Tương quan chỉ số phát triển con người Việt Nam so với các nước trong khu vực Asean

Một phần của tài liệu Phân tích sự biến động của chỉ số phát triển con người (HDI) ở việt nam giai đoạn 2001 2012 (Trang 30 - 33)

Asean

Giai đoạn 2001 – 2012, khu vực ASEAN được xem là khu vực đạt được nhiều tiến bộ về chỉ số HDI nói chung trên toàn thế giới. HDI trung bình của khu vực này đã tăng gần gấp đôi, theo phân tích các số liệu về sức khỏe, giáo dục và thu nhập.

Thứ bậc về HDI của Việt Nam so với các nước và vùng lãnh thổ nói chung đã cao lên. Trong khu vực, HDI của Việt Nam năm 2000 thứ 6/10, năm 2002 xuống đứng thứ 7/10, năm 2003 lên đứng thứ 6/10, năm 2005, 2006, 2007, 2008, 2009 đứng thứ 7/11. Năm 2010 so với các nước trong khu vực, Việt Nam ở vị trí cao hơn trong phát triển con người so với Lào (đứng thứ 129) và Camphuchia (124), nhưng cần nhiều nỗ lực để theo kịp Thái Lan (đứng thứ 92) và Phi-lip-pin (97). Trong báo cáo Phát triển con người toàn cầu năm 2010, HDI của Việt Nam vẫn thấp hơn Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Philippines và cao hơn Campuchia và Lào, Đông Timor. Trong đó:

− Về chỉ tiêu về y tế và chăm sóc sức khỏe: Việt Nam đã đạt được sự chuyển biến ấn tượng về tuổi thọ trung bình, tăng từ 65,6 tuổi vào năm 2000 lên 73 tuổi vào năm 2010.

− Về chỉ tiêu tổng thu nhập quốc gia (GNP) bình quân đầu người tăng từ 402,1USD năm 2000 lên 1170USD năm 2010.

− Về chỉ tiêu trình độ dân trí và giáo dục: số năm đi học kỳ vọng tăng từ 10,3 lên 10,4 năm vào năm 2010, trong khi số năm đi học trung bình tăng từ 4,5 lên 5,5 năm (cùng thời kỳ). Ở Việt Nam, số năm đi học trung bình tăng 1 năm trong thời gian từ 2000 đến 2010 và số năm đi học dự kiến tăng gần 3 năm.

Giai đoạn từ năm 2000 đến 2010, GNP bình quân đầu người đã tăng 76,79%. Tuy nhiên, số năm đi học kỳ vọng hầu như không thay đổi, chỉ tăng từ 10,3 lên 10,4 năm, trong khi số năm đi học trung bình tăng từ 4,5 lên 5,5 năm. Năm 2010, chất lượng giáo dục của Việt Nam thấp hơn so với các nước khác trong khu vực. Thái Lan có số năm đi học kỳ vọng là 12,3 và số năm đi học trung bình là 6,6 năm, các con số tương ứng của Philippines là 11,9 và 8,9 vào năm 2010. Trong 10 năm qua, số năm đi học dự kiến chỉ tăng rất ít từ 10,3 năm lên 10,4 năm. Về lĩnh vực này, Việt Nam thực hiện tương đối yếu so với các nước khác trong khu vực, học sinh Việt Nam dự kiến tiếp tục đi học ít hơn 3 năm so với học sinh ở Thái Lan và ít hơn 2 năm so với học sinh ở Malaysia.

Theo báo cáo của UNDP, trong 10 năm qua HDI của Việt Nam đã tăng 37%, nhưng tiến bộ này chủ yếu là do sự tăng trưởng của thu nhập bình quân đầu người trong khi những tiến bộ về phát triển xã hội, bao gồm y tế và giáo dục, đã diễn ra chậm hơn và đóng góp ít hơn.

Chi tiêu công cho giáo dục của Việt Nam tương đương với các nước trong khu vực, nhưng kết quả giáo dục lại kém hơn, biểu hiện ở số năm đi học thấp hơn hầu hết các nước. Chi tiêu công cho y tế của Việt Nam thì thấp hơn các nước này. Ở cả hai lĩnh vực, chi tiêu từ tiền túi của người dân vẫn chiếm phần lớn và là gánh nặng đáng kể cho các hộ gia đình có thu nhập thấp và trung bình. Các chính sách xã hội hiện nay vẫn chưa đủ để đảm bảo tiếp cận của người dân với các dịch vụ y tế và giáo dục có chất lượng cũng như đảm bảo khả năng chi trả cho mọi người.

Việt Nam đứng ở vị trí hiện nay, thể hiện những tiến bộ đạt được trong công tác tăng cường bình đẳng giới trong các lĩnh vực như giáo dục và y tế. Song cần đầu tư nhiều hơn nữa để duy trì tiến bộ đã đạt được đồng thời tiếp tục nỗ lực trong các khu vực vẫn còn phụ nữ bị tụt hậu, ví dụ tình trạng sức khỏe và giáo dục của phụ nữ ở các cộng đồng dân tộc ít người và ở các khu vực xa xôi hẻo lánh, sự khác biệt về lương liên quan đến giới, sự tham gia vào quá trình ra quyết định ở cấp địa phương và bạo lực trên cơ sở giới.

Việt Nam sẽ rất khó cạnh tranh hiệu quả trong một thị trường ngày càng toàn cầu hóa cao và khó tránh khỏi bẫy thu nhập trung bình, nếu không cải thiện các kết quả giáo dục và trình độ kỹ năng một cách bền vững.

KẾT LUẬN

Việt Nam là một trong những nước rất chú trọng vào việc ưu tiên phát triển con người. Mặc dù GDP bình quân đầu người vẫn còn thấp nhưng chỉ sổ HDI của Việt Nam qua các năm cũng đã có thay đổi đáng kể. Đây có thể coi là một trong những thành tựu đáng kể trong phát triển con người ở Việt Nam. Điều đó chứng tỏ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã hướng vào phát triển con người, con người vừa là chủ thể, vừa là động lực và cũng là mục tiêu của phát triển kinh tế.

Bên cạnh những thành công trên, Việt Nam cũng phải đối mặt với những tồn tại, đó là:

Thứ nhất, tuy Việt Nam nằm trong số những nước luôn cải thiện được chỉ số HDI trong những năm qua nhưng tốc độ tăng HDI của nước ta có chiều hướng giảm dần.

Thứ hai, trên thế giới và khu vực, thứ hạng HDI của Việt Nam còn khá thấp. Một trong các chỉ số làm HDI còn ở mức thấp là do chỉ số GDP bình quân đầu người còn thấp. Trong khi đó đây lại là tiền đề để thực hiện chăm sóc y tế và cải thiện chỉ số giáo dục.

Chỉ số phát triển con người - HDI là thước đo tổng hợp của ba khía cạnh về phát triển con người, đó là: tuổi thọ; tri thức (được đo bằng tỷ lệ biết chữ ở người lớn cũng như tỷ lệ nhập học tổng hợp ở các cấp); và mức sống (được đo bằng GDP bình quân đầu người và chi phí sinh hoạt thể hiện qua chỉ số sức mua ngang bằng - PPP), do đó nhóm nghiên cứu quan tâm đến các giải pháp chú trọng đến 3 nhân tố: nâng cao thu nhập bình quân đầu người, nâng cao chất lượng y tế và chất lượng giáo dục.

Các giải pháp tăng thu nhập bình quân đầu người

- Về mặt vĩ mô: cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút vốn đầu tư và kĩ thuật của các quốc gia tiên tiến trên thế giới, thực hiện các biện pháp kiểm chế lạm phát, ổn định kinh tế.

- Thu hẹp khoảng cách giàu nghèo: cần có các chính sách ưu tiên phát triển kinh tế cho các hộ nghèo, vùng sâu vùng xa, các các biện pháp hỗ trợ người có thu nhập thấp cải thiện đời sống (nhà cửa, học tập…).

- Trước những khó khăn và thách thức của “bẫy thu nhập trung bình” cần có các chính sách đa dạng hóa loại hình bảo hiểm nhằm đảm bảo thu nhập và điều kiện sống ổn định.

Các giải pháp nâng cao chất lượng y tế

- Nâng cao chất lượng các cơ sở khám chữa bệnh tại các tuyến: củng cố cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế, đội ngũ nhân viên y tế.

- Tăng cường đạo tạo nguồn nhân lực cho ngành y tế theo hướng: xác định nhu cầu, chuẩn hóa cán bộ và nâng cao trình độ.

- Cải cách các thủ tục y tế đảm bảo thuận tiện, minh bạch, nhanh chóng và chính xác.

- Huy động mọi nguồn lực kinh tế xã hội vào đầu tư phát triển ngành y tế.

Các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục

- Nâng cao chất lượng dạy và học bằng cách đổi mới phương thức dạy học, hướng đến tính sáng tạo và chủ động trong quá trình học tập.

- Tăng cường phổ cập giáo dục

- Tăng ngân sách đầu tư cho giáo dục, huy động nguồn lực xã hội cải thiện cơ sở vật chất ở các vùng khó khăn, hỗ trợ các đối tượng khó khăn tham gia dạy và học.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Phân tích sự biến động của chỉ số phát triển con người (HDI) ở việt nam giai đoạn 2001 2012 (Trang 30 - 33)