Vai trò của yếu tố ngôn ngữ đối với phong cách ngôn ngữ của nhà văn

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn lưu quang vũ qua tập mùa hè đang đến (Trang 63 - 144)

5. Bố cục của khóa luận

3.3. Vai trò của yếu tố ngôn ngữ đối với phong cách ngôn ngữ của nhà văn

thấy một chút rung cảm, một chút suy tư cùng nhà văn, một chút quý trọng nâng niu những gì tốt đẹp, cái tương lai cũng như quá khứ đáng quý. Nhà văn còn có thêm một nhiệm vụ nữa là bồi đắp thêm cho độc giả cái nhìn đúng đắn trước cuộc sống, cách nhận diện một vấn đề để rồi không chỉ hiểu và thông cảm cho nhân vật mà phải biết rút ra những bài học rồi từ đó từ hoàn thiện nhân cách trước mọi đổi thay, trước những cám dỗ của cuộc sống.

3.3. Vai trò của yếu tố ngôn ngữ đối với phong cách ngôn ngữ của nhà văn văn

Nhà văn vô tình hay đôi khi cũng có sự cố tình để tạo dựng cho mình một phong cách ngôn ngữ riêng. Trong quá trình sáng tạo ra đứa con đẻ của mình, nhà văn đã dùng một hệ thống ngôn ngữ riêng để vừa khắc họa chân dung nhân vật vừa thể hiện nội dung tác phẩm, từ đó định hình nên một phong cách riêng, không trộn lẫn mà nhìn vào ta biết ngay là người này chứ không phải là người khác.

Đến với truyện ngắn của Lưu Quang Vũ, người kể chuyện thường là người kể chuyện bên trong với điểm nhìn cố định mang đậm dấu ấn chủ quan, cái nhìn thông qua lăng kính của nhà thơ đầy chiêm nghiệm về cuộc đời và số

phận con người. Trong tập truyện ngắn “Mùa hè đang đến”, nhà văn cũng

như nhân vật đã sử dụng một lớp ngôn từ gợi cảm thông qua lớp từ hội thoại, biện pháp so sánh tu từ, câu hỏi tu từ… qua đó, những dòng tâm trạng, suy nghĩ về đời sống xung quanh, về những con người mà nhà văn gặp thường

ngày, về những mối quan hệ riêng biệt, về những nỗi đau lớn lao, những hạnh phúc… hiện lên rõ nét.

Ở Lưu Quang Vũ, chúng ta thấy một văn phong giản dị mà thâm

trầm. Khảo sát trong 11 truyện ngắn của Lưu Quang Vũ, chúng tôi thấy ông

sử dụng hệ thống từ láy khá phong phú. Đó là những từ khái quát hóa về đặc điểm, tính cách nhân vật; là những từ mang ý nghĩa sắc thái rõ nét, thể hiện các cung bậc cảm xúc trước những biến động, sự kiện lớn lao; là những âm thanh đời thường, là tiếng cười giòn giã giữa đêm khuya; là những từ miêu tả hình dáng, dáng vẻ khó nhầm lẫn giữa các nhân vật… Có thể thấy rằng, nhà văn đã tận dụng hết tác dụng của từ láy để đưa vào tác phẩm của mình, biến những ngôn ngữ ngỡ như đơn giản thành những ngôn từ bóng bẩy, mang đầy ý nghĩa mà đôi khi không cần nói sỗ sàng ra. Và chỉ có ở Lưu Quang Vũ mới

có cách miêu tả riêng biệt mà tài tình đến thế: “Bọn giặc truyền tay nhau tấm

ảnh, một thằng đang xỉa răng, rút cái tăm ra chọc thủng mắt đứa bé. Cả bọn

cười hô hố [37, tr.54]. Chỉ với từ “hô hố”, nhà văn đã thể hiện thái độ của

mình trước những tên giặc trong đêm khuya, đó là thái độ xem thường, tức giận đến tột cùng.

Từ hội thoại cũng được Lưu Quang Vũ sử dụng khá nhiều. Đọc nhiều truyện ngắn của ông, chúng ta thấy ngấm “men” đời thường, từng câu chữ đều tinh tế, sắc bén mà lại dễ hiểu vô cùng. Chọn đề tài gần gũi, Lưu Quang Vũ cũng cho ta thấy tài năng của mình trong việc sử dụng ngôn ngữ mà đặc biệt đó là lớp từ hội thoại. Nhiều khi đọc những câu chuyện mà nhà văn viết, ta có cảm giác như chính tai ta đang nghe trực tiếp từ một người bạn bởi những ngôn ngữ hết sức đời thường, đời thường mà lại phi thường như chính nhà văn đa tài này vậy. Sử dụng từ hội thoại trước hết thể hiện thái độ đánh

giá đối với nhân vật, với sự việc được nói đến: “Hổ với chả cọp! Một ông thì

còm nhỏm còm nhom, vậy mà dám nhận là hổ?...” [37, tr.10]. Nhiều khi còn

thể hiện cảm quan của nhà thơ: “Ông Châu nhà tôi thời trẻ cũng thuộc loại

hoa lá cành lắm. Đàn ngọt, hát hay mà tính thì lẳng. [37, tr.7]. Nhà văn

mượn những hình ảnh hết sức gần gũi của đời sống thường ngày để nói về chuyện lăng nhăng của một người đàn ông. Tuy có đôi lúc nhà văn mượn những hình ảnh táo bạo, những hình ảnh mang tính ẩn dụ, tượng trưng cao nhưng tất cả lại khá gần gũi và dễ hiểu. Đọc truyện Lưu Quang Vũ, chúng ta có cảm giác như chuyện của chính bản thân mình, những câu chuyện đến vô cùng tự nhiên và chân thực, tất cả cho ta thấy một nhà văn gần gũi và thân quen như đi ra từ chính cuộc sống của nhân vật trong tác phẩm.

Người đọc còn ấn tượng ở Lưu Quang Vũ một thứ chất giọng đầy suy

. Nói “Mùa hè đang đến” không có xung đột, không có mâu thuẫn, cao trào

thì cũng chưa đúng lắm, bởi không có xung đột thì tại sao anh Hà- một thiếu úy công binh đã phải to tiếng với anh Y, bởi không có mâu thuẫn thì tại sao mẹ con Mai phải cãi nhau đến nỗi Mai phải bỏ đi… nhưng đến cao trào thì có lẽ chưa đến độ đó. Hầu hết trong các truyện của Lưu Quang Vũ diễn biến, tình tiết tự nhiên như chính cuộc sống của chúng ta vậy, đó chính là những tình tiết đơn giản, mạch trữ tình sâu sắc qua giọng kể nhẹ nhàng nhưng đầy suy tư, chiêm nghiệm của nhà văn. Những câu nói mang tính triết lý có mặt ở

hầu khắp các truyện, là lời nói của vị bác sĩ đáng kính “Tuổi già sống trong

cáu kỉnh, cay nghiệt như bác là vô cùng nguy hại đến sức khỏe”. Các biện

pháp tu từ cùng với phép điệp, phép im lặng chính là những yếu tố quan trọng làm nên xúc cảm trong các câu chuyện đầy cảm động của nhà văn này.

Chỉ bằng những câu nói bỏ dở đầy dụng ý, nhà văn đã thể hiện nỗi niềm

khó nói: “Thưa anh, tôi… tôi là… bố của cháu Vân” [37, tr.145]; thể hiện

thái độ bất ngờ, sự ấp úng, sự rung động, cảm xúc dạt dào không nói nên lời

sao… sao lại có… đứa bé ở trong kia?” [37, tr.136]. Cũng có thể đó là sự

thương yêu khó nói thành lời, những lời nói đứt đoạn: “Nhưng đứa bé ấy… là

của cháu, nếu đêm ấy cháu không tìm thấy nó trong căn buồng, thì nó đã… không, cháu không thể để mang cho nó được, cháu sẽ nuôi nó… Cháu sẽ…”

[37, tr.139]. Tất cả đều tạo cho người đọc không gian trống để cảm nhận, đọc những đoạn văn chất chứa xúc cảm, qua nhiều câu nói bỏ lửng, ta cảm nhận được tâm trạng nhân vật một cách sâu sắc như chính dòng máu trong người ta tuôn trào ra xúc cảm vậy. Nói mà như không nói, không nói trên bề mặt ngôn từ mà lại hàm chứa nhiều ý nghĩa, để khoảng không cho bạn đọc cùng cảm nhận tâm trạng của nhận vật là một thành công độc đáo trong việc sử dụng ngôn ngữ của Lưu Quang Vũ.

Trong hệ thống ngôn ngữ đó, chúng ta thấy một vị trí quan trọng của các câu hỏi tu từ. Nhà văn cũng như nhân vật biết hết chỉ là đưa ra những câu hỏi mang tính chất nghi ngờ để bạn đọc tự suy nghĩ lại bản thân, không mong muốn tìm thấy câu trả lời bởi giá trị của tác phẩm không nằm trên lớp bề mặt mà phải qua cảm nhận, cảm nhận từ chính ngôn từ mà nhà văn gửi gắm.

Nhiều câu hỏi thể hiện sự lo lắng, quan tâm: “Mù lòa, ốm đau thế lại một

mình ở nhờ ở trọ, làm lụng không biết có đủ ăn không?” [37, tr41], cũng có

khi nó như một lời khuyên “Ở quê mà làm ăn có phải hơn không?” [37,

tr.41]. Dù giá trị của các câu hỏi tu từ đó như thế nào thì cuối cùng chúng cũng mang nhiều xúc cảm, thể hiện sự trăn trở, lo lắng, sự quan tâm, một lời khuyên của tác giả đối với nhân vật, đối với chính bản thân tác giả trước cuộc sống đầy biến động.

Một hệ thống ngôn ngữ ngồn ngộn màu sắc hiện đại là một trong

những điểm nhấn trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật nhà nghệ sĩ đa tài này. Điều đó được thể hiện rõ trong việc sử dụng các phương tiện tu từ như từ vay mượn, nhại giọng hay thành ngữ lâm thời hiện đại… nhưng tập trung

nhiều nhất vẫn là từ vay mượn Ấn Âu. Với những từ ngữ này, ta thấy đời sống của một tầng lớp thị dân được đi vào một cách nhẹ nhàng nhưng đầy ý

nghĩa “Thật là khổ tâm, nhưng hôm nay tôi phải nói thật với anh chị: từ lâu

nay, tôi đã treo cái ri- đô ngăn đôi gian phòng, không chung sống với anh

Bân nữa” [37, tr.69]

Một trong những thành công lớn trong sự nghiệp văn chương của Lưu Quang Vũ đó chính là việc sử dụng ngôn ngữ. Chính cách sử dụng linh hoạt, khéo léo các phương thức tu từ từ vưng, phương thức tu từ ngữ nghĩa và phương thức tu từ cú pháp đã giúp cho độc giả có cái nhìn toàn vẹn hơn về câu chuyện cũng như nhân vật được kể, đặc biệt ta còn thấy được tài năng sử dụng ngôn ngữ của nhà văn, không nặng về ngôn ngữ tượng trưng, Lưu Quang Vũ chọn cho mình những ngôn ngữ hết sức đời thường, không khoa trương, bóng bẩy mà chỉ chọn những từ gần gũi nhưng mang nhiều cung bậc cảm xúc, không chọn những câu văn hàm chứa cái gì xa xôi, ở nhà văn này, ta thấy một cây bút viết truyện chân thực, tất cả đều được sử dụng như một ngôn ngữ dân gian, ai đọc đều có thể hiểu được. Những ai đã đọc truyện ngắn Lưu Quang Vũ, tiếp xúc với lời văn giàu cảm xúc như suy tư, như lo lắng, như chiêm nghiệm sẽ cảm nhận được tấm lòng của nhà văn đa tài này và thấy mình cần phải sống khác đi, sống đúng nghĩa hơn.

Tóm lại, tìm hiểu vai trò của ngôn ngữ trong 11 truyện ngắn của tập

Mùa hè đang đến” chúng tôi nhận thấy: trong “Mùa hè đang đến”, Lưu

Quang Vũ đã phát huy được sức mạnh của sự vận dụng tổng hợp một cách phù hợp, khéo léo, có sáng tạo các phương tiện, biện pháp tu từ… Đây cũng chính là một trong những yếu tố quan trọng làm nên phong cách ngôn ngữ của nhà văn cũng như nội dung thể hiện và việc cá tính hóa nhân vật. Đọc truyện ngắn Lưu Quang Vũ, càng đọc thấy càng thấm, càng hiểu ra được nhiều điều, tuy được viết cách đây hơn 30 năm, thế nhưng nhiều câu nói của nhân vật,

của nhà văn vẫn còn nguyên giá trị. Có thể xem ngôn ngữ truyện ngắn Lưu Quang Vũ là thứ ngôn ngữ trong sáng, giàu chất thơ, giàu giá trị biểu cảm bởi truyện ngắn chính là cầu nối giữa thơ và kịch trong sự nghiệp văn học ngắn ngủi nhưng nở rộ của ông. Tất cả đã tạo nên một Lưu Quang Vũ luôn lấy chất liệu từ chính cuộc sống, đó cũng chính là chất liệu cho mọi sự sáng tạo và cũng là điểm cuốn hút độc giả đến với Lưu Quang Vũ.

KẾT LUẬN

Là nhà nghệ sĩ đa tài, được nhiều người biết đến với nhiều tập thơ, vở kịch nổi tiếng; thế nhưng đến với truyện ngắn thì dường như Lưu Quang Vũ lại đứng ở một vị trí khá khiêm tốn trong nền văn học dân tộc. Những truyện ngắn của ông không được bạn đọc đón nhận một cách nồng nhiệt, không được các nhà phê bình quan tâm nhiều như các tác phẩm của những nhà văn đương thời khác nhưng qua bao thời gian năm tháng truyện ngắn của ông vẫn lung linh ngời sáng. So với thơ và kịch thì truyện ngắn có lẽ được sáng tác ít hơn, nhưng ngần ấy truyện ngắn cũng đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng bạn đọc về một Lưu Quang Vũ đa tài nhờ cách sử dụng ngôn ngữ phù hợp và độc đáo.

Nghiên cứu ngôn ngữ của một tác giả là một trong những con đường

để khái quát đúng đắn hơn về phong cách nghệ thuật của một nhà văn. Với

việc nghiên cứu hệ thống ngôn từ nghệ thuật trong “Mùa hè đang đến”, với

mong muốn khám phá thế giới nghệ thuật của nhà văn Lưu Quang Vũ, người viết đã tìm hiểu về các phương thức tu từ từ vựng, các phương thức tu từ cú pháp, các phương thức thu từ ngữ nghĩa trong tác phẩm. Tìm hiểu ngôn ngữ

trong “Mùa hè đang đến” về mặt từ ngữ, chúng tôi khảo sát một số lớp từ nổi

bật đó là: từ láy được sử dụng nhiều nhất với số lượng lớn (608 lượt dùng),

tiếp đến là từ hội thoại (156 lượt dùng), từ Hán Việt (127 lượt dùng), và từ vay mượn Ấn- Âu (48 lượt dùng). Bên cạnh đó, chúng tôi khảo sát các phương thức tu từ ngữ nghĩa gồm so sánh tu từ được sử dụng với 36 lượt, ẩn dụ tu từ là 10 lượt. Về phương thức tu từ cú pháp, chúng tôi khảo sát một số biện pháp tu từ cú pháp như điệp ngữ (102 lượt dùng), phép im lặng (77 lượt dùng) và một số kiểu câu đặc sắc đó là: câu hỏi tu từ (153 lượt dùng), câu có thành phần chú thích (103 lượt dùng), câu chứa tình thái ngữ (50 lượt dùng). Từ việc khảo sát, thống kê trên, chúng tôi nhận thấy hệ thống ngôn ngữ trong

Mùa hè đang đến” đóng vai trò quan trọng trong việc cá tính hóa, điển hình hóa nhân vật cũng như đối với phong cách ngôn ngữ nhà văn.

Ngôn ngữ nghệ thuật trong “Mùa hè đang đến” đã khắc họa thành công

nhiều nhân vật mang nét “cá tính hóa, điển hình hóa” như: anh Y, anh Thình, giáo sư Tường, bác sĩ Oanh, người chiếu đèn… Ngôn ngữ người kể chuyện cũng biến đổi hết sức linh hoạt, có khi đó là ngôn ngữ người kể chuyện, có khi đó là lời của chính các nhân vật trong tác phẩm… Tất cả nhằm mục đích gợi những suy tư, trăn trở, chiêm nghiệm trong lòng độc giả.

Các lớp từ có giá trị tu từ cao, những biện pháp tu từ từ ngữ hay những kiểu câu có giá trị tu từ… là những khía cạnh mà công trình phong cách học nào cũng đề cập đến. Ở bất kỳ thể loại nào, chúng ta cũng dễ dàng bắt gặp hệ thống các phép tu từ, chúng quá quen thuộc nên nhiều khi gây cảm giác nhàm chán. Tuy nhiên, với ngòi bút sắc sảo của Lưu Quang Vũ, ông đã sử dụng hệ

thống từ ngữ cũng như hệ thống câu trong “Mùa hè đang đến” một cách tài

tình. Nhà văn không chỉ khai thác sự phong phú về thể loại ngôn từ mà còn đi sâu vào từng lớp từ, từng biện pháp tu từ, từng kiểu câu để khai thác hết giá trị nghệ thuật của chúng đối với việc thể hiện nội dung, việc cá tính hóa nhân vật và đặc biệt là việc thể hiện phong cách ngôn ngữ nhà văn.

Qua quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi thấy rằng sự hấp dẫn và độc đáo của ngôn từ chính là cội nguồn của đam mê nghiên cứu khoa học. Đồng thời, cùng với con đường thực hiện đề tài này, chúng tôi phần nào đã lí giải

được rằng không phải vô cớ mà “Mùa hè đang đến” đã chinh phục được độc

giả khi đã đọc qua nó. Có thể nói, “Mùa hè đang đến” đã mang đến cho văn

xuôi Việt Nam một hơi thở riêng, cá tính riêng, bức tranh riêng qua những trang văn dồi dào xúc cảm. Có lẽ chính vì vẻ đẹp của ngôn ngữ trong tập truyện ngắn này mà phong cách ngôn ngữ Lưu Quang Vũ đã được định hình, một nhà văn nhẹ nhàng, sâu sắc, đầy suy tư, chiêm nghiệm trước số phận, trước cuộc sống đầy biến động.

TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ NGUỒN NGỮ LIỆU

A.TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Sách, giáo trình, bài giảng

1. Đào Duy Anh (2010), Từ điển Hán Việt, NXB Văn hóa thông tin.

2. Diệp Quang Ban (2010), Ngữ pháp tiếng Việt, tập hai, NXB Giáo dục

Việt Nam.

3. Đỗ Hữu Châu (1996), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, NXB Đại học

Quốc gia, Hà Nội.

4. Hà Minh Đức (chủ biên) (2007), Lí luận văn học, NXB Giáo dục.

5. Nguyễn Thiện Giáp (2008), Giáo trình ngôn ngữ học, NXB Đại học

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn lưu quang vũ qua tập mùa hè đang đến (Trang 63 - 144)