Mô hình bệnh tật (MHBT) của một quốc gia, một địa phương hay một cộng đồng là sự phản ánh tình hình sức khỏe, tình hình kinh tế xã hội của quốc gia, địa phương, cộng đồng đó. MHBT luôn biến đổi theo thời gian và theo tình hình phát triển của đất nước. Từ MHBT ta có thể xác định được các bệnh tật phổ biến nhất giúp cho việc định hướng lâu dài về kế hoạch phòng chống bệnh tật trong từng thời điểm cụ thể. Mỗi khoa phòng, mỗi bệnh viện sẽ có hệ thống cơ cấu bệnh tật khác nhau phù hợp với đặc trưng riêng của từng khoa phòng cũng như tình hình hoạt động của mỗi bệnh viện. Nghiên cứu cơ cấu bệnh tật của một khoa, một bệnh viện có ý nghĩa thiết thực trong công tác tổ chức, xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khoẻ phù hợp, điều trị, dự phòng, đào tạo và nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, từ khi thành lập khoa TTCC, cho đến nay chưa có một nghiên cứu đầy đủ nào về tình hình cơ cấu bệnh tật và tình hình hoạt động của khoa phòng.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
- Toàn bộ người bệnh vào khám và cấp cứu tại Khoa Thường trực cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Thành phố Vinh năm 2023
- Các tên bệnh được ghi theo mã ICD
Tất cả bệnh án của bệnh nhân khám và cấp cứu tại Khoa Thường trực cấp cứu năm 2023 được lưu trữ trong phần mềm quản lý eHospital của Bệnh viện Đa khoa Thành phố Vinh.
- Những bệnh nhân rời khỏi khoa cấp cứu nhưng không biết được kết cục
- Các bệnh án không được lưu trữ trên phần mềm eHospital hoặc không đầy đủ thông tin
- Bệnh nhân hoặc người đại diện của bệnh nhân từ chối tham gia nghiên cứu.
Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian: từ tháng 04/2023 đến 09/2023 Địa điểm: Khoa Thường trực cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Thành phố Vinh
Thiết kế nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu mô tả, tiến cứu.
Cỡ mẫu và chọn mẫu
Cỡ mẫu: Chọn mẫu thuận tiện
Chọn mẫu: Tất cả bệnh án của bệnh nhân khám và cấp cứu tại khoa Thường trực cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Thành phố Vinh từ tháng
4/2023 đến tháng 9/2023 được nhập trên phần mềm eHospital có đầy đủ thông tin và mã bệnh theo ICD-10.
Các biến số nghiên cứu
Biến số nghiên cứu được phát triển theo mục tiêu nghiên cứu gồm các phần như sau:
TT Tên biến số Giá trị Loại biến
Quan sát/ Sao từ bệnh án điện tử
Rời rạc Phỏng vấn/ Sao từ bệnh án điện tử
02 Các đơn vị hành chính khác trực thuộc tỉnh Nghệ An
Phỏng vấn/ Sao từ bệnh án điện tử
Danh mục Sao từ bệnh án điện tử hấp
04 Bệnh lý thận – tiết niệu
Danh mục Sao từ bệnh án điện tử
Tình trạng bệnh nhân khi xuất khoa
01.Chuyển khoa 02.Chuyển viện 03.Ra viện 04.Nặng xin về 05.Tử vong tại khoa
Danh mục Sao từ bệnh án điện tử
Công cụ và phương pháp thu thập thông tin
Công cụ nghiên cứu: Bệnh án nghiên cứu
- Xây dựng bệnh án nghiên cứu dựa trên tiêu chuẩn chẩn đoán và quy trình điều trị của Bộ Y tế
- Các bước xây dựng bệnh án nghiên cứu:
Bước đầu tiên là kiểm tra cấu trúc, logic và văn phong của bệnh án nghiên cứu Thực hiện điều tra số liệu thử nghiệm trên 5 bệnh án và đánh giá hiệu quả của chúng.
Bước 2: Hoàn thiện bệnh án nghiên cứu bằng cách chỉnh sửa cấu trúc và nội dung dựa trên kết quả thử nghiệm, nhằm thu thập số liệu hiệu quả cao hơn và phản ánh đúng thực tế.
Bước 3: Tiến hành đưa bệnh án vào thu thập số liệu
Phương pháp thu thập thông tin
Thông tin về đối tượng nghiên cứu được thu thập từ việc hỏi bệnh, khám lâm sàng và cận lâm sàng, cùng với hồ sơ bệnh án trên phần mềm eHospital tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Vinh.
- Lựa chọn bệnh nhân thỏa mãn các tiêu chí nghiên cứu
- Ghi đầy đủ các thông số hành chính như họ tên, tuổi, giới tính, ngày khám
- Tiến hành hỏi tiền sử và bệnh sử, khám lâm sàng, cận lâm sàng và đưa ra được chẩn đoán xác định
- Tiến hành thu thập số liệu
Xử lý và phân tích số liệu
Các số liệu và thông tin từ nghiên cứu được ghi chép cẩn thận vào bệnh án nghiên cứu và được xác minh tính chính xác trước khi nhập vào cơ sở dữ liệu điện tử Để đảm bảo chất lượng, các số liệu này sẽ trải qua quá trình kiểm tra nội bộ nhằm phát hiện những bất nhất hoặc lỗi có thể xảy ra.
- Các số liệu được phân tích thống kê bằng Excel 2010 và được xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0
Sai số và cách khắc phục
Trong quá trình nghiên cứu có thể gặp phải một số sai số sau:
- Số liệu được thu thập từ bệnh án có thể không đầy đủ hoặc thông tin chưa chính xác
Cách khắc phục: Lựa chọn bệnh án có thông tin rõ ràng, đầy đủ
- Có thể gặp một số bệnh nhân khó hợp tác hoặc khai thác thông tin không đầy đủ trong quá trình nghiên cứu
Cách khắc phục:Thiết kế bộ câu hỏi phù hợp, dễ hiểu, rõ ràng và dễ lượng giá.
Đạo đức trong nghiên cứu
- Đề cương nghiên cứu đã được Hội đồng nghiên cứu khoa học của Bệnh viện đa khoa Thành phố Vinh thông qua trước khi tiến hành nghiên cứu
- Thực hiện nghiên cứu trên hồ sơ bệnh án, không thay đổi bệnh án, không can thiệp trên người bệnh
- Tất cả các đối tượng bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu khi được sự đồng ý của bệnh nhân
- Mọi thông tin của bệnh nhân đều được tôn trọng và giữ bí mật tuyệt đối
- Nghiên cứu chỉ có ý nghĩa về mặt y khoa, không có mục đích nào khác.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
3.1.1 Phân bố theo nhóm tuổi
Bảng 3.1 Phân bố bệnh nhân theo tuổi (n = 17866)
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi trung bình của bệnh nhân là 43,78 ± 24,05 tuổi Nhóm bệnh nhân từ 16 đến 40 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất với 5.988 trường hợp, tương đương 33,5% Nhóm trên 60 tuổi đứng thứ hai với 5.308 trường hợp, chiếm 29,7% Nhóm tuổi từ 41 đến 60 chiếm 22,5%, trong khi nhóm dưới 16 tuổi chiếm 14,3%.
3.1.2 Phân bố theo giới tính
Biểu đồ 3.1 Phân bố bệnh nhân theo giới tính
Nhận xét: Trong nghiên cứu của chúng tôi, nữ giới chiếm tỷ lệ 51,9% với 9457 trường hợp, nam giới chiếm tỷ lệ 47,1% với 8408 trường hợp Tỷ lệ nữ/nam là 1,3
3.1.3 Đặc điểm về vị trí địa lý của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.2 Đặc điểm về vị trí địa lý của đối tượng nghiên cứu (n =
Các đơn vị hành chính khác trực thuộc tỉnh Nghệ
Trong nghiên cứu này, bệnh nhân chủ yếu đến từ thành phố Vinh với 9.056 trường hợp, chiếm 50,7% Ngoài ra, có 6.646 trường hợp từ các đơn vị hành chính khác thuộc Nghệ An, chiếm 37,2%, và 2.163 trường hợp ngoại tỉnh, chiếm 12,1%.
Mô hình bệnh tật tại Khoa Thường trực cấp cứu
Bảng 3.3 Phân bố nhóm bệnh theo mô hình bệnh tật (n = 17866)
Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm bệnh lý tiêu hóa chiếm tỷ lệ cao nhất với 3969 trường hợp (22,2%) Các bệnh lý thường gặp tại khoa Thường trực cấp cứu bao gồm chấn thương (20,1%), bệnh lý tim mạch (9,7%), bệnh lý thần kinh (9,4%), bệnh ngoại khoa tổng hợp (8,1%) và sản phụ khoa (6,8%) Ngoài ra, nhóm bệnh ít gặp như chống độc (0,6%), ung bướu (0,5%), nội tiết (1,3%) và thận tiết niệu (1,2%).
Thực trạng phân bố bệnh nhân vào cấp cứu
3.3.1 Đặc điểm phân bố bệnh nhân theo thời gian
Biểu đồ 3.2 Đặc điểm phân bố bệnh nhân theo thời gian
Nhận xét: Lượng bệnh nhân đến khám cấp cứu đông nhất vào tháng 7 với tỷ lệ 17,6% (3144 trường hợp), thấp nhất vào tháng 9 với 2760 trường hợp (15,4%)
3.3.2 Đặc điểm phân bố giới tính theo thời gian
Bảng 3.4 Đặc điểm phân bố giới tính theo thời gian nghiên cứu (n =
Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 n % n % n % n % n % n %
Nghiên cứu cho thấy mỗi tháng, tỷ lệ bệnh nhân nữ đến khám cấp cứu cao hơn so với bệnh nhân nam, với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
3.3.3 Đặc điểm tần suất các nhóm bệnh theo giới tính
Bảng 3.4 Tần suất các nhóm bệnh theo giới tính (n 866)
Nhóm bệnh lý phổ biến hơn ở nữ giới bao gồm tim mạch (57,1%), thần kinh (65,7%), truyền nhiễm (52,7%), nội tiết (55,3%), phản vệ (59,6%) và tiêu hóa (55,4%) Trong khi đó, nhóm bệnh gặp nhiều hơn ở nam giới là chấn thương (59,2%), hô hấp (52,6%), thận tiết niệu (52,4%), cơ xương khớp (53,7%), ung bướu (53,3%), ngoại tổng hợp (61,3%) và chống độc (62,9%).
3.3.4 Đặc điểm tần suất các nhóm bệnh theo tuổi
Bảng 3.5 Tần suất các nhóm bệnh theo tuổi
Nhóm bệnh lý tim mạch, hô hấp, thần kinh, nội tiết, ung bướu, thận tiết niệu và cơ xương khớp chủ yếu xuất hiện ở người trên 41 tuổi Trong khi đó, các bệnh lý truyền nhiễm, chấn thương và tiêu hóa lại phổ biến ở mọi lứa tuổi với tỷ lệ tương đương.
3.3.5 Tình trạng bệnh nhân sau khi được cấp cứu tại khoa Thường trực cấp cứu
Bảng 3.6 Tình trạng bệnh nhân xuất khoa Thường trực cấp cứu (n =
Tình trạng bệnh nhân xuất khoa n %
Nghiên cứu cho thấy, hơn 63,9% bệnh nhân ổn định sau khi vào khoa cấp cứu và được ra viện, tương đương 11.417 trường hợp Trong khi đó, 33,4% bệnh nhân, tức 5.972 trường hợp, được chuyển lên các khoa nội trú để theo dõi và điều trị Chỉ có 2,6% (462 trường hợp) bệnh nhân phải chuyển viện lên tuyến trên Đáng chú ý, không có trường hợp nào tử vong tại khoa cấp cứu, và chỉ có 0,1% (13 trường hợp) tử vong ngoại viện khi được đưa vào khoa Thường trực cấp cứu.
BÀN LUẬN
Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi trung bình của bệnh nhân là 43,78 ± 24,05 tuổi, với 56% nhóm bệnh nhân nằm trong độ tuổi lao động (41 – 60 tuổi) Kết quả này tương đồng với các nghiên cứu trước đó, như của Vũ Đình Hùng (56,4%), Nguyễn Trần Hữu Tuấn (58,8%) và Hoàng Thị Kim Thái (66,8%) So với nghiên cứu của Phạm Ngọc Độ (34,8%) và Ngô Chinh Sơn (22,2%), tỷ lệ bệnh nhân trong độ tuổi lao động của chúng tôi cao hơn, mặc dù trong các nghiên cứu này, phần lớn trường hợp cũng thuộc độ tuổi này.
Nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ giới tính giữa nữ và nam là 52,9% và 47,1%, tương tự như các nghiên cứu trước đó của Vũ Đình Hùng (nữ 51%, nam 49%), Nguyễn Trần Hữu Tuấn và Phạm Hồng Hải (nữ 55,8%), cũng như Nguyễn Ngọc Nho (nữ 55,1%) và Dương Công Chính (nữ 56,35%) Sự chênh lệch này có thể do nhóm bệnh lý sản phụ khoa chiếm 6,8% trong tổng số 1213 trường hợp nghiên cứu Theo thống kê dân số năm 2021 tại Nghệ An, không có sự chênh lệch giữa hai giới (nam 1.708.423, nữ 1.701.389), trong khi tại Thành phố Vinh, nữ giới chiếm ưu thế với 177.878 người so với 170.968 nam giới.
Phần lớn các trường hợp cấp cứu tại Bệnh Viện Đa khoa Thành phố Vinh đến từ địa bàn thành phố, chiếm 63,9% Chỉ có 37,2% trường hợp đến từ các đơn vị hành chính khác trong tỉnh Nghệ An, trong khi 12,1% trường hợp đến từ ngoại tỉnh, chủ yếu từ Hà Tĩnh Điều này phản ánh sự tập trung của bệnh nhân trong khu vực gần bệnh viện.
Mô hình bệnh tật tại khoa Thường trực cấp cứu
Theo nghiên cứu, nhóm bệnh lý tiêu hóa chiếm tỷ lệ cao nhất với 22,2%, tiếp theo là nhóm chấn thương với 20,1% Tỷ lệ này tương đồng với các nghiên cứu trước đó, như của Trần Văn Bảo (31,58% tiêu hóa) và Vũ Đình Hùng (34,6% tiêu hóa, 11,84% chấn thương) Nghiên cứu của Nguyễn Trần Hữu Tuấn cho thấy 30,1% trường hợp chấn thương và 17,7% tiêu hóa Ngoài ra, bệnh lý không nhiễm trùng cũng chiếm tỷ lệ cao, bao gồm tim mạch (9,7%), thần kinh (9,4%), ngoại khoa tổng hợp (8,1%) và sản phụ khoa (6,8%), trong khi bệnh lây nhiễm chỉ chiếm 1,2% Mô hình bệnh tật tại khoa Cấp cứu BVĐK thành phố Vinh phản ánh xu hướng chung tại Việt Nam, với sự giảm tỷ lệ bệnh truyền nhiễm và gia tăng bệnh không lây nhiễm, do ảnh hưởng của đô thị hóa và công nghiệp hóa, dẫn đến gia tăng chấn thương và các bệnh lý liên quan đến rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường, tăng huyết áp và đột quỵ não.
4.3 Thực trạng phân bố bệnh nhân vào cấp cứu
4.3.1 Đặc điểm phân bố bệnh nhân theo thời gian Ở nghiên cứu này, lượng bệnh nhân vào khám và cấp cứu tại khoa chủ yếu vào tháng 5, tháng 6 và tháng 7 với tỷ lệ lần lượt là 17,4%, 16,9% và 17,6% Tỷ lệ giảm hẳn vào tháng 9 với tỷ lệ 15,4% Nguyên nhân có sự sụt giảm này do tình hình thời tiết tại Nghệ An thời gian qua có sự thay đổi khi bước vào tháng 9, thời tiết mưa lớn tại Nghệ An đã phần nào ảnh hưởng đến lượng bệnh nhân vào cấp cứu tại khoa
4.3.2 Đặc điểm tần suất các nhóm bệnh theo giới tính
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy ở nam giới, các nhóm bệnh lý chủ yếu bao gồm chấn thương (59,2%), hô hấp (52,6%), thận tiết niệu (52,4%), cơ xương khớp (53,7%), ung bướu (53,3%), ngoại tổng hợp (61,3%) và chống độc (62,9%) Trong khi đó, ở nữ giới, các nhóm bệnh chủ yếu là tim mạch (57,1%), thần kinh (65,7%), truyền nhiễm (52,7%), nội tiết (55,3%), phản vệ (59,6%) và tiêu hóa (55,4%).
Sự khác biệt về sức khỏe giữa nam và nữ có thể do lối sống không lành mạnh của nam giới, bao gồm việc uống rượu, hút thuốc và sử dụng chất kích thích Thêm vào đó, nam giới thường phải đối mặt với áp lực công việc và lao động chân tay nhiều hơn nữ giới Hơn nữa, tỷ lệ nam giới trong độ tuổi lao động cũng cao hơn, với 53,36% so với nữ giới.
4.3.3 Đặc điểm tần suất các nhóm bệnh theo tuổi
Phần lớn các trường hợp vào cấp cứu nằm trong độ tuổi lao động (41 –
60 tuổi) chiếm tỷ lệ cao nhất với 56% Tiếp theo là nhóm bệnh nhân trên 60 tuổi với tỷ lệ 29,7%
Nghiên cứu cho thấy rằng các nhóm bệnh truyền nhiễm, chấn thương và tiêu hóa xuất hiện ở hầu hết mọi lứa tuổi với tỷ lệ tương đương nhau.
Nhóm bệnh lý tim mạch, hô hấp, thần kinh, nội tiết, ung bướu, thận tiết niệu và cơ xương khớp chủ yếu xuất hiện ở người trên 41 tuổi Tại Việt Nam, đặc biệt là Nghệ An, tỷ lệ người dân khám sức khỏe định kỳ còn thấp, thường chỉ đến bệnh viện khi có triệu chứng rõ rệt Sự phát triển kinh tế - xã hội đã cải thiện đời sống và tăng tuổi thọ, nhưng cũng kéo theo nhiều yếu tố nguy cơ tiềm ẩn cho sức khỏe.
4.3.4 Tình trạng bệnh nhân sau khi được cấp cứu tại khoa Thường trực cấp cứu
Nghiên cứu cho thấy 63,9% bệnh nhân ổn định sau khi điều trị tại khoa cấp cứu và được xuất viện, trong khi 33,4% bệnh nhân được chuyển lên các khoa nội trú để theo dõi điều trị Chỉ có 2,6% trường hợp phải chuyển lên tuyến trên để tiếp tục điều trị, và không có trường hợp tử vong nào xảy ra tại khoa Tỷ lệ bệnh nhân nặng vào cấp cứu còn thấp, cùng với nguyện vọng của gia đình muốn chuyển lên tuyến cao hơn sau khi cấp cứu thành công Sự đầu tư của bệnh viện vào trang thiết bị cấp cứu hiện đại và việc đào tạo chuyên sâu cho nhân viên y tế tại các bệnh viện tuyến trung ương đã góp phần nâng cao hiệu quả cấp cứu và điều trị bệnh nhân.
Có 13 trường hợp tử vong ngoại viện đưa vào khoa Thường trực cấp cứu (0,1%) Đa số các trường hợp này được đưa vào khoa quá muộn với tình trạng bệnh nguy kịch Được ekip cấp cứu tích cực nhưng không thành công
HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU
1 Do trong khuôn khổ của đề tài nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu là các bệnh nhân đến khám cấp cứu trong 6 tháng nên không thể phản ánh đầy đủ được bức tranh về mô hình bệnh tật thực sự của khoa Thường trực cấp cứu
2 Cơ cấu bệnh tật của nghiên cứu chỉ là nghiên cứu của Khoa Thường trực cấp cứu, nên không thể đại diện cho toàn bộ Bệnh viện Đa khoa Thành phố Vinh
Qua nghiên cứu 17.866 bệnh nhân đến khám cấp cứu tại khoa Thường trực cấp cứu, Bệnh viện Đa Khoa Thành phố Vinh từ tháng 04/2023 đến 09/2023, chúng tôi đã rút ra một số kết luận quan trọng về tình hình sức khỏe và nhu cầu cấp cứu của bệnh nhân.
1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
- Độ tuổi lao động (41 – 60 tuổi) đến cấp cứu chiếm tỷ lệ cao nhất 56%
- Nhóm bệnh nhân vào cấp cứu chủ yếu sống và làm việc tại thành phố Vinh (50,7%)
2 Mô hình bệnh tật tại Khoa Thường trực cấp cứu
- Bệnh lý tiêu hóa là nguyên nhân hàng đầu khiến bệnh nhân vào cấp cứu (22,2%), nhóm bệnh lý chấn thương (20,1%)
- Nhóm bệnh lý tim mạch 9,7% Nhóm bệnh thần kinh 9,4% Nhóm bệnh ngoại khoa tổng hợp 8,1% Nhóm Sản phụ khoa 6,8%
3 Thực trạng phân bố bệnh nhân vào cấp cứu
3.1 Đặc điểm phân bố bệnh nhân theo thời gian
- Bệnh nhân đến khám cấp cứu có xu hướng giảm khi bước vào mùa mưa
3.2 Tần suất nhóm bệnh theo tuổi và giới tính
- Các nhóm bệnh lý tập trung chủ yếu ở độ tuổi lao động (16 – 60 tuổi) và hưu trí, già (trên 60 tuổi)
- Nhóm bệnh lý tiêu hóa, truyền nhiễm và chấn thương gặp hầu hết ở mọi lứa tuổi
- Nam giới chủ yếu mắc các bệnh lý như chấn thương, bệnh lý hô hấp, cơ xương khớp, ngoại khoa tổng hợp
- Các bệnh lý tim mạch, nội tiết và thần kinh gặp chủ yếu ở nữ giới
4 Tình trạng bệnh nhân sau khi được cấp cứu
- Phần lớn các trường hợp ổn định sau cấp cứu được (63,9%)
- 2,6% trường hợp vượt quá khả năng điều trị
- Có 0,1% trường hợp tử vong ngoại viện
Xác định mô hình bệnh tật tại các khoa phòng là yếu tố quan trọng giúp bệnh viện và ngành y tế khu vực chủ động xây dựng chiến lược tiếp cận bệnh nhân Điều này cho phép phân bổ nguồn lực y tế hợp lý, từ đó cung cấp dịch vụ y tế tốt nhất cho cộng đồng và nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Qua nghiên cứu này, chúng tôi có một số khuyến nghị sau:
- Nhóm bệnh không lây nhiễm có xu hướng tăng nhanh Cần tăng cường truyền thông hướng dẫn người dân cách dự phòng, quản lý và chăm sóc sức khỏe
- Mở rộng cơ sở hạ tầng khoa Thường trực cấp cứu: kê thêm giường bệnh, xây dựng phòng lưu điều trị các bệnh nhân nặng
Nhóm bệnh nhân vào cấp cứu rất đa dạng với nhiều loại bệnh khác nhau Do đó, việc nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn của nhân viên y tế là cần thiết để đáp ứng tốt hơn nhu cầu điều trị.
1 Viện ngôn ngữ học Từ điển tiếng việt Nhà xuất bản Đà Nẵng.2003
2 World Health Organization Constitution of the World Health organization
Basic Document Forty-fifth edition Supplement October 2006
3 Iwao M Moriyama, Ruth M Loy, Alastair H.T Robb-Smith History of the Statistical Classification of Diseases and Causes of Death Library of
Congress Cataloging-in-publication 2011 pp9-22
4 Brọmer G.R International statistical classification of diseases and related health problems Tenth revision World Health Stat Q 1988 41(1) 32–36
5 Bộ Y Tế Bảng phân loại quốc tế lần thứ 10.1997
6 Bộ Y Tế Quyết định số 3970/QĐ-BYT Quyết định về việc ban hành Bảng phân loại thống kê Quốc tế về bệnh tật và các vấn đề sức khỏe có liên quan phiên bản lần thứ 10.2015
7 Averill R.F., Mullin R.L., Steinbeck B.A., et al Development of the ICD-
10 procedure coding system (ICD-10-PCS) Top Health Inf Manage 2001 21(3) 54–88
8 International Classification of Diseases (ICD)
, accessed: 02/09/2023
9 Vũ Khắc Lương, Phạm Văn Thân Chẩn đoán cộng đồng, xác định vấn đề sức khỏe ưu tiên Nhà xuất bản Y học Hà Nội.2001
10 WHO Disease burden and Mortality estimates 2000-2016.2017
11 WHO NCD mortality and morbidity 2006
12 WHO NCD mortality and morbidity 2008
13 World Health Organization Disease and injury country estimate 2008
14 Department of Measurement and Health Information Mortality and burden of disease estimates for WHO members in 2008 WHO
15 Institute For Health Metrics and Evaluation Findings from the Global Burden of Disease Study 2017 The Lancet 2018
16 Bộ Y Tế Tài liệu hướng dẫn quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia Phòng chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm về HIV/AIDS
17 Tổng Cục Thống Kê Niên Giám Thống Kê Nhà Xuất Bản Thống Kê Hà Nội 2009
18 Bộ Y Tế Niên Giám Thống Kê Y Tế 2018
19 Nguyễn Đình Hối, Trương Đình Kiệt, Đỗ Văn Dũng Nghiên cứu phân tích tình hình sức khỏe Việt Nam trong thời kỳ đổi mới Trường Đại Học Y
20 Trần Văn Bảo Điều tra mô hình bệnh tật của nhân dân Nghệ An 2000 -
2002 và đề xuất biện pháp phòng chống Kỷ yếu kết quả nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ Nghệ An 2001 - 2005 2005
21 Vũ Đình Hùng, Kiều Thị Hoa, Hoàng Bùi Hải Cơ cấu bệnh tật tại khoa Cấp cứu Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2019 Tạp Chí Nghiên Cứu Y
22 Nguyễn Trần Hữu Tuấn, Mai Hồ Duy và cộng sự Khảo sát mô hình bệnh tật tại khoa cấp cứu tổng hợp Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn năm
2015 Tạp chí Y học thực hành 2015 12(745), tr.22 - 23