1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài tai biến mạch máu não khoa cấp cứu

69 12 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nhận Xét Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Và Các Yếu Tố Nguy Cơ Ở Bệnh Nhân Tai Biến Mạch Máu Não Tại Khoa Thường Trực Cấp Cứu
Tác giả Nguyễn Đình Hậu, Trần Thanh Lê, Nguyễn Đình Hải
Trường học Bệnh viện Đa khoa Thành phố Vinh
Thể loại Đề Tài Cấp Cơ Sở
Năm xuất bản 2023
Thành phố Vinh
Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 900 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU (11)
    • 1.1 Định nghĩa và phân loại tai biến mạch máu não (11)
    • 1.2 Chẩn đoán tai biến mạch máu não (14)
    • 1.3 Một số yếu tố nguy cơ của tai biến mạch máu não (15)
    • 1.4 Một số yếu tố tiên lượng của tai biến mạch máu não (17)
    • 1.5 Một số nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ và tiên lượng của tai biến mạch máu não tại Việt Nam (18)
  • CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (20)
    • 2.1 Đối tượng nghiên cứu (20)
    • 2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu (20)
    • 2.3 Thiết kế nghiên cứu (20)
    • 2.4 Cỡ mẫu và chọn mẫu (20)
    • 2.5 Các biến số nghiên cứu (21)
    • 2.6 Công cụ và phương pháp thu thập thông tin (26)
    • 2.7 Một số tiêu chuẩn đánh giá trong nghiên cứu (27)
    • 2.8 Xử lý và phân tích số liệu (32)
    • 2.9 Sai số và cách khắc phục (32)
    • 2.10 Đạo đức trong nghiên cứu (33)
  • CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (34)
    • 3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (34)
    • 3.2 Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng tai biến mạch máu não của đối tượng nghiên cứu (37)
    • 3.3 Đặc điểm phân bố tần suất các yếu tố nguy cơ của đối tượng nghiên cứu (41)
    • 3.4 Đặc điểm một số yếu tố tiên lượng ở bệnh nhân tai biến mạch máu não (42)
  • CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN (49)
    • 4.3 Đặc điểm phân bố tần suất các yếu tố nguy cơ của đối tượng nghiên cứu (55)
    • 4.4 Đặc điểm một số yếu tố tiên lượng ở bệnh nhân tai biến mạch máu não (57)
  • KẾT LUẬN (59)
  • PHỤ LỤC (0)

Nội dung

Tai biến mạch máu não (TBMMN) là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật trên toàn cầu, đặc biệt là ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, và gánh nặng này đang ngày càng gia tăng. Gánh nặng của các phân nhóm bệnh lý tai biến mạch máu não khác nhau về tỷ lệ mắc, tàn tật và tử vong.1 Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, TBMMN là nguyên nhân gây tử vong thứ ba sau bệnh tim mạch và ung thư trên toàn thế giới.2 Năm 2010, có 5,3 triệu trường hợp mắc đột quỵ xuất huyết não (XHN) và hơn 3,0 triệu trường hợp tử vong do đột quỵ XHN. Đã có sự gia tăng 47% trên toàn thế giới về số lượng tuyệt đối các trường hợp XHN. Tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong thấp nhất trong năm 2010 ở các khu vực Bắc Mỹ, Úc và Tây Âu là những nơi có mức thu nhập cao, trong khi tỷ lệ cao nhất chủ yếu ở các khu vực Trung Á, Đông Nam Á và Châu Phi cận Sahara.3 Bên cạnh đó trong năm 2010, có khoảng 11.569.000 trường hợp đột quỵ thiếu máu não trong đó có đến 63% ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, khoảng 2.835.000 ca tử vong (các quốc gia đang phát triển có mức thu nhập trung bình và thấp chiếm tỷ lệ 57%).4 Năm 2017, thế giới có 11,9 triệu ca đột quỵ, trong đó có 6,2 triệu ca đột quỵ tử vong và 132,1 triệu trường hợp liên quan đến đột quỵ. Phần lớn gánh nặng đột quỵ (80% tất cả các ca đột quỵ, 77% tất cả những người sống sót sau đột quỵ, 87% tất cả các trường hợp tử vong do đột quỵ) trong năm 2017 chủ yếu ở các quốc gia có thu nhập thấp đến trung bình.1

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

- Toàn bộ bệnh nhân được chẩn đoán xác định tai biến mạch máu não tại Khoa Thường trực cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Thành phố Vinh năm 2023.

Tất cả bệnh án của bệnh nhân cấp cứu tại Khoa Thường trực cấp cứu năm 2023 đều được lưu trữ đầy đủ thông tin trong phần mềm quản lý eHospital của Bệnh viện Đa khoa Thành phố Vinh.

- Những bệnh nhân vượt khả năng theo dõi và điều trị tại bệnh viện, phải chuyển lên tuyến trên.

- Các bệnh án không được lưu trữ trên phần mềm eHospital hoặc không đầy đủ thông tin.

- Bệnh nhân hoặc người đại diện cho bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Thời gian: từ tháng 04/2023 đến 09/2023 Địa điểm: Khoa Thường trực cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Thành phốVinh

Thiết kế nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu mô tả, tiến cứu.

Cỡ mẫu và chọn mẫu

Cỡ mẫu: Chọn mẫu thuận tiện

Tất cả bệnh án của bệnh nhân được chẩn đoán tai biến mạch máu não tại khoa Thường trực cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Thành phố Vinh trong thời gian từ tháng 04/2023 đến tháng 09/2023 đã được ghi nhận và lưu trữ trên phần mềm eHospital.

Các biến số nghiên cứu

Biến số nghiên cứu được phát triển theo mục tiêu nghiên cứu gồm các phần như sau:

2.5.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

TT Tên biến số Giá trị Loại biến

Quan sát/ Sao từ bệnh án điện tử

Rời rạc Phỏng vấn/ Sao từ bệnh án điện tử

Phỏng vấn/ Sao từ bệnh án điện tử

Phỏng vấn/ Sao từ bệnh án điện tử

2.5.2 Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân tai biến mạch máu não

TT Tên biến số Giá trị Loại biến

Phỏng vấn/ Sao từ bệnh án điện tử

Phỏng vấn/ Sao từ bệnh án điện tử

Phỏng vấn/ Sao từ bệnh án điện tử

Phỏng vấn/ Sao từ bệnh án điện tử

Phỏng vấn/ Sao từ bệnh án điện tử

Phỏng vấn/ Sao từ bệnh án điện tử

Phỏng vấn/ Sao từ bệnh án điện tử

Liên tục Sao từ bệnh án điện tử

Rời rạc Sao từ bệnh án điện tử

Liên tục Sao từ bệnh án điện tử

Rời rạc Sao từ bệnh án điện tử

Liên tục Sao từ bệnh án điện tử

Liên tục Sao từ bệnh án điện tử

02 ≤ 14 Liên tục Sao từ bệnh án điện tử

02 Rung nhĩ Danh mục Sao từ bệnh án điện tử

Danh mục Sao từ bệnh án điện tử

Siêu âm doppler động mạch cảnh

01 Hẹp/tắc động mạch cảnh

Danh mục Sao từ bệnh án điện tử

2.5.3 Một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân tai biến mạch máu não

TT Tên biến số Giá trị Loại biến

Phỏng vấn/ Sao từ bệnh án điện tử

Phỏng vấn/ Sao từ bệnh án điện tử

Phỏng vấn/ Sao từ bệnh án điện tử

Phỏng vấn/ Sao từ bệnh án điện tử

Phỏng vấn/ Sao từ bệnh án điện tử

6 Rung nhĩ 01 Có Nhị phân

Phỏng vấn/ Sao từ bệnh án điện tử

Phỏng vấn/ Sao từ bệnh án điện tử

Phỏng vấn/ Sao từ bệnh án điện tử

2.5.4 Các yếu tố tiên lượng, phân loại bệnh nhân tai biến mạch máu não

TT Tên biến số Giá trị Loại biến

02 > 06 Rời rạc Phỏng vấn/ Sao từ bệnh án điện tử

Nhị phân Sao từ bệnh án điện tử

Liên tục Sao từ bệnh án điện tử

Huyết áp động mạch trung bình

Rời rạc Sao từ bệnh án điện tử

Rời rạc Sao từ bệnh án điện tử

01 < 3.9 Liên Sao từ bệnh án điện tử

Rời rạc Phỏng vấn/ Sao từ bệnh án điện tử

Rời rạc Phỏng vấn/ Sao từ bệnh án điện tử

02 Lấp mạch não từ tim

Phỏng vấn/ Sao từ bệnh án điện tử

Công cụ và phương pháp thu thập thông tin

Công cụ nghiên cứu: Bệnh án nghiên cứu.

- Xây dựng bệnh án nghiên cứu dựa trên tiêu chuẩn chẩn đoán và quy trình điều trị của Bộ Y tế.

- Các bước xây dựng bệnh án nghiên cứu:

Bước đầu tiên là thử nghiệm cấu trúc, logic và văn phong của bệnh án nghiên cứu Điều này bao gồm việc sử dụng bệnh án nghiên cứu để điều tra và phân tích số liệu từ 5 bệnh án, nhằm đánh giá hiệu quả của chúng.

Bước 2: Hoàn thiện bệnh án nghiên cứu bằng cách chỉnh sửa cấu trúc và nội dung dựa trên kết quả thử nghiệm, nhằm đảm bảo tính chính xác và thu thập số liệu hiệu quả cao.

Bước 3: Tiến hành đưa bệnh án vào thu thập số liệu.

Phương pháp thu thập thông tin

Thông tin về đối tượng nghiên cứu được thu thập thông qua việc hỏi bệnh, thăm khám lâm sàng, thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng và truy cập hồ sơ bệnh án trên phần mềm eHospital tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Vinh.

- Lựa chọn bệnh nhân thỏa mãn các tiêu chí nghiên cứu

- Ghi đầy đủ các thông số hành chính như họ tên, tuổi, giới tính, ngày khám.

- Tiến hành hỏi tiền sử và bệnh sử, khám lâm sàng, cận lâm sàng và đưa ra được chẩn đoán xác định.

- Tiến hành thu thập số liệu

Một số tiêu chuẩn đánh giá trong nghiên cứu

2.7.1 Chỉ số khối cơ thể BMI (kg/m 2 ) theo thang phân loại của Hiệp hội Đái Tháo Đường Châu Á

Chỉ số BMI được tính theo công thức:

BMI (kg/m2) = cân nặng/(chiều cao) 2

Bảng 2.1 Chỉ số khối cơ thể BMI (kg/m 2 )

Phân loại Chỉ số BMI

Bảng 2.2 Thang điểm Glasgow của Teasdale và Bryan J Jennett

Chỉ tiêu Biểu hiện Điểm Đáp ứng mở mắt Mở mắt tự nhiên

Mở mắt khi gọi, khi ra lệnh

Mở mắt khi có kích thích đau Không mở mắt

4 3 2 1 Đáp ứng vận động Thực hiện yêu cầu

Cấu véo đáp ứng chính xác Cấu véo đáp ứng không chính xác

Co cứng (kiểu) mất vỏ khi đau Duỗi cứng (kiểu) mất não khi đau Không đáp ứng với đau

6 5 4 3 2 1 Đáp ứng lời nói Trả lời chính xác

Trả lời, nhưng nhầm lẫn Phát ngôn vô nghĩa Phát âm khó hiểu Hoàn toàn im lặng

Tổng 15 Đánh giá thang điểm Glasgow:

- Trung bình, với GCS từ 9 đến 12,

2.7.3 Phân loại TOAST (Trial of Org 10172 in Acute Stroke

Treatment) của Lausanne Stroke Registry

1 Nhồi máu não động mạch lớn: Vữa xơ động mạch với:

- Hẹp trên 50% đường kính hay tắc động mạch ngoài sọ hoặc động mạch lớn trong sọ, không có bệnh căn bất thường nào khác.

Hẹp dưới 50% của ba động mạch lớn trong sọ, không có bệnh lý khác, và bệnh nhân có ít nhất hai trong năm yếu tố nguy cơ như trên 50 tuổi, tăng huyết áp (THA), đái tháo đường, hút thuốc lá hoặc tăng lipid máu.

2 Lấp mạch não từ tim: Gặp trong bệnh hẹp van hai lá, bệnh van động mạch chủ hay van ba lá hậu thấp, viêm nội tâm mạc, rung nhĩ, hội chứng suy nút xoang, sau nhồi máu cơ tim cấp (< 3 tháng), phình vách thất, loạn hay bất động tim.

3 Nhồi máu não động mạch nhỏ: nhồi máu các nhánh xuyên ở bệnh nhân tăng huyết áp, không có bệnh căn nào khác.

4 Nguyên nhân khác: bóc tách, loạn sản sợi cơ, phình mạch hình túi, dị dạng động – tĩnh mạch, huyết khối tĩnh mạch não, viêm mạch, bệnh về máu, migrane.

5 Không phân loại: Không có bất cứ bệnh căn nào kể trên có thể xác định là nguyên nhân của nhồi máu.

2.7.4 Thang đo đột quỵ của Viện Y tế Quốc gia (National Institutes of Health Stroke Scale - NIHSS)

Bảng 2.3 Thang đo đột quỵ của viện Y tế quốc gia (NIHSS)

1a Mất ý thức 0 = tỉnh, đáp ứng nhanh

1 = ngủ gà, đánh thức dễ

2 = lơ mơ, cần kích thích mạnh

3 = mê, không đáp ứng hoặc chỉ đáp ứng vận động phản xạ

1b Hỏi tháng và tuổi 0 = trả lời đúng hai câu

1c Thực hiện 2 lệnh vận động (nhắm mắt + nắm tay)

2 = không làm đúng cả hai mệnh lệnh

2 Vận nhãn ngang 0 = bình thường

1 = liệt vận nhãn 1 phần, 1 hoặc 2 mắt, lệch mắt vượt qua được

2 =lệch mắt/ liệt vận nhãn hoàn toàn, mắt búp bê không khắc phục

3 Thị trường 0 = không mắt thị trường

1 = bán manh 1 phần, góc manh hoặc triệt tiêu

3 = bán manh hai bên (mù/mù vỏ)

1 = yếu nhẹ (mờ nếp mũi má, mắt đối xứng khi cười)

3 = liệt hoàn toàn nửa mặt 1 hoặc 2 bên hoặc BN hôn mê

5 Vận động tay a Tay phải b Tay trái

0 = giữ tay 90 0 hoặc đủ 45 0 đủ 10 giây không rơi

1 = trôi rơi trước khi 10 giây, không chạm giường

2 = gắng sức nhưng không thể nâng tay hoặc rơi tay chạm giường

3 =có vận động nhưng không gắng sức, rơi ngay xuống giường

4 = hoàn toàn không có vận động hoặc BN hôn mê

UN = cụt chi, cứng khớp

6 Vận động chân a Chân phải b Chân trái

0 = giữ chân 30 0 đủ 5 giây không trôi rơi

1 = trôi rơi trước khi hết 5 giây, không chạm giường

2 = cố gắng sức chống trọng lực nhưng rơi chạm giường trước 5 giây

3 = có vận động nhưng không gắng sức, rơi ngay xuống giường

4 = hoàn toàn không có vận động hoặc BN hôn mê

UN = cụt chi, cứng khớp

7 Thất điều chi 0 = không có thất điều hoặc BN liệt/không hiểu/hôn mê

1 = mất cảm giác nhẹ - trung bình, giảm/ mất cảm giác đau, còn cảm giác sờ chạm

2 = mất cảm giác nặng, toàn bộ hoặc BN hôn mê

1 = nhẹ - trung bình, giao tiếp được dù hơi khó

2 = mất ngôn ngữ nặng, giao tiếp rất hạn chế

3 = câm lặng, mất ngôn ngữ toàn bộ, không nói/ không hiểu lời, mê

10 Rối loạn khớp âm 0 = bình thường

(Dysarthria) 1 = nhẹ - trung bình, giao tiếp được dù hơi khó

2 = nặng, giao tiếp rất hạn chế

UN = có nội khí quản hoặc các vật cản trở vật lý

11 Sự triệt tiêu mà mất chú ý (thờ ơ)

1 = mất chú ý thị giác, xúc giác, thính giác, không gian hoặc bản thân hoặc triệt tiêu ở 1 thể thức cảm giác

2 = mất chú ý nửa thân nặng hoặc ở > 1 thể thức.Không nhận biết bàn tay mình hoặc chỉ hướng về không gian 1 bên hoặc mê

Xử lý và phân tích số liệu

Các số liệu và thông tin từ nghiên cứu được ghi lại cẩn thận trong bệnh án nghiên cứu và được xác minh tính chính xác trước khi nhập vào cơ sở dữ liệu điện tử Quá trình kiểm tra nội bộ giúp phát hiện các số liệu không đồng nhất hoặc lỗi.

- Các số liệu được phân tích thống kê bằng Excel 2010 và được xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0

Sai số và cách khắc phục

Trong quá trình nghiên cứu có thể gặp phải một số sai số sau:

- Số liệu được thu thập từ bệnh án có thể không đầy đủ hoặc thông tin chưa chính xác

Cách khắc phục: Lựa chọn bệnh án có thông tin rõ ràng, đầy đủ.

- Có thể gặp một số bệnh nhân khó hợp tác hoặc khai thác thông tin không đầy đủ trong quá trình nghiên cứu.

Cách khắc phục:Thiết kế bộ câu hỏi phù hợp, dễ hiểu, rõ ràng và dễ lượng giá.

Đạo đức trong nghiên cứu

- Đề cương nghiên cứu đã được Hội đồng nghiên cứu khoa học của Bệnh viện đa khoa Thành phố Vinh thông qua trước khi tiến hành nghiên cứu.

- Thực hiện nghiên cứu trên hồ sơ bệnh án, không thay đổi bệnh án, không can thiệp trên người bệnh.

- Tất cả các đối tượng bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu khi được sự đồng ý của bệnh nhân.

- Mọi thông tin của bệnh nhân đều được tôn trọng và giữ bí mật tuyệt đối.

- Nghiên cứu chỉ có ý nghĩa về mặt y khoa, không có mục đích nào khác.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

3.1.1 Phân bố theo nhóm tuổi

Bảng 3.1 Phân bố bệnh nhân theo tuổi (n = 170)

Nhận xét: Tuổi trung bình trong nghiên cứu này là 69,82 ± 12,03.

Trong đó nhóm tuổi trên 60 tuổi thường gặp nhất với 167 trường hợp, chiếm tỷ lệ 80,6% Độ tuổi thấp nhất trong nghiên cứu là 29 tuổi, cao nhất là 97 tuổi.

3.1.2 Phân bố theo giới tính

Biểu đồ 3.1 Phân bố bệnh nhân theo giới tính

Nhận xét: Trong nghiên cứu của chúng tôi, nam giới chiếm tỷ lệ 44,1% với 75 trường hợp, nữ giới có 95 trường hợp với tỷ lệ 55,9% Tỷ lệ nam/nữ là 0,8.

3.1.3 Đặc điểm về nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.2 Đặc điểm về nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu (n =

Nhận xét: Ở nghiên cứu này chủ yếu gặp nhóm bệnh nhân hưu trí già có

137 trường hợp chiếm 80,6% Nhóm bệnh nhân là nông nhân, công nhân có

32 trường hợp chiếm tỷ lệ 18,8 %, nhân viên văn phòng chỉ có 1 trường hợp chiếm 0,6%

3.1.4 Đặc điểm về chỉ số BMI ở đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.3 Chỉ số khối cơ thể BMI (kg/m 2 ), (n = 170)

Nhận xét: Trong nhóm nghiên cứu gặp các bệnh nhân có chỉ số BMI từ

Chỉ số BMI trung bình của nhóm bệnh nhân là 22,07 ± 2,67 kg/m², với tỷ lệ phân bố như sau: nhóm gầy có 18 trường hợp, chiếm 10,6%; nhóm bình thường có 91 trường hợp, chiếm 53,5%; nhóm tiền béo phì có 37 trường hợp, chiếm 21,8%; và nhóm béo phì có 24 trường hợp, chiếm 14,1%.

3.1.5 Phân bố các thể lâm sàng tai biến mạch máu não theo giới tính

Bảng 3.4 Phân bố các thể lâm sàng tai biến mạch máu não theo giới tính

Thể lâm sàng Số trường hợp

Nhận xét: Ở nghiên cứu này 153 trường hợp thể nhồi máu não, trong đó nam giới có 67 trường hợp (43,79%), nữ giới có 86 trường hợp (56,11%) Có

17 trường hợp xuất huyết não, trong đó có 8 trường hợp là nam giới (47,06%) và 9 trường hợp là nữ giới (52,94%)

3.1.6 Đặc điểm thời gian nhập viện sau tai biến của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.5 Đặc điểm thời gian nhập viện sau tai biến (n = 170)

Nhận xét: Trong nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu là các trường hợp

TBMMN đến muộn sau 6 giờ với 116 trường hợp (68,2%) Có 54 trường hợpTBMMN đến sớm trước 6 giờ chiếm tỷ lệ 31,8%

Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng tai biến mạch máu não của đối tượng nghiên cứu

3.2.1 Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.6 Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu (n = 170)

TBMMN NMN XHN n % n % n % Đau đầu 125 73,5 112 89,6 13 10,4

Nhận xét: Trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu có 125 trường hợp đau đầu (67,4%) Có 116 trường hợp có biểu hiện chóng mặt với tỷ lệ 68,2%.

Trong tổng số 170 trường hợp được khảo sát, có 73 trường hợp (42,9%) gặp triệu chứng buồn nôn, nôn và thất ngôn Ngoài ra, 37 trường hợp (21,8%) cho thấy sự giảm ý thức Đặc biệt, có 90 trường hợp (52,9%) bị yếu hoặc liệt nửa người, trong khi chỉ có 14 trường hợp (8,2%) biểu hiện rối loạn cơ tròn.

3.2.2 Đặc điểm cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu

3.2.2.1 Đặc điểm cận lâm sàng huyết học

Bảng 3.7 Đặc điểm cận lâm sàng huyết học (n = 170)

Nghiên cứu này ghi nhận 59 trường hợp giảm số lượng hồng cầu, chiếm 34,7% tổng số, trong đó chỉ có 8 trường hợp bị thiếu máu nặng, tương đương 4,7% Ngoài ra, có 35 trường hợp tăng chỉ số bạch cầu, chiếm 20,6%, và chỉ 2 trường hợp giảm tiểu cầu, chiếm 1,2%.

3.2.2.2 Đặc điểm cận lâm sàng sinh hóa, miễn dịch, đông máu

Bảng 3.8 Đặc điểm cận lâm sàng sinh hóa, miễn dịch, đông máu (n =

Nhận xét: Ở nghiên cứu này, có 88 trường hợp tăng Triglyceride máu chiếm tỷ lệ 51,8% Có 97 trường hợp tăng Cholesterol máu (57,1%) Chỉ có

19 trường hợp tăng TroponinThs chiếm tỷ lệ 11,2% Có 96,5% trường hợp có chỉ số INR bình thường.

3.2.2.3 Đặc điểm cận lâm sàng chẩn đoán hình ảnh

Bảng 3.9 Đặc điểm cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu (n = 170)

TBMMN NMN XHN n % n % n % Điện tâm đồ

Siêu âm doppler động mạch cảnh

Trong nghiên cứu này, điện tâm đồ chủ yếu cho thấy hình ảnh nhịp xoang, chiếm 97,1% với 165 trường hợp Đặc biệt, 88,8% trong số đó, tương đương 151 trường hợp, có hẹp động mạch cảnh.

Đặc điểm phân bố tần suất các yếu tố nguy cơ của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.10 Đặc điểm phân bố tần suất các yếu tố nguy cơ (n = 170)

Tăng huyết áp 146 74,7 131 89,7 15 10,3 Đái tháo đường 31 18,2 28 90,3 3 9,7

Nghiên cứu này chỉ ra rằng các yếu tố nguy cơ cao như tăng huyết áp, hút thuốc lá và sử dụng rượu phổ biến trong nhóm mẫu Cụ thể, có 48 trường hợp hút thuốc lá, chiếm 28,2%, trong khi 61 trường hợp sử dụng rượu, chiếm 35,9% Đặc biệt, có đến 146 trường hợp có tiền sử tăng huyết áp, chiếm tỷ lệ 74,7%.

Đặc điểm một số yếu tố tiên lượng ở bệnh nhân tai biến mạch máu não

3.4.1 Đặc điểm thân nhiệt ở bệnh nhân tai biến mạch máu não

Bảng 3.11 Đặc điểm chỉ số thân nhiệt (n = 170)

Nhận xét: Thân nhiệt bình thường ở hầu hết các bệnh nhân TBMMN.

Trong nghiên cứu, chỉ có 3 trường hợp tăng thân nhiệt chiếm tỷ lệ 1,8%.

Bảng 3.12 Mối liên quan giữa thân nhiệt với mức độ khiếm khuyết thần kinh (n = 170)

Trong nghiên cứu này, không phát hiện mối liên hệ giữa thân nhiệt và mức độ khiếm khuyết thần kinh, với sự khác biệt không đạt ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

3.4.2 Đặc điểm chỉ số huyết áp động mạch trung bình (MAP)

Bảng 3.13 Đặc điểm huyết áp động mạch trung bình (n = 170)

Nhận xét: Phần lớn các trường hợp có chỉ số huyết áp động mạch trung bình ở mức cao với 110 trường hợp (64,6%).

Bảng 3.14 Mối liên quan giữa huyết áp động mạch trung bình với mức độ khiếm khuyết thần kinh (n= 170)

Nghiên cứu của chúng tôi không tìm thấy mối liên quan giữa huyết áp động mạch trung bình và mức độ khiếm khuyết thần kinh, với giá trị p lớn hơn 0,05.

3.4.3 Đặc điểm tần số nhịp tim ở bệnh nhân tai biến mạch máu não

Bảng 3.15 Đặc điểm tần số nhịp tim (n = 170)

Trong nghiên cứu về bệnh nhân tai biến mạch máu não (TBMMN), chỉ số nhịp tim cho thấy không có sự thay đổi đáng kể Cụ thể, có tới 156 trường hợp (chiếm 91,8%) nằm trong giới hạn bình thường.

Bảng 3.16 Mối liên quan giữa nhịp tim với mức độ khiếm khuyết thần kinh

Nhận xét: Ở nghiên cứu này không thấy có mối liên hệ nào giữa tần số tim với mức độ khiếm khuyết thần kinh (p>0,05).

3.4.4 Đặc điểm tần số thở ở bệnh nhân tai biến mạch máu não

Bảng 3.17 Đặc điểm tần số thở (n = 170)

Nhận xét: Trong nghiên cứu, có 167 trường hợp có nhịp thở trong giới hạn bình thường (98,2%) Giá trị trung bình tần số thở là 19,92 ± 0,52.

Bảng 3.18 Mối liên quan giữa nhịp thở với mức độ khiếm khuyết thần kinh

Nghiên cứu này cho thấy không có mối liên quan giữa tần số thở và mức độ khiếm khuyết thần kinh, với sự khác biệt không đạt ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

3.4.5 Đặc điểm chỉ số Glucose huyết ở bệnh nhân tai biến mạch máu não

Bảng 3.19 Đặc điểm chỉ số Glucose huyết (n = 170)

Giá trị glucose huyết trung bình trong nghiên cứu này là 8,07 ± 0,44 mmol/l Không có bệnh nhân nào bị hạ đường huyết, trong khi 66,5% bệnh nhân TBMMN gặp tình trạng tăng glucose huyết, cho thấy rằng khi nhập viện, các bệnh nhân này thường có chỉ số glucose huyết cao.

Bảng 3.20 Mối liên quan giữa nhịp tim với mức độ khiếm khuyết thần kinh

Nhận xét: Không thấy có mối liên quan nào giữa chỉ số glucose huyết với mức độ khiếm khuyết thần kinh ở bệnh nhân TBMMN.

3.4.6 Đặc điểm tri giác dựa vào thang điểm Glasgow

Bảng 3.21 Đặc điểm tri giác dựa vào thang điểm Glasgow (n = 170)

Trong nghiên cứu của chúng tôi, phần lớn các trường hợp rối loạn tri giác là mức độ nhẹ, với 167 trường hợp chiếm 98,2%, trong đó có 152 trường hợp NMN và 15 trường hợp XHN Chỉ có 3 trường hợp rối loạn tri giác mức độ trung bình (1,8%), bao gồm 1 trường hợp NMN và 2 trường hợp XHN Nghiên cứu cũng chỉ ra mối liên quan giữa thể tai biến mạch máu não và mức độ rối loạn tri giác với p

Ngày đăng: 12/01/2024, 09:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w