Phân tích sự biến động của chỉ số phát triển con người (HDI) ở việt nam giai đoạn 2001 2012

33 3.5K 21
Phân tích sự biến động của chỉ số phát triển con người (HDI) ở việt nam giai đoạn 2001  2012

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU Từ những năm 1970 trở lại đây, hầu hết các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam đã chuyển hướng ưu tiên trong quá trình phát triển đất nước từ mục tiêu tăng trưởng kinh tế sang các mục tiêu kinh tế - xã hội rộng lớn hơn như: phát triển kinh tế đi đôi với xóa đói giảm nghèo, giảm chênh lệch về thu nhập. Thực tế phát sinh đòi hỏi cần có những chỉ số đo lường tính hiệu quả của các biện pháp kinh tế - xã hội đó. Chỉ số phát triển con người (Human Development Index – HDI) ra đời đã phần nào đáp ứng được nhu cầu này. Chỉ số phát triển con người lần đầu tiên được giới thiệu trong Báo cáo phát triển con người năm 1990 của Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP). Báo cáo này đã đưa ra một cách đo lường mới về sự phát triển kết hợp các chỉ số tuổi thọ, giáo dục và thu nhập vào chỉ số phát triển con người tổng hợp. Đây là việc xây dựng lên một số liệu thống kê riêng biệt với tư cách là một khung tham chiếu cho sự phát triển kinh tế và xã hội. Từ khi ra đời, chỉ số này ngay lập tức đã thu hút được sự quan tâm của giới học giả cũng như các cơ quan đại chúng và nó cũng nhận được sự đánh giá, xem xét nghiên cứu về nhiều mặt. Việt Nam, chỉ số phát triển con người được nghiên cứu hàng năm. Trong những năm qua, chỉ số HDI của Việt Nam có tăng nhưng biến động giữa các chỉ số tuổi thọ, giáo dục và thu nhập chưa đều. Việc nghiên cứu biến động của chỉ số HDI nước ta rất cần thiết bởi nó cho biết kết quả của các biện pháp phát triển con người của nước ta trong một giai đoạn dài, từ đó có thể đề ra các chính sách và chiến lược phát triển hợp lý hơn trong thời gian tiếp theo nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi thành viên trong xã hội. Với những lý do trên, nhóm 5 – Lớp cao học 22K quyết định lựa chọn đề tài: “Phân tích sự biến động của chỉ số phát triển con người (HDI) Việt Nam giai đoạn 2001- 2012” cho bài tiểu luận này. Ngoài lời mở đầu và phần kết luận, bài tiểu luận gồm có 2 mục như sau: Phần 1: Một số vấn đề chung về HDI Phần 2: Phân tích biến động của chỉ số phát triển con người (HDI) giai đoạn 2001- 2012 Việt Nam 1 Mặc dù bài viết đã được đầu tư thời gian nghiên cứu song vì tầm hiểu biết của các thành viên trong nhóm còn hạn chế nên không tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy, nhóm 5 rất mong nhận được sự quan tâm góp ý của thầy và các bạn học viên lớp cao học 22K. Trong quá trình học tập và nghiên cứu các thành viên trong nhóm đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS. Bùi Đức Triệu, giảng viên môn Thông kê kinh tế. Các thành viên trong nhóm xin chân thành gửi lời cảm ơn tới thầy, sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy là điều không thể thiếu để nhóm hoàn thành bài nghiên cứu này. 2 PHẦN I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI (HDI) 1.1. Một số vấn đề chung về HDI 1.1.1 Tổng quan về HDI Phát triển con người theo định nghĩa của UNDP là quá trình làm tăng sự lựa chọn của con người (và mức độ đạt được phúc lợi của họ). Trong đó sự lựa chọn cốt yếu là cuộc sống trường thọ, khoẻ mạnh, được học hành và được tận hưởng mức sống tử tế, ngoài ra còn được đảm bảo về nhân quyền và sự tự do chính trị. Muốn mở rộng khả năng lựa chọn thì phải nâng cao năng lực cho con người (năng lực về tài chính, trí lực, thể lực của con người) và tạo cơ hội cho con người sử dụng năng lực của mình. Báo cáo phát triển con người của Liên Hợp Quốc năm 1990, lần đầu tiên đưa ra một phương pháp mới để đánh giá sự phát triển, đó là chỉ số phát triển con người (HDI). HDI là một chỉ số đo lường thống nhất các mục tiêu kinh tế - xã hội cần đạt được và phản ánh toàn bộ các khía cạnh của cuộc sống. Chỉ số phát triển con người (Human Development Index - HDI) là chỉ số so sánh, định lượng về mức thu nhập, tỷ lệ biết chữ, tuổi thọ và một số nhân tố khác của các quốc gia trên thế giới. HDI giúp tạo ra một cái nhìn tổng quát về sự phát triển của một quốc gia. Chỉ số này được phát triển bởi một kinh tế gia người Pakistan là Mahbub ul Haq vào năm 1990. Ba chiều cạnh của HDI liên quan đến một hay một số khả năng mà người ta có thể nắm bắt được. Tuổi thọ thể hiện khả năng có một cuộc sống lâu dài và khỏe mạnh; Đạt được giáo dục thể hiện khả năng có được kiến thức, giao tiếp và tham gia vào đời sống cộng đồng; Tiếp cận các nguồn lực cần thiết cho việc có được mức sống tốt thể hiện khả năng đạt được cuộc sống mạnh khỏe, đảm bảo tính năng động về thể chất và xã hội, giao tiếp và tham gia vào đời sống cộng đồng. Các chiều cạnh trên được đo lường qua các chỉ số sau:  Sức khoẻ - được đo bằng Tuổi thọ trung bình (đơn vị tính: năm) 3  Học vấn - được đo bằng Tỷ lệ biết chữ của người lớn (đơn vị tính: %, với quyền số 2/3) và Tỷ lệ nhập học các cấp giáo dục tiểu học, trung học, đại học, (đơn vị tính: %, với quyền số 1/3). Từ trước năm 1995, chỉ số nhập học chung các cấp chưa được đo lường trong HDI.  Mức sống - được đo bằng GDP bình quân đầu người, (đơn vị tính: đôla theo phương pháp sức mua tương đương - Power Purchasing Parity, viết tắt là PPP USD). HDI thiết lập lên mức độ tối đa và tối thiểu cho các chiều cạnh, gọi là những điểm đích, nó thể hiện mỗi quốc gia đang đứng điểm nào so với các điểm mốc đó, được thể hiện từ giá trị 0 -1 (trong đó giá trị 1 là giá trị cao nhất). Nhưng nếu phát triển con người là quá trình mở rộng sự lựa chọn thì có thể không có sự giới hạn, không có điểm cao nhất. Chỉ số này có thể được coi như một sự đo lường khả năng con người được sống một cuộc sống lâu dài và khỏe mạnh, được giao tiếp và tham gia vào cuộc sống của cộng đồng và có đầy đủ nguồn lực để có được một cuộc sống tốt. Đây chỉ là một chỉ số đo lường tối thiểu. Đối với những nước có chỉ số HDI cao thì người ta sẽ quan tâm đến những chiều cạnh khác có ảnh hưởng tới sự phát triển con người. Đôi khi người ta cho rằng chỉ số HDI đó là sự hòa trộn giữa phương tiện và mục đích: giả định rằng thu nhập là phương tiện để đạt được phát triển con người thì việc đạt được chất lượng về sức khỏe và giáo dục chính là các mục đích của phát triển con người. Tuy nhiên thu nhập, như được sử dụng trong HDI, cũng có thể được coi là sự đo lường cho một số mục đích. Thu nhập được coi như yếu tố đại diện cho sự thỏa mãn xuất phát từ hàng loạt hàng hóa và dịch vụ cơ bản. Đây là điều mà tại sao HDI không sử dụng GNP mà điều chỉnh nó để phản ánh sức mua tương đương. Việc đưa chỉ số thu nhập vào HDI khiến HDI đã kết hợp một phần các chỉ báo kinh tế và chỉ báo xã hội vào đo lường phát triển trong khi trước đây, các chỉ báo xã hội thường bị bỏ qua trong quá trình kinh tế. 1.1.2. Chỉ tiêu đánh giá, đo lường HDI - Chỉ số HDI (Human Development Index) là thước đo thành tựu tổng hợp về sự phát triển của con người. Chỉ số này được tính bình quân của ba chỉ số thành phần theo công thức: 4 3 321 III HDI ++ = Trong đó: I 1 chỉ số thu nhập bình quân đầu người (X 1 ). I 2 chỉ số trình độ dân trí (X 2 ). I 3 chỉ số tuổi thọ bình quân (X 3 ). Mỗi chỉ số trên đều tính theo công thức: minmax i min X i ii i X XX I − − = Trong đó: X i là mức tuyệt đối đạt được của quốc gia (địa phương) theo chỉ tiêu i. X i max là mức tuyệt đối tối đa đạt được theo chỉ tiêu i trên thế giới. X i min là mức tuyệt đối tối thiểu đạt được theo chỉ tiêu i trên thế giới. I i là mức tương đối đạt được của quốc gia (địa phương) theo chỉ tiêu i. Với giả thiết vai trò của ba chỉ số trên là như nhau HDI được tính bình quân theo công thức trên. Trong thực tế hiện nay các chỉ số thành phần được tính như sau: +) Chỉ số thu nhập bình quân được tính theo công thức sau: 100lg40000lg 100lg 1 1 − − = X I Trong đó X i là GDP bình quân đầu người theo sức mua tương đương. +) Chỉ số trình độ dân chí là bình quân cộng gia quyền của hai chỉ tiêu:  Tỷ lệ % dân số từ 15 tuổi trở lên (I 21 ) đi học với quyền số 2/3.  Tỷ lệ % học sinh, sinh viên đi học (dưới 24 tuổi)- (I 22 ) đi học với quyền số 1/3 và được tính theo công thức sau: 22212 3/13/2 III += tức là khi đó coi như X 2 max = 100% và X 2 min = 0%. +) Chỉ số tuổi thọ bình quân được tính theo công thức sau: 5 2585 25 3 3 − − = X I - HDI nhận giá trị trong khoảng từ 0 đến 1, càng gần 1 càng tốt. Trên thế giới căn cứ vào HDI người ta phân loại các nước có:  8.0 ≥ HDI là nước phát triển.  8.05.0 <≤ HDI là nước phát triển trung bình.  5.0 < HDI là nước đang phát triển. - HDI đánh giá tổng hợp việc bảo đảm các nhu cầu cơ bản của con người gồm:  Tiêu chí đánh giá năng lực tài chính: thu nhập bình quân đầu người.  Tiêu chí đánh giá bảo đảm thể lực: tuổi thọ bình quân, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em, tỷ lệ chết yểu, tỷ lệ chi ngân sách cho y tế.  Tiêu chí bảo đảm giáo dục: tỷ lệ người lớn biết chữ, số năm đi học trung bình, tỷ lệ thất nghiệp. Vì đơn vị đo của mỗi chỉ tiêu không giống nhau, nên điều quan trọng là cần phải tìm ra một đơn vị đo lường chung cho các mục tiêu kinh tế - xã hội. HDI thiết lập một giới hạn cận trên và cận dưới cho từng khía cạnh và chỉ ra vị trí hiện tại của từng quốc gia trong giới hạn đó. Phương pháp chỉ số chính là cách thức để quy đổi các đơn vị đo lường của các tiêu chí độc lập thành chung. Giá trị tối đa và tối thiểu được đặt ra với từng loại chỉ số là: Chỉ tiêu Giá trị tối đa Giá trị tối thiểu Tuổi thọ (năm) 85 25 Tỷ lệ người lớn biết chữ (%) 100 0 Tỷ lệ nhập học các giáo dục (%) 100 0 GDP thực tế năm đầu người (PPPUSD) 40.000 100 - Ngoài phương pháp tính như trên, từ năm 2010, UNDP sử dụng phương pháp tính HDI mới, trong đó giá trị của HDI được tính là trung bình nhân của chỉ số tuổi thọ (LEI), chỉ số giáo dục (EI) và chỉ số thu nhập (II). 6 Trong đó, các chỉ số này đều được tính theo 1 công thức: Các giá trị tối đa và tối thiểu được chọn như sau: Với LEI: mức tuổi thọ trung bình tối đa là 83,4 tuổi (ứng với Nhật Bản), mức tối thiểu được chọn là 20. Với EI: số năm học trung bình tối đa là 13,1 (ứng với Cộng hòa Czech), số năm học kỳ vọng tối đa chọn được là 18; số năm học tối thiểu được chọn là 0. Với II: mức thu nhập bình quân đầu người tính theo sức mua tương đương tối đa là 107.721 USD (ứng với Qatar) và mức tối thiểu được chọn là 100 USD. So với thời điểm trước năm 2010, phương pháp tính mới này có thêm vào chỉ số nghèo đói đa chiều (MPI). Trong đó thay vì tính mức nghèo đói theo một định lượng duy nhất là thu nhập trung bình tính theo đầu người, chỉ số này còn phản ánh mức độ tiếp cận các dịch vụ y tế - giáo dục và chất lượng cuộc sống qua việc sử dụng điện, nước, nhà vệ sinh, diện tích nhà ở, tài sản sở hữu, mức độ suy dinh dưỡng của trẻ em Như vậy, chỉ số nghèo đói đa chiều phản ánh toàn diện hơn mức sống của người dân. 1.2. Đặc điểm nguồn số liệu Nguồn số liệu HDI được thống kê qua các năm do Tổng cục thống kê, Liên hợp quốc. Nguồn: Human Development Reports và các tài liệu khác cung cấp. Để có được các kết quả để tiến hành tổng hợp lên chỉ số HDI thì Tổng cục thống kê phải tiến hành cuộc điều tra đời sống, kinh tế hộ gia đình được triển khai trên phạm vi cả nước, cuộc điều tra này được tổ chức thu thập thông tin theo phương pháp phỏng vấn trực tiếp của điều tra viên với từng cá nhân, tổ chức cơ quan có liên quan: 1- Thu nhập của hộ dân cư 2- Các báo cáo hàng năm. Số liệu trong bài được tính toán theo các chỉ tiêu cụ thể: + Chỉ tiêu mức thay đổi của số bệnh viện = số bệnh viện năm t - số bệnh viện năm t-1. + Chỉ tiêu thay đổi số giường bệnh = số giường bệnh năm t - số giường bệnh năm t-1. + Lượng tăng tuyệt đối GDP/ người = GDP/người t – GPD/người t-1 …… + Tốc độ phát triển:  Tốc độ phát triển liên hoàn: 7 1− = i i i y y t t i : Tốc độ phát triển liên hoàn năm i so với năm i-1 và được thể hiện bằng lần hoặc %.  Tốc độ phát triển định gốc: 1 y y T i i = T i : Tốc độ phát triển định gốc năm i so với năm đầu (năm 2000) của dãy số và được biểu hiện bằng lần hoặc %.  Tốc độ phát triển bình quân: Phản ánh mức độ đại diện của tốc độ phát triển liên hoàn. 1.3. Đặc điểm của chỉ tiêu Đề tài đề cập đến 3 chỉ tiêu để xác định chỉ số HDI. Đó là: - Chỉ tiêu đánh giá mức sống - Chỉ tiêu về y tế và chăm sóc sức khỏe - Chỉ tiêu trình độ dân trí và giáo dục Mỗi chỉ tiêu đánh giá đều có những đặc điểm khác nhau. 1.3.1 Chỉ tiêu đánh giá mức sống Mức sống là một phạm trù kinh tế xã hội rất tổng hợp. Để phản ánh tình hình mức sống không thể sử dụng một vài chỉ tiêu nào đó mà phải sử dụng một hệ thống nhiều chỉ tiêu. Bởi vì mỗi một chỉ tiêu đặc trưng cho mức sống chỉ phản ánh nhất thời hoặc phản ánh một mặt nào đó của mức sống. Do vậy, khi đánh giá mức sống dân cư thường phải sử dụng tổng hợp hệ thống các chỉ tiêu khác nhau. Ta có thể phân loại các chỉ tiêu đánh giá mức sống thành các nhóm sau: Nhóm 1: Những chỉ tiêu phản ánh đặc điểm và điều kiện lao động. Nhóm 2: Những chỉ tiêu phản ánh mức tiêu dùng của cải vật chất trong xã hội. Nhóm 3: Những chỉ tiêu phản ánh điều kiện sinh hoạt văn hóa, tinh thần và đảm bảo sức khỏe. Nhóm 4: Những chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả tác động giữa các yếu tố. 8 Tuy nhiên, việc lựa chọn các chỉ tiêu đặc trưng cho mức sống như trên chỉ mang tính chất tương đối nhằm đánh giá mức sống dân cư vào một thời điểm nào đó. Nhưng khi so sánh giữa các thời kỳ khác nhau, giữa các nước khác nhau thì việc sử dụng chỉ tiêu trên gặp nhiều khó khăn. Thông thường, người ta chỉ xem xét nó trên từng khía cạnh, từng phương diện hoặc căn cứ vào mục đích nghiên cứu mà nhấn mạnh mặt này hay mặt khác. Chỉ số phát triển con người HDI thuộc nhóm 4. Trong đó, khi xác định chỉ tiêu về mức sống chủ yếu dựa vào thu nhập bình quân đầu người. 1.3.2 Chỉ tiêu về y tế và chăm sóc sức khỏe Là một nhân tố của chỉ số HDI, y tế và chăm sóc sức khoẻ chiếm một vị trí quan trọng. Chỉ tiêu này được xây dựng trên quy mô ngành y tế và tuổi thọ của người dân. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe được hiểu là số lần khám bệnh, số ngày điều trị và tổng số tiền chi phí cho khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh trung bình trong 1 năm của một cá nhân. Để đáp ứng nhu cầu về y tế ngày càng tăng thì quy mô ngành y tế cũng phải tăng. Quy mô ngành y tế được hiểu là: - Các cơ sở khám, chữa bệnh, phòng bệnh và phục hồi chức năng - Cán bộ công nhân viên ngành y tế ( Bác sĩ, y tá, hộ lý,…) - Các phương tiện phục vụ cho việc khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh và phục hồi chức năng. - Đầu tư cho ngành y tế. Tuy nhiên, quy mô ngành y tế có tăng hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như mức độ phát triển về kinh tế bà xã hội, thu nhập quốc dân, chính sách của nhà nước về y tế từng thời kỳ. 1.3.3 Chỉ tiêu trình độ dân trí và giáo dục Chỉ số giáo dục là một trong ba chỉ số tạo nên Chỉ số phát triển con người HDI. Chỉ số này được xây dựng trên tỷ lệ biết đọc, biết viết người lớn (từ 15 tuổi trở lên) và tổng tỷ lệ nhập học các cấp tiểu học, trung học, đại học. Để đánh giá trình độ phát triển giáo dục của một quốc gia, người ta thường sử dụng hệ thống các chỉ tiêu sau: - Về số lượng: + Tỷ lệ học sinh đến trường: bao gồm cả học sinh phổ thông, học nghề, đại học… + Tỷ lệ người lớn thất học (mù chữ) hay tỷ lệ người lớn biết chữ. + Số học sinh, sinh viên tính trên 10.000 dân. + Số năm đi học trung bình. 9 - Về chất lượng giáo dục: + Chất lượng giáo dục là một lĩnh vực phức tạp, mà sản phẩm của giáo dục là nhân cách của học sinh. Các tiêu chí đang được dùng phổ biến trên thế giới để đánh giá chất lượng giáo dục là : kiến thức, kỹ năng và thái độ mà học sinh đạt được sau khi kết thúc một cấp học, bậc học nào đó so với các chuẩn đã được đề ra trong mục tiêu giáo dục. + Những điều kiện để đảm bảo chất lượng : • Số học sinh , sinh viên trên 1 giáo viên. • Trình độ của giáo viên. • Tình hình trang thiết bị, phương tiện cho dạy và học. • Chi phí bình quân cho một học sinh, sinh viên. 10 [...]...PHẦN II: PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CỦA CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI GIAI ĐOẠN 2001- 2012 VIỆT NAM 2.1 Chỉ tiêu phản ánh mức sống (thu nhập bình quân trên đầu người) Chỉ tiêu phản ánh mức sống ( thu nhập bình quân đầu người) là một nhân tố quan trọng cấu thành trong chỉ số phát triển con người Để phản ánh mức độ tăng của thu nhập bình quân đầu người ta có các chỉ tiêu: Bảng 1: Biến động chỉ tiêu thu nhập... thì chỉ đạt 0,59) 0.5 ≤ HDI < 0.8 Chỉ số HDI của Việt Nam nằm trong khoảng , đây là chỉ số của các nước phát triển trung bình Mức tăng của chỉ số phát triển con người nước ta trong những năm qua là do sự tăng lên của cả ba nhân tố cấu thành chỉ số phát triển con người, trong đó chủ yếu là sự tăng lên của thu nhập bình quân đầu người Tuy chỉ số phát triển con người của nước ta tăng dần qua các năm... tỏ sự quan tâm của các cấp có thẩm quyền với vấn đề y tế, chăm sóc sức khoẻ của người dân Mặc dù tuổi thọ bình quân của người Việt Nam có tăng qua các năm chỉ số HDI về tuổi thọ cũng được cải thiện Tuy nhiên so với thế giới thì HDI của Việt Nam vẫn còn thấp 16 Bảng 4: Chỉ số phát triển con người của Việt Nam qua các năm (2001 – 2011) Năm Giá trị chỉ số HDI Giá trị chỉ số tuổi Thứ hạng HDI của 2001. .. 2012 của Việt Nam Chỉ số phát triển con người (HDI) tăng đều đặn và liên tục , từ năm 2000 chỉ số HDI của Việt Nam là 0,528 đến năm 2010 chỉ số này là 0,59 Năm 2010, Việt Nam đứng thứ 113/169 nước về trình độ phát triển con người, được xếp loại trung bình thấp, và thấp hơn phần lớn các nước trong khu vực Đông Nam Á Trong các quốc gia khu vực Đông Nam Á, có 2 quốc gia nằm trong nhóm phát triển con người. .. 31 KẾT LUẬN Việt Nam là một trong những nước rất chú trọng vào việc ưu tiên phát triển con người Mặc dù GDP bình quân đầu người vẫn còn thấp nhưng chỉ sổ HDI của Việt Nam qua các năm cũng đã có thay đổi đáng kể Đây có thể coi là một trong những thành tựu đáng kể trong phát triển con người Việt Nam Điều đó chứng tỏ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã hướng vào phát triển con người, con người vừa là... nhập bình quân đầu người đã tăng lên gấp 5 lần sau 4 thập kỷ vừa qua Giai đoạn 2001- 2012, mức thu nhập bình quân đầu người đã tăng xấp xỉ 4 lần Xét biểu hiện xu thế phát triển của GDP /người giai đoạn 2001 2012: Biểu đồ 2: Xu thế phát triển của GDP /người giai đoạn 2001 2012 Đơn vị: USD /người Trên đồ thị cho thấy các điểm được phân bố hầu như nằm trên một đường thẳng Mặt khác, các lượng tăng tuyệt... khu vực chỉ số này của nước ta vẫn là mức thấp 29 2.5 Tương quan chỉ số phát triển con người Việt Nam so với các nước trong khu vực Asean Giai đoạn 2001 2012, khu vực ASEAN được xem là khu vực đạt được nhiều tiến bộ về chỉ số HDI nói chung trên toàn thế giới HDI trung bình của khu vực này đã tăng gần gấp đôi, theo phân tích các số liệu về sức khỏe, giáo dục và thu nhập Thứ bậc về HDI của Việt Nam so... phần quan trọng của HDI Đối với Việt Nam, chỉ số này cao nhất và có tầm quan trọng hàng đầu, quyết định thứ bậc về HDI của Việt Nam Tuổi thọ bình quân của người dân Việt Nam hơn 50 năm qua đã tăng từ 33 tuổi (từ 40 tuổi vào năm 1960 lên 73 tuổi vào năm 2012) Trong khi đó tuổi thọ trung bình của thế giới chỉ tăng được 21 tuổi Bảng 2: Tuổi thọ bình quân của người dân Việt Nam giai đoạn 2001- 2012 Nă 200 m... 10,1% và chỉ số giáo dục chỉ tăng 3,4% Nói cách khác, chỉ số thu nhập đóng góp 55,7% vào tăng trưởng HDI, trong khi chỉ số tuổi thọ trung bình đóng góp 31,8% và chỉ số giáo dục chỉ đóng góp 12,6% Điều này cho thấy, chỉ số giáo dục thấp đang làm chậm lại tiến bộ chung về HDI của Việt Nam 21 Báo cáo về Phát triển con người năm 2011 cũng cho thấy, Việt Nam đã đạt được sự chuyển biến ấn tượng về tuổi thọ... chế sự gia tăng dân số, đạt được công bằng về giới và đảm bảo sự phát triển bền vững, hòa bình và dân chủ Với vai trò quan trọng như vật thì chỉ số giáo dục là một trong ba chỉ số tạo nên Chỉ số phát triển con người HDI Chỉ số này được xây dựng trên tỷ lệ biết đọc, biết viết người lớn (từ 15 tuổi trở lên) và tổng tỷ lệ nhập học các cấp tiểu học, trung học, đại học Bảng 1 trình bày tỷ lệ dân số từ . 22K quyết định lựa chọn đề tài: Phân tích sự biến động của chỉ số phát triển con người (HDI) ở Việt Nam giai đoạn 2001- 2012 cho bài tiểu luận này. Ngoài lời mở đầu và phần kết luận, bài tiểu. II: PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CỦA CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI GIAI ĐOẠN 2001-2 012 Ở VIỆT NAM 2.1. Chỉ tiêu phản ánh mức sống (thu nhập bình quân trên đầu người) Chỉ tiêu phản ánh mức sống ( thu nhập. luận gồm có 2 mục như sau: Phần 1: Một số vấn đề chung về HDI Phần 2: Phân tích biến động của chỉ số phát triển con người (HDI) giai đoạn 2001- 2012 ở Việt Nam 1 Mặc dù bài viết đã được đầu tư

Ngày đăng: 24/06/2014, 21:49

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.1.1 Tổng quan về HDI

  • 1.1.2. Chỉ tiêu đánh giá, đo lường HDI

  • 1.2. Đặc điểm nguồn số liệu

  • PHẦN II: PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CỦA CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI GIAI ĐOẠN 2001-2012 Ở VIỆT NAM

  • 2.1. Chỉ tiêu phản ánh mức sống (thu nhập bình quân trên đầu người)

  • 2.2. Chỉ tiêu về tuổi thọ

  • 2.3. Chỉ tiêu trình độ dân trí và giáo dục

  • 2.4. Biến động chỉ số HDI giai đoạn 2001- 2012 của Việt Nam

  • 2.5. Tương quan chỉ số phát triển con người Việt Nam so với các nước trong khu vực Asean

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan