1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chiến lược Marketing về phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại thành phố Hồ Chí Minh của trung tâm quản lý và điều hành vận tải hành khách công cộng giai đoạn 2008 2012

109 523 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 4,95 MB

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HCM

_ LUẬN VĂN TÓT NGHIỆP

Đề tài:

CHIẾN LUOC MARKETING VE PHAT TRIEN VAN TAI HANH KHACH CONG CONG BANG XE BUYT TAI TPHCM CUA TRUNG TAM QUAN LY - DIEU HANH

VAN TAI HANH KHACH CONG CONG GIAI DOAN 2008 - 2012

SVTH : PHAM MANH CUONG

GVHD: ThS NGUYEN THI MINH SAU KHOA: QUAN TRI KINH DOANH LỚP :05QT2 -12

&

SO ASI) Tp.HCM thang 9 năm 2008

Trang 2

LỜI CẢM TẠ

Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cám ơn các Thầy , C6 - Khoa Quan trị

Kinh doanh - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ, gia đình, cơ quan đã giúp

đỡ, quan tâm, hướng dẫn chân tình và tận tụy để luận văn được thực hiện

đúng thời gian qui định

Tôi xin trân trọng cảm ơn Th§ Nguyễn Thị Minh Sáu, Cô đã trực tiếp

hướng dẫn, đóng góp ý kiến và đành nhiều thời gian xem xét, đánh giá và trao

đổi trong từng chương, mục cuả luận văn cả về nội dung lẫn hình thức để luận văn có định hướng mạch lạc, xuyên suốt

Ngồi ra, tơi cũng khơng quên cám ơn Ban Giám đốc, các cán bộ, công nhân viên của Trung tâm Quản lý & Điều Hành Vận tải Hành khách Công cộng TP Hồ Chí Minh đã hỗ trợ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này để nâng cao tính thuyết phục và khả thi của đề tài

Bên cạnh đó, được sự hỗ trợ và quan tâm từ gia đình cũng đã tạo điều

kiện cho tơi hồn thành khóa học và thực hiện tốt luận văn tốt nghiệp nảy

Trong quá trình thực hiện chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót, rất mong đón nhận được nhiều ý kiến dong gop cia Qui Thay, Cô và các bạn về moi mặt của đề tài

Xin chân thành cảm ơn /,

Tp Hồ Chí Minh, ngày tháng 9 năm 2008

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

bi ` MEM Cher, ot 2 tet "““.¬ .ẽ 7 n6 co

đe Ácg A2 Ai de về đc

Mes ing " Ge Mien place ic td ¬

ol ân lười Ae ge og Pal sss

- 5 A

Tp Hd Chi Minh, ngay 47 thang z năm 2008

Người nhận xét

`“

ThS Nguyễn Thị Minh Sáu

Trang 4

PHẢN MỞ ĐẢU 1 Tính cấp thiết của đề tài 0 HH Hee 1 nhe 1

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ¬

3 Phương pháp nghiên cứu

Chương 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÈ MARKETING

11 Khái niệm, vai trò và chức năng của Marketing 5 1.1.1 Khái niệm về Marketing

nh nhe 5

1.1.2 Vai trò, chức năng của Marketing Tnhh 5

1.2 Thị trường mục tiêu L1 SH n SH n S2 HH 6

1.2.1 Phân khúc thị trong oo ce ccc TS HH go 6 1.2.2 Lựa chọn thị trường MUC THOU 1 7 1.2.3 Xác định lựa chọn nguồn thông fỈn con nh nh nhe sa 7

1.3 Chiến lược thâm nhập thị trường 2 nhà, 7

1.3.1 Những nhân tố ảnh hưởng 2 112225 SE SE 7

1.3.2 Phương pháp thâm nhập thị 0a 9

1.4 Các chiến lược Marketing — Mix QQT Tnhh nhe 10

1.4.1 Chiên lược sản phẩm 0Q T SH HH nh nh nhe 10 1.4.2 Chiên lược giá 99 11 th tk kh KT nh Tà Ki ko kh tà tt KH Tà ta cà nà hà ng và nan ca 11

1.4.3 Chiến lược phân phối Q SnSSS nho 14

1.4.4 Chiến lược chiêu thE cu uc nH nH Tnhh kh ch sa 16

Chương 2: ; - oo ,

CHIEN LƯỢC MARKETING PHAT TRIEN VAN TAI HANH KHACH CONG CONG BANG XE BUYT TP HCM GIAI DOAN 2008 - 2012

2.1 Vài nét tông quan về hoạt động VTHKCC trên thé giới 21

2.2 Giới thiệu Trung tâm Quản lý - Điều hành VTHKCC TP.HCM 23

Trang 5

2.4 Phân tích hoạt động xe buýt tại TP HCM trong các năm 38 2.4.1 Đơn vị vận tải tham gia khai thác xe buýt cằằŸ se 38

2.4.2 Cơ cầu đoàn phương tiện vận chuyển _ cà 40

PÃ NĐ.,L-00 0ìì,2.0‹-0.›;NạNaadđiaiiaiai 46

2.4.4 Sản lượng hành khách vận chuyên _ c2 SẰ: 51 2.4.5 Cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động của xe buýt 55

2.4.6 Chính sách và cơ câu giá Vé_ 2Q TQ HS nnn nh nhe 60

2.4.7 Trợ giá xe bUÝý( cu HH HS Tà ĐK nh nh KH nh nh nh tin hà 62

2.5 Nhận xét —- đánh giá nh Hà nh nà nà 68

2.5.1 Các mặt đạt ẨƯỢC Q0 0Q 2n TH HH HH ng nà tk KH 68

2.5.2 Các mặt tỒn tại c2 HH HH HH Hung 70

CHƯƠNG 3

CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIÊN NGHI PHAT TRIEN VTHKCC BANG XE BUYT TẠI TP.HCM GIAI DOAN 2008 - 2012

3.1 Định hướng phát triển xe buýt giai đoạn 2008 - 2012 73

3.2 Các giải pháp thực hiện 2H Hàng khe 74

3.2.1 Giải pháp 1 - Qui hoạch và tái tô chức mạng lưới tuyên xe buýt 74

3.2.2 Giải pháp 2 - Nâng cao chât lượng dịch 0 87

3.2.3 Giải pháp 3 - Hoàn thiện cơ so ha tang 2.2.0 cece cece e eee ee eees 92

3.2.4 Giải pháp 4 - Tái cấu trúc các đơn vị vận tải khai thác xe buýt 95

3.2.5 Giải pháp 5 - Giảm trợ giá xe buýt cà sành hnhhhhnrre 97

3.3 Kiên nghị TH nh nh k nh ki ĐC nh tà rà tế 100

KẾT LUẬN QQQ 2n nhe nhe, 101 DANH MỤC BÁNG

Trang 6

Chiến lược marketing về phát triển vận tải hành khách công cộng

bằng xe buýt tại TP HCM của Trung tâm Quần lý & Điều hành

Vận tải hành khách công cộng giai đoạn 2008 — 2012

PHAN MO DAU

~wlce

z K ok 2 A on £ r

1 Tính cập thiết của việc nghiên cứu đề tài:

* Đơ thị hóa và sự cần thiết phát triển giao thông công cộng

Xu hướng đơ thị hóa ngày càng gia tăng dẫn đến sức ép về nhiều mặt, trong đó có vấn đề về giao thông đô thị Sự phát triển của giao thông công cộng không thể tách rời sự phát triển trước một bước của hệ thống giao thông vận tải để đáp ứng nhu cầu đi lại của cư dân đô thị

Giao thông công cộng là một bộ phận quan trọng của kết cấu hạ tầng đơ

thị và nó có vị trí cực kỳ quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội của đô thị Van

¡ đề căng thắng trong giao thông đô thị với sự ùn tắc phương tiện giao thông trên đường phế là một căn bệnh phổ biến của các đô thị lớn và việc chữa trị căn bệnh _ này hiện vẫn còn là một đề tài lớn cho nhiều nhà nghiên cứu

Việc phát triển giao thông đô thị là một yêu cầu cần thiết và tất yếu Nhu cầu đi lại và nhu cầu vận tải là những nhu cầu thiết yếu của con người trong lĩnh vực đời sống, sản xuất, Ở đô thị, nhu cầu đi lại của con người trở nên thường

xuyên và phổ biến hơn nhiều lần so với các vùng khác Cư dân đơ thị có thể thực hiện việc đi lại bằng nhiều phương thức khác nhau: có thể đi bộ hoặc đi bằng phương tiện vận tải Khái niệm nhu cầu vận tải gắn liền với sự xuất hiện các

phương thức vận tải

|

Trang 7

Luận văn tốt nghiệp

thị Dân số đô thị càng lớn thì nhu cầu đi lại tăng lên cả về số lượng chuyến đi và

cự ly đi lại bình quân Xu hướng chung là: cùng với q trình đơ thị hóa, nhu cầu đi lại ngày càng tăng lên và càng trở nên khó khăn, phức tạp, luôn là một thách

thức lớn đối với tẤt cả các đô thị trên thế giới

Với sự phát triển mạnh mẽ của q trình đơ thị hóa, cùng sự phát triển kinh tế xã hội, hệ thống giao thông thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang

đối mặt với nguy cơ ách tắc giao thông, tai nạn giao thông và ô nhiễm môi trường gia tăng Tình hình này đã gây ra những tác động tiêu cực đến các họat động kinh tế và sinh họat hàng ngày của công đồng cư dân thành phố

* Vai trò và sự cần thiết phải phát triển hệ thống xe buyt

Nói đến đơ thị, trước hết phải nói đến giao thông vận tải Đô thị càng phát triển thì càng địi hỏi giao thơng vận tải phát triển Phát triển hệ thống giao thông

vận tải là một trong những công việc quan trọng bậc nhất trong qui hoạch phát triển đô thị Sự phát triển giao thông vận tải phải được ưu tiên về thời gian đầu tư, kinh phí đầu tư so với các lĩnh vực khác

Để đáp ứng được sự gia tăng nhu cầu đi lại thì địi hỏi số lượng phương

tiện vận tải hành khách công cộng cũng phải tăng theo Nếu số lượng phương tiện công cộng không tăng kịp so với sự gia tăng nhu cầu đi lại của người đân thì tất

yếu phương tiện cá nhân sẽ được bổ sung vào sự thiếu hụt này và sẽ trở thành nguyên nhân chính dẫn đến gây ách tắc giao thông đô thị

Giao thơng đơ thị nói chung và giao thông công cộng nói riêng giữ vai trò

hết sức quan trọng nhằm phục vụ sự đi lại của cư dân đô thị Cụ thể là: 1 Có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu đi lại trong thành phố

2 Là biện pháp hữu hiệu để giảm mật độ và tăng tốc độ phương tiện giao

thông trên đường

3 Là giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng giao

thông vận tải

4 Là giải pháp an tồn giao thơng, làm giảm tai nạn giao thông và giảm ô

nhiễm môi trường

Trang 8

"——— ễ-Ö Kinh nghiệm phát triển giao thông đô thị trên thê giới cho thấy ở các

thành phố di có qui mơ lớn, nhỏ cỡ nào cũng đều sử dụng xe buýt làm phương

tiện vận tải phổ biến Đối với các đô thị có thu nhập bình qn đầu người còn thấp, khả năng nhà nước đầu tư phát triển các phương thức vận tải hành khách

công cộng (được viết tắt là VTHKCCVTHKCC) hiện đại còn hạn chế như ở

TP.HCM thì vai trị của xe buýt càng trở nên quan trọng đặc biệt

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:

- Nghiên cứu các kết quả đạt được của ngành VTHKCC bằng xe buýt

TP.HCM giai đoạn 2003 — 2007 và phân tích các chỉ tiêu hoạt động

- Nêu các nhận xét, đánh giá các mặt thuận lợi, khó khăn, tồn tại trong

quá trình hoạt động giai đoạn 2003 — 2007 của ngành VTHKCC bằng xe buýt

- Để xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đáp ứng yêu

cầu định hướng phát triển của ngành VTHKCC bằng xe buýt đạt tỷ lệ đáp ứng 9%

nhu cầu đi lại của người dân trong giai đoạn 2008 — 2012

- Đề xuất các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển VTHKCC bằng xe buýt giai đoạn 2008 — 2012 và thời gian tiếp theo

3 Phương pháp luận nghiên cứu:

Các tài liệu sử dụng để nghiên cứu của đề tài dựa trên các nghiên cứu lý

thuyết, các tài liệu hội thảo quốc tế về giao thông đô thị, hội thảo chuyên đề về

VTHKCC bằng xe buýt, các nghiên cứu qui hoạch phát triển về giao thông vận tải của TP.HCM

Các số liệu tính tốn dựa trên các báo cáo kết quả hoạt động của ngành

VTHKCC bằng xe buýt tại TP.HCM từ năm 2003 đến 2007 để vận dụng tính tốn,

phân tích Trong đó, đặc biệt chú trọng đến phương pháp thống kê, tổng hợp để có

thể rút ra các kết luận để có đề xuất và kiến nghị chính phủ và chính quyền thành

phố trong việc tiếp tục củng cố và phát triển hoạt động VTHKCC bằng xe buýt

Trang 9

Luận văn tốt nghiệp

SS er rg eee eg ERSTE

CHUONG 1

Trang 10

ee

CHUONG 1

CO SO LY LUAN VE MARKETING

1.1 Khái niệm, vai trò và chức năng của Marketing

1.1.1 Khái niệm về Marketing

- Trong Basic Marketing, chúng ta hiểu rõ:

Tiếp thị là toàn bộ hoạt động của một doanh nghiệp nhằm xác định nhu cầu chưa thỏa mãn của khách hàng, những thị hiểu đòi hỏi của họ Nói một cách

khác, hoạt động tiếp thị hướng đến sự thỏa mãn nhu cầu và ước muốn của con

người thơng qua q trình trao đổi

- Theo định nghĩa của hiệp hội Marketing của Hoa kỳ thì:

Nghiên cứu Marketing là một hệ thống thu thập ghi chép và phân tích đữ kiện về những vấn đề có liên quan đến các hoạt động Marketing sản phẩm và dịch vụ Chúng ta có thể hiểu đơn giản hơn là marketing là tất cả hoat động kinh doanh

có liên quan trực tiếp đến dong chuyển hóa từ người sản xuất đến người tiêu dùng

- Theo viện Hamilton — Anh :

Marketing là những hoạt động kinh tế trong đó hàng hóa được đưa từ người sản xuât đên người tiêu dùng

- Theo quan điểm hiện tại:

Marketing bao gồm những hoạt động, những tính tốn, những suy nghĩ, ý

đồ về sản phẩm, dịch vụ từ trước khi sản xuất đến từng hoạt động sản xuất, tiêu thụ và cả dịch vụ sau khi bán hàng

1.1.2 Vai trò, chức năng của Marketing

Marketing đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường, nó gắn liền với thực tiễn vì tồn bộ nội dung của nó rút từ hoạt động kinh doanh

Trang 11

Luận văn tất nghiệp

ra những chuyên gia linh hoạt trong mọi tình huống, xử lý thương trường và trong đối nhân xử thế Nhiều người đã ví Marketing như chiếc rađa của thị trường, đã phát hiện ra những nhu cầu quan trọng với mục đích sản xuất ra những sản phẩm

phù hợp mang lại nhiều lợi nhuận và nhiều tài sản vơ hình cho các nhà kinh

doanh Marketing tập trung nghiên cứu những kinh nghiệm, những tập tục thói

quen của người nước ngoài cũng như người tiêu đùng trong nước để tiễn hành

Marketing phi hợp với hoạt động sản xuất ở nước ta, cũng như của từng công ty Ngày nay Marketing phát triển đến một trình độ rất cao nó khơng giới

hạn ở một lĩnh vực nào của xã hội, nhưng bất cứ một lĩnh vực nào nó cũng đảm

nhận những chức năng cơ bản sau:

- Nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng thăm dò thị trường tiềm năng, nhu câu thị trường để dự đoán hướng tiến của thị trường trong tương lai

- Tạo thế chủ động cho công ty hay xí nghiệp trong sản xuất kinh doanh,

tăng cường khả năng thích ứng, thích hợp tạo điều kiện biến đổi thị trường thường

xuyên của cơng ty, xí nghiệp

1.2 Thị trường mục tiêu

Trên cơ sở nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu thị trường, doanh

nghiệp tiến hành phân khúc thị trường, sau đó xác định thị trường hấp dẫn nhất

phù hợp với sở trường và nguồn lực của doanh nghiệp

1.2.1 Phân khúc thị trường

Phân khúc thị trường là phân chia thị trường tổng thể không đồng nhất

thành một nhóm hay bộ phận đồng nhất vẻ tiêu thức nào đó

Thị trường bao gồm những người mua, họ rất khác nhau về nhu cầu, về

tuổi, giới tính, thu nhập, nghề nghiệp, văn hóa, lối sống, thái độ mua sắm, cách

ứng xử đối với cách kích thích tiếp thị

Khi dùng nhiều tiêu thức để phân khúc thì số lượng nhóm tăng lên, số

Trang 12

Ee

nhóm thị trường phù hợp với mình, nghiên cứu người mua chính xác, rõ ràng hơn

Đối với phân khúc thị trường ta có thể đưa ra những sản phẩm; dịch vụ và sự phối

hợp các hoạt động tiếp thị khác nhau

1.2.2 Lựa chọn thị trường mục tiêu

Sau khi tiến hành phân khúc thị trường đưa đến nhiều trường hợp khác

nhau cho doanh nghiệp, doanh nghiệp cần phải phân tích và đánh giá những lợi thế và những bất lợi trong từng phân khúc Trên cơ sở đó cơng ty xác định những phân khúc thị trường hấp dẫn, chăng hạn như: nhu cầu lớn, tang trưởng cao, ít

cạnh tranh, cách tiếp thị đơn giản , để từ đó quyết định chọn phân khúc thị

trường nào là thị trường mục tiêu Bởi công ty phải xem các phân khúc nào phù

hợp với sở trường, khả năng của mình nhất để có thể khai thác thành công các

phân khúc thị trường đó, đây chính là thị trường mục tiêu vì nó sẽ là cơ sở để công ty định vị sản phẩm của mình ở những nơi có lợi thế cạnh tranh và chiến lược cao

nhất,

1.2.3 Xác định lựa chọn nguồn thông tin

- Thông tin thứ cấp: Là những thơng tin có sẵn được thu thập từ những nguồn xuất bán của chính phủ, các tổ chức thương mại, các hiệp hội ngành nghề, Tính tin cậy của dữ liệu thứ cấp cũng là một vấn đề mà doanh nghiệp

cần phải thận trọng trước khi ra một quyết định

- Thông tin sơ cấp: Đôi khi nguồn thông tin thứ cấp khơng có sẵn, buộc

phải thu thập dữ liệu sơ cấp Việc thu thập dữ liệu sơ cấp có thể thực hiện bằng thư từ, điện thoại hoặc đối thoại trực tiếp

1.3 Chiến lược thâm nhập thị trường 1.3.1 Những nhân tổ ảnh hướng

Nghiên cứu đặc điểm của thị trường mục tiêu bao gồm các nhân tố của

các mơi trường có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến họat động Marketing — Mix

Trang 13

Luận văn tỗt nghiệp

a

€ Môi trường tự nhiên : Bao gồm các thông tin về nhân tố địa lý, khí

hậu, thời tiết liên quan đến điều kiện sử dụng sản phẩm trong một thị trường nhất

định, là dữ liệu quan trọng cho việc xác định dung lượng thị trường và thiết lập

kênh phân phối hợp lý Nhìn chung, các nhân tố nhóm mơi trường này thường có các biến động nhỏ theo thời gian ở mỗi thị trường Tuy nhiên cần có sự đánh giá

chính xác

Ơ Mơi trường văn hóa xã hội : Mơi trường văn hóa có tác động đến vai trò của người mua và người bán Mơi trường văn hóa bao gồm các nhân tố xã

hội như: Tôn giáo, giáo dục, ngôn ngữ, cau tric gia đình, cơ cấu xã hội (chuẩn

mực đạo đức, vai trò cá nhân, tang lớp xã hội) và các trung gian tham gia thương

mại

Đối với người bán, việc phân tích các nhân tố văn hóa, xã hội để xác định

phương thức phân phối phù hợp với thói quên tiêu dùng của người mua, đưa ra

các loại sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu thị trường hoặc các chương trình

xúc tiến bán hàng, chuyển các thông điệp cần gửi đến người tiêu dùng liên quan

đến việc lựa chọn hàng hóa, dịch vụ phù hợp với đặc điểm văn hóa, xã hội của

mơi qc gia

Ơ Môi trường kinh tế : Môi trường kinh tế tài chính gồm các nhân tố vĩ mô và vi mô như sau:

- Các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế: GNP, GDP bình quân, tỉnh trạng lạm

phát, phân phối thu nhập, sản lượng quốc gia về từng mặt hàng cụ thể

- Cơ sở quốc gia như thông tin liên lạc, hệ thống giao thông, khả năng

cung cấp nhiên liệu, năng lượng

- Hệ thống tài chính: Tỷ giá hối đối, hệ thống ngân hàng, giá của các sản

phẩm, dịch vụ cạnh tranh

- Cơ sở hạ tầng của hoạt động thương mại: các hệ thống bán buôn, bán lẻ tại thị trường mục tiêu, các phương tiện phục vụ quảng cáo, hoạt động nghiên cứu

Trang 14

- Mức độ hội nhập của quốc gia, các hình thức liên kết kinh tế Nghiên

cứu và phân tích chỉ tiết các nhân tố của nhóm mơi trường kinh tế giúp các doanh nghiệp xác định được các giải pháp cơ bản cho quá trình hoạch định Marketing—

Mix |

Xác định qui mô thị trường qua các nhân tố về thu nhập, GDP các sản phẩm cạnh tranh sẽ quyết định được khả năng tiêu dùng của người tiêu thụ, qua đó

doanh nghiệp xác định được phương pháp định giá hoặc các hoạt động xúc tiến

thích hợp cho cùng một loại sản phẩm dịch vụ Đây là yếu tố liên quan đến quá

trình ra quyết định của người tiêu dùng

Xác định đối thủ cạnh tranh trên cùng thị trường Trong xu thế thương

mại toàn cầu và liên kết kinh tế trên cùng thị trường, doanh nghiệp có thể phải

đối đầu với rất nhiều đối thủ cạnh tranh qua phân tích các nhân tố thuộc nhóm thị

trường và so sánh các lợi thế mà doanh nghiệp có thể đưa ra các chiến lược

Marketing — Mix phù hợp với đặc điểm cạnh tranh ở mỗi thị trường

© Mơi trường chính trị, pháp luật : Các quyết định Marketing chịu tác động mạnh mẽ của các diễn biến trong môi trường chính trị và pháp luật, gồm:

- Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước - Thể chế chính trị, tỉnh trạng chính trị

- Hệ thống pháp luật Ở nước ta, nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị

trường có sự điều tiết của nhà nước nhằm mục đích: bảo vệ quyền lợi của các

công ty trong môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh ; bảo vệ người tiêu dùng, tránh những giao dịch không công bằng trong những trường hợp nhà kinh doanh không tôn trọng khách hàng về chất lượng sản phẩm, giá cả ; bảo vệ lợi ích xã hội, buộc các doanh nghiệp đảm bảo không gây thiệt hại môi trường và thực hiện kinh đoanh theo đúng qui định của pháp luật

1.3.2 Phương pháp thâm nhập thị tường

Thâm nhập thị trường là tăng số lượng mại vụ các sản phẩm hiện đại của

Trang 15

Luận văn tỐt nghiệp

lược giảm giá hợp lý Nhà tiếp thị ln tìm cách thu hút khách hàng của các nhãn

hiệu khác đến với sản phẩm của mình trong khi vẫn không mắt đi khách hàng hiện

1.4 Các chiến lược Marketing —- Mix

1.4.1 Chiến lược sản phẩm

© San phẩm : Để đảm bảo sản phẩm triển khai có hiệu quả, doanh

nghiệp cần lập kế hoạch phát triển sản phẩm, tùy thuộc vào năng lực mỗi doanh nghiệp, đặc điểm của thị trường mục tiêu mà lập kế hoạch theo các hướng sau:

- Phát triển sản phẩm mới

- Cải tiến sản phẩm hiện có

- Tìm kiếm cơng cụ mới của sản phẩm

- Loại bỏ sản phẩm

Ô Phát triển sản phẩm mới : Sản phẩm mới xuất phát từ nhu cầu thị

trường và nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh Sản phẩm mới phải có những tiến bộ về kỹ thuật và kinh tế để dễ dàng được thị trường chấp nhận

Sự thay đổi của thị trường theo hướng tiêu dùng sản phẩm mới không gây ảnh hưởng nhiều đến việc tiêu thụ sản phẩm khác của doanh nghiệp Do chỉ phí nghiên cứu rất tốn kém nên doanh nghiệp cần có ngân sách đầu tư đủ lớn để khơng gây khó khăn cho quá trình nghiên cứu nhằm đạt được kết quả mong muốn

Gia tăng tính năng đa dụng của sản phẩm, làm tăng giá trị sản phẩm Giới

thiệu sản phẩm đúng thời cơ, ưu tiên áp dụng cho thị trường truyền thống, thị

trường mà doanh nghiệp có thị phần đáng kể và tính khả thi của dự án khi sản xuất

đại trà

© Cái tiến sản phẩm hiện có : Nhằm tạo sự phong phú chủng loại sản

phẩm, gia tăng cơ hội tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm thêm nhiều khách hàng Doanh

nghiệp có thé thay đổi một số yếu tố cơ bản như kích thước, qui cách, mẫu mã,

Trang 16

- Hoàn thiện cấu trúc kỹ thuật - Thay đổi hình đạng

- Nâng cao các tính năng kỹ thuật ưu việt hơn

- Thay đổi vật liệu chế tạo

- Hạn chế những chỉ tiết dễ gây hư hỏng, thay thế hoặc bổ sung các chỉ tiết phù hợp hơn

- Tăng cường tiện ích, tiết kiệm của sản phẩm đễ dùng, dễ bảo quản © Loại bồ sản phẩm : Khi sản lượng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường

bị sụt giảm nghiêm trọng chính là lúc sản phẩm đi vào suy thoái, doanh nghiệp

cần có quyết định thích hợp để loại bỏ sản phẩm này ra khỏi thị trường, dành chí

phí hoạt động Marketing cho việc đưa sản phẩm thay thế để giữ thị phần đang kiểm soát Tuy nhiên, sản phẩm có thể suy thối ở thị trường này, nhưng đang

được hưng thịnh ở thị trường khác do sự tác động của các thị trường là khác nhau

© Nhãn hiệu hàng hóa : Nhãn biệu hàng hóa và các yếu tố phi vật chất

khác như tên sản phẩm, biểu tượng, khâu hiệu giúp người mua dễ đàng, yên tâm

khi chọn sản phẩm Nhãn hiệu là dấu hiệu đảm bảo chất lượng hoạt động phân phối của nhà sản xuất giúp người mua nhận dạng, phân biệt với hàng hóa, địch vụ

do nha sản xuất khác cung cấp Cần chọn nhãn hiệu dễ nhớ, đễ nhận biết, dễ phát

âm và có ý nghĩa tốt đẹp phù hợp với văn hóa của mỗi thị trường, hạn chế gây ngộ

nhận hoặc tạo ra những lỗi thiếu tế nhị

Tên sản phẩm phải mang ý nghĩa phản ánh được công dụng của sản

phẩm, chọn tên dễ đọc, đễ nhớ, dễ phát âm

Biêủ tượng trên bao bì chính là dấu hiệu riêng mang ý nghĩa tượng trưng

găn liền với uy tín của doanh nghiệp, giúp người tiêu dùng phân biệt được sản

phẩm cùng chủng loại của nhà sản xuất khác

Khẩu hiệu chính là tiếng nói riêng của nhà sản xuất và công dụng tối ưu

của sản pham sẽ mang đến cho người tiêu dùng

1.4.2 Chiến lược giá

Trang 17

Luận vén tot nghiệp

dùng Giá cả thé hiện sự tranh giành quyền lợi kinh tế và độc quyên của doanh

nghiệp trong việc mua bán sản phâm của mình

© Nhân tơ khách quan : Được coi là nhóm nhân tố độc lập, nghĩa là nó

tác động đến giá một cách độc lập không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của nhà sản xuất, quan trọng nhất là các nhân tổ : Quan hệ cung cầu, ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả hàng hóa ; mức giá thống trị trên thị trường ; và mức độ lạm phát

© Nhân tổ chủ quan : Bao gồm các yếu tố có thể kiểm sốt được nó là :

chi phí sản phẩm ; chỉ phí bán hàng và phân phối ; chi phí hỗ trợ Marketing ; chỉ

phí trung gian ; và chỉ phí trả lãi vay và những rủi ro khác

© Các ảnh hướng về pháp luật — chính trị : Luật về chỗng bán phá giá, biểu thuế xuất, nhập hàng hóa của doanh nghiệp dịch vụ - sản xuất - thương mại

Chính sách của cơng ty: sản phẩm phụ thuộc vào sự nhận biết của người

tiêu dùng, khoảng cách về không gian, sự rộng rãi của mạng lưới phân phối

© Các chiến lược cho sản phẩm :

- Chiến lược định vị công ty: Là chiến lược dựa vào phí tổn bỏ ra từ

khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ, theo công thức:

Tổng chỉ phí sản xuất và chỉ phí tiêu thụ sản phẩm

Giá thành = ¬ Khỗi lượng tiêu thụ sản phâm

Giá bán = Giá thành toàn bộ + % lợi nhuận

- Chiến lược định giá theo thị trường : Định giá bằng cách quan sát trên

thị trường đối với sản phẩm mình quan tâm, từ đó định giá cho sản phẩm của

mình Chiến lược này phụ thuộc vào:

+ Tiềm năng thị trường: gồm quan hệ cung cầu, giá cả, co giãn cung câu + Sự cạnh tranh trên thị trường: dựa vào yếu tế này để tìm hiểu yếu tế

cạnh tranh, phản ánh của đối tượng cạnh tranh Qua đó định giá bán sản phẩm theo từng thời kỳ thích hợp đảm bảo sự tồn tại của doanh nghiệp trong môi trường

cạnh tranh

Trang 18

m—==- CGE _ _ ở

+ Giá cả cạnh tranh : là việc xác định mức giá nhăm thực hiện cạnh tranh,

thường là xác định mức giá thấp hơn thị trường để làm nản chí đối thủ cạnh tranh Chỉ phí sẽ hạ thấp xuống nếu ta có kế hoạch sản xuất với sản lượng tối ưu, nhưng

khi thấy việc ngăn cán đối thủ cạnh tranh là cần thiết, giá cả tạm thời có thể bằng

hoặc thấp hơn chỉ phí sản xuất ở mức cao cho phép nhằm thu hút khách hàng trong thời gian chiếm ưu thế trên thị trường

+ Giá độc quyền: mục tiêu là thu lợi nhuận tối đa do lợi thế độc quyền

sản phẩm trên thị trường trong thời gian nhất định

+ Giá phân biệt: là phương pháp định giá riêng cho từng bộ phận hay

phân đoạn thị trường theo thời vụ (nông sản, quần áo thời trang) ; theo khu vực

địa lý (nông thôn, thành thị) ; theo tâm lý (giá chính, giá phụ, giá lẻ) ; theo đối tác

kinh doanh (khách hàng thân thiết, khách vãng lai, .) Việc áp dụng chính sách

giá này thường tăng lên theo sự thay đổi chiến lược Marketing ở các thị trường + Giá hớt váng : là chiến lược giá theo định kỳ mục tiêu là thu được lợi

nhuận tối đa trong thời hạn (đối với một vài sản phẩm đặc thù) và rút lui ra khỏi thị trường Quảng cáo mạnh và bán nhanh rồi rút lui trước khi đối thủ cạnh tranh kịp phản ứng Điều này chỉ thực hiện khi công ty có sự đổi mới về sản phẩm và có

vị trí trên thị trường và chỉ thích nghỉ với thị trường có nhu cầu khơng ổn định

+ Giá chuyển nhượng: thường áp dụng cho các cơng ty có nhiều chỉ nhánh ở nước ngoài, đặc biệt là các công ty đa quốc gia, công ty xuyên quốc gia

+ Giá tâm lý: Xác định mức giá trong một khoảng giới hạn, hay áp dụng

giá số lẻ

- Phương pháp định giá : Để xác định một cách chính xác người làm

công tác định giá phải làm những công việc sau:

+ Tổng hợp, phân tích các chỉ phí liên quan đến sản phẩm nhằm xác định chính xác các loại giá thành phục vụ chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

+ Phân tích đánh giá thị trường: đưa ra giá khả thi dựa trên các loại giá

thành đã phân tích để sản phẩm có thé thâm nhập thị trường hiệu quả trong thời

gian thực hiện mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 19

Luận văn tất nghiệp

——————————

- Công thức xác định điểm hòa vốn

, Chỉ phí cố định

Doanh sơ hịa vơn = -

Chi phi bién déi

1—

Doanh thu

Chỉ phí có định

Sô lượng sản phâm = TT

hịa vốn Giá bán Chỉ phí biến đổi

Sản phẩm Sản phẩm

- Xác định mục tiêu giá : Tùy thuộc vào những yếu tố: tổng chỉ phí, sản

phẩm, số lượng hàng hoá, giá sản phẩm trên thị trường, sức cạnh tranh

- Cơ cấu giá : Thực hiện phân phối hàng hóa theo các điểu kiện giao

hàng liên quan đến mức giá

+ Là quan trọng nhất của việc tính giá, nó đưa ra bức tranh cụ thể về các khoản mục chỉ phí từ xuất, nhập đến bán lẻ, đề ra những biện pháp giải quyết các chi phí khơng hợp lý với mục tiêu thực hiện được chỉ phí thấp, giá cạnh tranh

+ Báo giá là sự lựa chọn “điểm giá” sẽ thông báo cho khách hàng kèm theo điều kiện bán hàng Khi báo giá nên tránh những điều kiện chiết khấu rườm rà làm cho khách hàng phiền phức

1.4.3 Chiến lược phân phối

Khái niệm : Phân phối là một bộ phận quan trọng trong marketing nhằm đưa sản phẩm từ nơi sắn xuất đến nơi tiêu thụ cuối cùng một cách nhanh

nhất và hiệu quả nhất, vì thế việc phân phối mang ý nghĩa rất quan trọng Hệ

thống phân phối bao gồm các kênh phân phối, các kênh này có chức năng và nhiệm vụ như sau: thực hiện từ nơi tiêu thụ và đến những giới tiêu thụ khác nhau

Nghiên cứu thị trường: phân phối tạo điều kiện cho việc tiếp xúc thường

Trang 20

————==.——— -—-———

đáng tin cậy nhất, thông tin phản hôi cho nhà sản xuất biết cân sản xuất như thế nào, thay đổi dịch vụ cung ứng sản phẩm ra sao để đáp ứng nhu cầu thị trường

Ơ Các hình thức phân phối : Xác định kênh phân phối chủ yếu: Giả

thiết trong doanh nghiệp xác định được các thị trường mục tiêu và mong muốn

xác định vị trí của sản phẩm trên thị trường đó Doanh nghiệp phải nhận dạng

được kênh phân phối với 03 kênh phân phối chủ yếu : các hình thức trung gian ; số lượng trung gian ; các thể thức và trách nhiệm tương ứng của mỗi thành viên phân phối

Ô Lựa chọn hệ thống phân phối : Với kết quả của quá trình xét duyệt

các kênh phân phối, doanh nghiệp sẽ quyết định thiết kế các kênh phân phối có hiệu quả nhất thông qua việc thực hiện và quản trị các kênh phân phối đã lựa

chọn

* Lựa chọn thành viên của kênh phân phối

* Khuyến khích các thành viên của kênh phân phối (hợp tác, liên doanh, chương trình phân phối)

* Lượng giá các thành viên của kênh phân phối

Thông thường kênh phân phối có các dạng sau:

Nhà sản xuất A 4 Người tiêu dùng

Được sử dụng đổi với các sản phâm công nghiệp như: thiết bị, máy móc

đồi hỏi phải có sự lắp đặt, bảo hành của nhà sản xuất không thể thông qua bất

kỳ trung gian nào

Đại lý các

Nhà sản xuất cap > Neudi tiéu dùng cuỗi cùng -

Được sử dụng đôi với các sản phẩm tiêu dùng đòi hỏi mạng lưới phân phôi sâu rộng và nhu câu đa dang

Nhà bán sỉ,

Nhà sảnxuất | y lẻ »|_ Người tiêu dùng cuối cùng

Trang 21

Luận văn tốt nghiệp

mmm

eee

Được sử dụng đối với những thị trường tương đối xa khả năng của nhà

sản xuất, không thể đưa trực tiếp sản phẩm đến người tiêu dùng

- Người bán lẻ

- Trung tâm siêu thị Người tiêu dùng cuối cùng

r Nhà sản xuất - Cửa hàng

Trong trường hợp này đòi hỏi phải có người trung gian thực hiện việc phân phối tới những nhà bán lẻ ở những nơi khác nhau

Khi quyết định kênh phân phối nào nhà sản xuất phải chú ý:

- Tìm được những trung gian có uy tín, chuyên nghiệp và đáng tin cậy, dễ hợp tác

- Xác định những kênh phân phối có kinh đoanh mặt hàng mà mình kinh

đoanh

- Xác định trung gian cho từng phân khúc thị trường và nhiệm vụ của từng trung gian

1.4.4 Chiến lược chiêu thị

Chức năng của chiến lược chiêu thị : Là việc nghiên cứu khoảng

cách địa lý giữa tuyến đường sản phẩm đi đến tay người tiêu dùng Cơng việc chính là làm sao rút ngắn khoảng cách này nhằm kích thích người tiêu dùng, sử

dụng những công cụ thật hữu hiệu sao cho có thể chuyển đến đúng các thị trường

mục tiêu bằng những thông điệp có tác dụng hỗ trợ cho việc tiêu thụ sản phẩm Ý nghĩa của hoạt động chiêu thị : Nhu cầu của người tiêu dùng thật

phong phú và luôn thay đổi, bên cạnh đó hàng hóa rất đa dạng và biến đổi phức

tạp Sự vận động giữa nhu cầu và sản xuất luôn không thống nhất với nhau, hiện

nay nhu cầu toàn diện thì khơng có mặt nào có cơ hội tiết kiệm mà lại bỏ qua, nó

khơng chỉ ở các công ty lớn mà cả các công ty vừa và nhỏ Đây chính là cầu nối quan trọng giữa cung, cầu một cách hiệu quả nhất để thỏa mãn tốt hơn nhu cầu

Trang 22

ee

Như vậy, xúc tiên sản phâm giúp cho sự vận động của hàng hóa trong kênh phân phối được tốt hơn và hỗ trợ tạo ra lợi thế chính sách về giá, chính sách về sản

phẩm tốt hơn

© Cac rao can của hoạt động xúc tiến : Doanh nghiệp chú ý các rào cản về khoảng cách phân phối và sự thông hiểu, quen dùng loại sản phẩm này chưa ?

Phương tiện thông tin đại chúng có thể làm rào cản cho sự phát triển sản

phẩm, chính bởi những tiện lợi, hữu ích khơng thể thấy được ngay khi sử dụng khơng tính đến sự ham thích, mong muốn được dùng sản phẩm

Sự khác biệt về qui mô đáp ứng của sản phẩm đối với doanh nghiệp

Qua việc nghiên cứu rào cản sẽ làm điểm tựa cho việc tạo sức bật sản

phẩm đến tay thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến

€ Các hình thức chiêu thị :

- Quảng cáo: Là tổng thể các họat động nhằm giới thiệu sản phẩm cho

khách hàng, tạo nên một sản phẩm rõ nét, tạo cơ hội bán hàng nhiều nhất, tốt nhất

và đó là mũi nhọn quan trọng trong hoạt động xúc tiến bán hàng

Quảng cáo thực hiện hai chức năng thông tin và thuyết phục: cung cấp

cho khách hàng tương lai những thông tin cần thiết về sản phẩm, dịch vụ Qua đó

làm tăng hiểu biết và nhận thức của khách hàng Trường hợp sản phẩm, dịch vụ

mới, quảng cáo có nhiệm vụ hướng dẫn nhu cầu, đào tạo chuẩn bị thị trường - Lựa chọn phương tiện quang cao:

Nhóm phương tiện in ấn: Bao, tạp chí, sách, catalogue, brochure là

những phương tiện quảng cáo lâu đời và phổ biến nhất Đây cũng là phương tiện hiệu quả và ít tốn kém nhất

Nhóm phương tiện phái thanh: Tivi, radio, film, karaoke, panel, tài trợ

các chương trình , là những phương tiện quảng cáo hiện đại, nhóm phương tiện

này có ưu thế cho phép trình bày, giới thiệu sản phẩm sinh động, hoàn hảo Để có thể chắc chắn rằng sản phẩm sẽ bắt kịp nhu cầu của người tiêu dùng và phù hợp

với thị trường, trước khi ra mẫu quảng cáo người ta cần thực hiện các bước sau:

- Tổ chức nhóm thảo luận ;

Trang 23

Luận văn tất nghiệp

TEEN

- Đưa ra ý niệm thử nghiệm ; - Thử nghiệm thị trường giả ; Nguyên tắc trong quảng cáo:

+ Lôi cuốn sự chú ý ; + Làm cho thích thú ; + Tạo ra sự mong muốn ;

+ Hành động mua hàng

Ô Xúc tiến bán hàng : Xúc tiến bán hàng bao gồm tắt cả các hoạt động

Marketing nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng và tăng khối lượng bán

Trong quảng cáo có nhiệm vụ cung cấp lý do mua hàng cho người tiêu dùng thì trong xúc tiến bán hàng là tăng cường độ mua hàng Người ta dùng nhiều thủ thuật trong việc xúc tiễn như: trưng bày, thử nghiệm, nếm thử, giảm giá, mua

nhiều có thưởng

Xúc tiến bán hàng được sử dụng khi có sự cạnh tranh gay gắt của các nhà sản xuất

Các nhà sản xuất kinh doanh có xu hướng sản xuất những sản phẩm giống nhau về chất lượng, chức năng và giá cả

Khối lượng khách hàng phụ thuộc mức độ quen thuộc của khách hàng Hàng hóa có nhãn hiệu đang được ưa chuộng

© Cac phương thức chiêu thị :

Hàng mẫu: có vai trò quan trọng trong hoạt động xuất khẩu, đặc biệt là

những khách hàng ở xa Nó khơng cung cấp cho khách hàng sự nhận biết về những kiểu mẫu, chất lượng sản phẩm một cách đầy đủ nhất

Catalogue: trong đó có tờ bướm, tờ rơi,

€ Xúc tiến bán hàng : Quan hệ công chúng là một trong những công

cụ quan trọng của Marketing, nó bao gồm các hoạt động không liên quan đến sản

phẩm và bán hàng như:

Trang 24

a gS

““ Những công cụ đưa tin: Đưa lên báo ; Diễn văn, hội thảo ; Sự kiện, hội thảo, triển lãm ; Các vật tư xúc tiến: lịch treo tường, số công tác, bút bị, các

vật phẩm quà tặng khác, dùng để biếu bạn hàng, khách hang,

Triển lãm hội chợ thương mại : Là công cụ đắc lực nhằm thúc đây xúc tiến các hợp tác thương mại, đó là nơi trưng bày các sản phẩm và là điểm gặp

gỡ giữa người bán và người mua thông qua triển lãm và hội chợ thương mại Ở

đây, người ta có thể đi đến hoạt động mua bán hay ký hợp đồng thương mại và nhận định, đánh giá hoạt động hàng năm Ngoài ra còn giúp cho nhà sản xuất tự đánh giá lại việc kinh doanh của mình và hình thành một ý đồ mới trong chiến lược Marketing

+ Cac nguyén tắc khi tham gia hội chợ :

Đúng hội chợ: kinh doanh hàng hố gì thì tìm đến hợi chợ đó;

Đúng sản phẩm: Chỉ mang những sản phẩm thhích hợp khi trưng bày ở

hội chộ, sản phẩm phải sẵn sàng cho việc bán hàng loạt, không nên đưa sản phẩm

độc nhất hoặc chưa được sản xuất đại trà

Đúng người: cử người tham gia hội chợ đúng với công việc mà người ấy

đảm nhận

Tóm lại: Với những nội dung trên thì việc Marketing khơng chỉ là những

công cụ nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp mà nó cịn là nghệ thuật kinh doanh và nghệ thuật quản lý, nó giữ vị trí trọng yếu trong toàn bộ hoạt động sản

Trang 25

Luận văn tốt nghiện

TRO GD EEE EEE

CHƯƠNG 2

CHIẾN LƯỢC MARKETING VẺ PHÁT TRIÊN

VẬN TAI HANH KHACH CONG CONG

Trang 26

nn TT Tm—mmyTmTTTm—T—T—TƑƑ————

CHƯƠNG 2

CHIẾN LƯỢC MARKETING VE PHAT TRIEN VẬN TAI HANH KHACH CONG CONG BANG XE BUYT

TAI TP HO CHI MINH GIAI DOAN 2008 - 2012 |

2.1 Vài nét tông quan về hoạt động xe buýt trên thế giới :

Ở nhiều đô thị của các nước phát triển trên thế giới thì xe buýt luôn chiếm

một tỷ lệ cao Vi du: Bangkok, Seoul, Hong kong, Calcutta, Cairo ., néu tinh ty

lệ % trên tổng số các chuyến đi có sử dụng phương tiện vận tải thì các chuyến đi bằng xe buýt chiếm 50~ 70%, thậm chí tại các thành phố như: London, New York,

mặc dù đã có hệ thống xe điện ngầm (chiếm tới 72% số chuyến đi ở New York)

nhưng tỷ lệ chuyến đi bằng xe buýt vẫn rất lớn (London: 23%, NewYork: 14%)

Bảng 1: Hoạt động xe buýt tại một số thành phố trên thế giới

Bangkok 5.154 6.300 1,22 55 Bomba 8.500 3.066 0,36 34 Cairo , 7.464 8.177 1,10 70 Calcutta 9.500 3.160 0,33 67 Ho 5.067 9.278 1,83 60 Jakarta 6.700 4.798 0,72 51 K.Lum 977 1.148 1,18 33 Manila 5.925 31.403 5,30 16 Mexico 15.056 18.500 1,23 5] Seoul 8.366 13.000 | 1,55 68 Si re 2.413 6.512 2,70 18 London 6.851 11.479 1,68 23 New York 7,086 10.481 1,48 14

(Nguon: H6i thdo chuyén dé “Lam gi dé xe buyt TP.HCM phat trién ben

vững” do Báo SGGP, Téng Cty SamCo và Sở GTCC đông tổ chức tại TP.HCM)

Bên cạnh đó, hầu hết các thành phố lớn trên thế giới đã tập trung giải quyết các vấn dé sau đây cho VTHKCC :

- Trg gid cho xe VTHKCC 46 thị, coi đây là điều kiện để thu hút các

thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào VTHKCC TR¡¡ eB BND Tasks 1

“OCH

i ry 4 Te

Trang 27

Luận văn tỗt nghiệp

Pn

- Có chính sách giá cước thích hợp để hấp dẫn người dân sử dụng các

phương tiện VIFHKCC

- Nâng cao chất lượng phục vụ, đảm bảo độ tin cậy cao, nhanh chóng, an toàn, văn minh, lịch sự

- Cho phép các doanh nghiệp VTHKCC được kinh doanh các dịch vụ

khác có ưu đãi để tự bù đắp một phân tài chính

Bảng 2: Trợ giá cho VTHKCC ở một số nước

M 5172 63 23 0,76 Canada 614 51 25 0,33 Đức 2066 38 34 0,35 Thuy Si 93 28 14 0,13 P - — 1202 57 22 0,41 Thuy Dién / 431 60 52 0,73 New Zealand 393 78 27 0,69 Bi 199 73 20 0,53 Italia 1108 70 20 0 oO 166 52 22 0,20 Anh 1031 32 19 0,19 Dan h 207 45 4I 0,25

(Nguôn: Hội thảo chuyên đề “Làm gì để xe buýt TP.HCM phái triên bên

vững” do Báo SGGP, Tổng Cty SamCo và Sở GTCC đồng tô chức tại TP.HCM)

Mức trợ giá ở các nước tùy thuộc vào mức độ phát triển của nền kinh tế

và khả năng của nhà nước, nhìn chung ta thấy mức trợ giá của các nước nêu trên

là rất lớn, có nước mức trợ giá lên đến mức bình quân 52 USD/người/năm và 0,76

USD (tương đương 12.540 đồng)/chuyến đi 5 Km xe buýt

Bên cạnh các hình thức trợ giá trên, còn áp dụng một loạt các hình thức

trợ giá gián tiếp thơng qua chính sách : miễn giảm thuế nhập khẩu, tín dụng với lãi suất ưu đãi, được hưởng ưu đãi trong việc sử dụng đất, được phép kinh doanh các

dịch vụ khác như : quảng cáo, vận chuyên khách du lịch, Ở một số thành phó, việc sử dụng xe cá nhân ngoài việc nộp thuế, lệ phí giao thơng, cịn bị hạn chế sử đụng vào các giờ cao điểm ở một số ngày trong tuần, một số giờ trong ngày, một số khu vực trong trung tâm nhằm tạo điều kiện hoạt động thuận lợi cho xe buýt

Trang 28

trong những nguyên nhân gây nên tình trạng ách tắc giao thông ngày càng trầm trọng như hiện nay

Nhận thức được vấn đề này, TP.HCM đã đi tiên phong trong cả nước khôi phục và phát triển trở lại mạng lưới VTHKCC bằng xe buýt với các yêu cầu tiên quyết: xe mới, chạy đúng tuyến, đúng biểu đồ chạy xe, dừng đón trả khách

đúng qui định, giá vé rẻ .để khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ xe buýt

Qua 05 năm thực hiện kế hoạch củng cố và phát triển (2003 — 2005), hệ

thống xe buýt TP.HCM đã đạt được những kết quả bước đầu rất khả quan, thu hút ngày càng nhiều người sử dụng xe buýt, đồng thời từng bước nâng cao chất lương

phục vụ, hình thành nếp sống văn minh đô thị là cư dân sử dụng phương tiện

VTHKCC để đi lại Tuy nhiên xe buýt cũng mới chỉ đáp ứng được khoảng 5,1% nhu cầu đi lại hàng ngày (cộng cả taxi là 6,4%), 93,6% còn lại là do các loại

phương tiện khác, trong đó chủ yếu là xe gắn máy Vấn đề cấp thiết hiện nay đối

với thành phố là cần tiếp tục tập trung hoàn thiện hoạt động của hệ thống xe buýt

nhằm thu hút sự đi lại của người dân trong giai đoạn phát triển sau này

2.2 Giới thiệu về Trung tâm Quản lý và Điều hành Vận tải hành khách công cộng TP HCM :

Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng thành phố Hồ Chí Minh (sau đây được gọi tắt là Trung tâm) được thành lập theo Quyết định

số 4196/QĐ-UB-NC ngày 12/09/1996 của UBND TP.HCM Trung tâm là đơn vị

chuyên môn thuộc Sở GTCC thành phố, giúp Sở GTCC thực hiện chức năng quản

lý nhà nước về giao thông vận tải đường bộ trong phạm vi thành phế và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo ủy quyền của Giám đốc Sở GTCC

Tên giao dịch tiếng Anh: HO CHI MINH CITYMANAGEMENT & OPERATION CENTER FOR PUBLIC TRANSPORT

Tên viết tắt: HCMC MOCPT

Địa chỉ số 102 đường Ký Con, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1,

thành phố Hồ Chí Minh

Trang 29

Luận văn tt nghiệp

rE

2.2.1, Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm

oe Công tác quy hoạch, kế hoạch và đầu tư phát triển:

- Tham gia xây dựng chiến lược quy hoạch phát triển hệ thống VTHKCC

bằng xe buýt, xe đưa rước học sinh - sinh viên - công nhân trên địa bàn TP.HCM

và VTHKCC bằng xe buýt đến các tỉnh lân cận ; có kết hợp với sự hình thành của hệ thống vận chuyển khách khối lượng lớn như Subway (metro), tramway, monorall trong từng thời kỳ

- Chủ đầu tư công tác đấu thầu khai thác các tuyến xe buýt, các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tang va img dụng kỹ thuật tiên tiến;

© Cơng tác quản lý và điều hành hệ théng VTHKCC:

- Khai thác và lập phương án liên kết, hợp tác về đầu tư phát triển

VTHKCC trén địa bàn thành phố (kể cả dự án có tài trợ của nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế) báo cáo Sở GTCC trình UBND TP phê duyệt

- Triển khai thực hiện quy hoạch về tổ chức đầu mối doanh nghiệp hoạt động xe buýt và tiếp nhận đăng ký hoạt động VTHKCC của các doanh nghiệp

- Tổ chức đấu thầu chọn doanh nghiệp khai thác tuyến theo kế hoạch của

Sở GTCC Ký kết hợp đồng khai thác VTHKCC bằng xe buýt với các doanh nghiệp khai thác tuyến thông qua hợp đồng đặt hàng hoặc hợp đồng trúng thầu

- Yêu cầu các doanh nghiệp taxi báo cáo tình hình hoạt động theo định kỳ

hoặc đột xuất; để xuất, báo cáo Sở TCC những vấn đề về cấp tem xe taxi

© Cơng tác quản lý, khai thác, sử dụng và phát triển cơ sở hạ tầng:

- Thực hiện chức năng cơ quan chủ đầu tư các du án xây dựng, sửa chữa cai tao va quan ly cơ sở hạ tang phục vụ VTHKCC bằng xe buýt; tổ chức duy tu

bảo đưỡng hệ thống cơ sở hạ tầng này

- Xây dựng, lắp đặt hệ thống trạm dừng, nhà chờ, biển báo cho xe buýt tại

các địa điểm, vị trí thuận lợi cho việc đi lại của hành khách; kiểu đáng, kích thước

Trang 30

- Quản lý các bến, nhà ga xe buýt và được ký hợp đồng thực hiện các bãi

giữ xe miễn phí cho hành khách đi xe bt

® Cơng tác giám sát, kiểm tra hoạt động VTHKCC:

- Tổ chức kiểm tra việc thực hiện pháp luật chuyên ngành với mọi đối

tượng có liên quan đến hoạt động VTHKCC và các công trình phục vụ VTHKCC Phối hợp với các cơ quan chức năng điều tra xử lý những vi phạm phát sinh

- Quản lý hoạt động khai thác các tuyến xe buýt để đảm bảo mạng lưới xe

buýt hoạt động theo đúng biểu đồ Là đầu mi tổ chức các tuyến xe buýt; kiểm tra

hoạt động VTHKCC bằng xe buýt và phân công điều hành lực lượng kiểm tra này - Tổ chức kiểm tra, lập biên bản và xử lý các vi phạm về hợp đồng đặt

hàng hoặc hợp đồng trúng thầu khai thác tuyến xe buýt

- Phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra hoạt động kinh doanh

VTHK bằng xe taxi trén địa bàn TP.HCM theo phân công của Sở GTCC

8 Công tác tuyên truyền, quảng bá hoạt động VTHKCC:

- Tổ chức các kênh thông tin trực tuyến để tuyên truyền vận động nhân

dân đi lại bằng xe buýt; tổ chức hướng dẫn, giải đáp thắc mắc và trả lời các ý kiến

của hành khách đi xe buýt

- Nghiên cứu, đề xuất việc ứng dụng kỹ thuật tiên tiến trong quản lý và điều hành hoạt động xe bt,

Ơ Cơng tác tham mưu chế độ chính sách phát triển VTHKCC:

- Tham gia điều chỉnh, sửa đổi, bd sung các quy định quản lý xe buýt; đề

xuất các chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích, phát triển hoạt động xe buýt

- Đề xuất điều chỉnh đơn giá chỉ phí xe buýt áp dụng hàng năm và từng thời điểm nếu có biến động về giá và các chính sách phát triển VTHKCC như:

miễn hoặc giảm thuê; các loại phí; trợ giá; bù lỗ, các ưu đãi khác

© Cơng tác nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật:

- Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào quản lý và điều hành hoạt động của

Trung tâm ngày càng nâng cao hiệu quả đáp ứng yêu cầu của ngành và của xã hội

- Đề xuất hợp lý hóa chủng loại, tải trọng các phương tiện và phương

Trang 31

Luận văn tốt nghiệp

2.2.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Trung tâm

Hình 1 Sơ đồ tổ chức GIÁM ĐÓC Y

P.GIAMBOC1 | P.GIAM DOC 2 vw

L— | ị |

P Kế hoạch Các Ga P, Kế toán || P Tổ chức P Quản lý Đội Kiểm

Điều hành an tai chinh Hanh chinh CS ha ting tra

@ Phòng Kế hoạch - Điều hành

a) Chức năng:

- Đề xuất quản lý, điều hành hoạt động VTHKCC trên địa bàn thành phố - Thực hiện nhiệm vụ quản lý, điều hành VTHKCC do Giám đốc giao

b) Nhiệm vụ:

- Tham gia nghiên cứu xây dựng kế hoạch và thiết kế mạng lưới các tuyến xe buýt đề trình cấp có thâm quyền phê duyệt Đề xuất thông qua các đề án, dự án đầu tư các cơng trình thuộc Trung tâm làm chủ đầu tư để trình cấp có thẩm

quyền phê duyệt

- Đề xuất tổ chức thực hiện các dự án cơng trình phục vụ phát triển

VTHKCC đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề xuất việc thẩm định hồ sơ xin thành lập, sáp nhập, giải thể các doanh nghiệp tham gia VTHKCC khi có yêu cầu ; Đề xuất việc đóng, mở, điều chỉnh các luồng tuyến xe buýt và ký kết hợp

đồng khai thác giữa Trung tâm với các doanh nghiệp vận tải

- Xây dựng kế hoạch toàn diện (dài hạn, trung hạn, ngắn hạn) của Trung

tâm trình các cấp phê duyệt ; Đề xuất các chính sách ưu đãi đối với VTHKCC:

Trang 32

—————— ———_— as

- Ứng dụng các tiên bộ khoa học kỹ thuật để từng bước hiện đại hoá công tác quản lý, điều hành, phục vụ tốt cho nhu cầu VTHKCC; Quan lý phương tiện VTHKCC để có đề xuất hướng đổi mới và phát triển phương tiện vận tải

- Tổng hợp, thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo định kỳ qui định

- Thực hiện dự báo thơng qua phân tích số liệu báo cáo thống kê để giúp Giám đốc hoạch định các định hướng phát triển, biện pháp thực hiện trong chỉ đạo

và điều hành hoạt động của cơ quan, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao

- Xây dựng chương trình để Giám đốc làm việc với báo - đài và theo dõi

các phản ánh của báo - đài để đề xuất giải quyết kịp thời

- Tổ chức điều hành tại điểm đầu-cuối các tuyến xe buýt © Phòng Quan ly Co sé ha tang:

a) Chức năng:

- Quản lý, xây dựng, sử dụng và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng trực

tiếp phục vụ cho hoạt động VTHKCC trên địa bàn thành phố

- Trong công tác khai thác nguồn thu có liên quan đến nhiệm vụ quản lý

b) Nhiệm vụ:

- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch và tổ chức thực hiện việc quản lý hệ

thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động VTHKCC bao gồm: trạm đừng, trụ dừng, nhà chờ, xe buýt, các điểm tiếp chuyển, các điểm đón khách đầu và cuối lộ trình, bến đậu tập trung, bãi hậu cần _phục vụ cho lưu đậu phương tiện VTHKCC

- pa xuat việc quản lý sử dụng hệ thống cơ sở hạ tầng, lập dự trù kinh phí

cho việc xây dựng và bảo dưỡng duy tu sửa chữa hàng năm và đột xuất và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng hệ thống cơ sở hạ tầng phù hợp với điều chỉnh về quy hoạch giao thông

- Đề xuất việc bố trí số lượng phương tiện lưu đậu tại các bến bãi, phù

hợp với hệ thống mạng lưới VTHKCC trong từng thời kỳ nhất định và định mức

diện tích sử dụng, lệ phí sử dụng cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động VIHKCC

- Đề xuất về khai thác các nguồn thu từ các cơ sở vật chất thuộc chức năng của phòng Quản lý cơ sở hạ tầng quản lý và giải quyết các tranh chấp về xây

Trang 33

Luận văn tốt nghiệp:

ea a a TS

© Phong Ké toan - Tài chính

a) Chức năng:

- Thực hiện các nghiệp vụ về kế toán và thống kê : Hạch toán các nghiệp

vụ phát sinh, phân tích hoạt động kinh tế, các chính sách liên quan đến VTHKCC

- Quản lý các nguồn vốn như do ngân sách cấp, thu sự nghiệp, thu khác theo qui định và đầu tư xây dựng cơ bản :

b) Nhiém vu :

- Xây dựng kế hoạch thu chỉ sự nghiệp, đự toán ngân sách Nhà nước hàng năm trình Sở GTCC và Sở Tài chính phê duyệt

- Tổng hợp mọi hoạt động kinh tế tài chính của Trung tâm, đảm bảo thực

hiện chế độ hạch toán kế toán đúng qui định của Nhà nước

- Thống kê số liệu, lập và nộp báo cáo tài chính đúng kỳ hạn qui định Kê

khai các khoản thu và nộp thuế theo qui định của Cục thuế

- Thực hiện công tác báo cáo, kiểm kê định kỳ gia tri tai san của Trung

tâm quản lý theo hướng dẫn của Nhà nước Đảm bảo thực hiện đúng chính sách,

chế độ tài chính - kế toán theo qui định của Nhà nước, sử dụng nguồn kinh phí

hoạt động đúng mục đích và hiệu quả

- Quản lý các nguồn ngân sách cấp, các khoản thu sự nghiệp và thu khác

theo qui định của Nhà nước Tham gia quản lý, thực hiện các nguồn vốn xây dựng

cơ bản và đề xuất về tài chính, kê hoạch và sử đụng các quỹ của Trung tâm

€ Phòng Tổ chức - Hành chính

a) Chức năng:

- Xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống tổ chức bộ máy và nhân sự, chức

năng nhiệm vụ của Trung tâm ; công tác thanh tra, pháp chế; kế hoạch đào tạo, bằi

dưỡng CB-VC theo nhu cầu công tác

- Triển khai thực hiện các chế độ, chính sách về lao động, tiền lương, thi đua, khen thưởng, kỷ luật, tuyển dụng, thôi việc, nghỉ hưu đối với CB-VC

- Phụ trách công tác văn thư, lưu trữ, in ấn, thông tin tuyên truyền, tiếp tân, bảo vệ, phòng cháy chữa cháy, tài sản, phương tiện

b) Nhiệm vụ:

- Thực hiện quy chế tổ chức và hoạt động của cơ quan; để xuất cấp thẩm

quyền bổ sung chức năng, quyền hạn cho phù hợp với nhiệm vụ thực tế

Trang 34

re

- Xây dựng và đề xuât triển khai thực hiện nội quy, quy định và quy chế

dân chủ trong hoạt động của cơ quan

- Xây dựng kế hoạch biên chế, quỹ lương và tổ chức kế hoạch đào tạo,

đào tạo lại, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đối với CB-VC theo yêu cầu công

tác Triển khai thực hiện các quy định, chính sách, chế độ của Nhà nước về hợp

đồng lao động, tiền lương, thi đua - khen thưởng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,

thôi việc, nghỉ hưu và an toàn lao động

- Giải quyết các chế độ chính sách, công tác thi đua, khen thưởng và xử lý kỷ luật theo quy định đối với CB-VC cho phù hợp Hệ thống hoá các tài liệu, văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động của Trung tâm

- Tiếp đón khách đến liên hệ công tác, sắp xếp chương trình làm việc, lập

lịch công tác tuần, lịch trực và công tác lễ tân, tổ chức hội nghị, hội thảo, đại hội

- Quản lý và cung cấp hồ sơ, tài liệu theo yêu cầu và phổ biến kịp thời các văn bản có liên quan đến các phòng ban Quản lý hệ thống mạng nội bộ và đảm bảo thông tin liên lạc hoạt động tốt

- Tổ chức quản lý, kiểm kê đánh giá và sử dụng có hiệu quả tài sản của cơ quan; nhanh chóng khắc phục sự cố kỹ thuật của phương tiện và các trang thiết bị

văn phòng để phục vụ công tác

- Tổ chức công tác bảo vệ an ninh trật tự, lực lượng dân quân tự vệ và

đảm bảo an toàn về cơng tác phịng cháy chữa cháy

© Đội Kiểm tra Trật tự VTHKCC

a) Chức năng :

Tổ chức kiểm tra trật tự, điều hành hoạt động của các đơn vị tham gia

VTHKCC trên các luồng tuyến xe buýt TP.HCM

b) Nhiệm vụ :

- Kiểm tra trật tự, điều hành tại các đầu - cuối bến về quy trình, thực hiện

biểu đồ chạy xe, lệnh vận chuyển đúng giờ, xe chạy đúng tuyến, đậu đỗ đúng vị

trí, thực hiện đủ các chuyến theo kế hoạch, phương tiện phục vụ

- Kiểm tra tình trạng sử dụng trạm dừng nhà chờ, ô sơn

Trang 35

Luận văn tất nghiệp

a

© Ca&c Ga hanh khach xe buýt Sài Gòn, Chợ Lớn, Văn Thanh, Q 8: a) Chức năng:

- Thực hiện công tác điều hành và kiểm tra hoạt động của các tuyến xe buýt có đầu bến hoặc đi ngang qua khu vực được phân công quản lý

- Thông tin tuyên truyền về hoạt động của các loại hình vận tải trong hệ thống 'VTHKCC và cung cấp các dịch vụ phục vụ việc đi lại của hành khách

- Đảm bảo an ninh — trật tự —vệ sinh tại ga b) Nhiệm vụ:

- Bố trí nhân sự điều hành để hướng dẫn hành khách đi lại thông qua

đường dây điện thoại nóng và trực tiếp để ghi nhận các phản ánh, gop ý; giải

quyết các phản ánh theo nhiệm vụ được giao

- Xem xét, sắp xếp các vị trí dừng-đậu xe đón-trả khách và sử dụng cơ sở

vật chất phục vụ cho công tác điều hành của các đơn vị VTHKCC tại khu vực øa

- Phối hợp với chính quyền địa phương giữ gin an ninh — trật tự bên trong

khuôn viên của ga nhằm đảm bảo an toàn cho hành khách và phương tiện

VTHKCC lưu đậu và thực hiện tốt cơng tác phịng chống cháy nỗ theo quy định

2.3 Hiện trạng hệ thống giao thông công cộng TP.HCM 2.3.1 Thực trạng giao thông đô thị tại TP HCM

€ Đô thị phụ thuộc xe gắn máy

Tình hình giao thông trên địa bàn thành phố ngày càng phức tạp do sự

phát triển của các phương tiện cơ giới cùng với sự phát triển kinh tế xã hội và gia

tăng dân số Đặc biệt là sự gia tăng đột biến lượng xe gắn máy và ô tô cá nhân,

đây là một trong ñhững nguyên nhân chính dẫn đến tình trang ach tắc giao thông

TP.HCM hiện có khoảng 361,5 ngàn xe ô tô các loại và 3,57 triệu xe mơ

tơ, gắn máy (bình qn mỗi năm tăng từ 350 - 400 ngàn xe gắn máy) và khoảng 1 triệu xe đạp Do vậy có thể nói giao thơng đơ thị tại TP.HCM là giao thông phụ thuộc xe gắn máy Người dân tham gia giao thông chủ yếu bằng xe gắn máy 2

bánh do đó các đặc điểm về sử dụng đất, cấu trúc giao thông đô thị, các thông số

vận hành của hệ thống di chuyển cũng bị biến đạng đi và phụ thuộc không theo

Trang 36

a

Ảnh hưởng - tác động của đô thị phụ thuộc xe gắn máy

> Un tic giao thông :

- Lưu lượng và mật độ giao thông rất cao, hầu như trên tất cả các tuyến đường và nút giao thơng chính dẫn đến dịng lưu thơng của xe cộ bị gián đoạn, trở thành nút khó gỡ

- Tốc đơ lưu thơng thấp, dịng lưu thông rỗi loạn, lưu thơng hồn tồn khơng có qui luật, lưu thông tự phát, tự điều chỉnh “chèn ép” lên nhau dẫn đến thời gian, lịch trình của các cá nhân bị ảnh hưởng, hoạt động của hệ thống giao thông công cộng bị thay đổi và làm rối loạn toàn bộ sự lưu thông của các hoạt

động kinh tế - xã hội của thành phố

Hình 2 : Đô thị phụ thuộc xe gắn máy

Tai nạn giao thông xảy ra thường xuyên, mức độ tử vong cao Riêng tại

TP.HCM có 1:người chết/2.500 xe và mất khoảng 74 triệu đô la/năm cho tai nạn

giao thông So sánh với Mỹ, là đất nước có tỷ lệ tai nạn giao thông lớn nhất thế

giới cũng chỉ có 43.000 người chết/năm so với 136 triệu chiếc xe lưu thông và tỷ lệ 1 người chết/3.162 xe cho thấy tai nạn giao thông tại Việt Nam cao gấp trên 3

lần và TP.HCM cao trên 1,26 lần

Trang 37

Luận văn tốt nghiệp

a a re

> Ơ nhiễm mơi trường :

- Khí thải: Đặc biệt nghiêm trọng tại các khu vực ùn tắc giao thông Độ

gây ô nhiễm môi trường của người đi xe máy cao gấp 39,3 lần người đi xe buýt

- Tiếng ồn là tác động nghiêm trọng nhất so với các loại phương tiện

khác

> Thiệt hại kinh tế do đô thị phụ thuộc xe gắn máy :

1 Đầu tư bất hợp lý (xe gắn máy): 1.200 tỉ VNĐ/năm 2 Un tắc giao thông : 7.450 ti VND/nam

3 Lãng phí tiêu hao nhiên liệu : 3.472 tỉ VNĐ/năm 4 Tai nạn giao thông : 1.184 tỉ VNĐ/năm

5 Lãng phí sử dụng đất : 1.000 tỉ VNĐ/năm

Tổng công : 14.307 tỉ VNĐ/năm (# 0,9 tỉ USD)

Bangkok (10 năm trước) : 2,3 ti USD

Seonl] (10 năm trước) : 10 tỉ USD

(Nguôn: Hội thảo quốc lế “Phát triển bền vững hệ thống xe buji

TP.HCM kinh nghiệm từ SEOUL và những vấn dé đặt ra” ngày 20/08/2008 tại

Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM)

Hình 3 : Ùn tắc giao thông tại các cửa ngõ thành phố

Trang 38

Quan điểm giải quyết ách tắc giao thông:

- Xem VTHKCC là nhiệm vụ cơ bản trong việc giải quyết nhu cầu đi lại

của người dân thẳnh phố Cần phát triển cân đối, đồng bộ, hợp lý giữa phát triển

cơ sở hạ tầng, phương tiện vận tải và tổ chức quản lý

- Phát triển giao thông phải được ưu tiên phát triển đồng bộ với qúi hoạch

đô thị

- Sớm triển khai phương thức vận tải khối lượng lớn tại TP.HCM

- Đầu tư cho phát triển kết cầu hạ tầng giao thông đô thị thành phố phải là

một trong những trọng điểm đầu tư về cơ sở hạ tầng quốc gia

- Có các giải pháp mạnh từng bước hạn chế sự phát triển của xe cá nhân

2.3.2 Các loại hình giao thông công cộng hiện nay

Giao thông công cộng trên địa bàn TP.HCM gồm xe buýt, taxi, xe ôm và xích lơ, chưa có đường sắt đô thị Khái quát tình hình hoạt động của các loại hình phương tiện giao thông công cộng như sau:

1 Xe buýt : Sau một thời gian dài trì trệ, từ năm 2003 hoạt động xe buýt

trên địa bàn thành phố đã có những chuyên biến tích cực Sản lượng hành khách đi

xe buýt tăng nhanh từng năm, đến năm 2007 sản lượng vận chuyển đã đạt 305,2 triệu lượt hành khách, đáp ứng 5,1% nhu cầu đi lại của người dân thành phố

2 Taxi: Năm 2007 có 33 đơn vị khai thác với 6.526 xe hoạt động vận

chuyên khoảng 78,38 triệu lượt hành khách, đáp ứng mức tỉ lệ 1,33⁄% nhu cầu đi lại

của người dân thành phố

Trang 39

Luận văn tốt nghiệp

eee

Bang 3 Các đơn vị taxi tại TP.HCM

LES ase

C.ty CP VTHK Taxi Ba Muoi

1,1% ] 90

2_| C.ty CP Taxi Deluxe 217 3,0%

3_| C.ty CP VTHK Mai Taxi 260 4,0% 4 | Cty CP VTHK Taxi Cho Lén 84 1,2% 3 | C.ty CP Sai Gon San Bay 395 6,0% 6 | C.ty CP VTHK Vina Taxi 25 0,17% 7_| C.ty Taxi Viét Nam 615 9% 8 | C.ty CP Anh Duong Viét Nam 1.390 20,6% 9 | Cty CP Khai Hoan Mon 133 2,0%

10 | Cty CP Phat Trién Nam Phi Long 17 0,1% 11 | C.ty CP Van Chuyén Saigon Tourist 150 2,0%

12 | C.ty CP VTHK Sài Gon Taxi 72 1,0% 13 | C.ty CP VTHK Taxi Gia Dinh 115 2,0% 14 | C.ty TNHH Comfortdelgro Savico Taxi 329 5,0% 15 | Cty CP Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex 286 4,0% 16 | C.ty TNHH XD - TM Tân Kỳ Hoà 14 0,1% 17 |DNTN Đức Linh 76 1,0% 18_j DNTN Rạng Đông - Taxi Miền Đông 19 0,15% 19 | Cty CP TM - DV - VT Sai Gon Bình Minh 200 3,0% 20 | Công ty TNHH Taxi Sài Gòn Hoang Long 260 4,0% 21 | Cty CP Ngôi Sao Tương Lai 242 4,0% 22_| Cty TNHH Dịch Vụ Vận Tải Hai Bảy Bảy 99 2,0%

23 | C.ty CP DV - VT Dau Khi Ctru Long 20 0,15%

24 | C.ty Cé phan Mai Linh 769 12,0%

25 | HTX Dich Vy Van Tai Bên Thành 63 1,2% 26 | HEX Vận Tải Du Lịch Taxi 27-7 80 1,3% 27 | HTX Van Tai - Du Lich 27-7 (Quan 11) 294 5,1%

28 | HTX Vận Tải Số 10 4 0,0%

29 | HIX Vận Tải Du Lịch Taxi Hoàn Mỹ 81 1,1% 30 | HTX Vận Tái Du Lịch Thanh Bình 5 0,0% 31 | HTX Du Lich & Vận Tải Thiên Phúc 46 1,0% 32 | HTX Du Lich VT - Lữ Hành Số 2 4I 1,0% 33 | HỊX VT - DL Minh Đức 35 1,0% Tổng cộng 6.526 100% Côn H Tôn Nguôn: TT QL&ĐH VTHKCC (12/2007)

Bảng 4 Hoạt động taxi TP.HCM phân theo loại hình doanh nghiệp

Trang 40

—===== èẳẳằEGẶGEOỚẶỚCƠFFẼỶẼỶẶỶẶICẶỶYEẼỶIYỲỶ `

Hình 4 Hoạt động taxi TP.HCM theo loại hình đoanh nghiệp

Hop tác xã 10%

~ Công ty 90%

3 Xe ôm: Mặc dù thành phố chưa quản lý nhưng hiện nay xe ôm được

xem là một loại hình GTCC Khơng thể tính được số lượng xe gắn máy hoạt động xe ôm trong số gần 3 triệu chiếc xe đã ding ky Uu điểm của xe ôm là sự thuận tiện, ổi lại nhanh chóng, người sử dụng có thể đón ở mọi nơi Giả định có 4% số

xe gắn máy hoạt động xe ôm, mỗi xe chở bình quân 6 khách/ngày, thi loại hình này có thể vận chuyển được 720 ngàn khách/ngày, tương đương 4,4% nhu cầu đi

lại của người dân

4 Xích lơ: Đã có từ rất lâu ở TP.HCM, chủ yếu phục vụ khách đi lại ở cự

ly gần Những năm gần đây do sự phát triển nhanh chóng của xe gắn máy cá nhân

và loại hình xe ôm cùng với việc cắm xích lơ hoạt động trên nhiều tuyến đường ở

trung tâm nên lượng hành khách đi lại bằng xích lơ giảm dần Tồn thành phố có

khoảng 30.000 xích lơ đăng ký, nhưng thực tế lượng xe hoạt động ít hơn nhiều 2.3.3 Hiện trạng khung pháp lý quản lý VTHKCC bằng xe buýt

1 Cơ quan quản lý nhà nước về VTHKCC

# Ủy ban Nhân dân thành phố:

Là cơ quan quản lý nhà nước về VTHKCC bằng xe buýt trên địa bàn thành phố có thẩm quyên:

Ngày đăng: 22/06/2014, 01:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN