Biến động chỉ số HDI giai đoạn 2001 2012 của Việt Nam

Một phần của tài liệu Phân tích sự biến động của chỉ số phát triển con người (HDI) ở việt nam giai đoạn 2001 2012 (Trang 29 - 30)

Chỉ số phát triển con người (HDI) tăng đều đặn và liên tục , từ năm 2000 chỉ số HDI của Việt Nam là 0,528 đến năm 2010 chỉ số này là 0,59. Năm 2010, Việt Nam đứng thứ 113/169 nước về trình độ phát triển con người, được xếp loại trung bình thấp, và thấp hơn phần lớn các nước trong khu vực Đông Nam Á. Trong các quốc gia khu vực Đông Nam Á, có 2 quốc gia nằm trong nhóm phát triển con người rất cao là Singapore - thứ 27 (0,846 điểm) và Brunel - thứ 37 (0,805 điểm); 1 quốc gia nằm trong nhóm phát triển con người cao là Malaysia - thứ 57 (0,744 điểm); 7 quốc gia nằm trong nhóm phát triển con người trung bình là Thái Lan - thứ 92 (0,654), Philippines - thứ 97 (0,638 điểm), Indonesia - thứ 108 (0,600 điểm), Việt Nam - thứ 113 (0,59điểm), Đông timor - thứ 120 (0,502 điểm), Lào - thứ 122 (0,497 điểm), Campuchia - thứ 124 (0,494 điểm); và cuối cùng là Myamar - thứ 132 (0,451 điểm), thuộc nhóm phát triển con người thấp (Báo cáo phát triển con người của Liên Hợp Quốc năm 2010).

Thứ hạng về phát triển con người của Việt Nam không cao bị chi phối bởi yếu tố thu nhập là chính. Do xuất phát điểm thấp nên chúng ta mặc dù đã là 1 trong 10 nước đạt được thành tựu to lớn về tăng trưởng thu nhập nhưng vẫn chỉ có một mức thu nhập bình quân đầu người ở mức rất khiêm tốn, đứng thứ 120/169 trên thế giới, chúng ta vẫn nằm trong tốp những nước nghèo nhất của khu vực Đông Á. Mức thu nhập của Việt Nam cũng còn kém xa so với những quốc gia “con hổ” châu Á truyền thống như Hàn Quốc. Ngay cả Trung Quốc cũng có mức thu nhập cao hơn Việt Nam gấp hơn hai lần. Vì thế điểm số về thu nhập vẫn làm giảm đáng kể giá trị trị số HDI của Việt Nam. Nếu không kể yếu tố thu nhập thì HDI ngoài thu nhập của chúng ta đạt 0,646 (trong khi HDI có tính đến thu nhập thì chỉ đạt 0,59).

Chỉ số HDI của Việt Nam nằm trong khoảng 0.5≤HDI<0.8

, đây là chỉ số của các nước phát triển trung bình. Mức tăng của chỉ số phát triển con người ở nước ta trong những năm qua là do sự tăng lên của cả ba nhân tố cấu thành chỉ số phát triển con người, trong đó chủ yếu là sự tăng lên của thu nhập bình quân đầu người.

Tuy chỉ số phát triển con người của nước ta tăng dần qua các năm nhưng so với các nước khác trong khu vực chỉ số này của nước ta vẫn là mức thấp.

Một phần của tài liệu Phân tích sự biến động của chỉ số phát triển con người (HDI) ở việt nam giai đoạn 2001 2012 (Trang 29 - 30)