1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đánh giá hiện trạng, dự án chất thải nguy hại và đề xuất các giải pháp đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường cho tỉnh bình dương

120 1,1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 6,73 MB

Nội dung

KHÁI QUÁT VỀ HIỆN TRẠNG PHÁT SINH VÀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN NGUY HẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG 24 2.1.. Phương pháp thu thập và tổng hợp dữ liệu:  Thu thập các tài liệu tham khảo, tài

Trang 1

1 Tính cấp thiết của đề tài: 2

2 Mục tiêu nghiên cứu: 3

2.1 Mục tiêu tổng quát: 3 2.2 Các nhiệm vụ cụ thể của đồ án: 3

3 Nội dung nghiên cứu: 4

4 Phương pháp nghiên cứu: 4

4.1 Phương pháp thu thập và tổng hợp dữ liệu: 4

4.2 Phương pháp phân tích các bên liên quan (Stakeholder Analysis = SA). 4

4.3 Phương pháp xây dựng hệ số phát thải, tính toán dự báo lượng CTRCNNH dựa trên hệ số phát thải. 5

5 Ý nghĩa và tính mới của đề tài: 6

5.1 Ý nghĩa khoa học: 6 5.2 Ý nghĩa thực tiễn: 6

5.3 Tính mới của đề tài: 7

6 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 7

7 Tổng quan về các nghiên cứu đã qua: 7

Phần 2: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 11

Chương I TỒNG QUAN VỀ BÌNH DƯƠNG, CÁC KHU CÔNG NGHIỆP

Trang 2

1.1 Khái quát sơ lược về tỉnh Bình Dương 14

1.1.1 Điều kiện tự nhiên: 14 1.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội: 14

1.2 Tổng quan về các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương

17

1.3 Tổng quan về chất thải nguy hại18

1.3.1 Một số khái niệm về chất thải nguy hại: 18

1.3.2 Nguồn gốc và phân loại chất thải nguy hại 20

Chương II KHÁI QUÁT VỀ HIỆN TRẠNG PHÁT SINH VÀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN NGUY HẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG

24

2.1 Hiện trạng CTRCNNH trên địa bàn tỉnh Bình Dương 25

2.1.1 Giới thiệu chung: 25

2.1.3 Quản lý CTRCN và CTRCNNH tại các KCN 46

2.1.4 Quản lý CTRCN và CTRCNNH tại các huyện, thị xã: 47

2.1.5 Quản lý về kỹ thuật 47 2.1.6 Những khó khăn trong công tác quản lý CTRCNNH trên địa bàn Tỉnh

51

Chương III CÁC BÊN LIÊN QUAN VÀ HIỆU QUẢ CÁC CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ CTRCNNH CỦA TỈNH BÌNH DƯƠNG 53

Trang 3

3.1 Các bên làm liên quan làm phát sinh CTRCNNH 55

3.1.1 Các công ty, xí nghiệp sản xuất các ngành CN 55

3.1.2 Bệnh viện, phòng khám đa khoa, trạm y tế: 60

3.1.3 Các hộ gia đình 60

3.2 Các bên liên quan có trách nhiệm quản lý CTRCNNH 61

3.3 Các bên liên quan đến xử lý, tiêu huỷ, thu gom, vận chuyển, lưu giữ CTRCNNH 65

3.3.1 Các công ty, xí nghiệp sản xuất có CTRCNNH: 65

3.3.2 Các công ty thu gom, vận chuyển, xử lý CTRCNNH: 67

3.4 Các bên bị ảnh hưởng bởi CTRCNNH 72

Chương IV ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI

4.1 Kế hoạch quản lý CTRCNNH cho tỉnh Bình Dương 76

4.1.1 Mục tiêu môi trường 76 4.1.2 Mục tiêu xã hội 76

4.2 Đề xuất quy trình quản lý CTRCNNH 76

4.3 Đề xuất các biện pháp an toàn trong lưu giữ, vận chuyển và quản lý

4.3.1 Quản lý CTRCNNH 82 4.3.2 An toàn trong lưu giữ CTRCNNH 85

4.4 Đề xuất các biện pháp hỗ trợ nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý CTRCNNH 87

4.4.1 Chỉnh sửa, bổ sung, nâng cao thể chế về quản lý CTNH 87 4.4.2 Đào tạo, nâng cao nhận thức và năng lực quản lý CTNH 90

4.4.3 Đề xuất biện pháp kinh tế hỗ trợ 92

4.4.4 Đề xuất giải pháp chuyển đổi KCN đang hoạt động sang KCN sinh

thái 95

4.4.5 Ứng dụng tin học để quản lý cơ sở dữ liệu CTNH 96

1 Kết luận: 97

Trang 4

CTNH: Chất thải nguy hại

CTRCNNH: Chất thải rắn nguy hại

CTRCN: Chất thải rắn công nghiệp

CTRCNNH: Chất thải rắn công nghiệp nguy hại

CTRSH: Chất thải rắn sinh hoạt

WHO: World Health Organization

UNEP: The United Nations Environmet Programme

RCRA: Resource Conservation & Recovery Act

QĐ – BTNMT: Quyết Định – Bộ tài nguyên môi trường

QĐ- TTg

Trang 5

QLCTNH: Quản lý CTNH

TN&MT: Tài nguyên và Môi trường

TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Thống kê dân số tỉnh Bình Dương giai đoạn 2005-2010 15 Bảng 1.2: GDP bình quân đầu người các năm 16Bảng 2.1: Thống kê các nhóm ngành hoạt động công nghiệp chủ yếu phân bố trênđịa bàn tỉnh theo QĐ 23/2006/QĐ-BTNMT 25Bảng 2.2: Tổng khối lượng CTNH phát sinh hiện tại trên địa bàn tỉnh Bình Dương

27Bảng 2.3: Danh mục các nhóm ngành công nghiệp đang hoạt động và thành phầnCTNH của các nhóm ngành 28Bảng 2.4 Hệ số phát thải 32Bảng 2.5: Giá trị sản lượng công nghiệp của một số ngành công nghiệp 35

Bảng 2.6 Kết quả tính toán, ước lượng khối lượng CTRCNNH phát sinh hiện nay

36Bảng 2.7: Dự báo khối lượng CTRCNNH của các ngành công nghiệp dự đoán đếnnăm 2025 (đơn vị : nghìn tấn ) 39

Trang 7

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1 Bản đồ hành chính tỉnh Bình Dương 13

Hình 1.2 Dân số tỉnh Bình Dương qua các năm 2005 – 2010 15

Hình 1.3 GDP bình quân đầu người qua các năm 16

Hình 1.4 Cơ cấu kinh tế tỉnh 16

Hình 1.5 Một số chỉ tiêu tăng trưởng công nghiệp qua các năm 17

Hình 2.1: Biểu đồ lượng CTRCNNH từ năm 1999 – 2010 37

Hình 2.2: Biểu đồ tổng lượng CTRCNNH của các ngành nghề CN từ 1999 – 2010 37 Hình 2.3: Biểu đồ dự báo khối lượng CTRCNNH đến năm 2025 38

Hình 2.4 Quy trình cấp Sổ chủ nguồn thải CTNH 42

Hình 3.1 Sơ đồ các bên liên quan trong quản lý CTRCNNH 54

Hình 3.2 Sơ đồ các bên liên quan có trách nhiệm quản lý CTRCNNH 61

Hình 3.3 Cơ cấu tổ chức quản lý nhà nước về MT trên địa bàn Bình Dương .64

Hình 3.4 Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Bình Dương: công suất xử lý P = 415,6 tấn/tháng (13,853 tấn/ngày) bao gồm CTRCN và CTNH 69

Hình 3.5 Công ty TNHHTM và xử lý môi trường Thái Thành (Công suất 5,6 tấn/tháng tương đương 0,187 tấn/ngày 70

Trang 8

Hình 3.6 Công ty TNHHTM – DV Môi trường Việt (công suất 500 tấn/tháng tương

đương 16,67 tấn/ngày) 71

Hình 4.1 Quy trình quản lý kỹ thuật CTRCN – CTRCNNH 77

Hình 4.2 Mô hình cộng đồng tham gia quản lý CTRCN, CTNH 92

Hình 4.3 Sơ đồ hệ thống thu, nộp và sử dụng phí chất thải nguy hại 93

Hình 4.4 Sơ đồ tổ chức và cơ chế phối hợp thực hiện thu phí hành chánh quản lý CTNH 94

Trang 9

Phần 1 MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

5 Ý NGHĨA VÀ TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI

Trang 10

Phần 1 MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Trong tiến trình toàn cầu hóa ngày càng gia tăng, mối quan tâm của thế giới

về vấn đề bảo vệ môi trường cũng được nâng cao rõ rệt Ô nhiễm môi trường đã trởthành vấn đề toàn cầu mà không phải của riêng quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nào.Thực tiễn đã chứng minh, không một quốc gia nào có thể phát triển hùng mạnh vàbền vững nếu quốc gia đó không lấy vấn đề bảo vệ môi trường làm nền tảng cho sựphát triển kinh tế

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường, trong đó ô nhiễmmôi trường do chất thải, đặc biệt chất thải nguy hại (CTNH) là nguyên nhân cơ bản

và khó tháo gỡ nhất Trong hoạt động tiêu dùng của xã hội, bao gồm cả tiêu dùngsản xuất và tiêu dùng cá nhân, một lượng lớn CTNH được thải bỏ vào môi trường

Bình Dương, sau 36 năm giải phóng, đặc biệt là sau những năm tách ra từtỉnh Sông Bé, diện mạo Bình Dương hôm nay đã hoàn toàn thay đổi Từ một tỉnhthuần nông, Bình Dương đã trở thành một trong những tỉnh có tốc độ phát triểncông nghiệp cao nhất và năng động nhất trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Song hành với những tác động tích cực từ quá trình phát triển công nghiệp vàKCN của Bình Dương trong những năm gần đây thì quá trình này cũng đang gây ranhững sức ép không nhỏ đối với môi trường của tỉnh Bình Dương và sức khỏe cộngđồng

Qua con số thống kê, hàng ngày Bình Dương đổ ra môi trường khoảng 633tấn CTR đô thị và 883 CTR công nghiệp CTR công nghiệp và CTNH xuất hiện gần

như trong tất cả các loại hình sản xuất trên địa bàn tỉnh Nhưng hiện chỉ có khoảng

15,3% khối lượng CTR công nghiệp và CTNH được thu gom, vận chuyển đúng quyđịnh Một con số quá thấp và câu hỏi đặt ra là con số 84,7% còn lại được thu gom,

Trang 11

vận chuyển và xử lý như thế nào? Và hiện tại chỉ có các doanh nghiệp lớn hoạtđộng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và ISO 14000 mới quan tâm đến việc giảmthiểu chất thải tại nguồn, con số này chỉ chiếm khoảng 14,5% số qoanh nghiệp trênđịa bàn tỉnh [11]

Vì vậy nguy cơ ô nhiễm môi trường do CTR công nghiệp và CTNH gây ra

đã và đang trở thành một vấn đề cấp bách trong công tác bảo vệ môi trường ở BìnhDương hiện nay Tuy nhiên đến nay chưa có nghiên cứu nào về hiện trạng chất thảinguy hại trên địa bàn tỉnh Các chất thải nguy hại không được xử lý an toàn sẽ tích

tụ lâu dài trong môi trường, gây ô nhiễm đất, nước mặt, nước ngầm và không khí,ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người

Chính vì những lý do đó mà tôi thực hiện đề tài: Đánh giá hiện trạng, dự báo chất thải rắn nguy hại và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp với sự phát triển của tỉnh Bình Dương.

2 Mục tiêu nghiên cứu:

2.1 Mục tiêu tổng quát:

Đánh giá hiện trạng chất thải rắn nguy hại và hiện trạng quản lý CTRCNNHtrên địa bàn tỉnh Bình Dương và đề ra các giải pháp quản lý bền vững chất thải rắnnguy hại, bảo vệ môi trường ở tỉnh Bình Dương

Trang 12

 Đề xuất các phương pháp quản lý chất thải rắn nguy hại phù hợp với địabàn tỉnh Bình Dương.

3 Nội dung nghiên cứu:

Để đạt được các mục tiêu nói trên, nội dung nghiên cứu của đồ án bao gồm:1) Đánh giá hiện trạng CTRCNNH và hiện trạng quản lý CTRCNNH trên địabàn tỉnh Bình Dương

2) Các bên liên quan nào liên quan đến quản lý CTRCNNH và đánh giá hiệuquả chính sách quản lý CTRCNNH ở Bình Dương

3) Khối lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh ở tỉnh Bình Dương

4) Xây dựng các phương pháp quản lý chất thải rắn nguy hại nhằm bảo vệ môitrường tỉnh Bình Dương

4 Phương pháp nghiên cứu:

4.1 Phương pháp thu thập và tổng hợp dữ liệu:

 Thu thập các tài liệu tham khảo, tài liệu chuyên ngành liên quan đến đề tài

 Thu thập tổng hợp các tài liệu, các đề tài nghiên cứu liên quan đếnCTRCNNH

 Thu thập các tài liệu về tỉnh Bình Dương

+ Bản đồ phân bố dân cư và các KCN

+ Các đặc điểm về địa hình, kinh tế, xã hội, các hoạt động công nghiệp…+ Tài liệu về những định hướng phát triển, các chính sách về CTRCNNHtrong tương lai của tỉnh

+ Các dự án hiện tại và tương lai của tỉnh

+ Các thông tin về tình trạng cơ sở hạ tầng, dịch vụ của khu vực

+ Tình trạng CTRCNNH hiện nay ở Bình Dương

+ Hệ thống quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý CTRCNNH

+ Danh mục các công ty, xí nghiệp, các ngành nghề hoạt động trong cácKCN của tỉnh

+ Các cơ quan, đối tượng liên quan đến CTRCNNH

4.2 Phương pháp phân tích các bên liên quan (Stakeholder Analysis = SA).

Trang 13

SA là công cụ vận dụng tư duy hệ thống và phân tích hệ thống trong việcchuẩn bị các dự án/chương trình chính sách trong lĩnh vực môi trường hay các lĩnhvực khác Gồm các bước:

+ Ai giữ vị trí có trách nhiệm trong tổ chức được hưởng lợi?

+ Ai có ảnh hưởng trong vùng dự án (cả về địa lý và lĩnh vực dự án)

+ Ai sẽ bị dự án tác động?

+ Ai sẽ ủng hộ dự án, khi họ được tham gia?

+ Ai sẽ phản đối dự án nếu họ không được tham gia?

+ Ai đã được tham dự (về lĩnh vực cũng như về địa lý) trong quá khứ? + Ai đến bây giờ chưa được tham gia nhưng cần tham gia?

− Bước 4: Xác định cách nào phối hợp các bên có liên quan tốt nhất

4.3 Phương pháp xây dựng hệ số phát thải, tính toán dự báo lượng

CTRCNNH dựa trên hệ số phát thải.

 Phương pháp xây dựng hệ số phát thải: thu thập tài liệu, tìm kiếm các hệ sốphát thải của các nước, trong WHO, trong các nghiên cứu đã qua

 Phương pháp tính toán lượng CTRCNNH: Sử dụng mô hình toán để dự báotốc độ phát sinh CTRCNNH tỉnh Bình Dương Dựa vào mô hình dự báo dựavào lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân:

Trang 14

Phương pháp này được sử dụng trong trường hợp lượng tăng (giảm) tuyệtđối liên hoàn xấp xỉ nhau qua các năm (dãy số thời gian có dạng gần giống như cấp

Đánh giá hiện trạng CTRCNNH và quản lý CTRCNNH dựa trên các dữ liệu

có cơ sở khoa học, các số liệu thống kê thực tế và mới nhất trên địa bàn tỉnh BìnhDương

Trên cơ sở dự báo khối lượng CTRCNNH phát sinh trong tương lai, xây dựngcác giải pháp quản lý và kiểm soát CTRCNNH trên địa bàn tỉnh hiệu quả hơn

5.2 Ý nghĩa thực tiễn:

Với tốc độ phát triển kinh tế xã hội vượt bậc, đặc biệt là sự phát triển côngnghiệp khá cao Cùng với sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng, hưởng thụ vật chất…đãdẫn đến một lượng lớn rác thải được thải ra môi trường nhất là CTRCNNH Đã đặt

ra vấn đề khó khăn trong công tác quản lý và kiểm soát, bảo vệ môi trường tại tỉnhBình Dương Chính vì vậy đề tài này sẽ góp phần giải quyết vấn đề quản lý

Trang 15

CTRCNNH cho các khu công nghiệp ở tỉnh Bình Dương góp phần phát triển bềnvững kinh tế - xã hội của tỉnh

5.3 Tính mới của đề tài:

− Đánh giá được thực trạng xả thải, thu gom, vận chuyển, xử lý CTRCNNH ởtỉnh Bình Dương từ trước đến nay

− Dự báo được tình hình CTRCNNH của tỉnh Bình Dương đến năm 2025 dựavào hệ số phát thải

6 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

− Đề tài chỉ xét đến hiện trạng CTRCNNH, dự báo khối lượng chất thải rắnnguy hại trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2025

− Địa điểm: các KCN tỉnh Bình Dương

− Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2011

7 Tổng quan về các nghiên cứu đã qua:

Vấn đề quản lý, thu gom, phân loại, xử lý chất thải rắn công nghiệp, chất thảirắn nguy hại đã được quan tâm và giải quyết ở hầu hết các quốc gia trên thế giới,đặc biệt là ở các quốc gia phát triển như: Mỹ, Nhật, Đức, Pháp, Hà Lan…

Tại Việt Nam, vấn đề CTRCNNH cũng đã được Chính phủ và các nhànghiên cứu môi trường rất quan tâm trong thời gian gần đây Trong đó vùng kinh tếtrọng điểm (KTTĐ) phía Nam là nơi có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong sựnghiệp phát triển kinh tế - xã hội Vùng KTTĐ phía Nam hiện chiếm tới 40% GDP

cả nước, trở thành vùng KTTĐ mạnh nhất nước Vì đây là vùng duy nhất hội đủ cácđiều kiện và lợi thế để phát triển công nghiệp, dịch vụ, đi đầu trong sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Do đó, CTRCNNH đã được nghiên cứu qua các

đề tài như:

Năm 2007, tác giả Nguyễn Xuân Trường đã thực hiện chuyên đề: “Xác định

hệ số phát thải chất thải rắn nguy hại đối với một số ngành công nghiệp điển hình trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam” Trong báo cáo này, tác giả

Trang 16

thu thập số sẵn có ở các địa phương và điều tra bổ sung từ các nhà máy của

10 ngành công nghiệp điển hình trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam,tiến hành xử lý số liệu và xây dựng hệ số phát thải trung bình từ hệ số phátthải của từng nhà máy trên Qua đó tác giả đã xây dựng được 3 loại hệ sốphát thải: (1) khối lượng chất thải rắn(kg)/ đơn vị sản phẩm, (2) khối lượngchất thải (kg)/ số lượng công nhân, (3) khối lượng chất thải (kg)/ đơn vị diệntích giúp cho quá trình tính toán lượng CTR dễ dàng hơn

Tác giả Huỳnh Thị Ánh Mai với đề tài:“Nghiên cứu và phát triển các biện pháp khả thi để tái chế, tái sử dụng CTRCN và CTRCNNH tại Tp.HCM đến năm 2010” đã cho thấy cái nhìn về hiện trạng hệ thống quản lý, kiểm cũng

như các biện pháp đang được áp dụng cho việc tái chế và sử dụng soátCTRCN và CTRCNNH tại các cơ sở trên địa bàn Tp HCM Đồng thời đưa

ra các công nghệ, các biện pháp kỹ thuật thích hợp và khả thi phù hợp vớiđiều kiện Tp HCM để tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu CTRCN –CTRCNNH

Tác giả Đoàn Vũ Nguyên với đề tài: “Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng chất thải rắn công nghiệp tại KCX Tân Thuận” Trong nghiên cứu này tác giả đã

thu thập số liệu từ các công ty, cơ sở sản xuất tại KCX Tân Thuận Qua đócho thấy hiện trạng CTRCN, hiện trạng quản lý CTRCN và đưa ra các biệnpháp nâng cao năng lực quản lý CTRCN tại KCX Tân Thuận

Bình Dương là một tỉnh năng động trong thu hút vốn nước ngoài Với tốc độphát triển nhanh về công nghiệp nhanh chóng và xếp vị trí thứ 3 trong khu kinh tếtrọng điểm phía Nam sau Tp.HCM, Đồng Nai thì vấn đề ô nhiễm môi trường đượcđặt lên hàng đầu nhất là CTRCNNH & CTRCNNH Do đó, đã có nhiều tác giảnghiên cứu đến CTRCNNH & CTRCNNH như:

Tác giả Nguyễn Văn Phước với đề tài: “Nghiên cứu, đánh giá thực trạng chất thải rắn Đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020” Trong nghiên cứu này

tác giả đã thu thập số liệu thực tế về chất thải rắn trên địa bàn tỉnh cho thấy

Trang 17

rõ hiện trạng CTR, hiện trạng quản lý, thu gom, vận chuyển, xử lý CTR Và

đã đưa ra các biện pháp quản lý phù hợp với tỉnh Bình Dương

Tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng với đề tài “Nghiên cứu, xây dựng mô hình dịch vụ nhằm thu gom và xử lý chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu” Trong đề tài này tác giả đã thu thập số liệu thực tế cho thấy hiện

trạng quản lý và xử lý CTRCN, CTRCNNH Tìm hiểu nghiên cứu các côngnghệ xử lý CTRCNNH từ nhiều nguồn và đã đưa ra mô hình thu gom xử lýCTRCN, CTRCNNH phù hợp với 4 tỉnh quan trọng của vùng kinh tế trọngđiểm phía Nam: Tp HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu

Năm 2007, tác giả Lê Thùy Trang với nghiên cứu “Xây dựng hệ số phát thải chất thải rắn công nghiệp nguy hại phục vụ quản lý môi trường tại các khu công nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh Bình Dương” Trong nghiên cứu này

tác giả đã xây dựng được hệ số phát thải, hàm phát sinh của các ngành côngnghiệp điển hình ở tỉnh Bình Dương Đồng thời dự báo được thành phầnkhối lượng CTRCNNH và đề ra các biện pháp quản lý CTRCNNH đến năm2020

Tác giả Nguyễn Thanh Phong với đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp khả thi xử lý chất thải rắn khu liên hợp Nam Bình Dương phục vụ cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội của tỉnh” đã đưa ra các công nghệ xử lý CTR

gồm các công nghệ tái chế, chomn lấp hợp vệ sinh, xử lý chất thải côngnghiệp, nước rỉ rác cho khu liên hợp Đồng thời xây dựng chương trình quản

lý và giám sát chất lượng môi trường cho khu liên hợp Nam Bình Dương

Tác giả Đỗ Diệu Hằng với đề tài “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý chất thải rắn nguy hại tại chi nhánh 3 - Công ty thuốc sát trùng Việt Nam huyện Dĩ An - Tỉnh Bình Dương”, 2005, đã cho thấy được tình hình phát sinh và xử lý CTRCNNH từ

các hoạt động sản xuất thuốc bảo vệ thực vật tại chi nhánh 3, đồng thời đưa

ra các biện pháp nâng cao hiệu quả hệ thống quản lý CTRCNNH tại chi

Trang 18

nhánh 3 công ty thuốc sát trùng Việt Nam từ thu gom, vận chuyển, lưu trữCTRCNNH đến xử lý CTRCNNH bằng lò đốt

Các nghiên cứu trên góp phần giúp cho ta thấy được hiện trạng chất thải rắntrên địa bàn tỉnh hoặc chất thải rắn nguy hại của một khu vực nào đó và các phươngpháp quản lý thích hợp để cải thiện vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải rắnnguy hại gây ra Tuy nhiên, các đề tài trên chưa cho ta thấy được cái nhìn tổng quan

về hiện trạng CTRCNNH trên địa bàn của tỉnh, việc quản lý và xử lý chất thải rắnnguy hại vẫn còn nhiều hạn chế và chưa đạt được kết quả tốt và hiện nay vấn đề ônhiễm do CTRCNNH gây ra vẫn đang diễn ra, gây ra nhiều khó khăn cho các nhàquản lý

Để bổ sung vào các vấn đề còn hạn chế đã được trình bày, trong đề tàinghiên cứu này cần trả lời các câu hỏi nghiên cứu: Hiện trạng chất thải rắn nguy hại

ở Bình Dương hiện nay như thế nào? Bằng cách nào để quản lý và xử lý chất thảirắn nguy hại tại Bình Dương đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế xã hội vàmôi trường? Để trả lời các câu hỏi đó, trong đề tài nghiên cứu này sẽ giải quyết cácvấn đề sau:

a Hiện trạng chất thải nguy hại ở Bình Dương hiện nay ra sao?

b Hiện trạng quản lý chất thải rắn nguy hại ở Bình Dương hiện nay ra sao?

c Các bên liên quan nào liên quan trong quản lý CTRCNNH trên đại bàn tỉnh?

d Khối lượng chất thải rắn nguy hại ở Bình Dương đến năm 2025 sẽ như thếnào?

e Làm thế nào để quản lý chất thải rắn nguy hại ở Bình Dương đạt kết quả tốtnhất

Trang 19

PHẦN 2: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Trang 20

Chương I

TỒNG QUAN VỀ BÌNH DƯƠNG, CÁC KHU CÔNG NGHIỆP

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI

Để làm rõ hiện trạng chất thải rắn ngu hại và những yếu tố liên quan và cótác động đến sự phát sinh CTRCNNH, cũng như tác động của CTRCNNH đối môitrường và sức khoẻ cộng đồng, trong chương này sẽ trình bày:

1 Khái quát sơ lược về tỉnh Bình Dương

2 Khái quát, tổng quan về các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương

3 Tổng quan về chất thải rắn nguy hại

Trang 21

Hình 1.1 Bản đồ hành chính tỉnh Bình Dương

Chương I TỒNG QUAN VỀ BÌNH DƯƠNG, CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI 1.1 Khái quát sơ lược về tỉnh Bình Dương

1.1.1 Điều kiện tự nhiên:

Trang 22

Tỉnh Bình Dương thuộc miền Đông Nam bộ, nằm trong vùng kinh tế trọngđiểm phía Nam Bình Dương tiếp giáp với các tỉnh, thành phố: phía Bắc giáp tỉnhBình Phước, phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh, phía Đông giáp tỉnh ĐồngNai, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh Bình Dương nằm ở vịtrí trung tâm của vùng Đông Nam bộ và là 1 đỉnh của tứ giác kinh tế trọng điểm của

Á …; cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và các cảng biển chỉ từ 10 - 15 Km…thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội toàn diện

1.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội:

Dân cư và nguồn lao động:

Với diện tích tự nhiên 2.695 km2 và dân số 1.663.411 người (số liệu thống kê31/12/2010), Bình Dương mật độ dân số khá cao: 617 người/km2, bằng 2,4 lần mật

độ bình quân của cả nước Trong những năm gần đây, Bình Dương có tốc độ tăngdân số thuộc vào hàng cao nhất nước, khoảng 7%/năm Trên địa bàn Bình Dương

có 15 dân tộc, nhưng đông nhất là người Kinh và sau đó là người Hoa, người KhơMe

Số người lao động chiếm 62,9% tổng số dân Tuy nhiên, số lao động đanglàm việc trong các ngành kinh tế chiếm 55,1% tổng số dân và chiếm 87,6% sốngười trong độ tuổi lao động

Trang 23

Bảng 1.1: Thống kê dân số tỉnh

Bình Dương giai đoạn 2005-2010

2001 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Quy mô dân số của tỉnh ngày một lớn nhanh, chủ yếu là tăng do cơ học Ướctính, hàng năm tỉnh tăng thêm trên 40.000 – 45.000 người lao động từ ngoài tỉnhđến làm việc, sinh sống và hiện nay ước tính có gần 600.000 lao động ngoài tỉnhlàm việc tại Bình Dương Việc gia tăng dân số cơ học sẽ gây áp lực mạnh đối vớiđịa phương trong việc giải quyết lao động, việc làm, nhà ở và cung cấp các dịch vụtiện ích công cộng, nhất là về nước sạch, vệ sinh môi trường và thu gom, xử lý chấtthải

Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Bình Dương là một tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tổng sản phẩm trong Tỉnh (GDP) tăng bình quân 14% hàng năm GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 30,1 triệu đồng, tăng gần 1,3 lần so với năm 2009 và 2,2 lần so với năm 2005.

Trang 24

2001 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Cơ cấu kinh tế của tỉnh hiện nay là

công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp

với tỷ trọng tương ứng 63% - 32,6%

và 4,4%; so với năm 2005, dịch vụ

tăng 4,5%, công nghiệp giảm 0,5% và

nông nghiệp giảm 4%

Hình 1.4 Cơ cấu kinh tế tỉnh

Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh tương đối cao và khá ổn định

so với các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước, do đótỉnh luôn luôn tạo ra sức hấp dẫn về việc thu hút đầu tư và lực lượng lao động từ cácđịa phương khác chuyển đến Chính điều này đã tạo ra một sức ép đối với môitrường tỉnh do phát triển dân số, phát triển công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, hoạtđộng giao thông vận tải và vấn đề hội nhập quốc tế

Cùng với định hướng phát triển Bình Dương trở thành thành phố trực thuộcTrung ương vào 2020, tỉnh đang tập trung xây dựng một trung tâm đô thị mới vớiquy mô lên đến 4.200 ha Đây hứa hẹn sẽ là khu trung tâm, một diện mạo mới vănminh, hiện đại của thành phố Bình Dương trong tương lai không xa

1.2 Tổng quan về các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Từ Khu công nghiệp Sóng Thần được thành lập đầu tiên vào tháng 9 năm

1995 đến nay, trong giai đoạn 2005 - 2010, tỉnh đã thành lập thêm 13 KCN, nâng

Trang 25

tổng số KCN đã được thành lập trên địa bàn tỉnh là 28 khu với tổng diện tích 8.751

ha (gấp 2,7 lần năm 2005) Trong đó có 24 KCN đã đi vào hoạt động (phụ lục A).

Hiện nay, có 1.346 dự án đầu tư vào KCN với tổng số vốn hơn 7 tỉ USD và gần15.000 tỉ đồng, trong đó có khoảng 1.200 doanh nghiệp đang hoạt động, tăng gấp1,8 lần năm 2005 Đối với cụm công nghiệp, tính đến thời điểm hiện nay đã hìnhthành 8 cụm công nghiệp, trong đó có 03 cụm đã lấp kín diện tích, 05 cụm đang tiếptục đền bù giải tỏa, với khoảng

1.450 doanh nghiệp đăng ký hoạt

động Dự kiến đến năm 2020, tỉnh

Bình Dương sẽ có 33 khu công

nghiệp với diện tích khoảng 200

Về các cơ sở sản xuất ngoài KCN, trên địa bàn tỉnh Bình Dương hiện có trên

3000 cơ sở sản xuất, trong đó nhiều nhất là huyện Thuận An với trên 1200 cơ sở sảnxuất và ít nhất là huyện Phú Giáo với 30 cơ sở sản xuất Riêng các đơn vị thu gom,vận chuyển, tái chế và xử lý CTRCN và CTNH trên toàn Tỉnh Bình Dương ước tínhkhoảng 163 doanh nghiệp

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp

Tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu GDP

Tỷ lệ lao động qua đào tạo

Hình 1.5 Một số chỉ tiêu tăng trưởng

công nghiệp qua các năm

Trang 26

Với tốc độ phát triển công nghiệp tăng nhanh của tỉnh Bình Dương trongnhững năm thì hoạt động công nghiệp đã và đang thải ra môi trường một lượng chấtthải lớn và gia tăng theo thời gian Do đó nguy cơ ô nhiễm môi trường do hoạt độngcông nghiệp là rất lớn, đặc biệt là CTRCN và CTNH Tuy nhiên công tác quản lýCTRCN và CTRCNNH hiện nay còn rất hạn chế Hệ thống quản lý đồng bộ chưađược thiết, một xí nghiệp xử lý chất thải tập trung đã được thiết lập nhưng chỉ quản

lý được một phần chất thải rắn đô thị

1.3 Tổng quan về chất thải nguy hại

1.3.1 Một số khái niệm về chất thải nguy hại:

Khái niệm về thuật ngữ “Chất thải nguy hại” (Hazardous Waste) lần đầu tiênxuất hiện vào thập niên 70 của thế kỷ trước tại các nước Âu – Mỹ, sau đó mở rộng

ra nhiều quốc gia khác Sau một thời gian nghiên cứu phát triển, tùy thuộc vào sựphát triển khoa học kỹ thuật và xã hội cũng như quan điểm của mỗi nước hiện naytrên thế giới mà CTNH được định nghĩa khác nhau theo nhiều cách trong luật vàcác văn bản dưới luật về môi trường Chẳng hạn như:

− Theo UNEP (The United Nations Environmet Programme): CTNH là chất

thải ở dạng rắn, lỏng, bán rắn và các bình khí do hoạt tính hoá học, độc tính,

nổ, ăn mòn, hoặc các đặc tính khác gây nguy hại hay có khả năng gây nguyhại đến sức khoẻ con người hoặc môi trường bởi chính bản thân chúng haykhi được tiếp xúc với chất khác

− Theo Luật khôi phục và bảo vệ tài nguyên của Mỹ RCRA (Resource Conservation & Recovery Act) thì CTNH là:

+ Chất thải được liệt kê trong quy chế của EPA

+ Chất thải được phân tích và có 1 trong 4 đặc tính do EPA đưa ra gồm:cháy – nổ, ăn mòn, phản ứng và độc tính,

+ Chất thải được chủ nguồn thải (hay nhà sản xuất) tự công bố là CTNH

− Theo Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (US –EPA): Chất thải được cho là

nguy hại theo quy định của pháp luật nếu có một hoặc một số tính chất sau:

Trang 27

+ Thể hiện đặc tính dễ bắt lửa, ăn mòn, phản ứng, và/hoặc độc hại + Là chất thải xuất phát từ nguồn không đặc trưng (chất thải nóichung từ qui trình công nghệ)

+ Là chất thải xuất phát từ nguồn đặc trưng (từ các nghành công nghiệpđộc hại)

+ Là các hóa chất thương phẩm độc hại hoặc sản phẩm trung gian

+ Là hỗn hợp có chứa một chất thải nguy hại đã được liệt kê

+ Là một chất được qui định trong RCRA

+ Phụ phẩm của quá trình xử lý CTNH cũng được coi là chất thảinguy hại trừ khi chúng được loại bỏ hết tính nguy hại

− Theo định nghĩa của Philipine: CTNH là chất có độc tính, ăn mòn, gây kích

thích, hoạt tính, có thể cháy, nổ mà gây nguy hiểm cho con người và độngvật

− Theo Quy chế quản lý của Việt Nam số 155/1999/QĐ-TTg: Chất thải nguy

hại (CTNH) là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặctính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lâynhiễm và các đặc tính gây nguy hại khác), hoặc tương tác với các chất khác

và gây nên các tác động nguy hại đối với môi trường và sức khoẻ con người.Tuy nhiên, quy chế này chưa nêu rõ về các đặc tính, cách thức xác địnhCTNH nên trong Luật Bảo vệ môi trường nước CHXHCN Việt Nam ra đời ngày29/11/2005 CTNH được định nghĩa: là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễcháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc có các đặc tính nguy hạikhác

So sánh các định nghĩa nêu trên, định nghĩa về CTNH của Việt Nam với địnhnghĩa của các quốc gia khác cho thấy định nghĩa của nước ta có nhiều điểm tươngđồng với dịnh nghĩa của UNEP và của Mỹ Qua đó, đã nhấn mạnh đến tính chấtnguy hại của một số loại chất thải, cho dù được thải ra với khối lượng nhỏ thìCTNH cũng có khả năng gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người

1.3.2 Nguồn gốc và phân loại chất thải nguy hại

Trang 28

1.3.2.1 Nguồn gốc phát sinh chất thải nguy hại

Do tính đa dạng của các loại hình công nghiệp, các hoạt động thương mạitiêu dùng, các hoạt động trong cuộc sống hay các hoạt động nông nghiệp mà CTNH

có thể phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau Việc phát thải có thể do bản chất côngnghệ, hay do trình độ dân trí dẫn đến việc thải chất thải có thể vô tình hay cố ý Cóthể chia các nguồn phát sinh CTNH thành 4 nguồn chính như:

− Từ các hoạt động công nghiệp (sản xuất thuốc trừ sâu sử dụng dung môitoluene hay xelyene…)

− Từ hoạt động nông nghiệp (sử dụng thuốc bảo vệ thực vật độc hại…)

− Thương mại (quá trình xuất nhập các hàng độc hại không đạt yêu cầu cầu sảnxuất, hàng quá hạn sử dụng…)

− Từ việc tiêu dùng trong dân dụng (như việc sử dụng phin, dầu nhớt bôi trơn,acqui các loại, các hoạt đông nghiên cứu trong phòng thí nghiệm…)

Trong các nguồn thải nêu trên thì hoạt động công nghiệp là nguồn phát sinhCTNH lớn nhất và phụ thuộc vào rất nhiều vào loại ngành công nghiệp

1.3.2.2 Phân loại chất thải nguy hại

Có nhiều cách đề phân loại CTNH, nhưng nhìn chung điều theo 2 cách nhưsau:

 Theo đặc tính (dựa vào định nghĩa trên cơ sở 4 đặc tính)

 Theo danh sách liệt kê được ban hành kèm theo luật

Trang 29

asenic (As), chì (Pd) và các muối của chúng; dung môi hữu cơ như toluen(C6H5CH3), benzen (C6H6), axeton (CH3COCH3), cloroform…; các chất có hoạttính sinh học (thuốc sát trùng, trừ sâu, hoá chất nông dược…); các chất hữu cơ rấtbền trong điều kiện tự nhiên nếu tích luỹ trong môm ở đến một nồng độ nhất địnhthì sẽ gây bệnh (PCBs: Poly Chlorinated Biphenyls)

Ngoài ra có một cách phân loại CTNH theo đặc tính khác được thể hiện nhưsau dựa trên quan điểm những mối nguy hại tiềm tàng và các tính chất chung củachúng, chia ra thành 9 nhóm:

− Những tác nhân oxy hóa và các peoxit hữu cơ

− Chất gây độc và chất gây nhiễm bệnh

1 Chất thải từ ngành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, dầu khí và than

2 Chất thải từ ngành sản xuất hoá chất vô cơ

3 Chất thải từ ngành sản xuất hoá chất hữu cơ

Trang 30

4 Chất thải từ ngành nhiệt điện và các quá trình nhiệt khác

5 Chất thải từ ngành luyện kim

6 Chất thải từ ngành sản xuất vật liệu xây dựng và thuỷ tinh

7 Chất thải từ quá trình xử lý, che phủ bề mặt, tạo hình kim loại và các vật liệukhác

8 Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng các sản phẩmche phủ (sơn, véc ni, men thuỷ tinh), chất kết dính, chất bịt kín và mực in

9 Chất thải từ ngành chế biến gỗ, sản xuất các sản phẩm gỗ, giấy và bột giấy

10 Chất thải từ ngành chế biến da, lông và dệt nhuộm

11 Chất thải xây dựng và phá dỡ (kể cả đất đào từ các khu vực bị ô nhiễm)

12 Chất thải từ các cơ sở tái chế, xử lý, tiêu huỷ chất thải, xử lý nước cấp sinhhoạt và công nghiệp

13 Chất thải từ ngành y tế và thú y (trừ chất thải sinh hoạt từ ngành này)

14 Chất thải từ ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản

15 Thiết bị, phương tiện giao thông vận tải đã hết hạn sử dụng và chất thải từhoạt động phá dỡ, bảo dưỡng thiết bị, phương tiện giao thông vận tải

16 Chất thải hộ gia đình và chất thải sinh hoạt từ các nguồn khác

17 Dầu thải, chất thải từ nhiên liệu lỏng, chất thải dung môi hữu cơ, môi chấtlạnh và chất đẩy (propellant)

18 Các loại chất thải bao bì, chất hấp thụ, giẻ lau, vật liệu lọc và vải bảo vệ

19 Các loại chất thải khác

Theo cách này, các doanh nghiệp có thể tự tra cứu để kê khai các chất thảiphát sinh đặc trưng của ngành sản xuất, đồng thời nhờ đó, các nhà quản lý địaphương cũng dễ dàng trong việc cấp Sổ chủ nguồn thải và quản lý các nguồn thải

Tóm lại, ở nước ta hiện nay có hai cách xác định CTNH, đó là:

Trang 31

 Xác định CTNH theo 19 nhóm nguồn và dòng thải chính trong Danh mụcCTNH ban hành (Quyết định 23/2006/QĐ-BTNMT – Cột Ngưỡng nguy hại

**);

 Xác định CTNH thông qua phân tích các tính chất và thành phần nguy hạiđối với những chất thải rơi vào Cột Ngưỡng nguy hại (*) của Quyết định23/2006/QĐ-BTNMT hoặc một số chất thải như Phân loại của TCVN6706:2000 – Phân loại CTNH hoặc không có trong danh mục của cả 2 vănbản trên Các kết quả phân tích các thành phần nguy hại sẽ được đối chiếuvới Tiêu chuẩn về ngưỡng nguy hại TCVN 7629: 2007,

Ngoài ra, trong thực tế, có một số CTNH do chủ nguồn thải tự kê khai vàcông bố cũng được cơ quan quản lý môi trường chấp nhận khi đăng ký cấp Sổ chủnguồn thải CTNH

Chương II KHÁI QUÁT VỀ HIỆN TRẠNG PHÁT SINH VÀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN NGUY HẠI TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH BÌNH DƯƠNG

Để đánh giá tổng quan hiện trạng CTRCNNH phát sinh, quản lý CTRCNNHhiện nay và dự báo phát triển kinh tế - xã hội và điều kiện tự nhiên trên địa bàn tỉnhBình Dương hiện nay trong chương này trình bày:

Trang 32

1 Hiện trạng CTRCNNH phát sinh hiện nay trên địa bàn tỉnh Bình Dương

2 Xác định khối lượng CTRCNNH phát sinh hiện tại – Hệ số phát thải và dựbáo CTRCNNH phát sinh đến năm 2025

3 Hiện trạng quản lý CTRCNNH tại Bình Dương

4 Đánh giá hiện trạng hệ thống quản lý CTRCNNH hiện nay trên địa bàn Tỉnh

Chương II KHÁI QUÁT VỀ HIỆN TRẠNG PHÁT SINH VÀ QUẢN

LÝ CHẤT THẢI RẮN NGUY HẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

BÌNH DƯƠNG2.1 Hiện trạng CTRCNNH trên địa bàn tỉnh Bình Dương

2.1.1 Giới thiệu chung:

Ngành công nghiệp Bình Dương phát triển rất đa dạng và phân bố đều khắp

từ các ngành công nghiệp khai khoáng, chế biến nông sản, hàng tiêu dùng, chế biếnlâm sản, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống, cơ khí chính xác đến cácngành công nghệ cao,… Mỗi nhóm ngành có nhu cầu nguyên liệu và dòng chất thảiphát sinh riêng,

Trang 33

Nếu phân chia theo nhóm ngành phát sinh CTNH của Quyết định23/2006/QĐ-BTNMT do Bộ TN&MT ban hành ngày 26/12/2006, các nhóm ngànhsản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Dương được trình bày ở bảng 2.1

Bảng 2.1: Thống kê các nhóm ngành hoạt động công nghiệp chủ yếu phân bố trên địa bàn tỉnh

theo QĐ 23/2006/QĐ-BTNMT

SỐ LƯỢN G

NGUYÊN LIỆU CHÍNH

1 Sản xuất hóa chất 50 Hoá chất các loại

2 Sản xuất thuốc BVTV 14 Hoá chất hoặc thuốc bán

Kim loại, các loại hoá chất

xi mạ, tẩy rửa (axit)

Nhựa và các sản phẩm nhựa 28 Hạt nhựa dính phẩm và các

loại màu phụ gia, mựcChế biến cao su và các sản phẩm

7 Giấy và in trên giấy 91 Giấy chính phẩm hoặc giấy

phế liệu

Trang 34

TT LOẠI HÌNH HOẠT ĐỘNG

SỐ LƯỢN G

NGUYÊN LIỆU CHÍNH

8 Dệt nhuộm và may mặc 223 Sợi, vải, hoá chất nhuộm

9 Điện - điện tử 150 Các linh kiện nhựa, kim

loại, hợp kim rời

11 Thuộc da và sản xuất, gia công

Da thú (bò) hoặc các loạipolymer nhân tạo

12 Pin – acqui 05 Chì và các loại nhựa, hoá

chất

13 Đầu tư cơ sở hạ tầng KCN 26

Nước thải và các hoá chất

xử lý nước thải (axit, sút,phèn, PAC, polimer)

14 Các đơn vị thu gom, xử lý và tái

(Nguồn Sở TN&MT tỉnh Bình Dương)

Từ bảng số liệu trên cho thấy CTNH phát sinh từ các doanh nghiệp, cácngành nghề trên địa bàn tình Bình Dương rất đa dạng và phức tạp

2.1.2 Số lượng, thành phần CTRCNNH

Tại Bình Dương các cơ sở sản xuất công nghiệp chủ yếu tập trung trong cáckhu công nghiệp và cụm công nghiệp đã quy hoạch của tỉnh Tổng số KCN – CCNhiện nay của tỉnh Bình Dương đã được cấp phép là 28 khu với tổng diện tích quy

Trang 35

hoạch được phê duyệt là 8.751ha, trong đó có 24 khu đã đi vào họat động với tổngdiện tích 7.000ha Đây là các nguồn phát sinh CTNH chính của tỉnh Thống kê tổngkhối lượng CTNH như sau:

Bảng 2.2: Tổng khối lượng CTNH phát sinh hiện tại trên địa bàn tỉnh Bình

Dương

Từ những thông tin thu thập thông qua danh mục chất thải đăng ký trong các

sổ chủ nguồn thải, thành phần CTNH của các nhóm ngành có thể liệt kê trong bảng2.3

Bảng 2.3: Danh mục các nhóm ngành công nghiệp đang hoạt động và thành

phần CTNH của các nhóm ngành

1 Sản xuất hoá chất Hoá chất, nguyên liệu thải bỏ,

Bao bì, thùng chứa dính nguyên liệu hoá chất,dung môi

Bùn thải từ quá trình xử lý nước thải

2 Sản xuất thuốc BVTV Hoá chất, nguyên phụ liệu thải bỏ,

Bao bì,thùng chứa dính hoá chất, thuốc trừ sâuBùn thải từ quá trình xử lý nước thải chứa cácchất hữu cơ gốc Clo

3 Dược phẩm, hoá mỹ

phẩm

Hoá chất, nguyên liệu thải bỏ, hoá dược quáhạn sử dụng

Trang 36

Bao bì, thùng chứa dính hoá chất, dung môiBùn thải từ quá trình xử lý nước thải

4 Cơ khí tạo hình từ kim

Bùn thải từ quá trình xử lý nước thải chứa CN

-Ghẻ lau dính dầu nhớt thải

Cao su, keo

Bùn lắng chứa cao su Cao su, keo hỏngBao bì, thùng chứa dính dung môi, hoá chấtphòng lão,…

Nhựa, bao bì nhựa

Cặn mực in thải bỏBao bì, thùng chứa dính mực in, dung môiBùn thải từ quá trình xử lý nước thảiGhẻ lau dính mực in, dầu nhớt thải

Trang 37

Bao bì, thùng chứa dính dung môi, sơn, keothải

Ghẻ lau dính dung môi, sơn, keo8

Giấy và in trên giấy

Bùn giấy chứa nhiều chất tạo bông, trợ lắngBao bì, thùng chứa dính hoá chất và mực inthải

Mực in và bùn mực in thảiGhẻ lau dính mực in thải9

Dệt nhuộm và may mặc

Bùn thải của hệ thống xử lý nước thảiDung dịch hoá chất nhuộm thảiBao bì, thùng chứa dính hoá chất Cặn dầu nhớt thải

10

Điện - điện tử

Bo mạch điện tử,

Xỉ chì thảiHợp chất keo, resin premix, dung môi tẩy rửa,Bùn thải của hệ thống xử lý nước thải

Các đèn hình thải chứa thuỷ ngân11

Thực phẩm Các sản phẩm, nguyên liệu quá hạn sử dụng

Ghẻ lau nhiễm dầu nhớt và dầu nhớt thải12

Thuộc da và sản xuất,

gia công giày

Bùn từ hệ thống xử lý nước thảiKhối da hỏng

Bao bì, thùng chứa hoá chất, dung môi thảiBụi da, vụn da chứa CTNH

Hỗn hợp chứa keo, dung môi, nước ngâm cọthải,

13 Pin – acqui Xỉ, bụi chì thải

Bao bì, thùng chứa hoá chất thải

Trang 38

Bùn thải của hệ thống xử lý nước thải

14 Đầu tư cơ sở hạ tầng

KCN

Bùn thải của hệ thống xử lý nước thảiBao bì chứa hoá chất xử lý nước thải15

Các đơn vị thu gom, tái

chế chất thải

Bùn thải của hệ thống xử lý nước thảiDung môi, hoá chất do quá trình vệ sinh thùngchứa hoá chất, keo, sơn,…

(Nguồn Sở TN&MT tỉnh Bình Dương)

Nhìn chung tất cả các loại hình sản xuất đều phát sinh CTNH Mỗi loại hìnhhoạt động chứa các loại chất thải đặc trưng

2.2 Kết quả xác định khối lượng CTRCNNH phát sinh hiện tại – Hệ số phát

thải và dự báo đến năm 2025

Với mục tiêu Bình Dương trở thành một trong những trung tâm lớn của cả

nước về sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may, giày da có khảnăng cạnh tranh trong khu vực; Các ngành công nghiệp dược phẩm, điện tử, viễnthông, tin học và công nghiệp cơ khí trở thành động lực tăng trưởng chính củangành công nghiệp và đóng góp lớn cho kim ngạch xuất khẩu của tỉnh trong giaiđoạn 2010 – 2020 Do vậy, tỉnh Bình Dương tập trung phát triển một số ngành CNchính như sau:

- Công nghiệp dệt may, da giày

- Công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm

- Công nghiệp hóa chất

- Công nghiệp dược phẩm

- Công nghiệp chế biến sản phẩm sử dụng nguyên liệu cao su thiên nhiên

- Công nghiệp điện tử (CN mũi nhọn)

- Công nghiệp cơ khí (CN mũi nhọn)

2.2.1 Hệ số phát thải và phương pháp dự báo khối lượng chất thải

2.2.1.1 Hệ số phát thải

Trang 39

Hệ số phát thải (HSPT) được xây dựng bằng quá trình thống kê khối lượngchất thải (kg hay tấn) từ nhiều nguồn thải tương tự đã và đang hoạt động, tính trênmột đơn vị sản xuất như: diện tích đất công nghiệp (m2 hay ha), đơn vị sản phẩmđầu ra (tấn, m, m2, m3, cái…), nhân công (người) hoặc doanh thu (đồng, USD,…)

để sử dụng cho các tính toán, dự báo mở rộng Yếu tố thời gian đôi khi cũng đượcđưa vào như một đơn vị thứ nguyên của hệ số ví dụng như: kg/ha/ngày,kg/người/ngày,… Nhiệm vụ chính của hệ số phát thải trung bình là để từ đó có thểtính toán, dự báo nhanh đối với các nguồn thải tiềm tàng đang hoặc sẽ hình thành ởmột địa điểm cụ thể

Thông thường nói đến “hệ số phát thải” là nói đến hình thức “đánh giánhanh” bằng cách sử dụng một hệ số phát thải tương đối đã biết từ thống kê để ápdụng tính toán cho các đối tượng là các nguồn thải chưa hiện hữu Và để tính toán,xác định lượng CTRCNNH phát sinh sử dụng HSPT trong WHO (1993)

May mặt 0.044kg = 0.000044 tấn

Nguyễn XuânTrường3

Giấy 2.498kg = 0.002498 tấn

Nguyễn XuânTrường4

Giầy da 6.6kg = 0.0066 tấn

Nguyễn XuânTrường

5 Nhựa,cao

WHO,1993,"rapi

t inventory"6

Gỗ 1.191gkg = 0.001191 tấn

Nguyễn XuânTrường

Trang 40

a Phương pháp tính lượng CTRCNNH phát sinh

Khối lượng CTRCN-CTNH của một loại hình sản xuất nào đó được ước tínhnhư sau: (Nguồn: Sở TN&MT)

Trong đó:

− Mi: Khối lượng CTRCN-CTNH phát sinh của loại hình i trongnăm được xét (tấn)

− Si: Sản lượng công nghiệp của loại hình i trong năm được xét

− hi: Hệ số phát thải của loại hình sản xuất i (kg/đơn vị sảnphẩm)

b Phương pháp dự báo khối lượng CTRCNNH:

Dựa vào mô hình dự báo dựa vào lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân:Phương pháp này được sử dụng trong trường hợp lượng tăng (giảm) tuyệtđối liên hoàn xấp xỉ nhau qua các năm (dãy số thời gian có dạng gần giống như cấp

Ngày đăng: 17/06/2014, 20:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[2]. Nguyễn Xuân Trường (2007). Xác định hệ số phát thải chất thải rắn nguy hại đối với một số ngành công nghiệp điển hình trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam,chuyên đề Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xác định hệ số phát thải chất thải rắn nguy hại đối với một số ngành công nghiệp điển hình trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Tác giả: Nguyễn Xuân Trường
Năm: 2007
[3]. Lê Thùy Trang (2007). Xây dựng hệ số phát thải chất thải rắn công nghiệp nguy hại phục vụ quản lý môi trường tại các khu công nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh Bình Dương, luận văn thạc sỹ, Viện Tài nguyên – Môi trường, trường đại học quốc gia Tp.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng hệ số phát thải chất thải rắn công nghiệp nguy hại phục vụ quản lý môi trường tại các khu công nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Tác giả: Lê Thùy Trang
Năm: 2007
[4]. (2010). Hiện trạng môi trường tỉnh Bình Dương giai đoạn 2005 – 2010, báo cáo, 10-12, 61 – 65 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiện trạng môi trường tỉnh Bình Dương giai đoạn 2005 – 2010
Năm: 2010
[5]. Lâm Minh Triết – Lê Thanh Hải (2006). Giáo trình quản lý chất thải nguy hại, nhà xuất bản xây dựng Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản lý chất thải nguy hại
Tác giả: Lâm Minh Triết – Lê Thanh Hải
Nhà XB: nhà xuất bản xây dựng Hà Nội
Năm: 2006
[6]. Võ Đình Long – Nguyễn Văn Sơn (9/2008). Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại. Viện khoa học công nghệ và quản lý môi trường, trường đại học công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh, 80 – 84 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại
[8]. Các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương từ http://www.binhduong.gov.vn [9]. WHO. (1993). Rapid Inventory. fromhttp://whqlibdoc.who.int/hq/1993/WHO_PEP_GETNET_93.1-A.pdf[10]. http://www.monre.gov.vn Link

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng  1.1:  Thống   kê   dân   số   tỉnh  Bình Dương giai đoạn 2005-2010 - đánh giá hiện trạng, dự án chất thải nguy hại và đề xuất các giải pháp đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường cho tỉnh bình dương
ng 1.1: Thống kê dân số tỉnh Bình Dương giai đoạn 2005-2010 (Trang 21)
Hình 1.4. Cơ cấu kinh tế tỉnh - đánh giá hiện trạng, dự án chất thải nguy hại và đề xuất các giải pháp đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường cho tỉnh bình dương
Hình 1.4. Cơ cấu kinh tế tỉnh (Trang 22)
Bảng 2.1: Thống kê các nhóm ngành hoạt động công nghiệp chủ yếu phân bố   trên địa bàn tỉnh theo QĐ 23/2006/QĐ-BTNMT - đánh giá hiện trạng, dự án chất thải nguy hại và đề xuất các giải pháp đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường cho tỉnh bình dương
Bảng 2.1 Thống kê các nhóm ngành hoạt động công nghiệp chủ yếu phân bố trên địa bàn tỉnh theo QĐ 23/2006/QĐ-BTNMT (Trang 30)
Bảng 2.2: Tổng khối lượng CTNH phát sinh hiện tại trên địa bàn tỉnh Bình  Dương - đánh giá hiện trạng, dự án chất thải nguy hại và đề xuất các giải pháp đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường cho tỉnh bình dương
Bảng 2.2 Tổng khối lượng CTNH phát sinh hiện tại trên địa bàn tỉnh Bình Dương (Trang 32)
Bảng 2.3: Danh mục các nhóm ngành công nghiệp đang hoạt động và thành   phần CTNH của các nhóm ngành - đánh giá hiện trạng, dự án chất thải nguy hại và đề xuất các giải pháp đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường cho tỉnh bình dương
Bảng 2.3 Danh mục các nhóm ngành công nghiệp đang hoạt động và thành phần CTNH của các nhóm ngành (Trang 33)
Hình 2.2: Biểu đồ tổng lượng CTRCNNH của các ngành nghề CN từ 1999 –   2010 - đánh giá hiện trạng, dự án chất thải nguy hại và đề xuất các giải pháp đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường cho tỉnh bình dương
Hình 2.2 Biểu đồ tổng lượng CTRCNNH của các ngành nghề CN từ 1999 – 2010 (Trang 42)
Hình 2.1: Biểu đồ lượng CTRCNNH từ năm 1999 – 2010 - đánh giá hiện trạng, dự án chất thải nguy hại và đề xuất các giải pháp đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường cho tỉnh bình dương
Hình 2.1 Biểu đồ lượng CTRCNNH từ năm 1999 – 2010 (Trang 42)
Hình 2.3: Biểu đồ dự báo khối lượng CTRCNNH đến năm 2025 - đánh giá hiện trạng, dự án chất thải nguy hại và đề xuất các giải pháp đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường cho tỉnh bình dương
Hình 2.3 Biểu đồ dự báo khối lượng CTRCNNH đến năm 2025 (Trang 44)
Hình 2.4. Quy trình cấp Sổ chủ nguồn thải CTNH - đánh giá hiện trạng, dự án chất thải nguy hại và đề xuất các giải pháp đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường cho tỉnh bình dương
Hình 2.4. Quy trình cấp Sổ chủ nguồn thải CTNH (Trang 48)
Hình 3.1. sơ đồ các bên liên quan có trách nhiệm quản lý CTRCNNH - đánh giá hiện trạng, dự án chất thải nguy hại và đề xuất các giải pháp đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường cho tỉnh bình dương
Hình 3.1. sơ đồ các bên liên quan có trách nhiệm quản lý CTRCNNH (Trang 66)
Hình 3.3. Cơ cấu tổ chức quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn tỉnh Bình   Dương - đánh giá hiện trạng, dự án chất thải nguy hại và đề xuất các giải pháp đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường cho tỉnh bình dương
Hình 3.3. Cơ cấu tổ chức quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Dương (Trang 69)
Hình 4.1. Quy trình quản lý kỹ thuật CTRCN – CTNH - đánh giá hiện trạng, dự án chất thải nguy hại và đề xuất các giải pháp đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường cho tỉnh bình dương
Hình 4.1. Quy trình quản lý kỹ thuật CTRCN – CTNH (Trang 82)
Hình 4.2. Mô hình cộng đồng tham gia quản lý CTRCN, CTRCNNH 4.4.3. Đề xuất biện pháp kinh tế hỗ trợ - đánh giá hiện trạng, dự án chất thải nguy hại và đề xuất các giải pháp đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường cho tỉnh bình dương
Hình 4.2. Mô hình cộng đồng tham gia quản lý CTRCN, CTRCNNH 4.4.3. Đề xuất biện pháp kinh tế hỗ trợ (Trang 96)
Hình 1. Lò đốt chất thải - đánh giá hiện trạng, dự án chất thải nguy hại và đề xuất các giải pháp đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường cho tỉnh bình dương
Hình 1. Lò đốt chất thải (Trang 113)
Hình 2. Nơi lưu giữ chất thải - đánh giá hiện trạng, dự án chất thải nguy hại và đề xuất các giải pháp đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường cho tỉnh bình dương
Hình 2. Nơi lưu giữ chất thải (Trang 113)
Hình 4: Hệ thồng xử lý nước rỉ rác và xe vận chuyển CTNH - đánh giá hiện trạng, dự án chất thải nguy hại và đề xuất các giải pháp đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường cho tỉnh bình dương
Hình 4 Hệ thồng xử lý nước rỉ rác và xe vận chuyển CTNH (Trang 114)
Hình 5. Bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt - đánh giá hiện trạng, dự án chất thải nguy hại và đề xuất các giải pháp đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường cho tỉnh bình dương
Hình 5. Bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt (Trang 115)
Hình 6. Rác nilon được phân loại ra từ rác thải sinh hoạt - đánh giá hiện trạng, dự án chất thải nguy hại và đề xuất các giải pháp đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường cho tỉnh bình dương
Hình 6. Rác nilon được phân loại ra từ rác thải sinh hoạt (Trang 115)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w