Vai trò của yếu tố ngôn ngữ đối với nghệ thuật cá tính hóa nhân vật

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn lưu quang vũ qua tập mùa hè đang đến (Trang 57 - 63)

5. Bố cục của khóa luận

3.2. Vai trò của yếu tố ngôn ngữ đối với nghệ thuật cá tính hóa nhân vật

Nhà văn sáng tạo ra tác phẩm nghệ thuật và đồng thời cũng sáng tạo ra nhân vật. Với mỗi nhân vật, nhà văn đều gửi gắm vào đó nhiều tâm tư,

nguyện vọng và cả những ước muốn thầm kín. Thành công của tác phẩm phụ

thuộc rất nhiều vào thế giới hình tượng mà tác giả xây dựng nên. Chính vì thế, mỗi nhà văn chọn cho mình một hướng đi riêng phù hợp với chủ thể sáng tạo và nội dung, đối tượng thể hiện để từ đó cá tính sáng tạo và phong cách nhà văn được thể hiện. Đến với Lưu Quang Vũ, chúng ta thấy ông đã tạo ra được những nhân vật mang đậm cá tính trong những câu chuyện được kể và nhờ vậy mà độc giả đã luôn hướng về ông với một tình yêu đặc biệt. Việc lựa

chọn và sử dụng hệ thống ngôn ngữ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc cá tính hóa nhân vật. Có thể thấy rằng, Lưu Quang Vũ đã vận dụng linh hoạt hệ thống ngôn ngữ mà chủ yếu là từ láy, từ Hán Việt, từ hội thoại, các câu hỏi tu từ, câu có chứa tình thái ngữ… để tạo ra những hình tượng điển hình, dễ nhận diện.

Đến với truyện ngắn Lưu Quang Vũ, chúng ta bắt gặp một thế giới

nhân vật với nhiều loại người được cá tính hóa bằng các phương tiện

ngôn ngữ đa dạng. Thế giới nhân vật mà ông xây dựng trong “Mùa hè đang

đến” là anh Bân- con người nhũn nhặn; là người chiếu đèn luôn hết mình vì

nghệ thuật; là giáo sư Tường suốt đời tận tụy với nghề y; là kiến trúc sư Mạnh Hiến có tài năng nhưng lại để tài năng đó trở nên vô ích; là anh Y sống lọc lõi và khôn ngoan nhưng cuối đời mà anh vẫn chưa làm được gì, vẫn là một kẻ vô tích sự; là anh Thình với những ước mơ, hoài bão lớn mà do hoàn cảnh nên không làm gì được; là người đưa thư tận tụy với nghề… Ngần ấy nhân vật đã được Lưu Quang Vũ khắc họa thành công qua hệ thống ngôn ngữ riêng biệt, khó trộn lẫn để hình thành nên một thế giới nghệ thuật đặc sắc chỉ có ở nhà văn này. Đến với Lưu Quang Vũ, bạn đọc đặc biệt ấn tượng với anh Thình. Bởi con người ta không bao giờ chịu sống trong tình trạng khép kín, bưng bít. Có thể nói trong mỗi con người của những miền thôn quê và miền rừng hẻo lánh xa xôi đều có một anh Thình ở bên trong con người họ. Lúc nào cũng hướng đến những chân trời mới lạ, những miền đất mới lạ, hướng tới nơi có ánh sáng văn minh. Chỉ có một chuyến đi dân công của anh Thình trong kháng chiến chống thực dân Pháp mà đã đem về cho cái xóm Vực ở miền rừng núi ấy bao nhiêu cái lạ lùng… Anh Thình với bao ước mơ muốn thay đổi cuộc đời, muốn đi đây đi đó để mở rộng tầm mắt, một người chiều

chiều ngồi trên chòi đọc tin chiến sự, được cho là: “Giọng anh lảnh lót, véo

Cuối cùng, rồi cái anh Thình ấy- mặc dầu nói lên nguyện ước sâu kín của mọi con người xóm Vực- người trong xóm vẫn coi anh là điên điên, gàn gàn, không bình thường. Tất cả điều đó được nhà văn xây dựng qua các câu hỏi tu

từ cũng như các từ láy: “Cái cậu Thình này, bà con xóm giềng khuyên can thế

nào cũng chẳng nghe, cứ khăng khăng đòi về Hà Nội ở. Trên đó giờ người ta

đã chia ruộng cho anh em cậu ấy. Ở quê mà làm ăn có phải hơn không?” [37,

tr.41]

Đọc “Mùa hè đang đến”, chúng ta còn thấy bức chân dung của người

vợ- chị Diệp hiện lên thật trang trọng qua lời nhận xét của nhân vật tôi- anh

nhà báo thông qua việc sử dụng các từ Hán Việt: “Trông chị không còn là cô

thiếu nữ trẻ trung, tươi tắn như tôi mường tượng, nhưng nét mặt hiền hậu vẫn

rất xinh đẹp, và hiển nhiên đó là một người phụ nữ đảm đang.” [37, tr.142].

Trong truyện Những người bạn, khi dựng cuộc gặp gỡ của mấy ông già

vốn là bạn chiến đấu cũ, Lưu Quang Vũ đã cho xuất hiện nhân vật Cấn- một

thành viên hư hỏng, từng vào tù, và bây giờ sống rất nhếch nhác: “Trông ông

ta… nhếch nhác bê tha làm sao ấy, mà lại có vẻ lấm lét…” [37, tr.185]. Qua

hai từ láy “nhếch nhác”, “lấm lét”, bạn đọc rất dễ hình dung một chân dung

lôi thôi, bẩn thỉu, không gọn gàng, vì bị bỏ mặc cho ra sao thì ra và cách ứng xử liếc nhìn nhanh rồi lại quay đi chỗ khác với vẻ vụng trộm, sợ sệt của nhân vật Cấn. Cấn đã không làm lại nổi cuộc đời mình cũng chỉ vì tình bạn, vì sự cưu mang thiếu nguyên tắc và thiếu nghiêm khắc của bạn. Với câu hỏi tu từ,

nỗi niềm của ông Cấn lại được thể hiện rõ: “Vâng, nếu ngay lần đầu ấy tôi bị

xử phạt thích đáng biết đâu tôi không dám phạm tội lần thứ hai, biết đâu đời

tôi không đến nỗi hư hỏng hoàn toàn như bây giờ?” [37, tr.196]. Truyện được

viết từ năm 1982 nhưng vẫn còn là vấn đề của hôm nay.

Ngoài ra, nhà văn còn xây dựng nhân vật Mạnh Hiến có tài năng nhưng không biết tận dụng tài năng của mình rồi làm những người xung quanh khổ

theo: “Kiến trúc sư là nhà nghệ sĩ, sự nghiệp của tôi là sáng tạo, chứ không phải là phục vụ các thứ đơn đặt hàng lặt vặt của các công ty xây dựng…”

[37, tr.93]. Câu nói mang tính chất khẳng định, ngôn ngữ rõ ràng, phép điệp ngữ pháp thể hiện tính cách dứt khoát, thậm chí có gì đó liều lĩnh, lì lợm của nhân vật.

“Mùa hè đang đến”, một hệ thống nhân vật đa dạng và đa diện

được cá tính hóa bằng các phương tiện ngôn ngữ chỉ rõ tính cách của

từng loại người. Với tư cách người quan sát, Lưu Quang Vũ đem đến cho

bạn đọc những chân dung khó quên. Vui hóm, nhẹ nhàng mà thấm, không ác

ý mà đau, qua chân dung một con người như anh Bân: “Anh không bao giờ

làm mất lòng ai vì không bao giờ anh cãi lại ai…” [37, tr.59] “Không bao giờ

ngã trên đường vì một lẽ rất đơn giản là anh không đi đâu, anh đứng yên một

chỗ” [37, tr.60]. Bằng phép điệp cú pháp, chúng ta thấy anh Bân là một người

“không bao giờ” nhấn mạnh khả năng xảy ra, để từ đó ta thấy một con

người quá ư bằng phẳng, quá ư nhạt nhẽo trong cuộc sống “Việc gì đông

người cho là đúng, anh ủng hộ, việc gì đông người cho là sai, dĩ nhiên anh

cũng cho là sai” [37, tr.60], không có chứng kiến mà chỉ làm theo số đông.

Thế nhưng, cuối cùng, anh Bân cũng không tránh khỏi bị những loại người như anh Đào Ty cho vào cuộc, cho dây vào những kiện tụng và đấu đá, để cuối cùng trơ ra là một con người nhạt nhẽo và vô tích sự. Qua nhân vật anh Bân, chúng ta thấy một chân dung vô vùng nhạt nhẽo giữa cuộc sống, không làm gì có ích, không có chứng kiến riêng mà tất cả anh đều đồng ý theo số đông, anh không làm gì ai. Nhưng cuối cùng, anh vẫn bị người ta cho dây vào đấu đá, kiện tụng… có lẽ cuộc đời cần phải thế, không thể cứ bằng phẳng, nhạt nhẽo mãi được.

Hay chân dung anh Y: “Anh lọc lõi, khôn ngoan là thế, vậy mà sự khôn

chẳng làm được gì, chẳng có một thành quả nào, gần như không có nghề ngỗng gì, trước sau anh vẫn chỉ là một người vô tích sự! Anh vất vả quá! Anh

lại sắp sang một cơ quan mới!...” [37, tr.127]. Chính những câu nói của nhân

vật tôi- người kể chuyện đã làm cho hình tượng anh Y trở nên đáng thương,

điệp từ “anh” nhằm mục đích nhấn mạnh một con người lọc lõi, khôn ngoan

nhưng cuối cùng tấm màn che phủ cũng phải bị hất ra và hơn ai hết, người góp phần làm điều đó lại là một người từng rất tôn trọng và muốn học theo, làm theo anh Y. Vậy mà có ai ngờ rằng, anh Y trước kia là một người được

xem là mơ ước, là thần tượng của nhiều người: “Tôi coi anh như một bậc đàn

anh, một người thầy, một nhân cách độc đáo, một trí tuệ vừa sâu sắc vừa thực tế, một kho kinh nghiệm phong phú dạy tôi bao bài học về cách sống, cách xử

thế, khi làm việc cũng như trong mọi mối quan hệ…” [37, tr.114]. Với phép

điệp cú pháp, anh Y hiện lên là một con người toàn hảo, chưa bao giờ anh làm sai điều gì, nhấn mạnh đến nhân cách cao thượng và một người toàn tài nhờ phép điệp cú pháp là một nét độc đáo riêng của nhà văn này mà không phải ai cũng làm được.

Phép im lặng cũng là một trong những yếu tố quan trọng làm nên bức

chân dung nhân vật: “Xin anh… xin anh… Tôi cũng đoán là anh sẽ nổi giận…

Nhưng đúng như thế đấy… Tôi đâu dám… Tôi biết tôi không có quyền… Nhưng xin anh… Tôi đã đánh điện cho mẹ nó… Cô ấy sẽ tới… Chúng tôi sẽ

trở lại… Anh hiểu cho… Xin anh…” [37, tr.147]. Đó là những câu nói của bố

đẻ Hà Vân, một phó tiến sĩ với vẻ nhã nhặn, lịch sự vì những lỗi lầm trong quá khứ, vì biết mình có lỗi và mong muốn nhận được sự thông cảm. Phép điệp còn thể hiện tình cảm thống thiết của nhân vật trong truyện. Chỉ bằng những câu văn ngắn ngủi, với việc sử dụng ngôn ngữ một cách điêu luyện, nhà văn đã phác họa ra một nhân vật với vẻ nhún nhường, hối lỗi… bên cạnh đó, ta còn thấy tâm trạng hối hận và thái độ chừng mực của vị phó tiến sĩ.

Ngôn ngữ có lẽ là yếu tố đầu tiên góp phần hình thành tính cách nhân vật, muốn nhận diện nhân vật thì nhất thiết phải thông qua hệ thống ngôn ngữ. Nắm được vai trò quan trọng của ngôn ngữ trong việc cá tính hóa nhân vật, Lưu Quang Vũ đã xây dựng được một thế giới nhân vật đa dạng và phong phú, đủ mọi loại người: xấu có tốt có, có ích có, vô ích có… nhưng tất cả đều được hiện lên sắc sảo qua ngòi bút tinh tế và sâu sắc của nhà văn. Chúng ta có thể tìm thấy những cung bậc cảm xúc: buồn, khát vọng, đau đớn… tất cả

đều có ở nhà văn này ở những năm bảy mươi. Và với tập truyện ngắn “Mùa

hè đang đến”, Lưu Quang Vũ đã cố gắng thể hiện hết các cung bậc tình cảm

đó trong truyện ngắn mà ông đã viết, chính vì thế truyện ngắn của ông để lại nhiều dư vị trong lòng bạn đọc. Đặc biệt, độc giả sẽ không bao giờ quên những nhân vật trong tác phẩm, đó không chỉ là nhân vật, là mẫu người lí tưởng hay những bức chân dung nhà văn xây dựng nên mà đó còn là bức tranh phản ánh tinh thần và đời sống của chính tác giả- con người của những năm tháng sôi động.

Quả thật, tuy các nhân vật của Lưu Quang Vũ có những điểm chung như cùng là bác sĩ: bác sĩ Mạc, bác sĩ Oanh, giáo sư Tường… cùng là những người phụ nữ: Mai, Oanh, Diệp… nhưng mỗi người được xây dựng bằng một hệ thống ngôn ngữ khác nhau nên qua mỗi trang văn, mỗi lời kể ta lại bắt gặp một nhân vật khác nhau với những nét tính cách, ngoại hình khác nhau. Ở đây, như ta thấy, mỗi truyện là một câu chuyện khác nhau được khắc họa rất sinh động. Cuộc sống của họ đa số rơi vào bế tắc mà chưa tìm được lối thoát. Nhân vật không trùng lặp, không nhàm chán và gây được ấn tượng sâu sắc cho người đọc nó. Với ngôn ngữ vừa giản dị vừa giàu chất thơ lại gần gũi, đậm đà tình cảm Lưu Quang Vũ đã tạo nên hệ thống nhân vật đặc sắc mà độc giả không thể bắt gặp ở bất kì nhà văn nào khác. Có lẽ vì vậy mà mỗi cảnh

người đọc u buồn, suy tư, chiêm nghiệm như chính tác giả về cuộc đời, về số phận con người. Đặc biệt, với ngôn ngữ phù hợp, Lưu Quang Vũ đã thành công trong việc khám phá và xây dựng những nhân vật có vẻ đẹp chiều sâu, ẩn sâu trong tâm hồn con người với tất cả chiều sâu, sự tinh tế, sắc sảo. Để

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn lưu quang vũ qua tập mùa hè đang đến (Trang 57 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)