1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp ứng dụng thương mại điện tử nhằm phát triển kinh doanh của công ty tây hà

98 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Pháp Ứng Dụng Thương Mại Điện Tử Nhằm Phát Triển Kinh Doanh Của Công Ty Tây Hà
Tác giả Nghiêm Duy Tuấn
Người hướng dẫn PGS.TS Kim Văn Chính
Trường học Trường Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại luận văn thạc sĩ kinh tế
Năm xuất bản 2015
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 1,58 MB

Nội dung

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮTB2B : Business to Business giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp B2C : Business to Customer Giao dịch giữa doanh nghiệp với người tiêu dùngB2G: Giao dịch đ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ

NỘI

- -NGHIÊM DUY TUẤN

GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN

TỬ NHẰM PHÁT TRIỂN KINH DOANH

CỦA CÔNG TY TÂY HÀ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2015

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

- -NGHIÊM DUY TUẤN

GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NHẰM PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦA CÔNG TY TÂY HÀ

Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH

Mã số : 60.34.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS KIM VĂN CHÍNH

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêutrong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trìnhnào khác

Các tư liệu, tài liệu nêu trong luận văn là trung thực và được ghi rõ nguồngốc xuất xứ

Học viên

Nghiêm Duy Tuấn

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ĐỒ THỊ

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 5

1.1 Các khái niệm cơ bản 5

1.1.1 Thương mại điện tử là gì 5

1.1.2 Đặc điểm của thương mại điện tử 5

1.1.3 Các hình thức thương mại điện tử 6

1.2 Tính tất yếu khách quan của các doanh nghiệp Việt Nam tham gia TMĐT .8

1.3 Hạ tầng pháp lý và kỹ thuật cho phát triển thương mại điện tử ở Việt nam .20

1.3.1 Hạ tầng pháp lý 20

1.3.2 Hạ tầng kỹ thuật 24

CHƯƠNG 2 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ NHỮNG ỨNG DỤNG TMĐT BAN ĐẦU Ở CÔNG TY TÂY HÀ 29

2.1 Tổng quan về Công ty TNHH Đầu tư, Thương mại và Dịch vụ Tây Hà .29 2.1.1 Sự hình thành và phát triển của Công ty 29

2.1.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, phương hướng hoạt động trong Công ty 30

2.1.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Tây hà trong thời gian qua 36

2.2 Các yếu tố điều kiện để phát triển kinh doanh TMĐT ở Công ty Tây Hà38 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NHẰM PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦA CÔNG TY TÂY HÀ 53

3.1 Thời cơ, thách thức, triển vọng phát triển của Công ty tây hà đến năm 2020 53

Trang 5

3.1.1 Triển vọng phát triển TMĐT 53

3.1.2 Phân tích mô hình Swot của Công ty Tây Hà trong phát triển TMĐT 55

3.2 Giải pháp ứng dụng TMĐT nhằm phát triển kinh doanh ở Công ty Tây Hà 63

3.2.1.Các giai đoạn phát triển của TMĐT ở Công ty Tây Hà 63

3.2.2 Công tác tổ chức 66

3.2.3 Nội dung chính của thương mại điện tử ở Công ty Tây Hà 71

3.3 Khuyến nghị 84

3.3.1 Khuyến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước 84

3.3.2 Đối với bản thân các ngân hàng thương mại: 85

3.3.3 Đối với hoạt động thương mại điện tử của doanh nghiệp 86

KẾT LUẬN 88

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

B2B : Business to Business (giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp)

B2C : Business to Customer (Giao dịch giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng)B2G: Giao dịch điện tử giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước

C2C : Customer to customer (Giao dịch giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng)CNTT: Công nghệ thông tin

CSDL: Cơ sở dữ liệu

HTML:Hyper Text Markup Language (Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản)

ISP : Internet Service Provider (Nhà cung cấp dịch vụ Internet)

LAN: Local Area Network (Mạng cục bộ)

SSG: Secure Service Gateway (giải pháp tường lửa)

SSL: Secure Socket Layer (công nghệ bảo mật, truyền thông mã hoá giữa máy

chủ Web server và trình duyệt)

TCP/IP: Transmission Control Protocol/Internet Protocol (Giao thức chung)

TMĐT: Thương mại điện tử

TTĐT: Thanh toán điện tử

WAN: Wide Area Network (Mạng diện rộng)

WWW: World Wide Web (Mạng toàn cầu) EDI: Electronic Data Interchange

-Truyền tải dữ liệu điện tử

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Khung pháp lý cho TMĐT tại Việt nam đến thời điểm hiện tại 21

Bảng 2.1: Cơ cấu tài sản 33

Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn 33

Bảng 2.3: Cơ cấu lao động của Công ty năm 2014 35

Bảng 2.4: Ước tính doanh số thu được từ TMĐT B2C năm 2014 50

Bảng 3.1: Định lượng khả năng ứng dụng TMĐT ở Tây hà 53

Bảng 3.2: Thống kê tình hình sử dụng Internet của Việt Nam đến tháng 1/2015 56

Bảng 3.3: Kênh bán của Tây hà 73

Bảng 3.4 Báo giá dự kiến quảng cáo của Tây Hà 75

Trang 8

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ĐỒ THỊ

Hình 2.1 : Cơ cấu bộ máy quản lý 32

Hình 2.2: Quy trình sản xuất kinh doanh 32

Hình 2.3: Tình hình SXKD giai đoạn 2010 – 2014 36

Hình 2.4: Mô hình nhu cầu sử dụng Internet 38

Hình 2.5: Tỉ lệ mua thường xuyên của các loại hàng hóa, dịch vụ 49

Hình 2.6: Thời gian sử dụng internet hàng ngày 51

Hình 2.7: Nhu cầu tìm kiếm các sản phẩm trên internet 52

Hình 3.1 Quy trình giao dịch trực tuyến 77

Hình 3.2 Sơ đồ các modul của gói phần mềm Sales Manager 82

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Công nghệ thông tin đã có những phát triển vượt bậc, góp phần quan trọngvào việc phát triển toàn diện nền kinh tế- xã hội nước ta, trong đó nổi bật là việcnghiên cứu hoạt động bán hàng trong môi trường thương mại điện tử (TMĐT)quốc tế Tuy đây là một vấn đề còn khá mới mẻ nhưng nó đã và đang trở thành một

xu thế tất yếu và thu hút được không ít các doanh nghiệp Việt Nam, giúp họ đápứng được yêu cầu phát triển xu thế hội nhập nền kinh tế thế giới Ở các nước pháttriển đang tiên phong trong nền kinh tế mạng, hoạt động bán hàng bằng hình thứcthương mại điện tử đã có điều kiện hình thành và đã phát triển rất nhanh Thànhcông có, thất bại có, nhưng nó đã được thừa nhận là đang trong qúa trình mở đường

và cần phải có thời gian thử nghiệm Mặc dù hoạt động bán hàng bằng hình thứcthương mại điện tử đã bắt đầu được áp dụng thử nghiệm ở một số doanh nghiệpViệt Nam nhưng thực tế ở Việt Nam, hạ tầng cơ sở thương mại điện tử đã bắt đầuxây dựng nền móng ban đầu, chuẩn bị tạo lập những môi trường kinh doanh mới

Đất nước chúng ta đang bước vào một thời kỳ phát triển mới hội nhập vàphát triển Bên cạnh những hình thức kinh tế truyền thống sự dịch chuyển nhữnghình thức kinh tế mới nền kinh tế tri thức, thông qua đó kéo hẹp dần khoảng cáchvới sự phát triển kinh tế thế giới Mạng Internet cùng với phương thức hoạt độngcủa nó mang tới khả năng giao tiếp và trao đổi thông tin không giới hạn là mộtcông cụ giúp ích rất lớn cho doanh nghiệp trong việc quảng bá hình ảnh và trao đổimua bán hàng hóa giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp vớingười tiêu dung và giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng

Tuy vậy để sử dụng một cách tối ưu ưu thế của mạng cho phát triển kinhdoanh của doanh nghiệp còn chưa được vận dụng một cách tối ưu

Vậy, vấn đề giải quyết yếu tố kỹ thuật và áp dụng tối ưu vào thực tiễn tăngtrưởng lợi nhuận trong kinh doanh trên cơ sở chính sách phát triển TMĐT của đất

Trang 10

nước là yếu tố then chốt cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp Vì vậy tác

giả lựa chọn đề tài “Giải pháp ứng dụng thương mại điện tử nhằm phát triển

kinh doanh của Công ty Tây Hà” làm đề tài Luận án Thạc sỹ của mình Qua nội

dung nghiên cứu tôi mong muốn chuyển đổi từ nội dung kinh doanh truyền thốngsang loại hình kinh doanh mới với nhiều ưu thế vượt trội

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

- Trong nước cũng có nhiều học giả nghiên cứu về tạo động lực cho ngườilao động được phản ánh trong các sách chuyên khảo, giáo trình, luận án tiến sỹ vềthương mại điện tử như sau:

+ Công ty Điện toán và truyền số liệu (2002), Quản trị kinh doanh trongThương mại điện tử, Nxb Bưu điện, Hà nội

+ Phạm Hữu Khang (2003), Xây dựng và triển khai thương mại điện tử, Nxb

+ Nguyễn Duy Quang, Nguyễn Văn Khoa (2006), Thương mại điện tử:

Thực tế và giải pháp, Nxb Giao thông vận tải, TP HCM.

+ TS Trần Văn Hòe (2007) Giáo trình Thương mại điện tử căn bản (ĐHKT QD), Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà nội.

+ Thái Thanh Sơn, Thái Thanh Tùng (2011), Thương mại điện tử , Nxb

Thông tin và truyền thông

+ TS Bùi Văn Danh (2011), Thương mại điện tử, Nxb Phương đông, TP

HCM

- Thương mại điện tử cũng là đề tài được nhiều nghiên cứu sinh, học viênsau đại học chọn làm luận văn tốt nghiệp như:

Trang 11

+ Đào Anh Tuấn (2013), Quản lý Nhà nước về TMĐT Luận án Tiến sỹ,

trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội đề cập đến vấn đề ứng dụng và giải pháp

sử dụng TMĐT trong quản lý nhà nước

+ Đào Trọng Nghĩa (2010), TMĐT và những vấn đề đặt ra với Việt Nam,

Luận văn Thạc sỹ, trường Đại học Quốc gia Hà Nội đề cập đến vấn đề về ứng dụngTMĐT cho Việt Nam

Ở nước ngoài, đã có nhiều tác giả có những công trình công phu, bài bản vềTMĐT Từ các quan điểm kinh doanh truyền thống đến những quan điểm hiện đạigần đây của các nhà lý luận và quản lý hàng đầu áp dụng ở các Công ty mạnh trênthế giới

Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu cụ thể, công khai về các giảipháp thay đổi từ mô hình kinh doanh truyền thống sang sử dụng TMĐT ở mộtCông ty Vừa và nhỏ cụ thể là cho Công ty Tây Hà

3 Mục đích nghiên cứu của Luận văn

Mục đích nghiên cứu của luận văn là xác định và luận chứng đề xuất các giảipháp xây dựng và hoàn thiện hệ thống ứng dụng TMĐT nhằm phát triển kinhdoanh của Công ty TNHH Đầu tư, Thương mại Và Dịch vụ Tây Hà

Để đạt được mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ sau:

+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận và pháp lý cho hoạt động thương mại điện tử

đã và đang được áp dụng trên thế giới và Việt Nam

+ Phân tích và đánh giá thực trạng kinh doanh tại Công ty Tây Hà, rút ranhững kết quả đã đạt được, những nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả sản xuất kinhdoanh của Công ty trong thời gian qua

+ Đề xuất giải pháp ứng dụng mô hình kinh doanh TMĐT tại Công ty Tây

Hà trong thời gian tới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận văn

Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp ứng dụng TMĐT nhằm phát triển doanh

số kinh doanh của Công ty Tây Hà

Khách thể nghiên cứu: Giới hạn ở mô hình kinh doanh hiện tại của Công ty

Trang 12

từ khi thành lập đến nay, tham khảo các mô hình TMĐT đã triển khai ở các Công

ty trong nước, đề xuất giải pháp mới (TMĐT) tại Công ty Tây Hà

Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nội dung bao hàm hệ thống các biện pháp

kinh doanh hiện tại và biện pháp áp dụng TMĐT trong tương lai Phạm vi thờigian khảo sát hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty từ năm

2009 đến nay, giải pháp áp dụng cho thời kỳ đến năm 2020 Về không gian giớihạn ở phương án triển khai kinh doanh của Công ty Tây Hà

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận

Dựa trên cơ sở pháp lý cho hoạt động TMĐT ởViệt Nam

Các giáo trình, các lý thuyết, mô hình TMĐT của các học giả trong vàngoài nước nghiên cứu về TMĐT

Phương pháp nghiên cứu

Có nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học nhưng trong phạm vi luậnvăn sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phươngpháp tổng kết mô hình, phương pháp phân tích Swot, phương pháp điều tra

6 Dự kiến những đóng góp của Luận văn

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về TMĐT tại Công ty Tây Hà

- Đề xuất những giải pháp có tính khả thi để phát triển kinh doanh tạiCông ty Tây Hà

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục bảng biểu, tài liệu thamkhảo thì nội dung luận văn được chia thành 3 chương, 9 tiết

Trang 13

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 1.1 Các khái niệm cơ bản

1.1.1 Thương mại điện tử là gì

Thương mại điện tử (Electronic commerce, E-commerce ) là hình thứckinh doanh đã phát triển rất mạnh hiện nay Tuy nhiên, cũng có nhiều quan điểmkhác nhau về khái niệm này, về cơ bản TMĐT được hiểu theo góc độ quản trịkinh doanh, đó là việc ứng dụng CNTT và Internet vào các quy trình, hoạt độngcủa doanh nghiệp nhằm tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho con người

Trong Luật mẫu về thương mại điện tử, UNCITRAL (Ủy ban của LHQ

về thương mại quốc tế) nêu định nghĩa để các nước tham khảo: TMĐT là việc

trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện điện tử, không cần phải

in ra giấy bất cứ công đoạn nào của toàn bộ quá trình giao dịch

Ngoài khái niệm ecommerce đôi khi người ta còn sử dụng kháiniệm M- commerce M-commerce (mobile commerce) là kinh doanh sử dụngmạng điện thoại di động

Ở Việt nam TMĐT được hiểu và định nghĩa theo Nghị định số

52/2013/NĐ-CP “Hoạt động TMĐT là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ

quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác”

1.1.2 Đặc điểm của thương mại điện tử

Về hình thức hoạt động: giao dịch TMĐT được thực hiện một phần hoặchoàn toàn thông qua mạng máy tính Thay vì phải gặp trực tiếp và đàm phán cụthể mới tiến hành giao dịch như hoạt động thương mại truyền thống thì ngườitham gia hoạt động TMĐT hoàn toàn có thể hoàn thành mọi thao tác giao dịchthông qua các công cụ của mạng Internet mà không phụ thuộc vào bất cứ ràocản về địa lý nào trên thế giới

Trang 14

Phạm vi hoạt động: thị trường trong TMĐT là phi biên giới, nó không tồntại bất cứ rào cản nào trong giao dịch mua bán Điều này thể hiện ở chỗ mọingười ở tất cả các quốc gia trên khắp toàn cầu không phải di chuyển đến bất cứmột địa điểm nào mà vẫn có thể cùng tham gia vào một giao dịch bằng cách truycập vào các website thương mại hoặc các trang mạng xã hội.

Chủ thể tham gia: ngoài 2 bên tham gia giao dịch trong TMĐT còn xuấthiện một bên thứ 3 đóng vai trò quan trọng đó là các nhà cung cấp mạng và cơquan chứng thực có nhiệm vụ chuyển đi, lưu giữ các thông tin giữa các bêntham gia giao dịch đồng thời họ cũng xác thực độ tin cậy của các thông tin củacác bên tham gia giao dịch

Thời gian không giới hạn: trong TMĐT các giao dịch có thể thực hiện liêntục mà không có giới hạn thời gian ở bất cứ nơi nào có thiết bị kết nối và hạ tầngmạng chính vì vậy giao dịch được thực thi nhanh chóng

Thương mại điện tử đóng vai trò như một thị trường phi truyền thống, tạiđây các đối tác tham gia giao dịch không cần phải gặp gỡ trực tiếp mà vẫn cóthể trao đổi đàm phán với nhau, ký kết hợp đồng sạu khi đã tham khảo về hànghóa và kiểm tra thông tin của nhau thông qua các website và công cụ mạng điềunày tiết kiệm thời gian và chi phí cho các bên tham gia

1.1.3 Các hình thức thương mại điện tử

Có bốn chủ thế chính tham gia phần lớn vào các giao dịch TMĐT: Chínhphủ (G), doanh nghiệp (B), khách hàng cá nhân (C), người lao động (E) Việckết hợp các chủ thể này lại với nhau sẽ cho chúng ta những mô hình thương mạiđiên tử khác nhau Dưới đây là một số mô hình TMĐT phố biến nhất hiện nay:

- Thương mại điện tử giữa Doanh nghiệp và người tiêu dùng (B2C)

Doanh nghiệp sử dụng các phương tiện điện tử để bán hàng hóa và dịch

vụ tới người tiêu dùng; người tiêu dùng thông qua các phương tiện điện tử đểlựa chọn, mặc cả, đặt hàng, thanh toán và nhận hàng Mô hình B2C chủ yếu là

mô hình bán lẻ qua mạng như www.Amazon.com, qua đó doanh nghiệp thường

Trang 15

thiết lập website, hình thành cơ sở dữ liệu về hàng hóa, dịch vụ, tiến hành cácquy trình tiếp thị, quảng cáo và phân phối trực tiếp tới người tiêu dùng TMĐTB2C đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng: doanh nghiệp tiếtkiệm nhiều chi phí bán hàng do không cần phòng trưng bày hay thuê người giớithiệu bán hàng, chi phí quản lý cũng giảm hơn Người tiêu dùng sẽ cảm thấythuận tiện vì không phải tới tận cửa hàng, ngồi ở bất cứ nơi đâu, bất cứ khi nàocũng có khả năng lựa chọn và so sánh nhiều mặt hàng cùng một lúc, cũng nhưtiến hành việc mua hàng Hiện nay, số lượng giao dịch theo mô hình TMĐTB2C là rất lớn Mô hình TMĐT B2C còn được gọi dưới cái tên khác đó là bánhàng trực tuyến (e-tailing)

- Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B)

B2B là loại hình giao dịch qua các phương tiện điện tử giữa doanh nghiệpvới doanh nghiệp Các giao dịch B2B chủ yếu được thực hiện trên các hệ thốngứng dụng TMĐT như mạng giá trị gia tăng VAN, SCM, các sàn giao dịchTMĐT B2B (emarketplaces) Các doanh nghiệp có thể chào hàng, tìm kiếmbạn hàng, đặt hàng, ký kết hợp đồng, thanh toán qua các hệ thống này Ở mức

độ cao, các giao dịch này có thể diễn ra một cách tự động ví dụ như

www.alibaba.com TMĐT B2B đem lại lợi ích rất thực tế cho các doanh nghiệp,đặc biệt giúp các doanh nghiệp giảm các chi phí về thu thập thông tin tìm hiểuthị trường, quảng cáo, tiếp thị, đàm phán, tăng cường các cơ hội kinh doanh

- Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước (B2G)

Trong mô hình này, Cơ quan nhà nước đóng vai trò như khách hàng vàquá trình trao đổi thông tin cũng được tiến hành qua các phương tiện điện tử Cơquan nhà nước cũng có thể lập các website, tại đó đăng tải những thông tin vềnhu cầu mua hàng của cơ quan mình và tiến hành việc mua sắm hàng hóa, lựachọn nhà cung cấp trên website Ví dụ như hải quan điện tử, thuế điện tử, chứngnhận xuất xứ điện tử, đấu thầu điện tử, mua bán trái phiếu chính phủ

Trang 16

- Thương mại điện tử giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng (C2C)

Đây là mô hình TMĐT giữa các cá nhân với nhau Sự phát triển của cácphương tiện điện tử, đặc biệt là internet làm cho nhiều cá nhân có thể tham giahoạt động thương mại với tư cách người bán hoặc người mua Một cá nhân cóthể tự thiết lập website để kinh doanh những mặt hàng do mình làm ra hoặc sửdụng một website có sẵn để đấu giá món hàng mình có Www.ebay.com là một

ví dụ thành công nhất trên thế giới cho mô hình thuơng mại điện tử C2C

- Thương mại điện tử giữa Cơ quan nhà nước và cá nhân (G2C)

Mô hình G2C chủ yếu đề cập tới các giao dịch mang tính hành chính, tuynhiên cũng có thể mang những yếu tố của TMĐT Ví dụ như hoạt động đóngthuế cá nhân qua mạng, trả phí đăng ký hồ sơ,

1.2 Tính tất yếu khách quan của các doanh nghiệp Việt Nam tham gia thương mại điện tử

Thời cơ và thách thức hiện nay đối với các doanh nghiệp tham gia thương mại điện tử

Doanh nghiệp Việt Nam đa số là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên TMĐT sẽ

là cầu nối giúp mở rộng thị trường, tham gia hội nhập tích cực Với một chi phírất thấp, khả thi, bất cứ một doanh nghiệp Việt Nam nào cũng có thể nhan chóngtham gia TMĐT để đem lại cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp

TMĐT ở Việt Nam đang trong quá trình phát triển Số người tham gia truycập internet còn thấp nên chưa tạo được một thị trường nội địa Mặt khác các cơ

sở để phát triển TMĐT ở Việt Nam còn chưa hoàn thiện: hạ tầng viễn thôngchưa đủ mạnh và cước phí còn đắt, hạ tầng pháp lý còn đang xây dựng, hệ thốngthanh toán điện tử chưa phát triển Tất cả điều là những rào cản cho phát triểnTMĐT

Việt Nam đang trong quá trình tích cực hội nhập vào kinh tế khu vực vàthế giới Dù muốn hay không các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với sự cạnhtranh quyết liệt không chỉ trong nước và thị trường quốc tế Các doanh nghiệp

Trang 17

nước ngoài, mạnh về vốn, công nghệ và kinh nghiệm sẽ thông qua TMĐT để đivào thị trường Việt Nam, cạnh tranh với các doanh nghiệp Việt Nam

Vì vậy dù muốn hay không các doanh nghiệp Việt Nam phải chấp nhận vàtham gia TMĐT Không nên nghĩ tham gia TMĐT là phải mua bán hàng hoá vàdịch vụ bằng TMĐT Doanh nghiệp có thể tham gia TMĐT ở các cấp độ giảnđơn nhưng hiệu quả mang lại có thể rất cao trong điều kiện hiện nay

Các cấp độ tham gia thương mại điện tử của doanh nghiệp

Thực tế có thể tham gia TMĐT ở nhiều cấp độ khác nhau Doanh nghiệpViệt Nam có thể tham gia TMĐT theo các cấp độ sau:

- Giới thiệu hàng hoá và sản phẩm của mình

- Tìm hiểu thị trường: nghiên cứu thị trường, mở rộng thị trường o Xâydựng quan hệ trực tuyến với khách hàng

- Mở kênh tiếp thị trực tuyến

- Tìm đối tác cung cấp nguyên vật liệu nhập khẩu

- Tìm cơ hội xuất khẩu

- Bán hàng, thanh toán qua website

Quá trình tham gia TMĐT là quá trình doanh nghiệp từng bước chuẩn bịnguồn lực và kinh nghiệm Nếu không bắt tay vào tham gia TMĐT thì sẽ bỏ lỡmột hình thức kinh doanh qua mạng, sẽ là hình thức phổ biến trong thời đại hiệnnay

Vấn đề khó khăn nhất đối với doanh nghiệp khi triển khai TMĐT là nguồnlực Đó là cán bộ am hiểu CNTT, kinh doanh trực tuyến Tuy nhiên nếu khôngbắt đầu đầu tư tư bây giờ thì sẽ bỏ lỡ cơ hội và có nguy cơ không bao giờ tiếpcận được đến TMĐT

Hỗ trợ của Nhà nước Việt Nam về phát triển thương mại điện tử

Nhà nước ta đang hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận TMĐT Nhà nước tarất quan tâm đến việc phát triển internet và các ứng dụng nhằm tạo điều kiện cho

Trang 18

các doanh nghiệp chấp nhận và tham gia TMĐT Một số chính sách của nhànước tập trung vào các vấn đề sau:

− Phát triển cơ sở hạ tầng CNTT và viễn thông phục vụ các doanh nghiệp,dân cư, bảo đảm hệ thống thanh toán ngân hàng;

- Khuyến khích và đẩy mạnh học tập và ứng dụng internet trong nhàtrường, các vùng nông thôn, trong thanh niên;

− Phát triển đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực về CNTT, ứng dụngCNTT ở các mức độ khác nhau;

− Xây dựng chính phủ điện tử, cải cách hành chính để từng bước ứngdụng CNTT trong quản lý, điều hành và giao tiếp với người dân;

− Xây dựng hành lang pháp lý cho các giao dịch TMĐT;

− Phát triển hệ thống thanh toán dùng thẻ ở hệ thống ngân hàng;

− Xây dựng các dự án điểm, các cổng thông tin để các doanh nghiệp từngbước tiếp cận đến TMĐT;

− Tăng cường hợp tác quốc tế và khu vực để tạo sự thông thoáng tronggiao dịch TMĐT cho hàng hoá và dịch vu

1.3 Nội dung và các bước áp dụng thương mại điện tử của các doanh nghiệp hiện nay

Việc tìm ra con đường tiếp cận và phát triển TMĐT của mỗi doanh nghiệp

là bài toán cụ thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố chiến lược kinh doanh, nguồn lực,chủng loại mặt hàng, thị trường truyền thống của doanh nghiệp Tuy nhiên trên

cơ sở nghiên cứu về TMĐT và thực trạng phát triển TMĐT ở Việt Nam có thểđưa ra một quy trình tổng quát cho các doanh nghiệp tiếp cận và phát triểnTMĐT một cách hiệu quả nhất

- Xây dựng kế hoạch tiếp cận và phát triển TMĐT

Doanh nghiệp phải xây dựng cho mình chiến lược tham gia TMĐT, phảiphân tích hoạt động kinh doanh của mình, xác định mục đích và mục tiêu, phân

Trang 19

khúc thị truờng và khách hàng mục tiêu, xác dịnh mô hình kinh doanh và chiếnluợc thực hiện, sau đó mới làm kế hoạch triển khai thực hiện TMĐT

Doanh nghiệp phải nghiên cứu thị trường TMĐT trong ngành hàng hoádịch vụ của mình: đối tượng khách hàng tiềm năng trên mạng; mặt hàng hoá,dịch vụ nào thích hợp; Phân tích thị trường TMĐT của ngành hàng mình trongnước cũng như ngoài nước hiện tại và trong tương lai Mỗi doanh nghiệp cầnphân loại hai thị trường thị trường đầu vào là các nguyên liệu, công nghệ, máymóc phụ vụ sản xuất và kinh doanh Thị trường đầu ra là sản phẩm hàng hoá haydịch vụ của doanh nghiệp sẽ nhằm vào đối tượng khách hàng nào, dự báo tăngtrưởng trong thời gian tới như thế nào

Nghiên cứu thị trường bao gồm cả nghiên cứu đối thủ cạnh tranh củadoanh nghiệp Sự có mặt của họ trên mạng, trình độ công nghệ sản xuất ra sảnphẩm, phương án kinh doanh và kế hoạch tiếp thị của họ, hướng đầu tư của họv.v Từ việc nghiên cứu thị trường sẽ giúp doanh nghiệp xác định lợi thế cạnhtranh của mình làm cơ sở cho việc xác định các bước đi cụ thể cho tham giaTMĐT

Doanh nghiệp cần xác định mục đích tham gia TMĐT trong từng giaiđoạn: thăm dò kênh kinh doanh qua mạng, nâng cao nhận thức hiểu biết vềTMĐT, cung cấp cho khách hàng hiểu biết về các sản phẩm, dịch vụ và hoạtđộng của doanh nghiệp, duy trì sự hiện diện thương hiệu trên mạng, xây dựng vàduy trì mối quan hệ với khách; thực hành marketing trực tuyến, bán hàng quamạng và đặt hàng cũng như thanh toán qua mạng; cuối cùng là đào tạo nhân lực,cải tiến cơ cấu quản lý cho phù hợp với môi trường kinh doanh mới TMĐT

Trong từng giai đoạn doanh nghiệp phải xác định các mục tiêu cụ thể:huân luyện đào tạo, sự hiện diện, giảm chi phí tiếp thị, mở rộng thị trường,doanh số bán hàng, quan hệ trực tuyến khách hàng Về khách hàng mục tiêu,phải xác định các đặc trưng của khách hàng, khách hàng là cá nhân người tiêu

Trang 20

dùng hay doanh nghiệp từ đó xác định mô hình kinh doanh thích hợp: B2B hayB2C

Các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận TMĐT thường không bài bản nênhiệu quả và khả năng phát huy của nó bị hạn chế Đa số doanh nghiệp khôngnhận thức đầy đủ về TMĐT, khả năng và hạn chế của nó trong hoàn cảnh ViệtNam Có Doanh nghiệp đã coi TMÐT đơn thuần chỉ là các tiến bộ trong CNTThay xem TMÐT chỉ là làm web duới dạng catalogue điện tử Hiểu đơn giảntham gia TMĐT chỉ là việc mở trang web trên mạng, Không xác dịnh rõ ràngmục dích, mục tiêu và chiến luợc phát triển TMÐT cho doanh nghiệp Đầu tưTMĐT chỉ tập trung vào mua sắm thiết bị mà không chú ý đầy đủ các yếu tốnhư nhân lực, tổ chức xây dựng duy trì mối quan hệ với khách hàng và vấn đềtái cơ cấu doanh nghiệp

- Mở trang web của doanh nghiệp

Website là một cửa hàng trực tuyến trên mạng của doanh nghiệp Trênmột website của doanh nghiệp có thể có nhiều trang web, mỗi trang web như làmột quầy hàng chào bán các loại dịch vụ khác nhau Trang đầu gọi là trang chủ(homepage) Khi tham gia TMĐT doanh nghiệp tất yếu phải tiến hành xây dựngcho mình website, tức là mở cửa hàng trực tuyến trên mạng

Vấn đề đầu tiên của doanh nghiệp là thiết kế các trang web của mình Việcthiết kế phải thể hiện rõ chiến lược tiếp thị, chiến lược sản phẩm và chiến lượcxây dựng thương hiệu của doanh nghiệp

Trang web phải thể hiện nổi bật các hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp.Các trang web phải được tổ chức chặt chẽ, đơn giản và dễ sử dụng Câu chữ trêntrang web phải ngắn gọn, rõ ràng và thu hút người đọc Trong mỗi trang webphải có khả năng liên hệ với nhau để người đọc có thể xem đi xem lại khi cần

Sử dụng hình ảnh trong trang web là rất quan trọng nhưng phải phù hợpvới khả năng đường truyền Ở Việt Nam, tốc độ đường truyền chậm nên hìnhảnh nên nhỏ, hình vẽ nhiều hơn ảnh chụp, tránh cho khách phải đợi lâu Có thể

Trang 21

dùng mầu để làm nổi bật các chữ Hạn chế dùng quá nhiều hình ảnh động làmngười đọc mất tập trung vào nội dung chính Nên cung cấp tài liệu miễn phí giớithiệu các sản phẩm của mình để khách hàng quan tâm có thể tải (download)xuống Mầu sắc, hình ảnh trang trí phụ thuộc vào sản phẩm, khách hàng tiềmnăng của sản phẩm

Trang web phải thể hiện được cho khách hàng thấy rõ lợi ích của sảnphẩm và dịch vụ khi họ mua hàng, khách hàng thấy được cách mua hàng và thờigian nhận được hàng v.v Sau khi thiết kế các trang web, doanh nghiệp có thể sửdụng dịch vụ cho thuê máy chủ (webhosting) của các doanh nghiệp cung cấpdịch vụ internet Nếu doanh nghiệp có đủ điều kiện thì có thể đặt riêng một máychủ của mình Đa số các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng dịch vụ webhosting đểđưa trang web lên mạng

Như trên đã nói, xây dựng trang web là tổ chức một cửa hàng trực tuyến,đây mới chỉ là bắt đầu của quá trình kinh doanh TMĐT Vấn đề tiếp sau là duytrì và phát triển cửa hàng trực tuyến như thế nào để doanh nghiệp đạt được thànhcông lại là một vấn đề khác Hiện nay Việt Nam đã có khoảng 3000 doanhnghiệp mở trang web trên mạng Con số này thực ra rất nhỏ bé so với tổng sốhơn 70.000 doanh nghiệp đang hoạt động Đa số doanh nghiệp chỉ dừng lại ởviệc mở trang web, rất ít các doanh nghiệp quan tâm đến marketing trực tuyếnngoại trừ một số doanh nghiệp kinh doanh về CNTT Điều này chứng tỏ cácdoanh nghiệp nhận thức và bước vào TMĐT không bài bản, mở trang web làmột việc nhưng duy trì và phát triển trang web lại là một việc khó hơn

- Tiếp thị trực tuyến trong TMĐT

Khi đã có một website, doanh nghiệp đã có một hình ảnh, một sự hiệndiện trên của mình trên mạng Doanh nghiệp phải coi website như là một mộtcông cụ tiếp thị trực tuyến Nó giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu: giúp kháchhàng tìm đến qua mạng; thuyết phục khách hàng về các sản phẩm hay dịch vụcủa mình; bán các sản phẩm và dịch vụ trực tuyến; chia sẻ những thông tin thị

Trang 22

trường; dễ dàng tìm kiếm đối tác trên mạng Một Website đơn giản nhất là cómột trang web, thường gọi là trang chủ để thông tin về doanh nghiệp Trên trangWeb nên gồm các thông tin: địa chỉ trang Web của Công ty; địa chỉ bưu điệncủa Công ty, điện thoại, fax, e-mail của Công ty Khi tiến hành marketing trựctuyến, doanh nghiệp phải đầu tư, mở rộng Website, biến nó thành công cụmarketing trực tuyến Website gây được chú ý, thuyết phục, dẫn dắt khách hànggiúp xây dựng lòng tin và lập quyết định cho các bước tiếp theo: mua trực tuyếnsản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp Đặc điểm của marketing trực tuyến làmối quan hệ trực tiếp với khách hàng, đáp ứng đến các yêu cầu hay giải đáp đếntừng khách hàng, nó không phải là marketing chung chung

Doanh nghiệp có thể sử dụng mầu sắc, đồ hoạ, các bức ảnh và một số lờivăn cô đọng, xúc tích để diễn đạt đuợc các điểm then chốt về doanh nghiệp: sảnphẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp; doanh nghiệp định hướng vào loạikhách hàng nào; giải pháp so với đối thủ cạnh tranh; dịch vụ sau bán và hướngphát triển của sản phẩm

Như vậy duy trì và phát triển website đòi hỏi xây dựng một chiến lược tiếpthị, chiến lược sản phẩm và các nghiên cứu điều tra thị trường nghiêm túc Vấn

đề đó không phải là vấn đề của CNTT mà chính của việc kinh doanh thươngmại Sự khác nhau ở đây là môi trường kinh doanh trên mạng và CNTT là công

cụ để thực hiện các ý tưởng sáng tạo của kinh doanh

Thế mạnh của tiếp thị trực tuyến là mối quan hệ trực tiếp với từng kháchhàng Do vậy, trong kinh doanh TMĐT doanh nghiệp phải xử lý chu đáo mốiquan hệ với khách hàng, thoả mãn đến từng chi tiết yêu cầu của khách, tư vấncho khách hàng giúp họ thấy rõ lợi ích khi quyết định mua sản phẩm Các doanhnghiệp phải xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng, cung cấp các dịch vụ tư vấnmiễn phí cho khách hàng, xử lý ý kiến của từng khách hàng để củng cố mốiquan hệ với khách hàng Đấy là thế mạnh của TMĐT mà doanh nghiệp phải biếtnắm cơ hội

Trang 23

Các doanh nghiệp hiện nay đa số chưa nhận thức đủ về TMĐT và tiếp thịtrực tuyến mà TMĐT đem lại, đa số chỉ dừng lại ở một trang web coi như một

sự hiện diện của mình trên mạng Để phát huy hiệu quả của TMĐT các doanhnghiệp phải biết tiến hành tiếp thị trực tuyến để thu hút khách hàng, phục vụkhách hàng hoàn hảo hơn

- Lập và thực hiện kế hoạch phát chuyển hàng trong TMĐT

Khi triển khai TMĐT, doanh nghiệp phải tính đến giải pháp chuyển pháthàng cho khách hàng TMĐT cho phép doanh nghiệp hoạt động trên phạm virộng, kế hoạch phát chuyển hàng phải được xây dựng theo từng khu vực lãnhthổ, kế hoach xây dựng hệ thống kho hàng và quản lý hệ thống kho hàng mộtcách tối ưu Vấn đề này sẽ phải tính toán dựa trên quy mô doanh nghiệp, chủngloại mặt hàng

Đối với đa số doanh nghiệp vừa và nhỏ, kế hoạch phát chuyển hàng trongphạm vi thành phố có trụ sở có thể doanh nghiệp tự xây dựng và triển khai Đốivới khách hàng vuợt quá bán kính hoạt động của mạng lưới doanh nghiệp thìviệc phát chuyển phải dựa trên doanh nghiệp làm dịch vụ chuyển phát như bưuchính Khi xây dựng kế hoạch phát chuyển, yếu tố thời gian là yếu tố quan trọngnhất Bên cạnh đó, phải tính đến các yếu tố an toàn, tin cậy và chi phí rẻ để giáthành của sản phẩm mua qua mạng không vượt quá mức cho phép

Đó là giải pháp mà Nhà Sách Tiền Phong và Nhà Khách Minh Khai đã lựachọn để giao hàng Hệ thống bưu chính hiện nay chưa cho phép thực hiện chế độCOD, nên thời gian gửi hàng phải tính từ khi khách gửi tiền đến khi khách nhậnđược hàng Hệ thống thuế hiện nay chưa cho phép các doanh nghiệp triển khaidịch vụ cho khách dùng thử, chưa chấp nhận chuyển giao nội bộ nếu doanhnghiệp không có tư cách pháp nhân trên địa bàn Điều này hạn chế TMĐT pháttriển mạnh như mong muốn

Trang 24

- Lựa chọn và áp dụng phương án thanh toán điện tử

Thanh toán là khâu quan trọng nhất trong việc triển khai TMĐT Có nhiềuphương án thanh toán mà doanh nghiệp phải lựa chọn Phương án thanh toánphụ thuộc không chỉ vào doanh nghiệp mà còn phụ thuộc vào khả năng cung cấpdịch vụ của các ngân hàng Khi tham gia TMĐT doanh nghiệp phải biết lựachọn hình thức thanh toán và dự kiến các phương án thanh toán có thể: thanhtoán bằng tiền mặt; thanh toán bằng thẻ tín dụng hay chuyên dụng; thanh toántiền điện tử; thanh toán chuyển tiền; thanh toán quốc tế Trên cơ sở xác định cáchình thức thanh toán, doanh nghiệp phải thống nhất với Ngân Hàng quy trìnhthanh toán Trình độ phát triển công nghệ thanh toán của Ngân Hàng ảnh hưởngtrực tiếp đến quy trình thanh toán của doanh nghiệp

Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, khi lựa chọn hình thức thanh toándựa trên phân loại khách hàng là trong nước và quốc tế và bản chất giao dịchB2B hay B2C Đối với khách hàng trong nước, với trình độ công nghệ thanhtoán của Ngân hàng hiện nay, doanh nghiệp có thể lựa chọn hai hình thức thanhtoán cho cả B2C và B2B:

+ Thanh toán bằng tiền mặt và thanh toán ngay khi giao hàng (COD), hìnhthức này dành cho khác hàng nằm gần khu vực của doanh nghiệp (trong thànhphố), doanh nghiệp sử dụng ngay mạng lưới bán hàng của mình Khi giao hàng,nhân viên của doanh nghiệp thu tiền ngay Đây chính là hình thức mà Nhà SáchTiền Phong và Minh Khai đã lựa chọn

+ Thanh toán qua Ngân Hàng, khách hàng có thể dùng thẻ tín dụng haythư chuyển tiền, séc chuyển khoản gửi đến doanh nghiệp sau đó doanh nghiệpgiao hàng cho khách Hình thức này dùng cho khách ở xa, doanh nghiệp phảigửi qua Bưu Điện Đối với khách hàng ngoài nước, doanh nghiệp phải làm việc

cụ thể với Ngân Hàng và có thư chỉ dẫn cụ thể cho khách hàng Khách hàngmua (B2C) có thể thanh toán bằng thẻ tín dụng hoặc chuyển khoản vào tàikhoản ngoại tệ của doanh nghiệp, sau đó doanh nghiệp gửi hàng đã đặt cho

Trang 25

khách Đối với giao dịch B2B thì quy trình thanh toán hiện nay vẫn phải theophương thức truyền thống Các Ngân Hàng Việt Nam chưa có công nghệ chophép các doanh nghiệp thực hiện thanh toán điện tử EDI cho khách Như vậy đểlựa chọn hình thức thanh toán trong TMĐT, doanh nghiệp phải lựa chọn NgânHàng có khả năng đầu tư công nghệ thanh toán tiên tiến để giúp doanh nghiệp

mở rộng khả năng thanh toán trong tương lai

- Lựa chọn phương án an toàn và bảo mật trên mạng

Vấn đề an ninh, an toàn trên mạng là một vấn đề quan trọng mà doanhnghiệp phải tính đến khi xây dựng phương án TMĐT cho doanh nghiệp Anninh, an toàn ở đây bao gồm bảo vệ các giao dịch thương mại và tính riêng tưcủa người tiêu dùng CNTT phát triển đang ngày càng đưa ra các phương ánđảm bảo độ tin cây và độ bảo mật cao cho các giao dịch TMĐT Các vấn đề phảichú ý khi lựa chọn vấn đề này:

+ Vấn đề an toàn trước hết là vấn đề an toàn của hệ thống máy tính, hệthống cơ sở dữ liệu phục vụ TMĐT phải được đảm bảo hoạt động tin cậy, cóphương án dự phòng, chống mất điện, chống virus, chống sự truy cập bất hợppháp − Doanh nghiệp lựa chọn nhà cung cấp các giải pháp bảo mật cho các giaodịch thương mại trên mạng của doanh nghiệp, đặc biệt là các giao dịch liên quanđến thanh toán điện tử Kỹ thuật bảo mật phụ thuộc vào phương pháp mã hoá và

độ dài từ khoá cho phép

+ Vấn đề an ninh, bảo mật phải được chú ý ngay từ khâu tổ chức củadoanh nghiệp Để đảm bảo nội bộ doanh nghiệp không để lộ danh sách kháchhàng, tính riêng tư của khách hàng ra bên ngoài, ảnh hưởng đến uy tín của doanhnghiệp

+ Thường xuyên giữ mối quan hệ với khách hàng cũng là một biện pháptăng cường kiểm tra chéo, phát hiện dấu hiệu mất an ninh của hệ thống để từ đó

có biện pháp kịp thời

Trang 26

Vấn đề an toàn bảo mật là vấn đề quyết định đến uy tín của doanh nghiệptrong TMĐT Nếu doanh nghiệp làm tốt, uy tín của doanh nghiệp với kháchhàng tăng, góp phần quan trọng vào thành công của doanh nghiệp trong TMĐT

- Xây dựng, phát triển và duy trì website của doanh nghiệp

Khi doanh nghiệp đa mở trang web trên mạng tức là đã mở một cửa hàngtrên mạng để bắt đầu tham gia TMĐT Đưa ra trang web đã khó, nhưng duy trìtrang web còn khó hơn Để phát triển TMĐT, doanh nghiệp phải có biện phápduy trì, củng cố và phát triển trang web

Duy trì trang web là duy trì một kênh tiếp thị trực tuyến với khách hàngtrên mạng Doanh nghiệp phải có kế hoạch đầu tư nhân lực đủ để phát triển mộtkênh tiếp thị trực tuyến trên mạng như là một trong các kênh tiếp thị nếu khôngnói là phải có chú ý đặc biệt

Quá trình này đòi hỏi phải tiến hành nghiên cứu thị trường, xây dựng kếhoạch tiếp thị, chiến lược sản phẩm, kế hoach tiếp thị v.v , thay đổi và mở rộngthiết kế trang web để uy tín của địa chỉ trang web của doanh nghiệp ngày càngnâng cao trong thế giới mạng

Một khâu rất quan trọng trong tiếp thị trực tuyến là duy trì, củng cố vàphát triển mối quan hệ trực tuyến với khách hàng Doanh nghiệp phải giữa mốiquan hệ chặt chẽ với khách hàng, tư vấn thường xuyên cho khách hàng thôngqua các ấn phẩm điện tử, trao đổi thư điện tử Doanh nghiệp phải thường xuyên

tư vấn tiêu dùng cho khách hàng và khi khách hàng đã mua hàng, phải làm tốtdịch vụ sau bán

Khi đã phát triển trang web để bán hàng trực tuyến, doanh nghiệp phải xâydựng và duy trì hệ thống cơ sở dữ liệu hàng hoá để phục vụ khách hàng Tức làcông tác tin học hoá quá trình quản trị doanh nghiệp phải đi trước một bước Các

hệ thống quản lý kho, giao hàng phải được tự động hoá, nối mạng để tổ chứcbán hàng tự động qua trang web

Trang 27

Công việc trên là công việc của một quá trình kinh doanh Nó đòi hỏi có

tổ chức, có kế hoạch, có phương pháp Tham gia TMĐT không chỉ là mở trangweb, mà là việc làm thế nào để duy trì và phát triển nó

- Tái cơ cấu lại Công ty trên cơ sở phát triển TMĐT

Hoạt động của TMĐT đến một lúc nào đó sẽ tác động lại cơ cấu tổ chứcquản lý doanh nghiệp Nó sẽ đòi hỏi doanh nghiệp phải tái cơ cấu lại tổ chứccho phù hợp với nhu cầu thực tế Câu hỏi đặt ra bộ phận kinh doanh TMĐT đặt

ở đâu là hợp lý trong quá trình phát triển kinh doanh TMĐT Khó có một lời giảiđúng cho mọi trường hợp vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là nguồnlực của mỗi doanh nghiệp Nói chung, có thể chia TMĐT ra làm hai giai đoạn:giai đoạn chuẩn bị và giai đoạn kinh doanh Trong giai đoạn đầu, bộ phận pháttriển TMĐT có thể nằm trong phòng máy tính, phòng kế hoạch, phòng kinhdoanh hay trực tiếp do Giám đốc chỉ đạo Giai đoạn đầu cần sự đầu tư ban đầu

và sự chỉ đạo trực tiếp, cần nhân lực am hiểu công nghệ mới Giai đoạn sau, khi

đã bước vào kinh doanh, TMĐT là một kênh bán hàng mới nên việc giao cho bộphận kinh doanh sẽ thuận lợi hơn cả Từ đó nó được duy trì và triển khai với cácphương pháp và kỹ thuật kinh doanh trực tuyến

Hoạt động TMĐT sẽ đòi hỏi tin học hoá doanh nghiệp và hệ thống bánhàng, kho hàng, yêu cầu khách hàng trực tuyến sẽ được chuyển thẳng đến cáckhâu sản xuất, cung ứng, giao vận Khi số lượng giao dịch đủ lớn nó sẽ tác độngđến tổ chức quản trị kinh doanh, có thể có bộ phận chuyên kinh doanh TMĐT.Mối quan hệ trong các bộ phận Công ty đương nhiên cũng phải được tin học hoá

để có thể đáp ứng nhanh các yêu cầu của khách Trong doanh nghiệp sẽ hìnhthành đội ngũ chuyên CNTT để duy trì và phát triển hệ thống bán hàng quamạng, bộ phân kinh doanh trực tuyến tập trung vào vấn đề tiếp thị, theo dõikhách hàng, tư vấn khách hàng, các bộ phận bán, thu tiền và giao hàng có thểkhông thay đổi, nhưng phải được bổ xung công nghệ cho phù hợp

Trang 28

Khi hoạt động quản trị bán hàng của doanh nghiệp đã được tin học hoá, thì

để nâng cao hiệu quả, doanh nghiệp phải tái cơ cấu lại các bộ phận của doanhnghiệp để đáp ứng với tình hình mới do TMĐT đem lại

Quá trình áp dụng TMĐT, chính là quá trình đổi mới doanh nghiệp để tiếpnhận, thích nghi và phát triển công nghệ kinh doanh TMĐT, một hình thức kinhdoanh chủ yếu trong xã hội thông tin sau này

1.4 Hạ tầng pháp lý và kỹ thuật cho phát triển thương mại điện tử ở Việt nam

1.4.1 Hạ tầng pháp lý

Thương mại điện tử về cơ bản là việc ứng dụng các phương tiện điện tửvào hoạt động kinh doanh, thương mại Chủ thể tham gia hoạt độngTMĐT bên cạnh việc tuân thủ các quy định trực tiếp về TMĐT, còn phảithực hiện các quy định pháp luật liên quan khác như đầu tư kinh doanh,thương mại, dân sự… Chính phủ đã có những điều chỉnh về luật và xây dựngTMĐT theo từng giai đoạn phát triển trở thành chương trình quốc gia điều đókhẳng định tầm quan trọng và vai trò của TMĐT ngày càng nâng cao trong môitrường kinh doanh ở nước ta hiện nay

Ngày 1/3/2006, Luật Giao dịch điện tử Việt Nam chính thức có hiệu lực.Đến cuối năm 2007, bốn trong số năm nghị định hướng dẫn Luật Giao dịch điện

tử đã được ban hành, về cơ bản hoàn thành khung pháp lý cho việc triển khaiứng dụng giao dịch điện tử trong các lĩnh vực lớn của đời sống xã hội

Ngày 9/6/2006, Chính phủ ban hành Nghị định về TMĐT với việc thừanhận chứng từ điện tử có giá trị pháp lý tương đương chứng từ truyền thốngtrong mọi hoạt động thương mại từ chào hàng, chấp nhận chào hàng, giao kếthợp đồng cho đến thực hiện hợp đồng

Ngày 15/2/2007, Nghị định số 26/2007/NĐ-CP quy định chi tiết về Chữ

ký số và Dịch vụ chứng thực chữ ký số được ban hành Nghị định này quy định

về chữ ký số và các nội dung cần thiết liên quan đến sử dụng chữ ký số, bao

Trang 29

gồm chứng thư số và việc quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ chứng thực chữ

ký số Đây là những quy định nền tảng để thiết lập một cơ chế đảm bảo an ninh

an toàn cũng như độ tin cậy của các giao dịch điện tử, là điều kiện tiên quyết vềmặt kỹ thuật để thúc đẩy ứng dụng TMĐT rộng rãi trong xã hội

Ngày 23/2/2007,Chính phủ ban hành Nghị định số 27/2007/NĐ-CP quyđịnh chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính Nghịđịnh này ra đời nhằm đảm bảo các điều kiện cần thiết để hình thành và phát triểnmột môi trường giao dịch điện tử an toàn, hiệu quả; giúp Chính phủ quản lýđược giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ tài chính, giảm thiểu hậu quảxấu phát sinh trong giao dịch điện tử như trốn thuế, gian lận khi lập hóa đơnchứng từ

Ngày 8/3/2007, Nghị định số 35/2007/NĐ-CP về Giao dịch điện tử tronghoạt động ngân hàng được ban hành tập trung hướng dẫn việc áp dụng LuậtGiao dịch điện tử cho các hoạt động ngân hàng cụ thể, bảo đảm những điều kiệncần thiết về môi trường pháp lý để củng cố, phát triển các giao dịch điện tử antoàn và hiệu quả đối với hệ thống ngân hàng

Bảng 1.1: Khung pháp lý cho TMĐT tại Việt nam đến thời điểm hiện tại

Thời gian Luật

29/11/2005 Luật Giao dịch điện tử (GDĐT)

29/06/2006 Luật Công nghệ thông tin (CNTT)

23/11/2009 Luật Viễn Thông

21/6/2012 Luật Quảng cáo

26/11/2014 Luật Đầu tư

26/11/2014 Luật Doanh nghiệp

08/03/2007 Nghị định số 35/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động

Trang 30

13/08/2008 Nghị định số 90/2008/NĐ-CP về chống thư rác Luật GDĐT

06/04/2011 Nghị định số 25/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi

hành một số điều của Luật Viễn thong

Luật Viễn thông

13/06/2011 Nghị định 43/2011/NĐ-CP quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc

cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước

Nghị định số 101/2012/NĐ-CP về Thanh toán không dùng tiền mặt (thay

thế Nghị định số 64/2001/NĐ-CP về hoạt động thanh toán qua các tổ chức

cung ứng dịch vụ thanh toán)

Luật CNTT

16/5/2013 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về Thương mại điện tử Luật

GDĐT

15/7/2013 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP của Chính phủ về Quản lý, cung cấp, sử

dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng

Luật CNTT

08/11/2013 Nghị định số 154/2013/NĐ-CP quy định về khu CNTT tập trung Luật

CNTT

13/11/2013

Nghị định số 170/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định

số 26/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ quy định

chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực

chữ ký số và Nghị định số 106/2011/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2011

của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2007/

Luật GDĐT

14/11/2013 Nghị định số 181/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều

của Luật Quảng cáo

Luật Quảng cáo

15/11/2013 Nghị định số 185/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt

động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền

lợi người tiêu dung

07/4/2014 Nghị định số 25/2014/NĐ-CP quy định về Phòng, chống tội phạm và vi

phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao

Trang 31

Thông tư hướng dẫn thi hành một số nội dung của các Nghị định VB

bên trên

15/09/2008 Thông tư số 78/2008/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số nội dung của Nghị định số 27/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động tài

chính

số 27/2007/ NĐ-CP

30/12/2008 Thông tư số 12/2008/TT-BTTTT hướng dẫn thực hiện một số nội dung

của Nghị định số 90/2008/NĐ-CP của Chính phủ về chống thư rác

số 90/2008/ NĐ-CP

02/03/2009 Thông tư số 03/2009/TT-BTTTT quy định về mã số quản lý và mẫu giấy chứng nhận mã số quản lý đối với nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo bằng

thư điện tử, tin nhắn; nhà cung cấp dịch vụ tin nhắn qua mạng Internet

số 90/2008/ NĐ-CP

16/03/2009 Thông tư số 50/2009/TT-BTC về việc hướng dẫn giao dịch điện tử trên thị

trường chứng khoán

số 27/2007/ NĐ-CP

31/07/2009 Thông tư số 26/2009/TT-BTTTT quy định về việc cung cấp thông tin và đảm bảo khả năng truy cập thuận tiện đối với trang thông tin điện tử của

cơ quan nhà nước

số 64/2007/ NĐ-CP

14/12/2009 Thông tư số 37/2009/TT-BTTTT quy định về hồ sơ và thủ tục liên quan

đến cấp phép, đăng ký, công nhận các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng

thực chữ ký số

số 26/2007/ NĐ-CP

22/07/2010 Thông tư số 17/2010/TT-BKH quy định chi tiết thí điểm đấu thầu qua mạng số 26/2007/

NĐ-CP

28/9/2010

Thông tư số 153/2010/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/

NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa,

cung ứng dịch vụ

số 51/2010/ NĐ-CP

9/11/2010 Thông tư số 23/2010/TT-NHNN quy định về việc quản lý, vận hành và sử

dụng Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng

số 35/2007/ NĐ-CP

10/11/2010 Thông tư số 180/2010/TT-BTC hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh

vực thuế

số 27/2007/ NĐ-CP

15/11/2010 Thông tư số 25/2010/TT-BTTTT quy định việc thu thập, sử dụng, chia sẻ, đảm bảo an toàn và bảo vệ thông tin cá nhân trên trang thông tin điện tử

hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước

số 64/2007/ NĐ-CP

20/12/2010 Thông tư số 209/2010/TT-BTC quy định giao dịch điện tử trong hoạt động

nghiệp vụ kho bạc nhà nước

số 27/2007/ NĐ-CP

14/3/2011 Thông tư số 32/2011/TT-BTC hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử

dụng hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ

số 27/2007/ NĐ-CP

10/9/2012 Thông tư liên tịch số 10/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-BTTTT-VKSNDTC- TANDTC hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ Luật hình sự về một số tội

phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông

Bộ Luật hình sự

Trang 32

Thông tư số 47/2014/TT-BCT quy định về quản lý website thương mại

điện tử (thay thế Thông tư số 12/2013/TT-BCT quy định thủ tục thông

báo, đăng ký và công bố thông tin liên quan đến website thương mại điện

tử)

số 52/2013/ NĐ-CP

11/12/2014 Thông tư số 39/2014/TT-NHNN hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh

toán

số101/2012/ NĐ-CP

(Nguồn Internet) 1.4.2 Hạ tầng kỹ thuật

TMĐT là những giao dịch thương mại được thực hiện chủ yếu thông quamáy tính và mạng Internet Do đó, để TMĐT có thể phát triển được, yêu cầu về

hạ tầng CNTT và truyền thông là không thể thiếu

Các yếu tố hạ tầng CNTT và truyền thông bao gồm

Phần cứng và hạ tầng mạng

CNTT và truyền thông (ICT) kết hợp tạo ra một sản phẩm có thể kết nốinhững người dùng sử dụng máy tính đơn lẻ với nguồn tài nguyên hữu hạn thànhmột cộng đồng có phạm vi rộng toàn cầu và nguồn tài nguyên phong phú vô tận

đó là mạng máy tính

Trong một phạm vi nhỏ nó là một mạng nội bộ (LAN) phạm vi lớn hơn nótrở thành một mạng diện rộng (WAN) khi sử dụng các thiết bị truyền thông kếtnối nó trở thành mạng toàn cầu Internet

Ngày nay ngành CNTT và truyền thông ICT bao gồm máy tính, thiết bịmạng có sự phát triển rất nhanh chóng, các công nghệ mới liên tục được đầu tưnghiên cứu và ứng dụng trong các giải pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ trao đổi dữliệu và xử lý thông tin cho người dùng Đây là các yếu tố thuộc về “phần cứng”trong đầu tư cho TMĐT

Nền tảng hệ thống hiện tại đáp ứng và cho phép người dân và các tổ chức,doanh nghiệp tiếp cận và sử dụng dịch vụ viễn thông cơ bản và internet với giá

rẻ Ngoài ra, mọi doanh nghiệp, cộng đồng và công dân đều được kết nối và tiếpcận tới cơ sở hạ tầng băng rộng và mobile

Trang 33

Các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông ngày một nâng cao năng lực đườngtuyền với hệ thống băng thông rộng, cho phép các tổ chức và doanh nghiệp cóthể sử dụng các dịch vụ chất lượng cao vào các ứng dụng TMĐT của mình vớichi phí chấp nhận được Ngoài việc đâu tư mới cho các thiết bị, việc nâng cấpcác hệ thống thiết bị hiện thời là điều không thể thiếu, vì các ứng dụng TMĐTngày càng phức tạp hơn, dung lượng dữ liệu cần truyền tải ngày càng lớn hơn,

do đó, yêu cầu về mặt thiết bị và công nghệ cũng cao hơn

Phần mềm và cơ sở dữ liêu

Trang mạng (Website) với nhiều nhiệm vụ khác nhau, từ việc có catalogtrưng bày sản phẩm trực tuyến đến việc xử lý đơn hàng một cách tự động.Một giải pháp TMĐT ít nhất phải có các chức năng sau:

- Catalog trưng bày sản phẩm

- Giỏ mua hàng

- Xử lý giao dịch đặt hàng, hợp đồng, thanh toán

Các trang web thương mại điện tử lớn, phức tạp hơn cũng sử dụngnhững phần mềm có các chức năng trên và có thêm những công cụ bổ trợTMĐT khác Phần mềm trung gian (middleware) nối kết hệ thống TMĐT vớicác hệ thống thông tin của Công ty (quản lý hàng tồn kho, xử lý đơn hàng, kếtoán) Bên cạnh đó có các gói phần mềm chuyên thực hiện một số chức năngnhư: phần mềm ERP, phần mềm SCM, phần mềm CRM, phần mềm quảntrị nội dung (CMS) và phần mềm quản trị tri thức (NM)

Các website TMĐT cần hoạt động liên tục 24/7 dù là mô hình nào,B2B hay B2C Những website đều cần được chạy trên các máy chủ đủ mạnh

để xử lý khi lượng truy cập cao nhất Bên cạnh yêu cầu hoạt động nhanh và

ổn định, các website thương mại điện tử giao dịch cần sử dụng những phầnmềm hiệu quả và dễ nâng cấp khi lượng truy cập website tăng

Thông tin khách hàng được Công ty TMĐT lưu trữ, quá trình kháchhàng truy cập web sẽ được lưu vào cơ sở dữ liệu lớn, sử dụng những công

Trang 34

cụ chuyên dụng để phân tích những dữ liệu này nhằm cải thiện mối quan hệvới khách hàng Những dữ liệu này thường gồm các thông tin của từng kháchhàng, các trang web họ xem, thời gian viếng thăm trên mỗi trang, các sảnphẩm đuợc xem và mua… Để quản lý tốt tất cả các hoạt động này, cácwebsite TMĐT lớn sử dụng module phần mềm quản lý quan hệ kháchhàng (CRM) Bên cạnh đó, các Công ty cũng sử dụng công cụ để tích hợp hệthống sản xuất của mình với hệ thống thông tin của nhà cung cấp, khi đówebsite TMĐT có thêm module phần mềm quản trị dây chuyền cung ứng(SCM).

Hệ thống an ninh thương mại điện tử

Trong bối cảnh lượng thông tin và giao dịch trao đổi qua mạng tăngnhanh, vấn đề an toàn, an ninh mạng nói chung và cho TMĐT nói riêng đangngày càng được các tổ chức, doanh nghiệp quan tâm Việc xây dựng hệ thốngbảo mật trong TMĐT phải đạt được những mục tiêu cơ bản:

- Chống lại các cuộc tấn công với mục đích lấy cắp thông tin: Thông tintrong các giao dịch TMĐT rất nhạy cảm và cần thiết phải được bảo vệ Có rấtnhiều dạng tấn công nhằm nắm bắt nội dung thông tin: tấn công trên đườngtruyền dữ liệu, ngăn chặn các thông báo giữa máy chủ và máy khách, hoặc truycập vào máy chủ/máy khách, là các điểm nguồn và đích của thông báo, để đọcđược nội dung của các thông báo

- Bảo đảm tính bí mật của thông tin: chỉ những người có quyền mới đượcphép xem và sửa đổi nội dung thông tin Trên thực tế, nhiều thông tin nhạy cảm

có thể bị xâm phạm bất hợp pháp và điều này có thể gây ra những hậu quả rấtlớn nếu không được ngăn chặn Ví dụ, các thỏa thuận hợp đồng giữa Công ty A

và Công ty B là hoàn toàn riêng tư và chỉ những người có trách nhiệm liên quan

ở hai Công ty là được biết Trường hợp một người của Công ty đối thủ cạnhtranh với các Công ty trên biết được và muốn gây hại, họ có thể đọc và sử dụngthông tin này trong cuộc cạnh tranh trên thương trường Điều này có thể gây

Trang 35

thiệt hại lớn cho cả hai Công ty A và B Những trường hợp tương tự cần đượcloại bỏ trong một hệ thống TMĐT.

- Bảo đảm tính tính toàn vẹn của thông tin: Thông tin đi từ nguồn tới đíchkhông bị sửa đổi Trên thực tế, nhiều thông tin nhạy cảm bị đối thủ chặn lại trênđường đi, tìm cách sửa đổi nội dung rồi tiếp tục gửi đến địa chỉ đích mà ngườinhận hoàn toàn không biết về việc sửa đổi này Do vậy, hệ thống TMĐT cần cónhững giải pháp kiểm soát thông tin, nhằm phát hiện ra sự mạo danh cũng như

sự không toàn vẹn của thông tin

- Bảo đảm tính sẵn sàng của dữ liệu: khi người sử dụng cần đến thông tin,chúng phải có và ở trạng thái có thể khai thác được Trên thực tế, tin tặc có thểdùng nhiều hình thức để làm giảm tính sẵn sàng của hệ thống, hoặc nghiêmtrọng hơn, làm tê liệt hệ thống với cách thức đơn giản nhất là tạo ra một sốlượng lớn các gói tin yêu cầu được xử lý trong cùng một thời gian, làm cho hệthống không có khả năng đáp ứng

Để đạt được những mục tiêu trên, mỗi tổ chức hay cá nhân đều phảinghiên cứu đầu tư, xây dựng một chiến lực an toàn mạng cho chính mình Bướcđầu tiên cho chiến lược này, đó chính là xác định những ”tài sản” hay nhữngthông tin gì cần phải bảo mật (ví dụ số thẻ tín dụng của các khách hàng) Sau đó,xác định quyền truy cập những thông tin đó thuộc về những ai trong Công tyhay tổ chức của mình, và cuối cùng, tìm kiếm những nguồn lực và giải pháp đểbảo vệ những thông tin ấy Những nguồn lực ấy có thể là: tự xây dựng hoặc muacác phần mềm bảo mật, phần cứng, các thiết bị bảo vệ,

Hệ thống thanh toán trong thương mại điện tử

Một trong những khâu cơ bản trong quy trình thực hiện TMĐT là khâuthanh toán Sự phát triển của hoạt động thanh toán trong TMĐT đã giúp chohoạt động thương mại trở lên dễ dàng và là một chu trình khép kín Thanh toánđiện tử có sử dụng đến các phương tiện điện tử kết nối mạng viễn thông cho nênthanh toán trong TMĐT cũng có những đặc thù riêng, trong đó hoạt động thanh

Trang 36

toán điện tử không nhất thiết phải gắn liền với một ngân hàng hay tổ chức tàichính truyền thống mà có thể thông qua một tổ chức trung gian cung cấp dịch vụthanh toán qua mạng Thanh toán điện tử phát triển giúp đẩy nhanh hoạt độngngoại thương giữa các quốc gia với nhau, không chỉ trong hoạt động xuất nhậpkhẩu giữa các doanh nghiệp với nhau mà còn thúc đẩy hoạt động mua bán giữacác cá nhân với nhau

Các phương tiện tham gia thanh toán trong TMĐT bao gồm thẻ ghi nợnội địa do liên minh ngân hàng trong nước phát hành, các thẻ tín dụng quốc tế,các ví điện tử nước ngoài như Paypal, Alipay, Google wallet, Paypass,Passbook, các ví điện tử trong nước thuộc các tổ chức trung gian như Bảo kim,ngân lượng, Vnmart, Mobiví, Momo, Vinapay

Trang 37

CHƯƠNG 2 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ NHỮNG ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ BAN ĐẦU Ở CÔNG TY TÂY HÀ

2.1 Tổng quan về Công ty TNHH Đầu tư, Thương mại và Dịch vụ Tây Hà

2.1.1 Sự hình thành và phát triển của Công ty

Thông tin chung:

Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Đầu tư, Thương mại và Dịch vụ TâyHà

Tên tiếng Anh: Tay Ha Service And Trading Invesment Company LimitedHình thức pháp lý: Công ty TNHH

Ngành nghề kinh doanh: mua bán các thiết bị văn phòng, dịch vụ sửa chữaĐiện thoại: (+84-4) 33506698 – 66563348

Webside: http://Tayhagroup.com

Được thành lập ngày 19 tháng 06 năm 2009 do Sở Kế hoạch đầu tư thànhphố Hà Nội cấp giấy phép hoạt động Công ty Tây Hà liên tục tăng trưởng vớitốc độ cao, nguồn tài chính vững mạnh, đảm bảo cho đầu tư và phát triển Hiệnnay Công ty quy tụ 65 kỹ sư, cử nhân, kỹ thuật viên đã tốt nghiệp từ các trườngđại học, cao đẳng, trung cấp trong nước

Các ngành nghề kinh doanh chính

Đào tạo các nghề phổ thông và các công nghệ mới

Tư vấn, giới thiệu việc làm, tổ chức các sự kiện

Cung cấp các giải pháp và sản phẩm phần mềm quản lý, phần mềmchuyên dụng cho các khách hàng

Cung cấp thiết bị mạng máy tính LAN/WAN theo nhu cầu của kháchhàng

Cung cấp máy chủ, hệ điều hành mạng, trạm làm việc cho khách hàng;

Trang 38

Cung cấp các dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng các hệ thống mạng, phần mềmhoặc thiêt bị;

Dịch vụ tư vấn, giải đáp ứng dụng cho doanh nghiệp;

Cung cấp các dịch vụ trọn gói về các phần mềm CNTT

Hỗ trợ chuyển giao công nghệ và đào tạo ứng dụng CNTT trong hoạt độngsản xuất kinh doanh

Cung cấp trang thiết bị máy văn phòng

Tư vấn thiết kế, lập dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng vàcông nghiệp, giao thông, thủy lợi và hạ tầng kỹ thuật

Thi công các công trình dân dụng và công nghiệp, giao thông, thủy lợi và

hạ tầng kỹ thuật

Thiết kế, thi công trang trí nội ngoại thất công trình

Cung cấp vật liệu xây dựng

Cung cấp máy công nghiệp

2.1.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, phương hướng hoạt động trong Công ty

Mục tiêu chiến lược

Trở thành một trong những Công ty mạnh trong lĩnh vực TMĐT.

“Nhịp cầu thương mại – phát triển tương lai” là phương châm hành độngcủa Tây Hà nhằm đạt mục tiêu đề ra Bằng nỗ lực và lòng tận tụy của từng cánhân và của toàn Công ty, dựa trên cơ sở hiểu biết sâu sắc nhu cầu của kháchhàng và năng lực không ngừng được nâng cao Tây Hà đã và đang triển khai cácứng dụng thành công, mang lại hiệu quả cao cho khách hàng Với phong cáchphục vụ tận tình, chu đáo, giá cả phải chăng, Công ty đã chiếm được cảm tìnhcủa khách hàng trong địa bàn Hà Nội cũng như trên tất cả các tỉnh, thành phốtrong cả nước Đối với tất cả các khách hàng dù lớn hay nhỏ hơn, Công ty chủtrương xây dựng mối quan hệ lâu dài và tin cậy Chế độ bảo hành hậu mãi, luôn

Trang 39

tìm ra giải pháp tốt nhất nhằm đưa hệ thống của khách hàng hoạt động hiệu quảnhất, đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai.

Giá trị niềm tin của Tây hà

Định hướng của Công ty luôn nỗ lực phát triển dựa trên nguồn lực nội tại,tận dụng các lợi thế sẵn có, luôn tìm tòi những cái mới vận dụng khoa học kỹthuật làm giàu cho Công ty, làm giàu cho bản thân, đóng góp cho xã hội, xâydựng đất nước Việt Nam giàu mạnh thông qua các sản phẩm và dịch vụ cungcấp cho khách hàng

Đội ngũ cán bộ nhân viên tin tưởng vào lao động hết mình, có trách nhiệmnghề nghiệp, luôn luôn đổi mới nhiều nhất các sản phẩm, dịch vụ có giá trị chokhách hàng, cho xã hội

Chìa khóa thành công

Công ty luôn lấy phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, tận tụy và uy tín làmnền móng cho sự phát triển bền vững

Cung cấp cho khách hàng giải pháp chất lượng cao với giá thành thấpBằng cách áp dụng công nghệ mới và năng lực quản lý dự án hiệu quả.Tập trung vào con người

Luôn luôn nâng cao trình độ kỹ thuật và quản lý

Một số thành tựu

Hiện tại Công ty đang thực hiện nhiều dự án của một số bộ ban ngànhtrong cả nước bao gồm cung ứng vật tư, thiết bị cho tới trực tiếp thi công triểnkhai và các dịch vụ bảo trì sau khi đi vào hoạt động

Áp dụng nhiều công nghệ và giải pháp tiến tiến giúp khách hàng giảmthiểu chi phí, tăng hiệu qủa hoạt động

Trang 40

Hình 2.1 : Cơ cấu bộ máy quản lý

(Nguồn: Phòng kế hoạch, hành chính) Hình 2.2: Quy trình sản xuất kinh doanh

(Nguồn: Phòng kế hoạch, hành chính)

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN

GIÁM ĐỐC CÔNG TY

TRÁCH KINH DOANH, DỰ ÁN

PGĐ PHỤ TRÁCH KỸ THUẬT

PGĐ PHỤ TRÁCH ĐÀO TẠO

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO

PHÒNG DỰ ÁN

PHÒNG KỸ THUẬT LẬP TRÌNH PHẦN MỀM ỨNG DỤNG

Kí hợp đồng với

khách hàng:

- Cá nhân

- Tổ chức

- Thanh toán với khách hàng

- Đào tạo, chuyển giao, bảo hành (nếu có)

Tổ chức thực hiện hợp đồng:

- Loại hàng

- Vốn đầu tư

- Con người

Ngày đăng: 13/09/2023, 11:26

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1 : Cơ cấu bộ máy quản lý - Giải pháp ứng dụng thương mại điện tử nhằm phát triển kinh doanh của công ty tây hà
Hình 2.1 Cơ cấu bộ máy quản lý (Trang 40)
Bảng 2.1: Cơ cấu tài sản - Giải pháp ứng dụng thương mại điện tử nhằm phát triển kinh doanh của công ty tây hà
Bảng 2.1 Cơ cấu tài sản (Trang 41)
Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn - Giải pháp ứng dụng thương mại điện tử nhằm phát triển kinh doanh của công ty tây hà
Bảng 2.2 Cơ cấu nguồn vốn (Trang 41)
Hình 2.3: Tình hình SXKD giai đoạn 2010 – 2014 - Giải pháp ứng dụng thương mại điện tử nhằm phát triển kinh doanh của công ty tây hà
Hình 2.3 Tình hình SXKD giai đoạn 2010 – 2014 (Trang 43)
Hình 2.4: Mô hình nhu cầu sử dụng Internet - Giải pháp ứng dụng thương mại điện tử nhằm phát triển kinh doanh của công ty tây hà
Hình 2.4 Mô hình nhu cầu sử dụng Internet (Trang 46)
Hình 2.5: Tỉ lệ mua thường xuyên của các loại hàng hóa, dịch vụ - Giải pháp ứng dụng thương mại điện tử nhằm phát triển kinh doanh của công ty tây hà
Hình 2.5 Tỉ lệ mua thường xuyên của các loại hàng hóa, dịch vụ (Trang 56)
Hình 2.6: Thời gian sử dụng internet hàng ngày - Giải pháp ứng dụng thương mại điện tử nhằm phát triển kinh doanh của công ty tây hà
Hình 2.6 Thời gian sử dụng internet hàng ngày (Trang 59)
Hình 2.7: Nhu cầu tìm kiếm các sản phẩm trên internet - Giải pháp ứng dụng thương mại điện tử nhằm phát triển kinh doanh của công ty tây hà
Hình 2.7 Nhu cầu tìm kiếm các sản phẩm trên internet (Trang 60)
Bảng 3.1: Định lượng khả năng ứng dụng TMĐT ở Tây hà - Giải pháp ứng dụng thương mại điện tử nhằm phát triển kinh doanh của công ty tây hà
Bảng 3.1 Định lượng khả năng ứng dụng TMĐT ở Tây hà (Trang 61)
Bảng 3.2: Thống kê tình hình sử dụng Internet của Việt Nam đến tháng 1/2015 - Giải pháp ứng dụng thương mại điện tử nhằm phát triển kinh doanh của công ty tây hà
Bảng 3.2 Thống kê tình hình sử dụng Internet của Việt Nam đến tháng 1/2015 (Trang 64)
Bảng 3.3: Kênh bán của Tây hà - Giải pháp ứng dụng thương mại điện tử nhằm phát triển kinh doanh của công ty tây hà
Bảng 3.3 Kênh bán của Tây hà (Trang 81)
Bảng 3.4. Báo giá dự kiến quảng cáo của Tây Hà - Giải pháp ứng dụng thương mại điện tử nhằm phát triển kinh doanh của công ty tây hà
Bảng 3.4. Báo giá dự kiến quảng cáo của Tây Hà (Trang 83)
Hình 3.1. Quy trình giao dịch trực tuyến - Giải pháp ứng dụng thương mại điện tử nhằm phát triển kinh doanh của công ty tây hà
Hình 3.1. Quy trình giao dịch trực tuyến (Trang 85)
Hình 3.2. Sơ đồ các modul của gói phần mềm Sales Manager - Giải pháp ứng dụng thương mại điện tử nhằm phát triển kinh doanh của công ty tây hà
Hình 3.2. Sơ đồ các modul của gói phần mềm Sales Manager (Trang 90)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w