Những vấn đề lý luận chung về kế toán Nguyên vật liệu
Khái niệm, đặc điểm của nguyên vật liệu trong sản xuất kinh doanh
* Khái niệm : Nguyên liệu, vật liệu là đối tượng lao động - đó là những tư liệu vật chất được dùng vào sản xuất để chế tạo sản phẩm mới hoặc thực hiện dịch vụ hay sử dụng cho bán hàng, quản lý doanh nghiệp.
* Đặc điểm : NVL chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh nhất định và toàn bộ giá trị NVL đuợc chuyển hết một lần vào chi phí kinh doanh trong kỳ. Khi tham gia vào chu kỳ sản xuất kinh doanh, NVL bị biến dạng hoặc chuyển hoá hoàn toàn, NVL được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như: mua ngoài, tự sản xuất, góp vốn của các thành viên tham gia công ty,… Trong đó chủ yếu là doanh nghiệp mua ngoài.
Trong quá trình sản xuất, NVL tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau ở các giai đoạn khác nhau của sản xuất như:
- Giai đoạn chuẩn bị sản xuất : NVL tồn tại ở dạng ban đầu chưa chịu tác động của bất kỳ quy trình công nghệ nào.
- Giai đoạn sản xuất khác : NVL trở thành sản phẩm làm dở, bán thành phẩm và tiếp tục lại được đưa vào sản xuất tạo thành sản phẩm.
NVL cũng chịu sự tác động của môi trường vật chất, chịu sụ tác động của đặc tính lý, hóa……
1.1.1.1 Yêu cầu quản lý Nguyên vật liệu
- Khâu thu mua: Phải quản lý chặt chẽ về số lượng, chất lượng, quy cách, chủng loại, giá mua, chi phí thu mua và về thời gian phải phù hợp với tiến độ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Khâu bảo quản dự trữ: Tổ chức tốt kho tàng, bến bãi, thực hiện đúng chế độ bảo quản và xác định được đúng mức dự trữ tối thiểu, tối đa cho từng loại vật liệu nhằm giảm bớt hư hỏng, hao hụt mất mát.
- Khâu sử dụng: Sử dụng hợp lý, tiết kiệm trên cơ sở định mức tiêu hao, dự toán chi phí nhằm giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận.
1.1.1.2 Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu
- Kiểm tra chi phí thu mua, tính giá thực tế NVL nhập xuất tồn kho Kiểm tra việc chấp hành các nguyên tắc, thủ tục nhập xuất tồn kho.
- Ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời số lượng, chất lượng và giá trị thực tế của từng loại, từng thứ vật liệu nhập, xuất, tồn kho, vật liệu tiêu hao, sử dụng cho sản xuất.
- Phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch thu mua và dự trữ vật liệu Phát hiện kịp thời vật liệu tồn đọng, kém phẩm chất nhằm hạn chế thiệt hại ở mức thấp nhất.
- Phân bổ giá trị vật liệu sử dụng vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Cách phân loại, tính giá nguyên vật liệu
Phân loại NVL theo nội dung kinh tế.
- Nguyên vật liệu chính: Là đối tượng lao động chủ yếu của doanh nghiệp là những NVL mà khi tham gia vào quá trình sản xuất nó cấu thành thực thể vật chất của sản phẩm
Ví dụ : Bông trong công nghiệp dệt
- Vật liệu phụ: Là những vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh nó có thể kết hợp với vật liệu chính để làm tăng chất lượng sản phẩm, giá trị sử dụng của sản phẩm, hàng hoá tạo điều kịên cho quá trình sản xuất sản phẩm thực hiện bình thường
- Nhiên liệu : Là những thứ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất kinh doanh, tạo điều kịên cho quá quá trình sản xuất diễn ra bình thường Nhiên liệu có thể ở dạng lỏng hoặc rạng rắn.
- Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Là những vật liệu và thiết bị được sử dụng cho công việc xây dựng cơ bản, bao gồm cả thiết bị cần lắp, không cần lắp và vật kết cấu dùng để lắp đặt với công trình xây dựng cơ bản.
Theo mục đích, công dụng.
- NVL dùng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh:
+ NVL dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm.
+ NVL dùng cho quản lý ở các phân xưởng, dùng cho bán hàng, bộ phận quản lý doanh nghiệp.
- Giá thực tế của vật liệu nhập kho.
Vật liệu mua ngoài Giá mua Thuế nhập Chi phí Giảm giá Giá thực tế của = ghi trên + khẩu phải + thu mua - hàng bán vật liệu mua ngoài hoá đơn nộp (nếu có) Lưu ý: Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì thuế GTGT không được tính vào giá thực tế mua của NVL. Đối với những doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì thuế GTGT được tính vào giá thực tế của NVL.
Chi phí thu mua bao gồm : Chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, phân loại đóng gói…Các khoản khác như: Lương, BHXH, BHYT, KPCĐ, khấu hao TSCĐ ở trạm thu mua độc lập, hao hụt tự nhiên trong định mức của quá trình thu mua.
+ Vật liệu tự gia công chế biến: bao gồm giá trị vật liệu xuất chế biến và chi phí chế biến.
Giá thực tế của Giá thực tế của Chi phí vật liệu tự chế biến = vật liệu xuất chế biến + chế biến
+ Vật liệu thuê ngoài gia công: Bao gồm giá trị vật liệu xuất gia công chế biến + chi phí vận chuyển đi, và tiền công thuê ngoài gia công chế biến.
+ Vật liệu nhận góp vốn liên doanh: Là giá trị do hội đồng liên doanh đánh giá và các chi phí khác phát sinh khi tiếp nhận vật liệu.
Giá thực tế của vật liệu xuất kho.
+ Phương pháp giá thực tế đích danh.
Giá thực tế đích danh được dùng trong những doanh nghiệp sử dụng vật liệu có giá trị lớn, ít chủng loại và bảo quản riêng theo từng lô trong kho.
Giá thực tế vật liệu xuất kho được tính theo giá thực tế của từng lô NVL nhập kho Ưu điểm : Xác định được ngay giá trị vật liệu khi xuất kho, nhưng doanh nghiệp phải quản lý và theo dõi chặt chẽ từng lô vật liệu xuất, nhập kho.
Nhược điểm : Không thích hợp với những doanh nghiệp sử dụng nhiều loại vật liệu, có giá trị nhỏ và có nhiều nghiệp vụ nhập, xuất kho.
+ Phương pháp giá đơn vị bình quân gia quyền (bình quân cả kỳ dự trữ).
Giá thực tế Số lượng Đơn giá vật liệu = vật liệu x xuất kho xuất kho xuất kho bình quân
Đơn giá xuất kho bình quân = (Trị giá thực tế vật liệu tồn kho đầu kỳ và nhập kho trong kỳ) / (Số lượng vật liệu tồn kho đầu kỳ và nhập kho trong kỳ) Ưu điểm của phương pháp này là tính toán đơn giản, dễ dàng áp dụng.
Nhược điểm: Tính chính xác không cao, do việc tính giá chỉ dựa vào cuối tháng nên ảnh hưởng đến độ chính xác và tính kịp thời của thông tin kế toán.
+ Giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập (bình quân liên hoàn) Đơn giá xuất kho Trị giá thực tế vật liệu tồn kho sau mỗi lần nhập bình quân sau mỗi lần nhập Số lượng vât liệu tồn kho sau mỗi lần nhập Ưu điểm : Đáp ứng yêu cầu kịp thời của thông tin kinh tế
Nhược điểm : Tốn nhiều thời gian và công sức tính toán
+ Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO)
Theo phương pháp FIFO (First-In-First-Out), hàng hóa nào nhập trước sẽ được xuất trước Khi xuất hết hàng nhập trước, doanh nghiệp mới tiếp tục xuất hàng nhập sau Giá trị thực tế của số hàng mua vào sau cùng chính là giá trị hàng tồn kho cuối kỳ.
+ Phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO).
Theo phương pháp này thì đơn giá hàng nào nhập vào sau sẽ được xuất trước Giá thực tế của vật liệu xuất dùng sẽ tính theo giá của vật liệu nhập kho sau cùng.
Giá hạch toán là giá do doanh nghiệp tự quy định (có thể lấy giá kế hoạch hoặc giá mua tại một thời điểm nào đó) và được sử dụng thống nhất trong thời gian dài tại doanh nghiệp.
Kế toán chi tiết
Các chi phí mua NVL ở trên không tính vào trị giá NVL nhập kho Cuối kỳ khi có hoá đơn thanh toán của các công ty cung cấp dịch vụ gửi đến, kế toán sẽ hạch toán vào TK 627- Chi phí sản xuất chung.
Nợ TK 627: Số tiền trên hoá đơn
Nợ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 331,111,112: Tổng số tiền thanh toán.
Chế độ kế toán áp dụng theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2003 của Bộ Tài Chính , các chứng từ kế toán về vật tư bao gồm:
- Phiếu nhập kho ( Mẫu 01-VT)
- Phiếu xuất kho ( Mẫu 02-VT)
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ ( Mẫu 03-VT)
- Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm hàng hóa ( Mẫu 08-VT)
- Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
- Hóa đơn giá trị gia tăng ( Mẫu 01.GTKT-2LN)
- Hóa đơn bán hàng (Mẫu 02.GTKT-2LN)
- Hóa đơn cước vận chuyển (Mẫu 03-BH)
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể sử dụng thêm các chứng từ hướng dẫn :
- Phiếu xuất vật tư theo hạn mức (Mẫu 04-VT)
- Biên bản kiểm nghiệm (Mẫu05-VT)
- Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ (Mẫu 07-VT)
1.3.2 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu
Trong thực tế công tác kế toán hiện nay của nước ta, các doanh nghiệp thường áp dụng 1 trong 3 phương pháp hạch toán chi tiết NVL: Phương pháp thẻ song song, phương pháp đối chiếu luân chuyển và phương pháp số dư.
1.3.2.1 Quy trình hạch toán chi tiết NVL theo phương pháp thẻ song song.
+ Ở kho: thủ kho dùng thẻ kho để phản ánh tình hình nhập- xuất- tồn NVL về mặt số lượng.
+ Ở phòng kế toán : Kế toán sử dụng sổ (thẻ) kế toán chi tiết để ghi chép tình hình nhập, xuất cho từng vật tư theo số lượng và giá trị.
Khi nhận được chứng nhập xuất của thủ kho kế toán kiểm tra, hoàn chỉnh chứng từ và căn cứ vào chứng từ nhập, xuất kho để ghi vào thẻ (sổ) kế toán chi tiết vật tư, mỗi chứng từ được ghi một dòng.
Cuối tháng, kế toán lập bảng kê – nhập – xuất – tồn sau đó đối chiếu:
- Sổ kế toán chi tiết với thẻ kho của thủ kho
- Số liệu dòng tổng cộng trên bảng kê nhập – xuất – tồn với số liệu trên sổ kế toán tổng hợp.
- Số liệu trên sổ kế toán chi tiết với số liệu kiểm kê thực tế
Sơ đồ 1.1.Trình tự ghi sổ theo phương pháp ghi thẻ song song
Ghi cuối ngày Đối chiếu hàng ngày Đối chiếu cuối tháng
- Ưu điểm : Ghi chép đơn giản, dễ kiểm tra, đối chiếu
- Nhược điểm : Việc ghi chép giữa kho và kế toán còn trùng lặp về chỉ tiêu số lượng, khối lượng ghi chép quá lớn.
Phiếu nhập kho Phiếu xuất kho
Sổ kế toán chi tiết
Bảng kê Nhập - Xuất – Tồn
Sổ kế toán tổng hợp
- Điều kiện áp dụng: Thích hợp với những doanh nghiệp có ít chủng loại vật tư, hàng hoá nhập – xuất diễn ra không thường xuyên và những doanh nghiệp có điều kiện áp dụng kế toán máy
1.3.2.2 Phương pháp đối chiếu luân chuyển Đối với những doanh nghiệp có chủng loại vật tư hàng hoá ít và có lượng chứng từ nhập xuất không nhiều thì phương pháp thích hợp để hạch toán chi tiết NVL là phương pháp đối chiếu luân chuyển
Sơ đồ 1.2 : Hạch toán vật liệu theo phương pháp ghi sổ đối chiếu luân chuyển.
Ghi chú : Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng Đối chiếu cuối tháng
- Ưu điểm:Giảm được khối lượng ghi số kế toán do chỉ ghi một lần vào cuối tháng.
- Nhược điểm: Việc ghi chép giữa kho và kế toán còn trùng lặp về chỉ tiêu số lượng Việc kiểm tra đối chiếu giữa kho và phòng kế toán chỉ tiến hành được vào cuối tháng nên hạn chế tác dụng kiểm tra của kế toán.
1.3.2.3 Phương pháp sổ số dư
Với những doanh nghiệp có nhiều danh điểm NVL và đồng thời số lượng chứng từ nhập, xuất của mỗi loại khá nhiều thì phương pháp hạch toán chi tiết NVL thích
Sổ đối chiếu luân chuyển
Sổ kế toán tổng hợp hợp nhất là phương pháp số dư.
Sơ đồ 1.3 : Hạch toán chi tiết vật liệu theo phương pháp sổ số dư.
Ghi chú : Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng Đối chiếu cuối tháng Ưu điểm :
- Giảm khối lượng ghi sổ kế toán do chỉ ghi theo chỉ tiêu số tiền và ghi theo nhóm.
- Công việc được tiến hành đều trong tháng.
- Thực hiện kiểm tra, giám sát thường xuyên của kê toán với việc nhập xuất vật liệu hàng ngày.
Sổ số dư Thẻ kho
Bảng tổng hợp Nhập – xuất – tồn
Giấy giao nhận chứng từ nhập
Giấy giao nhận chứng từ xuất
Bảng kê luỹ kế chứng từ nhập
Bảng kê luỹ kế chứng từ xuấtPhiếu xuất
Nhược điểm : Khó phát hiện, khó kiểm tra sai sót nhầm lẫn giữa phòng kế toán và kho.
Thực trạng công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Sữa Hà Nội
Đặc điểm hoạt động của Công ty Cổ phần Sữa Hà Nội
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Tên doanh nghiệp : Công ty cổ phần sữa Hà Nội
Tên giao dịch quốc tế : Ha Noi Milk Join Stock Company
Tên viết tắt : Hanoimilk.,JSC Địa chỉ : Km số 9, Đường Bắc Thăng Long Nội Bài – Khu Công nghiệp Quang Minh – Huyện Mê Linh – TP Hà Nội.
Công ty cổ phần sữa Hà Nội thành lập vào ngày 20 tháng 11 năm 2001 theo giấy chứng nhận ĐKKD số 0103000592 do sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp ngày 02 tháng 11 năm 2001 Đăng ký thay đổi lần 15 theo số 0103026433 do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 22 tháng 12 năm 2009 Vốn điều lệ của Cồng ty : 40.000.000.000 đồng (bốn mươi tỷ đồng chẵn)
Công ty cổ phần sữa Hà Nội khởi công xây dựng nhà máy chế biến sữa Hà Nội vào ngày 08 tháng 01 năm 2002 dưới hình thức chinh nhánh của Công ty theo giấy đăng ký kinh doanh hoạt động chi nhánh số 191300036 do sở kế hoạch và đầu tư cấp ngày 09 tháng 03 năm 2002 Nhà máy có công suất 4 triệu lít sữa / năm, là một nhà máy có quy mô lớn ở Vịêt Nam Ngày 04 tháng 04 năm 2002 Công ty cổ phấn sữa Hà Nội đã chính thức ký hợp đồng mua thiết bị chế biến sữa đồng bộ và hiện đại của tập đoàn Pak- Thụy Điển, sau hơn một năm xây dựng và chạy thử nghiệm nhà máy đã hoàn thành và chính thức đi vào hoạt động
Trong năm 2006 hoà cùng với sự phát triển vượt bậc của thị trường chứng khoán Công ty Cổ phần sữa Hà Nội đã nộp đơn đăng ký giao dịch chứng khoán tại trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội với mã cổ phếu HNM.
Công ty tập trung mở rộng phạm vi hoạt động, nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm Công ty đã đầu tư thêm trang thiết bị sản xuất, nhà xưởng,máy móc Tay nghề của cán bộ công nhân viên được nâng cao và được sự tín nhiệm của các doanh nghiệp đối với công ty Công ty đã ký kết được nhiều hợp đồng và ngày một khẳnh định sự có mặt của mình trên thị trường Các sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất luôn có chất lượng tốt do sử dụng máy móc thiết bị hiện đại, hài lòng khách hàng, đáp ứng đầy đủ các điều kiện mà khách hàng đưa ra.Năm 2008 do ảnh hưởng của Melamine Công ty đã gặp rất nhiều khó khăn trên con đường phát triển Sản phẩm sữa của Công ty không bán được, cán bộ công nhân viên không có việc làm, nhưng với sự nhiệt tình của bộ máy quản lý và toàn thể cán bộ nhân viên trong công ty, Hanoimilk đã dần lấy lại thị phần trên thị trường.
Doanh thu bán hàng năm 2011 tăng so với năm 2010 là 56% tương ứng tăng 103.519.279.825 đồng Để đạt được doanh thu này Nhà máy cũng phải tăng chi phí, giá thành năm 2011 thêm 135.124.818.527đ so với năm 2010, có nghĩa tăng 67,01% Như vậy, tốc độ tăng chi phí cao hơn tốc độ tăng doanh thu làm cho tỷ suất chi phí năm 2011 tăng hơn năm 2010 Điều này cho thấy, Nhà máy cần có biện pháp giảm chi phí sản xuất, đảm bảo chi phí tăng nhưng tốc độ tăng chi phí thấp hơn tốc độ tăng doanh thu mới có thể khẳng định được Nhà máy đã hoạt động có hiệu quả.
2.1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh
2.1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ và định hướng phát triển
+ Công nghệ hiện đại, chất lượng quốc tế.
+ Công thức cải tiến khác biệt ( bổ xung dưỡng chất dành riêng cho trẻ em). + Bao bì dung tích phù hợp.
- Về giá cả: Giá cạnh tranh với Dutch Lady, Vinamilk,…
- Về hệ thống phân phối:
+ Xây dựng hệ thống chuyên nghiệp bao phủ 3 kênh chủ yếu: Tạp hóa, siêu thị, trường học.
- Về Marketing: Quy mô và chuyên nghiệp
+ Tính cách thương hiệu thông qua tương tác giữa mẹ và con.
Với cam kết và quyết tâm mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm dinh dưỡng cao cấp, Hanoimilk đã hợp tác cùng các Tập đoàn hàng đầu thế giới như Tetra Pak, Fontera, EAC, Platinit… cho ra đời sản phẩm sữa IZZI mới đạt tiêu chuẩn quốc tế với hai dưỡng chất đột phá Palatinose và Synergy 1 vào đầu năm
2010 Đây là bước nhảy vọt rất quan trọng của Hanoimilk, đưa Công ty lên tầm cao mới.
Cũng vào đầu năm 2012 Hanoimilk tung ra hai sản phẩm sữa chua ăn Hanoimilk mới với Synbiotics – kết hợp giữa Probiotics và Prebiotics đó là sữa chua Synbi và sữa chua tự nhiên được đánh giá cáo và cũng đang được khách hàng ưa chuộng và đánh giá là ngon nhất và vượt trội so với các sản phẩm cùng loại.
2.1.2.2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh
*.Đặc điểm nghành nghề, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
Sản xuất và buôn bán: sữa bò, sữa đậu nành; Các sản phẩm từ sữa; Chế biến các sản phẩm nông sản thực phẩm, các loại nước uống trái cây; Buôn bán nguyên liệu, thiết bị vật tư và sản phẩm ngành sữa, ngành chế biến thực phẩm;
Tư vấn đầu tư nông, công nghiệp; Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp; Đào tạo công nhân kỹ thuật hệ trung học; Mua bán, xuất nhập khẩu đồ dùng cá nhân và gia đình, vật phẩm quảng cáo, tranh ảnh, đồ chơi, máy móc, thiết bị văn phòng, văn phòng phẩm; Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá.
* Sản phẩm sản xuất tại Nhà máy:
Hanoimilk có các loại sản phẩm: Sữa tiệt trùng IZZI; sữa đậu nành IZZI; sữa chua uống Yoha, Yotuti; sữa bột IZZI cho mọi lứa tuổi.
Sản phẩm sữa tiệt trùng IZZI dành cho mọi lứa tuổi đặc biệt là đối với trẻ em Sữa tiệt trùng có 5 hương vị: không đường, có đường, hương dâu, hương dưa mật, socola và có 3 bao bì khác nhau: hộp 200ml, túi 180ml, và hộp 110ml giúp người tiêu dùng có nhiều lựa chọn
Sản phẩm sữa chua uống Yoha, Yotuti mang đến nguồn dinh dưỡng quý giá, làn da mịn màng, tinh thần sảng khoái Sữa chua có 2 hương vị: hương dâu và hương cam với 2 loại bao bì: 200ml và 110ml.
Với dây chuyền và công nghệ thiết bị đồng bộ nhập của tập đoàn Tetra Pak – Thuỵ Điển, hiện nay Nhà máy chế biến sữa Hà Nội là một trong số những nhà máy chế biến sữa Hà Nội hiện đại nhất Việt Nam Các trang thiết bị phụ trợ khác cũng được nhập từ các hãng có tên tuổi trong và ngoài nước, đảm bảo từ khâu thu nhận nguyên liệu, chế biến đến đóng gói, bảo quản và xử lý môi trường sẽ đảm bảo cho nhà máy cung cấp sản phẩm có chất lượng có chất lượng tuyệt hảo và ổn định.
Hệ thống đảm bảo chất lượng (QA) theo tiêu chuẩn ISO 9001 và HACCP được thực hiện nghiêm ngặt bởi đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ cao và trên các thiết bị kiểm tra phân tích hiện đại Chính vì vậy, sản phẩm của công ty đã được ban tổ chức hội chợ triển lãm “Tuần lễ xanh quốc tế VN” tặng cúp vàng cho 3 sản phẩm : sữa chua uống, sữa tiệt trùng, sữa đậu nành.
Các sản phẩm của Hanoimilk đến với người tiêu dùng thông qua hệ thống các nhà phân phối chuyên nghiệp Hiện nay, đã có hơn 150 nhà phân phối trải rộng trên tất cả 64 tỉnh và thành phố của cả nước và hơn 150.000 cửa hàng bán lẻ. Ngoài ra, Hanoimilk còn thiết lập các kênh bán hàng riêng tại các siêu thị, trường học, khu công nghiệp, xí nghiệp, hầm mỏ và nhà an dưỡng….
Hanoimilk rất chú trọng đến việc quảng bá sản phẩm rộng rãi trên toàn quốc qua phát thanh, truyền hình, báo, tạp chí và các phương tiện thông tin khác.
2.1.3 Đặc điểm và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban
- Mô hình tổ chức bộ máy quản lý
Sơ đồ 2.1 : Sơ đồ tổ chức quản lý kinh doanh
Phòng kế hoạch cung ứng
Phòng hành chính quản trị
Phòng tài chính kế toán
Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban: