Một số kiểu câu có giá trị tu từ

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn lưu quang vũ qua tập mùa hè đang đến (Trang 47 - 57)

5. Bố cục của khóa luận

2.3.3. Một số kiểu câu có giá trị tu từ

Trong các phương thức tu từ cú pháp, bên cạnh phép điệp và phép im lặng thì một số kiểu câu có giá trị tu từ cũng góp phần không nhỏ làm nên nét

đặc sắc trong ngôn ngữ nghệ thuật tập truyện ngắn “Mùa hè đang đến” của

Bảng 2.9

BẢNG THỐNG KÊ MỘT SỐ KIỂU CÂU CÓ TÁC DỤNG TU TỪ

TRONG TẬP TRUYỆN NGẮN MÙA HÈ ĐANG ĐẾN

Tên kiểu câu Tổng số

bài Số lượt dùng Tỉ lệ (%) (Xét theo số lượng dùng 3 kiểu câu đã khảo sát) Câu hỏi tu từ 11 153 50% Câu có thành phần chú thích 11 103 33.7%

Câu chứa tình thái ngữ 11 50 16.3%

Tổng 306 100%

Câu hỏi tu từ

Câu hỏi tu từ còn được gọi là câu hỏi khẳng định, tức là dùng hình thức câu hỏi nhưng mục đích của người nói là để khẳng định điều đang nói ra chứ không nhằm yêu cầu được trả lời.

Trong tác phẩm văn học, câu hỏi tu từ luôn tạo ra hiệu ứng nghệ thuật cao, đem lại cho người đọc nhiều suy nghĩ, trăn trở về thân phận, nỗi niềm của nhân vật, thái độ của người kể chuyện. Khảo sát 215 trang tập truyện

ngắn “Mùa hè đang đến”, chúng tôi liệt kê được 153 câu hỏi tu từ. Như vậy,

bình quân cứ hơn 1 trang (khoảng 1.4 trang) tiểu thuyết lại xuất hiện 1 câu hỏi tu từ.

Là một nhà nghệ sĩ đa tài, một người luôn trăn trở trước hiện thực cuộc sống và số phận con người, Lưu Quang Vũ đã sử dụng hệ thống câu hỏi tu từ khá dày đặc và mang nhiều ý nghĩa. Chúng đã tạo nên cảm giác ám ảnh khôn nguôi cho người đọc:

(1) Còn chê rằng con người anh Bân bằng phẳng nhạt nhẽo ư? Có người gồ ghề cũng phải có người bằng phẳng chứ, và – như ở trên đã nói- nhạt nhẽo đâu phải một khuyết điểm? Có bao giờ bạn thấy người ta đưa một

người ra phê bình vì tội nhạt nhẽo đâu nào? [37, tr.60-61]

(2) Chỉ có thế mà cô ta cũng đau khổ ư? Oanh thầm nghĩ, không hát

được, thế mà là tai họa ư? Ghê gớm nhỉ? [37, tr.163]

Câu hỏi tu từ nhiều khi không chỉ mang tính khẳng định mà đôi khi chúng còn mang ý nghĩa hoài nghi, đó cũng chính là tâm trạng của nhà văn trước cuộc đời. Có lẽ chỉ có sử dụng đúng và đủ câu hỏi tu từ thì Lưu Quang Vũ mới có thể bày tỏ được nỗi lòng của mình đồng thời khẳng định tính cách nhân vật và giá trị của tập truyện ngắn.

Câu có thành phần chú thích

Thành phần chú thích của từ chính là “thành phần ngữ pháp để thuyết minh thêm nội dung hay giải thích, bổ sung thêm khía cạnh nào đó cho từ mà nó phụ thuộc về nghĩa” [2, tr.190]

Thành phần chú thích có thể là từ, cụm từ, câu hoặc chuỗi câu. Trong 11 truyện ngắn này thì chúng tôi thấy rằng thành phần chú thích ở đây chủ yếu là cụm từ và câu.

Khảo sát tập truyện ngắn của Lưu Quang Vũ, chúng tôi thống kê có 103 lượt dùng (chiếm 33.7%), có thể chia chúng thành các loại như sau:

- Thành phần chú thích của câu:

Ví dụ:

(1) Giọng anh lảnh lót, véo von như giọng con gái- các bà, các chị trong

xóm nhận xét thế! [37, tr.34]

(2) Trời vừa xẩm, hầu khắp dân xóm đã kéo đến bãi đất trước đình- xóm

Vực cũng có một cái đình nhỏ, thờ thành hoàng, lâu nay được coi như trụ sở

- Thành phần chú thích của từ: Ví dụ:

(1) Gần đây, bà con khối phố rất bất bình về việc anh mưu chiếm cứ căn

buồng của chị Thuần, chị ruột của anh, vợ của một liệt sĩ quân đội. [37,

tr.23]

(2) Cả lớp văn I Sư phạm xì xào về chuyện Mai yêu anh Hiến, kiến trúc

sư ở một cơ quan xây dựng ở thành phố. [37, tr.90]

Câu chứa tình thái ngữ

Tình thái ngữ (hay phụ ngữ chỉ tình thái) là thành phần có thể chỉ độ tin cậy hay ý kiến khi nội dung các ý kiến có sắc thái tình cảm rõ nét thì phụ ngữ chỉ ý kiến mang tính chất cảm thán. [2, tr.172]

Trong quá trình khảo sát, chúng tôi thống kê được 50 lượt dùng (chiếm 16.3%) câu chứa tình thái ngữ trong tập truyện ngắn của Lưu Quang Vũ. Có

thể kể đến các tình thái ngữ như: “ấy chết”, “chao ôi”, “trời đất ơi”, “hình

như”… Những ngữ tình thái này có vai trò hết sức quan trọng trong việc thể

hiện trực tiếp thái độ của nhận vật cũng như người kể chuyện. Nó góp phần

làm cho câu chuyện rõ ràng hơn. Với “Mùa hè đang đến”, các tình thái ngữ

bao gồm:

- Câu có tình thái ngữ chỉ độ tin cậy:

Ví dụ:

(1) Giáo sư giám đốc nhớ cách đây mấy năm, chính bác Mạc đã khám

và giải quyết một ca tương tự như thế này, hình như bác có ghi chép rất kĩ

trong sổ tay. [37, tr.26-27]

(2) Một lúc sau, tiếng súng vẫn nổ dữ, nhưng hình như bọn giặc đã vào

được bản. [37, tr.49]

- Câu có tình thái ngữ mang tính chất cảm thán:

(1) Trời ơi, cô tưởng tôi sung sướng lắm đấy à? [37, tr.171]

(2) Chao ôi, với những chuyện như vậy, sống cùng anh ấy, tôi luôn cảm

Chương 3

VAI TRÒ CỦA CÁC YẾU TỐ NGÔN NGỮ TRONG THẾ GIỚI NGHỆ

THUẬT CỦA TẬP TRUYỆN NGẮN MÙA HÈ ĐANG ĐẾN

3.1. Vai trò của hệ thống ngôn ngữ đối với nội dung thể hiện của tập

truyện Mùa hè đang đến

Ngôn ngữ là một trong những yếu tố quan trọng nhất góp phần khẳng định phong cách nhà văn cũng như nội dung mà nhà văn muốn hướng đến. Trong truyện ngắn của Lưu Quang Vũ, ngòi bút của ông không viết về những

gì “quyết liệt” của cuộc sống. Những truyện ngắn nằm trong tập “Mùa hè

đang đến” là những mảnh ghép của cuộc sống, đó là những kỷ niệm về quá

khứ, về một vùng quê, về tuổi trẻ, về tình yêu đầy mơ ước và khát vọng để rồi qua bao năm tháng, vẫn còn nguyên vẹn, vẫn lung linh ngời sáng. Truyện của Lưu Quang Vũ không nặng nề tình cảm, không thiên bày tỏ sự thương xót đối với nhân vật mà ở đó hàm chứa một lời nhắc nhở nhẹ nhàng nhưng sâu cay làm cho người đọc thực sự cảm động và thấy mình dường như phải sống tốt hơn, có trách nhiệm hơn với con người và cuộc sống. Dưới ngòi bút của Lưu Quang Vũ, các phương tiện, biện pháp tu từ (từ láy, từ vay mượn Ấn- Âu, so sánh tu từ, ẩn dụ tu từ, phép điệp, câu có thành phần chú thích, câu có tình thái ngữ…) trở thành công cụ đắc lực cho việc làm rõ và nhấn mạnh nội dung được phản ánh.

Ngòi bút Lưu Quang Vũ hướng về hiện thực cuộc sống đời thường một cách tinh tế và sắc sảo thông qua các phương tiện ngôn ngữ độc đáo.

Ngôn ngữ trong truyện ngắn của Lưu Quang Vũ là ngôn ngữ giàu cảm xúc, mang tính đời thường, thể hiện sự trải nghiệm và cá tính nhà văn trong việc tạo nên những câu chuyện nhẹ nhàng nhưng mang nhiều ý nghĩa. Đến với

Mùa hè đang đến”, người đọc được tiếp xúc với những câu chuyện về những

nhà văn nhấn mạnh là: con người sống phải có nghề, sống với nghề và say mê với nghề. Để xây dựng thành công bức tranh hiện thực cuộc sống, nhà văn Lưu Quang Vũ đã viết và cống hiến không biết mệt mỏi. Ta bắt gặp trong tập truyện ngắn cuộc sống của bốn ông bạn già ở cùng phố, tác giả đã ca ngợi một tình bạn giữa những người lớn tuổi, biết hi sinh và mang lại cho nhau những

gì tốt đẹp nhất dù cho người ta vẫn “Không hiểu sao bốn ông già tính tình,

nghề nghiệp, địa vị xã hội không giống nhau ấy lại thân với nhau? [37, tr.7].

Những câu chuyện nhỏ nhặt nhất cũng được nhà văn đưa vào một cách tinh tế và nhẹ nhàng, ông đã sử dụng khá nhiều thành phần chú thích, trước hết nó là

sự bổ sung cũng như lí giải nhằm làm rõ đối tượng được nói đến: “Ngược lại,

tôi – một người chồng hay bị vợ xem thường- cũng đem vợ anh Bân ra để vợ tôi tự xét cái tính đanh đá của mình mà thấy ngượng: “Em xem: vợ anh Bân mới dịu dàng làm sao! Hết sức quý nể chiều chuộng chồng! Gia đình đâu ra

đấy!”” [37, tr.58] thành phần sau dấu gạch ngang là để giải thích cho nhân

vật “tôi” đó chính là người chồng, thế nhưng đó là một người chồng đặc biệt mà được tác giả chú thích thêm là một người chồng hay bị vợ xem thường. Bởi hay bị vợ xem thường nên người chồng mới cố tình đem vợ người khác ra để so sánh với vợ mình để vợ mình thấy ngượng, thành phần chú thích cho người đọc một cách hiểu trọn vẹn về dụng ý nghệ thuật của nhà văn. Hay

trong truyện ngắn Bạn già có câu “Ở đó, bác sĩ Mạc- ông bạn già thân yêu

của họ- đang đấu tranh cho cuộc sống” [37, tr.30], thành phần chú thích

mang ý nghĩa to lớn, nó khẳng định tình bạn cao quý và bền vững giữa những ông bạn già trong mọi hoàn cảnh, luôn bên nhau và mang lại cho nhau những điều tốt đẹp nhất. Trong truyện ngắn của mình, Lưu Quang Vũ cũng không quên đi cuộc sống của những người mà người ta vẫn thường gọi là thị dân, nó thể hiện tầm nhìn của nhà văn trước cuộc sống, thông qua việc khắc họa gian

“Gian buồng của anh coi nhà xác khá khang trang lịch sự: đèn nê- ông, tủ

lệch gắn gương, ti- vi, ra- đi- ô, bộ xa- lông xinh xắn, đôi găng tay bằng cao

su trắng- dụng cụ làm việc của Ty- vắt trên thành ghế… [37, tr.79]”. Đó

cũng chính là cách mà nhà văn giới thiệu cho chúng ta về cuộc sống của một lớp người trong xã hội lúc bấy giờ. Trong truyện ngắn Lưu Quang Vũ còn có một mạch ngầm lặng lẽ và tuôn chảy qua những trang văn xuôi của ông. Viết

về cái giả: cái bậy, cái tệ, cái xấu, cái ác như là sự bội bạc trong Tiếng hát, sự

đổ vỡ các thần tượng trong Anh Y, sự ân hận và mặc cảm tội lỗi trong Những

người bạn… ta thấy rõ cái đích mà nhà văn muốn hướng đến, niềm khao khát

mà Lưu Quang Vũ muốn bày tỏ là sao cho cuộc sống và tình người được đẹp hơn, trong trẻo hơn. Cuộc sống không còn là một màn sương lung linh hấp dẫn mà đã có phần mờ đục, bảng màu không còn chỉ một màu hồng trong suốt mà đã có sự đối chọi đen- trắng, tình đời đã thấy nhạt bớt đi những nỗi lo chung mà gia tăng cái vị riêng tư… chính vì thế truyện của ông, từ đầu những năm tám mươi này đã là sự báo hiệu, là bước tiền trạm cho các vấn đề nổi lên gay gắt cho văn xuôi hôm nay.

Một thế giới tình yêu bình dị được thể hiện bằng một hệ thống

phương tiện ngôn ngữ giàu sức biểu hiện. Đó là tình yêu vượt qua mọi sự

ngăn cấm của chi đoàn, của gia đình. Dù cho mẹ Mai có nói gì đi chăng nữa:

Trời đất ơi, cái thằng vô tích sự ấy nó là cái gì mà mày phải mê muội vì

nó?”[37, tr.95] thì Mai vẫn đến với Hiến: “Mai gục đầu vào vai anh nức nở.

Không! Mai không thể sống thiếu anh được! Mai sẽ làm theo quyết định của

anh, Mai tin tưởng ở anh, tự hào về anh…” [37, tr.97], thế nhưng, tình yêu

mãnh liệt đó lại gặp nhiều sóng gió khi hai người chung sống với nhau, nhưng

dù thế nào thì cuối cùng Hiến vẫn nghĩ về Mai “Mai đang làm gì lúc này?”

[37, tr.112]. Cũng không kém phần sóng gió, tình yêu giữa Oanh và Vấn là một mối tình đẹp, yêu nhau rội họ quyết định lấy nhau và sống với nhau chín

năm hạnh phúc, nhưng rồi, đến một ngày, Oanh không ngờ “… không phải

những lời đồn đại mà là chị đã chứng kiến tận mắt: anh Vấn, chồng chị đã

lừa dối chị” [37, tr.60]. Và hai con người hiền lành, chừng mực ấy lại cãi

nhau, thậm chí là nói với nhau những câu nặng lời mà cả đời họ chưa bao giờ nói với ai cả. Có lẽ, cái đích hạnh phúc thực sự mà con người hướng đến phải trải qua nhiều thử thách, chông gai, có thế, họ mới hiểu được lòng nhau và gắn bó với nhau hơn, cuộc sống cần thêm những gia vị như thế. Ngoài ra, tình yêu trong truyện ngắn Lưu Quang Vũ còn là những mối tình cao thượng, hi

sinh cho người mình yêu, hiểu và thông cảm cho nhau “Nhưng tôi có thể tha

thứ cho Diệp được không? Có thể tha thứ được không? Ừ, mà sao lại không

nhỉ?”[37, tr.133]. Hay đôi khi đó là một tình yêu được xây dựng từ sự nể

phục, mến phục người chồng của mình “Tôi chưa thấy người vợ nào yêu

chồng, phục chồng, sợ chồng như chị vợ anh Y” [37, tr.118]. Những câu

chuyện về tình yêu là đề tài muôn thuở của các nhà văn, Lưu Quang Vũ cũng không đi chệch ra khỏi quỹ đạo đó, nhà văn đã đưa đến cho bạn đọc những câu chuyện tình yêu khác nhau qua những cung bậc cảm xúc thâm trầm để rồi người nghệ sĩ đa tài đó lại mang đến tình yêu cho những ai thực sự cần phải ở bên nhau như định mệnh giữa cuộc đời đầy thăng trầm.

Đặc biệt, những chuyện đời bình dị mà thấm đẫm tình người được thể hiện bằng một hệ thống phương tiện ngôn ngữ giàu sức biểu cảm

cũng là một chủ đề hấp dẫn trong truyện ngắn của Lưu Quang Vũ. Đó là

câu chuyện về người chiếu đèn, sống và cống hiến hết mình cho nghệ thuật dù

anh đang đứng ở bất kì vị trí nào: “Tôi không trở thành một đạo diễn hay một

nghệ sĩ biểu diễn, điều đó có sao đâu: Tiếng vỗ tay rầm rộ khán giả dành cho

các nghệ sĩ, tôi coi cũng là dành cả cho tôi, người chiếu đèn không có tên

trong bảng quảng cáo của nhà hát[37, tr.215]. Bên cạnh đó, ta còn bắt gặp

cư lên xóm Vực, mà đặc biệt là cậu bé Quang. Bằng việc sử dụng câu có

thành phần chú thích, từ láy giàu sức gợi, biện pháp điệp từ ngữ: “Lần ấy,

chúng tôi đang quay một bộ phim về những người chở bè dọc sông Thao, tôi

và mấy anh bạn định ghé lại xóm Vực ở chơi mấy hôm, vậy mà- tôi không

ngờ- anh Thình đã không còn nữa… Ở nhà Gành ra, tôi cứ đi lang thang

mãi ven những bìa rừng, lũng núi ngày xưa. Hình ảnh anh Thình cứ ám ảnh

trong tôi mãi, hình ảnh một con người khao khát vươn tới một cái gì cao hơn,

đẹp hơn chính bản thân mình nhưng không được hoàn cảnh và sức lực cho

phép [37, tr.43]. Sử dụng câu chứa tình thái ngữ cũng giúp nhà văn thể hiện

những nỗi niềm sâu kín của mình đồng thời khẳng định nhận định là đúng

nhưng hàm chứa thái độ đánh giá của người viết. Ở truyện ngắn Đứa con, bố

đẻ của bé Hà Vân có kể lại rằng: “Ít năm sau, khi tôi đi thực tập sinh ở nước

ngoài về, có một lần tình cờ tôi nghe phong phanh: đứa con mà cô ấy đến

bệnh viện để… hình như vẫn được ra đời, đã được ai đó đem về nuôi” [37,

tr.145]. Tuy sử dụng từ “hình như” thế nhưng, người viết biết chắc chắn rằng

đứa con vẫn được ra đời. Có những câu văn, yếu tố tình thái được thể hiện rõ hơn, đó là tấm lòng thương cảm, thái độ xót xa… trước số phận con người, nhiều khi tâm trạng của nhân vật được đẩy lên cao độ, thể hiện những xúc

cảm mạnh mẽ: Trời ơi, cô tưởng tôi sung sướng lắm đấy à?” [37, tr.171]

hay Chao ôi! Thật là ngọc để ngâu vầy, người ta không xót con gái người ta

sao được!” [37, tr.107] Đặc biệt, trong truyện ngắn của mình, Lưu Quang Vũ

còn sử dụng hệ thống các câu hỏi tu từ một cách phổ biến, đó không phải là sự hồ nghi mà là ước muốn khẳng định giá trị con người trước cuộc sống, là những lầm lạc trong lối sống suy nghĩ. Hỏi mà không cần nhận lại câu trả lời,

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn lưu quang vũ qua tập mùa hè đang đến (Trang 47 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)