1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp hoàn thiện hoạt động cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện quế sơn, tỉnh quảng nam

61 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Cho Vay Hộ Nghèo Tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng Nam
Tác giả Nguyễn Văn Hiếu
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Thu Hằng
Trường học Trường Đại Học Duy Tân
Chuyên ngành Ngân hàng
Thể loại chuyên đề tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 700,5 KB

Cấu trúc

  • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (8)
  • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (8)
  • 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (9)
  • 1.4. Phương pháp nghiên cứu (9)
  • 1.5. Kết cấu của chuyên đề (9)
  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY VÀ CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI (11)
    • 1.1. Những vấn đề chung về hoạt động cho vay của ngân hàng chính sách xã hội. 4 1. Khái niệm hoạt động cho vay (11)
      • 1.1.2. Nguyên tắc hoạt động cho vay (11)
      • 1.1.3. Phân loại hoạt động cho vay (11)
    • 1.2. Những vấn đề chung về hộ nghèo và hoạt động cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội (13)
      • 1.2.1. Khái niệm và tiêu chí đánh giá hộ nghèo trên thế giới (13)
      • 1.2.2. Khái niệm và tiêu chí đánh giá hộ nghèo ở Việt Nam (15)
      • 1.2.3. Đặc điểm cho vay hộ nghèo (17)
      • 1.2.4. Phân loại cho vay hộ nghèo (18)
    • 1.3. Vai trò của vốn tín dụng đối với hộ nghèo (19)
    • 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hộ nghèo và các tiêu chí đánh giá kết quả công tác cho vay hộ nghèo (20)
      • 1.4.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến hộ nghèo (20)
      • 1.4.2. Các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động cho vay hộ nghèo (24)
    • 1.5. Các kênh Chính phủ tổ chức cho vay hộ nghèo (27)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN QUẾ SƠN, TỈNH QUẢNG (28)
    • 2.1. Khái quát về Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quế Sơn (28)
      • 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển (28)
      • 2.1.2. Cơ cấu tổ chức (29)
      • 2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quế Sơn qua 3 năm 2020-2022 (30)
        • 2.1.4.1. Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quế Sơn (30)
  • qua 3 năm 2020-2022 (30)
    • 2.1.4.2. Tình hình cho vay tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quế Sơn qua 3 năm 2020-2022 (31)
    • 2.1.4.3. Kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quế Sơn qua 3 năm 2020-2022 (32)
    • 2.2. Thực trạng chung về hoạt động cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam qua 3 năm 2020-2022 (33)
      • 2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội (33)
      • 2.2.2. Cơ cấu nguồn vốn cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quế Sơn qua 3 năm 2020-2022 (34)
      • 2.2.3. Quy trình cho vay và quản lý vốn vay hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quế Sơn (38)
    • 2.3. Phân tích thực trạng cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam qua 3 năm 2020-2022 (41)
      • 2.3.1. Thực trạng cho vay hộ nghèo theo mục đích vay vốn tại Ngân hàng chính sách huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam qua 3 năm 2020-2022 (41)
      • 2.3.2. Thực trạng cho vay hộ nghèo theo phương pháp vay vốn tại Ngân hàng chính sách huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam qua 3 năm 2020-2022 (42)
      • 2.3.3. Thực trạng cho vay hộ nghèo theo thời hạn vay vốn tại Ngân hàng chính sách huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam qua 3 năm 2020-2022 (43)
    • 2.4. Đánh giá hoạt động tại Ngân hàng chính sách huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng (44)
      • 2.4.1. Kết quả đạt được về hoạt động cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam (44)
      • 2.4.2. Một số hạn chế về hoạt động cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam (46)
    • 3.1. Định hướng hoàn thiện hoạt động cho vay tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam (49)
      • 3.1.1. Định hướng và mục tiêu hoàn thiện hoạt động cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn tới (49)
      • 3.1.2. Thuận lợi và khó khăn trong công tác cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam (50)
    • 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam (51)
      • 3.2.1. Giải pháp đối với công tác nguồn vốn cho vay hộ nghèo (51)
      • 3.2.2. Giải pháp đối với tổ TK&VV cho vay hộ nghèo (52)
      • 3.2.3. Giải pháp đối với công tác quản lý và điều hành cho vay hộ nghèo (52)
    • 3.3. Một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam (53)
      • 3.3.1. Về Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quế Sơn (53)
      • 3.3.3. Về công tác ủy thác vốn vay qua các tổ chức chính trị - xã hội (56)
      • 3.3.4. Về chính quyền các cấp (57)
  • KẾT LUẬN.................................................................................................................51 (58)

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài

Quảng Nam là tỉnh nghèo mới được chia tách, có xuất phát điểm thấp, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, nhưng điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, thường xuyên gánh chịu ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, kết cấu hạ tầng yếu kém, đời sống đại bộ phận người nhân còn nhiều khó khăn Quế Sơn là huyện trung du, số hộ nghèo, hộ cận nghèo, số xã, thôn nghèo của huyện chiếm tỷ lệ cao (tổng 11 xã, 2 thị trấn của huyện) Điều kiện đất đai thổ nhưỡng hạn chế, chỉ phù hợp với việc phát triển kinh tế hộ gia đình, trồng rừng, chăn nuôi đại gia súc và kinh tế trang trại kết hợp Hơn nữa, mưa lũ hàng năm kéo dài triền miên đã ảnh hưởng nặng đến hoạt động sản xuất khiến cho đời sống của người dân ở đây vốn dĩ cơ cực càng thêm đói khổ Do vậy, nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng CSXH càng đóng vai trò quan trọng, giúp hộ nghèo có thêm nguồn tài chính để chống chọi thiên tai, củng cố hoạt động sản xuất của mình

Trong thời gian qua, công tác cho vay hộ nghèo của Ngân hàng CSXH Quế Sơn còn tồn tại nhiều bất cập như: Quy mô cho vay còn khá nhỏ; thủ tục hồ sơ vay vốn còn khá phức tạp; chất lượng vốn tín dụng còn thấp; hiệu quả sử dụng vốn để xóa đói giảm nghèo còn chưa cao Vì vậy, vấn đề làm thế nào để nâng cao chất lượng tín dụng hộ nghèo của Ngân hàng CSXH huyện Quế Sơn nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững của nguồn vốn này, đồng thời, tạo điều kiện hộ nghèo tiếp cận được vốn vay ưu đãi, sử dụng nguồn vốn này có hiệu quả để có thể tự khắc phục khó khăn, vươn lên làm ăn có hiệu quả, thu hẹp diện nghèo và rút ngắn khoảng cách về chênh lệch thu nhập trong xã hội đang cần lời giải Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa lớn lao của vấn đề nêu trên nên tôi chọn đề tài: “Giải pháp hoàn thiện hoạt động cho vay hộ nghèo tại

Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam” làm đề tài tốt nghiệp.

Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài thực hiện nhằm 3 mục tiêu chính:

- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động cho vay và cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội.

- Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng CSXH huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam để rút ra những kết quả, những hạn chế và nguyên nhân.

- Nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt đông cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng CSXH huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam trong thời gian đến.

Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được thực hiện dựa trên phương pháp định tính, cụ thể:

- Tìm hiểu, tổng hợp các lý thuyết liên quan từ sách, báo, các nghiên cứu có trước liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu.

- Thu thập số liệu thực tế liên quan từ nguồn thông tin nội bộ tại Ngân hàng Chính sách Xã hội, Huyện Quế Sơn.

- Căn cứ trên nền tảng lý thuyết, đề tài tổng hợp, phân tích số liệu thực tế liên quan đến hoạt động cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách Xã hội, Huyện Quế Sơn, từ đó đưa ra đánh giá nhận xét và hàm ý giải pháp phù hợp.

Kết cấu của chuyên đề

Bên cạnh phần giới thiệu tổng quan đề tài nghiên cứu, phần Kết luận, đề tài gồm 03 chương chính:

- Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay và cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội

- Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện quế sơn, tỉnh Quảng Nam qua 3 năm 2020-2022

- Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY VÀ CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

Những vấn đề chung về hoạt động cho vay của ngân hàng chính sách xã hội 4 1 Khái niệm hoạt động cho vay

Cho vay: Là hình thức cấp tín dụng, theo đó NHCSXH giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.

1.1.2 Nguyên tắc hoạt động cho vay

Nguyên tắc hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội như sau:

- Người vay phải sử dụng vốn vay đúng mục đích xin vay.

- Người vay phải trả nợ đúng hạn cả gốc và lãi.

1.1.3 Phân loại hoạt động cho vay a Đối tượng cho vay Đối tượng cho vay của ngân hàng chính sách thường là những khách hàng không có điều kiện tiếp cận với các tổ chức tín dụng thông thường; nói cách khác là các khách hàng phi thương mại không đủ điều kiện vay vốn từ các ngân hàng thương mại Ngân hàng chính sách thực hiện cho vay các đối tượng khách hàng là hộ nghèo, cận nghèo, thoát nghèo và một số đối tượng khác theo tiêu chuẩn quy định của từng quốc gia trong mỗi thời kỳ. b Điều kiện cho vay Điều kiện cơ bản nhất của cho vay đối với khách hàng đó là khách hàng phải cư trú hợp pháp và được xác định theo chuẩn mực nghèo đói theo quy định hoặc do địa phương công bố trong từng thời kỳ Thông thường, khi vay vốn khách hàng không cần phải thế chấp tài sản tuy nhiên, để tạo điều kiện cho vốn vay được sử dụng có hiệu quả và đảm bảo hoàn trả cho ngân hàng, ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng phải có thêm các điều kiện sau:

- Phải có tiết kiệm bắt buộc: Theo đó, ngân hàng yêu cầu khách hàng phải có số dư trên tài khoản tiết kiệm tại ngân hàng Gọi là tiết kiệm bắt buộc vì tiền trên tài khoản tiết kiệm sẽ không được rút nếu như món vay vẫn còn dư nợ Do vậy tiết kiệm bắt buộc được coi như một hình thức thế chấp một phần cho món vay Do yêu cầu phải tiết kiệm, người vay không được phép sử dụng số tiền đó để đầu tư vào hoạt động kinh doanh hay một hoạt động tạo ra thu nhập nào khác

- Phải có bảo lãnh của bên thứ ba: thông qua bảo lãnh của bạn bè, họ hàng, theo đó món vay sẽ được những người bảo lãnh thanh toán nếu khách hàng không trả được nợ cho ngân hàng. c Phương thức cho vay Để vốn vay đến tay các khách hàng, ngân hàng thường sử dụng hai phương thức chủ yếu là cho vay theo nhóm và cho vay cá nhân

(1) Cho vay theo nhóm: Đặc điểm của khách hàng, không có các tài sản có giá trị để thế chấp khi đi vay nên họ không thể tiếp cận được với những nguồn vốn của các ngân hàng thương mại với những yêu cầu nghiêm ngặt về tài sản thế chấp Để khắc phục điều này, ngân hàng chính sách chấp nhận cho khách hàng vay vốn theo nhóm, thông qua đó, sử dụng nhóm như là công cụ bảo lãnh cho vốn vay của các thành viên trong nhóm đó.

(2) Cho vay cá nhân, từng hộ: Đối tượng cho vay vẫn là khách hàng, nhưng không thực hiện cho vay theo nhóm như trên Do khách hàng không có tài sản thế chấp có giá trị nên ngân hàng thường chấp nhận tài sản thế chấp mang tính tượng trưng là những công cụ, dụng cụ mà khách hàng sử dụng trong hoạt động sản xuất hàng ngày (ví dụ: cày, bừa, máy khâu…) hoặc bảo lãnh của bên thứ ba (họ hàng, bạn bè, tổ chức xã hội…) Vì giá trị của những tài sản này không cao và không dễ bán để thu nợ nên ngân hàng không thu nợ từ việc bán hay thu hồi tài sản thế chấp mà chỉ sử dụng tài sản thế chấp để tránh việc lạm dụng vốn vay. d Mức cho vay, lãi suất cho vay, thời gian cho vay

- Mức cho vay đối với từng khách hàng được xác định căn cứ vào nhu cầu vay vốn, vốn tự có và khả năng hoàn trả nợ của hộ vay Mỗi hộ có thể vay vốn một hay nhiều lần nhưng tổng dư nợ không vượt quá mức dư nợ cho vay.

- Lãi suất cho vay đối với khách hàng thường áp dụng lãi suất ưu đãi, lãi suất cho vay này thường được Chính phủ quyết định cho từng thời kỳ.

- Thời hạn cho vay: bao gồm vay ngắn hạn (Là khoản vay có thời hạn đến 12 tháng); vay trung hạn (Là khoản vay có thời hạn từ trên 12 tháng đến 60 tháng); và vay dài hạn (Là khoản vay có thời hạn từ 60 tháng trở lên). e Phương thức giải ngân và kiểm soát khoản vay

Về nguyên tắc, ngân hàng tài trợ dựa trên uy tín của khách hàng Đối với khách hàng truyền thống, có uy tín, ngân hàng cho vay không cần ký hợp đồng đảm bảo; trong trường hợp độ an toàn của người vay không chắc chắn, ngân hàng đòi hợp đồng đảm bảo Các đảm bảo của khách hàng nhằm hạn chế bớt các thiệt hại cho ngân hàng khi khách hàng có khó khăn không trả được nợ Tuy nhiên, đối tượng cho vay của ngân hàng trong trường hợp này là các hộ nghèo, những người thường có rất ít tài sản.

Do vậy, yêu cầu về những tài sản thế chấp thông thường như đất đai, nhà cửa, máy móc và các tài sản khác là không thích hợp mà việc cho vay của ngân hàng trong trường hợp này dựa trên uy tín của chính người đi vay, hay thông qua nhóm liên đới.

Vì thế, việc giải ngân và kiểm soát khoản vay cũng tùy thuộc vào từng hình thức vay tương ứng.

Những vấn đề chung về hộ nghèo và hoạt động cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội

1.2.1 Khái niệm và tiêu chí đánh giá hộ nghèo trên thế giới a Khái niệm hộ nghèo

Hộ nghèo không chỉ là vấn đề riêng của mỗi quốc gia mà còn mang tính toàn cầu, để giải quyết vấn đề tốt này của mỗi quốc gia trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, cần phải hiểu rõ bản chất của đói nghèo và nguyên nhân phát sinh đói nghèo Có một số định nghĩa về hộ nghèo như sau:

- Tại hội nghị bàn về xoá đói giảm nghèo do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc (9/1993) đã đưa ra khái niệm về nghèo đói như sau: Hộ nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của các địa phương Khái niệm hộ nghèo này bao gồm 3 khía cạnh:

+ Nhu cầu cơ bản của con người bao gồm: Y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin.

+ Nghèo thay đổi theo thời gian: Thước đo nghèo đói sẽ thay đổi theo thời gian, khi kinh tế càng phát triển thì nhu cầu cơ bản của con người cũng sẽ thay đổi theo xu hướng ngày một cao hơn.

+ Nghèo thay đổi theo không gian: Tình trạng hộ nghèo ở mỗi quốc gia đều có sự khác nhau về cấp độ và số lượng, không có chuẩn nghèo chung cho tất cả nước, người nghèo của quốc gia này có thể có mức sống cao hơn mức sống trung bình của quốc gia khác do đó phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế xã hội và các yếu tố văn hóa của từng quốc gia, từng vùng.

- Theo Liên hợp quốc (UNDP): Nghèo là thiếu năng lực tối thiểu để tham gia hiệu quả vào các hoạt động xã hội Nghèo có nghĩa là không có đủ ăn, đủ mặc, không được đi học, không được đi khám, không có đất đai để trồng trọt hoặc không có nghề nghiệp để nuôi sống bản thân, không được tiếp cận tín dụng Nghèo cũng có nghĩa sự không an toàn, không có quyền, và bị loại trừ của các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng Nghèo có nghĩa dễ bị bạo hành, phải sống ngoài lề xã hội hoặc trong các điều kiện rủi ro, không được tiếp cận nước sạch và công trình vệ sinh an toàn. b Tiêu chí đánh giá hộ nghèo

Qua các định nghĩa về nghèo đói trên đây cho thấy, thu nhập bình quân theo đầu người là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh được quy mô, trình độ phát triển kinh tế và mức sống của người dân trong một nước Theo Ngân hàng Thế giới, biện pháp áp dụng thông dụng nhất để đo lường hộ nghèo là dựa trên mức chi tiêu hoặc mức thu nhập quốc dân bình quân tính theo đầu người trong một năm với 2 cách tính đó là: (1) Theo phương pháp Atlas (tức là tính theo tỷ giá hối đoái) và tính theo USD; và (2) Theo phương pháp PPP (purchasing power parity, là phương pháp tính theo sức mua tương đương) và cũng tính bằng USD Có 3 căn cứ quan trọng để xác định chuẩn hộ nghèo:

- Căn cứ vào nhu cầu tối thiểu, nhu cầu này được lượng hóa, bằng mức chỉ tiêu về lương thực, thực phẩm thiết yếu để duy trì cuộc sống với nhiệt lượng tiêu dùng từ

2100 - 2300 Kcal/ngày/người Với mức giá chung của thế giới để đảm bảo mức năng lượng đó cần khoảng 1 USD/người/ngày.

- Căn cứ vào mức thu nhập bình quân đầu người Trong đó đặc biệt quan tâm đến mức thu nhập bình quân đầu người/tháng của nhóm có thu nhập thấp (20% số hộ).

Chuẩn mực nghèo khổ chung của toàn cầu là thu nhập bình quân đầu người dưới 370USD/người/năm.

- Căn cứ vào nguồn lực thực tế của quốc gia từng địa phương đã được cụ thể hóa bằng mục tiêu trong chương trình quốc gia xóa đói giảm nghèo và chương trình của từng địa phương để thực hiện trong công tác xóa đói giảm nghèo.

Ngoài ra, UNDP còn đưa ra chỉ số phát triển con người (HDI) bao gồm hệ thống ba chỉ tiêu; tuổi thọ, tình trạng biết chữ của người lớn, thu nhập bình quân đầu người trong năm Đây là chỉ tiêu cho phép đánh giá đầy đủ và toàn diện về sự phát triển và trình độ văn minh của mỗi quốc gia, nhìn nhận các nước giàu nghèo tương đối chính xác và khách quan.

1.2.2 Khái niệm và tiêu chí đánh giá hộ nghèo ở Việt Nam a Khái niệm hộ nghèo

Việt Nam thừa nhận định nghĩa chung về đói nghèo tại Hội nghị chống đói nghèo khu vực Châu Á - Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc (9/1993) đó là: Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoã mãn các nhu cầu cơ bản của con người, mà những nhu cầu này được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục, tập quán của địa phương Tuy nhiên, ở Việt Nam thì khái niệm đói và nghèo tách riêng thành 2 khái niệm riêng biệt, cụ thể:

- Nghèo: là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có điều kiện thoả mãn một phần những nhu cầu tối thiểu cơ bản của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện.

- Hộ: là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu và vật chất để duy trì cuộc sống.

Qua các định nghĩa trên, ta có thể đưa ra định nghĩa chung về nghèo đói: “Đói nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không có những điều kiện về cuộc sống như ăn, mặc, ở, vệ sinh, y tế, giáo dục, đi lại, quyền được tham gia vào các quyết định của cộng đồng”. b Tiêu chí đánh giá hộ nghèo Đối với từng quốc gia, do mức sống trung bình khác nhau nên các chuẩn mực về hộ nghèo cũng khác nhau theo từng nước Ở Việt nam, Căn cứ theo quy định tạiKhoản 1 và Khoản 2 Điều 3 Quyết định 07/2021/QĐ-TTg như sau:

“Điều 3 Chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 – 2025

Các tiêu chí đo lường nghèo đa chiều giai đoạn 2022 – 2025

– Khu vực nông thôn: 1.500.000 đồng/người/tháng.

– Khu vực thành thị: 2.000.000 đồng/người/tháng.

Tiêu chí mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản

– Các dịch vụ xã hội cơ bản (06 dịch vụ), gồm: việc làm; y tế; giáo dục; nhà ở; nước sinh hoạt và vệ sinh; thông tin.

– Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản (12 chỉ số), gồm: việc làm; người phụ thuộc trong hộ gia đình; dinh dưỡng; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; phương tiện phục vụ tiếp cận thông tin.

Vai trò của vốn tín dụng đối với hộ nghèo

Trong nhiều nguyên nhân dẫn đến nghèo đói, có nguyên nhân chủ yếu và cơ bản là do thiếu vốn, thiếu kiến thức làm ăn Vốn, kỹ thuật, kiến thức làm ăn là chìa khoá để người nghèo vượt khỏi ngưỡng nghèo đói Do không đáp ứng đủ vốn, nhiều người rơi vào tình thế luẩn quẩn làm không đủ ăn, phải đi làm thuê, vay nặng lãi, bán lúa non, cầm cố ruộng đất mong đảm bảo được cuộc sống tối thiểu hàng ngày, nhưng nguy cơ nghèo đói vẫn thường xuyên đe doạ họ Mặt khác do thiếu kiến thức làm ăn nên họ chậm đổi mới tư duy làm ăn, bảo thủ với phương thức làm ăn cũ cổ truyền, không áp dụng kỹ thuật mới để tăng năng suất lao động làm cho sản phẩm sản xuất ra kém hiệu quả Thiếu kiến thức và kỹ thuật làm ăn là một cản lực lớn nhất hạn chế tăng thu nhập và cải thiện đời sống hộ gia đình nghèo Vì thế, giải quyết được vấn đề vốn cho người nghèo, sẽ có những tác động hiệu quả thiết thực, cụ thể như:

Thứ nhất, vốn tín dụng là động lực giúp người nghèo vượt qua nghèo đói

Thứ hai, vốn tín dụng tạo điều kiện cho người nghèo không phải vay nặng lãi, nên hiệu quả hoạt động kinh tế sẽ được nâng cao hơn

Thứ ba, vốn tín dụng giúp người nghèo nâng cao kiến thức tiếp cận với thị trường, có điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường

Thứ tư, vốn tín dụng góp phần trực tiếp vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, thực hiện việc phân công lại lao động xã hội

Thứ năm, vốn tín dụng cung ứng vốn cho người nghèo góp phần xây dựng nông thôn mới

Các nhân tố ảnh hưởng đến hộ nghèo và các tiêu chí đánh giá kết quả công tác cho vay hộ nghèo

1.4.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến hộ nghèo a Nhân tố ảnh hưởng đến hộ nghèo

 Nhân tố về điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý không thuận lợi: Đa phần hộ nghèo sống ở khu vực miền núi xa xôi hẻo lánh có địa hình phức tạp và vùng hải đảo biên cương, những nơi không có đường giao thông, thiếu phương tiện thông tin liên lạc Do đó, không có khả năng tiếp cận thị trường, khoa học kỹ thuật công nghệ, làm cho họ lạc hậu, khó phát triển kinh tế, không năng động tìm kiếm việc làm, lười biếng lao động.

- Thiếu đất canh tác, đất canh tác kém màu mỡ: Tình trạng không có đất canh tác đang có xu hướng tăng lên khiến một bộ phận không nhỏ người dân rơi vào tình trạng đói nghèo Ngoài ra, những hộ nghèo thường sống ở những vùng đất đai lại cằn cõi, ít màu mỡ, khó canh tác, năng suất cây trồng vật nuôi thấp cũng là nguyên nhân thường gặp dẫn đến nghèo đói.

- Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt: Thời tiết khắc nghiệt quanh năm, thường xảy ra hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh, làm cho đời sống người dân càng trở nên khó khăn, không thể sản xuất đúng thời vụ, dẫn đến họ thường bị bán rẻ hoặc không bán được, chất lượng hàng hoá giảm sút.

 Nhân tố về điều kiện kinh tế

- Không có nghề nghiệp và mức độ đa dạng hóa nghề nghiệp kém: Đa số những người nghèo, đồng bào dân tộc ít người và các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt thường có trình độ học vấn thấp, ít có cơ hội kiếm được việc làm tốt, ổn định. Trong khi nghề nghiệp là nguồn cung cấp thu nhập cho gia đình, quyết định đến mức thu nhập và tính ỏn định của thu nhập thấp, bấp bênh Mức thu nhập của họ hầu như chỉ đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng tối thiểu, không có đủ điều kiện nâng cao trình độ của mình trong tương lai, để thoát khỏi cảnh đói nghèo

- Thiếu vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh: Đây được xem là nguyên nhân chủ yếu nhất của tình trạng đói nghèo Nông dân thiếu vốn thường rơi vào vòng lẩn quẩn đó là: sản xuất kém, thiếu khả năng tiếp cận các nguồn tín dụng để SXKD, không đủ ăn, phải đi thuê để đảm bảo cuộc sống tối thiểu hàng ngày Có thể nói, thiếu vốn sản xuất là một lực cản lớn nhất hạn chế sự phát triển của sản xuất và nâng cao đời sống của hộ nghèo, đó là một trong những nguyên nhân trì hoãn khả năng đổi mới sản xuất, áp dụng khoa học công nghệ, giống mới.

 Nhân tố về điều kiện xã hội

- Tệ nạn xã hội: Các vấn đề về tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè, ma chay, cưới hỏi, , ngày càng gia tăng ở những vùng sâu, vùng xa, cùng với trình độ dân trí còn hạn chế khiến cho tình trạng nghèo đói trở nên trầm trọng và ngược lại, hay nói cách khác, tình trạng đói nghèo luôn đồng hành cùng với sự bất ổn về trật tự an ninh.

- Tập quán: Thiếu kiến thức và kỹ năng về sản xuất cùng với tập quán canh tác cổ truyền đã ăn sâu vào tiềm thức Sản xuất tự cung, tự cấp là chính, chưa có khái niệm về sản xuất hàng hoá Kiến thức về marketting không có, bán các sản phẩm làm ra, nhưng chưa qua chế biến, nên giá trị thấp, sản phẩm làm ra chưa xuất phát từ nhu cầu của thị trường (bán sản phẩm của mình có, chứ không bán cái mà thị trường cần).

- Tâm lý: Hộ nghèo thường gặp khó khăn và thiếu tự tin trong giao tiếp, tự ti, kém năng động, thiếu kỹ năng làm việc và thông tin Người nghèo thường quan hệ với những người nghèo như mình, hoặc nghèo hơn mình Không muốn quan hệ với những người khá giả hơn mình Từ đó, càng làm hạn chế về khả năng tiếp cận tư duy mới, cũng như kinh nghiệm làm kinh tế giỏi Đây là một cản trở lớn trong công cuộc xóa đói giảm nghèo.

- Bệnh tật và sức khoẻ yếu kém: Đây cũng là yếu tố đẩy con người vào tình trạng nghèo đói trầm trọng Do có người không chịu làm việc, hoặc hay uống rượu, hoặc chơi cờ bạc, mắc tệ nạn xã hội, đến khi bị bệnh tật, đẩy họ vào chỗ vay mượn, cầm cố tài sản để trang trải chi phí, dẫn đến tình trạng có ít cơ hội cho người nghèo thoát khỏi đói nghèo Trong khi đó, khả năng tiếp cận các dịch vụ phòng bệnh của người nghèo còn hạn chế Bệnh tật và sức khoẻ yếu ảnh hưởng đến việc lao động sản xuất và tìm việc làm của người nghèo.

- Hậu quả của chiến tranh: Đây là nguyên nhân dẫn đến nhiều người bị mất sức lao động, nhiều phụ nữ bị goá phụ dẫn tới thiếu lao động, hoặc thiếu lao động trẻ, khoẻ có khả năng đảm nhiệm những công việc nặng nhọc. b Nhân tố ảnh hưởng đến cho vay hộ nghèo

 Các nhân tố thuộc về bên trong ngân hàng:

(1) Mạng lưới các điểm giao dịch của ngân hàng: Đối tượng hộ nghèo tập chung chủ yếu ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, phân bố rải rác trên một địa bàn rộng lớn, đặc biệt là ở vùng núi, vùng xa Chính vì vậy, việc thiết lập mạng lưới các điểm giao dịch nói riêng và mô hình tổ chức hoạt động của ngân hàng cũng phải thích ứng với điều kiện này, có như vậy, việc chuyển tải vốn tín dụng ưu đãi đến với người nghèo mới đạt được mục tiêu và yêu cầu đề ra là hỗ trợ tích cực hộ nghèo từng bước thoát nghèo và vươn lên làm giàu Nếu ngân hàng không có một mô hình tổ chức và các điểm giao dịch hợp lý, việc chuyển giao vốn từ ngân hàng đến với người nghèo sẽ gặp nhiều khó khăn, người nghèo có thể không tiếp cận được với nguồn vốn ưu đãi, chính sách tín dụng ưu đãi sẽ không phát huy được tác dụng

(2) Nguồn vốn cho vay của ngân hàng: ngân hàng chính sách là ngân hàng phi lợi nhuận, thường được nhà nước thành lập hoặc là ngân hàng cổ phần nhưng nhà nước nắm giữ vốn cổ phần trên 51% Hoạt động của ngân hàng này là huy động vốn trên thị trường theo lãi suất thị trường và được nhà nước hỗ trợ về lãi suất để cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo với lãi suất thấp Do đó, quy mô nguồn vốn của ngân hàng sẽ ảnh hưởng rất lớn, có tính quyết định đến việc mở rộng cho vay đối với hộ nghèo

(3) Nguồn nhân lực của ngân hàng: Yếu tố con người trong mọi hoạt động cũng như trong hoạt động ngân hàng luôn được coi là nguyên nhân của mọi nguyên nhân

(4) Yếu tố cơ sở vật chất và công nghệ của ngân hàng: Cơ sở vật chất cho hoạt động của ngân hàng được hoàn thiện sẽ tạo tiền đề cho ngân hàng mở rộng các loại hình dịch vụ phục vụ khách hàng Nếu cơ sở vật chất và trang thiết bị của ngân hàng thiếu thốn thì việc thực hiện nhiệm vụ giải ngân vốn tín dụng ưu đãi sẽ gặp nhiều khó khăn

(5) Công tác tuyên truyền và tổ chức cho vay: Do phần đa hộ nghèo là những người có trình độ nhận thức nhìn chung bị hạn chế, tâm lý thường mặc cảm Vì vậy, để hộ nghèo nắm rõ các quy định của ngân hàng, ngân hàng cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền như: công khai các chủ trương chính sách mới trên các phương tiện thông tin đại chúng, phát tờ rơi, treo áp phích… Bên cạnh đó, việc tuyên truyền, phổ biến những kiến thức về hoạt động kinh doanh cần phải được tăng cường nhằm giúp hộ nghèo có được những kiến thức cơ bản về hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của cho vay hộ nghèo

 Các nhân tố thuộc về bên ngoài ngân hàng:

Các kênh Chính phủ tổ chức cho vay hộ nghèo

Chính phủ tổ chức cho vay hộ nghèo thông qua các kênh sau:

- Tổ chức tài chính Nhà nước

- Ủy thác qua các ngân hàng thương mại

- Chính phủ còn tổ chức cho vay hộ nghèo qua các kênh khác

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN QUẾ SƠN, TỈNH QUẢNG

Khái quát về Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quế Sơn

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Cùng với sự ra đời của hệ thống Ngân hàng Chính Sách xã hội nói chung từ Trung Ương đến Huyện, ngày 10 tháng 5 năm 2003 Hội đồng quản trị NHCSXH có quyết định số 526/QĐ – HĐQT về việc thành lập Ngân hàng CSXH Huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam Hoạt động trên địa bàn Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng Nam với Ngân hàng đặt tại Tổ dân phố Thuận An, Thị trấn Đông Phú, Huyện Quế Sơn, Quảng Nam. Hiện nay, điểm giao dịch của Ngân hàng được mở rộng trên toàn bộ 11 Xã và 2 Thị trấn, tạo điều kiện cho người dân ở mọi nơi trên địa bàn tiếp cận với nguồn vốn của Ngân hàng.

Theo Quy chế và hoạt động của Ngân hàng CSXH Huyện Quế Sơn ban hành kèm theo quyết định 703/QĐ-HĐQT, ngày 15/5/2003 của Hội đồng quản trị, Ngân hàng CSXH có chức năng nhiệm vụ cụ thể như sau:

+ Tham mưu, giúp việc Ban đại diện Hội đồng quản trị cấp Huyện triển khai các hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội trên địa bàn;

+ Kiểm tra, giám sát các đối tượng khách hàng, các tổ chức làm ủy thác cho vay trong việc chấp hành chủ trương chính sách, quy chế nghiệp vụ tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác;

+ Thực hiện một số hoạt động nghiệp vụ khi có điều kiện, được giám đốc ngân hàng chính sách xã hội cấp Tỉnh giao.

Ngân hàng CSXH Huyện đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, các Ban – ngành, các tổ chức đoàn thể tại địa phương Trong những năm qua hoạt động của Ngân hàng đã có những bước phát triển, trình độ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ đã được nâng cao, đối tượng, mức cho vay được mở rộng và tăng thêm; hình thức cho vay ủy thác từng phần qua các tổ chức hội đoàn thể hoạt động có hiệu quả cao; công tác giám sát và kiểm tra của Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH các cấp được tăng cường; vốn tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng CSXH đầu tư cho các chương trình tín dụng tăng lên qua các năm đã góp phần tích cực trong thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trên toàn Huyện.

Bộ máy quản lý của NHCSXH huyện Quế Sơn tỉnh Quảng Nam hiện nay được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng, tuân thủ đúng nguyên tắc một thủ trưởng

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của NHCSXH huyện Quế Sơn, tỉnh

Với mô hình này, bộ máy quản lý tinh gọn, phù hợp với yêu cầu quản lý và thực thi nhiệm vụ của NHCSXH tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình chỉ đạo thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ và báo cáo phản hồi thông tin từ cấp dưới.

Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban đều được xác định rõ ràng trong quyết định thành lập và được bổ sung bằng văn bản cụ thể trong quá trình hoạt động, điều hành. Điều này, tạo thuận lợi cho cán bộ ngân hàng trong quá trình thực hiện các quy trình nghiệp vụ, cũng như các nhà quản lý dễ dàng chỉ đạo, điều hành hoạt động và quy trách nhiệm phù hợp đối với từng cán bộ nhân viên.

Tổ kế toán ngân quỹ Tổ kế hoạch nghiệp vụ tín dụng

Cán bộ ktoán Thủ quỹ Cán bộ tín dụng tín dụng

Cán bộ tín dụng tín dụng

Cán bộ tín dụng tín dụng

Tổ trưởngPhó Giám đốc

Trong hình 2.1, Cơ cấu tổ chức quản lý của NHCSXH huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam được quy định như sau:

- Giám đốc: do NHCSXH Quảng Nam bổ nhiệm, chịu trách nhiệm chính về kết quả hoạt động của Phòng Giao dịch.

- Phó giám đốc: cũng do NHCSXH Quảng Nam bổ nhiệm, tham mưu giúp việc giám đốc và chịu sự quản lý về mặt hành chính của Giám đốc.

Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam hiện có 12 cán bộ, trong đó Ban Giám đốc gồm có Giám đốc và 2 Phó giám đốc, tổ Kế hoạch - Nghiệp vụ Tín dụng có 04 cán bộ, tổ Kế toán – Ngân quỹ có 03 cán bộ và 02 cán bộ bảo vệ.

2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng chính sách xã hội huyệnQuế Sơn qua 3 năm 2020-2022

năm 2020-2022

Tình hình cho vay tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quế Sơn qua 3 năm 2020-2022

Bảng 2.2 Tổng nguồn vốn cho vay tại Ngân hàng CSXH huyện Quế Sơn giai đoạn 2020-2022 Đơn vị: Tỷ đồng, %

Giá trị % Giá trị % Tổng nguồn vốn cho vay 398.605 450.151 525.500 51.546 12,93 75.349 16,74

+ Nguồn vốn trung ương giao 320.322 368.004 435.265 47.682 14,89 67.260 18,28 + Nguồn vốn nhận ủy thác 60.141 63.285 75.910 3.144 5,23 12.625 19,95

+ Vốn khả dụng và các khoản đầu tư 18.142 18.862 14.825 0.72 3,97 -4.537 -21,40

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD tại Ngân hàng CSXH Huyện Quế Sơn qua 3 năm)

Qua bảng 2.2 ta thấy tổng nguồn vốn cho vay đều tăng qua các năm 2020-2022. Năm 2021 tổng nguồn vốn tăng 51.546 tỷ đồng so với năm 2020 tăng 12,93%, năm

2022 tổng nguồn vốn tăng 75.349 tỷ đồng so với năm 2021 tăng 16,74% Về tổng nguồn vốn cho vay chủ yếu là nguồn vốn Trung ương giao chiếm lớn tổng nguồn vốn cho vay tại NHCSXH huyện Quế Sơn Trong đó, năm 2021 nguồn vốn Trung ương tăng 47.682 tỷ đồng so với năm 2020 tăng 14,89%, năm 2022 nguồn vốn Trung ương tăng 67.260 tỷ đồng so với năm 2021 tăng 18,28% Qua đó, tổng nguồn vốn cho vay tại NHCSXH huyện Quế Sơn chủ yếu từ ngân sách nhà nước, vì thế trong thời gian tớiNHCSXH mong muốn mở rộng nguồn vốn cho vay một cách toàn diện hơn nữa, Ngân hàng cần có chính sách huy động nguồn vốn từ nhiều nguồn khác nhau để đưa ra mức vốn vay phù hợp với nhu cầu vay vốn thực tế của các hộ Từ đó giúp hộ nghèo ổn định trong SXKD và cải thiện được đời sống trong tương lai.

Kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quế Sơn qua 3 năm 2020-2022

* Công tác thu lãi: Để làm tốt và duy trì đều đặn việc thu lãi hằng tháng tại điểm giao dịch xã (ĐGDX), đơn vị phát hành Biên lai thu lãi hằng tháng kịp thời giao cho Tổ trưởng Tổ TK&VV, rà soát các món có nợ lãi cao để làm việc với các Hội đoàn thể nhận ủy thác,

Tổ trưởng Tổ TK&VV để kịp thời đôn đốc, xử lý thu hồi nên kết quả thu lãi qua các năm đạt tỷ lệ trên 100%.

* Kết quả kinh doanh tại Ngân hàng CSXH Huyện Quế Sơn

Trong giai đoạn 2020-2022 NHCSXH Huyện Quế Sơn đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu đề ra cũng như kế hoạch cấp trên giao trong các năm Kết quả kinh doanh được thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng CSXH huyện Quế Sơn giai đoạn 2020-2022 Đơn vị: Tỷ đồng,%

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD tại Ngân hàng CSXH Huyện Quế Sơn qua 3 năm)

Qua bảng 2.3 ta thấy kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng CSXH huyệnQuế Sơn đạt được như sau: Chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận có xu hướng tăng qua các năm 2020-2022 Cụ thể, năm 2021 doanh thu tăng 66.959 tỷ đồng so với năm 2020 tăng 16,01% và lợi nhuận tăng 15.413 tỷ đồng tăng 78,25% Năm 2022 doanh thu tăng77.899 tỷ đồng so với năm 2020 tăng 16,05% và lợi nhuận tăng 2.55 tỷ đồng tăng7,26%.

Thực trạng chung về hoạt động cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam qua 3 năm 2020-2022

2.2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

Quế Sơn là huyện trung du của tỉnh Quảng Nam Tổng diện tích tự nhiên của huyện 257,46 km 2 , nằm cách tỉnh lỵ Tam Kỳ 30 km về phía Tây Bắc, cách thành phố Đà Nẵng 40 km về phía Tây Nam Toàn huyện có 13 đơn vị hành chính, bao gồm các xã: Quế Xuân 1, Quế Xuân 2, Quế Phú, Hương An, Quế Mỹ (sáp nhập từ xã Quế Cường và Phú Thọ năm 2020), Quế Thuận, Quế Hiệp, Quế Châu, Quế Minh, Quế An, Quế Long, Quế Phong và thị trấn Đông Phú Theo Chi Cục Thống kê huyện Quế Sơn, số hộ dân cư và cơ cấu dân cư như sau: Thành thị: 9,32%, Nông thôn: 90,68%.

Trên địa bàn huyện có các thắng cảnh đã và đang kêu gọi thu hút đầu tư: Khu du lịch sinh thái Suối Tiên (Quế Hiệp), Khu du lịch sinh thái Suối Nước Mát-Đèo Le (Quế Long), Hồ Giang (Quế Long), Vũng nước nóng Bàn Thạch (Quế Phong) Đến nay đã có một nhà đầu tư vào đầu tư Khu du lịch sinh thái Suối Nước Mát-Đèo Le Có các khu di tích lịch sử: Tượng đài chiến thắng Cấm Dơi, Đền Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ huyện…, bình quân hằng năm lượng khách đến tham quan các điểm du lịch trên địa bàn huyện ước khoảng 05-07 ngàn lượt người.

 Điều kiện kinh tế - xã hội

Chính phủ ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 về chương trình phục hồi phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình Đây được xem là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, để Nghị quyết đi vào cuộc sống người dân thụ hưởng, các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương đã khẩn trương triển khai chỉ đạo với tinh thần chủ động, sẵn sàng thực hiện

Với chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình của Quốc hội, Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ, đến nay chỉ mới có 3 chương trình có văn bản hướng dẫn cụ thể là chương trình cho vay tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm, cho vay nhà ở xã hội và cho vay đối với học sinh, sinh viên để mua trang thiết bị học tập trực tuyến và trang trải chi phí học tập, do đó trước mắt Phòng giao dịch tập trung vào 3 chương trình này.

2.2.2 Cơ cấu nguồn vốn cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quế Sơn qua 3 năm 2020-2022

Thực trạng vay vốn hộ nghèo tại Ngân hàng trong thời gian qua Có thể thấy rằng, nguồn vốn cho vay hộ nghèo của NHCSXH huyện Quế Sơn trong thời gian qua chủ yếu từ NHCSXH Việt Nam Qua bảng dưới đây:

Bảng 2.4 Cơ cấu nguồn vốn cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng CSXH huyện Quế Sơn giai đoạn 2020-2022 Đơn vị: Tỷ đồng, %

Chỉ tiêu 2020 Tỷ trọng 2021 Tỷ trọng 2022 Tỷ trọng

CL 2021/2020 CL 2022/2021 Giá trị % Giá trị % Tổng nguồn vốn cho vay 398.605 100 450.151 100 525.500 100 51.546 12,93 75.349 16,74

Nguồn vốn cho vay hộ nghèo 262.391 65,83 294.076 65,33 286.749 54,57 31.685 12,08 -7.327 -2,49

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của Ngân hàng CSXH Quế Sơn qua 3 năm)

Qua bảng 2.4 Tổng nguồn vốn cho vay như đã nói ở 2.1.4.1 đều có xu hướng tăng qua các năm 2020-2022 Trong bảng 2.3, nguồn vốn cho vay hộ nghèo chiếm trên 60% tổng nguồn vốn cho vay Cụ thể, năm 2020 nguồn vốn cho vay hộ nghèo đạt 262.391 tỷ đồng chiếm 65,83% tổng nguồn vốn cho vay, năm 2021 đạt 294.076 tỷ đồng chiếm 65,33% tổng nguồn vốn cho vay, năm 2022 đạt 286.749 tỷ đồng chiếm 54,57% tổng nguồn vốn cho vay Trong đó nguồn vốn TW lại có xu hướng tăng nhanh năm 2021 tăng 17.863 tỷ đồng so với năm 2020 tăng 14,82%, năm 2022 tăng 41.763 tỷ đồng so với năm 2021 tăng 76,43% Nguồn vốn địa phương cũng có xu hương tăng nhưng chiếm tỷ lệ nhỏ Cụ thể, nguồn vốn địa phương cho vay hộ nghèo năm 2020 là 15.702 tỷ đồng, đến năm 2022 tăng 18.613 tỷ đồng Nguồn vốn cho vay hộ nghèo chủ yếu từ ngân sách nhà nước, vì thế trong thời gian tới muốn mở rộng cho vay hộ nghèo một cách toàn diện, Ngân hàng cần có chính sách huy động nguồn vốn tại địa phương, từ nhiều nguồn khác nhau, cho thấy, nguồn vốn cho vay hộ nghèo tăng từ năm 2020 đến 2021 nhưng lại giảm ở năm 2022 Tuy nhiên, mức vốn vay này vẫn chưa phù hợp với nhu cầu vay vốn sản xuất thực tế của các hộ, đặc biệt các hộ gia đình trồng cây công nghiệp dài ngày Vì thế, trong thời gian tới, Ngân hàng cần gia tăng huy động các nguồn vốn khác để gia tăng số lượng hộ nghèo được vay, và mức vay đáp ứng thực tế nhu cầu sản xuất kinh doanh.

 Cơ cấu nguồn vốn cho vay hộ nghèo theo địa bàn

Bảng 2.5 Cơ cấu nguồn vốn cho vay hộ nghèo theo địa bàn tại Ngân hàng CSXH huyện Quế Sơn giai đoạn 2020-2022 Đơn vị tính: Tỷ đồng, %

STT Tên xã, thị trấn 2020 2021 2022 CL 2021/2020 CL 2022/2021

(Nguồn: Báo cáo của Phòng LĐTB&XH huyện Quế Sơn qua 3 năm)

Qua bảng 2.5 ta thấy tổng nguồn vốn cho vay hộ nghèo toàn huyện có xu hướng tăng từ năm 2020 đến năm 2021 nhưng tới năm 2022 thì lại giảm Cụ thể năm 2021 nguồn vốn cho vay toàn huyện tăng 31.685 tỷ đồng và tăng 12,08% so với năm 2020. Năm 2022 nguồn vốn cho vay toàn huyện thì lại giảm 7.327 tỷ đồng và giảm 3,49% so với năm 2021 Trong đó, Xã Quế Xuân 1, Xã Quế Hiệp, Xã Quế Thuận và Xã Quế Long là 4 hộ nghèo có nguồn vốn cho vay tăng đều từ năm 2020-2022 Như đã nói ở trên do một số xã thị trấn có hộ nghèo giảm và mức vốn vay không phù hợp cho việc trồng cây trồng cây công nghiệp dài ngày nên dẫn đến tổng nguồn vốn cho vay bị giảm năm 2022 Vì thế, NHCSXH huyện Quế Sơn đã làm tốt công tác cho đến khách hàng song nguồn vốn đưa ra vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong việc vay vốn.

2.2.3 Quy trình cho vay và quản lý vốn vay hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quế Sơn a Đối tượng và điều kiện được vay vốn Đối tượng vay vốn là hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ từng thời kỳ Hiện nay, theo Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27/01/2025 Điều kiện để được vay vốn là:

- Hộ nghèo cư trú hợp pháp tại địa phương được Uỷ ban nhân dân (UBND) xã xác nhận trên danh sách Mẫu số 03/TD.

- Có tên trong danh sách hộ nghèo tại xã, phường, thị trấn theo chuẩn hộ nghèo do Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội công bố từng thời kỳ.

- Người vay vốn là người đại diện hộ gia đình chịu trách nhiệm trong mọi quan hệ với NHCSXH, là người ký nhận nợ và chịu trách nhiệm trả nợ NHCSXH.

- Hộ nghèo phải tham gia tổ TK&VV trên địa bàn. b Nguyên tắc vay vốn và mục đích sử dụng vốn vay

Hộ nghèo vay vốn phải bảo đảm các nguyên tắc sau:

- Sử dụng vốn vay đúng mục đích xin vay.

- Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận.

Ngân hàng CSXH cho hộ nghèo vay vốn với các mục đích sau:

- Cho vay sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bao gồm: Đầu tư mua sắm các loại vật tư, giống cây trồng, vật nuôi, phân bón…, công cụ lao động, chi phí thanh toán cung ứng lao vụ, đầu tư làm nghề thủ công, chi phí nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy hải sản; Góp vốn để thực hiện dự án sản xuất kinh doanh do cộng đồng người lao động sáng lập và được chính quyền địa phương cho phép thực hiện.

- Giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về nhà ở, nước sạch, điện thắp sáng và học tập NHCSXH cho vay vốn hỗ trợ một phần chi phí học tập cho những con em đang theo học phổ thông để trang trải các chi phí như: tiền học phí phải nộp theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với trường công lập và theo quy định của nhà trường đối với trường dân lập; kinh phí xây dựng trường theo quy định của địa phương phù hợp với quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; tiền mua dụng cụ học tập và sách giáo khoa theo giá ghi trên bìa sách (không cho vay mua sách tham khảo, sách nâng cao); tiền mua quần áo, trang phục học sinh theo quy định.

Căn cứ vào tình hình thực tế nguồn vốn và nhu cầu vốn tại địa phương, Giám đốc NHCSXH cơ sở ưu tiên, tập trung nguồn vốn cho vay hộ nghèo sản xuất kinh doanh trước, sau đó xét đến cho vay giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về nhà ở, nước sạch, điện thắp sáng và học tập tại các trường phổ thông. c Mức cho vay, lãi suất và thời hạn cho vay

Mức cho vay tối đa 100 triệu đồng/hộ, bao gồm cả nhu cầu sản xuất kinh doanh và 04 nhu cầu thiết với mức cho vay cụ thể như sau: Sửa chữa nhà ở; Điện thắp sáng, Nước sạch; Chi phí học tập tại các trường phổ thông Hộ nghèo được vay vốn chương trình này, vẫn được vay vốn các chương trình cho vay khác của NHCSXH nếu đủ điều kiện.

Lãi suất cho vay do Thủ tướng Chính phủ quy định từng thời kỳ Hiện nay, lãi suất cho vay là 0,55 %/tháng; Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay.

Phân tích thực trạng cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam qua 3 năm 2020-2022

2.3.1 Thực trạng cho vay hộ nghèo theo mục đích vay vốn tại Ngân hàng chính sách huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam qua 3 năm 2020-2022

Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) cho vay hộ nghèo với mục đích nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và việc làm, ổn định xã hội Qua bảng số liệu dưới đây:

Bảng 2.6 Mục đích sử dụng vốn vay của hộ nghèo tại Ngân hàng CSXH huyện

Quế Sơn giai đoạn 2020-2022 Đơn vị: Tỷ đồng, %

STT Món vay 2020 2021 2022 CL 2021/2020 CL 2022/2021

(Nguồn: Báo cáo tài chính kế toán tại PDG Ngân hàng CSXH huyện Quế Sơn qua 3 năm)

Như ta nói ở bảng 2.2 Qua đó ta thấy bảng 2.6 Số tiền cho vay dùng cho chăn nuôi và dùng cho NNS&VS lại có xu hướng tăng đều qua các năm 2020-2022 Cụ thể, năm 2021 dùng trong chăn nuôi tăng 7.799 tỷ đồng so với năm 2020 tăng 14,11%, năm 2022 tăng 8.867 tỷ đồng so với năm 2021 tăng 4,23% Năm 2021 dùng cho NNS&VS tăng 6.771 tỷ đồng so với năm 2020 tăng 13,93%%, năm 2022 tăng 0.640 tỷ đồng so với năm 2021 tăng 1,16% Một số món vay còn lại bị giảm ở năm 2022, do những người đi vay vẫn chưa trả được số tiền vay và mức vay chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng Cho nên NHCSXH huyện Quế Sơn cần phải có chính sách để thu số tiền vay và đưa ra nguồn vốn tốt nhất phục vụ, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

2.3.2 Thực trạng cho vay hộ nghèo theo phương pháp vay vốn tại Ngân hàng chính sách huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam qua 3 năm 2020-2022

Trong phần này, chúng ta sẽ nói đến một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - xã hội mà nguồn vốn của Ngân hàng mạng lại trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống, tạo việc làm, giúp hộ nghèo vươn lên thoát nghèo Số hộ nghèo được vay vốn và số hộ thoát nghèo được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.7 Phương thức vay vốn hộ thoát nghèo tại Ngân hàng CSXH huyện Quế

Sơn giai đoạn 2020-2022 Đơn vị: Tỷ đồng, %.

Cho vay từng lần 112.352 132.602 133.142 20.250 18,02 0.540 0,41 Cho vay theo hạn mức tín dụng 93.214 99.073 96.003 5.859 6,29 -3.070 -3,10 Cho vay theo dự án đầu tư 58.825 62.401 57.604 3.576 6,08 -4.797 -7,96

(Nguồn:Báo cáo tài chính kế toán của Ngân hàng CSXH huyện Quế Sơn qua 3 năm)

Qua bảng 2.7 ta thấy phương thức cho vay từng lần được các hộ nghèo chú trọng nhất trong vay vốn Cụ thể năm 2021 so với năm 2020 cho vay từng lần tăng 20.250 tỷ đồng và tăng 18,02%, năm 2022 so với năm 2021 cho vay từng lần lại tăng 0.540 tỷ đồng và tăng 0,41% Việc phương thức cho vay từng lần đối với hộ nghèo là giúp họ có vốn sản xuất, thoát nghèo để hòa nhập cộng đồng và hơn thế nữa là ổn định tình hình chính trị - xã hội.

2.3.3 Thực trạng cho vay hộ nghèo theo thời hạn vay vốn tại Ngân hàng chính sách huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam qua 3 năm 2020-2022

Hộ nghèo trên địa bàn huyện nghèo được vay vốn tại NHCSXH theo quy định tại Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác và các văn bản liên quan khác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành.

Ngoài ra, hộ nghèo trên địa bàn huyện nghèo còn được vay ưu đãi lãi suất tạiNHCSXH để mua giống gia súc, gia cầm, thủy sản hoặc phát triển ngành nghề với thời hạn vay vốn như sau:

Bảng 2.8 Thời hạn cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng CSXH huyện Quế Sơn giai đoạn 2020-2022 Đơn vị: Tỷ đồng, %

Loại cho vay 2020 2021 2022 CL 2021/2020 CL 2022/2021

Cho vay ngắn hạn 0.263 0.242 0.215 -0.021 -7,98 -0.027 -11,16 Cho vay trung hạn 235.106 264.090 270.349 28.984 12,33 6.259 2,37 Cho vay dài hạn 27.022 29.744 16.185 2.722 10,07 -13.559 -45,59

(Nguồn: Ngân hàng CSXH huyện Quế Sơn)

Qua bảng 2.8 ta thấy cho vay ngắn hạn có xu hướng giảm đều qua các năm 2020-2022 Năm 2020 cho vay ngắn hạn là 0.263 tỷ đồng, đến năm 2022 cho vay ngắn hạn giảm xuống còn 0.215 tỷ đồng Vì nguồn vốn cho vay chủ yếu là tập trung vào cho vay trung hạn năm 2020 là 235.106 tỷ đồng, đến năm 20202 đạt 270.359 tỷ đồng và chiếm tỷ lệ lớn trong tổng nguồn vốn cho vay hộ nghèo Qua đó có sự chênh lệch giữa các năm với nhau như sau: năm 2021 cho vay trung hạn tăng 28.984 tỷ đồng so với năm 2020 tăng 12,33%, năm 2022 cho vay trung hạn tăng 6.259 tỷ so với năm 2021 tăng 2,37% Theo như chính sách NHCSXH huyện Quế cho loại cho vay trung là loại có thời hạn dễ cho các hộ nghèo tiếp cận với nguồn vốn cho vay cũng như khả năng trả vay được chủ động hơn so với 2 loại cho vay khác Cho nên NHCSXH huyện Quế Sơn đã làm tốt những chính sách về thời hạn cho vay để cho khách hàng chủ động đến để vay vốn một cách tốt nhất.

Đánh giá hoạt động tại Ngân hàng chính sách huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng

2.4.1 Kết quả đạt được về hoạt động cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam

Cho vay hộ nghèo tại huyện Quế Sơn không phải là một vấn đề đơn giản, bởi những đối tượng vay vốn là những hộ nghèo thường bị hạn chế về kiến thức, trình độ sản xuất, chăn nuôi Mặt khác, do địa bàn huyện trung du, điều kiện kinh tế còn khó khăn, đời sống cơ sở hạ tầng thấp kém do đó để đảm bảo chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo NHCSXH huyện Quế Sơn phải đối mặt với những khó khăn nhất định Nếu mở rộng cho vay một cách ào ạt để đạt được chỉ tiêu đề ra thì đồng vốn có khi không đến đúng tay hộ nghèo có khả năng sản xuất kinh doanh Việc sử dụng vốn không hiệu quả, chất lượng không đảm bảo dẫn đến phát sinh nợ quá hạn nhưng nếu khắt khe và sợ không thu được nợ thì NHCSXH cũng không đạt được mục tiêu đề ra Trong 3 năm, NHCSXH huyện Quế Sơn đã có nhiều thành công trong quản lý vốn vay của chương trình tín dụng ưu đãi hộ nghèo Cụ thể là:

- Đã tạo đồng đồng thuận và tranh thủ được sự quan tâm, chỉ đạo từ cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương các cấp từ tỉnh xuống xã, thị trấn; và các ban ngành, tổ chức chính trị xã hội đã phối hợp tốt trong công tác triển khai cho vay và quản lý tốt nguồn vốn.

- Nhờ nguồn vốn của NHCSXH huyện Quế Sơn mà nhiều người nghèo đã có thêm việc làm, phát huy hiệu quả trong sản xuất, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, từng bước thoát khỏi cảnh nghèo đói, vươn lên hoà nhập cộng đồng Góp phần tạo công ăn việc làm, phát huy tiềm lực đất đai, ngành nghề, tạo điều kiện sản xuất, đẩy lùi nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn Chương trình có tác động tích cực đến thu nhập, mức độ cải thiện đời sống của hộ nghèo và mức độ phát triển sản xuất kinh doanh càng cao.

- Hoàn thành tốt các công tác tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức nghiệp vụ, kỹ năng quản lý cho cán bộ Hội, đoàn thể và Tổ trưởng Tổ TK&VV NHCSXH huyện Quế Sơn đã có 225 tổ tiết kiệm & vay vốn, hàng trăm cán bộ tổ chức hội và ban xóa đói giảm nghèo xã, thị trấn; đây là lực lượng rất quan trọng trong việc triển khai các chính sách đến với người dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ

- Đội ngũ cán bộ viên chức được đào tạo chính quy, tuổi đời còn trẻ tạo hiệu quả trong công việc Xã hội đánh giá cao và đồng tình với hoạt động của NHCSXH huyện Quế Sơn trên địa bàn, nguồn vốn cho vay thật sự có ý nghĩa đối với hộ nghèo, góp phần thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội Qua đánh bảng đều tra cho ta thấy, hầu hết các nhân viên ngân hàng tại ngân hàng được người dân đánh giá cũng rất tốt. Đảm bảo sự hài lòng của khách hàng đối với ngân hàng, đưa hình ảnh người cán bộ gần gũi với nhân dân, phục vụ vì người nghèo, giúp giảm nghèo bền vững, an sinh xã hội.

- Dư luận xã hội đánh giá cao và đồng tình với hoạt động của NHCSXH huyệnQuế Sơn trên địa bàn, nguồn vốn cho vay thật sự có ý nghĩa đối với hộ nghèo, thời hạn vay vốn phù hợp đã góp phần thực hiện tốt hiệu quả vay vốn chính sách an sinh xã hội.

Ngân hàng chủ yếu thực hiện cho vay trung hạn Theo kết quả khảo sát cho thấy, thời gian vay vốn chủ yếu từ 3 - 5 năm là thời gian phù hợp cho hầu hết các hộ nghèo sản xuất kinh doanh trồng cây, chăn nuôi và khai thác đúng thời vụ, với thời gian dài tạo điều kiện cho các hộ nghèo có nguồn vốn sử dụng quay vòng ổn định, hiệu quả nguồn vốn mang lại cao hơn, hộ vay yên tâm sản xuất, không bị ép bán sản phẩm để trả nợ NH.

2.4.2 Một số hạn chế về hoạt động cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam a Một số tồn tại, hạn chế

- Các thành viên trong tổ TK&VV chưa kiên quyết trong việc bình xét cho vay tại tổ, công tác bình xét các hộ được vay vốn tại các tổ TK&VV có nơi, có lúc chưa chặt chẽ, còn nể nang, cào bằng và chưa thực sự công khai, dân chủ Công tác bình xét cho hộ nghèo vay vốn thông qua Tổ TK&VV là một bước thực hiện quan trọng trong quy trình xét duyệt trước khi cho vay Tuy nhiên, công tác này chưa được Trưởng các thôn, tổ dân phố, ban quản lý tổ TK&VV thực sự quan tâm thể hiện ở trình độ, nhận thức, trách nhiệm Các thành viên trong tổ TK&VV chưa tạo ra sức ép của tổ đối với cá biệt hộ vay vốn có nợ quá hạn, nợ chây ỳ; một số hộ ý thức trả nợ kém, chất lượng hoạt động của tổ không tốt, ảnh hưởng không nhỏ đến rủi ro tín dụng

Vì vậy để tạo sự công bằng trong tiếp cận nguồn vốn phát triển kinh tế, trong thời gian tới Ngân hàng cần phối hợp tốt hơn nữa với chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể để hoàn thiện quy trình xét duyệt hồ sơ vay vốn để đảm bảo sự công bằng, hỗ trợ đúng đối tượng, đúng mục đích.

- Năng lực quản lý, điều hành của các đơn vị nhận uỷ thác: Theo văn bản thoả thuận về việc uỷ thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách giữa NHCSXH và các tổ chức chính trị - xã hội, vai trò quản lý và điều hành cực kỳ quan trọng có tác động rất lớn đến việc hạn chế thấp nhất rủi ro tín dụng Các Hội, đoàn thể chủ yếu quan tâm nhiều hơn đến việc giải ngân cho vay và thu lãi, thu nợ mà thiếu quan tâm đến những nội dung công việc khác, đơn cử như công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách tín dụng và các quy định của ngân hàng nhiều nơi chưa làm tốt, chưa kịp thời; cán bộ hội chưa bám sát và theo dõi thường xuyên hoạt động của Tổ TK&VV chưa tham gia đầy đủ các cuộc họp giao ban hàng tháng theo quy định nên hạn chế đến việc tiếp thu và triển khai công việc sau giao ban, không tháo gỡ được khó khăn, vướng mắc, thiếu sâu sát Nơi nào có sự chỉ đạo việc thành lập, củng cố hoạt động của tổ TK&VV, đúng quy trình, duy trì sinh hoạt tổ định kỳ, bình xét cho vay công khai, thường xuyên giám sát quá trình sử dụng vốn vay của hộ vay vốn, lồng ghép, phối hợp có hiệu quả giữa các chương trình, dự án KT - XH trên địa bàn với hoạt động tín dụng của NHCSXH và có sự phối hợp kết hợp chặt chẽ với cơ quan khuyến nông, khuyến lâm để hỗ trợ hộ nghèo về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, sử dụng vốn vay hiệu quả và xử lý dứt điểm các trường hợp phát sinh nợ xấu, nơi đó tiềm ẩn rủi ro tín dụng thấp. Ngược lại, ở những nơi các cấp hội nhận uỷ thác cho vay, không có sự kiểm tra trong vòng 30 ngày sau giải ngân và không kiểm soát, đối chiếu vốn chặt chẽ, không tranh thủ sự chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương để chỉ đạo hoạt động của Tổ TK&VV, nguồn vốn tín dụng chính sách phát huy kém hiệu quả, nguyên nhân rủi ro tín dụng cao Hướng dẫn, kiểm tra, chỉ đạo của Hội, đoàn thể cấp huyện còn mang tính hình thức, chưa thật sự quan tâm đến nguồn vốn của Chính phủ.

- Theo số liệu phân tích, nguồn vốn cho vay chưa chủ động, đôi khi hộ dân cần vay vốn để giải quyết cho kịp thời vụ thì khó khăn về vốn, do nguồn vốn chủ yếu dựa vào nguồn vốn TW, đôi lúc chưa đáp ứng đủ nhu cầu đầu tư vào SXKD của hộ nghèo, điều này đã phần nào tác động làm hạn chế hiệu quả sử dụng vốn vay. b Nguyên nhân

- NHCSXH về hình thức là một tổ chức tín dụng của Nhà nước có tư cách pháp nhân nhưng trong hoạt động còn chịu sự tác động của nhiều phía như: chế độ tài chính phụ thuộc Bộ tài chính, quy trình nghiệp vụ phụ thuộc Ngân hàng nhà nước và một số bộ ngành có liên quan; việc cho vay ủy thác đôi khi còn bị động về phía lựa chọn đối tượng cho vay nên khó khăn trong công tác chỉ đạo và điều hành Các chương trình cho vay đều do Chính phủ chỉ định nên NHCSXH không chủ động được các đối tượng, nguồn vốn cho vay.

- Việc tổ chức đào tạo, tập huấn nghiệp vụ ngân hàng cho cán bộ xã, cán bộ hội đoàn thể, tổ TK&VV chưa được quan tâm đúng mức Tuy hàng năm, NHCSXH huyện đều tổ chức tập huấn nghiệp vụ ngân hàng cho cán bộ xã, cán bộ hội đoàn thể, tổ TK&VV nhưng còn làm theo kiểu hình thức; mang tính dập khuôn theo tài liệu, không có “cầm tay, chỉ việc” nên công tác tập huấn chưa mang lại kết quả, điều này cũng ảnh hưởng đến việc chuyển tải nguồn vốn ưu đãi đến hộ nghèo.

- Sự phối hợp giữa NHCSXH với các cơ quan ban ngành vẫn chưa đồng bộ, phân định trách nhiệm chưa rõ ràng Nên nhiều địa phương, cấp ủy Đảng chưa quan tâm đúng mức đến công tác cho vay và quản lý nguồn vốn vay nên ảnh hưởng đến hiệu quả nguồn vốn vay.

Định hướng hoàn thiện hoạt động cho vay tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam

3.1.1 Định hướng và mục tiêu hoàn thiện hoạt động cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn tới a Định hướng hoạt động cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng CSXH huyện Quế Sơn

- Tổ chức tốt điểm giao dịch xã, đưa NHCSXH về gần với người dân Một mô hình rất nổi bật của NHCSXH mà không một NHTM nào có đó chính là Điểm giao dịch xã NHCSXH tổ chức giao dịch lưu động tại xã có ý nghĩa to lớn về chính trị - xã hội, tạo điều kiện cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận được nguồn vốn của Chính phủ

- Tranh thủ huy động nguồn vốn của địa phương Bảo đảm cho 100% hộ nghèo có nhu cầu và đủ điều kiện được vay vốn phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.

- Phát huy hiệu quả, chất lượng hoạt động của Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện Nâng cao công tác chỉ đạo, điều hành, kiểm tra tại cơ sở hàng quý.

- Nâng cao hiệu quả phương thức ủy thác bán phần thông qua các tổ chức chính trị - xã hội với sự tham gia giám sát của lãnh đạo cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong công tác triển khai cho vay và quản lý tốt nguồn vốn vay.

- Tiếp tục công tác đào tạo cán bộ của các đơn vị nhận ủy thác, cán bộ cấp xã, tổ TK&VV cũng như cán bộ Ngân hàng, để nâng cao hiệu quả trong công việc Xây dựng cụ thể kế hoạch tập huấn hàng năm nhằm cũng cố và trang bị thêm kiến thức cho các Tổ chức hội nhận ủy thác, cán bộ ban xóa đói giảm nghèo xã, các tổ TK&VV, trưởng thôn.

- Củng cố, kiện toàn tổ Tiết kiệm và vay vốn hoạt động không hiệu quả Nâng cao chất lượng ủy nhiệm của Tổ Xây dựng mô hình Tổ TK&VV điển hình, đảm bảo 100% Tổ xếp loại Tốt, Khá hàng tháng.

- Nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo tỷ lệ nợ quá hạn dưới 0.03%. b Mục tiêu hoàn thiện hoạt động cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng CSXH huyện Quế Sơn

- Giao dịch xã hàng tháng tại trụ sở UBND theo đúng lịch niêm yết

- Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng và các đơn vị ủy thác tăng cường công tác tuyên truyền về các chủ trương chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước đến mọi tầng lớp nhân dân, để người dân được tiếp cận với nguồn vốn của Chính phủ.

- Đơn giản hóa thủ tục bình xét cho vay ở cơ sở, tạo điều kiện cho hộ vay được tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn.

- Nâng cao chất lượng hoạt động tổ TK&VV, gắn trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của tổ viên đối với Tổ Củng cố lại Tổ xếp loại Trung bình 2 tháng liên tiếp

- Tập trung nâng cao chất lượng tín dụng, xử lý kịp thời nợ đến hạn, nâng cao tỉ lệ thu hồi nợ đạt 80%, không để xảy ra tình trạng nợ xâm tiêu chiếm dụng.

- Xét duyệt hồ sơ vay đúng đối tượng, đúng mục đích sử dụng vốn, không chạy theo thi đua, thành tích Đảm bảo khả năng thu hồi nợ khi đến hạn.

- Huy động tiền gửi tiết kiệm qua Tổ đạt hiệu quả, 100% hộ nghèo tham gia gửi tiết kiệm hàng tháng, tạo thói quen cho người dân có ý thức tích góp để trả nợ.

3.1.2 Thuận lợi và khó khăn trong công tác cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam a Thuận lợi

Hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam đã được sự quan tâm, giúp đỡ của Cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp, cộng tác có trách nhiệm của các ban ngành, tổ chức đoàn thể các cấp.

Công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm được toàn xã hội quan tâm, coi đây là một trong những mục tiêu trọng yếu của địa phương.

Cơ sở vật chất, trụ sở làm việc đã được xây dựng; hệ thống tổ chức mạng lưới ngày càng được củng cố, đáp ứng yêu cầu mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng của NHCSXH.

Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam

3.2.1 Giải pháp đối với công tác nguồn vốn cho vay hộ nghèo Để phát huy vai trò và nâng cao hơn nữa chất lượng nguồn vốn cho tại NHCSXH trên địa bàn thị xã trong thời gian tới, các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội từ thị xã đến các phường, xã cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp như sau:

- Các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội thị xã tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 46-KH/TU, ngày 20/10/2021 của Ban Thường vụ Thị ủy triển khai thực hiện Kế hoạch số 41-KH/TU, ngày 30/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy triển khai thực hiện Kết luận số 06-KL/TW, ngày 10/6/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội.

- Ủy ban nhân dân thị xã tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt Đề án bổ sung nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH thị xã để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn huyện Quế Sơn, giai đoạn 2020 – 2025; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tiếp tục rà soát các nguồn quỹ hiện đang quản lý, trường hợp không trái với các hướng dẫn, yêu cầu, quy định của các nguồn quỹ để xem xét gửi tạiNHCSXH thị xã.

3.2.2 Giải pháp đối với tổ TK&VV cho vay hộ nghèo Ðể phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách, Chi nhánh NHCSXH tỉnh đề nghị, chính quyền địa phương trên địa bàn toàn tỉnh cần rà soát lại các tổ TK&VV, phối hợp đào tạo, tập huấn nâng cao chất lượng các tổ TK&VV, các hội đoàn thể để nâng cao chất lượng tín dụng

Trong thời gian tới, ngành tiếp tục chỉ đạo các tổ tiết kiệm và vay vốn tuyên truyền và phối hợp thực hiện giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng

- Tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động tại điểm giao dịch xã, chất lượng hoạt động ủy thác, chất lượng hoạt động của tổ TK&VV

- Chỉ đạo các tổ tiết kiệm và vay vốn phối hợp thực hiện hoàn thành chỉ tiêu huy động vốn và tăng trưởng dư nợ các chương trình tín dụng theo mục tiêu đề ra

- Tập trung rà soát nhu cầu vay vốn, bình xét cho vay, hoàn thiện hồ sơ để giải ngân nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác phục vụ sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế

- Đảm bảo các hộ có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn đều được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng chính sách.

Bằng những biện pháp tích cực nhằm đưa hoạt động của các tổ TK&VV ngày càng đi vào nền nếp, đóng góp hiệu quả hơn cho hoạt động của Ngân hàng CSXH, góp phần phát huy hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi của Nhà nước Đồng thời, tạo tiền đề cũng như động lực giúp người dân vươn lên ổn định cuộc sống, góp phần thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh xã hội, thúc đẩy kinh tế - xã hội ở địa phương ngày càng phát triển và hạn chế hoạt động tín dụng đen

3.2.3 Giải pháp đối với công tác quản lý và điều hành cho vay hộ nghèo

NHCSXH muốn phát huy vai trò và nâng cao chất lượng quản lý và điều hành trên địa bàn thị xã trong thời gian tới cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp như sau:

- Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả mô hình tổ chức và phương thức quản lý tín dụng chính sách xã hội đặc thù; chủ động thực hiện tốt việc huy động, quản lý và sử dụng vốn hiệu quả; duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động tại các Điểm giao dịch phường, xã; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa ngân hàng.

- Nâng cao năng lực quản trị, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ; phối hợp kiểm tra, giám sát đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội, hoạt động nhận ủy thác của các đoàn thể chính trị - xã hội và tình hình sử dụng vốn của người vay.

- Tăng cường công tác đào tạo cán bộ, viên chức, bổ sung, kiện toàn, bồi dưỡng nhân sự để thực hiện tốt công tác tín dụng chính sách xã hội.

- Chủ động phối hợp với các phòng, ban, ngành liên quan, tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời tháo gỡ các khó khăn,vướng mắc trong quá trình hoạt động và xử lý nợ.

Một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam

3.3.1 Về Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quế Sơn

Như được trình bày trong chương 2, dù đạt được nhiều thành tựu cho vay hộ nghèo, Ngân hàng vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, và cần thay đổi chiến lược cho vay hộ nghèo để thích ứng với công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn trong thời gian tới Cụ thể Ngân hàng cần thực hiện các giải pháp sau đây:

Thứ nhất, tích cực huy động nguồn vốn xã hội cho vay hộ nghèo

Như đã phân tích trong chương 2, nguồn vốn chủ yếu của NHCSXH hiện nay đang triển khai cho vay hộ nghèo là được cấp là từ Ngân sách nhà nước, số nguồn vốn huy động tại địa phương để cho vay chiếm tỷ lệ rất thấp Trong khi nợ công đang gia tăng, để đảm bảo nguồn vốn cho hộ nghèo vay, Ngân hàng cần huy động tối đa nhiều nguồn vốn xã hội hóa cho tín dụng hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác Do vậy, trong thời gian tới, ngân hàng cần tiếp tục tập trung cách thức huy động, tăng trưởng nguồn vốn theo hướng:

- Gia tăng nguồn vốn ngân hàng nhận từ cho, tặng, tiền gửi tự nguyện không phải trả lãi hoặc lãi suất thấp.

- Phát huy hiệu quả hoạt động của các tổ TK&VV trong việc huy động tiền gửi từ cộng đồng cho vay hộ nghèo.

- Cần đẩy mạnh huy động vốn từ các tổ chức phi chính phủ và nguồn vốn ODA (lãi suất từ 0,06%-0,17%/tháng, thời gian sử dụng dài, có thời gian ân hạn), vốn cấp theo các dự án, vốn vay ngân hàng thế giới WB,…

- Nguồn vốn huy động theo lãi suất thị trường sẽ quyết định khả năng bền vững của ngân hàng.

- Hình thức huy động vốn thông qua mở tài khoản tiền gửi thanh toán cũng nên được ngân hàng xém xét.

- Nhu cầu vốn trung và dài hạn của NHCSXH là rất lớn, do đó ngân hàng được phép phát hành trái phiếu ra thị trường có sự bảo lãnh của Chính phủ.

Thứ hai, khuyến khích vay phát triển các dự án, trang trại

- Để lồng ghép với chính sách hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, cần chuyển đổi chiến lược cho vay quy mô nhỏ sang cho vay theo dự án.

- Để góp phần cho hộ nghèo sử dụng vốn vay có hiệu quả thì NHCSXH cần phối hợp với các tổ chức hội, chỉ đạo ban quản lý tổ vay vốn thực hiện dân chủ, công khai trong quá trình bình xét cho vay; trên cơ sở nhu cầu vay vốn của các hộ thì ngân hàng đáp ứng tối đa thời gian cho vay.

- Ngân hàng cần cải thiện thời gian giải ngân nguồn vốn cho hộ nghèo Việc cung ứng vốn cho hộ nghèo phải kịp thời.

Thứ ba, Nâng cao chất lượng công tác quản lý, và giám sát sử dụng vốn vay

Có thể thấy, quy trình và thủ tục vay của Ngân hàng là khá chặt chẽ, và vì thế hạn chế được rủi ro tín dụng, thất thoát nguồn vốn Tuy nhiên, để gia tăng hiệu quả vay vốn, và tránh việc gia tăng nợ xấu, trong thời gian tới, Ngân hàng cần tăng cường:

Thứ tư, Gia tăng số lượng nhân viên, tăng cường đào tạo, tập huấn nghiệp vụ cho nhân viên, các tổ TK&VV, các tổ chức xã hội

- Như phân tích trong chương 2, nhiều khách hàng vay vốn còn phàn nàn về thời gian xử lý hồ sơ chậm trễ Nguyên nhân cho tình trạng này là do địa bàn trải rộng trong khi lực lượng nhân viên Ngân hàng mỏng Vì thế, Ngân hàng nên tăng cường thêm nhân viên tại các phòng giao dịch các xã để giúp giải quyết hồ sơ, thủ tục nhanh chóng.

- Đối với cán bộ NHCSXH ngoài kiến thức chuyên môn nghiệp vụ giỏi phải có chuyên môn về SXKD, để giúp hộ nghèo sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả, tư vấn cho khách hàng của mình nên vay vốn để làm gì? Số tiền vay bao nhiêu?

- Coi trọng công tác đào tạo cán bộ ngân hàng, làm cho tất cả cán bộ nhân viên ngân hàng đều tinh thông nghiệp vụ, nắm vững các chủ trương của Đảng và Nhà nước về tín dụng chính sách

- Tiếp tục củng cố, sắp xếp bộ máy cán bộ từ huyện đến xã, thực hiện bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ, nhằm đáp ứng nhu cầu công việc được giao

- Tăng cương tập huấn, đào tạo, hỗ trợ nghiệp vụ cho các tổ chức đoàn thể, các tổ TK&VV.

3.3.2 Về mạng lưới hoạt động của điểm giao dịch xã và các tổ TK&VV

Mạng lưới hoạt động của Ngân hàng CSXH huyện Quế Sơn có 1 trụ sở làm việc, 11 điểm giao dịch tại xã, thị trấn và 229 tổ tiết kiệm và vay vốn Ngân hàng CSXH huyện Quế Sơn nơi trực tiếp thực hiện việc cho vay vốn đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách, đồng thời có các tổ giao dịch, làm việc tại tất cả các điểm giao dịch tại xã, thị trấn trên địa bàn toàn huyện Điểm giao dịch xã của NHCSXH tạo mạng lưới hoạt động rộng khắp nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi nhất để người nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ưu đãi và thực hiện trả lãi, nợ, kịp thời ngay tại xã, thị trấn Trong thời gian tới, để cải thiện chất lượng phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, Ngân hàng CSXH huyện Quế Sơn cần tiếp tục hoàn thiện điểm giao dịch tại xã, theo hướng:

Thứ nhất, Cần phối hợp tốt với tác Tổ TK&VV để thông báo chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác đến tận các thôn xóm, giúp các hộ có nhu cầu có thể tiếp cận nguồn vốn ưu đãi cho sản xuất chăn nuôi.

Thứ hai, Đa phần các kênh tín dụng của ngân hàng thông qua các tổ chức xã hội như hội phu nữ, hội nông dân, các tổ TK&VV.

Thứ ba, Ngân hàng CSXH huyện phải tăng số cán bộ trực giao dịch tại xã, thị trấn; tổ giao dịch xã tối thiểu 5 thành viên tham gia giao dịch và tiếp xúc trực tiếp với người dân để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình vay vốn và sử dụng vốn, tránh tình trạng kéo dài thời gian xử lý hồ sơ và giải ngân.

Thứ tư, Trong hệ thống tổ chức cho vay của NHCSXH Quế Sơn, các tổ

TK&VV đóng một vai trò then chốt trong việc thực hiện hoạt động cho vay đối với hộ nghèo.

Thứ năm, Để ban quản lý tổ vay vốn hoạt động tốt, NHCSXH cần phải thường xuyên tập huấn cho ban quản lý tổ về nghiệp vụ tín dụng ngân hàng, ghi chép sổ sách của tổ; thành thạo việc tính lãi của các thành viên, trích hoa hồng, lựa chọn những tổ trưởng có trách nhiệm, nhiệt tình, liêm chính, … Đào tạo ban quản lý tổ vay vốn thành cán bộ NHCSXH “không chuyên” và thực sự là cánh tay nối dài của NHCSXH.

3.3.3 Về công tác ủy thác vốn vay qua các tổ chức chính trị - xã hội

Do đặc điểm đối tượng khách hàng của NHCSXH là những hộ nghèo, những hộ thuộc diện chính sách của nhà nước, nhất là miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số Để tạo điều kiện tiết giảm chi phí cho người vay, NHCSXH thực hiện phát tiền vay trực tiếp đến người dân ngay tại điểm giao dịch xã NHCSXH đã thực hiện cơ chế ủy thác bán phần qua các tổ chức chính trị xã hội (HND, HPN, HCCB, ĐTN); có 3 nội dung ủy thác, cụ thể như sau: Công tác tuyên truyền, vận động; Kiểm tra, giám sát hoạt động của Tổ TK&VV, Ban Quản lý Tổ và tổ viên Tổ TK&VV; Các hoạt động phối hợp thực hiện cùng NHCSXH Trong thời gian qua, công tác ủy thác cho vay thông qua các tổ chức Hội, đoàn thể tại NHCSXH huyện Quế Sơn vẫn còn một số tồn tại Do đó, để tiếp tục duy trì và đẩy mạnh phương thức cho vay ủy thác bán phần qua các Tổ chức chính trị xã hội trong thời gian tới, cần thực hiện tốt một số việc sau đây:

Ngày đăng: 05/12/2023, 22:45

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của NHCSXH huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam - Giải pháp hoàn thiện hoạt động cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện quế sơn, tỉnh quảng nam
Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của NHCSXH huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam (Trang 29)
Bảng 2.1. Tổng nguồn vốn huy động tại Ngân hàng CSXH Huyện Quế Sơn giai đoạn 2020-2022 - Giải pháp hoàn thiện hoạt động cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện quế sơn, tỉnh quảng nam
Bảng 2.1. Tổng nguồn vốn huy động tại Ngân hàng CSXH Huyện Quế Sơn giai đoạn 2020-2022 (Trang 30)
Bảng 2.4. Cơ cấu nguồn vốn cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng CSXH huyện Quế Sơn giai đoạn 2020-2022 - Giải pháp hoàn thiện hoạt động cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện quế sơn, tỉnh quảng nam
Bảng 2.4. Cơ cấu nguồn vốn cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng CSXH huyện Quế Sơn giai đoạn 2020-2022 (Trang 35)
Bảng 2.5. Cơ cấu nguồn vốn cho vay hộ nghèo theo địa bàn tại Ngân hàng CSXH huyện Quế Sơn giai đoạn 2020-2022 - Giải pháp hoàn thiện hoạt động cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện quế sơn, tỉnh quảng nam
Bảng 2.5. Cơ cấu nguồn vốn cho vay hộ nghèo theo địa bàn tại Ngân hàng CSXH huyện Quế Sơn giai đoạn 2020-2022 (Trang 37)
Hình 2.2. Sơ đồ cho vay hộ nghèo - Giải pháp hoàn thiện hoạt động cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện quế sơn, tỉnh quảng nam
Hình 2.2. Sơ đồ cho vay hộ nghèo (Trang 40)
Bảng 2.6. Mục đích sử dụng vốn vay của hộ nghèo tại Ngân hàng CSXH huyện Quế Sơn giai đoạn 2020-2022 - Giải pháp hoàn thiện hoạt động cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện quế sơn, tỉnh quảng nam
Bảng 2.6. Mục đích sử dụng vốn vay của hộ nghèo tại Ngân hàng CSXH huyện Quế Sơn giai đoạn 2020-2022 (Trang 42)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w