1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp : Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện cần giờ, TP HCM

86 2,7K 24

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 657,5 KB

Nội dung

Tuy nhiên phần đất dành cho việc chôn lấp của huyện không còn nhiềucho nên việc đổ rác vào bãi chôn lấp như hiện nay là không hợp lý, vì lượng rác thựcphẩm chiếm tỉ lệ rất cao so với các

Trang 1

Chương 1 : MỞ ĐẦU

1.1 Sự cần thiết của đề tài :

Cần Giờ với diện tích khoảng 70.421.58ha và được UNESSCO công nhận làkhu dự trữ sinh quyển thế giới và còn là lá phổi xanh của thành phố Bên cạnh đóCần Giờ còn là điểm hẹn du lịch lý tưởng cho du khách trên thế giới Cần Giờ cókhoảng 70.315 ngừơi, do thiên nhiên ưu đãi về điều kiện tự nhiên, tài nguyên khoángsản nên Cần Giờ phát triển nhanh chóng về kinh tế, xã hội cơ sở hạ tầng tương đốihoàn chỉnh, nhưng cũng có nhiều vấn đề bức xức nảy sinh trong đó có chất thải rắnsinh hoạt, là một trong những vấn đề cần quan tâm Hiện nay toàn bộ lượng rác đượcthu về BCL Tuy nhiên phần đất dành cho việc chôn lấp của huyện không còn nhiềucho nên việc đổ rác vào bãi chôn lấp như hiện nay là không hợp lý, vì lượng rác thựcphẩm chiếm tỉ lệ rất cao so với các loại chất thải rắn khác Đây chính là nguyên nhângóp phần vào việc tăng chi phí xử lý chất thải rắn (xây dựng bãi chôn lấp hợp vệsinh, trạm xử lý nước rò rỉ, ), trong khi thành phần này cũng chính là nguồn nguyênliệu dồi dào cho các nhà máy sản xuất phân compost Ngoài ra, còn có các thànhphần có khả năng tái chế như: giấy, nilon, nếu được phân loại và tái chế, không chỉgiúp giảm chi phí quản lý chất thải rắn, mà còn giúp tiết kiệm nhiều tài nguyên, vàgiảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường

Vì thế yêu cầu đặt ra là phải có một giải pháp tốt hơn, phù hợp hơn để quản lýlượng rác thải đang gia tăng mạnh như hiện nay

Nhận định được vấn đề nóng bỏng này, đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Cần Giờ” đã được chọn

làm luận văn tốt nghiệp Khoa môi trường và Công nghệ Sinh học trường Đại Học Kỹthuật Công nghệ Tp.HCM

Trang 2

1.2 Mục đích của đề tài :

 Đánh giá hiện trạng CTR sinh hoạt trên địa bàn huyện Cần Giờ

 Đưa ra các giải pháp cải thiện hệ thống quản lý CTR sinh hoạt tại huyện CầnGiờ

Đề tài nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý CTR , giảmthiểu ô nhiễm môi trường do CTR gây ra

1.3 Nội dung nghiên cứu :

 Tổng quan về CTR

 Sơ lược về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường huyện Cần Giờ

 Công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Cần Giờ

 Đánh giá hiện trạng CTR sinh hoạt trên địa bàn huyện Cần Giờ

 Đề xuất các giải pháp quản lý CTR sinh hoạt tại huyện Cần Giờ

Trong những năm gần đây, với sự gia tăng dân số, tốc độ đô thị hóa, tăngtrưởng kinh tế diễn ra mạnh mẽ tại huyện Cần Giờ tiền đề cho nguồn phát sinh CTRsinh hoạt ngày càng gia tăng cả về khối lượng và đa dạng về thành phần Do đó, CTRsinh hoạt đã và đang xâm phạm mạnh vào các hệ sinh thái tự nhiên, môi trường gâyảnh hưởng tiêu cực đến vẻ mỹ quan đô thị, gây ô nhiễm môi trường và sức khoẻ conngười nếu không được quản lý và xử lý thích hợp

Trang 3

Với khối lượng phát sinh lớn, việc thu gom và xử lý CTR sinh hoạt đang gâynhiều khó khăn cho Đội thu gom rác dân lập và Công ty TNHH một thành viênDịch vụ Công ích, lượng CTR chưa được thu gom và xử lý triệt để đang là mối

đe doạ lớn đến đời sống nhân dân, đây chính là vấn đề môi trường mà các cấplãnh đạo, các cơ quan quản lý đô thị luôn quan tâm và tìm cách giải quyết

1.4.2 Phương pháp cụ thể :

Phương pháp đánh giá nhanh và ước tính lượng chất thải: Sử dụng công thức

Euler cải tiến để ước tính dân số gia tăng từ năm 2007 đến năm 2020 ( dựa trên sốliệu thực tế của dân số năm 2007) Từ đó tính toán được lượng CTR phát sinh trongcùng khoảng thời gian đó

Phương pháp phân tích và xử lý thông tin: Toàn bộ các số liệu được thực hiện

trên các bảng biểu và đồ thị Số liệu được quản lý và phân tích với phần mềnMicrosoft Excel và phần soạn thảo văn bản sử dụng phần mềm Microsoft Word

Phương pháp tham khảo ý kiến của các chuyên gia: Thăm dò, tham khảo ý kiến

của các cán bộ đầu ngành, những người trực tiếp làm việc trong công tác vệ sinhcùng các cơ quan liên quan (Sở TN và MT; Sở KH và CN; Công ty MTV Dịch vụCông ích huyện Cần Giờ)

 Thu thập tài liệu, số liệu tại Công ty TNHH Một Thành viên Dịch vụ Công íchCần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh

Phương pháp thực địa (điều tra hiện trường và khảo sát thực tế): Tiến hành khảo

sát thực tế trên địa bàn huyện, các điểm tập kết rác, qui trình thu gom, vận chuyển vàbãi xử lý rác huyện Cần Giờ Nghi nhận những hình ảnh về hiện trạng của các hoạtđộng trên

1.5 Ý nghĩa khoa học của đề tài :

Giải quyết ô nhiễm môi trường là vấn đề cấp bách và cần thiết, do đó việcđánh giá tác động môi trường là một công cụ khoa học kỹ thuật nhằm phân tích, dựbáo các tác động có lợi, có hại trực tiếp hay gián tiếp, trước mắt và lâu dài góp phầnhạn chế các tác động tiêu cực

Trang 4

Tìm ra giải pháp thích hợp cho công tác quản lý CTR sinh hoạt trên địa bànhuyện Cần Giờ trên cơ sở đề xuất các biện pháp phân loại rác tại nguồn, thu gomhiệu quả, triệt để lượng CTR phát sinh hằng ngày

Qua đó thấy được việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏecộng đồng là vô cùng quan trọng nhất là trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước

1.6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài :

Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về CTR sinh hoạt tại huyện Cần Giờ

Do giới hạn về thời gian nên đề tài chỉ đi sâu vào hoạt động thu gom, vậnchuyển rác thải sinh hoạt của thành phố

Qúa trình thực hiện dựa trên cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu, tổng hợp để làm rõcác vấn đề cần quan tâm

Trang 5

Chương 2 : TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN

2.1 khái niệm về chất thải rắn

Chất thải rắn (Solid Waste) là tòan bộ các loại vật chất được con người loại bỏtrong các hoạt động kinh tế xã hội của mình ( bao gồm các hoạt động sản xuất, cáchoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng …) trong đó quan trọng nhất làcác loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống

Rác là thuật ngữ được dùng để chỉ chất thải rắn có hình dạng tương đối cốđịnh, bị vứt bỏ từ hoạt động của con người Rác sinh hoạt hay chất thải rắn sinh hoạt

là một bộ phận của chất thải rắn, được hiểu là chất thải rắn phát sinh từ các hoạt độngthường ngày của con người

Chất thải rắn sinh hoạt là chất thải phát sinh từ các quá trình sinh hoạt của các

hộ gia đình, các chợ, khu thương mại, cơ quan, trường học, công viên…

2.2 Các nguồn phát sinh chất thải rắn :

Các nguồn chủ yếu phát sinh CTR đô thị bao gồm :

+ Từ các khu dân cư (chất thải sinh hoạt) ( loại CTR phát sinh bao gồm chất thảithực phẩm, giấy, bía cứng, nhựa dẻo, đồ da ,đồ gỗ, thủy tinh, nhôm, kim loại, rácđường phố, chất thải sinh hoạt nguy hại…)

+ Từ các trung tâm thương mại

+ Từ các công sở, trường học, công trình công cộng

+ Từ các dịch vụ đô thị, sân bay

+ Từ các hoạt động công nghiệp

+ Từ các hoạt động xây dựng đô thị

+ Từ các trạm xử lý nước thải và từ các đường ống thoát nước của thành phố

2.3 Phân loại chất thải rắn :

Trang 6

Việc phân loại chất thải rắn là một công việc khá phức tạp bởi sự đa dạng vềchủng loại, thành phần và tính chất của chúng Có nhiều cách phân loại khác nhaunhằm mục đích chung là có biện pháp xử lý thích đáng, gia tăng khả năng tái chế vàtái sử dụng lại các vật liệu trong chất thải nhằm đem lại hiệu quả kinh tế, bảo vệ môitrường

CTR đa dạng vì vậy có nhiều cách phân loại khác nhau như :

Phân loại theo công nghệ quản lý_xử lý :

Phân loại CTR theo dạng này người ta chia làm các chất cháy được, các chất không cháy được, các chất hỗn hợp

Bảng 1: Phân loại theo công nghệ xử lý

- Các thực phẩm và vật liệu được chế tạo từ gỗ, tre

- Vải len, …

- Các rau quả, thực phẩm,

- Đồ dùng bằng gỗ như bàn ghế, vỏ dừa,…

- Phim cuộn, bịch nilon,…

- Túi xách da, cặp da, vỏ ruột xe,…

Trang 7

- Kim loại không

- Các vật liệu không cháy khác ngoài kim loại và thuỷ tinh

- Vỏ hộp nhôm, đồ đựng bằng kim loại,…

- Chai lọ, đồ dùng bằng thuỷ tinh, bóng đèn,…

- Vỏ trai, ốc, gạch, đá, gốm sứ, …

3.Các chất hỗn hợp - Tất cả các vật liệu khác

không phân loại ở phần 1 và

2 đều thuộc loại này

- Đá, đất, cát

(Nguồn:Bảo vệ Môi trường trong xây dựng cơ bản, Lê Văn Nãi, Nhà xuất bản KhoaHọc Kỹ Thật,1999)

Phân loại theo quan điểm thông thường:

Rác thực phẩm: bao gồm phần thừa thải, không ăn được sinh ra trong quá

trình lưu trữ, chế biến, nấu ăn, … Đặc điểm quan trọng của loại rác này là phân huỷnhanh trong điều kiện thời tiết nóng ẩm Quá trình phân huỷ thường gây ra mùi hôikhó chịu

Rác bỏ đi : bao gồm các chất cháy được và không cháy được, sinh ra từ các

hộ gia đình, công sở, hoạt động thương mại, … Các chất cháy được như giấy,plastic, vải, cao su, da, gỗ, … và chất không cháy được như thủy tinh, vỏ hộp kimloại, …

Tro xỉ: vật chất còn lại trong quá trình đốt củi, than, rơm, rạ, lá,… ở các hộ

gia đình, công sở, nhà hàng, nhà máy, xí nghiệp,…

Chất thải xây dựng và phá huỷ công trình: chất thải từ quá trình xây dựng,

sửa chữa nhà ở tư nhân, công trình thương mại và những công trình khác gọi là chấtthải xây dựng Chất thải này bao gồm: bụi, đá, bê tông, gạch, gỗ, đường ống, dâyđiện, khối lượng của chúng rất khó tính toán

Trang 8

Chất thải từ nhà máy xử lý: chất thải này có từ hệ thống xử lý nước thải,

nước, nhà máy xử lý chất thải công nghiệp Thành phần chất thải loại này đa dạng vàphụ thuộc vào bản chất của quá trình xử lý Chất thải này thường là chất thải rắnhoặc bùn (nước chiếm 25 – 95%)

Chất thải nông nghiệp: vật chất loại bỏ từ các hoạt động nông nghiệp như

gốc rơm rạ, cây trồng, chăn nuôi,…

Chất thải nguy hại: bao gồm chất thải y tế, chất thải hoá chất, sinh học dễ

cháy, dễ nổ hoặc mang tính phóng xạ theo thời gian có ảnh hưởng đến đời sống conngười, động vật, thực vật Những chất thải này thường xuất hiện ở thể lỏng, khí vàrắn Đối với chất thải loại này thì việc thu gom, vận chuyển và xử lý phải hết sứcthận trọng, phù hợp và đúng kỹ thuật

2.4 Tốc độ phát sinh chất thải rắn :

Việc tính toán tốc độ phát sinh CTR là một trong những yếu tố quan trọng trongviệc quản lý rác thải bởi từ đó ta có thể xác định được lượng rác thải phát sinh trongtương lai ở một khu vực để có kế hoạch quản lý thích hợp

Người ta sử dụng một số loại phân tích sau đây để định lượng rác thải ở một khuvực :

+ Đo khối lượng+ Phân tích thống kê+ Dựa trên các đơn vị thu gom rác ( vd:thùng chứa )+ Phương pháp xác định tỉ lệ rác thải

Lượng ra

Trang 9

Hình 1 : Sơ đồ tính cân bằng vật chất Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phát sinh CTR :

 Sự phát triển kinh tế và nếp sống :Các nghiên cứu cho thấy sự phát sinh chất thải liên hệ trực tiếp vớiphát triển kinh tế của một cộng đồng Lượng chất thải sinh hoạt đã được ghi nhận là

có giảm đi khi có sự suy giảm về kinh tế( rõ nhất là trong thời gian khủng hoảng củathế kỷ 17 ).Phần trăm vật liệu đóng gói ( đặc biệt là túi nilon ) đã tăng lên trong 3thập kỷ qua và tương ứng là tỷ trọng khối lượng ( khi thu gom ) của chất thải cũnggiảm đi

 Mật độ dân số :Các nghiên cứu xác minh rằng khi mật độ dân số tăng lên, nhà chứctrách sẽ phải thải bỏ nhiều rác thải hơn, nhưng không phải rằng dân số ở cộng đồng

có mật độ cao hơn sản sinh ra nhiều rác thải hơn mà là dân số ở cộng đồng có mật độthấp có các phương pháp khác chẳng hạn như làm phân compost trong vườn hay đốtrác sau vườn

 Sự thay đổi theo mùa :Trong những dịp như lễ giáng sinh, tết âm lịch ( tiêu thụ đỉnh điểm ) vàcuối năm tài chính ( tiêu thụ thấp ) thì sự thay đổi về lượng rác thải đã được ghinhận

 Tần số và phương pháp thu gom :

Vì các vấn đề này nảy sinh đối với rác thải trong và quanh nhà, các giađình sẽ tìm cách khác để thải rác Người ta phát hiện rằng nếu tần số thu gom rác thảigiảm đi, với sự thay đổi giữa các thùng 90 lít sang các thùng di động 240 lít lượngrác thải đã tăng lên đặc biệt là rác thải vườn Do đó vấn đề rất quan trọng trong việcxác định lượng rác phát sinh không chỉ từ lượng rác được thu gom mà còn xác địnhlượng rác được vận chuyển thẳng ra nơi chôn lấp, vì rác thải vườn đã từng được xevận chuyển đến nơi chôn lấp

Trang 10

Ngoài ra còn có các yếu tố khác như : dư luận, ý thức cộng đồng…Theo dự án môitrường Việt Nam Canada ( Viet Nam Canada Environment Project ) thì tốc độ phátsinh rác đô thị ở Việt Nam như sau :

+ Rác thải khu dân cư ( Residential wastes ) : 0,3-0,7 Kg/người/ngày

+ Rác thải thương mại ( commercial wastes ): 0,1- 0,2 Kg/người/ngày + Rác thải quét đường ( Steet sweeping wastes ): 0,05- 0,2 Kg/người/ngày

+ Rác thải công sở ( Institution wastes ): 0,05- 0,2 Kg/người/ngàyTính trung bình thì rác thải sinh hoạt của một người khoảng ở Việt Nam : 0,5-0,7 Kg/người/ngày

2.5 Thành phần của chất thải rắn :

Giá trị của các thành phần trong CTR đô thị có thể thay đổi theo vị trí,theo mùa, theo điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác Thành phần CTR đóng vai tròrất quan trọng trong việc quản lý rác thải

Bảng 2 : Thành ph n CTR đô th phân theo ngu n phát sinhần CTR đô thị phân theo nguồn phát sinh ị phân theo nguồn phát sinh ồn phát sinh

Dao động Trung bìnhNhà ở và khu thương mại, trừ các chất thải

đặc biệt và nguy hiểm

Trang 11

Lưu vực đánh bắt 0,5_1,2 0,7

(Nguồn: Geoge Tchobanaglous,etal, Megraw-Hill Inc, 1993)

Bảng 3 : Thành ph n c a CTR đô th theo tính ch t v t lýần CTR đô thị phân theo nguồn phát sinh ủa CTR đô thị theo tính chất vật lý ị phân theo nguồn phát sinh ất vật lý ật lý

(Nguồn: Trần Hiếu Nhuệ và cộng sự, quản lý CTR, Hà Nội, 2001)

Bảng 4 : S thay đ i thành ph n theo mùa đ c tr ng c a CTR sinh ho tự thay đổi thành phần theo mùa đặc trưng của CTR sinh hoạt ổi thành phần theo mùa đặc trưng của CTR sinh hoạt ần CTR đô thị phân theo nguồn phát sinh ặc trưng của CTR sinh hoạt ưng của CTR sinh hoạt ủa CTR đô thị theo tính chất vật lý ạt

Chất thải Phần trăm khối lượng Phần trăm thay đổi

Trang 12

(Nguồn: George Tchobanaglous và cộng sự)

2.6 Thu gom, lưu giữ và vận chuyển chất thải rắn:

2.6.1 Thu gom CTR:

Quy hoạch thu gom CTR là việc đánh giá các cách thức sử dụng nguồn nhânlực và thiết bị để tìm ra một cách sắp ếp hiệu quả nhất Các yếu tố cần xem xét khitiến hành quy hoạch thu gom CTR bao gồm :

- CTR được tạo ra : số lựơng, tỷ trọng, nguồn tạo thành

- Phương thức thu gom : thu gom riêng biệt hay kết hợp

- Mức độ dịch vụ cần cung cấp : lề đường, lối đi

- Tần suất thu gom và năng suất thu gom : số công nhân và tổ chức của mộtkíp, lập lộ trình thu gom theo từng khu vực, ghi chép nhật ký và báo cáo

- Sử dụng hợp đồng huyện hoặc các dịch vụ tư nhân

- Thiết bị thu gom : kích cỡ, chủng loại, số lượng, sự thích ứng với các côngviệc khác

- Khôi phục nguồn lực : giá thành, thị trường, thu gom, phân loại,…

- Tiêu hủy : phương pháp, địa điểm, chuyên chở, tính pháp lý

- Mật độ dân số : kích thước nhà cửa, số lượng điểm dừng, lượng CTR tạimỗi điểm, những điểm dừng công cụ…

- Các đặc tính vật lý của khu vực : hình dạng và chiều rộng đường phố, địahình, mô hình giao thông ( giờ cao điểm, đường một chiều…)

- Khí hậu : mưa gió, nhiệt độ…

Trang 13

- Đối tượng và khu vực phục vụ : dân cư ( các hộ cá thể và những điểmdừng công cộng ), doanh nghiệp, nhà máy, khu thương mại.

- Các nguồn tài chính và nhân lực

Các tiêu chí chính đặc trưng cho hiệu quả thu gom :+ Số tấn chất thải được thu gom trong một giờ

+ Tổng số hộ được phục vụ trong một giờ làm việc của một kíp

+ Chi phí của một ngày thu gom

+ Chi phí cho mỗi lần dừng để thu gom

+ Số lượng người được phục vụ bới 1 xe trong 1 tuần

2.6.2.Các phương thức thu gom :

- Thu gom định kỳ tại từng hộ gia đình : trong hệ thống này các xe thu gom chạytheo một quy trình đều đặn, theo tần suất đã được thỏa thuận trước Có nhiều cách

áp dụng khác nhau nhưng điểm chung là mỗi gia đình được yêu cầu phải có thùngrác riêng trong nhà và mang đến cho người thu gom rác vào những thời điểm vàđịa điểm đã được quy định trước

- Thu gom ven đường : trong một số trường hợp chính quyền địa phương cung cấpnhững thùng rác đã được tiêu chuẩn hóa cho từng hộ gia đình, thùng rác này đượcđặt trước cửa nhà để công nhân vệ sinh thu gom lên xe rác Hệ thống thu gom nàyphải được thực hiện đều đặn và một thời gian biểu tương đối chính xác

2.6.3.Hệ thống thu gom và vận chuyển CTR :

- Hệ thống thu gom được chia thành 2 loại dựa theo kiểu vận hành gồm hệ thống xethùng di động và hệ thống xe thùng cố định

- Hệ tống xe thùng di động : là hệ thống thu gom trong đó các thùng chứa đầy rácđược chuyên chở đến bãi thải rồi đưa thùng không về vị trí tập kết rác ban đầu Hệthống này phù hợp để vận chuyển CTR từ các nguồn tạo ra nhiều CTR,

- Cũng có thể nhấc thùng rác đã đầy lên xe và thay bằng thùng rỗng tại điểm tậpkết

Trang 14

- Hệ thống xe thùng cố định : là hệ thống thu gom trong đó các thùng chứa đầy rácvẫn cố định đặt ở nơi tập kết rác, trừ một khoảng thời gian rất ngắn nhấc lên đổrác vào xe thu gom.

Bảng 5: các lo i thùng ch a s d ng v i các h th ng thu gom khác nhau ạt ứa sử dụng với các hệ thống thu gom khác nhau ử dụng với các hệ thống thu gom khác nhau ụng với các hệ thống thu gom khác nhau ới các hệ thống thu gom khác nhau ệ thống thu gom khác nhau ống thu gom khác nhau

Thùng chứa được trang

bị máy ép

Hở phía trên, có moóckéo

Thùng kín có moóc kéophía trên được trang bịmáy ép

6-12

12-5015-40

Thùng chứa đặc biệt đểthu gom rác sinh hoạt

từ các nhà ở riêng rẽCác thùng chứa nhỏbằng nhựa dẻo hay kimloại mạ điện, các túinhựa hay giấy có sẵn

1-8

0,23-0,45( 60-120gal )

0,08-0,21( 22-55gal )

Trang 15

( nguồn : George Tchobanoglous, et al, Mc Graw-Hill Inc, 1993 )Chú thích : yd3 * 0,7646 = m3

Gal * 0,003785 = m3

2.6.4.Sơ đồ hóa hệ thống thu gom :

2.6.4.1.Sơ đồ trình tự vận hành với hệ thống xe thùng di động :

Kiểu thông thường :

Kiểu thay thùng ( thay đổi vị trí thùng )

Chở thùng đầy

Chở thùng khôngĐiểm tập trung

(bãi chôn lấp, trạm trung chuyển hoặc xử lý)

Trang 16

Hình 2 : sơ đồ trình tự vận hành- hoạt động của loại xe thùng di động

2.6.4.2.Trình tự vận hành với hệ thống xe thùng cố định :

Hình 3 : sơ đồ trình tự vận hành – hoạt động của loại xe thùng cố định

2.6.5 Chọn tuyến đường thu gom, vận chuyển :

Các yếu tố cần xem xét khi chọn tuyến đường vận chuyển

ca làm việc

Điểm tập trung ( bãi chôn lấp, trạm trung

chuyển hoặc xử lý )

Điểm tập trung

Xe chở không tải đến hành trình tiếp theo hoặc về cơ quan kết thúc ca làm việc

Trang 17

+ Xét đến chính sách và quy tắc hiện hành có liên quan tới việc tập trung CTR, sốlần thu gom 1 tuần

+ Điều kiện vận hành của hệ thống vận chuyển, các loại xe vận chuyển

+ Tuyến đường cần phải chọn cho lúc bắt đầu hành trình và kết thúc hành trình phải

ở trục đường chính

+ Ở vùng địa hình dốc thì hành trình nân xuất phát từ chỗ cao xuống thấp

+ Chất thải phát sinh tại các nút giao thông, khu phố đông đúc thì phải được thu gomvào các giờ có mật độ giao thông thấp

+ Những nguồn tạo thành CTR với khối lượng lớn cần phải tổ chức vận chuyển vàolúc ít gây ách tắc, ảnh hưởng cho môi trường

+ Những vị trí có CTR ít và phân tán thì việc vận chuyển phải tổ chức thu gom chophù hợp

Tạo lập tuyến đường vận chuyển:

+ Chuẩn bị bản đồ vị trí các điểm tập trung (điểm hẹn) CTR trên đó có chỉ rõ sốlượng, thông tin nguồn CTR

+ Phải phân tích thông tin và số liệu, cần thiết phải lập bảng tổng hợp thông tin.+ Phải sơ bộ chọn tuyến đường theo 2 hay 3 phương án, so sánh các tuyến đường cânnhắc bằng cách thử dần để chọn được tuyến đường hợp lý

2.7 Xử lý chất thải rắn:

Xử lý CTR là phương pháp làm giảm khối lượng và tính độc hại của rác thải,hoặc chuyển rác thải thành vật chất khác để tận dụng thành tài nguyên thiên nhiên.Khi lựa chọn các phương pháp xử lý chất thải rắn cần xem xét các yếu tố sau:

- Thành phần tính chất chất thải rắn sinh hoạt

- Tổng lượng chất thải rắn cần được xử lý

- Khả năng thu hồi sản phẩm và năng lượng

- Yêu cầu bảo vệ môi trường

2.7.1 Phương pháp xử lý cơ học :

Trang 18

Phương pháp xử lý cơ học bao gồm các phương pháp cơ bản:

- Phân loại

- Giảm thể tích cơ học

- Giảm kích thước cơ học

2.7.1.1 Phân loại chất thải:

Phân loại chất thải là quá trình tách riêng biệt các thành phần có trong chấtthải rắn sinh hoạt, nhằm chuyển chất thải từ dạng hỗn tạp sang dạng tương đối đồngnhất Quá trình này cần thiết để thu hồi những thành phần có thể tái sinh có trongchất thải rắn sinh hoạt, tách riêng những thành phần mang tính nguy hại và nhữngthành phần có khả năng thu hồi năng lượng

2.7.1.2 Giảm thể tích bằng phương pháp cơ học:

Nén, ép rác là khâu quan trọng trong quá trình xử lý chất thải rắn Ở hầu hếtcác thành phố, xe thu gom thường được trang bị bộ phận ép rác nhằm tăng khốilượng rác, tăng sức chứa của rác và tăng hiệu suất chuyên chở cũng như kéo dài thờigian phục vụ cho bãi chôn lấp

2.7.1.3 Giảm kích thước cơ học:

Là việc cắt, băm rác thành các mảnh nhỏ để cuối cùng ta được một thứ rácđồng nhất về kích thước Việc giảm kích thước rác có thể không làm giảm thể tích

mà ngược lại còn làm tăng thể tích rác Cắt, giã, nghiền rác có ý nghĩa quan trọngtrong việc đốt rác, làm phân và tái chế vật liệu

2.7.2 Phương pháp hóa học :

Để giảm thể tích và thu hồi các sản phẩm, các phương pháp hóa học chủ yếu

sử dụng trong xử lý chất thải rắn sinh hoạt bao gồm: đốt, nhiệt phân và khí hóa

2.7.2.1 Đốt rác :

Đốt rác là giai đoạn xử lý cuối cùng được áp dụng cho một loại rác nhất địnhkhông thể xử lý bằng các biện pháp khác Phương pháp thiêu hủy rác thường được áp

Trang 19

dụng để xử lý các loại rác thải có nhiều thành phần dễ cháy Thường đốt bằng nhiênliệu ga hoặc dầu trong các lò đốt chuyên dụng với nhiệt độ trên 10000C.

Ưu điểm :

Khả năng tiêu hủy tốt đối với nhiều loại rác thải Có thể đốt cháy cả kim loại,thủy tinh, nhựa, cao su, một số loại chất dưới dạng lỏng và bán rắn và các loại chấtthải nguy hại Thể tích rác có thể giảm từ 75 - 96%, thích hợp cho những nơi không

có điều kiện về mặt bằng chôn lấp rác, hạn chế tối đa vấn đề ô nhiễm do nước rỉ rác,

có hiệu quả cao đối với chất thải có chứa vi trùng dễ lây nhiễm và các chất thải độchại Năng lượng phát sinh khi đốt rác có thể tận dụng cho các lò hơi, lò sưởi hoặc cácngành công nghiệp cần nhiệt và phát điện

Nhược điểm:

Khí thải từ các lò đốt có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là các vấn

đề phát thải chất ô nhiễm dioxin trong quá trình thiêu đốt các thành phần nhựa

+ Vận hành dây chuyền phức tạp, đòi hỏi năng lực kỹ thuật và tay nghề cao.+ Giá thành đầu tư lớn, chi phí tiêu hao năng lượng và chi phí xử lý cao

133 gallons chất lỏng rượu Tất cả các chất này đều có thể tái sử dụng như nhiên liệu

2.7.2.3 Khí hóa :

Quá trình khí hóa bao gồm quá trình đốt cháy một phần nhiện liệu carton để hòanthành một phần nhiên liệu cháy được giàu CO2, H2 và một số hydrocarbon no, chủyếu là CH Khí nhiên liệu cháy được sau đó được đốt cháy trong động cơ đốt trong

Trang 20

hoặc nồi hơi Nếu thiết bị khí hóa được vận hành ở điều kiện áp suất khí quyển sửdụng không khí làm tác nhân oxy hóa, sản phẩm cuối cùng của quá trình khí hóa làkhí năng lượng thấp chứa CO, CO2, H2, CH4 và N2, hắc in chứa C và chất trơ chứasẵn trong nhiên liệu và chất lỏng giống như dầu nhiệt phân.

2.7.3 Phương pháp xử lý sinh học

2.7.3.1 Ủ rác thành phân compost :

Ủ sinh học (compost) có thể được coi như là quá trình ổn định sinh hóa cácchất hữu cơ để thành các chất mùn Với thao tác sản xuất và kiểm soát một cách khoahọc tạo môi trường tối ưu đối với quá trình

Quá trình ủ hữu cơ từ rác hữu cơ là một phương pháp truyền thống, được ápdụng phổ biến ở các nước đang phát triển hay ngay cả các nước phát triển nhưCanada Phần lớn các gia đình ở ngoại ô các đô thị tự ủ rác của gia đình mình thànhphân bón hữu cơ (Compost) để bón cho vườn của chính mình Các phương pháp xử

lý phần hữu cơ của chất thải rắn sinh hoạt có thể áp dụng để giảm khối lượng và thểtích chất thải, sản phẩm phân compost dùng để bổ sung chất dinh dưỡng cho đất, vàsản phẩm khí methane Các loại vi sinh vật chủ yếu tham gia quá trình xử lý chất thảihữu cơ bao gồm vi khuẩn, nấm, men và antinomycetes Các quá trình này được thựchiện trong điều kiện hiếu khí hoặc kỵ khí, tùy theo lượng oxy có sẵn

độ rác ủ tăng lên khỏang 450C và sau 6 - 7 ngày đạt tới 70 - 750C nhiệt độ này đạtđược chỉ với điều kiện duy trì môi trường tối ưu cho vi khuẩn hoạt động, quan trọngnhất là không khí và độ ẩm

Trang 21

Sự phân hủy khí diễn ra khá nhanh, chỉ sau khỏang 2 - 4 tuần là rác được phânhủy hòan tòan Các vi khuẩn gây bệnh và côn trùng bị phân hủy do nhiệt độ ủ tăngcao Bên cạnh đó, mùi hôi cũng bị hủy nhờ quá trình hủy yếm khí Độ ẩm phải đượcduy trì tối ưu ở 40 - 50%, ngoài khỏang này quá trình phân hủy đều bị chậm lại.

2.7.3.3.Ủ yếm khí:

Công nghệ ủ yếm khí được sử dụng rộng rãi ở An Độ ( chủ yếu ở quy mônhỏ) Quá trình ủ này nhờ vào sự hoạt động của các vi khuẩn yếm khí Công nghệnày không đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu tốn kém, song nó có những nhược điểmsau:

- Thời gian phân hủy lâu, thường là 4 – 12 tháng

- Các vi khuẩn gây bệnh luôn tồn tại với quá trình phân hủy vì nhiệt độ phânhủy thấp

- Các khí sinh ra từ quá trình phân hủy là khí methane và khí sunfuahydrogây mùi khó chịu

- Tiết kiệm đất sử dụng làm bãi chôn lấp Tăng khả năng chống ô nhiễmmôi trường Cải thiện đời sống cộng đồng

- Vận hành đơn giản, bảo trì dễ dàng Dễ kiểm soát chất lượng sản phẩm

- Giá thành tương đối thấp, có thể chấp nhận được

- Phân loại rác thải được các chất có thể tái chế như ( kim loại màu, thép,thủy tinh, nhựa, giấy, bìa…) phục vụ cho công nghiệp

Trang 22

Trong quá trình chuyển hóa, nước rác sẽ chảy ra Nước này sẽ thu lại bằngmột hệ thống rãnh xung quanh khu vực để tuần hòan tưới vào rác ủ để bổ sung độẩm.

Nhược điểm:

- Mức độ tự động của công nghệ chưa cao

- Việc phân loại chất thải vẫn phải được thực hiện bằng phương pháp thủcông nên dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe

- Nạp liệu thủ công, năng suất kém

- Phần tinh chế chất lượng kém do tự trang, tự chế

Phần pha trộn và đóng bao thủ công, chất lượng không đều

Biogas :

Rác có nhiều chất hữu cơ, nhất là phân gia súc được tạo điều kiện cho vikhuẩn kỵ khí phân hủy tạo thành khí methane Khí methane được thu hồi dùng làmnhiên liệu

Bãi chôn lấp rác vệ sinh :

Chôn lấp hợp vệ sinh là một phương pháp kiểm soát sự phân hủy của chất thảirắn khi chúng được chôn nén và phủ lấp bề mặt Chất thải rắn trong bãi chôn lấp sẽ

bị tan rữa nhờ quá trình phân hủy sinh học bên trong để tạo ra sản phẩm cuối cùng làcác chất giàu dinh dưỡng như axit hữu cơ, nitơ, các hợp chất amon và một số khí như

CO2, CH4

Như vậy về thực chất chôn lấp hợp vệ sinh chất thải rắn đô thị vừa là phươngpháp tiêu hủy sinh học, vừa là biện pháp kiểm soát các thông số chất lượng môitrường trong quá trình phân hủy chất thải khi chôn lấp

Phương pháp này được nhiều đô thị trên thế giới áp dụng trong quá trình xử lýrác thải Thí dụ ở Hoa Kỳ trên 80% lượng rác thải đô thị được xử lý bằng phươngpháp này; hoặc ở các nước Anh, Nhật Bản… Người ta cũng hình thành các bãi chônlấp rác vệ sinh theo kiểu này

Ưu điểm:

Trang 23

- Có thể xử lý một lượng lớn chất thải rắn.

- Chi phí điều hành các hoạt động của BCL không quá cáo

- Do bị nén chặt và phủ đất lên trên nên các loại côn trùng, chuột bọ, ruồimuỗi khó có thể sinh sôi nảy nở

- Các hiện tượng cháy ngầm hay cháy bùng khó có thể xảy ra, ngoài racòn giảm thiểu được mùi hôi thối gây ô nhiễm môi trường không khí

- Làm giảm nạn ô nhiễm môi trường nước ngầm và nước mặt

- Các BCL khi bị phủ đầy, chúng ta có thể sử dụng chúng thành các côngviên, làm nơi sinh sống hoặc các hoạt động khác

- Ngoài ra trong quá trình hoạt động bãi chôn lấp chúng ta có thể thu hồikhí gas phục vụ phát điện hoặc các hoạt động khác

- BCL là phương pháp xử lý chất thải rắn rẻ tiền nhất đối với những nơi

có thể sử dụng đất

- Đầu tư ban đầu thấp so với những phương pháp khác

- BCL là một phương pháp xử lý chất thải rắn triệt để không đòi hỏi cácquá trình xử lý khác như xử lý cặn, xử lý các chất không thể sử dụng, loại bỏ độ ẩm(trong các phương pháp thiêu rác, phân hủy sinh học…)

Nhược điểm:

- Các BCL đòi hỏi diện tích đất lớn, một thành phố đông dân có số lượngrác thải càng nhiều thì diện tích bãi thải càng lớn

- Cần phải có đủ đất để phủ lấp lên chất thải rắn đã được nén chặt

- Các lớp đất phủ ở các BCL thường hay bị gió thổi mòn và phát tán đi xa

- Đất trong BCL đã đầy có thể bị lún vì vậy cần được bảo dưỡng định kỳ

- Các BCL thường tạo ra khí methane hoặc hydrogen sunfite độc hại có khảnăng gây nổ hay gây ngạt Tuy nhiên người ta có thể thu hồi khí methane có thể đốt

và cung cấp nhiệt

2.7.4 Phương pháp tái chế :

Trang 24

Tái chế là hoạt động thu hồi lại từ chất thải các thành phần có thể sử dụng để chế

biến thành các sản phẩm mới sử dụng lại cho các hoạt động sinh hoạt và sản xuất.Công nghệ tái chế phù hợp với rác khối lượng lớn và nguồn thải rác có đời sốngcao

- Chỉ xử lý được với tỷ lệ thấp khối lượng rác ( rác có thể tái chế )

- Chi phí đầu tư và vận hành cao

- Đòi hỏi công nghệ thích hợp

- Phải có sự phân loại rác triệt để ngay tại nguồn

+ Các bãi rác hở bị phân hủy lâu ngày sẽ rỉ nước tạo nên vùng lầy lội, ẩm ướt

và từ đó hình thành các dòng nước rò rỉ chảy thấm vào các tầng đất bên dưới, gây ônhiễm nguồn nước ngầm, hoặc tạo thành dòng chảy tràn, gây ô nhiễm nguồn nướcmặt

Trang 25

+ Bãi rác hở sẽ gây ô nhiễm không khí do quá trình phân hủy rác tạo thànhcác khí có mùi hôi thối Mặt khác ở các bãi rác hở còn có thêm hiện tượng “cháyngầm” hay có thể cháy thành ngọn lửa và tất cả các quá trình trên sẽ dẫn đến hiệntượng ô nhiễm không khí.

Có thể nói đây là phương pháp rẻ tiền nhất, chỉ tiêu tốn chi phí cho công việcthu gom và vận chuyển rác từ nơi phát sinh đến bãi rác Tuy nhiên, phương pháp nàylại đòi hỏi một diện tích đất làm bãi thải lớn, do vậy ở các thành phố đông dân cư vàquỹ đất khan hiếm thì nó sẽ trở thành phương pháp đắt tiền cộng với nhiều nhượcđiểm nêu trên

Chương 3 : ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG

TẠI HUYỆN CẦN GIỜ.

3.1 Giới thiệu đặc điểm vị trí địa lý

Cần Giờ là một huyện ngoại thành của Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) cóđặc điểm tự nhiên riêng biệt so với các quận huyện khác:

- Với diện tích tự nhiên 70.421.58 hecta (theo Báo cáo số liệu kiểm kê đất đai

năm 2005) chiếm khoảng 1/3 diện tích thành phố, trong đó diện tích đất lâm nghiệp

có rừng ngập mặn là 32.160.62 hecta chiếm 45.67% diện tích toàn huyện, tạo nên hệ

sinh thái rừng ngập mặn rất độc đáo.

- Trung tâm hành chánh huyện cách trung tâm thành phố khoảng 50 km (theođường chim bay), nằm về phía Đông Nam Thành phố, chiều dài từ Bắc xuống Nam

là 35km, từ Đông sang Tây là 30km Là huyện duy nhất của thành phố có hơn 20kmchiều dài bờ biển nằm trong vùng biển Đông Nam bộ thích hợp cho việc phát triển

du lịch biển và nghỉ dưỡng

- Là huyện có hệ thống thủy văn lớn nhất thành phố, được bao bọc bởi các sônglớn: Lòng Tàu, Cái Mép Gò Gia, Thị Vải (phía Đông Bắc) và sông Soài Rạp, ĐồngTranh (phía Tây Nam); các con sông này đều là hướng cửa ngõ giao thông thủy của

Trang 26

thành phố, các tỉnh lân cận và thuộc 1 phần trong tuyến đường hàng hải quốc tế nốiliền cảng Sài Gòn với mọi miền đất nước.

- Là huỵên duy nhất của thành phố có địa giới hành chánh giáp ranh dài nhấtvới nhiều tỉnh thành lân cận, khoảng gần 80km chu vi ranh giới (thủy) gồm:

+ Phía Bắc và Đông giáp huyện Châu Thành, Long Thành tỉnh Đồng Nai,ranh giới là sông Lòng Tàu, sông Đồng Tranh và sông Nhà Bè

+ Phía Tây giáp huyện Cần Guộc tỉnh Long An và huyện Gò Công tỉnh TiềnGiang qua sông Nhà Bè

+ Phía Bắc giáp huyện Nhà Bè – TPHCM, ranh giới sông Nhà Bè

+ Phía Nam giáp biển Đông, trung tâm huyện cách bờ biển Thành phố VũngTàu về phía Đông Nam là 10km (theo từ chim bay)

Toàn bộ diện tích nằm gọn trong tọa độ địa lý từ: 10022’14’’ đến 10040’00’’ vĩBắc; 106016’12’’ đến 107000’50 kinh Đông

Vậy xét về mặt vị trí địa lý, huyện Cần Giờ – TPHCM như là hạt nhân của 4tỉnh thành: Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang Nếu chúng ta vượtqua được trở ngại đường thủy (các cầu, cảng liên thông) thì Cần Giờ là trung tâm cầunối phát triển kinh tế liên vùng của các tỉnh thành phía Nam, là hướng giao thôngđường bộ ngắn nhất từ các tỉnh Long An, Tiền Giang với các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa– Vùng Tàu, trong đó tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vùng Tàu là 2 tỉnh có tốc độ pháttriển kinh tế thuộc loại nhanh và cao của cả nước Do được bao bọc bởi các sông lớnnên rất thích hợp cho việc đầu tư cảng biển và cảng du lịch quốc tế, dịch vụ cảng,khu neo đậu tàu thuyền tránh bảo, đây cũng được xem là vùng khá nhạy cảm về môitrường và về mặt kinh tế xã hội, hiện đang có nhiều dự án quy hoạch phát triển cơ sở

hạ tầng, phát triển các hoạt động khai thác tài nguyên, đồng thời cũng có những yêucầu nghiêm ngặt về bảo vệ môi trường tài nguyên thiên nhiên

Trang 27

3.1.1 Đặc điểm địa hình

Vùng cửa sông ven biển Cần Giờ là một bộ phận nhỏ nằm trong vùng cửasông ven biển sông Đồng Nai Đây là một vùng đất có địa hình trũng, có hệ thốngkênh rạch chằng chịt, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chế độ thủy triều biển Đông vànền đất được hình thành từ các quá trình tương tác sống biển Tất cả những yếu tốtrên tạo nên những đặc điểm tự nhiên riêng biệt mang nhiều thuận lợi và cả khó khăncho việc quy hoạch phát triển vùng

Địa hình là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng quy hoạch phát triển kinh

tế của vùng Địa hình bị phân cắt mạnh bởi mạng lưới sông rạch chằng chịt (mật độdòng chảy 7.0 đến 11km/km2), cao độ dao động trong khỏang từ 0.0m đến 2.5m.Nhìn chung địa hình tương đối thấp và bằng phẳng, có dạng lòng chảo, trũng thấp ởphần trung tâm (bao gồm một phần của các xã Tam Thơn Hiệp, An Thới Đông, LýNhơn, Long Hòa, Thạnh An) do được hình thành từ đầm ngập cổ Vùng ven biển (từCần Thạnh đến Long Hòa) địa hình nổi cao do nền được cấu tạo bằng các giồng cátbiển cổ, vùng ven sông địa hình cũng được nâng cao do được hình thành từ các đêsông Theo mức độ ngập triều, phân chia địa hình thành 05 mức độ cao như sau:

+ Ngập hai lần trong ngày: ở độ cao từ 0.0m đến 0.5m

+ Ngập một lần trong ngày: ở độ cao từ 0.5m đến 1.0m

+ Ngập theo chu kỳ tháng: ở độ cao từ 1.0m đến 1.5m

+ Ngập theo chu kỳ năm: ở độ cao từ 1.5m đến 2.0m

+ Ngập theo chu kỳ nhiều năm: ở độ cao hơn 2.0m

(Nguồn tư liệu trên từ Đề tài trọng điểm quốc gia: “Nghiên cứu tổng hợp Vùng cửa sông Hệ thống sông Đồng Nai phục vụ công tác quy hoạch khai thác

vùng theo mục tiêu phát triển bền vững”, PGS.TS Hynh Thị Minh Hằng (2004).

Hiện nay địa hình tự nhin đang biến động mạnh chủ yếu là do các hoạtđộng của con người, đặc biệt là trong quá trình pht triển cơ sở hạ tầng và vùngdân cư

Trang 28

Do đặc điểm địa hình thấp, bị ngập triều nên hình thành hệ sinh thái đặc trưng

là rừng ngập mặn, diện tích rừng ngập mặn Cần Giờ thuộc loại lớn ở nước ta, là 1trong 9 Khu dự trữ sinh quyển của Thế giới được UNESCO công nhận năm21/01/2000, mở ra những triển vọng tốt đẹp về du lịch sinh thái, nếu được đầu tưđúng mức và có định hướng thì nguồn lợi từ ngành du lịch sinh thái là rất đáng kể vàmang tính độc đáo đặc trưng của địa phương

3.1.2 Đặc điểm khí hậu- khí tượng

Khí hậu Cần Giờ mang đặc điểm nóng ẩm và chịu chi phối của quy luật giómùa cận xích đạo với hai mùa mưa nắng rõ rệt Mùa mưa từ tháng 5 – 10, mùa nắng

từ tháng 11 – 4 năm sau Nhiệt độ ổn định và cao, trung bình 250C – 290C So với cáckhu vực khác trong TPHCM, Cần Giờ là huyện có lượng mưa thấp nhất, trung bình

hàng năm là 1400mm, khuynh hướng giảm dần từ Bắc xuống Nam (Nguồn tài liệu

và số liệu các bảng 3.1 – 3.10 dưới đây do Sở KHCN và MT tỉnh Bà Rịa - Vũng

Tàu cung cấp vào năm 2003).

3.1.3. Hướng gió

Nằm trong khu vực gió mùa, Vùng cửa sông ven biển Cần Giờ có hướng gióthổi theo mùa một cách rõ rệt: các tháng 11 đến tháng 3 (trên đất liền) là thời kỳ gióĐông Bắc và Đông Đông Bắc chiếm ưu thế với tần số lớn nhất (trên 70%); các tháng

6 - 9 là thời kỳ gió mùa Tây Nam chiếm ưu thế; các tháng 5 và tháng 10 là thời kỳgiao mùa giữa hai luồng gió Đông Bắc và Tây Nam nên hướng gió luân phiên thayđổi

Bảng 6: H ng và t c đ gió m nh nh t tháng và n m (m/s)ưng của CTR sinh hoạtới các hệ thống thu gom khác nhau ống thu gom khác nhau ộ gió mạnh nhất tháng và năm (m/s) ạt ất vật lý ăm (m/s)

E15

E15

SW20

SW26

SW20

SW19

NE18

NW14

E16

E14

SW26

Côn Đảo NE

18

NE18

ENE17

E13

W28

NW30

W31

NE28

WSW22

SW21

W17

NE23W31

Trang 29

(Nguồn: “Nghiên cứu tổng hợp Vùng cửa sông Hệ thống sông Đồng Nai phục vụ công tác quy hoạch khai thác vùng theo mục tiêu phát triển bền vững”, PGS.TS Hùynh Thị Minh Hằng (2004).

3.1.4 Tốc độ gió

Tốc độ gió khu vực tăng mạnh vào các tháng 12 đến tháng 3, tạo thành mùagió chướng trong giai đoạn mùa đông Đây là giai đoạn khó khăn cho ngành khaithác, đánh bắt hải sản và vận tải trên biển cho những vùng biển ven bờ cũng nhưngoài khơi

Trên vùng ngoài biển khơi tốc độ gió từ 5 - 15 m/s chiếm tần suất tới trên70% trong các tháng mùa đông, nhất là các tháng 12 - 2 là thời kỳ gió mạnh nhất, cấpgió 11 -15 m/s chiếm tần suất 40 - 50%, hình thành mùa gió chướng, gió rất mạnh ởvùng ngoài khơi

Bảng 7: T c đ gió trung bình thng v n m (m/s)ống thu gom khác nhau ộ gió mạnh nhất tháng và năm (m/s) ăm (m/s) Tháng

Vũng Tàu 3,2 4,6 4,7 3,8 2,7 3,2 2,8 2,9 2,3 2,0 2,4 2,9 3,2Côn Đảo 3,7 3,2 2,6 1,6 1,7 2,5 2,5 3,2 2,1 1,7 3,0 4,0 2,6Bạch Hổ 12,4 8,2 8,3 6,1 5,4 8,9 9,1 6,1 7,2 10,9 13,6 14,8 9,2Vịnh Giành Rái 4,5 4,8 5,6 5,4 4,3 4,8 5,2 5,4 4,4 4,4 5,0 5,2 4,9Thị Vải 3,9 4,0 4,4 3,2 2,5 2,8 2,7 3,6 2,7 3,0 2,8 2,9 3,2

PGS.TS Hùynh Thị Minh Hằng (2004).

Tốc độ gió trung bình năm mạnh nhất theo số liệu quan trắc trong vùng 50năm gần đây tại trạm Vũng Tàu là 26 m/s

3.1.5 Chế độ nhiệt

3.1.5.1 Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm

Nằm vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, địa thế ven biển, nên Vùng cửasông Cần Giờ có nền nhiệt độ cao, ổn định, nóng ẩm quanh năm Nhiệt độ trung bìnhnăm dao động từ 25 - 290C Tháng 5 là tháng nóng nhất với nhiệt độ trung bình tháng

Trang 30

khoảng 28 - 290C Tháng 12 là tháng lạnh nhất, với nhiệt độ trung bình tháng daođộng trong khoảng 25 - 260C Biên độ dao động nhiệt độ trung bình tháng nhỏ,khoảng 3 - 40C cho cả vùng biển lẫn đất liền.

Nhìn chung tháng lạnh nhất trong năm (tháng 12) nhưng tháng nóng nhất lại

là tháng 5 (trong khi đó ở miền Bắc và miền Trung rơi vào tháng 7)

Bảng 8: Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm ( 0C) Tháng

Trạm

Vũng Tàu 25,6 26,3 27,8 28,9 28,9 28,0 27,4 27,4 27,2 27,1 26,9 25,5 27,2Côn Đảo 25,2 25,6 26,9 28,1 28,3 27,8 27,5 27,5 27,2 26,9 26,6 25,7 26,9Thị Vải 26,1 25,5 25,1 28,4 28,4 27,8 27,3 27,3 27,2 26,9 26,1 24,8 26,9Đại Tùng Lâm 26,6 26,4 27,4 28,8 28,0 27,1 27,2 27,0 26,8 26,0 25,3 24,7 26,9

PGS.TS Hùynh Thị Minh Hằng (2004).

3.1.5.2 Các cực trị của nhiệt độ

Do vị trí của huyện nằm gần biển nên nhìn chung nhiệt độ tối cao trongnhững ngày nóng nhất cũng ít khi vượt qua 350C, cịng nhiệt độ tối thấp trong nhữngngày lạnh nhất cũng không vượt quá 150C (trên đất liền), dưới 180C (ở trên biển)

Bảng 9 Nhiệt độ không khí cao nhất tuyệt đối tháng và năm ( 0C)

Tháng

Vũng Tàu 32,9 32,8 34,2 35,8 35,7 34,5 33,5 33,5 33,1 32,6 33,3 32,3 35,8Côn Đảo 32,0 33,5 34,0 36,0 35,5 33,4 32,4 33,5 32,4 32,3 31,8 31,3 36,0

Trang 31

3.1.6.2 Lượng mưa

Lượng mưa trung bình năm trên đất liền có xu thế giảm dần từ Bắc vào Nam,

từ Tây sang Đông Lượng mưa trên đất liền thấp hơn trên biển, đồng thời mùa mưacũng ngắn hơn trên biển khoảng một tháng

Mùa mưa, mùa khô ở đây có sự phân hóa khá sâu sắc, lượng mưa trong 6tháng mùa mưa chiếm tới trên 90% tổng lượng mưa trong cả năm Các tháng 5- 10

Trang 32

có lượng mưa trung bình khoảng 200 - 300mm/tháng, các tháng 12 đến tháng 4thường chỉ khoảng 10 -15 mm/tháng, thậm chí mưa dưới mức 5 mm/tháng các tháng

1 - 3 ở một số khu vực Các tháng 1-3 thực sự là giai đoạn thiếu nước gay gắt chosinh hoạt và sản xuất nông nghiệp ở khu vực

3.1.6.3 Chế độ ẩm

Chế độ ẩm không khí cũng có sự khác biệt giữa hai mùa mưa và mùa khô.Trong mùa mưa (tháng 5 - 10), độ ẩm không khí tương đối trung bình tháng daođộng trong khoảng 80 - 83% (trên đất liền), khoảng 84 - 88% (trên biển) Trong mùakhô (tháng 11 - 4) giá trị này trên đất liền dao động trong khoảng 74 - 80%, trên biểnkhoảng 80 - 85%

Trong ngày, độ ẩm tương đối thấp nhất vào khoảng 12 - 14 giờ (khoảng thờigian nhiệt độ cao nhất trong ngày) và độ ẩm cao nhất vào thời gian 5 - 6 giờ sáng(thời điểm lạnh nhất trong ngày), nghĩa là tỉ lệ nghịch với biến trình ngày nhiệt độ

Bảng13 Độ gió mạnh nhất tháng và năm (m/s) ẩm tương đối thấp nhất tuyệt đối tháng, năm (%) m t ng đ i th p nh t tuy t đ i tháng, n m (%)ưng của CTR sinh hoạtơng đối thấp nhất tuyệt đối tháng, năm (%) ống thu gom khác nhau ất vật lý ất vật lý ệ thống thu gom khác nhau ống thu gom khác nhau ăm (m/s)

Trang 33

Khả năng bốc hơi ở vùng cửa sông Cần Giờ được xếp vào loại lớn so với cảnước, điều đó chứng tỏ đây là vùng đất giàu năng lượng bức xạ, nhiệt và gió.

Tổng hợp nhiều số liệu về độ bốc hơi ở một số khu vực trong huyện cho thấykhả năng bốc hơi trung bình nằm trên đất liền, trên đảo và vùng nước ven bờ daođộng trong khoảng 1200 - 1400 mm/năm, còn ở ngồi khơi đạt tới 2000 - 2200mm/năm Sở dĩ khả năng bốc hơi vùng ngoài khơi xa lớn như vậy là vì đây là vùngbiển nóng và gió mạnh quanh năm, nhất là trong mùa gió chướng

Trong biến trình năm ở trên đất liền và hải đảo, khả năng bốc hơi lớn nhất đạttới 150 - 170 mm/tháng rơi vào tháng 3 - 4 (thời kỳ nhiệt độ khá cao, gió mạnh vàhanh khô nhất), khả năng bốc hơi thấp nhất rơi vào tháng 9 (khoảng 60 - 80mm/tháng), trùng với thời kỳ mưa nhiều, ẩm, gió không mạnh và nền nhiệt bắt đầuhạ)

Trong biến trình năm, khả năng bốc hơi lớn nhất vào khoảng 12 - 14 giờ thấpnhất vào khoảng 5 giờ sáng Lượng bốc hơi cực đại có thể đạt tới 15 mm/ngày cả ởtrên biển lẫn trên đất liền

3.1.7 Hiện tượng thời tiết đặc biệt

3.1.7.1 Bảo và ấp thấp nhiệt đới

Ở Nam Bộ nói chung và vùng cửa sông Đồng Nai nói riêng rất ít khi có bảo

và ấp thấp nhiệt đới, nếu có bảo thì chỉ có gío đạt cấp 9 - 10 Thời kỳ có bảo và ấpthấp nhiệt đới tập trung vào tháng 9 – 12, đặc biệt vào tháng 11 Hướng di chuyểncủa bo ở đây đa phần theo hướng Tây hoặc Tây - Tây Nam Đa số các cơn bảo ảnhhưởng và hoạt động ngoài khơi xa, hiếm có cơn bảo hay ấp thấp đổ bộ trực tiếp vàođất liền

Tuy hiếm nhưng những năm gần đây vẫn có bảo vừa và lớn, gây tác hại tớihoạt động ngoài khơi, chẳng hạn như cơn bảo Teresa vào tháng 10/1994 với sức gíocấp 9 (83 km/giờ) và cơn bảo Linda vào tháng 10/1997

3.1.7.2 Dông tố

Trang 34

Hàng năm có khoảng 35 - 40 ngày có dông, tố, trong đó tháng 5-10 (thời kỳmùa mưa) là giai đoạn có nhiều giông, tố nhất Các cơn giông thường gây gió giậtmạnh, mưa lớn và hay kèm theo hiện tượng phóng điện trong khí quyển (sấm, chớp)

có thể gây ra nhiều tác hại về người và của

Bảng 15 Số ngày có dông trung bình tháng, năm

Tháng

Vũng Tàu 0 0 0,7 1,7 7,2 6,5 6,8 4,5 5,1 4,2 1,0 0 38,4Côn Đảo 0 0 9,2 1,2 6,5 7,1 5,1 8,5 4,5 3,1 0,9 0,1 37,4

3.1.8 Hệ thống thủy văn

Cần Giờ có hệ thống sông rạch chằng chịt, nhiều kênh rạch tập trung ở vùngtrũng trong nội đồng và trong rừng ngập mặn, thường ở những nơi có cao độ mặt đấtdưới 2m Mật độ dịng chảy nơi cao nhất là 7 – 11km/km2 trong khi đó ở các huyệnngoại thành như Hóc Môn 0,5 – 1,0 km/km2, Củ Chi 0,8 – 1,4 km/km2; Bình Chánh3,0 – 5,0 km/km2; Thủ Đức 3,8 – 4,5 km/km2, Nh B 5,0 – 7,0 km/km2 Với mạng lướisông rạch như vậy và chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông đã tạo nên sựphức tạp trong chế độ thủy văn, thủy lực vùng cửa sông Đồng Nai-Sài Gịn Đây làmột vùng khá phức tạp, ổn định trong trạng thái động và rất nhạy cảm, trong đó môitrường nước là trung tâm và tiên quyết cho phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ mơitrường

Cần Giờ nằm trong vùng cửa các sông lớn là sông Đồng Nai, Sài Gòn, Vàm

Cỏ, dài 234 km Dòng chảy các sông Sài Gòn, Đồng Nai bị các hồ Dầu Tiếng, Trị Anđiều tiết nên lưu lượng đưa về Cần Giờ vào mùa khô được gia tăng và về mùa lũđược giảm bớt so với trước khi có hồ này

3.1.9 Địa chất và thổ nhưỡng:

Trang 35

Vùng Cần Giờ có hai hệ thống đứt gãy chính : Tây Bắc – Đông Nam và ĐôngBắc – Tây Nam Hai hệ thống đứt gãy nay tạo nên các vùng nng, hạ và vùng trunggian Vì vậy, móng đá cứng ở Cần Giờ được tìm thấy ở những độ sâu khác nhau.

+ Hệ thống đứt gãy Tây Bắc – Đông Nam thể hiện ra 3 mức địa hình của bềmặt móng của trầm tích Kainozoi

+ Đứt gãy sông Sài Gòn phân bố dọc theo sông Sài Gòn không đi đến CầnGiờ, đứt gãy này có mặt nghiêng về Tây Nam hoặc thẳng đứng

+ Đứt gãy Là Minh Xuân – Lý Nhơn có phương Tây Bắc – Đông Nam kéodài từ Thái Mỹ đến Đồng Tranh Đứt gãy này nghiêng về phía Tây Nam với độ dốclớn 800 – 900

+ Hệ thống đứt gãy Đông Bắc – Tây Nam bị cắt bởi hệ thống đứt gy Ty Bắc– Đông Nam, các đứt gy ny đóng vai trị ranh giới giữa cc vng sụt v vng nng trong cccấu trc bậc thang

Dựa vào độ sâu và cấu trúc của móng chia ra các nâng, hạ khác nhau mangđặc điểm dạng khối tảng :

+ Vùng nâng Bình Khánh :Phân bố ở Bình Khánh ( Tây Nam Nhà Bè ).

Móng của vùng nng náy có độ sâu (-160) đến (-220)m Vùng nâng Bình Khánhkhông di theo phương Đông Bắc – Tây Nam

+ Vùng nâng Tam Thơn Hiệp :Phân bố ở Tây Nam Nhà Bè, giữa vùng hạ An

Thới Đông ( phía Tây ) và đứt gãy Thủ Đức ( phía Đông ) Móng có độ sâu từ (-20)đến (-180)m, ở phía Đông bề mặt móng nâng cao dần và lộ ra ở Giồng Cha

+ Vùng trung gian Cần Giờ: Phân bố dọc theo bờ biển Cần Giờ có phương

Đông Bắc – Tây Nam Móng của vùng có độ sâu từ (-200) đến (-260)m Vùng nângtrung gian Cần Giờ nối tiếp vùng nâng Tam Thôn Hiệp

+ Vùng hạ An Thới Đông : Chiếm phần lớn diện tích huyện Cần Giờ, nằm

phía Tây vùng nâng Tam Thôn Hiệp Vùng hạ này kéo dài theo phương Bắc – Nam.Mặt móng có độ sâu từ (-280) đến (-320)m

Trang 36

3.2 Hệ thực vật :

Nhiều loại cây, chủ yếu là bần trắng, mấm trắng, các quần thể hợp đước đôi- bầntrắng cùng xu ổi, trang, đưng…và các loại cây nước lợ như bần chua, ô rô, dứ lá,ráng,… thảm cỏ biển với các loài ưu thế Halophyla sp., Halodule sp., và Thalassiasp.; đất canh tác nông nghiệp với lua, khoai mỡ, các loại đậu, dừa, các loại cây ănquả

3.3 Hệ động vật:

Khu hệ động vật thuỷ sinh không xương sống với trên 700 loài, khu hệ cá trên

130 loài, khu hệ động vật có xương sống có 09 loài lưỡng thể, 31 loài bò sát, 04 loài

có vú Trong dó có 11 loài bò sát có tên trong sách đỏ Việt Nam như: Tắc kè(gekkogekko), Kỳ Đà nước, Vích, rắn cạp nông, trăn gấm…

3.4 Đặc điểm kinh tế, xã hội :

a/ Kinh tế nông nghiệp: Trong 5 năm qua, tập trung triển khai các giải pháp

tiếp tục khuyến khích đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp trong điềukiện tình hình mới thời tiết khí hậu ngày càng diễn biến bất thường, môi trường sảnxuất ngày càng phức tạp khó kiểm soát… đã có tác động không nhỏ đến nhiệm vụphát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn

* Về thủy sản: tổng giá trị sản xuất (GCĐ 94) dự kiến sẽ đạt trên 768 tỷ đồng

tương ứng với tổng sản lượng khai thác trên 33.000 tấn thủy hải sản các loại vào năm2010; cơ cấu sản phẩm tôm các loại sẽ từ 20% của năm 2005 tăng lên 32% vào năm

2010 (chỉ tiêu phấn đấu là 30%), cơ cấu giá trị sản xuất của nghề nuôi trồng thủy sản

sẽ từ 86% của năm 2005 tăng lên 88% vào năm 2010 (chỉ tiêu phấn đấu là 90%)

* Về sản xuất nông nghiệp: thiên tai và dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi

diễn ra thường xuyên đã ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất nông nghiệptrong 5 năm qua; do ảnh hưởng cơn bão số 9 vào cuối năm 2006 và sau đó là xuấthiện sâu đục thân đã làm cho diện tích vườn cây ăn trái (chủ yếu là cây xoài) giảmtrên 30%, năng suất bình quân trong 5 năm chỉ đạt trên dưới 5 tấn/ha; nhiều năm

Trang 37

liền, dịch rầy nâu gây ra bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá trên cây lúa đã làm giảm năngsuất sản lượng lúa bình quân từ 50 - 60% dẫn đến trong 02 vụ mùa 2007 - 2008, Nhànước phải hỗ trợ nông dân bình quân 3 - 4 tỷ đồng/năm để tiêu hủy; Bên cạnh đóbệnh Cúm A (H5N1) trên gia cầm xuất hiện từ nhiều năm qua đến nay, người nuôigia cầm, thủy cầm trên địa bàn huyện gần như không còn

* Về sản xuất diêm nghiệp: trong 5 năm qua thời tiết và giá cả thất thường

đã làm cho hiệu quả sản xuất nghề muối và đời sống diêm dân không ổn định Diệntích sản xuất muối tăng từ 1.317ha vào năm 2005 lên trên 1.500ha năm 2010; sảnlượng bình quân các năm đạt 69.000 tấn, năm đạt cao nhất gần 82.000 tấn (2007),năm thấp nhất trên 57.000 tấn (2008); giá muối biến động có biên độ chênh lệch rất lớn

từ 220 - 300 - 350 đồng/kg vào 03 năm (2005, 2006, 2007), từ 1.200 - 1.400 đồng/kg vào

02 năm (2008, 2009) và năm 2010 là 650 đồng/kg; từ dó kéo theo thu nhập của diêmdân cũng thường xuyên biến động từ 54 đồng/kg muối sản xuất lên cao nhất là 707đồng/kg (2009);

* Về lâm nghiệp: tiếp tục thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát triển

tài nguyên thiên nhiên rừng ngập mặn; thực hiện chuyển dự án đầu tư phát triển khubảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn sang dự án đầu tư cơ sở vật chất nâng cao chấtlượng quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ Cần Giờ, triển khai có hiệu quả các Đề tài quytập, khoanh nuôi, bảo tồn các chủng loài động thực vật đặc trưng của rừng ngập mặn,nghiên cứu triển khai thử nghiệm trồng rừng trên đất ruộng muối; thực hiện chủtrương của Ủy ban nhân dân thành phố về thống nhất quản lý rừng phòng hộ về mộtđầu mối là Ban Quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ, thực hiện quản lý các hoạt độngnuôi trồng thủy sản và sản xuất muối dưới tán rừng theo quy chế do thành phố banhành, thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục, tuyên truyền trong cộng đồng vềcác giá trị kinh tế - xã hội, môi trường và tính đa dạng sinh học của Rừng ngập mặnCần Giờ trong đời sống xã hội

b/ Ngành sản xuất công nghiệp - Xây dựng: Dự kiến năm 2010, giá trị sản

xuất toàn ngành đạt tổng mức 2.047 tỷ đồng (GCĐ 94) tăng trưởng bình quân13%/năm và chiếm tỷ trọng gần 55% trên tổng giá trị sản xuất toàn huyện

Trang 38

* Sản xuất công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp: tuy chưa có điều kiện phát

triển mạnh trong 5 năm qua; Song, cùng với việc đưa vào hoạt động Nhà máy Maygia công Bình Khánh năng suất gần 250.000 đơn vị sản phẩm/năm, Nhà máy sản xuấtnước sạch Tam Thôn Hiệp có công suất trên 5.000m3/ngày đêm, các cơ sở sản xuất sảnphẩm truyền thống nước đá, hải sản chế biến tăng từ 2 - 2,5 lần so với năm 2005, đãtạo ra mức tăng trưởng bình quân 4%/năm (gấp đôi so với chỉ tiêu kế hoạch); sảnphẩm chủ lực trong các năm qua là muối hạt, nước đá, nước ngọt, hàng may mặc vàhải sản chế biến khô

* Về sản xuất xây dựng: Dự kiến năm 2010, tổng giá trị sản xuất (GCĐ 94)

đạt mức 1.922 tỷ đồng, bằng 1,5 lần so với 2005, mức tăng trưởng bình quân đạt13%/năm và chiếm giá trị tuyệt đối trong ngành công nghiệp xây dựng huyện, giá trịsản xuất từ lĩnh vực xây lắp là chủ yếu và tập trung thực hiện trên địa bàn huyện;hiện nay số doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực xây dựng tại huyện tăng lên trên 20đơn vị bênh cạnh các doanh nghiệp các nơi hoạt động trên địa bàn

c/ Hoạt động ngành dịch vụ: tổng mức doanh thu ngành dịch vụ dự kiến đến

năm 2010 sẽ đạt mức 918 tỷ đồng (GCĐ 94) gấp 2,86 lần so với năm 2005 và mứctăng trưởng bình quân hàng năm 24%

* Về lĩnh vực thương mại dịch vụ: tiếp tục phát triển theo hướng đa dạng

hóa các loại hình kinh doanh đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất và tiêudùng của nhân dân trên địa bàn Xu hướng phát triển ổn định và năm sau cao hơnnăm trước, lĩnh vực kinh doanh dịch vụ có tốc độ tăng nhanh hơn so với thương mại

và ngày càng khẳng định vị trí trong cơ cấu ngành hoặc cơ cấu kinh tế trong tươnglai

* Về lĩnh vực vận tải và bưu chính viễn thông: dự kiến đạt mức tăng trưởng

bình quân 28%/năm Trong 5 năm qua, nhờ hạ tầng và phương tiện giao thông trênđịa bàn phát triển ngày càng tốt hơn, kinh tế - xã hội phát triển, lượng hàng hóa vàhành khách vận chuyển tăng đáng kể, so với năm 2005 khối lượng hàng hóa luânchuyển tăng từ 2,2 lần và khối lượng luân chuyển hành khách tăng 2,6 lần (chủ yếuđường bộ); lĩnh vực bưu chính viễn thông phát triển khá nhanh trong thời gian gần

Trang 39

đây, hiện nay có 07 doanh nghiệp hoạt động viễn thông trên địa bàn và 16 cơ sở kinhdoanh dịch vụ Internet đã góp phần đa dạng các tiện ích cung cấp cho người dân, sốmáy điện thoại cố định đã phát triển lên đến 10.500 số và 1.100 số truy cập Internet.

d/ Về tài chính - Tín dụng ngân hàng:

* Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tăng bình quân 27%/năm; chi ngânsách huyện tăng bình quân 4%/năm Tuy tỷ lệ tăng thu ngân sách Nhà nước hằngnăm khá cáo, song mức tăng tuyệt đối thấp, do đó mức điều tiết để lại cân đối chingân sách huyện hằng năm, hầu như không đáng kể và huyện vẫn lệ thuộc gần nhưtuyệt đối vào nguồn thu từ trợ cấp ngân sách của thành phố

Bảng16 : phân bố diện tích, dân số Cần Giờ đến 31/12/2010

STT Các xã, thị trấn Diện tích (ha) Dân số (người) Mật độ(người/km2)

Trang 40

Dân số trong tuổi lao động chiếm 79% dân số toàn của toàn huyện.

- Tổng người lao động có việc làm chiếm khoảng 59%

- Đời sống người dân tương đối ổn định, nguồn thu nhập còn thấp, đời sống y tếgiáo dục được chú trọng, hầu hết người dân ở đây đã được phổ cập tiểu học

- Tổ chức xã hội tương đối trật tự

(Nguồn số liệu: Phòng Thống Kê huyện Cần Giờ 06/2010)

3.5 Hiện trạng môi trường trên địa bàn huyện Cần Giờ.

3.3.1 Hiện trạng chất lượng môi trường không khí:

Kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí xung quanh tại khu vựccho thấy các chỉ tiêu NO2, SO2 còn nằm trong tiêu chuẩn cho phép, nhưng độ ồn lạicao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 1_1.2 lần

Bảng 17 : giá trị trung bình chất lượng không khí một số khu vực ở Cần Giờ

số

Đơnvị

Thời gian đo TCVN5949_1995

TCVN5937_1995TCVN5938_1995

2003 2004 2005

Khu vực ngã tư đường

Đào Cử và Lê Thương

Độ ồnBụi

NO2

SO2HC

dBAmg/m3mg/m3mg/m3mg/m3

741.1250.0060.0453.70

730.5980.0060.0453.70

741.1250.0050.0648.28

600.30.40.55.0Khu vực gần chợ Long

Hoà

Độ ồnBụi

NO2

SO2HC

dBAmg/m3mg/m3mg/m3mg/m3

640.5030.0050.0433.18

620.5030.0050.0433.18

650.7190.0040.0559.44

600.30.40.55.0

Ngày đăng: 29/04/2014, 15:07

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1:  Phân loại theo công nghệ xử lý - Khóa luận tốt nghiệp : Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện cần giờ, TP HCM
Bảng 1 Phân loại theo công nghệ xử lý (Trang 6)
Bảng 2 : Thành phần CTR đô thị phân theo nguồn phát sinh - Khóa luận tốt nghiệp : Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện cần giờ, TP HCM
Bảng 2 Thành phần CTR đô thị phân theo nguồn phát sinh (Trang 10)
Bảng 3 : Thành phần của CTR đô thị theo tính chất vật lý - Khóa luận tốt nghiệp : Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện cần giờ, TP HCM
Bảng 3 Thành phần của CTR đô thị theo tính chất vật lý (Trang 11)
Bảng 5: các loại thùng chứa sử dụng với các hệ thống thu gom khác nhau - Khóa luận tốt nghiệp : Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện cần giờ, TP HCM
Bảng 5 các loại thùng chứa sử dụng với các hệ thống thu gom khác nhau (Trang 14)
Hình 2  : sơ đồ trình tự vận hành- hoạt động của loại xe thùng di động - Khóa luận tốt nghiệp : Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện cần giờ, TP HCM
Hình 2 : sơ đồ trình tự vận hành- hoạt động của loại xe thùng di động (Trang 16)
Hình 3 : sơ đồ trình tự vận hành – hoạt động của loại xe thùng cố định 2.6.5. Chọn tuyến đường thu gom, vận chuyển : - Khóa luận tốt nghiệp : Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện cần giờ, TP HCM
Hình 3 sơ đồ trình tự vận hành – hoạt động của loại xe thùng cố định 2.6.5. Chọn tuyến đường thu gom, vận chuyển : (Trang 16)
Bảng 7: Tốc độ gió trung bình thng v năm (m/s) - Khóa luận tốt nghiệp : Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện cần giờ, TP HCM
Bảng 7 Tốc độ gió trung bình thng v năm (m/s) (Trang 29)
Bảng 14 Độ ẩm tương đối thấp nhất trung bình tháng, năm (%) - Khóa luận tốt nghiệp : Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện cần giờ, TP HCM
Bảng 14 Độ ẩm tương đối thấp nhất trung bình tháng, năm (%) (Trang 32)
Bảng 15  Số ngày có dông trung bình tháng, năm - Khóa luận tốt nghiệp : Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện cần giờ, TP HCM
Bảng 15 Số ngày có dông trung bình tháng, năm (Trang 34)
Bảng 17 :  giá trị trung bình chất lượng không khí một số khu vực ở Cần Giờ - Khóa luận tốt nghiệp : Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện cần giờ, TP HCM
Bảng 17 giá trị trung bình chất lượng không khí một số khu vực ở Cần Giờ (Trang 40)
Bảng 18 :  kết quả giám sát chất lượng  môi trường nước mặt : - Khóa luận tốt nghiệp : Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện cần giờ, TP HCM
Bảng 18 kết quả giám sát chất lượng môi trường nước mặt : (Trang 41)
Bảng 19 : Các chỉ tiêu quan trắc tại Long Hoà : - Khóa luận tốt nghiệp : Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện cần giờ, TP HCM
Bảng 19 Các chỉ tiêu quan trắc tại Long Hoà : (Trang 42)
Bảng 20: thống kê khối lượng rác thu gom, vận chuyển và xử lý (Từ năm 1995-  2010) - Khóa luận tốt nghiệp : Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện cần giờ, TP HCM
Bảng 20 thống kê khối lượng rác thu gom, vận chuyển và xử lý (Từ năm 1995- 2010) (Trang 47)
Hình 4: Biểu đồ thể hiện khối lượng rác được xử lý của huyện Cần Giờ từ năm   1995 đến 2010 - Khóa luận tốt nghiệp : Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện cần giờ, TP HCM
Hình 4 Biểu đồ thể hiện khối lượng rác được xử lý của huyện Cần Giờ từ năm 1995 đến 2010 (Trang 48)
Hình 5 : sơ đồ tổ chức quản lý công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công  ích - Khóa luận tốt nghiệp : Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện cần giờ, TP HCM
Hình 5 sơ đồ tổ chức quản lý công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích (Trang 50)
Hình 6 : sơ đồ quản lý các tổ - Khóa luận tốt nghiệp : Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện cần giờ, TP HCM
Hình 6 sơ đồ quản lý các tổ (Trang 51)
Bảng 21 : Phương tiện thu gom vận chuyển : - Khóa luận tốt nghiệp : Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện cần giờ, TP HCM
Bảng 21 Phương tiện thu gom vận chuyển : (Trang 54)
Bảng 24: thống kê trang thiết bị thu gom rác ở các địa phương : - Khóa luận tốt nghiệp : Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện cần giờ, TP HCM
Bảng 24 thống kê trang thiết bị thu gom rác ở các địa phương : (Trang 61)
Bảng 25: Hiện trạng các bãi chứa CTR ở Cần Giờ năm 2006: - Khóa luận tốt nghiệp : Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện cần giờ, TP HCM
Bảng 25 Hiện trạng các bãi chứa CTR ở Cần Giờ năm 2006: (Trang 62)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w