1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn phường thủy dương, thị xã hương thủy, thừa thiên huế

69 400 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 733,99 KB

Nội dung

Vì vậy, để đề xuất các biện pháp quản lý, xử lý phù hợp góp phần làm giảm thiểu ônhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt gây ra trên địa bàn phường Thủy Dương tôi tiến hành nghiên cứu đề

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN



-KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG

THỦY DƯƠNG, THỊ XÃ HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

TRẦN THỊ HỒI CHI

Khĩa học 2009 - 2013

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 2

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN



-KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG

THỦY DƯƠNG, THỊ XÃ HƯƠNG THỦY,

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn:

Lớp: K43 KTTNMT

Niên khóa: 2009 – 2013

Huế, tháng 5 năm 2013

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 3

Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự phấn đấu của

bản thân, Tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ quý báu của các tập thể, cá nhân

trong và ngoài trường

Trước hết, Tôi xin cảm ơn quý Thầy, Cô trong Trường Đại học Kinh tế Huế,

đặc biệt là các Thầy, Cô trong khoa Kinh Tế và Phát Triển đã truyền đạt những

kiến thức, những kinh nghiệm quý báu làm cơ sở để Tôi hoàn thành khóa luận tốt

nghiệp này

Đặc biệt, Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy hướng dẫn Tiến sĩ Trần

Hữu Tuấn Thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình viết khóa

luận tốt nghiệp

Đồng thời, Tôi xin chân thành cảm ơn các Cô, Chú, Anh , Chị phòng Quản lý

Đô thị thị xã Hương Thủy, UBND phường Thủy Dương cùng toàn thể người dân

trên địa bàn phường đã cung cấp số liệu và tạo mọi điều kiện cho tôi để tôi hoàn

thành tốt bài khóa luận tốt nghiệp này

Cuối cùng, Tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình cùng

tất cả bạn bè luôn quan tâm, động viên, giúp đỡ Tôi trong suốt quá trình Tôi

nghiên cứu đề tài

Huế, tháng 05 năm 2013

Sinh viênTrần Thị Hoài Chi

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU viii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ix

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ x

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU viii

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC x

ĐƠN VỊ QUY ĐỔI xi

PHẦN I PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 1

3 Phương pháp nghiên cứu 2

3.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu 2

3.2 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu thống kê .2

3.4 Phương pháp chuyên khảo 2

4 Phạm vi và giới hạn nghiên cứu 2

5 Kết cấu của đề tài 3

PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4

1.1 Cơ sở lí luận 4

1.1.1 Khái niệm chất thải rắn 4

1.1.2 Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn 4

1.1.3 Thành phần chất thải rắn 6

1.1.4 Quá trình thu gom và vận chuyển chất thải rắn 8

1.1.4.1 Qúa trình thu gom chất thải rắn 8

1.1.4.2 Hệ thống thu gom và vận chuyển chất thải rắn 9

1.1.5 Phân loại chất thải rắn 10

1.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phát sinh chất thải rắn 12

1.1.7 Ảnh hưởng của rác thải đến chất lượng môi trường và sức khỏe của con người 13 1.1.7.1 Ảnh hưởng của rác thải đến môi trường 13

1.1.7.2 Ảnh hưởng của rác thải đến sức khỏe của con người 14

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 5

1.1.8 Các phương pháp xử lý chất thải rắn 15

1.1.8.1 Phương pháp ủ sinh học 15

1.1.8.2 Phương pháp đốt 15

1.1.8.3 Phương pháp chôn lấp 15

1.1.8.4 Phương pháp xử lý ép kiện 17

1.2 Cơ sở thực tiễn 18

1.2.1 Tình hình quản lý và xử lý chất thải rắn trên thế giới 18

1.2.1.1 Tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới 18

1.2.1.2 Công tác xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới 20

1.2.2 Tình hình quản lý và xử lý chất thải rắn ở Việt Nam 20

1.2.2.1 Tình hình phát sinh chất thải rắn ở Việt Nam 20

1.2.2.2 Công tác xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam 21

1.2.3 Tình hình quản lý chất thải rắn ở thị xã Hương Thủy 22

CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG THỦY DƯƠNG, THỊ XÃ HƯƠNG THỦY.23 2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 23

2.1.1 Điều kiện tự nhiên xã Thủy Dương 23

2.1.1.1 Vị trí địa lý 23

2.1.1.2 Khí hậu .23

2.1.1.3 Thủy Văn 24

2.1.1.4 Hiện trạng sử dụng đất đai 24

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 25

2.1.2.1 Tình hình phát triển kinh tế 25

2.1.2.2 Cơ sở kết cấu hạ tầng 27

2.1.2.3 Tình hình văn hóa – xã hội 28

2.1.2.4 Tình hình dân số và lao động 28

2.2 Thực trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại phường Thủy Dương 29

2.2.1 Thành phần và khối lượng chất thải rắn sinh hoạt 29

2.2.1.1 Nguồn phát sinh và thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại phường Thủy Dương29 2.2.1.2 Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt 30 2.2.2 Hiện trạng công tác thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 6

2.2.3 Các hình thức xử lý rác trên địa bàn phường Thủy Dương 34

2.3 Đánh giá hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại phường Thủy Dương 35

2.3.1 Đánh giá hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại phường Thủy Dương 35

2.3.2 Ý kiến đánh giá của người quản lý, công nhân thu gom và người dân phường Thủy Dương về hệ thống thu gom rác hiện nay 35

2.3.2.1 Thông tin chung về mẫu điều tra 35

2.3.2.2 Đánh giá của nhà quản lý 37

2.3.2.3 Đánh giá của công nhân thu gom 38

2.3.2.4 Đánh giá của người dân 38

2.3.3 Những thuận lợi và hạn chế trong công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn phường Thủy Dương 40

CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG THỦY DƯƠNG, THỊ XÃ HƯƠNG THỦY 42

3.1 Định hướng quản lý chất thải rắn sinh hoạt 42

3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn phường Thủy Dương 43

3.2.1 Phân loại rác tại nguồn 43

3.2.2 Tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động thu gom và xử lý rác thải 45

3.2.3 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân 45

3.2.4 Xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp trong việc thu gom, quản lý rác thải 46

3.2.5 Nguồn lực tài chính để thực hiện quản lý rác thải sinh hoạt 47

3.2.6 Khen thưởng và xử phạt 47

PHẦN 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 48

1 Kết luận 48

2 Kiến nghị 48

TÀI LIỆU THAM KHẢO 51

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

UBND : Ủy ban nhân dân

CTR : Chất thải rắnRTSH : Rác thải sinh hoạtCTRSH : Chất thải rắn sinh hoạtRTRSH : Rác thải rắn sinh hoạtBVTV : Bảo vệ thực vậtVSV : Vi sinh vậtQLĐT : Quản lý Đô thịQL1A : Quốc lộ 1A

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Nguồn gốc các loại chất thải 5

Bảng 1.2 Thành phần của chất thải rắn 6

Bảng 1.3 Thành phần chất thải rắn đối với các nước có thu nhập khác nhau (đơn vị kg/ngày) 7

Bảng 1.4 Hệ thống thu gom chất thải rắn 9

Bảng 1.5 Phân loại theo công nghệ xử lý 10

Bảng 1.6 Tình hình thu gom và xử lý chất thải ở một số nước trên thế giới 19

Bảng 2.1 Tình hình sử dụng đất 25

Bảng 2.2 Tình hình xây dựng kết cấu hạ tầng phường Thủy Dương 28

Bảng 2.3 Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt trên địa bàn phường Thủy Dương 29

Bảng 2.4 Thành phần RTRSH tại phường Thủy Dương 30

Bảng 2.5 Khối lượng rác thải trung bình mỗi ngày của các hộ gia đình được điều tra 31

Bảng 2.6 Cơ sở vật chất phuc vụ công tác thu gom trên địa bàn 32

Bảng 2.7 Lịch làm việc của công nhân thu gom 33

Bảng 2.8 Giới tính của người tham gia phỏng vấn 36

Bảng 2.9 Độ tuổi của người tham gia phỏng vấn 36

Bảng 2.10 Thu nhập của người tham gia phỏng vấn 37

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 9

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 1.1 Công nghệ xử lý rác thải bằng phương pháp ép kiện 17Biểu đồ 2.1 Tỷ lệ % cách xử lý rác thải của người dân phường Thủy Dương 34Biểu đồ 2.2 Đánh giá của người dân về chất lượng thu gom rác thải rắn sinh hoạt 40

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 10

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Ở Việt Nam, nền kinh tế đang trên đà phát triển đời sống của người dân càng đượcnâng cao, lượng rác thải phát sinh càng nhiều Bên cạnh đó thì hệ thống quản lý thugom chất thải rắn sinh hoạt chưa thực sự có hiệu quả gây ra tình trạng ô nhiễm môitrường nghiêm trọng ở nhiều nơi

Thủy Dương là một phường nằm liền kề với thành phố huế, có đường giao thôngthuận lợi, là nơi có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế-xã hội của thị xã Hương Thủynên các cơ sở sản xuất ngày càng được mở rộng thu hút một lượng lớn lao động ở cáchuyện khác Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu kinh tế đạt được thì vẫn còn tồn tạinhiều hạn chế về vấn đề môi trường trong đó nổi trội là vấn đề xử lý rác thải sinh hoạtcủa người dân

Vì vậy, để đề xuất các biện pháp quản lý, xử lý phù hợp góp phần làm giảm thiểu ônhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt gây ra trên địa bàn phường Thủy Dương tôi

tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn phường Thủy Dương, thị xã Hương Thủy”

làm khóa luận tốt nghiệp

 Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chấtthải rắn sinh hoạt

- Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt và nhận thức của ngườidân trên địa bàn phường Thủy Dương

- Đề xuất các giải pháp trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt nhằm góp phầngiảm thiểu ô nhiễm môi trường ở địa bàn nghiên cứu

 Dữ liệu phục vụ nghiên cứu

- Số liệu của phòng QLĐT thị xã Hương Thủy.

- Số liệu của UBND phường Thủy Dương

- Đề án thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt thị xã Hương Thủy năm 2009

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 11

- Một số website.

- Nguồn dữ liệu thực tế điều tra từ tháng 2 – 3 năm 2013

 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp điều tra, thu thập số liệu

- Phương pháp phân tích và xử lý số liệu thống kê

- Phương pháp chuyên khảo

 Kết quả nghiên cứu

- Nắm bắt được công tác quản lý, thu gom rác thải sinh hoạt của người dân trên địabàn phường Thủy Dương, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế

- Đề xuất các giải pháp trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt nhằm góp

phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở địa bàn phường Thủy Dương

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 12

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 13

ĐƠN VỊ QUY ĐỔI

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 14

PHẦN I PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam đang trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xã hộiphát triển nhằm đáp ứng những nhu cầu và lợi ích ngày càng gia tăng của con người,song cũng dẫn tới vấn đề nan giải như gây ra sự ô nhiễm môi trường ngày càng tăngcao Lượng rác thải ra trong sinh hoạt cũng như các hoạt động sản xuất kinh doanh củacon người ngày càng nhiều, và mức độ gây ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng ở nhiềuvùng khác nhau

Thủy Dương là một phường nằm liền kề với thành phố huế, có đường giao thôngthuận lợi, là nơi có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế-xã hội của thị xã Hương Thủynên các cơ sở sản xuất ngày càng được mở rộng thu hút một lượng lớn lao động ở cáchuyện khác Dân số tại phường ngày càng tăng lên dẫn đến nhu cầu tiêu dùng củangười dân ngày càng tăng Các chợ, quán ăn, các dịch vụ phục vụ người dân ngày càngphong phú và đa dạng nên lượng rác thải ngày một tăng lên Tuy nhiên, ở đây chưa cóphương pháp xử lý triệt để các nguồn rác thải phát sinh Công tác thu gom, vận chuyển

và xử lý rác thải sinh hoạt trong thời gian qua chưa được quan tâm đúng mức còn bộc

lộ nhiều yếu kém như phương tiện thu gom rác còn thô sơ, lạc hậu, người dân vẫnchưa ý thức được tầm quan trọng của việc thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt nên tìnhtrạng xã rác bừa bãi xuống các kênh, mương, ao, hồ vẫn thường xuyên xảy ra làm môitrường bị ô nhiễm; gây mất cảnh quan đô thị và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe củacon người Vì vậy, để đề xuất các biện pháp quản lý, xử lý phù hợp góp phần làm giảmthiểu ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt gây ra trên địa bàn phường Thủy

Dương tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn phường Thủy Dương, thị xã Hương Thủy” làm khóa luận tốt nghiệp.

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về công tác thu gom, vận chuyển, xử lýchất thải rắn sinh hoạt

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 15

- Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt và nhận thức củangười dân trên địa bàn phường Thủy Dương.

- Đề xuất các giải pháp trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt nhằm gópphần giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở địa bàn nghiên cứu

3 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

3.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu

- Thu thập số liệu thứ cấp:

+ Số liệu từ phòng Quản lý Đô thị thị xã Hương Thủy, UBND phường Thủy Dương.+ Các báo cáo liên quan

+ Giáo trình, tạp chí,website…

- Thu thập số liệu sơ cấp:

Việc thu thập số liệu được tiến hành dựa trên cơ sở việc khảo sát thực tế, điều trabảng hỏi Cụ thể:

+ Phương pháp lấy mẫu: 34 hộ gia đình và 6 công nhân thu gom chọn ngẫu nhiên

ở phường Thủy Dương

+ Hình thức điều tra: phỏng vần trực tiếp nhân viên thu gom rác và đại diện hộ gia đình

3.2 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu thống kê

Kết quả điều tra sẽ được xử lý, tổng hợp và phân tích trên máy tính dựa trêncác phần mềm ứng dụng Word, Excel…

3.4 Phương pháp chuyên khảo

Trong quá trình thực hiện, đề tài đã sử dụng phương pháp thu thập ý kiến của cácchuyên gia, của các nhà quản lý, … để làm cơ sở cho việc đánh giá và đề xuất các giảipháp mang tính thực tiễn, có tính khả thi và sức thuyết phục cao

4 Phạm vi và giới hạn nghiên cứu

Phạm vi nội dung:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 16

Đề tài này tập trung nghiên cứu về thực trạng thu gom,vận chuyển và xử lý rácthải sinh hoạt Đề tài này không đề cập đến các chất thải có tính độc hại.

Phạm vi không gian:

Nghiên cứu này chỉ được thực hiện tại phường Thủy Dương, thị xã Hương Thủy

Phạm vi thời gian:

- Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 1/2013 đến tháng 4/2013

- Số liệu được thu thập từ năm 2009 – 2012

Đối tượng nghiên cứu:

Là các vấn đề liên quan đến hiện trạng rác thải sinh hoạt trên địa bàn phườngThủy Dương và hiện trạng công tác quản lý rác thải rắn sinh hoạt tại đây

5 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và kiến nghị, phần tài liệu tham khảo thì nộidung đề tài nghiên cứu gồm có 3 chương chính là:

Chương I: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Chương II: Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bànphường Thủy Dương, thị xã Hương Thủy

Chương III: Định hướng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chấtthải rắn sinh hoạt trên địa bàn phường Thủy Dương

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 17

PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Cơ sở lí luận

1.1.1 Khái niệm chất thải rắn

Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các hoạtđộng kinh tế xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống vàduy trì sự tồn tại của cộng đồng…) trong đó quan trọng nhất là các loại chất thải sinh

ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống (giáo trình quản lý chất thải rắn)

Rác là thuật ngữ được dùng để chỉ chất thải rắn có hình dạng tương đối cố định, bịvứt bỏ từ hoạt động của con người Rác sinh hoạt hay chất thải rắn sinh hoạt là một bộphận của chất thải rắn, được hiểu là chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động thườngngày của con người

Chất thải rắn sinh hoạt là chất thải phát sinh từ các quá trình sinh hoạt của các hộgia đình, các chợ, khu thương mại, cơ quan, trường học, công viên…

1.1.2 Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn

Các nguồn gốc chủ yếu phát sinh chất thải bao gồm:

- Từ các khu dân cư: Bao gồm các khu dân cư tập trung, những hộ dân cư táchrời Nguồn rác thải chủ yếu là: thực phẩm dư thừa, thuỷ tinh, gỗ, nhựa, cao su, còn

có một số chất thải nguy hại

- Từ các trung tâm thương mại: Quầy hàng, nhà hàng, chợ, văn phòng cơ quan,khách sạn, Các nguồn thải có thành phần tương tự như đối với các khu dân cư (thựcphẩm, giấy, catton, )

- Từ các công sở, trường học, công trình công cộng: lượng rác thải tương tự nhưđối với rác thải dân cư và các hoạt động thương mại nhưng khối lượng ít hơn

- Từ các hoạt động công nghiệp: Bao gồm quá trình đốt nhiên liệu, bao bì đóng góisản phẩm, Nguồn chất thải bao gồm một phần từ sinh hoạt của nhân viên làm việc

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 18

- Từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp: Nguồn chất thải chủ yếu từ các cánhđồng sau mùa vụ, các trang trại, các vườn cây, Rác thải chủ yếu thực phẩm dư thừa,phân gia súc, rác nông nghiệp, các chất thải ra từ trồng trọt, từ quá trình thu hoạch sảnphẩm, chế biến các sản phẩm nông nghiệp.

- Từ các hoạt động xây dựng: Xây dựng mới nhà cửa, cầu cống, sửa chữa đường

xá, dỡ bỏ các công trình cũ Chất thải mang đặc trưng riêng trong xây dựng: sắt thépvụn, gạch vỡ, các sỏi, bê tông, các vôi vữa, xi măng, các đồ dùng cũ không dùng nữa

- Từ các làng nghề…

Bảng 1.1 Nguồn gốc các loại chất thải

Khu dân cư Hộ gia đình, chung cư, biệt thự

Khu thương mại Nhà kho, nhà hàng, chợ, khách sạn, nhà trọ, các trạm sữa

Khu công cộng Đường phố, công viên, khu vui chơi giải trí, bãi tắm

Nhà máy xử lý chất thải đô

thị

Nhà máy xử lý nước cấp, nước thải và các quá trình xử lýchất thải công nghiệp khác

Công nghiệp Công nghiệp, xây dựng, công nghiệp nặng, nhẹ, lọc dầu,

hóa chất, nhiệt điện

Nông nghiệp Đồng cỏ, đồng ruộng, vườn cây ăn quả, nông trại

(Nguồn: Integrated Solid Waste Management, McGRAW-HILL 1993)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 19

1.1.3 Thành phần chất thải rắn

Xác định thành phần của chất thải rắn có ảnh hưởng rất lớn đến sự lựa chọnphương pháp xử lý, thu hồi và tái chế, hệ thống, phương pháp và quy trình thu gom.Thành phần của chất thải rắn thể hiện cụ thể qua bảng sau đây

Bảng 1.2 Thành phần của chất thải rắn

- Mùa và vùng: vào những mùa khác nhau thành phần rác thải có sự thay đổi nhấtđịnh, mùa mưa độ ẩm cao, hay vào mùa thu lượng rác thải lá cây lớn Ngoài ra, thànhphần chất thải rắn còn phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế và xã hội của từng vùng, vùng

đô thị khác vùng nông thôn, vùng sản xuất công nghiệp hay nông nghiệp Vùng sản

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 20

xuất nông nghiệp sẽ xả thải nhiều hơn rác thải hữu cơ, còn vùng sản xuất công nghiệp

sẽ xả thải nhiều hơn chất thải vô cơ ra môi trường

- Yếu tố xã hội: yếu tố này là do thói quen trong việc sử dụng bao bì và sử dụngnguồn thực phẩm Hay ở các địa điểm như đình chùa thì thành phần chất thải cũngkhác so với các địa điểm khác

- Trình độ công nghệ: Trình độ công nghệ càng cao lượng rác thải càng ít nhưng

sẽ có nhiều thành phần hơn trong rác thải Thực vậy, nếu công nghệ ngày phát triển thìviệc sản xuất sẽ sử dụng hiệu quả hơn nguồn tài nguyên, giảm nguyên liệu, giảmlượng chất thải phát sinh ra ngoài môi trường

- Mức sống: Đây là yếu tố ảnh hưởng lớn đến lượng chất thải rắn phát sinh vàthành phần của nó Người có thu nhập cao thường có mức tiêu thụ lớn dẫn đến lượngphát thải lớn, còn đối với nhóm người có mức sống thấp thì nguồn phát thải của họcũng thấp hơn

Bảng 1.3 Thành phần chất thải rắn đối với các nước có thu nhập khác nhau (đơn

vị kg/ngày)

nhập thấp

Thu nhập trung bình

Thu nhập cao

Trang 21

So với các nước có thu nhập cao thì các nước có thu nhập thấp có thành phần rácthải hữu cơ cao hơn, nhưng rác thải vô cơ lại có tỷ lệ thấp hơn.

1.1.4 Quá trình thu gom và vận chuyển chất thải rắn

1.1.4.1 Qúa trình thu gom chất thải rắn

1.1.4.1.1 Thu gom chất thải rắn

Quy hoạch thu gom chất thải rắn là việc đánh giá các cách thức sử dụng nguồnnhân lực và thiết bị để tìm ra một cách sắp xếp hiệu quả nhất Các yếu tố cần xem xétkhi tiến hành quy hoạch thu gom chất thải rắn bao gồm:

- Chất thải rắn được tạo ra: số lượng, nguồn tạo thành

- Phương thức thu gom: thu gom riêng biệt hay kết hợp

- Tần suất thu gom và năng suất thu gom: số công nhân, lập hộ trình thu gom theotừng khu vực, ghi chép nhật ký và báo cáo

- Sử dụng hợp đồng thành phố hoặc các dịch vụ tư nhân

- Thiết bị thu gom: kích cỡ, chủng loại , số lượng, sự thích ứng với các công việc khác

- Tiêu hủy: phương pháp , địa điểm, chuyên chở, tính pháp lý

- Mật độ dân số: kích thước nhà cửa, số lượng điểm dừng, lượng chất thải rắn tạimỗi điểm, những điểm dừng công cụ…

- Các đặc tính vật lý của khu vực: hình dạng và chiều rộng đường phố, địa hình,

mô hình giao thông (giờ cao điểm, đường một chiều…)

- Khí hậu: mưa gió, nhiệt độ…

- Đối tượng và khu vực phục vụ: dân cư (các hộ cá thể), doanh nghiệp, nhà máy

- Các nguồn tài chính và nhân lực

1.1.4.1.2 Các phương thức thu gom

- Thu gom định kỳ tại từng hộ gia đình : Trong hệ thống này các xe thu gomchạy theo một quy trình đều đặn, theo tần suất đã được định trước Có nhiều cách

áp dụng khác nhau nhưng đặc điểm chung là mỗi gia đình cần phải có các thùng rácriêng trong nhà và mang đến cho người thu gom rác vào những thời điểm và địa

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 22

- Thu gom ven đường: Chính quyền địa phương cung cấp những thủng rác đãđược tiêu chuẩn hóa cho hộ gia đình, thùng rác này được đặt trước các con hẻm, trướccửa nhà của những hộ gia đình trên đường quốc lộ để công nhân vệ sinh thu gom lên

xe rác Hệ thống thu gom này phải được thực hiện đều đặn vào một thời gian biểutương đối chính xác

1.1.4.2 Hệ thống thu gom và vận chuyển chất thải rắn

Hệ thống thu gom phổ biến hiện nay được chia thành 2 loại dựa theo kiểu vậnhành gồm hệ thống xe thùng di động và hệ thống xe thùng cố định

- Hệ thống xe thùng di động: là hệ thống thu gom trong đó các thùng chứa đầy rácđược chuyên chở đến bãi thải rồi đưa thùng không về vị trí tập kết rác ban đầu Hệthống này phù hợp để vận chuyển chất thải rắn từ các nguồn tạo ra nhiều chất thải rắn

- Hệ thống xe thùng cố định: là hệ thống thu gom trong đó các thùng chứa đầyrác vẫn cố định đặt ở nơi tập kết rác, trừ một khoảng thời gian rất ngắn nhấc lên đổ rácvào xe thu gom

Bảng 1.4 Hệ thống thu gom chất thải rắn

Xe ép, bốc dỡ bằng máy - Phía trên kín và bốc dỡ bêncạnh 1 – 8

Xe ép, bốc dỡ bằng máy - Thùng chứa đặc biệt để thu gomrác sinh hoạt từ các nhà ở riêng rẽ. 0,23-0,45

(22-55gal)

Xe ép, bốc dỡ bằng máy

- Các thùng chứa nhỏ bằng dựadẻo hay kim loại mạ điện, các túinhựa hay giấy có sẵn

0,08-0,21(22-55gal)

( Nguồn: George Tchobanoglous, et al, Mc Graw-Hill Inc,1993)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 23

1.1.5 Phân loại chất thải rắn

Việc phân loại chất thải rắn sẽ giúp xác định các loại chất khác nhau của chất thảiđược sinh ra Khi thực hiện việc phân loại chất thải rắn sẽ giúp chúng ta gia tăng khả năngtái chế và tái sử dụng lại các vật liệu trong chất thải, đem lại hiệu quả kinh tế và bảo vệmôi trường Chất thải rắn rất đa dạng vì vậy có nhiều cách phân loại khác nhau như:

 Phân loại theo công nghệ quản lý – xử lý

Phân loại chất thải rắn theo loại này người ta chia làm: các chất cháy được, cácchất không cháy được, các chất hỗn hợp

Bảng 1.5 Phân loại theo công nghệ xử lý

- Cỏ rơm, gỗ củi - Các vật liệu và sản phẩm

được chế tạo từ gỗ, tre, rơm

- Đồ dùng bằng gỗ nhưbàn ghế

- Chất dẻo - Các vật liệu và sản phẩm từ

chất dẻo

- Phim cuộn, túi chấtdẻo, lọ chất dẻo, túinilon,…

- Da và cao su - Các vật liệu và sản phẩm từ

thuộc da và cao su

- Túi sách da, cặp da,

vỏ ruột xe,…

2 Các chất không cháy được

- Kim loại sắt - Các loại vật liệu và sản

phẩm được chế tạo từ sắt

- Hàng rào, dao,…

- Thủy tinh - Các vật liệu và sản phẩm

được chế tạo từ thủy tinh

- Chai lọ, đồ dùngbằng thủy tinh, bóngđèn,…

- Đá và sành sử - Các vật liệu không cháy khác

ngoài kim loại và thủy tinh

- Vỏ trai, ốc, gạch, đá,gốm, sừ,…

3 Các chất hỗn hợp - Tất cả các vật liệu khác

không phân loại ở phần 1 và

2 đều thuộc loại này

Đất, cát,…

(Nguồn: Bảo vệ Môi trường trong Xây dựng cơ bản, Lê Văn Nãi, Nhà xuất bản

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 24

 Phân loại theo quan điểm thông thường

- Rác thực phẩm: Bao gồm phần thừa thải, không ăn được sinh ra trong quá trìnhlưu trữ, chế biến, nấu ăn… Đặc điểm quan trọng của loại rác này là phân hủy nhanhtrong điều kiện thời tiết nóng ẩm Qúa trình phân hủy thường gây ra mùi hôi khó chịu

- Rác rưởi: Bao gồm các chất cháy được và các chất không cháy được, sinh ra từcác hộ gia đình, công sở, hoạt động thương mại,… Các chất cháy được như giấy,cacbon, plastic, vải, cao su, da, gỗ… và chất không cháy được như thủy tinh, vỏ hộpkim loại…

- Tro, xỉ: Vật chất còn lại trong quá trình đốt củi, than, rơm, lá,… Ở các hộ giađình, công sở, nhà hàng, nhà máy, xí nghiệp

- Chất thải xây dựng: Đây là chất thải rắn từ quá trình xây dựng, sửa chữa nhàcửa, đập phá các công trình xây dựng tạo ra các xà bần, bê tông…

- Chất thải đặc biệt: Liệt vào các loại rác này có rác thu gom từ việc quét đường,rác từ các thùng rác công cộng, xác động vật, xe ô tô phế thải…

- Chất thải từ các nhà máy xử lý ô nhiễm: Chất thải này có từ hệ thống xử lýnước, nước thải, nhà máy xử lý chất thải công nghiệp Thành phần chất thải loại này

đa dạng và phụ thuộc vào bản chất của quá trình xử lý Chất thải thường là chất thảirắn hoặc bùn (nước chiếm từ 25 – 95%)

- Chất thải nông nghiệp: Là các loại chất thải loại bỏ từ hoạt động nông nghiệpnhư: gốc rơm, rạ, cây trồng, chăn nuôi Hiện nay chất thải này chưa quản lý tốt ngay cả

ở các nước đang phát triển, vì đặc điểm phân tán về số lượng và khả năng tổ chức thugom

- chất thải nguy hiểm: Bao gồm chất thải hóa chất, sinh học dễ cháy, dễ nổ hoặcmang tính phóng xạ theo thời gian có ành hưởng đến đời sống con người, động vật,thực vật Những chất thải này thường xuất hiện ở thể lỏng, khí và rắn Đối với chấtthải loại này thì việc thu gom, xử lý phải hết sức thận trọng

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 25

1.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phát sinh chất thải rắn

- Sự phát triển kinh tế và nếp sống: Sự phát sinh chất thải liên hệ trực tiếp vớiphát triển kinh tế của một cộng đồng Lượng chất thải sinh hoạt đã được ghi nhận là cógiảm đi khi có sự suy giảm về kinh tế (nhất là trong thời gian khủng hoảng của thế kỷ17) Phần trăm vật liệu đóng gói (đặc biệt là túi nilon) đã tăng lên trong ba thập kỷ qua

và tương ứng là tỷ trọng khối lượng (khi thu gom) của chất thải cũng giảm đi

- Mật độ dân số: Khi mật độ dân số tăng lên, nhà chức trách sẽ bỏ nhiều rác thảihơn, nhưng không phải rằng dân số ở cộng đồng có mật độ cao hơn sản sinh ra nhiềurác thải hơn mà là dân số ở cộng đồng có mật độ thấp có các phương pháp khác chẳnghạn như làm phân comport trong vườn hay đốt rác sau vườn

- Sự thay đổi theo mùa: Trong những dịp như lễ giáng sinh, tết âm lịch (tiêu thụđỉnh điểm) và cuối năm tài chính (tiêu thụ thấp) thì sự thay đổi về lượng rác thải đãđược ghi nhận

- Tần số và phương pháp thu gom: Vì các vấn đề này nảy sinh đối với rác thảitrong và quanh nhà, các gia đình sẽ tìm cách khác để thải rác Người ta phát hiện rằngnếu tần số thu gom rác thải giảm đi, với sự thay đổi giữa các thùng 90 lít sang cácthùng di động 240 lít lượng rác thải đã tăng lên đặc biệt là rác thải vườn Do đó vấn đềrất quan trọng trong việc xác định lượng rác phát sinh không chỉ từ lượng rác được thugom mà còn xác định lượng rác được vận chuyển thẳng ra khu chôn lấp, vì rác thảivườn đã từng được xe vận chuyển đến nơi chôn lấp Ngoài ra, còn có các yếu tố khácnhư: ý thức cộng đồng, dư luận…Theo dự án môi trường cộng đồng Việt Nam Canada(Viet Nam Canada Environment Project) thì tốc độ phát sinh rác đô thị ở Việt Namnhư sau:

+ Rác thải khu dân cư: 0,3 - 0,6 Kg/người/ngày+ Rác thải thương mại: 0,1 - 0,2 Kg/người/ngày+ Rác thải quét đường: 0,05 - 0,2 Kg/người/ngàyTính trung bình ở Việt Nam: 0,5 - 0,6 Kg/người/ngày

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 26

1.1.7 Ảnh hưởng của rác thải đến chất lượng môi trường và sức khỏe của con người

1.1.7.1 Ảnh hưởng của rác thải đến môi trường

Rác thải có thể gây ra nhiều tác động ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, baogồm cả môi trường không khí, đất và nước Các dòng nước mặt (sông, kênh rạch…)đặc biệt là ở vùng đô thị đều bị ô nhiễm trầm trọng bởi rác thải, nước thải sinh hoạt từcác khu dân cư xả vào kênh rạch chưa qua xử lý Tình trạng lấn chiếm lòng, bờ sôngkênh rạch để sinh sống, xả rác và nước thải trực tiếp trên bề mặt gây ô nhiễm nướcmặt, cản trở lưu thông của dòng chảy, tắc nghẽn cống rãnh tạo nước tù Môi trườngyếm khí gia tăng phân hủy các hợp chất hữu cơ, không những gây mùi hôi thối, ônhiễm nguồn nước và môi trường mà còn gây khó khăn trong việc lấy nguồn nước mặt

để xử lý thành nguồn nước sạch cấp cho nhu cầu xã hội

Đối với môi trường nước

- CTR không được thu gom, thải vào kênh rạch, sông, hồ, ao gây ô nhiễm môitrường nước, làm tắc nghẽn đường nước lưu thông, giảm diện tích tiếp xúc của nướcvới không khí dẫn tới giảm DO trong nước Chất thải rắn hữu cơ phân hủy trong nướcgây mùi hôi thối, gây phú dưỡng nguồn nước làm cho thủy sinh vật trong nguồn nướcmặt bị suy thoái CTR phân huỷ và các chất ô nhiễm khác biến đổi màu của nướcthành màu đen, có mùi khó chịu

- Các bãi chôn lấp hiện nay đều không được xây dựng đúng kỹ thuật vệ sinh vàđang trong tình trạng quá tải, nước rò rỉ từ bãi rác được thải trực tiếp ra ao, hồ gây ônhiễm môi trường nước nghiêm trọng Sự xuất hiện của các bãi rác lộ thiên tự phátcũng là một nguồn gây ô nhiễm nguồn nước đáng kể

Đối với môi trường không khí

Khi vận chuyển và lưu giữ CTR sẽ phát sinh mùi do quá trình phân hủy các chấthữu cơ gây ô nhiễm môi trường không khí Các khí phát sinh từ quá trình phân hủychất hữu cơ trong CTR: Amoni có mùi khai, phân có mùi hôi, Hydrosunfur mùi trứngthối, Sunfur hữu cơ mùi bắp cải thối rữa, Mecaptan hôi nồng, Amin mùi cá ươn,Diamin mùi thịt thối, Cl2 hôi nồng, Phenol mùi ốc đặc trưng

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 27

Bên cạnh hoạt động chôn lấp CTR, việc xử lý CTR bằng biện pháp tiêu hủy cũnggóp phần đáng kể gây ô nhiễm môi trường không khí Việc đốt rác sẽ làm phát sinhkhói, tro bụi và các mùi khó chịu.

Đối với môi trường đất

Ô nhiễm môi trường đất từ rác thải do 2 nguyên nhân: Rác thải bị rơi vải trongquá trình thu gom, vận chuyển gây ô nhiễm đất do: Trong rác có các thành phần độchại như: thuốc BVTV, hóa chất, VSV gây bệnh Nước rỉ rác nếu không được thu gom,

xử lý sẽ thấm xuống đất gây ô nhiễm môi trường đất do:

- Nước rỉ rác chứa nhiều kim loại nặng

- Có thành phần chất hữu cơ khó phân hủy sinh học cao

- Chứa nhiều vi sinh vật, vi khuẩn gây bệnh

Đối với cảnh quan đô thị

Tại các đô thị lớn ở Việt Nam vấn đề rác thải luôn được quan tâm chú trọng.Lượng rác thải thải ra nếu không được quan tâm xử lý đúng sẽ gây ảnh hưởng tới cảnh

quan đô thị.

Một nguyên nhân làm giảm cảnh quan đô thị là do ý thức của người dân chưa cao.Tình trạng người dân đổ rác bừa bãi ra lòng lề đường và mương rãnh vẫn còn phổbiến, đặc biệt là ở các khu vực nông thôn nơi mà công tác quản lý thu gom vẫn chưađược tiến hành chặt chẽ

1.1.7.2 Ảnh hưởng của rác thải đến sức khỏe của con người

Việc quản lý và xử lý CTR không hợp lý không chỉ gây ô nhiễm môi trường màcòn ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ con người, đặc biệt đối với người dân sống gần khuvực làng nghề, khu công nghiệp, bãi chôn lấp chất thải…

Thành phần chất thải rắn rất phức tạp, trong đó có chứa các mầm bệnh từ người

và gia súc, các chất thải hữu cơ, xác súc vật chết… Tạo điều kiện cho muỗi, chuột,ruồi,… sinh sản và lây lan mầm bệnh cho người, nếu nặng trở thành dịch bệnh chongười và vật nuôi

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 28

Một số vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng,… tồn tại trong rác có thể gây bệnh chocon người như: sốt rét, bệnh ngoài da, dịch hạch, thương hàn, tiêu chảy, giun sán, lao,…

1.1.8 Các phương pháp xử lý chất thải rắn

1.1.8.1 Phương pháp ủ sinh học

- Ủ sinh học (compost) có thể được coi như là quá trình ổn định sinh hóa các chấthữu cơ để thành các chất mùn, với thao tác sản xuất và kiểm soát một cách khoa học,tạo môi trường tối ưu đối với quá trình Phương pháp này được áp dụng rất có hiệuquả Những đống lá hoặc đống phân có thể để hàng năm và thành chất thải hữu cơ rồithành phân ủ ổn định, nhưng quá trình có thể tăng nhanh trong vòng một tuần hoặc íthơn Qúa trình ủ có thể coi như một quá trình xử lý tốt hơn được hiểu và so sánh vớiquá trình lên men yếm khí bùn hoặc quá trình hoạt hóa bùn Qúa trình ủ áp dụng đốivới chất hữu cơ không độc hại, lúc đầu là khử nước, sau là xử lý cho tới khi nò thànhxốp và ẩm Độ ẩm và nhiệt độ được kiểm tra để giử cho vật liệu luôn luôn ở trạng tháihiếu khí trong suốt thời gian ủ Qúa trình tự tạo ra nhiệt riêng nhờ quá trình oxy hóasinh hóa các chất thối rữa Sản phẩm cuối cùng của quá trình phân hủy là CO2, nước

và các hợp chất hữu cơ bền vững như lignin, xenlulo, sợi

1.1.8.2 Phương pháp đốt

Đốt rác là giai đoạn xử lý cuối cùng cho một số loại rác nhất định không thể xử lýbằng các phương pháp khác Đây là một giai đoạn oxy hóa nhiệt độ cao với sự có mặtcủa oxy trong không khí, trong đó các rác độc hại được chuyển hóa thành khí và cácchất thải rắn khác không cháy Các chất khí được làm sạch hoặc không làm sạch thoát

ra ngoài không khí Chất thải rắn được chôn lấp Việc xử lý rác bằng phương pháp đốt

có ý nghĩa quan trọng là làm giảm tới mức nhỏ nhất chất thải chi khâu xử lý cuối cùng,nếu sử dụng công nghệ tiên tiến còn có ý nghĩa cao bảo vệ môi trường Năng lượngphát sinh có thể tận dụng cho các lò hơi, lò sưởi hoặc các công nghiệp cần nhiệt vàphát điện

Trang 29

rữa nhờ quá trình phân hủy sinh học bên trong để tạo ra sản phẩm cuối cùng là cácchất giàu dinh dưỡng như axit hữu cơ, nitơ, các hợp chất amon và một số khí nhưCO2, CH4.

Điều kiện chôn lấp các loại chất thải rắn tại bãi chôn lấp:

Chất thải rắn được chôn lấp tại bãi chôn lấp hợp vệ sinh là tất cả các loại chất thảikhông nguy hại có khả năng phân hủy tự nhiên theo thời gian, bao gồm:

- Rác thải gia đình

- Rác thải chợ, đường phố

- Giấy, bìa, cành cây nhỏ và lá cây

- Tro, củi gỗ mục,vải, đồ da ( trừ phế thải da có chứa crom )

- Rác thải từ văn phòng, khách sạn, nhà hàng ăn uống

- Phế thải sản xuất không nằm trong danh mục rác thải nguy hại từ các ngànhcông nghiệp ( chế biến lương thực, thực phẩm, rượu bia giải khát, giầy da,…)

- Bùn sệt thu được từ các trạm xử lý nước (đô thị và công nghiệp) có cặn thô lớnhơn 20%

- Phế thải nhựa tổng hợp

Rác thải không được chấp nhận chôn lấp tại bãi chôn lấp hợp vệ sinh là tất cả cácloại rác có đặc tính sau:

- Rác thải phóng xạ bao gồm những chất có chứa một hoặc nhiều hạt nhân phóng xạ

- Các loại tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, rác thải dễ cháy và nổ

- Bùn sệt thu được từ các trạm xử lý nước (đô thị công nghiệp) có cặn thô thấphơn 20%

- Đồ dùng gia đình có thể tích to, cồng kềnh như giường, tủ, bàn, tủ lạnh…

- Các phế thải vật liệu, khai khoáng

- Các loại xác xúc vật với khối lượng lớn

Phân loại bãi chôn lấp hợp vệ sinh

Hiện nay trên thế giới thường sử dụng các bãi chôn lấp sau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 30

- Loại 1: Bãi chôn lấp rác đô thị: loại bãi này đòi hỏi có hệ thống thu gom và xử

lý nước rò rỉ; hệ thống thu gom nước bề mặt, thu hồi khí nhân tạo

- Loại 2: Bãi chôn lấp chất thải nguy hại: loại bãi này đòi hỏi phải có nhiều đầu

tư về quản lý và được kiểm soát nghiêm ngặt trong quá trình thi công và vận hành

- Loại 3: Bãi chôn lấp chất thải đã xác định: thường chôn lấp các loại chất thải đãđược xác định như: tro sau khi đốt, các loại chất thải công nghiệp khó phân hủy

1.1.8.4 Phương pháp xử lý ép kiện

Rác thu gom tập trung về nhà máy chế biến được phân loại bằng phương pháp thủcông trên băng tải Các chất trơ và các chất có thể tận dụng được như: kim loại, nion,giấy, thủy tinh, nhựa, được thu hồi để tái chế Những chất còn lại sẽ được băng tảichuyển qua hệ thống ép nén rác bằng thủy lực với mục đích giảm tối đa thể tích khốilượng rác và tạo thành các kiện có tỷ số nén cao Các khối rác ép này được sử dụngvào việc san lấp, làm bờ chắn các vùng đất trũng

Sơ đồ 1.1:Công nghệ xử lý rác thải bằng phương pháp ép kiện

(Nguồn: Trần Hiếu Nhuệ, Quản lý chất thải rắn đô thị,2001)

Rác

thải

Phễunạp rác

Băng tảirác

Phânloại

Trang 31

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Tình hình quản lý và xử lý chất thải rắn trên thế giới

1.2.1.1 Tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới

Ước tính hàng năm lượng chất thải được thu gom trên thế giới từ 2,5 đến 4 tỷ tấn.Trong đó, các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD chiếm khốilượng lớn hơn cả Nhìn chung lượng rác thải sinh hoạt ở mỗi nước trên thế giới là khácnhau, phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế, dân số và thói quen tiêu dùng của người dânnước đó Tỷ lệ phát sinh rác thải tăng theo tỷ lệ thuận với mức tăng trưởng GDP tínhtheo đầu người Tỷ lệ phát sinh rác thải theo đầu người ở một số nước trên thế giới nhưsau: Băng cốc (Thái Lan) là 1,6kg/người/ngày; Singapo là 2kg/người/ngày; HongKong là 2,2kg/người/ngày; NewYork là 2,64kg/người/ngày

Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt giữa các nước là khác nhau Theo ước tính, tỷ lệ nàychiếm tới 60-70% ở Trung Quốc, chiếm 78% ở Hồng Kông, 48% ở philippin,37% ởNhật Bản và ở nước ta chiếm 80% Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, các nước

có thu nhập cao chỉ có khoảng 25-35% chất thải sinh hoạt

Theo Ngân hàng Thế giới, các đô thị của Châu Á mỗi ngày phát sinh khoảng760.000 tấn chất thải rắn đô thị Đến năm 2025, dự tính con số này sẽ tăng tới 1,8 triệutấn/ngày

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 32

Bảng 1.6 Tình hình thu gom và xử lý chất thải ở một số nước trên thế giới

Loại hình thu gom và xử lý chất thải theo thu nhập ở một số nước

Các nước thu nhập thấp (Ấn Độ, Ai Cập-các nước châu Phi)

Các nước thu nhập trung bình (Ắchentina-Đài Loan (TQ) - Singapo-Thái Lan - EUNMS10)

Các nước có thu nhập cao (Hoa Kỳ-15 nước EU- Hồng Kông)

Tiêu thụ giấy/bìa trung bình

>50%

Tái chế khôngchính thức 5%-15%

Bãi chôn lấp >90%

Bắt đầu thu gom cóchọn lọc

Tái chế có tổ chức5%

Thu gom cóchọn lọcThiêu đốtTái chế

>20%

(Nguồn: Theo ngân hàng Thế giới 2007)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 33

1.2.1.2 Công tác xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới

Công tác quản lý và xử lý chất thải ở các nước trên thế giới đang ngày càng đượcquan tâm hơn Đặc biệt tại các nước phát triển công việc này được tiến hành một cáchrất chặt chẽ từ hình thức thải bỏ rác thải của người dân, quá trình phân loại tại nguồn,thu gom tập kết rác thải cho tới các trang thiết bị thu gom, vận chuyển theo từng loạirác Các giai đoạn đối với việc thu gom, vận chuyển, xử lý từng loại rác thải được quyđịnh chặt chẽ và rõ ràng với đầy đủ các trang thiết bị phù hợp và hiện đại

Tại các nước Châu Á, phương pháp chôn lấp chất thải được sử dụng phổ biến vìchi phí rẻ Các bãi chôn lấp chất thải được chia thành 3 loại: bãi lộ thiên, bãi chôn lấpbán vệ sinh (chỉ đổ đất phủ) và bãi chôn lấp hợp vệ sinh Theo báo cáo Diễn biến môitrường Việt Nam 2004 cho biết, hầu hết các nước Nam Á và Đông Nam Á rác thỉađược chuyển đến các bãi chôn lấp hoặc các bãi lộ thiên để tiêu hủy Các nước như ViệtNam, Bangladet, Hongkong, Trung Quốc và Hàn Quốc có tỷ lệ chôn lấp lớn nhất trên90% Đối với chất thải hữu cơ, ủ phân compost là phương pháp tiêu hủy chủ yếu Một

số nước như Ấn Độ, philippin, Thái Lan… áp dụng phương pháp này khá phổ biến.Tuy nhiên, chưa có nước nào tận dụng hết tiềm năng sản xuất phân compost

1.2.2 Tình hình quản lý và xử lý chất thải rắn ở Việt Nam

1.2.2.1 Tình hình phát sinh chất thải rắn ở Việt Nam

Quản lý rác thải sinh hoạt tại Việt Nam, nhất là tại các thành phố như Hà Nội,thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng,…đang là thách thức lớn đối với cácnhà quản lý Tốc độ tăng rác thải không chỉ vì dân số đô thị tăng, sản xuất, dịch vụtăng, mà còn vì mức sống của người dân đang ngày một tăng lên Tỷ lệ thu gom chấtthải sinh hoạt ở các quận nội thành đạt khoảng 95%, còn các huyện ngoại thành tỷ lệnày chỉ đạt 60%; lượng chất thải rắn công nghiệp được thu gom đạt 85-90% và chấtthải nguy hại mới chỉ đạt khoảng 60-70%

Cơ chế quản lý tài chính trong hoạt động thu gom rác thải chủ yếu dựa vào kinhphí bao cấp từ ngân sách nhà nước, chưa huy động được các thành phần kinh tế thamgia, tính chất xã hội hóa hoạt động thu gom còn thấp, người dân chưa thực sự chủ

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 34

động tham gia vào hoạt động thu gom cũng như chưa thấy rõ được nghĩa vụ đóng gópkinh phí cho dịch vụ thu gom rác thải.

Theo nghiên cứu của URENCO, ở nhiều nước đang phát triển trên thế giới, chiphí cho công tác quản lý chất thải rắn đô thị chiếm xấp xỉ 20% tổng chi ngân sách đôthị Ở nước ta, các nhà chuyên môn đánh giá, tổng chi cho quản lý chất thải rắn cũngchiếm khoảng 6,7% tổng chi phí ngân sách đô thị Tuy nhiên vẫn có từ 5-7% lượngchất thải sinh hoạt chưa được thu gom, xử lý Hơn nữa, các biện pháp xử lý rác thảihiện nay chủ yếu vẫn là chôn lấp

Công ty Môi trường đô thị (URENCO) cho biết, trung bình mỗi ngày công ty thugom hơn 2.000 tấn rác thải, trong đó thành phần rác hữu cơ nếu được phân loại tốt sẽtận dụng được tới 40%

1.2.2.2 Công tác xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam

Việc xử lý chất thải rắn đô thị cho đến nay chủ yếu vẫn là đổ ở các bãi thải lộthiên không có sự kiểm soát, mùi hôi và nước rác là nguồn gây ô nhiễm cho môitrường đất, nước và không khí

Hoạt động tái chế, giảm lượng chất thải sinh hoạt được tập trung chủ yếu vào đầu

tư xây dựng các nhà máy chế biến rác thành phân hữu cơ Tuy nhiên do chưa có nhữngkhảo sát chi tiết về khả năng chấp thuận của cộng đồng đối với sản phẩm phân vi sinh,đồng thời do kỹ năng phân loại trong quá trình sản xuất của các nhà máy còn thấp, nênhiệu quả hoạt động của các nhà máy này chưa cao

Giai đoạn 2011 đến 2015 sẽ có 85% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phátsinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường, trong đó khoảng 60% được tái chế,tái sử dụng, sản xuất phân hữu cơ hoặc đốt rác thu hồi năng lượng Giai đoạn 2016 đến

2020 sẽ có 90% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh được thu gom và xử

lý đảm bảo môi trường, trong đó 85% được tái chế, tái sử dụng, sản xuất phân hữu cơhoặc đốt rác thu hồi năng lượng

Việc thực hiện Chương trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt áp dụng công nghệ hạnchế chôn lấp giai đoạn 2011-2020 có ý nghĩa to lớn đối với nước ta trong giai đoạnhiện nay nhằm phát huy mọi nguồn lực tham gia giải quyết những bức xúc về chất thải

Trường Đại học Kinh tế Huế

Ngày đăng: 08/11/2016, 22:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nea.gov.vn 2. Luanvan.com 3. Luanvan.net 4. timtailieu.vn 5. qlkh.tnu.edu.vn 6. ebook.ringring.vn 7. doko.vn Khác
12. Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2010, Bộ Tài nguyên và Môi trường Khác
14. Báo cáo về tình hình kinh tế- xã hội cuat phường Thủy Dương Khác
15. Đề án công tác thu gom, xử lý rác thải thị xã Hương Thủy giai đoạn 2010 – 2015 16. : Bảo vệ Môi trường trong Xây dựng cơ bản, Lê Văn Nãi, Nhà xuất bản Khoa Học Kỹ thuật, 1999) Khác
17. Trần Hiếu Nhuệ, Quản lý chất thải rắn đô thị,2001 18. Một số đề tài khóa luận của khóa trướcTrường Đại học Kinh tế Huế Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w