1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài nhằm phát triển cơ sở hạ tầng giao thông tại hà nội

63 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Và Giải Pháp Thu Hút Đầu Tư Nước Ngoài Nhằm Phát Triển Cơ Sở Hạ Tầng Giao Thông Tại Hà Nội
Tác giả Trần Văn Phong
Người hướng dẫn ThS. Tô Xuân Cường
Trường học Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kinh Tế Quốc Tế
Thể loại Chuyên Đề Thực Tập
Năm xuất bản 2012
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 566 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI (11)
    • 1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HÀ NỘI VÀ VAI TRÒ CỦA CƠ SỞ HẠ TẦNG (11)
      • 1.1.1. Tổng quan về Hà Nội (11)
        • 1.1.1.1. Về vị trí địa lý (11)
        • 1.1.1.2. Về kinh tế- xã hội (12)
        • 1.1.1.3. Về cơ sở hạ tầng giao thông (16)
      • 1.1.2. Vai trò của cơ sở hạ tầng giao thông đối với sự phát triển của thành phố Hà Nội (17)
    • 1.2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI ĐỂ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI (18)
    • 1.3. KINH NGHIỆM VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG (19)
      • 1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước trong khu vực (19)
        • 1.3.1.1. Hàn Quốc (19)
        • 1.3.1.2. Một số nước khác (24)
      • 1.3.2. Kinh nghiệm trong nước (24)
        • 1.3.2.1. Kinh nghiệm của Bình Dương về thu hút đầu tư vào cơ sở hạ tầng (24)
        • 1.3.2.2. Kinh nghiệm của Đằ Nẵng về thu hút đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông (27)
      • 1.3.3. Bài học kinh nghiệm đối với thành phố Hà Nội về thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển cơ sở hạ tầng giao thông (28)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG TẠI HÀ NỘI (29)
    • 2.1. THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG TẠI HÀ NỘI (29)
      • 2.1.1. Đầu tư nước ngoài vào hạ tầng giao thông theo số dự án và số vốn đầu tư. .21 2.1.2.Đầu tư vào nước ngoài vào hạ tầng giao thông theo các loại hình giao thông (29)
        • 2.1.2.1. Đầu tư nước ngoài vào hạ tầng giao thông đường bộ (33)
        • 2.1.2.2. Đầu tư nước ngoài vào hạ tầng giao thông đường sắt (37)
        • 2.1.2.3. Đầu tư nước ngoài vào hạ tầng giao thông đường thủy (38)
        • 2.1.2.4. Đầu tư nước ngoài vào hạ tầng giao thông đường không (40)
    • 2.2. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG CỦA HÀ NỘI32 1. Những kết quả đạt được (41)
      • 2.2.2. Những mặt hạn chế (44)
      • 2.2.3. Nguyên nhân những mặt hạn chế (46)
        • 2.2.3.1. Nguyên nhân khách quan (46)
        • 2.2.3.2. Nguyên nhân chủ quan (47)
  • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG HÀ NỘI (48)
    • 3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG TẠI HÀ NỘI (50)
      • 3.2.1. Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính (50)
      • 3.2.2. Nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn đầu tư (54)
      • 3.2.3. Nâng cao chất lượng và đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài (54)
      • 3.2.4. Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, quy hoạch, thi công (55)
      • 3.2.5. Nâng cao các hoạt động xúc tiến đầu tư (57)
  • KẾT LUẬN........................................................................................................49 (58)

Nội dung

TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HÀ NỘI VÀ VAI TRÒ CỦA CƠ SỞ HẠ TẦNG

1.1.1 Tổng quan về Hà Nội

1.1.1.1 Về vị trí địa lý:

Hà Nội với tổng diện tích 3.324,92km², bao gồm 10 Quận gồm Hoàn Kiếm, Ba Ðình, Ðống Ða, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Cầu Giấy, Long Biên, Hoàng Mai, Hà Đông, Thanh Xuân và 1 thị xã là Sơn Tây với 18 huyện trong đó gồm Ðông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm (Hà Nội cũ), Chương Mỹ, Đan Phượng, Hoài Đức, Ba Vì, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Thạch Thất, Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hòa (Hà Tây cũ) và Mê Linh (từ Vĩnh Phúc) Dân tộc chủ yếu sinh sống là dân tộc Việt (Kinh), Hoa, Mường, Tày, Dao Nằm chếch về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông, Hà Nội tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Ninh,Bắc Giang và Hưng Yên phía Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây. Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển Nhờ phù sa bồi đắp trong đó ba phần tư diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các con sông khác Phần diện tích đồi núi phần lớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức, với các đỉnh như Ba Vì cao 1.281m, Gia Dê 707m, Thanh Lanh 427m, Thiên Trù 378m Trong thành có một số gò đồi thấp như: gò Đống Đa, núi Nùng.

Hà Nội đã xảy ra nhiều trận động đất cấp 6, cấp 7 đã xảy ra hai lần vào thế kỷ XX Những năm gần đây, hiện tượng động đất ở vùng Hà Nội tăng lên rõ rệt Mặt đất Hà Nội xuất hiện nhiều khe nứt sâu, theo hướng Tây Bắc – Đông

Nam, trùng với hướng sông Hồng và cũng là hướng các đứt gãy sâu trong vỏ trái đất

Hơn nữa, đất Hà Nội là đất bãi và trên bãi của sông Hồng, do phù sa sông Hồng đắp đổi Cho nên đất Hà Nội bên nội thành, bên Hồ Tây, có dòng Tô Lịch, lại có rất nhiều đầm hồ Xem trên bản đồ thời xưa cho đến giữa thế kỷ này, thì lãnh thổ Hà Nội là một vùng đầm lầy và một thành phố sông hồ với nửa đất và nửa nước Phần lãnh thổ chủ yếu của Thăng Long – Hà Nội xưa là phần đất bồi, được bao bọc bởi sông Hồng ở Bắc và phía Đông và bởi sông Tô Lịch cùng với sông Kim Ngưu ở phía Tây và phía Nam.

Trong tờ chiếu về việc dời Đô, Lý Công Uẩn nói: “Ở trung tâm cõi bờ đất nước, có cái thế rồng cuộn hổ ngồi, vị trí ở giữa bốn phương Đông Tây Nam Bắc, địa hình thế núi sông sau trước Ở nơi đó địa thế rộng mà bằng phẳng, vùng đất cao mà sáng sủa, cư dân không khổ vì ngập lụt, muôn vật đều phì nhiêu tươi tốt Xem khắp nước Việt ta chỗ ấy là nơi hơn cả, thực là chỗ bốn phương tụ hội, là nơi đô thành bậc nhất của Đế vương muôn đời!” Đó là một bản tuyên ngôn địa chính trị – địa chiến lược về Hà Nội nghìn xưa và cái “rốn” của Long thành là núi Nùng Trên núi ấy, các vua Lý-Trần-Lê xây điện Càn Nguyên, điện Kính Thiên và núi Nùng Huyền thoại được thiêng hoá và cùng Sông Cái, trở thành hai biểu tượng của Kinh thành Núi Nùng-Sông Nhị.

1.1.1.2 Về kinh tế- xã hội:

Có thể nói, vị thế trung tâm kinh tế của Hà Nội đã được thiết lập từ rất lâu trong lịch sử Việt Nam Bởi tên những con phố như Hàng Bạc, Hàng Đào, Hàng Đường, Hàng Than đã minh chứng cho điều này Tới thế kỷ gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực Nam Bộ, Hà Nội chỉ còn giữ vị trí quan trọng thứ hai trong nền kinh tế Việt Nam.

Qua thời kỳ bao cấp, từ đầu năm 1990 thì kinh tế Hà Nội bắt đầu ghi nhận những bước tiến mạnh mẽ Với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của thành phố thời kỳ 1991–1995 đạt 12,52% và thời kỳ 1996–2000 là 10,38%.Từ năm

1991 tới 1999, với GDP bình quân đầu người của Hà Nội tăng từ 470 USD lên

915 USD và gấp 2,07 so với trung bình của Việt Nam Theo số liệu năm 2010,thì GDP của Hà Nội chiếm 12,73% của cả quốc gia và bằng khoảng 41% so với toàn vùng Đồng bằng sông Hồng.Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh

GVHD:ThS Tô Xuân Cường tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011 thì Hà Nội xếp ở vị trí thứ 36/63 tỉnh thành.

Giai đoạn phát triển của thập niên 1990, Hà Nội đã có những thay đổi lớn về cơ cấu kinh tế Từ 1990 tới 2000, trong khi tỷ trọng ngành công nghiệp tăng mạnh từ 29,1% lên 38% thì bên cạnh đó nông–lâm nghiệp và thủy sản từ 9% giảm xuống còn 3,8% Ngành dịch vụ cũng giảm tỷ trọng trong khoảng thời gian này từ 61,9% xuống chỉ còn 58,2% Trong khi đó ngành công nghiệp của Hà Nội vẫn tập trung vào 5 lĩnh vực chính và chiếm tới 75,7% tổng giá trị sản xuất công nghiệp đó là cơ–kim khí, công nghiệp vật liệu, dệt–may–giày, chế biến thực phẩm và điện–điện tử Bên cạnh đó, còn nhiều làng nghề truyền thống như gốm Bát Tràng, may ở Cổ Nhuế, đồ mỹ nghệ Vân Hà cũng dần phục hồi và phát triển.

Khi địa giới được mở rộng thì dân số được tăng lên hơn 6 triệu dân, Hà Nội có 3,2 triệu người đang trong độ tuổi lao động Tuy thế, thành phố vẫn thiếu lao động có trình độ chuyên môn cao với nhiều sinh viên tốt nghiệp vẫn phải đào tạo lại, cơ cấu và chất lượng nguồn lao động chưa dịch chuyển theo đúng hướng yêu cầu cơ cấu ngành kinh tế Hà Nội đang còn phải đối đầu với nhiều vấn đề khó khăn khác Năng lực cạnh tranh của nhiều sản phẩm dịch vụ cũng như sức hấp dẫn về môi trường đầu tư của thành phố còn chưa cao Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn chậm, đặc biệt cơ cấu nội ngành công nghiệp, dịch vụ và các sản phẩm chủ lực mũi nhọn Chất lượng quy hoạch phát triển của các ngành kinh tế ở Hà Nội không cao và thành phố cũng chưa huy động tốt tiềm năng kinh tế trong dân cư.

Bên cạnh mặt kinh tế thì vấn đề xã hội của Hà Nội cũng là một điều rất quan trọng đó là vấn đề về nhà ở, y tế, giáo dục.

Mặc dù là thủ đô của một quốc gia nghèo, thu nhập bình quân đầu người thấp nhưng Hà Nội lại là một trong những thành phố đắt đỏ nhất trên thế giới và giá bất động sản không thua kém các quốc gia giàu có trên thế giới Điều này đã khiến những cư dân Hà Nội, đặc biệt tầng lớp có thu nhập thấp họ phải sống trong điều kiện chật chội và thiếu tiện nghi Ở những khu phố trung tâm thì tình trạng còn bi đát hơn rất nhiều Trong khi đó, Nhà nước cũng không đủ khả năng để hỗ trợ hết cho người dân Chỉ có khoảng 30% cán bộ, công nhân, viên chức được phân phối nhà ở.

Do truyền thống văn hóa và những khó khăn về chỗ ở, hiện tượng 3 đến 4 thế hệ cùng sống chung trong một ngôi nhà là rất phổ biến ở Hà Nội Mỗi năm, thành phố đã xây dựng mới hàng triệu mét vuông nhà, nhưng giá vẫn ở mức quá cao so với phần lớn người dân Gần như 100% các hộ gia đình trẻ ở Hà Nội chưa có nhà riêng ở, phải sống ghép chung hoặc thuê nhà ở tạm Với mức giá từ

500 triệu tới 1,5 tỷ đồng một căn hộ chung cư thì một người dân có thu nhập trung bình chỉ có thể mua được với sau nhiều năm tích lũy về tài chính Bên cạnh những khu chung cư được xây dựng thêm ngày càng nhiều, vẫn còn những bộ phận dân cư phải sống trong những điều kiện hết sức khó khăn và lạc hậu.

Theo con số của Tổng cục Thống kê Việt Nam năm 2011 thì năm 2010, Thủ đô Hà Nội có 650 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc sở Y tế thành phố thì trong đó có 40 bệnh viện, 29 phòng khám khu vực và 575 trạm y tế Trong đó,

Số giường bệnh trực thuộc sở Y tế Hà Nội là 11.536 giường, chiếm khoảng một phần hai mươi số giường bệnh của toàn quốc Tính trung bình ở Hà Nội cứ 569 người/giường bệnh so với 310 người/giường bệnh ở thành phố Hồ Chí Minh. Điều này đã dẫn đến tình trạng nhiều bệnh viện 1 giường bệnh có đến 2-3 bệnh nhân nằm để điều trị là thường xuyên gặp và xảy ra.Theo thống kê năm 2010, thành phố Hà Nội có 2.974 bác sĩ, 2.584 y sĩ và 3.970 y tá so với Thành phố Hồ Chí Minh thì có 6.073 bác sĩ, 1.875 y sĩ và 10.474 y tá Một phần cũng do sự phát triển không đồng đều, thì những bệnh viện lớn của Hà Nội cũng là của cả miền Bắc và chỉ tập trung trong khu vực nội ô thành phố Các bệnh viện lớn như Bạch Mai, Việt Đức, Nhi Thụy Điển và Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đều nằm trong tình trạng quá tải Cùng với hệ thống y tế của nhà nước thì Hà Nội cũng có một hệ thống bệnh viện và phòng khám tư nhân đang dần phát triển Trong khi năm 2007, toàn thành phố có 8 bệnh viện tư nhân với khoảng 300 giường bệnh thì theo đề án được triển khai đến năm 2010 Hà Nội đã có thêm 8 đến 10 bệnh viện tư nhân Nâng tổng số giường bệnh tư nhân sẽ lên tới khoảng 2.500 giường.

Cũng giống như Thành phố Hồ Chí Minh, thì điều kiện chăm sóc y tế giữa nội ô và các huyện ngoại thành của Hà Nội có sự chênh lệch lớn Khi địa giới hành chính được mở rộng năm 2008 thì mức chênh lệch này càng tăng, thể hiện qua các chỉ số y tế cơ bản Nếu như tại địa phận Hà Nội cũ, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng chỉ là 9,7% thì ở Hà Tây con số lên tới 17% Tương tự, tuổi thọ trung bình tại khu vực Hà Nội cũ khá cao với 79 tuổi nhưng sau khi mở rộng thì

SỰ CẦN THIẾT PHẢI THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI ĐỂ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI

CƠ SỞ HẠ TẦNG CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI Đối với các nước đang phát triển muốn đầu tư cho nền kinh tế nhưng luôn gặp phải vấn đề thiếu vốn đầu tư vì trong nước không đủ khả năng đáp ứng Vì vậy, đầu tư nước ngoài góp phần giải quyết nhu cầu cấp bách về vốn của các quốc gia này Trong suốt những năm qua, các nước công nghiệp mới (gọi tắt là NIC) và các nước Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc (gọi tắt là BRIC) đã không thể có được những thành tựu như ngày nay nếu không có nguồn vốn lớn vô cùng quan trọng từ các nhà đầu tư nước ngoài Không chỉ là đơn thuần là nhận được vốn mà thông qua các doanh nghiệp đầu tư thì nước tiếp nhận đã được chuyển giao nhiều công nghệ mà họ không có khả năng nghiên cứu và chế tạo được.Bên cạnh đó nước tiếp nhận đầu tư có điều kiện thuận lợi thâm nhập vào thị trường thế giới nơi chủ đầu tư có chỗ đứng Đối với các nước có nền kinh tế phát triển thì ta biết rằng không một quốc gia nào có đủ nguồn lực cho tất cả các nhu cầu đầu tư và phát triển kinh tế của mình Vì lẽ đó, ngay cả các nước đang phát triển cũng cần đến nguồn đầu tư từ nước ngoài.Trên thực tế, phần lớn FDI (khoảng 80%) lại chảy vào các nước phát triển hay nói cách khác là đầu tư giữa các nước phát triển với nhau Điều này cũng dễ hiểu bởi so với các nước đang phát triển thì các nước phát triển có những lợi thế vô cùng lớn như cơ sở hạ tầng hoàn thiện, hệ thống luật pháp hoàn thiện, có nguồn nhân lực và khả năng thu hút nhân lực cao,… Chính vì vậy, các nhà đầu tư nước ngoài thích đầu tư vào một nên kinh tế phát triển dù có thể lợi ích thu được ít hơn nhưng độ rủi ro ít và được đảm bảo hơn so với đầu tư vào các nước đang phát triển.

Bởi thế, đối với nước Việt Nam là một nước đang phát triển nên luôn gặp phải vấn đề thiếu vốn trong lĩnh vực đầu tư và phát triển kinh tế của mình Để đất nước muốn phát triển nhanh chống và đồng bộ thì vấn đề thu hút đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng giao thông là vấn đề ưu tiên hàng đầu Bởi vì đầu tư vào

GVHD:ThS Tô Xuân Cường hạ tầng giao thông cần một lượng vốn lớn và thời gian đầu tư lâu dài để đảm bảo được hiệu quả của tiến độ đề ra của các công trình Các dự án được đưa vào ứng dụng giúp góp phần thúc đẩy sự giao lưu kinh tế văn hóa giữa các vùng của đất nước với nhau và tạo được thuận tiện hơn Ngoài ra, nó giúp cho các quá trình sản xuất diễn ra liên tục và bình thường, phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân.Đàu tư vào cơ sở hạ tầng gaio thông là nhân tố quan trọng trong phân bố sản xuất và dân cư, tăng cường sức mạnh quốc phòng… có thể nói sự cần thiết thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông là điều rất cấp bách của nước ta nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng cần có những biện pháp,chính sách phù hợp nhằm thu hút đầu tư nước ngoài đạt hiệu quả tốt nhất.

KINH NGHIỆM VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG

1.3.1 Kinh nghiệm của một số nước trong khu vực:

Dựa trên nền tảng vào cơ sở hạ tầng đã có của các nước và dựa trên những công trình có sự thu hút về đầu tư nước ngoài để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của quốc giao đó Ta sẽ đi sâu tìm hiểu về sự thu hút đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của Hàn Quốc là chủ yếu bởi hệ thống giao thông của Hàn Quốc phát triển mạnh mẽ và đồng bộ, Đoài loan, Nhật Bản, Singapore…

Thế mạnh của Hàn Quốc là hệ thống giao thông vận tải, đặc biệt là giao thông đường bộ, đường hàng không và đường biển Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải được xem là nhân tố có vai trò quan trọng nhất trong toàn bộ chính sách phát triển công nghiệp Hàn Quốc.

Dịch vụ Logistic Hàn Quốc tăng trưởng nhanh nhờ có dịch vụ giao thông vận tải hàng không và đường biển thuận tiện ở phía Đông Bắc Trung Quốc, bờ biển phía tây Nhật Bản và ở khu vực viễn đông của Nga Với vị trí địa lý thuận lợi nối liền với các đại dương và lục địa, các cảng huyết mạch của Hàn Quốc có thể neo đậu được các tàu thuyền container hàng hóa xuất nhập khẩu có trọng tải

SV: Trần Văn Phong lớn và tối ưu hóa được tính hiệu quả của các làn đường tàu thuyền tốc độ cao. Trong đó, Các cảng Hàn Quốc có tầm quan trọng đặc biệt Xu hướng chung hiện nay của các quốc gia là thiết kế các tàu thuyền chuyên chở lớn Trong khi đó, sản xuất tàu thuyền lớn là một trong những mặt hàng xuất khẩu chính của Hàn Quốc sang các nước thành viên châu Âu như: Đức, Anh và Tây Ban Nha.

Về giao thông đường bộ: đường cao tốc Seoul – Busan giúp hiện đại hóa nền kinh tế Hàn Quốc Khi Hàn Quốc xây dựng tuyến đường cao tốc Seoul- Busan, Hàn Quốc vẫn là một trong những nước nghèo nhất thế giới với thu nhập bình quân đầu người dưới 200 USD Việc xây dựng đường cao tốc Seoul-Busan kết nối thủ đô Seoul với thành phố lớn thứ hai của cả nước là Busan được bắt đầu từ năm 1968 và đã hoàn thành cuối năm 1970 Con đường cao tốc Seoul- Busan dài 428 km giúp người dân đi đến mọi vùng trong cả nước chỉ trong một ngày, kết nối hai trung tâm kinh tế của đất nước, chiếm khoảng 63% tổng dân số Hàn Quốc, 63% tổng sản phẩm quốc nội và 83% giá trị sản lượng công nghiệp

Với tổng số vốn huy động thu hút đầu tư xây dựng hơn 10 tỷ USD Bằng nhiều hình thức huy động khác nhau trong giai đoạn đó nhưng tập trung chủ yếu từ ngân sách chính phủ Tuyến đường cao tốc đã mở ra những dự án kinh tế tập trung dọc theo hành lang Seoul-Busan và đưa Busan trở thành một cảng biển sầm uất nhất Bên cạnh đó phát triển Seoul trở thành trung tâm kinh tế của cả nước Tuyến đường cũng đã đóng góp lớn cho ngành xuất khẩu của Hàn Quốc thông qua việc cắt giảm chi phí hậu cần, thời gian vận chuyển và từ đó giảm chi phí sản xuất.

Bên cạnh đó, đầu thế kỷ XXI Thành phố Songdo được người Hàn Quốc coi như một dự án của “Tầm nhìn Thế kỷ XXI” (The 21st Century Vision) với mức đầu tư khoảng 40 tỷ USD trong 10 năm đầu và dự kiến sẽ hoàn tất vào năm

2015 Cầu Incheon (Incheon Bridge hay Incheon Grand Bridge) đã được ra đời từ nhu cầu kết nối Thành phố Quốc tế Songdo với Sân bay Quốc tế Incheon. Cầu Incheon được bắt đầu xây dựng từ tháng 6/2005 và hoàn thành xây dựng đưa vào khai thác từ tháng 10/2009 Mục tiêu của dự án xây dựng cầu Incheon là hình thành một hệ thống công trình cơ sở hạ tầng cốt lõi cho một quốc gia trung tâm kinh tế ở Đông Bắc Á Dự án xây dựng cầu Incheon có tổng chiều dài toàn tuyến 21,38km được thực hiện đầu tư theo phương thức BOT (Xây dựng /

GVHD:ThS Tô Xuân Cường

Khai thác / Chuyển giao) với thời gian khai thác 30 năm tính từ ngày cầu hoàn thành đưa vào khai thác, với tổng chi phí xây dựng tiêu tốn 1,4 tỷ USD.

Trong đó 12,30 km cầu được đầu tư bởi các nhà đầu tư tư nhân, 9,08 km cầu đường nối ở 2 phía đầu cầu Incheon được đầu tư bằng ngân sách của Chính phủ Hàn Quốc Cầu Incheon được thiết kế xây dựng đảm bảo an toàn với gió bão lên tới 72 m/s và chịu được động đất cấp VII (Động đất có chu kỳ 1000 năm trong khu vực dự án) Để đảm bảo an toàn cho trụ cầu và phòng ngừa sự va quyệt của tàu với thân trụ, thiết kế đã áp dụng giải pháp xây dựng các trụ vành đai có trang bị hệ thống đệm chống va Thiết kế, tính toán áp dụng theo tiêu chuẩn kỹ thuật Hoa Kỳ có tham khảo và kết hợp với hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành của Hàn Quốc.

Về vận tải hàng không: sân bay quốc tế Incheon IIA của Hàn Quốc Năm

1998, Sân bay Incheon đạt được chứng chỉ ISO về xây dựng và dịch vụ sân bay.

Từ năm 2002, sân bay Incheon đoạt danh hiệu giải thưởng sân bay tốt nhất trong

3 năm liên tục Incheon International Airport xếp thứ 2 "Sân bay tốt nhất thế giới", sau sân bay Quốc tế Hồng Kông Với tổng mức đầu tư là 11,2 tỷ USD, với hình thức đầu tư bằng cách thu hút vốn tư nhân và vốn FDI thông qua hình thức đầu tư BTO để đem lại hiệu quả của dự án Việc triển khai thu hút đầu tư hiệu quả là do sự áp dụng khoa học công nghệ kỹ thuật cao bởi việc sử dụng hình thức đầu tư BOT đem lại Sân bay quốc tế Incheon IIA bắt đầu hoạt động năm

2001 với một tổ hợp dịch vụ hậu cần rộng 470.000 m2 đã vận chuyển được khối lượng hàng hóa lớn nhờ ưu thế thuận lợi, đó là:

Thứ nhất, khoảng cách từ Incheon tới New York ngắn (11.000 km) so với

13000 km từ Hồng Kông và 15000km từ Singapore Incheon cung cấp dịch vụ bay tới 33 thành phố lớn của Trung Quốc, 26 thành phố lớn của Nhật Bản và có đường bay tới tất cả các nước trong khu vực châu Á.

Thứ hai, Incheon nối với 51 thành phố với hơn 1 triệu dân chỉ trong khoảng

3,5 giờ bay hoặc ít hơn Điều đó có nghĩa là, Incheon có nhiều tiềm năng cung cấp dịch vụ chuyên chở hàng hóa và hành khách tới các thị trường chính có dung lượng lớn.

Thứ ba, trên thế giới có khoảng trên 60 công ty hàng không cung cấp dịch vụ tới sân bay quốc tế Incheon Incheon nối liền với 157 thành phố tại 49 quốc

SV: Trần Văn Phong gia Năm 2011, khối lượng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không của Hàn Quốc tăng 8,3% (khoảng 3,96 triệu tấn), vận chuyển bằng đường tàu hỏa tăng ở mức thấp hơn 3,7% (46,536 triệu tấn).

THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG TẠI HÀ NỘI

THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG TẠI HÀ NỘI

SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG TẠI HÀ NỘI

2.1.1 Đầu tư nước ngoài vào hạ tầng giao thông theo số dự án và số vốn đầu tư

Trong những năm trở lại đây, quy mô vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông tại Hà Nội liên tục tăng Cùng với đó, số lượng dự án đầu tư trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng giao thông tại Hà Nội cũng tăng theo Cụ thể như sau:

Bảng 2.1 Thống kê số dự án đầu tư vào hạ tầng giao thông Hà Nội năm 2011

Chỉ tiêu Số vốn đầu tư

Số dự án đầu tư

Giao thông đường hàng không

Nguồn: Bộ Giao thông Vận tải

Trong năm 2011, số lượng vốn đầu tư chủ yếu tập trung trong lĩnh vực giao thông đường bộ với quy mô vốn 785 tỷ đồng và có tới 26 dự án đầu tư trong lĩnh vực này Các dự án đầu tư giao thông đường bộ chủ yếu tập trung vào giải quyết ách tắc giao thông tại thành phố Hà Nội với các dự án mở rộng đường nhiều làn xe, xây cầu vượt, xây dựng đường cao tốc song hành với các quốc lộ có lưu lượng lớn (như: đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, đường cao tốc Hà Nội – Việt Trì, Hà Nội – Thái Nguyên, đường cao tốc Láng - Hòa Lạc – Hòa Bình…), làm đường mới, cải tạo các tuyến đường đã xuống cấp… Tuy nhiên do khó khăn về việc giải phóng mặt bằng và giải ngân các nguồn vốn đầu tư nên các dự án chưa đạt hiệu quả như mong muốn, tiến độ thực hiện còn chậm, chất lượng các công trình không được cao.

Bên cạnh đó, giao thông đường sắt đã được chú trọng đầu tư phát triển với quy mô vốn 196 tỷ đồng và 8 dự án đầu tư được thực hiện Các dự án tập trung vào: triển khai quy hoạch xây dựng đường sắt công cộng và xe điện, chuẩn

GVHD:ThS Tô Xuân Cường bị đầu tư dự án xe điện thí điểm, phối hợp với Bộ GTVT chuẩn bị triển khai dự án đường xe điện trên cao tuyến, ngoài ra tập trung hoàn thiện hệ đường sắt nội đô của 5 tuyến đề ra.

Trong năm 2011, giao thông đường hàng không đang tiếp tục được triển khai với dự án xây dựng nhà ga T2 tại san bay Nội Bài Hệ thống giao thông đường thủy cũng đã được nâng cấp, sửa chữa Nguồn vốn đầu tư vào các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông tại Hà Nội chủ yếu lấy từ nguồn vốn đầu tư của các quốc gia chủ yếu: Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Pháp, Trung Quốc, Bỉ…trong đó, nguồn vốn ODA là chủ yếu với trên 75% tổng số vốn đầu tư.

2.1.2 Đầu tư vào nước ngoài vào hạ tầng giao thông theo các loại hình giao thông

Có nhiều cách phân chia đầu tư vào hạ tầng giao thông khác nhau Nhưng để thấy rõ được quy mô cũng như tầm ảnh hưởng của các loại hình giao thông thuộc Thành Phố Hà Nội, thì ta sẽ chia làm 4 loại hình đầu tư vào giao thông của Hà Nội là: giao thông theo đường bộ, giao thông theo đường sắt, giao thông theo đường thủy và giao thông theo đường không Ta có tỷ trọng nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào vào Hà Nội theo loại hình liên doanh như sau:

Bảng 2.2 Cơ cấu tổng số vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện vào giao thông Hà Nội năm 2011

TT Loại hình đầu tư nước ngoài vào giao thông Hà Nội

Tổng số vốn (tỷ đồng)

1 Tổng số vốn Đầu tư vào toàn thành phố Hà Nội

2 Đầu tư nước ngoài vào hạ tầng giao thông đường bộ

3 Đầu tư nước ngoài vào hạ tầng giao thông đường sắt

4 Đầu tư nước ngoài vào hạ tầng giao thông đường thủy

5 Đầu tư nước ngoài vào hạ tầng giao thông đường không

Nguồn: Bộ kế Hoạch và Đầu Tư

Qua bảng trên ta thấy được rõ hơn về sự cơ cấu nguồn vốn vào phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của Thành Phố Hà Nội không đồng bộ và chưa được ưu tiên Cụ thể như sau:

Với số vốn đầu tư vào hạ tầng giao thông đường bộ là chủ yếu với tổng số vốn là 785 tỷ đồng đã chiếm 63,76% của tổng số vốn được đầu tư vào năm 2011 của Thành Phố Có thể thấy được là đường bộ tại Thủ Đô chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế, nó đã và đâng được đầu tư rất nhiều để nâng cấp, cải thiện và hoàn chỉnh những tuyến đường lớn Bên cạnh đó, giao thông đường sắt và đường không của thành phố thu hút được không nhiều số vốn đầu tư vào ngành này Nhưng so với những năm gần đây thì hai ngành này đã tầng bước thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Có thể nói tới một ngành chưa phải là thế mạnh về thu hút đầu tư nước ngoài đó là giao thông đường thủy của Hà Nội do bởi Thủ Đô không có những cảng lớn, gần biển mà giao thông đường thủy chủ yếu là do hệ thống những con sông lớn đem lại Do vậy qua

GVHD:ThS Tô Xuân Cường bảng trên ta nên có những hướng nhằm thu hút hiệu quả đầu tư nước ngoài vào các ngành trên thật phù hợp với tiềm năng của Thủ Đô.

2.1.2.1 Đầu tư nước ngoài vào hạ tầng giao thông đường bộ:

Bảng 2.3: Cơ cấu các loại đường trong hạ tầng giao thông đường bộ của Hà Nội:

TT Loại đường Chiều dài

Toàn thành phố Hà Nội 16.032 100

1 Quốc lộ (Bộ GTVT quản lý) 80 0,4997

2 Đường thành phố quản lý (Sở GTVT) 1.615 10,0736

4 Đường giao thông nông thôn (Xã quản lý) 12.947 80,7572

Nguồn: Sở giao thông vận tải Hà Nội

Qua bảng 2.3, ta thấy tổng quát chung về tổng chiều dài mà đường bộ Hà Nội đã xây dựng và quản lý Qua bảng số liệu trên ta thấy được cơ cấu tỷ trọng của các loại đường của thành phố là không đồng bộ Với tỷ trọng đường quốc lộ của toàn thành phố chiếm có 0,4997% đó là một con số quá nhỏ đối với Thủ Đô của một nước Bên cạnh đó thì đường giao thông nông thôn lại có chiều dài chiếm một tỷ trọng cao nhất là 80,7572% Nhưng để có được kết quả như thế là sự đầu tư trong nước từ nguồn vốn ngân sách và thu hút đầu tư nước ngoài mà có được.Từ năm 2006-2011, đầu tư vào hạ tầng giao thông đường bộ của thành phố đến năm 2011 là 784,8 tỷ đồng và bên cạnh đó thì mỗi năm lại thu hút thêm hơn 86 tỷ đồng Đây tuy vẫn là con số còn khiêm tốn so với tổng số vốn thu hút đầu tư vào Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung

Bảng2.4: Đầu tư nước ngoài vào hạ tầng giao thông đường bộ của thành phố giai đoạn 2006-2011 Đơn vị: tỷ đồng

CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Đầu tư KCHTGT đường bộ 152.01 316.53 459 602.01 707.4 784.8

Xây dựng mới 32.04 44.55 2.25 112.5 96.75 110.25 Cải tạo nâng cấp 42.21 66.78 154.26 122.67 202.5 236.25

Xây dựng mới 36.09 79.74 100.17 244.62 267.12 272.25 Cải tạo nâng cấp 7.47 12.51 2.7 13.5 18.9 31.5

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Qua bảng 2.4 ta thấy đầu tư nước ngoài vào hạ tầng giao thông đường bộ có quy mô nhỏ nhưng tốc độ tăng khá lớn và đều qua các năm Ta có thể nhìn mốc thời gian năm 2006 và 2011 ta thấy được một tốc độ tăng trưởng nhanh và đáng chú ý, Tốc độ tăng bình quân 30.4%/năm cao hơn tổng đầu tư hệ thống giao thông Năm 2011 đánh dấu việc thu hút đầu tư nước ngoài vào thành phố trong lĩnh vực hạ tầng giao thông cao hơn gấp 4 lần so năm 2006 Đánh giá về quá trình thu hút đầu tư nước ngoài vào xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ có thể rút ra các vấn đề sau:

Thứ nhất là: do sự tích cực thực hiện các chính sách đầu tư của thành phố, sự cải thiện môi trường đầu tư, luật pháp, thủ tục và tạo môi trường đầu tư bình đẳng giữa nhà đầu tư trong và ngoài nước Bên cạnh đó có những khuyến khích phù hợp nhằm thu hút đối với các nhà đầu tư nước ngoài Vì vậy, đã làm

GVHD:ThS Tô Xuân Cường tăng tổng lượng đầu tư vào thành phố và tỷ trọng đầu tư vào kết cấu hạ tầng tăng đã kéo theo đó quy mô đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ cũng tăng theo.

Thứ hai là: đầu tư vào kết cấu hạ tầng nói chung và đầu tư vào hạ tầng giao thông đường bộ nói riêng cần có một khối lượng vốn lớn và thời gian dài. Lợi nhuận không hấp dẫn nên đầu tư vào lĩnh vực này còn hạn chế Theo đánh giá thì khả năng thu hút đầu tư vào phát triển hạ tầng giao thông đường bộ còn nhiều nhưng vốn huy động được còn thấp so với tiềm năng của ngành Bị mắc vào tình trạng này là do môi trường đầu tư của nước ta còn thấp và chưa thực sự hấp dẫn Các văn bản pháp luật được điều chỉnh nhiều khiến quá trình hướng dẫn và thực thi còn gặp phải rất nhiều vướng mắc Thủ tục xin cấp phép đầu tư còn rườm rà và thời gian cấp phép đầu tư bị kéo dài Sự chậm trễ trong công tác giải phóng mặt bằng, chất lượng quy hoạch thấp và thường xuyên có nhiều thay đổi khó đoán trước được Hình thức đầu tư chưa đa dạng mới chủ yếu hiện nay là các dự án BOT Tất cả hạn chế này góp phần trở ngại cho quá trình thu hút đầu tư nước ngoài Trong thời gian tới cần có biện pháp tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài cho phát triển giao thông đường bộ Nguồn vốn này có hiệu quả sử dụng, khả năng huy động lớn và không gây tình trạng nợ nần do thường tiếp nhận dưới hình thức hợp đồng BOT.

Thường xuyên tổ chức triển khai trên thực tế cơ chế, chính sách và các hình thức huy động các nguồn vốn để khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thành phố theo quy hoạch được duyệt bằng các hình thức BOT, BT, BOO, liên doanh theo quy định của luật pháp, nghiên cứu đẩy mạnh phương thức PPP (kết hợp công – tư), kết hợp với thu hút ODA vào phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của thành phố.

Bảng 2.5: Một số dự án tiêu biểu có vốn đầu tư nước ngoài vào giao thông đường bộ giai đoạn 2006 - 2012

Tên dự án Thời gian Loại hình đầu tư Đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long 2008 Liên doanh

Cầu thanh trì 2006 Vốn ODA

Hầm đường bộ qua Đèo Cả 2010 Liên doanh

Gói thầu EX-5 Dự án cao tốc Hà

Nội - Hải Phòng 2008 Liên doanh

Cầu Nhật Tân 2012 Vốn ODA

Nguồn: Sở giao thông vận tải Hà Nội

ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG CỦA HÀ NỘI32 1 Những kết quả đạt được

2.2.1 Những kết quả đạt được

Ngoài việc triển khai thực hiện vốn ngân sách, trái phiếu chính phủ, vốn ODA đúng kế hoạch, Bộ Giao thông vận tải đã xúc tiến kêu gọi đầu tư để huy động vốn đầu tư nước ngoài theo các hình thức BOT, BO, BT, PPP Nhiều công trình được đã đưa vào sử dụng đảm bảo chất lượng trong thành phố như Đường cao tốc Nội Bài- Hạ Long, cầu Thanh Trì, cảng chung chuyển vật liệu xây dựng Sơn Tây – Hà Nội Nhiều km đường được đưa vào khai thác, đã cải tạo, nâng cấp và mở rộng mở rộng nhiều tuyến quốc lộ, đường giao thông nông thôn trong nội thành Hà Nội. Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã phê duyệt dự án trong đó có dự án hỗ trợ kỹ thuật cải thiện giao thông công cộng tại Hà Nội do Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) viện trợ không hoàn lại Trong đó JICA viện trợ không hoàn lại vốn ODA với trị giá 3,5 triệu USD, tương đương 72 tỷ đồng dưới hình thức hỗ trợ kỹ thuật Bên cạnh đó thì Thành Phố Hà Nội đã thu hút được 37dự án có số vốn đầu tư nước ngoài đang được triển khai Nâng tổng số vốn thu hút từ nước ngoài đầu tư vào thành phố theo ODAtheo các hình thức BOT, BO, BT, PPP… Và các hình thức khác vốn tổng số vốn đầu tư năm 2011 hơn 1231 tỷ đồng Trong đó ngành giao thông đường bộ được tập trung đầu tư chủ yếu chiếm tới 26 dự án Với các nước mà Thành Phố thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư vào hạ tầng giao thông thì Nhật Bản chiếm hơn 50% tổng số vốn, số còn lại chia cho các nước Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc, Pháp, Bỉ…

Các công trình giao thông trọng điểm đã được đưa vào sử dụng, với tốc độ giải ngân vốn ODA ngày càng được nhanh chống đã góp phần làm tăng tốc độ của các dự án Bên cạnh đó thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào hạ tầng giao thông đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động. Đây là ngành đầu tư cần rất nhiều lao động phổ thông nên đã thu hút được nhiều lao động nhàn rỗi từ khu vực nông thôn đang hoạt động với năng suất thấp Giúp nâng cao năng suất lao động cho không chỉ trong ngành giao thông mà còn trong các ngành nghề khác của nền kinh tế Mạng lưới hạ tầng giao thông được củng cố và nâng cấp theo hướng đi vào chuẩn hoá, phát triển đồng bộ Nâng cao chất lượng trên toàn hệ thống, một số công trình xây dựng mới nhằm tăng năng lực và mở rộng diện phục vụ

GVHD:ThS Tô Xuân Cường

Kết quả của quá trình đầu tư trong giai đoạn vừa qua đã đáp ứng tốt yêu cầu của nền kinh tế-xã hội:

Về giao thông công cộng: Tập trung đầu tư phát triển hệ thống giao thông vận tải bằng xe buýt đã đáp ứng được gần 35% nhu cầu hành khách đi lại. Nghiên cứu triển khai huy động các thành phần kinh tế tham gia vận tải công cộng, phối hợp với các tỉnh khai thác tuyến xe buýt chất lượng cao Ngoài ra thu hút được một lượng vốn lớn đầu tư, viện trợ vào ngành giao thông đường bộ với

26 dự án được triển khai trong năm và tổng số vốn thu hút từ đầu tư nước ngoài trong năm là 785 tỷ đồng được đầu tư năm 2011. Đường sắt đô thị: Hạ tầng đường sắt được cải thiện đáng kể đã góp phần nâng cao chất lượng và an toàn giao thông đường sắt Nhiều dự án đã thu hút được lượng vốn đầu tư nước ngoài góp phần triển khai đúng tiến độ các dự án. Chất lượng thiết bị trong toàn ngành cũng được đổi mới nhiều, nhất là trong ngành hàng không và đường bộ Ngành đường sắt đã thu hút được 196 tỷ đồng và triển khai 8 dự án Đây cũng là ngành được nhiều sự quan tâm của thành phố về công tác thu hút đầu tư từ nước ngoài vào.

Hệ thống cảng hàng không: Đã được quan tâm một cách cụ thể đã đem lại lợi ích to lớn trong công tác vận chuyển hàng hóa giữa các vùng đem lại nhiều mặt lợi ích cho nền kinh tế Hệ thống cảng hàng không được nâng cấp hàng loạt cảng bảo đảm tiêu chuẩn quốc tế, thiết bị bay đêm để tăng tần suất sử dụng phương tiện bay, nâng cấp các cảng hàng không quốc tế, mở thêm nhiều tuyến bay nội địa và quốc tế tạo điều kiện cho các ngành kinh tế phát triển Bên cạnh đó ngành hàng không đã mang lại lợi ích to lớn cho nền kinh tế thủ đô, nó giúp cho việc đi lại giao thương giữa các doanh nghiệp trên thế giới với Việt Nam được gần gũi Tạo ra nhiều cơ hội cho đầu tư đối với nước ta và tiêu biểu phải kể tới là kết quả của sân bay Nội Bài với Năm 2011, sân bay này đã phục vụ khoảng 11,2 triệu lượt khách, dự kiến đạt 20 triệu lượt hành khách vào năm

2025 Năm 2011 đã thu hút được 179 tỷ đồng vào triển khai dự án Bên cạnh đó thì các nguồn vốn đầu tư nước ngoài đang dần tập trung đầu tư nhiều hơn trong những năm xấp tới.

Hạ tầng giao thông sau khi tiếp cận và học hỏi kinh nghiệm từ các nhà đầu tư nước ngoài đã được xây dựng với chất lượng và tiến độ nhanh hơn, công tác quy hoạch và xây dựng Công tác đầu tư đã có những chuyển biến mạnh mẽ

SV: Trần Văn Phong trong đầu tư hạ tầng giao thông nhằm giảm thiểu ách tắc, tai nạn giao thông, chất lượng kết cấu hạ tầng nâng cao theo xu hướng hội nhập, phát triển đồng bộ và hướng tới tiêu chuẩn quốc tế Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đã có chuyển biến trong huy động các nguồn lực cho đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông đối với Thành Phố Hà Nội Trên cơ sở Nhà nước tạo môi trường pháp lý, khuyến khích đầu tư từ các thành phần kinh tế tư nhân và đang tạo ra sức hút từ nguồn đầu tư nước ngoài trong các dự án kết cấu hạ tầng quy mô lớn của thành phố Đặc biệt là đường bộ, đường sắt cao tốc, cảng hàng không quốc tế.

Tổng nguồn vốn đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng luôn nhỏ hơn nhu cầu thực tế mà thành phố đặt ra Nhu cầu đầu tư cho hạ tầng giao thông của thành phố luôn rất cao, chưa khi nào mà đảm bảo được công tác huy động 100% nhu cầu về vốn Ngoài ra nhu cầu về vốn đối với phát triển cơ sở hạ tầng có thời gian đầu tư dài và thơi gian thu hồi vốn lâu Tính đến hết năm 2011 nước ta đã thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào hạ tầng giao thông khoảng 14,68 nghìn tỷ đồng chiếm một tỷ trọng nhỏ so với tổng vốn đầu tư trực tiếp là 14,23 tỷ USD. Qua đó có thể thấy đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng giao thông còn tương đối khiêm tốn so với tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam Trong khi đó Hà Nội thu hút được 1,5tỷ USD thì số lượng đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông chỉ chiếm một lượng nhỏ khoảng có 1231 tỷ đồng (theo

Bộ kế hoạch và đầu tư, Cục đầu tư nước ngoài) Bởi lẽ việc thu hút đầu tư chưa được hiệu quả là do sự bất cập trong cơ chế, chính sách và việc hiệu quả của các công trình giao thông đã thực hiện.

Thứ nhất: Cơ cấu nguồn vốn cho đầu tư phát triển không đồng đều, chưa đa dạng vẫn dựa chủ yếu vào vốn trong nướcchủ yếu là vốn từ ngân sách nhà nước, vốn của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và vốn thu hút đầu tư nước ngoài còn rất hạn chế Tỷ lệ nguồn vốn vào cơ sở hạ tầng của toàn thành phố Hà Nội nói chung là thấp và không đồng đều giữa các quận trong thành phố.Các chính sách huy động các nguồn vốn trên cần có sự điều chỉnh, đổi mới và phù hợp hơn nữa…

GVHD:ThS Tô Xuân Cường Thứ hai: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển của các ngành, lĩnh vực của cơ sở hạ tầng chưa ổn định, thiếu đồng bộ, chưa tập trung chủ yếu vào đầu tư phát triển giao thông của thành phố Đôi khi giữa các ngành có sự đầu tư chồng chéo làm tăng chi phí và giảm hiệu quả đầu tư gay ra sự mất yên tâm đối với các nhà đầu tư nước ngoài Vốn đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng giao thông chưa có sự ràng buộc và gắn trách nhiệm với hiệu quả đầu tư của các dự án một cách rõ ràng.Đang còn gay ra tình trạng thất thoát nguồn vốn và sự xuống cấp của chất lượng công trình là điều cần quan tâm.

Thứ ba: Hiệu quả đầu tư của các dự án của thành phố về cơ sở hạ tầng giao thông chưa cao do sự thiếu vốn và công tác quản lý còn yếu kém Sự thiếu áp dụng khoa học công nghệ vào các công trình và khả năng lập cũng như thẩm định các dự án chưa được cao dẫn đến chất lượng các dự án cũng chưa tương sứng với tiềm năng Đội ngũ cán bộ làm công tác đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông còn thiếu nhiều Bên cạnh đó, trình độ và khả năng của các cán bộ về khâu quản lý, chuyên môn và tuyên truyền về cơ sở hạ tầng giao thông còn nhiều hạn chế

Thứ tư: Bên cạnh các công tác đầu tư, thu hút đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của thành phố đều dựa vào sự quy hoạch của thành phố Hà Nội Nếu công tác quy hoạch có vấn đề thì nó sẽ ảnh hưởng và tác động rất lớn đến quyết định và hiệu quả của công tác đầu tư cho cơ sở hạ tầng giao thông của toàn thành phố Hiện tại đối với công tác quy hoạch việc quy hoạch phát triển thành phố Hà Nội cũng đặt ra nhiều vấn đề phức tạp, bất cập như: tính công khai, thể chế, chính sách chưa đồng bộ, bộ máy quản lý còn yếu kém, chất lượng, minh bạch còn thấp và hiệu lực thực hiện chưa nghiêm.

Thứ năm: Vấn đề quản lý cũng là một nguyên nhận giảm hiệu quả đầu tư.

Việc quản lý và phát triển giao thông của thành phố chưa theo kịp nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội nên gây ra nhiều những tồn tại và bất cập Điều quan trọng hơn là các công trình trọng điểm về cơ sở hạ tầng giao thông triển khai chậm dẫn tới giảm hiệu qủa đầu tư so với tiến độ đặt ra do một số nguyên nhân chủ yếu sau:

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG HÀ NỘI

NHỮNG GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG TẠI HÀ NỘI

3.2.1 Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính

Chúng ta nên rà soát và hoàn thiện những văn bản này để có thể đưa ra những cải cách phù hợp trong hoàn cảnh nước ta Sự phù hợp được thể hiện bởi nội dung và sự thống nhất và đồng bộ giữa các văn bản được ban hành Các văn bản khi đưa ra nên cần rõ ràng để tránh tâm lý lo ngại đối với các nhà đầu tư và sự thống nhất thể hiện bởi sự thống nhất ở tất cả các cấp và các ngành có liên quan Bên cạnh tính minh bạch của văn bản thì văn bản cần đảm bảo được thực hiện và không có nhưng thay đổi lớn gây bắt lợi, thiệt hại cho các nhà đầu tuwtrong khoảng thời gian các công trình hạ tầng giao thông đang được tiến

GVHD:ThS Tô Xuân Cường hành thi công Những cũng phải cần đến những chế tài sử phạt cần thiết khi các nhà đầu tư có những vi phạm trong khi thi công như không làm đúng các cam kết trong hợp đồng về công nghệ sử dụng cũng như chất lượng của công trình khi đưa vào sử dụng, không hoàn thành đúng tiến độ của công trình. Đặc biệt, với các dự án BOT cần được quản lý chặt chẽ khi nhà đầu tư đang trong quá trình khai thác để thu hồi vốn Nhà nước cũng cần nhanh chóng sửa đổi các quy chế về đầu tư theo hình thức BOT để tạo điều kiện cho nhà đầu tư tham gia với mức góp vốn chủ sở hữu thấp hơn mà vẫn đảm bảo khả năng thu lợi nhuận từ những dự án mà chủ đầu tư tham gia.

Các nghị định, các văn bản dưới luật và luật khi ban hành phải được điều chỉnh, chỉ rõ quyền hạn của các cấp một cách cụ thể từ trung ương tới địa phương, chỉ rõ trách nhiệm của các bộ, ngành có liên quan để thực hiện tốt các cam kết trong các điều ước quốc tế song phương và đa phương mà Việt Nam đã ký kết Bên cạnh đó, phải đảm bảo duy trì sự ổn định của hệ thống luật pháp, không gây sự xáo trộn trong hoạt động quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài

Có thể nói việc sửa đổi bổ sung các quy định của luật pháp bên cạnh việc nhằm thực hiện cam kết trong các điều ước quốc tế ngoài ra nó còn là cơ hội để hệ thống luật pháp vốn còn nhiều yếu kém và kẽ hở của nhà nước ta được hoàn thiện hơn nữa Bên cạnh đó, đây cũng là một trong những giải pháp thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về cải thiện môi trường đầu tư, thu hút nhiều nhà đầu tư, chủ động hội nhập sâu rộng với kinh tế trong khu vực và trên thế giới.

Những năm về trước thì ODA là những nguồn đầu tư lớn và chủ yếu và được ưu tiên để phát triển lĩnh vực hạ tầng giao thông Nhưng những năm gần đây nhất là sau khi Việt Nam ra nhập tổ chức thương mại thế giới thì Việt Nam ra nhập với nhiều chính sách mở cửa thông thoáng cho nguồn vốn đầu tư nước ngoài thì đã thu hút được nhiều hình thức đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp vào việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thồng Bởi việc thực hiện những cam kết xóa bỏ những điều kiện không được phép khi mở cửa thị trường và tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và tốt hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài để thu hút những luồng vốn đầu tư vào trong nước để phát triển cơ sở hạ tầng để thay thế dần dần nguồn vốn ODA.

Những vấn đề cần được có hướng giải quyết nhanh đó là việc giảm thiểu tối đa các thủ tục hành chính không cần thiết, các chỉ tiêu không cần thiết làm cản trở công tác thẩm định đánh giá các dự án khi cấp phép đầu tư và mở rộng các dự án đăng ký cấp phép đầu tư và sự phân công quản lý một cách hiệu quả công tác quản lý ở các cấp Đặc biệt là công tác quản lý của Thành phố Hà Nội thì công tác quản lý này nên được phân công chỉ đạo một cách cụ thể là:

Thứ nhất: Thành phố luôn luôn thực hiện các công tác phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và chính quyền của thành phố, chú trọng công tác hướng dẫn, giám sát, kiểm tra việc thực hiện pháp luật, giảm dần sự tham gia trực tiếp của cơ quan quản lý trung ương vào việc sử lý các vấn đề cụ thể, bên cạnh đó thì nhiệm vụ giám định về vấn đề đầu tư và hậu kiểm tra khi đưa vào sử dụng được tăng cường hơn nữa Ngoài ra thì công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý của thành phố, quận, phường thông qua công tác tổ chức tập huấn, đào tạo Phải thực hiện chặt chẽ công tác phân cấp quản lý và đầu tư đối với những công trình cơ sở hạ tầng giao thông của thành phố như là đường quốc lộ, hệ thống đường sắt, cầu vượt, đường không và đường thủy Thành phố nên tổ chức hiệu quả công tác triển khai giải ngân nguồn vốn để thực hiện việc hoàn thiện những công trình đang thi công tránh việc triển khai dở dang của các công trình gay ra nhiều tổn thất đối với thành phố.

Thứ hai: Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa thành phố trong công tác thu hút, quản lý đầu tư nước ngoài, duy trì và nâng cao chất lượng các cuộc đối thoại với cộng đồng nhà đầu tư, quan tâm nhiều hơn để có thể kịp thời giải quyết những vướng mắc về thủ tục, chính sách cần thiết mà các nhà đầu tư gặp phải. Giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh trong suốt quá trình đầu tư giúp nhà đầu tư triển khai dự án thuận lợi, khuyến khích họ đầu tư chiêu sâu để đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao hơn Ngoài ra việc minh bạch hoá trong thủ tục cấp đất và sử dụng đất Hoàn chỉnh các biện pháp và thủ tục quy trình về thủ tục giao quyền sử dụng đất liên quan đến các dự án Cải tiến và tạo cơ chế phối hợp có hiệu quả giữa chính quyền các cấp trong việc triển khai giải phóng mặt bằng bàn giao cho nhà đầu tư tiến hành thi công.

Thực hiện cải cách thủ tục hành chính, giảm quy trình, thủ tục, rút ngắn thời gian lập quy hoạch, chỉ giới đường đỏ dự án tuyến đường và chuẩn bị đầu tư dự án, nâng cao chất lượng lập, thẩm định và duyệt dự án Xem xét, thành lập

GVHD:ThS Tô Xuân Cường một số ban quản lý dự án thuộc Thành phố và thuộc sở chuyên ngành có đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật đủ năng lực, trình độ, kinh nghiệm để triển khai các dự án về hạ tầng giao thông Củng cố và kiện toàn bộ máy của Sở GTVT, Ban quản lý dự án đường sắt đô thị Thành lập cơ quan quản lý giao thông công cộng chung cho Thành phố.

Nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách sử dụng đất đai tập trung hơn vào phát triển kết cấu hạ tầng, xây dựng mạng lưới giao thông công cộng Có các chính sách ưu đãi dành riêng cho đầu tư vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng nói chung và hạ tầng giao thông nói riêng như ưu đãi về thuế, về việc chuyển lợi nhuận về nước của các nhà đầu tư nước ngoài Nên có hướng tập trung thu hút các hình thức vào phát triển giao thông động và giao thông tĩnh tại thành phố Hà Nội bằng những hình thức thu hút hiệu quả Qua công tác xây dựng và thực hiện các đề án phát triển, quản lý và phát triển giao thông tĩnh, quản lý vận tải bằng taxi, phát triển các khu vực tuyến phố dành cho người đi bộ, đề án quản lý giao thông thông minh trên các trục phố chính thành phố, đề án xây dựng mạng lưới đường bộ trên cao Xây dựng các văn bản phục vụ công tác quản lý, khai tác kết cấu hạ tầng GTVT đặc biệt là tăng cường quản lý khai thác hệ thống hạ tầng giao thông nông thôn Xây dựng các quy chế đấu thầu khai thác dịch vụ xe buýt, đấu thầu duy tu, duy trì hệ thống kết cấu hạ tầng GTVT, điều chỉnh, sửa đổi quy chế đấu thầu, đầu tư, kinh doanh các bến, bãi đỗ xe và một số quy định quản lý chuyên nghành khác Bên cạnh đó cũng cần có những chính sách nhằm khuyến khích các nhà đầu tư hạn chế chuyển lợi nhuận về nước mà tiếp tục tái đầu tư lợi nhuận Nếu làm được điều đó không chỉ có thêm vốn đầu tư mà con tạo lòng tin với các nhà đầu tư khác, giảm thâm hụt cán cân thương mại và nhiều lợi ích kinh tế khác Mức độ ưu đãi này tuỳ thuộc vào từng hình thức đầu tư (100% vốn nước ngoài, liên doanh hay hợp đồng hợp tác kinh doanh), vào quy mô đầu tư, vào loại hình giao thông đầu tư, vào khu vực đầu tư Phối hợp với Sở Tài Chính, Sở GTVT bố trí nguồn vốn chuẩn bị đầu tư, vốn đầu tư thực hiện các dự án hạ tầng giao thông theo kế hoạch Trong đó, ưu tiên các công trình, dự án trọng điểm, cấp bách Kịp thời điều chỉnh nguồn vốn đầu tư phù hợp với tiến độ thực hiện các dự án Ưu đãi về mặt chính sách và thuế quan càng cụ thể càng hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài Tuy nhiên, các ưu đãi này cần được cân nhắc hợp lý để không tạo nên sự khác biệt quá lớn giữa nhà đầu tư trong

SV: Trần Văn Phong nước và nhà đầu tư nước ngoài vào việc thu hút phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của thành phố Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung.

3.2.2 Nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn đầu tư

Các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương xây dựng các chính sách ưu đãi đầu tư phù hợp với định hướng thu hút đầu tư nước ngoài trong giai đoạn 2011-2020 Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quy hoạch từ khâu lập, thẩm định, phê duyệt đến quản lý quy hoạch, hoàn thiện, nâng cao hiệu quả chế độ phân cấp quản lý đầu tư nước ngoài: bao gồm việc phân cấp cấp Giấy chứng nhận đầu tư, quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài và phân cấp quản lý một số lĩnh vực (môi trường, đất đai, xây dựng, khoáng sản, công nghệ, thương mại, giáo dục đào tạo, y tế) theo hướng phân cấp nhưng phải đảm bảo quản lý chặt chẽ, hiệu quả, gắn với việc thực hiện cơ chế kiểm tra, giám sát Nâng cao hiệu quả quản lý dòng vốn đầu tư nước ngoài: chuyển vốn vào Việt Nam, trả nợ nước ngoài, vay các tổ chức tín dụng trong nước của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Bên cạnh đó phải nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm hạn chế và ngăn chặn tình trạng chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta.

Bên cạnh đó, nhà nước cần tăng cường công tác quản lý, giám sát đối với hoạt động đầu tư nước ngoài Đặc biệt là công việc kiểm tra,thanh tra giám sát theo quy định của pháp luật về đầu tư đối với các dự án đầu tư nước ngoài có quy mô lớn, các dự án khai thác tài nguyên, khoáng sản, các dự án sử dụng nhiều đất đai, kinh doanh bắt động sản Ngoài ra phải có phương pháp, định hướng phù hợp đối với công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn thật hiệu quả Đó là công tác giải ngân nguồn vốn đối với các dự án đang được thi công để đáp ứng đúng tiến độ công trình đề ra để đưa vào áp dụng và tạo niềm tin đối với các chủ đầu tư khi đầu tư vào nước ta.

3.2.3 Nâng cao chất lượng và đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài

Nước ta cần phải đào tạo nâng cao khả nâng chuyên môn, khả nâng tự giác, quy hoạch và quản lý quy hoạch của cán bộ các cấp từ trung ương đến địa phương Đây là đội ngũ cán bộ có vai trò đặc biệt quan trọng bởi khi chuyên môn họ tốt thì sẽ làm cho công tác quy hoạch sẽ được ổn định về lâu dài và tạo

Ngày đăng: 15/09/2023, 16:01

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Thống kê số dự án đầu tư vào hạ tầng giao thông Hà Nội năm 2011 - Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài nhằm phát triển cơ sở hạ tầng giao thông tại hà nội
Bảng 2.1. Thống kê số dự án đầu tư vào hạ tầng giao thông Hà Nội năm 2011 (Trang 30)
Bảng 2.2. Cơ cấu tổng số vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện vào giao thông Hà Nội năm 2011. - Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài nhằm phát triển cơ sở hạ tầng giao thông tại hà nội
Bảng 2.2. Cơ cấu tổng số vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện vào giao thông Hà Nội năm 2011 (Trang 32)
Bảng trên ta nên có những hướng nhằm thu hút hiệu quả đầu tư nước ngoài vào các ngành trên thật phù hợp với tiềm năng của Thủ Đô. - Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài nhằm phát triển cơ sở hạ tầng giao thông tại hà nội
Bảng tr ên ta nên có những hướng nhằm thu hút hiệu quả đầu tư nước ngoài vào các ngành trên thật phù hợp với tiềm năng của Thủ Đô (Trang 33)
Bảng 2.5: Một số dự án tiêu biểu có vốn đầu tư nước ngoài vào giao thông đường bộ giai đoạn 2006 - 2012 - Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài nhằm phát triển cơ sở hạ tầng giao thông tại hà nội
Bảng 2.5 Một số dự án tiêu biểu có vốn đầu tư nước ngoài vào giao thông đường bộ giai đoạn 2006 - 2012 (Trang 36)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w