1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng ứng dụng thương mại điện tử cho mô hình kinh doanh nông trại tại quảng bình

100 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 1,25 MB

Nội dung

Tuy nhiên sự quan tâm của chính quyền địa phương là vẫn chưa đủ để đưangành nông nghiệp với trọng tâm là các mô hình kinh doanh nông trại lên tầm caomới mà cần sự nỗ lực hơn nữa của các

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRẦN VĨNH LONG

THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

CHO MÔ HÌNH KINH DOANH NÔNG TRẠI

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRẦN VĨNH LONG

THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

CHO MÔ HÌNH KINH DOANH NÔNG TRẠI

TẠI QUẢNG BÌNH

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Mã số : 8310110

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS NGUYỄN VĂN CHUNG

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn Cao học này là công trình nghiên cứu của riêngtôi Các dữ liệu, kết quả nêu trong Luận văn là hoàn toàn trung thực và có nguồngốc rõ ràng

Học viên

Trần Vĩnh Long

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn trân trọng và chân thành nhất đến TS.Nguyễn Văn Chung, người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ tôi trong suốtquá trình thực hiện luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo sau đại học và quýThầy, Cô giáo trường Đại học Kinh tế Huế đã quan tâm, nhiệt tình giảng dạy, giúp

đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Xinchân thành cảm ơn Sở Công Thương Tỉnh Quảng Bình, các phòng ban chuyên môncủa Sở, đặc biệt là phòng Quản lý thương mại, Phòng kỹ thuật đã tạo điều kiện giúp

đỡ cung cấp tài liệu và các số liệu liên quan Cảm ơn sự giúp đỡ của các doanhnghiệp kinh doanh mô hình nông trại trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình

Cuối cùng, tôi xin được bày tỏ những tình cảm đến gia đình, những người thâncủa tôi và Lãnh đạo, cán bộ Cơ quan nơi tôi công tác đã tạo điều kiện, động viên tôitrong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này

Trang 5

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN

Họ và tên học viên: TRẦN VĨNH LONG

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8 31 01 10 Khóa: 2019 – 2021

Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN VĂN CHUNG

Tên đề tài: “THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

CHO MÔ HÌNH KINH DOANH NÔNG TRẠI TẠI QUẢNG BÌNH”

1 Mục đích và đối tượng nghiên cứu của đề tài

Làm rõ thực trạng ứng dụng thương mại điện tử của các mô hình kinh doanhnông trại trên địa bàn Quảng Bình Từ đó xác định được các vấn đề khó khăn và tồntại trong ứng dụng và phát triển thương mại điện tử cho mô hình nông trại tại QuảngBình đồng thời đề xuất các giải pháp tăng cường ứng dụng thương mại điện tử mộtcách hiệu quả cho các mô hình kinh doanh nông trại cho địa phương

Đối tượng nghiên cứu: - Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng ứng dụng

thương mại điện tử và những vấn đề liên quan đến thương mại điện tử của các môhình kinh doanh nông trại trên địa bàn Quảng Bình

2 Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng

Trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp thu thập thông tin dữ liệu thứ cấp và sơ cấp

- Phương pháp thống kê, so sánh, phân tích

- Nghiên cứu định tính thông qua các tài liệu trước đây và tổng quan nghiêncứu về TMĐT

- Phương pháp hoạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

3 Kết quả nghiên cứu chính và kết luận

Luận văn đã nêu rõ tình hình ứng dụng thương mại điện tử và CNTT nóichung và tình hình ứng dụng thương mại điện tử của các mô hình kinh doanh nôngtrại nói riêng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình Đặc biệt luận văn đã phân tích đượcnhững khó khăn mà mô hình kinh doanh nông trại tại Quảng Bình gặp phải Kết quảnghiên cứu cho thấy lý do chính mà các nông trại không thực sự quyết tâm ứngdụng thương mại điện tử vào công việc kinh doanh đó chính là chi phí trong thờigian đầu khá cao do đó không nhiều nông trại có khả năng thực hiện Bằng nhữngcon số cụ thể nghiên cứu đã chỉ ra được những lợi thế mà thương mại điện tử manglại cho mô hình kinh doanh nông trại tại Quảng Bình trong tương lai

Nghiên cứu đã đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng ứng dụngTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

B2B Business to business

B2C Business to Customers

B2G Business to government

BNN&PTNN Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

COVID Corona virus disease

CPTPP Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

CP Chi phí

DN Doanh nghiệp

EMIM e-market intermediation model

EDI Electronic Data Interchange

EFT Electronic fund transfer

E-B/L Electronic bill of lading

SCM Quản lý chuỗi cung ứng

IS Information system

MHNT Mô hình nông trại

MHKDNT Mô hình kinh doanh nông trại

P2P Peer to peer

TMĐT Thương mại điện tử

UNCITRAL Ủy ban Liên Hiệp Quốc về Luật Thương mại quốc tế

VND Việt Nam Đồng

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 7

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv

MỤC LỤC v

DANH MỤC BẢNG viii

DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ ix

PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Câu hỏi nghiên cứu 2

3 Mục tiêu nghiên cứu 2

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Bố cục của luận văn 8

PHẦN 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 9

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CHO MÔ HÌNH KINH DOANH NÔNG TRẠI 9

1.1.Tổng quan về tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến thương mại điện tử 9

1.1.1.Tổng quan về tình hình nghiên cứu 9

1.1.2 Những thách thức và rào cản đối với mô hình kinh doanh nông trại 11

1.1.3 Mô hình thương mại điện tử cho nông nghiệp nông thôn 12

1.1.4 Đặc trưng của hoạt động kinh doanh TMĐT cho mô hình kinh doanh nông trại 15

1.2 Cơ sở lý luận về thương mại điện tử với mô hình kinh doanh nông trại 16

1.2.1 Phân biệt Thương mại điện tử commerce) với kinh doanh điện tử (e-business) 16 Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 8

1.2.2 Phân loại thương mại điện tử 18

1.2.3 Mô hình kinh doanh nông trại 19

1.3 Vai trò và lợi ích TMĐT đối với mô hình kinh doanh nông trại 24

1.3.1 Vai trò của thương mại điện tử 24

1.3.2 Lợi ích của thương mại điện tử đối với mô hình kinh doanh nông trại 25

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 28

CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG TMĐT CHO MÔ HÌNH KINH DOANH NÔNG TRẠI TẠI QUẢNG BÌNH 29

2.1 Tổng quan về tình hình kinh doanh mô hình nông trại và ứng dụng TMĐT ở Quảng Bình 29

2.1.1 Tổng quan về tình hình kinh tế 29

2.1.2 Thực trạng kinh doanh nông sản của nông trại trên địa bàn Quảng Bình 31

2.1.3 Tổng quan về tình hình ứng dụng thương mại điện tử ở Quảng Bình 36

2.2 Thực trạng cơ sở hạ tầng thông tin và Internet tại QB và một số tỉnh lân cận 38

2.3 Thực trạng ứng dụng TMĐT cho mô hình nông trại 44

2.3.1 Kết quả mẫu khảo sát 44

2.3.2 Đánh giá thực trạng ứng dụng và phát triển thương mại điện tử trong các mô hình kinh doanh nông trại 47

2.3.3 Các khó khăn của các mô hình nông trại khi vận hành website ứng dụng thương mại điện tử 56

2.3.4 Phân tích hiệu quả kinh tế của việc ứng dụng TMĐT cho mô hình kinh doanh nông trại 59

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 65

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ HIỆU QUẢ CHO MÔ HÌNH KINH DOANH NÔNG TRẠI TẠI QUẢNG BÌNH 66

3.1 Định hướng của UBND tỉnh Quảng Bình về ứng dụng TMĐT trong kinh doanh nông trại 67

3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng ứng dụng thương mại điện tử hiệu quả cho mô hình kinh doanh nông trại tại Quảng Bình 68 Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 9

3.2.1 Giải pháp về đào tạo phát triển nguồn nhân lực 68

3.2.2 Giải pháp về tuyên truyền phổ biến và nâng cao nhận thức về thương mại điện tử 69

3.2.3 Giải pháp về phía cơ quan ban ngành liên quan đến TMĐT 69

3.2.4 Giải pháp về xây dựng mô hình TMĐT cho mô hình kinh doanh nông sản từ nông trại tại Quảng Bình 70

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 73

PHẦN 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 74

1.Kết luận 74

2.Kiến nghị 77

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80 QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG

BẢN NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 1 + 2

BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN

XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 10

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Các loại hình TMĐT chính 18

Bảng 1.2 Phân loại nông trại theo mục đích sử dụng 20

Bảng 2.1 Số lượng nông trại Quảng Bình đạt tiêu chuẩn nông trại theo thông tư 27 của Bộ NN&PTNT 33

Bảng 2.2 Doanh thu trung bình của nông trại đạt tiêu chuẩn nông trại theo thông tư 27 của Bộ NN&PTNT theo khảo sát 34

Bảng 2.3 Các nông trại quy mô lớn, chất lượng cao tại Quảng Bình 35

Bảng 2.4 Một số nông sản điển hình của nông trại 45

Bảng 2.5 Hình thức quảng bá sản phẩm nông nghiệp của các mô hình kinh doanh nông trại trại tiêu biểu 46

Bảng 2.6 Các khó khăn khi vận hành website ứng dụng thương mại điện tử 56

Bảng 2.7 Giá thành trung bình để thiết lập website trong thời gian 1 năm 57

Bảng 2.8 Giá trung bình để thiết lập website và các module khác 58

Bảng 2.9 Chí phí trung bình đối với các nông trại có ứng dụng TMĐT 59

Bảng 2.10 So sánh mức thay đổi về chi phí quảng bá đối với nông trại có ứng dụng TMĐT 60

Bảng 2.11 So sánh hiệu quả kinh tế của ứng dụng TMĐT cho mô hình nông trại 61 Bảng 2.12 Giá thành sản phẩm trung bình cho NT có ứng dụng TMĐT từ 2018 -2020 63 Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 11

DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ

Hình 2.1 Thu nhập bình quân đầu người từ 2006 – 2020 29

Hình 2.2 Tỉ lệ thu nhập bình quân thu nhập từ 2006 -2020 30

Hình 2.3 Cơ cấu kinh tế Quảng Bình 31

Hình 2.4 Khả năng sử dụng CNTT tại Quảng Bình 37

Hình 2.5 Số tên miền “.VN” năm 2020 38

Hình 2.6 Số dân / 1 tên miền năm 2020 39

Hình 2.7 So sánh chỉ số TMDT của QB với một số tỉnh MT từ (2014 – 2020) 40

Hình 2.8 Chỉ số giao dịch thương mại điện tử G2B (2014 – 2020) 40

Hình 2.9 Chỉ số giao dịch thương mại điện tử B2B (2014 – 2020) 41

Hình 2.10 Chỉ số giao dịch thương mại điện tử B2C (2014 – 2020) 42

Hình 2.11 Chỉ số nguồn nhân lực và hạ tầng CNTT 43

Hình 2.12 Tỷ lệ phân bố doanh nghiệp và mẫu khảo sát 45

Hình 2.13 Tình hình sản xuất nông sản và cơ cấu vốn của các MHKDNT 48

Hình 2.14 Hình thức tiêu thụ nông sản của các nông trại 51

Hình 2.15 Nhu cầu ứng dụng TMĐT 49

Hình 2.16 Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin & TMĐT 51

Hình 2.17 Nhân sự tham gia TMĐT cho mặt hàng nông sản 52

Hình 2.18 Tổng hợp khả năng ứng dụng TMĐT ở các mô hình kinh doanh nông trại 53

Hình 2.19 Các tính năng được tích hợp trên website TMDT 53

Hình 2.20 Tình hình kinh doanh trên website TMĐT 54

Hình 2.21 Chính sách và dịch vụ hỗ trợ 55

Hình 3.1 Mô hình TMĐTcho các mô hình kinh doanh nông trại tại QB 71

Sơ đồ 1.1 Mô hình thương mại điện tử cho nông nghiệp nông thôn 13

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 12

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay UBND tỉnh Quảng Bình đang có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu

tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn đặc biệt là các sản phẩm chủlực như lúa, gạo, gỗ rừng trồng và sản phẩm từ gỗ, lợn, gà, tôm nuôi, qua đó hìnhthành nên các chuỗi giá trị góp phần phát triển kinh tế - xã hội giải quyết việc làm

và tăng thu nhập cho người dân Chính quyền địa phương đang tích cực khuyếnkhích phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch và nông nghiệp hữu

cơ, phấn đấu lúa chất lượng cao sẽ chiếm khoảng 65% tổng sản lượng toàn tỉnh.Đồng thời giúp các nông trại tham gia trong chuỗi sản xuất, kinh doanh sản phẩm từ

mô hình nông trại tăng cường quảng bá bán sản phẩm qua các sàn giao dịch thươngmại Tuy nhiên sự quan tâm của chính quyền địa phương là vẫn chưa đủ để đưangành nông nghiệp với trọng tâm là các mô hình kinh doanh nông trại lên tầm caomới mà cần sự nỗ lực hơn nữa của các nông trại trong việc ứng dụng công nghệ đặcbiệt là thương mại điện tử trong kinh doanh nông sản

Ngày nay với sự phát triển bùng nổ của thương mại điện tử cả về quy mô vàchất lượng đặt ra những thách thức rất lớn đối với các mô hình kinh doanh lĩnh vựcnông nghiệp đặc biệt là mô hình nông trại trong việc lựa chọn và xây dựng các chiếnlược phát triển thương mại điện tử Việc phát triển một chiến lược phù hợp là đặc biệtkhó khăn đối với nông trại do các ứng dụng phần mềm và công nghệ thông tin mớidường như thay đổi liên tục, chi phí tốn kém Trong năm 2020 nền kinh tế phát triểnchậm lại do ảnh hưởng nghiêm trọng của COVID-19 cho phép các mô hình kinhdoanh nông trại có thêm thời gian để xem xét sử dụng thương mại điện tử như mộtcông cụ để thực hiện các giao dịch kinh doanh trực tuyến an toàn và hiệu quả Mặc dùcác hộ kinh doanh mô hình nông trại đã và đang nỗ lực ứng dụng thương mại điện tử

để tiêu thụ sản phẩm tuy nhiên do chưa có chiến lược và các hướng dẫn cụ thể nêndẫn đến thất bại

Từ thực trạng trên, tác giả nhận thấy việc nghiên cứu thực trạng ứng dụngthương mại điện tử cho các mô hình kinh doanh nông trại trên địa bàn Quảng Bình

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 13

là vô cùng cấp thiết nhằm giải quyết hai bài toán nan giải hiện nay là giảm chi phíthu mua nguyên liệu đầu vào cho nông trại đồng thời tăng cường quảng bá và tiếpthị bán sản phẩm nông nghiệp sạch một cách hiệu quả Từ đó tiếp tục khuyến thíchcác mô hình kinh doanh nông trại tăng cường sử dụng thương mại điện tử trongkinh doanh nhằm bắt kịp với xu hướng phát triển thương mại điện tử trong nôngnghiệp của các nước tiên tiến trên thế giới.

Xuất phát từ thực tế đó, tác giả chọn đề tài: “Th ực trạng ứng dụng thương

nghiên cứu

2 Câu hỏi nghiên cứu

- Những khó khăn và thách thức về nhu cầu sử dụng thương mại điện tử của

mô hình kinh doanh nông trại là gì?

- Liệu thương mại điện tử có thực sự mang lại lợi ích cho các mô hình kinhdoanh nông trại tại Quảng Bình (QB) hay không?

- Tại sao các mô hình kinh doanh nông trại và các doanh nghiệp tham gia tiêuthụ nông sản cho nông trại ở QB không quan tâm nhiều đến việc phát triển ứngdụng thương mại điện tử?

- Làm thế nào để nâng cao hiệu quả ứng dụng thương mại điện tử (TMĐT)cho các mô hình kinh doanh nông trại tại QB?

3 Mục tiêu nghiên cứu

3.1 Mục tiêu chung

Làm rõ thực trạng ứng dụng thương mại điện tử của các mô hình kinh doanhnông trại trên địa bàn Quảng Bình Xác định được các vấn đề khó khăn và tồn tạitrong ứng dụng và phát triển thương mại điện tử cho mô hình nông trại tại QuảngBình từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường ứng dụng thương mại điện tử một cáchhiệu quả cho các mô hình kinh doanh nông trại cho địa phương

Trang 14

- Phân tích thực trạng ứng dụng thương mại điện tử của các mô hình kinhdoanh nông trại tại Quảng Bình Xác định rõ các khó khăn và thách thức trong việcứng dụng thương mại điện tử cho mặt hàng nông sản của các nông trại.

- Đề xuất các giải pháp tăng cường ứng dụng thương mại điện tử một cáchhiệu quả cho mô hình kinh các mô hình kinh doanh nông trại cho địa phương

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

- Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng ứng dụng thương mại điện tử vànhững vấn đề liên quan đến thương mại điện tử của các mô hình kinh doanh nôngtrại trên địa bàn Quảng Bình

- Đối tượng khảo sát là các nông hộ có quy mô sản xuất 2,1 ha và có giá trị sảnlượng hàng hóa đạt 700 triệu đồng/năm trở lên

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Không gian: Các mô hình kinh doanh nông trại tại Quảng Bình

- Thời gian: Số liệu điều tra sơ cấp được thu thập thực tế trong quá trìnhkhảo sát Các số liệu thứ cấp liên quan đến đề tài được thu thập trong giai đoạn

2018 – 2020

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp thu thập số liệu

- Số liệu thứ cấp: Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, các nguồn

tài liệu bao gồm: các luận văn thạc sỹ liên quan tới vấn đề nghiên cứu, các bài báo

về TMĐT tại Việt Nam và một số nước có nền tảng thương mại điện tử trong nôngnghiệp phát triển Các báo cáo và văn bản liên quan đến mô hình kinh doanh nôngtrại và thương mại điện tử từ các huyện tham gia khảo sát

- Số liệu sơ cấp: Tác giả xây dựng bảng hỏi và tiến hành phỏng vấn trực tiếp

với chủ nông trại của 100 nông trại kinh doanh lĩnh vực nông sản bằng phươngpháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản từ danh sách 592 nông trại đạt tiêu chuẩn nôngtrại theo thông tư 27 của Bộ NN&PTNT hiện có đang hoạt động sản xuất kinhdoanh trên địa bàn tỉnh Quảng Bình Với N = 592 nông trại và cỡ mẫu n = 100 nông

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 15

trại Như vậy, nông trại được chọn trong cách lấy mẫu ngẫu nhiên sẽ có xác suất làn/(N x 100) hay 100/(592 x 100) = 16,8% Như vậy với cỡ mẫu 100 nông trại là cỡmẫu đủ lớn và mang tính đại diện cao Sau đó tiến hành thu thập dữ liệu, loại bỏnhững phiếu không hoàn chỉnh để tiến hành phân tích thực trạng tình hình ứng dụngthương mại điện tử của các mô hình kinh doanh nông trại tìm hiểu những khó khăncủa họ trong quá trình triển khai và ứng dụng thương mại điện tử Nghiên cứu cũngtiến hành sử dụng phương pháp định tính bằng điều tra xã hội học bằng bảng hỏiđiều tra xã hội học với các nội dung như hỏi một số thông tin chung về nông trạinhư tên, tuổi, số lao động, phân loại nông trại Xây dựng một số câu hỏi liên quanđến vốn và tư liệu sản xuất, sản lượng sản xuất tiêu thụ sản phẩm Các câu hỏi nhằmxác định mức độ hiểu biết của các nông hộ về TMĐT, họ đã từng tiếp xúc và giaodịch TMĐT có mặt hàng nông sản chưa, họ có muốn xây dựng TMĐT cho mặthàng nông sản không Trong phạm vi nghiên cứu này tác giả chọn các nông trạithuộc 5 huyện của Quảng Bình Sở dĩ tác giả chọn 5 huyện này vì các huyện này cóthế mạnh về nông trại số nông trại đạt chất lượng cao trong đó đặc biệt là huyện BốTrạch có tới 6 nông trại công nghệ cao, Quảng Ninh có 4 nông trại công nghệ cao,

Lệ Thủy và Quảng Trạch mỗi huyện có 2 nông trại công nghệ cao, Tuyên Hóa có 1nông trại công nghệ cao Số nông trại đạt chuẩn Thông Tư 27 cũng chiếm ưu thếhơn so với các huyện còn lại

5.2 Phương pháp tổng hợp và xử lý

Nguồn số liệu, dữ liệu được tổng hợp và hệ thống hóa bằng phương pháp phân

tổ thống kê theo các tiêu thức phù hợp với mục tiêu nghiên cứu sau đó thực hiệntính toán sử dụng phần mềm microsoft Excel

5.3 Phương pháp phân tích

- Phương pháp so sánh:

Trên cơ sở thông tin từ các tài liệu đã nghiên cứu kết hợp với thông tin từ cáccuộc phỏng vấn với chủ nông trại tác giả tiến hành so sánh theo không gian và thờigian để thấy được thực trạng và mức độ tác động của thương mại điện tử đối vớiviệc tiêu thụ sản phẩm của nông trại

Tỷ lệ biến động được tính theo công thức:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 16

- Phương pháp thống kê mô tả: Từ các số liệu thu thập được tác giả sử dụng

phần mềm Excel để mô tả các giá trị bằng biểu đồ bảng biểu rõ ràng nhằm đánh giáthực trạng

Đặc biệt tác giả sử dụng phương pháp hạch toán chí phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm trước và sau khi ứng dụng thương mại điện tử để thấy rõ hơn vềbức tranh tổng thể nhằm xác định liệu nông trại có nên tiếp tục đầu tư vào thươngmại điện tử hay không

5.4 Phương pháp hạch toán chí phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm không bao gồm chi phí cho TMĐT

Giá thành đơn vị sản phẩm hoặc dịch vụ là tổng hợp tất cả các khoản chi phísản xuất trong đó có chi phí gián tiếp và chi phí trực tiếp biểu hiện dưới dạng tiền tệtheo giá thị trường đối với từng đơn vị sản phẩm hoặc dịch vụ của trang trại Đây làchỉ tiêu tổng hợp, thuộc chỉ tiêu chất lượng, phản ánh trực tiếp hiệu quả sản xuấtkinh doanh của trang trại Nông trại sản xuất kinh doanh có lãi khi giá thành sảnphẩm nhỏ hơn giá bán Ngược lại nông trại sản xuất kinh doanh bị thua lỗ khi giáthành sản phẩm lớn hơn giá bán Trong quá trình khảo sát chúng tôi nhận thấy đa sốcác nông trại khá mơ hồ về phương pháp tính giá thành sản phẩm cho nông trại.Theo tác giả Mai Văn Xuân chi phí gián tiếp được phân bổ cho mỗi đối tượngtính giá thành như sau [22]:

Trong đó:

X là chi phí gián tiếp cho đối tượng tính giá thành;

là tổng chi phí gián tiếp trang trại;

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 17

là tổng chi phí trực tiếp của nông trại, là chi phí trực tiếp cho đối tượngtính giá thành

Từ công thức (1) ta có thể tính được chi phí gián tiếp được phân bổ cho mỗi đốitượng tính giá thành như sau:

Qtc là sản lượng sản phẩm tiêu chuẩn

Qqđ là sản lượng sản phẩm quy đổi

Trang 18

Phương pháp hệ số để tính giá thành sản phẩm theo phương pháp này phải tính

hệ số chi phí của từng loại sản phẩm trong tổng chi phí sản xuất thực tế, từ đó tínhgiá thành đơn vị cho mỗi loại sản phẩm được tính theo công thức:

Trong đó:

là hệ số chi phí;

là tổng chi phí sản xuất thực tế;

tổng chi phí sản xuất kế hoạch

Như vậy giá thành thực tế của mỗi loại sản phẩm, dịch vụ được tính theo công thức:

P = α (8)Trong đó:

P là giá thành thực tế của từng loại sản phẩm;

là giá thành kế hoạch;

α là hệ số chi phí

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 19

5.5 Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm bao gồm chi phí cho TMĐT

Chi phí gián tiếp được phân bổ cho mỗi đối tượng tính giá có thể viết dưới dạng

Trong đó:

là chi phí gián tiếp cho đối tượng tính giá thành bao gồm chi phí cho TMĐT

là tổng chi phí gián tiếp trang trại bao gồm chi phí cho TMĐT trừ đi các chi phíkhông cần thiết do TMĐT mang lại

là tổng chi phí trực tiếp của nông trại bao gồm chi phí cho TMĐT trừ đi các chiphí không cần thiết do TMĐT mang lại,

là chi phí trực tiếp cho đối tượng tính giá thành có bao gồm chi phí cho TMĐT.Giá thành thực tế của mỗi loại sản phẩm, dịch vụ bao gồm chi phí cho TMĐTđược tính theo công thức:

Trong đó:

là giá thành thực tế của từng loại sản phẩm bao gồm chi phí cho TMĐT

là giá thành kế hoạch bao gồm chi phí cho TMĐT, là hệ số chi phí bao gồmchi phí cho TMĐT

6 Bố cục của luận văn

Ngoài phần đặt vấn đề và kết luận, đề tài chia thành 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về ứng dụngthương mại điện tử cho mô hình kinh doanh nông trại

Chương 2: Ứng dụng thương mại điện tử cho mô hình kinh doanh nông trại tạiQuảng Bình

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao khả năng ứng dụng TMĐT hiệu quả chocác mô hình kinh doanh nông trại tại Quảng Bình

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 20

PHẦN 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CHO MÔ HÌNH KINH

DOANH NÔNG TRẠI

1.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến thương mại điện tử

1.1.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu

Ngày nay cùng với sự phát triển nhanh chóng của Internet thương mại điện tử

đã phát triển bùng nổ kể cả về quy mô và chất lượng đặt ra những thách thức rất lớnđối với các thành phần kinh tế nhỏ lẻ đặc biệt là các hộ kinh doanh mô hình nôngtrại khi họ xây dựng các chiến lược phát triển thương mại điện tử Việc phát triểnmột chiến lược phù hợp là đặc biệt khó khăn đối với mô hình này do các ứng dụngphần mềm và công nghệ thông tin mới dường như thay đổi liên tục Trong năm

2020 nền kinh tế chậm lại do ảnh hưởng nghiêm trọng của nạn dịch COVID-19 chophép các hộ kinh doanh mô hình nông trại có thêm thời gian để xem xét cách sửdụng thương mại điện tử như một công cụ để thực hiện các giao dịch kinh doanhhiệu quả Các vấn đề chính mà các mô hình kinh doanh nông trại quan tâm là sựdịch chuyển của sản phẩm và dịch vụ từ các hộ sản xuất và kinh doanh hàng nôngsản đến người dùng cuối cùng thông qua chuỗi cung ứng liên tục trong đó bao gồmcác yếu tố quan trọng như thương lượng, giao dịch, hậu cần, xúc tiến, thông tin, tàichính và sản xuất Do đó cần có nhiều bên tham gia hỗ trợ về kỹ thuật cũng nhưpháp lý kinh doanh trực tuyến cho các mô hình kinh doanh nông trại Không giốngnhư các sản phẩm ở các lĩnh vực khác, nông sản đa dạng và phức tạp hơn rất nhiềuđặc biệt là khâu chế biến và vận chuyển Ví dụ: trái cây và rau quả rất dễ hư hỏng

do đó phải đến được thị trường cũng như tay người tiêu dùng trong một thời gianngắn Một trong những vấn đề đối với ứng dụng CNTT trong nông nghiệp là thiếucác thước đo tiêu chuẩn về đặc tính và chất lượng của các sản phẩm và chế biếnthực phẩm dễ hư hỏng [26] Yaping Huo and Huiping Mu so sánh 7 khía cạnh khácTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 21

nhau từ các mô hình phát triển của thương mại điện tử trong tiêu thụ nông sản kinhđiển như mô hình tootoo, mô hình Suichang model (service platform type) từ đóphát triển mô hình thương mại điện tử cho các sản phẩm nông nghiệp của TrungQuốc [34] Ông cũng khuyến cáo rằng các công ty thương mại điện tử nên kiểmsoát chặt chẽ chất lượng và thiết lập một bộ sản phẩm nông nghiệp an toàn Là quốcgia vẫn còn phụ thuộc khá nhiều vào nền nông nghiệp Việt Nam nói chung vàQuảng Bình nói riêng phải tham gia vào việc xác định các tiêu chuẩn sản xuất vàtiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trong nước và quốc tế Xiaodong Liu & John Walshdựa trên kinh nghiệm về ứng dụng thương mại điện tử cho sản phẩm nông nghiệptươi ở các nước phát triển để đưa ra bốn đề xuất nhằm phát triển thương mại điện tửcho Trung Quốc bao gồm tăng cường xây dựng thông tin hóa nông nghiệp; cải thiện

cơ chế lập pháp nhằm giám sát hiệu quả; thiết lập các trang web thương mại điện tửchuyên biệt cho các sản phẩm nông nghiệp tươi sống kết hợp đào tạo chuyên giađầu ngành thương mại điện tử trong nông nghiệp [33][14] Nghiên cứu phát hiện rasáu biến số, tính hữu ích được cảm nhận, tính dễ sử dụng được cảm nhận, tính sángtạo cá nhân, tính tương thích, độ tin cậy được nhận thức, chi phí, tất cả đều ảnhhưởng đáng kể đến thái độ của người dùng đối với việc áp dụng thương mại điện tửtrên nền tảng di động (m-commerce) Yongqiang Zhang thực hiện phân tích thựcnghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến nền kinh tế nông nghiệp, kết quả cho thấy giánông sản, thời gian vận chuyển, chất lượng sản phẩm, mức độ dịch vụ, uy tín, thóiquen chi tiêu, lợi nhuận và vốn hoạt động là những yếu tố chính sẽ ảnh hưởng đếnthị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp [13] Zhang Jinlong nghiên cứu về môhình ứng dụng của thương mại điện tử B2B trong ngành nông nghiệp cho rằng có 2

mô hình chính có thể ứng dụng hiệu quả trong nông nghiệp đó là e-marketintermediation model (EMIM), và mô hình Integrative content center model(ICCM) [31] Trong đó ICCM sẽ là bước chuyển đổi quan trọng từ thương mại điện

tử đơn giá thành thương mại điện tử tích hợp Henderson chỉ ra rằng chìa khóa để

mở rộng hoạt động thương mại điện tử của nông dân là khả năng xây dựng các mốiquan hệ cá nhân qua Internet để đáp ứng nhu cầu dịch vụ của họ [28] Trong giaiTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 22

đoạn từ 2010 đến 2016 Việt Nam cũng có một số tác giả đề cập đến phương phápnày như Lê Văn Sơn [16]; Nguyễn Xuân Thủy [17][18][19]; Nguyễn Tài Phúc [15].Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng phương pháp chủ yếu là đánh giá tác độngcủa thương mại điện tử đối với việc tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp [24] Từ đóđưa ra một số giải pháp hữu hiệu nhằm năng cao khả năng ứng dụng TMĐT manglại hiệu quả kinh tế cho các mô hình kinh doanh nông trại tại Quảng Bình Hơn nữatác giả đã phân tích các mô hình thương mại điện tử thành công trong nông nghiệp

từ đó thiết kế mô hình thương mại điện tử cho các mô hình kinh doanh nông trạiphù hợp với thực tiễn địa phương Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm tìm ra nhữngchiến lược ứng dụng thương mại điện tử phù hợp và hiệu quả cho mô hình kinhdoanh nông trại tại Quảng Bình Từ đó đề xuất các mô hình kinh doanh thương mạiđiện tử phục vụ cho các đối tượng này

1.1.2 Những thách thức và rào cản đối với mô hình kinh doanh nông trại

Hiện nay các sản phẩm nông sản của nước ngoài phong phú, đa dạng và chấtlượng hơn nên người tiêu dùng và đặc biệt là thế hệ người tiêu dùng trẻ hiện vẫnkhá ưa chuộng mua hàng trực tuyến thông qua các trang thương mại điện tử lớn nhưLazada hay Amazon… Làn sóng đầu tư của sản phẩm nông sản nước ngoài thôngqua các kênh thương mại điện tử lớn rất mạnh mẽ do đó nếu không có sự quan tâmđúng mức thì thương mại điện tử cho nông hộ nhỏ lẻ trong tương lai có thể chỉ làsân chơi của những tên tuổi lớn [21][9]

Người tiêu dùng nông sản vẫn còn chưa có nhiều niềm tin đối với môi trườnggiao dịch kinh doanh thương mại không giấy tờ, không tiếp xúc trực tiếp Họ còn longại khi sử dụng thanh toán trực tuyến trên các trang web thương mại điện tử dovấn đề bảo mật trong thanh toán

Điểm yếu của nhiều mô hình kinh doanh nông trại hiện nay, nhất là các nôngtrại có quy mô nhỏ, đã làm mất đi cơ hội bán hàng trực tiếp ra nước ngoài mà khôngcần qua trung gian Uy tín của doanh nghiệp hỗ trợ bán hàng nông sản trực tuyếntrong nước vẫn còn chưa được đánh giá cao khi so với các doanh nghiệp kinh doanhtrực tuyến toàn cầu [7] Chất lượng, mẫu mã của các sản phẩm nông sản trong nướcTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 23

vẫn chưa bằng được với những sản phẩm tương tự của các nước khác Hơn nữa việcchi phí tốn kém trong giai đoạn đầu là lý do chính mà thương mại điện tử chưa đượcứng dụng rộng rãi ở các mô hình kinh doanh nông trại [20].

Vấn đề an ninh, an toàn, bảo mật thông tin… trên các giao dịch điện tử vẫnchưa thể khiến người tiêu dùng an tâm Rào cản khiến cho các mô hình kinh doanhnông trại cũng như các doanh nghiệp tham gia tiêu thụ nông sản trong nước có ứngdụng thương mại điện tử gặp khó khi cạnh tranh với các quốc gia phát triển khác vìcác lý do các công cụ xây dựng phần mềm vẫn còn trong giai đoạn phát triển; tốc độInternet không ổn định; hệ thống thông tin Internet vẫn còn khả năng xuất hiện cácđợt virus tấn công làm các tệp dữ liệu bị phá hủy, tin tặc có thể truy cập trái phép hệthống để lấy cắp thông tin khách hàng, hủy hoại dữ liệu

1.1.3 Mô hình thương mại điện tử cho nông nghiệp nông thôn

Theo Rahman về tổng quan mô hình thương mại điện tử nông nghiệp là tậptrung vào hai hướng chính là trao đổi thông tin lớn hơn và thúc đẩy kỹ thuật chonông trại Tái cấu trúc cách thức bán hàng & tiếp thị cho sản phẩm nông sản với haithành phần là nền tảng trao đổi thương mại điện tử và nguồn cung đầu vào chấtlượng [29] Mô hình này được hỗ trợ thêm bởi hai yếu tố thành công quan trọngkhác [25] có đóng góp đáng kể vào việc triển khai ứng dụng thương mại điện tửnông nghiệp Các yếu tố này là Trung tâm thông tin thông minh nông thôn và quanđiểm của chuyên gia

Mô hình này có thể được nâng cao hơn nữa với khả năng tiếp thị các sảnphẩm nông nghiệp trên thị trường quốc tế bằng cách áp dụng các tiêu chuẩn antoàn thực phẩm Khả năng thâm nhập mặt hàng nông sản của nước đang phát triểnnhư Việt Nam vào thị trường xuất khẩu thế giới đặc biệt là các nền kinh tế pháttriển như Mỹ, Nhật, Châu Âu sẽ tùy thuộc vào năng lực về chất lượng sản phẩmnông sản và trình độ phát triển thương mại điện tử Mô hình này có thể được sửdụng làm công cụ để xác định các chỉ số nâng cao năng lực cho nông trại ở khuvực nông thôn của Việt Nam

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 24

Sơ đồ 1.1 Mô hình thương mại điện tử cho nông nghiệp nông thôn

Ngoài mô hình mô hình thương mại điện tử cho nông nghiệp nông thônchúng ta có một số mô hình hỗ trợ khác như mô hình phân phối định hướng và môhình cổng giao dịch Trong mô hình phân phối định hướng, người bán sẽ cung cấpcác hàng hóa, dịch vụ có liên quan tới một ngành công nghiệp hoặc một phân đoạnthị trường định trước Các loại hình chính của mô hình này bao gồm:

- Bán lẻ: giống như mô hình truyền thống, trong bán trực tuyến, người bán lẻ

sẽ quản lý kho hàng, định một mức giá cố định, và bán sản phẩm thông qua mạngInternet

- Sàn giao dịch: người bán, cho thuê sẽ kiếm tiền từ các khoản hoa hồng vàphí giao dịch khi bán sản phẩm và dịch vụ trực tuyến với mức giá cố định mà khôngcần kiểm soát lượng hàng tồn kho

Trung tâm thông tinthông minh nông thôn Quan điểm củachuyên gia

Nền tảng trao đổi thương

mạiKhung thương mại điện tử trong nông nghiệp

Thúc đẩy kỹ thuật cao cho

nông trại

Nguồn cung cấp đầu vào

chất lượngTrao đổi thông tin lớn hơn

Chỉ số thành công cho

việc nâng cao vị thế ở

nông thôn

Thực hành sản xuất tốt, antoàn thực phẩm

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 25

- Liên kết: trong loại hình này, một nhóm các nhà cung cấp sẽ cung cấpthông tin về hàng hóa và dịch vụ trên các trang web của nhau và có đường link từcác trang web liên kết tới trang web của cá nhân nhằm giúp khách hàng có nhiềulựa chọn hơn khi mua hàng trực tuyến cũng như mở rộng thị trường cho các thànhviên trong nhóm.

- Trung gian cung cấp tin: đây là một hình thức đặc biệt của mô hình liên kết,hàng hóa được trao đổi giữa người bán và người mua là thông tin Các giao dịch làhoàn toàn trực tuyến do hàng hóa này là phi vật chất

- Trao đổi: người bán có thể phải hoặc không cần quản lý kho hàng cũng nhưthực hiện tất cả các giao dịch trực tuyến

Trong mô mô hình cổng giao dịch, các nhà sản xuất thiết kế, sản xuất vàphân phối hàng hóa và dịch vụ theo đơn đặt hàng của khách hàng Mô hình này là

mô hình phổ biến nhất được áp dụng bởi các công ty sản xuất và cung ứng dịch vụkhi ứng dụng TMĐT vào các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (Nguyễn VănHồng 2012, tr 336) Một số loại hình đặc trưng của mô hình này như:

- Các nhà sản xuất sử dụng Internet để thiết kế, sản xuất và phân phối hànghóa vật chất (Ford, Pepsi)

- Các nhà cung cấp dịch vụ thì cung cấp hàng loạt các dịch vụ trực tuyến(American express, Citigroup)

- Các nhà giáo dục tạo và cung cấp các khóa học trực tuyến (trường kinhdoanh Harvard)

- Các nhà tư vấn cung cấp dịch vụ tư vấn trực tuyến (Accenture, dịch vụ tưvấn kinh doanh IBM)

- Các nhà cung cấp thông tin và dịch vụ mới sẽ tạo và cung cấp thông tin trựctuyến (tạp chí Wallstreet)

- Các nhà cung cấp sẽ thiết kế, sản xuất và phân phối các sản phẩm dịch vụđược cá biệt hóa (Boeing; McGraw-Hill)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 26

1.1.4 Đặc trưng của hoạt động kinh doanh TMĐT cho mô hình kinh doanh nông trại

So với các hoạt động thương mại truyền thống, TMĐT cho mô hình kinhdoanh nông trại có các đặc trưng sau:

Nông trại giao dịch trong TMĐT không tiếp xúc trực tiếp với nhau và khôngđòi hỏi phải biết nhau từ trước Trong thương mại truyền thống, các bên thường gặp

gỡ nhau trực tiếp để tiến hành giao dịch Các giao dịch được thực hiện chủ yếu theonguyên tắc vật lý như chuyển tiền, séc, hóa đơn, vận đơn, gửi báo cáo Các phươngtiện viễn thông chỉ được dùng để trao đổi số liệu kinh doanh Tuy nhiên, việc sửdụng các phương tiện điện tử trong thương mại truyền thống chỉ để truyền tải thôngtin một cách trực tiếp giữa hai đối tác của cùng một giao dịch TMĐT cho mô hìnhnông trại cho phép mọi nông trại tham gia từ các vùng xa xôi hẻo lánh đến các khuvực đô thị lớn, tạo điều kiện cho tất cả các nông trại ở khắp mọi nơi đều có cơ hộitham gia vào thị trường giao dịch nông sản toàn cầu và không đòi hỏi nhất thiết phải

có mối quan hệ với nhau

Các đối tượng tham gia mô hình TMĐT nông trại, ngoài các chủ thể tham giaquan hệ giao dịch giống như giao dịch thương mại truyền thống đã xuất hiện mộtbên thứ 3, đó là nhà cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực… là nhữngngười tạo môi trường cho các giao dịch TMĐT Nhà cung cấp dịch vụ mạng và cơquan chứng thực có nhiệm vụ chuyển đi, lưu giữ các thông tin giữa các bên thamgia giao dịch TMĐT, đồng thời họ cũng xác nhận độ tin cậy của các thông tin tronggiao dịch TMĐT

Như vậy, để có thể ứng dụng được TMĐT vào hoạt động kinh doanh cho các

mô hình nông trại, các nông trại cần phải có những điều kiện cơ bản sau:

- Hạ tầng kỹ thuật Internet phải đủ nhanh, mạnh đảm bảo truyền tải các nộidung thông tin bao gồm âm thanh, hình ảnh trung thực và sống động

- Hạ tầng pháp lý: phải có luật về TMĐT công nhận tính pháp lý của cácchứng từ điện tử, các hợp đồng điện tử ký qua mạng; phải có luật bảo vệ quyền sởhữu trí tuệ, bảo vệ sự riêng tư, bảo vệ người tiêu dùng v.v để điều chỉnh các giaodịch qua mạng

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 27

- Phải có cơ sở thanh toán điện tử an toàn bảo mật Thanh toán điện tử qua thẻ,qua tiền điện tử, thanh toán qua EDI.

- Phải có hệ thống cơ sở chuyển phát hàng nhanh chóng, kịp thời và tin cậy

- Phải có hệ thống an toàn bảo mật cho các giao dịch, chống xâm nhập tráiphép, chống virus, chống thoái thác

- Phải có nhân lực am hiểu kinh doanh, công nghệ thông tin, thương mại điện

tử để triển khai tiếp thị, quảng cáo, xúc tiến, bán hàng và thanh toán qua mạng

1.2 Cơ sở lý luận về thương mại điện tử với mô hình kinh doanh nông trại 1.2.1 Phân biệt Thương mại điện tử (e-commerce) với kinh doanh điện tử (e- business)

Theo nghĩa hẹp thương mại điện tử (electronic commerce hay e-commerce) làviệc sử dụng công nghệ có liên quan đến Internet để cải tiến hoạt động kinh doanhquan trọng TMĐT là bất kỳ hoạt động nào có thể nối các hệ thống kinh doanh trựctiếp tới khách hàng, nhân viên, người bán hàng và các nhà cung cấp thông qua cácmạng nhỏ (nội bộ bên trong và bên ngoài) và trên mạng toàn thế giới" [36] Năm

2016 thương mại điện tử được OECD định nghĩa là gồm tất cả các hình thức giaodịch thương mại, với chủ thể tham gia gồm cả các tổ chức và các cá nhân, dựa trên

sự xử lý và truyền các dữ liệu số hóa, bao gồm văn bản, âm thanh, hình ảnh

Như vậy, theo nghĩa hẹp, TMĐT bắt đầu bằng việc các cá nhân, tổ chức sửdụng các phương tiện điện tử và mạng Internet để mua bán hàng hóa, dịch vụ củamình hoặc của các nhân, tổ chức khác Cụ thể, các giao dịch có thể diễn ra giữadoanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B), doanh nghiệp với khách hàng cá nhân (B2C)hoặc các cá nhân với nhau (C2C) Theo nghĩa rộng TMĐT bao gồm các giao dịchthương mại thông qua các mạng viễn thông và sử dụng phương tiện điện tử Nó baogồm TMĐT gián tiếp (trao đổi hàng hóa hữu hình) và TMĐT trực tiếp (trao đổihàng hóa vô hình) Hay nói cách khác TMĐT gồm các giao dịch thương mại liênquan đến các tổ chức và cá nhân dựa trên việc xử lý và truyền đi các dữ liệu được sốhóa thông qua các mạng mở

Trong định nghĩa này, TMĐT cũng được hiểu là hoạt động kinh doanh điện tử,bao gồm: mua bán điện tử hàng hóa, dịch vụ, giao hàng trực tiếp trên mạng với cácTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 28

nội dung số hóa được như chuyển tiền điện tử - EFT (electronic fund transfer); muabán cổ phiếu điện tử - EST (electronic share trading); vận đơn điện tử - e-B/L(electronic bill of lading); đấu giá thương mại – Commercial auction; hợp tác thiết kế

và sản xuất; tìm kiếm các nguồn lực trực tuyến; mua sắm trực tuyến – Onlineprocurement; marketing trực tuyến Dưới góc độ doanh nghiệp TMĐT là việc thựchiện toàn bộ hoạt động kinh doanh bao gồm marketing, bán hàng, phân phối và thanhtoán thông qua các phương tiện điện tử Theo UNCTAD thương mại điện tử đề cậpđến toàn bộ hoạt động kinh doanh được viết tắt bởi bốn chữ MSDP, trong đó:

M – Marketing (có trang web, hoặc xúc tiến thương mại qua Internet - SEO)

S – Sales (có trang web có hỗ trợ chức năng giao dịch, ký kết hợp đồng)

D – Distribution (Phân phối sản phẩm số hóa qua mạng)

P – Payment (Thanh toán qua mạng hoặc thông qua bên trung gian như ngân hàng).Trong thương mại điện tử, công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) được sửdụng trong kinh doanh hoặc trong giao dịch giữa các tổ chức B2B (giao dịch giữacác công ty và tổ chức với nhau) và trong giao dịch doanh nghiệp tới khách hàng(B2C) (giao dịch giữa các công ty/tổ chức tới từng cá nhân)

Mặt khác, trong kinh doanh điện tử, ICT được sử dụng để tăng cường việckinh doanh của từng chủ thể Nó bao gồm bất cứ quá trình nào mà một tổ chức kinhdoanh thực hiện qua mạng máy tính Có ba quá trình chính được tăng cường trongkinh doanh điện tử là quá trình sản xuất gồm việc mua hàng, đặt hàng và cung cấphàng vào kho, quá trình thanh toán, các mối liên kết điện tử với nhà cung cấp và quátrình quản lý sản xuất Quá trình tập trung vào khách hàng gồm việc phát triển vàmarketing, bán hàng qua Internet, xử lý đơn đặt hàng của khách hàng và thanh toán,

hỗ trợ khách hàng Quá trình quản lý nội bộ bao gồm các dịch vụ tới nhân viên, đàotạo, chia sẻ thông tin nội bộ, hội họp qua video và tuyển dụng

Như vậy thương mại điện tử là hình thức kinh doanh các sản phẩm và dịch vụqua mạng lưới Internet, trong khi đó kinh doanh điện tử dùng để chỉ các hình thứchoạt động thương mại nhờ dùng các thiết bị và công nghệ xử lý các thông tin thànhdạng ngôn ngữ máy tính như: Kinh doanh; trao đổi các sản phẩm và dịch vụ; cungTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 29

cấp dịch vụ khách hàng; hợp tác thiết kế và sản xuất với khách hàng; giáo dục từ xa;giao dịch điện tử nội bộ trong công ty Có thể kết luận rằng E-business được hiểurộng hơn E-commerce, ngược lại E-commerce chỉ là một phần của E-business.

1.2.2 Phân loại thương mại điện tử

Các giao dịch TMĐT hiện nay được xây dựng dựa trên các mối quan hệ giữacác chủ thể bao gồm chính phủ, doanh nghiệp và người tiêu dùng Các loại hìnhTMĐT chính bao gồm TMĐT giữa các doanh nghiệp (B2B); TMĐT giữa doanhnghiệp với người tiêu dùng (B2C); TMĐT giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng(B2C); TMĐT giữa người tiêu dùng và người tiêu dùng (C2C) được thể hiện nhưbảng 1.1 [10]

Bảng 1.1 Các loại hình TMĐT chính

B2B TMĐT giữa các doanh nghiệp (Business to Business - B2B) là loại

hình hoạt động TMĐT giữa các doanh nghiệp với nhau Doanh nghiệpđiển hình Foodtrader

B2C B2C là loại hình hoạt động TMĐT giữa doanh nghiệp với người tiêu

dùng Doanh nghiệp điển hình Amazon

B2G Trên mạng thông tin quốc tế Internet, B2G (Business-to-Government)

là thuật ngữ chung chỉ việc các cơ quan của chính phủ và doanh nghiệp

có thể sử dụng các Website trung ương để trao đổi thông tin và làm việcvới nhau có hiệu quả hơn

C2C Trong C2C, là mối quan hệ thương mại giữa các cá nhân và người

tiêu dùng với nhau Đây cũng được coi là mô hình kinh doanh có tốc độtăng trưởng nhanh chóng và ngày càng phổ biến Hình thái dễ nhận ranhất của mô hình này là các website bán đấu giá trực tuyến, rao vặt trênmạng Một trong những thành công vang dội của mô hình này là trangweb đấu giá eBay

Đối với loại hình B2C là loại hình thương mại điện tử rất phổ biến loại hìnhnày có quy mô tương đối nhỏ năm 2007 với 225 tỷ USD trên toàn cầu đến 2019 quy

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 30

mô giao dịch B2C trên toàn cầu là 780 tỷ USD và dự kiến đến 2026 lên tới 4,820USD (Globe newswire, 2020) Đặc trưng quan trọng của loại hình hoạt động này làcác hàng hóa, dịch vụ trong giao dịch sẽ được sử dụng để phục vụ các nhu cầu củangười tiêu dùng Một trong những hoạt động chính của loại hình B2C là bán lẻ cácsản phẩm, dịch vụ (hữu hình và vô hình).

Mô hình B2B là mô hình mà các doanh nghiệp thường sử dụng để trao đổichứng từ, thanh toán tiền hàng và trao đổi thông tin Đặc trưng quan trọng của loạihình hoạt động này là các hàng hóa, dịch vụ trong giao dịch sẽ được sử dụng làmđầu vào để sản xuất các hàng hóa, dịch vụ khác Các doanh nghiệp tập trung vàobuôn bán cho các doanh nghiệp khác

Mô hình B2G là mô hình Website của chính phủ có thể cung cấp cho doanhnghiệp các thông tin về thuế, thủ tục hải quan, thông tin về các mối quan hệ hợp tác,trả lời các câu hỏi và yêu cầu Các doanh nghiệp và các cơ quan chính phủ cũng cóthể trao đổi thông tin và hợp tác với nhau khi thực hiện các dự án được ký kết bằngcách sử dụng một Website chung để tổ chức các cuộc họp trên mạng, đánh giá các

kế hoạch và tổng kết các kết quả đạt được qua mạng

Ngoài ra còn có các mô hình khác khá phổ biến trên thế giới hiện nay như môhình P2P dùng Internet chia sẻ files và tài nguyên máy tính mà không cần thông quamáy chủ trung tâm Tuy nhiên mô hình này đã bị ngừng hoạt động kinh doanh do cócác ý kiến liên quan đến pháp luật

1.2.3 Mô hình kinh doanh nông trại

1.2.3.1 Khái niệm nông trại

Nông trại hay trang trại, nông trường là một khu vực đất đai có diện tíchtương đối rộng lớn (có thể bao gồm cả hồ, sông, đầm, đìa, rạch ), nằm ở vùng đồngquê, thuộc quyền sở hữu hoặc sử dụng của cá nhân, tổ chức dùng để sản xuất nôngnghiệp như trồng lúa, ngũ cốc, làm ruộng (gọi là điền trang), sản xuất lương thực,thực phẩm, chăn bò, chăn ngựa, chăn cừu, nuôi gà, dê, heo ), nuôi trồng thuỷ sản,biển, sản xuất sợi, đay, bông hoặc chuyên dụng cung cấp nguyên liệu cho cácngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ Nông trại thường dùng cho sở hữu cáTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 31

nhân, nhóm nhỏ, còn nông trường thường là khu vực của một tập thể, doanh nghiệplớn Hay nói cách khác nông trại là một mảnh đất mà trên đó nông hộ thực hiện cáchoạt động sản xuất nông nghiệp phục vụ cho sinh kế của họ (FAO, 1997) [35].Nông trại ở khu vực châu Á được chia thành 6 loại hình cơ bản theo mục đích sảnxuất, diện tích đất đai và mức độ phụ thuộc khác nhau.

Bảng 1.2 Phân loại nông trại theo mục đích sử dụng

1 Nông trại gia đình

4 Nông trại gia đình

5 Nông trại gia đình

Trang 32

với quy mô lớn cũng là chủ nông trại mà không phải là người ngoài gia

đình làm chủ và hưởng lợi Mục tiêu hoạt động của nôngtrại loại này là lợi nhuận thông qua sản xuất hàng hóabán ra thị trường

6 Trang trại sản xuất

hàng hóa

Đặc trưng của nông trại thuộc loại này là sản xuất độccanh, diện tích nông trại lớn từ 20 - 2000 ha Ngườihưởng lợi chủ yếu của nông trại là người chủ nông trại,

họ chỉ làm công tác quản lý, không tham gia lao độngtrực tiếp trên nông trại Lao động cho nông trại hoàn toànđược thuê mướn Lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của cácnông trại loại này

Như vậy nhìn chung nông trại có hai dạng chính là nông trại có quy mô lớn vànông trại có quy mô nhỏ Các nông trại có quy mô lớn thường tập trung vào sảnxuất hàng hóa để bán ra thị trường nhằm mục tiêu chủ yếu là tạo ra lợi nhuận Hiệnnay nước ta có khoảng gần 10 vạn trang trại với quy mô, cấp độ khác nhau, tậptrung ở các tỉnh phía Nam chiếm 51%, miền Trung Tây Nguyên 21%, miền núi phíaBắc 10% so với tổng số trang trại Nước ta có khoảng 70.000 doanh nghiệp vừa

và nhỏ, trong đó doanh nghiệp tư nhân chiếm 58,76%, công ty trách nhiệm hữu hạnchiếm 38,68%, công ty cổ phần hơn 1.700 doanh nghiệp đã thu hút hơn 4,6 triệulao động có việc làm thường xuyên và ổn định Sự phát triển kinh tế doanh nghiệp

và trang trại nông dân, nông thôn Việt Nam ngày càng có vị trí quan trọng; cùng vớikinh tế Nhà nước trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân Đảng vàNhà nước ta đã khẳng định kinh tế doanh nghiệp và trang trại là một trong nhữngđộng lực của nền kinh tế quốc dân; nơi huy động được nguồn lực trí tuệ, kinhnghiệm, nguồn vốn, sức lao động, khai thác có hiệu quả tiềm năng kinh tế của địaphương để phát triển hàng hóa, giải quyết lao động việc làm, tạo ra sự phân cônglao động mới trong nông nghiệp nông thôn; góp phần tăng thu nhập, nâng cao đờisống, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới Tuy nhiên do xuất phát điểmthấp nên cơ sở vật chất còn nghèo nàn, quy mô nhỏ bé, nguồn tài chính để đầu tưphát triển hạn hẹp và còn khó khăn Hơn nữa phương hướng sản xuất, chuyển đổiTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 33

kinh tế chưa ổn định, thiếu thông tin phục vụ sản xuất kinh tế và thị trường Khoahọc công nghệ bất cập, thậm chí còn lạc hậu chưa theo kịp với yêu cầu hiện nay.Thực trạng nêu trên của doanh nghiệp và trang trại Việt Nam đang đứng trướcnhững khó khăn thách thức lớn và rất dễ bị tổn thương khi phải đối mặt với sự cạnhtranh quyết liệt trên thị trường Do đó doanh nghiệp và trang trại nông dân nôngthôn Việt Nam cần đổi mới nhận thức, nêu cao vai trò vị trí của doanh nghiệp vàtrang trại trong nền kinh tế Sản xuất kinh doanh phải xuất phát từ thị trường trong

và thế giới để sản xuất các sản phẩm với số lượng ngày càng lớn, sản phẩm sạch, vệsinh an toàn thực phẩm đáp ứng với các tiêu chuẩn quốc tế Đảm bảo hiệu quả kinh

tế cao đề vừa nâng cao đời sống cho người lao động và tích lũy mở rộng sản xuất.Trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay phải thực hiện liên doanh, liênkết sản xuất kinh doanh để có sức mạnh cạnh tranh sản phẩm trong nền kinh tế thịtrường, nhất là những sản phẩm cùng loại của khu vực và thế giới Sự liên kết đóthông qua tổ chức hội, hiệp hội của mình; đồng thời phối hợp với Hội Nông dân cáccấp để giúp đỡ nông dân trong vùng có doanh nghiệp và trang trại phát triển sảnxuất kinh doanh có hiệu qủa Phải xây dựng, mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanhdịch vụ: về đất đai, nguồn vốn, tay nghề lao động, chuyển đổi kinh tế nhanh chóng;gắn chặt giữa sản xuất với chế biến và thị trường, trong đó chú trọng sản phẩm chếbiến phải tinh, sạch, xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm theo nhu cầu vàtiêu chuẩn của thị trường thế giới là một trong những yếu tố để đứng vững trên thịtrường và dẫn đến sự thành công Tiếp thu khoa học công nghệ, ứng dụng vào sảnxuất, chế biến Công nghệ phải phù hợp với quy mô của khối lượng hàng hóa, côngnghệ hiện đại, tiên tiến nhằm sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thịtrường thế giới và nâng cao sức cạnh tranh, giảm giá thành, hiệu quả kinh tế cao.Một vấn đề quan trọng và cấp bách hiện nay là phải nâng cao trình độ năng lực lãnhđạo cả giám đốc và các chủ trang trại cũng như các cán bộ chuyên môn phải giỏi,thành thạo trong công việc Vì vậy đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, khả nănglãnh đạo sản xuất kinh doanh phải thường xuyên trang bị cho doanh nghiệp và trangtrại các kiến thức về quản lý, khoa học kỹ thuật, sản xuất kinh doanh, về thị trườngTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 34

công nghệ thông tin, về pháp luật trong nước, thông lệ quốc tế, luật pháp của cácnước trên thế giới có như vậy mới đủ khả năng đưa doanh nghiệp và trang trại pháttriển Đào tạo nâng cao tay nghề trên từng lĩnh vực sản xuất là rất quan trọng để họ

có đủ khả năng làm ra sản phẩm với chất lượng cao Xây dựng cơ chế chính sách vàtài chính để hỗ trợ doanh nghiệp và trang trại Đầu tư và giúp đỡ về công nghệthông tin, khuyến nông, lâm, ngư, khuyến công, xúc tiến thương mại, các chínhsách đào tạo, bồi dưỡng, bảo hiểm xã hội, chính sách thuế Tất cả để tạo cho doanhnghiệp và trang trại nông dân, nông thôn Việt Nam phát triển, đáp ứng yêu cầu củasản xuất, chế biến và thị trường để họ đóng góp xứng đáng vào công nghiệp hóa,hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và xây dựng đất nước Để góp phần thực hiệncông nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, hội nhập với nền kinh tếthế giới, Chính phủ đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các Hiệp hội Doanh nghiệp

và trang trại nông dân, nông thôn Việt Nam phát triển trong đó đặc biệt quan tâmđến các vùng còn gặp nhiều khó khăn như Quảng Bình

1.2.3.2 Tiêu chí xác định kinh tế trang trại và các tiêu chí đánh giá sự phát triển của TMĐT

Theo điều 5 thông tư 27 BNN&PTNN về tiêu chí xác định kinh tế trang trạiquy định cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủysản đạt tiêu chuẩn kinh tế trang trại phải thỏa mãn điều kiện sau [2]:

1 Đối với cơ sở trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất tổng hợp phải đạt:a) Có diện tích trên mức hạn điền, tối thiểu:

- 3,1 ha đối với vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long;

- 2,1 ha đối với các tỉnh còn lại

b) Giá trị sản lượng hàng hóa đạt 700 triệu đồng/năm

2 Đối với cơ sở chăn nuôi phải đạt giá trị sản lượng hàng hóa từ 1.000 triệuđồng/năm trở lên;

3 Đối với cơ sở sản xuất lâm nghiệp phải có diện tích tối thiểu 31 ha và giá trịsản lượng hàng hóa bình quân đạt 500 triệu đồng/năm trở lên

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 35

b Các tiêu chí đánh giá sự phát triển của TMĐT

Có năm tiêu chí đánh giá sự phát triển của thương mại điện tử gốm tiêu chínhận thức về thương mại điện tử, hành lang pháp lý, hạ tầng cơ sở và công nghệ, hạtầng cơ sở về nhân lực, vấn đề bảo mật và an toàn Theo đó các mô hình kinh nôngtrại muốn phát triển và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế thì cần phải nhậnthức rõ các cơ hội mà thương mại điện tử mang lại Từ đó các nông trại cần quantâm nhiều hơn đến việc xây dựng các mô hình kinh doanh có sự tham gia của cácứng dụng thương mại điện tử Đưa thương mại điện tử thành một phần quan trọngtrong chiến lược phát triển của nông trại Tuy nhiên để phát triển sâu hơn các môhình kinh doanh nông trại cần tìm hiểu về các quy định và pháp luật trong nước vàquốc tế về các hoạt động thương mại điện tử, cần hiểu rõ về các quy định về nhữngđiều cấm và những điều được phép kinh doanh cũng như tìm hiểu về bản quyền vàgiải quyết tranh chấp trong các hợp đồng thương mại điện tử Phải có cơ sở hạ tầngthông tin tốt và nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử phảiđược đào tạo bài bản Trong thời gian gần đây có rất nhiều phần tử đã lợi dụng lợiích mà thương mại điện tử mang lại cũng như các thông tin của người dùng dễ dàngtruy cập để làm nhiều việc xấu như lừa đảo chiếm dụng tài sản các nhân do đó cần

có một hệ thống bảo mật tốt khi hoạt động thương mại điện tử

1.3 Vai trò và lợi ích TMĐT đối với mô hình kinh doanh nông trại

1.3.1 Vai trò của thương mại điện tử

Sự phát triển và phồn vinh của một nền kinh tế không còn chỉ dựa vào nguồntài nguyên thiên nhiên và nguồn lao động, mà ở mức độ lớn được quyết định bởitrình độ công nghệ thông tin và tri thức sáng tạo Cùng với xu thế đó, TMĐT xuấthiện đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế thế giới bởi những ảnh hưởng to lớn của nó

- TMĐT làm thay đổi tính chất nền kinh tế của mỗi quốc gia cũng như nềnkinh tế toàn cầu Làm cho tri thức trong nền kinh tế ngày càng tăng lên và tri thức

đã thực sự trở thành nhân tố và nguồn lực sản xuất quan trọng nhất, là tài sản lớnnhất của một doanh nghiệp

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 36

- TMĐT mở ra cơ hội phát huy ưu thế của các nước đang phát triển sau để họ

có thể đuổi kịp thậm chí vượt các nước đã đi trước

- TMĐT xây dựng lại nền tảng, sức mạnh kinh tế quốc gia và có tiềm nănglàm thay đổi cán cân tiềm lực toàn cầu

- TMĐT rút ngắn khoảng cách về trình độ tri thức giữa các nước phát triển vớicác nước đang phát triển

- TMĐT tham gia vào quá trình cách mạng hóa marketing bán lẻ và marketingtrực tuyến

1.3.2 Lợi ích của thương mại điện tử đối với mô hình kinh doanh nông trại

Giúp chủ nông trại mở rộng thị trường với chi phí đầu tư nhỏ hơn nhiều so vớithương mại truyền thống, hơn nữa với sự hỗ trợ của thương mại điện tử giúp tìmkiếm, tiếp cận người cung cấp, khách hàng và đối tác trên khắp thế giới Việc mởrộng mạng lưới nhà cung cấp, khách hàng cũng cho phép các tổ chức có thể muasản phẩm nông nghiệp với giá thấp hơn và bán được nhiều sản phẩm hơn Giảm chiphí sản xuất cho sản xuất sản phẩm nông nghiệp, giảm chi phí giấy tờ, giảm chi phíchia sẻ thông tin, chi phí in ấn, gửi văn bản truyền thống, chi phí điều tra thị trường.Giảm lượng hàng lưu kho và độ trễ trong phân phối hàng hóa nông sản đồng thờisản xuất hàng theo yêu cầu, mọi thông tin trên web như sản phẩm, dịch vụ, giá cảnông sản đều có thể được cập nhật nhanh chóng và kịp thời tới khách hàng

TMĐT cho phép khách hàng mua hàng nông sản mọi nơi, mọi lúc đối với cáccửa hàng trên khắp thế giới, giảm chi phí trung gian TMĐT cho phép người muanông sản có nhiều lựa chọn hơn vì tiếp cận được nhiều nhà cung cấp hàng hóa nôngsản hơn Do thông tin thuận tiện, dễ dàng và phong phú hơn nên khách hàng mua sảnphẩm nông sản có thể so sánh giá cả giữa các nhà cung cấp thuận tiện hơn và từ đótìm được mức giá phù hợp nhất Thông tin phong phú, thuận tiện và chất lượng caohơn: Khách hàng có thể dễ dàng tìm được thông tin nhanh chóng và dễ dàng thôngqua các công cụ tìm kiếm (search engines); đồng thời các thông tin đa phương tiện(âm thanh, hình ảnh) Môi trường kinh doanh TMĐT cho phép mọi người tham gia

có thể phối hợp, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm hiệu quả và nhanh chóng

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 37

Bán sản phẩm thông qua các kênh trực tuyến cho phép nông trại bỏ qua cáctrung gian, dẫn đến cải thiện thu nhập cho nông trại, giảm lãng phí và sản phẩm tươingon hơn cho khách hàng Những lợi ích này đặc biệt quan trọng ở các nền kinh tếđang phát triển, nơi có tỷ lệ người dân làm kinh doanh nông trại cao và đóng gópkhông nhỏ cho GDP đất nước Đối với các doanh nghiệp kinh doanh mô hình nôngtrại, cần nhớ rằng thương mại điện tử không đơn giản như cách thức mua nguyênliệu đều vào hay sản xuất một sản phẩm mà phải được xác định xem nó ảnh hưởngnhư thế nào đến hành vi của người tiêu dùng tức là liệu nó có thay đổi cách họ giaodịch kinh doanh hay không và cách nó ảnh hưởng đến các quy trình quản lý của môhình kinh doanh nông trại.

Đã có nhiều bằng chứng cho thấy thương mại điện tử mang lại cơ hội quantrọng để giảm chi phí và nâng cao nhu cầu tiêu thụ sản phẩm Mặc dù đặc điểm củamột số sản phẩm nông sản thực phẩm có một số thách thức đối với những ngườimuốn tiếp thị sản phẩm thông qua thương mại điện tử, nhưng vẫn có nhiều ngườilạc quan về khả năng thành công của thương mại điện tử trong nông nghiệp Mức

độ phân mảnh cao trong chuỗi cung ứng thực phẩm củng cố kỳ vọng đối với thươngmại điện tử nông sản thực phẩm Các cung cấp thực phẩm được xây dựng dựa trênmột chuỗi dọc các quá trình sản xuất, dịch vụ và thương mại tiếp theo, kéo dài từsản xuất đầu vào nông nghiệp đến cung cấp các sản phẩm thực phẩm cuối cùng chongười tiêu dùng Thương mại điện tử trong nông nghiệp có nghĩa là đưa chiến lượcđiện tử vào các hoạt động tương tác và buôn bán giữa những người tham gia tronglĩnh vực thực phẩm và thay đổi cấu hình và mối quan hệ ở các giai đoạn và mối liênkết khác nhau của chuỗi cung ứng thực phẩm

Ở các nước đang phát triển, các hộ sản xuất nông nghiệp nhỏ hay các doanhnghiệp kinh doanh nông trại bị coi là bất lợi trong chuỗi cung ứng nông sản từ đóảnh hưởng đến mức tăng trưởng và thu nhập đặt ra một vấn đề lớn đối với các nhàhoạch định chính sách Điều quan trọng là các doanh nghiệp kinh doanh mô hìnhnông trại nhỏ hay các nông hộ sản xuất phải tiếp cận thành công thị trường; tuynhiên, họ gặp rất nhiều khó khăn trong lĩnh vực này do quy mô nhỏ, chi phí giaoTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 38

dịch cao so với doanh thu từ nông sản trong hầu hết các giao dịch Những khiếmkhuyết phổ biến của thị trường ở các nước đang phát triển, chẳng hạn như thiếuthông tin về giá cả và công nghệ, thiếu kết nối với các tác nhân thị trường đã thiếtlập, sự méo mó hoặc không có thị trường đầu vào và đầu ra, và các hạn chế về tíndụng, thường khiến các doanh nghiệp quy mô nhỏ rất khó thực hiện khó tận dụnglợi thế của các cơ hội thị trường Để giúp các doanh nghiệp kinh doanh mô hìnhnông trại và các hộ sản xuất nhỏ giải quyết sự kém hiệu quả và các rào cản đối vớiviệc tiếp cận thị trường thì đầu tiên là hành động tập thể bằng cách thành lập các tổchức hiệp hội doanh nghiệp và hợp tác xã nông nghiệp Hoạt động tập thể giúp cácnông trại nhỏ lẻ có thể có vị thế tốt hơn để thương lượng với người mua và ngườitrung gian, giảm chi phí mua sắm đầu vào, đồng thời có thêm thông tin thị trường

và hỗ trợ chính sách Cách tiếp cận thứ hai là thúc đẩy các thỏa thuận hợp đồng giữacác doanh nghiệp nhỏ và các công ty kinh doanh nông nghiệp có quy mô lớn

Trong những năm gần đây, ngày càng nhiều mô hình kinh doanh nông trạixuất thân từ các nông hộ nhỏ ở các nước đang phát triển như Trung Quốc, Việt Nambắt đầu bán nông sản trực tiếp cho người tiêu dùng thông qua các cửa hàng trựctuyến trên nền tảng thương mại của bên thứ ba Rõ ràng là thương mại điện tử ngàycàng trở thành một phương thức mới và hiệu quả giúp các nông hộ nhỏ tiếp cận thịtrường Bằng cách áp dụng thương mại điện tử, các doanh nghiệp nghiệp quy mônhỏ có thể bán hầu hết các sản phẩm của mình với giá cao hơn trước đây do loại bỏđược tình trạng ép giá từ các bên trung gian và các hạn chế về thông tin tiếp thị bấtđối xứng Thực tiễn của Trung Quốc và Việt Nam đưa ra một số vấn đề mới và thú

vị cho các nhà nghiên cứu lĩnh vực TMĐT trong nông nghiệp Đáng chú ý gần đây

Có khá nhiều tác giả quan tâm tới lĩnh vực này cụ thể như Tuy nhiên, theo hiểu biếtcủa chúng tôi, cho đến nay chưa có bài đánh giá tài liệu hệ thống nào kiểm tra toàndiện về lĩnh vực TMĐT trong nông nghiệp tại Việt Nam nói chung và tình hìnhứng dụng trong các mô hình kinh doanh nông trại tại Quảng Bình nói riêng

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 39

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã tổng quan được tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về ứngdụng thương mại điện tử cho mô hình kinh doanh nông trại hiện nay Tác giả đãtrình bày một cách cơ bản về những thách thức và rào cản đối với mô hình kinhdoanh nông trại Phân tích tình hình ứng dụng thương mại điện tử cho mô hình nôngtrại của một số nước phát triển trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam So sánhMối quan hệ kinh tế mới với mối quan hệ kinh tế cũ trong nông nghiệp, sự tham giacủa TMĐT vào mối quan hệ kinh tế mới tạo sự khác biệt so với mối quan hệ kinh

tế cũ Trình bày đặc trưng của hoạt động kinh doanh TMĐT cho mô hình kinhdoanh nông trại Đặc biệt phần này đã phân biệt rõ thương mại điện tử (e-commerce) với kinh doanh điện tử (e-business) mà nhiều nghiên cứu trước đây chưathể hiện đồng thời tiến hành phân loại thương mại điện tử Giới thiệu chung về môhình kinh doanh nông trại, phân loại nông trại theo quy mô lớn và nhỏ với các mụcđích khác nhau và các tiêu chí xác định nông trại Đã nêu rõ đặc trưng của hoạtđộng kinh doanh thương mại điện tử và vai trò và lợi ích của TMĐT đối với nềnkinh tế nói chung và đối với mô hình kinh doanh nông trại nói riêng

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 40

CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG TMĐT CHO MÔ HÌNH KINH DOANH NÔNG

TRẠI TẠI QUẢNG BÌNH 2.1 Tổng quan về tình hình kinh doanh mô hình nông trại và ứng dụng TMĐT

ở Quảng Bình

2.1.1 Tổng quan về tình hình kinh tế

Hình 2.1 mô tả tổng quan thu nhập bình quân đầu người và tỉ lệ tăng bìnhquân thu nhập của người dân quảng bình từ năm 2006 đến năm 2019 Có thể dễdàng nhận thấy rằng trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến 2019 cùng với sự tăngtrưởng mạnh mẽ kinh tế cả nước tỉ lệ thu nhập bình quân của người dân Quảng Bìnhkhá cao trên 10%, với tỉ lệ tăng trưởng cao đã đưa thu nhập người dân tăng gấp đôichỉ trong vòng 5 năm từ 569 USD năm 2006 lên đến 1000 USD năm 2012, hiện naythu nhập bình quân đầu người của người dân trên toàn tỉnh đã vượt 1280 USD/người Tuy nhiên Quảng Bình vẫn được ghi nhận là một trong những địa phươngnghèo nhất cả nước, đáng chú ý là năm 2012 trong khi thu nhập bình quân của cảnước là 1600 USD/người thì ở Quảng Bình con số này chỉ là 1000 USD/người, tỉ lệtăng trưởng cũng có xu hướng giảm dần đặc biệt là năm 2014, 2015 tỷ lệ này là6.7%, năm 2016 tỉ lệ này là 5.5% do tác động chủ yếu từ du lịch biển (hình 2.1)

Hình 2.1 Thu nhập bình quân đầu người từ 2006 – 2020 [3][7]

0 500

Trường Đại học Kinh tế Huế

Ngày đăng: 29/08/2023, 10:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w