1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

BÀI GIẢNG MÔN HỌC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG

134 792 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 134
Dung lượng 2,72 MB

Nội dung

NỘI DUNG CHỦ YẾU CHƯƠNG 2: TIÊU CHUẨN MÔI TRƯỜNG  Điều 8: quy định Nguyên tắc xây dựng và áp dụng TCMT  Các điều 9, 10, 11, 12 và 13 trình bày các TCMT của các thành phần môi trường C

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC & MÔI TRƯỜNG

Trang 2

CHƯƠNG I QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

1 QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

1.1 Khái niệm về quản lý môi trường

"Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế xã hội quốc gia"

1.2 Mục tiêu của quản lý nhà nước về môi trường

Khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường phát sinh trong hoạt động sống của con người

Phát triển bền vững kinh tế, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, không tạo

ra ô nhiễm và suy thoái chất luợng môi trường sống, nâng cao sự văn minh và công bằng xã hội

Xây dựng các công cụ có hiệu lực quản lý môi trường quốc gia và các vùng lãnh thổ Các công cụ trên phải thích hợp cho từng ngành, từng địa phương và cộng đồng dân cư

1.3 Nguyên tắc của công tác quản lý môi trường

1 Hướng công tác quản lý môi trường tới mục tiêu phát triển bền vững kinh tế xã hội đất nước, giữ cân bằng giữa phát triển và bảo vệ môi trường

2 Kết hợp các mục tiêu quốc tế - quốc gia - vùng lãnh thổ và cộng đồng dân cư trong việc quản lý môi trường

3 Quản lý môi trường cần được thực hiện bằng nhiều biện pháp và công cụ tổng hợp thích hợp

4 Phòng chống, ngăn ngừa tai biến và suy thoái môi trường cần được ưu tiên hơn việc phải xử lý, hồi phục môi trường nếu để gây ra ô nhiễm môi trường

5 Người gây ô nhiễm phải trả tiền cho các tổn thất do ô nhiễm môi trường gây ra

và các chi phí xử lý, hồi phục môi trường bị ô nhiễm theo nguyên tắc 3P:

“Polluter pay principle”

2 CÔNG CỤ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NGUYÊN TẮC

2.1 Khái niệm

Công cụ quản lý môi trường là các biện pháp hành động để thực hiện công tác quản lý môi trường của nhà nước, các tổ chức khoa học và các cơ sở sản xuất

2.2 Phân loại

Các công cụ kỹ thuật quản lý: thực hiện vai trò kiểm soát và giám sát nhà nước

về chất lượng và thành phần môi trường, về sự hình thành và phân bố chất ô nhiễm trong môi trường

Trang 3

Các công cụ kỹ thuật quản lý có thể gồm: các đánh giá môi trường, quan trắc môi trường, xử lý chất thải, tái chế và tái sử dụng chất thải

Công cụ giáo dục nâng cao nhận thức về môi trường

 Các kế hoạch và chính sách môi trường quốc gia, các ngành kinh tế, các địa phương

 Tiêu chuẩn môi trường

- Dự đoán được diễn biến môi trường

- Làm cơ sở pháp lý giải quyết tranh

chấp môi trường

- Giúp mọi cá nhân đơn vị nhận thức

rõ về mục tiêu, trách nhiệm, nghĩa vụ

của mình với công tác bảo vệ môi

trường

 Nhược điểm

- Thiếu sự khuyến khích vật chất đối với các giải pháp sáng tạo của đơn vị trong giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, thiếu khuyến khích đổi mới công nghệ sản xuất

- Thiếu các thông tin và kiến thức chuyên ngành để định ra các tiêu chuẩn, quy định kịp thời và hợp lý

- Công tác kiểm soát, thanh tra tốn nhiều chi phí

Thông qua việc thực hiện các công cụ kỹ thuật, các cơ quan chức năng có thể

có những thông tin đầy đủ, chính xác về hiện trạng và diễn biến chất lượng môi trường

Trang 4

đồng thời có những biện pháp, giải pháp phù hợp để xử lý, hạn chế những tác động tiêu cực đối với môi trường

3 CÁC CÔNG CỤ KINH TẾ

3.1 Mục tiêu của các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường:

Các công cụ kinh tế được sử dụng nhằm tác động tới chi phí và lợi ích trong

hoạt động của tổ chức kinh tế để tạo ra các tác động tới hành vi ứng xử của nhà sản

xuất có lợi cho môi trường

3.2 Các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường gồm:

Thuế môi trường là công cụ kinh tế nhằm đưa chi phí môi trường vào giá sản

phẩm theo nguyên tắc "người gây ô nhiễm phải trả tiền"

Mục đích:

Khuyến khích người gây ô nhiễm giảm lượng chất ô nhiễm thải ra môi trường

Tăng nguồn thu cho Ngân sách

Thuế môi trường bao gồm:

Thuế/Phí đánh vào nguồn ô nhiễm: cơ sở sản xuất phải trả theo số lượng và nồng độ chất ô nhiễm thải ra môi trường Ví dụ: Thuế và phí rác thải, nước thải, khí thải, tiếng ồn,…

Thuế đánh vào sản phẩm gây ô nhiễm: đánh vào sản phẩm mà quá trình sử dụng và sau sử dụng gây ra ô nhiễm (ví dụ thuế sunfua, cacbon, phân bón )

Phí đánh vào người sử dụng: Là các khoản thu trưc tiếp cho các chi phí xử lý ô nhiễm áp dụng cho cộng đồng

3.2.2 Giấy phép chất thải

Định nghĩa

“Giấy phép chất thải (Quota gây ô nhiễm) là một loại giấy phép xả thải chất thải

có thể chuyển nhượng mà thông qua đó, nhà nước công nhận quyền các nhà máy, xí nghiệp, v.v được phép thải các chất gây ô nhiễm vào môi trường"

Trang 5

3.2.3 Ký quỹ môi trường

Ký quỹ môi trường là công cụ kinh tế áp dụng cho các ngành kinh tế dễ gây ra

ô nhiễm môi trường Nội dung chính của ký quỹ môi trường là yêu cầu các doanh nghiệp trước khi đầu tư phải đặt cọc tại ngân hàng một khoản tiền nào đó đủ lớn để đảm bảo cho việc thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và công tác bảo vệ môi trường

Số tiền ký quỹ phải lớn hơn hoặc xấp xỉ với kinh phí cần để khắc phục môi trường nếu doanh nghiệp gây ra ô nhiễm hoặc suy thoái môi trường

3.4 Nhãn sinh thái

Nhãn sinh thái là nhãn chỉ ra tính ưu việt về mặt môi trường của một sản phẩm,

dịch vụ so với các sản phẩm, dịch vụ cùng loại dựa trên các đánh giá vòng đời sản phẩm

Ðược dán nhãn sinh thái là một sự khẳng định uy tín của sản phẩm và của nhà sản xuất Vì thế các sản phẩm có nhãn sinh thái thường có sức cạnh tranh cao và giá bán ra thị trường cũng thường cao hơn các sản phẩm cùng loại Như vậy, nhãn sinh thái là công cụ kinh tế tác động vào nhà sản xuất thông qua phản ứng và tâm lý của khách hàng

 Ưu điểm của các công cụ kinh tế

- Khuyến khích sử dụng các biện pháp chi

phí – hiệu quả để giảm mức ô nhiễm đến

mức có thể được

- Kích thích phát triển công nghệ và trí

thức chuyên sâu về kiểm soátô nhiễm

- Tạo ra nguồn thu để hỗ trợ cho các công

tác bảo vệ môi trường

- Tạo ra sự linh động trong các công nghệ

kiểm soát ô nhiễm

- Giảm được những thủ tục rườm rà yêu

cầu cung cấp các thông tin chi tiết cho cơ

quan quản lý để xác định mức độ kiểm

soát ô nhiễm, và tính khả thi trong việc

4 CÔNG CỤ GIÁO DỤC VÀ TRUYỀN THÔNG MÔI TRƯỜNG

Công cụ giáo dục và truyền thông môi trường bao gồm:

- Giáo dục môi trường

- Truyền thông môi trường

4.1 Giáo dục môi trường

Khái niệm:

"Giáo dục môi trường là một quá trình thông qua các hoạt động giáo dục chính

quy và không chính quy nhằm giúp con người có được sự hiểu biết, kỹ năng và giá trị tạo điều kiện cho họ tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh thái“

Trang 6

Mục đích:

Vận dụng những kiến thức và kỹ năng vào giữ gìn, bảo tồn và sử dụng môi trường theo cách bền vững cho cả thế hệ hiện tại và tương lai

Nội dung chủ yếu:

- Đưa giáo dục môi trường vào trường học

- Cung cấp thông tin cho những người có quyền ra quyết định

- Đào tạo chuyên gia về môi trường

4.2.Truyền thông môi trường

Khái niệm:

"Truyền thông môi trường là một quá trình tương tác xã hội hai chiều nhằm giúp cho những người có liên quan hiểu được các yếu tố môi trường then chốt, mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng và cách tác động vào các vấn đề có liên quan một cách thích hợp để giải quyết các vấn đề về môi trường“

Mục tiêu:

- Thông tin cho người bị tác động bởi các vấn đề môi trường biết tình trạng của

họ, từ đó giúp họ quan tâm đến việc tìm kiếm các giải pháp khắc phục

- Huy động các kinh nghiệm, kỹ năng, bí quyết địa phương tham gia vào các chương trình bảo vệ môi trường

- Thương lượng hoà giải các xung đột, khiếu nại, tranh chấp về môi trường giữa các cơ quan và trong nhân dân

- Tạo cơ hội cho mọi thành phần trong xã hội tham gia vào việc bảo vệ môi trường, xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường

- Khả năng thay đổi các hành vi sẽ được hữu hiệu hơn thông qua đối thoại thường xuyên trong xã hội

Nội dung chủ yếu:

- Chuyển thông tin tới từng cá nhân qua việc tiếp xúc tại nhà, tại cơ quan, gọi điện thoại, gửi thư

- Chuyển thông tin tới các nhóm thông qua hội thảo tập huấn, huấn luyện, họp nhóm, tham quan khảo sát

- Chuyển thông tin qua các phương tiện truyền thông đại chúng: báo chí, ti vi, radio, pano, áp phích, tờ rơi, phim ảnh

- Tiếp cận truyền thông qua những buổi biểu diễn lưu động, tổ chức hội diễn, các chiến dịch, các lễ hội, các ngày kỷ niệm

Trang 7

Câu hỏi:

1 Môi trường là gì?

2 Chức năng cơ bản của môi trường là gì?

3 Con người tác động đến các hệ sinh thái tự nhiên như thế nào?

4 Vì sao nói Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người?

5 Vì sao nói: Môi trường là nguồn tài nguyên của con người?

6 Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển kinh tế?

7 Thế nào là phát triển bền vững?

8 Khái niệm quản lý môi trường?

9 Nêu các mục tiêu của công tác QLMT?

10 Trình bày các nguyên tắc chủ yếu trong công tác QLMT?

11 Nêu các công cụ sử dụng trong quản lý môi trường?

12 Các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường gồm những loại gì?

13 Thuế và phí môi trường được quy định như thế nào?

14 Cota gây ô nhiễm là gì?

15 Hiểu thế nào về ký quỹ môi trường?

16 Nhãn sinh thái là gì?

17 Tầm quan trọng của quản lý môi trường ở Việt Nam?

18 Các tiêu chuẩn lựa chọn công cụ môi trường?

19 Công cụ chỉ huy kiểm soát (Command and Control – CAC) bao gồm những gì?

20 Liệt kê một số loại công cụ kỹ thuật trong quản lý môi trường?

21 Những ưu điểm và hạn chế của các công cụ QLMT?

Tài liệu tham khảo

{1} Nguyễn Văn Phước, Nguyễn Thị Vân Hà – Quản lý chất lượng môi trường - NXB Xây Dựng, 2006

Trang 8

CHƯƠNG II

LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

1 VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT TRONG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

- Pháp luật có vai trò then chốt trong bảo vệ môi trường

- Môi trường bị huỷ hoại chủ yếu là do sự tàn phá của con người và đối tượng

để thực hiện việc BVMT cũng chính là con người Vì vậy, muốn BVMT trước hết là tác động đến hành vi con người

- Pháp luật thông qua các hệ thống quy phạm để điều chỉnh hành vi xử sự của con người và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước sẽ có tác dụng rất lớn trong việc BVMT

2 CÁC NGUYÊN TẮC CHỦ ĐẠO TRONG LUẬT BVMT

- BVMT là sự nghiệp của toàn dân

- Ngăn ngừa đóng vai trò quan trọng hơn xử lý ô nhiễm

- Người nào gây ô nhiệm, người đó phải trả tiền

- Hoạt động BVMT là một chuỗi các hành động có tính hệ thống

3 CẤU TRÚC LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM NĂM 2005

Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005

Luật Bảo vệ Môi trương năm 2005 gồm: 136 Điều và 15 Chương

Luật BVMT năm 2005 gồm:

- Chương 1 Những quy định chung

- Chương 2 Tiêu chuẩn môi trường

- Chương 3 Đánh giá môi trường chiến lược, Đánh giá tác động môi trường và Cam kết bảo vệ môi trường

- Chương 4 Bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên

- Chương 5 Bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

- Chương 6 Bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư

- Chương 7 Bảo vệ môi trường biển, nước sông và các nguồn nước khác

- Chương 8 Quản lý Chất thải

- Chương 9 Phòng ngừa, ứng phó sự cố Môi trường, khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường

- Chương 10 Quan trắc và thông tin về môi trường

- Chương 11 Nguồn lực bảo vệ môi trường

- Chương 12 Hợp tác Quốc tế về BVMT

Trang 9

- Chương 13 Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên về BVMT

- Chương 14.Thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và bồi thường thiệt hại về môi trường

- Chương 15 Điều khoản thi hành

4 NỘI DUNG CHỦ YẾU

CHƯƠNG 2: TIÊU CHUẨN MÔI TRƯỜNG

 Điều 8: quy định Nguyên tắc xây dựng và áp dụng TCMT

 Các điều 9, 10, 11, 12 và 13 trình bày các TCMT của các thành phần môi trường

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Nội dung chương 3 được trình bày trong 3 mục ứng với các nội dung:

 Đánh giá môi trường chiến lược

 Đánh giá tác động môi trường

 Cam kết bảo vệ môi trường

Nội dung trình bày trong mỗi mục:

 Đối tượng

 Trình tự thực hiện

 Nội dung yêu cầu

 Và trách nhiệm của các bên liên quan

CHƯƠNG 4: BẢO TỒN VÀ SỬ DỤNG HỢP LÝ TNTN

Nội dung:

 Điều 28 Điều tra, đánh giá, lập quy hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên

 Điều 29 Bảo tồn thiên nhiên

 Điều 30 Bảo vệ đa dạng sinh học

 Điều 31 Bảo vệ và phát triển cảnh quan thiên nhiên

 Điều 32 Bảo vệ môi trường trong khảo sát, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên

 Điều 33 Phát triển năng lượng sạc, năng lượng tái tạo và sản phẩm thân thiện với môi trường

 Điều 34 Xây dựng tthói quen tiêu dùng thân thiện với môi trường

CHƯƠNG 5: BVMT TRONG HOẠT ĐỘNG SX,KD

 Trình bày vấn đề môi trường trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

 Đề cập trách nhiệm của từng cá nhân liên quan

 Các yêu cầu BVMT đối với từng đối tượng cụ thể (làng nghề, các khu thưưương mại,dịch vụ, giao thông vận tải)

Trang 10

CHƯƠNG 6: BVMT ĐÔ THỊ, KHU DÂN CƯ (KDC)

 Các hoạt động trong quá trình quy hoạch, xây dựng đến quá trình vận hành các khu đô thị, KDC

 Đề cập đến trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức có liên quan

 Gắn công tác BVMT với bảo vệ sức khỏe của cộng đồng

CHƯƠNG 7: BVMT BIỂN, NƯỚC SÔNG VÀ CÁC NGUỒN NƯỚC KHÁC

 Các nguyên tắc bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên biển, sông hồ và các thủy vực khác

 Các nguyên tắc kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường các đối tượng trên

 Quy định trách nhiệm của các cơ quan và cá nhân hưởng lợi từ các nguồn tài nguyên

CHƯƠNG 8: QUẢN LÝ CHẤT THẢI

Nội dung được trình bày trong 5 mục:

 Quy định chung về QLCT

 Quản lý CTNH

 Quản lý chất thải rắn thông thường

 Quản lý chất thải

 Quản lý và kiểm soát bụi, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ

CHƯƠNG 9: PHÕNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG, KHẮC PHỤC Ô NHIỄM VÀ PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG

CHƯƠNG 10: QUAN TRẮC VÀ THÔNG TIN VỀ MT

Quy định về hiện trạng môi trường và các tác động đối với môi trường được theo dõi thông qua các chương trình quan trắc môi trường sau đây:

a) Quan trắc hiện trạng môi trường quốc gia;

b) Quan trắc các tác động đối với môi trường từ hoạt động của ngành, lĩnh vực; c) Quan trắc hiện trạng môi trường của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; d) Quan trắc các tác động môi trường từ hoạt động của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung

Trang 11

 Quy định Trách nhiệm quan trắc môi trường, Hệ thống quan trắc môi trường, Quy hoạch hệ thống quan trắc môi trường, Chương trình quan trắc môi trường

 Các chính sách ưu đãi, hỗ trợ hoạt động BVMT

 Các quy định về thuế môi trường, ký quỹ môi trường,…

CHƯƠNG 12: HỢP TÁC QUỐC TẾ BVMT

Nội dung chủ yếu đề cập đến quan hệ quốc tế trong lĩnh vực BVMT

 VN cam kết thực thi các Hiệp định quốc tế về môi trường đã tham gia

 VN yêu cầu các nước tôn trọng Luật BVMT của VN, …

CHƯƠNG 13: TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC, CÁC TỔ CHỨC ĐOÀN HỘI VỀ BVMT

 Quy định trách nhiệm cụ thể cho từng tổ chức, tầng cấp chính quyền trong công tác BVMT

 Quy định trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn, cán bộ MT trong công tác BVMT

CHƯƠNG 14: THANH TRA, XỬ LÝ VI PHẠM, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VỀ MÔI TRƯỜNG

Mục 1: Thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về môi trường:

Quy định các điều khoản về thanh tra, xử lý vi phạm và trách nhiệm của từng cá nhân liên quan

Mục 2: Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường: Xác định các

thiệt hại gây ra do ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường và các điều khoản bồi thường

Trang 12

Câu hỏi:

1 Luật bảo vệ môi trường là gì?

2 Nguyên tắc ban hành Luật BVMT?

3 Luật bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua gồm mấy chương, mấy điều? ngày, tháng, năm nào?

4 Luật Bảo vệ Môi trường hiện hành của Việt Nam có những nhiệm vụ gì?

5 Trong công tác bảo vệ môi trường, các cá nhân, đoàn thể có nhiệm vụ, quyền hạn gì?

6 Bộ Luật hình sự năm 1999 của Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

có mấy chương, mấy điều về các tội phạm về môi trường, thời gian bắt đầu

có hiệu lực khi nào?

7 Hãy nêu những hành vi vi phạm pháp luật về môi trường? Theo anh (chị) cần làm gì để khắc phục?

8 Ô nhiễm môi trường là gì? Những hành vi nào gây ô nhiễm môi trường? Liên hệ ở địa phương

9 Những quy định nào cưỡng chế hành vi gây ô nhiễm môi trường?

10 Hãy liệt kê những hành động làm suy thoái môi trường? Đề xuất các biện pháp khắc phục?

11 Các hoạt động bảo vệ môi trường được khuyến khích/nghiêm cấm?

12 Hãy nêu các công ước quốc tế về môi trường mà Việt Nam đã tham gia?

Tài liệu tham khảo

{1} Luật bảo vệ môi trường, 2005

Trang 13

CHƯƠNG III QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ MÔI TRƯỜNG

1 KHÁI NIỆM VỀ TIÊU CHUẨN MÔI TRƯỜNG/QUY CHUẨN MÔI TRƯỜNG 1.1 Khái niệm

Tiêu chuẩn

Là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế – xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này

Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp dụng

(Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật- 2006)

Tiêu chuẩn môi trường

Là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh,

về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm

quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường (Luật BVMT 2005)

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

Là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế – xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người

tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác (Luật Bảo vệ môi trường 2005)

Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng

Quy chuẩn kỹ thuật môi trường

Quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu về chất lượng môi trường xung quanh, về

chất thải (Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật - 2006)

1.2 Vai trò của Tiêu chuẩn môi trường/ Quy chuẩn môi trường

- Là một trong những “công cụ pháp lý” trong QLMT

- Là căn cứ kỹ thuật, pháp lý quan trọng cho việc thi hành Luật BVMT

- Là cơ sở để đánh giá chất lượng môi trường xung quanh

- Là cơ sở kiểm sóat ô nhiễm môi trường do các hoạt động sản xuất, kinh doanh

và sinh hoạt của con người gây ra

Trang 14

Hệ thống tiêu chuẩn môi trường được xây dựng theo nguyên tắc chung:

- Phải phù hợp với trình độ phát triển

- Phù hợp với hiện trạng nền kinh tế, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về môi trường

- Và đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững

3 HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN VIỆT NAM VỀ MÔI TRƯỜNG

Hệ thống các tiêu chuẩn môi trường được ban hành bao gồm:

- Tiêu chuẩn chất lượng môi trường xung quanh

- Tiêu chuẩn thải (bao gồm cả tiếng ồn và độ rung)

3.1 Tiêu chuẩn chất lượng môi trường xung quanh

Khoản 2, Điều 10, Luật Bảo vệ môi trường quy định, tiêu chuẩn về chất lượng môi trường xung quanh bao gồm:

a) Nhóm các tiêu chuẩn môi trường đối với đất phục vụ cho các mục đích về sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và các mục đích khác;

b) Nhóm các tiêu chuẩn môi trường đối với nước mặt và nước dưới đất phục vụ các mục đích về cung cấp nước uống, sinh hoạt, công nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, tưới tiêu nông nghiệp và các mục đích khác;

c) Nhóm các tiêu chuẩn môi trường đối với nước biển ven bờ phục vụ các mục đích về nuôi trồng thuỷ sản, vui chơi, giải trí và các mục đích khác;

d) Nhóm các tiêu chuẩn môi trường đối với không khí ở vùng đô thị, vùng dân cư nông thôn;

đ) Nhóm các tiêu chuẩn về âm thanh, ánh sáng, bức xạ trong các khu vực dân cư, công cộng

3.2 Tiêu chuẩn thải

Tiêu chuẩn thải được xây dựng nhằm phục vụ cho việc kiểm soát các chất thải đưa vào môi trường xung quanh Tiêu chuẩn thải là các giới hạn cho phép về hàm lượng đối với các chất gây ô nhiễm có trong nước thải, khí thải v.v xả ra môi trường Các tiêu chuẩn về chất thải bao gồm:

a) Nhóm các tiêu chuẩn về nước thải công nghiệp, dịch vụ, nước thải từ chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, nước thải sinh hoạt và các hoạt động khác;

b) Nhóm các tiêu chuẩn về khí thải công nghiệp; khí thải từ các thiết bị xử lý, tiêu huỷ chất thải sinh hoạt, công nghiệp, y tế và các hình thức xử lý khác đối với chất thải;

Trang 15

c) Nhóm các tiêu chuẩn về khí thải đối với phương tiện giao thông, máy móc, thiết bị chuyên dụng;

d) Nhóm tiêu chuẩn về chất thải nguy hại;

đ) Nhóm các tiêu chuẩn về tiếng ồn, độ rung đối với phương tiện giao thông,

cơ sở sản xuất, dịch vụ, hoạt động xây dựng

4 RÀ SOÁT, CHUYỂN ĐỔI TIÊU CHUẨN MÔI TRƯỜNG THÀNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ MÔI TRƯỜNG

“ĐIỀU 4 THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 21/2008/NĐ-CP” QUY ĐỊNH:

 Các TCMT do Nhà nước công bố bắt buộc áp dụng được chuyển đổi thành

QCMT theo quy định sau đây:

a) Tiêu chuẩn về chất lượng môi trường xung quanh chuyển đổi thành quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng môi trường xung quanh;

b) Tiêu chuẩn về chất thải được chuyển đổi thành quy chuẩn kỹ thuật về chất thải

 Bộ TN&MT có trách nhiệm rà soát, chuyển đổi các tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng môi trường xung quanh và tiêu chuẩn quốc gia về chất thải đã ban hành trước ngày 1/1/2007 thành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường xung quanh và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải”

 Việc rà soát, chuyển đổi tiêu chuẩn về chất lượng môi trường xung quanh và tiêu chuẩn về chất thải thành quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng môi trường xung quanh và quy chuẩn kỹ thuật về chất thải được thực hiện theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật"

 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về MT do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi

trường ban hành, căn cứ theo:

 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29/6/2006;

 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

 Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04/3/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường

5 XÂY DỰNG, BAN HÀNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ MÔI TRƯỜNG

5.1 Căn cứ xây dựng QCVN

 Tiêu chuẩn quốc gia

 Tiêu chuẩn quốc tế (ví dụ như: ISO, IEC, WHO, WB,…)

 Tiêu chuẩn khu vực (ví dụ như: ASEAN, CEN, EU)

 Tiêu chuẩn nước ngoài (ví dụ như: ASTM, US EPA, BSI…)

 Kết quả nghiên cứu KH&CN, tiến bộ kỹ thậut

 Kết quả đánh giá, khảo nghiệm, thử nghiệm, kiểm tra, giám định trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Trang 16

5.2 Quy trình xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường tại Thông tư 23/2007/TT-BKHCN về Hướng dẫn xây dựng, thẩm định và ban hành quy chuẩn kỹ thuật

Quá trình xây dựng, ban hành QC môi trường được minh bạch hóa thông qua việc thông báo rộng rãi khi nghiên cứu, soạn thảo và lấy ý kiến đóng góp cho nội dung

và thời gian hiệu kực cho văn bản

Về mặt học thuật và kỹ thuật, không có sự khác nhau đáng kể giữa phương pháp xây dựng ban hành và áp dụng Tiêu chuẩn Môi trường trước đây và Quy chuẩn Môi trường hiện nay

5.3 Hệ thống Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường

a/ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường xung quanh

 Chất lượng nước (05): nước mặt (QCVN 08); nước ngầm (QCVN 09); nước biển ven bờ (QCVN 10); nước mặt bảo vệ đời sống thủy sinh (QCVN 38); nước dùng tưới tiêu (QCVN 39)

 Chất lượng không khí (02): chất lượng không khí xung quanh (QCVN 05); một số chất độc hại trong không khí xung quanh (QCVN 06)

 Chất lượng đất (02): kim loại năng (QCVN 03); hóa chất bảo vệ thực vật (QCVN 15)

 Tiếng ồn (QCVN 26)

 Rung (QCVN 27)

b/ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải

 02 QCVN dành cho tất cả các ngành công nghiệp: QCVN 19 và QCVN 20/209/BTNMT

 06 QCVN riêng cho một số ngành: lò đốt chất thải y tế (QCVN 02); sản xuất phân bón hóa học (QCVN 21); nhiệt điện (QCVN 22); xi măng (QCVN 23); lò đốt chất thảicông nghiệp (QCVN 30); lọc hóa dầu (QCVN 34)

c/ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải

 01 QCVN về nước thải sinh hoạt (QCVN 14)

 01 QCVN về nước thải y tế (QCVN 28)

 01 QCVN cho tất cả ngành công nghiệp (QCVN 40)

 07 riêng cho 1 số ngành: chế biến cao su thiên nhiên (QCVN 01); chế biến thủy sản (QCVN 11); sản xuất giấy và bột giấy (QCVN 12); dệt may (QCVN 13); nước

rỉ bãi rác (QCVN 25); nước khai thác từ công trình dầu khí (QCVN 35)

d/Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải

 QCVN 07 về ngưỡng chất thải nguy hại

 QCVN 36 về dung dịch khoan và mùn khoan thải từ các công trình dầu khí trên biển

 03 QCVN về môi trường đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất: sắt thép (QCVN 31); nhựa (QCVN 32); giấy (QCVN 33)

Trang 17

Câu hỏi:

1 Liệt kê các nhóm Tiêu chuẩn về chất lượng môi trường xung quanh?

2 Liệt kê các nhóm Tiêu chuẩn về chất thải?

3 Thế nào là tiêu chuẩn môi trường?

4 Nguyên tắc xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn môi trường?

5 Thế nào là Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia?

6 Thế nào là Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường?

7 Liệt kê các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường xung quanh – môi trường đất?

8 Liệt kê các tiêu chuẩn/ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường xung quanh – môi trường nước?

9 Liệt kê các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường xung quanh – môi trường không khí?

10 Liệt kê các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải – nước thải?

11 Liệt kê các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải – khí thải?

12 Liệt kê các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải – chất thải nguy hại?

13 Vì sao phải xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia ngành?

Tài liệu tham khảo

{1} Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật – Tháng 6 năm 2006

{2} Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật

{3} Nguyễn Đình Thái, Tổng Cục Môi trường – Xây dựng và ban hành các Tiêu chuẩn/Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường

Trang 18

CHƯƠNG IV ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

I ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG LÀ GÌ?

1.1 ĐỊNH NGHĨA:

- Đánh giá tác động môi trường, viết tắt tiếng Anh là EIA, là một quá trình nghiên cứu chính thức để dự báo các hậu quả môi trường của một dự án phát triển chủ yếu đang được dự kiến Các dự án như vậy có thể là công trình xây dựng đập thuỷ điện hay một nhà máy tưới tiêu cho một vùng thung lũng lớn, hay phát triển cảng

- EIA tập trung vào các vấn đề, các bất đồng hoặc các hạn chế về tài nguyên thiên nhiên có thể gây ảnh hưởng đến khả năng thực thi của dự án EIA cũng xem xét việc dự án có thể gây tác hại đến nhân dân, vùng đất và phương thức sống của họ, hoặc đến sự phát triển trong khu vực Sau khi đã dự báo các vấn đề có khả năng xuất hiện, EIA xác định các biện pháp giảm thiểu các vấn đề ấy và vạch ra các hướng nhằm tăng mức độ phù hợp của dự án đối với môi trường khu vực

- Mục đích của EIA là để đảm bảo là các vấn đề tiềm năng đều được xem xét và

đề cập đến ngay từ giai đoạn bắt đầu khi lập kế hoạch và thiết kế dự án Để thực hiện mục đích này, những phát hiện của báo cáo đánh giá được thông báo cho những nơi có liên quan đến việc ra quyết định về dự án: các nhà đầu tư, các nhà quản lý, lập kế hoạch và hoạch định chính sách và chính trị gia Sau khi đọc các kết luận của EIA, những người thiết kế dự án và các kỹ sư có thể điều chỉnh dự án sao cho những lợi ích của dự án có thể được thực hiện và tồn tại lâu bền mà không gây nên các vấn đề bất lợi

- EIA là mội giai đoạn quan trọng trong quá trình quyết định về quy mô và hình thức cuối cùng của dự án Nó giúp cho các cán bộ ra quyết định về dự án và giúp cho các chủ dự án đạt được mục tiêu của họ một cách thành công hơn

+ Một dự án được thiết kế phù hợp với môi trường tại địa phương sẽ có khả năng nhiều hơn để hoàn thành đúng hạn, và có nhiều khả năng tránh được những khó khăn có thể xảy ra trong khi thực hiện

+ Một dự án bảo tồn được tự nhiên mà nó phụ thuộc vào đó, sẽ tiếp tục tồn tại lâu bền nhờ chính môi trường ấy trong nhiều năm

+ Một dự án tạo ra các lợi ích mà không gây nên những vấn đề nghiêm trọng sẽ

có khả năng mang lại uy tín và sự công nhận cho những chủ dự án

Tóm lại, EIA sẽ:

+ Dự báo những tác động môi trường của dự án có thể xảy ra

+ Tìm kiếm cách làm giảm các tác hại không chấp nhận được và tạo dựng dự án sao cho phù hợp với môi trường tại địa phương

+ Trình bày cho những người ra quyết định về các dự báo này và các khả năng khắc phục

1.2 EIA LÀ MỘT CÔNG CỤ QUẢN LÝ

Trang 19

- Cũng giống như một phân tích kinh tế hay những nghiên cứu khả thi về kỹ thuật, EIA là một công cụ quản lý đối với các viên chức và các nhà quản lý, những người cần phải ra các quyết định quan trọng về những dự án phát triển chính

- Mọi chủ dự án đều quen với các ngiên cứu về kinh tế và kỹ thuật Các công cụ này cung cấp cơ sở để thiết kế một dự án bền chắc và thực thi về mặt kinh tế Ngày nay EIA được coi như một công cụ không kém phần quan trọng trong việc thiết kế một

dự án có tính khả thi

- Trong những năm gần đây, nhiều dự án lớn đã gặp phải các khó khăn bất ngờ

vì sự xem xét không đầy đủ về mối quan hệ với môi trường xung quanh Một số dự án

đã bị coi là không bền vì vấn đề suy thoái tài nguyên Một số khác bị đình chỉ vì bị xã hội phản đối, vì không đủ kinh phí do các khoản chi không dự tính trước, vì gây ra các tổn hại đến tài nguyên thiên nhiên và thậm chí gây ra các tai biến nặng nề dẫn đến thảm họa

- Trên kinh nghiệm này có thể thấy rõ là sẽ rất phiêu lưu nếu như tiến hành, đầu

tư vốn hay cho phép một dự án lớn mà không xem xét trước các hậu quả về môi trường của nó, sau đó mới đến hoạch định và thiết kế dự án sao cho giảm được tối thiểu các tác hại của dự án Ví dụ, các câu hỏi sau đây cần phải được đặt ra đối với bất

1.3 AI LÀ NGƯỜI THAM GIA VÀO QUÁ TRÌNH EIA?

Việc thẩm định EIA thường được tiến hành bởi người chịu trách nhiệm về dự án phát triển, gọi là chủ dự án Trong vài trường hợp, chủ dự án là các công ty tư nhân, trong trường hợp khác, là các cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm về các lĩnh vực liên quan

Các tổ chức chính phủ và quốc tế ngày càng thông qua nhiều hơn các đạo luật

để làm cơ sở pháp lý yêu cầu các chủ dự án phải thực hiện EIA Trong trường hợp đó, báo cáo EIA cần phải được nộp cho cơ quan cấp giấy phép cho dự án – một cơ quan có

Trang 20

thẩm quyền và đủ chuyên môn – như là một phần của các tài liệu xin phép Nhưng có nhiều chủ dự án, theo dự kiến của chính họ, đã đưa quá trình EIA vào toàn bộ chu kỳ

dự án Họ thừa nhận rằng các vấn đề môi trường không chỉ dẫn đến các nguy biến và tiêu chí, mà chúng còn tạo ra mối quan tâm của các chủ dự án về tính hiệu quả trong toàn bộ phạm vi trách nhiệm của họ Một chủ dự án thận trọng sẽ sử dụng mọi công cụ quản lý để đảm bảo trước sự thành công của dự án

Mặc dù chủ dự án thường chịu trách nhiệm về thực hiện EIA, cơ quan chức năng có thẩm quyền cũng có vai trò trong việc này

Bằng cách cung cấp các hướng dẫn chung các mẫu và các ví dụ để tuân theo + Sau khi EIA được thực hiện, sử dụng các kết quả của nó để đưa ra quyết định

về dự án, và sau đó đảm bảo là các biện pháp giảm thiểu tác hại đã được thực hiện Mối quan tâm và quan điểm của tất cả các nhóm khác nhau, hoặc có mối quan tâm đến dự án hoặc bị ảnh hưởng bới dự án, đều cần được xem xét đến thông qua quá trình EIA Mỗi người trong nhóm đó sẽ có các cách sử dụng khác nhau đối với kết quả của EIA:

+ Chủ dự án cần biết đặt công trình ở đâu và là thế nào để giảm các tác hại về

môi trường

+ Chủ đầu tư cần biết các tác động sẽ ảnh hưởng thế nào đến tính khả thi của dự

án và những trách nhiệm gì phải gánh chịu

+ Nhà chức trách chuyên môn sử dụng kết quả EIA để quyết định trả lời đơn xin

+ Cộng đồng địa phương hoặc những người đại diện của họ cần biết tác động

của dự án đối với chất lượng cuộc sống của họ

+ Các chính trị gia cần biết ai là người bị ảnh hường, ảnh hưởng ra sao và vấn

đề nào cần được giải quyết

II EIA CẦN ĐƯỢC PHỐI HỢP TRONG CHU KỲ DỰ ÁN

- Phần lớn các chính phủ hiện nay đã biết đến khả năng các ảnh hưởng phụ không mong muốn của các dự án phát triển công nghiệp quy mô lớn Năm 1970, Mỹ là nước đầu tiên yêu cầu phải có EIA đối với các dự án lớn như là một luật định Từ đó, các nước trên thế giới đã và đang thông qua các đạo luật tương tự, thích ứng với hiến pháp, nền kinh tế và giá trị xã hội của họ

Trang 21

- Chính phủ các nước này, cũng như các tổ chức tài chính quốc tế và các tổ chức

khác như Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc (UNEP) hiện vẫn đang tiếp tục

nghiên cứu làm cho EIA trở thành một công cụ quản lý thực tế, có ích cho các quyết

định hàng ngày về xây dựng nền kinh tế của đất nước Vấn đề then chốt dường như

thuộc về việc quản lý EIA: bằng cách thiết kế quá trình sao cho cung cấp được các

thông tin có ích cho người ra quyết định vào đúng thời điểm cần thiết trong chu kỳ dự

án, EIA có thể có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ dự án Nói cách khác, EIA cần đẩy mạnh

và tăng cường quá trình lập kế hoạch cho dự án Chỉ có bằng cách thực sự định hình

dự án, EIA mới trở thành một công cụ quan trọng để bảo vệ môi trường và đảm bảo

cho thành công kinh tế bền vững

Khả thi

Ý đồ dự án

Tiền khả thi

Thiết kế và quy trình công nghệ

Thực hiện Giám sát

và đánh giá

Chọn địa điể, sàng lọc về môi

trường, đánh giá sơ bộ, định

biên với các vấn đề quan trọng

Đánh giá chi tiết về các tác động đáng kể, xác định những nhu cầu, giảm nhẹ tác động, số liệu đầu vào dùng cho phân tích chi phí – lợi ích

Thiết kế chi tiết các biện pháp giảm nhẹ tác động

Giám sát và hậu kiểm toán các bài học kinh nghiệm đối với các dự án tương lai

Thực hiện các biện pháp giảm nhẹ tác động và chiến lược môi trường

Trang 22

III NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG QUẢN LÝ EIA

3.1 NGUYÊN TẮC 1

Tập trung vào các vấn đề chủ yếu

Điều rất quan trọng là EIA không nên cố gắng bao trùm quá nhiều vấn đề và quá sâu vào chi tiết Ở giai đoạn đầu, EIA chỉ nên giới hạn ở những tác động môi trường

dễ xảy ra nhất và nguy hại nhất trong số các tác động có khả năng xảy ra Một số báo cáo EIA rất lớn và phức tạp dài hàng nghìn trang Một công việc đồ sộ như vậy là không cần thiết và có thể phản tác dụng vì các phát hiện của EIA cần được tiếp cận một cách dễ dàng và trực tiếp hữu ích đối với những người ra quyết định và các nhà hoạch định dự án

Khi các biện pháp giảm nhẹ tác hại được khuyến nghị, một lần nữa điều quan trọng là tập trung nghiên cứu vào các cách giải quyết có khả năng thực hiện và chấp nhận được đối với vấn đề đặt ra Khi nghiên cứu, rất dễ bị mất thời gian vào việc xem xét các biện pháp mà hoặc không có khả năng thực hiện hoặc hoàn toàn không chấp nhận được đối với chủ dự án hoặc chính phủ

Khi đến thời điểm phải trao đổi các kết luận, EIA cần phải cung cấp tóm lược thông tin thích ứng với nhu cầu của từng nhóm người liên quan để họ có các quyết định của họ Các số liệu minh họa cần được cung cấp một cách riêng biệt

3.2 NGUYÊN TẮC 2

Lôi cuốn các cá nhân và các nhóm người thích hợp

Vì lý do quan trọng là không được để phí thời gian và nỗ lực vào những vấn đề không liên quan nên cũng rất quan trọng là cần phải lựa chọn khi lôi cuốn những người tham gia vào quá trình EIA Nhìn chung cần có 3 loại người tham gia vào EIA: + Những người được chỉ định quản lý và thực hiện quá trình EIA (thường là một người điều phối và một nhóm chuyên gia)

+ Những người có thể đóng góp các sự kiện, ý tưởng hoặc các khía cạnh cần quan tâm đến nghiên cứu EIA, ví dụ như các nhà khoa học, kinh tế, kỹ sư, chính sách

và đại diện của các nhóm người có quan tâm hoặc bị ảnh hưởng

+ Những người có trách nhiệm trực tiếp đến việc cấp giấy phép, kiểm tra hoặc sửa đổi dự án Tóm lại là những người ra quyết định, ví dụ như chủ dự án, các nhà chức trách có chuyên môn, giám sát và các chính trị gia

3.3 NGUYÊN TẮC 3

Khâu nối thông tin với các quyết định về dự án

Một EIA cần phải được tổ chức sao cho nó hỗ trợ trực tiếp nhiều loại quyết định cần đưa ra đối với một dự án EIA cần được bắt đầu sớm sao cho có đủ thông tin để nâng cao chất lượng thiết kế cơ bản, và cần phải được tiến triển trong suốt các giai đoạn của quá trình hoạch định dự án Thứ tự điển hình là:

+ Khi chủ dự án và các nhà đầu tư bắt đầu có ý đồ thực hiện dự án, họ xem xét các vấn đề có quan hệ đến môi trường

Trang 23

+ Khi chủ dự án tìm kiếm vị trí đặt công trình hoặc các tuyến đường đến công trình, các xem xét về môi trường được sử dụng để tham khảo cho quyết định chọn địa điểm

+ Khi chủ dự án và các nhà đầu tư đánh giá tính khả thi của dự án một nghiên cứu đã và đang được thực hiện sẽ giúp họ xác định trước các vấn đề có thể xảy ra + Khi các kỹ sư thiết kế dự án, EIA giúp xác định các tiêu chuẩn nhất định để những thiết kế này đáp ứng được yêu cầu

+ Khi đòi hỏi các thủ tục xin phép tiến hành dự án báo cáo EIA cần được hoàn thành và nộp cùng đơn xin phép, đồng thời được thông báo để xin các ý kiến đóng góp

+ Khi chủ dự án thực hiện dự án, việc giám sát và các biện pháp khác đã được

đề xuất trong báo cáo EIA sẽ được thực thi

+ Công nghệ kiểm soát ô nhiễm hoặc các thông số thiết kế

+ Cách giảm thiểu, xử lý hoặc chôn vùi chất thải

+ Đền bù hoặc các ưu đãi đối với những nhóm người bị ảnh hưởng

Để nâng cao tính tương thích về mặt môi trường, EIA cần khuyến nghị:

+ Một vài phương án lựa chọn địa điểm

+ Những thay đổi đối với thiết kế và vận hành dự án

+ Những hạn chế đối với phạm vi ban đầu và mức tăng trưởng của dự án

+ Các chương trình riêng biệt nhằm đóng góp có lợi vào tài nguyên trong vùng hoặc vào chất lượng môi trường

Và để đảm bảo rằng việc thực hiện một dự án đã được cho phép là lành mạnh về môi trường, EIA có thề miêu tả:

+ Chương trình giám sát hoặc xem xét thường kỳ các tác động

+ Kế hoạch đề phòng sự cố đối với các hoạt động nhằm tuân thủ luật pháp + Sự tham gia của cộng đồng địa phương trong các bước quyết định tiếp theo

3.5 NGUYÊN TẮC 5

Cung cấp thông tin ở dạng bổ ích đối với những người ra quyết định

Trang 24

Các mục tiêu của EIA là để đảm bảo rằng các vấn đề môi trường đã được những người ra quyết định xem xét trước và có biện pháp giải quyết Để thực hiện mục tiêu này, những người ra quyết định cần phải hiểu đầy đủ các kết luận của EIA Phần lớn những người ra quyết định ít khi sử dụng những thông tin đưa ra cho dù nó quan trọng đến đâu, từ phi những thông tin này được trình bày dưới dạng trực tiếp có ý nghĩa: + Trình bày ngắn gọn những số liệu hóc búa và những dự báo về tác động, góp ý

về tính xác thực của các thông tin này, và tóm tắt những hậu quả của từng phương án được đề xuất

+ Viết bằng ngôn ngữ và từ chuyên môn mà những người ra quyết định và những người địa phương phải chịu ảnh hưởng của dự án thường sử dụng

+ Trình bày những phát hiện quan trọng dưới dạng một văn bản súc tích, ngắn gọn, có minh chứng bằng các tài liệu có cơ sở ở những chỗ cần thiết

+ Làm cho tài liệu này dễ sử dụng bằng cách minh họa hình ảnh ở những điểm

có thể minh họa được

Trang 25

Quan trắc

Quản lý tác động

Kiểm tra và đánh giá ĐTM

Xác định nhu cầu

Mô tả đề xuất

Sàng lọc

Đòi hỏi có ĐTM Khảo sát môi

trường ban đầu Không cần ĐTM

động

Lập báo cáo

Thẩm định

Chất lượng tài liệu Ngưỡng đầu vào Khả năng được chấp nhậncủa đề

xuất

* Sự tham gia của công chúng

Ra quyết định Thiết kế

lại

Trình lại

Phê duyệt Không phê

duyệt

* Sự tham gia của cộng đồng điển hình

xuất hiện ở những điểm này Nó cũng

có thể xảy ra ở bất cứ một giai đoạn

nào khác trong quá trình ĐTM

* Sự tham gia của công chúng

Quy trình thể hiện các bước công việc để thực hiện báo cáo

đánh giá tác động môi trường

Trang 26

Thảo luận

1 Đánh giá tác động môi trường là gì? Ai là người tham gia vào quá trình EIA

2 Những nguyên tắc cơ bản trong quản lý EIA

Tài liệu tham khảo

{1} Nghị định số 29/2011/NĐ-CP của Chính Phủ về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường, Hà Nội, 2011

{3} Đánh giá tác động môi trường – Các quy định cơ bản đối với các nước đang phát triển – Chương trình môi trường của Liên hiệp quốc (UNEP) – 1988

Trang 27

CHƯƠNG V

QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG

1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG

1.1 Quan trắc môi trường (Environmental monitoring)

Quan trắc môi trường là một quá trình đo đạc thường xuyên một hoặc nhiều thông số về tính chất vật lý, hóa học và sinh học của các thành phần môi trường, theo một kế hoạch lập sẵn về thời gian, không gian, phương pháp và quy trình đo, để cung cấp các thông tin cơ bản tin cậy, độ chính xác cao và có thể đánh giá được chất lượng môi trường

Quan trắc môi trường là quá trình theo dõi có hệ thống về môi trường, các yếu

tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin phục vụ đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với môi trường (Luật BVMT, 2005)

1.2 Chương trình QTMT

- Là kế hoạch tiến hành QTMT cho một đối tượng môi trường cụ thể như chương trình QT ô nhiễm nước ngầm, chương trình QT ô nhiễm không khí,…Chương trình được xây dựng trên cơ sở các phân tích khoa học về những nhu cầu của môi trường và khả năng thực hiện để đáp ứng các nhu cầu đó, nhằm có được thông tin một cách đầy

đủ và hệ thống về đối tượng

- Ngoài ra trong công tác quản lý môi trường còn sử dụng thêm 2 định nghĩa liên quan đến QTMT là: điều tra môi trường và giám sát môi trường

1.3 Điều tra môi trường:

Là các chương trình đo đạc và quan trắc chất lượng môi trường cấp tập có thời hạn cho một mục tiêu nhất định

Cung cấp thông tin về điều kiện môi trường và nồng độ các chất ô nhiễm phục

vụ công tác quản lý môi trường

Mục tiêu cụ thể:

Trang 28

- Xác định các thay đổi hoặc diễn biến chất lượng môi trường theo thời gian

- Xác định các vấn đề về chất lượng môi trường (ô nhiễm gì? Ô nhiễm ở đâu? Ô nhiễm như thế nào?)

- Phát hiện các sự cố (tràn dầu, thủy triều đỏ,…)

- Cung cấp thông tin phục vụ quản lý, quy hoạch bảo vệ môi trường,…

- Cảnh báo, đề xuất các biện pháp phù hợp để quản lý, bảo vệ môi trường

- Tình trạng sức khỏe của dân cư, đặc biệt là tình trạng sức khỏe môi trường

- Tình trạng, xu hưướng vận động, chuyển dịch cân bằng của các hệ sinh thái, đặc biệt là các hệ sinh thái nhạy cảm

1.6 Vai trò của QTMT trong quản lý môi trường

- QTMT đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với công tác QLCLMT, là công cụ then chốt cho những định hưướng chiến lược môi trường; là tiền đề thúc đẩy sự ra đời của những chính sách, kế hoạch và những nghiên cứu về môi trường cải tiến theo chiều hưướng tích cực, nâng cao hiệu quả công tác quản lí bảo vệ môi trường, ngày càng đáp ứng hơn nữa nhu cầu phát triển bền vững

Luật/quản lý Kỹ thuật khoa học

Trang 29

Hình 3.1 Mối quan hệ giữa QTMT và ra quyết định

1.7 Phân loại quan trắc môi trường

1.7.1 Quy mô

Các chương trình quan trắc có thể thực hiện ở các quy mô sau:

 Quy mô địa phương: tỉnh, KCN, dự án, nhà máy,…

 Quy mô quốc gia: hệ thống các trạm QT quốc gia

 Quy mô khu vực: hệ thống các trạm QT khu vực ĐNA,…

 Quy mô toàn cầu (GEMS): hệ thống các trạm QT toàn cầu

1.7.2 Phân loại

 Theo chức năng

 Quan trắc giá trị nền

 Quan trắc sự tuân thủ tiêu chuẩn

 Quan trắc để kiểm tra giả thuyết hoặc đánh giá tác động

 Quan trắc trạng thái (không gian) hoặc xu thế (thời gian)

Trang 30

2 Xác định sự tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn

3 Kiểm tra giả thuyết hoặc đánh giá tác động

4 Xác định trạng thái (không gian) hoặc xu thế (thời gian)

Bước 2: Lựa chọn thông số

 Thông số được lựa chọn phải là chỉ thị cho hình thái nghiên cứu của đối tượng

 Các thông số lựa chọn QT được phân loại như sau:

1 Thông số cơ bản: nhiệt độ- độ ẩm, ồn, hưướng gió, tốc độ dòng chảy, lưu lượng,…

2 Thông số hóa, lý: Bụi, CO, SO2, NOx, pH, DO, COD, SS,…

3 Thông số sinh học: coliform, E.coli, động vật phiêu sinh,…

Bước 3: Lựa chọn điểm quan trắc

 Đối với QT môi trường nước lục địa

Xác định mục tiêu

Chọn điểm lấy

mẫu Chọn thông số MT Chọn thời gian

quản và phân tích mẫu

Trang 31

- Điểm nền: đánh giá trạng thái các thành phần môi trường đặc trưng cho một phạm

vi nhất định mà ở đó sự tác động của con người là nhỏ nhất

- Điểm tác động: quan trắc các nguồn xả chất thải hoặc là các nguồn gây tác động tiêu cực, ví dụ như cống xả nước thải của KCN và dân cư

- Điểm chịu tác động: quan trắc các thành phần môi trường đang chịu tác động do các hoạt động kinh tế - xã hội gây ra, có ảnh hưởng đến chất lượng môi trường

- Đối với điểm chịu tác động của môi trường nước mặt: Cần chọn ổn định và mang tính đại điện cho môi trường nước mặt ở nơi quan trắc, được xác định dựa vào khả năng tự làm sạch của thủy vực

- Đối với điểm chịu tác động của môi trường sông, suối, kênh rạch chảy qua Tp và KCN: tối thiểu QT tại 2 điểm tại đầu vào và đầu ra nguồn nước chảy qua Tp và KCN

- Đối với điểm chịu tác động của môi trường hồ, ao: lấy từ 1 đến 3 vị trí mà đại diện cho trạng thái turng bình của hồ, ao, tức là không gần dòng nước vào hay miệng cống thoát nước của hồ ao

- Đối với điểm chịu tác động của môi trường nước ngầm: các giếng đào, giếng khoan, đặc trưng cho tình hình sử dụng nước ngầm trong khu vực

 Đối với QT môi trường nước lục địa

Ví dụ về nguyên tắc lấy mẫu hồ hay sông

 Điểm quan trắc môi trường biển

- Điểm QT xa bờ: được chọn ở nơi bị tác động bởi các khu vực khai thác dầu khí và các tuyến giao thông quan trọng trên biển

- Điểm QT ven bờ: được lựa chọn ở nơi mang tính chất đặc thù về môi trường ven biển, đặc biệt là các khu vực có hệ sinh thái nhạy cảm

- Khảo sát trầm tích biển: hiện nay việc chọn vị trí bằng việc sử dụng máy định vị vệ tinh

 Điểm QT môi trường đất

1 Vị trí QT: ở vị trí trung tâm của vấn đề và các vị trí xung quanh vùng biên

2 Địa điểm QT:

Trang 32

- Được lựa chọn theo nguyên tắc đại diện (địa hình, nhóm đất, loại hình sử dụng đất, áp lực), đảm bảo tính dài hạn của vị trí QT

- Được chọn ở nơi đất bị tác động của vấn đề nghiên cứu và những nơi không chịu tác động của vấn đề (để so sánh, đánh giá)

- Được đặt ở những nơi có khả năng làm rõ ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên hay nhân tạo đến chất lượng môi trường đất

 Điểm QT tiếng ồn giao thông

1 Điểm QT: nơi tiếng ồn giao thông gây ảnh hưởng lớn như khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà trẻ

2 Vị trí QT: nên chọn đoạn đường có dòng xe chuyển động ổn định, tránh xa các nguồn ồn gây nhiễu khác

 Điểm QT môi trường không khí

 Điểm ít chịu tác động, điểm nền

 Điểm chịu tác động

 Điểm tác động (là khu vực phát sinh ô nhiễm)

Bước 4: Lựa chọn thời gian và tần suất QT

Thời gian QT

 Phù hợp với mục đích QT, thông số quan trắc

 Không bị ảnh hưởng bởi yếu tố ngoại cảnh

 Tùy vào tình hình hoạt động và ảnh hưởng của nguồn thải đến khu vực QT

Tần suất QT

- Phù hợp với chu kỳ biến đổi hàm lượng các thông số cần QT Tần suất lấy mẫu thể hiện sự thay đổi theo yếu tố thời gian

- Dựa trên quan điểm thống kê

- Đối với những vùng đã xác định có nguy cơ ô nhiễm hoặc có biểu hiện ô nhiễm thì cần thiết lập 1 chương trình QT riêng biệt phù hợp với vấn đề ô nhiễm liên quan

1 Lựa chọn tần suất đối với môi trường đất:

- Nhóm thông số biến đổi chậm: 3 năm/1 lần

- Nhóm thông số biến đổi nhanh: 1 năm/1 lần

2 Lựa chọn tần suất đối với nước mặt lục địa

- Thiết kế tần suất lấy mẫu phải dựa trên quan điểm thống kê

- Khi có thay đổi theo chu kỳ hay thường xuyên, tần suất lấy mẫu đảm bảo phát hiện được những thay đổi giữa hai lần lấy mẫu liên tiếp

- Trên đất liền QT vào ngày không mưa, nếu trời mưa, tiến hành QT sau tối thiểu

là 1 ngày

- Số lần lấy mẫu trong ngày: chú ý đến ảnh hưởng triều

Trang 33

3 Lựa chọn tần suất đối với môi trường không khí

- Tần suất QT tùy thuộc vào mục tiêu QT, tần suất QT phải thể hiện sự thay đổi theo yếu tố thời gian

Lưu ý: Khi trời mưa, QT không khí được thực hiện sau ít nhất là 3 giờ

- Đo nhanh tại hiện trường một số thông số

- Lấy mẫu, bảo quản mẫu, vận chuyển về phòng thí nghiệm phân tích

Bước 6: Xử lý số liệu và viết báo cáo

 Phân tích tương quan sau khi loại trừ các sai số thô: lựa chọn các số liệu đặc trưng, xem xét mối tương quan giữa các vị trí để điều chỉnh các trạm đo phù hợp

 Xem xét mối liên quan các yếu tố có ảnh hưởng khác: khí tượng thủy văn, địa hình,…

2 Đánh giá số liệu

Phương pháp đánh giá:

- So sánh với tiêu chuẩn/quy chuẩn

- Đánh giá theo các xu hưướng biến đổi thời gian hay không gian, các chỉ tiêu kiểm soát ô nhiễm

- Đánh giá dựa trên mô hình hay thuật toán

3 Trình bày Báo cáo

- Dạng bảng biểu

- Dạng đồ thị

- Dạng ma trận

- Kết quả thống kê

- Dạng chỉ số chất lượng môi trường (Báo cáo tổng kết cao nhất)

- Bản đồ không gian (GIS)

Bước 7: Thông tin và sử dụng thông tin QTMT

Trang 34

1 Quản lý số liệu QT

- Báo cáo giấy

- Tệp (file) máy tính

- Cơ sở dữ liệu

2 Thông tin và sử dụng thông tin QTMT

- Cảnh báo, đề xuất các biện pháp, chính sách về bảo vệ môi trường

- Xây dựng các báo cáo về môi trường

- Phục vụ công tác quản lý, hoạch định chính sách

- Phục vụ công tác nghiên cứu, đào tạo

- Cung cấp, phổ biến thông tin trong cộng đồng

3 SƠ LƯỢC VỀ HOẠT ĐỘNG QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG TRÊN THẾ GIỚI

- Hoạt động quan trắc môi trường trên thế giới phát triển từ những năm 1960 Hiện nay, công nghệ quan trắc hiện đại và đồng bộ

- Có vai trò then chốt và đã phục vụ đắc lực cho công tác hoạch định chính sách, kiểm soát ô nhiễm

- Thành phần môi trường quan trắc: Nước mặt lục địa, nước biển, nước dưới đất, mưa axit, không khí, đất, chất thải rắn, đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu

- Mạng lưới quan trắc tự động dày đặc, đặc biệt là mạng lưới quan trắc không khí xung quanh và nước mặt lục địa

- Đơn vị thực hiện quan trắc: Các cơ quan chính phủ, các cơ quan nghiên cứu, các vùng miền, địa phương, các doanh nghiệp

- Hệ thống tiêu chuẩn chất lượng môi trường phù hợp với điều kiện từng nước và đặt vấn đề sức khỏe con người lên hàng đầu

- Nguồn kinh phí cho các hoạt động quan trắc lớn, ổn định

- Nguồn nhân lực được đào tạo bài bản, thường xuyên

- Hệ thống đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng được văn bản hóa và áp dụng thực hiện nghiêm ngặt

- Phát triển mạnh các phần mềm ứng dụng quan trắc, phần mềm dự báo, đánh giá chất lượng môi trường

- Đầy đủ các hệ thống cơ sở khoa học và pháp lý cho các hoạt động QTMT: Luật, các văn bản hướng dẫn, các quy định sử dụng số liệu, các chính sách nhân sự…

- Công tác quan trắc môi trường được lồng ghép, kết hợp trong nghiên cứu khoa học

- Số liệu quan trắc được chia sẻ rộng rãi tới cộng đồng thông qua nhiều hình thức: chỉ

số chất lượng, báo cáo khoa học, hội thảo, trang web, diễn đàn, thống kê…

- Đa dạng hóa các loại hình, công nghệ quan trắc

- Nhiều chương trình quan trắc xuyên biên giới, toàn cầu

Trang 35

4 TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

4.1 Căn cứ pháp lý

 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005

Chương X Quan trắc và Thông tin về môi trường

- Điều 94: Quan trắc môi trường

- Điều 95: Hệ thống quan trắc môi trường

- Điều 96: Quy hoạch hệ thống quan trắc môi trường

- Điều 97: Chương trình quan trắc môi trường

 Quyết định số 16/2007/QĐ-TTg ngày 29/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê

duyệt Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia đến năm 2020Bộ TCVN/QCVN về môi trường

 Hệ thống văn bản về quy trình, quy phạm và QA/QC trong QTMT

 Hệ thống định mức KTKT, đơn giá trong QTMT

 Các tổ chức thực hiện quan trắc môi trường gồm:

Theo Luật BVMT:

 Cấp Trung ương

- Bộ TN&MT: tổ chức việc quan trắc hiện trạng môi trường xung quanh quốc gia

- Các Bộ, ngành: tổ chức việc quan trắc các tác động đối với môi trường từ hoạt động của ngành, lĩnh vực do mình quản lý

 Cấp Địa phương

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức việc quan trắc hiện trạng môi trường xung quanh theo phạm vi địa phương

 Người quản lý, vận hành các KCN, KCX, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch

vụ tập trung: quan trắc các tác động đối với môi trường từ các cơ sở của mình

(trong hàng rào) Ngoài ra, còn có các tổ chức, cá nhân khác tham gia QTMT

Sở TN&MT địa phương

Các dự án, chương trình nghiên cứu

Bộ ngành khác

Hệ thống QT tự động, liên tục Hệ thống QT bán tự động Hệ thống QT bán tự động

Hệ thống QT tự động, liên tục

Trang 36

4.2 Mạng QTMT quốc gia

- Thời gian thành lập: từ năm 1994

- Cơ quan quản lý: Bộ KHCN&MT trước đây, nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Cơ quan điều hành, chỉ huy: Cục Môi trường trước đây, nay là Tổng cục Môi trường

- Đơn vị thực hiện: Nhiều cơ quan, bộ/ngành và địa phương tham gia

- Đã phục vụ: quản lý MT các cấp, báo cáo môi trường quốc gia hàng năm, cung cấp cho cộng đồng thông tin về chất lượng môi trường, công tác nghiên cứu, giảng dạy, hội nhập, chia sẻ quốc tế

- Là hệ thống có nhiều số liệu quan trắc môi trường nhất (có số liệu QT từ 1994 đến nay với đầy đủ các thành phần môi trường, có CSDL và phần mềm quản lý số liệu )

- Quan trắc thường xuyên các thành phần môi trường:

Môi trường nước (lý, hoá, sinh, trầm tích): nước mặt lục địa, nước dưới đất,

nước biển ven bờ, nước biển xa bờ

Môi trường không khí: không khí xung quanh, tiếng ồn, độ rung

Môi trường đất

Môi trường hoá học, phóng xạ

Chất thải rắn

Nước mưa axit

Môi trường lao động

Đa dạng sinh học

- Khu vực, địa điểm quan trắc: chủ yếu tập trung vào các điểm nóng về môi trường

(ví dụ: Lưu vực sông, khu kinh tế trọng điểm v.v…)và các vùng sinh thái đặc biệt nhạy cảm về môi trường

- Tính thời gian thực ít (chủ yếu phải phân tích mẫu tại phòng thí nghiệm)

- Các điểm quan trắc thường không cố định dài lâu (phụ thuộc vào mức độ ổn định của môi trường); Tính động cao

- Phù hợp với thông lệ và chuẩn quốc tế

Trang 37

 Hệ thống tổ chức và kinh phí hoạt động của mạng quan trắc môi trường:

- Từ 1994 -2002: các hoạt động quan trắc (chương trình, số liệu….) do Cục Môi trường (thuộc Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường) quản lý thống nhất

- 21 trạm QT được thành lập tại một số trường đại học, viện nghiên cứu, theo các thoả thuận giữa Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường trước đây với các Bộ/ngành liên quan (Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo dục đào tạo, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Tổng liên đoàn Lao động, Bộ NNPTNT )

- Kinh phí hoạt động và đầu tư: nguồn sự nghiệp KHCN từ Bộ KHCNMT

- Từ 2002: Cục Môi trường chuyển về Bộ TN&MT

- Vẫn duy trì 21 trạm QT cũ

- Kinh phí hoạt động: nguồn sự nghiệp MT, cấp từ Bộ Tài chính (theo Luật Ngân sách) dựa trên phân bổ kinh phí BVMT cho Bộ/ngành từ nguồn sự nghiệp MT Các Bộ/ngành phân bổ cho các nhiệm vụ, trong đó có kinh phí cho các trạm quan trắc Các trạm QT giao nộp số liệu QT các đợt cho Tổng cục Môi trường (Trung tâm Quan trắc môi trường)

 Quy trình quan trắc (bán tự động)

 Quản lý số liệu quan trắc:

- Báo cáo giấy

Xác định mục tiêu, nhu cầu thông tin

Thiết kế Chương trình quan trắc

Phân tích trong PTN

Kiểm tra, xử lý và phân tích số liệu

Báo cáo kết quả QT

QA/QC

Bảo quản, vận chuyển mẫu

Trang 38

- Tệp (file) máy tính

- Cơ sở dữ liệu

 Sử dụng số liệu:

- Theo dõi, giám sát và đánh giá chất lượng môi trường

- Cảnh báo, đề xuất các biện pháp, chính sách về bảo vệ môi trường

- Xây dựng các Báo cáo môi trường

- Phục vụ công tác quản lý, hoạch định chính sách

- Phục vụ công tác nghiên cứu, đào tạo

- Cung cấp, phổ biến thông tin cho cộng đồng (doanh nghiệp, người dân…)

 Áp dụng bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng theo thông tư số

10/2007/TT-BTNMT ngày 22/10/2007

 Mạng lưới các điểm quan trắc môi trường quốc gia

Trang 40

4.3 GIỚI THIỆU TRUNG TÂM QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG (CEM)

Là trung tâm đầu mạng của MLQTMT trong hệ thống quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia, đầu mối triển khai quy hoạt tổng thể mạng lưới QTMT quốc gia

 Các chương trình quan trắc được thực hiện bởi Trung tâm:

QTMT vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc

Địa bàn quan trắc: Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Giang, Vĩnh Phúc

QTMT vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Địa bàn quan trắc: Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Tp Hồ Chí Minh, Long An, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu

QTMT vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Địa bàn quan trắc: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định

 Các chương trình quan trắc được thực hiện bởi Trung tâm:

QTMT nước lưu vực sông Đồng Nai - Sài Gòn

Địa bàn quan trắc: Tp Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Bình Thuận, Đắc Nông, Đăk Lăk, Lâm Đồng, Ninh Thuận

QTMT nước lưu vực sông Tiền, sông Hậu

Địa bàn quan trắc: An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Trà Vinh, Bến Tre, Vĩnh Long, Hậu Giang, Sóc Trăng và Cần Thơ

QTMT nước lưu vực sông Cầu:

Địa bàn quan trắc: Bắc Kạn, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương

QTMT nước lưu vực sông Nhuệ-Đáy

Địa bàn quan trắc: Hà Nội, Hà Tây, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Hoà Bình

 Danh sách các Trạm QTMT quốc gia

STT TÊN TRẠM

1 Trạm QT&PTMT đất miền Bắc

2 Trạm QT&PTMT đất Tây Nguyên và Nam Trung Bộ

3 Trạm QT&PTMT đất miền Nam

4 Trạm QT&PTMT vùng Đất liền 1

5 Trạm QT&PTMT vùng Đất liền 2

6 Trạm QT&PTMT vùng Đất liền 3

Ngày đăng: 19/06/2014, 12:04

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 5.1.: Trạm quan trắc không khí tự động, cố định tại Úc - BÀI GIẢNG MÔN HỌC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
Hình 5.1. Trạm quan trắc không khí tự động, cố định tại Úc (Trang 47)
Bảng 1: Thành phần nguy hại trong chất thải rắn y tế - BÀI GIẢNG MÔN HỌC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
Bảng 1 Thành phần nguy hại trong chất thải rắn y tế (Trang 84)
Đồ thị xu thế biến đổi của nhiệt độ ở Hà Nội, Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh - BÀI GIẢNG MÔN HỌC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
th ị xu thế biến đổi của nhiệt độ ở Hà Nội, Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh (Trang 98)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w