Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 15 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
15
Dung lượng
124,5 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINHTẾ QUỐC DÂN VIỆN SAU ĐẠI HỌC TIỂULUẬNKINHTẾ QUỐC TẾ Đề tài: Tác độngcủa các xuhướngvậnđộngcủanềnkinhtếthế giới đến ViệtNam đưa lại choViệtNam những cơ hội, tháchthức như thế nào trong việc hoạch định, tổ chức thực hiện các chính sách kinhtếcủaViệt Nam. Hà Nội – 03/2014 Giáo viên hướng dẫn : GS . TS Đỗ Đức Bình Nhóm thực hiện Lớp : Nhóm 4 : Cao học 22K Nềnkinhtếthế giới ngày nay đang chịu sự tác độngcủa rất nhiều nhân tố khác nhau, cả nhân tố kinh tế, kỹ thuật, xã hội, chính trị cũng như các nhân tố tự nhiên. Sự vậnđộngcủanềnkinhtếthế giới cũng diễn ra với nhiều xuthế khác nhau, thậm chí chứa đựng nhiều mâu thuẫn. Từ những năm 80 củathế kỷ XX cho tới thế kỉ XXI, nềnkinhtếthế giới vẫnvậnđộng theo bốn xuthế chính và ngày càng trở nên đa dạng, sâu sắc hơn. Trong bài tiểuluận này, nhóm 4 sẽ đi đến trình bày những cơhội cũng như tháchthứccủaViệtNam dưới tác độngcủa 4 xuthế trên cũng như đưa ra một số giải pháp kiến nghị. Xuhướng 1: Cách mạng khoa học & công nghệ diễn ra như vũ bão làm cho từng quốc gia có những thay đổi đột biến. Cuộc cách mạng khoa học & công nghệ trên thế giới tiếp tục phát triển với nhịp độ ngày càng nhanh, có khả năng tạo ra những thành tựu mang tính đột phá, khó dự báo trước vàcó ảnh hưởng to lớn tới mọi mặt của đời sống xã hội loài người. Nhờ những thành tựu to lớn của khoa học & công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin - truyền thông, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, v.v , xã hội loài người đang trong quá trình chuyển từ nềnvăn minh công nghiệp sang thời đại thông tin, từ nềnkinhtế dựa vào các nguồn lực tự nhiên sang nềnkinhtế dựa vào tri thức, mở ra cơhội mới cho các nước đang phát triển cóthể rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Khoa học và công nghệ đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, hàng đầu. Sức mạnh của mỗi quốc gia tuỳ thuộc phần lớn vào năng lực khoa học & công nghệ. Lợi thế về nguồn tài nguyên thiên nhiên, giá lao động rẻ ngày càng trở nên ít quan trọng hơn. Vai trò của nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, có năng lực sáng tạo, ngày càng có ý nghĩa quyết định trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế. Thời gian đưa kết quả nghiên cứu vào áp dụng và vòng đời công nghệ ngày càng rút ngắn. Lợi thế cạnh tranh đang thuộc về các doanh nghiệp biết lợi dụng các công nghệ mới để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu đa dạng và luôn thay đổi của khách hàng. Với tiềm lực hùng mạnh về tài chính và khoa học & công nghệ, các công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia đang nắm giữ và chi phối thị trường các công nghệ tiên tiến. Để thích ứng với bối cảnh trên, các nước phát triển đang điều chỉnh cơ cấu kinhtế theo hướng tăng nhanh các ngành công nghiệp và dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao, công nghệ thân môi trường; đẩy mạnh chuyển giao những công nghệ tiêu tốn nhiều nguyên liệu, năng lượng, gây ô nhiễm cho các nước đang phát triển. Nhiều nước đang phát triển dành ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực khoa học & công nghệ trình độ cao, tăng mức đầu tư cho nghiên cứu và đổi mới công nghệ, nhất là một số hướng công nghệ cao chọn lọc; tăng cường cơ sở hạ tầng thông tin - truyền thông; nhằm tạo lợi thế cạnh tranh và thu hẹp khoảng cách phát triển. Cơhội Đảng và Nhà nước luôn coi trọng sự nghiệp phát triển khoa học & công nghệ, Đại hội IX của Đảng tiếp tục khẳng định phát triển khoa học & công nghệ cùng với phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng vàđộng lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thứ nhất, trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế, với đường lối đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế, nước ta cócơhội thuận lợi để tiếp thu tri thức khoa học, công nghệ, các nguồn lực vàkinh nghiệm tổ chức quản lý tiên tiến của nước ngoài để nhanh chóng tăng cường năng lực khoa học & công nghệ quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển kinhtế - xã hội. Thứ hai, tận dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học & công nghệ hiện đại, nước ta cóthể đi thẳng vào những công nghệ hiện đại để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và khoảng cách phát triển kinhtế so với các nước đi trước. Với tiềm năng trí tuệ dồi dào, nếu có một chiến lược phát triển nguồn nhân lực đúng đắn, nước ta cóthể sớm đi vào một số lĩnh vực củakinhtế tri thức. Thứ ba, quá trình đổi mới đất nước đã tạo ra những tiền đề mới cho sự phát triển khoa học và công nghệ của nước ta trong thời gian tới. Nềnkinhtế nước ta có tốc độ tăng trưởng cao, liên tục trong thời gian qua là điều kiện thuận lợi để tăng đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ, đồng thời thúc đẩy đổi mới công nghệ và ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ trong nềnkinh tế, nhất là trước sức ép về cạnh tranh trong điều kiện hội nhập khu vực và quốc tế. Tháchthức Thứ nhất, ViệtNam là nước nghèo, vốn đầu tư hạn hẹp, trình độ phát triển kinhtếvà khoa học và công nghệ còn có khoảng cách khá xa so với nhiều nước trên thế giới và trong khu vực. Trong khi bối cảnh phát triển năng độngvà khó dự báo cả về khoa học & công nghệ vàkinhtếcủathế giới hiện đại, khả năng nắm bắt thời cơvà tranh thủ các nguồn lực bên ngoài tuỳ thuộc nhiều vào trình độ và năng lực khoa học và công nghệ của quốc gia. Do đó, chúng ta chưa nâng cao được năng lực và tận dụng được lợi thếcủa khoa học và công nghệ từ các nước đi trước. Thứ hai, nguồn nhân lực giá rẻ, tay nghề thấp. Trong khi xuthế phát triển củathế giới là nềnkinhtế tri thức, lợi thế về nguồn tài nguyên thiên nhiên, giá lao động rẻ dần nhường chỗcho lợi thế về nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn giỏi,có năng lực sáng tạo. Nước ta nếu không sớm chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của lực lượng lao động thì sẽ không có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực về thu hút đầu tư và các công nghệ tiên tiến từ bên ngoài. Thứ ba, trong quá trình hội nhập quốc tế về kinhtếvà khoa học & công nghệ, nước ta đang đứng trước những khó khăn về chuyển đổi và xây dựng những thể chế mới về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, sở hữu trí tuệ, v.v phù hợp với thông lệ quốc tế. Tình trạng này nếu không sớm vượt qua sẽ cản trở sự thành công của quá trình hội nhập khu vực và quốc tế. Trước những cơhộivàtháchthức trên đây, nếu không có những quyết sách đột phá về đổi mới thể chế kinhtếvà đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ, những biện pháp mạnh mẽ tăng cường năng lực khoa học và công nghệ quốc gia, thì nguy cơ tụt hậu kinhtếvà khoa học & công nghệ ngày càng xa và tình trạng lệ thuộc lâu dài vào nguồn công nghệ nhập là khó tránh khỏi. Xuhướng 2: Toàn cầu hóa, khu vực hóa, quốc tế hóa đời sống kinhtế chính trị củathế giới và quốc gia đang diễn ra với tốc độ quá nhanh và quy mô rất lớn, phạm vi rất rộng Toàn cầu hóa là kết quả tất yếu của sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất trong các nềnkinhtế riêng biệt, từ đó quá trình này dẫn đến sự phá vỡ biệt lập của từng quốc gia, tao ra mối liên hệ gắn kết, tương tác và phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc trên quy mô toàn cầu trong sự vận động, phát triển. Kinhtế thị trường khẳng định được ưu thếcủa mình và phát tán ra nhiều quốc gia trên thế giới. Nó tạo động lực phát triển và mở rộng quan hệ giữa các quốc gia, trước hết là các quan hệ kinh tế, sau đó tới các quan hệ khác như chính trị, văn hóa…. Hệ thống kinhtế thị trường ngày càng phát triển theo hướng mở và không bị giới hạn bởi các đường biên giới và ranh giới dân tộc, chủng tộc và tôn giáo. Đó là môi trường thuận lợi cho quá trình tự nhiên xích lại gần nhau của các cộng đồng dân cư trên toàn thểthế giới. Toàn cầu hóa tác động đến nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có quá trình dân chủ hoá đời sống xã hội. Nó tác động mạnh đến quá trình dân chủ hoá trong lĩnh vực tài chính và vốn đầu tư quốc tế, mở ra khả năng thựctếcho quá trình dân chủ hoá trong việc tiếp cận và tiếp nhận các công nghệ mới, dân chủ hoá thông tin, phản ánh một quá trình mà thông quá đó thị trường và sản xuất ở nhiều nước khác nhau đang trở nên ngày càng phụ thuộc lẫn nhau. Tác độngcủa các hành vi kinhtế toàn cầu dẫn tới hệ lụy của hệ thống chính trị thếgiới, ngược lại chính trị có tác động to lớn đối với kinh tế. Toàn cầu hóa ngày nay về bản chất chính là sự tăng trưởng của hoạt độngkinhtế nói chung đã vượt khỏi biên giới quốc gia và khu vực. Tác độngcủa toàn cầu hoá hiện nay đến quá trình dân chủ hoá đời sống xã hội diễn ra cả theo hướng tích cực lẫn theo hướngtiêu cực, vừa tạo cơhộicho sự phát triển, sự tiến bộ, vừa làm nảy sinh không ít những tháchthức mà thế giới nói chung và riêng ViệtNam nói riêng phải đối mặt và sớm tìm cách giải quyết để thúc đẩy sự phát triển củanềnkinh tế. Cơhội Thứ nhất, toàn cầu hoá, khu vực hoá, quốc tế hoá đời sống làm cho phát triển kinhtế được trọng tâm, mở rộng hội nhập, tăng cường hợp tác, tham gia vào liên minh khu vực vàthế giới. Vì thế mà chúng ta một mặt cóthể phát huy được lợi thế so sánh, thúc đẩy việc tham gia phân công lao động quốc tế, tranh thủ lợi ích của việc phân bổ nguồn tài lực hợp lý, bên cạnh đó cóthểthúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ, giúp cho nước ta cóthể khai thác nguồn đầu tư khoa học – công nghệ từ các nước khác theo phương châm đi tắt, đón đầu, rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước. Thứ hai, nó thúc đẩy sự phát triển kinh tế, thương mại và hoàn thiện hệ thống pháp luật theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo ra khả năng thực thi các luật lệ kinhtế khách quan trong một không gian toàn cầu rộng lớn, thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến với môi trường kinh doanh ở ViệtNam hơn. Thứ ba, toàn cầu hoá tạo điều kiện cho việc giao lưu văn hoá và tư tưởng rộng rãi giữa các nước trong khu vực và trên thếgiới, làm cho con người xích lại gần nhau hơn Thứ tư, toàn cầu hóa tạo nhiều cơhội đầu tư mới, tăng nhanh vòng vốn, tạo điều kiện để đa dạng hóa các loại hình đầu tư, từ đó nâng cao hiệu qua vừa hạn chế rủi ro đầu tư Tháchthức Bên cạnh những ưu điểm, toàn cầu hoá đang đặt ra cho các nước trên thế giới nói chung vàViệtnam nói riêng những tháchthứcvà nguy cơ hết sức to lớn: Thứ nhất, toàn cầu hoá làm cho chúng ta phải đối mặt với những vấn đề chung trong sự phát triển kinhtế quốc gia, như những vấn đề sinh thái, ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên, vấn đề dân số và sức khoẻ cộng đồng, sự phân hoá giàu nghèo, tệ nạn xã hộivà tội phạm mang tính quốc tế vì thế mà vấn đề đặt ra cần giải quyết của toàn cầu hoá, khu vực hoá, quốc tế hoá đó là phải bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chống lại lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền. Thứ hai, tháchthức nghiêm trọng của toàn cầu hoá chính là với chủ quyền quốc gia. Sự hội nhập về kinhtế tăng lên sẽ kéo theo sự hội nhập về chính trị. Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, phụ thuộc lẫn nhau của các quốc gia dân tộc được coi trọng và chú ý hơn là sự độc lập hoàn toàn của các quốc gia đó. Cóthể nói, không cóvà không thểcó một quốc gia đứng độc lập hoàn toàn tách biệt khỏi với thế giới bên ngoài trong bối cảnh toàn cầu hoá. Thứ ba, ở mỗi quốc gia, sự "phân phối" lợi ích của toàn cầu hoá là không đồng đều. Ở ViệtNam cũng thế, toàn cầu hóa khiến cho một bộ phận dân cư được hưởng lợi ít hơn, thậm chí còn bị tác độngtiêu cực của toàn cầu hoá; nguy cơ phá sản một bộ phận doanh nghiệp và nguy cơ thất nghiệp sẽ tăng lên, phân hoá giàu nghèo sẽ mạnh hơn. Điều đó đòi hỏi phải có chính sách phúc lợi và an sinh xã hội đúng đắn; phải quán triệt vàthực hiện thật tốt chủ trương của Đảng: "Tăng trưởng kinhtế đi đôi với xoá đói, giảm nghèo, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển". Xuhướng 3: Nềnkinhtếthế giới đang chuyển từ đối đầu sang đối thoại, từ biệt lập tách biệt sang hợp tác để tạo ra sự ổn định tương đối cùng phát triển Ngày nay, phần lớn các quốc gia phụ thuộc vào nước ngoài để bổ xung nguồn cung ứng nguyên liệu và lương thực, thực phẩm sống còn khác. Những thoả thuận của GATT: Xem xét lại các hàng rào thuế quan, là những ranh giới kinhtếcủa một nước, nó kìm hãm và là trở ngại cho sự phát triển thương mại quốc tế. Những tháchthức chiến lược chủ yếu lâu dài đã dịch chuyển từ bàn cờ địa lý chính trị sang bàn cờ địa lý kinh tế. Ranh giới về kinhtế giữa các quốc gia xét về tổng thể mà nói đã bị mờ nhạt. Nhiều quan hệ mới về kinhtế nổi lên giữa các nước đan xen chặt chẽ với nhau tạo thành tổng thểcủanềnkinhtếthế giới. Mọi tranh chấp về lợi ích đều được hoá giải bằng thương lượng kinh tế. Các tổ chức kinh tế, tài chính như IMF, WB, G8 (Câu lạc bộ những nước công nghiệp phát triển), London club, Paris club, đã đứng ra làm người giúp đỡ trực tiếp hay gián tiếp tác động đến mọi nềnkinhtếcủa các nước để hướng các quốc gia này về một kiểu kinhtế thị trường toàn cầu nhằm phục vụ lợi ích cho tất cả các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. Các quan hệ kinhtế nổi cộm lên vẫn là quan hệ giữa các nước phát triển và đang phát triển. Các nước phát triển vốn có công nghệ vàkinh nghiệm quản lý còn các nước đang phát triển có nguồn nhân lực dồi dào, trẻ, có khả năng tiếp thu nhanh, Quan hệ này bổ xung cho nhau tạo nên một môi trường kinhtếthế giới mới. Do đó, xuthế phát triển củanềnkinhtếthế giới chuyển dần từ đối đầu sang đối thoại, cùng hợp tác phát triển. Điều này đã đem lại nhiều cơhội cũng như tháchthứcchoViệt Nam. Cơhội Thứ nhất, Nềnkinhtếthế giới chuyển từ đối đầu sang đối thoại, từ tách biệt sang hợp tác chính là cơhội để ViệtNam thiết lập các mối quan hệ hài hòa cùng phát triển với các đối tác, bình thường hóa quan hệ với các quốc gia từng có mối quan hệ căng thẳng với ViệtNam như Mỹ, Trung Quốc. Thứ hai, Là cơhội để ViệtNam tìm kiếm các đối tác tin cậy dựa trên cơ sở hai bên cùng có lợi, tận dụng các mối quan hệ hợp tác để thúc đẩy phát triển kinh tế. Thứ ba, Quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, sự ra đời và lớn mạnh của các Hiệp hội, hiệp định trong khu vực cũng như toàn thế giới đã mang lại nhiều cơhội phát triển cho các nước thành viên. VàViệtNam cũng vậy, khi gia nhập ASEAN, WTO ViệtNamcócơhội được tiếp cận với thị trường hàng hóa và dịch vụ ở tất cả các nước thành viên, được hưởng những đặc quyền về thuế suất. Thứ tư, ViệtNam đã đang và sẽ nhận được nhiều sự giúp đỡ, hỗ trợ của các bạn bè trên thế giới thông qua các khoản viện trợ không hoàn lại và viện trợ hoàn lại. Tháchthức Thứ nhất, Cùng với xuthếhội nhập và toàn cầu hóa, nềnkinhtếViệtNam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường khu vực vàthế giới. Thứ hai, Tháchthức trong việc hoạch định chính sách, thực hiện tái cơ cấu nềnkinh tế, thực hiện quản lý kinhtế minh bạch và hiệu quả. Xuhướng 4: Khu vực châu Á – Thái Bình Dương là một khu vực có nhiều quốc gia rất năng động, có tốc độ phát triển kinhtế khá ổn định và đây là trung tâm văn minh của loài người Sức hút khu vực Châu Á - Thái Bình Dương gồm nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ nằm phần lớn ở châu Á, các nước nằm trong vành đai Thái Bình Dương kéo dài từ châu Đại Dương đến Nga, vòng xuống phía tây châu Mỹ. Khu vực có ba quốc gia có diện tích lớn nhất thếgiới, bốn trong số những quốc gia đông dân nhất thếgiới, ba cường quốc kinhtế hàng đầu thế giới. Về chính trị, khu vực tập trung ba trong số năm Ủy viên thường trực Hộiđồng Bảo an Liên hợp quốc, bảy trên mười cường quốc quân sự hàng đầu thế giới. Về quy mô kinh tế, tính riêng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của 21 nềnkinhtế thành viên Diễn đàn hợp tác kinhtế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chiếm 54% tổng GDP thếgiới, tổng lượng hàng hóa và dịch vụ thương mại chiếm tới 44% thế giới. Bước vào thế kỷ 21 đến nay, châu Á - Thái Bình Dương luôn là khu vực tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Theo thống kê, giai đoạn 2007 - 2012, mặc dù tăng trưởng kinhtế toàn cầu đi xuống, tổng lượng kinhtếcủa các quốc gia mới nổi ở khu vực này lại tăng thêm gần 50%, tỷ trọng trong nềnkinhtếthế giới cũng gia tăng. Với đặc điểm địa lý, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và tiềm năng phát triển to lớn, khu vực châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục trở thành trọng tâm địa chính trị toàn cầu trong thế kỷ 21. Như vậy, với vị trí địa lý nằm trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã đem lại choViệtNam nhiều cơhội cũng như tháchthức trong việc hoạch định vàthực thi các chính sách kinh tế. Cơhội Đặc biệt, vào năm 1998, khi ViệtNam chính thức là thành viên của tổ chức hợp tác kinhtế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), đã đem lại cho chúng ta nhiều cơhội trong phát triển kinh tế. Thứ nhất, tiếp cận tốt hơn với nhiều nguồn vốn, công nghệ kỹ thuật hiện đại và kiến thức quản lý khoa học. APEC là khu vực có tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất vào ViệtNam với tổng số hơn 75% và cũng là khu vực có vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) choViệtNam lớn nhất (khoảng 50% dẫn đầu là Nhật Bản). Chính nguồn vốn này đã giúp ViệtNamcó những bước tiến vượt bậc trong tăng trưởng và phát triển kinhtế trong giai đoạn qua (với mức tăng trưởng trung bình là hơn 7%, tỷ lệ đói nghèo giảm, đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể). Bên cạnh đó, việc nằm trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương – trung tâm văn minh, phát minh trí tuệ, ViệtNamcócơhội được tiếp thu và chuyển giao những tiến bộ khoa học kĩ thuật, được học hỏi những kinh nghiệm quản lý của các cường quốc trên thế giới. Từ đó, đã giúp ViệtNam nâng cao được chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là lực lượng quản lý, đem lại hiệu quả cao hơn trong việc hoạch định vàthực thi các chính sách kinh tế. Thể hiện qua các dự án nâng cao kiến thứcvàkinh nghiệm hội nhập cho các cán bộ làm công tác hội nhập củaViệtNam thông qua quỹ APEC. Thứ hai, nâng cao năng lực quản lý kinh doanh, mở rộng quan hệ thương mại và đầu tư, thâm nhập thị trường. Việc nằm trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã đem lại cơhội to lớn choViệtNam trong quá trình hội nhập về thương mại và đầu tư (xuất khẩu củaViệtNam vào khu vực này năm [...]... để phục vụ chiến lược phát triển kinhtế – xã hội, triển khai chiến lược hội nhập quốc tế nói chung và chiến lược đối ngoại ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nói riêng, nâng cao vị thếcủaViệtNam trên trường quốc tếĐồng thời, thông qua Hiệp định TPP, ViệtNam sẽ cócơhội đàm phán để Hoa Kỳ mở cửa thị trường cho hàng hóa củaViệt Nam, tạo cú hích mạnh để thúc đẩy xu t khẩu, kiềm chế nhập siêu Bên... tư của Hoa Kỳ và các nước vào ViệtNam Tháchthức Bên cạnh như cơhội tiềm năng thì ViệtNam cũng gặp những tháchthức không nhỏ khi nằm trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương Thứ nhất, ViệtNamcó khoảng cách khá xa về trình độ phát triển so với các nước trong khu vực nên dễ bị rơi vào thế yếu và phải chịu nhiều thua thiệt trong cạnh tranh Đặc biệt, việc cam kết vàthực hiện các cam kết sâu và rộng... thuộc vào lực lượng lao động trình độ cao của các nước trong khu vực cho những vị trí chuyên gia Điều này dẫn đến kỹ năng, kim nghiệm về quản lý, tổ chức trong các doanh nghiệp, tổ chức kinh tếcủaViệtNam vẫn còn nhiều hạn chế, và chúng ta vẫn bị phụ thuộc bởi các nước trong khu vực Một số giải pháp kiến nghị Trước những thách thức, khó khăn trong quá trình hội nhập nềnkinhtế với thếgiới,Việt Nam. .. Dương đã giúp cho trình độ của nhân lực ViệtNam được nâng cao và hiệu quả kinhtế ngày càng cao Thứ ba, tạo ra những quan hệ quốc tế mới, những khả năng mới cho sự phát triển Điển hình là vào ngày 13/11/2010 ViệtNam tuyên bố tham gia vào hiệp định hợp tác kinhtế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) với tư cách thành viên đầy đủ sẽ giúp ViệtNamcó thêm điều kiện, tranh thủ hợp tác quốc tế để phục... giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp vàcủa cả nền kinh tế; phát triển kinhtế tri thức Gắn phát triển kinhtế với bảo vệ môi trường, phát triển kinhtế xanh Thứ ba, Phát triển mạnh các ngành dịch vụ, nhất là các dịch vụ có giá trị cao, tiềm năng lớn vàcó lợi thế cạnh tranh quốc gia Tập trung phát triển một số ngành dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thứcvà công nghệ cao... phẩm có lợi thế cạnh tranh ở cả trong và ngoài nước, xây dựng thương hiệu hàng hoá ViệtNam Thứ tư, Mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ độnghội nhập, nâng cao vị thếcủaViệtNam trên trường quốc tếThực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ độngvà tích cực hội nhập quốc tế; ViệtNam là bạn, đối tác tin cậy và là thành... dụng được những lợi thế từ quá trình thay đổi củathế giới và phát triển đất nước giàu mạnh hơn Dưới đây là một số giải pháp kiến nghị mà nhóm đưa ra: Thứ nhất, phát triển khoa học công nghệ, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong mọi linh vực của nềnkinh tế, coi đây là động lực then chốt của quá trình phát triển nhanh và bền vững Hướng trọng tâm hoạt động khoa học, công nghệ vào phục vụ công nghiệp... và nâng cao sức cạnh tranh của nềnkinhtế Thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ: nâng cao năng lực, đổi mới cơ chế quản lý, đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ, tăng cường hội nhập quốc tế về khoa học, công nghệ Tăng nhanh năng lực khoa học, công nghệ có trọng tâm, trọng điểm Phát triển đồng bộ và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất và nguồn nhân lực Đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ tổ chức, cơ chế quản lý, cơ. .. TPP sẽ đặt ra những tháchthức không nhỏ, đặc biệt là sức ép về mở cửa thị trường, cạnh tranh đối với các doanh nghiệp củaViệt Nam, vốn còn yếu, khả năng quản lý còn nhiều bất cập Nếu không có sự chuẩn bị tốt, nhiều ngành sản xu t và dịch vụ cóthể sẽ gặp khó khăn Tuy nhiên, đây là con đường mà sớm hay muộn ViệtNam cũng phải đi qua để chuyển dịch cơ cấu kinhtế thành công, theo hướng nâng cao giá... hình tăng trưởng, cơ cấu lại nềnkinhtế Chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững Thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, trọng tâm là cơ cấu lại các ngành sản xu t, dịch vụ phù hợp với các vùng; thúc đẩy cơ cấu lại doanh nghiệp và điều chỉnh chiến . HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN SAU ĐẠI HỌC TIỂU LUẬN KINH TẾ QUỐC TẾ Đề tài: Tác động của các xu hướng vận động của nền kinh tế thế giới đến Việt Nam đưa lại cho Việt Nam những cơ hội, thách thức. đem lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho Việt Nam. Cơ hội Thứ nhất, Nền kinh tế thế giới chuyển từ đối đầu sang đối thoại, từ tách biệt sang hợp tác chính là cơ hội để Việt Nam thiết lập. diễn ra với nhiều xu thế khác nhau, thậm chí chứa đựng nhiều mâu thuẫn. Từ những năm 80 của thế kỷ XX cho tới thế kỉ XXI, nền kinh tế thế giới vẫn vận động theo bốn xu thế chính và ngày càng trở