1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao hiệu quả quản lý nợ thuế tại cục thuế tỉnh điện biên

76 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng Cao Hiệu Quả Quản Lý Nợ Thuế Tại Cục Thuế Tỉnh Điện Biên
Trường học Trường Đại Học Điện Biên
Chuyên ngành Quản Lý Kinh Tế
Thể loại Luận Văn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Điện Biên
Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 606,5 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NỢ THUẾ (10)
    • 1.1. Những vấn đề cơ bản về nợ thuế (10)
      • 1.1.1. Khái niệm nợ thuế (10)
      • 1.1.2. Đặc điểm của nợ thuế (11)
      • 1.1.3. Phân loại nợ thuế (12)
    • 1.2. Quản lý nợ thuế (20)
      • 1.2.1. Khái niệm quản lý nợ thuế (20)
      • 1.2.2. Mục tiêu của quản lý nợ thuế (20)
      • 1.2.3. Yêu cầu của công tác quản lý nợ thuế (21)
      • 1.2.4. Quy trình quản lý nợ (22)
    • 1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ thuế (29)
      • 1.3.1. Nhóm yếu tố chủ quan (30)
      • 1.3.2. Nhóm yếu tố khách quan (31)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ THUẾ TẠI CỤC THUẾ TỈNH ĐIỆN BIÊN (33)
    • 2.1. Khái quát về Cục thuế tỉnh Điện Biên (33)
      • 2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ của Cục thuế tỉnh Điện Biên (33)
      • 1.2.2. Cơ cấu tổ chức của Cục thuế tỉnh Điện Biên (35)
      • 1.2.3. Kết quả hoạt động của Cục thuế tỉnh Điện Biên giai đoạn 2009 - 2013 (38)
    • 2.2. Thực trạng nợ thuế trên địa bàn tỉnh Điện Biên (41)
    • 2.3. Thực trạng quản lý nợ thuế của Cục thuế tỉnh Điện Biên (46)
      • 2.3.1. Lập kế hoạch thu nợ thuế (46)
      • 2.3.2. Thực hiện quản lý nợ và xử lý nợ (48)
      • 2.3.3. Kiểm soát thu nợ (51)
    • 3.1. Phương hướng thực hiện nâng cao hiệu quả quản lý nợ thuế tại Cục thuế tỉnh Điện Biên (57)
      • 3.1.1. Công tác quản lý nợ thuế phải được thực hiện trên cơ sở nâng cao hiệu lực quản lý thuế (57)
      • 3.1.2. Công tác quản lý nợ thuế phải gắn với hiệu quả công tác thuế nói chung (58)
      • 3.1.3. Quản lý nợ thuế phải tạo điều kiện thuận lợi để người nộp thuế phát triển sản xuất kinh doanh (58)
      • 3.1.4. Quản lý nợ thuế phải đảm bảo tăng thu ngân sách từ thuế nhưng vẫn phải đảm bảo lợi ích cho các tổ chức sản xuất kinh doanh trong xã hội (59)
    • 3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nợ thuế ở Cục thuế tỉnh Điện Biên (59)
      • 3.2.1. Giải pháp về lập kế hoạch thu nợ (59)
      • 3.2.2. Giải pháp thực hiện quản lý nợ và xử lý thu nợ thuế (63)
      • 3.2.3. Giải pháp về kiểm soát nợ thuế (64)
    • 3.3. Các điều kiện thực hiện giải pháp (65)
      • 3.3.1. Hoàn thiện cơ sở pháp lý về quản lý Thuế (65)
      • 3.3.2. Xây dựng và ban hành các chuẩn mực quản lý nợ và cưỡng chế thuế (66)
      • 3.3.3. Hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy của quản lý nợ (69)
      • 3.3.4. Đổi mới công tác xây dựng kế hoạch thu hồi nợ thuế và quản lý cán bộ bộ phận quản lý nợ và cưỡng chế thuế (70)
      • 3.3.5. Mở rộng diện gia hạn nộp thuế (70)
      • 3.3.6. Hoàn thiện điều kiện quy định các biện pháp lý xử lý nợ thuế của người nộp thuế lâm vào tình trạng giải thể, phá sản hoặc bỏ trốn, mất tích (72)

Nội dung

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NỢ THUẾ

Những vấn đề cơ bản về nợ thuế

Giáo trình Lý thuyết thuế của Học viện Tài chính định nghĩa: “Thuế là một khoản thu nhập được chuyển giao một cách bắt buộc từ các thể nhân và pháp nhân cho nhà nước, do pháp luật quy định nhằm sử dụng cho mục đích công cộng”.

Một trong những đặc trưng quan trọng của thuế là mang tính pháp lý cao Mỗi khoản thuế phát sinh được xác định trên cơ sở thu nhập của người nộp thuế và sẽ trở thành khoản nộp bắt buộc mà người nộp thuế phải có nghĩa vụ chuyển giao cho nhà nước Tuy nhiên, trong thực tiễn do nhiều lý do khác nhau, người nộp thuế chưa nộp hoặc không nộp thuế cho nhà nước theo thời hạn quy định, từ đó hình thành nên khoản nợ thuế

Nợ thuế là số tiền được xác định phải nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật nhưng chưa được nộp vào Ngân sách nhà nước.

Người nợ thuế là các tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng nộp thuế còn nợ các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác theo quy định tại văn bản quy phạm pháp luật.

Mức nợ thuế là số tiền thuế còn nợ của người nợ thuế tại một thời điểm, ở một ngưỡng nào đó khi phân loại nợ thuế. Để hiểu rõ hơn bản chất của nợ thuế, cần thiết phải nghiên cứu đặc điểm của nợ thuế.

1.1.2 Đặc điểm của nợ thuế

1.1.2.1 Nợ thuế là một hành vi tâm lý phổ biến

Như chúng ta biết, trong hệ thống thuế bao gồm nhiều sắc thuế khác nhau, tuy nhiên các sắc thuế dù trực tiếp hay gián tiếp đều đánh vào thu nhập của các thể nhân hay pháp nhân trong nền kinh tế Nói cách khác, thuế là một hình thức phân phối thu nhập có tính chất bắt buộc mà mọi người có nghĩa vụ phải nộp cho nhà nước Như vậy, hành vi nộp thuế luôn luôn ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của người nộp thuế Vì vậy, ở Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới, người nộp thuế thường có xu hướng trốn hoặc tránh thuế. Tình hình này đặc biệt nghiêm trọng trong điều kiện các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam hiện nay, khi mà nhận thức xã hội về thuế còn thấp, đại bộ phận người dân chưa hiểu rõ bản chất tốt đẹp và lợi ích của việc nộp thuế, chưa phê phán, lên án mạnh mẽ các hành vi gian lận tiền thuế, chưa hỗ trợ tích cực cho cơ quan thuế để thu thuế theo đúng pháp luật Tình trạng trốn thuế, gian lận thuế, nợ đọng thuế còn khá phổ biến vừa làm thất thu NSNN, vừa không đảm bảo công bằng xã hội Hay nói cách khác, những người nộp thuế luôn tìm mọi cách để tối thiểu hóa số thuế mà họ phải nộp Một trong các cách đó là nợ thuế.

1.1.2.2 Nợ thuế là hành vi vi phạm pháp luật về thuế

Quy phạm pháp luật thuế là các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do nhà nước đặt ra và đảm bảo thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các chủ thể thực hiện nghĩa vụ nộp thuế vào NSNN.

Trong các quy định của pháp luật về thuế luôn luôn đề cập đến các phạm vi điều chỉnh như: mức nộp thuế, người nộp thuế và thời gian phải nộp thuế

Như vậy, hành vi nợ thuế là hành vi vi phạm luật thuế của người nộp thuế bằng cách chậm nộp hoặc không nộp số tiền thuế phải nộp vào NSNN theo quy định của pháp luật thuế.

1.1.2.3 Nợ thuế chưa hẳn là hành vi trốn thuế

Trốn thuế là hành vi cố ý vi phạm pháp luật của đối tượng nộp thuế bằng mọi hình thức, thủ đoạn để làm giảm số thuế phải nộp vào NSNN Còn nợ thuế mới chỉ là hành vi dây dưa, chậm nộp thuế khi quá thời hạn nộp theo quy định của pháp luật Tất nhiên, trong một số trường hợp việc nợ thuế có thể là một hành vi nằm trong chuỗi hành vi nhằm trốn thuế Chẳng hạn như, một số doanh nghiệp cố tình nợ một số thuế lớn sau đó bỏ trốn không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.

1.1.2.4 Nợ thuế khác với hành vi tránh thuế

Tránh thuế là hành vi lợi dụng sơ hở của luật thuế để giảm nghĩa vụ thuế Đây không phải là hành vi vi phạm pháp luật Còn nợ thuế thì khác hoàn toàn về bản chất, đó là nghĩa vụ đã được luật pháp xác định nhưng cố tình dây dưa, chậm nộp.

1.1.3.1 Căn cứ vào khả năng thu hồi nợ

Căn cứ vào khả năng thu hồi nợ dựa trên những thông tin về người nợ thuế theo mức nợ, tuổi nợ, tình trạng hoạt động kinh doanh của người nợ thuế thì nợ thuế được phân loại thành: nợ có khả năng thu, nợ khó thu và nợ không có khả năng thu.

- Nợ có khả năng thu

Theo thống kê, khoản nợ thuộc nhóm này thường chủ yếu là các khoản nợ mới phát sinh sau thời hạn nộp thuế được quy định tại các văn bản pháp quy về thuế.

Do vậy, nợ có khả năng thu được hiểu là số tiền nợ thuế của người nợ thuế được xác định phải nộp vào NSNN nhưng đã hết thời hạn nộp theo quy định của pháp luật mà chưa nộp, đồng thời không thuộc nhóm nợ khó thu và nhóm nợ không có khả năng thu.

Tùy thuộc vào tính chất, mục đích thu nợ của từng thời kỳ kinh tế xã hội thì cơ quan thuế có thể tiếp tục chia nợ có khả năng thu hồi thành các loại: nợ thuế chậm nộp dưới 30 ngày, nợ thuế chậm nộp từ 30 ngày đến 90 ngày và nợ thuế quá 90 ngày.

Quản lý nợ thuế

1.2.1 Khái niệm quản lý nợ thuế Để đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời tiền thuế vào ngân sách nhà nước (NSNN) thì công tác quản lý nợ thuế là công tác quan trọng trong công tác quản lý thuế nói chung.

Quản lý nợ thuế là công việc theo dõi, nắm bắt thực trạng nợ thuế và các khoản thu khác do cơ quan thuế quản lý và thực hiện các biện pháp đôn đốc thu hồi số thuế nợ của người nộp thuế

Ngoài ra, để đảm bảo tuân thủ nghĩa vụ nộp thuế, thực hiện nghiêm kỷ cương, kỷ luật về thuế, nhà nước quy định những hành vi nợ thuế phải nộp phạt một khoản tiền do chậm nộp thuế, gọi là tiền phạt chậm nộp thuế.

Tiền phạt chậm nộp thuế là khoản tiền phạt được tính trên số tiền thuế nợ và số ngày nợ thuế của một khoản nợ Số ngày nợ thuế của một khoản nợ là khoảng thời gian liên tục tính theo ngày kể từ thời điểm bắt đầu tính nợ đến thời điểm số tiền nợ đó được nộp vào ngân sách nhà nước.

1.2.2 Mục tiêu của quản lý nợ thuế

Quản lý nợ thuế có vai trò quan trọng trong công tác quản lý thuế cũng như có vai trò trong hoạt động kinh tế xã hội Cụ thể là:

Thứ nhất, quản lý nợ thuế để quản lý, theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế, đảm bảo người nộp thuế nộp các khoản thuế đầy đủ, kịp thời vào NSNN; đảm bảo công bằng xã hội khi các cơ sở kinh doanh cùng phát sinh nghĩa vụ thuế thì phải nộp vào NSNN đúng hạn.

Thứ hai, quản lý nợ thuế để đảm bảo quản lý tất cả các khoản thu của

Nhà nước, chống thất thoát NSNN Quản lý nợ đảm bảo các chính sách thuế được thực hiện đúng và triệt để thông qua việc cơ quan thuế có các tác động, can thiệp kịp thời và xử lý nghiêm các trường hợp có hành vi vi phạm thời hạn nộp thuế nhằm nâng cao ý thức tuân thủ của người nộp thuế.

Thứ ba, việc quản lý nợ thuế để đảm bảo cơ quan thuế có biện pháp thu nợ phù hợp, hiệu quả; mặt khác quản lý nợ là một thước đo để đánh giá hiệu quả của công tác quản lý thu thuế, góp phần nâng cao hiệu quả của các chức năng khác như: thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế.

1.2.3 Yêu cầu của công tác quản lý nợ thuế

Quản lý nợ thuế phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Thứ nhất, trong quản lý thuế nói chung và quản lý nợ thuế nói riêng thì yêu cầu cơ bản và quan trọng nhất của công tác này là phải quản lý đầy đủ, không bỏ sót các khoản thu của NSNN, vì nếu quản lý không chặt chẽ, không bao quát hết các khoản thu sẽ gây thất thu cho NSNN, khi đó sẽ gây khó khăn cho việc thực hiện các biện pháp cưỡng chế thuế.

Thứ hai, phải đảm bảo quản lý chính xác các khoản nợ để cơ quan thuế có các biện pháp quản lý phù hợp Để thực hiện yêu cầu này, bên cạnh việc phân loại nợ theo các tiêu thức đã trình bày ở phần trên thì các tiêu thức phân loại phải được kết hợp với nhau một cách hợp lý; qua đó cơ quan thuế sẽ đánh giá, xem xét và đưa ra các biện pháp thu nợ phù hợp với từng ngành nghề,lĩnh vực, trong từng thời kỳ phát triển kinh tế xã hội.

Thứ ba, phải đảm bảo thu nợ kịp thời, tránh thất thu NSNN Yêu cầu này là yêu cầu xuyên suốt của công tác quản lý nợ thuế và là mục tiêu của công tác quản lý nợ trong toàn ngành nói chung và của Cục thuế tỉnh Điện Biên nói riêng.

1.2.4 Quy trình quản lý nợ

1.2.4.1 Quy trình quản lý nợ thuế

Toàn bộ nội dung và quy trình quản lý nợ thuế áp dụng cho cấp Cục thuế hiện hành ở Việt Nam thể hiện khái quát qua sơ đồ sau:

Bảng 1.1: Sơ đồ quy trình quản lý nợ thuế áp dụng cấp Cục thuế

Bước 1: Lập kế hoạch thu nợ

- Xây dựng chương trình, chỉ tiêu, biện pháp quản lý nợ năm

- Điều chỉnh chương trình, chỉ tiêu, biện pháp quản lý nợ năm

Bước 2: Thực hiện quản lý nợ và xử lý thu nợ

- Phân công công chức quản lý nợ

- Phân loại nợ và lập sổ theo dõi nợ

- Thực hiện các biện pháp đôn đốc thu nợ

- Phân tích, đánh giá và xử lý nợ

- Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch thu nợ Nguồn: Cục thuế tỉnh Điện Biên

Sau đây chúng ta sẽ nghiên cứu các nội dung cụ thể của quy trình quản lý nợ thuế có liên quan trực tiếp đến công việc của cục thuế.

Bước 1: Lập kế hoạch thu nợ

(1.1) Xây dựng chương trình, chỉ tiêu, biện pháp quản lý thu nợ

Cục thuế căn cứ vào chỉ đạo, hướng dẫn của Tổng cục Thuế và tình hình thực tế quản lý nợ thuế ở địa phương để xây dựng chương trình, chỉ tiêu, biện pháp quản lý thu nợ thuế năm sau của toàn cục thuế, có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn chi cục thuế thực hiện trong tháng 12 hàng năm.

Cục thuế tổng hợp chương trình, chỉ tiêu, biện pháp quản lý thu nợ của cục thuế gửi về Tổng cục Thuế trước ngày 20 tháng 01 hàng năm.

(1.2) Điều chỉnh chương trình, chỉ tiêu, biện pháp thu nợ năm

Trong quá trình thực hiện chương trình, chỉ tiêu, biện pháp thu nợ năm, cục thuế có thể điều chỉnh chương trình, chỉ tiêu, biện pháp thu nợ năm nếu có các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc thực hiện chương trình, chỉ tiêu, biện pháp thu nợ năm Cục thuế phải gửi văn bản điều chỉnh, trong đó nêu rõ nội dung cần điều chỉnh, lý do điều chỉnh gửi về Tổng cục Thuế Thời gian điều chỉnh chương trình, chỉ tiêu, biện pháp thu nợ năm, trước ngày 30/9 năm thực hiện

Bước 2: Thực hiện quản lý nợ và xử lý thu nợ

(2.1) Phân công công chức quản lý nợ

Căn cứ chức năng nhiệm vụ của bộ phận quản lý nợ và cưỡng chế thu nợ thuế các cấp, phụ trách bộ phận phân công công việc cho từng công chức để thực hiện công tác quản lý nợ Ở mỗi bộ phận quản lý nợ có bộ phận tổng hợp và bộ phận trực tiếp quản lý người nợ thuế (do trưởng bộ phận quản lý nợ các cấp phân công)

(2.2) Phân loại nợ và lập sổ theo dõi nợ thuế

Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ thuế

Công tác quản lý nợ thuế trong quá trình thực hiện thường bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan nhất định.

1.3.1 Nhóm yếu tố chủ quan

Nhóm yếu tố này chủ yếu xuất phát từ phía cơ quan quản lý thuế, cụ thể như sau:

Thứ nhất, công tác tuyên truyền hỗ trợ đối tượng nộp thuế, thời gian qua đã được Cục thuế làm tương đối tốt, những chính sách pháp luật thuế đã được Cục thuế tuyên truyền sâu rộng đến tổ chức, nhân người nộp thuế trên địa bàn, qua đó ý thức tuân thủ chính sách pháp luật nói chung và chính pháp luật thuế nói riêng của tổ chức, cá nhân người nộp thuế trên địa bàn được nâng cao Tuy nhiên, vẫn còn một số ít Doanh nghiệp ý thức tuân thủ, chính sách pháp luật thuế còn chưa cao, cố tình dây chưa, chậm nộp tiền thuế

Thứ hai, quy trình quản lý nợ của cơ quan thuế Quy trình quản lý nợ hợp lý hay không hợp lý sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công tác quản lý nợ thuế vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến thao tác nghiệp vụ của cán bộ thuế.

Thứ ba, các công cụ hỗ trợ quản lý thuế như hệ thống phần mềm hỗ trợ về kê khai kế toán thuế, quản lý nợ thuế cũng là yếu tố quan trọng tác động đến công tác quản lý nợ.

Thứ tư, Tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế đối với các doanh nghiệp, nhằm đạt mục tiêu tỷ lệ hồ sơ kê khai thuế đúng hạn đạt 100% số hồ sơ quản lý Thường xuyên đối chiếu với cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan quản lý đất đai, nhằm quản lý chặt chẽ người nộp thuế Bên cạnh đó, việc rà soát thực hiện nghiêm túc bộ thủ tục hành chính thuế đã được Tổng cục thuế ban hành đã tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức cá nhân nộp thuế trên địa bàn.

Thứ năm, chính sách, pháp luật là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế Chính sách, pháp luật phải đồng bộ,phù hợp với tình hình thực tế Trong trường hợp người nộp thuế không có khả năng nộp thuế, nợ đọng kéo dài nhưng cơ quan thuế vẫn tính phạt nộp chậm lại càng làm cho số nợ đọng tăng lên, sẽ càng làm cho việc quản lý thu nợ gặp nhiều khó khăn Khi đó việc đánh giá hiệu quả công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế lại càng không chính xác.

Thứ sáu, trình độ nghiệp vụ của cán bộ làm công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế Con người luôn là nhân tố quyết định đến mọi thành bại của quản lý Quản lý nợ thuế cũng không nằm ngoài quy luật này.

1.3.2 Nhóm yếu tố khách quan

Thứ nhất, tình hình kinh tế xã hội có ảnh hưởng nhất định đến công tác quản lý nợ thuế Giả sử khi tỷ lệ lạm phát tăng cao, khi đó Chính phủ sẽ phải thực hiện các chính sách tiền tệ thắt chặt, áp dụng mức lãi suất tín dụng cao sẽ làm cho giá cả các mặt hàng, nguyên liệu đầu vào tăng Điều này sẽ làm cho chi phí sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp tăng làm cho hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp giảm nhiều, dẫn đến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn không có khả năng nộp thuế đúng thời hạn hoặc cố tình chây ỳ nộp thuế dù biết có thể bị phạt chậm nộp từ phía cơ quan thuế.

Thứ hai, sự phối hợp của các cơ quan hữu quan với cơ quan thuế trong công tác quản lý nợ cũng rất quan trọng Chẳng hạn như, trường hợp cung cấp số dư tài khoản tiền gửi ngân hàng, hoặc tại một số địa phương, Ủy ban nhân dân nếu không quan tâm chỉ đạo sát sao các cơ quan chức năng trong công tác phối hợp với cơ quan thuế để đôn đốc, cưỡng chế nợ thì cũng làm cho công tác thu nợ gặp nhiều khó khăn.

Thứ ba, đặc điểm của nền kinh tế cũng là một yếu tố tác động đến công tác đôn đốc thu nợ và cưỡng chế thuế Theo thống kê của các nhà nghiên cứu về thuế thì nền kinh tế lạc hậu thì ý thức tuân thủ pháp luật của người nộp thuế thường không cao Ý thức tuân thủ pháp luật của đối tượng nộp thuế cũng là một yếu tố tác động quan trọng đến hiệu quả công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế Giả sử ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của đối tượng nộp thuế không tốt, cố tình dây dưa chây ỳ không nộp thuế, hoặc trường hợp do chính sách quy định chưa rõ thì đối tượng nộp thuế sẽ cố tình áp dụng tính thuế sai, khi cơ quan thuế phát hiện ra truy thu thì lại khiếu nại, cố tình không nộp…

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ THUẾ TẠI CỤC THUẾ TỈNH ĐIỆN BIÊN

Khái quát về Cục thuế tỉnh Điện Biên

Cục thuế tỉnh Điện Biên được thành lập ngày 01 tháng 01 năm 2004, là cơ quan chuyên môn thuộc Tổng cục thuế, đồng thời chịu sự chỉ đạo song trùng của Tỉnh Ủy, HĐND - UBND tỉnh Điện Biên để quản lý công tác thu thuế và thu khác trên địa bàn Được Tổng cục thuế cấp phát nguồn kinh phí để hoạt động.

2.1.1 Chức năng, nhiệm vụ của Cục thuế tỉnh Điện Biên

Theo quy định tại Quyết định số 108/QĐ-BTC ngày 14/01/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính thì Cục thuế tỉnh Điện Biên một cơ quan chuyên môn thuộc Tổng cục thuế, đồng thời chịu sự chỉ đạo song trùng của Tỉnh Ủy, HĐND - UBND tỉnh Điện Biên để tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật, cụ thể sau đây:

- Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, quy trình nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

- Phân tích, tổng hợp, đánh giá công tác quản lý thuế; tham mưu với cấp uỷ, chính quyền địa phương về lập dự toán thu ngân sách Nhà nước, về công tác quản lý thuế trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý như: đăng ký thuế, cấp mã số thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, tính thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, xoá nợ thuế, tiền phạt, lập sổ thuế, thông báo thuế, phát hành các lệnh thu thuế và thu khác theo quy định của pháp luật thuế; đôn đốc người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước.

- Quản lý thông tin về người nộp thuế; xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về người nộp thuế.

- Thực hiện nhiệm vụ cải cách hệ thống thuế theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hoá thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ quản lý thuế và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ cho người nộp thuế thực hiện chính sách, pháp luật về thuế.

- Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của Nhà nước; hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật.

- Trực tiếp thanh tra, kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn, giảm thuế, nộp thuế, quyết toán thuế và chấp hành chính sách, pháp luật về thuế đối với người nộp thuế, tổ chức và cá nhân quản lý thu thuế, tổ chức được uỷ nhiệm thu thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Cục trưởng Cục Thuế.

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế, khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc chấp hành trách nhiệm công vụ của cơ quan thuế, công chức thuế thuộc quyền quản lý của Cục trưởng Cục thuế theo quy định của pháp luật; xử lý vi phạm hành chính về thuế, lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thuế.

- Kiến nghị với Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế những vấn đề vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, các quy định của Tổng cục Thuế về chuyên môn nghiệp vụ và quản lý nội bộ; kịp thời báo cáo với Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về những vướng mắc phát sinh, những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Cục Thuế.

- Quản lý, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế và kinh phí, tài sản được giao theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế giao.

1.2.2 Cơ cấu tổ chức của Cục thuế tỉnh Điện Biên

Cơ cấu tổ chức bộ máy của Cục thuế tỉnh Điện Biên được thể hiện qua sơ đồ sau:

Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Cục thuế Tỉnh Điện Biên

Nguồn: Cục thuế Tỉnh Điện Biên

Tổ chức bộ máy của Cục thuế tỉnh Điện Biên được biên chế với 9 Chi cục Thuế và 11 phòng chức năng thuộc Văn phòng Cục Thuế và bộ phận thường trực Đảng, Công đoàn ngành Với tổng biên chế là 328 cán bộ, công chức Trong đó đại học 77 đồng chí chiếm 23,5%; cao đẳng bằng 12 đồng chí chiếm 3,6%; trung cấp bằng 205 đồng chí chiếm 62,5%; sơ cấp và CNKT bằng 15 đồng chí chiếm 4,6%; chưa qua đào tạo bằng 19 đồng chí chiếm 5,8% đảm bảo cho mọi hoạt động thu ngân sách trên địa bàn Hiện nay Biên chế toàn ngành được giao 338 cán bộ, công chức Trong đó: Cán bộ, công chức trong chỉ tiêu biên chế là 291 người và 73 LĐHĐ

Tổ chức bộ máy 9 Chi cục thuế các huyện, thị xã, thành phố:

Chi cục thuế các huyện, thị xã, thành phố hoạt động dưới sự chỉ đạo song trùng của Cục thuế tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố, sự phối kết hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền cơ sở xã, phường có nhiệm vụ tổ chức quản lý, thu thuế như: thu thuế nhà đất, thuế khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và các khoản thu khác phát sinh trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố Đó là những Chi cục thuế:

1 Chi cục thuế thành phố Điện Biên Phủ

2 Chi cục thuế thị xã Mường Lay

3 Chi cục thuế huyện Điện Biên

4 Chi cục thuế huyện Điện Biên Đông

5 Chi cục thuế huyện Tuần Giáo

6 Chi cục thuế huyện Tủa Chùa

7 Chi cục thuế huyện Mường Nhé

8 Chi cục thuế huyện Mường Chà.

9 Chi cục thuế huyện Mường Ảng

Với cơ cấu tổ chức như trên đã tạo điều kiện cho cán bộ quản lý chặt chẽ các hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh, Đồng thời cũng phù hợp với công tác thuế Vì vậy, trong mấy năm qua, mặc dù có nhiều biến động về kinh tế - xã hội và chính sách, chế độ, nhưng Cục thuế tỉnh Điện Biên vẫn luôn hoàn thành kế hoạch được giao, góp phần quan trọng vào việc tăng thu ngân sách Nhà nước.

1.2.3 Kết quả hoạt động của Cục thuế tỉnh Điện Biên giai đoạn 2009 - 2013

Cục thuế tỉnh Điện Biên luôn xác định thu NSNN là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt quá trình hoạt động của đơn vị, trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, có hiệu quả của cấp uỷ chính quyền địa phương - Tổng cục Thuế, Cục thuế tỉnh Điện Biên đã liên tục hoàn thành toàn diện và vượt mức dự toán được cấp trên giao với số thu năm sau cao hơn năm trước.

Tổng thu NSNN của Cục thuế tỉnh Điện Biên các năm 2009 - 2013 như sau:

Bảng 2.1: Tổng hợp số thu NSNN giai đoạn 2009 – 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng

Thực hiện qua các năm

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1 Thuế thu từ DNNN TW 7,000 9,210 4,954 6,000 6,000 13,494 12,000 12,000 13,711 27,800 27,800 37,846 62.000 62.000 70.896

2 Thuế thu từ DNNN ĐP 34,000 34,850 30,301 42,000 42,000 25,740 35,000 35,000 36,521 35,000 35,000 39,841 40.000 40.000 38.249

3 Thu từ DN có vốn ĐTNN 100 150 111 150 150 127 150 150 174 200 200 221 200 200 266

4 Thu từ Xổ số kiến thiết 8,000 9,003 8,000 10,529 8,000 8,000 11,003 8,500 8,500 11,503 8.500 11.614

7 Thuế SD đất Nông nghiệp 165 320 330 80 365 300 300 300 400 400 795 500 500 2

Thu tiền bán nhà thuộc

Thu phí xăng dầu/Thuế

16 Thu hoa lợi c.sản tại xã 1,972 1,220

17 Thu tiền cho thuê kiốt 140 365 150

Nguồn: Cục thuế tỉnh Điện Biên

Thực trạng nợ thuế trên địa bàn tỉnh Điện Biên

Tổng số thu ngân sách hàng năm của Cục thuế tỉnh Điện Biên đều hoàn thành vượt dự toán, năm sau cao hơn năm trước Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và tăng lên của nguồn thu NSNN thì số thuế nợ đọng qua các năm cũng tăng theo, thể hiện cụ thể qua biểu sau:

Bảng 2.2: Tổng hợp nợ thuế giai đoạn 2009 – 2013 Đơn vị tiền: triệu đồng

Tổng số thuế ghi thu 182.039 232.358 296.049 376.931 457.063 Tốc độ tăng số thuế ghi thu 27,6% 27,4% 27,3% 21,2%

Tỷ lệ nợ đọng thuế so với số thuế ghi thu 11,3% 18,1% 24% 30% 21,2%

Tốc độ tăng nợ thuế (%) 104,4% 69,1% 59,7% - 14,7%

Nguồn: Cục thuế tỉnh Điện Biên

Qua biểu trên cho thấy, bên cạnh số ghi thu vào NSNN liên tục tăng lên thì số thuế nợ đọng do Cục thuế tỉnh Điện Biên quản lý cũng tăng lên và năm sau cao hơn năm trước về số tuyệt đối Đặc biệt, năm 2010 tốc độ tăng nợ thuế so với năm 2009 là 104,4%, trong khi tốc độ tăng số ghi thu thuế năm

2010 so với năm 2009 chỉ là 27,6% Nguyên nhân khách quan chủ yếu của tình hình này là do năm 2010 tình hình kinh tế gặp khó khăn, tỷ lệ lạm phát cao, giá cả hàng hóa, dịch vụ leo thang gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh; do vậy, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên ảnh hưởng trực tiếp đến số thu vào NSNN Bên cạnh đó, do hoạt động sản xuất kinh doanh gặp khó khăn nên các doanh nghiệp đều có xu hướng chiếm dụng tiền thuế để làm vốn kinh doanh nên làm cho tốc độ nợ thuế tăng cao.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng, cơ cấu nợ thuế do Cục thuế tỉnh Điện Biên không đồng đều và có sự chênh lệch lớn giữa các loại nợ thuế Điều này được thể hiện rõ qua các bảng và biểu số liệu sau:

Bảng 2.3: Cơ cấu nợ thuế theo khu vực giai đoạn 2009-2013 Đơn vị tính: triệu đồng

Nợ thuế TN của cá nhân 283 106 138 66 66

Nợ thuế của ĐTNT khác 79 79 79 79 79

[Nguồn: Cục thuế tỉnh Điện Biên]

Các bảng và biểu số liệu trên cho thấy, nợ của khối doanh nghiệp nhà nước do Cục thuế tỉnh Điện Biên quản lý từ năm 2009 đến 2013 đã có chiều hướng giảm so với tổng số nợ thuế, cụ thể nợ của khối DN này năm 2009 là 8.714 triệu đồng chiếm 42,3% tổng nợ thuế cả năm nhưng đến năm 2013 thì nợ thuế của khu vực này đã giảm xuống chỉ còn 14.839 triệu đồng, chiếm15,3% tổng nợ của cả năm Mặc dù nợ thuế của khu vực này đã giảm tỷ trọng nhưng số nợ vẫn tăng về lượng và còn nhiều và chiếm tỷ trọng cũng không nhỏ trong tổng nợ thuế của cả năm Tuy nhiên, xu hướng tăng rõ rệt nhất về số nợ thuế của doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tăng nhanh cả về lượng và tỷ trọng Năm 2009 nợ của khu vực này chiếm 55,8% tổng nợ cả năm, năm 2010 nợ của khối này chiếm 72,7% tổng nợ cả năm và tăng so với năm 2009 là 166,2% và cho đến năm 2013 thì số nợ của khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã chiếm tỷ trọng 83,9% tổng nợ của cả năm và giảm so với năm 2012 là 16,3% Như vậy, chỉ tính riêng tỷ lệ nợ của 2 khối doanh nghiệp này đã chiếm khoảng gần 99,8% tổng số nợ cả năm Do vậy, đòi hỏi Cục thuế tỉnh Điện Biên khi áp dụng các biện pháp đôn đốc thu nợ cần đặc biệt quan tâm đến hai khối doanh nghiệp này thì sẽ đem lại hiệu quả cao trong công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế.

Bên cạnh việc nghiên cứu số thuế nợ theo khu vực thì để tạo điều kiện cho công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế, cần xem xét số nợ thuế đó chủ yếu tập trung ở loại thuế nào Từ đó, giúp cho cơ quan thuế tìm hiểu được nguyên nhân của vấn đề nợ thuế và sẽ đưa ra được những biện pháp đôn đốc nợ một cách hiệu quả Để làm rõ vấn đề này chúng ta tìm hiểu thông qua biểu số liệu sau:

Bảng 2.4: Cơ cấu nợ thuế theo sắc thuế giai đoạn 2009-2013 Đơn vị tính: triệu đồng

[Nguồn: Cục thuế tỉnh Điện Biên]

Từ biểu 3 cho thấy, nợ thuế GTGT thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ của cả năm (chiếm khoảng 77,4% tổng số nợ của cả năm) Như chúng ta biết, thuế GTGT là sắc thuế gián thu, nghĩa là tiền thuế được cộng vào giá bán hàng hóa, dịch vụ mà người mua phải trả khi mua hàng Về mặt lý thuyết thì loại thuế này sẽ có số nợ đọng không lớn vì khi thanh toán tiền hàng hóa,dịch vụ xong, người bán hàng phải có nghĩa vụ nộp ngay tiền thuế GTGT vàoNSNN chậm nhất là ngày 20 của tháng sau Song trên thực tế lại hoàn toàn khác, người bán hàng hóa, dịch vụ đã chiếm dụng số tiền thuế GTGT đó bằng cách chưa nộp vào NSNN làm cho số nợ đọng thuế GTGT tăng cao Biểu 3 cho thấy, số nợ thuế GTGT năm 2010 tăng 141,8% so với năm 2009 Nguyên nhân khách quan chủ yếu của tình hình này là do năm 2010 do suy thoái, tỷ lệ lạm phát và giá cả tăng cao, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, người nộp thuế có xu hướng chiếm dụng tiền thuế chưa nộp vào NSNN để sử dụng cho sản xuất kinh doanh Bên cạnh đó, chính sách thắt chặt tín dụng nên một số doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính nên tỷ lệ nợ đọng thuế gia tăng

Xét về nợ thuế TNDN – một loại thuế trực thu, trực tiếp đánh vào thu nhập của tổ chức, cá nhân kinh doanh Qua biểu số liệu cho thấy, năm 2010 nợ thuế TNDN tăng 60% so với năm 2009, xuất phát từ cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan Nguyên nhân khách quan là do cá nhân, tổ chức kinh doanh cố tình chây ỳ không nộp tiền thuế vào NSNN và do việc sản xuất kinh doanh gặp khó khăn nên họ tạm thời chiếm dụng tiền thuế để làm vốn sản xuất kinh doanh Nguyên nhân chủ quan chính là công tác quản lý nợ của Cục thuế tỉnh Điện Biên sẽ được nghiên cứu và trình bày trong phần tiếp theo của Luận văn

Ngoài phân loại nợ thuế theo sắc thuế thì hiện nay Cục thuế tỉnh Điện Biên cũng căn cứ vào khả năng thu hồi nợ dựa trên những thông tin về người nợ thuế theo các tiêu thức đã phân tích, công chức được phân công theo dõi quản lý nợ, qua đó tiến hành phân loại nợ theo hình thức thuế như: nợ khó thu, nợ chờ xử lý và nợ thông thường Việc phân loại này nhằm xác định được nguyên nhân, tình trạng, tuổi nợ của từng khoản nợ thuế, qua đó có thể áp dụng các biện pháp quản lý nợ thuế có hiệu quả.

Bảng 2.5: Nợ thuế qua các năm phân loại theo tính chất nợ Đơn vị tính: triệu đồng

[Nguồn: Cục thuế tỉnh Điện Biên]

Nợ chờ xử lý của năm 2010 đã tăng lên rõ rệt, tăng 508% so với năm

2009 Nguyên nhân chính làm tăng số nợ của nhóm này chủ yếu là do nhóm nợ khó thu chuyển sang; vì năm 2009 khi Luật Quản lý thuế có hiệu lực, với việc phân loại nợ cụ thể, chi tiết tới từng đối tượng thì một số khoản nợ trước đây được coi là khó thu đã được chuyển sang nhóm nợ chờ xử lý Tuy nhiên, biểu số liệu 4 cho thấy, năm 2013 số nợ khó thu không giảm mà lại có xu hướng tăng, tăng đến 23,9% so với năm 2012

Bên cạnh hai nhóm nợ khó thu và nợ chờ xử lý thì nợ thông thường chiếm tỷ trọng lớn nhất, thường chiếm khoảng hơn 83,9% trong tổng số nợ thuế Nợ thông thường đến 31/12/2013 là 81.159 triệu đồng chiếm 83,9% tổng số nợ thuế và giảm so với năm 2012 là 19,3% Các khoản nợ thông thường theo phân loại này chủ yếu là các khoản nợ đến hạn nộp nhưng người nộp thuế chưa nộp, việc theo dõi quản lý các khoản nợ này là rất quan trọng, bởi vì nếu theo dõi được chính xác thì khi số nợ có tuổi nợ càng cao, càng cần thiết phải có biện pháp đôn đốc phù hợp Số thuế nợ dưới 30 ngày là 6.356 triệu đồng chiếm 5,6%; số thuế nợ từ 30 ngày đến 90 ngày là 18.785 triệu đồng chiếm 21,9%; số thuế nợ trên 90 ngày là 56.277 triệu đồng chiếm 72,5% tổng nợ thuế có khả năng thu Việc phân loại cụ thể thế này sẽ giúp Cục thuế có những biện pháp tích cực và phù hợp để thu hồi nợ.

Thực trạng quản lý nợ thuế của Cục thuế tỉnh Điện Biên

2.3.1 Lập kế hoạch thu nợ thuế a Xây dựng chương trình, chỉ tiêu, biện pháp quản lý thu nợ

Vụ Quản lý nợ và Cưỡng chế thuế của Tổng cục Thuế căn cứ vào tình hình và kết quả quản lý nợ thuế của năm thực hiện, xây dựng chương trình, chỉ tiêu, biện pháp quản lý thu nợ thuế năm sau của toàn ngành, báo cáo Tổng cục phê duyệt trước ngày 30 tháng 11 hàng năm để chỉ đạo, hướng dẫn các Cục Thuế thực hiện.

Cục Thuế căn cứ vào chỉ đạo, hướng dẫn của Tổng cục Thuế và tình hình thực tế quản lý nợ thuế ở địa phương để xây dựng chương trình, chỉ tiêu, biện pháp quản lý thu nợ thuế năm sau của toàn Cục Thuế, có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn Chi cục Thuế thực hiện trong tháng 12 hàng năm.

Chi cục Thuế căn cứ vào chỉ đạo, hướng dẫn của Cục Thuế để xây dựng chương trình, chỉ tiêu, biện pháp quản lý nợ thuế năm sau của Chi cục Thuế và báo cáo Cục Thuế trước ngày 30 tháng 12 hàng năm

Cục Thuế tổng hợp chương trình, chỉ tiêu, biện pháp quản lý thu nợ của Cục Thuế (theo mẫu 01-QTR-QLN ban hành kèm theo quy trình này) gửi về Tổng cục Thuế trước ngày 20 tháng 01 hàng năm. b Điều chỉnh chương trình, chỉ tiêu, biện pháp thu nợ năm: Trong quá trình thực hiện chương trình, chỉ tiêu, biện pháp thu nợ năm, Cục Thuế có thể điều chỉnh chương trình, chỉ tiêu, biện pháp thu nợ năm nếu có các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc thực hiện chương trình, chỉ tiêu, biện pháp thu nợ năm Cục Thuế phải gửi văn bản điều chỉnh, trong đó nêu rõ nội dung cần điều chỉnh, lý do điều chỉnh gửi về Tổng cục Thuế Thời gian điều chỉnh chương trình, chỉ tiêu, biện pháp thu nợ năm, trước ngày 30/9 năm thực hiện Tổng cục Thuế sẽ căn cứ vào văn bản điều chỉnh để đánh giá kết quả thu nợ thuế của Cục Thuế c Thực hiện chương trình, chỉ tiêu, biện pháp thu nợ năm : Cục Thuế, Chi cục Thuế chủ động xây dựng chương trình, chỉ tiêu, biện pháp chi tiết thu nợ thuế từng quý, cả năm để đảm bảo phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu về quản lý thu nợ thuế của Tổng cục Thuế giao.

2.3.2 Thực hiện quản lý nợ và xử lý nợ

Với việc phân tích tính chất, nguyên nhân của các khoản nợ như trên sẽ giúp Cục thuế tỉnh Điện Biên đưa ra những biện pháp tích cực nhằm thu hồi nợ thuế cho từng khoản nợ cụ thể Và thực tế trong thời gian qua, công tác đôn đốc thu nợ của Cục thuế tỉnh Điện Biên đã đạt được kết quả đáng khả quan, cụ thể thể hiện qua số nợ thu được qua từng năm theo biểu số liệu sau:

Bảng 2.6: Kết quả thu nợ đọng giai đoạn 2009 – 2013 Đơn vị tính : triệu đồng

Tỷ lệ thu hồi nợ 84,3% 78,8% 80,6% 64,2% 75,4%

[Nguồn: Cục thuế tỉnh Điện Biện]

Biểu số liệu 5 cho thấy, tỷ lệ số nợ thu được tăng dần qua các năm, năm sau cao hơn năm trước Tuy nhiên, cũng phải nói rằng, đạt được kết quả như vậy là sự cố gắng rất lớn của Cục thuế tỉnh Điện Biên trong việc quản lý nợ và trong việc tuyên truyền nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế Đây là kết quả đáng mừng bước đầu thể hiện hiệu quả của công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế của Cục thuế tỉnh Điện Biên, đặc biệt là công tác đôn đốc thu nợ Để thấy rõ hơn thực trạng công tác đôn đốc thu nợ của Cục thuế tỉnh Điện Biên, ta nghiên cứu biểu số liệu sau:

Bảng 2.7: Hiệu quả của biện pháp đôn đốc thu nợ Đơn vị tính: triệu đồng

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số tiền nợ thu được

Số tiền nợ thu được

Số tiền nợ thu được

Số tiền nợ thu được Tỷ lệ % Số tiền nợ thu được

Ra quyết định thu nợ

21% 25% 29% 33% 42% Đôn đốc sau thanh tra, kiểm tra

[Nguồn: Cục thuế tỉnh Điện Biên]

Biểu số liệu trên cho thấy, trong các biện pháp đôn đốc thu nợ thì biện pháp ra quyết định cưỡng chế thu nợ là có tác dụng hiệu quả nhất Cụ thể, số tiền nợ thu được sau khi Cục thuế áp dụng phương pháp này chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số nợ thuế thu được Năm 2013 số nợ thu được do thực hiện biện pháp này chiếm 42% số nợ thu được Thực tế cho thấy, biện pháp ra thông báo nợ thuế lần 1 và ra thông báo nợ thuế lần 2 có hiệu quả rất thấp, bởi khi đối tượng đã chây ỳ, cố tình không nộp thuế vào NSNN thì việc ra thông báo hầu như không có tác dụng Một hạn chế của việc đôn đốc nợ ở Cục thuế tỉnh Điện Biên nói riêng và các cơ quan thuế của các tỉnh khác nói chung là do quy trình đôn đốc thu nợ hiện hành có 3 bước còn cứng nhắc khi thực hiện, nghĩa là khi thực hiện xong biện pháp 1 mà vẫn không có hiệu quả thì mới được chuyển sang biện pháp sau Mà trên thực tế, có nhiều trường hợp mặc dù cơ quan thuế biết rõ biện pháp ra thông báo nợ không hề có tác dụng nhưng vẫn phải thực hiện tuần tự các bước này, gây ra sự lãng phí và không hiệu quả

Thực tế cho thấy, năm 2012 thực hiện Chỉ thị số 01/CT-BTC ngày 08/3/2012 của Bộ trưởng Bộ tài chính về tăng cường công tác quản lý thu, chống thất thu và giảm nợ đọng thuế năm 2012 trong ngành thuế; Chỉ thị số 13/CT-UBND ngày 04/9/2012 của UBND tỉnh Điện Biên về việc tăng cường các giải pháp quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Điện Biên trong các tháng còn lại của năm 2012 Cục thuế đã triển khai đồng bộ các biện pháp thu hồi nợ đọng thuế, đôn đốc, cưỡng chế nợ thuế theo đúng thủ tục, trình tự quy định của pháp luật thuế Tổ chức theo dõi, giám sát chặt chẽ thường xuyên sự biến động của các khoản nợ thuế để đôn đốc thu nợ kịp thời, đã ban hành 100% thông báo nộp tiền nợ thuế đến từng doanh nghiệp, đối với khoản nợ thuế trên 90 ngày đã ban hành 100% thông báo tới doanh nghiệp sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế, đối với các doanh nghiệp nợ đọng lớn Cục Thuế đã yêu cầu đơn vị giải trình và ký cam kết trả nợ thuế.

Nhằm tăng cường công tác quản lý thu nợ thuế, Cục thuế đã xây dựng qui chế phối kết hợp trao đổi thông tin giữa cơ quan thuế với cơ quan Kho bạc nhà nước tỉnh, Chi nhánh Ngân hàng phát triển tỉnh và các Ngân hàng thương mại trên địa bàn, phối hợp với các Ban quản lý dự án về cung cấp trao đổi thông tin phục vụ cho công tác quản lý nợ thuế, qua đó Cục thuế đã lập lệnh cưỡng chế qua tài khoản tiền gửi đối với 192 khoản nợ thuế, số nợ thuế thu được qua biện pháp này là 50 tỷ 961 triệu đồng

Từ những biện pháp tích cực như trên, tổng số nợ thuế tính đến31/12/2013 giảm còn 97 tỷ 078 triệu đồng, chiếm khoản 19,7% trên tổng số thu NSNN thực hiện năm 2013.

2.3.3 Kiểm soát thu nợ Định kỳ hàng tháng, quý, năm, bộ phận thực hiện quản lý nợ tại Cục Thuế, căn cứ chương trình, chỉ tiêu, biện pháp quản lý nợ, sổ theo dõi nợ thuế và kết quả thực hiện công tác quản lý thu nợ trong kỳ, lập các báo cáo sau: Báo cáo chỉ tiêu quản lý thu nợ thuế theo mẫu số 01-QTR-QLN, Báo cáo tổng hợp phân loại nợ thuế theo mẫu số 08-QTR-QLN, Báo cáo tổng hợp xoá nợ thuế theo mẫu số 09-QTR-QLN ban hành kèm theo quy trình này.

Thời hạn lập và gửi báo cáo về Tổng cục Thuế như sau:

Báo cáo chỉ tiêu quản lý thu nợ thuế theo mẫu số 01-QTR-QLN lập và gửi một năm một lần vào trước ngày 20/1 hàng năm

Báo cáo tổng hợp xoá nợ thuế theo mẫu số 09-QTR-QLN lập và gửi theo quý và cả năm Báo cáo quý gửi trước ngày 20 tháng đầu quý sau, báo cáo năm gửi trước ngày 20/1 năm sau

Báo cáo tổng hợp phân loại nợ thuế theo mẫu số 08-QTR-QLN lập và gửi hàng tháng vào trước ngày 20 tháng sau

Báo cáo được ký xác nhận của Lãnh đạo Cục Thuế để gửi Tổng cục Thuế, đồng thời lưu tại Cục Thuế.

* Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch thu nợ hàng quý và năm

Căn cứ tình hình nợ thuế và kết quả công tác quản lý thu nợ thuế từng quý và từng năm, bộ phận quản lý nợ của Cục Thuế phải lập báo cáo đánh giá kết quả thực hiện các biện pháp, chỉ tiêu kế hoạch thu nợ đã được giao gửi cơ quan thuế cấp trên.

Cục Thuế lập Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch quản lý thu nợ quý (kèm theo biểu báo cáo số liệu quý theo mẫu số 08-QTR-QLN, mẫu số 09-QTR-QLN) gửi về Tổng cục Thuế chậm nhất ngày 20 tháng đầu quý sau.

Cục Thuế lập Báo cáo chỉ tiêu quản lý thu nợ thuế, Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch quản lý thu nợ năm (kèm theo biểu báo cáo số liệu năm theo mẫu số 01-QTR-QLN, mẫu số 08-QTR-QLN và mẫu số 09-QTR- QLN) gửi về Tổng cục Thuế chậm nhất ngày 20 tháng đầu năm sau.

Căn cứ vào báo cáo của các địa phương, đối chiếu với chỉ tiêu kế hoạch đã giao, Bộ phận quản lý nợ và cưỡng chế thu nợ thuế thuộc Tổng cục Thuế, Cục Thuế phối hợp với một số bộ phận khác có liên quan tổ chức kiểm tra, tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp khắc phục, chỉ đạo kịp thời.

2.4 Đánh giá chung về quản lý nợ thuế của Cục thuế tỉnh Điện Biên

2.4.1 Những điểm mạnh trong quản lý nợ thuế và nguyên nhân

Phương hướng thực hiện nâng cao hiệu quả quản lý nợ thuế tại Cục thuế tỉnh Điện Biên

3.1.1 Công tác quản lý nợ thuế phải được thực hiện trên cơ sở nâng cao hiệu lực quản lý thuế

Thực tiễn nước ta và kinh nghiệm trên thế giới cho thấy còn có một bộ phận tổ chức, cá nhân cố tình trốn thuế, gian lận thuế, cố tình chây ỳ nộp thuế bằng nhiều thủ đoạn tinh vi hành vi chiếm đoạt tiền thuế còn diễn ra không chỉ ở một đơn vị, cá nhân mà còn ở tổ chức, ở địa phương trên cả nước Các vi phạm trên sẽ gia tăng nếu cơ quan quản lý thuế không áp dụng các biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn Chính vì vậy, áp dụng các biện pháp quản lý nợ và cưỡng chế thuế phải đảm bảo nhằm phát hiện kịp thời các hành vi chây ỳ nợ thuế, thu đủ, thu kịp thời tiền thuế vào ngân sách nhà nước, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp đồng thời nâng cao tính tuân thủ pháp luật của người nộp thuế, đảm bảo tính hiệu lực của pháp luật nhà nước Với cách hiểu như trên, có thể thấy quan điểm về nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ gắn liền với việc phải đảm bảo bình đẳng về nghĩa vụ thuế đối với mọi thành phần sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế, có nghĩa là phải đối xử như nhau giữa các doanh nghiệp Chẳng hạn như, không phân biệt giữa việc quản lý nợ và cưỡng chế thuế đối với thành phần kinh tế tư nhân với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài… từ đó mới phát huy đầy đủ tính hiệu lực của pháp luật thuế nói chung.

3.1.2 Công tác quản lý nợ thuế phải gắn với hiệu quả công tác thuế nói chung

Theo quan điểm này, nếu cơ quan thuế không quản lý được người nộp thuế sẽ làm cho việc quản lý nợ gặp khó khăn dẫn đến không có cơ sở để quản lý nợ Đồng thời, nếu không làm tốt công tác quản lý thuế nói chung và công tác kê khai và kế toán thuế nói riêng thì sẽ không có cơ sở dữ liệu để quản lý nợ thuế Chính vì vậy, cơ quan thuế cần đảm bảo xác định kịp thời, chính xác các khoản nợ của từng đối tượng nợ thuế, xác định nguyên nhân, tình trạng nợ của đối tượng nợ thuế, từ đó có các biện pháp thu nợ phù hợp, hiệu quả, đồng thời sử dụng một cách hiệu quả các biện pháp quản lý nợ với nguồn lực ít nhất để thu được nhiều nợ nhất cho ngân sách nhà nước, giảm thiểu số thuế nợ không có khả năng thu cho ngân sách nhà nước đến mức tối đa Ngoài ra, còn phải phù hợp với cơ chế quản lý thuế theo chức năng.

3.1.3 Quản lý nợ thuế phải tạo điều kiện thuận lợi để người nộp thuế phát triển sản xuất kinh doanh

Giải pháp phải đồng thời phù hợp với điều kiện lịch sử của đất nước trong mỗi giai đoạn phát triển nhất định Cơ sở của quan điểm này là nguyên tắc lịch sử cụ thể của chủ nghĩa duy vật biện chứng Theo đó, chính sách thuế nói chung và chính sách quản lý đôn đốc nợ nói riêng muốn đi vào thực tế cuộc sống thì phải phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước Nếu chính sách thuế không phù hợp và không tạo điều kiện thuận lợi để người nộp thuế phát triển sản xuất kinh doanh có thể dẫn tới vô hiệu hoặc không phát huy đúng tác dụng như mong muốn.

Với bối cảnh kinh tế xã hội nước ta năm 2009, việc Chính phủ có những chính sách miễn, giảm, giãn thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm

2009 đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ; Nghị quyết số 02/NQ-CP, ngày

07/01/2013 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu, trong đó thực hiện giãn, hoãn nộp thuế góp phần giảm bớt khó khăn cho đối tượng tại khu vực này cũng là vấn đề các nhà hoạch định chính sách quản lý nợ cần nghiên cứu trong công tác quản lý nợ Trong thời gian tới, cần xem xét tạo điều kiện cho đối tượng nộp thuế phát triển kinh doanh, có thể có những chính sách ưu tiên đối với một số đối tượng trong việc khoanh nợ, cho phép nộp theo phân kỳ các khoản nợ thuế, hoặc không tính phạt chậm nộp trong một thời gian nhất định để tạo điều kiện cho đối tượng nộp thuế phát triển trong thời kỳ suy thoái kinh tế như hiện nay, đồng thời phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước Việc đảm bảo quan điểm này có ý nghĩa quan trọng trong việc đề xuất những giải pháp có giá trị với thực tiễn quản lý kinh tế đất nước.

3.1.4 Quản lý nợ thuế phải đảm bảo tăng thu ngân sách từ thuế nhưng vẫn phải đảm bảo lợi ích cho các tổ chức sản xuất kinh doanh trong xã hội

Quan điểm này xuất phát từ việc thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, việc thay đổi số thu từ thuế có ảnh hưởng rất lớn đến cân đối ngân sách nhà nước, ảnh hưởng đến việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước Chính vì vậy, hiệu quả của công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế phải đảm bảo tăng thu cho ngân sách nhưng cũng đồng thời phải đảm bảo hài hoà lợi ích của các tổ chức sản xuất kinh doanh.

Giải pháp hoàn thiện quản lý nợ thuế ở Cục thuế tỉnh Điện Biên

3.2.1 Giải pháp về lập kế hoạch thu nợ Đây là giải pháp đặc biệt quan trọng trong điều kiện hiện nay và thời gian sắp tới Như đã phân tích tại các phần trên, việc lập kế hoạch thu nợ thuế nếu chính xác là điều kiện cần để từ đó cơ quan thuế áp dụng những biện pháp đôn đốc thu nợ phù hợp Nếu kế hoạch thu nợ thuế không đầy đủ chính xác và bao quát các khoản nợ sẽ làm cho số nợ tăng hoặc không phản ánh đúng thực chất nợ tại cơ quan thuế Mặt khác, sẽ làm cho tình trạng nợ kéo dài, gây khó khăn cho việc thực hiện các biện pháp cưỡng chế của nhà nước. Đảm bảo quản lý nợ chính xác góp phần quan trọng trong việc đôn đốc nợ, giảm thiểu số nợ thuế, chống thất thu ngân sachs nhà nước Chính vì vậy, để thực hiện giải pháp này, cơ quan thuế cần tập trung thực hiện những việc sau :

- Tập trung chỉ đạo công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế đảm bảo thực hiện đúng, đủ các biện pháp quản lý nợ đối với người nộp thuế còn nợ thuế theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật và quy trình quản lý nợ thuế, không để phát sinh thêm số nợ thuế mới.

Thực hiện công bố công khai thông tin các doanh nghiệp nợ thuế lớn,chây ỳ trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định tại Điều 74Luật Quản lý thuế Triển khai thực hiện tốt việc xóa nợ tiền thuế, tiền phạt không có khả năng thu hồi phát sinh trước ngày 01/7/2007 theo hướng dẫn tạiThông tư số 179/2013/TT-BTC ngày 02/12/2013 Phối hợp chặt chẽ với Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, cơ quan kế hoạch đầu tư để thu hồi kịp thời tiền thuế nợ vào NSNN Thực hiện ban hành 100% thông báo mẫu 07/QLN đối với các khoản nợ trên 30 ngày và đảm bảo nâng cao tỷ lệ thực hiện thông báo mẫu 09/QLN đối với các khoản nợ trên 90 ngày,đồng thời kiên quyết thực hiện các biện pháp cưỡng chế nợ thuế phù hợp đối với các trường hợp đã ban hành thông báo 09 nhưng vẫn không chấp hành nộp đầy đủ số tiền thuế nợ vào NSNN Sửa đổi, bổ sung quy trình quản lý nợ thuế, ban hành quy trình thay thế quy trình cưỡng chế nợ thuế.

- Tiếp tục rà soát, phân loại chính xác số nợ thuế đến 31/12 hàng năm. Nếu trường hợp trong quá trình rà soát, phân loại nợ phát hiện sự chênh lệch giữa cơ quan thuế và đối tượng nợ thuế thì Cục thuế cần nhanh chóng ban hành quyết định điều chỉnh, xoá các khoản nợ thuế không có thực sau khi bộ phận quản lý đã rà soát, đối chiếu và xác định Đó có thể là các khoản nợ chờ điều chỉnh do cơ quan thuế tạm tính nghĩa vụ thuế, nợ chờ điều chỉnh do chứng từ luân chuyển chậm, số thuế tính nhầm, nợ phạt chậm nộp tính nhầm v.v… hoặc đối với các khoản nợ đã được xử lý tạm khoanh nợ, giãn thời hạn nộp thuế theo các quy định có hiệu lực trước khi Luật Quản Lý thuế có hiệu lực thi hành thì tiếp tục theo dõi thu hồi vào ngân sách nhà nước theo các quyêts định khoanh nợ giãn nợ Đến hết thời hạn theo các quyết định khoanh, giãn nợ mà người nộp thuế chưa nộp hêt số thuế nợ thì cần cương quyết thực hiện các biện pháp cưỡng chế theo Luật Quản lý thuế để thu hồi nợ thuế Đối với các khoản nợ chờ xử lý do khiếu nại, cơ quan thuế rà soát lại các thủ tục giải quyết khiếu nại, thuộc quyền giải quyết của cấp Cục thuế thì phải khẩn trương xem xét ra quyết định giải quyết khiếu nại, thuộc thẩm quyền cấp Tổng cục thuế hoặc Bộ Tài chính thì báo cáo Tổng cục, Bộ để giải quyết Khi đã có quyết định giải quyết khiếu nại cần đôn đốc cán bộ quản lý nợ xử lý dứt điểm khoản nợ chờ xử lý do khiếu nại.

- Đối với các doanh nghiệp nhà nước chuyển sang Công ty cổ phần trước ngày 01/7/2007 có khó khăn, còn nợ thuế, nếu thuộc các trường hợp được xem xét xử lý theo Quyết định số 172/2001/QĐ-TTg ngày 05/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn tại Thông tư số 32/2002/TT-BTC thì Cục thuế cần lập danh sách các doanh nghiệp chưa được xử lý, số thuế còn nợ, hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ xoá nợ gửi về Tổng cục thuế để trình Bộ Tài chính xử lý dứt điểm số thuế nợ đọng theo chế độ

- Thực hiện xóa nợ tiền thuế, tiền phạt không có khả năng thu hồi phát sinh trước ngày 01 tháng 7 năm 2007 theo Thông tư số 79/2013/TT- BTC ngày 02/12/2013 của Bộ Tài chính đối với Doanh nghiệp nhà nước đã có quyết định giải thể của cơ quan có thẩm quyền còn nợ tiền thuế, tiền phạt phát sinh trước ngày 01 tháng 7 năm 2007 (bao gồm tiền thuế, tiền phạt còn nợ của các chi nhánh hạch toán phụ thuộc, cửa hàng hạch toán phụ thuộc, đơn vị vãng lai hạch toán phụ thuộc của doanh nghiệp); Doanh nghiệp nhà nước hoàn thành cổ phần hóa theo Nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1998, Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2002, Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần; Doanh nghiệp nhà nước thực hiện giao, bán theo Nghị định số 103/1999/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 1999, Nghị định số 80/2005/NĐ-CP ngày 22 tháng 6 năm 2005 của Chính phủ về giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê công ty nhà nước; Doanh nghiệp nhà nước được xác định theo quy định tại Khoản 22 Điều 4 Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005

- Đối với các trường hợp người nộp thuế gặp khó khăn khách quan khác do thiên tai, tai nạn bất ngờ thì xử lý gia hạn nộp thuế theo Luật Quản lý thuế Đối với các khoản nợ thuế do chây ỳ: phải thực hiện các biện pháp cưỡng chế Luật Quản lý thuế đã quy định để thu hồi vào ngân sách Đối với các khoản nợ khó thu của các doanh nghiệp đã giải thể, các đối tượng đã bỏ trốn, mất tích không có đối tượng để thu hồi nợ các cơ quan thuế cần theo dõi riêng, không tính phạt chậm nộp Sau đó, cần tổng hợp, báo cáo Tổng cục Thuế để tổng hợp báo cáo Quốc hội và Chính phủ xin chủ trương xử lý Đối với các khoản nợ thông thường cần phải thường xuyên tổ chức vận động, tuyên truyền, giải thích về nghĩa vụ cho người nộp thuế, tăng cường xử lý nghiêm minh các vi phạm về thuế để răn đe Theo dõi sát tình hình kê khai, nộp thuế của người nộp thuế để nắm bắt được kịp thời nợ phát sinh, thực hiện các biện pháp đôn đốc thu nộp để không phát sinh nợ mới.

3.2.2 Giải pháp thực hiện quản lý nợ và xử lý thu nợ thuế

Thời gian qua, hiệu quả công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế chưa cao có một phần trách nhiệm của bộ phận quản lý nợ thuế Bộ phận này chưa tham mưu tốt cho lãnh đạo Cục thuế các biện pháp xử lý nợ thuế phù hợp. Thêm vào đó, chưa gắn lương, thưởng và các lợi ích khác của cán bộ quản lý nợ với việc hoàn thành trách nhiệm được giao Chính vì vậy, thời gian tới Cục thuế tỉnh Điện Biên cần bổ sung lực lượng cán bộ cho Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế thuế Đồng thời, cần tổ chức sắp xếp bố trí lực lượng cán bộ của bộ phận quản lý thu nợ ở cục thuế đảm bảo đối tượng nộp thuế phải có cán bộ cụ thể quản lý theo dõi đôn đốc nộp thuế Lãnh đạo Cục thuế cần giao chỉ tiêu kế hoạch cần đạt được cho Lãnh đạo Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế thuế để tăng cường trách nhiệm cho bộ phận này

- Bất cập của công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế hiện nay là việc phân công cán bộ quản lý nợ chưa hợp lý, do hầu hết cán bộ từ các phòng chuyên quản lý doanh nghiệp chuyển sang nên chưa được đào tạo các kỹ năng cơ bản về quản lý nợ thuế Do vậy, trước mắt cơ quan thuế cần phân công cán bộ quản lý nợ và cưỡng chế thuế một cách rõ ràng trên cơ sở nhu cầu công việc và trình độ cán bộ Hoặc có thể phân công cán bộ quản lý khép kín từ quản lý nợ đến cưỡng chế thuế hoặc phân công quản lý trên cơ sở phát sinh công việc Mỗi khoản nợ, đối tượng nộp thuế cụ thể phải có cán bộ quản lý chịu trách nhiệm Đảm bảo mỗi cán bộ quản lý nợ được giao quản lý một số đối tượng nợ thuế, khoản nợ thuế phù hợp, có khả năng hoàn thành nhiệm vụ,hạn chế tình trạng quá tải của cán bộ ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác quản lý nợ.

Cần đưa vào tiêu chuẩn đánh giá thi đua, đánh giá công chức nếu cán bộ thuế phụ trách quản lý nợ, đôn đốc thu nộp không hoàn thành chỉ tiêu đôn đốc thu nộp, để nợ thuế của các đối tượng mình phụ trách vượt quá chỉ số quy định Trường hợp việc không hoàn thành nhiệm vụ đôn đốc thu nộp và thu hồi nợ đọng mà có nguyên nhân khách quan, thì cần xem xét thỏa đáng những nguyên nhân khách quan này để có phương án xử lý phù hợp Cần xử lý nghiêm cán bộ có vi phạm, thông đồng hoặc bao che cho người nộp thuế để phát sinh nợ thuế, không thu hồi nợ đọng.

Quản lý nợ thuế là nhiệm vụ chính của Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế thuế Tuy nhiên, các bộ phận khác trong cơ quan thuế cũng có trách nhiệm phối hợp thực hiện nhiệm vụ này với Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế thuế, đó là các Phòng Kiểm tra thuế và Phòng Kê khai và kế toán thuế Phòng Kê khai và kế toán thuế có trách nhiệm phối hợp đối chiếu số liệu nợ thuế, xác định chính xác số nợ thuế với Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế thuế Các Phòng Kiểm tra thuế có trách nhiệm đối chiếu nợ thuế với Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế thuế và phối hợp đôn đốc thu nộp với những đối tượng theo dõi của Phòng Kiểm tra Tuy nhiên, hiện nay, công tác phối hợp giữa các bộ phận này còn chưa thật ăn khớp Đặc biệt là công tác đôn đốc thu nộp do cả hai bộ phận cùng chịu trách nhiệm nên khó phân định trách nhiệm Trong khi chờ sự sửa đổi quy định của Tổng cục Thuế, Cục thuế tỉnh Điện Biên cần có quy định nội bộ về trách nhiệm phối hợp, cơ chế phối hợp và phân định trách nhiệm tạm thời giữa các bộ phận này nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ, đặc biệt là công tác đôn đốc thu nộp thuế.

3.2.3 Giải pháp về kiểm soát nợ thuế Để quản lý tốt nợ thuế, ngoài việc thực hiện đầy đủ, đúng trình tự về báo cáo đánh giá công tác quản lý nợ thuế, Cục thuế tỉnh Điện Biên cần tập trung tăng cường công tác tuyên truyền sẽ giúp người nộp thuế nắm được các quy định của luật thuế, từ đó nâng cao ý thức chấp hành tốt pháp luật thuế làm giảm thiểu tình trạng nợ đọng thuế.

Cục thuế tỉnh Điện Biên cần tăng cường phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về các chính sách thuế để mọi tổ chức, cá nhân thực hiện tốt nghĩa vụ thuế Đồng thời, từ các diễn đàn này phê phán mạnh mẽ các hiện tượng vi phạm pháp luật thuế,công khai tên các doanh nghiệp còn chây ỳ nợ thuế kéo dài…

Các điều kiện thực hiện giải pháp

Các hoàn thiện công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế trên đây chỉ phát huy tốt tác dụng của nó trong những điều kiện nhất định Do vậy, để đảm bảo thực hiện có hiệu quả các giải pháp nêu trên cần cân nhắc thực hiện các giải pháp điều kiện sau đây:

3.3.1 Hoàn thiện cơ sở pháp lý về quản lý Thuế

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách thu thuế theo hướng công bằng, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế trong việc thực hiện đúng pháp luật thuế Tổ chức triển khai thực hiện tốt có hiệu quả: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNCN; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNDN; Luật xử phạt vi phạm hành chính; Nghị định số 204/2013/NĐ-CP ngày 5/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị quyết của Quốc hội về một số giải pháp thực hiện ngân sách nhà nước năm 2013, 2014; Các giải pháp tài chính đề ra tại Nghị quyết của Chính phủ về giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2014

Tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền các địa phương tiếp tục duy trì Ban chỉ đạo chống thất thu và đôn đốc thu nộp ngân sách; đồng thời triển khai thực hiện kịp thời các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, HĐND tỉnh đã đề ra, qua đó kịp thời tháo gỡ, giải quyết khó khăn, vướng mắc giúp hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân phát triển ổn định, vững chắc; thu hút đầu tư, tăng thêm năng lực sản xuất mới, trong đó đặc biệt tập trung tháo gỡ các khó khăn vướng mắc về vốn, thị trường, giá cả, giải quyết được các khoản nợ xấu để góp phần đẩy mạnh sản xuất, lưu thông hàng hoá, tạo nguồn thu vững chắc cho thu ngân sách.

3.3.2 Xây dựng và ban hành các chuẩn mực quản lý nợ và cưỡng chế thuế

Cần thiết phải tiến hành xây dựng các tiêu chí và chuẩn mực đánh giá chất lượng công tác thu nợ Xây dựng hệ thống hỗ trợ, đồng thời theo dõi, giám sát việc thực hiện công tác thu nợ và cưỡng chế thuế Chỉ tiêu về nợ thuế sẽ là một tiêu chí để đánh gia chất lượng quản lý thuế của các cơ quan thuế ngoài việc thực hiện kế hoạch thu ngân sách được giao hàng năm Các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế cần được nghiên cứu kỹ lưỡng Trên cơ sở các tiêu chí này, sẽ đề ra các chuẩn mực cần đạt được của công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế Một số tiêu chí cụ thể dưới đây có thể nghiên cứu áp dụng.

 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác quản lý nợ

- Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng số thuế ghi thu Đây là chỉ tiêu tổng hợp nhất phản ánh hiệu quả đôn đốc thu nộp thuế của cơ quan thuế Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả của công tác đôn đốc nợ đối với những khoản nợ trong hạn của cơ quan thuế trong năm Chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả quản lý nợ và đôn đốc thu nộp càng cao, và ngược lại.

- Tỷ lệ nợ có khả năng thu (hoặc nợ không có khả năng thu…)/Số thuế ghi thu

Tiêu chí này phản ánh tình hình các loại nợ cụ thể Tiêu chí này phản ánh hiệu quả công tác quản lý nợ và đốc thu của cơ quan thuế đối với từng loại nợ đạt đến mức độ nào Tỷ lệ này cũng cho biết khả năng thu hồi nợ ở mức độ nào.

- Tuổi nợ bình quân của các khoản nợ thuế quá hạn đã được nộp

Công thức tính chỉ tiêu này như sau:

Tổng số ngày thực tế phát sinh của tất cả các khoản nợ quá hạn Tổng số khoản nợ quá hạn

Tiêu chí này cho biết khoảng thời gian trung bình của một khoản nợ từ khi phát sinh đến khi được nộp vào ngân sách nhà nước Chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả công tác quản lý nợ và đôn đốc thu nộp càng cao, và ngược lại.

- Tỷ lệ chi phí hành chính phục vụ thu nợ thuế/Số thuế quá hạn thu hồi được

Công thức tính chỉ tiêu này như sau:

Tỷ lệ chi phí hành chính =

Tổng chi phí thực tế dùng cho thu nợ x 100% Tổng số tiền nợ quá hạn trong năm

Tiêu chí này cho biết mức độ chi phí để thu hồi nợ như thế nào, để thu được một đồng nợ thuế thì mất bao nhiêu đồng chi phí Chỉ tiêu này càng thấp càng tốt

- Tỷ lệ số lượt người nộp thuế nợ quá hạn/Số người nộp thuế

Tỷ lệ này phản ánh phạm vi đối tượng nợ thuế rộng hay hẹp Nếu tỷ lệ này cao chứng tỏ mức độ nợ thuế đã lan rộng Nếu tỷ lệ này thấp, chứng tỏ nợ quá hạn chỉ tập trung ở một số đối tượng nhất định Như vậy, tỷ lệ này phản ánh hiệu quả răn đe, cảnh báo của cơ quan thuế đối với những đối tượng nợ thuế.

 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác cưỡng chế thuế

- Tỷ lệ số cuộc cưỡng chế thành công/Tổng số đối tượng đã thực hiện cưỡng chế thuế

Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả áp dụng các biện pháp cưỡng chế thuế đã thực hiện trong một thời kỳ như thế nào Chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ hiệu quả công tác cưỡng chế thuế càng tốt.

- Tỷ lệ chi phí hành chính để cưỡng chế thuế/Tổng số tiền thuế thu được qua cưỡng chế

Công thức tính chỉ tiêu này như sau:

Tỷ lệ chi phí cưỡng chế =

Tổng chi phí thực tế dùng cho cưỡng chế thuế x 100% Tổng số tiền nợ thu được trong năm

Tiêu chí này phản ánh chi phí thực tế mà cơ quan thuế đã phải bỏ ra để thực hiện các cuộc cưỡng chế so với số thuế có thể thu được qua cưỡng chế.Chỉ tiêu này càng thấp thì tính hiệu quả của cưỡng chế thuế càng cao Khi chỉ tiêu này bằng và lớn hơn 100% thì tính hiệu quả xét riêng dưới góc độ số thu rất thấp, thậm chí có thể nói là phi hiệu quả Đối với từng cuộc cưỡng chế có thể chấp nhận tính phi hiệu quả này để đánh đổi lấy sự cảnh báo, răn đe.Nhưng nếu tính tổng thể thì không thể chấp nhận tính phi hiệu quả này.

Từ các tiêu chí nêu trên, trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn Việt Nam và thông lệ quốc tế, cơ quan thuế cần ban hành các chuẩn mực cụ thể về quản lý nợ và cưỡng chế thuế Do giới hạn về thời gian nghiên cứu nên luận văn chưa thể đề xuất những chuẩn mực cụ thể cho công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế.

3.3.3 Hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy của quản lý nợ

Theo chiến lược cải cách hành chính và hiện đại hoa ngành Thuế, mô hình tổ chức của cơ quan thuế sẽ chuyển dần sang mô hình chức năng Tuy nhiên, mô hình phù hợp nhất ở Việt Nam là mô hình hỗn hợp với tổ chức theo chức năng là trục chính và các bộ phận tổ chức theo đối tượng nộp thuế và các bộ phận tổ chức theo sắc thuế Thực hiện mô hình tổ chức này vừa phát huy được những ưu điểm của bộ máy thu thuế tổ chức theo chức năng, vừa khắc phục được những điểm yếu của mô hình tổ chức bộ máy theo chức năng như không xác định được rõ trách nhiệm hoàn thành kế hoạch thu thuế, không quản lý tốt được những đối tượng đặc thù Trước đây, khi bộ máy quản lý nợ thuế các cấp chưa có hoặc chưa được hoàn thiện thì công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế còn bị phân tán tại nhiều bộ phận quản lý thuế khác nhau Khi Luật Quản lý thuế có hiệu lực thi hành thì công tác quản lý nợ và cưỡng chế đã được tập trung về một đầu mối, công tác quản lý nợ đã có những bước chuyển biến tích cực Tuy nhiên, những tồn tại và hạn chế của tình hình thu nợ như đã nêu tại chương 2 cũng do nguyên nhân của việc tổ chức bộ máy và nhân sự tại cơ quan thuế còn chưa hoàn thiện ở mức hợp lý Chính vì vậy,thời gian tới, điều kiện để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế là tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy và nhân sự một cách hợp lý Theo đó, toàn bộ chức năng đôn đốc thu nộp cần chuyển từ bộ phận kiểm tra thuế sang bộ phận quản lý nợ và cưỡng chế thuế để đảm bảo tập trung đầu mối quản lý, tránh tình trạng cả hai bộ phận cùng có trách nhiệm đôn đốc thu nộp, dẫn tới không phân định rõ trách nhiệm khi công tác này không đạt yêu cầu đề ra.

3.3.4 Đổi mới công tác xây dựng kế hoạch thu hồi nợ thuế và quản lý cán bộ bộ phận quản lý nợ và cưỡng chế thuế

Việc đôn đốc nợ hiện nay chưa chú trọng đến chỉ tiêu và kế hoạch của công tác thu nợ năm Do đó, trước mắt phải.`- có kế hoạch thu nợ thuế hàng năm của từng cơ quan thuế, giao chỉ tiêu cho từng cán bộ quản lý nợ thuế. Công tác tiến hành thu nợ cần phải được lập thành chương trình kế hoạch cụ thể, cần thiết phải giao chỉ tiêu thu nợ cho từng Cục thuế như chỉ tiêu phấn đấu của thu ngân sách theo dự toán pháp lệnh Từ đó, cơ quan thuế có thể đánh giá được chất lượng công tác thu nợ và cưỡng chế thuế.

3.3.5 Mở rộng diện gia hạn nộp thuế

Qua nghiên cứu xem xét thực trạng của quản lý nợ và cưỡng chế thuế thì thấy rằng việc xem xét mở rộng diện được gia hạn nộp thuế là cần thiết.Khi một người nộp thuế gặp khó khăn về vốn thì họ sẵn sàng chiếm dụng vốn của nhà nước để đưa vào tái sản xuất phục vụ kinh doanh của mình Thực tế hiện nay, việc đi vay vốn ngân hàng kinh doanh tiềm ẩn nhiều rủi ro khi lãi suất thị trường biến động không ngừng Đồng thời, với việc nền kinh tế toàn cầu phục hồi chậm sau suy thoái thì việc kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay là rất khó khăn và khó thu hồi vốn Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, giá cả các mặt hàng vật liệu xây dựng như sắt, thép, xi măng, nhân công không ngừng tăng cao, thời gian xây dựng thường kéo dài vài năm, trong khi các hợp đồng xây dựng giữa bên thi công và bên giao thầu thường được ký kết với mức giá đấu thầu theo dự toán cũ Chính vì vậy, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này thường gặp khó khăn trong thanh toán tiền thuế với ngân sách nhà nước, chưa kể nếu các doanh nghiệp xây dựng các công trình thuộc vốn ngân sách thì còn gặp khó khăn hơn nhiều, do việc thẩm định dự án để giải ngân còn qua nhiều khâu, nhiều ban ngành thẩm định nên tiến độ thanh toán sau khi doanh nghiệp xuất hoá đơn tài chính còn chậm, kéo dài Do đó, để công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế đạt hiệu quả cao, điều kiện đầu tiên đòi hỏi là Luật Quản lý thuế phải mở rộng diện các đối tượng được xem xét gia hạn nộp thuế như các doanh nghiệp xây dựng cơ bản xây dựng các công trình thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước mà ngân sách nhà nước còn nợ doanh nghiệp, để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay.

Ngày đăng: 13/09/2023, 15:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Sơ đồ quy trình quản lý nợ thuế áp dụng cấp Cục thuế - Nâng cao hiệu quả quản lý nợ thuế tại cục thuế tỉnh điện biên
Bảng 1.1 Sơ đồ quy trình quản lý nợ thuế áp dụng cấp Cục thuế (Trang 22)
Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Cục thuế Tỉnh Điện Biên - Nâng cao hiệu quả quản lý nợ thuế tại cục thuế tỉnh điện biên
Hình 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Cục thuế Tỉnh Điện Biên (Trang 36)
Bảng 2.1: Tổng hợp số thu NSNN giai đoạn 2009 – 2013 - Nâng cao hiệu quả quản lý nợ thuế tại cục thuế tỉnh điện biên
Bảng 2.1 Tổng hợp số thu NSNN giai đoạn 2009 – 2013 (Trang 39)
Bảng 2.3: Cơ cấu nợ thuế theo khu vực giai đoạn 2009-2013 - Nâng cao hiệu quả quản lý nợ thuế tại cục thuế tỉnh điện biên
Bảng 2.3 Cơ cấu nợ thuế theo khu vực giai đoạn 2009-2013 (Trang 42)
Bảng 2.5: Nợ thuế qua các năm phân loại theo tính chất nợ - Nâng cao hiệu quả quản lý nợ thuế tại cục thuế tỉnh điện biên
Bảng 2.5 Nợ thuế qua các năm phân loại theo tính chất nợ (Trang 45)
Bảng 2.6: Kết quả thu nợ đọng giai đoạn 2009 – 2013 - Nâng cao hiệu quả quản lý nợ thuế tại cục thuế tỉnh điện biên
Bảng 2.6 Kết quả thu nợ đọng giai đoạn 2009 – 2013 (Trang 48)
Bảng 2.7: Hiệu quả của biện pháp đôn đốc thu nợ - Nâng cao hiệu quả quản lý nợ thuế tại cục thuế tỉnh điện biên
Bảng 2.7 Hiệu quả của biện pháp đôn đốc thu nợ (Trang 49)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w