Nghiên cứu, phân tích các mâu thuẫn tồn tại giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại của Việt Nam hiện nay để đưa ra các định hướng giải q
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Từ năm 1986, Việt Nam chuyển đổi sang mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đã đặt ra cho Việt Nam những thách thức mà mục tiêu cần vượt qua Trong đó, hoàn thành quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước
là mục tiêu đầu tiên cần thực hiện Trải qua hơn 25 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những kết quả vượt bậc trong phát triển kinh tế, có những bước tiến gần hơn với mục tiêu công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước Trong đó, phải kể đến là tốc
độ tăng trưởng kinh tế nhanh với mức trung bình 7% trong cả giai đoạn, xuất khẩu liên tục tăng trưởng với tốc độ trung bình 25 – 30% Tuy nhiên, tính ổn định của quá trình tăng trưởng là không cao, trong những năm qua Việt Nam tăng trưởng mới chỉ theo chiều rộng, chủ yếu dựa vào nguồn vốn, lao động giá rẻ và nguồn lực
tự nhiên Việc tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài bằng các lợi thế về tài nguyên và con người, sự mở cửa trong môi trường đầu tư, đã dẫn đến việc tiếp nhận các nguồn vốn đầu tư một cách ồ ạt mà không hiệu quả, gây nên hiện tượng cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng Đặc biệt là giai đoạn hiện nay, khi mà nền kinh tế Việt Nam đang rơi vào suy thoái do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính từ Mỹ năm 2008 và những biến đổi khó lường của tự nhiên, gây ra những thiệt hại to lớn về người và tài sản thì vấn đề giữ vững tăng trưởng kinh tế để hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và bảo vệ môi trường tự nhiên là một thách thức mà Việt Nam cần giải quyết được Tuy nhiên, quá trình thực hiện hai mục tiêu này lại xuất hiện những mâu thuẫn, gây cản trở cho việc thực hiện chính sách Nghiên cứu, phân tích các mâu thuẫn tồn tại giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại của Việt Nam hiện nay để đưa ra các định hướng giải quyết các mâu thuẫn đó
là một vấn đề cần thiết Như chúng ta đã biết trong quá trình vận động và phát triển của mọi sự vật luôn luôn xảy ra mâu thuẫn, đó là mâu thuẫn giữa các yếu tố trong
Học viên: Đào Thị Hà Phương 1 MHV:CH220234
Trang 2bản thân sự vật hay mâu thuẫn giữa các sự vật với nhau Triết học Mác-Lênin đã chỉ ra, mâu thuẫn là một tất yếu khách quan, mang tính phổ biến và có đa dạng các loại mâu thuẫn Xác định đúng từng loại mâu thuẫn sẽ cho phép con người tìm ra được những giải pháp phù hợp, tối ưu để giải quyết mâu thuẫn, tạo điều kiện thúc đẩy sự vật phát triển Từ lí luận về mâu thuẫn, ta hãy xem xét phân tích và đưa ra cách thức giải quyết các mâu thuẫn tồn tại giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường hiện nay để góp phần đưa Việt Nam thoát khỏi suy thoái và hoàn thành được quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước
Trước yêu cầu thực tiễn đặt ra như vậy, nên em đã chọn đề tài nghiên cứu
"
Giải pháp xử lý các mâu thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa của Việt Nam hiện nay trên cơ
sở phép biện chứng về mâu thuẫn”
Kết cấu bài tiểu luận gồm ba phần:
Phần 1: Lý luận chung phép biện chứng về mâu thuẫn
Phần 2: Phân tích các mâu thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa của Việt Nam hiện nay
Phần 3: Giải pháp xử lý các mâu thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay.
Qua bài viết này, em xin gửi lời cảm ơn đến PGS.TS Phạm Văn Sinh đã
hướng dẫn em hoàn thành tốt bài tiểu luận này.Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian
và trình độ nhận thức, bài viết không tránh khỏi thiếu sót Em rất mong nhận được
sự góp ý của các thầy cô và những người quan tâm để bài viết được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3PHẦN 1: LÝ LUẬN CHUNG PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MÂU THUẪN
1.1 Khái niệm về mâu thuẫn
Mâu thuẫn là một hiện tượng tồn tại trong thế giới khách quan và đã được
nhiều nhà triết học quan tâm và nghiên cứu
Các nhà triết học phương Đông đã khái quát khái niệm về mâu thuẫn trong thuyết âm dương và ngũ hành Mâu thuẫn là để nói về tính hai mặt của tất cả các hiện tượng sự vật: trong âm có dương, trong tốt có xấu, như vậy mọi sự vật đều vận động theo theo hướng hài hòa Các nhà triết học này cũng nhận định các nhân tố
âm dương trong một chủ thể luôn vận động và biến đổi luân hồi, âm thịnh thì dương suy, bĩ cực thái lai, như vậy là khai thác khía cạnh thời gian của việc phát sinh và giải quyết mâu thuẫn chứ không nhìn vào khía cạnh biến đổi của chủ thể khi giải quyết mâu thuẫn
Trong khi đó, các nhà triết học phương Tây kết luận rằng mâu thuẫn là động lực của sự phát triển bởi vì trong mỗi một sự vật đều có ít nhất hai mặt, hai lập trường, hai thế lực đối kháng, và các thế lực đó sẽ tìm cách triệt tiêu nhau để chiếm lĩnh chủ thể, quá trình đó đẩy mâu thuẫn phát triển đến đỉnh điểm và khi mâu thuẫn phát triển đến đỉnh điểm thì chủ thể sẽ biến đổi cả về lượng và chất sang một hình thái mới Mỗi sự vật đều chứa đựng mâu thuẫn bên trong nó bởi vì bản chất của sự vật là động chứ không tĩnh Khi sự vật vận động thì mâu thuẫn phát sinh
Như vậy chúng ta nên hiểu rằng mâu thuẫn là đương nhiên tồn tại và là tốt chứ không phải là xấu, vì nó giúp cho sự phát triển Nếu một gia đình không có mâu thuẫn thì con người sẽ không cần hoàn thiện nữa, dẫn đến không luyện tập, không tiến hóa Nếu một xã hội không có mâu thuẫn thì các giai cấp sẽ hòa đồng như nhau, không còn động lực cạnh tranh, ai nghĩ cũng giống ai, không có bất đồng chính kiến, khi ấy lại là một tai họa, vì tất cả đều mất phương hướng, không biết đi
Trang 4đâu về đâu Vì thế không thể phủ nhận rằng gia đình nào cũng có mâu thuẫn, xã hội nào cũng có mâu thuẫn Vấn đề là tìm ra mâu thuẫn đó như thế nào và giải quyết mâu thuẫn đó như thế nào Bài tiểu luận này sẽ đi đến phân tích các mâu thuẫn dưới góc độ mâu thuẫn biện chứng
1.2 Mâu thuẫn biện chứng trong triết học Mác – Lênin
Trong mỗi sự vật hiện tượng hay quá trình nào đó luôn chứa đựng những mặt, những khuynh hướng đối lập nhau tạo thành những mâu thuẫn trong bản thân mình, sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập tạo là nguồn gốc, động lực cho sự vận động và phát triển, dẫn tới sự mất đi của cái cũ và nhường chỗ cho sự ra đời của cái mới Trong đó:
Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan và mang tính phổ biến, là nguồn gốc của sự vận động và phát triển Phép biện chứng duy vật khẳng định rằng, mọi sự vật hiện tượng trong thế giới đều tồn tại mâu thuẫn bên trong Mỗi sự vật hiện tượng đều là một thể thống nhất giữa các mặt, các thuộc tính, các khuynh hướng đối lập nhau, những mặt đối lập nhau nhưng lại ràng buộc nhau nên nó tạo thành mâu thuẫn Mâu thuẫn chẳng những là hiện tượng khách quan mà còn là hiện tượng phổ biến Mâu thuẫn tồn tại khách quan trong thế giới tự nhiên, xã hội và tư duy con người Tồn tại phổ biến chẳng những ở mọi sự vật hiện tượng mà còn phổ biến trong suốt quá trình vận động và phát triển của chúng, mâu thuẫn này mất đi thì mâu thuẫn khác lại được hình thành
Giữa các mặt đối lập có sự thống nhất và đấu tranh Hai mặt đối lập liên hệ với nhau, ràng buộc và quy định lẫn nhau, mặt này lấy mặt kia làm tiền đề để tồn tại và phát triển Đồng thời, chúng cũng thể hiện những mâu thuẫn, bài trừ lẫn nhau, khi xung đột trở nên gay gắt cùng những điều kiện thích hợp chúng sẽ chuyển hóa lẫn nhau Kết quả là sự thống nhất giữa hai mặt đối lập cũ bị phá hủy,
Trang 5sự thống nhất giữa hai mặt đối lập mới được hình thành cùng với những mâu thuẫn mới
1.3 Các loại mâu thuẫn
Mâu thuẫn trong tự nhiên, xã hội và tư duy tồn tại rất đa dạng Tính đa dạng được quy định bởi đặc điểm của các mặt đối lập, điều kiện thực hiện sự tác động qua lại giữa các mặt đối lập, bởi trình độ tổ chức của hệ thống mà trong đó mâu thuẫn tồn tại
Căn cứ vào quan hệ giữa các mặt đối lập, người ta phân loại thành mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài Trong đó, mâu thuẫn bên trong là sự tác
động qua lại giữa các mặt, các khuynh hướng đối lập của cùng một sự vật hiện tượng, mâu thuẫn bên ngoài là mâu thuẫn diễn ra trong mối liên hệ với sự vật, hiện tượng khác Mâu thuẫn bên trong có vai trò quyết định sự vận động, phát triển của
sự vật vì nó là nguyên nhân của sự "tự thân vận động" Nó không tách rời với mâu thuẫn bên ngoài Mâu thuẫn bên ngoài có ảnh hưởng đến sự vận động, phát triển của sự vật Mâu thuẫn bên ngoài phải thông qua mâu thuẫn bên trong mới phát huy được tác dụng
Căn cứ vào ý nghĩa đối với sự tồn tại và phát triển của toàn bộ sự vật hiện
tượng, người ta phân loại thành mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản.
Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn quy định bản chất của sự vật hiện tượng, quy định
sự phát triển ở tất cả các giai đoạn của sự vật hiện tượng, nó tồn tại trong suốt quá trình tồn tại của sự vật hiện tượng Mâu thuẫn không cơ bản là mâu thuẫn đặc trưng cho một phương diện nào đó của sự vật, nó quy định sự vận động và phát triển một mặt nào đó của sự vật Mâu thuẫn cơ bản xuất phát từ bản chất của sự vật, quy định
sự tồn tại của sự vật và có tác dụng chi phối và làm nảy sinh những mâu thuẫn không cơ bản Mâu thuẫn không cơ bản tuy đóng vai trò phụ thuộc nhưng cũng có ảnh hưởng nhất định đối với sự phát triển của sự vật
Trang 6Căn cứ vào vai trò mâu thuẫn được chia thành mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu trong một giai
đoạn phát triển nhất định của sự vật hiện tượng, giải quyết nó tạo điều kiện giải quyết các mâu thuẫn thứ yếu
Căn cứ vào tính chất các lợi ích đối lập trong xã hội, người ta phân chia
thành mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng Mâu thuẫn đối kháng là
mâu thuẫn giữa những giai cấp, những tập đoàn người, những xu hướng xã hội có lợi ích cơ bản đối lập nhau Mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn giữa những lực lượng, những khuynh hướng xã hội có đối lập về lợi ích những mang tính cục
bộ, tạm thời Phân biệt mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định phương pháp giải quyết mâu thuẫn Mâu thuẫn đối kháng theo nguyên tắc chung chỉ được giải quyết thông qua các cuộc cách mạng xã hội Còn mâu thuẫn không đối kháng, xu hướng phát triển đặc thù của nó ngày càng dịu đi Mâu thuẫn này được giải quyết vẫn phải tuân thủ nguyên tắc là thông qua đấu tranh nhưng bằng phương pháp hoà bình
Như vậy, hiểu bản chất các loại mâu thuẫn để tìm ra cách giải quyết phù hợp
là điều rất quan trọng trong thực tiễn cuộc sống Đặc biệt là giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế đang rơi và suy thoái và tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng,
để hoàn thành được quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa thì cần phải giải quyết một cách triệt để các mối mâu thuẫn đang tồn tại
Trang 7PHẦN 2: PHÂN TÍCH CÁC MÂU THUẪN GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH
TẾ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 Các khái niệm cơ bản
Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về số lượng, chất lượng, tốc độ và quy
mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định Sự gia tăng được thể hiện ở quy mô và tốc độ Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kì Về bản chất, tăng trưởng phản ánh sự thay đổi về lượng của nền kinh tế, nhưng ngày này yêu cầu tăng trưởng còn được gắn liền với tính bền vững hay việc bảo đảm chất lượng tăng trưởng ngày càng cao Theo khía cạnh này, điều được nhấn mạnh nhiều hơn là sự gia tăng liên tục, có hiệu quả của các chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người
Có rất nhiều quan niệm để hiểu về môi trường là gì, trong phạm vi bài tiểu
luận, tác giả sẽ tiếp cận khái niệm môi trường dưới góc độ tự nhiên Môi trường tự nhiên là chỉ một bộ phận của giới tự nhiên, bao gồm các nhân tố thiên nhiên tồn tại
ngoài ý muốn của con người và ít nhiều chịu sự tác động của con người như đất, nước, không khí, động vật, thực vật, nó có quan hệ trực tiếp tới quá trình sản xuất vật chất và đời sống xã hội của con người
Theo quan điểm của Liên hợp quốc bảo vệ môi trường là những hành động
thực hiện nhằm bảo vệ môi trường tự nhiên, phòng ngừa hay giảm thiểu những tác động tiêu cực do các hoạt động kinh tế và xã hội của con người gây ra cho môi trường
Trang 82.2 Phân tích các mâu thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước của Việt Nam
Vận dụng phép biện chứng về mâu thuẫn, chúng ta nhận thấy tăng trưởng và bảo vệ môi trường có mối quan hệ thống nhất Môi trường tự nhiên là điều kiện cho tăng trưởng kinh tế và kinh tế tăng trưởng là cơ sở tạo nên các biến đổi của môi trường tự nhiên theo hướng ngày càng tốt hơn
Tuy nhiên, trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa của Việt Nam, để đạt được mục tiêu tăng trưởng cao, chúng ta đã bỏ qua các các mối liên quan về môi trường tự nhiên, thiếu sự tôn trọng khi ứng dụng khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật Việc khai thác nguồn tài nguyên này một cách quá mức, dẫn đến hệ sinh thái bị mất cân đối nghiêm trọng, ô nhiễm môi trường gia tăng
Từ đó đã dẫn đến những mâu thuẫn trong nhu cầu tăng trưởng kinh tế cao và vấn đề bảo vệ môi trường tại Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước
2.2.1 Mâu thuẫn giữa yêu cầu tăng trưởng kinh tế nhanh đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với hạn chế về điều kiện tài nguyên thiên nhiên
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã giúp Việt Nam thoát được đói nghèo và có những bước tiến xa trong phát triển kinh tế, được thể hiện rõ nhất qua tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt Tuy nhiên, các ngành sản xuất của Việt Nam chủ yếu lại do đóng góp của các nguồn lực
tự nhiên Trong giai đoạn sau đổi mới, chúng ta tập trung xuất khẩu ở các sản phẩm được chế biến từ tự nhiên như gỗ, mây, tre… hay các khoáng sản ở dạng thô như than đá, dầu mỏ… Với một thị trường rộng mở và đem lại nguồn thu nhập lớn đã làm mờ mắt những người kinh doanh nói chung và những người dân của khu vực
Trang 9có tài nguyên nói riêng Họ không màng đến những tác động phản lại của tự nhiên
mà ra sức khai thác trái phép các tài nguyên, dẫn đến môi trường sinh thái bị kiệt quệ, ô nhiễm nặng nề
Bên cạnh đó, do nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhiều nhà máy, công xưởng ra đời, các thiết bị đòi hỏi nguyên liệu và kĩ thuật chất lượng cao đã dẫn đến nhu cầu về nguyên liệu, năng lượng như chất đốt, điện trở nên ngày càng cấp thiết
Để đáp ứng được hoạt động sản xuất diễn ra bình thường, Việt Nam đã xây dựng nhiều nhà máy điện, cho phép khai thác các tài nguyên quý hiếm Dẫn đến đất đai
bị ô nhiễm do khai thác than bừa bãi, ô nhiễm do nhà máy nhiệt điện, tác động tiêu cực tới các hồ chứa nước do ngăn sông đắp đập làm nhà máy thủy điện, kế tới là tàn phá rừng làm củi đốt… làm mất cân bằng hệ sinh thái
Như vậy, những vấn đề nêu trên tất yếu dẫn tới mâu thuẫn cơ bản là muốn có
sự tăng trưởng kinh tế thì phải có rất nhiều yếu tố, nhiều nguồn lực đầu vào, trong
đó đối với các nước đang phát triển như Việt Nam thì tài nguyên thiên nhiên đóng vai trò vô cùng quan trọng
2.2.2 Mâu thuẫn trong cơ cấu đầu tư theo vùng lãnh thổ nhằm đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế
Để đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, Việt Nam cần thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, tuy nhiên chúng ta chủ yếu đầu tư cơ sở hạ tầng cho các khu vực, vùng lãnh thổ có nhiều lợi thế cạnh tranh Dẫn đến các khu vực miền núi đã khó khăn lại còn khó khăn hơn, trình độ hiểu biết đã yếu kém lại càng yếu kém hơn Kết quả là các tộc người tại khu vực miền núi với trình độ nhận thức kém vẫn ứng xử theo các tập quán cổ hủ của họ Việc người dân đặc biệt là tầng lớp thanh niên thi nhau chặt những loại gỗ lâu năm hoặc tìm cách để giết chết những loài động vật lớn hoang dã với mục đích thể hiện sức khỏe, sở thích và sự hùng dũng của mình trước người khác hay quan niệm thuận theo tự nhiên, cứ để mọi cái
Trang 10trôi theo dòng nước, nên mọi chất thải đều được đổ thẳng ra sông suối đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng Bên cạnh đó họ cũng dễ bị lợi dụng bởi những người hoạt động phi pháp, nghe theo lời xúi giục và tham gia vào các hoạt động khai thác trái phép Điều này càng làm cho thiên nhiên bị tàn phá và ô nhiễm nặng nề
2.2.3 Mâu thuẫn giữa yêu cầu tăng trưởng kinh tế với việc tạo việc làm cho lao động trong khu vực di dân
Do nhu cầu tăng trưởng kinh tế và thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, Việt Nam cần xây dựng một môi trường đầu tư lý tưởng để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó, cơ sở hạ tầng là điều kiện cần đầu tiên Để thu hút được các nhà đầu tư , chúng ta buộc phải xây dựng các khu công nghiệp, các nhà máy thủy điện, dẫn đến dân cư tại các khu vực này phải chuyển đến những vùng đất mới Trong khi đó, những người di dân chủ yếu là lao động tay chân, không có trình độ Khi chuyển đến những nơi ở mới họ không có đất đai để trồng trọt, không có nghề nghiệp để làm, để nuôi sống bản thân Chính phủ thì không tạo cho họ nghề nghiệp mới, những công việc kiếm ra thu nhập Do đó, để nuôi sống bản thân và gia đình, họ phải dựa vào thiên nhiên Họ phải khai hoang, chặt cây, phá rừng để làm nương rẫy, bán những thực động vật quý hiếm để kiếm thu nhập Kết quả là hàng nghìn hecta rừng bị phá hủy, hàng trăm loại thực vật, cây gỗ lâu năm bị tuyệt chủng, nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề
2.2.4 Mâu thuẫn giữa yêu cầu về cơ sở vật chất kỹ thuật cho bảo vệ môi trường
tự nhiên với hạn chế về điều kiện kinh tế - kỹ thuật đáp ứng yêu cầu này
Để có thể khai thác tối đa, hợp lý, có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên thì vấn
đề cơ sở vật chất kỹ thuật trong việc khai thác giữ vai trò vô cùng quan trọng Nếu trong quá trình khai thác, cơ sở vật chất kỹ thuật được sử dụng có tính hiện đại, phù