1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Thực trạng ứng dụng thương mại điện tử trong ngành du lịch tại việt nam 2021

23 9 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 1,32 MB

Nội dung

Thực trạng ứng dụng thương mại điện tử trong ngành du lịch tại Việt Nam? Thương mại điện tử. Quản trị kinh doanh 2021. Thực trạng ứng dụng thương mại điện tử trong ngành du lịch tại Việt Nam. Thực trạng ứng dụng thương mại điện tử trong ngành du lịch tại Việt Nam.

Trang 1

PHỤ LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

I SƠ LƯỢC VỀ E-MARKETING 1

1 E- marketing là gì 1

2 Phân biệt e-marketing, e-commerce và e-business 1

3 Các hình thức của e- marketing 2

II THỰC TRẠNG 3

2.1 Tính cấp thiết của ứng dụng thương mại điện tử trong du lịch 3

2.2 Mục tiêu của việc ứng dụng thương mại điện tử trong du lịch 4

2.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 5

III CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG NGÀNH DU LỊCH 6

3.1 Khái niệm, loại hình, đặc điểm của Thương mại điện tử 6

3.2 Xu hướng ứng dụng Thương mại điện tử trong du lịch 9

IV MÔ HÌNH CỦA VIỆC ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG NGÀNH DU LỊCH 10

4.1 Các mô hình dạng cơ bản 10

V KẾT QUẢ PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP 13

5.1 Kết quả phân tích 13

5.2 Đánh giá 17

5.3 Nhận xét 18

5.4 Giải pháp 20

VI KẾT LUẬN 21

VII TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

Bảng phân công nhiệm vụ thành viện nhóm 23

Trang 2

1

PHẦN MỞ ĐẦU

Ngày nay do sự phát triển mạnh mẽ và không ngừng tiến bộ của Khoa học- Kỹ

thuật, đặc biệt là sự đi lên không ngừng của mạng Internet mọi lĩnh vực trong đời sống

xã hội đã và đang đổi mới Để thuận tiện trong việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm cung cấp dịch vụ trên mạng Internet, người ta đã áp dụng

“Thương mại điện tử” lên trên các hệ thống điện tử như mạng internet và các mạng máy tính để tiến hành giao nhận cũng như các thông tin số hóa thông qua mạng

Thương mại điện tưt không chỉ tác động đến công nghiệp mà còn tạo đột phá, đem những thành tựu vượt bậc của công nghệ số tới mọi lĩnh vực, trong đó có ngành du lịch ở Việt Nam Để tìm hiểu về vai trò cũng như lợi ích mà Thương mại điện tử mang lại trong thời đại du lịch 4.0 như bây giờ cũng như những rủi ro có thể xảy ra, chính vì vậy nhóm chúng em tìm hiểu đề tài về “ Thực trạng ứng dụng Thương mại điện tử

trong ngành du lịch tại Việt Nam” để làm bài tiểu luận thi kết thúc học phần

I SƠ LƢỢC VỀ E-MARKETING

1 E-marketing là gì?

E-marketing là cách thức tiếp thị vận dụng các tính năng của Internet nhằm mục đích cuối cùng là phân phối được sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ đến thị trường tiêu thụ.Các quy tắc cơ bản của tiếp thị điện tử cũng giống như tiếp thị trong môi trường kinh doanh truyền thống Hoạt động tiếp thịvẫn theo trình tự: Sản phẩm –Giá thành -Xúc tiến thương mại -Thịtrường tiêu thụ Tuy nhiên, tiếp thị điện tử gặp khó khăn ở vấn đề cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của thịt rường mục tiêu (số lượng người sử dụng internet, mức độ sử dụng, tốc độ truy cập mạng, ) Nếu cơ sở hạ tầng còn yếu kém thì người tiêu thụ không có nhiều

cơ hội tiếp cận với mạng Internet, tìm thông tin trên Net, mua hàng trực tuyến, tham gia đấu giá trên mạng, Như vậy, e-marketing khó có thể có ảnh hưởng đến người tiêu dùng ở thị trường đó

2 Phân biệt e-marketing, e-commerce và e-business

 E-marketing: là cách thức dùng các phương tiện điện tử để giới thiệu,

mời chào, cung cấp thông tin về sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ của nhà sản xuất đến người tiêu dùng và thuyết phục họ chọn nó

Trang 3

 E-commerce: chỉ các hoạt động mua bán thông qua các phương tiện

điện tử

 E-business: chỉ tất cả những hoạt động kiếm tiền từ mạng, từ việc bán

hàng hoá, dịch vụ cho đến tư vấn, đầu tư

3 Các hình thức của e-marketing

 E-mail marketing: e-mail là cách tốt nhất để giao dịch với khách hàng

Chi phí thấp và không mang tính xâm nhập đột ngột như tiếp thị qua điện thoại Doanh nghiệp có thể gởi thông điệp của mình đến mười ngàn người khác nhau, ở bất kỳ nơi đâu, trong thời gian nhanh nhất Tuy nhiên, để không quấy rầy khách hàng như các spam, e-mal marketing nên xác nhận yêu cầu được cung cấp thông tin hoặc sự chấp thuận của khách hàng Nếu không, các thông điệp e-mail được gởi đến sẽ bị cho vào thùng rác Để tránh điều này, mọi thông tin do doanh nghiệp gởi đi phải mới mẻ, hấp dẫn và có ích đối với khách hàng

 Website marketing: giới thiệu các sản phẩm trực tuyến Các thông tin

về sản phẩm ( hình ảnh, chất lượng, các tính năng, giá cả, ) được hiển thị sẵn sàng phục vụ người tiêu dùng Khách hàng có thể đặt hàng các sản phẩm, dịch vụ, và thanh toán trực tiếp trên mạng Để thu hút sự chú

ý và tạo dựng lòng trung thành nơi người tiêu dùng, doanh nghiệp phải đáp ứng đúng nhu cầu, thị hiếu của thị trường Ví dụ, áp dụng chương trình khuyến mãi miễn phí địa chỉ e-mail, hộp thư, server, dung lượng hoặc không gian web Mặt khác, website của doanh nghiệp phải có giao diện lôi cuốn, dễ sử dụng, dễ tìm thấy trong các site tìm kiếm Doanh nghiệp cũng nên chú ý đến yếu tố an toàn, độ tin cậy và tiện dụng Hoạt động mua bán phải rõ ràng, dễ dàng, , kiểm tra dễ dàng số lượng hàng hóa mua được, sử dụng thẻ điện tử để thanh toán Hỏi đáp trực tuyến cũng được đánh giá cao trong một website tiếp thị

E-marketing ở Việt Nam Cơ sở hạ tầng kỹ thuật chưa cao, thiếu vốn, ngành ngân

hàng kém phát triển, hệ thống pháp luật chưa đủ, lượng người dùng Internet còn thấp

-đó là những nguyên do chính khiến e-marketing vẫn còn đang trong giai đoạn khởi đầu tại Việt Nam Mặt khác, phần lớn người tiêu dùng Việt Nam chưa có điều kiện tiếp cận

Trang 4

3 thông tin và công nghệ mới.Thu nhập bình quân đầu người còn thấp nên sức mua chưa cao Tuy nhiên, những năm gần đây, số lượng máy tính sử dụng cũng như số người truy nhập Internet tăng lên đáng kể, càng ngày càng có nhiều doanh nghiệp có website riêng để quảng bá cho đơn vị, sản phẩm, dịch vụ của mình E-marketing đang từng bước được khai thác, áp dụng trong môi trường kinh doanh ở Việt Nam

II THỰC TRẠNG

2.1 Tính cấp thiết của Thương mại điện tử trong ngành công nghiệp du

lịch ở Việt Nam

“Internet được coi là một trong những nhân tố quan trọng đặt dấu ấn rõ rệt nhất trong

sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp du lịch Khách hàng sử dụng các dịch

vụ qua Internet nhiều hơn, tìm kiếm và mua dịch vụ trực tuyến Khách hàng mong muốn tìm thấy những thông tin chất lượng cao và có thể đặt ,ua được gói dịch vụ tốt nhất cho những địa điểm mà họ đến thăm

 Trên Thế Giới

Tình hình ứng dụng TMĐT trong du lịch trên thế giới Số liệu thống kê của Hiệp hội

Du lịch châu Á - Thái Bình Dương cho thấy, ngành du lịch tại nhiều điểm đến có tiếng của châu Á như Maldives, Bhutan, Thái Lan và Cambodia vẫn tăng trưởng ở mức 10% mỗi năm Trên thực tế, ngành du lịch chiếm tỷ trọng trên 10% trong sản lượng kinh tế của Australia, New Zealand, Hồng Kông, Singapore, Thái Lan và Malaysia

Khai thác du lịch bằng internet Thế giới - “họ” khai thác như thế nào? • Bản báo cáo Scarborough Research của dự án nghiên cứu các ảnh hưởng Internet lên đời sống Mỹ (Pew Internet and American Life Project) đã nhấn mạnh rằng nền công nghiệp du lịch

Mỹ phát triển nhờ vào Internet! Năm 2005, khoảng 78% du khách Mỹ (79 triệu người)

đã sử dụng Internet để tìm kiếm thông tin về các điểm đến, tour du lịch, v.v Trong số

đó, 82% số người tìm kiếm thông tin về du lịch qua mạng đã quyết định đặt tour qua mạng luôn Điều đó có nghĩa là hơn 64 triệu người Mỹ dùng Internet để mua vé máy bay, đặt phòng khách sạn, thuê ô tô hoặc đặt tour trọn gói

Trang 5

Còn tổ chức tài chính châu Âu Forreter thì dự đoán tổng chi tiêu cho việc mua sắm trên mạng tại châu Âu sẽ đạt 100 tỷ euro trong năm 2006 Trong đó, giao dịch du lịch chiếm một phần không nhỏ Số liệu thống kê cho thấy trong năm 2005, có 6 triệu lượt người Pháp (chiếm 50% tổng số du khách) đã lựa chọn và đặt các chuyến du lịch qua mạng Internet, tăng 50% so với năm 2004 và tăng gấp đôi so với năm 2003 • Đối với châu Á, tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) cũng đưa ra dự báo Trung Quốc sẽ trở thành thị trường du lịch lớn nhất thế giới với hơn 10% số lượt khách du dịch được hỗ trợ nhờ Internet Hiện nay, Trung Quốc có hơn 5.000 địa chỉ website du lịch, trong đó hơn 300 địa chỉ đã được chuyên môn hóa

 Ở Việt Nam

Tại Việt Nam, ngành Du lịch đang được ưu tiên phát triển và là một ngành mũi nhọn Theo số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch công bố thì năm 2009 lượng du khách đến Việt Nam đạt 3,8 triệu lượt người, đem lại 70 tỉ VND doanh thu cho ngành Du lịch

Đó là chưa kể đến khoảng 25 triệu lượt người Việt Nam đi du lịch trong nước và quốc

tế Việc ứng dụng thương mại điện tử trong Du lịch cũng đã được chú trọng Tổng cục Du lịch cũng đã có website giới thiệu về Việt Nam, cũng như là các thông tin cần thiết về cảnh đẹp và các thủ tục cho khách du lịch

Trong các website, khách hàng có thể tìm thấy các thông tin giới thiệu chung về đất nước, con người Việt Nam, các danh lam thắng cảnh trên khắp đất nước Đồng thời, khách hàng cũng có thể tìm thấy địa chỉ về các khách sạn, nhà hàng, cũng như địa chỉ của các công ty lữ hành trên khắp cả nước Tất cả các website này đều được xây dựng trên 4 ngôn ngữ: Việt, Pháp, Anh, Hoa

2.2 Mục tiêu của ứng dụng thương mại điện tử trong ngành du lịch

Để tăng cường thúc đẩy du lịch trực tuyến giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của du lịch Việt Nam, cũng như tiếp cận khách hàng một cách khoa học và thuận tiện nhất trong các lĩnh vực như: đặt tour, nhà hàng-khách sạn, hệ thống danh lam thắng cảnh, giá cả dịch vụ, phương tiện di chuyển, team work,

- Đưa ra cơ sở lý thuyết về thương mại điện tử trên thế giới và cả nước

- Tìm hiểu về thương mại điện tử ngành du lịch

Trang 6

5

- Những ứng dụng thương mại điện tử trong lĩnh vực du lịch

2.2.1 Đặt tour

Tại trang chủ của website, khách hàng dễ dàng có thể lựa chọn cho mình điểm đến

thích hợp khách hàng có thể chọn tour ở đây bằng cách click vào tên tour để xem chi

tiết tour Sau khi đã nhập đầy đủ các thông tin, khách hàng hãy nhấn nút „Đặt chỗ‟ khi

đó chương trình sẽ show lên cho khách hàng biết các thông tin về tour của khách hàng

ở phần phía dưới gồm: Số lượng khách, đơn giá, tổng tiền Đây là một trong số các

tính năng TMĐT mang lại thông qua mạng Internet

2.2.2 Nhà hàng, khách sạn

Cũng tại trang chủ của website, khách hàng cũng có thể chọn đặt phòng nghỉ cũng như

nhà hàng cho mình khi sử dụng dịch vụ ở nơi bạn muốn đến Tạo nên sự thuận tiện

nhất định khi khách hàng tham gia và trải nghiệm dịch vụ

Ngoài ra các chức năng khác được áp dụng như phương thức thanh toán, hệ thống

danh lam thắng cảnh, cũng được xử lý gọn nhẹ thông qua một cú click của khách

hàng

Hoạt động TMĐT áp dụng trong du lịch đã phát triển nhanh chóng, mang lại giá trị gia

tăng cao hơn cho ngành Du lịch

2.3 Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu: thực trạng ứng dụng thương mại điện tử trong ngành du lịch

tại Việt Nam, cụ thể là việc ứng dụng thương mại điện của công ty du lịch TOURIST

Sài Gòn

Trang 7

Phạm vi nghiên cứu:

Về nội dung: Tiểu luận tập chung nghiên cứu, nội dung, công cụ, phương pháp thực hiện thương mại điện tử, tiêu chí đánh giá hiệu suất, xu hướng ứng dụng thương mại điện tử, các yếu tố ảnh hướng đến thương mại điện tử với ngành du lịch tại Việt Nam

Về không gian: Thương mại điện tử với việc ứng dụng trong ngành du lịch tại Việt Nam, trong đó tập nghiên cứu về bộ phận, mô hình ứng dụng,…về ứng dụng thương mại điện tử

Về thời gian: Các dữ liệu, số liệu và phân tích của bài tiểu luận tập chung trong giai đoạn 2015 đến 2020 Các giải pháp đề xuất có phạm vi áp dụng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030

III CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG NGÀNH DU LỊCH TẠI VIỆT NAM

3.1 Khái niệm, loại hình, đặc điểm của thương mại điện tử

3.1.1 Khái niệm thương mại điện tử

Khái niệm “Thương mại điện tử” còn được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp:

 Theo nghĩa hẹp, thương mại điện tử đơn giản chỉ là việc tiến hành các hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông Phương tiện điện tử và mạng viễn thông sử dụng phổ biến trong thương mại điện tử là điện thoại, ti vi, máy fax, mạng truyền hình, mạng

internet, mạng intranet, mạng extranet…trong đó máy tính và mạng internet là được sử dụng nhiều nhất để tiến hành các hoạt động thương mại điện tử vì nó

có khả năng tự động hóa cao các giao dịch

 Theo nghĩa rộng, thương mại điện tử không chỉ dừng lại ở việc mua bán hàng hóa và dịch vụ, mà nó còn mở rộng ra cả về quy mô và lĩnh vực ứng dụng Hiện nay có rất nhiều tổ chức đưa ra khái niệm về thương mại điện tử như Tổ chức Thương mại thế giới WTO: “Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, phân phối, tiếp thị, bán hoặc giao hàng hóa và dịch vụ bằng phương tiện điện tử”

Tóm lại, Thương mại điện tử, hay còn gọi là e-commerce, e-comm hay EC, là sự mua

bán sản phẩm hay dịch vụ trên các hệ thống điện tử như Internet và các mạng truyền thông và các phương tiện điện tử khác

3.1.2 Các loại hình thương mại điện tử hiện nay

Ngày nay, thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ bởi tốc độ sử dụng internet cùng với nhiều công nghệ hiện đại ra đời Con người ngày càng ưu thích giao dịch dưới hình thức này bởi những thuận lợi mà nó mang lại có rất nhiều hình thức thương mại điện

Trang 8

7

tử khác nhau, dưới đây là một số loại hình thương mại điện tử điển hình đang được sử

dụng phổ biến ở Việt Nam.( theo nguồn:các loại hình thương mại điện tử điển hình

việt nam )

 B2B (Business – To – Business): Là mô hình thương mại điện tử giữa doanh

nghiệp với doanh nghiệp Các doanh nghiệp sẽ tiến hành trao đổi hàng hóa,

dịch vụ và thông tin với nhau thông qua fax và mạng internet

 B2C (Business – To – Consumer): Là mô hình thương mại điện tử giữa doanh

nghiệp với người tiêu dùng, còn được gọi bằng cái tên khác là mô hình bán

hàng trực tuyến (e-tailing)

 C2C (Consumer – To – Consumer): Là mô hình thương mại điện tử giữa những

người tiêu dùng Mô hình này cho phép người tiêu dùng có thể trao đổi mua bán

trực tiếp với nhau

 B2G thương mại điện tử giữa doanh nghiệp Và chính phủ, doanh nghiệp cũng

có thể cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho chính phủ thông qua các cuộc đấu thầu

trực tuyến

Nền tảng quản lý và kinh doanh có thị phần số 1 Việt Nam

3.1.3 Đặc điểm của thương mại điện tử

Sự phát triển của thương mại điện tử gắn liền và tác động qua lại với sự phát triển của

ICT (Infornation Commercial Technlogy) Thương mại điện tử là việc ứng dụng công

nghệ thông tin vào trong mọi hoạt động thương mại, chính vì lẽ đó mà sự phát triển

của công nghệ thông tin sẽ thúc đẩy thương mại điện tử phát triển nhanh chóng, ngược

lại, sự phát triển của thương mại điện tử cũng thúc đẩy và gợi mở nhiều lĩnh vực của

Trang 9

ICT như phần cứng và phần mềm chuyển dụng cho các ứng dụng thương mại điện tử, dịch vụ thanh toán cho thương mại điện tử v.v

• Về hình thức: Giao dịch thương mại điện tử là hoàn toàn qua mạng Trong hoạt động thương mại truyền thống, các bên phải gặp gỡ nhau trực tiếp để tiến hành đàm phán, giao dịch và đi đến ký kết hợp đồng, còn trong hoạt động thương mại điện tử, nhờ việc

sử dụng các phương tiện điện tử có kết nối với mạng toàn cầu, chủ yếu là sử dụng mạng internet mà giờ đây các bên tham gia vào giao dịch không phải gặp gỡ nhau trực tiếp mà vẫn có thể đàm phán, giao dịch được với nhau…

• Phạm vi hoạt động: Trên khắp toàn cầu hay thị trường trong thương mại điện tử là thị trường phi biên giới Điều này thể hiện ở chỗ mọi người ở tất cả các quốc gia trên khắp toàn cầu không phải di chuyển tới bất kì địa điểm nào mà vẫn có thể tham gia vào cũng một giao dịch bằng cách truy cập vào các website thương mại hoặc vào các trang mạng xã hội

• Chủ thể tham gia: Trong hoạt động thương mại điện tử phải có tổi thiểu ba chủ thể tham gia Đó là các bên tham gia giao dịch và không thể thiếu được sự tham gia của bên thứ ba, là những người tạo môi trường cho các giao dịch thương mại điện tử Họ là các cơ quan cung cấp dịch vụ mạng và cơ quan chứng thực, có nhiệm vụ chuyển đi, lưu giữ các thông tin giữa các bên tham gia giao dịch thương mại điện tử, đồng thời họ cũng xác nhận độ tin cậy của các thông tin trong giao dịch thương mại điện tử

• Thời gian không giới hạn: Các bên tham gia vào hoạt động thương mại điện tử đều

có thể tiến hành các giao dịch suốt 24 giờ/ 7 ngày trong vòng 365 ngày liên tục ở bất

cứ nơi nào có mạng viễn thông và có các phương tiện điện tử kết nối với các mạng này, đây là các phương tiện có khả năng tự động hóa cao giúp đẩy nhanh quá trình giao dịch

• Trong thương mại điện tử, hệ thống thông tin chính là thị trường Trong thương mại điện tử các bên không phải gặp gỡ nhau trực tiếp mà vẫn có thể tiến hành đàm phán,

ký kết hợp đồng Để làm được điều này các bên phải truy cập vào hệ thống thông tin của nhau hay hệ thống thông tin của các giải pháp tìm kiếm thông qua mạng internet, mạng extranet…để tìm hiểu thông tin về nhau từ đó tiến hành đàm phán, kí kết hợp đồng

Trang 10

( NGUỒN : Tổng cục thống kê,du lịch việt nam năm 2015) Theo biểu đồ trên ta đã thấy được nhiều thành tích đáng chú ý về tăng trưởng doanh thu Tổng doanh thu toàn ngành đạt 402.66 nghìn tỷ đồng, đóng góp 9.6% cho GDP cả nước ng đó, doanh thu từ dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 372.24 nghìn tỷ đồng và doanh thu từ dịch vụ lữ hành đạt 30.41 nghìn tỷ đồng

Chính vì vậy, việc ứng dụng thương mại điện tử trong du lịch cũng được chú trọng

Tổng cục du lịch cũng đã có website giới thiệu về Việt Nam, cũng như các thông tin cần thiết về cảnh đẹp và các thủ tục cho khách du lịch tại các địa chỉ

Trang 11

 Trong đó tìm kiếm phổ biến nhất: Google, Facebook, Vietravel

IV MÔ HÌNH CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG NGÀNH DU

Khai báo thông tin

Xác nhận- thanh toán

Cơ sở

dữ liệu

Kiểm tra phòng

Ngày đăng: 13/03/2023, 11:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w