GIỚI THIỆU
Lý do chọn đề tài
Là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu uy tín của Việt Nam, Angimex đã không ngừng đẩy mạnh ứng dụng những công nghệ mới vào hoạt động kinh doanh nhằm ngày càng phục vụ khách hàng tốt hơn Trong đó, hoạt động ứng dụng thương mại điện tử có thể nói là đáng chú ý, nhất là đối với một doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Xuất khẩu gạo là lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính của Angimex, bên cạnh xuất khẩu ủy thác, xuất khẩu trực tiếp là mảng kinh doanh Công ty chú ý nhất Hiện nay, để có được những khách hàng nhập khẩu gạo, chủ yếu là Công ty tiếp cận thông qua sự giới thiệu của các Hiệp hội, tham gia hội trợ,
… Nhưng cách tiếp cận khách hàng này không tạo thế chủ động cho Công ty trong việc tìm kiếm đúng thị trường mình muốn đánh vào Điều trăn trở này đã thúc đẩy Angimex xúc tiến các hoạt động marketing, nhằm đưa hình ảnh thương hiệu Angimex đến với khách hàng nhiều hơn Song, các hoạt động xúc tiến xuất nhập khẩu thường tốn kém và gặp nhiều hạn chế về khoảng cách địa lý, văn hóa, thông tin liên lạc,… Để giải quyết một phần khó khăn trên, Angimex đã triển khai ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh Ngoài ra, thương mại điện tử sẽ giúp cho Công ty tăng lợi thế cạnh tranh, có cơ hội quảng bá thương hiệu trên phạm vi toàn cầu, mở rộng thị trường, tăng doanh thu và giảm chi phí trong hoạt động kinh doanh,… Từ những lợi ích trên, Angimex đã tiến hành triển khai từng bước ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh của mình Cụ thể là Công ty đã triển khai xây dựng và hoàn thiện website trong hai năm qua Nhưng để ứng dụng thương mại điện tử tốt, không chỉ dừng lại ở việc sở hữu một website, mà ta còn phải biết cách xúc tiến website mình đến với đúng đối tượng khách hàng, đúng thị trường mình quan tâm
Bên cạnh đó, sự thành công của kế hoạch cũng phụ thuộc vào mức độ sẵn sàng thương mại điện tử của địa phương và quốc gia Tại An Giang, các nghiên cứu, khảo sát, hội thảo cũng đang dần được thực hiện nhằm đánh giá, hỗ trợ cho các doanh nghiệp An Giang có điều kiện nhìn nhận và ứng dụng thương mại điện tử tốt hơn Đồng thời, hiện nay An Giang cũng đã có triển khai hải quan điện tử, xúc ii tiến các website của các sở ban ngành và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong tỉnh cũng đã có những sự đầu tư nhất định cho thương mại điện tử
Những năm trở lại đây, các chỉ tiêu đánh giá mức độ sẵn sàng thương mại điện tử của Việt Nam không ngừng được cải thiện, chứng tỏ nước ta đang dần hoàn chỉnh môi trường cho thương mại điện tử hoạt động thuận lợi Chính phủ Việt Nam đang dần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, cơ sở hạ tầng nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp tận dụng thương mại điện tử tốt hơn Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam cũng đã ra đời nhằm bảo vệ, đoàn kết và hỗ trợ cho các tổ chức doanh nghiệp về thương mại điện tử Đối với mức độ sẵn sàng của Angimex, ban lãnh đạo Công ty đã nhận thức được những ích lợi từ ứng dụng thương mại điện tử, cũng như đã có những sự chuẩn bị về các mặt nhân sự, kết nối và nội dung
Nhìn chung, mức độ sẵn sàng tại địa phương, quốc gia và của Công ty đề đã có đủ, việc quan trọng cần làm tiếp theo là phải có một kế hoạch triển khai ứng dụng thương mại điện tử cụ thể Từ lý do đó, tôi quyết định thực hiện đề tài “Ứng dụng thương mại điện tử vào việc quảng bá thương hiệu cho ngànhgạo xuất khẩu của công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang”.
Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài này được thực hiện với các mục tiêu nghiên cứu sau:
- Xác định thị trường mục tiêu cho việc ứng dụng thương mại điện tử trong quảng bá thương hiệu gạo Angimex
Tại Angimex, ứng dụng thương mại điện tử là nhằm hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh truyền thống, vì thế mà thương mại điện tử chỉ thật sự hiệu quả khi ta xác định rõ thị trường nào ta có thể tiếp cận thông qua phương pháp này Đồng thời, đây cũng là một trong các thị trường mà công ty đang hướng đến xây dựng thương hiệu và chào hàng Vì trong thực tế, có những thị trường công ty mong muốn hướng đến, nhưng xét về cơ sở hạ tầng, trình độ kiến thức ứng dụng thương mại điện tử thì họ chưa đạt được, khi này phương pháp quảng bá thương hiệu bằng thương mại điện tử không còn hiệu quả.
- Xác định mục tiêu thông tin và thiết kế thông điệp cho ứng dụng thương mại điện tử trong quảng bá thương hiệu gạo Angimex
- Lập kế hoạch ứng dụng thương mại điện tử vào việc quảng bá thương hiệu cho ngành hàng gạo xuất khẩu của công ty Angimex.
Phạm vi nghiên cứu
Để có thể ứng dụng thương mại điện tử vào việc quảng bá thương hiệu Angimex có hiệu quả và cụ thể, tôi chọn ứng dụng trước hết cho ngành hàng gạo xuất khẩu, đặc biệt là những mặt hàng gạo cao cấp, gạo thơm và nếp.
Lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty là xuất khẩu gạo Nhưng do sự phụ thuộc vào những chính sách xuất khẩu của Chính phủ, do vấn đề an ninh lương thực, nên Công ty có xu hướng thu hẹp số lượng xuất khẩu, chú trọng đến thị trường gạo cao cấp, đa dạng hóa sản phẩm với gạo thơm và nếp.Đây cũng là các mặt hàng không bị ảnh hưởng bởi chính sách tạm dừng xuất khẩu của Chính phủ, vì được nhận định việc xuất khẩu hai mặt hàng này không ảnh hưởng đến vấn đề anh ninh lương thực.Đồng thời, ba mặt hàng này có giá giao dịch cao hơn gạo thường, cho kim ngạch xuất khẩu cao.
Ý nghĩa thực tiễn
Người ta đã chứng minh được rằng việc ứng dụng thương mại điện tử vào quảng bá thương hiệu có thể mang lại các lợi ích như sau: Đối với các doanh nghiệp:
- Quảng bá thông tin và tiếp thị cho một thị trường toàn cầu với chi phí thấp nhất.
- Tạo lợi thế cạnh tranh Đối với người tiêu dùng: được phục vụ tốt hơn thông qua các chương trình chăm sóc khách hàng trực tuyến, ngoại tuyến
Nếu công ty áp dụng thành công đề tài này, công ty có thể sẽ đạt được các lợi ích trên Mặt khác, đề tài này có thể tạo tiền đề cho các nghiên cứu xây dựng chiến lược, kế hoạch thương mại điện tử cho công ty Angimex Đồng thời, đề tài có thể tạo cơ sở tham khảo cho các doanh nghiệp khác tại địa phương tiến hành quảng bá thương hiệu bằng cách ứng dụng thương mại điện tử.
Cấu trúc của đề tài nghiên cứu
Chương 1 – Giới thiệu: Chương này giới thiệu về đề tài: lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, chủ đề, vấn đề nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
Chương 2 – Cơ sở lý thuyết và Mô hình nghiên cứu: Tại chương này, ta sẽ tìm hiểu những lý thuyết cần thiết để thực hiện đề tài và mô hình triển khai nghiên cứu.
Chương 3 – Phương pháp nghiên cứu: Phần này giới thiệu về quá trình, cách thức thực hiện đề tài một cách chi tiết.
Chương 4 – Hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin tại công ty ANGIMEX và các công ty khác trong ngành: Ta sẽ hiểu rõ tình hình ứng dụng công nghệ thông tin cũng như mức độ sẵn sàng cho thương mại điện tử của Công ty và các công ty đối thủ.
Chương 5 - Lập kế hoạch ứng dụng thương mại điện tử vào việc quảng bá thương hiệu cho ngành hàng gạo xuất khẩu của công ty Angimex: Chương này sẽ đi vào quy trình lập kế hoạch ứng dụng một cách chi tiết và phù hợp với thực tế
Chương 6 - Kết luận: Cuối cùng, ta sẽ kết luận những kết quả thực hiện nghiên cứu, kế hoạch thực hiện, những hạn chế của đề tài và nhửng kiến nghị để thực hiện đề tài trong thực tế. iv
CƠ SỞ LÝ THUYẾT - MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Thương mại điện tử
2.1.1 Thương mại điện tử là gì
Hiện nay, khái niệm thương mại điện tử chưa được thống nhất, vẫn còn tồn tại nhiều cách định nghĩa khác nhau Nhưng nhìn chung, ta có hai quan điểm khái niệm thương mại điện tử như sau:
Khái niệm thương mại điện tử theo nghĩa hẹp:
Theo nghĩa hẹp, thương mại điện tử chỉ đơn thuần là việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử, nhất là qua Internet và các mạng viễn thông khác.
Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), "Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet".
Theo Ủy ban Thương mại điện tử của Tổ chức hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC),
"Thương mại điện tử là công việc kinh doanh được tiến hành thông qua truyền thông số liệu và công nghệ tin học kỹ thuật số".
Khái niệm thương mại điện tử theo nghĩa rộng:
Thương mại điện tử hiểu theo nghĩa rộng là các giao dịch tài chính và thương mại bằng phương tiện điện tử như: trao đổi dữ liệu điện tử, chuyển tiền điện tử và các hoạt động như gửi/rút tiền bằng thẻ tín dụng.
Theo quan điểm này, có hai định nghĩa khái quát được đầy đủ nhất phạm vi hoạt động của Thương mại điện tử:
Luật mẫu về Thương mại điện tử của Uỷ ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại quốc tế (UNCITRAL) định nghĩa: "Thuật ngữ thương mại [commerce] cần được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay không có hợp đồng Các quan hệ mang tính thương mại [commercial] bao gồm, nhưng không chỉ bao gồm, các giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hoá hoặc dịch vụ; thoả thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý thương mại, uỷ thác hoa hồng (factoring), cho thuê dài hạn (leasing); xây dựng các công trình; tư vấn, kỹ thuật công trình (engineering); đầu tư; cấp vốn, ngân hàng; bảo hiểm; thoả thuận khai thác hoặc tô nhượng, liên doanh và các hình thức về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hoá hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ".
Theo định nghĩa này, có thể thấy phạm vi hoạt động của thương mại điện tử rất rộng, bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế, trong đó hoạt động mua bán hàng hoá và dịch vụ chỉ là một phạm vi rất nhỏ trong thương mại điện tử.
Theo Uỷ ban châu Âu: "Thương mại điện tử được hiểu là việc thực hiện hoạt động kinh doanh qua các phương tiện điện tử Nó dựa trên việc xử lý và truyền dữ liệu điện tử dưới dạng text, âm thanh và hình ảnh".
Thương mại điện tử trong định nghĩa này gồm nhiều hành vi trong đó: hoạt động mua bán hàng hoá; dịch vụ; giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng; chuyển tiền điện tử; mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử; đấu giá thương mại; hợp tác thiết kế; tài nguyên trên mạng; mua sắm công cộng; tiếp thị trực tiếp với người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng; đối với thương mại hàng hoá (như hàng tiêu dùng, thiết bị y tế chuyên dụng) và thương mại dịch vụ (như dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ pháp lý, tài chính); các hoạt động truyền thống (như chăm sóc sức khoẻ, giáo dục) và các hoạt động mới (như siêu thị ảo)
Theo quan điểm thứ hai nêu trên, "thương mại" (commerce) trong "thương mại điện tử" không chỉ là buôn bán hàng hoá và dịch vụ (trade) theo các hiểu thông thường, mà bao quát một phạm vi rộng lớn hơn nhiều, do đó việc áp dụng thương mại điện tử sẽ làm thay đổi hình thái hoạt động của hầu hết nền kinh tế Theo ước tính đến nay, thương mại điện tử có tới trên 1.300 lĩnh vực ứng dụng, trong đó, buôn bán hàng hoá và dịch vụ chỉ là một lĩnh vực ứng dụng.
Bên cạnh đó, còn có một định nghĩa cho ta thấy hết những hoạt động của thương mại điện tử:
“Thương mại điện tử đơn giản là các giao dịch được thực hiện thông qua các mạng công cộng và cá nhân, bao gồm một loạt các hoạt động như bán lẻ điện tử (e-Tailing), thị trường điện tử (e- Marketplace), dẫn dắt điện tử (e-Procurement), chính phủ điện tử (e-Government) và các dịch vụ ngân hàng điện tử (e-Banking), ERM (Enterprise Resource Management), CRM (Customer vi
Relationship Management), MRP (Materials Requirements Planning) và VCM (Voice Connection Management)” 1
Với đề tài này, ta có thế hiểu thương mại điện tử theo định nghĩa trên, vì nó bao quát tất cả những ứng dụng của thương mại điện tử.
2.1.2 Các mô hình ứng dụng thương mại điện tử
Dựa vào các chủ thể tham gia giao dịch thương mại điện tử, người ta phân thành các mô hình ứng dụng thương mại điện tử gồm:
Giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp – B2B
B2B là loại hình giao dịch qua các phương tiện điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp Theo Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD), thương mại điện tử B2B chiếm tỷ trọng lớn trong thương mại điện tử (khoảng 90%) Các giao dịch B2B chủ yếu được thực hiện trên các hệ thống ứng dụng thương mại điện tử như mạng giá trị gia tăng (VAN); dây chuyền cung ứng hàng hóa, dịch vụ (SCM); các sàn giao dịch thương mại điện tử… Các doanh nghiệp có thể chào hàng, tìm kiếm bạn hàng, đặt hàng, ký kết hợp đồng, thanh toán qua các hệ thống này Ở một mức độ cao, các giao dịch này có thể diễn ra một cách tự động, thương mại điện tử B2B đem lại nhiều lợi ích thực tế cho doanh nghiệp, đặc biệt giúp giảm các chi phí về thu thập thông tin tìm hiểu thị trường, quảng cáo, tiếp thị, đàm phán; tăng các cơ hội kinh doanh…
Giao dịch giữa doanh nghiệp với khách hàng – B2C
B2C là loại hình giao dịch giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng qua các phương tiện điện tử. Doanh nghiệp sử dụng các phương tiện điện tử để bán hàng hóa, dịch vụ tới người tiêu dùng Người tiêu dùng thông qua các phương tiện điện tử để lựa chọn, mặc cả, đặt hàng, thanh toán, nhận hàng. Giao dịch B2C tuy chiếm tỷ trọng ít (khoảng 10%) trong thương mại điện tử, nhưng có phạm vi ảnh hưởng rộng Để tham gia hình thức kinh doanh này, thông thường doanh nghiệp sẽ thiết lập website, hình thành cơ sở dữ liệu về hàng hóa, dịch vụ, tiến hành các quy trình tiếp thị, quảng cáo, phân phối trực tiếp tới người tiêu dùng Thương mại điện tử B2C đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng Doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí bán hàng do không cần phòng trưng bày hay thuê người giới thiệu bán hàng, chi phí quản lý cũng giảm hơn Người tiêu dùng sẽ cảm thấy thuận tiện vì không phải tới tận cửa hàng, có khả năng lựa chọn và so sánh nhiều mặt hàng cùng một lúc.
Giao dịch giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước – B2G
B2G là loại hình giao dịch giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước, trong đó cơ quan nhà nước đóng vai trò khách hàng Quá trình trao đổi thông tin giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước được tiến hàng qua các phương tiện điện tử Cơ quan nhà nước cũng có thể thiết lập các website, tại đó đăng tải thông tin về nhu cầu mua hàng của các cơ quan nhà nước, tiến hành việc đấu thầu hàng hóa, dịch vụ và lựa chọn nhà cung cấp trên website Điều này, một mặt giúp tiết kiệm các chi phí tìm nhà cung cấp, mặt khác giúp tăng cường tính minh bạch trong hoạt động mua sắm công.
Giao dịch trực tiếp giữa các cá nhân với nhau – C2C
C2C là loại hình giao dịch giữa các cá nhân với nhau Sự phát triển của các phương tiện điện tử làm cho nhiều cá nhân có thể tham gia hoạt động thương mại với tư cách là người bán, người cung cấp dịch vụ Một cá nhân có thể tự thiết lập website để kinh doanh những mặt hàng do mình làm ra hoặc
Thông tin tích hợp (Intergrated Marketing Communication - IMC)
Với sự trợ giúp của công nghệ thông tin, các nhà marketing ngày có nhiều công cụ để quảng bá thương hiệu của mình hiệu quả hơn, về mặt marketing cũng như về mặt tài chính Để làm được điều này, nhà marketing phải biết cách thức phối hợp các công cụ chiêu thị trong hoạch định chương trình quảng bá thương hiệu Vì vậy, khái niệm thông tin thích hợp IMC (Integrated Marketing Communication) ra đời IMC có thể được định nghĩa:
“IMC là một khái niệm công nhận giá trị gia tăng nhờ vào một chương trình kết hợp các công cụ chiêu thị khác nhau như quảng cáo, marketing trực tiếp, khuyến mại bán hàng và quan hệ cộng đồng với mục đích cung cấp thông tin rõ ràng, nhất quán và đạt hiệu quả cao nhất.”
IMC đóng vai trò quan trọng trong chiêu thị, quảng bá thương hiệu, nó làm gia tăng hiệu quả của chương trình truyền thông, giảm lãng phí và tạo lợi thế cạnh tranh cho công ty vì mỗi công cụ chiêu thị có những chức năng, ưu nhược điểm riêng của chúng Vì vậy, nhà marketing phải biết phối hợp các công cụ cho phù hợp với từng mục tiêu truyền tin cụ thể.
Quá trình truyền tin
2.3.1 Các thành phần của mô hình truyền tin
Quảng bá thương hiệu liên quan đến quá trình truyền thông tin Các thành phần của quá trình truyền tin được trình bày trong hình sau:
Người gửi Mã thông tin
Môi trường truyền tin Người nhận
Hình 2.2: Các thành phần của quá trình truyền tin 3
Mô hình này bao gồm chín yếu tố của quá trình truyền tin Hai thành phần là đối tác của truyền tin, đó là người gửi (sender) và người nhận (receiver) Hai thành phần biểu thị công cụ chính của quá trình truyền tin, thông tin (message) và môi trường truyền tin (media) Bốn thành phần nữa là biểu diễn chức năng của truyền tin, đó là mã thông tin (emcoding), giải mã (decoding), trả lời (response) và phản hồi (feedback) Thành phần cuối cùng của quá trình truyền tin là độ nhiễu (noise) Nhiễu là những thông tin ngẫu nhiên hoặc thông tin cạnh tranh làm ngăn cản hoặc làm chệch thông tin muốn truyền.
Mô hình truyền tin biểu diễn những yếu tố đóng vai trò quan trọng tạo nên hiệu quả cho quá trình truyền tin mà nhà marketing cần chú ý trong quá trình quảng bá thương hiệu của mình Một là nhà marketing (người gửi thông tin) phải biết đối tượng mình muốn truyền thông tin là ai (thị trường mục tiêu) và họ muốn nhận gì và phản ứng của họ như thế nào, để có thể mã thông tin và họ có thể giải mã được Hai là nhà marketing phải biết thị trường mục tiêu của mình sẽ tiếp cận thông tin qua môi trường truyền tin nào (tivi, báo chí, v.v…) và phát triển hệ thống phản hồi để theo dõi phản ứng của họ.
2.3.2 Mô hình hiệu ứng truyền tin
Khi quảng bá thương hiệu, nhà marketing luôn mong muốn tạo dựng một cái gì đó (nhân cách, ấn tượng, đặc trưng dị biệt, v.v…) của thương hiệu trong tâm trí của khách hàng mục tiêu để định hướng thái độ và hành vi tiêu dùng của họ Vì vậy, nhiều nhà marketing trong lĩnh vực truyền thông marketing, hành vi tiêu dùng, đã nghiên cứu và đưa ra nhiều mô hình thang hiệu ứng của người tiêu dùng.
Có nhiều mô hình thang hiệu ứng và các mô hình này đều dựa trên lý thuyết về thái độ và hành vi. Hay nói cách khác, khi người tiêu dùng khi tiêu dùng một thương hiệu (hành vi) họ phải trải qua giai đoạn thái độ (có thái độ tích cực đối với thương hiệu)
Nhìn chung, ta có nhiều mô hình về thái độ, nhưng tổng quát nhất ta có mô hình thái độ ba thành phần: nhận biết, cảm xúc và xu hướng hành vi Trong hành vi tiêu dùng, xu hướng hành vi chính là xu hướng tiêu dùng
3 Nguồn: Nguyễn Đình Thọ (2003), Nguyên lý marketing, trang 207 xviii
Mô hình thang hiệu ứng quen thuộc và phổ biến nhất là mô hình AIDA (Attention – Interest – Desire - Action) của Strong Mô hình AIDA biểu diễn thái độ đối với các chương trình thông tin của một thương hiệu trải qua ba giai đoạn: chú ý thương hiệu, thích thú thương hiệu, thể hiện lòng ham muốn đối với thương hiệu và cuối cùng là tiêu dùng thương hiệu
Bên cạnh đó, ta còn có hai mô hình thanh hiệu ứng phổ biến nữa là mô hình AIETA và AKLPCP.
Mô hình AIETA, còn gọi là mô hình “sáng kiến – chấp nhận” Mô hình này bao gồm bốn bước, đó là nhận biết (awareness), tỏ thái độ thích thú về thương hiệu (interest), đánh giá giá trị đem lại của thương hiệu (evalutaion), dùng thử thương hiệu (trial) và chấp nhận nó (adoption).
Mô hình AKLPCP biểu diễn thái độ của khách hàng theo các giai đoạn: nhận biết (awareness), có kiến thức về thương hiệu (knowledge), thể hiện thiện cảm đối với thương hiệu (liking), có thái độ thích thú nó hơn so với thương hiệu khác (preference), bày tỏ lòng ham muốn mua hàng (conviction) và hành vi mua hàng (purchase) Các mô hình này được biểu diễn theo hai giai đoạn của thái độ (nhận biết, cảm xúc) và hành vi trong hình sau.
Các bước AIDA AKLPCP AIETA
Xu hướng hành vi Ham muốn Ham muốn
Tiêu dùng Hành động Mua hàng Thử
Hình 2.3: Mô hình thang hiệu ứng 4
4 Nguồn: Nguyễn Đình Thọ (2003), Nguyên lý Marketing, trang 209
Xác định thị trường mục tiêu (1)
Xác định mục tiêu quảng bá (2)
Chọn hỗn hợp công cụ (4)
Hoạch định ngân sách (5) Đánh giá và quản lý (6)
Các mô hình các thang hiệu ứng trên đây đều giả thuyết rằng người tiêu dùng trải qua hai bước chính, thái độ và hành vi, thường được biểu diễn ở dạng kiến thức, cảm xúc, hành động, gọi tắt là LFD (Learn-Fell-Do) Tuy nhiên không phải hành vi tiêu dùng luôn luôn đi theo trình tự như vậy Các mô hình thang hiệu ứng ở dạng LFD có thể phù hợp cho các sản phẩm có mức độ cân nhắc cao và mức độ khác biệt giữa các thương hiệu cao (sản phẩm có mức độ cân nhắc quyết định phức tạp).
2.3.3 Quá trình thiết kế chương trình quảng bá thương hiệu
Quá trình thiết kế một chương trình quảng bá thương hiệu bao gồm các bước:
Hình 2.4: Quá trình thiết kế chương trình quảng bá thương hiệu 5
Bước 1: Xác định thị trường mục tiêu
Xác định thị trường mục tiêu là khâu đầu tiên và quan trọng trong quá trình quảng bá thương hiệu. Khâu này thực sự đã thực hiện trong phần chọn thị trường mục tiêu cho thương hiệu Điểm cần chú ý nhấn mạnh là khi thiết kế chương trình quảng bá thương hiệu phải cho thị trường mục tiêu đã chọn Đối tượng của quảng bá thương hiệu không chỉ là những người sử dụng hiện có và tiềm năng mà còn những nhóm người quyết định, nhóm ảnh hưởng, v.v… và kể cả công chúng, vì họ có thể gây ảnh hưởng đến quyết định mua hàng cũng như gây ấn tượng đến thương hiệu
5 Nguyễn Đình Thọ (2003), Nguyên lý Marketing, trang 211 xx
Bước 2: Xác định mục tiêu quảng bá Đây là bước thứ hai cần phải làm Mục tiêu quảng bá luôn luôn gắn liền với mục tiêu marketing và mục tiêu cuối cùng của quảng bá vẫn là doanh thu cho thương hiệu Tuy nhiên, tùy theo từng trường hợp cụ thể, mục tiêu quảng bá khác nhau.
Theo vị trí tiêu dùng của khách hàng đối với thương hiệu (khách hàng hiện có, khách hàng của đối thủ cạnh tranh, người chưa từng sử dụng sản phẩm trong ngành) chúng ta có những mục tiêu thông tin khác nhau.
Theo quy trình quyết định mua hàng của người tiêu dùng, các mục tiêu quảng bá cũng khác nhau cho từng giai đoạn khác nhau của quy trình (nhận dạng nhu cầu, tìm kiếm thông tin, đánh giá thay thế, mua hàng và hành vi sau khi mua).
Theo mô hình thang hiệu ứng, hành vi người tiêu dùng trải qua giai đoạn theo bậc thang Vì vậy, tùy theo từng giai đoạn của khách hàng, nhà marketing phải xác định mục tiêu truyền tin thích hợp. Hay nói cách khác, mục tiêu truyền thông phải được xác định phù hợp cho từng giai đoạn.
Bước 3: Thiết kế thông điệp quảng bá
Thông điệp phải chứa đựng những nội dung mục tiêu muốn đạt Nội dung thông điệp thường có một luận cứ bán hàng độc đáo, gọi tắt la USP (Unique Selling Proposition), hay còn gọi là khẩu hiệu (slogan) USP đóng vai trò quan trọng trong việc diễn đạt thông tin về vị trí của thương hiệu cho thị trường mục tiêu, đặc biệt là nhân cách của thương hiệu USP có nhiều dạng khác nhau nhưng có thể chia thành hai nhóm chính:
- Theo lý trí: bao gồm các USP còn gọi là RSP (Rational Selling Proposition) thể hiện những đặc trưng về chức năng của thương hiệu.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Đề tài trải qua ba giai đoạn, gồm có nghiên cứu khám phá, nghiên cứu định tính chính thức và nghiên cứu hoạch định
Hình 3.1: Quá trình nghiên cứu
Trong giai đoạn nghiên cứu khám phá đầu tiên, ta sẽ tìm hiểu tình hình xuất khẩu gạo, hiện trạng về tình hình ứng dụng công nghệ thông tin tại công ty Angimex nhằm xác định thị trường mục tiêu,mục tiêu quảng bá và thiết kế thông điệp cho việc ứng dụng thương mại điện tử Đến giai đoạn định tính chính thức, ta tiến hành khảo sát khả năng ứng dụng và thích hợp của các công cụ truyền thông trực tuyến với hình thức kinh doanh, với thị trường mục tiêu, mục tiêu quảng bá và thông điệp đã chọn Cuối cùng, dựa trên những thông tin đã thu thập và phân tích, ta triển khai kế hoạch ứng dụng thương mại điện tử trong việc quảng bá thương hiệu cho ngành hàng gạo xuất khẩu của Công tyANGIMEX Đồng thời, ta cũng hoạch định ngân sách và đưa ra những tiêu chí để đo lường, đánh giá chương trình thực hiện.
Giai đoạn 1 – Nghiên cứu khám phá
xxiv Ở giai đoạn đầu tiên này, ta tìm hiểu tình hình xuất khẩu gạo, hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin của Công ty ANGIMEX; đồng thời là những thông tin về Công ty, về ngành hàng gạo xuất khẩu thông qua các thông tin thứ cấp và sơ cấp Từ đó, ta xác định thị trường mục tiêu, mục tiêu quảng bá và thiết kế thông điệp cho kế hoạch ứng dụng thương mại điện tử vào việc quảng bá thương hiệu cho ngành hàng gạo xuất khẩu của Công ty.
Thông tin cần thu và phương pháp thu: o Thông tin thứ cấp: bao gồm thông tin thứ cấp bên trong và bên ngoài Thông tin thứ cấp bên trong là những báo cáo của công ty về tình hình xuất khẩu gạo Thông tin thứ cấp bên ngoài là những thống kê về tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam, An Giang; báo cáo hiện trạng ứng dụng thương mại điện tử của Việt Nam, An Giang; các báo cáo, nhận định tình hình ứng dụng thương mại điện tử tại thị trường mục tiêu; những đặc trưng văn hóa, kinh doanh của thị trường mục tiêu Đối với loại thông tin này, ta sẽ thu thập thông qua báo chí, Internet,… và được công ty cung cấp.
Bảng 3.1: Nội dung và cách thu thập thông tin thứ cấp
Loại thông tin Kỹ thuật thu Nguồn cung cấp
Báo cáo tình hình xuất khẩu gạo của công ty Angimex
Thu thập trực tiếp Do công ty cung cấp, cụ thể là phòng bán hàng
Tình hình xuất khẩu gạo của thế giới Thông qua Internet www.oryza.com www.riceonline.com
Tình hình xuất khẩu gạo của
Việt Nam Thông qua Internet, báo cáo thường niên ngành hàng
Trung tâm thông tin thương mại - Bộ công thương: www.vinanet.com.vn
Trung tâm thông tin Phát triển nông nghiệp nông thôn: www.agro.gov.vn
Báo cáo thường niên ngành hàng lúa gạo Việt Nam
Tình hình xuất khẩu gạo của An
Giang Thông qua Internet www.sonongnghiep.angiang.gov.vn www.sothuongmai.angiang.gov.vn
Trang thông tin điện tử phục vụ điều hành tỉnh An Giang: http://dhtn.angiang.gov.vn
Tình hình ứng dụng thương mại điện tử Việt Nam
Thông qua Internet Trí tuệ Việt Nam: www.ttvn.com.vn
Trang thông tin điện tử Bô công thương: www.mot.gov.vn
Tình hình ứng dụng thương mại điện tử An Giang Thông qua Internet www.angiang.gov.vn http://sothuongmai.angiang.gov.vn
Tình hình ứng dụng thương mại điện tử tại thị trường mục tiêu Thông qua Internet Hội nghị của Liên Hiệp Quốc về
Thương mại và Phát triển: www.unctad.org
Thông tin sơ cấp: hình ảnh thương hiệu gạo Angimex mà công ty mong muốn đưa đến đối tác, mức độ sử dụng các phương tiện thương mại điện tử của nhân viên trong công ty.
Bảng 3.2: Nội dung và cách thu thập thông tin sơ cấp
Thông tin Phương pháp thu
Nhận định về thị trường gạo xuất khẩu của công ty Phỏng vấn chuyên sâu đối với Chị Châu Thị Hận
– nhân viên phòng kinh doanh
Tìm hiểu tình hình ứng dụng công nghệ thông tin – thương mại điện tử
Phỏng vấn chuyên sâu đối với Võ Văn Tú – nhân viên Công nghệ thông tin
Phương pháp phân tích áp dụng:
Phương pháp so sánh, phân tích và tổng hợp là phương pháp chủ yếu để phân tích những thông tin thu thập được trong đề tài này Phương pháp này sẽ giúp đề tài rút ra được những thông tin cần thiết đối với loại thông tin thứ cấp và sơ cấp thu thập được, chủ yếu là các bảng biểu thống kê và những thông tin định tính.
Giai đoạn nghiên cứu 2
Sau khi đã thu thập những thông tin cần thiết, ta tiến hành khảo sát khả năng ứng dụng và thích hợp của các công cụ truyền thông trực tuyến cho hình thức kinh doanh trực tuyến B2B Đồng thời xem xét sự phù hợp của các công cụ này với thị trường mục tiêu, mục tiêu quảng bá và thông điệp đã xác định trong giai đoạn 1; đó cũng là cơ sở cho giai đoạn hoạch định tiếp theo.
Thông tin cần thu và phương pháp thu:
Bảng 3.3: Nội dung và cách thu thập thông tin giá cả
Thông tin Phương pháp thu
Bảng giá các công cụ tiếp thị trực tuyến Các nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến (thông qua website, brochure, chat…)
Phương pháp phân tích áp dụng: Phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp dữ liệu.
Giai đoạn 3 – Nghiên cứu hoạch định
Giai đoạn cuối cùng trong quá trình nghiên cứu là lập kế hoạch thực hiện chương trình tích hợp IMC Dựa vào những yếu tố đã xác định trong giai đoạn khám phá đầu tiên là thị trường mục tiêu, mục tiêu quảng bá và thông điệp cùng với những thông tin từ giai đoạn nghiên cứu định tính chính thức, giai đoạn này sẽ lựa chọn và kết hợp các công cụ truyền thông trực tuyến với nhau, tạo nên chương xxvi trình tích hợp IMC trong ứng dụng thương mại điện tử cho ngành hàng gạo xuất khẩu của Công ty ANGIMEX Trong chương trình đó, ta cần phải hoạch định ngân sách rõ ràng, nhằm xác định chi phí đầu tư cũng như duy trì hệ thống website.
Như vậy, kế hoạch ứng dụng thương mại điện tử vào việc quảng bá thương hiệu cho ngành hàng gạo xuất khẩu của Công ty Angimex gồm có 3 giai đoạn là nghiên cứu khám phá, nghiên cứu định tính chính thức và nghiên cứu hoạch định.
HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI CÔNG TY ANGIMEX VÀ CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH
Giới thiệu Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu An Giang
- Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG.
- Tên giao dịch quốc tế: AN GIANG IMPORT – EXPORT COMPANY.
- Biểu tượng của Công ty:
- Trụ sở chính: Số 1, đường Ngô Gia Tự, phường Mỹ Long, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.
- E-mail: rice@angimex.com.vn
- Website: www.angimex.com.vn
- Lĩnh vực hoạt động chính:
Tổ chức thu mua, chế biến lúa gạo tiêu thụ nội địa và cung ứng, xuất khẩu trực tiếp
Kinh doanh làm đại lý xe Honda
Kinh doanh in bao đóng gói gạo
Dịch vụ đào tạo công nghệ thông tin
4.1.3 Sơ lược về ngành xuất khẩu gạo của Công ty
Mối quan hệ với nền sản xuất nông nghiệp trong nước:
Công ty có lợi thế là có vùng nguyên liệu tại Đồng bằng sông Cửu Long Đây là nguồn cung chính cho xuất khẩu, là vùng có diện tích lúa lớn nhất trong cả nước Nhưng thời tiết thất thường, hạn hán, lũ lụt cùng dịch bệnh cũng gây nhiều thiệt hại, làm mất mùa, ảnh hưởng phần nào đến nguyên liệu đầu vào cho việc xuất khẩu gạo Điều này góp phần làm tăng giá lúa gạo trong những năm gần đây (dẫn chứng) Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu từ Campuchia đã giúp bổ sung cho nguồn cung thị trường.
Chính sách của Chính phủ:
Ngành lương thực chịu sự điều tiết của Chính phủ về sản lượng xuất khẩu hàng năm, cụ thể trong năm 2006, 2007 giá cao liên tục và để đảm bảo an ninh lương thực nên Thủ tướng đã có những lần điều chỉnh tạm dừng xuất khẩu gạo, lần gần đây nhất là vào ngày 2/4/2008 Vấn đề này đã làm ảnh hưởng hạn chế đến kế hoạch kinh doanh của Công ty trong các thời điểm rất thuận lợi cho việc xuất khẩu, đó là những lúc giá bán cao, nhu cầu thị trường tiêu thụ mạnh, Công ty có tồn kho đáp ứng được cho xuất khẩu Tuy nhiên, với nếp và gạo thơm thì vẫn được cho tiếp tục ký các hợp đồng xuất khẩu bình thường.
Giá gạo thế giới trong hai năm trở lại đây có những biến động mạnh, đặc biệt là trong thời gian gần đây Nguyên nhân là do nhu cầu tăng mạnh, nhất là thị trường Châu Phi, Trung Đông; thêm vào đó do nguồn cung cũng khan hiếm ở một số nước xuất khẩu, như trường hợp của Thái Lan, sau khi đẩy mạnh xuất khẩu, đã phải mở cửa kho dự trữ để cung cấp cho nội địa, cả Ấn Độ và Việt Nam cũng hạn chế xuất khẩu nhằm đảm bảo nguồn cung trong nước Bên cạnh đó, do tình trạng đầu cơ trục lợi cũng góp phần đẩy giá gạo tăng cao
Tại thị trường xuất khẩu, từ tháng 2 đến đầu tháng 5 năm 2008, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng liên tục, trong ba tháng tăng thêm 830 USD/tấn, từ 370 USD/tấn (tháng 2) lên 500-600 USD/tấn (tháng 3) rồi lên 600-800 USD/tấn và cuối cùng là 1.200 USD/tấn (tại cuộc đấu thầu ở Philippines giữa tháng 4 của Hiệp hội lương thực Việt Nam) Vào lúc này, giá gạo của Thái Lan cũng đã đạt 1.000 USD/tấn (FOB – 100%B), 980 USD/tấn (FOB 5% tấm) Như vậy, so với cùng kỳ năm 2007, giá bán gạo của Thái Lan tăng 209%-211%, gạo Việt Nam tăng 220%-223%. Đối với thị trường nội địa, bên cạnh do giá gạo xuất khẩu tăng còn do tình trạng đầu cơ nên đã gây ra giá gạo tăng cao trong thời gian gần đây
Theo cơ cấu hình thức tiêu thụ, Công ty đã đạt được số lượng xuất khẩu như sau:
Biểu đồ 4.1: Biểu đồ hình thức tiêu thụ năm 2006 6
6 Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2006 và phương hướng năm 2007 của Công ty ANGIMEX xxviii
Công ty kinh doanh xuất khẩu gạo với ba hình thức là xuất khẩu trực tiếp, cung ứng và ủy thác. Trong đó, xuất khẩu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn nhất (71.79%), đến xuất khẩu ủy thác chiếm 24.12% và cung ứng chiếm 4.09%.
Tính theo cơ cấu loại gạo, Công ty xuất khẩu gạo cao cấp 5%-10% tấm, gạo cấp trung bình 15% tấm, gạo cấp thấp 25% tấm, gạo sắt, gạo thơm, nếp và tấm.
Bảng 4.1: Tỷ trọng xuất khẩu gạo qua các năm 2003, 2004, 2005 và 2006 7
Chỉ tiêu 2003 Tỷ trọng 2004 Tỷ trọng 2005
Trong đó, gạo 5%, 15% và 25% luôn chiếm tỷ lệ cao Trong khi gạo 5% có xu hướng tăng dần thì gạo 15% và 25% thu hẹp dần, điều này là do Công ty chủ trương xuất khẩu gạo cao cấp, có giá trị gia tăng cao với kim ngạch xuất khẩu cao hơn các loại gạo cấp thấp Đồng thời cũng do các thị trường Công ty xuất đến có những yêu cầu cao về chất lượng gạo
7 Tổng hợp từ các Báo cáo của Công ty Cố phần Xuất Nhập An Giang
Xuất khẩu trực tiếp Cung ứng Ủy thác
Thị trường xuất khẩu trực tiếp
Bảng 4.2: Sản lượng xuất khẩu gạo trực tiếp tại các thị trường 8 ĐVT: tấn
Thị trường chủ yếu của Công ty là Châu Á, luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất, nhưng sau đó có xu hướng giảm dần, vì Công ty chủ trương mở rộng sang các thị trường khác Đó là thị trường Châu Phi,qua bốn năm liên tiếp Angimex đã tăng số lượng xuất, từ 1.46% tổng số lượng tiêu thụ năm 2003 tăng lên 44.39% vào năm 2006 Đến năm 2006, Công ty mở rộng sang hai thị trường mới là Châu ĐạiDương với 5650 tấn và Châu Mỹ với 5000 tấn.
Hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin tại Công ty ANGIMEX
Để đánh giá hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin của Angimex, ta đánh giá trên hai mặt là công nghệ thông tin và website
4.2.1 Công nghệ thông tin Để có thể thấy được hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin của một doanh nghiệp, ta có thể xem xét trên bốn nhân tố là nhận thức, nhân lực, nối mạng và nội dung Đây còn được gọi là 4N trong thương mại điện tử Sau đây, ta sẽ xem xét ứng dụng công nghệ thông tin trong Công ty Angimex với 4N
Ban giám đốc Công ty đã nhận ra vai trò quan trọng của công nghệ thông tin, nên Công ty đã có những sự đầu tư thích hợp vào lĩnh vực này từ những năm trước đây Đến hôm nay, công tác quản lý, kinh doanh, nghiệp vụ của Công ty đã đi vào quá trình ứng dụng công nghệ thông tin một cách thông suốt Bên cạnh đó, đội ngũ nhân viên cũng đã tham gia các khóa học tin học ngắn hạn nhằm nâng cao kỹ năng sử dụng vi tính, kiến thức ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc
Bảng 4.3: Danh mục đầu tư trang thiết bị của ANGIMEX 2007-2009 9 ĐVT: Triệu đồng
Danh mục Vốn đầu tư Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
1 Đầu tư máy móc thiết bị 12.000 4.000 4.000 4.000
8 Tổng hợp từ các Báo cáo của Công ty Cố phần Xuất Nhập An Giang
9 Nguồn: Bản công bố thông tin Công ty Xuất Nhập khẩu An Giang xxx
2 Nâng cấp trang thiết bị 9.000 3.000 3.000 3.000
3 Đầu tư công nghệ thông tin 3.000 1.000 1.000 1.000
Trong những ba năm tới, Công ty sẽ chi cho việc đầu tư công nghệ thông tin 3 tỷ đồng, trải đều qua ba năm Việc đầu tư này cho thấy công ty có sự quan tâm cải tiến công nghệ thông tin cho mình
Chiến lược phát triển Công ty sau khi cổ phần có đề ra việc cần phải hoàn thiện việc ứng dụng tin học vào chương trình quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh Chiến lược nhân sự cũng đề cập đến vấn đề đào tạo, nâng cao kỹ năng sử dụng thành thạo công nghệ thông tin Việc đề ra những chiến lược này cũng góp phần cho thấy sự quan tâm của Công ty đối với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, kinh doanh Trong những năm qua Công ty đã thực hiện và chạy thử website của mình, đến nay, Công ty chuẩn bị đưa ra website chính thức hoàn chỉnh sau một thời gian chạy thử, chỉnh sửa.
Hiện nay, công việc quản lý công nghệ thông tin trong Công ty do phòng Phát triển chiến lược tiếp nhận Công việc này được giao cho 01 nhân viên.
Bên cạnh đó, các nhân viên trong Công ty đều có khả năng sử dụng vi tính khá tốt Năm 2005, Công ty đã hoàn thành công tác đào tạo tin học cơ bản cho 90 cán bộ công nhân viên Công ty nhằm nâng cao khả năng sử dụng và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác nghiệp vụ, với sự hỗ trợ từ Trung tâm Phát triển công nghệ thông tin NIIT – ANGIMEX Cũng từ phía Trung tâm, Công ty được hỗ trợ tư vấn, cung cấp các dịch vụ công nghệ thông tin (viết phần mềm, thiết kế web, xây dựng giải pháp, ) khi có cần thiết.
Hiện nay, Công ty đang sử dụng dịch vụ đường truyền ADSL của hai nhà cung cấp VNPT và Viettel Trong đó, đường truyền của Viettel là chính, Công ty đã thiết lập mạng riêng ảo VPN trên đường truyền này nhằm phục vụ chủ yếu cho mảng Kế toán của công ty VPN sẽ giúp tăng tính bảo mật trong việc truyền thông tin kế toán giữa trụ sở chính và các xí nghiệp, chi nhánh, cửa hàng Còn đường truyền của VNPT dùng để Công ty giao tiếp thông tin với bên ngoài như truy cập web, e-mail, chat,…
Hình thức giao tiếp chính trong Công ty là e-mail, Công ty có hai hình thức e-mail là online (trực tuyến) và offline (ngoại tuyến) E-mail online dùng để giao tiếp với khách hàng, đối tác, phía bên ngoài công ty Còn e-mail offline dùng để giao tiếp trong nội bộ Công ty (trụ sở) mà không cần sự hỗ trợ của Internet. Để phục vụ cho việc backup dữ liệu, Công ty đã đăng ký sử dụng host do Công ty giải pháp trực tuyến ESC Hot được đặt tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Nhưng thỉnh thoảng cũng có một số rủi ro xảy ra trong đường truyền, nguyên nhân thường do nhà cung cấp dịch vụ, thiết bị phát sinh lỗi và server có sự cố Trong những trường hợp bị lỗi do nhà cung cấp, nhân viên công ty nhanh chóng chuyển kết nối sang đường truyền khác, nên có thể giải quyết nhanh rủi ro.
Từ năm 2003, Công ty đã có chủ trương thực hiện hệ thống thông tin nhằm phục vụ cho công tác dự đoán thị trường Hoàn thiện hệ thống thông tin thông suốt trong toàn bộ Công ty giúp nâng cao công tác tổ chức thực hiện hợp đồng, kế hoạch kinh doanh, góp phần tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả kinh doanh Đồng thời Công ty cũng đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, kinh doanh và dần hoàn thành website
Năm 2004, nhận thấy vai trò quan trọng của công nghệ thông tin đối với doanh nghiệp cũng như đây là một thị trường dịch vụ có tiềm năng, Công ty đã thành lập Trung tâm Phát triển Công nghệ thông tin NIIT – ANGIMEX với sự hợp tác nhượng quyền của Học viên NIIT Ấn Độ Trung tâm ra đời ngoài việc hoạt động với vai trò là một đơn vị kinh doanh, còn hỗ trợ tư vấn cho Công ty về mảng công nghệ thông tin.
Hiện nay, mạng thông tin giữa các phòng ban Công ty và các Xí nghiệp được thông suốt góp phần chuyển tải thông tin được liên tục và kịp thời Nhân viên trong Công ty và các Xí nghiệp cửa hàng giao tiếp với nhau chủ yếu thông qua e-mail và chat, tạo nên văn hóa giao tiếp thời công nghiệp Đây cũng là lợi thế giao tiếp, chào hàng với các đối tác, khách hàng nước ngoài thông qua e-mail
Công ty đang chuẩn bị hoàn thiện website của Công ty, website này sẽ giữ vai trò hỗ trợ xúc tiến tiếp thị đến những thị trường xuất khẩu, thị trường nội địa cũng như giao tiếp truyền thông với công chúng, các nhà đầu tư, nhà cung cấp, báo chí, …
Ta sẽ phân tích website của Công ty trên hai mặt là kỹ thuật và nội dung Về mặt nội dung, ta phân tích theo nguyên tắc thiết kế website 7C.
5 Tên miền (domain): Công ty sử dụng tên miền Việt Nam là www.angimex.com.vn
6 Ngôn ngữ thiết kế: Website được thiết kế với ngôn ngữ lập PHP Đây là ngôn ngữ được sử dụng thiết kế website phổ biến hiện nay
7 Phần mềm quản lý: Tương ứng ngôn ngữ lập trình trên, Công ty sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL để quản lý cơ sở dữ liệu cho website.
8 Chức năng tiện ích cho khách hàng: cung cấp hỗ trợ trực tuyến thông qua phần mềm chat Yahoo! Messenger và Skype, Out Express; công cụ tìm kiếm trong phạm vi website của Công ty.
9 Thẻ Meta chứa các từ khóa (key words): rice, angimex, lúa, gạo, honda, sfone, niit, cntt; thẻ chưa có phần miêu tả website (description)
Hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin tại các công ty trong lĩnh vực xuất khẩu gạo
Việt Nam có 14 doanh nghiệp, các Công ty liên doanh và 100% vốn nước ngoài và các doanh nghiệp khác ngoài hiệp hội tham gia vào lĩnh vực xuất khẩu gạo Trong đó, các doanh nghiệp chiếm thị phần như sau:
Biểu đồ 4.2: Thị phần xuất khẩu gạo các doanh nghiệp xuất khẩu gạo hàng đầu năm 2005 10
10 Nguồn: Báo cáo hoạt động hiệp hội năm 2005 và phương hướng hoạt động năm 2006
Chiếm thị phần lớn nhất là Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2 – 30%), xếp thứ hai, thứ ba là Tổng Công ty lương thực miền Bắc (Vinafood 1 – 13%) và Công ty XNK Vĩnh Long (IMEXCUULONG – 8%), xếp sau nữa là Công ty cổ phần XNK An Giang (ANGIMEX -6%) Bên cạnh đó là Công ty lương thực Tiền Giang (Tigifood – 4%), Công ty cổ phần du lịch An Giang (An Giang Tourimex – 2%),
Tất cả các doanh nghiệp này hầu hết đều có website riêng và cũng đã có những ứng dụng thương mại điện tử trong lĩnh vực xuất khẩu gạo.
Tên doanh nghiệp Tên viết tắt Website
Tổng Công ty Lương thực miền Bắc Vinafood 1 www.vinafood1.com
Tổng Công ty Lương thực miền Nam Vinafood 2 http://vinafood2.com.vn
Công ty cổ phần Du lịch An Giang An Giang
Tourimex www.angiangtourimex.com.vn
Công ty Xuất Nhập Khẩu Vĩnh Long IMEXCUULONG www.imexcuulong.com
Công ty lương thực Tiền Giang Tigifood www.tigifood.com
Công ty lương thực thực phẩm Vĩnh Long Vinh Long Food www.vinhlongfood.com.vn
Công ty cổ phần XNK An Giang ANGIMEX www.angimex.com.vn
Công ty XNK Lương thực – Vật tư nông nghiệp Đồng Tháp
DAGRIMEX Chưa có website xxxvi
Công ty XNK Nông sản thực phẩm An Giang AFIEX www.afiex-seafood.com.vn Công ty cổ phần chế biến hàng XK Long An Long An Food http://lafooco.vn
Công ty thương mại Kiên Giang KIGITRACO www.kigitraco.com.vn
Công ty cổ phần Vật tư kỹ thuật nông nghiệp
TSC www.tsccantho.com.vn
Công ty Mekong MKC Chưa có website
Công ty cổ phần Gentraco GENTRACO www.gentraco.com.vn
Bảng 4.4: Danh sách các doanh nghiệp xuất khẩu gạo
Trong số 14 thành viên trực thuộc Hiệp hội Lương thực Việt Nam có 2 thành viên chưa có website và doanh nghiệp có website nhưng hiện tại đã ngưng hoạt động (Vinh Long Food và KIGITRACO). Nhưng các doanh nghiệp đều đã có tên, thông tin liên lạc trong các trang vàng của Việt Nam; một số doanh nghiệp có mặt trên các sàn giao dịch của quốc gia, quốc tế
Trong số những doanh nghiệp trên, ta sẽ đi sâu khảo sát đánh giá hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin của một số công ty nổi bật như Vinafood 1, Vinafood 2, Imexcuulong, Tigifood, An Giang Tourimex Chủ yếu ta sẽ phân tích các hoạt động thương mại điện tử của các doanh nghiệp thông qua website.
4.3.1 Tổng Công ty lương thực miền Bắc – Vinafood 1
Tên miền là www.vinafood1.com
Website được thiết kế với ngôn ngữ: ASP.NET
Hình 4.4: Giao diện website www.vinafood1.com
Context: Website của Vinafood 1 được thiết kế với màu xanh lá chủ đạo, các trang web cũng được sắp xếp có trật tự Đặc biệt website nổi bật với banner flash có dòng logo “Không chỉ là số 1”
Content: Website có cung cấp các thông tin tổng quát về Tổng Công ty như lịch sử hình thành, hoạt động kinh doanh, sản phẩm và dịch vụ, hoạt động đầu tư Đặc biệt có chuyên mục Thư viện ảnh, cho người xem cảm nhận được hình ảnh, văn hóa doanh nghiệp của Tổng Công ty
Community: ebsite chưa cung cấp chức năng này.
Customization: Website cho phép người dùng sử dụng hai loại ngôn ngữ Anh - Việt.
Communication: Vinafood 1 có cung cấp các địa chỉ liên lạc trên website, nhưng chưa tích hợp được các phần mềm như Outlook Express, Yahoo Messenger!, Skype nhằm tăng tính thuận lợi cho người dùng khi muốn liên hệ với Tổng Công ty
Connection: Hiện tại, website chỉ có thể liên kết trong nội bộ website với sự hỗ trợ các button, chưa có các đường dẫn liên kết với các hiệp hội, tổ chức, công ty khác.
Commerce: website chưa có hoạt động bán hàng trực tuyến.
4.3.2 Tổng Công ty lương thực miền Nam – Vinafood 2
Với vai trò là một Tổng Công ty, website của Vinafood 2 là một Cổng thông tin (Portal) nên tích hợp nhiều chức năng phục vụ cho người dùng hơn các website của các công ty xuất khẩu gạo khác.
Tên miền là www.vinafood2.com.vn
Hỗ trợ trực tuyến với phần mềm Skype, Outlook Express
Hình 4.5: Giao diện website www.vinafood2.com.vn
Context: Trang mở đầu cho phép người dùng đăng nhập sử dụng với tư cách là khách hoặc là thành viên Portal được bố trí logic trong hai mảng rời nhau, bên trái là những mục liên kết, bên phải rộng hơn chứa các nội dung chính
Content: Ngoài những thông tin cơ bản về Tổng Công ty, hoạt động kinh doanh, website còn cung cấp các văn bản pháp luật, tin tức về lĩnh vực khoa học công nghệ, công nghệ thông tin Đặc biệt với các chuyên mục thông tin về Tiến độ xuất khẩu gạo, Lịch tàu xếp gạo, Tin tức từ các đơn vị thành viên luôn được cập nhật Thông tin này cho lợi cho các công ty xuất nhập khẩu.
Community: Là một Portal, Vinafood 2 cung cấp forum (diễn đàn) cho phép người dùng trao đổi, giao tiếp với nhau về các chủ đề Hiện nay forum chỉ mới có 26 thành viên Trong forum có cung cấp các chức năng thống kê số lượng bài viết theo từng chủ đề, tìm kiếm bài viết.
Customization: Cho phép người dùng sử dụng hai loại ngôn ngữ là Anh và Việt, người dùng có thể chỉnh chức năng tại trang mở đầu hoặc với pop-up Công cụ nằm một góc trên website.
Communication: Portal có cung cấp mục Liên hệ cho phép người dùng sử dụng ngay Outlook Express để gửi thư liên hệ và chức năng pop-up cho mục góp ý cho phép người dùng gửi thẳng về Tổng Công ty Đồng thời có chức năng hỗ trợ trực tuyến với Skype về hai mục là quản trị và xuất nhập khẩu.
LẬP KẾ HOẠCH ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀO VIỆC QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU CHO NGÀNH HÀNG GẠO XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY ANGIMEX
Xác định thị trường mục tiêu cho việc ứng dụng thương mại điện tử trong quảng bá thương hiệu gạo Angimex
Công ty đã phân khúc thị trường theo hành vi tiêu dùng gạo như sau: xliv
Khu vực Châu Á: Tại thị trường này, Công ty có một số khách hàng truyền thống là Indonesia, Malaysia và Philippines
Indonesia: Đặc điểm của thị trường này là ưa chuộng gạo loại hạt ôvan, được đánh bóng, màu sắc trắng, trong, mới xay xát, có mùi thơm, dẻo, tỷ lệ tấm ít thường không quá 20%
Malaysia: Tầng lớp Hoa kiều thích gạo trắng, hạt dài, cấp loại tốt, tỷ lệ tấm thấp Tầng lớp dân nghèo thường dùng hạt dài, tỷ lệ tấm cao từ 15% đến 25% Tiêu dùng gạo nếp thường xuyên chiếm khoảng 5% lượng nhập khẩu vì hàng năm có rất nhiều ngày lễ cổ truyền.
Singapore: Người dân nước này thích gạo trắng, hạt dài có đánh bóng kỹ, tỷ lệ tấm thường là 5%, đòi hỏi chất lượng cao Loại gạo thơm cũng được ưu chuộng với mức giá cao.
Philippines: Thị trường này ưa chuộng hạt gạo dài hoặc trung bình nhưng phải được đánh bóng kỹ, màu sắc trắng trong và có mùi thơm, không yêu cầu dẻo.
Iran: Quốc gia này ưa thích gạo trắng, hạt dài, tỷ lệ tấm thấp từ 5% đến 15%, yêu cầu số hạt thóc lẫn không quá 8 hạt trong 1 kg gạo.
HongKong: Người dân thích gạo trắng, hạt dài chất lượng cao, xay xát kỹ và đánh bóng. Các loại gạo thơm đặc sản của Việt Nam rất ưa chuộng tại đây.
East Timor: Nước này thường nhập loại gạo 10%-15% tấm.
Khu vực Châu Phi: Đây là thị trường có dân số đông, nên nhu cầu gạo mỗi năm sẽ tăng thêm Vì ở đây mức thu nhập thấp, khả năng thanh toán thanh toán thấp nên thường tiêu thụ gạo có chất lượng trung bình thấp, có tỷ lệ tấm cao, có khi có cả gạo 100% tấm.
Người tiêu dùng châu Mỹ thích gạo xay vừa phải, còn cám hoặc gạo lức, riêng Braxin lại thích gạo trắng, hạt dài, tẩy cám, đánh bóng kỹ, tỷ lệ tấm thấp từ 5% đến 10% Số hạt thóc lẫn không quá 5 hạt trong 1 kg gạo.
Với thị trường này, gạo chỉ là lương thực phụ trợ sau lúa mỳ, sản phẩm tiêu thụ tốt là gạo trắng, hạt dài, đòi hỏi vệ sinh công nghiệp cao.
Trên đây là những phân khúc thị trường gạo xuất khẩu hiện tại của Công ty Trong đó bao gồm việc cung cấp các loại gạo cao cấp, trung bình, thấp, gạo thơm, tấm và nếp Do đặc trưng ngành hàng gạo có những rủi ro về mùa vụ, thị trường, cạnh tranh, đặc biệt là phụ thuộc vào chính sách xuất khẩu lương thực của Chính phủ nên Công ty có xu hướng giảm số lượng xuất khẩu gạo Nhưng, Chính phủ cho các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng gạo thơm và nếp bình thường nhằm có thị trường và khách hàng ổn định, vì đây là một ngành hàng có giá trị kim ngạch xuất khẩu cao và việc xuất khẩu mặt hàng không ảnh hưởng nhiều đến vấn đề an ninh lương thực Đồng thời, đặc trưng của gạo chất lượng cao,gạo thơm và nếp là những mặt hàng có thể tạo ra giá trị gia tăng cao về mặt chất lượng sản phẩm và về mặt dịch vụ Đây cũng là thị trường giúp Công ty từng bước xây dựng thương hiệu gạo cho riêng mình Từ đó, Công ty đã đẩy mạnh hướng phát triển sản xuất, kinh doanh những mặt hàng gạo chất lượng cao như gạo 5%, gạo thơm và nếp, tăng tỷ trọng doanh thu loại gạo này trong cơ cấu doanh thu lương thực Để thực hiện chiến lược này, Công ty đã đầu tư máy móc, trang thiết bị nhằm cải tiến chất lượng gạo, như máy tách màu
Trong số những thị trường xuất khẩu gạo trên, ta thấy chỉ có một số thị trường tiêu thụ gạo cao cấp như Indonesia, Malaysia, Singapore, Philippines, Iran, Hong Kong, Châu Mỹ và Châu Âu Nhưng nói về sản lượng tiêu thụ thì chỉ có một số là thị trường chính tiêu thụ gạo cao cấp.
Bảng 5.1: Thống kê chủng loại gạo xuất khẩu chủ yếu trong tháng 02 và hai tháng đầu năm
Chủng loại TTXK Chính Lượng
Gạo nếp 10% tấm Indonesia Singapore.
Gạo thơm 5% tấm Singapore Guam
Gạo 3% tấm New Zealand Gana 72 26,400
Gạo giống Nhật 5% tấm Malaysia 42 23,100 -58.42 -64.56
Như bảng thống kê trên, ta thấy gạo 5% tấm, gạo 10% tấm, gạo nếp 10% tấm và gạo thơm 5% tấm có thị trường chủ yếu là Indonesia, Singapore, Philippines.
Nhưng để thực hiện việc ứng dụng thương mại điện tử trong xúc tiến, ta cần chọn lọc lại những thị trường có khả năng tiếp cận bởi thương mại điện tử Ta có thể dựa vào một số chỉ tiêu để đánh giá mức độ sẵn sàng của các thị trường tiềm năng, như chỉ số sẵn sàng kết nối NRI (the Networked Readiness Index), chỉ tiêu ICT-OI (Information and Communication Technologies Opportunity Index), chỉ tiêu sẵn sàng thương mại điện tử (e-Readiness).
Bảng 5.2: Đánh giá mức độ sẵn sàng TMĐT của các thị trường xuất khẩu gạo của ANGIMEX 12
11 Nguồn: Báo cáo thường niên Ngành hàng lúa gạo Việt Nam 2007 và Triển vọng, trang 124
12 Tác giả tổng hợp từ Báo cáo Công nghệ thông tin toàn cầu 2007-2008 của Diễn dàn Kinh tế Thế giới, Báo cáo Xếp hạng chỉ số e_Readiness năm 2007 của Cơ quan nghiên cứu ETU và Báo cáo Đo lường Xã hội thông tin nam9 2007 của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) [trực tuyến] (http://www.itu.int/ITU-D/ict/publications/ict-oi/2007/index.html) xlvi
Singapore là thị trường dẫn đầu về các chỉ số, cho thấy đây là một thị trường mạnh về lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin cũng như thương mại điện tử Xếp theo chỉ số NRI, Indonesia và Phillipines đứng sau Việt Nam, cũng cho thấy rằng khả năng kết nổi thấp hơn Việt Nam Bù lại, đối với chỉ số ICT-OI (2007), Phillipines được xếp đồng nhóm trung bình với Việt Nam, Indonesia nằm trong nhóm thấp Đối với chỉ số e-Readiness cho thấy mức độ sẵn sàng thương mại điện tử của Indonesia khá cao, nằm trong nhóm 20 quốc gia đầu tiên Với những đánh giá từ các chỉ số này, ta xác định lại thị trường mục tiêu để ứng dụng thương mại điện tử cho việc quảng bá thương hiệu ngành hàng gạo xuất khẩu là Singapore và Indonesia.
Từ các thị trường này, ta phân khúc khách hàng là những công ty, tập đoàn kinh doanh xuất nhập khẩu lương thực thực phẩm Công ty giao dịch với những khách hàng này dưới hình thức ký hợp đồng, thường là ngắn hạn và sản phẩm được dán nhãn của nhà nhập khẩu nên thương hiệu của Công ty chưa được biết đến trên thị trường tiêu thụ.
Về việc thanh toán, giá gạo ký hợp đồng chủ yếu là giá FOB và thanh toán bằng đồng USD, nên việc giao dịch tương đối thuận lợi Hình thức thanh toán là T/T, D/P, D/A, kết hợp D/P – T/T
Xác định mục tiêu thông tin và thiết kế thông điệp cho ứng dụng thương mại điện tử trong quảng bá thương hiệu gạo Angimex
Trong những thị trường ta đã chọn, đa phần đều là những thị trường truyền thống của công ty, nên có thuận lợi trong việc xúc tiến thương mại, tiếp cận Ngoài các nhà nhập khẩu vốn là đối tác quen thuộc, Công ty cũng cần phải thu hút thêm những khách hàng mới
Với những khách hàng quen thuộc, mục tiêu thông tin ta cần đạt được là củng cố sự lựa chọn thương hiệu Vì đây là những khách hàng ta từng giao dịch, nên ta cần củng cố lòng tin của họ vào quyết định lựa chọn thương hiệu của mình là đúng đắn.
Căn cứ theo mô hình thang hiệu ứng AKLPCP gồm có các bước: nhận biết, kiến thức về thương hiệu, thiện cảm, thích thú, ham muốn đối với thương hiệu và dẫn đến hành vi mua hàng, ta xác định những khách hàng mới thuộc giai đoạn đầu tiên - Nhận biết trong mô hình thang hiệu ứng AKLPCP. Trong giai đoạn này, thông điệp cần thiết kế giản đơn nhằm giới thiệu sự hiện diện của thương hiệu trên thị trường
Vì đây là mặt hàng gạo và lĩnh vực kinh doanh của Công ty là xuất nhập khẩu, nên thông điệp thiết kế mang tính lý trí, nhằm thể hiện những đặc trưng về chức năng của thương hiệu Đồng thời cũng tùy thuộc vào từng nhóm khác hàng mà ta có cách thiết kế thông điệp khác nhau Để có thể xác định được thông điệp ta cần phải phân tích insight 13 của hai nhóm khách hàng này
Mặc dù có mục tiêu thông tin khác nhau, nhưng nhìn chung, cả hai nhóm khách hàng đều là những công ty, tập đoàn xuất nhập khẩu nên mối quan tâm chung của họ là những thông tin về sản phẩm (chất lượng, số lượng, xuất xứ, giá), thông tin về giao dịch (điều khoản, phương thức thanh toán, thuế, vận tải, bảo hiểm) Đối với loại hình B2B, khi khách hàng là những doanh nghiệp thì một thông điệp cần được thiết kế phải vừa thể hiện được uy tín, hình ảnh của Công ty, vừa mang tính giản đơn, vì là những nhà nhập khẩu tìm kiếm thông tin, cần những tín hiệu thông tin đơn giản, rõ ràng để thuận tiện cho việc ra quyết định lựa chọn Từ những phân tích trên, ta có insight cho phân khúc khách hàng mục tiêu của kế hoạch ứng dụng thương mại điện tử trong việc quảng bá ngành hàng gạo xuất khẩu như sau:
Uy tín là tiêu chí quan trọng khi lựa chọn một đối tác xuất nhập khẩu
Từ insight này ta thiết kế ra một thông điệp giản đơn, ngắn gọn, súc tích nhằm thu hút khách hàng mục tiêu:
ANGIMEX – Nhà xuất khẩu gạo uy tín hàng đầu Việt Nam
(ANGIMEX – The most prestigious rice exporter of Viet Nam)
Với bề dày kinh nghiệm trong kinh doanh xuất nhập khẩu, Angimex được bầu chọn là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu uy tín trong bốn năm liền Giải thưởng này được xét chọn theo các tiêu chí: xuất khẩu trực tiếp, có lãi trong 2 năm liên tiếp; không vi phạm pháp luật, không bị đối tác trong nước và nước ngoài khiếu kiện về kỹ thuật thương mại, thương phẩm; thực hiện nghiêm túc hợp đồng xuất khẩu, không làm ảnh hưởng đến sự phát triển xuất khẩu, đến uy tín của giới doanh nhân Việt Nam và có kim ngạch xuất khẩu năm trước của các mặt hàng xuất khẩu đạt mức tối thiểu theo quy định Đây cũng chính là những ưu điểm tạo nên uy tín cho Angimex.
13 Insight – sự thật ngầm hiểu: là sự thật nằm sâu trong tâm trí người tiêu dùng nhưng chưa được nói ra rõ ràng (không ngày tháng năm Cuatomer insight là gì? [trực tuyến] Đọc từ http://banhbeo.files.wordpress.com/2007/11/customer- insight ppt (đọc ngày 10/06/2008) xlviii
Trực tiếp Cá nhân hóa
Chiêu thị truyền thống tổng hợp
Rộng khắp Đối tượng chiêu thị
Ngoại tuyến Trực tuyến Cách thức truyền thông
5.3 Lập kế hoạch ứng dụng thương mại điện tử vào việc quảng bá thương hiệu cho ngành hàng gạo xuất khẩu của công ty Angimex
Trước khi chọn lọc những công cụ truyền thông tiếp thị trực tuyến thích hợp, ta cần xác định cách thức truyền thông và đối tượng chiêu thị Để có thể truyền hình ảnh, thương hiệu của Công ty ta cần phải tận dụng cả hai cách thức truyền thông là ngoại tuyến và trực tuyến Trong việc ứng dụng thương mại điện tử, việc không đơn giản là thiết lập nên một website và đẩy tất cả những thông tin về Công ty lên đó là xong, là mọi người có thể tìm đến doanh nghiệp và đặt hàng, là được nhiều người biết đến.
Do đó, ta cần tận dụng những ứng dụng trong thương mại điện tử để “marketing website” của mình đến đúng đối tượng ta mong muốn nhất; đồng thời cũng tận dụng những công cụ truyền thông ngoại tuyến để mọi người biết đến kênh thông tin trực tuyến của Công ty Đối tượng chiêu thị mà ta hướng đến mang tính rộng khắp, vì đây là sản phẩm gạo, chứ không phải những mặt hàng tiêu dùng, giải trí mang tính cá nhân hóa
Hình 5.1: Các hình thức chiêu thị truyền thông giữa trực tuyến (online) và ngoại tuyến (offline)
Do đó, các công cụ truyền thông ta sử dụng sẽ nằm tập trung trong hai nhóm truyền thông là Tiếp cận tổng hợp và Chiêu thị truyền thống tổng hợp.
Mục tiêu của kế hoạch ứng dụng thương mại điện tử trong việc quảng bá thương hiệu cho ngành hàng gạo xuất khẩu của Công ty ANGIMEX là hoàn thành cấp độ 1 – thương mại thông tin từ tháng
10 năm 2008 đến năm 2009 và chuẩn bị cho cấp độ 2 – thương mại giao dịch vào năm 2010 Để đạt được mục tiêu này, ta cần thực hiện được những mục tiêu cơ bản sau:
Bảng 5.3: Mục tiêu thực hiện từ tháng 10/2008 đến 2009 Công cụ Quý 4/2008 Quý 1 và Quý 2/2009 Quý 3 và Quý 4/2009
Gửi cho 100% nhà nhập khẩu cũ
Thêm 5 nhà nhập khẩu mới
Gửi cho 100% nhà nhập khẩu cũ
Thêm 5 nhà nhập khẩu mới
Gửi cho 100% nhà nhập khẩu cũ
Thêm 5 nhà nhập khẩu mới
2 báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
4 báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
1 báo cáo tình hình sản xuất gạo của vùng ĐBSCL
6 báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
1 báo cáo năm - tình hình sản xuất gạo của vùng ĐBSCL
Tham gia 4 sàn giao dịch Tiếp tục tham gia Tiếp tục tham gia
10 bản tin mới mỗi ngày với 2 ngôn ngữ tiếng Việt và Anh
15 bản tin mới mỗi ngày với 2 ngôn ngữ Việt – Anh
Thêm 1 mục tin – Lịch tàu
Thêm 1 catalog sản phẩm gạo bằng flash
Công cụ tìm kiếm Đăng ký với Google Đăng ký với Yahoo Đặt link 5 link 20 link 30 link
Theo những mục tiêu cụ thể trên, ta triển khai kế hoạch cụ thể như sau:
Banner: Trao đổi banner với Cổng thông tin Tổng Công ty Lương thực miền Nam (www.vinafood2.com.vn) và Cổng thông tin Thương mại điện tử Việt Nam (www.ecvn.com.vn) Ta không đặt banner tại các cổng thông tin của Singapore và Indonesia, vì hầu hết các nhà nhập khẩu sẽ tìm thông tin qua các sàn giao dịch, cổng thông tin, không có xu hướng tìm đối tác thông qua các banner.
Công ty có thể gửi e-mail đến các doanh nghiệp nhập khẩu để chào hàng Hiện Công ty đã có danh sách những khách hàng quen thuộc, với nhóm khách hàng này, Công ty tiến hành gửi 50% số lượng l khách hàng Singapore, Indonesia từng đặt mua loại gạo cao cấp Đối với nhóm khách hàng mới, Công ty có thể tìm thông qua một số danh bạ các công ty của Singapore như www.buysingapore.com (Cổng thông tin Buy Singapore), www.yellowpages.com.sg (Trang vàng của Singapore), các công ty của Indonesia như www.indocenter.co.id (Cổng thông tin của Indonesia), www.yellowpages.co.id (Trang vàng của Indonesia). Đối với mặt hàng gạo, khách hàng là những công ty, nên ta cần lưu ý trong cách thức trình bày diễn đạt rõ ràng chính xác về sản phẩm, đặc tính sản phẩm, giá cả, thông tin giao dịch trong e-mail chào hàng Đây là công cụ giao tiếp trong kinh doanh phổ biến nhất, nhưng lưu ý việc tận dụng e-mail thành một e-mail quảng cáo trong lĩnh vực xuất nhập khẩu là không phù hợp, nên ta chỉ dừng lại ở mức giao tiếp và lưu ý đến cách trình bày nội dung thư, hình ảnh, thương hiệu, địa chỉ liên hệ phải nổi bật lên thương hiệu của Công ty.
Viral Marketing: Để người dùng, các nhà nhập khẩu truyền nhau những thông tin về Công ty theo quy luật như truyền miệng, ta sẽ xuất bản các báo cáo đúng hạn Trong quý này ta sẽ xuất ra hai bản báo cáo, đó là báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008 bằng tiếng Anh và Việt. Bên cạnh đó, ta cũng có thể biên soạn thêm nhựng bản tin nhỏ xoay quanh các hoạt động kinh doanh, xã hội của Công ty nhằm tăng thêm uy tín.
Hoạch định ngân sách
Hoạch định ngân sách là bước quan trọng, đánh giá tính khả thi của một kế hoạch Với kế hoach ứng dụng thương mại điện tử vào việc quảng bá thương hiệu cho ngành hàng gạo xuất khẩu củaAngimex, ta hoạch định ngân sách bởi phương pháp mục tiêu – công việc Ta có bảng hoạch định ngân sách cơ bản như sau:
Bảng 5.5: Hoạch định chi phí cho kế hoạch ứng dụng thương mại điện tử vào việc quảng bá thương hiệu cho ngành hàng gạo xuất khẩu của Công ty Angimex Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Tổng
Chi phí setup và duy trì tên miền đồng/năm 01 năm + 03 tháng
Chi phí thuê host đồng/tháng 15 tháng 480,000 24,000,000
Chi phí nhân sự đồng/tháng 15 tháng 9,000,000 135,000,00
Chi phí tham gia sàn gia dịch:
ECVN đồng/năm 01 năm + 03 tháng
Trong đó, chi phí setup, duy trì tên miền và thuê host được tính theo giá tham khảo của Công ty giải pháp trực tuyến ESC Công ty tham gia sàn giao dịch ECVN với mức độ thành viên bạc.
Vậy tổng chi phí cho kế hoạch ứng dụng thương mại điện tử vào việc quảng bá thương hiệu cho ngành hàng gạo xuất khẩu của Công ty Angimex từ tháng 10/2008 đến năm 2010 là 167,600,000 đồng.
Đánh giá hiệu quả
Để có thể đánh giá tính hiệu quả của kế hoạch, ta có thể sử dụng một số công cụ như số lần hiện diện (impression), leads, click-through, số lần tìm thấy trên công cụ tìm kiếm với từ khóa nhất định, thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm, thống kê lượng khách hàng tiếp cận doanh nghiệp thông qua website,… Việc đo lường này, ta có thể tự thực hiện hoặc thuê dịch vụ bên ngoài.
Hoặc ta có thể dùng website đo lường trực tuyến Alexa (www.alexa.com), Compete (www.compete.com), ComScore(www.comscore.com), Hitwise (www.hitwise.com), Nielsen/ /NetRatings (www.nielsen.com), , Netcraft (www.netcraft.com), Ranking.com(www.ranking.com), liv
Quantcast (www.quantcast.com) để đo lường, đánh giá uy tín và mức độ hấp dẫn của website Công ty.
Trong đó, công cụ đo lường trực tuyến tiêu biểu nhất là Alexa của Amazon.com cung cấp Để có thể sử dụng công cụ này ta vào www.alexa.com đăng ký Alexa sẽ cung cấp cho ta một bảng đánh giá sơ bộ hiệu quả của một website Trong bảng phân tích gồm có các chỉ số sau:
Traffic rank: Xếp hạng website trong tổng số các website mà công cụ Alexa thu thập được. Thời gian so sánh đánh giá xếp hạng là trong 3 tháng gần nhất, một tuần Thông thường, các website có lợi trong việc xếp hạng là gia tăng uy tín, mức độ hấp dẫn của website, vì các website nằm trong top 100, top 10 là những website được người truy cập thường xuyên
Reach: Là số lượng người truy cập, nhưng chỉ tính một lần duy nhất, không tính những trường hợp người dùng truy cập đi truy cập lại một website.
Page Views: Là số lượng trang được người dùng truy cập trong website đó
Biểu đồ: Ta có thể xem xét sự biến thiên lượng người truy cập của một website theo từng tháng
Ngoài ra, Alexa còn cho ta biết phần trăm lượng người truy cập từ các quốc gia nào, website của ta xếp hạng thứ mấy đối với các quốc gia khác
Mục tiêu của kế hoạch ứng dụng thương mại điện tử vào việc quảng bá thương hiệu cho ngành hàng gạo xuất khẩu của Công ty Angimex từ tháng 10 năm 2008 đến năm 2010 là đạt được cấp độ 1 – thương mại thông tin và chuẩn bị chuyển sang cấp 2 – thương mại giao dịch Để triển khai kế hoạch ứng dụng thương mại điện tử, ta xác định thị trường mục tiêu là thị trường Singapore và Indonesia Đây là hai thị trường tiềm năng tiêu thụ gạo cao cấp, có mức độ sẵn sàng thương mại điện tử cao Phân khúc khách hàng mục tiêu là những công ty nhập khẩu gạo, nhóm khách hàng này thường quan tâm đến vấn đề uy tín của đối tác kinh doanh của mình Từ sự quan tâm của nhóm khách hàng mục tiêu, ta xác định mục tiêu thông tin cho kế hoạch ứng dụng thương mại điện tử là củng cố uy tín, sự lựa chọn đối với khách hàng cũ và mới Mặc dù có mục tiêu thông tin khác nhau, nhưng insight của phân khúc khách hàng này đều giống nhau là: Uy tín là tiêu chí quan trọng khi lựa chọn một đối tác xuất nhập khẩu Từ insight này, ta thiết kế thông điệp đơn giản, ngắn gọn, súc tích hơn để ứng dụng trong thương mại điện tử là: ANGIMEX – Nhà xuất khẩu gạo uy tín hàng đầu Việt Nam
Sau khi đã xác định mục tiêu và thiết kế thông điệp, ta triển khai kế hoạch ứng dụng thương mại điện tử vào việc quảng bá thương hiệu cho ngành hàng gạo xuất khẩu của Công ty Angimex Với đặc trưng kinh doanh xuất khẩu gạo, ta xác định hai nhóm truyền thông chính là Tiếp thị tổng hợp và Chiêu thị truyền thông tổng hợp Các công cụ này được triển khai trong 15 tháng với các mục tiêu cụ thể cho từng quý Trong các công cụ, ta lưu ý đến hai công cụ quan trọng là Cung cấp thông tin và Công cụ tìm kiếm Hai công cụ này giữ vai trò chủ đạo, nhằm tạo sức bật chính cho việc xúc tiến website Đồng thời, ta cũng thực hiện các công cụ của Tiếp cận tổng hợp với vai trò ngoại tuyến Từ những công việc cần thực hiện, ta hoạch định ngân sách theo những công việc đó Tổng chi phí cho kế hoạch là 167,600,000 đồng
Cuối cùng, để đánh giá tính hiệu quả của kế hoạch ta có thể tự đo lượng theo một số tiêu chí hoặc thuê dịch vụ bên ngoài Ngoài ra, ta có thể dùng các công cụ đo lường trực tuyến để đánh giá hiệu quả website.