DAI HOC QUOC GIA THANH PHO HO CHi MINH TRUONG DAI HOC BACH KHOA
TRINH NGUYEN VIET TAM
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
BẢO VỆ RƠ LE LƯỚI ĐIỆN TRUYỀN TẢI
THÀNH PHỔ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành : Mạng và Hệ Thống Điện Mã số ngành : 2.06.07
A OOO a
LUAN VAN THAC SY
Trang 2CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH - Cán bộ hướng dẫn khoa học :
Tiến Sỹ Nguyễn Hoàng Việt
- Luận văn Thạc sỹ được bảo vệ tại : HỘI ĐỒNG CHẤM
BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SỸ TRƯỜNG ĐẠI HỌC
BÁCH KHOA TPHCM,ngày tháng năm200
Trang 3
PAI HOC QUOC GIA CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET NAM
THÀNH PHỔ HỒ CHÍ MINH Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
TRƯỜNG ĐẠIHỌCBÁCHKHOA Ð o0o
NHIEM VU LUAN VAN THAC SY
Ho va tén hoc vién: Trinh Nguyén Viét Tam Phái: Nam
Ngày sinh : 10 /08 /1972 Nơi sinh: Thủ Đức ~ Gia Định
Chuyên ngành: Mạng Và Hệ Thống Điện
1 TÊN ĐỀ TÀI : Định hướng phát triển bảo vệ Rơ le lưới điện truyền tải Thành Phố Hồ Chí Minh
2/ NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG :
3/ NGAY GIAO NHIEM VU : 01 tháng 12 năm 2003
4/ NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VU: 01 thang 05 nam 2004
5/ HO VA TEN CAN BO HƯỚNG DAN: TSNGUYEN HOANG VIET 6/ HO VA TEN CAN BO CHAM NHAN XET 1:
7/ HO VA TEN CAN BO CHAM NHAN XET 2:
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CÁN BỘ NHẬN XÉT1 CÁN BỘ NHÂN XÉT 2
Nội dung và để cương luận văn thạc sỹ đã được Hội Đồng Chuyên Ngành
thông qua
Ngay 01 tháng 12 năm 2003
TP ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC CHỦ NHIỆM NGÀNH
Trang 4LOI CAM ON
Thêm ba năm nữa đã trôi qua, quảng thời gian
thứ hai Em mang tập sách đến giảng đường Trường Đại học Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh, q
trình học tập thứ hai Em được Thầy cô của Trường, Khoa điện, Bộ môn Hệ thống điện giảng dạy, hướng
dẫn để vài ngày nữa là bảo vệ Luận văn tốt nghiệp
bậc học Thạc sỹ ngành Mạng và Hệ thống điện
Em xin chân thành cảm ơn công lao của Quý Thây
Cô đã giảng dạy, hướng dẫn cho Em hoàn thành bậc học thứ ba trong cuộc đời mình, đặc biệt là Thầy Tiến Sỹ Nguyễn Hoàng Việt đã hướng dẫn Em hoàn
thành Luận văn tốt nghiệp trong thời gian vừa qua Tp HCM, ngày 12 tháng 05 năm 2004
Trịnh Nguyễn Viết Tâm
Trang 5TOM TAT
NOI DUNG LUAN VAN
Nam 1986, nén kinh tế nước ta bắt đầu phát triển sau nhiều năm tụt hậu,
tiến trình cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa để xây dựng cơ sở vật chất kỹ
thuật cao cho xã hội mới diễn ra mỗi lúc một mạnh mẽ nhất là tại Thành
phố Hồ Chí Minh
Đứng trước yêu cầu phát triển nền kinh tế như thế thì nhiệm vụ ngành
điện phải làm thế nào phát triển lưới điện nhanh chóng để đáp ứng được nhu cầu sử dụng điện tăng vọt của xã hội Có lúc ngành điện Thành Phố Hồ Chí Minh đã phát triển lưới điện ổ ạt bằng các cơng trình tạm bợ chấp vá
với thiết bị kém chất lượng, chưa hoàn thiện lại phải sử dụng dài lâu để
cung cấp điện trong khi chờ dự án chính thức triển khai đâu tư xây dựng từ
vài tháng đến tám năm vì khơng có vốn đầu tư
Rồi khi có trạm biến áp mới thì thiết bị được lắp đặt cũng không hề đồng
bộ dẫn đến việc kết nối hệ thống thông tin không thực hiện được và khó phối hợp trị số đặt cho Rơ le bảo vệ vì dạng đặc tính khác nhau Kết quả
là tạm đáp ứng được nhu cầu sử dụng điện với một chất lượng điện năng nhất định và ngày càng được cải thiện Song, việc gián đoạn điện chưa hợp
lý còn nhiễu như hư thiết bị kém chất lượng, Rơ le tác động sai, chạm cáp
mạch kiểm soát, nhiều bất cập, khó khăn trong vận hành đã và đang xay
ra đâu đó trên lưới mà có khi hư hao cả tài sản có giá trị lớn
Với mong muốn khảo sát đánh giá lại hệ thống bảo vệ Rơ le lưới điện
truyền tải Thành Phố Hồ Chí Minh nhằm tìm những khuyết điểm, tổn tại, hạn chế để đưa ra giải pháp khắc phục các điểm yếu đó đồng thời định
hướng phát triển bảo vệ Rơ le lưới điện trong những năm tới giúp cho hệ thống điện cung cấp cho khách hành liên tục hơn, tin cậy hơn, kinh tế hơn, dễ vận hành hơn và phù hợp với công nghệ mới trong thời đại tự động hoá ngày càng cao nhờ công nghệ thông tin Em đã nghiên cứu hiện trạng lưới
điện nhằm tìm ra hướng phát triển sắp tới cho hệ thống bảo vệ Rơ le lưới
điện truyền tải Thành Phố Hồ Chí Minh - Việt Nam
Trang 6
MUC LUC LUAN VAN Trang
Tóm tắt nội dung 1 Mục lục luận văn 2
Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 4
1.1 Đặt vấn để 4 1.2 Mục tiêu cần đạt được 7-
1.3 Tư liệu - Số liệu 8
1.4 Tài liệu tham khảo 9
Chương 2 : HIỆN TRẠNG LƯỚI ĐIỆN TRUYỀN TẢI 10
2.1 Tổng thể lưới điện 10
2.2 Đường dây tải điện 13
2.3 Trạm biến áp 21 2.4 Vận hành hệ thống điện 29 2.5 Khảo sát ngắn mạch trên lưới điện 31
Chương 3 : HIỆN TRẠNG BẢO VỆ RƠ LE LƯỚI ĐIỆN 39
3.1 Máy biến điện áp 39
3.2 Máy biến dòng điện 39
3.3 Rơ le bảo vệ 40
_ 3.4 Mạch nhị thứ 49
3.5 Vận hành hệ thống bảo vệ Rơ le 60
Chương 4 : ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG BẢO VỆ RƠ LE 61
5.1 Về cấu trúc lưới điện 61
5.2 Về Rơ le bảo vệ 68
5.3 Về mạch nhị thứ 91
5.4 Sự cố mất điện từ năm 2001 đến 2003 92
Chương 5 : ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BẢO VỆ RƠLE 109
6.1 Về kết cấu lưới điện 109
6.2 Về Rơ le bảo vệ 111
6.3 Về mạch nhị thứ 123
6.4 Giới thiệu về Rơ le kỹ thuật số hiện đại 123
Trang 7
Phu luc: THONG SO VA CAC BAN VE LUGI DIEN
Phụ lục 1.1 Thông số kỹ thuật đường dây tải điện 66, 110 kV
Phụ lục 1.2 Thông số kỹ thuật máy cắt điện lưới truyền tải
Phụ lục 1.3 Thông số kỹ thuật máy biến áp lực 66, 110 kV
Phụ lục 1.4 Thông số kỹ thuật máy biến điện áp lưới truyền tải
Phụ lục 1.5 Thông số kỹ thuật máy biến dòng điện lưới truyền tải
Phụ lục 1.6 Thống kê Rơ le bảo vệ lưới điện 66, 110 kV Tp Hồ Chí Minh Phụ lục 2.1 Sơ đồ hiện hữu lưới điện truyền tải Thành phố Hồ Chí Minh
Phụ lục 2.2 Bản đồ hiện hữu lưới điện truyền tải Thành phố Hồ Chí Minh
Phụ lục 2.3 Bản đồ lưới điện truyền tải Thành phố Hồ Chí Minh năm 2010
Phụ lục 3.1 Sơ đồ hiện hữu nguyên lý đo lường - bảo vệ trạm An Khánh
Phụ lục 3.2 Sơ đồ hiện hữu nguyên lý đo lường - bảo vệ trạm An Nghĩa
Phu lục 3.3 Sơ đỗ hiện hữu nguyên lý đo lường - bảo vệ trạm Bà Quẹo
Phụ lục 3.4 Sơ đồ hiện hữu nguyên lý đo lường - bảo vệ trạm Bến Thành
Phụ lục 3.5 Sơ đồ hiện hữu nguyên lý đo lường - bảo vệ trạm Bình Triệu
Phụ lục 3.6 Sơ đồ hiện hữu nguyên lý đo lường - bảo vệ trạm Cần Giờ
Phụ lục 3.7 Sơ đồ hiện hữu nguyên lý đo lường - bảo vệ trạm Chánh Hưng
Phụ lục 3.8 Sơ đồ hiện hữu nguyên lý đo lường - bảo vệ trạm Chợ Lớn
Phụ lục 3.9 Sơ đồ hiện hữu nguyên lý đo lường - bảo vệ trạm Củ Chi
Phụ lục 3.10 Sơ đồ hiện hữu nguyên lý đo lường - bảo vệ trạm Hốc môn
Phụ lục 3.11 Sơ đồ hiện hữu nguyên lý đo lường - bảo vệ trạm Hoá Xa
Phụ lục 3.12 Sơ đồ hiện hữu nguyên lý đo lường - bảo vệ trạm Hùng Vương Phụ lục 3.13 Sơ đồ hiện hữu nguyên lý đo lường - bảo vệ trạm Lưu Động 1 Phụ lục 3.14 Sơ đồ hiện hữu nguyên lý đo lường - bảo vệ trạm Lưu Động 2 Phụ lục 3.15 Sơ đổ hiện hữu nguyên lý đo lường - bảo vệ trạm NamSaiGonl Phụ lục 3.16 Sơ đồ hiện hữu nguyên lý đo lường - bảo vệ trạm Nhà Bè Phụ lục 3.17 Sơ đồ hiện hữu nguyên lý đo lường - bảo vệ trạm Phú Định Phụ lục 3.18 Sơ đồ hiện hữu nguyên lý đo lường - bảo vệ trạm Phú Hồ Đơng Phụ lục 3.19 Sơ đồ hiện hữu nguyên lý đo lường - bảo vệ trạm Phú Lâm Phụ lục 3.20 Sơ đồ hiện hữu nguyên lý đo lường - bảo vệ trạm Sao Mai Phụ lục 3.21 Sơ đồ hiện hữu nguyên lý đo lường - bảo vệ trạm Tân Bình 1 Phụ lục 3.22 Sơ đồ hiện hữu nguyên lý đo lường - bảo vệ trạm Thanh Da Phụ lục 3.23 Sơ đô hiện hữu nguyên lý đo lường - bảo vệ trạm Thủ Đức
Phụ lục 3.24 Sơ đồ hiện hữu nguyên lý đo lường - bảo vệ trạm Thủ Đức Bắc
Phụ lục 3.25 Sơ đồ hiện hữu nguyên lý đo lường - bảo vệ trạm Trường Đua
Phụ lục 3.26 Sơ đồ hiện hữu nguyên lý đo lường - bảo vệ trạm Việt Thành 1 Phụ lục 3.27 Sơ đô hiện hữu nguyên lý đo lường - bảo vệ trạm Việt Thành 2 Phụ lục 3.28 Sơ đồ hiện hữu nguyên lý đo lường - bảo vệ trạm Vikimco
Phụ lục 3.29 Sơ đồ hiện hữu nguyên lý đo lường - bảo vệ trạm Vĩnh Lộc
Phụ lục 3.30 Sơ đồ hiện hữu nguyên lý đo lường - bảo vệ trạm Xa Lộ
Trang 8
Chương thứ nhất :
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
11 ĐẶT VẤN ĐỀ :
Kinh tế xã hội Việt Nam sau năm 1975 thuộc loại nghèo nàn lạc hậu và bất ổn vào bậc nhất trên thế giới Hai cuộc chiến tranh hơn trăm năm giành độc lập từ tay đế quốc Pháp và Mỹ đã để lại cho nhân dân ta quá nhiều hậu quả từ
nghèo đói, bệnh tật, cơ sở hạ tầng xác sơ, khoa học công nghệ thấp kém, tàn
dư xã hội cũ, thiếu trình độ quản lý kinh tế xã hội mà mãi đến năm 1986 ta
mới bắt đầu khởi sắt trong đường lối phát triển nhằm thoát khỏi khủng hoảng
kinh tế - giữ vững an nỉnh chính trị xã hội, xóa đói giảm nghèo và nâng thu nhập bình quân đầu người từ 200 lên 400 USD/người/năm vào năm 2000 (xếp là nước nghèo khi thu nhập dưới 675 USD) Và Nghị quyết Đại hội dang 8 dé
ra mục tiêu phấn đấu đến 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp
bằng q trình Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa xuyên suốt thời kỳ quá độ lên
Chủ nghĩa xã hội để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cao cho xã hội mới
Trong bối cảnh ấy thì Thành Phố Hồ Chí Minh tuy là Trung tâm Kinh tế -
Thương mại - Dịch vụ lớn nhất và năng động nhất cả nước vẫn khơng thốt ra khỏi những khó khăn của nền kinh tế Và điều quan trọng hơn là với những
thuận lợi của mình về vị trí địa lý, nguồn nhân lực phải làm thế nào để kinh
tế Thành Phố phát triển trước, phát triển mạnh nhất nước bằng những chủ
trương chính sách tập trung vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang công nghiệp - dịch vụ (phát triển nhiễu Khu Công nghiệp - Khu chế xuất - Khu công nghệ
cao, các dịch vụ ) trong nền kinh tế thị trường để tốc độ tăng trưởng Thành
Phố gấp nhiều lần cả nước (hiện nay bình quân gấp 1,5 lần cả nước và đóng
góp 1/3 cho ngân sách quốc gia vẫn chưa thỏa mãn vì Thượng Hải là Thành
Phố có điều kiện thuận lợi như Thành Phố Hơ Chí Minh mà tốc độ tăng trưởng gấp 6 —- 8 lần tốc độ tăng trưởng của toàn Trung Quốc) Và đặc biệt là năm
2001, Nghị quyết 20 của Bộ Chính Trị Trung Ương Đảng yêu cầu nhiệm vụ
phát triển Thành Phố Hỗ Chí Minh đến năm 2010 phải trở thành một Trung
tâm kinh tế - khoa học kỹ thuật — công nghệ — dịch vụ lớn ngang tầm các nước
trong khu vực Đông Nam Á
Đứng trước yêu cầu phát triển nền kinh tế như thế thì nhiệm vụ cung cấp
điện đã đè nặng trên vai cán bộ, nhân viên ngành điện là phải làm thế nào đáp
ứng được nhu cầu sử dụng điện tăng rất nhanh của Thành Phố thời mở cửa như
là các khu công nghiệp, khu chế xuất, công nghệ cao, khu đô thị mới, các trung tâm dịch vụ khoa học công nghệ, khu vui chơi giải trí, nhà hàng khách sạn
đua nhau mọc lên trong khi ngân sách nhà nước khơng có vốn đầu tư phát triển
lưới điện tương ứng Thực tế những năm đầu đổi mới, lưới điện đã không đáp
Trang 9
ứng được nhu cầu điện năng nên phải cắt điện luân phiên mỗi tuần đến 2 ngày
năm 1992, quá tải nhiều trạm biến áp trung gian năm 1998 dẫn đến phải sa thải phụ tải và quá tải đường dây năm 2000 nên không khai thác hết trạm biến áp Đồng thời phải làm thế nào tăng cường chất lượng điện năng cung cấp cho
khách hàng thật tốt thông qua việc hạn chế gián đoạn điện, đảm bảo ổn định
điện áp và tần số lưới điện
Để đáp ứng được tốc độ phát triển nhu câu phụ tải cao như vậy, có lúc Công
ty Điện Lực Thành Phố Hồ Chí Minh đã phát triển lưới điện ổ ạt bằng các
cơng trình tạm bợ chấp vá với thiết bị kém chất lượng, chưa hoàn thiện lại
phải sử dụng đài lâu để cung cấp điện trong khi chờ dự án chính thức triển khai
đầu tư xây dựng từ vài tháng đến tám năm Rồi khi có trạm biến áp mới thì
thiết bị được lắp đặt cũng không hề đồng bộ dẫn đến việc kết nối hệ thống
thông tin không thực hiện được và khó phối hợp trị số đặt cho Rơ le bảo vệ vì
dạng đặc tính khác nhau Kết quả là tạm đáp ứng được nhu cầu sử dụng điện
với một chất lượng điện năng nhất định và ngày càng được cải thiện Song,
việc gián đoạn điện chưa hợp lý còn nhiều như hư thiết bị kém chất lượng, Rơ
le tác động sai, chạm cáp mạch kiểm soát, ; nhiễu bất cập, khó khăn trong
vận hành đã và đang xảy ra đâu đó trên lưới mà có khi mất tài sản lớn như sự
cố cháy thanh cái 15 kV trạm Hỏa Xa năm 2001
Gián đoạn cung cấp điện là vấn để mà chúng ta, những người của ngành điện
rất quan tâm và bằng mọi giá ngành điện lực phải hạn chế tối đa nhất là do sự
cố dù chủ quan hay khách quan gì cũng vậy Theo thống kê của Tổng Công Ty Điện Lực Việt Nam năm 2002 thì trong sự cố gián đoạn điện của lưới điện Việt
Nam có đến 41 % là do hệ thống bảo vệ Rơ le lưới điện khơng hồn thiện dẫn đến cắt điện nhằm phạm vi cần cô lập, cắt điện không chọn lọc vị trí sự cố, cắt điện mà không cô lập được nơi sự cố sẽ dẫn đến sự cố lớn hơn ảnh hưởng
nhiều hơn đến tình trạng làm việc của hệ thống, mở rộng vùng sự cố mà có thể do một số nguyên nhân cần xem xét sau đây :
1- Nguyên nhân từ công tác thiết kế lưới điện :
- Do chưa có một nguyên tắc chung trong tư vấn thiết kế, nên thực tế chưa có sự chuẩn hố cho các phương thức bảo vệ, bản vẽ thiết kế nhị thứ tại các trạm
và cả khơng có đầy đủ thiết bị nên thiết kế bảo vệ Rơ le chủ yếu phụ thuộc
vào ý đồ của nhà cấp hàng, của đơn vị cung cấp thiết bị làm đơn giản hoá các thiết bị sử dụng dẫn đến mạch khơng hồn thiện, thiết bị không đồng bộ
- Chưa phối hợp chính xác chủng loại Rơle trong một trạm và giữa các trạm do
chưa nắm hết thực trạng lưới điện cũng như do nhiều người thiết kế không giống nhau và cũng không chọn được đúng thiết bị mình mong muốn Người
thiết kế chỉ quan tâm đến một trạm biến áp, một đường dây mình thiết kế mà
khơng nhìn ra lưới, khơng tính tương lai phát triển lưới điện xung quanh và
tổng thể như thế nào dẫn đến rơ le tác động sai
2- Nguyên nhân từ công tác cung cấp vật tư thiết bị :
- Việc lựa chọn các thiết bị lắp đặt mới ở các trạm biến áp mở rộng do Ban
Trang 10
quan ly dự án chịu trách nhiệm (khơng có sự tham gia của đơn vị quản lý vận
hành thiết bi) Các thiết bị được chọn chưa tối ưu, không đồng bộ về công nghệ
giao tiếp - tự động hóa, khơng đây đủ các chức năng thậm chí cịn khập khénh với thiết bị hiện có nên trong vận hành cần phải có những giải pháp kỹ thuật
giữa các thiết bị cũ và mới để đảm bảo vận hành Các thiết bị được lắp đặt mới
trong trạm có tính đồng bộ thấp, tính dự phịng thấp dễ đẫn đến sự cố hỏng
hóc, thay thế lâu và quản lý vận hành gặp khó khăn trở ngại
- Việc chọn lựa thiết bị mới chủ yếu tập trung vào yếu tố giá cả (giá thấp thì chọn) , chưa chú ý nhiều đến chất lượng thiết bị, một số Rơ le không được yêu
cầu cung cấp đủ chức năng để giảm tổng giá trị dự án một số trạm được cung
cấp nhiều chủng loại, nhiều hãng sản xuất khác nhau gây khó khăn trong thí
nghiệm, chỉnh định, quản lý vận hành Rơ le dẫn đến Rơ le tác động sal
3- Nguyên nhân do tính tốn dịng ngắn mạch và trị số đặt cho Rơle :
- Tính tốn dịng ngắn mạch có sai số với thực tế do điện trở điểm ngắn mạch mà chúng ta không lường hết được Đồng thời khi kết cấu lưới điện thay đổi
nhưng chưa được cập nhật tính tốn dịng ngắn mạch lại cũng như chưa tính lại
trị số đặt cho Rơ le nên tác dộng khơng chính xác
- Chưa có tiêu chuẩn chung quy định về bảo vệ Rơ le và tính toán trị số tác động cho Rơ le mà lại do nhiều người tính tốn chung trên lưới và đặc biệt một
số Rơ le mới đưa vào vận hành, nhân viên tính tốn chỉnh định chưa nắm bắt
hoàn toàn các tính năng của Rơ le, chưa qua thực tế để rút ra kinh nghiệm nên
việc tính tốn trị số đặt cho Rơ le bảo vệ đôi khi phối hợp chưa chính xác dẫn
đến tác động sai vùng sự cố
- Việc tính tốn chỉnh định thông số bảo vệ chưa thể hiện rõ sự kiểm tra tính
chọn lọc, độ nhạy của bảo vệ tương ứng với loại sự cố trong vùng và ngoài
vùng bảo vệ mà đặc biệt một số Rơ le mới đưa vào vận hành, việc tính tốn
khơng chính xác, gây tác động không đúng phải thay đổi các thông số chỉnh
định nhiều lần, chấp vá _
- Cấu hình Rơ le số có nhiều chức năng, nhiễu thông số nhưng trong phiếu chỉnh định chỉ thực hiện một số thông số nhất định các thông số còn lại mặc định theo nhà chế tạo, dẫn đến chưa khai thác hế khả năng của Rơ le hoặc một
số trường hợp tác động khơng chính xác
4- Nguyên nhân từ công tác quản lý vận hành Rơ le :
- Người quản lý vận hành cũng chưa ngồi lại xem xét bảo vệ Rơ le của một
trạm biến áp hay tổng thể lưới điện để có để xuất giải quyết về những vấn để
chưa hợp lý, trị số sai, cài đặt và thí nghiệm hiệu chỉnh sai với cả lý do chủ quan lẫn khách quan là đơn vị quản lý vận hành không được trang bị các
chương trình tính tốn lưới điện, phân tích sự cố
- Rơ le đa dạng của nhiều hãng, nhiều chủng loại, nhiều thế hệ gây rất nhiều
khó khăn trong quản lý vận hành như khả năn sử dụng, bảo trì , vận hành mà đôi khi dẫn đến sự cố tác động sai
- Rơ le kỹ thuật số trọn bộ, đắt tiễn, không có dự phịng mà phải nhập ngoại nên khi có hư hỏng bất thường thời gian mua thay thế kéo dài nên phải
Trang 11
chờ duyệt, đặt hàng làm ảnh hưởng rất lớn đến việc cung cấp điện
- Chưa kịp thời thay thế, sửa chữa bảo trì thiết bị hư hỏng kém chất lượng hoặc
chuẩn bị hư do quá trình sử dụng lâu dài vì lý do nào đó hoặc chưa kịp thời
kiểm tra phát hiện thiết bị kém chất lượng dẫn đến sự tác động nhâm của mạch
bảo vệ như chạm cáp nhị thứ, chập tiếp điểm cần điểu khiển, cháy tiếp điểm phụ máy cắt
- Việc thí nghiệm Rơ le, mạch bảo vệ định kỳ hàng năm theo quy định hiện
nay cũng làm giảm tuổi thọ mạch bảo vệ nhất là Rơ le kỹ thuật số
5- Nguyên nhân chủ quan :
- Chưa được trang bị đầy đủ kiến thức, kinh nghiệm nên thiết kế sai, tính tốn sai, cai đặt sai, đấu nối sai Dẫn đến tác động nhầm
- Sơ xuất hoặc không tập trung dẫn đến cài đặt, đấu nối sai nhất là sau thí
nghiệm Rơ le định kỳ hàng năm vì rất nhiều Rơ le khơng có trang bị khối thí nghiệm đi kèm (Test Block)
- Chọn thiết bị không đồng bộ dẫn đến việc kết nối hệ thống thông tin không
thực hiện được và khó phối hợp trị số đặt cho Rơ le bảo vệ vì dạng đặc tính
khác nhau thuận tiện cung cấp thiết bị và làm giảm giá trị dự án để trúng thầu
Với mong muốn khảo sát đánh giá lại hệ thống bảo vệ Rơ le lưới điện truyền
tải Thành Phố Hồ Chí Minh nhằm tìm những khuyết điểm để đưa ra giải pháp
khắc phục các điểm yếu của nó đồng thời định hướng phát triển bảo vệ Rơ le lưới điện trong những năm tới giúp cho hệ thống điện cung cấp cho khách hành
liên tục hơn, tin cậy hơn, đễ vận hành hơn và phù hợp với công nghệ mới trong thời đại tự động hoá ngày càng cao nhờ công nghệ thông tin Em đã nghiên cứu và xin trình bày để tài luận văn tốt nghiệp của mình “Định hướng phát triển bảo vệ Rơ le lưới điện truyền tải Thành Phố Hồ Chí Minh”
Vì thời gian nghiên cứu, tìm hiểu thực tế có hạn nên trong phạm vi luận văn
này người viết chỉ có thể đánh giá hiện trạng và định hướng phát triển bảo vệ Rơle của lưới điện truyền tải từ đầu nguồn 110 kV đến đầu ra tải phân phối của lưới điện Thành phố Hồ Chí Minh thực tế tính đến ngày 31 tháng 12 năm
2003 theo sơ đồ và bản đồ lưới điện ở Phụ Lục 2.1, 2.2 Tuy nhiên, để tài này
cũng đã dọn sẵn đường phát triển rộng ra lưới điện các tỉnh thành, lưới điện
220, 500 KV cũng như toàn hệ thống điện Việt Nam
1.2 MỤC TIÊU CẦN ĐẠT ĐƯỢC :
Để đánh được hiện trạng bảo vệ rơle lưới điện truyền tải Thành Phố Hồ Chí
Minh và để xuất hướng phát triển, luận văn này cần phải :
I- Tập hợp, thống kê tất cả các số liệu hiện trạng lưới điện gồm : thông số
đường dây, thông số máy biến áp, thông số máy biến điện áp, thông số máy biến dòng điện, sơ đổ kết cấu lưới điện, sơ đổ nguyên lý bảo vệ Rơ le các
trạm, thực tế mạch bảo vệ các trạm, trị số cài đặt Rơ le các trạm
2- Phân tích đánh giá cụ thể từng chủng loại Rơ le bảo vệ ; Rơ le
Trang 12
của từng hãng sản xuất ; Rơ le bảo vệ của từng thiết bị, đường dây và từng
trạm biến áp kể cả khó khăn cho việc quản lý vận hành Đồng thời phải để
ra hướng khắc phục các mặt hạn chế, những điều chưa hợp lý
3- Tính tốn ngắn mạch ba loại tại nhiều điểm trên lưới điện kết hợp với trị số
dat cho Ro le do Trung Tâm Điều Độ Hệ Thống Điện Miền Nam cung cấp để xem xét đánh giá hiện trạng bảo vệ Rơ le có đáp ứng được ở từng thiết bị
hay không ? có phối hợp được trong trạm và cả trong toàn lưới điện truyền
tải Thành Phố Hồ Chí Minh hay không ? Đồng thời phải để ra hướng khắc
phục hạn chế cho nếu cần
4- Dựa vào quy hoạch lưới điện trong những năm tới đã được phê duyệt để
định hướng phát triển hệ thống bảo vệ Rơ le lưới điện trong thời gian tới nên như thế nào ? (tất nhiên có những để xuất về kết cấu lưới điện) và có
nghiên cứu để giới thiệu tính năng vài Rơ le kỹ thuật số hiện đại nhất trên
lưới điện của Công Ty Điện Lực Thành Phố Hồ Chí Minh
1.3 TƯ LIỆU - SỐ LIỆU :
Các tư liệu - số liệu sử dụng trong Đề tài tốt nghiệp cao học này được xin từ
Công Ty Điện Lực Tp Hồ Chí Minh (từ Phòng Kỹ Thuật Công Ty và nhiễu
nhất là từ Xí Ngiệp Điện Cao Thế ~ đơn vị quản lý vận hành, bảo trì lưới điện
truyền tải 110 - 66 kV địa phận Thành Phố Hồ Chí Minh) Cơ bản bao gồm
các số liệu và tư liệu nêu sau đây :
- Hiện trạng lưới điện truyền tải như : Sơ đô đơn tuyến lưới điện; Bản đồ lưới điện; Thông số kỹ thuật đường dây; Thông số kỹ thuật máy biến áp lực; Về
máy cắt đang vận hành trên lưới điện; Kết cấu lưới điện theo các chế độ vận
hành và trào lưu công suất
- Hiện trạng hệ thống bảo vệ lưới điện truyền tải như : Thông số kỹ thuật máy
biến điện áp; Thông số kỹ thuật máy biến dòng điện; Sơ đổ nguyên lý bảo vệ
các trạm biến áp; Các Rơ le bảo vệ đang vận hành trên lưới điện; thực trạng hệ
thống bảo vệ Rơ le tại các trạm biến áp
- Tài liệu kỹ thuật và hướng dẫn vận hành Rơle, máy biến áp, máy biến điện áp, máy biến dòng điện của tất cả các hãng sản xuất mà chúng đang được sử dụng trên lưới điện truyền tải
- Dòng ngắn mạch trên lưới điện và các bảng trị số cài đặt Rơ le do Trung Tâm
Điều Độ Hệ Thống Điện Miễn Nam tính tốn
- Chương trình tính ngắn mạch là ASPEN ONELINER (Mỹ) của Trung Tâm
Điều Độ Hệ Thống Điện Miễn Nam
- Thống kê các lần làm việc của Rơ le bảo vệ cô lập nhằm thiết bị bị sự cố trên
lưới điện trong các năm 2001, 2002 và 2003 của Công Ty Điện Lực Tp Hồ Chí
Minh va Cong Ty Truyén Tai Điện 4
- Quy hoạch cải tạo và phát triển lưới điện Thành phố Hồ Chí Minh (do Công
Ty Điện Lực Thành Phố Hồ Chí Minh quản lý khai thác) của Tổng Công Ty
Điện Lực Việt Nam thiết lập (Viện Năng Lượng - còn gọi tắt là tổng sơ
Trang 13
đồ 5) cùng Quyết định phê duyệt của Thủ Tướng Chính Phủ số 699 /QÐ -TTg ngày 23 tháng 08 năm 2002 và quyết định hiệu chỉnh tổng sợ đổ 5 số
40/2003/QD -TTg ngay 21 tháng 03 năm 2003 - Bản đồ lưới điện ở Phụ lục 2.3
- Kế hoạch, tiến độ triển khai cải tạo và phát triển lưới điện phù hợp với tình
hình phát triển kinh tế — xã hội, nhu cầu tiêu thụ điện ở Thành Phố Hồ Chí
Minh của Công Ty Điện Lực Thành Phố Hồ Chí Minh
1.4 TÀI LIỆU THAM KHAO:
Quá trình học tập và làm để tài luận án tốt nghiệp cao học này, người viết
học tập, nghiên cứu và tham khảo theo các tài liệu sau đây :
1- Bảo vệ relay và tự động hóa trong hệ thống điện - Tiến sỹ Nguyễn Hoàng
Việt —- Đại học Bách Khoa Tp HCM - Xuất bản năm 2001
2- Các bài tốn tính ngắn mạch & bảo vệ rơle trong hệ thống điện - Tiến sỹ Nguyễn Hoàng Việt - Đại học Bách Khoa Tp HCM - Xuất bản năm 2002
3- Hệ thống điện truyền tải và phân phối —- Tiến sỹ Hồ Văn Hiến — Dai học
Bách Khoa Tp HCM ~ Xuất bản năm 2003
4- Lưới điện và hệ thống điện - Tập 1 & 2 - PGS Tiến sỹ Trần Bách - Đại
học Bách Khoa Hà Nội — Xuất bản năm 2002
5- Ngắn mạch trong hệ thống điện - Tiến sỹ Đào Kim Thoa và Tiến sỹ
Nguyễn Hồng Thái dịch — Đại học Bách Khoa Hà Nội — Xuất bản năm 1998 6- Tính tốn phân tích hệ thống điện - Tiến sỹ Đỗ Xuân Khôi - Đại học Bách
Khoa Hà Nội —- Xuất bản năm 1998
7- Phân tích và điều khiển ổn định hệ thống điện - PGS Tiến sỹ Lã Văn Út — Đại học Bách Khoa Hà Nội —- Xuất bản năm 2000
8-Power System Protection - PM Anderson - Hội toán năng lượng Mỹ —
Xuất bản năm 1998
9- Power System Analysis — Arthur R Bergen và Viiay Vittal — Đại học
California Hoa Kỳ — Xuất bản năm 2000
10- Power System Stability And Control —- Tiến sỹ Prabha Kundur - Viện Nghiên cứu năng lượng điện Mỹ — Xuất bản năm 1993
Trang 14
Chương thứ hai : -
HIEN TRANG LUGI DIEN TRUYEN TAI
2.1 TONG THE LUGIDIEN :
Lưới điện truyền tải Thành Phố Hồ Chí Minh là lưới điện lớn, phức tạp, chuyển tải nhiễu công suất và quan trọng đối với nền kinh tế vào bậc nhất của
cả đất nước Việt Nam Sản lượng điện thương phẩm bình quân hàng ngày trong
mười hai tháng năm 2003 là 24,789 x 10” Kwh/ngày; Sản lượng điện thương
phẩm ngày cao nhất là 28,778 x 10” Kwh/ngày (ngày 03/07/2003) ; Công suất
truyền tải cực đại là 1506,3 MWh đúc 10h ngày 12/08/2003); Sản lượng điện
thương phẩm ngày thấp nhất là 12,52 x 10” Kwh/ngày (ngày 03/02/2003) và
Công suất truyền tải cực tiểu là 343,8 MWh (lúc 02h ngày 05/02/2003) Tén thất điện năng năm 2002 lưới truyền tải là 0.81% và luôn cả lưới phân phối
là 10,23% Sản lượng điện thương phẩm năm 2002 cả nước tăng 17 %, Thành
Phố Hồ Chí Minh tăng 14 % so với năm trước TP Hồ Chí Minh chiếm 25 %
tổng sản lượng điện thương phẩm và 75% lãi suất mua bán điện quốc gia với đặc trưng cơ bản như sau :
1/ Nguồn điện cung cấp cho lưới :
+ Hệ thống lưới điện truyền tải khu vực Thành Phố Hồ Chí Minh tiếp nhận
cơng suất chính từ các trạm biến áp 220/110(66) kV : Phú Lâm 2x250 MVA,
Hốc Môn 2x250 MVA, Nhà Bè 2x250 MVA, Thủ Đức 2x250 + 125 MVA,
Bình Hịa 250 MVA ; ngồi ra cịn tiếp nhận một phần từ trạm Long Bình
2x250 MVA Các trạm 220 kV nhận công suất từ : Đường dây 500 KV Bắc Nam (900 MVA), Nhà máy thủy điện Trị An (400 MVA), Nhà máy thủy điện
Da Nhim (160 MVA), Nhà máy thủy điện Thác Mơ (150 MVA), Nhà máy thủy
điện Hàm Thuận (400 MVA), Nhà máy thuỷ điện Đa Mi (177 MVA), Nhà máy thủy điện Ya Ly (540 MVA), Nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ -Bà Rịa (3000
MVA), Nhà máy nhiệt điện Thủ Đức (165 MVA), Gas Turbin Thủ Đức (128
MVA), Nhà máy nhiệt điện Hiệp Phước (375 MVA) , các nhà máy điện phát ở
điện áp 15 kV Chợ quán - Tân Sơn Nhất
$ Theo kế boạch đến năm 2004 sẽ có thêm trạm 220/110 kV Cát Lái 2x250
MVA, trạm Tao Đàn 2x250 MVA và sau 2006 sẽ có trạm Phú Định 2x250
MVA, trạm Hỏa Xa 2x250 MVA, trạm Tân Bình 2x250 MVA Hiện nay các
trạm Phú Lâm và Hốc Môn đang quá tải và theo kế hoạch của Công Ty
Truyền Tải Điện 4 thì hai trạm này cũng cần phải cải tạo để tăng độ tin cậy
2/ Phạm vỉ cung cấp điện :
® Lưới điện truyền tải điện Thành Phố Hồ Chí Minh gồm có :
- 277,26 Km đường dây 110 kV và 37,138 Km đường dây 66 kV tiếp nhận
nguồn từ các trạm biến áp 220 kV cung cấp điện cho các trạm trung gian để hạ áp ra lưới phân phối Các đường dây trong khu vực nội thành hầu như không
Trang 15
phát triển, không cải tạo được vì khơng có dự phòng cấp nguồn mà lại không
thể ngừng cung cấp điện trong khi các trạm liên tục tăng lên cả về số lượng lẫn công suất đặt và công suất khai thác tải
- 30 trạm biến áp trung gian với tổng công suất đặt là 2180,6 MVA gồm An
Khánh (66), An Nghĩa, Bà Quẹo, Bến Thành, Bình Triệu, Cần Giờ, Chánh
Hưng, Chợ Lớn, Củ Chi, Hỏa Xa, Hốc Môn, Hùng Vương, Lưu Động 1, Lưu
Động 2 (66), Nam Sài Gòn 1, Nhà Bè, Phú Định, Phú Hồ Đơng, Phú Lâm,
Sao Mai (66), Thanh Đa, Thủ Đức, Thủ Đức Bắc, Trường Đua, Tân Bình I1,
Việt Thành 1, Việt Thành 2, Vĩnh Lộc, Vikimco và Xa Lộ phân bố tải khắp địa bàn các Quận, Huyện từ trung tâm đến nơi xa xăm hẻo lánh Cần Giờ với điện
áp phân phối phổ biến là 15 kV, ngồi ra cịn có 22 kV ở trạm Củ Chỉ và 6,6
kV ở trạm Bến Thành
- Trước đây, Ngành điện đã có chủ trương chuyển đổi điện áp phân phối từ 6,6 va 15 kV lên 24 kV để giảm tổn thất điện năng đồng thời tăng tính dự phịng
về thiết bị cũng như cung cấp điện nhưng chỉ phí đầu tư quá lớn (khoảng 6000 tỉ đồng) nên sau đó chỉ nâng cấp dần dân chủ yếu là khu mới ngoại thành, và
trong nội thành vẫn vận hành ở điện áp 15 kV
$ Khu vực có tốc độ phát triển công suất nhanh hiện nay của Thành phố Hồ
Chí Minh là vùng phía Tây và Bắc Đặc biệt là khu vực phía Tây với hàng loạt khu công nghiệp tập trung, tiêu thụ công suất lớn như các khu cơng nghiệp Tân Bình, Vĩnh Lộc, Tân Tạo, Lê Minh Xuân, Tây bắc Củ Chi dẫn đến công suất
tiêu thụ tăng rất cao, các trạm biến áp 220/110 kV khu vực này mặc dù đã
được tăng cường công suất nhưng vẫn phải thường xuyên hoạt động quá tải
(trạm Hốc Môn quá tải 120%, trạm Phú Lâm sau khi tăng cường công suất cũng quá tải ngay trong tháng 06/2003) ; Khu vực phía Bắc của thành phố với
tốc độ gia tăng phụ tải cũng khá lớn, tuy chưa gặp trường hợp quá tải trạm
220/110 kV nhưng lại gặp khó khăn do thiếu trạm biến áp và việc quá tải
đường dây vì tiết diện dây không lớn
$ Khu vực phía Đơng và Nam của Thành phố Hồ Chí Minh hiện có tốc độ phát triển còn thấp hơn so với dự báo trước đây nên không gặp khó khăn về cơng
suất nguồn Tuy nhiên việc kết nối lưới 110 kV từ các trạm 220/110 kV khu
vực này với lưới điện 110 kV chung toàn Thành phố chưa được tiến hành đồng
bộ làm cho trạm Nhà Bè hiện chỉ vận hành 50% công suất đặt lại không hỗ trợ
được nguồn cho trạm Phú Lâm đang quá tải (từ trạm Nhà Bè chỉ có 3 xuất
tuyến 110 kV vào trung tâm Thành phố, trong đó có một xuất tuyến là dây AC 120 mm” trong khi đang có dự án xây dựng đường dây 110 kV hai mạch Nhà
Bè-Việt Thành 2) Đặc biệt là đầu năm 2004, khi trạm Cát Lái 2x250 MVA
được đưa vào vận hành thì việc dư thừa công suất 110 kV khu vực này cho đến năm 2005 sẽ rất lớn
¢ Khu vực trung tâm Thành phố có tốc độ gia tăng ổn định ở mức cao 15% Hiện nay đang gặp khó khăn lớn về cơng suất nguồn phải nhận từ các trạm
ngoại thành, nên các đường dây 110 kV luôn vận hành đây tải, độ ổn định cung
cấp điện thấp và đang chờ trạm Tao Đàn đóng điện vận hành sớm để giải
Trang 16
quyết khó khăn này
3/ Công tác quản lý kỹ thuật :
® Quản lý dữ liệu - vận hành lưới điện :
- Mỗi thiết bị trong trạm biến áp và mỗi đường dây lưới điện đều có phiếu / sổ
lý lịch theo dõi riêng được cập nhật liên tục từ ngày lắp đặt, đóng điện vận hành Tuy nhiên mẫu phiếu/sổ do mỗi đơn vị tự biên soạn
- Tại cơ quan quản lý, các thiết bị được thống kê bằng Excel theo từng loại như máy biến áp, máy cắt, chống sét, Rơ le, biến dòng điện, biến điện áp, đường
dây 66 kV, đường dây 110 kV với đầy đủ thông số kỹ thuật của nó cần cho
nhiều cơng việc khác nhau Do chưa được số hóa đữ liệu nên việc truy suất số
liệu còn tốn khá nhiều thời gian và tính hệ thống hóa thấp
- Theo dõi vận hành thiết bị hàng ngày bằng cách ghi chép tình hình vận hành
thiết bi/ đường dây vào các số tự biên soạn chứ chưa thống nhất trong ngành
cũng như chưa đưa vào máy tính Đang kiến nghị xây dựng phân mềm theo dõi vận hành thiết bị chuẩn chung cho toàn ngành
$ Cơng tác bảo trì - sửa chữa :
- Việc lập kế hoạch kiểm tra thiết bị / đường dây tuân thủ theo quy định, và
còn được lập trên cơ sở số liệu bất thường nếu có của đối tượng Quy định từ
trước đến nay của Ngành điện Việt Nam là phải kiểm tra thí nghiệm thiết bị
mỗi năm một lần và cũng đang xem xét để sửa đổi “Quy định tiêu chuẩn khối
lượng và thời hạn cần thử nghiệm hiệu chỉnh lại thiết bị” vì thiết bị hiện nay chất lượng cao hơn, theo hướng dẫn vận hành của nhà sản xuất thì khối lượng
cần thí nghiệm hiệu chỉnh định kỳ rất ít, thời gian cách nhau xa
- Đối với trạm biến áp, được tiến hành thường xuyên theo quy định Tuy nhiên,
do chủng loại thiết bị hiện quá đa dạng, thiếu hàng dự phòng và trên thị trường
cũng khó tìm đúng chủng loại (nhất là đối với các phụ kiện nhỏ của hệ thống
đo lường - điểu khiển), nên trong một số trường hợp vẫn cịn mang tính chắp vá
/ thiếu mỹ quan
- Đối với đường dây, được tiến hành thường xuyên theo quy định Tuy nhiên ,
do tốc độ đô thị hóa thành phố diễn ra rất nhanh, nên ngành điện gặp khó khăn
lớn về vốn để sửa chữa khôi phục các chân trụ điện bị nâng cao mặt bằng khu
vực gây lắp đất hoặc ứ đọng nước mỗi năm có đến hàng chục vụ
- Mặt khác, do tình hình cung cấp điện hiện còn thiếu nguồn dự phòng, nên điều kiện cắt điện để bảo trì - sửa chữa rất hạn chế (đa phân là cắt điện thời
gian ngắn trong đêm), điểu này làm cho chất lượng của cơng tác bảo trì - sửa chữa vẫn chưa mang được tính tổng thể ~ chất lượng —- mỹ quan
$ Công tác nghiệm thu : rất được chú trọng, hiện đã xây dựng đủ, thực hiện nghiêm túc quy trình nghiệm thu sửa chữa - xây dựng mới Tuy nhiên, do áp
lực cung cấp điện phần lớn các cơng trình xây dựng mới mặc dù vẫn còn các tồn đọng thiếu sót chưa được giải quyết triệt để, vẫn phải tiếp nhận vận hành
như trạm Tân Bình 1, trạm Việt Thành 2, trạm Chánh Hưng, trạm Cần Giờ,
đường dây An Nghĩa —~ Cần Giờ Có cơng trình sau này quản lý dự án /đơn vị
Trang 17
thi công xử lý tốt các tổn đọng nhưng cũng khơng ít cơng trình đơn vị quản lý
vận hành phải tự sửa chữa
2.2 DUONG DAY TAIDIEN:
1/ Sơ lược về đường dây :
® Hiện trạng có 46 đường dây (theo đầu mối vận hành thực tế), với tổng chiều
dài 314,398 km gồm 2 cấp điện Ap van hanh 14 110 kV (277,26 km) va 66 kV
(37,138 km) dang trong quá trình cải tạo nâng cấp lén 110 kV Chiéu dài các
đường dây đều ngắn nhưng truyền tải công suất rất lớn, nhất là khu vực các
quận nội thành
+ Kết cấu đường dây phức tạp, đấu nối chưa hoàn chỉnh, thiếu đường dây dự
phòng, rế nhánh giữa đường dây, hành lang đường dây không đúng quy định
(đi ngang các khu dân cự là chính) do quá trình phát triển lưới không đồng
bộ / chắp vá nhất là đấu nối vào trạm biến áp vi thé ma mac dd đường dây
ngắn nhưng số vụ sự cố xảy ra trên đường dây vẫn còn nhiều trong đó sự cố
khách quan chiếm tỷ trọng lớn như anten, bảng quảng cáo ngã vào đường dây,
xây nhà trong hành lang tuyến gây phóng điện
$ Giữa các trạm nguồn thiếu đường dây liên kết ở điện áp 110 kV hỗ trợ khi
phải cô lập 01 máy biến áp của trạm lân cận Hiện có nhiễu đường dây thường
xuyên vận hành trong chế độ đầy và quá tải cần cải tạo như : Hốc Môn — Ba
Quẹo, Hốc Môn - Hỏa Xa 1,2 , Nhà Bè - Phú Định 1,2, Nhà Bè -Việt Thành 1
$ Các đường dây xây dựng trước năm 1975 đều là đường dây 01 mạch với tiết diện dây 795 MCM Qua thời gian dài do việc biến đổi địa hình khu vực, các
đường dây đều có độ võng thấp ,mặt khác rất nhiều đoạn đường dây sử dụng trụ thép đơn thân hình I có hệ số an tồn thấp (khơng tính tốn khi đứt dây)
nên không đạt yêu cầu Nghị định 54-1999/CP.,
$ Các đường dây xây dựng từ 1975 đến nay : Ngoại trừ đường dây Nhà Bè — Phú Định là mạch kép với tiết diện dây 666 MCM, tất cả đường dây trong nội thành khác chỉ có tiết diện 240 mm? mach kép, các đường dây ngoại thành chỉ có tiết điện lớn nhất là 185 mm” đa phần một mạch và cũng không đáp ứng
yêu cầu về độ võng của Nghị định 54-1999/CP
® Cần phải tăng cường ngay tiết diện dây lên phân pha hoặc dây 400 mm”
Đối với các đường dây giai đoạn 1 chỉ kéo dây 1 mạch để nghị tiến hành kéo
ngay mạch 2 vì sau này đền bù không gian hành lang tuyến rất khó khăn Độ
cao của đường dây so với mặt đất và hệ số an toàn của dây - trụ — phụ kiện ở chế độ mang tải nặng nễ nhất tuân thủ Thơng tư 07-2001/BCN
® Các đường dây truyền tải đa phần vẫn thiết kế theo công nghệ đường dây
trên không — trụ tháp, nên trong điều kiện thành phố chật hẹp, rất khó xây dựng Hiện nay các đường dây muốn xây dựng nhanh - chi phí thấp phải đi
kèm với hành lang hạ tầng của các cơng trình giao thông, đặc biệt hiện đã có
Thơng tư 106 về việc đển bù công năng sử dụng đất, làm cho chỉ phí đến bù tăng rất lớn Vì vậy việc phát triển lưới gắn chặt với quy hoạch hệ thống giao
thông và chủ động sử dụng giải pháp cáp ngầm 110 KV Mặt khác xem xét
Trang 18
thiết kế loại trụ khác có kích thước trụ và móng nhỏ phù hợp hơn
Thông số kỹ thuật đường dây tải điện xem Phụ lục 1.1
2/ Đặc thù của các đường dây truyền tải :
1 Phú Lâm ~ Phú Định 1, 2 :
$ Đây là đường dây mạch kép quan trọng nhận điện trực tiếp từ trạm nguồn Phú Lâm 220 kV chuyển về trạm nút Phú Định 110 kV khu vực Thành Phố Hồ Chí Minh Tuy nhiên, có khi đường dây này nhận điện từ trạm nguồn Nhà Bè
220 kV chuyển qua thanh cái 110 kV trạm Phú Định đến trạm Phú Lâm để cấp cho các nơi khác như trạm Chợ Lớn, Trường Đua, Bến Lức
$ Hai đường dây này bình thường tải không cao do trạm Phú Lâm dành cấp cho các phụ tải khác còn trạm Nhà Bè mới cấp chính cho trạm Phú Định nên cũng ít khi xảy ra sự cố Ngồi ra, đây cịn là một phần của mạch vịng khép kín dự phịng cấp điện cho các trạm quan trọng Hùng vương, Bến Thành và là
đầu nguồn quan trọng của lưới điện khu vực TP Hồ Chí Minh
$ Hành lang tuyến dây không đáp ứng yêu cầu Nghị định 54-1999/CP ngay từ
ngày nghiệm thu đóng điện Đang kiến nghị cải tạo hành lang toàn tuyến bằng giải pháp trồng trụ chen để giảm khoảng vượt (hiện từ 200 đến 250m) với tiết
diện đường dây giữ nguyên 240 mm” (đã đáp ứng khả năng chuyển tải 240 MVA về Phú Lâm khi cô lập 01 máy biến áp 220/110 kV của trạm này)
2 Nhà Bè - Phú Định 1, 2 :
$ Đây là đường dây mạch kép quan trọng nhận điện trực tiếp từ trạm nguồn
Nhà Bè 220 kV chuyển về trạm nút Phú Định 110 kV khu vực Thành Phố Hồ
Chí Minh, là 02 trong 04 đường dây khai thác tải trạm Nhà Bè Ngoài cấp điện
cho Phú Định, đường dây còn nhiệm vụ cấp điện cho khu vục rất quan trọng là Quận 1, 5, 10 qua hai trạm Hùng Vương và Bến Thành
® Hai đường dây này đang khai thác quá tải (§20A/750A) để cấp đủ cho các
trạm Hùng Vương, Bến Thành, có khi tải công suất lớn qua thanh cái 110 kV trạm Phú Định để cấp điện ngược về trạm Phú Lâm Do đó khả năng sự cố của
hai đường dây này rất cao, đang theo dõi thường xuyên
$ Hành lang tuyến dây không đáp ứng yêu cầu Nghị định 54-1999/CP ngay từ
ngày nghiệm thu đóng điện Đang kiến nghị cải tạo hành lang toàn tuyến bằng
giải pháp trồng trụ chen để giảm khoảng vượt (hiện từ 250m đến 320m) với
tiết diện đường dây vẫn giữ nguyên 330 mm” Trong tương lai đường dây này
sẽ được cải tạo lên 220 KV song song với trạm Phú Định
3 Nhà Bè — Nam Sài Gòn 1 - Việt Thành 2 ~ Việt Thành 1 :
$ Đường dây này gồm hai phần : Từ trạm Nhà Bè đến trụ 10A mới được xây
dựng hoàn tất đưa vào vận hành năm 2001 cùng trạm Việt Thành 1 lên 110 kV ; Từ trụ 10A qua tram Nam Sai Gon 1, trạm Việt Thành 2 đến trạm Việt thành 1 là đường dây 66 kV ngày trước cấp điện cho trạm An Nghĩa, mới được nâng
cấp lên 110 kV hoàn tất và đưa vào vận hành năm 1997 cùng với nâng cấp trạm An Nghĩa lên 110/15 kV Chủ yếu cấp điện cho hai nhà máy thép ở Nhà
Trang 19
Bè, Quận 4, Quận 7 và Huyện Nhà Bè
$ Đường dây độc đạo cấp điện từ trạm Nam Sài Gòn 1 cho trạm Việt Thành 2
và Việt Thành 1, là đường dây quan trọng cung cấp nguồn cho khu vực nam
Thành phố Đấu nối từ đường dây vào trạm là rẽ nhánh nên chưa hoàn chỉnh
gây ảnh hưởng liên đới mất điện với nhau trong quá trình vận hành, bảo trì , xử
lý sự cố đường dây
$ Đường dây này thường xảy ra sự cố do vi phạm khoảng cách an toàn của nhà dân lắp anten, cần cẩu xe cơ giới, thả diểều vướng vào các pha Đang kiến nghị cải tạo hành lang đáp ứng Nghị định 54-1999/CP kết hợp di đời đoạn dây
đi qua vùng đất của Công ty Phú Mỹ Hưng
4 Việt Thành 1 - Chánh Hưng :
$ Đường dây này tạo mạch vịng hồn chỉnh Phú Định —- Chánh Hưng — Việt
Thành I - Việt Thành 2 - Nam Sài Gòn 1 - Nhà Bè - Phú Định nhưng bình thường mở đầu Chánh Hưng cho đường dây không tải để cấp điện từ trạm Nhà
Bè cho các trạm Nam Sài Gòn 1, Việt Thành 2, Việt Thành 1
$ Đang kiến nghị cải tạo toàn tuyến đáp ứng quy định của Nghị định 54-
1999/CP bằng giải pháp trồng trụ chen để giảm khoảng vượt, kết hợp thay trụ
và dây với hướng tuyến giữ nguyên hiện hữu (hiện trụ thấp và một số khoảng
vượt lớn hơn 300m, không đạt hệ số an toàn, dây nhiều mối nối) Số mạch và tiết diện đường dây giữ nguyên hiện hữu 795 MCM (khả năng tải 180 MVA) 5 Phú Định - Chánh Hưng :
$ Đường dây độc đạo cấp điện cho trạm Chánh Hưng (2x40 MVA) với dòng
tải khá lớn (500 A), đây là đường dây đang thường xuyên theo dõi vì khả năng
sự cố cao, không đảm bảo cấp điện liên tục do đường dây cũ xưa nên trên đường dây có nhiều mối nối do nhiều lần đứt Khi nào đưa được đường dây tạo
mạch vòng Phú Định - Chánh Hưng —- Nhà Bè vào vận hành sẽ ổn định nhu
cầu nguồn 110 kV cho các trạm khu vực này
$ Hành lang tuyến dây không đáp ứng yêu cầu Nghị định 54-1999/CP, đang
kiến nghị cải tạo hành lang toàn tuyến bằng giải pháp trông trụ chen để giảm khoảng vượt kết hợp thay trụ và dây mới với hướng tuyến và tiết diện dây 795 MCM giữ nguyên hiện hữu (hiện trụ thấp và một số khoảng vượt lớn hơn
300m, không đạt hệ số an toàn, dây nhiều mối nối)
6 Phú Định - Hùng Vương - Bến Thành :
$ Đường dây độc đạo cấp điện cho trạm Hùng Vương (2x63 MVA) ,và nguồn
thứ hai cấp điện cho trạm Bến Thành (2x63 MVA) với một thời gian dài (khi đoạn Xa Lộ - Bến Thành chờ cải tạo lên 110 kV) dòng tải lớn và quá tải (950A/900A), đây là đường dây đang thường xuyên theo dõi vì khả năng sự cố
rất cao, không đảm bảo cấp điện liên tục cho hai trạm trên do đường dây cũ
xưa nên trên đường dây có nhiều mối nối do nhiều lần đứt lại tải dòng lớn hơn
định mức dây mới Mạch đơn tuyến này đảm bảo luôn được nhận điện từ 2 nguồn 110 kV trạm Phú Lâm hoặc trạm Nhà Bè Không thể vận hành đường dây như thế này trong thời gian lâu vì phụ tải Quận 1, Quận 5, Quận 10 là
ễ hội
^
những khu trung tâm và quan trọng của Thành phố nhất là dịp lễ
Trang 20
$ Đầu nối vào lưới điện tại trạm Hùng Vương chưa hoàn chỉnh, trực tiếp đi về Bến Thành không qua máy cắt phân đoạn (đã lắp) vì không giải tỏa được hành lang tại nơi đấu nối Khi sự cố đường dây này thì tồn bộ trạm Hùng Vương bị
mất điện, song thực tế đã có trường hợp mất điện trạm trong thời gian bảo trì,
xử lý mối nối Đồng thời hành lang tuyến dây không đáp ứng yêu cầu Nghị định 54-1999/CP, đang kiến nghị cải tạo hành lang toàn tuyến với hướng tuyến
giữ nguyên hiện hữu (thay một số cột vì hiện cột là bê tông ly tâm, dây thấp,
có nơi cịn dây néo và hệ số an toàn cột chưa đạt)
7 Nhà Bè - An Nghĩa - Cần Giờ :
$ Đường dây Nhà Bè - An Nghĩa độc đạo cấp nguồn 110 kV cho khu vực
huyện Cần Giờ qua hai trạm An Nghĩa và Cần Giờ tải thấp, khi có sự cố hoặc
cần bảo trì thì mất điện 2 trạm này, mặt khác việc lắp đặt thêm mạch 2 rất khó
thực hiện do phải đi qua khu vực rừng phòng hộ quốc gia, qua sông và thay đổi
kết cấu trụ I Khi nhu cầu phụ tải tăng cao sẽ có kế hoạch thực hiện hai mạch dây 185 mm” (thêm dây mới, thay dây trụ cũ) ít nhất là đến trạm An Nghĩa
®$ Đường dây An Nghĩa - Cần Giờ độc đạo cấp nguồn 110 kV cho khu vực
huyện ly Cần Giờ qua trạm Cần Giờ tải rất thấp, khi có sự cố hoặc cần bảo trì
thì mất điện trạm này nhưng còn có thể cấp điện bằng lưới 15 kV từ trạm An Nghĩa xuống đến Cần Giờ như ngày chưa có trạm Cần Giờ Mạch 2 đã được
kéo dây nhưng chưa đấu nối do thiết bị hai đầu trạm chưa phù hợp
8 Phú Lâm ~ Chợ Lớn 1, 2:
$ Cấp điện cho toàn trạm Chợ Lớn (2x63 MVA) Mạch kép Phú Lâm —- Chợ
Lớn luôn đảm bảo ổn định và liên tục, là hai đường dây mới được cải tạo đưa vào vận hành từ năm 1997 Tại trụ số 20 của mạch 171 Chợ lớn có điểm đấu
nối đến trạm Trường Đua tạo mạch vịng khép kín Phú Lâm - Chợ Lớn - Trường Đua - Hỏa Xa - Hốc Môn
$ Trong tương lai có thể cải tạo thành hai mach cable ngâm 110 kV khả năng
tải mỗi mạch 190 MVA hoặc dây nổi phân pha 2 x 2x240 mm” giữ nguyên hướng tuyến hiện hữu khi kết hợp xây dựng mạch kép cáp ngầm 220 kV giữa
Phú Lâm và Tao Đàn để tăng khả năng tải về đến trạm Trường Đua và thậm
chí trạm Hỏa Xa khi sự cố đầu Hốc Môn 9 Chợ Lớn — Trường Đua —- Hỏa Xa 1 :
$ Đoạn đường dây tạo mạch kín Phú Lâm - Hốc Môn Doan Chợ Lớn —
Trường Đua thường mang tải nhỏ hoặc mở đầu Trường Đua cho không tải, chủ yếu là dự phòng trong trường hợp bảo trì, sửa chữa các đường dây khác liên
quan trong thời gian ngắn ; Đoạn Hỏa Xa 1 - Trường Đua được nối tại trụ số 62 của đường dây Hốc Môn - Hỏa Xa 1, chủ yếu cấp điện cho trạm Trường
Đua từ đầu nguồn Hốc Mơn nên dịng tải đoạn này khá lớn (680A/900A)
nhưng thực tế đoạn đường dây này cũng ít sự cố
¢ Hanh lang tuyến day toàn nhà dân, không đáp ứng yêu cầu Nghị định 54-
1999/CP, đang kiến nghị cải tạo hành lang toàn tuyến bằng giải pháp trồng trụ
chen để giảm khoảng vượt kết hợp thay trụ và dây mới với hướng tuyến giữ nguyên hiện hữu (hiện trụ thấp và một số khoảng vượt lớn hơn 300m, không
a
Trang 21
đạt hệ số an toàn, dây nhiễu mối nối) với hướng tuyến, số mạch và tiết diện
dây giữ nguyên hiện hữu để đáp ứng khả năng chuyển tải 180 MVA cho các
trạm Trường Đua (2x63 MVA) và trạm Hòa Hưng sau này
10 Hốc Môn - Hồa Xa 1 và Hốc Mơn - Bình Triệu - Hỏa Xa 2 :
$ Hốc Môn - Hỏa Xa 1 là mạch thứ nhất và Hốc Môn - Hỏa Xa 2 là mạch thứ
hai nối liển trạm nguồn Hốc Môn 220 KV với trạm Hỏa Xa để cấp điện cho
khu vực Phú Nhuận, Tân Bình, Bình Thạnh, Gị Vấp trong tình trạng thường quá tải vào giờ cao điểm (680A/610A và 752A/610A)
¢ Trên đường dây Hốc Môn - Hỏa Xa | tai tru số 62 tạo nhánh rẽ nối về trạm Trường Đua, đường dây này chủ yếu cấp cho trạm Trường Đua khoảng 500 A và cho trạm Hỏa Xa khoảng 180 A ; trên đường dây Hốc Môn - Hỏa Xa 2 tại
trụ số 44 rẽ nhánh nối vào trạm Bình Triệu và về trạm Thủ Đức (trước đây về
Gas 5 Thủ Đức), đường dây này thường xuyên đầy tải do cấp điện gần như toàn bộ trạm Hỏa Xa (2x40 MVA + 63 MVA) và trạm Bình Triệu
® Dưới hành lang hai đường dây hầu như toàn nhà dân có thu nhập thấp nên
việc quản lý hành lang này rất phức tạp, khơng kiểm sốt nổi tổn hại khi có sự
cố đứt dây Đồng thời hai đường dây này trong tương lai sẽ chuyển lên 220 kV
cùng với trạm Hỏa Xa nên đang kiến nghị cải tạo hành lang và cấu kiện dây
của hai đường dây Hốc Môn - Hỏa Xa đạt yêu cầu Nghị định 54-1999/CP với
cấp điện áp 220 kV mà trước mắt giữ nguyên tiết diện dây 240 mm” mạch kép vì đáp ứng nhu cầu của đường dây nối tuyến
11 Bình Triệu - Thanh Đa - Thủ Đức :
@ Ti tru 44 đường dây Hốc Môn - Hỏa Xa 2 rẽ vào cấp điện cho thanh cái
TCI11 trạm Bình Triệu, trước đây TC 11 được đấu nối chưa hoàn chỉnh này còn
nhận điện từ nguồn thứ hai là nhà máy điện Gas Thủ Đức và vào trạm Thủ
Đức khi trạm đã cải tạo lên 110 kV Trạm Thanh Đa 40 MVA được đấu nối
vào đường dây Bình Triệu - Thủ Đức (tách mạch tại trạm Thanh Đa) và đóng điện vận hành ngày Ø7 tháng 04 năm 2003
$ Trước đây, do trạm 220/110 kV Hốc Môn và đường dây Hốc Môn Hỏa Xa 2
quá tải nên vào tháng 10 năm 2002 đã đấu tắt đường dây Bình Triệu —- Gas Thủ Đức tại trụ 4 với đường dây Thủ Đức - Sóng Thần tại trụ 6 nhằm khai thác nguồn thủy điện từ trạm Bình Hịa 220/110 kV còn non tải Tải đoạn dây
Trụ 4 Bình Triệu - Thủ Đức đến trạm Thanh Đa khá cao (450A/610A) nhằm
cấp luôn cho trạm Bình Triệu để nhẹ tải trạm Hốc Môn
$ Hành lang tuyến dây không đáp ứng yêu cầu Nghị định 54-1999/CP, đang kiến nghị cải tạo hành lang toàn tuyến bằng giải pháp trồng trụ chen để giảm khoảng vượt kết hợp thay trụ và dây mới với hướng tuyến giữ nguyên hiện hữu và tiết diện dây lên 795 MCM trong khuynh hướng tương lai
12 Thủ Đức - Thủ Đức Bắc :
$ Đường dây cung cấp nguồn thứ hai cho trạm Thủ Đức Bắc Đấu nối đường dây nguồn thứ hai của trạm Thủ Đức Bắc lấy từ trạm Long Bình về đấu rẽ từ
dây Long Bình - Biên Hoà chưa hoàn chỉnh và ảnh hưởng liên đới với trạm
^^ nw
Biên Hoà Trong tương lai sẽ cải tạo đấu nối vào tram Long Binh hoàn chỉnh
Trang 22
và tăng tiết điện dây lên 795 MCM
13 Phú Lâm — Tân Bình 1 - Vĩnh Lộc - Hốc Môn :
$ Đường dây quan trọng cấp điện cho hai khu công nghiệp Vĩnh Lộc và Tân Bình, tại trụ 39 có đấu nhánh rẽ vào trạm Tân Bình 1 và tại trụ 32 tách đường dây qua thanh cái 110 kVW trạm Vĩnh Lộc tạo thành mạch vòng Phú Lâm - Tân
Bình 1 - Bà Quẹo và Hốc Môn - Vĩnh Lộc - Tân Bình 1 đảm bảo cung cấp điện
cho hai phụ tải quan trọng này Mạch kép này tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển lưới khu vực quận Tân Bình, Bình Chánh đồng thời đảm bảo tính ổn định trong cung cấp điện cũng như dự phòng khi sửa chữa, bảo trì từng đoạn
® Đang kiến nghị cải tạo toàn tuyến thành đường dây 02 mạch AC400 mm”
hoặc phân pha 02 mach 2xAC 240 mm” và hành lang đường dây để phục vụ cho trạm Vĩnh Lộc thêm 40 MVA, trạm Tân Bình 1 thêm 63 MVA, trạm Tân
Bình 2 dự kiến 126 MVA, trạm Vĩnh Lộc 2 dự kiến 80 MVA và còn dự phòng
khả năng chuyển tải 110 kV giữa hai trạm Hốc Mơn - Tân Bình sau này 14 Phú Lâm — Ba Queo:
® Là một đầu nguồn cung cấp điện cho trạm Bà Quẹo, một trạm rất lớn duy nhất trước đây cấp điện cho khu vực phụ tải lớn là Tân Bình Hiện nay ngoài
việc khai thác quá tải cấp cho trạm Bà Quẹo (695A/610A), đường dây còn thêm nhiệm vụ dự phòng tải cho trạm Lưu Động 1
® Dưới hành lang đường dây hầu như toàn nhà dân cao tầng nên việc quản lý
hành lang này rất phức tạp, không kiểm soát nổi tổn hại khi có sự cố đứt dây,
thường xảy ra phóng điện do người dựng anten ngã vào dây điện làm bật hai đầu dây gây mất điện trạm Bà Quẹo Trong tương lai có trạm Tân Bình 220 kV thì việc cung cấp điện cho khu vực Tân Bình sẽ ổn định
® Đang kiến nghị cải tạo toàn tuyến thành đường dây AC400 mm hoặc phân
pha 2xAC240 mm” giữ nguyên hướng tuyến hiện hữu để đủ cung cấp cho các
trạm Cải tạo hành lang và đường dây đạt yêu cầu Nghị định 54-1999/CP, quá
trình cải tạo có xem xét sử dụng đường dây 110 kW Chợ Lớn - Bà Quẹo để
cấp điện cho trạm Bà Quẹo hoặc chờ có tram Tan Binh 220 kV 15 Bà Quẹo - Lưu Động 1 - Tân Bình 1 - Hốc Mơn :
® Là đầu nguồn thứ hai cung cấp điện cho trạm Bà Quẹo, một trạm rất lớn duy nhất trước đây cấp điện cho khu vực phụ tải lớn là Tân Bình Hiện nay đường
dây cung cấp điện quá tải cho trạm Lưu Động 1, Bà Quẹo với dòng tải lớn nhất
650A/610A, ngồi ra cịn dự phòng cấp tải cho trạm Tân Bình 1
® Dưới hành lang đường dây hầu như toàn nhà dân nhiều tầng nên việc quản
lý hành lang này rất phức tạp, khơng kiểm sốt nổi tổn hại khi có sự cố đứt dây, thường xảy ra phóng điện do người dựng anten ngã vào dây điện làm bật
hai đầu dây gây mất điện trạm Lưu Động 1, trạm Bà Quẹo Khi có trạm Tân
Bình 220 kV thì việc cung cấp điện khu vực này sẽ ổn định
$ Đang kiến nghị cải tạo toàn tuyến thành đường dây AC400 mm” hoặc phân pha 2xAC240 mm” giữ nguyên hướng tuyến hiện hữu để đủ cung cấp cho các trạm Cải tạo hành lang và đường dây đạt yêu cầu Nghị định 54-1999/CP, q
trình cải tạo có xem xét sử dụng đường dây 110 kV Chợ Lớn - Bà Quẹo để cấp
Trang 23
điện cho trạm Bà Quẹo hoặc chờ có trạm Tân Binh 220 kV
16 Nhánh rẽ Tân Bình I1 :
® Với chiêu dài mỗi mạch 1659 m, hai nhánh rẽ từ đường dây Hốc Môn - Phú
Lâm cấp điện cho trạm Tân Bình 1 Nhánh rẽ này thi công trụ từ năm 1998 nhưng mới kéo dây xong và đóng điện tháng 04 năm 2002
® Dưới hành lang hai đường dây hầu như toàn nhà dân nên việc quản lý hành
lang này rất phức tạp, khơng kiểm sốt nổi tổn hại khi có sự cố đứt dây và
phóng điện vào các phần cao của các nhà này Đang kiến nghị cải tạo hành
lang của hai đường dây đạt yêu cầu Nghị định 54-1999/CP
17 Hốc Môn ~ Phú Hịa Đơng - Củ Chi:
$ Đường dây duy nhất khu vực cấp điện đến trạm Phú Hịa Đơng 25 MVA và
trạm Củ Chi 40 MVA, tạo mạch kín từ hai nguồn Hốc Môn và Bình Hịa Kết cấu lưới đấu vào trạm Phú Hòa Đơng cịn phức tạp nhưng thực chất chưa hoàn thiện để chuyển tải cũng như vận hành được dễ dàng hơn là một nhánh cấp
điện cho trạm Củ Chi, là một phần của mạch vòng kín với nguồn Thác Mơ dù
khả năng khai thác từ Thác Mơ thấp do sụt áp quá nhiều
+ Hình thức cải tạo tồn tuyến đáp ứng quy định của Nghị định 54-1999/CP,
bằng giải pháp trồng chen trụ mới và tháp trụ cũ (hiện nhiều trụ bê tông ly tâm
thấp, khoảng vượt lớn) Hướng tuyến giữ nguyên hiện hữu, giữ nguyên số
mạch và tăng tiết điện đường dây từ AC185 mm” lên 795 MCM để đáp ứng
tăng cường công suất trạm Củ Chi Thực chất trạm Củ Chi chỉ được cấp điện
ổn định khi xây dựng xong trạm Trảng Bàng 220 kV
18 Thủ Đức - Hỏa Xa - Xa Lộ :
® Vận hành ở điện áp 66 kV từ năm 1965, vừa chuyển lên vận hành 110 kV
ngày 27 tháng 06 năm 2003 cùng với trạm Xa Lộ sau cải tạo nâng cấp đáp ứng nhu câu chuyển tải khi cải tạo trạm Hỏa Xa thành trạm nút 220/110 kV trong tương lai gần Tải đường dây khá lớn (780A/900A) trong khi đường dây này
vận hành lâu năm có nhiều chỗ ép nối nên khả năng sự cố cũng khá cao trong khi trạm Xa Lộ hiện chỉ có một nguồn đến (một nguồn bị đứt dây)
$ Đang kiến nghị cải tạo toàn tuyến đáp ứng quy định của Nghị địmh 54- 1999/CP bằng giải pháp thay trụ và thay dây (hiện trụ thấp và không đạt hệ số an toàn, dây nhiều mối nối) Hướng tuyến giữ nguyên hiện hữu, số mạch và
tiết diện đường dây giữ nguyên một mạch ACSR795 MCM
19 Xa Lộ - Bến Thành :
$ Điện áp định mức và trước đây vận hành ở 66 kV cấp điện cho trạm Xa Lộ
đến trạm Bến Thành, cô lập từ ngày trạm Xa Lộ lên 110 kV để cải tạo nâng
cấp điện áp định mức và hiện đã đóng điện vận hành 110 kV
® Đã cải tạo kể cả thay các trụ gỗ để có thể vận hành điện áp 110 kV đến
trạm Bến Thành kết lại mạch vịng kín nguồn Phú Lâm và Thủ Đức Cải tạo
toàn tuyến đáp ứng quy định của Nghị địmh 54-1999/CP bằng giải pháp thay
trụ và thay dây (hiện trụ thấp và không đạt hệ số an toàn, dây nhiều mối nối)
Hướng tuyến giữ nguyên hiện hữu, số mạch và tiết diện đường dây giữ nguyên
một mạch ACSR795 MCM
Trang 24
20 Thủ Đức - Vikimco — Xa Lộ
® Là đầu nguồn thứ hai nhận điện trạm Thủ Đức (là trạm Sài Gòn 220/66/15
kV cũ) cấp điện thường xuyên cho trạm Xa Lộ với dòng tải 950A/900A Từ năm 1990 có rẽ nhánh trên đường dây để cấp điện cho Nhà máy thép Vikimco 12,5 MVA sau đối thành 20 MVA và hiện nay là 25 MVA 110/15 KV cùng với
đường dây cấp điện lên 110 kV cạnh trạm Thủ Đức
$ Đã được cải tạo và đóng điện vận hành ở điện áp 110 kV sau khi trạm Xa Lộ nâng cấp điện áp Tuy nhiên đây là đường dây cũ vận hành từ năm 1965
đến nay qua nhiều lần đứt làm cho đường dây có nhiều mối nối cần phải cải
tạo dây với hình thức đã để nghị phân thành nhiều đoạn :
- Đoạn có 1 mạch Xa Lộ - Cầu Sài Gịn cần ngầm hóa với số mạch và khả
năng tải giữ như hiện hữu 795 MCM
- Đoạn có 2 mạch từ Cầu Sài Gòn (kể cả trụ néo vượt sông) đến điểm nối
đường dây Cát Lái - Thủ Đức thì cải tạo đáp ứng Nghị định 54-1999/CP (trồng
chen trụ) với giữ nguyên hướng tuyến và tiết điện dây 795 MCM 21 Thủ Đức — Sao Mai — An Khánh ~ Việt Thành 1 :
® Đường dây vận hành từ năm 1965 đến nay có nhiều chỗ dây tư, đứt để cấp
điện từ Sài Gòn cũ về trạm Chánh Hưng Năm 1990 rẽ nhánh và trạm Việt Thành I cấp điện cho hai nhà máy thép, năm 1997 rẽ nhánh tại trụ 5 vào tram
biến áp Sao Mai cấp điện cho Nhà máy xi mămg Holcim và vào trạm An
Khánh chia tải khu Thủ Thiêm cho trạm Sài Gòn Hiện tại trạm Việt Thành 1 đã lên 110 kVW từ Chánh Hưng về, tải đường dây lớn nhất hiện nay là
721A/900A, khả năng sự cố đường dây cao Sau khi trạm Thủ Đức nâng cấp
vận hành 220/110 kV, trạm An Khánh và trạm Sao Mai sẽ cùng lên 110 kV và
còn đảm bảo cấp điện cho trạm An Khánh khi tăng cường thêm 40 MVA
® Đang kiến nghị cải tạo toàn tuyến đáp ứng quy định của Nghị định 54-
1999/CP bằng giải pháp trồng trụ chen để giảm khoảng vượt với hướng tuyến giữ nguyên hiện hữu (hiện trụ thấp và một số khoảng vượt lớn hơn 300m) Số
mạch và tiết diện đường dây giữ nguyên 795 MCM vì đã đáp ứng khả năng tải 180 MVA cho tram Chánh Hưng (3x40 MVA) và trạm Tân Hưng sau này 22 Nhánh rế Sao Mai :
$ Nhánh rẽ Sao Mai xuất phát từ trụ 5 đường dây Thủ Đức - Xa Lộ với hai
mạch chiều dài 9,5 Km nhưng hiện chỉ vận hành một mạch Điện áp định mức
của đường dây sẵn sàng chuyển lên vận hành 110 kV
$ Hành lang đường dây đáp ứng Nghị định 54-1999/CP nhưng có một nơi giao
chéo đường dây 220 kV Thủ Đức - Cát Lái Nếu có sự cố một trong hai đường
dây tại khoảng giao chéo sẽ ảnh hưởng đến đường dây còn lại
23 Bà Quẹo — Chợ Lớn : hiện không vận hành
$ Đây là đường dây 66 kV cũ tách khỏi lưới từ khi chuyển lưới 66 kV khu vực
này lên 110 KV Đang kiến nghị cải tạo nâng cấp đường dây này lên theo hướng cải tạo toàn tuyến cũ lên 110 kV - AC400 mm” và đấu vào điểm đầu
đường dây Chợ Lớn - Bà Quẹo và nếu có thể thêm một đoạn Bà Quẹo - Hỏa
Xa để đấu về trạm Hỏa Xa 220 kV sau này tạo thành trục nguồn Phú Lâm —
Trang 25
i Nis HL = : Í G
|
| THY VHRR |
| Chợ Lớn - Bà Queo — Hda Xa
t os ‘ Re, 4 ‡ i 2.3 TRAM BIEN AP : 2
1/ Sơ lược về trạm biến áp : (Ố.4O4025317 nme ® Mặt bằng xây dựng các trạm biến áp hiện đều là trạm độc lập, việc này gây lãng phí đất rất lớn Đang để nghị xem xét hiệu chỉnh ngay các dự án trạm 110 kV dang thiết kế thành các trạm bố trí hầm - phía trên xây dựng các cơng trình
khác như cơng viên chẳng hạn (trạm Tao Đàn đang triển khai theo hướng hầm
trong công viên văn hoá thành phố) Diện tích xây dựng một số trạm rất chật
hẹp can trở công tác vận hành trạm, bảo trì - thay thế thiết bị, xử lý sự cố như trạm Việt Thành 1, trạm Bến Thành, trạm Lưu Động 1
® Đa phần các trạm được xây dựng khơng bố trí hầm công nghệ dùng để phân
bố cáp trung — cao thế, hiện toàn bộ cáp đi vào các mương cáp có kích thước
nhỏ, rất sâu dẫn đến mương cable thường xuyên đọng nước, cáp bố trí chồng
lên nhau rất khó trong vận hành, sửa chữa Các hầm cable trong trạm thường
ngập nước ảnh hưởng đến chất lượng và tuổi thọ cable về lâu dài
$ Các trạm biến áp đã được đầu tư cải tạo hoàn thiện rất nhiều theo hướng sử
dụng thiết bị công nghệ hiện đại nhằm tăng độ tin cậy cung cấp điện, giảm diện tích lắp đặt để lắp nhiều hơn trạm cách điện khí (GIS) Tuy nhiên, do cải tạo nhiều lần nên một số trạm bị chấp vá và không mỹ quan như trạm Bến
Thành, trạm Hỏa Xa có khả năng xảy ra sự cố cao Thời gian tới đây các trạm
mới được đưa vào rất nhiều để đáp ứng được nhu câu phụ tải nhất là khu vực Tân Bình và các khu công nghiệp, khu chế xuất của Thành phố
® Phương thức đấu thầu mua thiết bị từng trạm hiện nay làm cho thiết bị thiếu
tính đồng bộ, rất khó khăn trong việc bảo trì, sửa chữa cũng như dự phòng vật
tư thiết bị Mặt khác công tác xét thầu chưa quy định được giá trị cộng thêm để ưu tiên cho vật tư thiết bị có xuất xứ từ các nước phát triển hoặc đã dùng thử đạt yêu cầu kỹ thuật và chất lượng tốt Ngoài các thiết bị này, để phục vụ cho xử lý sự cố cịn có một số thiết bị mua lẻ Các thiết bị hiện nay trên lưới có rất nhiều chủng loại nên rất khó trong việc dự phòng vật tư sửa chữa, mở rộng
$ Máy cắt điện : Với chức năng cắt dòng điện tải và dòng ngắn mạch trong
thời gian rất ngắn mà công nghệ chế tạo máy cắt trên lưới điện hiện còn tổn tại nhiều phương pháp dập hồ quang theo lịch sử phát triển công nghệ dập hổ quang như máy cắt nhiều dầu, máy cắt ít dâu, máy cắt khí SF6, máy cắt chân
không với dòng cắt ngắn mạch định mức máy cắt 66, 110 kV là 25 - 31,5 — 40
KA/3s, máy cắt 15 - 24 kV là 16- 25-— 31,5 KA/3s :
- Điện áp 110 KV, hiện nay đang dùng loại máy cắt khí SF6 gồm loại cách điện sứ - khí trời truyền thống và loại cách điện khí trọn bộ GIS Các máy cắt
do các hãng ABB, AEG, ALSTOM, MERLIN GERIN, SIEMENS sản xuất đều
là loại SF6, hiện không phát hiện bất thường nào Hệ thống GIS hiện có tại 02 trạm Hùng vương (1999, Alstom sản xuất ) và Chánh Hưng (2001, Schneider
sản xuất), trong quá trình lắp đặt cả hai hệ thống đều gặp hư hỏng như vòng
đệm tiếp xúc liên kết khối Hùng Vương, rò điện tại biến điện áp Chánh Hưng
Trang 26
- Điện áp 66 KV, hiện nay đang dùng loại máy cắt nhiều dâu của hãng
Westinghouse tại trạm Sài Gòn cũ Còn tại trạm An Khánh và trạm Sao Mai là máy cắt SF6 điện áp định mức 110 kV đang vận hành 66 kV
- Điện áp 24 kV và 15 kV, hiện nay đang dùng máy cắt chân khơng và khí SF6 cùng điện áp định mức 24 kV (chỉ khoảng 25 máy cắt ngồi trời có điện áp
định mức 36 kV) Trên lưới trung thế hiện nay chỉ còn duy nhất 01 máy cắt trung thế hiệu Sace ít dầu do Italia sản xuất là tuyến Samyang trạm Phú Hịa
Đơng (của khách hành) đang chuẩn bị thay thế Máy cắt chân không Alstom
(Ấn độ) có chất lượng thấp, xảy ra nhiều trường hợp khi máy cắt cắt thì tiếp
điểm vẫn ngậm ; máy cắt SF6-2500A-ABB (Ấn Độ) mặc dù mới đưa vào vận
hành nhưng đã có 02 máy cắt có điện trở tiếp xúc cao (dù gần như không cắt
ngắn mạch và thao tác) ; máy cắt Siemens (Ấn Độ) cũng mới có hiện tượng điện trở tiếp xúc tăng cao
- Điện áp 6,6 kV tại trạm Bến Thành hiện nay đang dùng máy cắt hộp bộ khí SF6 điện áp định mức 15 kV của hãng Merlin Gerin
$ Máy biến áp lực : có gam 63 MVA là phổ biến ; gam 40 MVA còn ở các trạm Phú Định, Bà Quẹo, Hỏa Xa, Tân Bình 1, Củ Chỉ ; gam 25 MVA có ở các
trạm Phú Hịa Đơng, Lưu Động 1, Lưu Động 2, Vikimco ; gam 16 MVA ở trạm
An Nghĩa và Cần Giờ Các máy biến áp do các hãng AEG, Alstom, ABB, Huynday, Pauwell, Crompton, Đông Anh, Vina Takaoka sản xuất hiện chưa có máy nào hư hỏng Các MBT Đông Anh sản xuất trong năm 2000 thường bị quá
nhiệt, rỉ dầu, có phát sinh khí trong dầu
® Đa phần các thiết bị nhất thứ thuộc hệ thống truyễển tải 110 kV đều có thời
gian vận hành không quá 15 năm, có thể phân làm 03 nhóm :
- Thiết bi do Liên xô sản xuất, đa số được đưa vào vận hành năm1988, đến nay hầu như đã được thay thế do chất lượng thiết bị khơng cao Hiện chỉ cịn sử
dụng máy biến áp vận hành qua thời gian dài thường xuyên vận hành quá tải
nên các hư hỏng thường gặp là rò rỉ dầu, hư hỏng hệ thống làm mát Cần đại tu
thay toàn bộ các joint và quạt làm mát, kết hợp thay thế bộ đổi nấc dưới tải - Thiết bị do Ý sản xuất, được mua lẻ để thay thế trong những năm 1989-1994 : chủ yếu là các MC ngoài trời 17,5 và 24 kV — SF6 — dòng cắt 20 và 25 KA/s
Các máy cắt 17,5 KV thường xuyên bị rò rỉ khí SF6 Mặt khác do chế độ vận
hành trong thời gian trước đây máy cắt phải cắt sự cố quá nhiều, nên phân lớn
máy cắt loại này đã quá tuổi thọ vận hành và đang được thay thế
- Các thiết bị thông thường được đấu thầu theo các dự án trạm trong các năm 1995 đến nay : các thiết bị trong giai đoạn này rất đa dạng, thuộc đủ loại mã hiệu, nước sản xuất và tồn tại nhiều trên hầu hết các trạm Các máy cắt trung
thế hợp bộ trong nhà 24 kV do các hãng Alstom, LG, ABB, MG, Schneider sản
xuất đã có các hư hỏng như máy cắt ABB bị vỡ nắp phòng nổ 02 máy tại trạm
Trường Đua, máy cắt LG tại trạm Củ Chi bị giảm thấp cách điện phân sứ đỡ và sứ xuyên, máy cắt Alstom (AEG) trạm Phú định bị rò phần vách ngăn bakelic
Trang 27
Thông số kỹ thuật máy biến áp lực xem Phy luc 1.3
2/ Đặc thù của các trạm biến áp :
1 An Khánh 110/23 -15/10 KV - 40 MVA :
$ Đóng điện vận hành 66 kV từ tháng 04 năm 1997 với thiết bị cũ huy động,
năm 2002 đã thay thế thiết bị sẵn sàng khai thác 110 kV nhưng vận hành với
nguồn 66 kV (đầu ra máy biến áp lực lấy ở 24 kV cấp cho tải 15 kV) Được
cấp điện từ nhánh rẽ của đường dây Sài Gòn cũ - Chánh Hung 66 kV tai
khoảng trụ số 6 Giàn máy cắt 15 kV cũ thường xảy ra phóng điện gây nổ và hư hỏng nhiều phần đã được thay mới toàn bộ các máy cắt chất lượng cao hơn
® Đang chuẩn bị lắp thêm máy biến áp 63 MVA và toàn bộ thiết bị kèm theo
cho một ngăn biến áp để nhận điện 110 kV từ trạm Thủ Đức trên đường dây Thủ Đức —- Chánh Hưng đáp ứng nhu cầu phụ tải ngày càng tăng của khu vực Thủ Thiêm Đang kiến nghị hoàn thiện và đưa mạch vòng phía 110 kV vào vận
hành nhằm khi trạm 220 kV Cát Lái đóng điện đảm bảo cung cấp điện không
cịn tình trạng độc đạo và An Khánh là trạm có nhiều đường dây tới 2 Án Nghĩa 110/23 -15/10 KV ~ 16 MVA :
$ Đây là trạm mới hoàn tồn, đóng điện đầu năm 2000 với toàn bộ thiết bị
mới, chất lượng cao Kết cấu đấu nối lưới 110 kV hoàn chỉnh nhưng hiện chỉ có
01 đường dây 110 kV cung cấp điện cho trạm nên không đảm bảo cung cấp
điện cho trạm khi sự cố đường dây Trạm chỉ có 01 máy biến áp cung cấp điện cho phần phía trên Huyện Cần Giờ
® Trạm có lắp 03 máy biến điện áp 110 kV đường dây nhưng thanh cái chỉ có
01 máy biến điện áp không như các trạm khác Đang kiến nghị thi công thêm một mạch nguồn 110 kV cho trạm
3 Bà Quẹo 110/23-15/11 KV - 63 + 2x40 MVA :
$ Đây là trạm của Liên Xô cũ nhưng đã được thay thế gần như toàn bộ thiết bị
khác chỉ còn 02 máy biến áp lực 40 MVA thường bị rỉ dầu, 09 máy biến dòng
110 kV, 09 dao cách ly 110 kV và các cấu kiện dây nối vì chất lượng thiết bị cũ không cao, nhất là Rơ le không tin cậy Đấu nối 110 kV vào trạm trước đây
hoàn chỉnh nhưng năm 2000 đấu rẽ thêm cho máy biến áp 3T phá vỡ cấu trúc
chuẩn ban đầu Các máy cắt trung thế ngoài trời loại PCOB 36 KV do Ấn Độ
sản xuất vận hành từ 1998 có trường hợp không cắt được sự cố (dính cực) ¢ Tram vừa được cải tạo năm 2000 nên ít sự cố Đang kiến nghị lắp đặt hoàn
chỉnh liên kết thanh cái 52 với thanh cái 33 Thanh cái 15 kV sử dụng cột xà
bêtông, dây phân pha chiếm diện tích, thiếu mỹ quan Trạm có lắp 02 máy
biến điện áp 110 kV cho 02 đường dây đến
4 Bến Thành 110/23 -15/6,6 KV - 2x63 MVA :
® Thiết bị trạm mới, đấu nối 110 kV vào trạm hồn chỉnh, khơng có máy biến điện áp đường dây 110 kV, máy biến điện áp phía 15 kV khơng đấu vào thanh cái làm trở ngại trong vận hành (khi chuyển tải để sửa chữa, bảo trì máy biến
p
khơng có áp hạ thế cho hệ thống đo đếm trên thanh cái đi kèm)
Trang 28
Qua nhiều lần cải tạo, hiện việc bố trí tủ bảng điện, cáp lực trung thế và cáp điều khiển rất lộn xộn lại còn giao chéo nhau nhiều Nguy cơ cháy nổ khá cao,
điều kiện xử lý khó khăn do mặt bằng chật hẹp và chỉ có một lối nhỏ vào trạm
e Kế hoạch tới sẽ lắp đặt thiết bị GIS 110 kV và bố trí lại mặt bằng hợp lý
theo tiêu chuẩn trạm kiểu mẫu, khơng thể tình trạng như hiện nay 5 Bình Triệu 110/23 -15/11 KV - 63 MVA :
® Sơ đồ đấu nối nguồn 110 kV chưa phù hợp dẫn đến phải cắt điện đường dây 110 kV để chuyển nguồn Hệ thống dây dẫn phía 110 kV có tiết diện nhỏ và
rất thấp so với mặt đất Mặt bằng chật hẹp rất khó trong cơng tác sữa chữa —
xử lý sự cố, các lộ ra 15 kV trên không rất thấp đi ngang sân trạm cần trở xe ra
vào ; máy biến áp thường vận hành đầy và quá tải
® Kế hoạch tới sẽ đưa các lộ ra 15 kV vào máy cắt hợp bộ để giải phóng mặt bằng và không sử dụng các máy cắt 15 kV ngoài trời hiện hữu có chất lượng
kém nhiều lần nổ cả máy cắt ; cải tạo nâng thanh cái phía 110 kV lên cao hơn
~- tiết diện lớn hơn
6 Cần Giờ : 110/23 -15/10 KV ~ 16 MVA :
$ Đây là trạm mới hồn tồn, đóng điện đầu năm 2003 với toàn bộ thiết bị mới, chất lượng cao (trạm cũ 66 kV nằm bên cạnh từ năm 1990 đã khơng cịn
vận hành) Là trạm cụt, hiện chỉ có 01 đường dây 110 kV cung cấp điện cho
trạm nên không đảm bảo cung cấp điện cho trạm khi sự cố đường dây, đã có đường dây mạch 2 nhưng chưa đấu nối vận hành Trạm chỉ có 01 máy biến áp cung cấp điện cho phần phía dưới Huyện Cần Giờ
® Giữa trạm An Nghĩa và trạm Cần Giờ cách nhau 35 Km nhưng có thể
chuyển tải với nhau bằng liên kết lưới điện phía 15 kV cũ (khi chưa có trạm Cần Giờ) nên có khả năng cấp điện cho khu vực ở đây bằng trạm An Nghĩa
7 Chánh Hưng 110/23 -15/10 KV - 2x40 MVA :
$ Trạm mới đóng điện vận hành năm 2000 có chất lượng thiết bị cao nằm
ngay trong trạm 66 kV cũ đã ngưng hoạt động nhưng còn sử dụng hai thanh cái 15 kV cũ Thanh cái 15 kV cũ có độ cao không đạt quy định an toàn và các dao
cách ly quá hạn sử dụng Hệ thống phân phối phía 110 kV là loại cách điện khí GIS ngồi trời, vận hành ổn định tuy ban đầu lắp đặt có bị rò điện tại máy biến
điện áp phải thay cái khác, có sáu máy biến áp cho hai đường dây
® Trạm có lắp 06 máy biến điện áp 110 kV cho 02 đường dây đến Kế hoạch chuẩn bị lắp thêm 01 máy biến áp 40 MVA và sẽ kiến nghị cải tạo nâng giàn
thanh cái 15 kV ngoài trời lên cao hơn 1,5 m 8 Chợ Lớn 110/23 -15/11 KV - 2x63 MVA :
¢ Trạm mới cải tạo thay thế toàn bộ trạm cũ từ thời 66 kV đã xuống cấp trầm
trọng không đảm bảo vận hành, đóng điện vận hành năm 2001có chất lượng thiết bị cao nằm ngay trong trạm 66 KV cũ đã tháo thu hồi Thanh cái 15 kV
mới được nâng lên 1,5 m cùng với việc nâng nền trạm lên 1 m Đấu nối phía
110 kV vào trạm hoàn chỉnh với hai nguồn từ trạm Phú Lâm và còn đi về trạm
Trường Đua liên kết với nguồn từ Hốc Môn Tuy nhiên một số máy cắt trung
thế PCOB 36 kV — 800 A do Ấn Độ sản xuất có hiện tượng không cắt được
Trang 29
(dính cực, đã bị 02 máy)
$ Trạm có lắp 02 máy biến điện áp 110 kV cho 02 đường dây đến
9 Củ Chỉ 110/23 -15/11 KV - 40 MVA :
$ Trạm đóng điện vận hành năm 1997 đã được thay máy biến áp từ 25 lên 40 MVA tháng 11 năm 2002 Ngoài thanh cái 24 kV thường xảy ra rò điện và hiện bị hư hỏng cách điện hoàn toàn đang cô lập chờ thay thế thì các thiết bị khác
vận hành ổn định Đây là trạm có phụ tải 24 kV duy nhất, điện áp nguồn không ổn định do thiếu cơng suất, có lắp máy biến điện áp đường dây
$ Trạm có lắp 02 máy biến điện áp 110 kV cho 02 đường dây đến Kế hoạch
tới sẽ lắp đặt thêm MBA 63 MVA, đấu nối hoàn chỉnh phần thiết bị phía 110 kV và thay thế những thiết bị bên thanh cái 24 kV đang cô lập
10 Hốc Môn 110/23 -15/1 1(10) KV - 40 + 2x63 MVA :
® Nằm ngay trong trạm 220/110 kV Hốc Môn nên khả năng cấp điện liên tục
cao hơn các trạm khác do không ảnh hưởng sự cố đường dây truyền tải nguồn
đến Nguyên gốc là trạm thiết bị Liên Xô cũ đã được cải tạo tăng công suất và
thêm một máy biến áp (cũ là 2x40 MVA)
11 Hỏa Xa 110/23 -15/11 KV - 63 + (2x40) MVA :
$ Trạm mới cải tạo thay thế toàn bộ trạm cũ từ thời 66 kV đã xuống cấp nhiều
không đảm bảo vận hành, đóng điện vận hành năm 2000 nằm ngay trong trạm
66 kV cũ đã tháo thu hổi, với thiết bị phía 15 kV vận hành từ những năm 1989
và đấu nối phía 110 kV hồn chỉnh từ hai nguồn đến Năm 2001 rẽ nhánh cấp điện cho máy biến áp 7T phá vỡ kết cấu hoàn chỉnh phía 110 lẫn phía 15 kV
® Kế hoạch là đang cải tạo thành 04 máy biến áp lực trong đó có 02 máy giữ
nguyên toàn bộ thiết bị cũ và 02 máy với thiết bị cách điện khí GIS hai đâu
Tương lai xa hơn nữa là nâng cấp trạm lên 220/110 kV cấp điện toàn khu vực
Trạm có lắp 02 máy biến điện áp 110 kV cho 02 đường dây đến
12 Hùng Vương 110/23 -15/7 KV - 2x63 MVA :
® Trạm mới đóng điện năm 2001 với kết cấu đấu nối lưới 110 kV chưa hoàn chỉnh, gây ảnh hưởng đến vận hành do nhà dân ở dưới nhánh rẽ vào trạm
không giải tỏa được dù đã lắp sẵn hệ thống phân phối phía 110 kV hoàn thiện
Hiện trạm vận hành khá ổn định để cấp điện cho khu vực Quận 10, quan 5
Đây là trạm duy nhất có phịng điều hành trên nhà lâu 3 tâng
® Kế hoạch hồn thiện đấu nối phía 110 kV đưa MC 171 (Bến Thành - Hùng
Vương) vào vận hành bằng cable ngầm 110 kV
13 Lưu Động 1 110 - 66/23 -15/11 KV - 25 MVA :
® Do đặc thù là trạm lưu động, cung cấp khẩn cho phụ tải các vùng chưa thi công kịp trạm trung gian, nên trạm chỉ có 01 máy biến áp, 01 hệ thống đi kèm
gồn máy cắt 110 kV, máy cắt 15 kV và Rơ le bảo vệ trên hai xe kéo có thể
lắp đặt vận hành trong vòng 05 ngày Trạm mới đóng điện năm 1998 nên chất
lượng thiết bị còn tốt Chủ yếu cấp điện cho khu vực Tân Bình
® Trạm có thể di dời đi nơi khác trong thời gian 10 ngày để đáp ứng khẩn nhu
cầu cung cấp điện cho những nơi chưa kịp xây dựng trạm biến áp mới
14 Lưu Động 2 66-110/23 -15/6 KV - 25 MVA :
Trang 30
® Do đặc thù là trạm lưu động, cung cấp khẩn cho phụ tải các vùng chưa thi
công kịp trạm trung gian, nên trạm chỉ có 01 máy biến áp, 01 hệ thống đi kèm gồn máy cắt 110 kV, máy cắt 15 kV và Rơ le bảo vệ trên hai xe kéo có thể lắp đặt vận hành trong vòng 05 ngày Trạm mới đóng điện năm 2001 nên chất lượng thiết bị rất tốt Chủ yếu cấp điện cho khu vực Thủ Đức hỗ trợ cho phía
110/15 kV của trạm Thủ Đức
® Trạm có thể di đời đi nơi khác trong thời gian 10 ngày để đáp ứng khẩn nhu
cầu cung cấp điện cho những nơi chưa kịp xây dựng trạm biến áp mới Dự kiến
sắp tới chuyển về khu vực Quận 6 để sang tải cho trạm Phú Lâm 110 kV đang quá tải và chuẩn bị cải tạo đấu nối phía 110 và 15 kV
15 Nam Sài Gòn 1 110/15 KV - 25 MVA (có máy biến áp nối đất) :
$ Trạm mới đóng điện giữa năm 2001 nhưng với máy biến áp cũ 25 MVA có
hai cuộn đây với phía 15 kV đấu tam giác có máy biến áp nối đất và khơng có điều áp dưới tải Trạm vận hành ổn định cấp cho phụ tải thấp tuy đường dây
cấp nguồn cho trạm bị hạn chế do tiết diện dây nhỏ
16 Nha Bé 110/23 -15/11 KV — 2x40 MVA :
$ Nằm ngay trong trạm 220/110 kV Nhà Bè nên khả năng cấp điện liên tục
cao hơn các trạm khác do không ảnh hưởng sự cố đường dây truyền tải nguồn
đến Trạm mới đóng điện vận hành năm 1996 với thiết bị mới hiện đại nên
cung cấp điện rất tin cậy và do phần tải khu vực này không nhiều nên các máy
biến áp chưa đầy tải Kết cấu đấu nối trạm hồn chỉnh, có lắp máy biến điện
áp đường dây 110 kV
¢ Trạm có lắp 04 máy biến điện áp 110 kV cho 04 đường dây đến trạm Phú
Định, An Nghĩa, Nam Sài Gòn 1 Kế hoạch sắp tới sẽ có trạm Nhà Bè 500 kV
nên phía 15 kV càng được cấp điện tin cậy vì ngay tại nguồn công suất lớn của hệ thống điện
17 Phú Định 110/23 -15/11 KV ~ 2x40 MVA :
$ Là trạm nút 110 kV của khu vực với 6 đường dây ra vào nhận nguồn từ Nhà Bè và Phú Lâm cấp vào khu vực quan trọng của nội thành đóng điện năm
1997 Kết cấu hai thanh cái phân đoạn 110 kV chưa hợp lý lắm cho việc
chuyển tải ngưng một thanh cái nhưng cũng không trở ngại gì qua thực tế vận hành ngoại trừ cần bảo trì một thanh cái, có lắp máy biến điện áp đường đây
110 kV nhưng đã hư hai cái của tuyến 171 va 174 Day dan hai thanh cái là AC 300 mm” nên cũng cịn hạn chế Ngồi các dao cách ly 110 kV của S&S
sản xuất chất lượng thấp thường trục trặc và có 01 máy cắt trung thế chưa
mang tải bị rò điện ra vách ngăn, các thiết bị còn lại vận hành khá ổn định Hai
máy biến áp lực thường vận hành đầy và quá tải
® Trạm có lắp 06 máy biến điện áp 110 kV cho 06 đường dây đến và đi Kế
hoạch tới sẽ nâng lên cấp điện áp 220/110 kV - 2x250 MVA với hệ thống phân phối phía cao thế dùng loại cách điện khí GIS (2004 — 2005), và xa hơn nữa là thay máy biến áp phía 110/15 kV thành 2x63 MVA
18 Phú Hịa Đơng 110/23 -15/11 KV - 25 MVA :
$ Trạm đã được cải tại thay thế hoàn toàn trạm 66 kV cũ và đòng điện vận
Trang 31
hành năm 2002 với thiết bị điện chất lượng tốt, cấp điện liên tục Kết cấu đấu
nối 110 kV chưa hợp lý, việc cung cấp điện cho trạm sẽ bị ảnh hưởng khi thi công sữa chữa đường dây cao thế đến trạm Máy biến áp vận hành đây tải
19 Phú Lâm 110/23 -15/10(11) KV - 20 + 40 + 63 MVA :
¢ Nim ngay trong tram 220/110 kV Phú Lâm nên khả năng cấp điện liên tục
cao hơn các trạm khác do không ảnh hưởng sự cố đường dây truyền tải nguồn
đến Trạm đóng điện vận hành năm 1995 với thiết bị mới và chất lượng cao nên vận hành khá ổn định, kết cấu đấu nối hoàn thiện và đã được cải tạo tăng công suất và thêm một máy biến áp (cũ là 2x40 MVA) Kết cấu phía cao thế
sau tăng cường công suất phá vỡ sự hoàn thiện ban đầu, còn sử dụng một máy
cắt cho hai máy biến áp nên sẽ ảnh hưởng nhau khi sự cố một máy
20 Sao Mai 66 -110/6,6 KV - 9,6 MVA :
$ Trạm chuyên dùng cấp điện cho trạm xi măng tại Cát Lái đóng điện vận
hành năm 1997 với thiết bị mới chất lượng cao nên vận hành ổn định Có một
đường dây cấp điện cho trạm còn một đường dự phòng sau này Hiện trạm vận
hành 66/6,6 kV nhưng thiết bị sẳn sàng vận hành khi cấp nguồn 110 kV từ trạm
Thủ Đức 220/110 kV
© Tương lai sẽ tăng cường công suất trạm lên 02 máy biến áp và 02 đường dây
nguồn đến khi nhu cầu phụ tải trạm xi măng lên cao 21 Tân Bình 1 110/23 -15/11 KV - 40 MVA :
e Trạm mới đóng điện giữa năm 2002 với thiết bị mới có chất lượng cao nên
cung cấp điện ổn định Máy biến áp thường vận hành quá tải ngay từ khi mới đóng điện vì nhu cầu phụ tải khu vực này cao Có lắp hai máy biến điện áp
đường đây 110 kV |
$ Kế hoạch đang khẩn trương lắp thêm máy biến áp 63 MVA trong nay mai
Trạm có lắp 02 máy biến điện áp 110 kV cho 02 đường dây đến
22 Thanh Đa 110/23 -15/11 KV - 40 MVA :
$ Đóng điện vận hành ngày 07 tháng 04 năm 2003 với một ngăn máy biến áp
và chuẩn bị sẵn sàng cho ngăn thứ hai Chất lượng thiết bị tốt nên vận hành
khá ổn định, có lắp máy biến điện áp đường đây 110 kV
e Trạm có lắp 02 máy biến điện áp 110 kV cho 02 đường dây đến Kế hoạch sắp tới sẽ lắp đặt bổ sung máy biến áp thứ hai để chuyển trạm thành hai ngăn máy biến áp lực cấp điện cho khu vực Bình Thạnh hỗ trợ cho trạm Bình Triệu
23 Thủ Đức 66 -110/23 -15/11 KV - 63 MVA :
$ Nằm ngay trong trạm 220/110 kV - 2x250 MVA Thủ Đức và 220/66 kV — 125 MVA Sài Gòn cũ nên khả năng cấp điện liên tục cao hơn các trạm khác do
không ảnh hưởng sự cố đường dây truyễển tải nguồn đến Nguyên gốc là trạm
thiết bị Mỹ từ những năm 60 thế kỷ này, đã được cải tạo tăng công suất (cũ là
2x20 MVA) Máy biến áp 110/23-15/11 kV có thể chuyển tải cho nhau với trạm Bình Triệu Đường dây phía 110 kV có lắp máy biến điện áp đường dây, còn đường dây phía 66 kV khơng có máy biến điện áp đường dây
$ Trạm có lắp 03 máy biến điện áp 110 kV cho 03 đường dây di Thanh Da, Xa
Lộ, Thủ Đức Bắc Kế hoạch tương lai sé cải tạo trạm toàn diện để bồ cấp điện
Trang 32
áp 66 kV chuyển lên 110 kV với 3 máy biến áp 63 MVA, cung cấp điện 110
kV về trạm Lưu Động 2, trạm Vikimco, trạm Sao Mai, trạm An Khánh và hoàn
thiện đấu nối phía cao thế (trạm 220/110 kV sẽ là 2 x 250 MVA) chuyển tải
cho nhau hoặc đóng song song sang tải với nhau đảm bảo cung cấp điện cho
phụ tải khu vực Thủ Đức - Thủ Thiêm
24 Thủ Đức Bắc 110/23 -15/11 KV - 2x63 MVA :
® Cung cấp điện cho khu vực các khu chế xuất Linh Trung, đóng điện năm
1997 Kết cấu hai thanh cái 110 kV và 15 kV hoàn thiện Ngoài các dao cách
ly 110 kV của S&S sản xuất chất lượng thấp thường trục trặc thì các thiết bị
khác vận hành khá ốn định Hai máy biến áp lực thường vận hành day tải mặc
dù đã là máy biến áp 63 MVA (ban đầu là 2x40 MVA) Có lắp máy biến điện
áp đường đây 110 kV
$ Trạm có lắp 02 máy biến điện áp 110 kV cho 02 đường dây đến Kế hoạch
tới sẽ thay các dao cách ly chất lượng kém Khu vực này sẽ có thêm hai trạm biến áp để sang tải là Linh Trung 1 và Linh Trung 2
25 Trường Dua 110/23 -15/11 KV — 2x63 MVA :
$ Đóng điện vận hành năm 1995 với thiết bị có chất lượng cao nên vận hành ổn định Năm 1999 và năm 2001 đã lần lượt thay hai máy biến áp lực từ 40 MVA thành 63 MVA Tuy nhiên 3 máy cắt tổng 15 kV (531, 500, 532) đã lần
lượt xì hết khí SF6 khi cắt máy cắt ra để bảo trì trạm nên phải thay cả ba máy
mới cùng hiệu ABB - SACE
26 Việt Thành 1 110/23 -15/11 KV — 40 MVA :
$ Trạm mới được cải tạo thay thế hoàn toàn trạm cũ 66/15 kV và đóng điện
vận hành năm 1998 với điện áp ó6 KV và chuyển sang vận hành 110 kV năm
2001 Chất lượng thiết bị cao nên vận hành ổn định cấp điện chủ yếu cho hai nhà máy thép Hoàn Thành và Việt Thành, ít khi lấy tải tuyến Phú Xuân Tuy
nhiên diện tích chật hẹp, rất khó trong sữa chữa - xử lý sự cố ; Không đáp ứng khoảng cách an toàn PCCN với các nhà dân lân cận và kết cấu thanh cái 15 kV không mỹ quan, ảnh hưởng vận hành - bao tri
® Đang kiến nghị mở rộng mặt bằng, cải tạo thanh cái 15 kV và chuyển thành
trạm chuyên dùng cấp điện cho hai nhà máy thép
27 Việt Thành 2 110/23 -15/10 KV - 2x40 MVA :
® Đóng điện năm 2001 nhưng khơng có nguồn cung cấp chính thức mà là đấu
tạm rẽ nhánh trên dường dây Nam Sài Gòn l1 - Việt Thành 1 (thiết kế có dây riêng nhưng chưa thi công do giải tỏa không xong) Có lắp máy biến điện áp đường đây 110 kV, kết cấu thanh cái 110 kV phân đoạn với tiết điện AC 300
mm” Ngoại trừ thanh cái 24 kV có xảy ra phóng điện, các thiết bị khác chất
lượng tốt nhưng trạm chưa mang tải do khu vực này chưa có tải
® Trạm có lắp 04 máy biến điện áp 110 kV cho 04 đường dây đến Đang kiến nghị đưa vào khai thác lấy tải để đảm bảo thiết bị được an toàn, tránh tình
trạng khơng vận hành lâu sẽ gây xuống cấp cách điện thiết bi
28 Vikimco 110/15 KV - 25 MVA :
¢ Trạm chuyên dùng cấp điện cho lò luyện thép Thủ Đức với chất lượng thiết
Trang 33
bị cũ không cao Máy biến áp của Liên Xô, do Nhà máy Cơ Điện sửa chữa lại
chất lượng tương đối đạt Trạm 66/15 kV cũ trước đây được nâng cấp điện áp
định mức và đóng điện vận hành 110 kV tháng 08 năm 2003
29 Vĩnh Lộc 110/23 -15/11 KV - 40 MVA :
$ Đóng điện vận hành ngày 22 tháng 02 năm 2003 với một ngăn máy biến áp
và chuẩn bị sẵn sàng cho ngăn thứ hai Chất lượng thiết bị 110 kV và máy biến áp lực tốt còn thanh cái 15 kV là lắp tạm ngoài trời kịp khai thác tải Trạm vận
hành ổn định
® Kế hoạch sắp tới sẽ lắp đặt thanh cái 15 kV, bổ sung máy biến áp thứ hai để
chuyển trạm thành hai ngăn máy biến áp lực hỗ trợ cấp điện cho khu cơng
nghiệp Tân Bình, Vĩnh Lộc có phụ tải tăng rất nhanh 30 Xa L6 110/15 /11 KV - 2x63 MVA :
Nguyén thiy 1a tram 66/15 kV — 2x20 MVA van hanh từ năm 1965 với chất
lượng thiết bị xuống cấp rất nhiều và qua nhiều lần cải tạo thay thế thiết bị như
: thay toàn bộ máy cắt dầu phía 15 kV bắng máy cắt SFó, thay máy cắt SF6 bị nổ bằng máy cắt chân không, tăng cường công suất Đã thay thế hệ thống
phân phối 110 kV bằng thiết bị cách điện khí GIS và máy biến áp cũ thành hai máy bién 4p 63 MVA
Tram có lắp 06 máy biến điện áp 110 kV cho 02 đường dây đến Đã có kế
hoạch thay thế toàn bộ hệ thống phân phối trung thế bằng loại cách điện khí
GIS đặt trong nhà điều hành Bố trí thiết bị kém an toàn cho con người
2.4 VAN HANH HE THONG DIEN :
Tram nguén Héc Mén 220/110 KV cap điện cho các trạm biến áp :
- Trạm Phú Hòa Đông, Củ Chi qua máy cắt 171 vào đường dây Hốc Mơn -
Phú Hịa Đơng - Củ Chi
- Trạm Vĩnh Lộc, Lưu Động 1, 2T + 3T Bà Quẹo qua máy cắt 172, 173 vào
đường dây Hốc Môn - Vĩnh Lộc, Hốc Môn - Lưu Động 1 - Bà Quẹo
- Trạm Hỏa Xa, 2T Trường Đua qua máy cắt 175, 174 vào đường dây Hốc
Môn - Hỏa Xa 1 - Trường Đua, Hốc Mơn - Bình Triệu —- Hỏa Xa 2
- Các máy biến áp 110 kV tại trạm qua máy cắt 135, 136
® Trạm nguồn Nhà Bè 220/110 kV cấp điện cho các trạm biến áp :
- Trạm An Nghĩa, Cần Giờ qua máy cắt 178 vào đường dây Nhà Bè - An
Nghĩa - Cần Giờ
- Trạm Nam Sài Gòn 1, Việt Thành 2, Việt Thành 1 qua máy cắt 179 vào đường dây Nhà Bè — Nam Sài Gòn 1 - Việt Thành 2 - Việt Thành 1
- Trạm Phú Định và gián tiếp cấp về trạm Hùng Vương, trạm Bến Thành,
trạm Chánh Hưng qua máy cắt 181, 182 vào đường dây Nhà Bè - Phú Định
1, Nhà Bè - Phú Định 2
- Các máy biến áp 110 kV tại trạm qua máy cắt 134, 135
$ Trạm nguồn Phú Lâm 220/110 kV cấp điện cho các trạm biến áp :
- Tram 1T Bà Quẹo qua máy cắt 171 vào đường dây Phú Lâm - Bà Quẹo
Trang 34
- Trạm Tân Bình 1 qua máy cắt 177 vào dudng day Phi Lam — Tan Binh 1 - Trạm Chợ Lớn, 1T Trường Đua qua máy cắt 172, 173 vào đường dây Phú Lâm - Chợ Lớn 1, Phú Lâm - Chợ Lớn 2
- Trạm Phú Định qua máy cắt 174, 175 vào đường dây Phú Lâm - Phú Định
1, Phú Lâm - Phú Định 2
- Các máy biến áp 110 kV tai tram qua máy cắt 135, 136
e Trạm nguồn Thủ Đức 220/110 kV cấp điện cho các trạm biến áp :
- Trạm Vikimco, qua máy cắt 177 vào đường dây Thủ Đức — Gas Tht Đức -
Vikimco - Xa Lộ
- Trạm Lưu Động 2, Sao Mai, An Khánh qua máy cắt 777 vào đường dây Sài
Gòn - Lưu Động 2 — Sao Mai — An Khanh
- Trạm Xa Lộ qua máy cắt 172 vào đường dây Thủ Đức - Hỏa Xa - Xa Lộ
và máy cắt 177 vào đường dây Thủ Đức —- Gas Thủ Đức - Vikimco - Xa Lộ
- Trạm Thanh Đa, Bình Triệu qua máy cắt 171 vào đường dây Thủ Đức -
Thanh Đa — Bình Triệu
- Trạm Thủ Đức Bắc qua máy cắt 179 vào đường dây Thủ Đức - Thủ Đức
Bắc (nguồn thứ hai từ Long Bình)
- Máy biến áp 110 kV tại trạm qua máy cắt 134
e Trạm nguồn Long Bình 220/110 kV cấp điện cho trạm Thủ Đức Bắc, trạm
nguồn Bình Hịa 220/110 kV trước đây cấp điện cho trạm Thanh Đa và trạm
Bình Triệu, các đường dây 110 kV từ trạm nguồn đến trạm tải cung cấp hướng
cơng suất bình thường, các đường dây 110 kV nối giữa hai trạm nguồn có thể
chuyển đổi tải qua lại hỗ trợ nhau
$ Trạng thái máy cắt kết giàn phía 110 kV bình thường tại các trạm 220/110
kV (máy cắt kết giàn phía 220 kV ln đóng) : 100A Trạm Hốc Môn đóng, 100
Trạm Nhà Bè đóng, 100A Trạm Phú Lâm đóng, 100 Trạm Thủ Đức đóng, 100A Trạm Long Bình đóng
Trang 35
+ Hiện nay, hệ thống điện khu vực Thành phố Hồ Chí Minh khá lớn và dang phát triển mạnh nên dòng ngắn mạch hệ thống đã lớn nhiều :
- Trong một số trường hợp ở lưới 15 kV dòng ngắn mạch đã vượt qué 20 kA dẫn đến máy cắt liên lạc thanh cái 15 kV các trạm (500) đều mở để tránh
dòng ngắn mạch càng lớn khi đóng song song hai máy biến áp
- Đặc biệt, theo tính toán của Trung Tâm Điều Độ Hệ Thống Điện Miền Nam, dòng ngắn mạch một pha chạm đất đã lớn hơn dòng ngắn mạch 3 pha
Việc này giảm tuổi thọ thiết bị và gây lãng phí do phải đầu tư thay thiết bị $ Các trạm có thể đóng vận hành song song hai máy biến áp như : Hùng
Vương, Nhà Bè, Phú Định, Thủ Đức Bắc, Trường Đua, Việt Thành 2, Xa Lộ
Các thanh cái cao thế có thể đóng liên kết vận hành hoặc mở tùy theo chế độ vận hành tương ứng với khả năng cung cấp tải của các trạm 220 kV
2.5 KHẢO SÁT NGẮN MẠCH TRÊN LƯỚI ĐIÊN :
$ Hiện trạng lưới điện truyền tải để tính ngắn mạch như sơ đồ đơn tuyến lưới điện ở Phụ luc 2.1 với thông số kỹ thuật đường dây truyền tải ở Phụ lục 1.1,
thông số kỹ thuật máy biến áp lực ở Phụ lục 1.3 Kết cấu lưới điện để tính
ngắn mạch có hai chế độ :
- Chế độ vận hành bình thường như nêu phân 2.4 phần trạng thái các máy cắt
110 kV và máy cắt liên lạc phía trung thế ở trạng thái mở
- Chế độ vận hành đặc biệt là trường hợp thay đổi trạng thái các máy cắt liên
lạc thanh cái phía cao thế và máy cắt trung thế vẫn mở hoài
® Tính tốn dịng ngắn mạch một pha chạm đất, hai pha chạm đất va ba pha chạm đất tại giữa đường dây truyền tải, tại nơi rẽ nhánh trên đường dây truyền tải, tại thanh cái cao thế và tại thanh cái trung thế của lưới điện bằng chương
trình tính ngắn mạch ASPEN ONELINER (Mỹ) của Trung Tâm Điều Độ Thông Tin - Công Ty Điện Lực TP Hồ Chí Minh (giống và cập nhật số liệu
như chương trình của Trung Tâm Điều Độ Hệ Thống Điện Miền Nam)
$ Có tính tốn dịng ngắn mạch một pha chạm đất, hai pha chạm đất và ba pha
chạm đất tại mỗi 10 % chiều dài đường dây của hai đường dây song song : Phú - Lâm - Phú Định 1, Phú Lâm - Phú Định 2 để xem xét có hỗ cảm và khơng hỗ
cảm của hai đường dây song song hiện đang vận hành trên lưới điện 1/ Dòng ngắn mạch trên thanh cái cao thế chế độ bình thường :
® Dịng ngắn mạch trên thanh cái 1, thanh cái 2 - 66, 110 kV :
Dòng ngắn mạch | Dòng ngắn mạch | Dòng ngắn mạch
Stt Trạm 1 pha - đất(A) | 2pha- đất(A) | 3pha- đất (A)
Trang 364 | Bén Thanh 8285 7152 7794 6882 8734 7814 5 | Bình Triệu 8784 - 7956 - 9667 - 6 | Cần Giờ 1903 - 2521 - 2677 - 7 | Chánh Hưng 8533 8533 7929 7929 9039 9039 8 | Chợ Lớn 12474 | 12474 | 12329 | 12329 | 12537 | 12537 9 | Củ Chi 4344 4344 4177 4177 4489 4489 10 | Hốc Môn 23448 | 23448 | 31665 | 31665 | 18439 | 18439 11 | Hỏa Xa 11331 | 11331 | 13240 | 13240 | 9844 9844 12 | Hùng Vương | 8354 8354 8835 8835 8171 8171 13 | Luu Dong 1 6769 - 6879 - 6630 - 14 | Luu Dong 2 990 - 10604 - 11876 - 15 | Nam SGon 1 | 12217 - 10695 - 13477 - 16 | Nhà Bè 22348 | 22348 | 23154 | 23154 | 24744 | 24744 17 | Phú Định 11557 | 11557 | 12247 | 12247 | 11837 | 11837 18 | Phú H Đông 5608 - 5954 - 5798 - 19 | Phú Lâm 20080 | 20080 | 19391 | 19391 | 15755 | 15755 20 | Sao Mai 719 - 4387 - 4799 - 21 | Tan Binh 1 6995 - 7458 - 7751 - 22 | Thủ Đức (66) | 1090 - 11204 - 12476 - ThuDtic(110) | 25770 | 25770 | 34799 | 34799 | 20040 | 20040 23 | Thủ Đức Bắc | 13231 | 14016 | 15240 | 17026 | 11834 | 12403 24 | Thanh Đa 9816 - 9139 - 10452 - 25 | Trường Đua 10724 | 10726 | 10772 | 10774 | 10599 | 10601 26 | Việt Thành 1 | 8447 - 9525 - 10025 - 27 | Viét Thanh 2 | 9988 9988 | 10998 | 10998 | 11564 | 11564 28 | Vikimco 24095 - 32972 - 18705 - 29 | Vĩnh Lộc 8984 - 9290 - 9492 - 30 | Xa LO 12887 | 12887 | 13624 | 13624 | 12045 | 12045
2/ Dong ngắn mạch trên thanh cái phân phối chế độ bình thường :
@ Dong ngắn mạch trên thanh cái 1, thanh cái 2 - 15, 24 kV :
Dòng ngắn mạch Dòng ngắn mạch Dòng ngắn mạch
Stt Tram 1 pha — đất(A) | 2pha- đất(A) | 3pha- đất (A)
Trang 373826 6201 7 | Chánh Hưng 8826 9346 9346 6201 8 | Chợ Lớn 18271 | 18271 | 18754 | 18754 | 13187 | 13187 9 | Củ Chi 10056 | 11362 | 11170 | 12350 6848 8752 10 | Hốc Môn 20976 | 20976 | 40408 | 40408 | 15730 | 15720 11 | Hỏa Xa 18678 | 19712 | 29695 | 39086 | 13611 | 14828 12 | Hing Vuong | 19046 | 19046 | 19474 | 19474 | 14357 | 14357 13 | Luu Dong 1 17208 - 27369 - 12933 - 14 | Lưu Động 2 6220 - 6150 - 4690 - 15 | Nam SGon 1 | 10297 - 16641 - 8818 - 16 | Nha Bé 19877 | 19877 | 21257 | 21257 | 11040 | 11040 17 | Phú Định 17628 | 17628 | 17937 | 17937 | 13143 | 13143 18 | Phú H Đông 10676 - 10686 - 7999 | - 19 | Phú Lâm 18520 | 21668 | 18014 | 22122 | 13510 | 17492 20 | Sao Mai 4652 - 7896 - 0111 - 21 | Tan Binh 1 11989 - 12393 - 8600 - 22 | ThuDitc(110) | 19536 - 36798 - 13925 - 23 | Thủ Đức Bắc | 16508 | 16356 | 17100 | 17738 | 11836 | 11291 24 | Thanh Đa 10921 - 17745 - 7806 - 25 | Trường Dua 17676 | 16642 | 18165 | 17064 | 12742 | 12025 26 | Viét Thanh 1 8447 - 9525 - 10025 - 27 | Việt Thành 2 | 9251 9251 9768 9768 6510 6510 28 | Vikimco 9816 - 21382 - 24396 - 29 | Vĩnh Lộc 11925 - 12022 - 8775 - 30 | Xa Lộ 18140 | 18140 | 28612 | 28612 | 13254 | 13254
® Dịng ngắn mạch trên thanh cái 3 - 24, 15, 6,6 kV :
Dòng ngắn Dòng ngắn Dòng ngắn
Stt Tram mach 1 pha— | mach 2 pha— | mach 3 pha -
Trang 38
3/ Dòng ngắn mạch trên đường dây truyền tải chế độ bình thường :
® Dịng điện ngắn mạch tại giữa hoặc nơi rẽ nhánh trên đường dây truyển tải :
Dòng ngắn | Dòng ngắn | Dòng ngắn
Stt Đường dây mach 1 pha | mach 2 pha — | mach 3 pha
— dat (A) dat (A) — dat (A) 1 | Phé Lam — Phi Dinh 1 12324 12631 12138 2_| Phú Lâm - Phú Dinh 2 12324 12631 12138 3_| Nhà Bè —- Phú Định 1 12573 11570 8400 4 | Nha Bé - Phú Định 2 12573 11570 8400 5 | Trul0OA Nha Bé- NSGI 19101 21465 21404 6 | N Sai Gon 1 — Viét Thanh 2 9745 1302 7345 7 | Việt Thành2 —Việt Thành 1 8521 9203 8014 8 | Việt Thành 1- Chánh Hưng 6042 6301 3457 9_| Phú Định - Chánh Hưng 12502 14116 14943 10 | Phú Định - Hùng Vương 9325 11520 12521 11 | Hùng Vương - Bến Thành 7442 7810 7942 12 | Tru 10A Nha Bé An Nghia 19101 21465 21404 13 | An Nghia - Cần Giờ 2857 3624 3752 14 | Phi Lam — Cho Lén 1 15718 15692 15311 15 | Phi Lam — Cho Lén 2 15718 15692 15311 16 | Chợ Lớn - Trường Đua 12125 13225 13758 17 | Trường Đua - Hỏa Xa l 8288 8377 8412 18 | Hốc Môn - Héa Xa 1 8214 9460 9876 19 | Trụ 44 BTriệu-HMôn (HX) 9975 11049 11314
20 | Tru 44 BTriéu — Hoa Xa 2 - - -
21 | Nhánh rẽ Bình Triệu - - -
22 | Binh Triéu — Thanh Da 8137 9677 10127 23 | Thi Ditc — Thanh Da 14647 13999 15031
24 | Thủ Đức -Thủ Đức Bắc 15196 15836 15350
25 | Phú Lâm - Bà Quẹo 10442 11623 12084 26 | Ba Queo — Luu Dong 1 5442 6043 6363 27 | Trụ 39 TB 1-LĐộng 1(HM) 11398 12281 12371 28 | Trụ 39 TB1—- Hốc Môn - - - 29 | Tru 39 TB1- Phi Lam(VL) 11398 12281 12371 30 | Trụ 39 TBI - Vĩnh Lộc - - - 31 | Vĩnh Lộc - Hốc Môn 7359 8818 9284
32 | Nhánh rẽ Tân Binh 1 - - - 33 ¡ Nhánh rẽ Tân Bình 1 - - -
34 | Hốc Mơn - Phú Hịa Đông 6008 4320 9739 35 | Phú Hịa Đơng - Củ Chi 1276 1273 1035
Trang 39
Dòng ngắn | Dòng ngắn | Dòng ngắn
Stt Đường dây mach 1 pha | mach 2 pha — | mạch 3 pha
_ đất (A) đất (A) — dat (A) 36 | Thủ Đức - Hóa Xa- Xa Lộ 9117 10626 10964 38 | Xa Lộ - Bến Thành 10450 10230 10201 39 | Thủ Đức — Vikimco - - - 40 | Vikimco - Xa Lộ 11616 12855 12941 41 | Trụ 5 Sao Mai Thủ Đức 1025 8034 9203 42 | Nhánh rẽ Sao Mai - - -
43 | Tru 5 SMai — Tru 8AKhanh 986 6587 7568
44 | Nhánh rẽ An Khánh - - -
45 | Tru 8AK — Viét Thanh 1 - - -
4/ Dòng ngắn mạch trên lưới điện ở các chế độ đặc biệt :
$ Chế độ các máy cắt kết giàn phía 110 kV đang đóng chuyển sang mở, tính
lại đồng ngắn mạch tại thanh cái cao thế và giữa đường dây như sau :
- Dòng ngắn mạch trên thanh cái 1, thanh cái 2 - 66, 110 kV tương ứng :
Dòng ngắn mạch | Dòng ngắn mạch | Dòng ngắn mạch Stt Tram 1 pha - đất(A) | 2pha- đất(A) | 3 pha - đất (A)
TC 1 TC2 TC 1 TC 2 TC 1 TC 2 8 | Chợ Lớn 11702 | 11825 | 10945 | 11086 | 12445 | 12548 11 | Hỏa Xa 6544 7699 6341 8755 6725 8711 17 | Phú Định 15873 | 15685 | 15489 | 15106 | 16026 | 16054 24 | Thanh Đa 7607 8992 7579 7788 7596 10457
- Dòng ngắn mạch trên thanh cái 1, thanh cái 2 - 15, 24 kV tương ứng :
Dòng ngắn mạch | Dòng ngắn mạch | Dòng ngắn mạch Stt Trạm 1 pha - đất(A) | 2pha- đất(A) | 3pha- đất (A)
TC 1 TC 2 TC 1 TC 2 TC 1 TC 2 8 | Chợ Lớn 18295 | 18290 | 29638 | 29562 | 13218 | 13227 11 | Hỏa Xa 17220 | 18085 | 27398 | 35127 | 12545 | 12168 17 | Phú Định 18266 | 18616 | 27553 | 28098 | 13643 | 13900 24 | Thanh Da 10978 - 11270 - 7918 -
- Dòng ngắn mạch trên thanh cái 3 - 24, 15, 6,6 kV tương ứng :
Sựt Tram Dòng ngắn mạch Dòng ngắn mạch Dòng ngắn mạch
" 1 pha - đất (A) 2 pha - đất(A) | 3pha - đất (A)
11 | Hỏa XaTC55S 16249 16023 12356
Trang 40
- Dòng điện ngắn mạch giữa đường dây tương ứng :
Dòng ngắn | Dòng ngắn | Dòng ngắn
Stt Đường dây mạch 1 pha | mạch 2 pha — | mạch 3 pha
_ đất (A) đất (A) — dat (A) 1 | Phi Lam — Pht Dinh 1 13279 13578 13678 2_| Phú Lâm - Phú Định 2 13279 13578 13678 3 | Nhà Bè - Phú Định I 8425 11651 12656 4 | Nhà Bè - Phú Định 2 8425 11651 12656 9 | Phi Dinh - Chánh Hưng 13223 15016 15966 10 | Phú Định - Hùng Vương 11235 13539 14599 14 | Phú Lâm - Chợ Lớn I1 13728 14089 14208 15 | Phú Lâm - Chợ Lớn 2 14958 15591 15817 16 | Chợ Lớn 1- Trường Đua 12338 13535 14158 17 | Trường Đua - Hoa Xa 1 8289 8378 8414 18 | Hốc Môn _ Hỏa Xa 1 9970 11050 11316 20 | Trụ 44 BTriệu - Hỏa Xa 2 8211 9462 9879 22 | Binh Triéu — Thanh Da 8137 9677 10128 23 | Thu Ditc — Thanh Da 14648 15405 14648
@ Ché độ các máy cắt kết giàn phía 110 kV dang mở chuyển sang đóng, tính lại dịng ngắn mạch tại thanh cái cao thế, thanh cái phân phối và giữa đường
dây như sau :
- Dòng ngắn mạch trên thanh cái 1, thanh cái 2 - 66, 110 kV tương ứng :
Dòng ngắn mạch | Dòng ngắn mạch | Dòng ngắn mạch
Stt Tram 1 pha - đất(A) | 2pha- đất(A) | 3 pha- dat (A)
TC Í TC 2 TC 1 TC 2 TC 1 TC 2 3 | Bà Quẹo 12961 | 12961 | 12458 | 12458 | 13376 | 13376
4 | Bén Thanh 15622 | 15622 | 14864 | 14864 | 16223 | 16223
23 | Thi Ditc Bac | 14618 | 14618 | 12895 | 12895 | 16651 | 16651 25 | Trường Đua 14957 | 14957 | 14704 | 14704 | 15065 | 15065
- Dòng ngắn mạch trên thanh cái 1, thanh cái 2 - 15, 24 kV tương ứng :
Dòng ngắn mạch | Dòng ngắn mạch | Dòng ngắn mạch Stt Trạm 1 pha - đất(A) | 2pha- đất(A) | 3 pha - đất (A)