MỤC LỤC
Theo ước tính hàng năm, trong 100 y tá thì có ít nhất 30 trường hợp bị chấn thương do bơm kim tiêm ít nhất một lần và trong mồi lần bị kim đâm thì nguy cơ mắc viêm gan B là cao nhất (lên đến 30%) so với viêm gan c và AIDS [49], Một nghiên cứu đánh giá tình hình lây nhiễm HBV ở NVYT làm việc tại BV Sanggye Paik nguy cơ lây nhiễm HBV của NVYT là chấn thương do các vật sac nhọn, bơm kim tiêm hoặc do dịch cơ thể bắn vào niêm mạc mắt, mũi, miệng, da bị trầy xước hoặc các vết thương hở [36]. Ngoài ra tỷ lệ hiện mac VGB tăng dần theo thời gian ở từng vị trí công tác, NVYT làm việc ở những nơi có nguy cơ nhiễm HBV cao như phẫu thuật hay xét nghiệm bệnh phẩm của bệnh nhân thì nguy cơ mắc bệnh viêm gan B cao gấp 7 lần so với người bình thường.
Kết quả nghiên cứu bệnh - chứng được thực hiện tại 13 cơ sở y tế tại Hà Nội ( BV Việt Đức và BV E) và Nam Định (11 BV và Trung tâm y tế dự phòng huyện) đã tìm ra một số yếu tố liên quan như NVYT có tiếp xúc với số lượng bệnh nhân lớn hơn 30 người một ngày có nguy cơ bị VGB nghề nghiệp cao gấp 2 lần so với NVYT tiếp xúc với < 30 bệnh nhân. NVYT đã từng có phơi nhiễm với máu dịch bệnh nhân VGB, bị tổn thương rách da chảy máu có nguy cơ bị VGB cao gấp hơn 3 lần so với những người chưa từng bị vãng bắn máu dịch của bệnh nhân VGB hay tổn thương chảy máu [21].
Mọi NVYT cần coi mọi tiếp xúc với máu và các dịch sinh học của mọi bệnh nhân đều có nguy cơ lây nhiễm các vi rút gây bệnh theo đường máu và phải áp dụng triệt để các biện pháp dự phòng chuẩn khi tiến hành chăm sóc và điều trị bệnh nhân [3], [4]. NVYT cần được cung cấp đầy đủ thông tin về nguy cơ nhiễm HBV, những ảnh hưởng có thể xảy ra đối với cuộc sống của họ, cũng như ưu, nhược điểm của điều trị dự phòng sau phơi nhiễm (khả năng thành công, tác dụng phụ của thuốc, tuân thủ điều trị thuốc kháng vi rút,..).
- Tư vấn cho cán bộ y tế bị phơi nhiễm không hiến máu hoặc tạng cơ thể, áp dụng các biện pháp phòng lây nhiễm cho người khác (dùng bao cao su hoặc kiêng quan hệ tình dục, cân nhắc không cho con bú sữa mẹ, không dùng chung bơm kim tiêm). Nghiên cứu của Rosangela Gaze và cộng sự tại Brazil 2006 đánh giá kiến thức của NVYT trong một khóa đào tạo chuyên ngành y tế công cộng từ 2000 - 2004 về bệnh viêm gan vi rút truyền qua đường máu đưa ra kết quả đáng ngạc nhiên là chỉ có 57,5% NVYT cho rằng VGB và VGC truyền qua đường máu; 12,6% NVYT trả lời có thể VGB hoặc VGC hoặc cả hai truyền qua đường máu thì cũng chọn cả bệnh viêm gan A lây truyền qua con đường này; 16,4% tin rằng các bệnh viêm gan vi rút không truyền qua đường máu và 8,9% NVYT thì không chắc chắn là các bệnh này có truyền qua đường máu hay không [35].
Là bệnh viện chuyên khoa ung thư hạng II trực thuộc Sở Y tế Hà Nội với chức năng nhiệm vụ chính là khám và điều trị các bệnh ung bướu cho nhân dân Hà Nội. Tại bệnh viện chưa có nghiên cứu nào tiến hành đánh giá về vấn đề này nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Kiến thức, thái độ, thực hành và một số yếu tổ liên quan đến phòng bệnh viêm gan B nghề nghiệp của điều dưỡng.
Tiêu chuẩn lựa chọn: Toàn bộ điều dưỡng hiện đang công tác tại các khoa lâm sàng và cận lâm sàng bao gồm điều dưỡng trưởng khoa và các điều dưỡng viên. Tiêu chí loại trừ: điều dưỡng đi học hoặc nghỉ theo quy định, không có mặt tại bệnh viện trong thời điểm nghiên cứu hoặc không đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Điều tra viên (ĐTV): gồm 01 nghiên cứu viên và 01 người phòng Điều dưỡng, 01 người phòng Tổ chức cán bộ, là những người thường tham gia nghiên cứu khoa học, có kiến thức và kỹ năng về điều tra. Trước thời điểm thu thập số liệu 1 tuần, chúng tôi lập danh sách điều dưỡng tham gia từng buổi, sau đó trực tiếp gửi giấy mời tham gia phát vấn đến những cán bộ này.
- Yếu tố tác hại nghề nghiệp: Là những yếu tố phát sinh trong quá trình làm việc ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe người lao động, có thể gây bệnh hoặc thương tích cho người lao động [6]. - Đánh giá thực hành xử trí chung đúng khi bị tai nạn nghề nghiệp: Xử trí đúng khi bị tai nạn do vật sắc nhọn hoặc khi bị dính/văng bắn máu dịch hoặc xử trí đúng cả hai tai nạn khi bị cả hai tai nạn nghề nghiệp (do vật sắc nhọn và dính/văng bắn máu dịch).
+ Trong cây vấn đề chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu vào kiến thức, thái độ và thực hành của ĐTNC còn yếu tố từ bệnh viện dẫn đến kiến thức, thái độ và thực hành còn hạn chế thì chưa được phân tích trong nghiên cứu này. - Sai số nhớ lại: chỉ hỏi các thông tin trong thời gian khoảng 6 tháng trước ngày điều tra (đối với bị tai nạn nghề nghiệp) 1 tháng trước ngày điều tra (đối với các thực hành khác). Kết quả nghiên cứu được phân tích trên 132 điều dưỡng của bệnh viện Ung Bướu Hà Nội qua phiếu phát vấn để đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành và một số yếu tố liên quan đến phòng bệnh viêm gan B nghề nghiệp.
Thâm niên trung bình làm việc trong ngành y tế của các điều dưỡng chỉ là 5,7 năm, có điều dưỡng chỉ mới đi làm được 1 năm và nhiều nhất là được 27 năm. Theo kết quả điều tra, hầu hết điều dưỡng (98,5%) đã từng nghe nói về nguy cơ bị phơi nhiễm và mắc bệnh VGB của nhân viên y tế trong quá trình làm việc qua nhiều nguồn tin khác nhau. Nguồn thông tin chủ yếu điều dưỡng được nghe về nguy cơ bị phơi nhiễm và mắc bệnh VGBNN của nhân viên y tế trong quá trình làm việc qua phương tiện truyền thông đại chúng (ti vi, đài, mạng internet..) và trong trường đào tạo y tế là trên 80%.
Khi trả lời về nguồn bệnh nào có thể lây nhiễm VGBNN cho điều dưỡng, chủ yếu điều dưỡng cho rằng máu, bệnh phẩm có virút HBV là nguồn lây chính (97,7%) hay người mắc bệnh VGB (81%), nhưng vẫn còn 38% ĐD cho rằng máu, bệnh phẩm nói chung cũng có thể lây nhiễm vi rút VGB, còn một số ít (5,3%) trả lời sai là người bệnh không có vi rút VGB. Biểu đồ 3.5 cho thấy trong 3 quan điểm thể hiện thái độ kỳ thị với BN mắc VGB (quan điểm đúng là rất không đồng ý và không đồng ý), ĐTNC không đồng tình với ý kiến cho rằng chỉ dự phòng lây khi BN mắc VGB là tương đối cao (86,3%), nhưng ĐTNC lại có thái độ kỳ thị khi biết BN mắc VGB như là ngâm riêng dụng cụ người bị mắc VGB 77,3% và cần phải thông báo cho NVYT biết BN có HBsAg dương tính là 80,3%. Khi thấy máu dịch dính hoặc rớt ữên sàn nhà thì có % điều dưỡng là có gọi nhân viên vệ sinh đến xử lý ngay, một số điều dưỡng còn làm ngơ cho rằng việc đấy không phải của mình, không ảnh hưởng đến mình, vẫn còn một số điều dưỡng (11,4%) chưa xử lý ngay (lau hoặc ngâm vào dung dịch khử khuẩn) vết máu dịch dính ra xe tiêm hay dụng cụ tiêm, truyền.
Phân tích hồi quy Logistic về mối liên quan giữa một số yếu tố vói thực hành không đúng về phòng bệnh VGBNN (n=132).
Phân tích hồi quy Logistic về mối liên quan giữa một số yếu tố vói thực hành không đúng về xử trí tai nạn nghề nghiệp (n=59).
Khi xem xét mối tương quan giữa các yếu tố bằng phân tích đa biến cho thấy: có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nhóm tuổi và kiến thức về xử trí sau phơi nhiễm với thực hành xử trí khi bị tai nạn nghề nghiệp: điều dưỡng ở nhóm tuổi 20-29 có nguy cơ thực hành xử trí tai nạn nghề nghiệp không đúng cao gấp 4,9 lần so với nhóm trên 30 tuổi và điều dưỡng có kiến thức không đạt về xử trí sau phơi nhiễm sẽ có nguy cơ thực hành xử trí tai nạn nghề nghiệp cao gấp 17 lần so với nhóm có kiến thức không đạt. Việc thực hiện các quy trình an toàn như vệ sinh tay, sát khuẩn trước và sau khi thao tác với bệnh nhân hay dụng cụ chứa bệnh phẩm, vứt bỏ ngay kim tiêm, dụng cụ sắc nhọn vào đúng vị trí, đậy nắp hay tháo dời kim tiêm sau khi tiêm..là những thao tác rất cần thiết cho NVYT trong quá trình làm việc để tránh lây nhiễm không những cho bản thân mà còn tránh các nguy cơ lây nhiễm cho bệnh nhân và không tạo các nguy cơ khác cho những đồng nghiệp. Trong nghiên cứu không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa thái độ và thực hành trong phòng bệnh VGBNN, có thể khi trả lời quan điểm của mình điều dưỡng có thời gian suy nghĩ nên những quan điểm tích cực trả lời rất tốt ngược lại quan điểm tiêu cực thì trả lời sai nhiều, nhưng có lẽ vì nghiên cứu dựa trên việc tự trả lời của điều dưỡng trước những tình huống thực hành để đánh giá về thực hành phòng bệnh VGBNN đúng hay không đúng mà không có sự quan sát thực hành trực tiếp.