TỎNG QUAN TÀI LIỆU
Một số khái niệm và dịch tễ học bệnh viêm gan B
1.1.1 Một số khái niệm viêm gan B:
* Bệnh viêm gan B: Là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, do virus hepatitis B gây nên Sau khi xâm nhập cơ thể, các virus này sẽ gây viêm và tổn thương cho tế bào gan, đưa tới rối loạn các chức năng của gan như tiêu hóa thực phẩm, lọc máu và chống nhiễm trùng [28].
* Bệnh nghề nghiệp: Là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động tới người lao động Bệnh xảy ra cấp tính hoặc từ từ Một số bệnh nghề nghiệp không chữa khỏi và để lại di chứng Bệnh nghề nghiệp có thể phòng tránh được [6].
* Bệnh viêm gan B nghề nghiệp: Người lao động bị mắc bệnh viêm gan B do phơi nhiễm với vi rút HBV trong quá trình làm việc Đối với nhân viên y tế có thể bị nhiễm trong quá trình cung cấp dịch vụ y tế như chăm sóc bệnh nhân, làm các xét nghiệm, phòng chống dịch bệnh [9].
1.1.2 Chẩn đoán bệnh viêm gan B
Dựa vào huyết thanh chẩn đoán là chính
Việc phát hiện ra HBsAg trong huyết thanh của một người chứng tỏ người đó có HBV và có khả năng truyền bệnh cho người khác HBsAg có thể xuất hiện sớm từ ngày thứ 6 sau khi nhiễm trùng HBV, song có thể xác định được ở tuần thứ 4 đến thứ 8.
HBsAg có thế là dấu hiệu duy nhất của một nhiễm trùng viêm gan B cấp tính trong một vài ngày đến một vài tuần trước khi xuất hiện triệu chứng lâm sàng.HBsAg có ở nồng độ cao và dễ xác định khi bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng vớiVGB Tuy vậy, nồng độ HBsAg bắt đầu giảm xuống khi người bệnh bắt đầu xuất hiện các triệu chứng lâm sàng Kháng nguyên bề mặt có thể tồn tại dai dẳng trong một vài tuần có khi tới 3 tháng ở những bệnh nhân đã hồi phục sau nhiễm trùng HBV cấp tính. diện của virus, phản ánh diễn biến và mức độ của bệnh Một số dấu ấn huyết thanh liên quan đến các thời kỳ phát triển của bệnh [23], [28]: o HBsAg (kháng nguyên bề mặt): thuộc lớp vỏ của HBV - dùng trong xét nghiệm máu để biết có HBV trong cơ thể o HBcAg (kháng nguyên lõi): thuộc lớp lõi của HBV - dùng để biết HBV đang phát triển o HBeAg (kháng nguyên nội sinh): nếu có trong máu bệnh nhân thì đang có khả năng lây rất cao
Sau khi HBV nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ tạo kháng thể cho từng kháng nguyên của HBV. o Kháng thể anti-HBs mới xuất hiện người bệnh được coi như hồi phục, trở thành miễn nhiễm đối với HBV và không lây bệnh qua người khác được Một số bệnh nhân không tạo được kháng thể này và tiếp tục mang mầm bệnh HBsAg, sẽ có thể lây cho người khác. o Kháng thể anti-HBc bệnh nhân đang bị dạng viêm gan mạn tính. o Kháng thể anti-HBe thì có tiên lượng tốt hơn và khả năng lây không nhiều.
1.1.3 Triệu chứng của bệnh viêm gan B:
Một số bệnh nhân có cảm giác như bị cảm nhẹ, đôi khi không biết mình bị HBV. Trong giai đoạn đầu, người bệnh có các hội chứng giả cúm như triệu chứng mệt mỏi toàn thân, đau mỏi khớp, đau mình, có thể có sốt nhẹ (38°C) và hội chứng tiêu hóa với các triệu chứng chán ăn, buồn nôn, nôn, táo bón hoặc tiêu chảy Khi bệnh tiến triển, các triệu chứng vàng mắt, vàng da, nước tiểu sẫm màu, phân có màu nhạt sẽ xuất hiện, đây là những triệu chứng chỉ điểm để nghĩ tới bệnh viêm gan [28].
Phần lớn khi bị viêm mạn tính cảm thấy bệnh nhân hoàn toàn bình thường Một số bị viêm mạn tính nặng thì tiếp tục bị các triệu chứng viêm cấp như mệt mỏi, chán ăn,đau bụng, và suy gan.
Biểu hiện lâm sàng: Gan to, bàn tay ửng đỏ Khi bị biến chứng xơ gan có thể bị ứ nước trong bụng, vàng da, loãng máu, chảy máu trong dạ dày, tĩnh mạch toả lớn từ rốn (do tăng áp làm giãn tĩnh mạch cửa gan), nam vú lớn như vú nữ, tinh hoàn teo nhỏ [28].
1.1.4 Đường lây truyền của bệnh viêm gan B
Có ba cách thức lây truyền chủ yếu: qua đường máu, qua quan hệ tình dục và lây truyền từ mẹ sang con [17], [28].
- Lây từ mẹ sang con: là con đường lây truyền chủ yểu ở những khu vực có dịch lưu hành cao như Việt Nam Tuổi bị nhiễm thường rất sớm, những trường hợp này, nguy cơ trẻ trở thành người mang virus mạn tính là rất cao và dễ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng vì lây trong chu sinh thì 90% tiến tới VGB mạn tính, 50% trong số đó sẽ dẫn tới ung thư biểu mô nguyên phát nếu giới tính thai nhi là nam Người mẹ nhiễm VGB có thể lây truyền cho con trong thời kỳ mang thai qua chỗ rách của nhau thai trong thời kỳ chu sinh và (ít hơn) qua sữa mẹ.
- Lây truyền qua đường máu: xảy ra khi phơi nhiễm với máu của người bị nhiễm vi rút viêm gan B, các chế phẩm máu, dụng cụ tiêm truyền không được xử lý đúng qui định Các nhóm người có nguy cơ lây nhiễm VGB cao qua tiêm truyền là bệnh nhân được truyền máu và các chế phẩm của máu, người nghiện ma túy và gái mại dâm Đặc biệt NVYT là những người có nguy cơ nhiễm vi rút viêm gan B cao hơn người bình thường do thường xuyên phải tiếp xúc với máu dịch bệnh nhân có nhiễm vi rút VGB Lây truyền xảy ra khi niêm mạc và da bị trầy xước phơi nhiễm với các dịch cơ thể nhiễm vi rút VGB, dịch tiết từ các tổn thương (vết mổ, áp xe, dịch màng bụng, màng phổi )
- Lây truyền qua đường tình dục: Do tiếp xúc với tinh dịch và chất tiết âm đạo.
Tỷ lệ HBV mạn tính cao ở những người đàn ông có quan hệ đồng giới cũng như quan hệ khác giới với nhiều bạn tình Nguy cơ lây nhiễm tăng cao theo số bạn tình, số lẩn quan hệ tình dục, trình độ văn hoá thấp, quan hệ với gái mại dâm và tiền sử bệnh lây truyền qua đường tình dục khác Lây nhiễm từ nam sang nữ nhiều hơn gấp 3 lần từ nữ sang nam Nguy cơ bị nhiễm HBV qua một lần tiếp xúc không được bảo vệ khoảng 1-3%.
Thực trạng VGB trong cộng đồng và trong NVYT
1.2.1 Thực trạng VGB trong cộng đồng:
Bệnh phổ biến ở tất cả các nước đặc biệt là các nước đang phát triển, tuy nhiên ở mồi nước có tỉ lệ nhiễm khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh kinh te và trình độ vệ sinh Trên thế giới hiện nay có 2 tỷ người nhiễm vi rút viêm gan B trong đó có 350 triệu người nhiễm HBV mạn tính, 75% trong số này là người Châu Á, 25% người nhiễm HBV mạn có thể chuyển biến thành viêm gan mạn, xơ gan, ung thư gan nguyên phát [18], [32], [48],
Tình hình nhiễm vi rút VGB thay đổi theo từng khu vực địa dư Tuỳ theo tỷ lệ người mang HBsAg mà người ta chia ra làm 3 khu vực chính (WHO, 2008):
- Vùng lim hành dịch cao: Là vùng có tỉ lệ người mang HBsAg (+) > 8% :
Châu Á (trừ Nhật Bản và Ấn Độ), Châu Phi và hầu hết các nước Trung Đông, vùng lưu vực sông Amazon.
- Vùng lưu hành dịch trung bình: Là vùng có tỉ lệ người mang HBsAg từ 2-
7%: Ấn Độ, một phần Trung Đông, Nhật Bản, Đông Âu và hầu hết các nước Nam
- Vùng lưu hành dịch thấp: Là vùng có tỉ lệ người mang HBsAg (+) 14 điểm; Không đạt < 14 điểm.
- Kiến thức về phòng bệnh VGBNN: C21-C28 tổng điểm 24 điểm Điểm đạt >17 điểm; Không đạt < 17 điểm.
- Kiến thức về xử trí sau phơi nhiễm: C29-C36 tổng điểm 18 điểm Điểm đạt >13 điểm; Không đạt < 13 điểm.
- Kiến thức chung: Tổng điểm của 3 phần kiến thức (bệnh VGBNN + phòng bệnh VGBNN + xử trí sau phơi nhiễm = 62 điểm) Điểm đạt > 42 điểm; không đạt 14 điểm; Không đạt < 14 điểm.
- Kiến thức về phòng bệnh VGBNN: C21-C28 tổng điểm 24 điểm Điểm đạt >17 điểm; Không đạt < 17 điểm.
- Kiến thức về xử trí sau phơi nhiễm: C29-C36 tổng điểm 18 điểm Điểm đạt >13 điểm; Không đạt < 13 điểm.
- Kiến thức chung: Tổng điểm của 3 phần kiến thức (bệnh VGBNN + phòng bệnh VGBNN + xử trí sau phơi nhiễm = 62 điểm) Điểm đạt > 42 điểm; không đạt 7 điểm; không đúng < 7 điểm.
* Đánh giá dự phòng phơi nhiễm với yếu tổ nguy cơ (chung cho tất cả các ĐTNC):
- Phần thực hành có các câu hỏi từ C50 đến C61 Mỗi câu hỏi tương ứng với một số điểm nhất định Dựa vào phần trả lời của các câu hỏi trong phiếu điều tra của ĐTNC, theo thang điểm để tính điểm và đánh giá đúng hay không đúng.
- Điểm tối đa cho phần đánh giá thực hành là: 12 điểm Nếu ĐTNC trả lời đúng trên 2/3 các ý đúng được coi là thực hành đúng. Điểm đúng > 9 điểm; Không đúng < 9 điểm.
* Đánh giả khi ĐTNC bị tai nạn nghề nghiệp:
- Phần thực hành xử trí khi bị tai nạn do vật sắc nhọn: C65, C66 Mỗi câu hỏi tương ứng với một số điểm nhất định Điểm tối đa cho phần đánh giá thực hành là: 5 điểm Điểm thực hành đúng > 4 điểm; Không đúng < 4 điểm.
- Phần thực hành xử trí khi bị văng ban, dính máu dịch: C70, C71 Mỗi câu hỏi tương ứng với một số điểm nhất định Điểm tối đa cho phần đánh giá thực hành là: 2 điểm Điểm thực hành đúng = 2 điểm; Không đúng < 2 điểm.
- Đánh giá thực hành xử trí chung đúng khi bị tai nạn nghề nghiệp: Xử trí đúng khi bị tai nạn do vật sắc nhọn hoặc khi bị dính/văng bắn máu dịch hoặc xử trí đúng cả hai tai nạn khi bị cả hai tai nạn nghề nghiệp (do vật sắc nhọn và dính/văng bắn máu dịch).
Phương pháp phân tích số liệu
- Quản lý số liệu: Sau khi thu thập, phiếu điều tra được kiểm tra tính đầy đủ của thông tin Sau đó nghiên cứu viên tiến hành làm sạch, mã hóa và nhập số liệu bàng phần mềm EpiData 3.1 Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 17.0.
- Phân tích số liệu: Kết quả phân tích được chia làm 2 phần:
+ Phần mô tả những bảng, biểu thể hiện tần số của các biến nghiên cứu.
+ Phần phân tích: Sử dụng phân tích đơn biến để tìm hiểu mối liên quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc là thực hành phòng bệnh VGBNN Sử dụng mô hình hồi quy Logistic để kiểm soát yếu tố nhiễu giữa thực hành phòng bệnh VGBNN với các biến độc lập khác.
Đạo đức nghiên cứu
- Nghiên cứu được hội đồng đạo đức của trường Đại học Y tế công cộng thông qua trước khi tiến hành triển khai tại bệnh viện.
- ĐTNC được giải thích rõ ràng về mục đích và nội dung của nghiên cứu trước khi tiến hành phát vấn và chỉ tiến hành khi có sự chấp nhận tham gia của ĐTNC.
- Để không ảnh hưởng đến ĐTNC và tính trung thực của thông tin thu thập được, ĐTNC không cần phải ghi, ký tên vào phiếu điều tra.
- Các số liệu, thông tin thu thập được chỉ phục vụ cho mục đích học tập và nghiên cứu khoa học, không dùng vào mục đích nào khác.
- Nội dung nghiên cứu phù hợp, được Đảng ủy, Ban Giám đốc và các khoa phòng của bệnh viện Ưng Bướu Hà Nội quan tâm ủng hộ Ket quả nghiên cứu sẽ được cung cấp cho lãnh đạo BV, đội ngũ cán bộ quản lý và ĐTNC sau khi kết thúc nghiên cứu Kết quả nghiên cứu có thể làm bằng chứng cho các giải pháp để nâng cao các biện pháp phòng bệnh VGB nghề nghiệp tại bệnh viện Ung Bướu Hà Nội.
Hạn chế của nghiên cứu và biện pháp khắc phục
Hạn chế của nghiên cứu:
- Nghiên cứu là điều tra cắt ngang tại một thời điểm và thông tin được thu thập theo bộ câu hỏi thiết kế sẵn, một số câu hỏi hồi cứu trong quá khứ vì vậy gặp sai số nhớ lại; sai số trong quá trình điều tra.
- Trong quá trình nhập liệu và phân tích số liệu có thể gặp sai số hệ thống.
- Do điều kiện hạn chế về thời gian, nguồn lực:
+ Chỉ tiến hành thu thập qua phát vấn, phần thực hành chỉ hỏi mà không tiến hành quan sát nên cũng là một hạn chế trong việc đánh giá Neu có điều kiện thì chúng tôi sẽ tiến hành trong nghiên cứu tiếp theo.
+ Trong cây vấn đề chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu vào kiến thức, thái độ và thực hành của ĐTNC còn yếu tố từ bệnh viện dẫn đến kiến thức, thái độ và thực hành còn hạn chế thì chưa được phân tích trong nghiên cứu này.
- Sai số nhớ lại: chỉ hỏi các thông tin trong thời gian khoảng 6 tháng trước ngày điều tra (đối với bị tai nạn nghề nghiệp) 1 tháng trước ngày điều tra (đối với các thực hành khác).
- Sai số trong khi điều tra: Thử nghiệm bộ câu hỏi phát vấn trước khi đưa vào thu thập thông tin chính thức để đưa ra những câu hỏi phù họp với ĐTNC
- Để thông tin thu thập được chính xác, khách quan (không trao đổi trong quá trình trả lời) ĐTV giám sát chặt chẽ suốt quá trình thu thập số liệu Các phiếu điều tra được kiểm tra ngay sau khi ĐTNC nộp phiếu, với những phiếu thông tin chưa đầy đủ hoặc không họp lý sẽ yêu cầu ĐTNC bổ sung.
KÉT QUẢ NGHIÊN cứu
Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1: Nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu (n = 132)
Nhóm tuổi Tần số Tỷ lệ (%)
Kết quả bảng 3.1 đã cung cấp thông tin về nhóm tuổi của điều dưỡng tham gia nghiên cứu, trong đó đa số điều dưỡng ở độ tuổi trẻ, nhóm từ 20 đến 29 tuổi 63,6%; nhóm 30 đến 39 tuổi 29,5%; nhóm 40 đến 49 tuổi 5,3%; và thấp nhất là nhóm > 50 tuổi chỉ có 1,5% Tuổi trung bình của điều dưỡng là 28 Điều dưỡng có tuổi nhỏ nhất là 20 tuổi và lớn nhất là 51 tuổi.
Biểu đồ 3.1: Giới tính của đối tưựng nghiên cửu Đối tượng tham gia nghiên cứu chủ yếu là nữ (105 điều dưỡng) chiếm 79,5%; còn điều dưỡng nam là 20,5%.
Bảng 3.2 dưới đây sẽ mô tả thêm một sổ thông tin của điều dưỡng tham gia nghiên cứu như vị trí công tác, thâm niên làm việc trong nghành y, công việc chính đang làm cũng như hiểu biết về nguy cơ lây nhiễm và mắc bệnh VGB của nhân viên y tế.
Bảng 3.2: Thông tin đối tượng nghiên cứu (n = 132)
Khối công tác Tần số Tỷ lệ %
Thâm niên công tác trong ngành y tế
Lấy bệnh phẩm (máu, dịch) 104 78,8
Cho bệnh nhân uống thuốc 88 66,7
Làm thủ thuật: chọc dò, thông tiểu 96 72,7
Nguy cơ phoi nhiễm và mắc bệnh VGB của NVYT Đã biết 130 98,5
Chưa biết 2 1,5 Điều dưỡng làm ở các khoa lâm sàng trực tiếp chăm sóc bệnh nhân là 75%, còn lại là làm việc ở các khoa cận lâm sàng (25%)
Thâm niên trung bình làm việc trong ngành y tế của các điều dưỡng chỉ là 5,7 năm, có điều dưỡng chỉ mới đi làm được 1 năm và nhiều nhất là được 27 năm Tỉ lệ làm việc trong ngành y tế từ 5 năm trở xuống là cao nhất, số điều dưỡng làm việc trên 11 năm chỉ chiếm 12,1%.
Công việc được thực hiện trong quá trình làm việc có ảnh hưởng đến mức độ phơi nhiễm với yếu tố gây bệnh Gần 3 /4 (>70%) điều dưỡng công việc phải thường xuyên tiếp xúc với máu dịch người bệnh như tiêm truyền, lấy bệnh phẩm, làm thủ thuật Ngoài ra điều dưỡng còn làm một số công việc khác như cọ rửa dụng cụ, quản lý, làm hành chính chỉ dưới 25%.
Theo kết quả điều tra, hầu hết điều dưỡng (98,5%) đã từng nghe nói về nguy cơ bị phơi nhiễm và mắc bệnh VGB của nhân viên y tế trong quá trình làm việc qua nhiều nguồn tin khác nhau.
Biểu đồ 3.2: Nguồn thông tin về bệnh VGBNN
Nguồn thông tin chủ yếu điều dưỡng được nghe về nguy cơ bị phơi nhiễm và mắc bệnh VGBNN của nhân viên y tế trong quá trình làm việc qua phương tiện truyền thông đại chúng (ti vi, đài, mạng internet ) và trong trường đào tạo y tế là trên 80%.
Khoảng hơn 60% được biết đến qua các buổi tập huấn của bệnh viện Nhưng điều dưỡng nghe được thông tin về bệnh viêm gan B nghề nghiệp tại khoa là rất ít(22,3%).
Kiến thức, thái độ và thực hành của ĐD về phòng bệnh VGBNN
Bảng 3.3 Kiến thức về bệnh VGBNN (n = 132)
Tác nhân gây bệnh Tần sốTỷ lệ (%)
Không biết/không trả lời 1 0,8
Buồn nôn, nôn, đau bụng 36 27,3
Mệt mỏi, đau mỏi khớp 54 40,9
Không biết/không trả lời 6,8 Đường lây truyền Đường hô hấp 0 0 Đường tiêu hóa 25 20,0 Đường máu 130 99,2
Qua niêm mạc và da bị trầy xước 53 41,0
Khác, không biết/không trả lời 23 17,5
Máu, bệnh phẩm nói chung 50 38
Máu, bệnh phẩm có virút VGB 129 97,7
Người bệnh mac VGB 107 81,0 Đồng nghiệp có mắc VGB 39 30
Không biểt/không trả lời 2 1,5
Hậu quả của bệnh VGB
Hầu hết điều dưỡng đều trả lời đúng tác nhân khác gây bệnh VGB (94,7%) Tuy nhiên vẫn còn 5,3% trả lời sai câu hỏi này này (2,3% cho rằng do một loại tác nhân nào đó; 1,5% do vi khuẩn; 0,8% do ký sinh trùng và 0,8% không biết) . Vàng mắt, vàng da là hai biểu hiện cấp tính của bệnh VGB mà ĐD biết nhiều nhất (80,3%); mệt mỏi đau mỏi khớp, nước tiểu sẫm màu có khoáng 40% ĐD biết biểu hiện này 6,8% ĐD không biết các triệu chứng của bệnh VGB.
Khi được hỏi về đường lây truyền VGB, gần 100% điều dưỡng hiểu bệnh VGB là bệnh truyền nhiễm và lây truyền qua đường máu vẫn còn hơn 20% điều dưỡng trả lời VGB lây truyền qua đường tiêu hoá, gần 60% điều dưỡng không trả lời được bệnh VGB có thể lây truyền qua niêm mạc và da bị trầy xước khi tiếp xúc với máu, dịch của bệnh nhân VGB.
Khi trả lời về nguồn bệnh nào có thể lây nhiễm VGBNN cho điều dưỡng, chủ yếu điều dưỡng cho rằng máu, bệnh phẩm có virút HBV là nguồn lây chính (97,7%) hay người mắc bệnh VGB (81%), nhưng vẫn còn 38% ĐD cho rằng máu, bệnh phẩm nói chung cũng có thể lây nhiễm vi rút VGB, còn một số ít (5,3%) trả lời sai là người bệnh không có vi rút VGB.
Trả lời câu hỏi về hậu quả của bệnh VGB, hầu hết các điều dưỡng đều biết VGB có thể dẫn tới xơ gan và ung thư gan; chỉ có hơn ’/4 số ĐD biết gây suy gan cấp tính và có một số ít (4,5%) trả lời sai là gây suy thận.
Bảng 3.4 Kiến thức về nguy cơ mắc bệnh VGBNN (n = 132)
Nguy cơ mắc bệnh Tần sốTỷ lệ (%)
Tổn thương do vật sắc nhọn 127 96,2
Do dính/ văng bắn máu dịch qua da không nguyên vẹn 118 90,0
Do dính/ văng bắn máu dịch lên vùng da không không tổn thương 54 40,9
Không biết/không trả lời 3 2,3
Khi trả lời câu hỏi trong trường hợp nào thì điều dưỡng có nguy cơ mắc bệnh VGBNN: Trên 90% điều dưỡng biết mắc bệnh khi bị tổn thương do vật sắc nhọn hoặc dính, văng bắn máu dịch nhiễm vi rút VGB qua vùng da không nguyên vẹn vẫn còn gần 41% điều dưỡng còn hiểu sai và cho rằng dính, văng bắn máu dịch lên vùng da lành, không trầy xước cũng dễ mắc bệnh viêm gan B.
■ ('ó được bào hiêm Không được bảo hiêm
Biểu đồ 3.3 Điều dưỡng biết về chế độ hưởng bảo hiểm khi mắc bệnh VGBNN Để trả lời cho câu hỏi khi mắc bệnh VGB do tiếp xúc nghề nghiệp có được hưởng chế độ bảo hiểm không, chỉ có khoảng một phần ba ĐD là biết có chế độ bảo hiểm này còn đến hai phần ba (64%) ĐD trả lời là không và không biết.
Khi đánh giá kiến thức về bệnh VGBNN có 130 điều dưỡng trả lời đầy đủ các câu hỏi, 02 điều dưỡng trả lời không đầy đủ nên kết quả phân tích chỉ có 130 điều dường.
Bảng 3.5 Kiến thức của điều dưỡng về bệnh VGBNN (n = 130)
Kiến thức về bệnh VGBNN Tần sốTỷ lệ (%) Đạt 70 53,8
Kết quả bảng 3.5: kiến thức về bệnh VGBNN cho thấy điều dưỡng có kiến thức
(điểm kiến thức đạt 14/20) về bệnh VGBNN chỉ là 70 người chiếm 53,8% và 46,2% kiến thức không đạt
*Kiến thức của điều dưỡng về phòng bệnh VGBNN
Bảng 3.6 Kiến thức về dự phòng phoi nhiễm vi rút VGB (n = 132)
Biện pháp dự phòng Tần số Tỷ lệ (%)
Tiêm, truyền máu an toàn 110 83,4
Sử dụng đồ bảo hộ lao động 118 90,0
Xử lý chất thải sắc nhọn đúng quy định 57 43,2
Tuyên truyền giáo dục các biện pháp dự phòng 78 60,0
Không biết/không trả lời 3 2,3
Trả lời cho câu hỏi làm thế nào để tránh lây truyền VGB liên quan đến nghề nghiệp, tỷ lệ điều dưỡng trả lời phải sử dụng BHLĐ chiếm tỷ lệ cao nhất (90%) thứ nhì là tiêm, truyền máu an toàn (83,4) tiếp theo là tuyên truyền giáo dục các biện pháp dự phòng lây nhiễm vi rút VGB Tiêm vắc xin là biện pháp phòng bệnh rất hiệu quả nhưng vẫn còn 40% ĐD không biết đến biện pháp này. vẫn còn hon 50% ĐD chưa thấy việc xử lý chất thải sắc nhọn đúng qui định là góp phần giảm tổn thương do vật sắc nhọn và sẽ giảm nguy cơ lây nhiễm vi rút VGB Tuy nhiên vẫn còn 13,7% đối tượng nghiên cứu mặc dù là nhân viên y tế vẫn trả lời là không thể dự phòng được hoặc không biết.
Bảng 3.7 Kiến thức về mục đích sử dụng BHLĐ (n2)
Mục đích sử dụng BHLĐ Tần số Tỷ lệ (%)
Ngăn ngừa tác nhân gây bệnh 81 61,4
Bảo vệ NVYT khi có nguy cơ lây nhiễm HBV 128 97,0
Bảo vệ cho bệnh nhân không lây nhiễm HBV 48 36,4
Không biết/không trả lời 3 2,3
Kết quả bảng 3.7 cho thấy hầu hết điều dưỡng (97%) cho rằng sử dụng BHLĐ để bảo vệ cho mình phòng nguy cơ lây nhiễm HBV Việc bảo vệ cho bệnh nhân phòng ngừa nhiễm khuẩn và lây nhiễm HBV từ bệnh nhân hoặc NVYT mắc VGB là vấn đề cần thiết nhưng chỉ có 36,4% điều dưỡng là nhận thấy mục đích của sử dụng bảo hộ lao động.
Bảng 3.8 Kiến thức về phòng ngừa tổn thương do vật sắc nhọn (n2)
Phòng ngừa tổn thương do vật sắc nhọn Tần số Tỷ lệ (%)
Tháo dời kim tiêm 16 12,1 Đậy nắp kim tiêm 51 38,6
Bỏ ngay cả bơm kim tiêm vào thùng 110 83,3
Không để lẫn vật sắc nhọn với chất thải khác 64 48,5
Không biết/không trả lời 1 0,8
Trả lời cho câu hỏi xử lý vật sắc nhọn sau khi sử dụng chỉ có 83,3% điều dưỡng trả lời đúng là bỏ cả bơm kim tiêm vào thùng kháng thủng và 48,5% cho rằng không để lẫn vật sắc nhọn với chất thải khác Thao tác tháo dời, đậy nắp kim tiêm sau khi sử dụng là không được làm vì dễ gây tai nạn cho người dùng nhưng vẫn có đến gần 40% đậy nắp kim, 12,1% tháo dời kim tiêm.
Bảng 3.9 dưới đây đánh giá kiến thức về phòng bệnh VGBNN của ĐD, điều dưỡng đạt điểm kiến thức là 17/24 được đánh giá có kiến thức đạt, điểm dưới 17 điểm đánh giá là không đạt.
Bảng 3.9 Kiến thức của ĐD về phòng bệnh VGBNN (n - 132)
Kiến thức về phòng bệnh VGBNN Tần sốTỷ lệ (%) Đạt 88 66,7
Kết quả kiến thức của điều dưỡng về phòng bệnh VGBNN, cho thấy 88 điều dưỡng có kiến thức đạt chiếm 66,7% và 33.3% có kiến thức không đạt.
* Kiến thức của điều dưỡng về xử trí sau tai nạn nghề nghiệp và điều trị sau phoi nhiễm vi rút viêm gan B
Bảng 3.10 Kiến thức về xử trí tại chỗ khi bị tai nạn nghề nghiệp (n2)
Cách xử trí Tần số Tỷ lệ (%)
Khi bị tổn thương do vật sắc nhọn
1 Bóp/nặn máu vùng tổn thương 11 8,3
2.Xối ngay vết thương chảy máu dưới vòi nước 126 95,5
3.Để vết thương chảy máu trong thời gian ngắn 79 60,0
4.Rửa kỹ bằng xà phòng, sát khuẩn bằng cồn 126 95,5
BỊ dỉnh/văng bẳn máu dịch qua vết thương hở, niêm mạc bị trầy xước
Lấy bông, gạc lau máu dịch 65 49,2
Rửa sạch ngay bằng nước 126 95,5
Trả lời câu hỏi khi bị tổn thương do vật sắc nhọn thì đầu tiên cần xử trí thế nào, hầu hết điều dưỡng cho rằng là cần xối ngay vết thương dưới vòi nước chảy, rửa kỹ bằng xà phòng và sát khuẩn (95,5%) Tuy nhiên vẫn còn 11 điều dưỡng (8,3%) đã trả lời là bóp/nặn máu vùng tổn thương Qui trình xử trí khi bị tai nạn nghề nghiệp do vật sắc nhọn phải làm đủ 4 bước (từ bước 2 đến bước 5) nhưng chỉ có 25% điều dưỡng trả lời đúng theo qui trình.
Khi bị dính hoặc văng bắn máu dịch thì hầu hết điều dưỡng cho rằng cần rửa sạch ngay bằng nước Nhưng còn gần 50% điều dưỡng dùng bông, gạc để lau máu dịch dính/ văng ban sau đó không làm gì nữa hoặc mới rửa sạch.
Bảng 3.11 Kiến thức về điều trị sau phoi nhiễm vói vi rút VGB (n = 132)
Thòi gian cần điêu trị dự phòng Tần số Tỷ lệ (%)
Không biết/không trả lời 16 12,1
Sau khi điều dưỡng bị phơi nhiễm với máu dịch có vi rút VGB thì phải điều trị dự phòng trong vòng 24 giờ sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh VGB nhưng chỉ có 50 điều dưỡng là biết đến mốc thời gian này (37,9%).
Bảng 3.12 Kiến thức về điều trị cho NVYT chưa tiêm vắc xin và chưa bị VGB khi phoi nhiễm HBV (n = 132) Biện pháp điêu trị dự phòng Tần số Tỷ lệ (%)
Tiêm kháng huyêt thanh và văc xin VGB 90 68,2
Không biết/không trả lời 13 9,9
BÀN LUẬN
Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
Trong thời gian tiến hành điều tra, bệnh viện có tồng số 142 điều dưỡng nhưng số đối tượng nghiên cứu tham gia là 132 Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội mới đi vào hoạt động từ năm 2001 khi đó số lượng điều dưỡng rất ít chỉ có 24 người nên bệnh viện thường xuyên nhận thêm các điều dưỡng mới, trẻ chủ yếu là mới ra trường Tuổi trung bình của điều dưỡng là 28 với tuổi nhỏ nhất là 20 tuổi và lớn nhất là 51 tuổi. Nhóm tuổi ĐD trẻ (20-29 tuổi) có tỉ lệ là 63,9% cao hơn nhiều so với một số nghiên cứu như của tác giả Nguyễn Thúy Quỳnh là 6,5% [21], Nguyễn Thị Điểm 20,9% [14] Đặc thù là điều dưỡng nên nữ giới chiếm đa số (80%), đặc tính này cũng tương tự như các bệnh viện khác Vì tuổi đời còn trẻ nên tuối nghề của điều dưỡng cũng chưa nhiều, trung bình thời gian làm việc trong ngành y tế của các điều dưỡng chỉ là 5,7 năm Do nguy cơ phơi nhiễm với máu dịch ở các khoa lâm sàng, cận lâm sàng là như nhau nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu ở tất cả các khoa này và tập trung vào đối tượng có nguy cơ phơi nhiễm còn nghiên cứu của Nguyễn Thị Điểm lại tiến hành nghiên cứu ở tất cả các khoa phòng trong bệnh viện Tiền Giang bao gồm cả những phòng không có nguy cơ phơi nhiễm nên kết quả sẽ không đại diện cho những người làm trực tiếp tiếp xúc với máu dịch [14].
Khi được hỏi đã từng nghe nói về nguy cơ bị phơi nhiễm và mắc bệnh VGB củaNVYT trong quá trình làm việc hầu hết điều dưỡng (98,5%) đều đã biết nhưng chủ yếu biết sơ qua hoặc đã nghe phương tiện truyền thông (ti vi, đài, mạng internet ),ngoài ra trong các bài giảng ở trường Tại bệnh viện, các điều dưỡng được biết đến bệnh VGBNN qua buổi tập huấn về Kiểm soát nhiễm khuẩn, tiêm an toàn Nhưng tập huấn của bệnh viện rất ít chỉ tổ chức tập trung khoảng 1-2 lần/năm và nội dung về mắc bệnh VGB chỉ lồng ghép trong các nội dung khác Chủ yếu việc đào tạo, tập huấn lại phải ở các khoa, trong nghiên cứu này các điều dưỡng biết về bệnh VGBNN ở các khoa chỉ gần '/4 (22,3%) Vì vậy, để ĐD có kiến thức phòng bệnh cần thiết.
Kiến thức, thái độ và thực hành phòng bệnh VGBNN của điều dưỡng bệnh viện Ung Bưó’u Hà Nội
4.2.1 Kiến thức của điểu dưỡng về bệnh và phòng bệnh VGBNN
* Kiến thức về bệnh VGB:
Kết quả nghiên cứu này cho thấy, hầu hết các đối tượng nghiên cứu đều trả lời đủng tác nhân gây bệnh VGB (94,7%) Kết quả này cũng tương tự với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thúy Quỳnh ở một sổ bệnh viện phía Bắc là 93% [21] Mặc dù là nhân viên y tế nhưng vẫn còn 5,3% điều dưỡng trả lời sai câu hỏi này (cho rằng tác nhân khác như vi khuẩn, ký sinh trùng hay trả lời không biết).
Khi được hỏi về đường lây truyền VGB, gần 100% điều dưỡng bệnh viện trả lời lây truyền qua đường máu, kết quả này tương đương với nghiên cứu của Nguyễn Thị Điểm [14], nghiên cứu của Bakry SH tại bốn bệnh viện công trong Wad Medani, Sudan (95%) [45], cao hon của Rosangela Gaze và cộng sự nghiên cứu kiến thức của NVYT về phòng chống VGB kết quả cho thấy là chỉ có 57,5% [35] vẫn còn hơn 20% điều dưỡng trả lời VGB lây truyền qua đường tiêu hoá Mặc dù hầu hết điều dưỡng biết máu là nguồn lây truyền chính nhưng nguy cơ mắc bệnh VGB lại phụ thuộc nhiều vào đường lây Khi da và niêm mạc bị trầy xước mà tiếp xúc với máu dịch bệnh nhân nhiễm virút VGB thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn nhiều so với vùng da lành, không bị tổn thương, khi hỏi về nguy cơ này chỉ có khoảng 40% điều dưỡng trả lời được bệnh VGB có thể do lây máu dịch nhiễm HBV qua niêm mạc và da bị trầy xước, đây là đường lây truyền cũng rất phổ biến nhưng điều dưỡng ít biết đến đường lây này Với nhận thức trên, cần tuyên truyền, hướng dẫn để điều dưỡng có biện pháp phòng bệnh như sử dụng phương tiên bảo hộ lao động (găng tay, khẩu trang, kính ) khi vùng da, niêm mạc bị trầy xước có nguy cơ tiếp xúc với máu dịch tiết của bệnh nhân Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Nguyễn Thúy Quỳnh (48,3%) [21].
Khả năng dễ bị lây nhiễm vi rút HBV là do bị tổn thương do vật sắc nhọn hay văng bắn, dính máu dịch tiết của bệnh nhân mắc VGB, kết quả nghiên cứu cho thấy trên 90% điều dưỡng biết đến khả năng này Kết quả này cũng phù họp vì trong thực tế điều dưỡng thường bị tai nạn do vật sắc nhọn gây ra (kim tiêm, kim truyền, ống thuốc ) cũng như nhiều nghiên cứu đã chỉ ra 90 - 95% tai nạn rủi ro nghề nghiệp là tổn thương qua da do vật sắc nhọn [4], [9].
Trả lời câu hỏi liên quan đến hậu quả của bệnh VGB, hầu hết các điều dưỡng đều biết VGB có thể dẫn tới xơ gan và ung thư gan (> 85%); chỉ có hơn 27,3% số điều dưỡng biết sẽ gây suy gan cấp tính, đây là hậu quả sớm nhất sau khi bị nhiễm vi rút VGB mà điều dưỡng phải biết để điều trị kịp thời trước khi dẫn đến hậu quả nặng nề khác Một số ít điều dưỡng (4,5%) vẫn còn trả lời sai là gây suy thận.
Thông tư Liên Bộ: Bộ Y tế - Bộ Lao động thương binh và Xã hội - Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ngày 25/12/1992 đã bổ sung thêm bệnh viêm gan vi rút (trong đó có bệnh VGB) vào danh mục được hưởng chế độ bảo hiểm [5] Mặc dù, bệnh VGB đã được xếp các bệnh được hưởng bảo hiểm do phải tiếp xúc nghề nghiệp với các yếu tổ nguy cơ (máu dịch bệnh nhân bị viêm gan B) từ rất lâu nhưng NVYT hầu như không biết đến chế độ này Để được hưởng chế độ bảo hiểm các NVYT cần phải có xử trí đúng qui trình khi bị tai nạn nghề nghiệp và báo cáo với lãnh đạo khoa, bệnh viện để có biện pháp điều trị dự phòng cũng như lập biên bản để có căn cứ làm chế độ bảo hiểm cho NVYT khi mắc bệnh VGBNN Đây cũng là một trong những nội dung cần tuyên truyền để NVYT biết đến quyền lợi của mình và cần có nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này.
*Kiến thức về phòng bệnh VGBNN
Ngoài kiến thức về phòng tránh VGB nói chung, các kiến thức về phòng chống VGB nghề nghiệp nói riêng là rất cần thiết cho ĐD Neu có kiến thức tốt, ĐD mới có khả năng có các thực hành an toàn về phòng chống VGB trong quá trình làm việc. Ket quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ ĐD trả lời có thể dự phòng là phải sử dụng phương tiện bảo hộ lao động chiếm cao nhất (90%) cao hơn nghiên cứu của Phạm Văn Trọng (76%) [27]; đứng thứ nhì là tiêm truyền máu an toàn (83,4%); tiếp theo là tiêm vắc xin phòng bệnh và tuyên truyền giáo dục các biện pháp phòng bệnh. Khoảng 40% ĐD cho rằng sử dụng biện pháp xử lý chất thải sắc nhọn đúng qui định là dự phòng bệnh VGBNN, điều đó chứng tỏ hơn một nửa ĐD còn chưa thấy
0 được nguy cơ khi bị tổn thương do vật sắc nhọn trong khi làm chuyên môn cũng như phân loại chất thải y tế đúng theo qui định của Bộ Y tế vẫn còn ĐD (2,3%) nghĩ là không thể dự phòng được hay không biết các biện pháp dự phòng nào Ket quả nghiên cứu trên cũng tương đương với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thúy Quỳnh về sử dụng BHLĐ nhưng tỉ lệ ĐD dự phòng bằng tiêm vắc xin lại thấp hơn [21], điều này cũng lý giải tại sao chỉ có gần 50% là đã tiêm vắc xin phòng bệnh VGB, họ chưa thấy được tầm quan trọng của tiêm phòng, theo nghiên cứu chỉ ra rằng nếu tiêm đủ liều, đúng thời gian, khả năng tạo kháng thê bảo vệ là hơn 95% [47].
Hầu hết ĐD thấy việc sử dụng bảo hộ lao động là cần thiết trong khi làm thú thuật, chăm sóc BN nhưng khi được hỏi tác dụng của sử dụng BHLĐ thì gần 100% ĐD trả lời để bảo vệ cho NVYT không bị lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường máu, nhưng chỉ có khoảng một phần ba trả lời để bảo vệ cho bệnh nhân, đây là quan niệm sai lầm vì BHLĐ giúp người bệnh không mắc nhiễm khuẩn mắc phải do lây truyền vi khuẩn giữa NVYT với bệnh nhân hay bệnh nhân với bệnh nhân trong bệnh viện đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường máu [3].
Trên 75% ĐD trả lời đúng việc thực hiện tốt các qui trình kỳ thuật, chăm sóc bệnh nhân như tiêm truyền, thay băng, lấy bệnh phẩm xét nghiệm là một trong những biện pháp dự phòng bệnh VGBNN Xử lý vật sắc nhọn sau khi sử dụng đúng qui định như bỏ ngay cả bơm kim tiêm vào thùng đựng vật sắc nhọn hay không để lẫn vật sắc nhọn với các chất thải khác là biện pháp mà hơn 80% ĐD trong nghiên cứu cho rằng nếu tuân thủ đúng sẽ phòng ngừa được tai nạn do vật sắc nhọn, giảm nguy cơ mắc bệnh VGBNN [7],
*Kiến thức xử trí sau phơi nhiễm
Kiến thức về xử trí khi bị tai nạn nghề nghiệp là rất quan trọng, nếu khi bị tổn thương do vật sắc nhọn hay bị văng bắn máu dịch ĐD có kiến thức xử trí ban đầu tốt sẽ có những thực hành tốt và giảm thiểu được nguy cơ phơi nhiễm Trong nghiên cứu này, hầu hết các điều dưỡng đều trả lời đúng là xối ngay vết thương dưới vòi nước chảy và rửa kỳ bằng nước xà phòng, sát khuẩn bằng dung dịch sát khuẩn (95,5%).Tuy vậy, vẫn còn 8,3% điều dưỡng trả lời là bóp, nặn máu vết
61 thương sau khi phơi nhiễm với vi rút VGB để loại bỏ vi rút ra khỏi vết thương, tỉ lệ này lại thấp hơn nhiều so với nghiên cứu của Nguyễn Thúy Quỳnh (40%) [21].
Sau khi có các xử trí ban đầu, rất cần thiết phải có các xử lý tiếp theo thì phải báo lãnh đạo khoa sau đó khoa sẽ lập biên bản theo mẫu gửi bệnh viện lập hồ sơ phơi nhiễm, theo dõi phơi nhiễm và là cơ sở để giải quyết các chế độ cho ĐD Trong nghiên cứu này, vẫn còn có 2,3% NVYT cho ràng chỉ cần xử trí ban đầu và không có xử trí gì tiếp theo; gần 100% đối tượng nghiên cứu cần có báo cáo với những người có trách nhiệm, kết quả này cao hơn với nghiên cứu tại một số bệnh viện ở các tỉnh miền Bắc (60,6%) [21],
Theo hướng dẫn điều trị dự phòng khi bị phơi nhiễm với máu dịch BN có HBsAg dương tính của Bộ Y tế thì phải điều trị ngay trong vòng 24 giờ nhưng chỉ có 37,9% trả lời đúng; 68,2% trả lời đúng là tiêm kháng huyết thanh và vắc xin phòng VGB khi người bị phơi nhiễm với máu dịch nhiễm HBsAg dương tính chưa tiêm vắc xin và chưa mắc VGB Nếu người bị phơi nhiễm đã tiêm vắc xin và có đáp ứng miễn dịch thì không cần điều trị gì thì chỉ có 4,5% ĐD trả lời đúng Các biện pháp điều trị dự phòng là câu hỏi mà hầu như điều dưỡng đều không biết là do chưa được nghe thấy bao giờ, trả lời mang tính chủ quan, suy đoán Chính vì vậy trong khi giảng dạy, đào tạo cũng nên đề cập đến vấn đề này để NVYT biết và điều trị kịp thời [9], [25],
Khi đánh giá kiến thức chung của điều dưỡng về bệnh và phòng bệnh VGBNN, kết quả cho thấy 56,9% điều dưỡng có kiến thức đạt trong đó có điều dưỡng trả lời tương đối tốt (điểm đạt 57/63) nhưng vẫn còn nhiều điều dưỡng chưa hiểu rõ về bệnh cũng như các biện pháp phòng bệnh có điểm đạt rất thấp 24/63 Điều này cũng phù hợp vì chỉ có 62,3% các điều dưỡng được bệnh viện đào tạo và 22,3% chỉ biết đen bệnh qua đào tạo tại khoa làm việc Chính vì vậy công tác đào tạo trong bệnh viện cần được chú trọng hơn.
4.2.2 Thái độ với phòng bệnh VGBNN Đa số điều dưỡng (>90%) đồng ý cho rằng nguy cơ nhiễm vi rút VGB củaNVYT là cao hơn so với các nghề khác vì ĐD đều biết bệnh lây truyền qua đường tương tự với nghiên cứu của Nguyễn Thị Điểm (91,7%) Hầu hết có thái đúng trong phòng lây nhiễm vi rút VGB như phải mang găng tay khi tiếp xúc với máu dịch, báo lãnh đạo khoa khi bị tai nạn nghề nghiệp, thái độ này cũng tương ứng với phần kiến thức họ trả lời Khi NVYT bị VGB thì họ có ý thức phòng lây nhiễm cho người khác, ĐD bệnh viện Ung Bướu Hà Nội có thái độ đúng (99,2%) cao hon so nghiên cứu của Nguyễn Thị Điểm (64,7%) tại BV Tiền Giang năm 2009 [14], Có 81,8% đồng ý với tiêm vắc xin viêm gan B đủ liều có thể dự phòng được bệnh VGB, tỉ lệ này thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng tại BV Bạch Mai (97,2%) [19].
Một số yếu tố liên quan đến thực hành phòng bệnh VGBNN
4.3.1 Yếu tố liên quan đến thực hành dự phòng với các yếu tố nguy cơ
Ngoài việc mô tả thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành của điều dưỡng về phòng bệnh VGBNN, nghiên cứu còn xem xét đến một số yếu tổ có thể có liên quan đến thực trạng đó Khi phân tích đơn biến, nghiên cứu tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nhóm tuổi, giới tính, thời gian công tác với thực hành về phòng bệnh VGBNN (p