Với các điều kiện như trên, Hải Dương trong tương lai sẽ hội đủ các yếu tố để có thê xây dựng và phát triển một hệ thống giao thông hiện đại, đồng bộ nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải hàng ho
Trang 1MỞ ĐẦU
© Sw can thiết lập quy hoạch
Hải Dương là một tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, nằm giữa tam giác phát triển kinh tế (Hà Nội - Hải Phòng — Quảng Ninh) tiếp giáp với 6 tỉnh, thành phố như: Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình
và Hưng Yên Vị trí của Hải Dương có nhiều hướng tác động mang tính liên
vùng, có vai trò quan trọng làm cầu nối thủ đô Hà Nội với thành phô cảng Hải Phòng, thành phố du lịch Hạ Long
Với tiềm năng, thế mạnh sẵn có; được Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ
đạo, được các Bộ, ngành Trung ương giúp đỡ, Đảng bộ, chính quyên và nhân
dân trong tỉnh đã phát huy truyền thông đoàn kết và cách mạng, vượt qua nhiều khó khăn thử thách, liên tục phan dau đạt được nhiều tiến bộ trong sự nghiệp
xây dựng, phát triên KTXH Hạ tầng KTXH ngày càng được quan tâm đầu tư,
đã đáp ứng bước đầu cho phát triển kinh tế và phục vụ đời sống của nhân dân Sản xuất công nghiệp, dịch vụ tăng nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo
hướng tăng tỷ trọng phát triển công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp Đời sống của đại bộ phận nhân dân được cải thiện; công tác xoá đói giảm nghèo đạt kết quả cao, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp bảo vệ tổ quốc, giữ
vững an ninh chính trị và ôn định xã hội
Trong những năm qua tỉnh Hải Dương đã có nhiều nỗ lực trong công tác
quản lý và đầu tư phát triển hệ thống GTVT của tỉnh
Quy hoạch tông thể phát triển GTVT tỉnh Hải Dương đến năm 2010 và
định hướng đến năm 2020 đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương phê duyệt tại quyết định số 1909/2005/QĐ-UB ngày 06/5/2005 và đã triển khai thực hiện
Kế từ đó đến nay, tình hình phát triển KTXH, hạ tầng kỹ thuật của cả
nước nói chung và Hải Dương nói riêng, cũng như các tỉnh lân cận trong vùng
đã có nhiều thay đổi lớn Một số quan điểm, phương hướng phát triển và một so
van dé nêu ra trong quy hoạch không còn phù hợp với tình hình hiện tại và triển vọng sắp tới, khi Hải Dương đã là một tỉnh có nhiều tiềm năng và điều kiện phát triển nhanh, mạnh, nhất là trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp và phát triên dịch vụ, với khả năng đô thị hoá cao
Năm 2020 được dự báo là mốc thời gian quan trọng đề Việt Nam “cơ bản
trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại” Năm 2020 cũng là mốc thời gian đủ dé tạo dựng hạ tầng kinh tế — kỹ thuật, đưa Hải Dương trở thành
một tỉnh có nền công nghiệp và dịch vụ phát triển
Ở cấp trung ương, một số quy hoạch phát triển GTVT đã được Thủ tướng
Chính phủ, Bộ trưởng Bộ GTVT phê duyệt quy hoạch đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030: Quyết định số 35/2009/QĐ- TTg ngày 3/3/2009 về việc “ Phê duyệt điều chỉnh Chiến lược GTVT đến năm 2020, tâm nhìn đến 2030”;
Trang 2Quyết định số 1686/QĐ- TTg ngày 20/11/2008 về việc “ Phê duyệt Chiến lược
phát triên GTVT đường sắt Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm
2050”; Quyết định số 13/2008/QĐ- BGTVT ngày 06/8/2008 về việc “Phê duyệt Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển tổng thể phát triển GTVT đường thuỷ
nội địa Việt Nam đến năm 2020”; Quyết định số 1436/QĐ-TTg, ngày 10/9/2009
của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “ Điều chỉnh Quy hoạch tổng thé phát triển GTVT đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; Quyết định số 1327/QĐ-TTg, ngày 24/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt “Quy hoạch phát triên GTVT đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và
mới chỉ đáp ứng được một phần nên có hạn chế nhất định đến kết quả thực hiện chung
Trước thực tế đó, để đáp ứng yêu cầu phát triển KTXH của tỉnh Hải
Dương đến năm 2020 và những năm tiếp theo, việc lập “Quy hoạch tổng thể
phát triển GTVT tỉnh Hải Dương đến năm 2020 và định hướng đến năm 20307”
là rất cần thiết
© Căn cứ lập quy hoạch
- Các căn cứ được sử dụng đề lập quy hoạch phát triển GTVT là những
quy định chung về luật pháp, chính sách của nhà nước, cũng như chiến lược và
quy hoạch các ngành, các lĩnh vực có liên quan trong giai đoạn quy hoạch Các căn cứ chủ yếu làm cơ sở lập quy hoạch phát triên GTVT tỉnh Hải Dương như Sau:
- Quy hoạch phát triển KTXH của cả nước;
- Quy hoạch phát triển KTXH tỉnh Hải Dương đến năm 2020
- Quy hoạch phát triển KTXH của các vùng liên quan;
- Quy hoạch phát triển các ngành, các lĩnh vực có liên quan;
- Quy hoạch chung xây dựng vùng thủ đô Hà Nội;
- Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Hải Dương đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2010-2015;
- Quy hoạch phát triển các KCN tỉnh Hải Dương đến năm 2015, quy
hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006-2020 Quy hoạch
phát triển nông nghiệp, quy hoạch thủy lợi và quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hải Dương đến năm 2020;
Trang 3- Quy hoạch phát triển KT-XH các huyện, thành phó, thị xã, quy hoạch
chung xây dựng đô thị và quy hoạch các khu chức năng;
- Các Nghị Định, Quyết định của Chính phủ về các vấn đề liên quan đến KTXH của địa phương, đặc biệt là chiến lược, quy hoạch phát triển ngành GTVT, Quy hoạch phát triển GTVT đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa, đường biến, hàng không, cụ thể như sau: Quyết định số 35/2009/QĐ- TTg ngày 3/3/2009 về việc “ Phê duyệt điều chỉnh Chiến lược GTVT đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030”; Quyết định số 1686/QĐÐ- TTg ngày 20/11/2008 về việc ““ Phê
duyệt Chiến lược phát triển GTVT đường sắt Việt Nam đến năm 2020 và tầm
nhìn đến năm 2050”; Quyết định số 13/2008/QĐ- BGTVT ngày 06/8/2008 về việc “Phê duyệt Điều chỉnh, bỗ sung quy hoạch phát triển tông thê phát triển
GTVT đường thuỷ nội địa Việt Nam đến năm 2020”; Quyết định số 1436/QĐ- TTg, ngày 10/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “ Điều chỉnh
Quy hoạch tổng thể phát triển GTVT đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; Quyết định số 1327/QĐ-TTg, ngày 24/8/2009 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Quy hoạch phát triền GTVT đường bộ Việt
Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 20307”;
- Các Nghị quyết của Tinh uỷ, Quyết định của UBND tỉnh liên quan đến phát triển KTXH, phát triển GTVT, các quy hoạch chuyên ngành trong tỉnh: Văn bản số 1266/UBND-VP ngày 9/9/2009;
-Các số liệu thống kê, khảo sát, điều tra cơ bản về các lĩnh vực có liên
quan ở địa phương và trong phạm vi cả nước;
- Các nghiên cứu của các tổ chức quốc tế đã thực hiện liên quan đến phát triển KTXH của địa phương và các vùng lân cận, cũng như các dự án về phát triển GTVT;
- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê
duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển KTXH Trong Nghị định này quy định trách nhiệm và trình tự lập, thấm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế-xã hội cả nước, các vùng, các tỉnh, thành phố cho tới các cấp quận, huyện và thị xã; trong đó bao gồm quy hoạch phát triển các ngành, các lĩnh vực và sản phẩm chủ yêu;
- Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển KTXH;
- Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH ngày 26/3/2007 của Bộ KH-ĐT về
việc ban hành định mức chi phí lập quy hoạch, thông tư số 03/2008/TT-BKH
ngày 1/7/2008 của Bộ KH-ĐT;
- Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 Quy định về quản lý và
bảo vệ KCHT giao thông đường bộ;
- Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ quy hoạch số 209/QĐ-UBND ngày 21/01/2010 của UBND tỉnh
Trang 4©_ Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: toàn bộ phạm vi hành chính tỉnh Hải Dương và các tỉnh lân cận
- Đối tượng nghiên cứu là toàn bộ hệ thống GTVT tỉnh Hải Dương bao
gồm: KCHT giao thông, vận tải và dịch vụ vận tải, công nghiệp GTVT trên địa bàn tỉnh
© _ Mục tiêu và nhiệm vụ quy hoạch
Mục tiêu:
Nghiên cứu lập quy hoạch tông thể phát triển GTVT tỉnh Hải Dương đến
năm 2020 và định hướng đến năm 2030 nhăm đáp ứng yêu cầu phát triển KTXH
của tỉnh (đảm bảo phát triển GTVT phải đi trước một bước để tạo đà cho phát
triển KTXH) GTVT là bộ phận rất quan trọng của KCHT, vì vậy phát triên GTVT phù hợp với định hướng phát triển KTXH của tỉnh, đồng thời đảm bảo
liên kết với vùng và cả nước
Nhiệm vụ lập quy hoạch GTVT:
- Nghiên cứu quy hoạch phát triển KCHT giao thông đường bộ, đường sắt
và đường thuỷ nội địa
+ Về đường bộ tập trung vào hệ thống đường cao tốc, quốc lộ, đường tỉnh (bao gồm cả công trình trên đường như câu, ); giao thông tĩnh, hệ thống bến bãi
đỗ xe liên tỉnh, nội tỉnh, tổng thé về giao thông các huyện, thành phó, giao thông nông thôn
+ Về đường sắt tập trung vào mạng đường sắt quốc gia và các ga đường
sắt trên địa bàn Hải Dương;
+ Về đường thuỷ nội địa tập trung vào các tuyến đường thuỷ nội địa có
khai thác vận tải, trong đó có hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải, các bến bãi
phục vụ vận tải
- Nghiên cứu quy hoạch vận tải (phương tiện vận tải, luồng tuyến vận tải,
dịch vụ vận tai, )
- Quy hoạch công nghiệp GTVT trên địa bàn tỉnh
- Quản lý khai thác cơ sở hạ tầng, bảo trì đường bộ, công tác quản lý Nhà
nước trong các lĩnh vực xây dựng CSHT, khai thác vận tải, kiểm định chất
lượng phương tiện
- Kiến nghị các giải pháp để thực hiện quy hoạch (giải pháp về huy động
vốn, phân kỳ thực hiện, đảm bảo ATGT, )
Trang 5PHANI HIEN TRANG GIAO THONG VAN TAI TINH HAI DUONG
1.1 Hiện trạng phát triển kinh tế — xã hội
1.1.1 Điều kiện tự nhiên
© Vi tri dia ly-kinh té
Hải Dương là tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, nằm trong vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có vị trí điểm cực bắc tại 2115' độ vĩ bắc, điểm cực nam tại
20 36' độ vĩ bắc; điểm cực đông tại 106°36° độ kinh đông; điểm cực tây tại
106°06' độ kinh đông Hải Dương tiếp giáp với 6 tỉnh, thành phố: Bắc Ninh,
Bắc Giang, Quảng Ninh, Thái Bình, Hưng Yên và Hải Phòng
Với trí địa lý thuận lợi, điều kiện tự nhiên ưu đãi lại có nhiều tuyến giao
thông quan trọng và huyết mạch chạy qua thuộc 2 trục hành lang kinh tế: Lào
Cai — Hà Nội — Hải Phòng; Lạng Sơn — Hà Nội — Hải Phòng, Quảng Ninh
© Dic điểm địa hình
Tông diện tích tự nhiên của Hải Dương là 165.477 ha Trong đó: Diện
tích đất nông nghiệp là 106.577ha chiếm 64,42%, đất phi nông nghiệp là 58.165
ha chiếm 35,15% còn lại là đất chưa sử dụng với diện tích 375 ha chiếm khoảng
0,44% diện tích
Địa hình nghiêng và thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam Phía Đông của tỉnh có một số vùng trũng, thường bị ảnh hưởng của thuỷ triều và bị ngập
vào mùa mưa Địa hình của tỉnh được chia ra làm hai vùng chính: vùng đôi núi
chiếm khoảng 11% diện tích đất tự nhiên bao gồm diện tích một phan thi x4 Chi Linh và huyện Kinh Môn, chủ yếu là đồi, núi thấp phù hợp với việc xây dựng các cơ sở công nghiệp, du lịch và trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và các loại cây công nghiệp Vùng đông bằng bao gồm các huyện, thị còn lại có độ cao trung bình khoảng từ 3- 4 m so với mực nước biển, đất đai bằng phẳng, màu mỡ phù hợp với việc trồng cây lương thực, cây công nghiệp ngăn ngày Với phần lớn
diện tích vùng đồng bằng với thổ nhưỡng đặc trưng của vùng đồng bằng sông
Hồng, Hải Dương có thể đa dạng hoá và phát triển thế mạnh trong việc trông và chế biến nhiều loại nông sản khác nhau, bên cạch đó có thể xem xét và trồng một số loại cây công nghiệp khác
©_ Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn
Hải Dương nằm trong vùng nhiệt đới khí hậu gió mùa, nóng âm, được
chia thành 4 mùa rõ rệt Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23°C, thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1100-1800mm Tuy nhiên lượng mưa phân bố không đều, tập trung vào tháng 6, 7, 8 dễ gây úng lụt, ảnh hưởng không tốt đến vận tải, dân sinh và sản xuất Độ âm không khí trung bình cao từ 78-87%, các tháng có độ â ẩm cao nhất là tháng 3 và tháng 4 lên tới 89
Trang 6- 02% Đặc biệt, về mùa đông mưa nhỏ rất thuận lợi cho việc phát triển cây rau mầu thực phẩm, nhất là rau xuất khẩu
e Tai nguyén khang san
Hải Dương không phải là tỉnh có nhiều loại tài nguyên khoáng sản, nhưng lại có một sô loại khoáng sản có trữ lượng lớn, chất lượng tốt, có giá trị kinh tế
cao, là nguyên liệu đầu vào để sản xuất các loại vật liệu xây dựng như: Đá vôi;
cao lanh, sét chịu lửa Ngoài ra còn có một số nguyên vật liệu khác như: đá, cát, sỏi, than bùn, đất sét, bô xít, thuỷ ngân Đây là nguôn tài nguyên lớn phục
vụ công nghiệp vật liệu xây dựng Các tài nguyên như: đá vôi, xi măng, đất sét, than đá, cao lanh tập trung chủ yêu ở khu vực Đông Bắc của tỉnh
Với các điều kiện như trên, Hải Dương trong tương lai sẽ hội đủ các yếu
tố để có thê xây dựng và phát triển một hệ thống giao thông hiện đại, đồng bộ
nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hoá, hành khách ngày càng tăng, qua đó
phục vụ tốt cho quá trình phát triển kinh tế, đưa Hải Dương thành một trong các
tỉnh phát triển của vùng KTTĐ phía bắc
1.1.2 Hiện trạng kinh tế - xã hội
Dân số toàn tỉnh theo số liệu tổng điều tra dân số 01/4/2009 là 1.703.492
người, trong đó dân số đô thị là 324.930 người, chiếm 19,1%, dân số nông thôn
là 1.378.562 người, chiếm 80,9%, tỷ lệ tăng dân số là 0,3% Ước tính dân số
năm 2010 toàn tỉnh có 1.715.989 người, trong đó dân số thành thị là 374.429
người, chiếm 21,8%, dân số nông thôn 1.341.560 người, chiếm 78,2% Tốc độ
tăng dân số dân số bình quân trong giai đoạn 2000 - 2010 của toàn tỉnh là 0,3%/nam
Lực lượng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2010 là
971.600 người, trong đó lao động nông lâm thuỷ sản chiếm 54,5%; công nghiệp
xây dựng chiếm 27,3%; dịch vụ chiếm 18,2%
Lao động có việc làm hiện đang làm việc tại các ngành trong nên kinh tế
quốc dân tăng khá, song cơ cấu còn chưa hợp lý Số lao động làm việc tại các
ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ đã có bước tăng trưởng nhanh Tuy
nhiên, tỷ lệ này vân còn khá khiêm tốn, tỷ lệ lao động ở khu vực nông thôn van còn khá cao khoảng 60% Nguồn lao động làm việc trong các ngành kinh tế
hàng năm tuy có tăng Tuy nhiên, tỷ lệ lao động qua đào tạo mới đạt khoảng 40%
s_ Hiện trạng phát triển kinh tế
Trang 7Cùng với sự tăng trưởng của kinh tế cả nước, kinh tế Hải Dương đã có
bước tăng trưởng cao Tốc độ tăng trưởng GDP trong giai đoạn 2000 -2010 đạt 10,31% GDP theo giá trị hiện hành năm 2000 là 6.175 tỷ đồng, năm 2010 là 30.732 tỷ đồng
Cơ cấu kinh tế của Hải Dương trong những năm qua có sự chuyền biến tích cực theo hướng tỷ trọng ngành nông, lâm, thuỷ sản giảm dần và tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ Nêu như năm 2000 ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm tỷ trọng 34,8% thì năm 2010 ngành này chỉ còn chiếm 23%, năm 2000 ngành công nghiệp xây dựng có tỷ trọng 37,20%, năm
2010 tỷ trọng ngành này 45,28 %, ngành dịch vụ năm 2000 có tỷ trọng 28% năm 2010 là 31,73%
Nông, lâm, thuỷ sản:
Giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản có mức tăng trưởng 3,45% trong
giai đoạn 2000 -2010 với giá trị năm 2000 là 2.943.217 triệu đồng, năm 2010 là
4.133.000 triệu đồng Trong ngành nông, lâm, thuỷ sản thì ngành thuỷ sản có
tốc độ tăng trưởng mạnh nhất với tốc độ tăng trưởng bình quân 11,75%, tiếp đó
là ngành nông nghiệp với tốc độ 2,85% cuối cùng ngành lâm nghiệp có tốc độ
tăng trưởng 0,78%
Trong ngành nông, lâm,thuỷ sản tỷ trọng của ngành nông nghiệp vẫn chiếm vai trò chủ đạo, tỷ trọng lĩnh vực này thường xuyên chiếm hơn 90%, khu vực lâm nghiệp có tỷ trọng khá thấp chiếm chưa tới 1% trong tông số, lĩnh vực thuỷ sản tỷ trọng thay đối theo hướng tăng dần tuy nhiên, tỷ trọng mới đạt
khoảng 10% Các sản phẩm nông, lâm nghiệp thuỷ sản của tỉnh chủ yếu vẫn là
lúa, rau đậu, cây ăn quả, gia cầm, gia súc như: trâu, bò, lợn, gà
Công nghiệp
Công nghiệp đóng vai trò rất quan trọng đối với việc phát triển kinh tế
mỗi địa phương Trong những năm gân đây việc phát triển công nghiệp của Hải
Dương đã có những bước tiến lớn Hiện tại, đã có nhiều khu công nghiệp phát
triên với quy mô vừa và lớn trên địa bàn tỉnh
Công nghiệp trong giai đoạn qua có bước tăng trưởng vượt bậc, tốc độ
tăng trưởng thời kỳ 2000 - 2010 đạt 17,92% năm Đóng góp vào sự tăng trưởng
mạnh mẽ này, khu vực kinh tế ngoài nhà nước và khu vực vực kinh tế có vốn
đầu tư nước ngoài có vị trí và ý nghĩa rất lớn Tốc độ tăng trưởng của khối kinh
tế ngoài nhà nước là 23,02%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 34,74%
Bên cạnh sự tăng trưởng mạnh của hai khu vực trên khu vực kinh tế nhà nước
tốc độ tăng trưởng còn chậm (đặc biệt tại bộ phận kinh tế địa phương còn tăng
trưởng âm - 4,87%)
Các sản phẩm công nghiệp trên địa bàn tỉnh tương đối phong phú và đa
dạng, các sản phẩm này thuộc ba nhóm ngành chính: công nghiệp khai thác
như: Khai thác đá, khai thác các loại mỏ; ngành công nghiệp chế biến như: sản
Trang 8xuất thực phẩm và đồ uống, dệt, sản xuất trang phục, chế biến gỗ công nghiệp
sản xuất và phân phối điện, nước,
Thương mại, Dịch vụ
Sự phát triển của nền kinh tế thị trường cùng với nhiều chính sách mới
trong lĩnh vực thương mại được ban hành đã làm cho thị trường Hải Dương có
nhiều thay đổi, hàng hoá đa dạng và phong phú Tổng mức lưu chuyên hàng hoá
bán lẻ trên địa bàn tỉnh liên tục tăng Tốc độ tăng trưởng trong thời kỳ 2000 -
2010 đạt 16,14%
Cùng với sự phát triển KTXH hoạt động thương mại của tỉnh nói chung
và tong mức lưu chuyền hàng hoá nói riêng trên địa bàn tỉnh không ngừng phát triển cả về quy mô, khối lượng lẫn giá trị Với sự ra đời của nhiều chính sách khuyến khích phát triển nên cơ cấu lưu chuyển hàng hoá trong thời gian vừa qua có sự dịch chuyển đáng kể Tỷ trọng kinh tê từ khu vực ngoài nhà nước ngày càng chiếm một tỷ trọng lớn và có tốc độ phát triển khá cao, trong khi đó kinh tế từ khu vực nhà nước tuy có tăng nhưng với tốc độ thấp hơn
Nếu phân theo cơ cấu hiện tại, trong tổng mức bán lẻ và doanh thu trên
địa bàn tỉnh thì khu vực thương mại chiếm tỷ trọng chủ yếu với 83%, khu vực khách sạn, nhà hàng chiếm 8% còn lại khu vực du lịch, dịch vụ chiếm 9%
Xuất, nhập khẩu
Hoạt động xuất nhập khẩu của tỉnh trong những năm qua có nhiều thuận lợi và thời cơ mới, trong những năm trở lại đây quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước trên thế giới và khu vực ngày càng mở rộng Nhà nước ta có nhiều chính sách khuyến khích xuất nhập khẩu, nhất là về xuất khẩu như: Tín dụng hỗ trợ xuất nhập khẩu, về kim ngạch xuất nhập khẩu, về thanh toán ngân
hàng nên xuất nhập khẩu của Hải Dương đã thu được một số thành tựu nhất
định Xuất khâu của Hải Dương năm 2000 đạt 45.325 nghìn USD thì năm 2010
con số này ước đạt 1.030.000 nghìn USD tốc độ tăng trưởng giai đoạn này đạt
36,66% Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là : da, giày, quần áo, bánh kẹo, hoá
chất,
Du lịch:
Hải Dương là địa phương có rất nhiều thế mạnh về du lịch Với các danh lam thắng cảnh nổi tiếng, các làng nghề truyền thống và các lễ hội đã tạo ra
nét đa dạng và hấp dẫn của du lịch Hải Dương
Hoạt động du lịch trong những năm vừa qua trên địa bàn có tốc độ phát
triển mạnh, điều này đã có tác động rất lớn đến hoạt động KTXH của Hải
Dương, lượng khách du lịch hàng năm đến với Hải Dương ngày càng tăng không những làm tăng thêm mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ, mà còn làm tăng
khả năng xuất khâu hàng hoá tại chỗ đối với các du khách nước ngoài
Trang 9Tuy doanh thu từ hoạt động du lịch còn khiêm tốn, song tốc độ của ngành
này tăng trưởng rất cao Trong giai đoạn 2000 -2010 tốc độ tăng trưởng đạt 94%
với giá trị năm 2010 ước đạt 930.000 triệu đồng
Lượng khách du lịch Hải Dương cũng có mức tăng khá với 18% giai
đoạn 2000-2010 (đặc biệt đối với khách quốc tế, tốc độ tăng trưởng ước đạt
37%)
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong giai đoạn qua, ngành du lịch vẫn còn có những tồn tại, hạn chế cần khắc phục như: Tốc độ phát triển còn
chưa tương xứng với các tiềm năng, hiệu quả kinh tế mang đến từ các hoạt động
chưa lớn, chưa tạo ra được các sản phẩm du lịch có chất lượng cao, chưa tạo ra được các tour du lịch khép kín Tính vụ mùa trong hoạt động du lịch vẫn tồn tại, các dịch vụ, sản phẩm du lịch chưa cao, chưa có khả năng thu hút khách du lịch
ở lại dài ngày
1.1 Hiện trạng giao thông vận tải
1.2.1 Tổng quan về hệ thông giao thông vận tải của tính
Hải Dương là một tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi, có nhiều tuyến giao thông quan trọng chạy qua như Quốc lộ 5, QL18, QL10, QL37, QL38, đường Cao tốc
Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Hạ Long - Móng Cái (quy hoạch), đường sắt Hà
Nội - Hải Phòng, đường sat Kép — Hạ Long, có nhiều tuyến sông trung ương
chạy qua, đây là điều kiện thuận lợi để Hải Dương có thể giao lưu và trao đôi
thuận lợi với Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh là các tỉnh phát triển kinh tế của
khu vực trọng điểm Bắc Bộ và cả nước
Mạng lưới giao thông được phân bố tương đối hợp lý trên địa bàn tỉnh, có
3 phương thức vận tải là đường bộ, đường thuỷ nội địa và đường sắt rất thuận
tiện cho việc lưu thông hàng hoá và hành khách trong và ngoài tỉnh
Mạng lưới đường bộ bao gồm quốc lộ, đường tỉnh, đường đô thị và đường
giao thông nông thôn Tổng cộng chiều dài đường hiện có khoảng 9332 km Mạng lưới sông ngòi phong phú là ưu thế của GTVT thuỷ tỉnh Hải Dương Trong tỉnh có 12 tuyến sông do Trung ương quản lý dài 274,5 km gồm những sông lớn như: Sông Luộc, sông Thái Bình, sông Kinh Thây tạo điều
kiện cho Hải Dương tiếp cận với các tỉnh phía bắc và lưu thông với đường biên Sông địa phương đang quản lý có 6 tuyến dài 122 Km
1.2.2 Hiện trạng kết cầu hạ tầng giao thông trong tỉnh
1.2.2.1 Hiện trạng mạng lưới giao thông đường bộ
Mạng lưới giao thông đường bộ bao gồm các quốc lộ, đường tỉnh, đường
huyện, đường đô thị và đường GTNT được phân bố tương đối hợp lý trên địa bàn với tổng số khoảng 9332 km; trong đó: quốc lộ có 5 tuyến dài 143,6km,
đường tỉnh có 17 tuyến dài 381,06km, đường đô thị có 275 tuyến dài 192,73km;
đường huyện có 110 tuyến dài 432,48 km, đường xã có tổng chiều dài 1353,28
Trang 10km; ngoài ra còn khoảng 6829,21 km đường thôn, xóm, đường trên đê và đường
ra đông
Biểu đồ tỷ lệ phần trăm về số km đường bộ toàn tỉnh
tỉnh 4,1%
Đường
Mã 4.6%
(1) Hiện trạng hệ thông Quốc lộ
Trên địa bàn tỉnh Hải Dương có 5 tuyến quốc lộ chạy qua với tổng chiều dài 143,6km, trong đó có 121,5 km mặt đường bê tông nhựa, 2,3 km mặt đường
bê tông xi măng và 19,8 km mặt đường đá dăm Trong sô 5 tuyến quốc lộ có 5
tuyến do Trung ương quản lý: QL5, QL10, QL37, QL18 và QL38; chỉ có 1 đoạn tuyến QL37 (khoảng 30,2 km), Trung ương uỷ thác cho tỉnh quản lý
So với vùng Đồng Bằng Sông Hồng và cả nước, mật độ đường quốc
lộ/diện tích (100 km2) của Hải Dương cao hơn mức trung bình của vùng Mật
độ đường quốc 1ộ/1000 đân số của Hải Hương cũng cao hơn bình quân vùng
ĐBSH nhưng lại thấp hơn bình quân chung của cả nước
1 Quốc lộ 5
Quốc lộ 5 chạy cắt ngang qua tỉnh Hải Dương từ phía Tây sang phía
Đông, trên địa phận tỉnh Hải Dương, tuyến QL5 xuất phát từ Hưng Thịnh (Km
33+720) - giáp ranh giữa Hưng Yên và Hải Dương đến Kim Lương (Km77+830) - giáp ranh giữa Hải Phòng và Hai Duong, dai 44,1km ; QL5 1a tuyến đường quan trọng, đóng vai trò chiên lược trong vùng trọng điểm Bắc Bộ,
nôi thủ đô Hà Nội với các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng; trên địa phận tỉnh, tuyến đi qua nhiều khu trung tâm và khu dân cư đông đúc, đặc biệt là trung
tâm (thị trấn) các huyện Cảm Giàng, thành phó Hải Dương và Kim Thành Tuyến cắt qua nhiều quốc lộ và đường tỉnh: QL38, QL37, ĐT394, ĐT391,
DT399, DT390, DT390B, DT389 va DT388
Sở GTVT Hải Dương - Viện Chiến lược và Phát triển GTVT (TDSD 10
Trang 11Tình trạng kỹ thuật: Đoạn tuyến qua địa bàn tỉnh Hải Dương đạt tiêu chuẩn đường cấp I, một số đoạn qua trung tâm thị trấn có tiêu chuẩn đường đô thị; kết cấu mặt đường BTN; riêng đoạn đường gom QL5 đạt tiêu chuân đường cấp V, mặt đường BTN
Cầu cống: Trên tuyến QL5, cầu cống được thiết kế vĩnh cửu, tải trọng lớn (H30-
XB80) theo đúng cấp hang kỹ thuật tuyến đường
Khả năng thông qua: Tuyến đường đảm bảo thông xe quanh năm, cầu cống có
tải trọng lớn đảm bảo cho tất cả các loại xe thông dụng đi qua, lưu lượng thông
xe trên 55.612 xcqđ/ ngày đêm
2 Quốc lộ 18
Quốc lộ 18 qua địa phận tỉnh Hải Dương bắt đầu từ Phả Lại (Km26+433) - giáp ranh giữa Bắc Ninh và Hải Dương, qua thị trấn Sao Đỏ đến Hoàng Tiến
(Km46+300) - giáp ranh Hải Dương và Quảng Ninh, dài 19,ð/km QL18 cũng
là một trục quan trọng chạy song song với QL5 về phía Bắc; tuyến giao cắt với
các quốc lộ và đường tỉnh: QL37, ĐT398, ĐT398B
Địa hình: Nói chung, tuyến chạy qua vùng địa hình đồng bằng, nhiều đoạn qua
khu dân cư đông đúc, đặc biệt là đoạn qua thị xã Chí Linh
Tình trạng kỹ thuật: Đoạn quốc lộ 18 qua địa phận tỉnh Hải Dương đạt các cấp
kỹ thuật II, III - đồng bằng, mặt đường bê tông nhựa, có một đoạn ngắn có kết
câu mặt đường bê tông xi măng, chất lượng đường ở mức trung bình — xấu, có những đoạn rất xấu
Cầu cống: Trên tuyến QL18, cầu cống được thiết kế theo tiêu chuan H30-XB80,
đảm bảo lưu thông an toàn
Năng lực thông qua: Tuyến thông xe quanh năm, lưu lượng xe thông qua khoảng
trên 10.839 xcgđ/ ngày đêm
3 Quốc lộ 37
Quốc lộ 37 là tuyến quốc lộ thuộc vành đai II — biên giới, trên địa phận tỉnh Hải Dương, tuyến bắt đầu từ bến phà Chanh (Km30+087) - giáp ranh giữa
Hải Dương và Hải Phòng, tuyến đi qua thị trấn Ninh Giang, ngược lên phía Bắc
qua thị tran Gia Lộc rồi đi chung QL5, qua thị trấn Nam Sách, cắt qua QL18 tới
câu Trung Quê (Km95+180) - giáp ranh Hải Dương và Bắc Giang; tong chiéu
dai tuyén trén dia phan tinh Hai Duong 1a 64,8km Tuyén QL37 là tuyến đường
quan trọng trong phát triển KTXH cũng như đảm bảo an ninh quốc phòng, tuyến
là giao cắt với các quốc lộ và đường tỉnh: QL5, QL18, ĐT391, ĐT396, ĐT392, DT393, DT395, DT399, DT390, DT398
Địa hình: Toàn tuyến đi qua vùng đồng bằng, một số thị trấn tập trung đông dân
cư hai bên đường
Tình trạng kỹ thuật: Toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III - đồng bằng, mặt đường bê tông nhựa và đá nhựa, chất lượng đường nói chung ở mức tốt và trung bình
Trang 12
Năng lực thông qua: Tuyến thông xe quanh năm, hệ thống cầu, cống tốt, bảo đảm tải trọng xe 13 - 18 tan qua lại an toàn Lưu lượng xe thông qua khoảng
714-1500-3000 xcqd/ ngay đêm từng đoạn
4 Quốc lộ 38
Trên địa phan tinh Hai Duong, QL38 bat dau tt: Cam Hung (Km22+465)
đi xuống phía Nam, cắt qua QLS đi tới thị trấn Kẻ Sặt — huyén Binh Giang dén
địa phận xã Thúc Kháng (Km36+275 - giáp ranh giữa Hải Dương và Hưng
Yên); Tuyến QL38 giao cắt với các quốc lộ và đường tỉnh: QL5, ĐT392, tổng chiều dài 13,81km
Địa hình: Toàn tuyến chạy qua vùng đồng bằng, đặc biệt tuyến chạy qua thị trấn
Kẻ Sặt, dân cư đông đúc hai bên đường
Tình trạng kỹ thuật: Tuyến đường chủ yếu đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, chỉ có một đoạn ngắn (1,9km) đường đạt tiêu chuẩn cấp III; kết cầu mặt đường bê tông
nhựa; chất lượng đường nói chung ở mức tốt và trung bình
Năng lực thông qua: Tuyến thông xe quanh năm, hệ thống cầu, cống tốt, bảo
đảm tải trọng xe 13 - 18 tấn qua lại an toàn
ã Quốc lộ 10
Trên địa phận tỉnh Hải Dương, QL10 đi qua một đoạn rất ngắn khoảng
1km, thuộc địa phận Quý Cao - xã Nguyên Giáp, trong đó có cầu Quý Cao vượt sông Luộc, huyện Tứ Kỳ (Km43+000 — Km44+000 Đoạn tuyến đạt tiêu chuân
cap III - đồng bằng, mặt đường bê tông nhựa Lưu lượng xe thông qua khoảng
2825 xcqđ/ ngày đêm
(2) Hiện trạng và đánh giá hệ thông đường tính
Hiện tại, Hải Dương có 17 tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài 381,06km;
trong đó có 92,06km mặt đường bê tông nhựa; 272,15 km mặt đường đá dăm
láng nhựa; 7,44km mặt đường bê tông xi măng; 6,2 km mặt đường cấp phối và
Trang 13
1 Đường tỉnh 388
Tuyến DT388, bắt đầu từ thị trấn Mạo Khê, Đông Triều, Quảng Ninh
(điểm giao với QL18) đi theo hướng Tây — Nam, qua Phú Thứ, Hiệp Sơn huyện
Kinh Môn, cắt qua QL5 đi vòng theo hướng Đông —- Nam về Tam Kỳ đi sang thành phố Hải Phòng, kết thúc tại điểm giao với QL10 tại Ngọ Dương, An Hải,
Hải Phòng; tuyến đi qua các huyện Đông Triều (tỉnh Quảng Ninh), Kinh Môn,
Kim Thành (Hải Dương) và An Hải Hải Phòng, với tổng chiều đài 31,3km (trên địa bàn tỉnh Hải Dương 30 Km) Đường tỉnh 388 cắt qua các quốc lộ, đường tỉnh: QL5, ĐT389, ĐT389B
- Đoạn Cầu Đá Vách - An Thái qua khu vực đồi núi thấp thuộc các xã của
huyện Kinh Môn, dân cư đông đúc có các thị trấn Minh Tân, Phú Thứ, An Lưu
và Phú Thái Có các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác khoáng sản
như: Xi măng Hoàng Thạch, Xi măng Phúc Sơn, Xi măng Trung Hải, Công ty Khai thác Khoáng sản Hải Dương, các nhà máy sản xuất xi măng lò đứng công
suất nhỏ
- Đoạn An Thái - Ngọ Dương qua khu vực đồng bằng, thuộc các xã của huyện Kim Thành, dân cư đông đúc xen kẽ ruộng sản xuất nông nghiệp Có thị
tran Phú Thái và các xã Kim Đính, Đồng Gia
- Đoạn Ngọ Dương - Quốc lộ 10 thuộc huyện An Hải - Hải Phòng qua khu vực đồng bằng dân cư xen kẽ ruộng sản xuất nông nghiệp
- Đoạn Cầu Đá Vách - ngã ba An Thái được xây dựng mới có chiều dài 12,64 Km theo tiêu chuẩn đường cấp III: Nền đường rộng 12m, mặt đường 9m;
mặt đường thảm bê tông nhựa Riêng đoạn từ Km3 - Km5 do Công ty XM
Hoàng Thạch đầu tư xây dựng qua thị trấn Phú Thứ mặt đường bằng BTXM dầy
25cm; móng đường bằng cấp phối đá dăm
- Đoạn từ ngã ba An Thái đến QL5 dai 2 Km (1,7 Km đường và cầu An
Thái dài 300m) được đầu tư xây dựng lần 1 hoàn thành năm 2000 theo tiêu chuẩn đường cấp II và được cải tạo nâng cấp hoàn chỉnh năm 2008 Nền đường
12m, mặt đường 7m, mặt đường thảm bê tông nhựa
- Đoạn từ An Thái - Ngọ Dương: được xây dựng phân kỳ từ 1998 - 2006
chủ yếu với tiêu chuẩn đường cấp IV châm chước: Nên đường rộng 7,5m; mặt
đường 5,5m; mặt đường đá dăm nhựa Riêng đoạn qua thị trân Phú Thái được
xây dựng mở rộng mặt đường rộng 10,5 m có vỉa hè hai bên, trải thảm bê tông nhựa Chất lượng toàn tuyên cơ bản còn tốt, một số đoạn xuất hiện lún, rạn nứt
nhỏ không ảnh hưởng nhiều đến công tác bảo đảm ATGT Kết cấu mặt đường
đoạn này chủ yếu là đá dăm thắm nhập nhựa
- Đoạn Ngọ Dương - Quốc lộ 10: Nền đường rộng 7m, mặt đường 5m được đầu tư cải tạo nâng cấp năm 2003, chất lượng kỹ thuật tốt
Trang 14Cầu cống: Trên tuyến có 5 cầu/ 1730m
Năng lực thông qua: Đường thông xe quanh năm, cầu cống đảm bảo xe H13-30
tân qua lại an toàn; lưu lượng xe thông qua khoảng trên 3315 xcqđ/ngày đêm
2 Đường tỉnh 382
Đường tỉnh 389 xuất phát từ điểm giao QL5 tại thị trấn Lai Khê, Kim Thành, Hải Dương đi vòng lên phía Bắc đến Thất Hùng thì quay ngược lại hướng Nam cắt ĐT388 tại thị trấn An Lưu - Kinh Môn, kết thúc giao với
ĐT388 Tuyến đi qua địa phận các huyện Kim Thành, Kinh Môn, với tổng chiều
dài 26,4km
- Đoạn Lai Khê - Bến Tuần Mây: đầu tuyến từ QL5 đến bến phà Tuần
May dai 2Km qua thị trấn Lai Khê thuộc huyện Kim Thành dân cư hai bên đông
đúc, hình thành dãy phố; đoạn này phải vượt sông Kinh Môn bằng bến phà Tuần
May
Đoạn từ bến Tuần Mây đến bến Phà Triều qua khu vực địa hành đồng ruộng xen kẽ khu dân cư và một số đồi núi như: núi Vũ, núi Sâu ngoài ra còn
có các nhà máy, xí nghiệp nhỏ, trường học, doanh trại quân đội
Điểm bến Phà Triều thuộc xã Thất Hùng huyện Kinh Môn đi thắng qua
phà sang Quảng Ninh (Phà Triều do tỉnh Quảng Ninh quản lý) Khu vực này dân
cư đông đúc, hình thành dãy phố hai bên
- Đoạn từ Phà Triều đến Hiệp Thượng chủ yếu qua khu vực đồng ruộng,
dân cư thưa thớt Bên phải tuyến là dãy núi An Phụ (có các di tích Đền Cao, tượng đài Trần Hưng Đạo); bên trái tuyến là sông Kinh Thầy
- Đoạn từ Ngã ba Hiệp Thượng đến hết Thị trấn Kinh Môn qua khu vực
dân cư đông đúc hình thành dẫy phố hai bên; trong đoạn này tuyến vượt qua dốc
đèo ngựa núi An Lưu thuộc thị trần Kinh Môn
Tình trạng kỹ thuật tuyến:
Kết cấu mặt đường toàn tuyến chủ yếu là đá đăm thấm nhập nhựa dầy
trung bình 12 - 15cm; móng đường bằng cấp phối dầy trung bình 25 - 30cm
Chất lượng nhìn chung còn tốt; những đoạn bị hư hỏng hiện đang được đầu tư
cải tạo nâng cấp với tiêu chuẩn đường cấp IV, mặt trải đá dăm TNN, móng bằng
cấp phối đá dăm
Trên tuyến còn 2 cầu An Lưu 1 và An Lưu 2 đang xây dựng với tải trọng
H30-XB80, rộng 9m, còn lại chủ yếu là những cầu bản nhỏ có khẩu độ từ 3 -
5m; được xây dựng từ những năm 90, tải trọng thiết kế chủ yếu là H13-X60;
trên tuyến có bến phà Tuần Mây Km1+500; ngoài ra tại Km14+300 có bến Phà
Triều sang Quảng Ninh
Cầu cống: Trên tuyến có 6 cầu/ 57,44md
Trang 15Năng lực thông qua: Toàn tuyến nhìn chung thông xe quanh năm; lưu lượng xe
thông qua khoảng trên 1455 xcqd/ ngày đêm
3 Đường tỉnh 389B
Đường tỉnh 389B gần như tuyến nhánh của ĐT389, bắt đầu từ điểm giao
DT388 tại Thị trân Kinh Môn đi theo hướng Tây và kết thúc giao với ĐT389 tại
xã Phúc Thành - Kinh Môn, Hải Dương Tuyên năm hoàn toàn trong huyện Kinh Môn, với tông chiêu dài 13,81km Tuyên cắt qua các đường tỉnh 388 và
389
Địa hình tuyến: Tuyến chạy trong vùng đồng bằng và qua một số khu vực trung tâm xã, dân cư tập trung đông đúc
Tình trạng kỹ thuật tuyến:
._ Kết cầu mặt đường toàn tuyến chủ yếu là đá dăm thắm nhập nhựa, đạt tiêu
chuân đường câp IV, chât lượng đường ở mức trung bình
Cầu cống: cầu cống đảm bảo lưu thông an toàn
Khả năng thông qua: Tuyến thông xe quanh năm, lưu lượng xe thông qua khoảng trên 987 xcqđ/ngày đêm
4 Đường tỉnh 320
Đường tỉnh 390, bắt đầu từ chân đê bến Nấu Khê, Nam Sách, Hải Dương,
tuyến đi xuông phía Nam đi qua thị tran Nam Sách, rôi cắt qua QL5, tuyến tiếp
tục đi vòng xuống phía Đông — Nam, qua thị trấn Thanh Hà và kết thúc tại pha
Quang Thanh, Thanh Hà, Hải Dương Tuyến đi qua các huyện, thành phố: Nam
Sách, TP Hải Dương, Thanh Hà, với tổng chiều dài 38,9km
DT390 cat qua các quốc lộ, đường tỉnh: QL5, ĐT390B
Địa hình tuyến:
- Đoạn Nấu Khê - Ngã Ba Chè: Đây là một đoạn thuộc tuyến đường quốc
lộ 17A cũ; bắt đầu từ chân đê bến đò Nấu Khê thuộc xã Nam Hưng huyện Nam
Sách; đoạn tuyến qua khu vực chủ yếu là đồng ruộng, xen kẽ dân cư, trường
học Đoạn nằm trong thị trấn Nam Sách hai bên dân cư đông đúc hình thành dãy
phố (đoạn này dài khoảng 1,5 Km)
- Đoạn Ngã Ba Chè - QL5: địa hình đoạn nằm trong thị trấn qua khu vực
dân cư đông đúc hình thành dãy phố hai bên; đoạn từ bến Hàn đến QL5 đi song
song với đê sông Thái Bình, phía bên trái là đồng ruộng xen kẽ dân cư
- Đoạn QL5 - Trường Hàng Giang: địa hình hai bên chủ yếu là đồng
ruộng xen kẽ dân cư
- Đoạn Trường Hàng Giang - Thị trấn Thanh Hà: địa hình qua các khu dân cư xen lẫn đồng ruộng, mương thủy lợi và ao hồ Các khu dân cư bám sát
Trang 16đường không bảo đảm bề rộng hành lang ATĐB Đoạn nằm trong thị tran dân
cư đông đúc hình thành dãy phô hai bên
- Đoạn Thi tran Thanh Ha - Cầu Hợp Thanh: đoạn này chủ yếu qua khu
vực cánh đồng xen kẽ một số khu dân cư Các khu dân cư bám sát đường không
bảo đảm bề rộng hành lang ATĐB Hiện đang xây dựng cầu Hợp Thanh
- Đoạn Cầu Hợp Thanh - Phà Quang Thanh: đi qua 6 xã khu đảo của
huyện Thanh Hà; địa hình chủ yếu là đồng ruộng xen lẫn dân cư, mương thủy lợi và ao hồ nhỏ
Tình trạng kỹ thuật tuyến:
Kết cấu mặt đường toàn tuyến chủ yếu là đá dăm thấm nhập nhựa dầy
trung bình 12 - 15cm; móng đường băng câp phôi dây trung bình 25 - 30cm Chât lượng ở mức trung bình;
Một số đoạn qua thị tran Nam Sách, thị trấn Thanh Hà mặt đường được
mở rộng 12 - 14m, mặt đường thảm bê tông nhựa
Cầu cống: Toàn tuyến có 3 cầu/ 390m
Năng lực thông qua: Tuyến đường thông xe quanh năm; lưu lượng xe thông qua
khoảng 1074 — 2561 xcgđ/ ngày đêm, tùy đoạn
5 Đường tỉnh 320B
Đường tỉnh 390B là tuyến nối giữa QL5 và ĐT390, bắt đầu từ QL5 tại xã
Hồng Lạc, Thanh Hà và kết thúc giao với ĐT390 tại thị trấn Thanh Hà, Hải
Dương với tổng chiều đài 11km
Địa hình tuyến:
“Điểm đầu tuyến giao với QLŠ tại xã Hồng Lạc - Thanh Hà , giáp đường đầu cầu Lai Vu (QL5), cắt qua đường sắt Hà Nội - Hải Phòng; đoạn đầu tuyến từ
Km0 - KmI đi trùng với đê sông Rạng Đoạn KmI-Km7 qua khu vực chủ yếu
là đồng ruộng xen kẽ các khu dân cư; đoạn Km7-Km9 qua khu vực đông dân cư
xen kẽ mương và ao hồ; đoạn Km9-Km10 qua khu vực ruộng trồng vải, cây ăn quả ngắn ngày; đoạn Km10-Km10+700, qua cầu Hương thuộc địa phận thị trấn Thanh Hà dân cư đông đúc hình thành dãy phố hai bên
Các đọan tuyến qua các khu dân cư hành lang ATĐB đều bị lấn chiếm,
xây dựng các công trình phụ tạm ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thoát nước mặt
đường Những đoạn có rãnh dọc thường bị bồi lắng và bịt kín các cửa thu nước Kết cấu mặt đường toàn tuyến chủ yếu là đá đăm thấm nhập nhựa dầy
trung bình 12 - 15cm; móng đường bằng cấp phối dầy trung bình 25 - 30cm
Đọan tuyến trên đê mặt đường BTXM chất lượng nhìn chung còn tốt; những
đoạn bị hư hỏng hiện đang được đầu tư cải tạo nâng cấp với tiêu chuẩn đường
Trang 17cấp IV, mặt trải đá dăm TNN, móng bằng cấp phối đá dăm Đoạn qua thi tran
Thanh Hà mặt đường được mở rộng 7,0 m thảm bê tông nhựa
Cầu cống: Toàn tuyến có 2 cầu/ 115 m
Khả năng thông qua: Tuyến thông xe quanh năm
6 Đường tỉnh 321
Đường tỉnh 391 chạy theo hướng Bắc - Nam, bắt đầu tại điểm giao QL5
tại Ngã tư bến Hàn - TP Hải Dương, tuyến đi xuống phía Nam, qua thị tran Tứ
Kỳ đến sát ranh giới giữa tỉnh Hải Dương và Hải Phòng, tuyến chuyển hướng đi
sang phía Tây và kết thúc tại điểm giao QL37 tại bến Chanh - thị trấn Ninh Giang, Hải Dương Tuyến đi qua địa phận các huyện: TP Hải Dương, Tứ Kỳ và
Ninh Giang, với tổng chiều dài 40km
Tuyến đường tỉnh 391 cắt qua các quốc lộ, đường tỉnh: QL5, QL37,
DT395, DT392
Dia hinh tuyén:
- Đoạn QL5 - Ngã tư Phúc Duyên: Đây là đoạn thuộc dia ban Thanh phố
Hải Dương, đoạn tuyến này còn có tên phố là Điện Biên Phủ và một phần phố
Lê Thanh Nghị; địa hình dân cư hai bên là dẫy phố ngoài ra tuyến phải qua điểm giao với đường sắt Hà Nội - Hải Phòng và ngã tư Máy Sứ có hệ thống đèn tín
hiệu
- Đoạn Ngã tư Phúc Duyên - Cống Câu: đoạn này cũng thuộc địa bàn
thành phố Hải Dương có tên phố là Yết Kiêu, dân cư hai bên đông đúc hình
thành dãy phố
- Đoạn Cống Câu - Quý Cao: thuộc địa bàn thành phố Hải Dương và huyện Tứ Kỳ, địa hình chủ yếu qua các khu dan cu, thi tir, thi tran xen kẽ đồng
ruộng, mương thủy lợi, ao hô, vườn tược ;có hai thị trấn: Thị trấn Tứ Kỳ và Thị
trấn Quý Cao, các thị tứ Ngã tư mắc, Mũ Các khu thị trấn, thị tứ dân cư đông
đúc hình thành các dãy phố hai bên tuyến
- Đoạn Quý Cao - Ninh Giang đi chung với đê tả Sông Luộc bên phải tuyến chủ yếu là đồng ruộng xen kẽ dân cư thưa thớt, mương thủy lợi dọc tuyến
và một số ao hồ nhỏ Bên trái tuyến là đê sông luộc có cao độ 2,5 - 3 m so với mặt đường
Nhìn chung toàn tuyến các đoạn qua khu vực dân cư hành lang đường bị lấn chiếm xây dựng công trình phụ, lều quán, trồng cây ảnh hưởng đến ATGT
và thoát nước công trình
Tình trạng kỹ thuật tuyến:
Đoạn từ QL5 — cầu Cất, mặt đường có bề rộng từ 12 - 14m được đầu tư
qua dự án Nâng cao hiệu quả khai thác QL5 từ năm 2000 và 2002, mặt đường
thảm bê tông AtFal Đoạn câu Cat - Ngã tư Phúc Duyên được cải tạo nang cap bảo đảm các tiêu chuẩn kỹ thuật theo dự án WB4, chất lượng cơ bản còn tốt
Trang 18“Đoạn từ Ngã tư Phúc Duyên đến Quý Cao được Bộ GTVT đầu tư cải tạo
nâg cấp toàn | tuyén năm 2005 theo dự án nâng cao hiệu quả khai thác QL10; quy
mô đường cấp IV mở rộng (nền 9m; mặt đường 7m) móng đường bằng cấp phôi
đá dăm, mặt đường thảm bê tông Atfal, các yêu câu kỹ thuật khác bảo đảm Đoạn từ Quý Cao - Ninh Giang được thảm bê tông nhựa toàn tuyến năm
2000 theo dự án nâng cao hiệu quả khai thác QL10, chất lượng kỹ thuật đến nay
cơ bản còn tốt
Cầu cống: Toàn tuyến có 6 cầu/ 340,37m dài, cầu cống các loại đảm bảo cho các phương tiện qua lại an toàn
Năng lực thông qua: Tuyến đường đảm bảo thông xe quanh năm; lưu lượng
khoảng 3821 xcqđ/ngày đêm
7 Đường tỉnh 322
Đường tỉnh 392 đi theo hướng vòng cung, bắt đầu tại điểm giao QL38 tại
thị trấn Kẻ Sặt, huyện Bình Giang, tuyến đi xuống phía Nam đến địa phận xã
Lam Sơn, huyện Thanh Miện (điểm giao với ĐT392B), tuyến đi vòng sang phía Đông giao với QL37 (tại xã Nghĩa An, huyện Ninh Giang), tuyến đi chung với
QL37 một đoạn khoảng Ikm rồi tách ra và kết thúc tại điểm giao ĐT391 tại thị
trấn Tứ Kỳ Tuyến đi qua các huyện Bình Giang, Thanh Miện, Gia Lộc, Ninh
Giang, Tứ Kỳ, với tổng chiều dài 37,63km
Đường tỉnh 392 cắt qua các quốc lộ, đường tỉnh: QL38, QL37, ĐT395,
DT394, DT393, DT392B, DT399, DT396B, DT391
Dia hinh tuyén:
- Địa hình Đoạn Sặt - Phủ đi qua khu dân cư xen ké déng ruộng, mương thủy lợi; đoạn nằm trong thị trấn Sặt dân cư đông đúc, hình thành dãy phố hai
bên; đoạn qua khu các cơ quan chuyên môn của huyện có đường gom dọc chạy song song và mương thủy lợi bên trái tuyến, bên phải là ruộng canh tác nông nghiệp Đoạn trong thị tứ Phủ dân cư đông đúc, hình thành dãy phố hai bên;
điểm trong thị trấn Sặt giao cắt với đường tỉnh 394 và 394B
- Đoạn Phủ - Chương địa hình dân cư xen lẫn ruộng canh tác, ao hô,
mương thủy lợi
- Đoạn Chương - Bóng: địa hình chủ yếu qua khu vực ruộng canh tác, xen
kẽ khu dân cư, tại ngã tư Bóng dân cư đông đúc hình thành dãy phố hai bên
- Đoạn Bóng - Cầu Ràm: địa hình chủ yếu qua khu vực ruộng canh tác
xen kẽ dân cư nhỏ, mương thủy lợi, ao hồ nhỏ Đoạn qua khu vực xã Vạn Phúc
đi chung với đê sông Mới, đoạn đi qua xã Nghĩa An đi chung với đê sông Cửu
An; ,bên trái là vườn tược, dân cư xen kẽ
- Đoạn cầu Ràm - Tứ Kỳ: đây là đoạn tuyến mở mới qua khu vực ruộng canh tác, địa hình bằng phẳng, đoạn đầu và cuối qua khu dân cư; đoạn trong thị
trấn Tứ kỳ qua khu vực các cơ quan huyện, trường học, bệnh viện, sân vận động
Trang 19Nhìn chung toàn tuyến các đoạn qua khu vực dân cư hành lang đường bị
lan chiếm xây dựng công trình phụ, lều quán, trồng cây ảnh hưởng đến ATGT
và thoát nước công trình
Tình trạng kỹ thuật tuyến:
- Địa hình Đoạn Sặt - Phủ: được cải tạo nâng cấp toàn bộ theo tiêu chuẩn
đường cấp III, nền đường rộng 12,0m; mặt đường IIm mặt đường thảm bê tông nhựa, móng đường bằng cấp phéi dé dim; chat lượng kỹ thuật tương đối tốt Hệ
thống cầu công bảo đảm tải trọng H30-XB80
- Đoạn Phủ - Chương: Đã được cải tạo nâng cấp đường cấp III, còn 01 km giao với đường cao tốc HN-HP (Km§-Km9) đang chờ đầu tư cùng với nút giao cao tốc
- Đoạn Chương - Bóng: đạt tiêu chuẩn đường cấp IV châm trước ; bề rộng nền đường 7,5m; mặt đường 5,5m; kết cấu mặt đường bằng đá dăm thắm nhập nhựa, móng đường bằng cấp phối Chất lượng đoạn này ở mức độ trung bình,
khả năng thông xe tốt
- Đoạn Bóng - Cầu Ràm: đạt tiêu chuẩn đường cấp IV châm trước ; bề
rộng nền đường 7,5m; mặt đường 5,5m; kết cấu mặt đường bằng đá dăm thấm
nhập nhựa, móng đường bằng cấp phối Chất lượng đoạn này ở mức độ trung
bình, khả năng thông xe tốt
- Đoạn cầu Ràm - Tứ Kỳ: Được đầu tư xây dựng mới năm 2003- 2004 đạt
tiêu chuẩn đường cấp IV nền đường 9m; mặt đường 6m; kết cấu mặt đường
bang dé dim thắm nhập nhựa, móng đường bằng cấp phối Chất lượng đoạn này
ở mức độ trung bình, khả năng thông xe tốt
Cầu cống: Toàn tuyến có 9 cầu/ 15§,45m dài; hệ thống cầu cống bảo đảm tải trọng H13-X60 (một số cầu cống bảo dam tai trong H30-XB80) dam bảo
phương tiện qua lại an toàn
Năng lực thông qua: Tuyến đường thông xe quanh năm, lưu lượng xe trung bình
khoảng 4130 xcqđ/ngày đêm
8 Đường tỉnh 392B
Đường tỉnh 392B đi theo hướng Bắc - Nam, bắt đầu tại điểm giao với
ĐI392 tại Ngã ba Chương, tuyến đi xuống phía Bắc qua thị tran Thanh Mién va
kết thúc tại Bến Trại - Tiền Phong - Thanh Miện Tuyến nằm hoàn toàn trong
huyện Thanh Miện, với tổng chiều dai 12,53km
Đường tỉnh 392B giao cắt với các đường tỉnh 392, 392C, 399, 396
Địa hình tuyến:
- Đoạn Chương - TT Thanh Miện địa hình bên phải qua khu dân cư đông
đúc hình thành dãy phô bên trái mương thủy nông chạy dọc theo tuyên
Trang 20
- Đoạn nằm trong thị trấn Thanh Miện (cầu Lê Bình - Ngã ba Thanh
Miện) và đoạn đi chung với đường tỉnh 399 (38B) tới ngã ba An Nghiệp qua khu vực các cơ quan huyện Thanh Miện dân cư hai bên đông đúc, nhiều cửa
hàng, siêu thị
- Đoạn từ ngã ba An Nghiệp đến hết tuyến qua khu vực địa hình đồng
ruộng xen kẽ dân cư, mương thủy lợi và ao hồ
Nhìn chung toàn tuyến các đoạn qua khu vực dân cư hành lang đường bị
lấn chiếm xây dựng công trình phụ, lều quán, trồng cây ảnh hưởng đến ATGT
và thoát nước công trình
Tình trạng kỹ thuật tuyến:
- Đoạn Chương đến Cầu Lê Bình được cải tạo năm 2004 mặt đường rộng 10m thảm bê tông nhựa, chat luong tot;
- Đoạn từ cầu Lê Bình đến Ngã ba An Nghiệp mặt đường rộng 10 - 14m
bằng đá dăm thắm nhập nhựa, chất lượng cơ bán còn tốt;
- Đoạn còn lại kết cầu mặt bằng đá dăm thắm nhập nhựa, xây dựng 5 - 10
năm, chất lượng trung bình, có đoạn chất lượng kém (Km3-Km4; ); đoạn cuối
tuyến Km11+500-Km12+700 đã được cải tạo nâng cấp
Cầu cống: Toàn tuyến có 4 cầu/ 35 m dài, tải trọng H10- H13 không thuận thuận tiện cho phương tiện cơ giới qua lại
Năng lực thông qua: Tuyến đường thông xe quanh năm, lưu lượng xe trung bình
khoảng 2142 xcqđ/ngày đêm
9 Đường tỉnh 392C
Tuyến đường tỉnh 392C gần như một tuyến nhánh đi theo hướng vòng cung, kết nối giữa hai đường tỉnh 393 và 392B; tuyến bắt đầu tại điểm giao ĐT392B - thị tran Thanh Miện, đi vòng về phía Tây tới xã Đoàn Kết thì vòng
ngược lên phía Bắc, kết thúc tại điểm giao với ĐT393 - Hồng Quang - Thanh
Miện Tuyến nằm hoàn toàn trong huyện Thanh Miện, với tổng chiều dài
10,5km
Địa hình tuyến: Tuyến đường tỉnh 392C nằm hoàn toàn trong vùng đồng bằng,
đi qua một sô khu dân cư đông (tập trung tại trung tâm các xã dọc tuyến)
Tinh trạng kỹ thuật tuyến: Toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, kết cầu mặt đường đá dăm nhựa
Cầu cống: Cấp tai trong dat H10-H13 không thuận tiện cho phương tiện cơ giới qua lại
Năng lực thông qua: Tuyến đường thông xe quanh năm, lưu lượng xe trung bình
khoảng 1210 xcqđ/ngày đêm
10 Đường tỉnh 393
Tuyến đường tỉnh 393, bắt đầu từ Chợ Cuối - thị trấn Gia Lộc, tuyến đi
theo hương Tây —- Nam tới câu Từ Ô - Thanh Miện (diém giáp ranh giữa tỉnh
Trang 21Hải Dương và Hưng Yên) Tuyến đi qua các huyện Gia Lộc, Thanh Miện, với
tổng chiều dài 20km
Đường tỉnh 393 giao cắt voi QL37 va cdc đường tỉnh 399, 392, 392C Địa hình tuyến:
- Đoạn Chợ Cuối - Cầu Gỗ dài 1Km thuộc địa phận thị trấn Gia Lộc, địa
hình hai bên là khu dân cư, khu các cơ quan chuyên môn của huyện; dân cư hình
thành các dãy phố đông đúc
- Đoạn từ cầu Gỗ đến cầu Đáy qua địa phận xã Phương Hưng và Lê Lợi địa hình bên trái chủ yếu dân cư xen kẽ ao hồ mương thủy lợi; bên phải là sông trung thủy nông
- Đoạn từ cầu Đáy đến ngã ba Chương qua khu vực đồng ruộng xen kẽ
dân cư, ao hồ
Nhìn chung toàn tuyến các đoạn qua khu vực dân cư hành lang đường bị
lan chiếm xây dựng công trình phụ, lều quán, trồng cây ảnh hưởng đến ATGT
và thoát nước công trình
Tình trạng kỹ thuật tuyến:
- Đoạn trong Thị trấn Gia Lộc: được cải tạo nâng cấp năm 2000 mặt
đường rộng 10,5 m + block vỉa hè hai bên; thảm bê tông nhựa
- Đoạn cầu Gỗ đến cầu Đáy qua địa phận xã Phương Hung và Lê Lợi
được đầu tư cải tạo năm 1999 - 2001 chất lượng hiện tại đã bắt đầu xuống cấp, chiều rộng mặt đường hẹp (3,5-4,5m);
- Đoạn Cầu Đáy đến ĐT392 mới được cải tạo nâng cấp chất lượng kỹ
thuật còn tốt, chiều rộng mặt đường 5,5 m;
- Đoạn từ ĐT392 đi cầu Từ Ô được cải tạo nâng cấp từ những năm 199§ -
2002, chất lượng hiện đa bắt đầu xuống cấp, xuất hiện rạn nứt, lún lõm cục bộ
Cầu cống: Toàn tuyến có 2 cầu/ 139m dài, thiết kế với tải trọng H13-X60, H30-
XB80, câu cống đảm bảo cho phương tiện cơ giới qua lại an toàn
Năng lực thông qua: Tuyến đường thông xe quanh năm, lưu lượng xe trung bình
khoảng 1678 xcqđ/ngày đêm
11 Đường tỉnh 394
Đường tỉnh 394 đi theo hướng vòng cung, bắt đầu tại Phú Lộc - Câm
Giang, tuyén di xuống phía Nam tới thị tran Cam Giang, tuyén đi vòng theo
hướng Tây - Nam và kết thúc tại Hà Chợ - Bình Giang (giáp ranh giữa hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên), phía tỉnh Hải Dương, tuyên tiếp tục đi một đoạn
khoảng 2km thì giao với QL38 Tuyên đi qua các huyện: Câm Giang, Binh
Giang, với tông chiêu đài 19,9 km
Đường tỉnh 394 cắt qua các quốc lộ, đường tỉnh: QL5, ĐT395, ĐT392
Địa hình tuyến:
Trang 22- Đoạn Phú Lộc - Lai Cách: Điểm đầu tuyến giao với đường huyện 5B tại
Phú Lộc, địa hình đoạn này chủ yếu đồng ruộng, bên phải là hệ thống mương
thủy lợi, ao hồ và dân cư; đoạn qua thị trấn Lai Cách dân cư đông đúc, tuyến vượt qua QL5 bằng cầu vượt được xây dựng theo dự án nâng cao hiệu quả khai
thác QL5 do TW đâu tư hoàn thành năm 2004
- Đoạn Lai Cách - Cậy: địa hình bên trái là mương trung thủy nông, bên
phải là đồng ruộng xen kẽ khu dân cư, trường học, nhà máy; đoạn trong thị tứ Cậy dân cư đông đúc hình thành dãy phố hai bên;
- Đoạn Cậy - Phủ: địa hình chủ yếu là dân cư xen kẽ một số đoạn ruộng
canh tác nông nghiệp; bên trái tuyến ngoài dãy nhà dân có hệ thống sông trung
thủy nông phục vụ sản xuất nông nghiệp; đoạn qua Phủ cũ dân cư đông đúc, đoạn này đi chung với ĐT.392 300m
- Đoạn Phủ - Hà Chợ: địa hình bên trái là sông trung thủy nông, bên phải chủ yếu là đồng ruộng xen kẽ các khu dân cư
Tình trạng kỹ thuật tuyến:
- Đoạn Phú Lộc - Lai Cách được cải tạo nâng cấp từ những năm 1998 -
2002, nền đường rộng 7,5m, mặt đường rộng 5,5m thấm nhập nhựa Hiện tại có những đoạn đã bắt đầu xuất hiện rạn nứt nhỏ, lún lõm Đoạn hai bên đầu cầu
vượt QL5 do TW đầu tư hoàn thành năm 2005 theo dự án nâng cao hiệu quả khai thác QL5; quy mô nền đường rộng 9m, mặt đường rộng 8 m thảm bê tông
nhựa
- Đoạn từ Lai Cách - đầu Cầu Cậy do TW đầu tư hoàn thành năm 2005
quy mô nền đường rộng 9m, mặt đường rộng 8 m thảm bê tông nhựa
- Đoạn Cậy - Phủ: đoạn này đang được đầu tư cải tạo nâng cấp theo tiêu chuẩn đường cấp IV nền đường rộng 9m, mặt đường 6m mặt đường thắm nhập
nhựa, hiện nay mặt đường đã bị xuống cấp (Km8-Km10), một số đoạn đã được
đầu tư cải tạo nâng cấp năm 2007-2009; đoạn trong Phủ cũ mặt đường rộng 7m + block vỉa hà hai bên và mặt đường được thảm bê tông nhựa
- Đoạn Phủ - Hà Chợ: được cải tạo nâng cấp từ những năm 1998 - 2002, nền đường rộng 7,5m, mặt đường rộng 5,5m thấm nhập nhựa; Hiện tại có những đoạn đã bắt đầu xuất hiện rạn nứt nhỏ, lún lõm
Cầu cống: Toàn tuyến có 4 cầu/ 288,65m dài, tải trọng thiết kế cầu cống H13-
X60, H30-XB80, dam bao cho các phương tiện giao thông qua lại an toàn
Khả năng thông qua: Tuyến đường đảm bảo thông xe quanh năm, lưu lượng trung bình đạt khoảng 3489 xcqd/ngd
12 Đường tỉnh 395
Đường tỉnh 395 đi theo hướng Đông - Tây, bắt đầu từ Ngọc Sơn - Tứ Kỳ
(diém giao với ĐT391), tuyên đi theo hướng Tây qua thị trân Gia Lộc và kêt