1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp :Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị xã dĩ an, tỉnh bình dương

68 3K 45

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 4,75 MB

Nội dung

+ Tại Nhật, chuyển từ hệ thống quản lý chất thải truyền thống với dòng nguyênliệu xử lý theo một hướng sang xã hội có chu trình xử lý nguyên liệu theo mô hình3R reduce, reuse, recycle.Về

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Chất thải rắn sinh ra chưa được thu gom và xử lý triệt để là nguồn gây ô nhiễm

cả ba môi trường: đất, nước và không khí Tại các bãi rác, nước rỉ rác và khí bãi rác

là mối đe dọa đối với nguồn nước mặt và nước ngầm trong khu vực Khối lượngchất thải rắn của các khu đô thị ngày càng gia tăng nhanh chóng theo tốc độ gia tăngdân số và phát triển kinh tế xã hội Lượng chất thải rắn nếu không được xử lý tốt sẽdẫn đến hàng loạt các hậu quả môi trường không thể lường trước được Các vấn đềmôi trường do chất thải rắn gây ra thường là hậu quả của việc không quản lý hợp lýchất thải rắn từ nguồn phát sinh đến nơi thải bỏ cuối cùng

Chỉ bằng cách tổ chức, vận hành và quản lý một cách hiệu quả chất thải rắn từnguồn phát sinh đến nơi thải bỏ cuối cùng mới có thể giảm được chi phí cũng nhưhạn chế các vấn đề môi trường do rác gây ra

Thị xã Dĩ An là một trong những vùng kinh tế trọng điểm của Bình Dương, hiệnnay thị xã đang trên đà phát triển mạnh về kinh tế xã hội Sự hình thành các khucông nghiệp đã làm cho nền kinh tế của thị xã phát triển nhanh chóng Cùng vớiquá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thị xã là sự phát sinh rác thải sinh hoạtngày càng nhiều Hàng ngày thị xã phát sinh khoảng 230 tấn chất thải rắn sinh hoạttuy nhiên khối lượng thu gom được chỉ đạt khoảng 74% Hiện nay thị xã đang gặprất nhiều khó khăn trong việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt và chưa có các biệnpháp tối ưu cho vấn đề này

Chính vì thế mà đề tài “ đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chấtthải rắn sinh hoạt tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương ”sẽ tìm hiểu cụ thể về tình hìnhquản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thị xã, từ đó đề xuất các giải pháp quản

lý phù hợp với địa phương

Trang 2

2 Tình hình nghiên cứu:

2.1. Trên thế giới

Vấn đề quản lý, xử lý rác thải ở các nước trên thế giới đang ngày càng được quantâm hơn Đặc biệt tại các nước phát triển, công việc này được tiến hành một cách rấtchặt chẽ, từ ý thức thải bỏ rác thải của người dân, quá trình phân loại tại nguồn, thugom, tập kết rác thải cho tới các trang thiết bị thu gom, vận chuyển theo từng loạirác Các quy định đối với việc thu gom, vận chuyển, xử lý từng loại rác thải đượcquy định rất chặt chẽ và rõ ràng với đầy đủ các trang thiết bị phù hợp và hiện đại.+ Ngành tái chế rác ở Đức đang dẫn đầu trên thế giới hiện nay Việc phân loạirác đã được thực hiện nghiêm túc ở Đức từ năm 1991 Rác bao bì gồm hộp đựngthức ăn, nước hoa quả, máy móc bằng nhựa, kim loại hay carton được gom vàothùng màu vàng Bên cạnh thùng vàng, còn có thùng xanh dương cho giấy, thùngxanh lá cây cho rác sinh học, thùng đen cho thủy tinh

+ Tại Nhật, chuyển từ hệ thống quản lý chất thải truyền thống với dòng nguyênliệu xử lý theo một hướng sang xã hội có chu trình xử lý nguyên liệu theo mô hình3R (reduce, reuse, recycle).Về thu gom chất thải rắn sinh hoạt, các hộ gia đình đượcyêu cầu phân chia rác thành 3 loại: Rác hữu cơ dễ phân hủy, rác khó tái chế nhưng

có thể cháy và rác có thể tái chế Các loại rác này được yêu cầu đựng riêng trongnhững túi có màu sắc khác nhau và các hộ gia đình phải tự mang ra điểm tập kết ráccủa cụm dân cư vào giờ quy định, dưới sự giám sát của đại diện cụm dân cư Nếugia đình nào không phân loại rác, để lẫn lộn vào một túi thì ban giám sát sẽ báo lạivới công ty và ngay hôm sau gia đình đó sẽ bị công ty vệ sinh gửi giấy báo đến phạttiền

+ Tại Singapore, nhiều năm qua đã hình thành một cơ chế thu gom rác rất hiệuquả Việc thu gom rác được tổ chức đấu thầu công khai cho các nhà thầu Công tytrúng thầu sẽ thực hiện công việc thu gom rác trên một địa bàn cụ thể trong thời hạn

Trang 3

7 năm Singapore có 9 khu vực thu gom rác, rác thải sinh hoạt được đưa về một khuvực bãi chứa lớn Công ty thu gom rác sẽ cung cấp dịch vụ “từ cửa đến cửa”, rácthải tái chế được thu gom và xử lý theo chương trình tái chế quốc gia.

2.2. Tại Việt Nam

Quản lý rác thải sinh hoạt tại Việt Nam, nhất là tại các thành phố như Hà Nội,thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng… đang là thách thức lớn đối với cácnhà quản lý Tốc độ tăng rác thải không chỉ vì dân số đô thị tăng, sản xuất, dịch vụtăng, mà còn vì mức sống của người dân đang ngày một tăng lên Tỷ lệ thu gomchất thải sinh hoạt ở các quận nội thành đạt khoảng 95%, còn các huyện ngoại thành

tỷ lệ này chỉ đạt 60%; Lượng CTR công nghiệp được thu gom đạt 85-90% và chấtthải nguy hại mới chỉ đạt khoảng 60-70%

Bộ Xây dựng đã xây dựng chương trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt áp dụngcông nghệ hạn chế chôn lấp giai đoạn 2009 - 2020, với quan điểm kết hợp đầu tưcủa Nhà nước và khuyến khích, huy động các thành phần kinh tế tham gia đầu tưtrong lĩnh vực xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị, đảm bảo đáp ứng mục tiêu đếnnăm 2020 các địa phương đều được đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý chất thảirắn sinh hoạt áp dụng công nghệ xử lý hạn chế chôn lấp, đặc biệt đối với các khu xử

lý chất thải rắn có tính chất vùng bằng các nguồn vốn khác nhau nhằm giải quyếttriệt để vấn đề bức xúc về ô nhiễm môi trường do chất thải rắn sinh hoạt đô thịtrong toàn quốc

3 Mục đích nghiên cứu:

Dĩ An là một thị xã mới thành lập năm 2011 vì vậy công tác bảo vệ môi trường,nhất là quản lý chất thải rắn đang gặp rất nhiều khó khăn Số lượng dân cư đông vàthành phần phức tạp chính là thách thức lớn trong việc quản lý chất thải rắn sinhhoạt Trên cơ sở khảo sát hiện trạng chất thải rắn trên địa bàn thị xã Dĩ An, đề tàitập trung vào các mục tiêu sau:

- Tìm hiểu, đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Dĩ An

Trang 4

- Đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt nhằm góp phần nângcao hiệu quả trong công tác kiểm soát nguồn thải, tồn trữ, thu gom, vận chuyển

và xử lý theo phương thức tốt nhất Thỏa mãn các yếu tố về kinh tế, kỹ thuật, bảotồn tài nguyên thiên nhiên, giữ gìn cảnh quan đô thị

4 Nội dung nghiên cứu:

Đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung sau:

- Giới thiệu tổng quan về thị xã Dĩ An

- Tìm hiểu các yếu tố làm ảnh hưởng đến môi trường thị xã Dĩ An

- Hiện trạng quản lý chất thải rắn tại thị xã Dĩ An

- Đánh giá hiện trạng lý chất thải rắn tại thị xã Dĩ An

- Đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thị xã Dĩ An

5 Phương pháp nghiên cứu:

Nhằm thực hiện được nội dung nghiên cứu đã đề ra, đề tài đã sử dụng một sốphương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây :

- Phương pháp thu thập, tổng hợp các tài liệu có liên quan: Tham khảo các đề tàinghiên cứu khoa học, sách, các văn bản pháp luật về chất thải rắn sinh hoạt Từ cáctài liệu thu thập được, tiến hành phân tích tổng hợp, sắp xếp một cách có hệ thốngphù hợp với nội dung nghiên cứu

- Thu thập số liệu về chất thải rắn tại xí nghiệp công trình công cộng thị xã DĩAn

- Phương pháp khảo sát hiện trạng : khảo sát thực tế tình hình thải bỏ, thu gom vàvận chuyển chất thải rắn trên địa bàn thị xã Dĩ An Phương pháp này được sử dụngnhằm thu thập thông tin tổng quan về các địa điểm phát sinh rác thải sinh hoạt, nắmbắt được thực trạng và những tồn tại của công tác quản lý chất thải rắn trên địa bànthị xã Dĩ An

Trang 5

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THỊ XÃ DĨ AN 1.1 Điều kiện địa lý tự nhiên

1.1.1 Vị trí địa lý

Dĩ An là một thị xã của tỉnh Bình Dương Dĩ An tiếp giáp với 2 thành phố lớn làthành phố Biên Hòa và Thành phố Hồ Chí Minh, và là cửa ngõ quan trọng để đi cáctỉnh miền Trung, Tây Nguyên và các tỉnh phía Bắc

Thị xã Dĩ An được tái lập theo Nghị định 58/1999/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm

1999 của Chính phủ và được nâng lên cấp Thị xã theo Nghị quyết 04/NQ-CP củaChính phủ ngày 13 tháng 1 năm 2011.[13]

Thị xã có 7 đơn vị hành chính cấp phường, gồm:

Dĩ An, An Bình, Đông Hòa, Tân Đông Hiệp, Tân Bình, Bình An, Bình Thắng

Hình 1.1 Bản đồ hành chính thị xã Dĩ An [12]

Trang 6

Dĩ An có 3 tuyến đường quan trọng đi qua là Quốc lộ 1, Quốc lộ 52 và tuyếnđường sắt Bắc - Nam Dĩ An có 2 ga xe lửa quan trọng là ga Dĩ An và ga SóngThần, có nhà máy toa xe Dĩ An, một nhà máy sản xuất, sửa chữa đầu máy và toa xelớn nhất miền Nam

Diện tích đất tự nhiên của thị xã Dĩ An là 6.010 ha, dân số của thị xã là 297.435người

1.1.2 Đặc điểm khí hậu

Trang 7

1.1.2.1. Nhiệt độ

Dĩ An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, phân bố thành haimùa rõ rệt trong năm: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ khoảngtháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau

Nhiệt độ trung bình trong năm là 26,78 oC, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là29,2oC, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 24,4 oC Chênh lệch nhiệt độ giữatháng nóng nhất và tháng lạnh nhất là 4,8 oC

1.1.2.2. Chế độ mưa

Lượng mưa trung bình hằng năm khoảng 1.734,2-2.286,8mm Tháng mưa nhiềunhất là tháng 9, trung bình 341mm; tháng mưa ít nhất là tháng 1, trung bình dưới20mm

1.1.2.3. Độ ẩm không khí

Độ ẩm không khí trung bình từ 80-84% và có sự biến đổi theo mùa khá rõ rệt Độ

ẩm trung bình vào mùa mưa là 90% và độ ẩm trung bình vào mùa khô là 78%

1.2 Đất đai- khoáng sản

Dĩ An là thị xã có địa hình bằng phẳng, nền địa chất ổn định, vững chắc phổ biến

là những dãy đồi phù sa cổ nối tiếp nhau với độ cao trung bình 20-25m so với mặtnước biển, độ dốc không quá 3-150 Đặc biệt có một vài đồi núi nhấp nhô lên giữađịa hình bằng phẳng như núi Châu Thới cao 82m

Mặc dù Dĩ An được bao quanh bởi các con sông lớn nhưng do địa hình có độ caotrung bình từ 20-25m nên ít bị lũ lụt và ngập úng Tuy nhiên trong những năm gầnđây sự hình thành các khu công nghiệp cùng với quá trình khai thác khoáng sản vớiquy mô lớn đã làm biến đổi địa hình của khu vực, làm mất đi những đường nét tựnhiên, gây nhiều tác đông tiêu cực như thúc đẩy quá trình rửa trôi bề mặt và xâmthực bào mòn các bề mặt sườn

Trang 8

Dĩ An có 6 nhóm đất bao gồm đất đỏ vàng chiếm diện tích lớn nhất với 46,12%diện tích đất tự nhiên, kế đến là nhóm đất xám với 42,42%, nhóm đất phù sa là5,13%, nhóm đất phèn là 1,23%, nhóm đất dốc tụ là 0,94% và cuối cùng là nhómđất xói mòn trơ sỏi đá chỉ chiếm 0,02%.

Hiện nay Dĩ An đang sở hữu những mỏ đá lớn gồm đá phun trào andezit, đágranit và đá cát kết.[12]

1.3 Hiện trạng sử dụng đất

Diện tích đất theo mục đích sử dụng năm 2010 là:

Đất nông nghiệp: 150 ha, đất công nghiệp: 1.196 ha, đất du lịch: 450 ha, đất ở:3.100 ha, đất trường đại học: 597 ha, đất chưa sử dụng là: 517 ha

Ðất công nghiệp: Bố trí dọc tỉnh lộ 743 từ ngã tư Gò Dưa vào các khu côngnghiệp Bình Ðường, Sóng Thần 1 và Sóng Thần 2, ven đường sắt Bắc-Nam qua địabàn phường Tân Ðông Hiệp Diện tích đất theo mục đích sử dụng giai đoạn 2005-

2010 có sự thay đổi từ đất nông nghiệp chuyển sang đất công nghiệp Đất côngnghiệp chiếm một diện tích lớn, điều này đồng nghĩa với việc Dĩ An sẽ gặp rấtnhiều khó khăn trong công tác bảo vệ môi trường

Ðất làng đại học được bố trí trong khu vực xã Ðông Hòa ở ngã ba xa lộ Ðại Hàn

và xa lộ Hà Nội Hiện nay một số trường đại học lớn tại thành phố Hồ Chí Minhđang được chuyển ra ngoại thành, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cóphần lớn diện tích nằm trên địa phận thị xã Dĩ An.[12]

1.4 Điều kiện kinh tế xã hội

1.4.1 Tăng trưởng kinh tế

Dĩ An là một thị xã trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tổng sản phẩm(GDP) của thị xã tăng bình quân 16% hàng năm GDP bình quân đầu người năm

2010 đạt 30,1 triệu đồng, tăng gần 1,3 lần so với năm 2009 và 2,2 lần so với năm2005

Trang 9

Trong năm 2010, kinh tế của Dĩ An đạt được những thành công đáng khích lệ.Giá trị sản xuất công nghiệp khoảng 32.550 tỷ đồng, đạt trên 100% kế hoạch Tốc

độ tăng trưởng của công nghiệp được duy trì ở mức 16% Tổng mức bán lẻ hànghóa và dịch vụ đạt 8.087 tỷ đồng, tăng trưởng 34,86% Tổng thu mới ngân sách đạt1.766 tỷ đồng Trong năm 2010, Dĩ An cũng đã đưa vào sử dụng 11 công trình xâydựng cơ bản, chuẩn bị hoàn thành 6 công trình và khởi công xây dựng 18 công trìnhxây dựng cơ bản khác Ước tính năm 2010, vốn xây dựng cơ bản thanh toán cho cáccông trình gần 300 tỷ đồng Kết thúc năm 2010, nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội của

Dĩ An đều thực hiện đạt và vượt kế hoạch Sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch

vụ duy trì mức tăng trưởng cao, thu chi ngân sách vượt chỉ tiêu Trong năm 2011,

Dĩ An đặt mục tiêu giá trị sản xuất công nghiệp tăng 17%, thương mại, dịch vụ tăng35%, chi đầu tư xây dựng cơ bản 340,2 tỷ đồng.[12]

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của thị xã tương đối cao và khá ổn định so với các địaphương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước, do đó thị xã luôn tạo

ra sức hấp dẫn về việc thu hút đầu tư và lực lượng lao động từ các địa phương khácchuyển đến Chính điều này đã tạo ra một sức ép đối với môi trường của thị xã dophát triển dân số, phát triển công nghiệp, dịch vụ, hoạt động giao thông vận tải vàvấn đề hội nhập quốc tế

Bảng 1.2 Tổng sản phẩm GDP bình quân đầu người qua các năm

Trang 10

Biểu đồ 1.1 Tổng sản phẩm GDP bình quân đầu người qua các năm

( nguồn: Thư mục toàn văn, Bình Dương hội nhập và phát triển, 2010 )

Dĩ An đã trở thành thị xã công nghiệp với cơ cấu kinh tế: công nghiệp chiếm86,12%, thương mại dịch vụ chiếm 13,65%, nông nghiệp chiếm 0,13%

CƠ CẤU KINH TẾ

Công nghiệp Thương mại-Dịch vụ Nông nghiệp

Biểu đồ 1.2 Cơ cấu kinh tế thị xã Dĩ An năm 2010(nguồn: Thư mục toàn văn, Bình Dương hội nhập và phát triển, 2010)

Trang 11

Một thị xã phát triển chủ yếu bằng công nghiệp, thương mại và dịch vụ thì vấn

đề ô nhiểm môi trường là điều không thể tránh khỏi Công nghiệp, thương mại và dịch vụ là những ngành kinh tế đòi hỏi nhiều máy móc thiết bị kỹ thuật và lượng nhân công lớn Chính vì vậy mà đã tạo ra lượng rác thải, khí thải rất lớn gây khó khăn trong công tác quản lý môi trường

1.4.2 Phát triển dân số và vấn đề di cư

Theo số liệu thống kê vào cuối năm 2010, Thị xã Dĩ An có 297.435 người, trong

số đó có hơn 2/3 lao động nhập cư Thực tế, dân số tăng liên tục cùng với quá trình

đô thị hóa nhanh đã phát sinh nhiều vấn đề bất cập trên địa bàn, trong đó nổi bật làtình trạng ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầucủa sự phát triển

Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên có xu hướng giảm theo thời gian, tuy nhiên dân sốthị xã vẫn tăng liên tục và tương đối nhanh, nhất là từ năm 2005 trở lại đây [10]

Trang 12

Bảng 1.3 Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thị xã Dĩ An 2005-2010

Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ( % )

Tỉ lệ gia tăng dân số

tự nhiên ( % )

Biểu đồ 1.3 Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thị xã Dĩ An 2005-2010

( nguồn: Báo cáo dân số huyện Dĩ An giai đoạn 2005- 2010 )Quy mô dân số của thị xã ngày một lớn nhanh, chủ yếu là tăng do cơ học Ướctính hàng năm thị xã tăng thêm trên 10.000 - 12.000 người lao động từ ngoài tỉnhđến làm việc, sinh sống và hiện nay có hơn 200.000 lao động từ địa phương kháclàm việc tại Dĩ An Việc gia tăng dân số cơ học gây ảnh hưởng lớn trong việc thugom, vận chuyển và xử lý chất thải

Trang 13

1.4.3 Phát triển công nghiệp, xây dựng

Ngành công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng cao, giá trị sản xuất công nghiệp tăngbình quân 16% hàng năm, đạt gấp 2,5 lần năm 2005; trong đó khu vực kinh tế trongnước chiếm 36%, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 64%

Hạ tầng khu công nghiệp (KCN) Dĩ An không ngừng mở rộng, đến nay thị xã đã

có 6 KCN với tổng diện tích quy hoạch 1.196 ha Bao gồm KCN Sóng Thần 1,Sóng Thần 2, Bình Đường, dệt may Bình An, KCN Tân Đông Hiệp A và Tân ĐôngHiệp B Các KCN này đã góp phần then chốt thu hút doanh nghiệp đầu tư vào thị xã

và giải quyết việc làm cho hơn 200.000 lao động trong và ngoài địa phương Songsong với phát triển công nghiệp là vấn đề ô nhiễm môi trường đang ngày một giatăng Hiện nay thị xã chưa có các biện pháp phù hợp nhằm giảm thiểu lượng chấtthải rắn và khí thải phát sinh từ các nhà máy [7]

Trang 14

Bảng 1.4 Các khu công nghiệp đã đi vào hoạt động trên địa bàn thị xã Dĩ An

CÔNG NGHIỆP

DIỆN TÍCH(ha )

SỐ LƯỢNGCÔNG TY

1

Khu côngnghiệp Sóng Thần

I

2

Khu côngnghiệp Sóng Thần

II

3

Khu côngnghiệp BìnhĐường

4

Khu côngnghiệp dệt mayBình An

5

Khu côngnghiệp Tân ĐôngHiệp A

6

Khu côngnghiệp Tân ĐôngHiệp B

( nguồn: ban quản lý các khu công nghiệp Bình Dương )

Trong 6 tháng đầu năm 2011, Ban Quản lý dự án thị xã đã nghiệm thu đưa vàohoạt động 17 công trình cần thiết Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thi công các côngtrình trọng điểm, quan trọng khác phục vụ dân sinh như trường học, giao thông đô

Trang 15

thị, giao thông nông thôn, chỉnh trang đô thị, cụm văn hóa thể dục thể thao, trungtâm văn hóa thị xã để hoàn thành trong năm 2011, đầu năm 2012 như: đường TânBình đi An Phú, xóm Đường; ấp Đông, ấp Tây đi quốc lộ 1K, đường Sidicap Cáccông trình này khi hoàn thành sẽ góp phần thuận lợi trong đi lại, giao thương củangười dân, kích thích phát triển kinh tế - xã hội đúng định hướng.

1.4.4 Về thương mại - dịch vụ

Dù gặp khó khăn chung về kinh tế với cả nước nhưng tình hình thương mại trênđịa bàn Dĩ An diễn ra mạnh mẽ Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ của huyệnđạt 4.219 tỷ đồng, tăng 39,14% so với năm trước Trong năm, thị xã đã cấp mới1.657 giấy phép kinh doanh với tổng vốn 130,2 tỷ đồng, nâng số lượng cơ sở đượccấp phép đăng ký kinh doanh trên địa bàn thị xã lên 9.292 cơ sở

Sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và sự hoàn thiện về hạ tầng thương mại

đã góp phần quan trọng đưa ngành thương mại - dịch vụ phát triển đúng địnhhướng, lượng hàng hóa giao thương rất phong phú và đa dạng, đáp ứng được nhucầu tiêu dùng, mua sắm lớn của nhân dân trong và ngoài thị xã

1.4.5 Phát triển giao thông vận tải

Các công trình giao thông chủ yếu của thị xã, giao thông bên trong các khu côngnghiệp, khu đô thị được đầu tư tạo thành mạng lưới giao thông kết nối các địaphương trong thị xã và vùng kinh tế trọng điểm Phía Nam Phong trào giao thôngnông thôn, chỉnh trang đô thị ở các phường, thị trấn được nhân dân tích cực thamgia góp phần phát triển giao thông trên địa bàn Hoạt động vận tải, nhất là vận tảichuyên dùng phát triển mạnh mẽ, các tuyến xe buýt được mở rộng trong nội tỉnh vàkết nối đến các tỉnh lân cận đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT

2.1. Khái niệm chất thải rắn

Trang 16

Chất thải rắn là tất cả các chất thải, phát sinh từ các hoạt động của con người vàđộng vật, thường ở dạng rắn và bị đổ bỏ vì không sử dụng được hoặc không đượcmong muốn nữa.

2.2. Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt

Các nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) chủ yếu là: [5]

- Từ các khu nhà ở (biệt thự, hộ gia đình riêng lẻ, chung cư,…)

- Từ khu thương mại (cửa hàng, nhà hàng, chợ, siêu thị, văn phòng, khách sạn,nhà nghỉ, trạm dịch vụ, của hàng sử xe,…)

- Từ cơ quan (trường học, viện nghiên cứu, trung tâm, bệnh viện, nhà tù, cáctrung tâm hành chánh nhà nước,…)

- Từ các công trình xây dựng

- Từ khu dịch vụ công cộng (quét đường, công viên, giải trí, tỉa cây xanh,…)

- Từ các trạm xử lý chất thải và lò thiêu đốt

Bảng 2.1 Các nguồn phát sinh chất thải rắn đô thị

Nguồn Các hoạt động và vị trí phát Loại chất thải rắn

Trang 17

sinh chất thải

Nhà ở Những nơi ở riêng của một gia

đình hay nhiều gia đình

Những căn hộ thấp, vừa và cao tầng…

Chất thải thực phẩm, giấy, bìa cứng, nhựadẻo, hàng dệt, đồ da, chất thải vườn, đồ

gỗ, thủy tinh, hộp thiếc, nhôm, kim loại khác, tàn thuốc, rác đường phố, chất thải đặc biệt (dầu, lốp xe, thiết bị điện…) chấtthải sinh hoạt nguy hại

Thương

mại

Cửa hàng, nhà hàng, chợ, văn phòng, khách sạn, dịch vụ, cửa hiệu in…

Giấy, bìa cứng, nhựa dẻo, gỗ, chất thải thực phẩm, thủy tinh, kim loại, chất thải đặc biệt, chất thải nguy hại…

Cơ quan Trường học, bệnh viện, nhà

tù, trung tâm chính phủ…

Giấy, bìa cứng, nhựa dẻo, gỗ, chất thải thực phẩm, thủy tinh, kim loại, chất thải đặc biệt, chất thải nguy hại…

Xây dựng

và phá dỡ

Nơi xây dựng mới, sửa đường, san bằng các công trình xây dựng, vỉa hè hư hại

Chất thải đặc biệt, rác, rác đường phố, vậtxén ra từ cây, chất thải từ các công viên, bãi tắm và các khu vực tiêu biểu

Khối lượng lớn bùn dư

(nguồn: Geoge Tchobanoglous và cộng sự, 1993)[5]

2.3. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt

Trong chất thải rắn sinh hoạt có chứa nhiều thành phần khác nhau, thông thườnggồm có : Rác thực phẩm, giấy loại, bao bì carton, túi nilon, nhựa, vải, cao su, da, gỗ,

Trang 18

thủy tinh vỡ, sành sứ, các loại chai lọ bằng thủy tinh hoặc bằng nhựa, lon đồ hộp,lon nước…

Tùy theo mục đích và phương án kỹ thuật quản lý chất thải rắn từ nguồn phátsinh đến nơi thải bỏ cuối cùng, thành phần chất thải rắn có thể được biểu diễn từ rấtđơn giản chỉ gồm 2 thành phần chính là rác thực phẩm và phần còn lại hoặc rất chitiết gồm từng thành phần riêng Đối với các nước Châu Á, rác thực phẩm hoặcthành phần chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học là thành phần thường chiếm

Trang 19

( Nguồn: Trần Hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng, Nguyễn Thị Kim Thái (2001), Chất thải rắn đô thị )[3]

2.4. Tính chất của chất thải rắn sinh hoạt

2.4.1 Tính chất lý học

2.4.1.1. Khối lượng riêng

Khối lượng riêng được định nghĩa là khối lượng CTR trên một đơn vị thể tích,tính bằng kg/m3 Khối lượng riêng của chất thải rắn sinh hoạt sẽ rất khác nhau tùytheo phương pháp lưu trữ: để tự nhiên không chứa trong thùng, chứa trong thùng vàkhông nén, chứa trong thùng và nén Do đó, số liệu khối lượng riêng của chất thảirắn sinh hoạt chỉ có ý nghĩa khi được ghi chú kèm theo phương pháp xác định khốilượng riêng Khối lượng riêng của chất thải rắn sinh hoạt sẽ rất khác nhau tùy theo

vị trí địa lý, mùa trong năm, thời gian lưu trữ

Phương pháp phân tích khối lượng riêng của chất thải rắn sinh hoạt:

Mặc dù khối lượng riêng được định nghĩa là khối lượng CTR tính trên một đơn

vị thể tích của CTR Tuy nhiên do thể tích khối CTR bị ảnh hưởng rất lớn bởi điềukiện nén ép và lưu trữ, nên không thể áp dụng chung một cách đo đạc cho tất cả cáctrường hợp Để tính toán thiết bị lưu trữ, thu gom, vận chuyển hay bãi chôn lấp,phương pháp xác định khối lượng riêng cho mỗi trường hợp sẽ khác nhau

Khối lượng riêng của CTR chứa trong các thùng chứa CTR tại hộ gia đình đượcxác định bằng cách cân xác định khối lượng CTR tối đa có thể chứa trong thùng và

đo thể tích của thùng chứa Khối lượng riêng được tính bằng khối lượng chia chothể tích đo được (tính theo kg/m3) Đối với từng thành phần CTR riêng biệt,phương pháp xác định khối lượng riêng cũng được thực hiện một cách tương tự.Việc xác định khối lượng riêng của từng thành phần có trong chất thải rắn sinh hoạt

là cơ sở để ước tính khối lượng riêng của một hỗn hợp CTR bất kỳ

Vì CTR có tính không đồng nhất và thành phần không giống nhau giữa nhữngngày khác nhau, nên để xác định khối lượng riêng cần tiến hành nhiều lần để lấy giá

Trang 20

trị trung bình và tốt nhất là có được tập số liệu đủ lớn để xác định giá trị có tần suấtxuất hiện cao nhất theo xác suất thống kê Phương pháp ước tính khối lượng riêngcủa một hỗn hợp CTR bất kỳ có thể được ước tính dựa trên kết quả xác định khốilượng riêng của từng thành phần CTR.

2.4.1.2. Độ ẩm

Độ ẩm của CTR thường được biểu diễn theo hai cách:

- Độ ẩm tính theo thành phần phần trăm khối lượng ướt

- Độ ẩm tính theo thành phần phần trăm khối lượng khô

Trong lĩnh vực quản lý CTR, phương pháp khối lượng ướt thông dụng hơn.Khả năng tích ẩm của CTR là tổng lượng ẩm mà chất thải có thể tích trữ được.Đây là thông số có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định lượng nước rỉ rác sinh ra

từ bãi chôn lấp Phần nước dư vượt quá khả năng tích ẩm của CTR sẽ thoát ra ngoàithành nước rỉ rác

Khả năng tích ẩm thay đổi tùy theo điều kiện nén ép và trạng thái phân hủy củachất thải Khả năng tích ẩm của chất thải rắn sinh hoạt trong trường hợp không nén

có thể dao động trong khoảng 50-60% Tính dẫn nước (hydraulic conductivity) củaCTR đã nén là thông số vật lý quan trọng khống chế sự vận chuyển của nước rò rỉ

và khí trong bãi chôn lấp

Bảng : 2.3 Khối lượng riêng và độ ẩm của các chất thải trong rác sinh hoạt

Loại chất thải Khối lượng riêng (Lb/yd 3 ) Độ ẩm (% khối lượng)

Khoảng dao động trưng Đặc dao động Khoảng Đặc trưng Rác khu dân cư (không

Trang 22

Rác xây dựng (cháy được) 305-605 440 4-15 8

2.4.2.1. Công thức phân tử của chất thải rắn

Các nguyên tố cơ bản trong CTRSH cần phân tích bao gồm C (carbon), H(Hydro), O(Oxy), N (Nitơ), S (Lưu huỳnh) và tro Các nguyên tố thuộc nhómhalogen cũng được xác định do các dẫn xuất của clo thường tồn tại trong thànhphần khí thải khi đốt rác Kết quả xác định các nguyên tố cơ bản này được sử dụng

để xác định công thức hóa học của thành phần chất hữu cơ có trong chất thải rắnsinh hoạt cũng như xác định tỷ lệ C/N thích hợp cho quá trình làm phân compost.[5]

Bảng 2.4 Thành phần hóa học của CTRSHThành phần Phần trăm khối lượng khô ( % )

Trang 23

huỳnhChất hữu cơ

( nguồn: Geoge Tchobanoglous và cộng sự, 1993)[5]

2.5. Chuyển hóa hóa học, lý học, sinh học của chất thải rắn sinh hoạt

2.5.1 Quá trình chuyển hóa hóa học

Biến đổi hóa học của CTR bao hàm cả quá trình chuyển pha (từ pha rắn sang phalỏng, từ pha rắn sang pha khí, …) Để giảm thể tích và thu hồi các sản phẩm, những

Trang 24

quá trình chuyển hóa hóa học chủ yếu sử dụng trong xử lý chất thải rắn sinh hoạtbao gồm đốt (quá trình oxy hóa hóa học), nhiệt phân và khí hóa.

Đốt (Oxy hóa hóa học) Đốt là phản ứng hóa học giữa oxy và chất hữu cơ cótrong CTR tạo thành các hợp chất bị oxy hóa cùng với sự phát sáng và tỏa nhiệt.Nếu không khí được cấp dư và dưới điều kiện phản ứng lý tưởng, quá trình đốt chấthữu cơ có trong chất thải rắn sinh hoạt có thể biểu diễn theo phương trình phản ứngsau:

Chất hữu cơ + Không khí (dư) → CO2 + H2O + không khí dư + NH3 + SO2 +NOx + Tro + Nhiệt

Lượng không khí được cấp dư nhằm đảm bảo quá trình cháy xảy ra hoàn toàn.Sản phẩm cuối của quá trình đốt cháy chất thải rắn sinh hoạt bao gồm khí nóngchứa CO2, H2O, không khí dư (O2 và N2) và phần không cháy còn lại Trong thực tế,ngoài những thành phần này còn có một lượng nhỏ các khí NH3, SO2, NOx và cáckhí vi lượng khác tùy theo bản chất của chất thải

2.5.2 Nhiệt phân

Vì hầu hết các chất hữu cơ đều không bền nhiệt, chúng có thể bị cắt mạch quacác phản ứng cracking nhiệt và ngưng tụ trong điều kiện không có oxy, tạo thànhnhững phần khí, lỏng và rắn Trái với quá trình đốt là quá trình tỏa nhiệt, quá trìnhnhiệt phân là quá trình thu nhiệt

Quá trình nhiệt phân cellulose có thể biểu diễn bằng phương trình phản ứng sau:3(C6H10O5) → 8H2O + C6H8O + 2CO + 2CO2 + CH4 + H2 + 7C

Trong phương trình này, thành phần hắc ín và/hoặc dầu thu được chính làC6H8O

Quá trình khí hóa bao gồm quá trình đốt cháy một phần nhiên liệu carbon để tạothành khí nhiên liệu cháy được giàu CO, H2 và một số hydrocarbon no, chủ yếu làCH4 Khí nhiên liệu cháy được sau đó được đốt cháy trong động cơ đốt trong hoặc

Trang 25

nồi hơi Nếu thiết bị khí hóa được vận hành ở điều kiện áp suất khí quyển sử dụngkhông khí làm tác nhân oxy hóa, sản phẩm cuối của quá trình khí hóa sẽ là khí nănglượng thấp chứa CO2, CO, H2, CH4, và N2, hắc ín chứa C và các chất trơ sẵn cótrong nhiên liệu và chất lỏng ngưng tụ được giống như dầu pyrolic.[5]

2.5.3 Phân hủy sinh học

Đặc tính sinh học quan trọng nhất của thành phần chất hữu cơ có trong CTRSH

là hầu hết các thành phần này đều có khả năng chuyển hóa sinh học tạo thành khí,chất rắn hữu cơ trơ và các chất vô cơ Mùi và ruồi nhặng sinh ra trong quá trình thốirữa chất hữu cơ (rác thực phẩm)

Khả năng phân hủy sinh học của các thành phần chất hữu cơ Hàm lượng chấtrắn bay hơi xác định bằng cách nung ở nhiệt độ 550oC, thường được sử dụng đểđánh giá khả năng phân hủy sinh học của chất hữu cơ trong CTRSH

Cũng có thể sử dụng hàm lượng lignin có trong chất thải để xác định tỷ lệ chấthữu cơ có khả năng phân hủy sinh học theo phương trình sau (Tchobanoglous vàcộng sự, 1993):

- LC : hàm lượng lignin tính theo % khối lượng khô.[5]

Sự hình thành mùi: Mùi sinh ra khi tồn trữ CTR trong thời gian dài giữa các khâuthu gom, trung chuyển và đổ ra bãi chôn lấp, nhất là ở những vùng khí hậu nóng, dokhả năng phân hủy kỵ khí nhanh các chất hữu cơ dễ bị phân hủy có trong CTRSH.Trong điều kiện kỵ khí, sulfate có thể bị khử thành sulfide (S2-), sau đó sulfide kết

Trang 26

hợp với hydro tạo thành H2S Quá trình này có thể biểu diễn theo các phương trìnhsau:

2 CH3CHOHCOOH + SO42- → 2 CH3COOH + S2- + H2O + CO2

Lactate sulfate acetate sulfide

Các hợp chất hữu cơ chứa lưu huỳnh khi bị khử sẽ tạo thành những hợp chất cómùi hôi như methyl mercaptan và aminobutyric acid

CH3SCH2CH2CH(NH2)COOH +2H → CH3SH + CH3CH2CH2(NH2)COOHMethionine Methyl mercaptan Aminobutyric acidMethylmercaptan có thể bị thủy phân tạo thành methyl alcohol và hydrogensulfide:

CH3SH + H2O → CH4OH + H2S

Các quá trình chuyển hóa sinh học phần chất hữu cơ có trong CTRSH có thể ápdụng để giảm thể tích và khối lượng chất thải, sản xuất phân compost dùng bổ sungchất dinh dưỡng cho đất và sản xuất khí methane Những vi sinh vật chủ yếu thamgia quá trình chuyển hóa sinh học các chất thải hữu cơ bao gồm vi khuẩn, nấm, men

và antinomycetes Các quá trình này có thể được thực hiện trong điều kiện hiếu khíhoặc kỵ khí, tùy theo lượng oxy sẵn có Những điểm khác biệt cơ bản giữa các phản

Trang 27

ứng chuyển hóa hiếu khí và kỵ khí là bản chất của các sản phẩm tạo thành và lượngoxy thực sự cần phải cung cấp để thực hiện quá trình chuyển hóa hiếu khí Nhữngquá trình sinh học ứng dụng để chuyển hóa chất hữu cơ có trong CTRSH bao gồmquá trình làm phân compst hiếu khí, quá trình phân hủy kỵ khí và quá trình phânhủy kỵ khí với nồng độ chất rắn cao.

CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT

TẠI THỊ XÃ DĨ AN 3.1 Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt tại thị xã Dĩ An

3.1.1 Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt

Trang 28

Với dân số 297.435 và 17 chợ, 3 siêu thị, 2 trung tâm thương mại, 2 bệnh viện

và hàng trăm cơ quan, trường học, các công trình công cộng, trạm xử lý nước thải.Thị xã Dĩ An có 6 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động là: khu công nghiệp SóngThần 1, khu công nghiệp Sóng Thần 2, khu công nghiệp Bình Đường, khu côngnghiệp dệt may Bình An, khu công nghiệp Tân Đông Hiệp A, khu công nghiệp TânĐông Hiệp B Hàng ngày thị xã Dĩ An thải ra khoảng 230 tấn chất thải rắn sinh hoạtnhưng chỉ thu gom được khoảng 170 tấn, tỷ lệ thu gom đạt 74 % lượng chất thải rắnphát sinh [6]

Hình 3.1 nguồn phát sinh chất thải rắn trên địa bàn thị xã Dĩ An

(nguồn: xí nghiệp công trình công cộng thị xã Dĩ An )

3.1.2 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt

Thành phần chất thải rắn sinh hoạt bao gồm: cao su, nhựa nylon, giấy vụn carton,chất hữu cơ dễ phân huỷ, gỗ, rác vườn, kim loại, vỏ đồ hộp, thuỷ tinh, gốm sứ, đất,cát, vải vụn và tro bụi.[6]

Nơi vui chơi,giải trí

Bệnh viện, cơ

sở y tế

Khu côngnghiệp, nhàmáy, xí nghiệp

Các công trìnhcông cộng,trạm xử lýnước thải

Rác thải Sinh hoạt

Trang 29

Chất thải rắn ở Việt Nam cĩ khối lượng chất hữu cơ dễ phân hủy cao, đây lànguồn phân bĩn khổng lồ nếu chúng ta biết tận dụng tái chế.

Bảng 3.1 Thành phần CTRSH tại Dĩ An 2010

3.1.3 Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt

Tình hình phát triển dân số và vấn đề di cư đã kéo theo tình hình rác thải trênđịa bàn diễn biến khá phức tạp Nhiều khu công nghiệp đang hoạt động, hàngngàn phòng trọ cho công nhân chưa được quản lý đúng mức là nguồn phát sinh

Trang 30

chất thải rắn đa dạng và khó kiểm soát đã tạo nên áp lực rất lớn đối với công tácgiữ gìn vệ sinh môi trường.

Bảng 3.2 khối lượng chất thải rắn phát sinh qua các năm 2005-2010

Năm Khối lượng trung

bình (tấn/ngày)

Khối lượng trung

bình (tấn/năm)

về khối lượng qua các năm Với mức tăng như vậy, nếu khơng được thu gom và xử

lý kịp thời sẽ gây ra mức độ ơ nhiễm mơi trường cao, ảnh hưởng đến sức khỏe vàđời sống của con người, làm mất mỹ quan cho thị xã Thị xã cần quản lý chặt chẽ vàtăng cường cơng tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt hơn nữa vì vớimức độ thu gom như hiện nay thì sau một thời gian nửa lượng rác tồn đọng tại cáckênh, rạch và các bãi đất trống là rất lớn

Hiện nay Dĩ An đang mở rộng cho phát triển cơng nghiệp chính vì vậy lượng rácthải dự tính sẽ cịn tăng cao

Bảng 3.3 Ước tính khối lượng chất thải rắn phát sinh từ các KCN, CCN năm

2020 tại thị xã Dĩ An

Trang 31

(ha) (người)

( tấn/ngày)

(Tấn/ngày)Độc hại Không

( nguồn: xí nghiệp công trình công cộng Dĩ An )[6]

3.2 Hiện trạng quản lý hành chính chất thải rắn sinh hoạt tại thị xã Dĩ An

3.2.1 hệ thống quản lý môi trường các cấp

- Hiện nay Dĩ An chưa có hệ thống quản lý chất thải chung cho toàn thị xã màvẫn là từng phường tự quản lý

- Thiếu sự đầu tư cho công tác quản lý chất thải Cụ thể là trang thiết bị thugom, vận chuyển còn thiếu, cũ, lạc hậu chưa đáp ứng được yêu cầu cần thiết

- Công tác quản lý còn thiếu chặt chẽ dẫn đến không theo dõi được tần suấtthu gom có đúng như quy định hay không, và cũng không theo dõi được lượng rácthải phát sinh trên toàn thị xã

Các biện nhằm nâng cao công tác quản lý môi trường hiện nay:

- Tiếp tục kiện toàn cơ cấu tổ chức quản lý nhà nước về môi trường từ tỉnh đến

cơ sở, tăng cường công tác pháp chế, phòng chống tội phạm về môi trường, đầu tư

cơ sở vật chất và nâng cao năng lực quản lý nhà nước cho các cơ quan chuyên trách

về môi trường và lực lượng cảnh sát môi trường

Trang 32

- Xây dựng, bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực làm công tác bảo vệ môitrường từ cấp tỉnh đến cấp xã để nguồn cán bộ có trình độ chuyên môn đáp ứngđược nhu cầu thực tiễn và thực hiện nhiệm vụ lâu dài trong những năm tới.

- Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã là cơ quan tham mưu cho Ủy bannhân dân thị xã:

+ Giám sát chất lượng vệ sinh từ khâu thu gom, vận chuyển trên địa bàn củatừng phường đối với chất thải rắn sinh hoạt, phối hợp với Thanh tra xây dựng củathị xã xử phạt những đối tượng vi phạm, triển khai các chương trình nâng cao chấtlượng vệ sinh trên địa bàn thị xã theo chủ trương chung của tỉnh

+ Phối hợp với Phòng Quản lý đô thị tham mưu cho Ủy ban nhân dân thị xãchọn địa điểm các trạm trung chuyển rác trên địa bàn

- Trách nhiệm của chính quyền cấp phường :

+ Ủy ban nhân dân phường, thị trấn tổ chức và quản lý các đội rác dân lập hoạtđộng trên địa bàn

+ Ủy ban nhân cấp phường, các tổ chức đoàn thể, cộng đồng dân cư có tráchnhiệm giám sát quá trình thu gom, vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn mình.Trong trường hợp phát hiện vi phạm pháp luật về quản lý chất thải rắn, cần thôngbáo cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật

3.2.2 Hệ thống chính sách pháp luật quản lý chất thải rắn sinh hoạt

Một số chính sách pháp luật quản lý chất thải rắn mà thị xã đang áp dụng hiệnnay là:

- Chỉ thị số 199/TTg ban hành ngày 03 tháng 04 năm 1997 của Thủ tướng Chínhphủ về những biện pháp cấp bách trong công tác quản lý chất thải rắn ở các đô thị

và khu công nghiệp

- Quyết định số 04/2010/QĐ-UBND ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Ủy bannhân dân tỉnh Bình Dương về quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Trang 33

- Nghị định 174/2007/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2007 về phí bảo vệ môitrường đối với chất thải rắn.

- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 04 năm 2007 của Chính phủ vềquản lý chất thải rắn

- Thông tư 13/2007/TT-BXD ngày 31 tháng 12 năm 2007 Hướng dẫn một sốĐiều của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lýchất thải rắn

- Quyết định số 152/1999/QĐ-TTg ban hành ngày 10 tháng 07 năm 1999 của Thủtướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược quản lý chất thải rắn tại các đô thị vàkhu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020

- Chỉ thị Số: 23/2005/CT-TTg ngày 21 tháng 6 năm 2005 về đẩy mạnh công tácquản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp

Qua 5 năm thực hiện “Chiến lược quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu côngnghiệp Việt Nam đến năm 2020” ban hành kèm theo Quyết định số 152/1999/QĐ-TTg ngày 10 tháng 7 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ, công tác quản lý chấtthải rắn đô thị và khu công nghiệp đã từng bước đi vào nề nếp, tình hình môi trường

đô thị đang dần được cải thiện Tỷ lệ thu gom chất thải rắn trong cả nước ngày càngtăng; các bãi chôn lấp hợp vệ sinh đã và đang tiếp tục được xây dựng bằng nhiềunguồn vốn khác nhau; chất thải y tế và công nghiệp độc hại ở một số đô thị cũng đãđược thu gom và xử lý; một số công nghệ mới nhằm tận thu chất thải rắn đượcnghiên cứu và ứng dụng; một số khu công nghiệp, khu chế xuất đã có những dự ánhoặc kế hoạch xử lý chất thải rắn Tuy nhiên, công tác quản lý chất thải rắn tại các

đô thị và khu công nghiệp ở nước ta vẫn còn nhiều bất cập và yếu kém Chính vìvậy thủ tướng chính phủ đã ra chỉ thị số 23/2005/CT-TTg nhằm đẩy mạnh công tácquản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp

- Tiếp tục quán triệt nghị quyết số 41/NQ/TW của Bộ chính trị về bảo vệ môitrường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cho các cơ

Trang 34

sở Đảng và chính quyền các cấp, khắc phục tư tưởng chỉ phát triển kinh tế- xã hội

mà coi nhẹ việc bảo vệ môi trường

Tăng cường sự lồng ghép các yêu cầu về bảo vệ môi trường ngay từ khi xâydựng và phê duyệt các quy hoạch, dự án đầu tư, không cho đưa vào xây dựng, vậnhành, khai thác các cơ sở chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường.Hạn chế và từng bước không phát triển các cơ sở sản xuất công nghiệp ngoài cáckhu, cụm công nghiệp để phòng ngừa và cải thiện chất lượng môi trường

Tiếp tục hoàn thiện các thể chế về bảo vệ môi trường, cụ thể hóa các quy địnhbảo vệ môi trường trên địa bàn thị xã Dĩ An Xây dựng cơ chế phối hợp, đẩy mạnhviệc phân cấp về bảo vệ môi trường

Tăng cường kiểm soát và kiểm tra thực hiện quy chế bảo vệ môi trường đối vớicác khu, cụm công nghiệp

Kiện toàn hệ thông xử lý chất thải rắn, tổ chức lại hệ thống thu gom, vận chuyển,

xử lý chất thải rắn từ cấp thị xã cho đến cấp phường Tăng cường trang bị máy móc,thiết bị cho các đơn vị hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn phát huyvai trò của các tổ thu gom rác dân lập trong quá trình thu gom, vận chuyển chất thảirắn

Xây dựng cơ chế, chính sách và quy định nhằm thu hút đầu tư và đẩy mạnh xãhội hóa trong công tác bảo vệ môi trường Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu

tư cho các hoạt động bảo vệ môi trường, tái chế, xử lý chất thải và ứng dụng cáctiến bộ khoa học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn kinh phí sự nghiệp môi trường, ưu tiêntăng kinh phí sự nghiệp môi trường đối với cấp huyện, cấp xã Sử dụng hiệu quả cácnguồn thu phí và lệ phí bảo vệ môi trường, nâng cao vai trò và hoạt động của quỹbảo vệ môi trường thị xã nhằm hỗ trợ tài chính cho các hoạt động bảo vệ môitrường

Ngày đăng: 29/04/2014, 15:08

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Bản đồ hành chính thị xã Dĩ An [12] - Khóa luận tốt nghiệp :Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị xã dĩ an, tỉnh bình dương
Hình 1.1. Bản đồ hành chính thị xã Dĩ An [12] (Trang 5)
Bảng 1.2. Tổng sản phẩm GDP bình quân đầu người qua các năm - Khóa luận tốt nghiệp :Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị xã dĩ an, tỉnh bình dương
Bảng 1.2. Tổng sản phẩm GDP bình quân đầu người qua các năm (Trang 9)
Bảng 1.3. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thị xã Dĩ An 2005-2010 - Khóa luận tốt nghiệp :Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị xã dĩ an, tỉnh bình dương
Bảng 1.3. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thị xã Dĩ An 2005-2010 (Trang 12)
Bảng 1.4. Các khu công nghiệp đã đi vào hoạt động trên địa bàn thị xã Dĩ An - Khóa luận tốt nghiệp :Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị xã dĩ an, tỉnh bình dương
Bảng 1.4. Các khu công nghiệp đã đi vào hoạt động trên địa bàn thị xã Dĩ An (Trang 14)
Bảng : 2.3. Khối lượng riêng và độ ẩm của các chất thải trong rác sinh hoạt - Khóa luận tốt nghiệp :Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị xã dĩ an, tỉnh bình dương
ng 2.3. Khối lượng riêng và độ ẩm của các chất thải trong rác sinh hoạt (Trang 20)
Bảng 2.4. Thành phần hóa học của CTRSH Thành - Khóa luận tốt nghiệp :Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị xã dĩ an, tỉnh bình dương
Bảng 2.4. Thành phần hóa học của CTRSH Thành (Trang 22)
Hình 3.1. nguồn phát sinh chất thải rắn trên địa bàn thị xã Dĩ An - Khóa luận tốt nghiệp :Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị xã dĩ an, tỉnh bình dương
Hình 3.1. nguồn phát sinh chất thải rắn trên địa bàn thị xã Dĩ An (Trang 28)
Bảng 3.1. Thành phần CTRSH tại Dĩ An 2010 - Khóa luận tốt nghiệp :Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị xã dĩ an, tỉnh bình dương
Bảng 3.1. Thành phần CTRSH tại Dĩ An 2010 (Trang 29)
Hình 3.2. Một số loại thùng chứa được sử dụng để lưu trử chất thải rắn sinh hoạt tại  thị xã Dĩ An. - Khóa luận tốt nghiệp :Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị xã dĩ an, tỉnh bình dương
Hình 3.2. Một số loại thùng chứa được sử dụng để lưu trử chất thải rắn sinh hoạt tại thị xã Dĩ An (Trang 37)
Hình 3.3. Chất thải được tập trung trước giờ thu gom - Khóa luận tốt nghiệp :Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị xã dĩ an, tỉnh bình dương
Hình 3.3. Chất thải được tập trung trước giờ thu gom (Trang 40)
Hình 4.1. Một số loại thùng rác hợp vệ sinh dùng để phân loại rác tại nguồn - Khóa luận tốt nghiệp :Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị xã dĩ an, tỉnh bình dương
Hình 4.1. Một số loại thùng rác hợp vệ sinh dùng để phân loại rác tại nguồn (Trang 57)
Hình 4.2. Hoạt động tình nguyện - Khóa luận tốt nghiệp :Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị xã dĩ an, tỉnh bình dương
Hình 4.2. Hoạt động tình nguyện (Trang 64)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w