1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu hoàn thiện phương pháp tính và xây dựng quy trình tính chỉ số phát triển con người (HDI) ở việt nam

118 1,2K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 1,2 MB

Nội dung

Về thực tiễn, đề tài đã phân tích những bất cập tại các công trình nghiên cứu và tính toán HDI ở Việt Nam, từ đó khẳng định HDI phải do TCTK tính cho cả cấp quốc gia và cấp tỉnh; phương

Trang 1

Đơn vị chủ trì: Viện Khoa học Thống kê

Trang 2

DANH SÁCH NHỮNG CÁ NHÂN THỰC HIỆN CHÍNH

1 TS Đỗ Thức, Phó TCT – TCTK, Chủ nhiệm đề tài;

2 CN Phạm Sơn, GĐ Trung tâm thông tin KHTK, P.Chủ nhiệm đề tài;

3 CN Nguyễn Văn Phẩm, P.Vụ trưởng Vụ HTQT, P.Chủ nhiệm đề tài;

4 CN Nguyễn Văn Phái, P.Vụ trưởng Vụ TK DSLĐ;

5 CN Trịnh Quang Vượng, P.Vụ trưởng Vụ HTTKQG;

6 CN Đỗ Anh Kiếm, P.Vụ trưởng Vụ TK XHMT;

7 CN Đỗ Thị Thuý, NCV Viện KHTK, Thư ký khoa học đề tài;

8 CN Nguyễn Tiến Dũng, CV Vụ HTQT, Thư ký hành chính đề tài;

9 CN Phan Xuân Cẩm, CV chính Vụ TK TMDVGC;

10 CN Lộ Thị Đức, CV Vụ TK XHMT;

11 CN Nguyễn Thị Hồng Hải, CV Trung tâm TLTK

Trang 3

MỤC LỤC

Nội dung Trang

Mục lục 3 Các chữ viết tắt 4 Tóm tắt kết quả nghiên cứu 5 Lời nói đầu 12 Chương I – Khái niệm, phạm vi, phương pháp và công thức

tính HDI theo chuẩn mực quốc tế

14

Chương II – Kinh nghiệm quốc tế và trong nước 21

Chương III – Hoàn thiện phương pháp và xây dựng quy trình

III.1 Những vấn đề lý luận và thực tiễn cần hoàn thiện 29III.2 Cơ sở khoa học và nguyên tắc hoàn thiện 31

III.6 Cơ chế phối hợp giữa các đơn vị để tính HDI 65

Kết luận và kiến nghị 84 Phụ lục 87 Danh mục sản phẩm đạt được 117 Tài liệu tham khảo 118

Trang 4

CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông nam châu Á

DS-KHHGĐ Dân số và Kế hoạch hoá gia đình

FDI Đầu tư trực tiếp của nước ngoài

GDI Chỉ số phát triển liên quan đến giới

GDP Tổng sản phẩm trong nước

GEM Thước đo quyền năng nữ giới

GNI Tổng thu nhập quốc gia

GNP Tổng sản phẩm quốc gia

HDI Chỉ số phát triển con người

HDR Báo cáo phát triển con người

HDRO Văn phòng Báo cáo phát triển con người

HPI Chỉ số nghèo tổng hợp

HTQT Hợp tác quốc tế

HTTKQG Hệ thống tài khoản quốc gia

ICP Chương trình so sánh quốc tế

IMF Quỹ tiền tệ quốc tế

IMR Tỷ lệ chết của trẻ em dưới 1 tuổi

KHHGĐ Kế hoạch hoá gia đình

KHTK Khoa học thống kê

NHDR Báo cáo phát triển con người quốc gia

PPP Sức mua tương đương

PTCN Phát triển con người

TKDSLĐ Thống kê Dân số và Lao động

TKTMDVGC Thống kê Thương mại, Dịch vụ và Giá cả TKXHMT Thống kê Xã hội và Môi trường

UNDP Chương trình phát triển của Liên hợp quốc UNESCO Cơ quan Văn hoá, Giáo dục của Liên hợp quốc UNFPA Quỹ Dân số của Liên hợp quốc

USD-PPP đô la Mỹ theo sức mua tương đương

Trang 5

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Bối cảnh nghiên cứu: Chỉ số phát triển con người (HDI) là một

trong 274 chỉ tiêu được Thủ tướng Chính phủ quyết định tính toán 2 năm một lần trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia từ năm 2005 Tuy nhiên, cho tới nay HDI vẫn chưa được thực hiện vì nhiều lý do, trong đó phải kể đến chưa có một phương pháp tính chuẩn theo thông lệ quốc tế và phù hợp với thực tiễn nước ta, mặc dù đã có nhiều công trình cấp trung ương và địa phương đề cập tới lĩnh vực này, song còn những bất cập cản trở HDI đi vào cuộc sống một cách hữu hiệu Do vậy, công trình nghiên cứu này được tiến hành nhằm hoàn thiện phương pháp tính và xây dựng quy trình tính HDI cho Việt Nam đảm bảo kết quả có tính so sánh quốc tế

và phù hợp với thực tiễn thống kê nước ta

Nội dung báo cáo tổng hợp này gồm các phần sau:

Phần mở đầu: Phần này đề cập tới tính cấp thiết, mục tiêu, nội

dung và các phương pháp được áp dụng trong nghiên cứu đề tài

Chương I: Chương này đề cập tới các khái niệm, phạm vi, phương

pháp và công thức tính HDI theo chuẩn mực quốc tế Nội dung ở đây làm

rõ quan điểm của thế giới hiện đại về vấn đề phát triển không chỉ dựa thuần tuý vào tăng trưởng kinh tế mà phải là phát triển mang tính nhân văn, được gọi là phát triển con người (PTCN), do con người và vì con người, coi con người là mục tiêu để phát triển, trong đó phát triển con người là mở rộng cơ hội lựa chọn và nâng cao năng lực lựa chọn cho người dân Quan điểm này đã được thế giới thừa nhận và ủng hộ

Chương I còn đề cập tới công dụng của HDI, phạm vi tính toán HDI và soạn thảo Báo cáo Phát triển con người (HDR) Đặc biệt phương pháp và công thức tính HDI theo các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế đã được phân tích kỹ với những điều bắt buộc phải tuân theo và những điều

mà các quốc gia, lãnh thổ có thể vận dụng cho phù hợp với nhu cầu, hoàn cảnh số liệu cụ thể của mình Cụ thể, PTCN là một phạm trù rất rộng, liên quan tới cả kinh tế, mức sống, giáo dục, y tế, sức khoẻ, môi trường, an sinh xã hội, an ninh con người, bình đẳng giới, chất lượng cuộc sống, chất lượng dân số, tiến bộ xã hội Tuy nhiên, với mục đích làm đơn giản việc tính toán cũng như để khuyến khích các quốc gia thường xuyên tính được chỉ số này, HDI là chỉ số tổng hợp chỉ của ba chỉ số thành phần, được tính theo công thức bình quân giản đơn Đó là: (1) Ituổi thọ là chỉ số tuổi thọ, (2) Igiáo dục là chỉ số giáo dục và (3) IGDP là chỉ số thu nhập (còn gọi là chỉ số GDP) Vì lẽ đó mà HDI vẫn còn những nhược điểm là chưa bao quát hết được các khía cạnh của PTCN như đã nêu

HDI có các đặc điểm: (i) Các chỉ số thành phần đều nằm trong khoảng từ 0 đến 1; (ii) Các chỉ số thành phần đều đóng vai trò như nhau;

Trang 6

(iii) HDI có giá trị từ 0 đến 1 (0 ≤ HDI ≤ 1) HDI đạt tối đa bằng 1 thể hiện trình độ PTCN cao nhất, lý tưởng; và HDI tối thiểu bằng 0 thể hiện

xã hội tuyệt đối không có sự phát triển mang tính nhân văn

Chương này đã đề cập tới công thức tính HDI và các chỉ số thành phần theo thông lệ quốc tế do UNDP đề xuất từ cuối những năm 1980 cũng như những lý giải về việc UNDP đã sử dụng các chỉ tiêu thống kê

trong các công thức đó

Chương II: Chương này đề cập tới kinh nghiệm quốc tế và trong

nước trong việc tính toán HDI và soạn thảo HDR với việc điểm qua các công trình nghiên cứu HDI trong nước và trên thế giới, có phân tích các

ưu, nhược điểm chủ yếu, những bài học mà chúng ta cần quan tâm áp dụng, những khiếm khuyết cần khắc phục

Kinh nghiệm chủ yếu rút ra được từ kinh nghiệm quốc tế là: (i) Không cứng nhắc mà là có sự linh hoạt; (ii) Bám vào thực tế hiện có về

số liệu thống kê, trong đó ưu tiên cho thực trạng ở các nước trình độ thống kê thấp để chọn chỉ tiêu thay thế; (iii) Sử dụng nguồn số liệu của các tổ chức quốc tế và không cầu toàn; (iv) Phương pháp do UNDP đưa

ra mang tính chất nền tảng chứ không có tính bắt buộc để các nước tự quyết định cho mình một sự lựa chọn phù hợp

Đối với các công trình trong nước, đề tài nêu rõ bên cạnh những ưu điểm cơ bản, các công trình còn bộc lộ một số nhược điểm mà cần phải giải quyết trong công trình nghiên cứu này

Chương III: Đây là chương có nội dung cốt lõi mà đề tài nghiên

cứu này cần nhằm tới hoàn thiện phương pháp tính và xây dựng quy trình tính HDI ở nước ta, trong đó đề cập tới một số vấn đề cần giải quyết để tính HDI ở nước ta một cách thiết thực và có hiệu quả

Chương này không đi sâu hoàn thiện vấn đề lý luận vì không thuộc phạm vi giải quyết của đề tài Vả lại quan niệm về PTCN của Liên hợp quốc về cơ bản phù hợp với đường lối phát triển của nước ta Về thực tiễn, đề tài đã phân tích những bất cập tại các công trình nghiên cứu và tính toán HDI ở Việt Nam, từ đó khẳng định HDI phải do TCTK tính cho

cả cấp quốc gia và cấp tỉnh; phương pháp tính HDI ở Việt Nam phải theo đúng tiêu chuẩn của Liên hợp quốc để đảm bảo tính so sánh quốc tế, nhưng phù hợp với thực tiễn thống kê và quy định của nước ta; thực hiện tính linh hoạt, mềm dẻo, không cầu toàn mà chính UNDP cũng đã thực hiện và khuyến nghị; thực hiện hoàn thiện phương pháp tính HDI ở Việt Nam; xây dựng quy trình tính HDI, trong đó vạch rõ nguồn thông tin và phân công đơn vị chịu trách nhiệm từng phần việc; xây dựng khung phân tích HDI và các chỉ số liên quan

Đề cập tới việc hoàn thiện phương pháp tính HDI, đề tài đã phân tích và khẳng định HDI ở nước ta cần được tính theo công thức chuẩn của Liên hợp quốc, tức là gồm 3 chỉ số thành phần, trong khi thừa nhận tính

Trang 7

tích cực của một quan điểm đưa thêm thành phần thứ tư là chỉ số an toàn

xã hội, song cần có những nghiên cứu bổ sung

Đối với phương pháp tính các chỉ số thành phần, Chương này đã phân tích những lệch lạc hiện nay, đề xuất, phân tích ưu, nhược điểm các nguồn số liệu, và khuyến nghị chọn các nguồn thích hợp

Về xây dựng quy trình tính HDI: Chương này trình bày quy trình tổng quát, trong đó TCTK tính HDI cho toàn quốc và cấp tỉnh

Đối với chỉ số giáo dục: Chỉ số giáo dục được tạo nên từ tỷ lệ

người lớn biết chữ và tỷ lệ đi học các cấp giáo dục Đề tài đã đưa ra quy trình tính tỷ lệ người lớn biết chữ từ điều tra biến động DS-KHHGĐ

Đối với Tỷ lệ đi học các cấp giáo dục: Đề tài đã xác định nguồn

thông tin để tính là: (1) Số lượng học sinh đi học các cấp phổ thông chính quy và không chính quy từ Báo cáo thống kê giáo dục; (2) Lấy Điều tra biến động DS-KHHGĐ để tổng hợp số sinh viên đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, cũng như dân số trong độ tuổi đi học

Đối với chỉ số tuổi thọ: Đề tài đã nêu phương pháp tính tuổi thọ

trung bình theo phương pháp dựa vào số con đã sinh và số con đã chết của người mẹ từ 15-49 tuổi

Đối với chỉ số GDP: Phần này trình bày việc tính GDP theo

USD-PPP cho cấp toàn quốc và cấp tỉnh theo các công thức đã dẫn

Cơ chế phối hợp giữa các đơn vị: Đề tài đề xuất về tổ chức (viện

KHTK làm đầu mối), và đưa ra bảng phân công nhiệm vụ cụ thể về đảm bảo số liệu cho từng đơn vị trong Tổng cục thực hiện

Tính toán thử nghiệm: Chương này trình bày các tính toán thử

nghiệm cho 33 tỉnh/thành và 8 vùng (theo danh mục hành chính và phân vùng cũ) theo quy trình tính toán đã đề cập trên cơ sở số liệu năm 2006,

có so sánh với kết quả do Liên hợp quốc tính cho nước ta

Kết luận và kiến nghị: Đề tài đã tổng kết lại những kết luận chủ

yếu đã rút ra được từ quá trình nghiên cứu, đồng thời kiến nghị Tổng cục

áp dụng kết quả nghiên cứu của đề tài vào thực tiễn công tác của TCTK, trong đó có đề cập tới mục đích, vấn đề quản lý, tổ chức, thời gian biểu, phương pháp tính, quy trình tính, nguồn thông tin Về lâu dài, cần tiếp tục nghiên cứu cải tiến các phương pháp thu thập thông tin liên quan đến HDI, xây dựng cơ sở dữ liệu HDI Tiếp tục triển khai các nghiên cứu khác nhằm khắc phục những nhược điểm đã chỉ ra trong tính toán HDI tại công trình này, như khắc phục những khiếm khuyết trong việc tính GDP cấp tỉnh, tính chỉ số giá không gian, nghiên cứu quan điểm sử dụng thu chi của dân cư nhằm thay thế GDP bình quân đầu người, bổ sung thêm vấn đề tính HDI và soạn thảo HDR trong chương trình đào tạo cán bộ thống kê, sớm tổ chức các lớp tập huấn cho các Cục Thống kê cũng như các cơ quan liên quan nhằm chấn chỉnh và phát triển công tác tính HDI trên phạm vi cả nước, cả cấp quốc gia và cấp tỉnh

Trang 8

Kết quả nghiên cứu Đề tài này đã được nghiệm thu sơ bộ tại Hội đồng nghiệm thu cơ sở của Viện Khoa học thống kê ngày 29 tháng 5 năm

2009 Nhiều ý kiến đóng góp có giá trị của các thành viên Hội đồng đã được bổ sung, chỉnh sửa trong Báo cáo tổng hợp này Tuy nhiên, với một

số lý do mà còn một số ý kiến đóng góp sau đây không được đề cập:

(1) Bổ sung và hệ thống hoá thêm các chỉ tiêu khác như: chỉ số chất lượng cuộc sống, chỉ số về dịch vụ xã hội cơ bản, chỉ số về quyền con người, như chỉ số phát triển liên quan đến giới (GDI), chỉ số nghèo tổng hợp (HPI), thước đo quyền năng phụ nữ (GEM), chỉ số phát triển công nghệ (TAI), hệ số Gini Ban Chủ nhiệm thấy rằng đó là những vấn

đề rất lớn và phức tạp cần phải đưa vào các công trình nghiên cứu riêng;

vả lại với nguồn lực và kinh phí được cấp, thời gian không dài, đề tài này chỉ hạn chế trong phạm vi nghiên cứu hoàn thiện phương pháp tính và xây dựng quy trình tính cho riêng chỉ số HDI, nên góp ý trên không được

bổ sung, mà sẽ để cho các công trình nghiên cứu khác

(2) Bổ sung tổng luận các công trình nghiên cứu về chất lượng dân

số của Uỷ ban Dân số-Gia đình và Trẻ em: Thực ra, các công trình này đã được những người nghiên cứu đề tài này tìm hiểu kỹ Đó là các công trình rất có giá trị trong việc luận giải để sử dụng HDI như một thước đo chất lượng dân số, sử dụng HDI là công cụ phản ánh chất lượng dân số và đã được đề cập trong Chiến lược dân số Việt Nam giai đoạn 2001-2010 Tuy nhiên, vấn đề tính toán HDI thế nào, nguồn số liệu từ đâu thì lại không được đề cập, mà những công trình kiểu như vậy có rất nhiều Đề tài này lại tập trung chủ yếu vào hoàn thiện phương pháp tính và quy trình tính

Do vậy, Ban chủ nhiệm thấy chưa cần thiết tổng thuật các công trình đó, mặc dù chúng có ý nghĩa thực tiễn rất lớn trong việc sử dụng HDI Đề tài chỉ tập trung tổng thuật các công trình liên quan trực tiếp tới phương pháp

và quy trình tính HDI

(3) Bổ sung việc tính toán GDP xanh: Đây là vấn đề thuộc lĩnh vực tài khoản quốc gia mang tầm cỡ quốc tế, mà hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới, kể cả cơ quan Thống kê Liên hợp quốc và các quốc gia có trình

độ phát triển cao, cũng mới chỉ đang đặt vấn đề nghiên cứu, cho nên không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài này

(4) Đề nghị sử dụng khung tuổi tính tỷ lệ đi học các cấp giáo dục từ tiểu học tới đại học là từ 6-24 tuổi theo đúng như UNDP đề xuất: như đã phân tích trong phần tính toán chỉ số đi học các cấp giáo dục, đề tài này

đã xem xét so sánh với việc sử dụng khung tuổi 6-22 Vậy chọn khung nào là hợp lý?

Thứ nhất, UNDP khuyến nghị các quốc gia tuỳ theo quy định cụ

thể của mình mà đề ra khung tuổi cho hợp lý Theo khuyến nghị này thì ở nước ta khung 6-22 tuổi là hợp lý, vì đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo sử dụng để tính tỷ lệ đi học các cấp, được quy định theo độ tuổi đi học đúng

Trang 9

tuổi trong các cấp học theo Luật Giáo dục Việt Nam Còn việc UNDP sử dụng khung 6-24 là xuất phát từ hoàn cảnh thực tế các quốc gia có quy định độ tuổi đi học cũng như số năm học phổ thông rất khác nhau, mà vào cuối những năm 1980, hiện tượng này hay có sự thay đổi (ngay nước

ta cũng đã có sự thay đổi từ hệ 10 năm phổ thông sang 12 năm) Trên tinh thần không cầu toàn, UNDP ấn định lấy khung tuổi 6-24 cho tất cả các nước trên thế giới để tính HDI, nhưng vẫn khuyến nghị các quốc gia sử dụng thực tế quy định của nước mình

Thứ hai, sử dụng khung 6-22 tuổi ở Việt Nam thì tỷ lệ đi học đúng

tuổi các cấp giáo dục mới có ý nghĩa thiết thực trong phân tích và đề ra chính sách Tỷ lệ này lý tưởng (cực đại) là 100%, tức là toàn dân đến tuổi

đi học đều có cơ hội được cắp sách tới trường (khi tính tỷ lệ thì tử số bằng mẫu số) Nếu tỷ lệ này không đạt 100%, tức là còn một bộ phận dân

số đến tuổi đi học mà không có cơ hội được học; khi đó Nhà nước cần phải có chính sách can thiệp để mọi người đến tuổi được đi học Giả sử tất cả người dân đều được đi học đúng tuổi trong khung tuổi 6-22 (mà điều này là mục tiêu phấn đấu của Nhà nước ta), nếu lấy mẫu số là dân số trong khung tuổi 6-24, thì dù tất cả được đi học (tức là đúng ra phải 100%) nhưng tỷ lệ đi học không bao giờ đạt 100% (vì mẫu số bao giờ cũng lớn hơn tử số)

Để đảm bảo tính so sánh quốc tế, cũng như xuất phát từ thực tế chưa quốc gia nào có toàn bộ số người trong tuổi đều đi học hết đại học, cao đẳng Do vậy, Hội đồng nghiệm thu khuyến nghị sử dụng khung 6-24 tuổi, và Ban chủ nhiệm đề tài chấp nhận để tính tỷ lệ đi học các cấp giáo dục ở nước ta là hợp lý

(5) Tham vấn với UNDP và UNESCO về khung chuẩn của Việt Nam: đây là vấn đề thuộc công việc của chính quyền, cơ quan, không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài

(6) Tham khảo việc tính Chỉ số năng lực cạnh tranh: đây là một lĩnh vực khác, cũng không thuộc phạm vi nghiên cứu đặt ra ban đầu của

đề tài

(7) Biên soạn thành Cẩm nang hướng dẫn tính HDI để phổ biến rộng: đây là góp ý rất có ý nghĩa thiết thực, nhưng đó là công việc của giai đoạn ứng dụng sau khi nghiệm thu thành công đề tài nghiên cứu này

(8) Tính và xếp hạng HDI cho toàn bộ 63 tỉnh thành phố: do hạn chế về nguồn lực và thời gian, nên từ ban đầu đề tài đã giới hạn chỉ tính thử cho một số tỉnh/thành phố Việc tính toán đầy đủ cho 63 tỉnh/thành phố sẽ được dành cho các công trình ứng dụng về sau

(9) Vấn đề sử dụng thu nhập bình quân đầu người thay cho việc sử dụng GDP bình quân đầu người của các tỉnh:

Đề tài đã đề cập tới vấn đề này trong nghiên cứu Tuy nhiên, chúng tôi vẫn xem xét lại rất kỹ các vấn đề liên quan, và quan điểm được xác định là:

Trang 10

a- Sử dụng GDP:

+ Vấn đề sử dụng GDP có một số hạn chế:

(i) Việc soạn thảo GDP tại cấp tỉnh hiện này còn những bất cập mà TCTK chưa quản lý được, dẫn đến tình trạng có sự thiếu thống nhất với GDP do TCTK soạn thảo;

(ii) Một số địa phương có những lợi thế về tài nguyên quốc gia, như Bà Rịa - Vũng Tàu có nguồn dầu khí, làm cho GDP ở các địa phương

đó vô hình trung cao lên một cách vượt bậc không phản ánh đúng thực chất do lao động và con người tại địa phương đó làm ra

+ Vấn đề sử dụng GDP có một số ưu điểm:

(i) Theo đúng thông lệ quốc tế và khuyến nghị của UNDP, do vậy kết quả tính toán sẽ đảm bảo tính so sánh quốc tế cao;

(ii) GDP là chỉ tiêu có số liệu hàng năm;

(iii) Chính nhờ theo thông lệ quốc tế mà có công thức tính chặt chẽ với các cận trên, cận dưới của chỉ tiêu được xác định rõ ràng;

(iv) Kết quả tính HDI của các tỉnh sẽ nhất quán với HDI toàn quốc (trên giác độ nhất quán với HDI tiêu chuẩn quốc tế)

a- Sử dụng Thu nhập:

+ Vấn đề sử dụng Thu nhập có một số hạn chế:

(i) Có rất ít quốc gia sử dụng quan điểm này (có thể có, nhưng thực tế chúng tôi cũng chưa tìm ra quốc gia nào sử dụng thu nhập để tính HDI; chỉ có một số quốc gia sử dụng chi tiêu bình quân đầu người

để tính HDI, nhưng ở nước ta chưa có số liệu chi tiêu bình quân đầu người đại diện cho cấp tỉnh);

(ii) Số liệu về thu nhập 2 năm mới có một lần;

(iii) Chưa có công thức tính trên cơ sở khoa học chặt chẽ với các cận trên, cận dưới của thu nhập bình quân đầu người;

(iv) Kết quả tính HDI của các tỉnh sẽ không nhất quán với HDI toàn quốc (khi HDI toàn quốc được tính theo GDP)

+ Vấn đề sử dụng Thu nhập có một số ưu điểm:

(i) Thu nhập bình quân đầu người là số liệu do TCTK đưa ra cho cấp tỉnh, do vậy mà có sự nhất quán giữa các địa phương;

(ii) Không cần phải lo lắng tới tình trạng tựa như lợi thế tài nguyên làm cho HDI cao lên một cách giả tạo

Dường như hạn chế của cách tiếp cận này lại là lợi thế của cách tiếp cận kia Việc lựa chọn cách tiếp cận nào sẽ tuỳ thuộc vào khả năng khắc phục những hạn chế đã nêu

Quan điểm dử dụng thu nhập có ưu thế lớn về tính khách quan của

số liệu, nhưng lại chưa có công thức tính chỉ số thu nhập phù hợp với các cận trên, cận dưới được nghiên cứu một cách có cơ sở khoa học chặt chẽ Viện Khoa học Thống kê cần thực hiện nghiên cứu để tới một lúc nào đó

có thể sử dụng thu nhập thay thế cho GDP trong tính toán HDI Do vậy, phải sử dụng GDP để tính HDI đáp ứng nhu cầu bức thiết của các cơ

Trang 11

quan quản lý nhà nước, các cơ quan nghiên cứu và đông đảo người sử dụng khác, mà không cầu toàn chờ đợi sự hoàn hảo của các phương pháp cũng như nguồn số liệu

Quan điểm sử dụng GDP có nhược điểm lớn là chưa hoàn toàn đảm bảo tính khách quan của số liệu (một khi TCTK chưa quản lý tốt việc tính GDP của các địa phương), và cũng vì lẽ đó nên Tổng cục mới

có đề tài nghiên cứu khắc phục chênh lệch giữa số liệu GDP của trung ương và của địa phương Công việc này hiện nay đang được tiến hành tích cực, hy vọng trong thời gian sớm nhất có thể sẽ có được kết quả Trong khi chờ đợi kết quả nghiên cứu khắc phục chênh lệch giữa

số liệu GDP của trung ương và của địa phương, đề tài này khuyến nghị biện pháp điều chỉnh GDP cấp tỉnh theo 20 ngành cấp I Đối với tình trạng như của Bà Rịa – Vũng Tàu, sau khi tham vấn ý kiến của Vụ Hệ thống Tài khoản quốc gia, đề tài khuyến nghị bổ sung thêm phương án tính HDI của Bà Rịa – Vũng Tàu mà không có dầu khí và ngành sản xuất điện từ dầu khí trong GDP, kể cả Hoà Bình không có Thuỷ điện, vì theo

Vụ HTTKQG, cơ cấu GDP của hai tỉnh này bị bóp méo nhiều do các ngành trên, để từ đó có thể so sánh, đối chiếu HDI cũng như thứ hạng HDI của các tỉnh này khi có dầu khí, có thuỷ điện và khi không có dầu khí, không có thuỷ điện

Kết quả cho thấy nếu sử dụng GDP của Bà Rịa – Vũng Tàu mà không trừ dầu khí và sản xuất điện từ dầu khí, thì HDI của Bà Rịa – Vũng Tàu chiếm vị trí đầu tiên trong bảng xếp hạng HDI giữa các tỉnh trong toàn quốc, và nếu loại bỏ các yếu tố dầu khí, thì thứ hạng bị tụt bậc, và chỉ còn đứng thứ ba Tương tự, nếu không loại bỏ thuỷ điện khỏi GDP của Hoà Bình thì HDI của tỉnh này xếp thứ 47, song nếu loại bỏ thuỷ điện thì HDI của Hoà Bình sẽ xếp thứ 51 (tụt 4 bậc)

Trang 12

LỜI NÓI ĐẦU

Trên thế giới, UNDP đã đề xuất và tính toán HDI cho các quốc gia đều đặn hàng năm từ năm 1990; 145 nước đã thực hiện tính HDI cho mình, nhiều nước tính cả cho cấp tỉnh trên cơ sở phương pháp luận của UNDP, trong đó có hầu hết các quốc gia ASEAN và lân cận

Trong nước, HDI đã được đưa vào Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, đã đi vào mục tiêu phấn đấu trong đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước Chiến lược Dân số nước ta đã ghi rõ: “phấn đấu đến năm 2010 HDI nước ta đạt mức từ 0,700 đến 0,750” HDI được Nhà nước coi là một trong những tiêu thức chủ yếu đánh giá chất lượng dân số như Pháp lệnh Dân số Việt Nam đã nêu HDI đã được sử dụng trong các phân tích kinh tế vĩ mô, đã đi vào văn kiện Đại hội Đảng và được đề cập trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội nhiều cấp nhiều ngành

HDI đã thực sự trở thành tiêu chí quan trọng và được sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế xã hội Từ đầu những năm 2000, với sự tài trợ của UNDP, Viện Khoa học Xã hội đã cho ra đời Báo cáo phát triển con người đầu tiên của nước ta với tên gọi "Đổi mới và sự nghiệp phát triển con người Việt Nam" Chương trình Khoa học công nghệ cấp nhà nước KX.05 giai đoạn 2001-2005 đã triển khai đề tài KX.05.05 "Nghiên cứu, phân tích các chỉ số phát triển con người (HDI) của người Việt Nam giai đoạn 2001-2005" Đồng thời, ở TCTK năm 2002 Vụ Thống kê Tổng hợp

đã tiến hành nghiên cứu đề tài khoa học cấp cơ sở: "Nghiên cứu ứng dụng phương pháp tính Chỉ số phát triển con người (HDI) theo thực trạng số liệu của Việt Nam" Hiện nay ở nước ta vẫn đang tồn tại các công trình nghiên cứu dưới các cấp độ khác nhau đề cập tới HDI

Việc nghiên cứu về HDI như thế, một mặt, thể hiện nhu cầu rất cao, tầm quan trọng lớn và vô cùng cấp thiết của vấn đề, song mặt khác, lại gây ra nhiều bất cập mà nếu thiếu sự chấn chỉnh ngay từ bây giờ thì có thể gây ra những hậu quả khó khắc phục trong tương lai, nhất là khi kết quả nghiên cứu được sử dụng trong các văn kiện chính thức của Đảng bộ

và chính quyền địa phương Những bất cập đó là: phương pháp tính toán thiếu thống nhất, sự hiểu biết nội hàm chưa sâu sắc, nguồn số liệu sử dụng còn có phần tuỳ tiện, quy trình tính thiếu rõ ràng và chưa chặt chẽ

Từ đó, tính so sánh của kết quả ngay giữa các địa phương trong nước cũng chưa đảm bảo chứ chưa nói gì tới tính so sánh quốc tế

Trong số 274 chỉ tiêu thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia thì hầu hết đều đã có phương pháp và chế độ thống kê quy định Song chỉ tiêu 2101 “Chỉ số phát triển con người (HDI)" và một số chỉ tiêu khác được giao cho TCTK hầu như vẫn chưa có phương pháp chế độ quy định

về phương pháp và quy trình tính toán cụ thể Nhiệm vụ trọng tâm của ngành hiện nay là phải giải quyết vấn đề này Kết quả nghiên cứu đề tài

Trang 13

này sẽ đóng góp giải quyết được một phần trong phương pháp và quy trình tính cho một số chỉ tiêu hiện có trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia với các mã số: 0209, 0210, 0605, 1807, 2101 và 2401:

0209 Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh Giới tính; thành thị/nông

thôn; tỉnh/thành phố

0210 Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết

chữ - Giới tính; nhóm tuổi; thành thị/nông thôn;

tỉnh/thành phố

0605 GDP đầu người (tính bằng VNĐ

theo giá thực tế, bằng USD theo tỷ

giá hối đoái và USD-PPP)

Tỉnh/thành phố

1807 Tỷ lệ đi học phổ thông Chung/đúng tuổi; cấp học;

giới tính; tỉnh/thành phố

2101 Chỉ số PTCN (HDI)

2401 Chỉ số phát triển giới (GDI)

Mục tiêu nghiên cứu: hoàn thiện phương pháp tính và xây dựng

quy trình tính HDI ở Việt Nam; có tính toán thử nghiệm HDI của một số tỉnh thành phố; từ đó đề xuất kiến nghị về phương pháp và quy trình tính lên cơ quan Tổng cục để triển khai ứng dụng vào thực tiễn

Nội dung nghiên cứu chủ yếu của công trình này là:

(1) Làm rõ thêm cũng như thống nhất quan điểm về những vấn đề chung trong tính toán HDI;

(2) Hoàn thiện phương pháp tính HDI: hoàn thiện tính các chỉ số thành phần và hoàn thiện phương pháp tính chung;

(3) Nghiên cứu đề xuất quy trình tính HDI ở Việt Nam;

(4) Tính toán thử nghiệm HDI của một số tỉnh/thành phố;

(5) Nghiên cứu phân công trách nhiệm và cơ chế phối hợp giữa các đơn vị trong Tổng cục để tính toán, tổng hợp số liệu có liên quan;

(6) Đề xuất cấu trúc bản báo cáo phân tích HDI cho Việt Nam

Các phương pháp nghiên cứu được áp dụng: Nghiên cứu tài liệu

trong nước và nước ngoài; Khai thác số liệu tổng hợp của một số nghiệp

vụ chuyên ngành có liên quan; Sử dụng các phương pháp phân tích, đánh giá và tổng hợp; Hội thảo; Sử dụng phương pháp chuyên gia tư vấn,

Trang 14

CHƯƠNG I KHÁI NIỆM, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP VÀ CÔNG THỨC TÍNH HDI THEO CHUẨN MỰC QUỐC TẾ

I.1 Quan niệm về phát triển

Những quan điểm trước đây về phát triển không còn phù hợp với thế giới hiện đại khi cho rằng phát triển chỉ gói gọn trong tăng trưởng GDP Có những quốc gia tăng trưởng kinh tế rất cao, nhưng tình trạng đói nghèo, bệnh tật và thất học vẫn còn hiện hữu ở đa số cộng đồng dân cư đông đúc Do vậy, cuối những năm 80 của thế kỷ trước, Liên hợp quốc hình thành một nhóm chuyên gia nghiên cứu cách tiếp cận mới về phát triển Kết quả nghiên cứu của nhóm này đã được cả thế giới thừa nhận, rằng tăng trưởng kinh tế (tăng trưởng GDP) chưa hoàn toàn đồng nghĩa với phát triển, mà chỉ là một khía cạnh của phát triển, mặc dù đó là khía cạnh quan trọng Phát triển phải là mở rộng phạm vi lựa chọn của con người để đạt đến một cuộc sống trường thọ, khoẻ mạnh, có ý nghĩa và xứng đáng với con người Quan điểm này được gọi là Phát triển con người (PTCN), bao hàm 2 khía cạnh chính là mở rộng các cơ hội lựa chọn và nâng cao năng lực lựa chọn của con người nhằm hưởng thụ một cuộc sống hạnh phúc, bền vững

Mở rộng cơ hội lựa chọn: chọn thu nhập cao hơn, nhưng đó chưa

phải là duy nhất, mà còn muốn chọn dịch vụ y tế, giáo dục tốt hơn, điều kiện sống và môi trường dễ chịu hơn, tham gia và hoà nhập vào cộng đồng Trong số rất nhiều cơ hội lựa chọn thì người dân, đặc biệt những người dân nghèo, những người lao động bình thường luôn có quan điểm lựa chọn được sống lâu, khoẻ mạnh, hạnh phúc và được học hành, có việc làm, không bị thất nghiệp, được tham gia vào các hoạt động xã hội và gắn mình hoà nhập với cuộc sống chung của cộng đồng

Tăng cường năng lực lựa chọn: năng lực được hiểu là khả năng đạt

đến các mục tiêu đã lựa chọn Năng lực chính là điều kiện cần thiết để biến các cơ hội sẵn có trở thành hiện thực, và thậm chí còn tạo ra cơ hội mới Tăng cường năng lực con người là trau dồi kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm, hay nói rộng hơn là trình độ học thức, học vấn và vận dụng chúng vào cuộc sống

Quan niệm mới về PTCN còn bao hàm nhiều khía cạnh:

(1) Quan niệm này nhấn mạnh mục tiêu của phát triển là vì con người, vì việc cải thiện chất lượng cuộc sống con người bền vững

(2) PTCN phải do chính con người thực hiện Mọi người dân phải

có cơ hội được tham gia tích cực và sáng tạo vào quá trình phát triển Đây chính là một khía cạnh của dân chủ Chính sách Nhà nước phải nhằm tạo mọi điều kiện khuyến khích toàn dân tham gia vào quá trình phát triển

(3) Quan niệm mới về PTCN dựa trên cách tiếp cận toàn thể Cụ thể là đề cập đến sự mở rộng không gian lựa chọn bao trùm tất cả các

Trang 15

khía cạnh của đời sống xã hội: lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục, y tế, môi trường, anh sinh xã hội, an ninh con người, bình đẳng giới , trong mối liên hệ và tác động qua lại chứ không chỉ giới hạn trong phạm vi kinh tế Cách tiếp cận toàn thể còn bao hàm nghĩa khác là tính đến tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, tầng lớp, giới tính, quốc tịch hay các thế hệ, phát triển phải là quá trình bền vững, được duy trì từ thế hệ này sang thế hệ khác, không làm tổn hại tới môi trường

(4) Ở đây phân biệt dứt điểm khái niệm PTCN và phát triển nguồn nhân lực (còn gọi là nguồn vốn con người) Kinh nghiệm các nước phát triển cho thấy chi tiêu cho con người không phải là tiêu dùng đơn thuần,

mà là một khoản đầu tư để hình thành một loại nguồn vốn quan trọng có khả năng sản sinh ra các nguồn thu nhập trong tương lai - đó là nguồn vốn con người thông qua việc tạo lập kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm, năng lực sáng tạo Đầu tư vào vốn con người được thông qua các hoạt động giáo dục, y tế, bảo đảm việc làm là cách đầu tư thiết thực, hiệu quả nhất đảm bảo tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững Cái khác biệt căn bản giữa PTCN và phát triển nguồn nhân lực là ở chỗ trong PTCN thì con người là mục tiêu có quyền và có nhu cầu được hưởng thụ, còn trong phát triển nguồn nhân lực thì con người được nhìn nhận như một nguồn vốn cũng như các nguồn vốn khác, dù rằng là quan trọng

Từ những nhận thức ấy, trên góc độ thống kê, PTCN phải được thể hiện bằng một con số được tổng hợp từ các khía cạnh nâng cao năng lực lựa chọn và mở rộng phạm vi lựa chọn cho con người, đó là những khía cạnh về thu nhập, tuổi thọ và trình độ tri thức cũng như các khía cạnh liên quan khác Con số đó chính là CHỈ SỐ PTCN (HDI)

I.2 Công dụng của HDI

(1) Như đã nêu, HDI là thước đo tổng hợp đo lường trình độ phát triển của thế giới, của một khu vực, một quốc gia, hay là một vùng, một tỉnh , thay thế cho tiêu chí phát triển chỉ thuần tuý sử dụng tốc độ tăng trưởng kinh tế thông qua GDP

(2) Vì là thước đo tổng hợp sự phát triển, nên HDI được sử dụng làm công cụ quản lý và đề ra chính sách Dựa vào HDI và các chỉ số thành phần, các nhà quản lý và đề ra chính sách dễ dàng phát hiện khía cạnh non yếu để từ đó có những giải pháp thích hợp nhằm nâng cao năng lực lựa chọn và mở rộng phạm vi lựa chọn cho người dân

(3) HDI được sử dụng làm một trong những chỉ tiêu thống kê quan trọng của các hệ thống chỉ tiêu phát triển của thế giới, của các khu vực, các quốc gia, vùng lãnh thổ hay các địa phương

(4) HDI được đưa vào mục tiêu phấn đấu trong các Chiến lược phát triển ngắn hạn, trung hạn cũng như dài hạn của các quốc gia

(5) HDI được sử dụng trong phân tích kinh tế - xã hội

Trang 16

(6) HDI được sử dụng làm một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng dân số, chất lượng cuộc sống, tiến bộ xã hội

(7) HDI được sử dụng để so sánh quốc tế trình độ phát triển giữa các khu vực, các nhóm nước, các quốc gia, hay thậm chí giữa các vùng, các tỉnh, các địa phương trong một quốc gia

I.3 Hạn chế của HDI

Đứng trên góc độ nội hàm, PTCN bao trùm lên tất cả các khía cạnh của cuộc sống, như kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, giáo dục, an ninh con người, an sinh xã hội, bình đẳng giới, sức khoẻ, môi trường

Tuy nhiên, phương châm UNDP đặt ra cho nhóm nghiên cứu ban đầu là làm thế nào HDI phải là một chỉ số dễ tính toán nhằm khuyến khích tất cả các quốc gia thực hiện được Do vậy, UNDP quy định HDI chỉ bao gồm 3 thành phần: sức khoẻ, kinh tế và giáo dục Việc thâu tóm 3 thành phần vừa nêu đủ đáp ứng tiêu chuẩn về tính đơn giản và được hầu hết các quốc gia đồng tình Nhưng chỉ với 3 thành phần như vậy thì HDI chưa thể phản ánh một cách bao quát hết các khía cạnh trong nội hàm của PTCN Rõ ràng còn một số khía cạnh khác chưa được đề cập trong HDI, như văn hoá, anh ninh con người, an sinh xã hội và môi trường

Ngoài ra, trong yếu tố sức khoẻ mới chỉ sử dụng một chỉ tiêu là tuổi thọ bình quân (còn gọi là tuổi hy vọng sống tại lúc sinh) mà chưa tính đến sự đóng góp của sức khoẻ đó cho xã hội; trong yếu tố giáo dục mới chỉ sử dụng tỷ lệ đi học các cấp giáo dục và tỷ lệ người lớn biết chữ,

mà chưa tính đến chất lượng của giáo dục; trong yếu tố kinh tế mới chỉ sử dụng GDP bình quân đầu người mà chưa tính đến thiệt hại môi trường do tăng trưởng kinh tế gây ra

Còn một hạn chế khác của HDI là trong công thức tính do UNDP

đề ra, một số con số cận trên và cận dưới được giữ quá lâu, suốt từ năm

1990 đến nay (gần 20 năm) mà không thay đổi, ví dụ GDP bình quân đầu người cực đại là 40.000 USD-PPP, mặc dù cho tới nay, GDP bình quân đầu người của một số quốc gia đã vượt qua ngưỡng này

I.4 Phạm vi tính HDI và soạn thảo HDR

Xét theo góc độ thời gian, UNDP khuyến nghị tất cả các quốc gia

tuỳ theo hoàn cảnh, nhu cầu, điều kiện số liệu, điều kiện về nhân lực, tài chính mà tự quyết định chu kỳ tính toán HDI, cũng như viết Báo cáo PTCN (HDR) cho mình, có thể hàng năm (như Ấn Độ, Nga), hai năm một lần (như Ni-giê-ri-a, Chi-lê, Phi-li-pin), hay có thể ba năm, 5 năm một lần, nhiều quốc gia không đặt thành định kỳ, khi nào có nhu cầu hoặc

đủ điều kiện thì soạn thảo Riêng Văn phòng soạn thảo Báo cáo PTCN (HDRO) của UNDP soạn thảo HDR toàn cầu hàng năm

Xét theo góc độ không gian, UNDP khuyến nghị tính HDI và soạn

thảo HDR cho phạm vi toàn thế giới, từng châu lục, từng khu vực, nhóm

Trang 17

nước, từng quốc gia và cấp thấp hơn (ví dụ Ấn Độ tính HDI cho toàn quốc và tất cả các bang, các tỉnh, đồng thời soạn thảo HDR cho 8 Bang; hầu hết các quốc gia khác đều tính HDI cho tất cả các tỉnh của mình)

I.5 Phương pháp và công thức tính HDI

HDI là chỉ số tổng hợp của ba chỉ số thành phần, được tính theo công thức bình quân giản đơn HDRO quy định công thức tính HDI và các chỉ số thành phần của nó như sau:

* Công thức tính HDI

I tuổi thọ + I giáo dục + I GDP

HDI = - (1)

3Với: Ituổi thọ là chỉ số tuổi thọ

Igiáo dục là chỉ số giáo dục

IGDP là chỉ số thu nhập (còn gọi là chỉ số GDP)

Với các giả thiết sau:

(1) Các chỉ số thành phần “ I ” đều nằm trong khoảng từ 0 đến 1 (2) Các chỉ số thành phần đều đóng vai trò như nhau

(3) HDI có giá trị từ 0 đến 1 (0 ≤ HDI ≤ 1) HDI đạt tối đa bằng 1 thể hiện trình độ PTCN cao nhất; và HDI tối thiểu bằng 0 thể hiện xã hội tuyệt đối không có sự phát triển mang tính nhân văn

* Công thức tính các chỉ số thành phần của HDI

- Chỉ số tuổi thọ

X tuổi thực - X tuổi min

I tuổi thọ = - (2)

X tuổi max - X tuổi min

Trong đó: Xtuổithực - là tuổi thọ trung bình thực tế;

Xtuổimax - là tuổi thọ trung bình tối đa (= 85);

Xtuổimin - là tuổi thọ trung bình tối thiểu (= 25);

Sở dĩ 85 được chọn làm trị số tối đa và 25 được chọn làm trị số tối thiểu vì xuất phát từ thực tiễn thế giới vào cuối những năm 80 của thế kỷ trước (tại thời điểm bắt đầu thực hiện tính HDI và soạn thảo HDR) chưa

có quốc gia nào có tuổi thọ trung bình cao hơn 85 hay thấp hơn 25

- Chỉ số Giáo dục

Đầu những năm 1990, chỉ số giáo dục được tính toán như sau:

I giáo dục = (2/3) I biết chữ + (1/3) I năm học (3) Trong đó: I biết chữ là chỉ số biết chữ của người lớn từ 15 tuổi trở lên

I năm học là chỉ số năm học bình quân;

X học thực - X học min

I năm học = - (4)

Trang 18

X học max - X học min

Với: Xhọcmax - năm học bình quân mỗi người cực đại (=15 năm);

Xhọcmin - năm học bình quân đầu người cực tiểu (=2,5 năm);

Xhọcthực - năm học thực tế bình quân mỗi người;

Sở dĩ 15 được chọn làm trị số tối đa và 2,5 được chọn làm trị số tối thiểu vì xuất phát từ thực tiễn thế giới vào cuối những năm 80 của thế kỷ trước (tại thời điểm bắt đầu thực hiện tính HDI và soạn thảo HDR chưa

có quốc gia nào có số năm học trung bình cao hơn 15 hay thấp hơn 2,5)

Do tính phức tạp của việc thống kê số năm đi học bình quân mà nhiều quốc gia trên thế giới chưa thực hiện thường xuyên được, HDRO chuyển sang sử dụng chỉ tiêu thay thế, đó là tỷ lệ đi học các cấp giáo dục thay cho số năm học bình quân Thời kỳ đầu thay thế, nhiều ý kiến đề xuất sử dụng tỷ lệ đi học đúng tuổi (tỷ lệ những người trong độ tuổi đang theo học các cấp giáo dục trong dân số thuộc độ tuổi đi học các cấp tương ứng theo quy định của quốc gia) để tính Chỉ số giáo dục, vì đây mới là chỉ tiêu phản ánh tốt nhất cơ hội của người dân cũng như khả năng của người dân trong việc lựa chọn học hành khi đến tuổi Tuy nhiên, việc thống kê tỷ lệ đi học đúng tuổi không đơn giản đối với các quốc gia có trình độ thống kê thấp, vì phải tách bạch được những người đi học ngoài

độ tuổi quy định Với phương châm khuyến khích các quốc gia tính HDI bằng cách sử dụng những chỉ tiêu dễ thống kê nhất mà có thể thay thế được, dù có phải chịu mất mát một phần ý nghĩa nào đó, kể từ năm 1994, HRRO ấn định sử dụng tỷ lệ đi học chung (lấy tất cả những người đang theo học các cấp giáo dục, chia cho dân số thuộc độ tuổi đi học các cấp tương ứng theo quy định của quốc gia) để tính toán Chỉ số giáo dục

Công thức tính Chỉ số giáo dục mà HDRO áp dụng hiện nay là:

I giáo dục = (2/3) I biết chữ + (1/3) I đi học (5)

Trong đó: Iđi học là chỉ số đi học tổng hợp các cấp giáo dục;Ibiết chữ

là chỉ số biết chữ của người lớn từ 15 tuổi trở lên;

Công thức trên cho thấy khi tính Igiáo dục HDRO sử dụng dạng bình quân gia quyền với chỉ số đi học có quyền số bằng 1/2 lần chỉ số người lớn biết chữ, vì việc tính HDI chủ yếu phục vụ cho xem xét đánh giá trình

độ phát triển mà trong đó trình độ dân trí đóng một vai trò quan trọng

Như vậy, để tính Chỉ số giáo dục, trước hết phải tính 2 chỉ số phụ: + Chỉ số đi học các cấp giáo dục (Iđi học), nếu biểu diễn dưới dạng phần trăm, thì đây là tỷ lệ đi học chung các cấp giáo dục:

X đi học

I đi học = -

X khung tuổi

Với: Xđi học số người đi học các cấp từ tiểu học tới đại học;

Xkhung tuổi dân số từ 6 đến 24 tuổi;

Trang 19

+ Chỉ số người lớn biết chữ (Ibiết chữ), nếu biểu diễn dưới dạng phần trăm, thì đây là tỷ lệ người lớn biết chữ:

X biết chữ

I biết chữ = -

X dân số

Với: Xbiết chữ số người từ 15 tuổi trở lên biết chữ;

Xdân số dân số từ 15 tuổi trở lên;

HDRO để ngỏ khả năng cho các quốc gia tuỳ chọn chỉ tiêu phù hợp cho mình trong việc tính Chỉ số giáo dục: đó là số năm học bình quân, tỷ

lệ đi học đúng tuổi hay tỷ lệ đi học chung các cấp giáo dục Để đảm bảo tính so sánh quốc tế, chúng tôi kiến nghị sử dụng tỷ lệ đi học chung theo thông lệ quốc tế mà HDRO vẫn thường tính toán hàng năm Ngoài ra, tỷ

lệ đi học đúng tuổi ở nước ta chưa thống kê được một cách có hệ thống

ấn định sử dụng GDP để tính toán cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của

cơ sở thống kê tại các quốc gia, mặc dù vẫn để ngỏ khả năng để các nước tuỳ chọn sử dụng GDP hay GNI, thậm chí cả thu nhập bình quân đầu người lấy từ điều tra mức sống Để đảm bảo tính so sánh quốc tế, chúng tôi khuyến nghị sử dụng GDP theo thực hiện của HDRO

Từ những năm 1999 về trước, chỉ tiêu GDP/người theo USD-PPP trước khi đưa vào sử dụng phải qua một số bước điều chỉnh xuất phát từ thực tế cuộc sống cho thấy ý nghĩa tiêu dùng 10 USD của người có thu nhập thấp thường quí và quan trọng hơn nhiều so với ý nghĩa tiêu dùng cũng vẫn 10 USD của người có thu nhập cao Vì thế, để đảm bảo ý nghĩa đồng tiền ngang nhau khi tiêu dùng, người ta tiến hành chiết khấu thu nhập cao theo công thức:

W(y) = y nếu 0 ≤ y < y* ;

W(y) = y* + 2(y - y*)1/2 nếu y* ≤ y < 2y* ;

W(y) = y* + 2y*1/2 + 3(y-2y*)1/3 nếu 2y* ≤ y < 3y* ;

Trang 20

W(y) = y* + 2y*1/2 + 3y*1/3 + 4(y-3y*)1/4 nếu 3y* ≤ y < 4y* ;

W(y) = y* + 2y*1/2 + 3y*1/3 + 4y*1/4 + 5(y-4y*)1/5 nếu 4y* ≤ y < 5y* ; W(y) = y*+2y*1/2+3y*1/3+4y*1/4+5y*1/5+6(y-5y*)1/6 nếu 5y* ≤ y < 6y* ; Với: W(y) là mức GDP đầu người được điều chỉnh lại;

y là GDP đầu người thực tế;

y* là GDP bình quân đầu người trung bình của toàn thế giới

Đối với mức thu nhập cực đại (40000 USD-PPP) hoặc cao hơn, công thức chiết khấu là (theo y* năm 1991 thì 40.000 ở giữa 6y* và 7y*): W(y) = y*+2y*1/2+3y*1/3+4y*1/4+5y*1/5+6y*1/6+7(40000-6y*)1/7 nếu 6y*≤y≤7y* ;

Sau khi điều chỉnh, ta có:

W thực - W min

I GDP = - (6)

W max - W min

Với: Wthực - mức GDP bình quân đầu người thực tế sau khi điều chỉnh;

Wmax - mức GDP bình quân đầu người cực đại sau khi điều chỉnh;

Wmin - mức GDP đầu người cực tiểu (=100, không điều chỉnh) Các công thức này cồng kềnh, phức tạp, dễ lẫn, thu nhập càng cao,

độ chiết khấu càng lớn Điều này gây bất lợi cho các quốc gia thu nhập cao Do vậy, từ năm 1999, HDRO ấn định công thức khác mà chúng ta sử dụng hiện nay để chiết khấu đồng đều mức thu nhập của các quốc gia, và cũng là đơn giản, dễ nhìn

Log(X GDP thực ) - Log(X GDP min )

I GDP = - (7) Log(X GDP max ) - Log(X GDP min )

Trong đó các giá trị GDP được tính theo USD-PPP như sau:

- IGDP là Chỉ số thu nhập;

- XGDPmax là mức tối đa của GDP bình quân đầu người (= 40.000)

- XGDPmin là mức tối thiểu của GDP bình quân đầu người (= 100)

- XGDPthực là mức độ thực tế của GDP bình quân đầu người;

- Log là phép toán lô-ga-rit cơ số 10

Sở dĩ 40.000 được chọn làm trị số tối đa và 100 được chọn làm trị

số tối thiểu vì xuất phát từ thực tiễn thế giới vào cuối những năm 80 của thế kỷ trước chưa có quốc gia nào có GDP bình quân đầu người theo USD-PPP cao hơn 40.000 hay thấp hơn 100

Tât cả các giá trị cận biên (max và min) của các chỉ số thành phần

từ năm 1990 cho tới nay vẫn không hề thay đổi, mặc dù hiện tại đã có nhiều quốc gia có GDP đầu người cao hơn 40.000 USD-PPP nhiều

Trang 21

CHƯƠNG II KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC

II.1 Trên thế giới

Hàng năm UNDP soạn thảo HDR toàn cầu nhằm tính toán, phân tích, so sánh và xếp hạng HDI và các chỉ số đồng hành như HPI, GDI, GEM và một số chỉ số khác cho 177 quốc gia và lãnh thổ, trong đó có Việt Nam Các báo cáo đều nêu rõ phương pháp tính cụ thể cho từng chỉ

số thành phần cũng như các chỉ số tổng hợp, những thay đổi đã được áp dụng trong quá trình nghiên cứu và xem xét lại cho phù hợp với hoàn cảnh số liệu chung của các quốc gia (như đã trình bày ở trên), đồng thời

có đề cập tới giải thích thống kê Nguồn số liệu chính mà UNDP sử dụng lấy từ các tổ chức quốc tế (WB, UNESCO, UNFPA) Mỗi HDR đều nhấn mạnh một chủ đề đang là vấn để nổi cộm trên thế giới (Xem Phụ lục)

Do số liệu không lấy trực tiếp từ các cơ quan thống kê quốc gia, nên cũng có những ảnh hưởng nhất định tới độ chính xác của kết quả tính toán Lấy Việt Nam làm ví dụ Trong HDR 2004 với chủ đề “Tự do văn hoá trong một thế giới đa dạng ngày nay” trên cơ sở tính theo số liệu của các quốc gia năm 2002, theo đó, HDI của nước ta đạt 0,691, kết quả của bình quân giản đơn ba thành phần là Chỉ số tuổi thọ (0,733); Chỉ số giáo dục (0,815); Chỉ số thu nhập (0,523), đứng thứ 112 về HDI và thứ 114 về GDP bình quân đầu người

Để tính toán ra kết quả này, tuy đã là năm 2004 nhưng UNDP vẫn

sử dụng kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999 về Tỷ lệ người lớn biết chữ (90,2%), tỷ lệ đi học chung các cấp giáo dục (64%) và tuổi thọ bình quân tại lúc sinh (69,0) với nguồn từ UNESCO, GDP thực tế bình quân đầu người (2.300 USD-PPP) lấy từ WB

Kết quả đó thực ra vẫn chưa phản ánh đúng thực chất mà chúng ta đạt được Theo số liệu thống kê được công bố trong “Những kết quả chủ yếu của cuộc điều tra biến động dân số và kế hoach hoá gia đình 1/4/2002) thì tuổi thọ bình quân tại lúc sinh của nước ta là 71,3 Dựa vào phương pháp của UNDP tính lại, thì đúng ra Chỉ số tuổi thọ của Việt Nam phải là 0,772, cao hơn nhiều so với con số do UNDP tính Và Tỷ lệ người lớn biết chữ năm 2002 của nước ta đã cao hơn chứ không phải con

số từ TĐTDS năm 1999 Ngay trong HDR toàn cầu 2003 (trên cơ sở số liệu năm 2001) cũng đã sử dụng tỷ lệ người lớn biết chữ của Việt Nam là 92,7% Nếu cứ dùng con số này thì Chỉ số giáo dục của nước ta phải là 0,831 Như vậy HDI của nước ta thực chất là 0,709, xếp hạng 107 trên

177 nước (tương đương với U-dơ-bê-ki-xtan, sát ngay sau Xi-ri và đứng ngay trước An-giê-ri, tức là Việt Nam đứng trên 70 nước)

Như vậy, có thể tóm lược một số kinh nghiệm trong phương pháp tính HDI của UNDP như sau:

Trang 22

* Không cứng nhắc mà là có sự linh hoạt Ví dụ: về công thức tính Chỉ số thu nhập đã có sự thay đổi từ một hệ thống phức tạp được chuyển

về dạng lô ga cơ số 10 đơn giản; về chọn chỉ tiêu: thay đổi từ sử dụng chỉ

số năm học bình quân sang chỉ số đi học các cấp giáo dục;

* Bám vào thực tế hiện có về số liệu thống kê, trong đó ưu tiên cho thực trạng ở các nước trình độ thống kê thấp để chọn chỉ tiêu thay thế, ví

dụ không lấy GNI mà sử dụng GDP; không lấy tỷ lệ đi học đúng tuổi mà

sử dụng tỷ lệ đi học chung;

* Sử dụng nguồn số liệu của các tổ chức quốc tế mà không dùng nguồn số liệu từ các cơ quan thống kê quốc gia (cũng có thể họ coi số liệu thống kê của các tổ chức quốc tế đã dựa trên cơ sở thống kê quốc gia), trong đó khi thiếu số liệu của một nước nào đó là UNDP sử dụng các ước tính thay thế (nhưng có ghi chú rõ ràng), và điều này cũng thể hiện tính linh hoạt mà không cầu toàn

* Phương pháp do UNDP đưa ra mang tính chất nền tảng cho các nước chứ không có tính bắt buộc (thể hiện sự mềm dẻo và linh hoạt) và

để các quốc gia tự quyết định cho mình một sự lựa chọn phù hợp với thực trạng thống kê của mỗi nước

Hiện nay trên thế giới đã có 145 nước và lãnh thổ soạn thảo NHDR, trong đó có 8 nước thuộc ASEAN (Xem Phụ lục) Hầu hết các quốc gia đều soạn thảo NHDR theo phương pháp chuẩn của UNDP Tuy nhiên, có một số quốc gia không bám cứng nhắc theo chuẩn của UNDP,

ví dụ In-đô-nê-xi-a vẫn sử dụng số năm học bình quân để tính Chỉ số giáo dục, sử dụng chi tiêu thực tế để thay cho GDP trong tính toán Chỉ số thu nhập trên cơ sở đã có những nghiên cứu lý luận và phương pháp luận chắc chắn, và tất nhiên sẽ hạn chế tính so sánh quốc tế của kết quả

II.2 Trong nước

(i) Sau khi HDR đầu tiên của UNDP được công bố năm 1990, một

số ấn phẩm thống kê nước ta đã có các bài viết giới thiệu về HDI1

(ii) HDI đã sớm được đưa vào một số giáo trình đại học2 Tuy nhiên các giáo trình đó chỉ giới hạn trong việc giới thiệu sơ lược một số công thức tính chứ chưa đi vào phân tích chi tiết các vấn đề về phương pháp luận, nguồn thông tin, khả năng ứng dụng và công cụ phân tích

1 (Xem: Tạp chí Thống kê số 3/91, “Chỉ số phát triển con người HDI” của tác giả Hoàng Tích Giang; Tạp chí Thống kê số 2/93, “Phương pháp tính chỉ số HDI để đánh giá trình độ phát triển của một quốc gia” của tác giả PGS PTS Phạm Ngọc Kiểm; tuyển chọn và giới thiệu "Chỉ tiêu và Chỉ số PTCN" của UNDP, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, 1/1995) và một số bài viết sau này trên Tạp chí "Thông tin khoa học Thống kê" và "Con số & Sự kiện" cũng như một số ấn phẩm báo chí viết về kết quả tính toán HDI của UNDP đối với nước ta để so sánh với một số quốc gia khác trên thế giới

2 (Xem: Giáo trình phân tích kinh tế - xã hội và lập trình, Phạm Ngọc Kiểm, Nhà xuất bản Giáo dục, 1996; Thống kê Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Bộ môn Lý thuyết Thống kê, Chủ biên: Tô Phi Phượng, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, 1999; Thống kê Kinh tế, trường Đại học Kinh tế Quốc

dân, Khoa Thống kê, bộ môn Thống kê Kinh tế, Chủ biên: Phan Công Nghĩa, Nhà xuất bản Thống kê,

Hà Nội, 2000)

Trang 23

(iii) Đã có một số hội thảo và lớp tập huấn về HDI cũng như soạn thảo HDR quốc gia3, chứng tỏ vấn đề tính HDI, tầm quan trọng của nó trong đề ra chính sách, đã được phổ cập rộng rãi toàn quốc

Tuy nhiên, các đợt hội thảo và tập huấn đó mới chỉ đề cập chung chung và khái quát phương pháp tính HDI của Liên hợp quốc, mà chưa đi sâu vào quy trình tính toán, nguồn số liệu cũng như những thuận lợi và thách thức trong điều kiện thống kê cụ thể của nước ta

Về mặt ứng dụng, với sự giúp đỡ kỹ thuật, chuyên môn cũng như

tài chính của UNDP, Việt Nam đã xây dựng 2 NHDR4 Trong khuôn khổ

đề tài cấp Nhà nước KX - 05 - 05 nghiên cứu về việc tính toán HDI, đã có

ba ấn phẩm được công bố Thực ra đó là tập hợp những báo cáo chuyên

đề của những nhà nghiên cứu, quản lý và hoạt động tham gia đề tài KX.05.05 có liên quan tới khía cạnh kinh tế, chăm sóc sức khoẻ và giáo dục trong HDI, hoàn toàn chưa đề cập tới các vấn đề phương pháp luận, nguồn thông tin và quy trình tính toán

Để làm rõ hơn khía cạnh lý luận và ứng dụng HDI trong hoàn cảnh thực trạng số liệu thống kê nước ta, góp phần chuẩn bị soạn thảo NHDR tại TCTK, nơi mà Ban chỉ đạo đã được thành lập, tuy các hoạt động cụ thể còn ít được tiến hành, Viện KHTK phối hợp với Vụ TKTH triển khai

đề tài “Nghiên cứu ứng dụng phương pháp tính Chỉ số phát triển con người (HDI) theo thực trạng số liệu của Việt Nam" Tuy nhiên, đề tài này vẫn chưa đề cập tới quy trình tính toán

Năm 2004, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam soạn thảo NHDR lần thứ 3 theo chủ đề "PTCN Việt Nam và Hội nhập quốc tế", và năm 2006 cho ra đời Phần I với tên gọi "PTCN Việt Nam 1999-2004: Những thay đổi và xu hướng chủ yếu" Tuy tài liệu đã trình bày phương pháp, nguồn

số liệu, song thiếu tính thuyết phục vì chưa có giải trình chi tiết cách xử

lý để đảm bảo tính so sánh quốc tế, nhất là việc sử dụng tỷ lệ dân số 10 tuổi trở lên biết chữ để thay cho tỷ lệ người lớn (15 tuổi trở lên biết chữ theo quy định của UNDP) đã làm cho kết quả HDI quá cao: HDI của Việt Nam năm 2004 tăng lên tới 0,731 (so với 0,691 nếu tính đúng theo chuẩn

3 - Lớp tập huấn soạn thảo Báo cáo Phát triển con người Quốc gia (TCTK phối hợp cùng SIAP tổ chức tại Hà Nội từ 20 – 31/5/2002) với sự tham gia của 38 chuyên viên và lãnh đạo đơn vị trực thuộc TCTK, UNDP và các cơ quan khác nhằm bổ trợ kiến thức về HDI

- Trong khuôn khổ Chương trình cấp Nhà nước KX-05 nghiên cứu vấn đề phát triển nguồn nhân lực nước ta phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Đề tài cấp Nhà nước KX-05-05 nghiên cứu về việc tính toán HDI, hai đợt tập huấn nghiệp vụ và hội thảo tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh (tháng 10/2002) được tổ chức với sự tham dự của gần 350 người, gồm cán bộ lãnh đạo tỉnh, thành phố, Cục Thống kê, nhiều chuyên gia đầu ngành thống kê, giáo dục, y tế, tuyên huấn của các tỉnh, thành phố, kể cả một số cán bộ cấp huyện

4 năm 1998 với chủ đề "Mở rộng lựa chọn cho người nghèo nông thôn" Đây có thể coi là sự thử nghiệm do các chuyên gia UNDP tại Hà Nội thực hiện, nhằm làm cơ sở cho xây dựng NHDR quy mô đầy đủ hơn NHDR năm 2001 với chủ đề "Đổi mới và sự nghiệp PTCN" là công trình NHDR đầu tiên của Việt Nam do chính người Việt Nam tự xây dựng, được Thủ tướng Chính phủ viết lời tựa, có tiếng vang lớn và được các nhà chuyên môn trên thế giới đánh giá cao, được UNDP trao giải thưởng

Trang 24

UNDP là sử dụng tỷ lệ người lớn từ 15 tuổi trở lên biết chữ) và hoàn toàn không đảm bảo tính so sánh quốc tế như Luật Thống kê đã quy định

Năm 2007, Viện PTCN thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam nghiên cứu hai đề tài ứng dụng5 đã thổi một tư duy mới vào công tác kế hoạch hoá và phân bổ ngân sách truyền thống, khắc phục một phần những khó khăn lâu nay khi phân bổ ngân sách Nhà nước theo quy mô dân số của các địa phương

Khi nghiên cứu đề tài KX.05.05, Ban khoa giáo Trung ương đã có văn bản khuyến nghị các tỉnh thực hiện tính toán HDI cho địa phương mình Do vậy hầu hết các tỉnh thành phố đều xây dựng đề án, và các công trình đã được thực hiện Một vấn đề nảy sinh là sự thống nhất, hiểu biết phương pháp và cách thức tiến hành giữa các tỉnh, thành phố không đồng đều, có khi chưa tuân thủ đúng phương pháp luận đề ra

Về mặt phương pháp luận, đã có tư tưởng đề xuất cải tiến lại phương pháp tính HDI bằng cách, ngoài 3 chỉ số thành phần là các chỉ số tuổi thọ, GDP và giáo dục, một số nhà nghiên cứu muốn bổ sung thêm Chỉ số an toàn xã hội Tư tưởng này là tiến bộ trên cơ sở cho rằng 3 chỉ

số thành phần đã nêu chưa thể hiện hết vấn đề PTCN

Xuất phát từ tử tưởng này, trong quá trình nghiên cứu đề tài KX.05.05, một số học giả đề nghị đưa thêm thành phần "sự lành mạnh xã hội", hay còn gọi là "sự an toàn xã hội" (xét theo góc độ tội phạm và tệ nạn xã hội) vào HDI, và khi đó HDI sẽ gồm 4 chỉ số thành phần, với trọng số của mỗi thành phần ngang nhau bằng 1/4:

HDI* = [(1/4)I1 + (1/4)I2 + (1/4)I3 + (1/4)I4] (8)

Trong đó: HDI* - Chỉ số phát triển con người gồm 4 thành phần;

I1 - Chỉ số tuổi thọ;

I2 - Chỉ số mức sống;

I3 - Chỉ số giáo dục;

I4 - Chỉ số an toàn xã hội

Việc xác định I1, I2, I3 giống như trong HDI hiện hành Để tính chỉ

số I4 cần phải tính tỷ lệ số người phạm pháp, mắc các tệ nạn, tiêu cực xã hội (các tỷ lệ này đều tính trên 100.000 dân) Số liệu thống kê về tội phạm và tệ nạn xã hội có thể gồm các loại số liệu sau: Số tội phạm các loại; Số gái mại dâm; Số người nghiện ma tuý; Số người nhiếm HIV; …

Thực tế cho thấy nhiều số liệu tội phạm và tệ nạn, tiêu cực xã hội chưa thể thống kê được, do vậy, theo các tác giả đề xuất thì có thể chọn loại tệ nạn phổ biến nhất mà đã thống kê được (nghiện hút ma tuý)

Theo tác giả đề xuất, trước hết xác định Chỉ số nghiện hút ma tuý:

Imatuý = (Xthực - Xmin) / (Xmax - Xmin) (9)

Với: Imatuý là chỉ số nghiện hút ma tuý;

Xthực là số người thực tế nghiện ma tuý trên 100.000 dân;

5 “Nghiên cứu cách tiếp cận HDI trong phương pháp kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân”, và “Nghiên cứu tiếp cận HDI trong phân bổ ngân sách Nhà nước”

Trang 25

Xmax là số người tối đa nghiện ma tuý/100.000 dân (Xmax = 2.000);

Xmin là số người tối thiểu nghiện ma tuý/100.000 dân (Xmin = 0);

Tiếp theo, xác định Chỉ số an toàn xã hội:

IATXH = 1 - Imatuý (= I4) (10)

Trong đó IATXH là Chỉ số an toàn xã hội, và là I4 trong công thức HDI*

Như vậy, theo quan điểm nêu trên của tác giả thì khi cả xã hội không có ai bị nghiện hút thì Imatuý = 0 và dẫn đến IATXH = I4 = 1; khi xã hội có số người nghiện hút nhiều nhất, tức Imatuý = (2000/100000) = 2%, thì IATXH = I4 = 1 - 0,02 = 0,98, tức là 98%

Tư tưởng đề xuất đưa thêm yếu tố an toàn xã hội vào HDI là tích cực, muốn thâu tóm thêm một số khía cạnh có ý nghĩa trong PTCN Song

có những nguyên nhân mà tư tưởng này chưa được áp dụng:

(i) Thứ nhất, nếu ta tính theo công thức mới HDI*, mà thế giới lại không tính, kết quả HDI* sẽ khó có khả năng trở thành hữu hiệu trong phân tích và so sánh quốc tế

(ii) Thứ hai, phương pháp này còn có những vấn đề phải nghiên cứu làm rõ thêm, ví dụ các tác giả mới chỉ chọn 1 thành tố là tỷ lệ số người nghiện ma tuý, biện lý do là thống kê có sẵn để bỏ qua các thành tố khác như tội phạm, mại dâm, … mà chưa chứng minh được thành tố số người nghiện ma tuý đủ đại diện cho lĩnh vực an toàn xã hội Vả lại, giả

sử rằng ta còn thống kê được cả số người mại dâm, số vụ phạm tội, thì khi đó sẽ tính toán chỉ số phản ánh an toàn xã hội ra sao, có giống như khi xác định chỉ số giáo dục với 2 thành tố là tỷ lệ đi học các cấp giáo dục

và tỷ lệ người lớn biết chữ hay không, …

(iii) Thứ ba, con số 2% mắc nghiện là cực đại chưa có tính thuyết phục Cần xem xét lại để khẳng định con số cực đại này

Cục Thống kê Hải Phòng đã tính thử nghiệm chỉ số HDI* theo 4 thành phần, và kết quả là HDI* của Hải Phòng rất cao (0,784, tương đương với Thái Lan, An-ba-ni, Vê-nê-du-ê-la theo số liệu cùng năm)6

Tóm lại, trong thời gian qua nước ta đã đầu tư nhiều nguồn lực để nghiên cứu ứng dụng HDI và đã có tác dụng phục vụ tốt cho các cấp các ngành trong việc hoạch định chính sách kinh tế xã hội Bên cạnh những cái được hết sức cơ bản trên đây các công trình nghiên cứu cấp tỉnh còn bộc lộ một số tồn tại và nhược điểm sau:

- Chưa thống nhất về mặt phương pháp luận

- Việc tính toán các chỉ số thành phần chưa giải quyết triệt để khâu

số liệu và quy trình tính toán:

+ Việc tính chỉ số kỳ vọng sống cho cấp tỉnh gặp khó khăn do chưa

có bảng sống hay bảng chết cho các tỉnh

6 (Cục Thống kê Thành phố Hải Phòng; Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học "Xây dựng phương pháp tính chỉ số HDI cho Thành phố Hải Phòng trên cơ sở vận dụng các công thức tính của UNDP và các số liệu thống kê sẵn có hàng năm"; Mã số: ĐT.XH.2003.307; Chủ nhiệm: TS Nguyễn Xuân Năm; Trang 73-74)

Trang 26

+ Chỉ số người lớn biết chữ chưa có mốc quy định thống nhất (10 tuổi, 15 tuổi,…)

+ Chưa giải quyết triệt để việc loại yếu tố đắt đỏ trong GDP tỉnh

Một số biểu hiện cụ thể là:

Các tài liệu chính thức của TCTK đã phổ biến phương pháp tính HDI cũng có những điểm không chuẩn theo hướng dẫn của Liên hợp quốc7 Theo tài liệu đã dẫn: Chỉ số học vấn được tính bằng cách bình quân hoá giữa chỉ số tỷ lệ biết chữ (dân cư biết đọc, biết viết) với quyền

số 2/3 và chỉ số tỷ lệ người lớn (24 tuổi trở lên) đi học với quyền số 1/3;

Tài liệu này được phổ biến rộng rãi (thậm chí còn được đề cập liên tục vào một loạt cả 3 ấn phẩm trong nhiều năm) và chắc chắn đã ăn sâu vào tư duy và kiến thức của không ít người quan tâm tới HDI, cái bất hợp

lý lớn nhất là các công trình đã đưa ra những phạm trù khái niệm không theo thông lệ quốc tế, ví dụ "tỷ lệ dân cư biết chữ" Ngoài ra, tỷ lệ người lớn (từ 24 tuổi trở lên) là không thống nhất với khái niệm (adult) theo thông lệ quốc tế từ 15 tuổi trở lên Vậy "người lớn đi học", tức là trên 24 tuổi đi học là một chỉ số chưa thấy ai sử dụng

Khi so sánh như vậy giữa các khái niệm về chỉ số thành phần tạo ra HDI mà một số công trình của TCTK đưa ra, chúng ta thấy rõ một điều là khái niệm và phương pháp tính như trên không đúng với khái niệm định nghĩa của UNDP đã được ứng dụng rộng khắp trên toàn thế giới

Đối với các công trình thực hiện tại địa phương, sự bất cập càng thể hiện rõ nét

1) Về Chỉ số tuổi thọ:

Đà Nẵng sử dụng tuổi thọ của 1999 để áp dụng đồng loạt cho tất cả

các năm 2000, 2001, 2002 (74,43 năm)

Phú Thọ, Hà Giang, Quảng Ninh, Quảng Ngãi ước lượng tuổi thọ

bình quân theo phương pháp dựa vào số con đã sinh và số con đã chết chia theo nhóm tuổi người mẹ từ 15-49 lấy từ cuộc điều tra biến động DS-KHHGĐ với việc sử dụng chương trình MORTPAK-Lite cho các năm 2000, 2001, 2002 và 2003

Bắc Ninh sử dụng phương pháp dựa vào tỷ lệ chết của trẻ dưới 1

tuổi và tỷ lệ dân số trên 65 tuổi của PGS.TS Nguyễn Đình Cử với phương trình hồi qui để ước lượng tuổi thọ bình quân cho tỉnh vào các năm 2000, 2001, 2002 và 2003

Trang 27

Đà Nẵng sử dụng tỷ lệ đi học chung của các cấp học phổ thông do

Sở Giáo dục và đào tạo cấp, không đả động gì tới học đại học và cao đẳng Như vậy là đã làm tăng chỉ số giáo dục một cách cố ý, không đúng với lý thuyết tính HDI Tương tự, đối với tỷ lệ người lớn biết chữ, Đà Nẵng cũng chỉ mới tính trong độ tuổi 15 - 55, làm cho chỉ số giáo dục tăng lên một cách phi lý vì không đúng với định nghĩa tỷ lệ người lớn biết chữ phải tính cho toàn bộ dân số từ 15 tuổi trở lên Chính những người cao tuổi (trên 55 tuổi) mới là những người không biết chữ nhiều

Phú Thọ: tỉnh này thực hiện tính toán tỷ lệ đi học các cấp đúng

theo qui định của UNDP Đối với tỷ lệ người lớn biết chữ, vì không điều tra được hàng năm, cho nên Phú Thọ đã lấy số người mù chữ năm 1999 trừ đi số người đã được xoá mù năm 2000 để biết số người mù chữ năm

2000, rồi chia cho số dân từ 15 tuổi trở lên được ước tính theo phương pháp chuyển tuổi của năm 1999 Làm như thế này đã bỏ qua vấn đề tái

mù, cũng như vấn đề biến động cơ học của dân số mà số người mù chữ chuyển đi và chuyển đến có thể sẽ chênh lệch nhau nhiều

Hà Giang: cũng tính tỷ lệ đi học chung chỉ riêng của giáo dục phổ

thông, còn ngoài giáo dục phổ thông thì bỏ qua giống như Đà Nẵng Riêng tỷ lệ người lớn biết chữ thì tiến hành điều tra

Bắc Ninh: Tỷ lệ đi học chung các cấp tính đúng theo qui định của

UNDP theo báo cáo của Sở Giáo dục Đào tạo Tỷ lệ người lớn biết chữ được tổng hợp qua cuộc điều tra hộ gia đình đã có sẵn của tỉnh

Quảng Ngãi, An Giang: tính tỷ lệ nhập học chung cũng chỉ riêng

của giáo dục phổ thông, còn ngoài giáo dục phổ thông thì bỏ qua giống như Đà Nẵng và Hà Giang, dựa vào số học sinh phổ thông do Sở Giáo dục và Đào tạo cung cấp rồi chia cho dân số 6 – 17 tuổi Tỷ lệ người lớn biết chữ Quảng Ngãi lại dùng số người 10 tuổi trở lên biết chữ chia cho dân số từ 10 tuổi trở lên Điều này là trái với qui định tính HDI chung của UNDP, đồng thời không đúng với khái niệm “người lớn” biết chữ Làm như Quảng Ngãi thì tỷ lệ này cao bởi vì hầu hết số trẻ em từ 10 – 15 tuổi

là biết chữ vì ít nhất cũng đã học một lớp nào đó tiểu học

Hải Dương: Tỷ lệ người lớn biết chữ lại không theo chuẩn mực

phương pháp luận nói chung, các nhà nghiên cứu địa phương lại sử dụng

và tính toán tỷ lệ này bằng cách lấy dân số biết chữ trong độ tuổi 15 – 55 chia cho tổng số dân độ tuổi tương ứng (15 – 55)

Quảng Ninh: Tỷ lệ đi học chung các cấp tính đúng theo qui định

của UNDP theo báo cáo của Sở Giáo dục Đào tạo Đối với việc xác định

số người lớn từ 15 tuổi trở lên biết chữ trong năm, Cục Thống kê Quảng Ninh tiến hành điều tra chọn mẫu thu thập số liệu, tổng hợp thông tin và tính toán chỉ tiêu này trên địa bàn tỉnh năm 2003, rồi dùng kết quả đó để suy rộng ngược lại cho các năm trước

Tại cấp trung ương, Viện Khoa học xã hội Việt Nam cũng sử dụng chỉ tiêu không đúng với quy định của UNDP Có thể kết luận rằng mỗi

Trang 28

nơi làm theo một kiểu, ít có công trình tính được Chỉ số giáo dục theo đúng qui định của UNDP

(3) Về Chỉ số GDP

Quảng Ngãi: sử dụng PPP trong công trình nghiên cứu khoa học

"Nghiên cứu ứng dụng phương pháp tính HDI theo thực trạng số liệu của Việt Nam " (Báo cáo tổng hợp đề tài nghiên cứu khoa học, TCTK, Hà Nội, 12/2002): PPP2000 = 2549 VNĐ/1USD; PPP2001 = 2611 VNĐ/1USD; PPP2002 = 2668 VNĐ/1USD;

Quảng Ninh, Phú Thọ: sử dụng số liệu của UNDP trong HDR để

tính lại số liệu cho tỉnh Trường hợp này GDPUSD-PPP Quảng Ninh và Phú Thọ bị thấp hơn thực tế vì tổng GDP các tỉnh thấp hơn GDP toàn quốc, đáng lẽ ra GDP của tỉnh còn phải được cộng thêm phần chênh lệch ấy

Đà Nẵng, Hà Giang: sử dụng PPP trong tài liệu của Đề tài

KX.05.05: PPP=2807 áp dụng cho tất cả các năm 2000, 2001, 2002

Bắc Ninh: sử dụng PPP được công bố trong ấn phẩm "Kinh tế Việt

Nam trong những năm đổi mới" của Vụ HTTKQG - TCTK do NXB Thống kê phát hành tại Hà Nội năm 2000, nhưng những con số ấy vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu đã đề cập để tính HDI, vì PPP để tính Chỉ

số thu nhập phải theo giá hiện hành, mà tài liệu đã dẫn lại lấy giá so sánh

1994, cụ thể PPP1994=1922

Tp HCM: ước tính PPP2001=2954,9; PPP2002=3039,4

Kết luận: Hiện nay, vì chưa có những tài liệu hướng dẫn chi tiết,

cho nên các địa phương còn có sự khác biệt khi vận dụng các công thức tính các chỉ số thành phần và HDI

Trang 29

CHƯƠNG III HOÀN THIỆN PHƯƠNG PHÁP VÀ XÂY DỰNG QUY

cứ đề ra chính sách PTCN là một khái niệm mới thay thế cho khái niệm

cũ về sự phát triển chỉ dựa vào tăng trưởng kinh tế thuần tuý PTCN là sự phát triển nhằm vào con người, vì con người và do con người, là mở rộng

sự lựa chọn và nâng cao năng lực lựa chọn cho con người

Vì cuộc sống và hạnh phúc của mình, con người muốn có rất nhiều lựa chọn, như thu nhập, sức khoẻ, học hành, văn hoá, an ninh con người,

an sinh xã hội, môi trường, bình đẳng giới Phát triển mang tính nhân văn là phát triển phải đáp ứng được tất cả những lựa chọn cơ bản đó của con người Do vậy, việc hoàn thiện vấn đề lý luận phải đề cập tới tất cả các khía cạnh trên

Do hạn chế về thời gian, nguồn lực và nhất là nguồn kinh phí của

đề tài nghiên cứu khoa học này cũng như tính toàn cầu của vấn đề PTCN

do Liên hợp quốc đưa ra, nên việc hoàn thiện lý luận PTCN không được

đề cập để nghiên cứu trong đề tài khoa học này, như chính tên gọi của đề tài đã nêu, là chỉ "Nghiên cứu hoàn thiện phương pháp tính" để sau đó

"xây dựng quy trình tính" HDI ở Việt Nam Một số vấn đề lý luận như trên chỉ được xới lên để cho các công trình nghiên cứu khác có tầm cỡ quốc gia Việc hoàn thiện phương pháp tính được dựa trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn tính toán HDI hiện nay ở nước ta, đối chiếu với phương pháp chuẩn do Liên hợp quốc đề ra, để vận dụng vào nước ta một cách phù hợp nhất, nhưng đảm bảo tính so sánh quốc tế và theo thông lệ quốc

tế như Chiến lược phát triển thống kê Việt Nam đến năm 2010 đã đề ra

Trang 30

Thành công lớn nhất của đề tài KX.05.05 là đã dấy lên nhu cầu rộng khắp toàn quốc tính HDI cho địa phương tỉnh/thành phố, với những báo cáo phân tích, so sánh mang nhiều ý nghĩa thiết thực Đó cũng là dịp

để các chuyên viên địa phương nâng cao nhận thức của mình về một vấn

đề mới của thế giới áp dụng ở nước ta, và được thực hành trong điều kiện

cụ thể của các địa phương

Tuy nhiều mặt tích cực không thể phủ nhận, những tài liệu hiện có phần lớn chỉ nêu lý thuyết, còn điều kiện áp dụng ít được đề cập Những tài liệu hiện có nặng về giới thiệu khái niệm, chỉ số tổng hợp, mà còn ít

sự phân tích điểm yếu, điểm mạnh, chưa vạch ra hướng vận dụng vào bối cảnh, điều kiện số liệu cụ thể của nước ta Ngoài ra, các vấn đề về thống

kê phục vụ Báo cáo PTCN, nguồn thông tin, quy trình tính và đường đi của thông tin hầu như chưa được đề cập, kể cả chưa hề có các phần đánh giá độ tin cậy của số liệu cũng như khả năng đảm bảo thông tin

Tuy việc tính HDI đã được thực hiện rất nhiều, với các mức độ khác nhau tại các địa phương trong cả nước, kể cả các công trình nghiên cứu lý thuyết cũng như ứng dụng, song việc tính toán vẫn chưa đi vào nền nếp, quy củ, vẫn chưa đều khắp, và còn thiếu tính chủ động Một số nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này, theo quan điểm của chúng tôi là:

+ Chưa có sự phổ biến rộng rãi và thống nhất về quan điểm, lý luận của vấn đề PTCN;

+ Chưa phổ biến rộng rãi và thống nhất về phương pháp tính HDI; + Chưa nắm hết kỹ năng phân tích HDI lồng ghép vào các mảng phân tích kinh tế - xã hội khác;

+ Chưa hội tụ đủ các nguồn số liệu cần thiết mang tính chất “ăn sẵn” cho tính toán HDI;

+ Chưa có được các quy trình tính toán, luồng đi của thông tin phục vụ tính toán;

+ Chưa làm rõ được khả năng có hay không thể tính HDI cho cấp tỉnh/thành phố hay các cấp có nhu cầu khác

Một số vấn đề cần giải quyết để tính toán HDI

Như đã trình bày, để HDI và việc ứng dụng vào thực tiễn nước ta một cách thiết thực và có hiệu quả, cần giải quyết một số vấn đề sau:

- Khẳng định HDI phải do TCTK tính cho cả cấp quốc gia và cấp tỉnh để tránh những sự thiếu thống nhất và lệch lạc như đã nêu, cũng là biện pháp phòng ngừa bệnh chủ nghĩa thành tích (tương tự như tình trạng tốc độ tăng trưởng GDP của nhiều địa phương mà hiện nay TCTK đang phải dày công khắc phục)

- Khẳng định phương pháp tính HDI ở Việt Nam phải theo đúng tiêu chuẩn của Liên hợp quốc để đảm bảo tính so sánh quốc tế, nhưng phù hợp với thực tiễn thống kê và quy định của nước ta Điều đó cũng có nghĩa là chấp nhận các giới hạn trên và giới hạn dưới của các chỉ tiêu thống kê phụ vụ tính toán HDI và các chỉ số thành phần

Trang 31

- Thực hiện tính linh hoạt, mềm dẻo mà chính HDRO cũng đã thực hiện và khuyến nghị các quốc gia thực hiện, tức là tuỳ theo khả năng thống kê của mỗi quốc gia mà vận dụng để tính HDI và soạn thảo NHDR

- Thực hiện hoàn thiện phương pháp tính HDI ở Việt Nam, cho cả cấp quốc gia và cấp tỉnh Mặc dù có nhu cầu, song thực tế hiện nay cấp huyện chưa thể tính được HDI vì chưa hội tụ được đầy đủ các yếu tố về thông tin, số liệu, trong đó có tuổi thọ bình quân, đặc biệt là chưa thể tính được GDP

- Xây dựng quy trình tính HDI, trong đó vạch rõ nguồn thông tin; phân tích đặc điểm và của từng nguồn, khả năng đáp ứng tiêu chuẩn so sánh quốc tế; luồng đi của thông tin liên quan tới HDI và các chỉ số thành phần của HDI; phân công đơn vị chịu trách nhiệm từng phần việc, v.v

- Xây dựng khung phân tích HDI và các chỉ số liên quan để chuẩn

bị cơ sở cho việc soạn thảo và phân tích HDI ở TCTK

- Sớm thực hiện soạn thảo HDR, có thể lấy tên gọi là Báo cáo Thống kê PTCN nhằm tránh trùng lặp với NHDR mà Viện Khoa học xã hội Việt Nam đã soạn thảo

- Khắc phục tình trạng có phần lộn xộn trong việc tính toán HDI hiện nay ở nước ta như đã đề cập bằng cách sớm biên soạn một tài liệu hướng dẫn cụ thể để các địa phương nắm được và thống nhất trong các hoạt động liên quan tới HDI theo phương châm đảm bảo phương pháp luận đúng đắn và có khả năng thực thi trên cơ sở số liệu thống kê hiện có

- Sớm tổ chức các lớp tập huấn cho các Cục Thống kê cũng như các cơ quan liên quan nhằm chấn chỉnh và phát triển công tác tính toán HDI trên phạm vi cả nước, cả cấp quốc gia và cấp địa phương

- Tổ chức một bộ phận thích hợp với điều kiện nguồn lực hiện có ở TCTK nhằm thường xuyên triển khai, theo dõi các hoạt động, tiếp tục nghiên cứu các vấn đề liên quan tới tính toán và phân tích HDI

- Cần đưa vấn đề PTCN và tính HDI vào các giáo trình đại học với nội dung đầy đủ và sâu sắc hơn

III.2 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ NGUYÊN TẮC HOÀN THIỆN

III.2.1 Cơ sở khoa học của việc hoàn thiện

+ Việc hoàn thiện phương pháp tính HDI ở Việt Nam đã có một cơ

sở khoa học chắc chắn, đó là đã có các phương pháp chuẩn của Liên hợp quốc đề ra do HDRO tiến hành dưới sự lãnh đạo của Tiến sỹ Mabub Unhaq - người đã đặt nền móng đầu tiên cho HDI;

+ Đã có các công thức tính toán cụ thể áp dụng ở nước ta và được công bố rộng rãi trong nhiều ấn phẩm, kể cả Niên giám thống kê, nên có thể so sánh, phân tích đối chiếu và thực hiện hoàn thiện

III.2.2 Nguyên tắc hoàn thiện phương pháp tính HDI

Việc hoàn thiện phương pháp tính HDI ở nước ta cần tuân thủ một

số nguyên tắc chủ yếu sau đây:

Trang 32

+ Đảm bảo tính so sánh quốc tế của kết quả, điều đó có nghĩa là phương pháp tính phải tương thích với phương pháp của HDRO

+ Đảm bảo tính so sánh theo thời gian và không gian, có nghĩa là kết quả tính HDI không những đảm bảo tính so sánh giữa các lần tính toán khác nhau, mà còn giữa các địa phương với nhau

+ Nguyên tắc không cầu toàn, tức là phương pháp đưa ra phải đảm bảo phù hợp với hoàn cảnh cụ thể nguồn số liệu thống kê sẵn có ở nước ta; mọi khác biệt với chuẩn quốc tế đều phải được giải thích minh bạch Thực hiện vừa tính toán, vừa hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao, không chờ đợi mọi sự hoàn thiện rồi mới tính toán

+ Không "lấn sân", có nghĩa là không đi sâu nghiên cứu hoàn thiện phương pháp tính toán các chỉ tiêu thống kê liên quan mà đã được TCTK giao cho các đơn vị chức năng thực hiện thuộc chức năng nhiệm vụ của các Vụ Thống kê chuyên ngành, mà chủ yếu chỉ sử dụng kết quả các chỉ tiêu chuyên ngành vào việc tính HDI, và sẽ đưa ra các khuyến nghị khi thấy cơ sở số liệu sẵn có chưa đáp ứng được yêu cầu tính HDI theo phương pháp chuẩn của Liên hợp quốc

+ Đảm bảo tính khả thi và phù hợp với hoàn cảnh số liệu nước ta

III.2.3 Nội dung, phạm vi hoàn thiện phương pháp tính và xây dựng quy trình tính HDI

Nội dung hoàn thiện phương pháp tính HDI ở đây được hiểu là hoàn thiện về những khía cạnh:

+ Chấp nhận số lượng chỉ số thành phần trong HDI là 3: Chỉ số tuổi thọ; Chỉ số GDP và Chỉ số giáo dục để áp dụng vào thực tiễn; không tính chỉ số an toàn xã hội mà khuyến nghị để các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu tiếp vấn đề này (kể cả nghiên cứu nội dung của chỉ số, công thức tính, điểm cận trên và cận dưới );

+ Công thức tính các chỉ số thành phần (áp dụng đúng các công thức hiện nay của Liên hợp quốc);

* Đối với Chỉ số tuổi thọ: sử dụng tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh do Vụ Thống kê Dân số và Lao động (TKDSLĐ) tính toán và cung cấp (chỉ tiêu này đã có trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia với mã

số 0209), sớm muộn thì Vụ TKDSLĐ cũng phải tính toán và công bố chỉ tiêu này; trong khi chờ đợi, chưa có sẵn số liệu đó, thì khuyến nghị sử dụng phương pháp ước lượng tuổi thọ bình quân dựa vào số con đã sinh

và số con còn sống theo điều tra biến động DS-KHHGĐ 1/4 hàng năm

* Đối với Chỉ số giáo dục: sử dụng tỷ lệ đi học chung các cấp giáo dục Một phần chỉ tiêu này đã có trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia với mã số 1807 (Tỷ lệ đi học phổ thông, có phân theo: chung/đúng tuổi, cấp học, giới tính, tỉnh/thành phố), sớm muộn thì Vụ Thống kê Xã hội và Môi trường (TKXHMT) cũng phải tính toán và công bố chỉ tiêu này; trong khi chờ đợi, chưa có sẵn số liệu đó, thì khuyến nghị sử dụng phương pháp ước lượng dựa vào các thông tin có được (lứa tuổi đi học là

Trang 33

từ 6-24 tuổi và lấy dân số lứa tuổi này từ Vụ TKDSLĐ theo điều tra biến động DS-KHHGĐ 1/4 hàng năm; học sinh phổ thông và học sinh không chính quy lấy từ báo cáo giáo dục của Vụ TKXHMT; học sinh trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học, và cả tỷ lệ người lớn biết chữ sẽ tổng hợp từ Điều tra biến động DS-KHHGĐ1/4 của Vụ TKDSLĐ)

* Đối với Chỉ số GDP: sử dụng GDP giá hiện hành để chuyển về USD-PPP cả ở cấp quốc gia và cấp tỉnh Chỉ tiêu này đã có trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia với mã số 0605 (GDP bình quân đầu người tính bằng VND theo giá thực tế, USD theo tỷ giá hối đoái và USD-PPP, có phân theo tỉnh/thành phố), sớm muộn thì TCTK cũng phải tính toán và công bố chỉ tiêu này; trong khi chờ đợi, thì sử dụng phương pháp ước lượng dựa vào GDP các tỉnh do các tỉnh tính toán gửi lên TCTK Do vậy, đối với cấp tỉnh, phải thực hiện điều chỉnh để nhất quán với GDP toàn quốc không những về mặt lượng mà còn cả về giá bình quân toàn quốc theo chỉ số giá không gian Chỉ số giá không gian là chỉ số đã được

sử dụng để điều chỉnh thu nhập hộ gia đình các địa phương trong cuộc điều tra mức sống hộ gia đình do Vụ TKXHMT tiến hành và được Vụ Thống kê Thương mại, Dịch vụ và Giá cả (TKTMDVGC) tính toán Sau khi có GDP đã điều chỉnh, cần sử dụng PPP để chuyển GDP toàn quốc và các tỉnh về USD-PPP PPP được tính toán từ công bố quốc tế của WB, chỉ số tăng trưởng GDP của Việt Nam, Chỉ số giảm phát của Mỹ và Chỉ

số tăng dân số Việt Nam Các thông tin này đều được công bố trên các ấn phẩm thống kê trong nước và quốc tế

Xây dựng quy trình tính trong nghiên cứu này là vạch ra trình tự các bước kể từ thu thập số liệu từ các nguồn, áp dụng các công thức tính phù hợp và tổ chức, phân công nhiệm vụ cho các đơn vị liên quan để cuối cùng tính được HDI đáp ứng các yêu cầu khoa học và thực tiễn

III.3 HOÀN THIỆN PHƯƠNG PHÁP TÍNH HDI

Việc hoàn thiện phương pháp tính được đề cập trong công trình này bao gồm các khía cạnh: công thức; phạm vi; nguồn thông tin phục vụ cho tính toán, xuất phát từ đánh giá thực tiễn việc tính toán HDI hiện nay

ở nước ta và phù hợp với thực tế nguồn số liệu thống kê sẵn có

III.3.1 Hoàn thiện phương pháp tính chung

Cơ sở tính HDI là công thức (1) của Liên hợp quốc

Phần trên đã đề cập tới việc tính HDI* theo 4 thành phần do một số nhà nghiên cứu đề xuất, kể cả một số địa phương đã ứng dụng (8) Song HDI* với 4 thành phần còn những bất cập mà chưa được làm rõ, nên cần phải có những nghiên cứu bổ sung mới có thể áp dụng vào thực tiễn

Do vậy, chúng tôi khuyến nghị áp dụng công thức theo chuẩn quốc

tế HDI chỉ gồm 3 thành phần của Liên hợp quốc

III.3.2 Hoàn thiện phương pháp tính các chỉ số thành phần

Trang 34

Tỷ lệ người lớn biết chữ và Tỷ lệ đi học chung các cấp giáo dục

Như trên đã trình bày, thực tế tính toán chỉ số này hiện nay ở nước

ta, kể cả cấp trung ương và tại các địa phương, đều còn có khá nhiều bất cập, thiếu thống nhất, không đúng với quy định của Liên hợp quốc, làm sai lệch kết quả và giảm tính so sánh quốc tế

Nguồn số liệu về Tỷ lệ người lớn biết chữ có thể có như sau:

+ Từ cuộc điều tra mức sống hộ gia đình của VTKXHMT

+ Từ cuộc điều tra biến động DS-KHHGĐ 1/4 của Vụ TKDSLĐ + Từ Báo cáo giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong đó có chỉ tiêu về số lượng người đã được xoá mù chữ trong năm Nhược điểm của nguồn số liệu này là chưa tính được số người tái mù chữ và những người mù chữ năm trước đã chết đi trong năm (về lô gic số người này không nhỏ vì phần nhiều người mù chữ đều ở lứa tuổi già yếu)

+ Từ một số cuộc điều tra khác, nhưng do chu kỳ lâu (như Tổng điều tra dân số tiến hành với chu kỳ 10 năm, điều tra dân số giữa kỳ với chu kỳ 5 năm), hoặc không có tính định kỳ (điều tra y tế, điều tra MICS,

vả lại các cuộc điều tra này cũng không cho kết quả phân theo cấp tỉnh)

Do cỡ mẫu của cuộc điều tra biến động DS-KHHGĐ 1/4 (mỗi tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương điều tra khoảng 26.000 nhân khẩu), lớn hơn nhiều, và có thể có kết quả tin cậy hơn nhiều so với điều tra mức sống hộ gia đình chỉ bao trùm khoảng 5.000 nhân khẩu mỗi tỉnh/thành phố Hơn nữa, cuộc điều tra biến động dân số 1/4 hàng năm đều công bố

tỷ lệ người từ 10 tuổi biết chữ, cho nên việc tổng hợp tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên biết chữ không có gì trở ngại

Chúng tôi khuyến nghị chọn điều tra biến động DS-KHHGĐ 1/4 hàng năm làm nguồn số liệu chính để tính toán tỷ lệ người lớn biết chữ

Đối với Tỷ lệ đi học các cấp giáo dục, số liệu sẵn có tại Vụ TKXHMT chưa đầy đủ và trọn vẹn Theo định nghĩa và ý nghĩa, khái niệm, chỉ số giáo dục trong PTCN thể hiện năng lực lựa chọn và khả năng lựa chọn của người dân trong lĩnh vực học tập nâng cao kiến thức Như vậy, đối với những người bình thường về mặt thể chất và tâm lý, phạm vi lựa chọn của họ thuộc lĩnh vực học phổ thông các cấp, đại học, trung học chuyên nghiệp và cao đẳng, kể cả những người đã quá tuổi không có điều kiện học chính quy phải theo học Bổ túc văn hoá (thuộc hệ thống giáo dục đào tạo do Nhà nước quản lý) Đối với người có hoàn cảnh đặc biệt, tàn tật, mồ côi, những người phải sống trong hoàn cảnh trại giam (ví dụ con em tù nhân, trẻ em hư hỏng được học tại các trại giáo dưỡng) mà không có điều kiện theo học các trường lớp chính quy, thì họ có thể theo

Trang 35

học tại các nhóm các lớp tình thương, lớp học của các cơ sở tôn giáo, hay tóm lại là theo các loại hình học tập khác nhau mà ngành giáo dục quốc gia chưa quản lý hết, và cả những người có hoàn cảnh đặc biệt không theo học được các lớp chính quy mà phải theo học các trường vừa học vừa làm (có cả đào tạo kiến thức văn hoá kết hợp với đào tạo nghề do Bộ Lao động, Thương binh, Xã hội quản lý), họ cũng phải được đưa vào danh sách có cơ hội và đã lựa chọn được học tập

Tuy nhiên, do số lượng đối tượng này chưa thống kê hết được, và thực tế cho thấy tỷ lệ các đối tượng học theo các loại hình khác nhau này không lớn, nên có thể bỏ qua trong quá trình tính toán mà chẳng có ảnh hưởng gì nhiều tới tỷ lệ đi học các cấp giáo dục, càng không có ảnh hưởng đáng kể tới chỉ số giáo dục trong PTCN

Chúng tôi khuyến nghị phạm vi tính chỉ số đi học các cấp giáo dục bao gồm học sinh phổ thông, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, giáo dục không chính quy thuộc hệ thống do ngành giáo dục quản lý

Trong thống kê, tỷ lệ đi học các cấp giáo dục bao gồm tỷ lệ đi học đúng tuổi và tỷ lệ đi học chung Tỷ lệ đi học đúng tuổi là tỷ lệ học sinh đi học đang trong lứa tuổi đi học các cấp giáo dục tương ứng do Nhà nước quy định so với dân số của các lứa tuổi đó Tỷ lệ đi học chung là tỷ lệ học sinh đi học các cấp giáo dục so với dân số của lứa tuổi đi học do Nhà nước quy định Như vậy, về nguyên lý, tỷ lệ đi học đúng tuổi không bao giờ vượt quá 100%, nhưng trong một phạm vi không gian hẹp, tỷ lệ đi học chung có thể lớn hơn 100% vì có thể còn nhiều người theo học nhưng

đã quá tuổi Nhà nước quy định

Theo ý nghĩa của chỉ số giáo dục thể hiện cơ hội lựa chọn của người dân về giáo dục, thì tỷ lệ đi học đúng tuổi mới là chỉ tiêu cần được đưa vào tính toán, vì cơ hội và khả năng lựa chọn chỉ được thể hiện sâu sắc trong tỷ lệ đi học đúng tuổi Người đến tuổi mà không được học, tức

là không có cơ hội hoặc không có khả năng lựa chọn, phải đi học quá tuổi quy định Tỷ lệ đi học chung cao hơn chưa có nghĩa là cơ hội và khả năng lựa chọn đi học đã cao hơn (vì số người học quá tuổi quá nhiều)

Tuy nhiên, do khó khăn về thống kê trong giáo dục phải xác định những người theo học đúng tuổi, nhất là đối với các quốc gia còn chưa có nền thống kê tiên tiến, nên Liên hợp quốc sử dụng tỷ lệ đi học chung thay cho tỷ lệ đi học đúng tuổi trong tính toán chỉ số giáo dục

Chúng tôi khuyến nghị sử dụng tỷ lệ đi học chung để tính toán chỉ số giáo dục, đảm bảo tính so sánh quốc tế theo khuyến nghị của HDRO và phù hợp với khả năng thống kê giáo dục của nước ta

Độ tuổi đi học là do Nhà nước quy định Nhiều quốc gia khác nhau

có quy định độ tuổi đi học và số năm học khác nhau trong hệ thống giáo dục của mình Dưới đây lấy ví dụ một số quốc gia Đông Nam Á

Trang 36

(Nguồn số liệu: Tổng cục Thống kờ: “Tư liệu kinh tế cỏc nước thành

viờn ASEAN”, Nhà xuất bản Thống kờ, Hà Nội - 1/2004, trang 39)

Qua Bảng trờn cú thể thấy hầu hết cỏc quốc gia ASEAN đều cú lứa

tuổi đi học bắt đầu từ khi đủ 6 tuổi, trừ Mi-an-ma bắt đầu từ khi đủ 5 tuổi

và In-đụ-nờ-xi-a bắt đầu từ khi đủ 7 tuổi

Tổng số năm học phổ thụng của Bru-nei, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po là

13, của Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma là 11, của Phi-li-pin là 10 năm và

của Việt nam, Thỏi Lan, In-đụ-nờ-xi-a là 12 năm Như vậy, độ tuổi tương

ứng để tớnh tỷ lệ đi học phổ thụng đỳng tuổi ở cỏc nước là như sau:

Bảng 2: Qui định tuổi đi học phổ thông

Tuổi bắt Tuổi Tuổi Chia ra Tổng số năm

đầu đi học học học Trung học Trung học (lớp) học (đủ tuổi) Tiểu học Trung học cơ sở phổ thông phổ thông

Trang 37

(Nguồn số liệu: Tổng cục Thống kê: “Tư liệu kinh tế các nước thành viên ASEAN”, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội - 1/2004, trang 39)

Do những khác biệt như thế, nhất là tại các quốc gia châu Phi, có khi độ tuổi bắt đầu đi học còn muộn hơn nhiều, UNDP sử dụng lứa tuổi

đi học từ 6-24 tuổi để Tính HDI cho các nước, và khuyến nghị, để ngỏ cho các quốc gia tự xác định độ tuổi đi học phù hợp với luật định của mình Như vậy, ở nước ta, tỷ lệ đi học tiểu học phải theo dân số độ tuổi 6-10; tỷ lệ đi học trung học cơ sở phải theo dân số độ tuổi 11-14; tỷ lệ đi học trung học phổ thông phải theo dân số độ tuổi 15-17 (các tính toán này

đã được Bộ Giáo dục và đào tạo áp dụng); tỷ lệ đi học cao đẳng, đại học phải theo dân số độ tuổi 18-22 (trên cơ sở cho rằng học đại học thường trung bình phải mất 5 năm, cá biệt có một số trường học 4 năm rưỡi, nhưng lại có trường học 6 năm, ví dụ trường đại học y khoa, do đó có thể chấp nhận bình quân học đại học là 5-6 năm)

Để đảm bảo tính so sánh quốc tế, chúng tôi khuyến nghị sử dụng

độ tuổi để tính tỷ lệ đi học các cấp giáo dục ở nước ta phục vụ tính toán chỉ số giáo dục trong HDI là: 6-10 đối với tiểu học (cấp I); 11-14 đối với THCS (cấp II); 15-17 đối với THPT (cấp III) và tổng hợp cả đối với đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp là 6-24

Thường trú của học sinh cũng là một vấn đề cần quan tâm khi tính HDI Cuộc sống cho thấy nhiều người sống tại các vùng biên giữa các tỉnh có thể đi học “trái tuyến”, nghĩa là học sinh tính ở tỉnh này nhưng dân số lại tính ở tỉnh khác Khi điều tra, hộ gia đình thì khai họ là người gia đình của tỉnh này (mà đúng là như vậy), còn nơi học thì nhà trường lại tính vào tỉnh khác Bóc tách chính xác không thể một sớm một chiều giải quyết dứt điểm Do vậy, đối với giáo dục phổ thông, chúng tôi sử dụng quan điểm bù trừ thống kê, tức là cho rằng có sự bù trừ lẫn nhau của người tỉnh nọ sang tỉnh kia, và có thể sử dụng số học sinh của các trường theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Nguồn số liệu: về mặt tổng thể, số học sinh đi học các cấp giáo dục

có thể lấy được từ một số nguồn thông tin sau:

+ Từ cuộc điều tra mức sống hộ gia đình của Vụ TKXHMT

+ Từ cuộc điều tra biến động DS-KHHGĐ 1/4 của Vụ TKDSLĐ + Từ Báo cáo giáo dục của Bộ giáo dục và Đào tạo, trong đó có chỉ tiêu về số lượng học sinh phổ thông các cấp, học sinh bổ túc văn hoá, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học

Đối với học sinh các cấp phổ thông, Báo cáo giáo dục được đánh giá là có độ tin cậy cao hơn vì được hệ thống nhà trường báo cáo lên theo chế độ quy định Tuy nhiên, đối với học sinh học trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học thì câu chuyện lại hoàn toàn khác Chủ yếu học sinh từ các tỉnh đi học cao đẳng đại học tại các trung tâm giáo dục lớn, không giống như học sinh phổ thông vùng biên có thể bù trừ nhau được Nếu lấy theo Báo cáo của các trường đại học, cao đẳng thì số lượng

Trang 38

học sinh đại học tại các thành phố có trung tâm giáo dục đại học sẽ quá cao so với thực tế người của thành phố đó đi học (tính toán thử nghiệm năm 2006 cho thấy nếu lấy học sinh theo danh sách trường thì tại Hà Nội,

100 người trong độ tuổi đi học có 146 người đi học, trong khi đó một số tỉnh không có ai đi học đại học và cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, có

vẻ đó là điều phi lý) Do vậy, đối với học sinh trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học cần sử dụng điều tra biến động DS-KHHGĐ để tổng hợp số liệu phục vụ tính HDI

Số liệu về dân số trong độ tuổi đi học (từ 6-24) thì lấy nguồn từ điều tra biến động DS-KHHGĐ

Chúng tôi khuyến nghị chọn điều tra biến động DS-KHHGĐ 1/4 hàng năm làm nguồn số liệu chính để lấy số liệu về dân số trong độ tuổi

đi học các cấp giáo dục Đối với số học sinh đi học các cấp phổ thông, cần sử dụng Báo cáo giáo dục của Bộ giáo dục và Đào tạo gửi TCTK Đối với học sinh cao đẳng, đại học, trung học chuyên nghiệp thì sử dụng điều tra biến động DS-KHHGĐ để tổng hợp số liệu

Tuy nhiên, cuộc điều tra biến động DS-KHHGĐ là một cuộc điều tra chọn mẫu, kết quả tổng hợp sẽ có sai số so với báo cáo thống kê chính thức từ các trường Do vậy, cần phải điều chỉnh để tổng số học sinh cao đẳng, đại học và trung học chuyên nghiệp của các tỉnh phải nhất quán với cùng chỉ tiêu theo các báo cáo chính thức của Bộ Giáo dục và Đào tạo

(2) Chỉ số tuổi thọ

Cho tới nay, có nhiều đề xuất khác nhau để tính toán chỉ tiêu này

II.2.2.2.1 Phương pháp dựa vào Bảng sống/Bảng chết

Bảng sống (còn gọi là Bảng chết) là biểu thống kê gồm những chỉ tiêu biểu thị mức độ chết của dân số ở các độ tuổi khác nhau và khả năng sống của dân số khi chuyển từ độ tuổi này sang độ tuổi khác Bảng cho thấy, từ một tập hợp sinh ban đầu (cùng một thế hệ) sẽ có bao nhiêu người sống được đến 1 tuổi, 2 tuổi, , 100 tuổi, hay cao hơn; trong số đó bao nhiêu người ở mỗi độ tuổi nhất định bị chết ở độ tuổi đó; những người đã đạt được một độ tuổi nhất định sẽ có xác suất sống và xác suất chết như thế nào; tuổi thọ trung bình trong tương lai là bao nhiêu

Bảng sống có các chỉ tiêu sau đây:

lx - Số người sống đến độ tuổi X Chỉ tiêu này cho biết từ một tập hợp sinh ban đầu (l0), có bao nhiêu người sống đến đúng độ tuổi X theo một trật tự chết nhất định đã cho

dx - Số người chết trong độ tuổi X Chỉ tiêu này cho biết trong bảng sống có bao nhiêu người sống đến đúng độ tuổi X và sẽ bị chết trong độ tuổi đó, không sống được đến độ tuổi sau (X+1)

qx - Xác suất chết trong độ tuổi X, cho biết xác suất để một người sống đến đúng độ tuổi X sẽ bị chết trong độ tuổi đó, không thể sống được đến độ tuổi sau (X+1)

Trang 39

px - Xác suất sống trong độ tuổi X, cho biết xác suất để một người sống đến đúng độ tuổi X có thể sống được đến độ tuổi sau (X+1)

Lx - Số người-năm sống trong độ tuổi X Chỉ tiêu này cho biết tổng

số năm mà tất cả những người sống đến đúng độ tuổi X có thể sống được trong độ tuổi đó

Tx - Tổng số năm-người sống từ độ tuổi X, cho biết tổng số năm

mà tất cả những người sống đạt đúng độ tuổi X trong bảng sống sẽ còn có thể sống được cho đến hết đời (khi toàn bộ những người đó chết hết)

Như vậy, T0 chính là tổng số năm mà một tập hợp trẻ em mới sinh

e0 là tuổi hy vọng sống trung bình tại lúc sinh, hay thường gọi là tuổi thọ trung bình Đây chính là số năm trung bình mà mỗi trẻ em khi mới sinh ra có thể sống được trong suốt cuộc đời

Các chỉ tiêu của bảng sống có mối liên hệ toán học với nhau Khi biết một chỉ tiêu nào đó của bảng sống thì có thể tính toán được tất cả các chỉ tiêu còn lại Các mối liên hệ chủ yếu bao gồm:

Xác suất chết trong độ tuổi

Xác suất sống trong độ tuổi

Số sống đến tuổi x

Số sống trong khoảng tuổi

Tổng số năm- người sống từ tuổi x

Tuổi hy vọng sống tiếp trung bình từ tuổi x

X D C m x,x+n

= C/D

Q x,x+n

= (2 m x,x+n ) / (2 + m x,x+n )

Trang 40

m x,x+n - Tỷ suất chết đặc trưng theo tuổi ( = Số chết trong độ tuổi từ x

đến x+n / Dân số trong độ tuổi từ x đến x+n)

Q x,x+n = (2 m x,x+n )/(2 + m x,x+n )- Xác suất chết trong độ tuổi từ x đến x+n

P x,x+n = 1 - Q x,x+n - Xác suất sống trong độ tuổi từ x đến x+n

Tổng số người-năm sống là chỉ tiêu trung gian của bảng sống dùng để

tính tuổi thọ trung bình

e x = T x / l x - Số năm hy vọng sống tiếp trung bình tại độ tuổi X

e 0 là tuổi hy vọng sống trung bình tại lúc sinh, hay thường gọi là tuổi thọ

trung bình Đây chính là số năm trung bình mà mỗi trẻ em khi mới sinh ra

có thể sống được trong suốt cuộc đời

Xây dựng Bảng sống là nghiệp vụ của các nhà thống kê dân số học Công trình nghiên cứu này không đi sâu hơn, mà chỉ dừng lại ở nhận xét rằng xây dựng Bảng sống rất cần thiết cho nghiên cứu dân số, nhưng chỉ

có thể thực hiện tốt trong điều kiện điều tra quy mô lớn, ví dụ Tổng điều tra dân số toàn quốc

II.2.2.2.2 Phương pháp ước lượng mức chết dựa trên số con đã sinh và số con đã chết / còn sống chia theo tuổi của người mẹ

Cuộc điều tra biến động DS-KHHGĐ có đối tượng là dân số sống trong các hộ gia đình trên phạm vi toàn quốc Thiết kế mẫu của điều tra này là mẫu xác suất với cỡ mẫu 1.234 nghìn nhân khẩu thuộc 3.200 địa bàn đại diện cho tất cả 64 tỉnh/thành phố trong cả nước (theo Danh mục hành chính cũ) Mẫu này được thiết kế chủ yếu để ước lượng các chỉ tiêu

về nhân khẩu học (sinh, chết và di chuyển) cũng như tình hình sử dụng các biện pháp KHHGĐ, đặc biệt là các chỉ tiêu như tỷ suất sinh, tỷ suất chết của trẻ em, tỷ lệ sử dụng các biện pháp KHHGĐ cấp toàn quốc, thành thị, nông thôn và các tỉnh/thành phố

Dàn chọn mẫu của cuộc điều tra biến động DS-KHHGĐ là danh sách các địa bàn điều tra được lập trong cuộc TĐTDS năm 1999 theo hai khu vực thành thị, nông thôn của các tỉnh/thành phố Như vậy, cả nước có

122 dàn mẫu

Mẫu được chọn theo phương pháp hệ thống phân tầng với xác suất chọn mẫu bằng nhau trong mỗi khu vực thành thị, nông thôn của từng tỉnh, thành phố Kích thước mẫu của mỗi tỉnh, thành phố xấp xỉ bằng nhau (khoảng 20.000 nhân khẩu) nhưng tỷ lệ mẫu của các tỉnh chênh lệch khá nhiều, nhất là giữa các tỉnh/thành phố có quy mô dân số lớn (Tp HCM, Thanh Hoá) với các tỉnh có quy mô dân số nhỏ (Bắc Cạn )

Ngày đăng: 18/04/2014, 09:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w