, lao động và biết chịu trách nhiệm về hành động, lời nói của bản thân Cho nên, trẻ cần được trang bị KN CXXH để nhận thức tốt về các trạng thái cảm xúc và hành vi của mình, của người khác và thích ứng với cuộc sống ở trường tiểu học Alzahrani, Alharbi & Alodwani (2019) [38] khẳng định: KN CXXH làm cho quá trình chuyển đổi từ MN lên tiểu học có nhiều thuận lợi và tạo nhiều thành công trong học tập cũng như mối quan hệ ở môi trường mới của trẻ

HĐVC là HĐ chủ đạo của trẻ MG HĐVC tạo nên những chuyển biến căn bản trong đời sống tâm lí trẻ mà đặc biệt là mặt CXXH HĐVC có thể được ví như công cụ hữu hiệu để GD KN CXXH cho trẻ MG Johnson và cộng sự (2019) [115] cho rằng: Chơi có thể thúc đẩy khả năng tự kiểm soát và tự điều chỉnh hành vi của trẻ, tăng KN CXXH giúp trẻ sẵn sàng đi học và đạt được thành công trong môi trường học mới Có thể nói, không có HĐ nào ở tuổi MG lại có thể giúp trẻ bộc lộ cảm xúc, thái độ, hành

vi của mình một cách chân thật như HĐVC HĐVC vừa là con đường, vừa là phương

Trang 13

tiện trong việc GD các phẩm chất, KN nói chung và KN CXXH nói riêng ở trẻ MG Nhận thấy vai trò của HĐVC đối với việc GD KN CXXH cho trẻ em, nhiều nhà khoa học trên thế giới đã đề xuất một số biện pháp như: Cung cấp kiến thức về KN CXXH cho trẻ; Tổ chức cho trẻ đóng kịch; Tổ chức cho trẻ tạo hình theo dự án…hoặc thiết kế các chương trình SEL (Chương trình học tập CXXH) nhằm cải thiện, phát triển KN này cho trẻ từ MN lên tiểu học Việc lựa chọn, chắt lọc, vận dụng các biện pháp GD KN CXXH cho trẻ MG 5 – 6 tuổi trên thế giới vào điều kiện cụ thể, phù hợp với thực tiễn

GD ở Việt Nam là một trong những vấn đề đặt ra mà luận án cần giải quyết

Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về GD KN CXXH cho học sinh vẫn còn hạn chế, đặc biệt là các nghiên cứu về lứa tuổi MN Một số nghiên cứu ít ỏi được tìm thấy mới chỉ đề xuất đến thực trạng GD KN CXXH của học sinh tiểu học [8], trẻ em vị thành niên [2], hoặc đánh giá mức độ KN CXXH của học sinh phổ thông [7], [166] Vì vậy, nghiên cứu GD CXXH cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua HĐVC là rất cần thiết

Từ những những lí do trên, luận án lựa chọn vấn đề: Giáo dục kỹ năng cảm xúc

xã hội cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua hoạt động vui chơi làm đề tài nghiên cứu

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng GD KN CXXH cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua HĐVC để từ đó đề xuất các biện pháp GD KN CXXH cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua HĐVC, nhằm nâng cao mức độ phát triển KN CXXH của trẻ, góp phần phát triển toàn

diện nhân cách và chuẩn bị sẵn sàng cho trẻ vào lớp 1

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu: Quá trình GD KN CXXH cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua

HĐVC ở trường MN

3.2 Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp GD KN CXXH cho trẻ MG 5 – 6 tuổi

qua HĐVC

4 Giả thuyết khoa học

Hiện nay, mức độ KN CXXH của trẻ MG 5 – 6 tuổi nói chung chưa cao Nếu đề xuất

và thực hiện được các biện pháp GD KN CXXH cho trẻ qua HĐVC theo hướng xây dựng môi trường GD cho trẻ qua HĐVC, cung cấp kiến thức về KN CXXH cùng với việc rèn luyện KN CXXH bằng các tình huống chơi và sử dụng hình thức dạy học theo dự án trong vui chơi, đồng thời, phối hợp chặt chẽ với gia đình trong quá trình GD thì sẽ phát triển KN CXXH tốt hơn ở trẻ

Trang 14

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Xây dựng cơ sở lí luận của việc GD KN CXXH cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua HĐVC

- Khảo sát thực trạng GD KN CXXH cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua HĐVC

- Đề xuất các biện pháp GD KN CXXH cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua HĐVC và TN

sư phạm

6 Phạm vi nghiên cứu

6.1 Phạm vi nội dung nghiên cứu

Trong luận án này, nghiên cứu GD KN CXXH cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua HĐVC

ở trường MN bao gồm: Chơi trong thời gian đón trẻ; Chơi trong thời gian HĐ ở các góc; Chơi trong thời gian HĐ ngoài trời; Chơi trong thời gian HĐ độc lập của trẻ vào

buổi chiều

6.2 Địa điểm, thời gian, khách thể nghiên cứu

* Về địa điểm, thời gian, khách thể nghiên cứu thực trạng:

Nghiên cứu được thực hiện với:

+ 40 trẻ MG 5 – 6 tuổi tại trường MN Bến Thủy, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An; + 40 trẻ MG 5 – 6 tuổi tại trường MN La Nhân, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh; + 06 CBQL trường mầm non tại Nghệ An và Hà Tĩnh

+ 150 GV MN dạy trẻ 5 – 6 tuổi ở 25 trường MN công lập và ngoài công lập trên địa bàn các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh

+ Thời gian khảo sát từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2022

* Về địa điểm, thời gian, khách thể nghiên cứu TN:

TN sư phạm được tiến hành tại trường MN Bến Thủy, thành Phố Vinh, tỉnh Nghệ An (Đại diện trường MN thuộc khu vực thành phố) và trường MN La Nhân, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh (Đại diện trường MN thuộc khu vực nông thôn) + TN vòng 1 (thăm dò): Tiến hành với 20 trẻ MG 5 – 6 tuổi của trường MN Bến Thủy, thành Phố Vinh, tỉnh Nghệ An Thời gian từ tháng 7 đến tháng 8 năm 2022 + TN vòng 2 (chính thức): Tiến hành trên 30 trẻ MG 5 – 6 tuổi của trường MN Bến Thủy, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An và 30 trẻ MG 5 – 6 tuổi của trường MN La Nhân, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh Trong 60 trẻ TN, nghiên cứu kỹ 03 trường hợp điển hình (Trong đó có 02 trẻ ở trường MN Bến Thủy và 01 trẻ ở trường MN La Nhân)

để khẳng định thêm tính đúng đắn của các biện pháp được đề xuất trong luận án

Trang 15

Thời gian TN từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2022 và tháng 1 đến tháng 3 năm 2023 Trong nghiên cứu này chỉ có nhóm TN, không có nhóm đối chứng để đảm bảo tính chính xác khi đo mức độ phát triển cảm xúc xã hội của chính đứa trẻ

7 Cách tiếp cận nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

7.1 Cách tiếp cận

7.1.1 Tiếp cận cá nhân

Đây là cách tiếp cận cơ bản, quan trọng của GD KN CXXH Mỗi đứa trẻ là một

cá thể riêng biệt với nhận thức, cảm xúc, kinh nghiệm, nhu cầu, khả năng và đặc điểm thể chất khác nhau Do vậy, mỗi trẻ có cách hỗ trợ khác nhau Khi nghiên cứu và TN các biện pháp GD KN CXXH cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua HĐVC cần chú ý đến đặc điểm cá nhân của mỗi trẻ

7.1.2 Tiếp cận hoạt động

Quan điểm tiếp cận HĐ chỉ ra rằng, tâm lí trẻ được bộc lộ trong HĐ và hình

thành bằng HĐ của chính mình Do đó, GD KN CXXH cho trẻ phải thông qua HĐ và bằng chính HĐ của trẻ Không có HĐ thì không có sự phát triển KN nói chung và KN CXXH nói riêng Việc nghiên cứu GD KN CXXH cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua HĐVC được thực hiện thông qua HĐ chơi của trẻ ở trường MN và đề xuất các biện pháp GD

KN CXXH cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua HĐVC cũng chú trọng vào việc tổ chức cho trẻ thực hiện các HĐ chơi để trẻ được thực hành, trải nghiệm KN CXXH Bản chất của tiếp cận HĐ cũng chính là tiếp cận KN - thông qua HĐ để hình thành KN CXXH

7.1.3 Tiếp cận hệ thống

Theo quan điểm hệ thống, trẻ em được coi là một đối tượng toàn vẹn với những

đặc điểm, những mối quan hệ của chúng trong một hệ thống - cấu trúc nhất định Quá trình GD trẻ là một quá trình thống nhất bao gồm các thành tố như: xác định mục tiêu, nội dung, biện pháp, hình thức, phương tiện, điều kiện và kiểm tra, đánh giá Vì vậy, nghiên cứu GD KN CXXH cho trẻ MG 5 - 6 tuổi qua HĐVC cần phải thực hiện đầy

đủ các bước trong một quy trình chặt chẽ có hệ thống bao gồm các thành tố trên Nghiên cứu GD KN CXXH của trẻ cần đặt trẻ trong mối quan hệ qua lại giữa các mặt

GD và các mối quan hệ ảnh hưởng đến sự GD KN CXXH của trẻ

7.1.4 Tiếp cận phát triển

Sự hình thành và phát triển KN CXXH của trẻ luôn gắn với sự phát triển tâm -

sinh lý của trẻ qua các giai đoạn lứa tuổi khác nhau Vì vậy, nhà GD cần đánh giá mức

Trang 16

độ hình thành KN này của trẻ ở thời điểm hiện tại trong sự vận động, phát triển tâm - sinh lý lứa tuổi, từ đó tiến hành cung cấp kiến thức và tổ chức cho trẻ được luyện tập

KN phù hợp với mức độ hiện có của trẻ KN CXXH là KN quan trọng để xây dựng sự kết nối XH, tạo bầu không khí tâm lí an toàn, thoải mái, dễ chịu với mọi người xung quanh Vì vậy, cách học tốt nhất chính là cho trẻ được tích cực tương tác với người khác và tạo điều kiện để trẻ quan sát, bắt chước theo mẫu hành vi tốt của người lớn, bạn bè xung quanh Người lớn và bạn bè sẽ hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển KN CXXH

của trẻ ngày càng tốt hơn

7.2 Phương pháp nghiên cứu

7.2.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận

Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa các công trình nghiên cứu, các tài liệu khoa học trong và ngoài nước có liên quan đến GD KN CXXH cho trẻ MG 5 - 6 tuổi qua HĐVC để xây dựng cơ sở lí luận của đề tài luận án

7.2.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.2.1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:

Sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến để thu thập thông tin từ phía GV; Sử dụng phiếu điều tra bằng bảng hỏi có sử dụng thang đo likert dành cho GV để đánh giá mức độ phát triển KN CXXH của trẻ MG 5 – 6 tuổi và thực trạng GD KN CXXH cho trẻ MG

5 – 6 tuổi qua HĐVC; Sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến cho cha mẹ trẻ nhằm thu thập thông tin về hình thức phối hợp giữa nhà trường và gia đình để GD KN CXXH cho trẻ, thông tin về những khó khăn phụ huynh gặp phải khi GD KN CXXH cho trẻ tại gia đình, thông tin về nghề nghiệp, nơi ở, mức độ quan tâm của cha mẹ trẻ về vấn đề GD trẻ trong độ tuổi MN

Sử dụng bài tập tình huống kết hợp với hệ thống câu hỏi và tranh minh họa nhằm xác định mức độ KN CXXH của trẻ MG 5 – 6 tuổi trước và sau khi áp dụng các biện pháp GD đề xuất

7.2.2.2 Phương pháp phỏng vấn:

Phỏng vấn sâu một số GVMN, CBQL nhằm tìm hiểu thêm về những vấn đề liên quan đến thực trạng, biện pháp GD KN CXXH cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua HĐVC

Trang 17

7.2.2.3 Phương pháp đàm thoại, trò chuyện:

Đàm thoại, trò chuyện với GVMN để tìm hiểu thêm về những vấn đề liên quan đến thực trạng GD KN CXXH cho trẻ ở trường MN

Đàm thoại, trò chuyện với trẻ MG 5 – 6 tuổi để hiểu rõ hơn về mức độ biểu hiện

+ Quan sát cách GVMN sử dụng các biện pháp để GD KN CXXH cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua HĐVC để có cơ sở đánh giá thực trạng GD KN CXXH cho trẻ MG 5 - 6 tuổi, từ đó phát hiện những thuận lợi và khó khăn mà GV gặp phải, học hỏi kinh nghiệm tổ chức của GV về GD KN CXXH cho trẻ qua HĐVC ở trường MN hiện nay; + Quan sát sau tác động các biện pháp GD KN CXXH cho trẻ TN sư phạm

7.2.2.5 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động:

Nghiên cứu kế hoạch tổ chức HĐ GD trẻ của GVMN, nghiên cứu sản phẩm HĐ chơi của trẻ MG 5 – 6 tuổi, trên cơ sở đó đánh giá thực trạng việc GD KN CXXH cho trẻ ở trường MN và tính hiệu quả của những biện pháp mà luận án xác định để GD KN CXXH cho trẻ qua HĐVC

7.2.2.6 Phương pháp thực nghiệm sư phạm:

TN các biện pháp GD KN CXXH cho trẻ MG 5 - 6 tuổi qua HĐVC để kiểm chứng

tính đúng đắn, tính hiệu quả và tính khả thi của giả thuyết khoa học mà luận án đề xuất

7.2.2.7 Phương pháp nghiên cứu trường hợp:

Để xác định tính hiệu quả và khả thi của các biện pháp đề xuất, tiến hành nghiên cứu sâu mức độ KN CXXH qua HĐVC của 03 trường hợp trẻ MG 5 – 6 tuổi ở trường MN

Trang 18

7.2.2.8 Phương pháp chuyên gia:

Xin ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu về các vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn của luận án; định hướng đề xuất các biện pháp GD KN CXXH cho trẻ MG 5 - 6 tuổi qua HĐVC

7.2.3 Phương pháp xử lí số liệu:

Xử lí số liệu bằng phần mềm SPSS 25.0 để phân tích các kết quả thu được từ

khảo sát thực trạng và TN GD KN CXXH cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua HĐVC

8 Những luận điểm cần bảo vệ

- Thực trạng GD KN CXXH cho MG 5 – 6 tuổi qua HĐVC hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề bất cập Vì vậy, có thể nói mức độ KN CXXH của trẻ 5 – 6 tuổi hiên nay chưa cao, chủ yếu đang ở mức trung bình

- Sự phát triển KN CXXH của trẻ chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố khách quan

và yếu tố chủ quan, đó là các yếu tố như: sự tương tác với nhóm bạn bè trong lớp; điều kiện và mức độ quan tâm của gia đình trẻ; môi trường XH và môi trường GD trẻ ở trường MN; đặc điểm của trẻ và năng lực của GV

- GD KN CXXH cho trẻ MG 5 – 6 tuổi chỉ được thực hiện có hiệu quả khi thực hiện đồng bộ các biện pháp sau: (1) Xây dựng môi trường GD KN CXXH cho trẻ MG

5 – 6 tuổi qua HĐVC; (2) Cung cấp kiến thức KN CXXH cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua HĐVC; (3) Rèn luyện, phát triển KN CXXH cho trẻ bằng các tình huống trong vui chơi; (4) Tổ chức cho trẻ vui chơi theo hình thức dạy học dự án để rèn luyện KN CXXH cho trẻ; (5) Phối hợp với cha mẹ trẻ trong việc GD KN CXXH

9 Những đóng góp mới của luận án

Trang 19

- Phát triển và chứng minh độ tin cậy của thang đo đánh giá mức độ biểu hiện

KN CXXH của trẻ MG 5 – 6 tuổi dựa trên thang đo SSIS SEL (Phiên bản GV) và Bộ bảng hỏi bằng tranh vẽ có kết hợp tình huống minh họa dựa trên ý tưởng bộ bảng hỏi bằng tranh vẽ của Harter & Pike (1984) [107] trên mẫu đo nghiệm là trẻ 5 – 6 tuổi ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến GD KN CXXH cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua HĐVC, gồm các yếu tố khách quan và các yếu tố chủ quan

9.2 Về thực tiễn

- Kết quả biểu hiện KN CXXH của trẻ MG 5 – 6 tuổi ở các trường MN giúp các nhà quản lý, GVMN và cha mẹ trẻ nắm được thực trạng để có những tác động điều chỉnh phù hợp

- Các biện pháp GD KN CXXH cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua HĐVC sẽ giúp cho GVMN, cha mẹ trẻ sử dụng hiệu quả trong quá trình GD trẻ MN

- Kết quả nghiên cứu thực trạng của luận án là tài liệu tham khảo bổ ích với các nhà nghiên cứu, các GVMN và cha mẹ trẻ về việc GD KN CXXH cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua HĐVC và là một cơ sở góp phần vào cải tiến Chương trình GDMN trong giai đoạn mới

10 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục các công trình công bố, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án được cấu trúc gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mẫu giáo 5

– 6 tuổi qua hoạt động vui chơi;

Chương 2: Thực trạng việc giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mẫu giáo 5

– 6 tuổi qua hoạt động vui chơi;

Chương 3: Biện pháp giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mẫu giáo 5 – 6

tuổi qua hoạt động vui chơi và thực nghiệm sư phạm

Trang 20

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA GIÁO DỤC KỸ NĂNG CẢM XÚC XÃ HỘI CHO TRẺ

MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Các nghiên cứu về kỹ năng cảm xúc xã hội của trẻ mầm non

Các hướng nghiên cứu về KN CXXH của trẻ MN tập trung theo các vấn đề sau:

* Các nghiên cứu về vai trò của kỹ năng cảm xúc xã hội đối với sự phát triển của trẻ: Điểm qua các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đều cho thấy, KN CXXH có

vai trò quan trọng trong quá trình phát triển về nhận thức, thể chất và tâm lí của trẻ MN Các nghiên cứu của (Birch, Ladd, & Blecher-Sass (1997) [54]; Bar-On, (2005) [48], Cohen (2001) [68], Elias và cộng sự (1997) [89], Denham, Bassett, Thayer et al (2012) [83], Alzahrani, , Alharbi, & Alodwani, (2019) [38] đã chỉ ra rằng: Những đứa trẻ có KN CXXH tốt sẽ ý thức tốt hơn về bản thân, xác định rõ điểm mạnh, điểm yếu của mình, dễ dàng hiểu và đồng cảm với người khác, tạo dựng được nhiều mối quan hệ tốt đẹp,

ra quyết định có trách nhiệm, đồng thời, giảm thiểu các hành vi hung hăng, gây hấn, chống đối XH và tăng cường hành vi thân thiện, yêu thích đến trường Ngược lại, những đứa trẻ thiếu hụt KN này sẽ dẫn đến những hành vi có vấn đề, khó tạo dựng mối quan hệ thân thiện với bạn bè và những người xung quanh (Schultz, Izard, Ackerman & Youngsstrom, 2001) [163] Đồng quan điểm với các nhà nghiên cứu trên, các công trình nghiên cứu tiêu biểu của Lam & Wong (2017) [125], Im, Jiar, & Talib (2019), [113] Gershon & Pellitteri (2018) [100], Mihaela (2015) [140] cũng khẳng định việc GD KN CXXH cho trẻ ngay từ thời ấu thơ góp phần quan trọng đối với sự phát triển nhân cách trẻ

Nghiên cứu của Housman (2017), cho thấy giai đoạn giai đoạn 0 – 5 tuổi là giai đoạn quan trọng để GD, phát triển KN CXXH Đồng thời, tác giả khẳng định: KN CXXH không chỉ giúp trẻ khỏe mạnh về thể chất, tinh thần mà còn tạo nền tảng cho sự thành công trong học tập và cuộc sống sau này của trẻ [111] Osher et al (2018) [146], Sylva, Sammons, Melhuish, Siraj & Taggart (2020), [168], khẳng định: KN CXXH được coi là một trong những KN then chốt của học sinh nói chung và trẻ MN nói riêng ở thế kỷ XXI

Trang 21

Ở Việt Nam, việc nghiên cứu về KN CXXH vẫn là vấn đề đang được quan tâm

và chưa có nhiều nghiên cứu đề cập đến, đặc biệt là các nghiên cứu về KN CXXH ở

độ tuổi MN vẫn còn thiếu vắng Tuy nhiên, một số nghiên cứu về KN CXXH ở học sinh phổ thông của các tác giả: Lê Mỹ Dung (2015) [7], [8]; Huỳnh Văn Sơn (2018) [166], [167]; Trần Thị Tú, Đinh Hồng Vân, Nguyễn Phước Cát Tường, Đậu Minh Long (2019) [2] cũng chỉ ra vai trò quan trọng của KN CXXH đối với độ tuổi này

* Nghiên cứu về bản chất của kỹ năng: Bằng chứng khoa học đã khẳng định

rằng, KN CXXH là sự kết hợp độc đáo giữa KN cảm xúc và KN XH Điều này được thể hiện rõ trong các công trình nghiên cứu của Parke (1994) [149], Saarni (1990) [159], Denham et al (2004) [80], Denham, Bassett & Wyatt (2006) [82],Lyons (2007) [131]…Các nghiên cứu này nhận định rằng: KN cảm xúc tạo nên một bước tiến quan trọng trong quá trình tương tác và hình thành các mối quan hệ với người khác Đồng thời, các nghiên cứu này cũng cho thấy những người có KN cảm xúc tốt sẽ dễ dàng hiểu được cảm xúc của chính mình, của người khác, thể hiện tốt các biểu hiện cảm xúc trên khuôn mặt (Ví dụ: vui, buồn, lo lắng, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên, xấu hổ…), qua điệu

bộ, cử chỉ và hành vi của bản thân, biết cách kiểm soát cảm xúc cũng như điểu chỉnh cảm xúc của bản thân để đạt được hiệu quả cao trong các tình huống, hoàn cảnh cụ thể Hơn nữa, các nghiên cứu còn khẳng định những đứa trẻ có KN cảm xúc tốt thường được đánh giá là những đứa trẻ thân thiện hơn, quyết đoán hơn và có khả năng XH cao hơn những đứa trẻ khác

KN cảm xúc bao gồm ba thành phần cơ bản: (1) Thể hiện cảm xúc; (2) Hiểu biết cảm xúc; (3) Trải nghiệm cảm xúc (Denham et al 2003) [79] Howes (1987) [112], Parker & Gottman (1989) [148], Denham et al (2003) [79] nhấn mạnh mỗi yếu

tố cấu thành KN cảm xúc đều góp phần quan trọng tạo nên KN XH cho trẻ em trong thời thơ ấu KN XH bao gồm: (1) KN tương tác XH; (2) KN thấu hiểu, đồng cảm với người khác; (3) KN năng thiết lập và duy trì các mối quan hệ trong giao tiếp; (4) KN

ra quyết định của bản thân để đạt được mục tiêu đề ra (Rubin, Bukowski, & Parker, 2006) [157] Nghiên cứu của Denham và cộng sự (2003) [79] cũng khẳng định KN

XH đan xen với các khía cạnh của KN cảm xúc Theo đó, những đứa trẻ có KN cảm xúc tốt sẽ có KN XH tốt và những đứa trẻ đó thường hạnh phúc hơn, ít tức giận hơn,

Trang 22

được bạn bè yêu thích hơn và có những hành vi thân thiện hơn, dễ dàng hợp tác với

GV hơn so với những trẻ khác Dưới góc nhìn của Miller và cộng sự (2006) [141], nhóm tác giả này cũng cho rằng, KN cảm xúc có mối quan hệ chặt chẽ với KN XH

Họ khẳng định, những đứa trẻ có biểu hiện cảm xúc tiêu cực sẽ có những hành vi XH tiêu cực như hung hăng, gây hấn và chống đối Ngược lại, những đứa trẻ có hiểu biết

về cảm xúc, kiểm soát được cảm xúc của mình thường có những KN XH tích cực như tương tác tốt với bạn bè và GV, có thể truyền đạt cảm xúc một cách có hiệu quả

và đồng cảm với người khác [141] Bên cạnh đó, Curbya, Brownb, Bassetta and Denhama (2015) [75], cũng cho rằng, KN CXXH là sự kết hợp độc đáo giữa KN cảm xúc và KN XH KN cảm xúc tạo nền tảng để phát triển KN XH và ảnh hưởng lẫn nhau trong quá trình phát triển KN CXXH của trẻ (Smith & Hart, 2004) [165]

Ở Việt Nam, một số nhà khoa học nghiên cứu về tâm lí trẻ em như: Ngô Công Hoàn (1995, 2005) [12], [13] , Nguyễn Ánh Tuyết, Nguyễn Thị Như Mai, Đinh Kim Thoa (2002) [24] đã đề cập đến khái niệm cảm xúc, biểu hiện cảm xúc ở trẻ Mặc dù, chưa đi sâu nghiên cứu về mối quan hệ giữa KN cảm xúc và KN XH nhưng trong các công trình nghiên cứu của mình, các tác giả này cho rằng, cảm xúc có mối quan hệ chặt chẽ với tư duy và hành vi XH ở trẻ

Như vậy, các nghiên cứu nhấn mạnh KN cảm xúc và KN XH có mối liên hệ mật thiết với với nhau, đan xen, tích hợp, hòa quyện lẫn nhau Đồng thời, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, những đứa trẻ có KN cảm xúc tốt sẽ có KN XH tốt Đây là căn cứ quan trọng để luận án triển khai đề tài nghiên cứu

* Nghiên cứu về môi trường phát triển KN CXXH ở trẻ: Nghiên cứu của Collie

(2019) [72] cho rằng, môi trường thích hợp để trẻ em phát triển KN CXXH là môi trường học đường Theo Collie, trong môi trường học đường, các nhu cầu về vui chơi, học tập và tương tác bạn bè được thỏa mãn sẽ tạo động lực để phát triển và điều chỉnh

về mặt CXXH của cá nhân Mặt khác, trong môi trường học đường, các KN CXXH sẽ được lặp đi lặp lại nhiều lần trong quá trình tương tác với nhiều đối tượng, trong đó mỗi đối tượng có tính cách cá nhân khác nhau, cho nên KN CXXH sẽ được phát triển bền vững và ổn định hơn Khi nghiên cứu về CXXH của trẻ trong thời thơ ấu, Rose-Krasnor & Denham (2009) [155] đề cao sự tương tác giữa trẻ với môi trường, sự

Trang 23

tương tác giữa trẻ với nhau và giữa trẻ với người lớn sẽ làm nảy sinh CXXH Theo Beth, Russell, Lee, Spieker & Oxford (2016) [51], việc phát triển KN CXXH cho trẻ rất quan trọng, giúp trẻ xây dựng các mối quan hệ XH thích hợp trong suốt thời thơ

ấu, quá trình này chủ yếu dựa vào những trải nghiệm ban đầu của trẻ với thế giới

XH Tác giả nhấn mạnh sự tương tác của trẻ với mẹ trong thời kì sơ sinh và sự tương tác của trẻ với các thành viên khác trong gia đình sẽ tạo điều kiện thuận lợi hoặc cản trở trong quá trình phát triển KN CXXH ở trẻ Ở khía cạnh khác, các nhà khoa học như: Fewell & Kaminski (1988) [93], Denham và cộng sự (2004) [80], Coelho (2017) [67] cho rằng, vui chơi của trẻ chính là “mảnh đất tiềm năng” để phát triển KN CXXH Trong khi chơi, trẻ có cơ hội tiếp thu và phát triển các KN góp phần tạo nên sự tương tác tích cực giữa bạn bè cùng trang lứa (Bredekamp & Copple, 1997) [58] Tương tác tích cực đóng góp đáng kể vào sự phát triển CXXH của trẻ (Coelho, Torres, Fernandes

& Santos, 2017) [67] Nghiên cứu của Fewell & Kaminski (1988) [93] chỉ ra rằng, việc đánh giá khả năng chơi của trẻ có thể xác định được mức độ hòa đồng, hợp tác, thân thiện ở trẻ Đồng quan điểm với các nhà nghiên cứu nước ngoài, các nhà nghiên cứu về tâm lí - GD trẻ em ở Việt Nam như: Nguyễn Ánh Tuyết (2002) [24], Ngô Công Hoàn (1995) [12], Nguyễn Thị Hòa (2009) [10],…cũng khẳng định: Chơi được coi là phương tiện GD và phát triển toàn diện nhân cách trẻ

Như vậy, qua việc tổng hợp, phân tích các nghiên cứu điều kiện hình thành KN CXXH ở trẻ em của các nhà khoa học trên cho thấy, để phát triển KN CXXH cho trẻ cần cho trẻ tích cực tham gia vào môi trường lớp học, tích cực tương tác với bạn bè cùng trang lứa, với GV và cha mẹ trẻ Đồng thời, tăng cường cho trẻ tham gia HĐ nhóm, HĐ vui chơi để tăng mức độ tương tác giữa các trẻ với nhau Đây là luận điểm quan trọng để luận án kế thừa, phát triển nhằm xác định hình thức và xây dựng biện pháp GD KN CXXH cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua HĐVC

* Nghiên cứu về các thành phần của KN CXXH: Xuất phát từ quan điểm về

CXXH của Plato vào những năm 380 TCN, thời Hy Lạp cổ đại [116, 68], các nhà khoa học đã đi sâu nghiên cứu về CXXH theo cách nhìn riêng của mình Salovey & Mayer (1990) gọi CXXH là “Trí tuệ CXXH” (Social and Emotional intelligence) Đồng thời, nhóm tác giả này đưa ra bốn KN thành phần của CXXH gồm:(1) Nhận

Trang 24

thức, xây dựng, đánh giá và thể hiện cảm xúc; (2) Sử dụng cảm xúc để đưa ra quyết định; (3) Hiểu và lĩnh hội được cảm xúc; (4) Quản lí cảm xúc để đạt được mục tiêu nhất định (dẫn theo 94), [134], [135] Ủng hộ quan điểm của Salovey & Mayer, Bar-

On đưa ra các KN thành phần của CXXH bao gồm: (1) Nhận thức về cảm xúc cũng như hiểu và bày tỏ cảm xúc; (2) Hiểu cách người khác cảm thấy và tương tác với họ; (3) Quản lí và kiểm soát cảm xúc; (4) Quản lí sự thay đổi, thích ứng và giải quyết các vấn

đề giữa cá nhân với nhau; (5) Tạo ra hiệu ứng tích cực để nâng cao động lực của bản thân [49] Như vậy, cách hiểu về CXXH của Bar-On rộng và nhiều hơn so với Mayer và Salovey Điều đó thể hiện ở việc: Mayer và Salovey coi CXXH là loại trí thông minh thuần túy, là khả năng của nhận thức; còn Bar – On coi CXXH là sự hỗn hợp giữa khả năng nhận thức và tính cách của cá nhân Kế thừa các nghiên cứu trước đây về CXXH, Goloman, D., coi CXXH là “Trí tuệ cảm xúc” Tuy nhiên, hướng nghiên cứu của Goloman thiên nhiều về cảm xúc của con người Ông đưa ra các KN thành phần của trí tuệ cảm xúc gồm: (1) Tự nhận thức; (2) Tự quản lí; (3) Nhận thức XH; (4) Quản lí mối quan hệ [133] Theo CASEL (2008) [70] (Tổ chức Hợp tác vì Học thuật, XH và Cảm xúc bậc nhất thế giới), xây dựng mô hình năm thành phần về “Học tập CXXH – SEL” nhằm thúc đẩy năng lực CXXH của học sinh từ MN đến trung học phổ thông CASEL

xác định các kỹ năng thành phần của KN CXXH gồm: Tự nhận thức; Tự quản lí; Nhận

thức XH; KN quan hệ XH; Ra quyết định có trách nhiệm

Ở Việt Nam, các nghiên cứu về KN CXXH ở trẻ MN còn rất ít, nếu như không muốn nói là chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về KN CXXH ở trẻ MN nói chung và GD KN CXXH cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua HĐVC nói riêng Ở bình diện chung nhất, có thể thấy các ý tưởng nghiên cứu về KN CXXH được đề cập thông qua một số bài viết hoặc một số nghiên cứu nhất định của các tác giả, Son (2018) [167], Lê

Mỹ Dung (2015) [7], [8], Trần Thị Tú Anh (2017) [1]….Các tác giả này tập trung nghiên cứu năng lực/KN CXXH của học sinh tiểu học hoặc ứng dụng mô hình năng lực CXXH (SEL) trong GD KN sống cho học sinh

Như vậy, xuất phát từ quan điểm: “Cảm xúc quyết định thành công của mỗi con người” đã có nhiều tác giả đưa ra quan điểm khác nhau về KN thành phần của

KN CXXH Trong nghiên cứu này, luận án căn cứ vào cách xác định các KN thành phần của Tổ chức CASEL để nghiên cứu và xây dựng các KN thành phần về KN

Trang 25

CXXH ở trẻ MG 5 – 6 tuổi Bởi vì, SEL đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới công nhận là mô hình CXXH gắn kết, toàn diện nhất SEL từ lâu được coi là “mảnh ghép còn thiếu” trong GD (dẫn theo 90) Sự phát triển KN CXXH như là kết quả của Học tập CXXH [37]

1.1.2 Các nghiên cứu về giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mẫu giáo

KN CXXH được nhận định là KN quan trọng không kém KN nhận thức đối với

sự thành công của đứa trẻ ở trường học (Webster-Stratton & Reid, 2004) [172] Việc

GD KN CXXH cho trẻ MG chỉ có hiệu quả khi trẻ được GD KN này tại gia đình và nhà trường Sự phát triển KN CXXH được bắt đầu ở nhà và môi trường sống của chúng (Elliot & Anthony, 2021) [87]

* GD KN cảm xúc xã cho trẻ MG tại gia đình: Trên thế giới, việc GD KN CXXH

cho trẻ ở giai đoạn MG được các nhà khoa học rất chú trọng Các nghiên cứu chỉ ra rằng, cha mẹ là những người thúc đẩy sự phát triển KN CXXH của trẻ, giúp trẻ dễ dàng tồn tại và phát triển trong cuộc sống ở tương lai (Cheah & Rubin, 2003; Olson, Kashiwegi & Crytal, 2001) [63], [145] Một nghiên nghiên cứu khác của Chung & Lam (2020) [64], cũng cho thấy: Gia đình tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển KN CXXH của trẻ em Gia đình, đặc biệt là cha mẹ và ông bà đóng vai trò chính trong việc phát triển KN CXXH cho trẻ em và ghi lại sự phát triển này của trẻ một cách tỉ

mỉ, chi tiết, đầy đủ nhất [87, 3] Fung và cộng sự (2021) [97], nhận định: Sự tương tác giữa cha mẹ và trẻ góp phần quan trọng đối với sự phát triển KN CXXH của trẻ tuổi

MG Nhóm tác giả cho rằng, những phản ứng tích cực của cha mẹ tạo động lực thúc đẩy tính tích cực tương tác giữa trẻ với cha mẹ Đồng thời, Fung và cộng sự (2021) [97] cũng phân tích “Thuyết kiến tạo XH” của Vugotxki (1986) để thấy rõ sự trao đổi, trò chuyện, GD của cha mẹ và con cái có thể tạo ra vùng phát triển gần Cha mẹ sẽ truyền đạt những kiến thức, những hành vi ứng xử văn minh của mình đến trẻ Điều này có nghĩa là, gia đình chính là nơi GD KN CXXH theo con đường tự nhiên và hiệu quả nhất Đồng quan điểm với Fung (2021), nhóm tác giả Roy & Giraldo-Garia (2018) [156] cho rằng, cha mẹ là người giúp trẻ phát triển KN CXXH để đạt thành tích cao trong học tập và các khía cạnh khác của cuộc sống

Trang 26

Xuất phát từ những bằng chứng khoa học như vậy, các nhà nghiên cứu GD KN CXXH cho trẻ ở giai đoạn đầu đời đã thiết kế các Chương trình SEL (Chương trình

GD KN CXXH) dành cho phụ huynh nhằm nâng cao kiến thức về KN CXXH cho phụ huynh, giúp phụ huynh GD KN CXXH cho trẻ tại gia đình đạt hiệu quả nhất, chẳng hạn: Chương trình Incredible Years (IY) dành cho phụ huynh Chương trình này có các bài học dành cho trẻ từ 0 – 1 tuổi, 1 – 3 tuổi, 3 – 6 tuổi và 6 – 12 tuổi Các chương trình này hướng dẫn phụ huynh tăng cường sự gắn bó giữa cha mẹ và con cái, tạo mối thân thiện giữa trẻ và người lớn, ít tạo ra các kỷ luật quá nghiêm khắc đối với trẻ để thúc đẩy năng lực CXXH và phát triển ngôn ngữ cho trẻ Các chương trình này cũng

hỗ trợ cho phụ huynh biết cách rèn luyện cho trẻ một số KN sẵn sàng đi học Hơn thế nữa, các chương trình này nhằm mục đích giúp phòng ngừa rối loạn hành vi (ADHD – tăng động giảm trung), giảm tỉ lệ bỏ học, các tệ nạn XH và tạo kết quả tốt trong quá trình học tập của trẻ nhỏ [183] Hoặc chương trình You can do it (YCDI – Tôi có thể làm nó) có các khóa tập huấn, hội thảo về KN CXXH dành cho phụ huynh ((Investing

in Parents) [178]

* GD KN CXXH cho trẻ MG trong trường học: Môi trường học đường là môi

trường thuận lợi để GD KN CXXH cho trẻ MG Bởi vì trong nhà trường, trẻ không chỉ được tương tác với bạn bè đồng trang lứa, tương tác với GV mà các chương trình GD

KN CXXH cho trẻ được thiết kế một cách bài bản, khoa học

Tổng hợp các công trình nghiên cứu về GD KN CXXH cho trẻ MG trên thế giới cho thấy, việc GD KN CXXH trong trường MN chủ yếu được thực hiện bằng các chương trình SEL Các chương trình SEL này được thiết kế dựa trên quan điểm lý thuyết về GD CXXH của tổ chức CASEL đề xuất Một số chương trình SEL phổ biến dành cho tuổi MG có thể kể đến là:

- Chương trình You can do it – Tôi có thể làm nó (YCDI): YCDI GD 5 năng lực cốt lõi của SEL cho trẻ theo các cách khác nhau, YCDI giúp trẻ phát triển 12 thói quen tích cực như: Tự tin, tự chấp nhận, chịu đựng sự thất bại, chấp nhận người khác, kiên trì, biết điều chỉnh các trạng thái cảm xúc (giữ bình tĩnh trước mọi tình huống; biết cách làm giảm các cơn tức giận, buồn phiền, lo lắng khi gặp vấn đề tồi tệ xảy ra…) và biết loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực như: Tự ti, khó chấp nhận thất bại,

Trang 27

khó chấp nhận người khác…Chương trình này được tổ chức GD cho trẻ trong chế độ sinh hoạt hàng ngày ở trường MN [178] Chương trình này được triển khai rộng rãi ở

25 nước trên thế giới trong đó có New Zeland, Anh, Mỹ…các nước khu vực Châu Á, tiêu biểu là Singapore

- Chương trình I can Problem Slove (ICPS – Tôi có thể giải quyết vấn đề): Mục tiêu của chương trình này là phát triển linh hoạt của tư duy để sớm giải quyết các vấn đề trong XH, giảm các hành vi bốc đồng, gây hấn, tệ nạn XH, thúc đẩy các hành vi XH tích cực như: quan tâm đến người khác, tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp…Chương trình giảng dạy ICPS có 46 bài học, mỗi bài khoảng 20 – 30 phút, được thực hiện trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ ở trường MN Chương trình này được triển khai trên người Mỹ gốc Phi và một số nước ở Châu Âu, Châu Á [184], [180]

- Chương trình Al’s Pals: Là chương trình SEL toàn diện cho trẻ MG và học sinh lớp 1 (dành cho trẻ từ 3 – 8 tuổi) với mục đích giúp trẻ em đặc biệt là trẻ có hoàn cảnh khó khăn phát triển tốt KN CXXH [180]

- Chương trình Promoting Altemative Thinking Strategies (PATHS) –thúc đẩy các chiến lược tư duy thay thế PATHS là một chương trình toàn diện nhằm thúc đẩy các năng lực CXXH và giảm các vấn đề hành vi gây hấn cho trẻ từ 4 – 12 tuổi Chương trình này được dạy ít nhất 2 – 3 lần mỗi tuần (có thể dạy thường xuyên nếu nhà trường và phụ huynh có nhu cầu) [182]

Ngoài các chương trình kể trên, các chương trình SEL như: Chương trình Strong Start (Ngôi sao mạnh mẽ); Chương trình Step Second (Bước thứ 2); Chương trình MindUp cũng

là một trong những chương trình GD KN CXXH phổ biến dành cho trẻ MG

Ở Việt Nam, việc GD KN CXXH cho trẻ MG theo quan điểm của tổ chức Casel vẫn là vấn đề đang được nghiên cứu Một số nội dung GD KN CXXH cho trẻ như GD trẻ nhận biết cảm xúc của bản thân, của người khác; GD lòng nhân ái; GD lễ giáo…cho trẻ được thực hiện lồng ghép vào các nội dung GD khác trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ ở trường MN

Tóm lại, GD KN CXXH cho trẻ MG được các chuyên gia trên thế giới khuyến cáo cần thực hiện việc GD KN này cho trẻ tại gia đình và nhà trường, thì mới đạt được kết quả như mong đợi Để GD KN CXXH cho trẻ MG đạt hiệu quả, các nhà khoa học

đã thiết kế các chương trình SEL phù hợp trẻ em ở các vùng miền khác nhau

Trang 28

1.1.3 Các nghiên cứu về giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua hoạt động vui chơi

Tổng hợp các nghiên cứu theo hướng này trước hết khẳng định vai trò của HĐVC đối với sự phát triển KN CXXH của trẻ MG, đồng thời tập trung làm rõ những nội dung GD KN CXXH cho trẻ MG 5 – 6 tuổi, các biện pháp, hình thức GD KN CXXH cho trẻ qua HĐVC và cách đánh giá KN CXXH của trẻ

* Về vai trò của HĐVC đối với sự phát triển KN CXXH ở trẻ MG: Vui chơi là

HĐ chủ đạo của trẻ MG HĐVC được ví như nguồn sống nuôi dưỡng tâm hồn và thể chất trẻ thơ Nhờ quá trình tham gia vào HĐVC đã tạo nên một nét tâm lí mới trong sự phát triển và hình thành nhân cách trẻ MG HĐVC là HĐ mang tính tự do, tự nguyện không ai ép buộc trẻ Trẻ chơi là để thỏa mãn nhu cầu, hứng thú, đam mê của chính bản thân mình Trẻ thực hiện trò chơi với vai trò làm chủ, tự điều khiển cuộc chơi, tự

do sáng tạo trong trò chơi, tự do tìm kiếm bạn chơi, phương tiện chơi để thực hiện dự định chơi của mình Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu về HĐVC đều khẳng định rằng, HĐVC là phương tiện để GD và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ MG

Các nhà tâm lí - GD học như: Piaget, Freud, Leônchiep, Encônhin, Macarenco, Hoorn, Moyles, Anne, Nguyễn Ánh Tuyết, Ngô Công Hoàn, Nguyễn Thị Hòa, Đinh Văn Vang….đều khẳng định vai trò to lớn của HĐVC đối với cuộc sống cũng như sự hình thành nhân cách trẻ em tuổi MG Đánh giá vai trò của HĐVC đối với trẻ, Macarenco cho rằng: Vui chơi có một ý nghĩa quan trọng trong đời sống trẻ em, giống như ý nghĩa của HĐ lao động và phục vụ đối với người lớn Trong khi chơi, trẻ như thế nào thì sau này khi lớn lên, trong lao động, phần lớn trẻ sẽ như thế ấy [22] Các tác giả như: Nguyễn Ánh Tuyết (2004) [25], Ngô Công Hoàn (1995) [12], Nguyễn Thị Hòa (2009) [10], Đinh Văn Vang (2012) [30], Damanuri (2017) [76] đều khẳng định HĐVC là HĐ chủ đạo của trẻ MG HĐVC là phương tiện, là hình thức để phát triển toàn diện nhân cách trẻ MG Một số tác giả khác như Saracho (2003) [160], Landreth

và cộng sự (2006) [123] cho rằng, thông qua chơi trẻ em hiểu được thế giới (Saracho, 2003) Quá trình chơi giúp trẻ tăng vốn kiến thức, KN và thói quen trong tương lai, đồng thời thể hiện cảm xúc của mình (tức giận, hạnh phúc, buồn bã…) qua ngôn ngữ giao tiếp (Landreth, Homeyer & Morrison, 2006) Với kết quả nghiên cứu của mình,

Trang 29

Vygotxki (1967) ông viết: Vui chơi giúp trẻ phát triển KN tự kiểm soát và tự điều chỉnh, đồng thời giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và mở rộng biểu tượng về thế giới xung quanh (dẫn theo 117) Khi tham gia vào HĐVC trẻ sẽ tương tác với những người khác trong quá trình chơi để xây dựng các mối quan hệ (Denham, 1986) [78]

Đối với nghiên cứu của Hood (2013) [109], Bottini (2005) [57], Andrews (2015) [41], HanSel (2015) [106]…chỉ ra rằng HĐVC thúc đẩy sự phát triển KN CXXH ở trẻ

MG McNamee (2005) [138] đặc biệt chú ý đến “trò chơi giả vờ” Tác giả cho rằng, chơi giả vờ giúp trẻ thể hiện cảm xúc, biết chia sẻ, giúp đỡ, đồng cảm với bạn, chơi có trách nhiệm cùng bạn, đồng thời tác giả nhấn mạnh chơi giả vờ như một cách để trẻ xây dựng các mối quan hệ tích cực với bạn bè cùng trang lứa cũng như bước đầu biết cách thiết lập các mối quan hệ với người lớn và cùng nhau giải quyết vấn đề một cách hiệu quả hơn Theo quan điểm của Lestari & Prima (2017) [128], các loại trò chơi truyền thống (trò chơi dân gian) giúp cải thiện KN CXXH của bản thân, dễ dàng thể hiện và chấp nhận cảm xúc của bản thân, của người khác, điều chỉnh, kiểm soát cảm xúc của bản thân cũng như có thái độ đồng cảm với bạn bè, tuân thủ các quy tắc và có thể đánh giá cao về người khác Trong nghiên cứu của Walker, G., Weidenbenner, J.V., (2019), [147] cũng khẳng định vai trò của trò chơi đóng kịch, trò chơi giả vờ có tác động mạnh đến sự phát triển KN CXXH ở trẻ nhất là phát triển sự đồng cảm Các công trình nghiên cứu khác của: Sendil & Erden (2012) [164], Aghabigloo & Abbaszadeh (2013) [36], Rauf & Bakar (2019) [154], Kirk & Jay (2018) [120]… đều cho rằng: HĐVC mà đặc trưng là các loại trò chơi, trong đó, trò chơi phân vai thúc đẩy

sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ, đặc biệt là các ngôn ngữ mang sắc thái cảm xúc; Quá trình chơi giúp trẻ nhận thức được các hành vi, chuẩn mực của XH và dần có sự dịch chuyển các KN, hành vi chơi giả vờ này thành KN, hành vi trong đời sống hiện thực ở trẻ Rauf & Bakar (1019) [154] khẳng định: Trẻ em chơi nhiều sẽ tự chủ, hợp tác, chu đáo, kiểm soát tốt, hòa đồng và có KN XH cao

Nhóm tác giả: Nguyễn Ánh Tuyết, Nguyễn Thị Như Mai, Đinh Thị Kim Thoa (2002) [24] cho rằng, thông qua HĐVC các thái độ vui vẻ, buồn rầu, sung sướng tùy thuộc vào hoàn cảnh được tạo nên bởi trí tưởng tượng

Như vậy, nhìn chung, các nghiên cứu đều khẳng định vai trò của HĐVC đối với

sự phát triển toàn diện nhân cách trẻ nói chung và KN CXXH nói riêng ở trẻ MG

Trang 30

* Về nội dung GD KN CXXH cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua HĐVC: Trong tài liệu

CASEL guide 2013 (Hướng dẫn của CASEL về hiệu quả của CXXH – Phiên bản MN – tiểu học) [62], Chương trình phát triển CXXH cho trẻ MN MN Singapore (2013) [142], Năng lực học tập CXXH của Lowa’s (2020) [114], Năng lực và chỉ số SEL – Bộ GD MiChigan (2017) [139] xác định nội dung GD CXXH dành cho trẻ MN nói chung và trẻ

MG 5 – 6 tuổi nói riêng gồm 5 nhóm KN thành phần theo khung lí thuyết về Học tập CXXH của CASEL Bộ GD MiChigan (2017) chỉ rõ các nội dung GD SEL cụ thể cho từng độ tuổi theo năm KN Riêng đối với trẻ 5 tuổi, Bộ GD MiChigan xác định các nội dung của KN tự nhận thức xoay quanh việc nhận thức về cảm xúc bản thân, về các đặc điểm của bản thân, về các tình huống cần sự giúp đỡ, nhận thức về trách nhiệm, hành vi của bản thân; KN tự quản lí gồm các KN quản lí cảm xúc và hành động của bản thân trước phản ứng của người khác; KN nhận thức xã gồm các KN về sự đồng cảm, quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ, tôn trọng người khác; KN quan hệ XH, tập trung vào các KN về giao tiếp, KN về sự thân thiện, KN hợp tác với mọi người xung quanh; KN ra quyết định có trách nhiệm chủ yếu là các KN có trách nhiệm với bản thân, với người khác và với môi trường xung quanh Tất cả nội dung này được GD trong các giờ học chuyên biệt hoặc được lồng ghép trong các HĐ GD trẻ ở trường MN, nhất là trong HĐVC

Ở Việt Nam, việc nghiên cứu về nội dung giáo KN CXXH cho trẻ MN theo mô hình lí thuyết về Học tập CXXH của CASEL vẫn là vấn đề đang còn bỏ ngỏ Hầu hết, các nội dung GD CXXH cho trẻ được đề cập trong các nghiên cứu về đặc điểm tâm lí trẻ hoặc GD KN sống cho trẻ Trong nghiên cứu này, luận án kế thừa, xây dựng và phát triển các nội dung GD CXXH theo hướng dẫn của CASEL (phiên bản MN – tiểu học), chương trình phát triển KN CXXH ở Singapore và Bộ GD Michegan đã xác định

ở trẻ 5 tuổi để để xây dựng các nội dung GD CXXH cho trẻ 5 – 6 tuổi Đây chính là một trong những vấn đề cần giải quyết của luận án

* Về biện pháp GD KN CXXH cho trẻ MG qua HĐVC: Việc nghiên cứu biện

pháp GD KN CXXH cho trẻ MG qua HĐVC có thể thấy trong một số nghiên cứu của Deham (2006), [81], Tominey, Schomitt & Duncan (2017), [169], Usakli (2018) [170],

McCelland et al (2017) [137]…khẳng định nhóm biện pháp: (1) Trang bị các kiến thức

về KN CXXH cho GV; (2) Hướng dẫn trẻ thực hiện các KN CXXH trong chế độ sinh

Trang 31

hoạt hàng ngày; (3) Kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc GD KN CXXH cho trẻ là nhóm biện pháp có triển vọng cao trong việc phát triển KN CXXH cho trẻ

em lứa tuổi MN và học sinh tiểu học Với cách tiếp cận khác, Deham (2006) phân tích các ưu điểm, hạn chế và đánh giá các biện pháp tác động nhằm thúc đẩy KN CXXH cho trẻ trong HĐ chơi và các HĐ khác ở trường MN như: (1) Sử dụng các con rối để

đo lường sự hiểu biết, biểu hiện cảm xúc của trẻ MG; (2) Sử dụng các câu chuyện để phân biệt các trạng thái cảm xúc trái ngược nhau như: vui – buồn, hạnh phúc – đau khổ, vui vẻ - tức giận…;(3) Sử dụng các trò chơi để giúp trẻ hình thành KN các mối quan hệ

và giải quyết vấn đề; (4) Biện pháp tạo tình huống để giúp trẻ giải quyết các vấn đề XH Đồng quan điểm với Deham, Usakli (2018) [170] đề xuất biện pháp đóng kịch để thúc đẩy sự phát triển KN CXXH cho trẻ Usakli cho rằng: biện pháp đóng kịch tác động đồng bộ lên năm KN thành phần của KN CXXH Qua quá trình kiểm nghiệm tính khả thi của biện pháp này, tác giả khuyến nghị: Để thúc đẩy KN CXXH cho học sinh cần sử dụng biện pháp đóng kịch Biện pháp này áp dụng cho mọi lứa tuổi và đặc biệt quan trọng đối với trẻ MN và học sinh tiểu học Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Poewati

và Cahaya (2018) [152] cho rằng, sử dụng biện pháp vẽ theo dự án sẽ cải thiện được KN CXXH ở trẻ em Poewati & Cahaya cho rằng biện pháp này có thể sử dụng trong các

HĐ hàng ngày của trẻ ở trường MN nhất là HĐ chơi Với quan điểm của Corso (2007) [74], để GD KN CXXH cho trẻ qua HĐVC có hiệu quả cần: (1) Cung cấp các kiến thức

KN CXXH cho trẻ; (2) Làm mẫu các KN CXXH cho trẻ xem; (3) Cho trẻ đóng vai hoặc tạo ra các tình huống, các gợi ý để củng cố các hành vi cho trẻ Tương tự với quan điểm của Croso (2007), nhóm tác giả Bierman & Motamedi (2015) [53] cũng đưa ra các biện pháp GD KN CXXH cho trẻ qua HĐVC ở trường MN như: (1) Cung cấp kiến thức về

KN CXXH cho trẻ; (2) Lập kế hoạch GD KN CXXH cho trẻ trong lớp học; (3) Tạo cho trẻ nhiều cơ hội và thời gian để thực hiện các kế hoạch đã đề ra; (4) Hướng dẫn phụ huynh chiến lược GD KN CXXH tại gia đình

Ngoài ra, khác với xu hướng nghiên cứu trên, các nghiên cứu gần đây của các học giả phương Tây chú trọng vào việc xây dựng và đánh giá các chương trình GD

KN CXXH (Chương trình SEL) cho trẻ theo từng độ tuổi, từng cấp học dựa trên quan điểm về CXXH của CASEL Các chương trình SEL dành cho trẻ em lứa tuổi

Trang 32

MN chủ yếu được thiết kế dưới dạng các trò chơi Các chương trình này được đánh giá là mang lại hiệu quả cao trong việc cải thiện, GD KN CXXH cho trẻ em nói chung và trẻ MG nói riêng [45], [50], [110], [119] Chẳng hạn: Chương trình Teaching Pyramid (Kim tự tháp dạy học) được thiết kế để thúc đẩy sự phát triển

KN CXXH và cải thiện những lo lắng về hành vi ở trẻ nhỏ (Fox, Dunlap, Hemmerter, Joseph & Train, 2003) [95] Chương trình này chú trọng việc xây dựng các mối quan hệ giữa trẻ với gia đình và cải thiện hành vi cho trẻ Hay chương trình Thúc đẩy chiến lược tư duy thay thế (PATHS) Chương trình này thiết kế với mục đích giúp trẻ giảm thiểu các hành vi tiêu cực trong lớp học (Kusche & Greenberg, 1994) Chương trình này gồm 30 bài học chia thành các nội dung như sau: (1) Phát triển các loại các xúc cho bản thân; (2) Tự quản lí; (3) Giải quyết các vấn đề XH Đối với chương trình Fun Friends (Bạn bè vui vẻ) được thiết kế cho trẻ 4 – 6 tuổi, giúp trẻ nâng cao KN CXXH, KN đối phó và KN phục hồi….Và rất nhiều các chương trình SEL khác đã được các nhà khoa học trên thế giới kiểm định và đưa ra kết luận rằng, các chương trình SEL này rất có hiệu quả trong việc phát triển, cải thiện

KN CXXH cho trẻ nhất là trẻ em trong lứa tuổi MN

Ở Việt Nam, vấn đề GD KN CXXH cho trẻ qua HĐVC vẫn là vấn đề đang còn thiếu vắng Vì thế, tính đến thời điểm hiện tại chưa có công trình mang tính hệ thống

và toàn diện đi sâu nghiên cứu các biện pháp GD KN này cho trẻ MN nói chung và trẻ

MG 5 – 6 tuổi nói riêng

Như vậy, các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, các biện pháp GD KN CXXH cho trẻ qua HĐVC được đề xuất khá đa dạng Mỗi biện pháp có ưu thế riêng trong quá trình GD KN này cho trẻ Tuy nhiên, các biện pháp còn mang tính chung chung cho cả trẻ MN và học sinh tiểu học, chưa có biện pháp nào tác động trực tiếp, cụ thể cho trẻ

MG 5 – 6 tuổi qua HĐVC Do vậy, cần có những nghiên cứu sâu hơn, toàn diện hơn

về cách thức lựa chọn và phối hợp sử dụng các biện pháp như thế nào để có thể mang lại hiệu quả tối ưu trong quá trình GD KN CXXH cho trẻ MG 5 – 6 tuổi Đây cũng chính là nội dung nghiên cứu mà luận án hướng đến

* Về hình thức GD KN CXXH cho trẻ MN qua HĐ vui chơi: Nhìn chung, các

nghiên cứu đều thống nhất quan điểm GD KN CXXH cho trẻ được diễn ra dưới nhiều

Trang 33

hình thức phong phú, đa dạng ở trường MN như: HĐ học, HĐVC, HĐ chơi ngoài trời,

HĐ sinh hoạt hàng ngày…theo nhóm trẻ tập trung và GD KN CXXH cho trẻ trong gia đình Điều này có thể được nhìn thấy trong các nghiên cứu của Johnson và cộng sự (2019) [115]; Clements (2004) [66]; Rivkon (1995) [158]; Zins & Elias (2007), [176]; Murano, Sarryer & Lipnevich (2020) [143]; Dworkin & Serido (2017) [84] Trải qua nhiều năm nghiên cứu về vai trò của HĐVC đối với sự phát triển của trẻ MG, các nhà tâm lí – GD khẳng định rằng, chơi là nền tảng của HĐ học tập và hình thành mọi KN ở trẻ (dẫn theo 110) Các tác giả tiêu biểu đồng tình với quan điểm này là: A.A Liublinxkaia (1976) [20], A.V.Daporazer, X.L.Rubinstein, A.P.Uxova (1979) [27], Nguyễn Ánh Tuyết, Nguyễn Thị Như Mai, Đinh Kim Thoa (2002) [24], Ngô Công Hoàn (1995) [12], Nguyễn Thị Hòa (2009) [10]

Mặt khác, nghiên cứu kinh nghiệm GD KN CXXH ở một số nước trên thế giới như Mỹ, Anh, Úc, Singapore…[40], [45], [119], [120] cho thấy: Để GD KN CXXH có hiệu quả cần cho người học được trải nghiệm qua nhiều HĐ đa dạng ở trong và ngoài nhà trường Chương trình GD MN Singapore nhấn mạnh: Trẻ nhỏ học hỏi mọi thứ xảy

ra xung quanh Vì thế, để đạt được các mục tiêu GD GV cần tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm các HĐ GD thông qua hình thức trong và ngoài nhà trường [129], [140] Như vậy, kết quả nghiên cứu của các nhà khoa đã chứng minh rằng, GD KN CXXH cho trẻ có thể tiến hành dưới nhiều hình thức phong phú Mỗi hình thức đều có

ưu thế riêng đối với việc GD KN này ở trẻ Đối với hình thức GD KN CXXH qua HĐ vui chơi cũng được các nhà khoa học khẳng định, việc GD KN này được diễn ra dưới các hình thức chơi của trẻ ở trường MN và chơi ở gia đình Đây là căn cứ khoa học quan trọng để luận án kế thừa, xác định các hình thức GD KN CXXH cho trẻ 5 – 6 tuổi qua HĐVC

* Về cách đánh giá KN CXXH của trẻ MG:

+ Phương pháp đánh giá:

Qua rà soát các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy, để đánh giá

KN CXXH của học sinh có nhiều phương pháp đánh giá khác nhau Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Elliott, Davies, Frey, Gresham, Cooper (2016) [85] – những người tiên phong trong công cuộc tìm kiếm, lựa chọn, thiết kế phương pháp, công cụ

Trang 34

đánh giá KN CXXH của trẻ em và thanh thiếu niên ở phương Tây đã nhận định: Các phương pháp phổ biến để đánh giá KN CXXH của trẻ em bao gồm: quan sát trực tiếp (direct observations), phỏng vấn (interviews), đóng vai (role-plays) và phương pháp thu thập dữ liệu bằng bảng hỏi sử dụng thang Likert (rating scales) Tuy nhiên, trong hai thập kỉ qua, phương pháp được sử dụng thường xuyên nhất để đánh giá KN CXXH của trẻ là phương pháp thu thập dữ liệu bằng bảng hỏi sử dụng thang Likert (Crwo, Beauchamp, Catroppa & Anderson, 2011; Humphrey et al, 2011) (dẫn theo 106) Theo các nhà nghiên cứu, sở dĩ phương pháp Rating scales được ưa chuộng sử dụng để đánh giá KN CXXH của trẻ em là vì Rating scales là công cụ tương đối hiệu quả để biểu thị những vấn đề mà người đánh giá có thể quan sát được những biểu hiện về KN CXXH của người khác và hành vi của chính mình [85] Mặt khác, phương pháp Rating scales tương đối dễ dàng đối với GV, phụ huynh và học sinh Đồng thời, phương pháp thu thập dữ liệu bằng bảng hỏi sử dụng thang Likert được chứng minh là hiệu quả về mặt thời gian và có giá trị như quan sát trực tiếp [85]

+ Công cụ đánh giá KN CXXH:

Cũng như phương pháp đánh giá, công cụ đánh giá KN CXXH của trẻ cũng khá

đa dạng và phong phú, các hướng đánh giá mức độ KN CXXH của trẻ em trên thế giới

- Đánh giá năng lực CXXH và khả năng phục hồi: Thang đo SEARS – Emotional Assets and Resilience Scale Bộ công cụ này dùng để đánh giá năng lực CXXH và khả năng phục hồi của trẻ MG đến học sinh lớp 12, với các phiên bản đánh giá dành cho 3 đối tượng: GV, phụ huynh và học sinh từ lớp 3 đến lớp 6 [104]

Social Thang đánh giá mức độ KN CXXH của trẻ 5 tuổi ở Indonesia theo quan niệm

về KN CXXH của Smith và Bộ trưởng Bộ GD Indonesia: Thang đo SESI (Social Emotional Skills Inventory) [175]

Trang 35

- Thang đánh giá mức độ KN CXXH của trẻ từ 3 – 18 tuổi theo quan điểm KN CXXH của tổ chức CASEL [86]: Thang đo SSIS SEL Thang đánh giá này gồm 20 item tập trung đánh giá 5 lĩnh vực của KN CXXH mà Tổ chức CASEL đề xuất, bao gồm: Tự nhận thức (4 item), Tự quản lí (4 item), Nhận thức XH (4 item), KN quan hệ (4 item) và ra quyết định có trách nhiệm (4 item) Đối với trẻ 3 – 5 tuổi, thang đánh giá này có tên gọi là SSIS SEL Preschool (Phiên bản MN) SSIS SEL là thang đo đa thông tin, hiệu quả về thời gian, dễ đánh giá toàn bộ KN CXXH của trẻ từ 3 – 18 tuổi theo quan điểm về KN CXXH của tổ chức CASEL

Mỗi thang đo tóm lược SEL của SSIS được thiết kế để các chuyên gia GD và học sinh sử dụng với mục đích:

(1) Xác định mức độ KN CXXH của học sinh để phân loại nhóm học sinh theo mức các mức độ KN CXXH mà học sinh đó đạt được

(2) Xác định các điểm mạnh cũng như điểm chưa đạt về KN CXXH (cả KN CXXH tổng thể và KN CXXH thành phần) của học sinh để có phương pháp cải thiện cho trẻ

(3) Lập kế hoạch nâng cao KN CXXH cho trẻ

(4) Theo dõi và ghi lại sự thay đổi về KN CXXH của học sinh theo thời gian (5) Đánh giá việc tác động các chương trình can thiệp đến mức độ phát triển KN CXXH của học sinh

Ở Việt Nam, vấn đề GD KN CXXH cho trẻ em vẫn còn rất mờ nhạt Do vậy, việc thiết kế thang đo KN CXXH là vấn đề đang được nghiên cứu Qua tìm hiểu một

số công trình công bố trên các tạp chí khoa học trong nước cho thấy chưa có bộ công

cụ nào được thiết kế để đo KN CXXH cho trẻ lứa tuổi MN Riêng đối với việc đánh giá KN CXXH của trẻ em vị thành niên, nhóm tác giả Trần Thị Tú Anh, Đinh Thị Hồng Vân, Nguyễn Phước Cát Tường, Đậu Minh Long đã chứng minh được sự phù hợp về Bảng hỏi về năng lực CXXH (The Social Emotional Competence Questionnaire – SECQ) do Zhou và Ee (2012) xây dựng [2]

Như vậy, qua các công trình nghiên cứu trên cho thấy, phương pháp chủ yếu và được ưa chuộng sử dụng để đánh giá KN CXXH cho học sinh là Phương pháp thu thập

dữ liệu bằng bảng hỏi sử dụng thang đo Likert (Rating Scales) Có nhiều công cụ khác

Trang 36

nhau để đánh giá KN CXXH của học sinh Mỗi công cụ đều có những ưu điểm, hạn chế riêng và đều có độ tin cậy cao Tuy nhiên, xét về cấu trúc, bản chất của mỗi thang đánh giá đã được trình bày ở trên, luận án kế thừa, Việt hóa Thang đo SSIS SEL Preschool (phiên bản dành cho GVMN) để đánh giá KN CXXH của trẻ MG 5 – 6 tuổi SSIS SEL Preschool được chọn sử dụng để đánh giá KN CXXH của trẻ do khung lí thuyết của nó phù hợp với cơ sở lí luận của nghiên cứu này

Qua tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài cho thấy:

- Các nghiên cứu về KN CXXH ở trẻ em đã làm sáng tỏ vai trò, bản chất, môi trường phát triển KN CXXH ở trẻ Đây là lí luận quan trọng mà tác giả có thể sử dụng

để làm cơ sở cho luận án

- Các nghiên cứu về GD KN CXXH cho trẻ MG khẳng định rằng, để GD KN CXXH đạt hiệu quả cần có sự GD kết hợp giữa gia đình và nhà trường một cách chặt chẽ, thống nhất Gia đình là môi trường đầu tiên nảy sinh, phát triển KN CXXH cho trẻ Việc GD KN CXXH cho trẻ MG tại các trường MN trên thế giới chủ yếu thực hiện bằng các chương trình SEL do các nhà khoa học thiết kế dựa trên quan điểm KN CXXH của tổ chức Casel

- Các nghiên cứu về GD KN CXXH qua HĐ vui chơi đã đề cập đến vai trò, nội dung, biện pháp, hình thức, cách đánh giá KN CXXH ở trẻ Đây là cơ sở quan trọng giúp tác giả có căn cứ để xác định các nội dung KN CXXH cần GD cho trẻ, các biện pháp GD KN CXXH, cách đánh giá KN CXXH của trẻ MG 5 – 6 tuổi Mặc dù đã có nhiều công trình đề xuất các biện pháp GD KN CXXH cho trẻ MN nhưng chưa có công trình nào mang tính đầy đủ, toàn diện, chỉ rõ các KN CXXH và các biện pháp

GD KN CXXH cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua HĐVC ở Việt Nam

Từ những phân tích trên cho thấy, vấn đề GD KN CXXH cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua HĐVC cần được nghiên cứu theo hệ thống từ mục tiêu, nội dung, biện pháp, hình thức đến phương tiện, điều kiện tổ chức Đặc biệt là, các biện pháp cần được xây dựng một cách cụ thể, linh hoạt trên cơ sở phù hợp với đặc điểm tâm – sinh lí trẻ MG 5 – 6 tuổi, đặc điểm HĐ của trẻ và điều kiện thực hiện của GV Mặt khác, GD KN CXXH cho trẻ MG là vấn đề rộng nhưng trong phạm đề tài này, chúng tôi chỉ tập trung một số vấn đề lí luận quan trọng còn chưa được giải quyết triệt để và đang được thực tiễn GD Việt Nam mong đợi – đó là các biện pháp GD KN CXXH cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua

Trang 37

HĐVC Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần nâng cao hiệu quả GD KN CXXH cho trẻ cũng như chất lượng GD trẻ ở độ tuổi này

1.2 Các vấn đề lý luận về kỹ năng cảm xúc xã hội và hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi

1.2.1 Kỹ năng cảm xúc xã hội của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi

1.2.1.1 Kỹ năng

KN là một khái niệm được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và đưa ra các quan niệm khác nhau theo cách tiếp cận riêng của họ nhưng chung quy lại có hai khuynh hướng cơ bản về KN đó là:

- Khuynh hướng thứ nhất: Xem xét KN nghiêng về mặt kỹ thuật của thao tác hay

hành động cụ thể được thực hiện Theo quan điểm này, muốn thực hiện được một hành động, cá nhân phải có tri thức về hành động đó, tức là phải hiểu mục đích, phương thức và các điều kiện để thực hiện nó Các tác giả tiêu biểu cho khuynh hướng này là: Pêtrôvxki, V.X (1982), [31], Trần Trọng Thủy (1997) [19], Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt (1987) [15]…

- Khuynh hướng thứ hai: Xem xét KN nghiêng về mặt năng lực của con người

Theo quan niệm của khuynh hướng này, KN không chỉ đơn thuần về mặt kỹ thuật của hành động mà còn biểu hiện năng lực của con người KN về quan điểm này vừa có tính ổn định vừa có tính mềm dẻo, tính linh hoạt và tính mục đích Các tác giả tiêu biểu cho khuynh hướng này là: Kixengof, X.I (1977) [3], Lêvitop, N.D (1970), [32], Nguyễn Ánh Tuyết, Nguyễn Như Mai (2009) [26], Ngô Công Hoàn (1995) [12], Nguyễn Quang Uẩn (2010) [29], Trần Quốc Thành, Nguyễn Đức Sơn (2015) [18], Trần Hữu Luyến (2008) [14], Huỳnh Văn Sơn (2009) [17]…

Mặc dù, các tác giả có quan niệm khác nhau về KN nhưng đều có điểm chung là:

- KN có nguồn gốc từ tâm lí nhưng được biểu hiện ra bên ngoài bằng những hành vi hoặc hành động KN theo nghĩa hẹp hàm chỉ đến những thao tác, hành động cụ thể của con người KN theo nghĩa rộng hướng đến nhiều khả năng, năng lực của con người

- KN luôn gắn liền với tri thức, hiểu biết của con người Nghĩa là, nó được hình thành, phát triển khi con người vận dụng kiến thức vào việc thực hiện các hành động trong thực tiễn

- KN có thể được GD và rèn luyện

Trang 38

Tổng hợp từ các quan điểm khác nhau của các nhà nghiên cứu, trong phạm vi luận

án này, chúng tôi coi: KN là biểu hiện năng lực hành động của con người Đó là những

hành động được thực hiện dựa trên kiến thức, cảm xúc và thái độ tích cực, những kinh nghiệm đã có để thực hiện hành động nào đó một cách linh hoạt, hợp lí nhằm đạt mục tiêu đề ra

Như vậy, cách tiếp cận của chúng tôi thiên về khuynh hướng thứ hai, coi KN là một mặt năng lực của con người

Trong nội hàm khái niệm về KN mà luận án xác định nổi lên các vấn đề sau:

- KN là một dạng năng lực hành động của con người

- Các hành động này được thực hiện dựa trên kiến thức, cảm xúc, thái độ tích cực và kinh nghiệm đã có của bản thân

- Các hành động này được thực hiện một cách linh hoạt, hợp lí để đạt được mục tiêu

đề ra

1.2.1.2 Cảm xúc xã hội

Trong quá trình nghiên cứu về CXXH, các nhà khoa học đã có nhiều cách gọi khác nhau về CXXH như: KN CXXH (Social Emotional Skills - SES); năng lực CXXH (Social Emotional Competence – SEC); phát triển CXXH (Social Emotionnal Devolopment – SED); Học tập CXXH (Social Emotional Learning)…nhưng dù thuật ngữ CXXH được gọi như thế nào thì các nhà nghiên cứu đều cho rằng, việc GD, phát triển hay cải thiện KN CXXH cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng, ngang hàng với việc phát triển các KN về học thuật cho trẻ Đồng thời, các nhà nghiên cứu cũng đưa ra khái niệm

về CXXH tương đối giống nhau

Theo Elias, et al (1997), CXXH là khả năng hiểu, quản lí và thể hiện các khía cạnh

về cảm xúc và XH của cuộc sống cá nhân theo cách cho phép cá nhân quản lí thành công các nhiệm vụ trong cuộc sống như học tập, hình thành và duy trì các mối quan hệ, giải quyết các vấn đề hàng ngày, để thích ứng với các nhu cầu phức tạp của sự tăng trưởng và phát triển [88]

Theo Godon, R., Ji, P., Mullhall, B.S., Weissberg, R.P (2011) quan niệm: CXXH là khả năng mà trẻ em và người lớn có được các KN cơ bản để thành công trong trường học, công việc, giao tiếp XH, xây dựng các mối quan hệ tích cực và phát triển cá nhân [101, 2]

Trang 39

Nghiên cứu của Arslan & Demirtas (2016) [42] cho rằng, CXXH là khả năng điều chỉnh chính xác cảm xúc của bản thân, thiết lập tốt các mối quan hệ với người khác, biết cách giải quyết các vấn đề và ra quyết định có trách nhiệm

Zin (2004) đưa ra khái niệm: CXXH là một quá trình mà thông qua đó chúng ta học cách nhận biết và quản lí cảm xúc của mình, quan tâm đến người khác, ra quyết định đúng đắn, cư xử một cách có đạo đức và có trách nhiệm, phát triển những quan hệ tích cực và tránh hành vi tiêu cực [177,4]

Theo tổ chức Casel (2017) thì CXXH là quá trình thông qua đó trẻ em và người lớn tiếp thu, áp dụng có hiệu quả kiến thức, thái độ, KN cần thiết để hiểu và quản lí cảm xúc đặt ra và thực hiện những mục tiêu mang tính tích cực, cảm thông và thể hiện sự đồng cảm với người khác, thiết lập và duy trì các mối quan hệ tích cực, ra quyết định có trách nhiệm [181]

Như vậy, qua các khái niệm CXXH của các nhà khoa học nêu trên cho thấy, mặc

dù các nhà khoa học đưa ra các cách hiểu khác nhau về CXXH, nhưng trong nội hàm khái niệm của họ đều tương đối thống nhất Các tác giả đều coi CXXH chứa đựng các yếu tố sau:

- Nhận biết được cảm xúc của bản thân và của người khác

- Thể hiện cảm xúc bản thân phù hợp với hoàn cảnh, tình huống cụ thể

- Biết cách kiểm soát cảm xúc bản thân

- Thể hiện sư quan tâm, đồng cảm với người khác, chấp nhận người khác

- Biết cách thiết lập, duy trì các mối quan hệ XH

- Chịu trách nhiệm với quyết định của bản thân

Bên cạnh đó, trong một số nghiên cứu phân tích nội hàm khái niệm CXXH cũng chỉ ra rằng, trong nội hàm khái niệm về CXXH chứa đựng khía cạnh nhận thức – cảm xúc – hành vi [132], cụ thể là:

* Về nhận thức: Nhận biết được các trạng thái cảm xúc khác nhau của mình và của

người khác; Biết cách điều chỉnh, kiểm soát cảm xúc tiêu cực của bản thân; Nhận thức được nhiệm vụ, trách nhiệm của bản thân trong các HĐ, giao tiếp với người khác; Nhận thức được điểm khác biệt của người khác Garner & Lemesise (2017) [98], Schultz và cộng sự (2010) [162] cho rằng: Kiến thức về cảm xúc cũng có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết các vấn đề XH

Trang 40

* Về cảm xúc: Thừa nhận và gọi tên cảm xúc của bản thân, của người khác;

Tự điều hòa cảm xúc trong các mối quan hệ, đẩy lùi các cảm xúc đau khổ, trầm cảm, căng thẳng

* Về hành vi: Thể hiện các hành vi tích cực phù hợp với các trạng thái cảm xúc

khác nhau, chế ngự các hành vi tiêu cực như hung hăng, gây hấn, thách thức, trầm cảm hoặc xa lánh XH và các hành vi thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ, đồng cảm với người khác trong mọi hoàn cảnh Denham (2006) [81]; Fantuzzo, Bulotsky, MC Dermott, Mosca & Lutz (2003) [91] khẳng định rằng, các vấn đề về hành vi của con người thường xuất hiện trong những năm đầu đời và có liên quan đến thiếu hụt các KN XH, điều tiết cảm xúc, khả năng chịu đựng sự thất vọng và giải quyết các vấn đề XH

Từ những phân tích trên, luận án xác định khái niệm CXXH như sau: CXXH là

năng lực mà trẻ em và người lớn hiểu và áp dụng kiến thức, cảm xúc, hành vi phù hợp, những kinh nghiệm đã có để hiểu và quản lí cảm xúc bản thân, thể hiện sự cảm thông và đồng cảm với người khác, thiết lập và duy trì các mối quan hệ XH, ra quyết định có trách nhiệm

1.2.1.3 Khái niệm kỹ năng cảm xúc xã hội

Từ việc xác định khái niệm KN và khái niệm CXXH, luận án xác định khái niệm

KN CXXH như sau: KN CXXH là biểu hiện năng lực hành động của trẻ em và người lớn

Đó là những hành động dựa trên việc hiểu và áp dụng kiến thức, cảm xúc, hành vi phù hợp, những kinh nghiệm đã có để hiểu và quản lí cảm xúc bản thân, thể hiện sự cảm thông và đồng cảm với người khác, thiết lập và duy trì các mối quan hệ XH, ra quyết định có trách nhiệm

1.2.1.4 Cấu trúc thành phần của kỹ năng cảm xúc xã hội

Trong những thập kỷ qua, GD tập trung theo cách tiếp cận nhân văn, nhấn mạnh đến

sự phát triển CXXH của trẻ em Sự cần thiết của cách tiếp cận này trong GD trẻ thơ đã được toàn thế giới công nhận và đi sâu nghiên cứu Do vậy, KN CXXH trở thành vấn đề

mà nhiều nhà khoa học quan tâm, việc phân chia các KN thành phần của KN CXXH có nhiều cách khác nhau, một trong những cách phân chia phổ biến có thể kể đến đó là: Denham (2006) cho rằng, KN CXXH là một thuật ngữ rộng có thể bao hàm một loạt các năng lực bao gồm kiến thức về cảm xúc; khả năng điều chỉnh cảm xúc và hành vi; các KN XH [81]

Ngày đăng: 23/01/2024, 14:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w