1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện giồng trôm, tỉnh bến tre quy hoạch đến năm 2035

131 200 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 131
Dung lượng 3,08 MB

Nội dung

Do đó, đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre quy hoạch đến năm 2035” được thực hiện nhằm mục

Trang 1

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIỒNG TRÔM, TỈNH BẾN TRE QUY HOẠCH ĐẾN NĂM 2035

Ngành: MÔI TRƯỜNG

Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Giảng viên hướng dẫn : ThS Vũ Hải Yến Sinh viên thực hiện : Phạm Công Nhở MSSV: 1151080157 Lớp: 11DMT02

TP Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2015

Trang 2

i

M ỤC L ỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích đề tài 1

3 Nội dung thực hiện 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Phạm vi nghiên cứu 4

6 Ý nghĩa của đồ án 4

7 Kết cấu của đồ án 5

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN 6

1.1 Định nghĩa 6

1.2 Nguồn gốc – phân loại CTR 6

1.2.1 Phân loại CTR 6

1.2.2 Nguồn gốc phát sinh 9

1.3 Tính chất của CTR 10

1.3.1 Tính chất lý học và chuyển hóa lý hoc trong CTR 10

1.3.2 Tính chất hóa học và chuyển hóa hóa học trong CTR 15

1.3.3 Tính chất sinh học và chuyển hóa sinh học trong CTR 17

1.4 Ảnh hưởng của CTR 19

1.4.1 Đối với sức khỏe cộng đồng và mỹ quan đô thị 19

1.4.2 Ảnh hưởng đến môi trường 19

1.5 Các phương pháp quản lý và xử lý CTR 20

Trang 3

ii

1.5.1 Hệ thống quản lý CTR 20

1.5.2 Các phương pháp xử lý 25

Giảm thể tích cơ học: 32

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HUYỆN GIỒNG TRÔM TỈNH BẾN TRE 34

2.1 Điều kiện tự nhiên 34

2.1.1 Vị trí địa lý 34

2.1.2 Địa hình 35

2.1.3 Khí hậu 35

2.1.4 Thủy văn 38

2.1.5 Tài nguyên 38

2.2 Điều kiện kinh tế, văn hóa - xã hội 41

2.2.1 Điều kiện kinh tế: 44

2.2.2 Văn hóa xã hội- Giáo dục - Đào tạo: 44

2.3 Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Giồng Trôm đến năm 2020 Quan điểm và định hướng và phát triển 46

CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CTRSH TẠI HUYỆN GIỒNG TRÔM, TỈNH BẾN TRE 50

3.1 Hiện trạng các nguồn phát sinh CTR, thành phần và tính chất trên địa bàn Huyện Giồng Trôm 50

3.1.1 Nguồn gốc phát sinh 50

3.1.2 Thành phần CTRSH 50

3.1.3 Khối lượng CTRSH 52

Trang 4

iii

3.2 Hệ thống thu gom và vận chuyển CTR 55

3.3 Hiện trạng xử lý CTRSH 61

CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CTRSH TẠI HUYỆN GIỒNG TRÔM – TỈNH BẾN TRE 75

4.1 Đánh giá hiện trạng quản lý CTR 75

4.1.1 Đối với công tác thu gom 75

4.1.2 Đối với công tác vận chuyển 77

4.1.3 Đối với công tác xử lý 77

4.2 Đề xuất các giải pháp 79

4.2.1 Lưu trữ 79

4.2.2 Tính toán thu gom 83

4.2.3 Tính toán trung chuyển CTR 98

4.2.4 Các phương án xử lý CTRSH 100

CHƯƠNG 5 DỰ TOÁN KINH TẾ 116

5.1 Thu gom rác hữu cơ 116

5.1.1 Chi phí cho giai đoạn thu gom rác hữu cơ 116

5.1.2 Chi phí cho giai đoạn trung chuyển rác hữu cơ 116

5.2 Thu gom rác vô cơ 117

5.2.1 Chi phí cho giai đoạn thu gom rác vô cơ 117

5.2.2 Chi phí cho giai đoạn trung chuyển rác vô cơ 118

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 119

KẾT LUẬN 119

KIẾN NGHỊ 120

Trang 5

iv

DANH MỤC CHỮ VIẾT TĂT

Trang 6

v

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Phân loại theo công nghệ xử lý 7

Bảng 1.2 Nguồn phát sinh chất thải sinh hoạt 9

Bảng 1.3 Tỷ trọng của các thành phần trong rác thải sinh hoạt 11

Bảng 1.4 Tỷ trọng rác thải theo các nguồn phát sinh 12

Bảng 1.5 Định nghĩa các thành phần lý học của chất thải 13

Bảng 1.6 Giá trị nhiệt lượng của rác thải các đô thị 16

Bảng 1.7 Kết quả phân tích các thành phần cơ bản của rác thải đô thị 16

Bảng 1.8 Các loại thùng chứa sử dụng với các hệ thống thu gom khác nhau 24

Bảng 1.9 Ví dụ minh họa về lợi ích trong việc sử dụng biện pháp tái chế trong quản lý chất thải rắn 32

Bảng 2.1 Diện tích – dân số và đơn vị hành chính năm 2014 45

Bảng 3.1 Phân loại thành phần chất thải rắn sinh hoạt 50

Bảng 3.2 Dự báo lượng CTR phát sinh đến năm 2020 52

Bảng 3.3 Tình hình lượng rác phát sinh của các xã trên địa bàn Huyện Giồng Trôm – tỉnh Bến Tre 53

Bảng 3.4 Tổng Hợp Kinh Phí Mua Thiết Bị 56

Bảng 3.5 Thống Kê Nhu Cầu Thu Gom Và Vận Chuyển Rác Trên Địa Bàn Huyện Giồng Trôm 58

Bảng 3.6 Đăng Ký Nhu Cầu Nhân Lực Thu Gom Rác 59

Bảng 3.7 Thống Kê Khối Lượng Và Cư Ly Vận Chuyển Rác Về Bãi Rác Tập Trung Của Huyện Quý 1 + 2 Năm 2015 (Đến 27/06/2015) 60

Bảng 3.8 Các phương pháp xử lý của các hộ gia đình 62

Bảng 4.1 Thành phần và tính chất rác tại Huyện Gồng Trôm 85

Trang 7

vi

Bảng 4.2 Dân số dự đoán từng năm của Huyện Giồng Trôm – Tỉnh Bến Tre từ

2015 – 2035 86

Bảng 4.3 Lượng rác hữu cơ và vô cơ từng năm từ 2015 đến 2035 86

Bảng 4.4 Khối lượng rác ước tính từ năm 2015 – 2035: 87

Bảng 4.5 số xe 660 lít cần đầu tư để thu gom chất thải rắn là rác hữu cơ từ năm 2015 đến năm 2035 91

Bảng 4.6 số xe 660 lít cần đầu tư để thu gom chất thải rắn là rác vô cơ từ năm 2015 đến năm 2035 92

Bảng 4.7 Tính toán lượng rác thải ở từng xã trong huyện Giồng Trôm - tỉnh Bến Tre năm 2015 94

Bảng 4.8 Tính toán số điểm hẹn để thu gom rác thải hữu cơ của huyện Giồng Trôm năm 2015 96

Bảng 4.9 Tính toán số điểm hẹn để thu gom rác thải vô cơ của huyện Giồng Trôm năm 2015 97

Bảng 4.10 Thông số kỹ thuật chi tiết 105

Bảng 5.1 Tổng hợp tính toán đầu tư cho giai đoạn thu gom rác hữu cơ 116

Bảng 5.2 Tổng hợp tính toán đầu tư cho gia đoạn trung chuyển rác hữu cơ 117

Bảng 5.3 Tổng hợp tính toán đầu tư cho giai đoạn thu gom rác vô cơ: 118

Bảng 5.5 Tổng hợp tính toán đầu tư cho gia đoạn trung chuyển rác vô cơ 118

Trang 8

vii

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Sơ đồ xử lý rác theo công nghệ Hydromex 26

Hình 2.1 Bản Đồ Huyện Giồng Trôm – Tỉnh Bến Tre 34

Hình 3.1 Biểu đồ khối lượng rác phát sinh của các xã trên địa bàn Huyện Giồng Trôm 54

Hình 3.2 Xe ép rác 2 tấn 55

Hình 3.3 Xe phun EM tại bãi rác Tân Thanh 61

Hình 3.4 Đốt rác tại hộ gia đình 63

Hình 3.5 Ảnh lấp mương tại các hộ gia đình ở xã Hưng Lễ 63

Hình 3.6 Ảnh hố rác hữu cơ tại một hộ gia đình tại Tân Lợi Thạnh 64

Hình 3.7 Biểu đồ phương pháp xử lý của các hộ gia đình 65

Hình 3.8 Biểu đồ thể hiện cách xử lý rác của các hộ gia đình 66

Hình 3.9 Một hộ gia đình tại xã Thạnh Phú Đông xử lý rác bằng thùng compost 68

Hình 3.10 Đoàn đến tham quan một mô hình xử lý rác thải bằng thùng compost tại xã Thạnh Phú Đông ngày 28/11/2014 69

Hình 4.1 Bãi rác Tân Thanh tại Huyện Giồng Trôm 77

Hình 4.2 Hố Thu nước rỉ rác tại Bãi Rác Tân Thanh 78

Hình 4.3 Phân loại rác tại nguồn 80

Hình 4.4 Lò đốt rác NFI 80 SERIES 1 104

Hình 4.5.Lò đốt rác thải sinh hoạt bằng khí tự nhiên CNC 1000 105

Hình 4.6.Quy trình tái chế giấy 107

Hình 4.7.Tái chế túi xách thân thiện môi trường 111

Trang 9

viii Hình 4.8.Quy trình tái chế nhựa 112 Hình 4.9 Các chai thủy tinh được tái chế 104

Trang 10

có biện pháp xử lý sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến môi trường

Hiện nay trên thế giới, các nước phát triển đã không còn gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý CTR do họ đã tìm tòi nghiên cứu và đưa vào áp dụng những

kỹ thuật công nghệ cao và không ngừng cải tiến trong tất cả các khâu kể cả kỹ thuật lẫn quản lý Đi cùng xu hướng chung của thế giới, Việt Nam tuy dân số đô thị mới chiếm 20% dân số cả nước nhưng do cơ sở hạ tầng kỹ thuật yếu kém, hệ thống quản

lý chưa tốt nên tình trạng môi trường sa sút nghiêm trọng

Bến Tre là một tỉnh đang phát triển, trong đó huyện Giồng Trôm là một huyện lớn, là một huyện có tiềm năng lớn của tỉnh Bến Tre với số dân 171.167 người Tình hình quản lý và xử lý CTRSH tại huyện Giồng Trôm còn nhiều bất cập Thực tế cho thấy tỉ lệ thu gom thường rất thấp, mặt khác chưa có phân loại tại nguồn nên gặp rất nhiều khó khăn cho quá trình vận chuyển và xử lý CTR CTR chưa được thu gom triệt để, việc thải bỏ, xử lý rác còn tùy tiện gây ô nhiễm môi trường

Vì vậy, cần phải có các biện pháp quản lý CTR thích hợp cho huyện Do đó,

đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh

hoạt trên địa bàn huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre quy hoạch đến năm 2035”

được thực hiện nhằm mục đích quản lý CTRSH của huyện, đảm bảo mỹ quan đô thị, sức khỏe con người, bảo vệ môi trường và hướng đến phát triển bền vững

2 Mục đích đề tài

Trang 11

2

Bến Tre

chế ô nhiễm môi trường và tăng cường tiết kiệm nguyên liệu thông qua việc phân loại và xử lý hợp vệ sinh

3 Nội dung thực hiện

- Đặc điểm cơ bản về tự nhiên (vị trí, địa chất, thủy văn, tình hình dân số và

cơ cấu ngành nghề của huyện)

- Giới thiệu tổng quan về CTR và hệ thống quản lý CTR

- Hiện trạng quản lý CTR trên địa bàn huyện

- Đề xuất các biện pháp quản lý (dự báo khối lượng CTR phát sinh, tính toán

xe thu gom, vận chuyển )

- Dự báo khối lượng rác phát sinh

- Tính toán cụ thể các quá trình thu gom, trung chuyển, vận chuyển

- Quản lý chất CTR trên địa bàn huyện Giồng Trôm

+ Thực trạng phát sinh CTR của huyện: Thành phần CTR, lượng bình quân + Lượng CTR hộ gia đình (kg/người/ ngày)

+ Điều tra công tác quản lý và xử lý CTR trên địa bàn huyện: Hoạt động quản lý, thu gom, thái độ của nhà quản lý, công nhân thu gom, các hộ gia đình

+ Đề xuất một số biện pháp quản lý, xử lý CTR phù hợp với tình hình thực tế của huyện

4 Phương pháp nghiên cứu

 Phương pháp luận

Đề tài được thực hiện nhằm hướng đến mục tiêu cải thiện hệ thống quản lý CTR ở địa bàn huyện Chính vì vậy, đề tài được xây dựng trên cơ sở thu thập các số liệu về hiện trạng quản lý CTRSH, từ đó đánh giá hiện trạng quản lý CTR bao gồm

Trang 12

3

khối lượng, thành phần, tính chất, tình trạng lưu trữ, thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế, chôn lấp Dựa trên đánh giá hiện trạng, đề tài nhìn nhận những ưu điểm cũng như những hạn chế của hệ thống quản lý hiện tại, từ đó đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý của CTR

 Phương pháp cụ thể

Phương pháp thu thập số liệu

- Thu thập tổng hợp tài liệu có liên quan như: Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương

- Thu thập số liệu đã được công bố về hiện trạng CTR công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTR Các số liệu này được thu thập qua các tài liệu của Phòng Tài Nguyên – Môi Trường huyện Giồng Trôm và Công ty Công Trình đô Thị - Tỉnh Bến Tre

- Tìm hiểu qua sách báo, mạng internet

Phương pháp tính toán dự báo dân số

Được sử dụng trong luận văn để dự báo dân số và tốc độ phát sinh CTRSH của huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre

Phương pháp tính toán khối lượng rác

- Khối lượng rác được tính dựa vào dân số và hệ số phát thải CTR trên đầu người

Phương pháp xử lý số liệu

- Xử lý số liệu và soạn thảo văn bản trên phần mềm Microsoft word và Excel

Phương pháp phân tích thống kê, xử lý số liệu

- Nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng, đánh giá thực trạng thu gom, vận chuyển và xử lý CTR trên địa bàn huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre

Phương pháp xã hội học

Khảo sát 220 hộ dân trên toàn địa bàn Huyện Giồng Trôm về các nội dung như:

Trang 13

Phiếu điều tra được đính kèm ở Phụ lục

Kết quả điều tra được tính toán bằng phần mềm Microsoft Excel 2010 và trình bày ở Chương 3

Phương pháp chuyên gia

Hình thức thực hiện phương pháp này thông qua các buổi gặp gỡ, trao đổi và thảo luận với các cán bộ tại địa phương và giáo viên hướng dẫn nhằm tháo gỡ những thắc mắc

Trang 14

5

Đề tài đã được cung cấp một số cơ sở khoa học phục vụ cho công tác thu gom, vận chuyển, phân loại và xử lý theo CTR SH cho huyện Giồng Trôm – Tỉnh Bến Tre, có giá trị đến năm 2035

 Ý nghĩa thực tiễn

Đề tài đưa ra những giải pháp nhằm:

- Thu gom hiệu quả, triệt để lượng CTR SH phát sinh hàng ngày, đồng thời phân loại CTR tại nguồn

- Nâng cao hiệu quả quản lý CTR SH tại địa phương, góp phần cải thiện môi trường và sức khỏe cộng đồng

- Góp phần tạo thêm công ăn việc làm, nguồn thu nhập cho người dân lao động tại địa bàn huyện Giồng Trôm

- Tìm ra giải pháp thích hợp cho công tác quản lý và xử lý CTR SH trên địa bàn huyện Giồng Trôm – Tỉnh Bến Tre, trên cơ sở đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp tại huyện cũng như đề xuất biện pháp phân loại CTR tại nguồn và xử lý CTR làm phân Compost, Biogas và nâng cao nhận thức của người dân

- Đề tài còn cung cấp các giải pháp thực tiễn giúp cho các nhà quản lý huyện Giồng Trôm quản lý CTR từ đây đến năm 2035

7 Kết cấu của đồ án

Ngoài phần Mở Đầu và Kết Luận – Kiến Nghị, đề tài bao gồm 5 chương:

 Chương 1 Tổng quan về chất thải rắn

 Chương 2 Giới thiệu tổng quan về huyện Giồng Trôm – Tỉnh Bến Tre

 Chương 3 Hiện trạng quản lý chất thải rắn về huyện Giồng Trôm – Tỉnh Bến Tre

 Chương 4 Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn tại huyện Giồng Trôm – Tỉnh Bến Tre

 Chương 5 Dự toán kinh tế

Trang 15

là rác và các đồ vật dụng vô giá trị, chúng không còn hữu ích hay khi con người không còn muốn sử dụng nữa

Chất thải rắn sinh hoạt là các chất rắn bị loại ra trong quá trình sống, sinh hoạt, hoạt động, sản xuất của con người và động vật Rác phát sinh từ các hộ gia đình, khu công cộng, khu thương mại, khu xây dựng, bệnh viện, khu xử lý chất thải… Trong đó, rác sinh hoạt chiếm tỉ lệ cao nhất Số lượng, thành phần chất lượng CTR tại từng quốc gia, khu vực là rất khác nhau, phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, khoa học, kỹ thuật Bất kỳ một hoạt động sống của con người, tại nhà, công

sở, trên đường đi, tại nơi công cộng…, đều sinh ra một lượng rác đáng kể Thành phần chủ yếu của chúng là chất hữu cơ và rất dễ gây ô nhiễm trở lại cho môi trường sống nhất Cho nên, rác sinh hoạt có thể định nghĩa là những thành phần tàn tích hữu cơ phục vụ cho hoạt động sống của con người, chúng không còn được sử dụng

và vứt trả lại môi trường sống

Ở Việt Nam các vấn đề liên quan đến CTR cũng được quy định cụ thể trong luật Bảo vệ Môi Trường 2005 và các văn bản quy về bảo vệ môi trường dưới luật Quyết định số 152/1999/ QĐ-TT ngày 10/7/1999 của Thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt chiến lược quản lý CTR tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020 chứng tỏ Chính Phủ chủ động đối phó với các vấn đề môi trường hiện tại

Trang 16

7

mục đích chung là có biện pháp xử lý thích đáng, gia tăng khả năng tái chế và sử dụng lại các vật liệu trong chất thải nhằm đem lại hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường

CTR đa dạng vì vậy có nhiều cách phân loại như:

 Phân loại theo công nghệ quản lý - xử lý: Phân loại CTR theo dạng này người ta chia làm các chất cháy được, các chất hỗn hợp

Bảng 1.1 Phân loại theo công nghệ xử lý

- Các túi giấy, các mảnh bìa, giấy vệ sinh…

- Vải, len…

- Các rau quả, thực phẩm…

- Đồ dùng bằng gỗ như bàn ghế, vỏ dừa…

- Phim cuộn, bịch nilon…

- Các kim loại không bị nam châm hút

- Các vật liệu và sản phẩm chế tạo bằng thủy tinh

- Hàng rào, da, nắp lọ…

- Vỏ hộp nhôm, đồ đựng bằng kim loại…

- Chai lọ, đồ dùng bằng thủy tinh, bóng

Trang 17

8

- Đá và sành sứ - Các vật liệu không cháy

khác ngoài kim loại và thủy tinh

- Đá, đất, cát

(Nguồn: Bảo vệ Môi Trường trong xây dựng cơ bản, Lê Văn Nãi, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, 1999)

 Phân loại theo quan điểm thông thường:

Rác thực phầm: bao gồm phần thừa thải, không ăn được sinh ra trong quá trình lưu trữ, chế biến, nấu ăn,… Đặc điểm quan trọng của các loại rác này là phân hủy nhanh trong điều kiện thời tiết nắng nóng ẩm Quá trình phân hủy thường gây ra mùi khó chịu

Rác bỏ đi: bao gồm các chất cháy được và không cháy được, sinh ra từ các hộ gia đình, công sở, hoạt động thương mại,… Các chất cháy được như giấy, plastic, vải, cao su, da gỗ,…và các chất không cháy được như thủy tinh, vỏ hộp kim loại,… Tro xỉ: vật chất còn lại trong quá trình đốt củi, than, rơm, rạ, lá,… ở các hộ gia đình, công sở, nhà hàng, nhà máy, xí nghiệp,…

Chất thải xây dựng và phá hủy công trình: Chất thải từ quá trình xây dựng, sữa chữa nhà ở tư nhân, công trình thương mại và những công trình khác gọi là chất thải xây dựng Chất thải này bao gồm: bụi, đá, bê tông, gạch, gỗ, đường ống, dây điện, khối lượng của chúng rất khó tính toán

Chất thải từ nhà máy xử lý: Chất thải này có từ hệ thống xử lý nước, nước, nhà máy xử lý chất thải công nghiệp Thành phần chất thải loại này đa dạng và phụ thuộc vào bản chất của quá trình xử lý Chất thải này thường là CTR hoặc bùn (nước chiếm 25-95%)

Trang 18

1.2.2 Nguồn gốc phát sinh

CTR sinh hoạt được phát thải từ nhiều nguồn khác nhau từ sinh hoạt hàng ngày của người dân, từ các tụ điểm buôn bán, cơ quan, trường học và các viện nghiên cứu

Bảng 1.2 Nguồn phát sinh chất thải sinh hoạt

Nguồn phát sinh Các hoạt động và vị trí

phát sinh chất thải Loại CTR

Nhà ở

Những nơi ở riêng của một gia đình hay nhiều gia đình Những căn hộ thấp vừa và cao tầng…

Chất thải thực phẩm, giấy bìa cứng, hàng dệt,

đồ gia, chất thải vườn,

đồ gỗ, thủy tinh, hộp thiết, nhôm, kim loại khác, tàn thuốc, rác đường phố, chất thải đặc biệt (dầu, lốp xe, thiết bị, điện…) chất thải sinh hoạt nguy hại

Thương mại

Cửa hàng, nhà hàng, chợ, văn phòng, khách sạn, dịch vụ, cửa hiệu

Giấy, bìa cứng, nhựa dẻo, chất thải thực phẩm, gỗ, thủy tinh,

Trang 19

10

biệt, chất thải nguy hại

Cơ quan

Trường học, bệnh viện, nhà tù, cơ quan chính phủ…

Giấy, bìa cứng, nhựa dẻo, chất thải thực phẩm, gỗ, thủy tinh, kim loại, chất thải đặc biệt, chất thải nguy hại

Xây dựng và phá vỡ

Nơi xây dựng mới, sữa đường, san bằng các công trình xây dựng, vỉa hè hư hại…

Gỗ, thép, bê tông, đất

Dịch vụ đô thị (Trạm

xử lý)

Quét dọn đường phố, làm đẹp phong cảnh, làm sạch theo lưu vực, công viên và bãi tắm, những khu vực tiêu khiển khác

Chất thải đặc biệt, rác, CTR đường phố, bãi tắm và các khu vực tiêu khiển

Trạm xử lý, lò thiêu

đốt

Qúa trình xử lý nước, nước thải và chất thải công nghiệp, các chất thải được xử lý

Khối lượng lớn bùn dư

(Nguồn: George Tchobanoglous, et al Mc Graw – Hill Inc, 1993)

1.3 Tính chất của CTR

1.3.1 Tính chất lý học và chuyển hóa lý hoc trong CTR

Tính chất lý học và chuyển hóa lý học trong CTR: Những tính chất vật lý quan trọng nhất của CTR đô thị là trọng lượng riêng, độ ẩm, kích thước, sự cấp phối hạt,

Trang 20

Trọng lượng riêng thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: vị trí đia lý,mùa trong năm, thời gian lưu trữ chất thải do đó cần phải thận trọng khi chọn giá trị thiết

kế Trọng lượng riêng của một chất rắn đô thị điển hình là khoảng 500lb/yd3(300kg/m3) Việc xác định tỷ trọng của CTR có thể tham khảo trên cơ sở các số liệu thống kê về tỷ trọng của các thành phần trong CTR sinh hoạt Tỷ trọng của rác được xác định bằng tỷ lệ giữa trọng lượng của mẫu với thể tích của nó

Bảng 1.3 Tỷ trọng của các thành phần trong CTR sinh hoạt

3 ) Dao động Trung bình

Trang 21

12

Nguồn: Sở Tài Nguyên và Môi Trường TP HCM, 2006

Bảng 1.4 Tỷ trọng CTR theo các nguồn phát sinh

3 ) Dao động Trung bình Khu dân cư (rác không ép)

Trong bãi chôn lấp (nén tốt) 593 -742 593

Khu dân cư( rác sau xử lý)

Trang 22

13

Chất thải thực phẩm (ướt) 475 -949 534

Rác rưởi không đốt được 178 -356 297

(Nguồn: Sở Tài Nguyên và Môi Trường TP HCM, 2006)

Độ ẩm

Là lượng nước chứa trong một đơn vị trọng lượng chất thải ở trạng thái nguyên thủy Xác định độ ẩm được tuân theo công thức:

Trong đó:

a – Trọng lượng ban đầu của mẫu;

b- Trọng lượng của mẫu sau khi sấy khô ở t0 =1050C

Độ ẩm và trọng lượng riêng của các hợp phần trong CTR đô thị được biểu diễn ở bảng dưới đây

Bảng 1.5 Định nghĩa các thành phần lý học của chất thải

Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ tre, gỗ

và rơm,…

Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ chất dẻo

Các túi giấy, các mảnh bìa, giấy vệ sinh,…

Vải, len, nilon,…

Các cọng rau, vỏ quả, thân cây, lõi ngô,…

Đồ dùng bằng gỗ như bàn ghế, thanh giường, đồ chơi, vỏ

Trang 23

Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ sắt mà

dễ bị nam châm hút Các loại vật liệu không

bị nam châm hút

Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ thủy tinh

Bất kì các loại vật liệu nào không cháy khác ngoài kim loại và thủy tinh

Tất cả các loại vật liệu khác không phân loại ở bảng này Loại này có thể chia thành hai phần:

Bóng, giày, ví, băng cao su,…

Vỏ hộp, dây điện, hàng rào, dao, nắp lọ…

Vỏ hộp nhôm, giấy bao gói, đồ đựng Chai lọ, đồ đựng thủy tinh, bóng đèn…

Vỏ trai, ốc, xương, gạch đá, gốm…

Đá cuội, cát, đất, tóc…

(Nguồn: Giáo trình xử lý CTR, Viện Tài Nguyên và Môi Trường 2006)

Trang 24

15

1.3.2 Tính chất hóa học và chuyển hóa hóa học trong CTR

Các thông tin về thành phần hóa học của các vật chất cấu tạo nên CTR đóng vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá các phương thức xử lý và tái sinh chất thải

Thành phần hóa học của CTR đô thị bao gồm chất hữu cơ, chất tro, hàm lượng carbon cố định, nhiệt lượng

Chất hữu cơ

Chất hữu cơ được xác định bằng cách lấy mẫu rác đã làm phân tích xác định

độ ẩm đem đốt ở 9500C Phần bay hơi đi là chất hữu cơ hay còn gọi là tổn thất khi nung, thông thường chất hữu cơ dao động trong khoảng 40 – 46% giá trị trung bình 53%

Chất hữu cơ được xác định bằng công thức sau:

Chất hữu cơ (%) = c – d/c *100

Trong đó:

c: là trọng lượng ban đầu

d: là trọng lượng mẫu CTR sau khi đốt ở 9500C tức là các chất trơ dư hay chất vô cơ và được tính:

Chất vô cơ (%)=100 – Chất hữu cơ (%)

Điểm nóng chảy của tro ở nhiệt độ 9500C thể tích của rác có thể giảm 95% Các thành phần phần trăm của C (carbon), H (hydro), N(nitơ), S(lưu huỳnh) và tro được dùng để xác định nhiệt lượng của rác

Hàm lượng carbon cố định

Hàm lượng carbon cố định là hàm lượng carbon còn lại sau khi đã loại bỏ các phần vô cơ khác, không phải là carbon trong tro khi nung ở 9500C Hàm lượng này chiếm khoảng 5 -12%, giá trị trung bình là 7% Các chất vô cơ chiếm khoảng 15 – 30%, giá trị trung bình là 20%

Nhiệt lượng:

Trang 25

16

Là giá trị nhiệt tạo thành khi đốt CTR, giá trị nhiệt được xác định theo công thức Dulong:

Btu = 145.4C + 620 (H 1/8 O) +41S

Bảng 1.6 Giá trị nhiệt lượng của CTR các đô thị

Thành phần Giá trị nhiệt lượng (KJ/Kg)

Khoảng giá trị Trung bình Thực phẩm 3489 – 6978 4652

Nguồn: Giáo trình xử lý CTR, Viện Tài Nguyên và Môi Trường 2006

Bảng 1.7 Kết quả phân tích các thành phần cơ bản của CTR đô thị

Thành phần CTR % Trọng lượng

C H O N S Tro Thực phẩm 48 6.4 38 2.5 0.5 5

Giấy 43.5 6 44 0.3 0.2 6

Thủy tinh 0.5 0.1 0.4 <0.1 99

Kim loại 5 0.6 4.3 0.1 90

Trang 26

1.3.3 Tính chất sinh học và chuyển hóa sinh học trong CTR

Sự hình thành mùi: mùi hôi có thể phát sinh khi CTR được lưu trữ trong một khoảng thời gian dài ở vị trí thu gom, trạm trung chuyển, bãi chôn lấp, ở những vùng khí hậu nóng ẩm thì tốc độ phát sinh mùi thường cao hơn Sự hình thành mùi hôi là kết quả phân hủy yếm khí các thành phần hữu cơ có trong rác đô thị

Sự phát triển của ruồi: vào mùa hè ở những vùng có khí hậu nóng ẩm thì sự sinh trưởng và phát triển của ruồi là vấn đề quan trọng cần được quan tâm tại nơi lưu trữ CTR Sự phát riển từ trứng thành ruồi khoảng 9 – 11 ngày tính từ ngày đẻ trứng, đời sống của ruồi nhặng từ khi còn trong trứng cho đến khi trưởng thành được mô tả như sau:

Giai đoạn phát triển của ấu trùng trong các thùng chứa rác đóng vai trò rất quan trọng và chiếm khoảng 5 ngày trong đời sống của ruồi Vậy nên thu gom CTR

Trang 27

18

trong thời gian này để các thùng lưu trữ rỗng nhằm hạn chế sự di chuyển của các loại ấu trùng

 Chuyển hóa sinh học

Quá trình phân hủy kị khí: là quá trình chuyển hóa các chất hữu cơ trong CTRĐT trong điều kiện kị khí xảy ra theo 3 bước:

+ Quá trình thủy phân các hợp chất có phân tử lượng lớn thành những hợp chất thích hợp là nguồn năng lượng

+ Quá trình chuyển hóa các hợp chất sinh ra từ bước 1 thành các hợp chất có năng lượng thấp hơn

+ Chuyển đổi các hợp chất trung gian thành phần sản phẩm riêng lẻ, chủ yếu

là CH4 và CO2

Ưu điểm:

+ Chi phí đầu tư thấp, sản phẩm phân hủy, phân hầm cầu, phân gia súc có hàm lượng dinh dưỡng cao

+ Thu hồi khí phục vụ cho sản xuất

+ Trong quá trình ủ sẽ tồn tại một số loại vi sinh, vi khuẩn gây bệnh vì nhiệt

độ thấp Khi ủ chất thải với khối lượng 1000 tấn/ ngày mới có hiệu quả kinh tế

Nhược điểm:

+ Thời gian phân hủy lâu 4 – 12 tháng;

+Khí sinh ra có mùi hôi và khó chịu gây ảnh hưởng sức khỏe

Quá trình phân hủy hiếu khí dựa vào sự hoạt động của vi khuẩn hiếu khí có mặt của oxy Thông thường sau 2 ngày nhiệt độ tăng vào khoảng 450C, sau 6 – 7 ngày nhiệt độ đạt từ 70 – 750C Đây là khỏang nhiệt độ thích hợp cho vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ

Trang 28

19

+Chất thải phân hủy nhanh sau 2 – 4 tuần;

+Vi sinh vật gây bệnh bị chết nhanh do nhiệt độ ủ tăng;

+ Mùi hôi bị khử do quá trình ủ

1.4.1 Đối với sức khỏe cộng đồng và mỹ quan đô thị

Hiện tượng vứt rác bừa bãi sẽ là nơi rất lý tưởng cho vi khuẩn, vi sinh vật và các loại côn trùng phát triển, ruồi muỗi là nơi lan truyền các loại bệnh Một số vi khuẩn và siêu vi khuẩn gây các loại bệnh cho con người như sốt xuất huyết, sốt rét

và các bệnh ngoài da khác

Tại các bãi rác lộ thiên gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường xung quanh gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người

1.4.2 Ảnh hưởng đến môi trường

 Ảnh hưởng tới môi trường đất

Rác khi được vi sinh vật phân hủy trong môi trường hiếu khí hay kị khí nó sẽ gây ra hàng loạt các sản phẩm trung gian và kết quả sẽ tạo ra các sản phẩm CO2 và

CH4, với một lượng rác có thể gây tác động tốt cho môi trường nhưng khi vượt quá khả năng làm sạch của môi trường thì sẽ gây ô nhiễm và thoái hóa môi trường đất Ngoài ra đối với một số rác không có khả năng phân hủy như nhựa, cao su, túi nilon đã trở nên phổ biến ở mọi nơi mọi chỗ Đây chính là thủ phạm của môi trường

vì cấu tạo của chất nilon là nhựa PE, PP có thời gian phân hủy từ 10 năm đến cả nghìn năm Khi lẫn vào trong đất nó có khả năng cản trở quá trình sinh trưởng của cây dẫn tới xói mòn đất Túi nilon làm tắc các đường dẫn nước thải, gây ngập lụt cho đô thị Nếu chúng ta không có giải pháp thích hợp sẽ gây thoái hóa nguồn nước ngầm và giảm độ phì nhiêu của đất

Trang 29

20

 Ảnh hưởng đến môi trường nước

Hiện nay do việc quản lý môi trường không chặt chẽ dẫn tới tình trạng vứt rác bữa bãi đến các kênh rạch, lượng rác này chiếm chủ yếu là thành phần hữu cơ nên

sự phân hủy xảy ra rất nhanh và tan trong nước gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước như gây ra hôi thối và chuyển màu nước

Ngoài ra hiện tượng rác trên các đường phố không được thu gom, gặp trời mưa rác sẽ theo nước mưa chảy xuống các kênh rạch gây tắc nghẽn các đường ống

và ô nhiễm nước Ở các bãi chôn lấp rác nếu không được quản lý chặt chẽ sẽ gây ra tình trạng nước rác chảy ra đất sau đó ngẫm xuống gây ô nhiễm tầng nước ngầm

 Ảnh hưởng tới môi trường không khí

Nước ta lượng rác sinh hoạt chiếm thành phần chủ yếu là rác hữu cơ, hợp chất hữu cơ khi bay hơi sẽ gây mùi rất khó chịu hôi thối ảnh hưởng rất lớn tới môi trường xung quanh.Những hợp chất có khả năng thăng hoa phát tán trong không khí

là nguồn gây ô nhiễm trực tiếp, rác có thành phần phân hủy cao như thành phần hữu

cơ ở nhiệt độ thích hợp (350C và độ ẩm 70 – 80%) vi sinh vật phân hủy tạo ra mùi hôi thối và sinh ra nhiều loại chất khí có tác động xấu tới sức khỏe con người và môi trường đô thị

1.5 Các phương pháp quản lý và xử lý CTR

1.5.1 Hệ thống quản lý CTR

Việc quản lý CTR gồm nhiều khâu liên quan đến nhau từ nguồn phát sinh đến khâu thải bỏ cuối cùng vì vậy cần có sự quản lý đồng bộ từ khâu thu gom vận chuyển đến chôn lấp Một hệ thống quản lý tốt sẽ có các tác dộng như: trang thiết

bị, kỹ thuật, cơ cấu tổ chức, năng lực cán bộ, kinh nghiệm quản lý và luật pháp

1.5.1.1 Giải pháp về mặt chính sách

 Sử dụng các văn bản pháp lý để quản lý môi trường như sau:

Trang 30

21

chủ tịch nước công bố vào ngày 10/1/1994 theo nghị định 175/CP về hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường được chính phủ ban hàn ngày 18/10/1994

tầm nhìn đến 2050 , được chính phủ ban hành ngày 17 tháng 12 năm 2009

- Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam theo quyết định số 199/QD/TC-LD-CL của Bộ Trưởng Khoa học Công Nghệ và Môi Trường

- Nghị quyết số 26/CP của Thủ Tướng Chính Phủ quy định xử phạt hành chính về bảo vệ môi trường và thông tư số 3/TT-KCM của Bộ Khoa Học Công Nghệ và môi trường hướng dẫn thi hành nghị định số 26/CP

 Các văn bản dưới pháp luật và các quy định pháp luật khác:

dẫn tổ chức, quyền hạn và phạm vi hoạt động của thanh tra về bảo vệ môi trường

- Thông tư số 276 – TTMTG hướng dẫn về việc kiểm tra việc kiểm soát ô nhiễm đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh sau khi quyết định phê chuẩn báo cáo

về đánh giá tác động môi trường

đạt tiêu chuẩn môi trường cho các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất

Nhằm khích lệ bảo vệ môi trường, sở có kế hoạch hỗ trợ vốn với lãi suất ưu đãi cho các doanh nghiệp để đầu tư trang thiết bị nhằm giảm thiểu chất thải và áp dụng sản xuất sạch hơn

- Lập quỹ môi trường nhằm giảm thiểu các vấn đề rũi ro về môi trường

- Tổ chức các hoạt động giáo dục tuyên truyền

- Tổ chức các lớp đào tạo huấn luyện về môi trường cho các đoàn thể, cá nhân, tổ chức chuyên ngành và cho cộng đồng

1.5.1.2 Các biện pháp khác

Trang 31

22

bảo vệ môi trường

- Tổ chức đo đạc thường xuyên, phân tích CTR theo tỷ lệ trọng lượng các thành phần cơ bản giúp cho các cấp quản lý cơ sở đề ra những biện pháp tối ưu quản lý chất thải một cách hiệu quả

- Huấn luyện, đào tạo các cán bộ phục vụ công tác quản lý CTR

- CTR được tạo ra : số lượng, tỷ trọng, nguồn tạo thành

- Phương thức thu gom: thu gom riêng biệt hay kết hợp

- Mức độ dịch vụ cần cung cấp: lề đường, lối đi

kíp, lập lộ trình thu gom theo từng khu vực, ghi chép nhật kí và báo cáo

- Sử dụng hợp đồng huyện hoặc các dịch vụ tư nhân

- Thiết bị thu gom: kích cỡ, chủng loại, số lượng, sự thích ứng với các công việc khác

- Khôi phục nguồn lực: giá thành, thị trường, thu gom, phân loại…

- Tiêu hủy: phương pháp, địa điểm, chuyên chở, tính pháp lý…

- Mật độ dân số: kích thước nhà cửa, số lượng điểm dừng, lượng CTR tại mỗi điểm, những điểm dừng công cụ

Trang 32

23

- Các đặc điểm vật lý của khu vực: hình dạng và chiều rộng của đường phố, địa hình, mô hình giao thông ( giờ cao điểm, đường một chiều )

- Khí hậu: mưa gió, nhiệt độ…

- Đối tượng và khu vực phục vụ: dân cư ( các hộ cá thể và những điểm dừng công cộng), doanh nghiệp, nhà máy, khu thương mại

- Các nguồn tài chính và nhân lực

Các tiêu chí chính đặc trưng cho hiệu quả thu gom:

- Khối lượng chất thải được thu gom trong một giờ

- Chi phí của một ngày thu gom

- Chi phí cho mỗi lần dừng thu gom

- Số lượng người được phục vụ bởi một xe trong một tuần

 Các phương thức thu gom:

Thu gom định kỳ tại từng hộ gia đình: trong hệ thống này các xe thu gom chạy theo một quy trình đều đặn, theo tần suất đã được thỏa thuận trước Có nhiều cách

áp dụng khác nhau nhưng điểm chung là mỗi gia đình được yêu cầu phải có thùng rác riêng trong nhà và mang đến cho người thu gom rác vào những thời điểm và địa điểm đã được quy định trước

Thu gom ven đường: trong một số trường hợp chính quyền địa phương cung cấp những thùng rác đã được tiêu chuẩn hóa cho từng hộ gia đình, thùng rác này được đặt trước cửa nhà để công nhân vệ sinh thu gom lên xe rác Hệ thống thu gom này phải được thực hiện đều đặn và một thời gian biểu tương đối chinh xác

 Hệ thống thu gom rác và vận chuyển CTR

Hệ thống thu gom được chia thành 2 loại dựa theo kiểu vận hành gồm hệ thống xe thùng di động và hệ thống xe thùng cố định

- Hệ thống xe thùng di động: là hệ thống thu gom trong đó các thùng chứa đầy rác được chuyên chở đến bãi thải rồi đưa thùng không về vị trí tập kết rác ban đầu Hệ thống này phù hợp để vận chuyển CTR từ các nguồn tạo ra nhiều CTR

Trang 33

24

- Hệ thống xe thùng cố định: là hệ thống thu gom trong đó các thùng chứa đầy rác vẫn cố định đặt ở nơi tập kết rác, trừ một khoảng thời gian rất ngắn nhấc lên

và đổ rác vào xe thu gom

Những loại thùng chứa sử dụng với các hệ thống thu gom khác nhau được

trình bày ở bảng 1.8

Bảng 1.8 Các loại thùng chứa sử dụng với các hệ thống thu gom khác nhau

xe Kiểu thùng chứa Dung tích

Trang 34

25

- Các thùng chứa nhỏ bằng nhựa dẻo hay kim loại mạ điện, các túi nhựa hay giấy có sẵn

1.5.2 Các phương pháp xử lý

 Phương pháp ổn định CTR bằng công nghệ Hydromex

- Đây là loại công nghệ mới lần đầu tiên được áp dụng tại Hoa Kỳ (2/1996), công nghệ này nhằm xử lý CTR đô thị kể cả rác độc hại thành các sản phẩm phục

vụ xây dựng, làm vật liệu,…

áp lực lớn nén, ép, định hình các sản phẩm Rác sau khi được thu gom (rác hỗn hợp,

kể cả rác cồng kềnh) chuyển về nhà máy CTR không cần phân loại được đưa vào cát, nghiền nhỏ sau nó chuyển tới thiết bị trộn băng tải, chất thải lỏng được pha trộn trong bồn phản ứng, các chất trung hòa và khử độc xảy ra trong bồn Sau đó, chất thải lỏng từ bồn phản ứng được bơm vào các thiết bị trộn; chất thải kết dính với nhau sau khi thành phần polymer được cho thêm vào Sản phẩm ở dạng bột được chuyển đến nhà máy ép khuôn và cho ra sản phẩm mới, công nghệ này an toàn về mặt môi trường và không độc hại

Trang 35

26

Hình 1.1.Sơ đồ xử lý rác theo công nghệ Hydromex

Công nghệ Hydromex có những ưu điểm sau:

+ Công nghệ đơn giản, chi phí không cao

Trang 36

27

Quá trình ủ hữu cơ từ rác hữu cơ là một phương pháp truyền thống, được áp dụng phổ biến ở các nước đang phát triển hay ngay cả các nước phát triển như Canada Phần lớn các gia đình ở ngoại ô các đô thị tự ủ rác của gia đình mình thành phân bón hữu cơ (Compost) để bón cho vườn của chính mình Các phương pháp xử

lý phần hữu cơ của CTRSH có thể áp dụng để giảm khối lượng và thể tích chất thải, sản phẩm phân compost dùng để bổ sung chất dinh dưỡng cho đất, và sản phẩm khí methane Các loại vi sinh vật chủ yếu tham gia quá trình xử lý chất thải hữu cơ bao gồm vi khuẩn, nấm, men và antinomycetes Các quá trình này được thực hiện trong điều kiện hiếu khí hoặc kỵ khí, tùy theo lượng oxy có sẵn

Sự phân hủy khí diễn ra khá nhanh, chỉ sau khỏang 2 - 4 tuần là rác được phân hủy hòan tòan Các vi khuẩn gây bệnh và côn trùng bị phân hủy do nhiệt độ ủ tăng cao Bên cạnh đó, mùi hôi cũng bị hủy nhờ quá trình hủy yếm khí Độ ẩm phải được duy trì tối ưu ở 40 - 50%, ngoài khỏang này quá trình phân hủy đều bị chậm lại

Ủ yếm khí:

Công nghệ ủ yếm khí được sử dụng rộng rãi ở An Độ ( chủ yếu ở quy mô nhỏ) Quá trình ủ này nhờ vào sự hoạt động của các vi khuẩn yếm khí Công nghệ này không đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu tốn kém, song nó có những nhược điểm sau:

- Thời gian phân hủy lâu, thường là 4 – 12 tháng

Trang 37

- Tiết kiệm đất sử dụng làm bãi chôn lấp Tăng khả năng chống ô nhiễm môi trường Cải thiện đời sống cộng đồng

- Vận hành đơn giản, bảo trì dễ dàng Dễ kiểm soát chất lượng sản phẩm

- Giá thành tương đối thấp, có thể chấp nhận được

- Phân loại CTR được các chất có thể tái chế như ( kim loại màu, thép, thủy tinh, nhựa, giấy, bìa…) phục vụ cho công nghiệp

Trong quá trình chuyển hóa, nước rác sẽ chảy ra Nước này sẽ thu lại bằng một

hệ thống rãnh xung quanh khu vực để tuần hòan tưới vào rác ủ để bổ sung độ ẩm

Nhược điểm:

- Mức độ tự động của công nghệ chưa cao

- Việc phân loại chất thải vẫn phải được thực hiện bằng phương pháp thủ công nên dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe

- Nạp liệu thủ công, năng suất kém

- Phần tinh chế chất lượng kém do tự trang, tự chế

Phần pha trộn và đóng bao thủ công, chất lượng không đều

Biogas :

Trang 38

29

Rác có nhiều chất hữu cơ, nhất là phân gia súc được tạo điều kiện cho vi khuẩn kỵ khí phân hủy tạo thành khí methane Khí methane được thu hồi dùng làm nhiên liệu

 Phương pháp đốt

Đốt rác là giai đoạn xử lý sau cùng được áp dụng cho một loại rác nhất định không thể xử lý bằng các biện pháp khác Phương pháp thiêu hủy rác thường được

áp dụng để xử lý các loại CTR có thành phần dễ cháy Thường đốt bằng nhiên liệu

ga hoặc dầu trong các lò đốt chuyên dụng với nhiệt độ trên 10000C

Ưu điểm:

+ Khả năng tiêu hủy tốt đối với nhiều loại CTR

+ Có thể đốt cháy cả kim loại, thủy tinh, nhựa, cao su, một số chất dưới dạng lỏng và bán rắn và các loại chất thải nguy hại

+ Năng lượng phát sinh khi đốt rác có thể tận dụng cho các lò hơi, lò sưởi hoặc các ngành công nghiệp cần dùng nhiệt và phát điện

 Phương pháp chôn lấp

được chôn nén và phủ lấp bề mặt CTR trong bể chôn lấp sẽ bị tan rữa nhờ quá trình phân hủy sinh học bên trong để tạo ra sản phẩm cuối cùng là các chất giàu dinh dưỡng như axit hữu cơ, nitơ, các hợp chất giàu amon và một số khí như CO2, CH4

pháp kiểm soát các thông số chất lượng môi trường trong quá trình phân hủy chất thải khi chôn lấp

- Phương pháp này được nhiều đô thị trên thế giới áp dụng trong quá trình xử

Trang 39

+ Làm giảm nạn ô nhiễm môi trường nước ngầm và nước mặt

+ Các BCL khi bị phủ đầy, chúng ta có thể sử dụng chúng thành các công viên, làm nơi sinh sống hoặc các hoạt động khác

+ Ngoài ra trong quá trình hoạt động các bãi chôn lấp chúng ta có thể thu hồi khí gas phục vụ phất điện hoặc các hoạt động khác

+BCL là phương pháp xử lý CTR rẻ tiền nhất đối với những nơi có thể sử dụng đất

+ BCL là một phương pháp xử lý CTR triệt để không đòi hỏi các quá trình xử

lý khác như xử lý cặn, xử lý các chất không thể sử dụng, loại bỏ độ ẩm (Trong các phương pháp thiêu rác, phân hủy sinh học,…)

Nhược điểm:

+ Tốn rất nhiều diện tích đất, nhất là nơi tài nguyên còn đang khan hiếm + Khó khăn trong việc kiểm soát lượng khí thải và nước rỉ rác

+ Có nguy cơ gây cháy nổ nguy hiểm do phát sinh khí CH4 H2S;

+ Phải quan trắc chất lượng môi trường sau khi đóng cửa

 Phương pháp nhiệt phân

- So với phương pháp chôn lấp và phương pháp đốt, phương pháp nhiệt phân có nhiều ưu điểm hơn cho ra sản phẩm chính là than tổng hợp có hàm lượng lưu huỳnh thấp có thể dùng làm nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện

- Quá trình xử lý đơn giản vì xử lý trong nhiệt độ ( khoảng 500C) nên tránh được các nguy cơ phát sinh ra chất độc hại và hiệu quả xử lý

 Phương pháp sử lý cơ học

Các phương pháp xử lý cơ học bao gồm:

 Phân loại

Trang 40

Phân loại rác bằng tay: Quá trình này nên thực hiện từ hộ gia đình, trạm trung

trung chuyển và trạm xử lý trung tâm Việc phân loại rác bằng tay được thực hiện tốt nhất từ hộ gia đình

Phân loại rác bằng khí: Việc phân loại rác bằng khí được dùng cho các loại

rác có trọng lượng khác nhau và khô Rác sẽ được khí nén chia ra gồm hai thành phần nặng và nhẹ Thành phần nhẹ như giấy, chất dẻo, vải, nilon,… Thành phần nặng như kim loại, sắt,… Trong các cách phân loại này, các thành phần rác được dòng khí mang đi xa hay gần tùy thuộc vào tỷ trọng của chúng, sau đó chúng được thu gom theo mục đích phân loại

Phân loại rác bằng từ tính: là công việc thường dùng để chọn các vật liệu có

chứa săt Vật liệu có sắt được thu gom trước khi rác bị cắt nhỏ ra Trong hệ thống thiêu rác hiện nay, sắt được tách ra từ bộ phận tro tàn còn lại Người ta cũng có thể thiết lập hệ thống từ tính tùy vào mục đích mong muốn như làm giảm độ hao mòn các thiết bị xử lý rác, hay độ tinh khiết của sản phẩm được thu hồi

Sàng: là cách thức chọn lựa từ hỗn hợp rác nhiều thành phần có kích cỡ khác

nhau thành hai hay ba kích cỡ rác bằng một hay nhiều hơn lớp lưới sàng Sàng cũng

có thể là khâu nằm trước hay sau khâu cắt rác nằm sau khâu phân loại bằng khí

Ngày đăng: 01/11/2018, 23:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w