1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tình hình huy động và sử dụng vốn lưu động trong công ty cổ phần năng lượng bắc hà

70 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 117,16 KB

Cấu trúc

  • Chương 1............................................................................................................3 (3)
    • 1.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, THÀNH PHẦN VỐN LƯU ĐỘNG CỦA (3)
      • 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm vốn lưu động (3)
      • 1.1.2 Thành phần và phân loại vốn lưu động (5)
      • 1.1.3 Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động (9)
      • 1.1.4 Nhu cầu vốn lưu động và các phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động (11)
    • 1.2 HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG VÀ CÁC PHƯƠNG HƯỚNG, BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CÔNG TY (19)
      • 1.2.1 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động (19)
      • 1.2.2. Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp (25)
  • Chương 2.........................................................................................................29 (31)
    • 2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NĂNG LƯỢNG BẮC HÀ (31)
      • 2.1.1 Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần năng lượng Bắc Hà (31)
      • 2.1.2 Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty (32)
      • 2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây (32)
    • 2.2 TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG (43)
      • 2.2.1 Nguồn vốn kinh doanh và nguồn vốn lưu động của Công ty (43)
      • 2.2.2 Thực trạng về tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần năng lượng Bắc Hà (48)
      • 2.2.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Z49 (57)
  • Chương 3.........................................................................................................59 (60)
    • 3.1 NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI (60)
    • 3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ (60)
      • 3.2.1 Hoàn thiện phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động làm căn cứ để (60)
      • 3.2.2 Tăng cường công tác quản lý các khoản phải thu, hạn chế tối đa lượng vốn bị chiếm dụng, có biện pháp nhanh chóng thu hồi nợ (61)
      • 3.2.4 Quản lý có hiệu quả vốn bằng tiền trong công ty (65)

Nội dung

KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, THÀNH PHẦN VỐN LƯU ĐỘNG CỦA

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm vốn lưu động Để tiến hành sản xuất kinh doanh, ngoài các tư liệu lao động,các doanh nghiệp còn cần có các đối tượng đối tượng lao động Khác với tư liệu lao động,các đối tượng lao động ( như nguyên, nhiên , vật liệu, bán thành phẩm…) chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất và không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm sản xuất ra.

Những đối tượng lao động nói trên, nếu xét về hình thái hiện vật được gọi là các tài sản lưu động, còn về hình thái giá trị được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động nên đặc điểm vận động của vốn lưu động luôn chịu sự chi phối bởi những đặc điểm của tài sản lưu động.Trong đó các doanh nghiệp người ta thường chia tài sản lưu động thành 2 loại: tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông.

-Tài sản lưu động sản xuất :Gồm một bộ phận là những vật tư dự trữ để đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục như nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu vv… Và một bộ phận là những sản phẩm đang trong quá trình sản xuất như: Sản phẩm dở dang, bán thành phẩm vv

- Tài sản lưu động lưu thông của doanh nghiệp :Là những tài sản lưu động nằm trong quá trình lưu thông của doanh nghiệp như :Thành phẩm trong kho chờ tiêu thu, vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán vv

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông luôn thay thế chỗ cho nhau, vận động không ngừng nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được tiến hành liên tục và thuận lợi. Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thường xuyên, liên tục đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng tài sản lưu động nhất định Do đó,để hình thành nên các tài sản lưu động, doanh nghiệp phải ứng ra một số vốn tiền tệ nhất định đầu tư vào các tài sản đó.Số vốn này được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp.

Vốn lưu động của doanh nghiệp thường xuyên vận động, chuyển hóa lần lượt qua nhiều hình thái khác nhau.Đối với doanh nghiệp sản xuất, vốn lưu động từ hình thái ban đầu là tiền được chuyển hóa sang hình thái vật tư dự trữ, sản phẩm dở dang, thành phẩm hang hóa, khi kết thúc quá trình tiêu thụ lại trở về hình thái ban đầu là tiền.Đối với doanh nghiệp thương mại, sự vận động của vốn lưu động nhanh hơn từ hình thức vốn bằng tiền chuyển hóa sang hình thái hàng hóa và cuối cùng chuyển về hình thái tiền.Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra lien tục không ngừng, nên sự tuần hoàn của vốn lưu động cũng diễn ra liên tục, lặp đi lặp lại có tính chất chu kỳ tạo thành sự chu chuyển của vốn lưu động.

Trong quá trình kinh doanh, vốn lưu động chu chuyển không ngừng, nên tại một thời điểm nhất định, vốn lưu động thường xuyên có các bộ phận cùng tồn tại dưới các hình thức khác nhau trong các giai đoạn mà vốn đi qua.

*Đặc điểm vốn lưu động:

- Vốn lưu động chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất.

- Vốn lưu động chu chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần vào giá trị sản phẩm và được hoàn lại toàn bộ sau khi doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, cung ứng được dịch vụ, thu được tiền bán hàng về.

-Vốn lưu động tuần hoàn liên tục và hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ sản xuất.

Vốn lưu động là điều kiện vật chất không thể thiếu được của quá trình tái sản xuất.Muốn cho quá trình tái sản xuất được liên tục, doanh nghiệp phải có đủ tiền vốn đầu tư vào các hình thái khác nhau của vốn lưu động khiến cho các hình thái có được mức tồn tại hợp lý và đồng bộ với nhau.Như vậy sẽ tạo điều kiện cho chuyển hóa hình thái của vốn trong quá trình luân chuyển được thuận lợi, góp phần tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động, tăng hiệu suất sử dụng vốn lưu động và ngược lại.

Vốn lưu động còn là công cụ phản ánh, đánh giá quá trình vận động của vật tư.Trong doanh nghiệp sự vận động của vốn phản ánh sự vận động của vật tư.Số vốn lưu động nhiều hay ít phản ánh số lượng vật tư, hàng hóa dự trữ sử dụng ở các khâu nhiều hay ít.Vốn lưu động luân chuyển nhanh hay chậm còn phản ánh số lượng vật tư sử dụng tiết kiệm hay không, thời gian nằm ở khâu sản xuất và khâu lưu thông có hợp lý hay không hợp lý.Bởi vậy, thông qua tình hình luân chuyển vốn lưu động có thể kiểm tra, đánh giá một cách kịp thời đối với các mặt mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Chính vì vậy không những cần quản lý về công tác tổ chức đảm bảo vốn lưu động mà còn đi sâu quản lý trọng điểm vốn lưu động, xác định thành phần nào là thành phần vốn chủ yếu của vốn lưu động để đưa ra biện pháp quản lý phù hợp cho mỗi thành phần đó nhằm nâng cao tốc độ chu chuyển vốn lưu động.

1.1.2 Thành phần và phân loại vốn lưu động

1.1.2.1 Thành phần vốn lưu động

-Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

-Các khoản hàng tồn kho

-Các tài sản lưu động khác: các khoản tạm ứng,chi phí trả trước,chi phí chờ kết chuyển.

1.1.2.2 Phân loại vốn lưu động Để quản lý vốn lưu động được tốt cần phải phân loại vốn lưu động.Dựa theo tiêu thức khác nhau, có thể chia vốn lưu động thành các loại khác nhau.Thông thường có một số cách phân loại chủ yếu sau:

1.1.2.2.1Phân loại theo hình thái biểu hiện của vốn lưu động

Theo cách phân loại này, vốn lưu động có thể chia thành 2 loại:

-Vốn bằng tiền và các khoản phải thu, trong đó:

+Vốn bằng tiền gồm: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển Tiền là một loại tài sản có tính linh hoạt cao, doanh nghiệp có thể dễ dàng chuyển đổi thành các loại tài sản khác hoặc để trả nợ Do vậy, trong hoạt động kinh doanh đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần phải có một lượng tiền cần thiết nhất định.

+Các khoản phải thu gồm:

 Phải thu từ khách hàng: là giá trị số tiền còn phải thu của khách hàng có thời hạn thanh toán dưới một năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh tại thời điểm báo cáo.

 Trả trước cho người bán: là số tiền đã trả trước cho người bán mà chưa nhận được sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.

 Phải thu nội bộ ngắn hạn: là các khoản phải thu giữa đơn vị cấp trên với các đơn vị trực thuộc và giữa các đơn vị trực thuộc với nhau trong các quan hệ thanh toán ngoài quan hệ giao vốn, có thời hạn thanh toán một năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh.

Ngoài ra còn có các khoản phải thu khác, phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng và dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi.

HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG VÀ CÁC PHƯƠNG HƯỚNG, BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CÔNG TY

1.2.1 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

1.2.1.1 Khái niệm Đặc trưng cơ bản nhất của vốn lưu động là sự luân chuyển liên tục trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh và chuyển toàn bộ giá trị một lần vào sản phẩm trong chu kỳ kinh doanh Do vậy, khi đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn lưu động, người ta chủ yếu đánh giá về tốc độ luân chuyển của nó Tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhanh hay chậm nói lên tình hình tổ chức các mặt như: công tác, mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp hợp lý hay không hợp lý, các khoản vật tư dự trữ sử dụng tốt hay không tốt, các khoản phí tổntrong sản xuất kinh doanh cao hay thấp, tiết kiệm hay không tiết kiệm Ngoài ra, hiệu quả sử dụng vốn lưu động còn được thể hiện ở khả năng đảm bảo lượng vốn lưu động trong thanh toán sẽ giúp doanh nghiệp tự chủ hơn trong kinh doanh.

Vì vậy, hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ và năng lực quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp, đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp luôn ở tình trạng tốt và mức chi phí vốn bỏ ra là thấp nhất.

1.2.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động:

*Chỉ tiêu phản ánh tốc độ chu chuyển vốn lưu động:

-Số lần chu chuyển vốn lưu động (số vòng quay vốn(L)): Phản ánh số lần luân chuyển vốn lưu động được thực hiện trong một kỳ nhất định thường là 1 năm.

L: Số lần luân chuyển vốn lưu động trong năm.

M: Tổng mức luân chuyển vốn lưu động trong năm.

Vbq: Vốn lưu động bình quân trong năm.

(Hiện nay, tổng mức luân chuyển vốn lưu động được xác định bằng doanh thu thuần bán hàng của doanh nghiệp trong kỳ)

-Kỳ luân chuyển vốn lưu động (số ngày của một vòng quay vốn): Phản ánh số ngày bình quân cần thiết để vốn lưu động thực hiện một lần luân chuyển hay độ dài thời gian một vòng quay của vốn lưu động ở trong kỳ Kỳ luân chuyển vốn lưu động được xác định:

(Trong đó số ngày trong kỳ thường được tính chẵn một năm là 360 ngày, một quý là 90 ngày, một tháng là 30 ngày).

Trong các công thức trên, tổng mức luân chuyển vốn lưu động phản ánh tổng giá trị vốn tham gia luân chuyển thực hiện trong năm của doanh nghiệp.

Nó được xác định bằng tổng doanh thu mà doanh nghiệp thực hiện trong năm trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu.

Số vốn lưu động bình quân trong kỳ được tính theo phương pháp bình quân số vốn lưu động trong từng quý hoặc tháng Công thức tính như sau:

Vbq = Vq 1 +Vq 2 + Vq 3 + Vq 4

Vbq = Vđq 1 /2+Vcq 1 +Vcq 2 +Vcq 3 +Vcq 4 /2

Vbq: Vốn lưu động bình quân năm.

Vq1 , Vq2 , Vq3 , Vq4 : Vốn lưu động bình quân các quý 1,2,3,4.

Vđq1: Vốn lưu động đầu quý 1.

Vcq1 , Vcq2 , Vcq3 , Vcq4 : Vốn lưu động cuối quý 1,2,3,4.

Kỳ luân chuyển vốn lưu động tỷ lệ nghịch với số lần luân chuyển của vốn lưu động Nếu doanh nghiệp phấn đấu rút ngắn kỳ luân chuyển thì sẽ tăng số vòng quay vốn lưu động Từ công thức tính kỳ luân chuyển vốn lưu động cho thấy thời gian luân chuyển vốn lưu động phụ thuộc vào số vốn lưu động bình quân sử dụng trong kỳ và tổng mức luân chuyển vốn lưu động trong kỳ.

Vì vậy, việc tiết kiệm số vốn lưu động hợp lý và nâng cao tổng mức luân chuyển vốn lưu động có ý nghĩa quan trọng đối với việc tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động và nâng cao hiệu suất sử dụng vốn lưu động.

Sau khi vốn lưu động luân chuyển xong một vòng thì một phần lợi nhuận cũng được thực hiện Do đó việc tăng hiệu suất luân chuyển vốn lưu động sẽ góp phần tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

*Mức tiết kiệm vốn lưu động do tăng tốc độ luân chuyển vốn:

Chỉ tiêu này phản ánh số vốn lưu động có thể tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động ở kỳ so sánh (kỳ kế hoạch) so với kỳ gốc (kỳ báo cáo).

Công thức xác định số vốn lưu động tiết kiệm như sau:

VTK : Số vốn lưu động có thể tiết kiệm (-) hay phải tăng thêm (+) do ảnh hưởng của tốc độ luân chuyển vốn lưu động kỳ so sánh so với kỳ gốc.

M1 : Tổng mức luân chuyển vốn lưu động kỳ so sánh, kỳ gốc.

K1,K0 : Kỳ luân chuyển vốn lưu động kỳ so sánh, kỳ gốc.

L1, L0 : Số lần luân chuyển vốn lưu động kỳ so sánh, kỳ gốc.

*Mức đảm nhiệm vốn lưu động ( còn gọi là hàm lượng VLĐ)

Mức đảm nhiệm VLĐ Chỉ tiêu này phản ánh số vốn lưu động cần có để đạt một đồng doanh thu thuần về tiêu thụ sản phẩm Chỉ tiêu này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao và ngược lại.

*Mức doanh lợi vốn lưu động:

Mức doanh lợi VLĐChỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động trong kỳ tham gia tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuậntrước thuế hoặc sau thuế Mức doanh lợi càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn càng lớn.

* Hiệu suất sử dụng vốn lưu động:

Hiệu suất 1 đồng VLĐ(Vòng quay VLĐ) 1.2.1.3 Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả tổ chức, quản lý và sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp:

Muốn nâng cao hiệu quả tổ chức, quản lý và sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần phải tìm hiểu rõ về các nhân tố tác động đến công tác này để có thể đề ra những biện pháp thích hợp hạn chế những tác động tiêu cực và phát huy các tác động tích cực Sau đây là một số nhân tố chủ yếu:

*Nhóm nhân tố khách quan :

- Lạm phát: Do tác động của nền kinh tế có lạm phát, sức mua của đồng tiền bị giảm sút dẫn đến giá của các loại vật tư hàng hoá tăng lên…Vì vậy nếu doanh nghiệp không điều chỉnh kịp thời giá trị các loại tài sản thì sẽ làm cho vốn lưu động bị mất giá trị dần theo tốc độ trượt giá của tiền tệ.

- Rủi ro: Khi tham gia kinh doanh trong điều kiện cơ chế thị trường có nhiều thành phần kinh tế tham gia, cùng cạnh tranh nếu thị trường không ổn định, sức mua có hạn thì càng làm tăng thêm khả năng rủi ro cho doanh nghiệp Ngoài ra doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn do thiên tai như bão lụt, hoả hoạn… khó có thể lường trước được.

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NĂNG LƯỢNG BẮC HÀ

-Tên gọi chính thức:CÔNG TY CỔ PHẦN NĂNG LƯỢNG BẮC HÀ -Chủ tịch hội đồng quản trị : Vũ Hiển

-Trụ sở chính :SN 175 đường Ngọc Uyển, thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc

-Số điện thoại liên hệ : 0203780655

-Số đăng ký kinh doanh : 12 03 000 116

- Loại hình công ty : Công ty cổ phần

2.1.1 Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần năng lượng Bắc Hà.

Công ty cổ phần năng lượng Bắc Hà thành lập lần đầu vào ngày 27 tháng 12 năm 2007 và đăng kí thay đổi lần thứ 3 : ngày 28 tháng 01 năm 2010 theo quyết định của sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Lào Cai.

Vốn điều lệ : 280.000.000.000 (Hai trăm tám mươi tỷ đồng)

Trong đó : Tổng số cổ phần 28.000.000 cổ phần

: Mệnh giá cổ phần 10.000 đồng/cổ phần

2.1.2 Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty:

2.1.2.1 Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh công ty cổ phần xây dựng Bắc Hà

2.1.2.2 Tổ chức bộ máy chủ chốt của công ty

Theo giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh của công ty cổ phần năng lượng Bắc Hà.Thành phần các cổ đông sáng lập ra công ty như sau:

1,Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư I.P.A

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây:

2.1.3.1 Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu của Công ty một số năm gần đây:

Bảng 01: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong cácnăm 2009, 2010:

Nội dung Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch

Số tiền Tỷ lệ % 1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

2.Các khoản giảm trừ doanh thu

3.Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

5.Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

6.Doanh thu hoạt động tài chính 25.683.647 55.171.642 29.487.995 114.81 7.Chi phí tài chính:

- Trong đó có chi phí lãi vay

9.Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.431.788.154 5.599.167.947 3.167.379.793 130.25 10.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

13.Lợi nhuận khác (61.063.636) (1.153.372) 59.910.264 98.11 14.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

15.Chi phí thuế TNDN hiện hành

16.Chi phí thuế TNDN hoãn lại

17.Lợi nhuận sau thuế TNDN (2.467.168.143) (5.545.149.677) -3.077.981.534 -124.75

18.Lãi cơ bản trên cổ phiếu

Nguồn bảng KQHĐSXKD của Công ty năm 2009 và 2010

Qua bảng số liệu trên ta thấy,Công ty không chú trọng đến hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ nên doanh thu của Công ty là do hoạt động tài chính mang lại.

Về doanh thu hoạt động tài chính năm 2010 tăng 29.487.995 đồng ,tương ứng với tỷ lệ tăng 114.81%.Chứng tỏ việc kinh doanh trong lĩnh vực tài chính của Công ty ngày càng được cải thiện.Bên cạnh đó trong năm

2010 chi phí quản lý doanh nghiệp đã tăng 3.167.379.793đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 130.25% cho thấy trong năm 2010 Công ty đã mất nhiều chi phí trong việc quản lý doanh nghiệp hơn năm 2009.

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2010 tăng 3.137.891.798 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 56,60%.Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty đã phần nào được cải thiện.Năm 2009 Công ty không có thu nhập khác mà lại phải chi ra một khoản chi phí khác tương đối lớn, trong năm 2010 khoản chi phỉ khác đã giảm đi đáng kể là 58.810.264 đồng với tỷ lệ giảm tương ứng là 96,31%.

Từ những điều trên cho ta thấy việc hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty không có hiệu quả,làm ăn không có lãi.Công ty cần tìm ra nguyên nhân và có hướng khắc phục trong thời gian sớm nhất.

Tóm lại, qua xem xét kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần năng lượng Bắc Hàmột số năm cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty bị trì trệ làm ăn không hiệu quả,không có lãi.Trong các năm gần đây Công ty không tạo ra được lợi nhuận.Chính vì vậy ta cần xem xét kỹ, phân tích sâu hơn để đánh giá tìm ra rõ nguyên nhân khách quan và có biện pháp cải thiện tình hình.

2.1.3.2 Tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của Công ty cổ phần năng lượng Bắc Hà: a/Những khó khăn và thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm 2010:

+ Năm qua sản xuất kinh doanh của Công ty gặp nhiều khó khăn, tình hình kinh tế thế giới và khu vực vẫn biến động phức tạp; giá dầu thô, giá ngoại tệ, giá vàngliên tục tăng cao nên giá vật tư xây dựng trên thị trường thế giới và trong nước cũng tăng theo, đặc biệt là xăng dầu và sắt thép.Giá cả nguyên vật liệu đều tăng dẫn đến tình hình đầu tư,xây dựng các công trình gặp nhiều biến động

+ Bên cạnh đó thực trạng tình hình tài chính của Công ty còn gặp nhiều khó khăn Vốn lưu động thấp chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh Một số tồn đọng về tài chính kéo dài nhiều năm chưa được giải quyết xong Hoạt động sản xuất kinh doanh củaCông ty trong năm chủ yếu dựa vào đầu tư, xây dựng công trình nhà máy thủy điên với thời gian đầu tư và thi công rất dài

+ Công ty tham gia xây dựng công trình Nhà máy thủy điện Nậm Phàng tỉnh Lào Caiyêu cầu phải đầu tư lớn về con người và thiết bị, điều kiện thi công khó khăn, yêu cầu kỹ thuật cao phức tạp, có những hạng mục cơ bản đã hoàn thành nhưng chưa có dự toán chính thức được phê duyệt.

+ Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng gặp nhiều khó khăn hơn vì phải chịu áp lực cạnh tranh lớn trên thị trường sản xuất, thương mại, dịch vụ, khách sạn Đặc biệt là Công ty chưa có đủ vốn để mở rộng kinh doanh cũng như đầu tư trang thiết bị hiện đại đối với lĩnh vực dịch vụ và khách sạn.Do vậy các đối tác hoạt động kinh doanh và công việc không đều. + Hệ thống các văn bản pháp luật qui định của Nhà nước ngày càng chặt chẽ, song năng lực cán bộ còn hạn chế, cập nhật chưa kịp thời.

+Tuy gặp nhiều khó khăn song Công ty luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền Công ty đã lãnh đạo và chỉ đạo tốt các mặt công tác triển khai có hiệu quả các lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty

+ Cán bộ Công ty luôn trau dồi, bồi dường tay nghề; nắm vững các quy định của nhà nước và ngành nghề kinh doanh, nhiệt tình năng nổ sáng tạo, luôn đoàn kết và có quan tâm cao trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ kế hoạch được giao. b,Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty năm 2010:

Bảng 02: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010 Đơn vị tính:.VNĐ.

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

2 Các khoản giảm trừ doanh thu 02

3.Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ(10 = 01 - 02)

4 Giá vốn hàng bán 11 VI.27

5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

6 Doanh thu hoạt động tài chính 21 VI.26 55.171.642 25.683.647

7 Chi phí tài chính 22 VI.28

- Trong đó: Chi phí lãi vay 23

9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 5.599.167.947 2.431.788.154

10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

15 Chi phí thuế TNDN hiện hành

16 Chi phí thuế TNDN hoãn lại

17 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

18 Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*) 70

Bảng 03: Bảng cân đối kế toán của Công ty năm 2010 Đơn vị tính:VNĐ

Số cuối năm (3) Số đầu năm (3)

I Tiền và các khoản tương đương tiền 110 1.168.432.172 21.754.168.157

2 Các khoản tương đương tiền 112

II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 V.02

2 Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*) (2) 129

III Các khoản phải thu ngắn hạn 130 267.895.240.571 2.310.499.687

2 Trả trước cho người bán 132 267.791.389.895 2.310.499.687

3 Phải thu nội bộ ngắn hạn 133

4 Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng

5 Các khoản phải thu khác 135 V.03

6 Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) 139

2 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 149

V Tài sản ngắn hạn khác 150 1.152.156.199 913.336.131

1 Chi phí trả trước ngắn hạn 151

2 Thuế GTGT được khấu trừ

3 Thuế và các khoản phải thu Nhà nước

4 Tài sản ngắn hạn khác 158 322.528.541 373.432.220

I- Các khoản phải thu dài hạn 210

1 Phải thu dài hạn của khách hàng 211

2 Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 212

3 Phải thu dài hạn nội bộ 213 V.06

4 Phải thu dài hạn khác 218 V.07

5 Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*) 219

II Tài sản cố định 220 87.465.214.442 22.110.158.487

1 Tài sản cố định hữu hình 221 V.08 139.420.810 10.900.000

- Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 223 (24.150.526)

- Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 226

3 Tài sản cố định vô hình 227 V.10

- Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 229

4 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 V.11 87.325.793.632 22.099.258.487

III Bất động sản đầu tư 240 V.12

- Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 242

IV Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250

1 Đầu tư vào công ty con 251

2 Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 252

3 Đầu tư dài hạn khác 258 V.13

4 Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn (*)

V Tài sản dài hạn khác 260

1 Chi phí trả trước dài hạn 261 V.14

2 Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 V.21

3 Tài sản dài hạn khác 268

1 Vay và nợ ngắn hạn 311 V.15

3 Người mua trả tiền trước 313

4 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 V.16 16.448.936 6.818.030

5 Phải trả người lao động 315 116.374.319

8 Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng

9 Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác

10 Dự phòng phải trả ngắn hạn 320

1 Phải trả dài hạn người bán 331

2 Phải trả dài hạn nội bộ 332 V.19

3 Phải trả dài hạn khác 333

4 Vay và nợ dài hạn 334 V.20 223.876.432.190

5 Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 335 V.21

6 Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336

7.Dự phòng phải trả dài hạn 337

1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 142.930.682.435 49.894.400.000

2 Thặng dư vốn cổ phần 412

3 Vốn khác của chủ sở hữu 413

5 Chênh lệch đánh giá lại tài sản 415

6 Chênh lệch tỷ giá hối đoái 416 (298.774.5780) (538.014.946)

7 Quỹ đầu tư phát triển 417

8 Quỹ dự phòng tài chính 418

9 Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 419

10 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 420 (9.076.814.858) (3.531.665.181)

11 Nguồn vốn đầu tư XDCB 421

II Nguồn kinh phí và quỹ khác 430

1 Quỹ khen thưởng, phúc lợi 431

3.Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 433

Qua số liệu từ bảng 01,02,03 và tính toán một số chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty năm 2010 ta có bảng phân tích sau:

Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch

I.TSNH 24.978.003.975 53.05 270.215.828.942 75.55 245.237.824.900 981.82 1.Tiền và các khoản tương đương tiền

2.Các khoản phải thu ngắn hạn 2.310.499.687 9.25 267.895.240.571 99.14 265.584.740.800 11494.7

I.Nợ phải trả 1.263.442.589 2.69 224.125.950.385 62.66 222.862.507.700 17639.3 II.Vốn chủ sở hữu 45.824.719.873 97.31 133.555.092.999 37.34 87.730.373.030 191.45

Nguồn bảng CĐKT của Công ty năm 2010

TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG

2.2.1 Nguồn vốn kinh doanh và nguồn vốn lưu động của Công ty:

2.2.1.1.Vốn và nguồn vốn kinh doanh của Công ty:

Theo bảng 03: Bảng cân đối kế toán của Công ty năm 2010 ( Cơ cấu tài sản và nguốn vốn của Công ty ) và bảng04 ta có một số nhận xét như sau:

Về vốn kinh doanh: Ta thấy tài sản lưu động của Công ty Cổ phần năng lượng Bắc Hà chiếm tỷ trọng khá lớnhơn so với tài sản cố định nên số vốn lưu động của Công ty cũng luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với vốn cố định Điều này được coi là hợp lý trong tình trạng Công ty đang trong quá trình từng bước cải thiện tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trong năm 2010, tổng vốn kinh doanh của Công ty cuối năm tăng lên310.592.880.080 đồng so với đầu năm tăngtương ứng với tỷ lệ là 659,60%. Trong đó vốn lưu động cuối năm so với đầu năm tăng 245.237.824.900 đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 981,82% và vốn cố định cuối năm so với đầu năm tăng lên65.355.055.960 đồng tương ứng với tỷ lệ là 295,59% Như vậy có thể thấy Côngty đang trong quá trình cải thiện tình hình hoạt động kinh doanh nên cuối năm 2010 nguồn vốn kinh doanh của Công ty được cải thiện rất lớn Cuối năm

2010 vốn lưu động chiếm 75,77% tăng 22,5% so với đầu năm là 53,05% còn vốn cố định chiếm 24,45% giảm 22,5% so với đầu năm là 46,95%.

Cụ thể hơn ta thấy vốn lưu động cuối năm tăngso với đầunăm chủ yếu là do các khoản thu ngắn hạn tăng 265.584.740.800 đồngvới tỷ lệ rất lớn 11494.7%; tài sản ngắn hạn khác tăng238.820.068 đồng với tỷ lệ 26,15%.Các khoản thu ngắn hạn tăngchủ yếu là dokhoản trả trước cho người bán tăng265.480.890.100 đồngvới tỷ lệ 11490,19%; khoản phải thu của khách hàng tăng103.850.676 đồng với tỷ lệ 100%.Điều đó có thể chứng tỏ Công ty không bị chiếm dụng nhiều về vốn, không bị ứ đọng vốn; uy tín của Công ty ngày càng được cải thiện, Công ty có thể chiếm dụng được một lượng vốn từ khách hàng.Hoặc cũng có thể do Công ty đang có xu hướng bị thu hẹp về quy mô, việc sản xuất kinh doanh không được hiệu quả nên Công ty không mua thêm các mặt hàng nguyên vật liệu để phục vụ sản xuất nữa Bên cạnh đó tiền và các khoản tương đương tiền cuối năm so với đầu năm giảm20.585.735.980 đồng với tỷ lệ giảm tương ứng là 94,63.Điều trên có thể chứng tỏ cuối năm Công ty đã phải bỏ ra một lượng tiền khá lớn để trả trước cho người bán để mua nguyên vật liệu phục vụ sản xuất để tránh gặp tình trạng giá cả ngày càng cao Tỷ lệ tăng của các khoản phải thu ngắn hạn, tài sản ngắn hạn khác lại lớn hơn nhiều so với tỷ lệ giảm của tiền và các khoản tương đương tiền dẫn đến vốn lưu động của cuối năm tăng nhiều so với đầu năm.Còn vốn cố định của Công ty tănglà do tài sản cố định tăng Tài sản cố định hữu hình ở cuối năm tăng lên 128.520.810 đồng với tỷ lệ tương ứng là 1179,09% Điều trên cho thấy tuy rằngquy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đang bị thu hẹp nhưng Công ty vẫn chú trọng đến đầu tư nhà xưởng máy móc, trang thiết bị để phục vụ sản xuất kinh doanh.

Về nguồn hình thành vốn kinh doanh: Trong năm 2010 hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty vẫn trong tình trạngbị giảm sút nên nhu cầu về vốn kinh doanh của Công ty tăng lên vì thế nguồn vốn của Công ty cũng tăng lên với tỷ lệ tương ứng.

Tổng nguồn vốn kinh doanh của Công ty cuối năm so với đầu năm tăng 310.592.880.080 đồng với tỷ lệ 659,60%.Trong đó nợ phải trả tăng 222.862.507.700 đồng với tỷ lệ 1763,9% và vốn chủ sở hữu tăng 87.730.373.030 đồng với tỷ lệ 191,45%.

-Trong nợ phải trả thì nợ ngắn hạn giảm 1.013.924394 đồng với tỷ lệ 80,25%.Nợ dài hạn tăng223.876.432.190đồng với tỷ lệ 100%.

Nợ ngắn hạn giảm chủ yếu là do các khoản nợ của Công ty đã đến hạn phải trả.Công ty phải thanh toán để đảm bảo uy tín với khách hàng.

Nợ dài hạn tănglàdo đi vay và nợ dài hạn tăng; các khoản vay và nợ dài hạn tăng chứng tỏ Công ty đi vay dài hạn để đầu tư vào xây dựng phục vụ cơ sở hạ tầng cũng như các loại máy móc phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh lâu dài.

-Vốn chủ sở hữu tăng năm qua là do Công ty được cấp trên bổ sung thêm nguồn vốn để cải thiện tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh củaCông ty.

Xét tới cơ cấunguồn vốn của Công ty Cổ phần năng lượng Bắc Hà

-Theo quan hệ sở hữu về vốn: Trong tổng nguồn vốn của Công ty thì nợ phải trả đầu năm 2010 chiếm tỷ trọng 2,69% nhưng đến cuối năm đã tăng lên là62,69% trên tổng nguồn vốn Điều đó cho thấy mức độ tự chủ về tài chính của Công ty là rất thấp.Ta có:

Bảng 05: Mức độ tự chủ tài chính của công ty năm 2010

Chỉ tiêu Cuối năm Đầu năm Chênh lệch CN/ĐN

Hệ số đảm bảo nợ 0,59 36,27 -35,68

Một doanh nghiệp đạt được mức độ an toàn về mặt tài chính khi hệ số nợ khoảng 0,5; hệ số vốn chủ sở hữu là khoảng 0,5 và hệ số đảm bảo nợ khoảng

1 Tuy nhiên nếu doanh nghiệp cân bằng tỷ lệ này thì tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu lại thấp hơn khả năng của doanh nghiệp có thể đạt được khi vẫn đảm bảo trong mức độ an toàn tài chính, đồng thời với nó là doanh nghiệp sử dụng đồng vốn không đạt hiệu quả cao nhất trong khả năng có thể. Chính vì vậy phần lớn các doanh nghiệp đều sử dụng công cụ đòn bẩy tài chính để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Khi đó hệ số nợ sẽ lớn hơn 0,5 và hệ số đảm bảo nợ sẽ nhỏ hơn 1 Tuy nhiên doanh nghiệp sẽ phải vạch ra cho mình một giới hạn nhất định sao cho doanh nghiệp mình không phải gặp nguy cơ mất khả năng thanh toán khi có biến động xảy ra.

Trong trường hợp của Công ty Cổ phần năng lượng Bắc Hà có hệ số nợ cuối năm 2010 là 0,6266 còn hệ số vốn chủ sở hữu là 0,3734 Điều này cho thấy Công ty đã tận dụng được công cụ đòn bẩy tài chính để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Hệ số đảm bảo nợ của Công ty vào cuối năm 2010 là 0,59 phản ánh cứ một đồng vốn vay nợ có 0,59 đồng vốn chủ sở hữu đảm bảo.Điều này thể hiện sự không an toàn cao về mặt tài chính của Công ty.Nhưng chính việc đó dẫn đến việc Công ty không bị ứ đọng vốn, sẽ không hình thành những khoản vốn bị nhàn rỗi không được đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Theo bảng cân đối ta thấy ở cuối năm 2010 nguồn vốn ngắn hạn Nợngắn hạn = 224.125.950.385 đồng Tài sản ngắn hạn 270.215.828.942đồng

Nguồn vốn dài hạn= Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu "3.876.432.190 + 133.555.092.999 = 357.0431.525.000 Tài sản dài hạn = 87.465.214.442 đồng Vậy chứng tỏ tài sản cố định của Công ty đều được tài trợ hoàn toàn bởi nguồn vốn dài hạn, tài sản lưu động được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn và phần còn lại của nguồn vốn dài hạn.Đầu năm 2010 số vốn lưu động được tài trợ bởi nguồn vốn dài hạn là 23.714.561.380 đồng, đến cuối năm số vốn lưu động được tài trợ bằng nguốn vốn dài hạn là 46.089.878.600 đồng Như vậy xét đến tính ổn định của nguồn tài trợ của Công ty là chưa được bền vữngnhưng vẫnđảm bảo được nguyên tắc cân bằng tài chính.

2.2.1.2.Nguồn vốn lưu động của Công ty: Để đáng giá hiệu quả sử dụng vốn và tổ chức nguồn vốn lưu động đồng thời đánh giá tính hợp lý trong mô hình tài trợ vốn lưu động của Công ty, ta đi phân tích nguồn hình thành vốn lưu động trên cơ sở căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng vốn.Với căn cứ này thì vốn lưu động của Công ty được hình thành từ 2 nguồn là nguồn vốn lưu động thường xuyên (lấy từ nguồn dài hạn) và nguồn vốn lưu động tạm thời (được lấy từ nguồn vốn ngắn hạn).

Nguồn vốn lưu động tạm thời = Nợ ngắn hạn

Nguồn vốn lưu động thường xuyên =Tài sản dài hạn+Tài sản ngắn hạn -

Bảng 06: Nguồn hình thành vốn lưu động của Công ty năm 2010 ĐVT: VNĐ

Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm

Nguồn vốn lưu động tạm thời 1.263.442.589 224.125.950.385 Nguồn vốn lưu động thường xuyên 45.824.719.860 357.431.525.100 Tổng nguồn vốn lưu động 47.088.162.450 581.557.475.400 Bảng CĐKT của Công ty năm 2010

NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI

Năm 2010, mặc dù còn có những khó khăn nhất định như thị trường biến động, giá cả tăng lên ở đầu vào Công ty ngoài hoàn thành việc cải thiện cơ sở vật chất hạ tầng còn phải bắt tay vào việc sản xuất kinh doanh cải thiện tình hình của

Công ty Nhưng công ty vẫn cố gắng hoàn thành tốt trên cả hai nhiệm vụ Vì vậy trong năm 2010, dựa trên tình hình thực tế của mình Công ty đã tự đặt ra cho mình mục tiêu trong các năm tới như sau :

- Tổ chức quản lý và sử dụng lao động, vật tư, vốn, tài sản có hiệu quả, tích cực phòng chống tham ô lãng phí, bảo toàn và phát triển được vốn, tài sản.

-Quản lý tốt các khoản công nợ, tích cực thu hồi vốn tăng nhanh vòng quay vốn, không có nợ tồn đọng kéo dài, thường xuyên tổ chức tốt công tác kiểm tra nội bộ để cái thiện tình hình hoạt động sản xuất của Công ty.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ

3.2.1 Hoàn thiện phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động làm căn cứ để huy động vốn kịp thời, đầy đủ :

Vốn là điều kiện tiên quyết không thể thiếu được đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào trong nền kinh tế thị trường hiện nay Do đó việc chủ động xây dựng, huy động và sử dụng vốn lưu động là biện pháp cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở doanh nghiệp Mặt khác ta cũng cần khẳng định rằng không có một khuôn mẫu xác định nào có thể áp dụng cho mọi doanh nghiệp để xác định nhu cầu vốn lưu động Vì vậy công ty phải tự xây dựng cho chính mình một phương pháp dựa trên những đặc điểm và tình hình cụ thể của công ty Có như vậy mới phát huy được tác dụng của công tác dự báo và thực sự mang lại hiệu quả cao.

Xuất phát từ thực tế tình hình của Công ty nên sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần năng lượng Bắc Hà gặp rất nhiều khó khăn trong thời gian qua Việc xác định nhu cầu vốn lưu động của công ty vẫn chưa thực hiện dẫn đến chưa có hiệu suất sử dụng

3.2.2 Tăng cường công tác quản lý các khoản phải thu, hạn chế tối đa lượng vốn bị chiếm dụng, có biện pháp nhanh chóng thu hồi nợ

Trong nền kinh tế thị trường, bán hàng theo phương thức trả chậm đã trở nên khá phổ biến Bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tiêu thụ được nhiều hàng đều phải thực hiện việc cung cấp tín dụng cho khách hàng Song điều này lại làm gia tăng các khoản phải thu, mà nếu không có những biện pháp thích hợp công ty sẽ bị mất vốn hoặc bị mất khách hàng Vì vậy trong năm tới công ty cần áp dụng các biện pháp để có thể làm giảm các khoản trả trước người bán như :

- Giữ đúng kỷ luật thanh toán nhằm nâng cao uy tín của công ty.

- Cần liên hệ với nhiều nhà cung cấp, tăng cường nghiên cứu, tiếp cận thị trường đầu vào thông qua các khách hàng của công ty hay qua Internet để tìm được nguồn cung cấp thuận lợi hơn, thường xuyên, giá cả phải chăng.

- Đồng thời công ty cũng cần tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu trong nước trực tiếp sử dụng nguồn nguyên vật liệu nội địa Thương lượng tạo mối quan hệ tốt với các nhà cung ứng nguyên liệu để có thể giảm các khoản trả trước người bán tránh ứ đọng vốn.

Tuy các khoản phải thu của khách hàng năm 2010 có tăng do Công ty đang cải thiện hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanhso với năm 2009. Nhưng công ty vẫn phải có những chính sách biện pháp cụ thể lâu dài đối với chỉ tiêu này Cụ thể như :

- Để vừa đảm bảo xây dựng được một chính sách tín dụng thương mại hợp lý, vẫn lôi kéo được nhiều khách hàng, vừa hạn chế tối đa lượng vốn bị chiếm dụng, đảm bảo an toàn về mặt tài chính, công ty có thể thực hiện các biện pháp sau:

+ Với những khách hàng mua lẻ với khối lượng nhỏ, công ty tiếp tục thực hiện chính sách “mua đứt bán đoạn”, không để nợ hoặc chỉ cung cấp chiết khấu ở mức thấp với những khách hàng nhỏ nhưng thường xuyên.

+ Với những khách hàng lớn, trước khi ký hợp đồng công ty cần phân loại khách hàng, tìm hiểu kỹ về khả năng thanh toán của họ Hợp đồng luôn phải quy định chặt chẽ về thời hạn, phương thức thanh toán và hình thức phạt khi vi phạm hợp đồng.

+ Với những khách hàng thường xuyên, có quan hệ tốt trong thanh toán với công ty thì cần có những ưu tiên hỗ trợ khách hàng, thực hiện khuyến mại, giảm giá, áp dụng mức chiết khấu bán hàng

+ Đảm bảo bán hàng đúng chất lượng, đủ số lượng, đúng hạn về thời gian nhằm giữa uy tín của công ty với khách hàng.

- Mở sổ theo dõi chi tiết các khoản nợ, tiến hành sắp xếp các khoản phải thu theo tuổi và quản lí một cách chặt chẽ hơn nữa Như vậy, công ty sẽ biết được một cách dễ dàng khoản nào sắp đến hạn để có thể có các biện pháp hối thúc khách hàng trả tiền Định kỳ công ty cần tổng kết công tác tiêu thụ, kiểm tra các khách hàng đang nợ về số lượng và thời hạn thanh toán, tránh tình trạng để các khoản phải thu rơi vào tình trạng nợ khó đòi.

- Chủ động áp dụng các biện pháp thích hợp để thu hồi các khoản nợ quá hạn.Mặc dù trong 2 năm vừa qua công ty không có khoản nợ nào quá hạn tuy nhiên khi thực hiện bán chịu khó tránh khỏi phát sinh nợ phải thu quá hạn. Tuỳ theo mức độ thời gian của các khoản nợ để áp dụng các biện pháp thích ứng, có thể chia làm ba giai đoạn:

Giai đoạn đầu: Khi khoản nợ quá hạn mới phát sinh, công ty cần áp dụng các biện pháp mền mỏng có tính chất đề nghị, yêu cầu thông qua việc gửi thư hay điện thoại.

Giai đoạn hai: Áp dụng các biện pháp cứng rắn hơn, cử người trực tiếp tới khách hàng còn nợ lớn, những yêu cầu gửi tới khách hàng cần cương quyết, mang tính pháp lý.

Giai đoạn ba: Gửi tới Toà án, nếu những nỗ lực thông thường không mang lại kết quả thì phải yêu cầu Toà án xem xét, can thiệp.

Cần chú ý là khi phát sinh các khoản nợ khó đòi cần phân tích đánh giá, tìm nguyên nhân và biện pháp để hạn chế tổn thất.

- Công ty nên lập quỹ dự phòng khoản phải thu khó đòi tương xứng với quy mô và rủi ro của khoản phải thu để có thể giảm được thiệt hại các khoản nợ xấu gây ra, đảm bảo an toàn về mặt tài chính.

Ngày đăng: 20/10/2023, 18:51

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 01:  Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong cácnăm 2009, 2010: - Tình hình huy động và sử dụng vốn lưu động trong công ty cổ phần năng lượng bắc hà
Bảng 01 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong cácnăm 2009, 2010: (Trang 33)
Bảng 03: Bảng cân đối kế toán của Công ty năm 2010 - Tình hình huy động và sử dụng vốn lưu động trong công ty cổ phần năng lượng bắc hà
Bảng 03 Bảng cân đối kế toán của Công ty năm 2010 (Trang 37)
Bảng 02: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010 - Tình hình huy động và sử dụng vốn lưu động trong công ty cổ phần năng lượng bắc hà
Bảng 02 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010 (Trang 37)
Bảng 12 : Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty - Tình hình huy động và sử dụng vốn lưu động trong công ty cổ phần năng lượng bắc hà
Bảng 12 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty (Trang 58)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w