LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT, TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất
1 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn mà chi phí sản xuất cần phải tập hợp nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra giám sát chi phí sản xuất và yêu cầu tính giá thành sản phẩm
Hoạt động sản xuất được tiến hành ở nhiều địa điểm khác nhau: các phân xưởng, tổ đội sản xuất Ở từng địa điểm sản xuất lại chế biến nhiều loại sản phẩm, thực hiện nhiều công việc khác nhau, theo các quy trình công nghệ sản xuất khác nhau Vì vậy chi phí sản xuất cũng phát sinh ở nhiều địa điểm, nhiều bộ phận, liên quan đến nhiều loại sản phẩm, công việc, cần xác định đúng đắn phạm vi giới hạn mà chi phí cần phải tập hợp
Việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí là khâu đầu tiên cần thiết của công tác kế toán chi phí sản xuất Có xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất mới đáp ứng được yêu cầu quản lý chi phí sản xuất, mới tổ chức tốt công việc kế toán tập hợp chi phí sản xuất từ khâu ghi chép ban đầu, tổng hợp số liệu, tổ chức ghi sổ kế toán Để xác định đúng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất và công dụng của chi phí trong sản xuất Tuỳ theo cơ cấu tổ chức sản xuất, yêu cầu và trình độ quản lý mà đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là: toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất hoặc từng giai đoạn của quy trình công nghệ (từng phân xưởng, tổ đội sản xuất) hoặc từng đơn đặt hàng Tuỳ theo quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm đặc điểm của sản phẩm mà đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là sản phẩm, nhóm sản phẩm, bộ phận, chi tiết, nhóm chi tiết sản phẩm
Tập hợp chi phí sản suất đúng đối tượng có tác dụng tăng cường quản lý chi phí sản xuất, phục vụ công tác tính giá thành kịp thời và chính xác
Thực chất của việc xác định đối tượng tập hợp chi phí là xác định nơi phát sinh chi phí và đối tượng chịu chi phí
Nơi phát sinh chi phí là phân xưởng, tổ đội sản xuất, hay toàn bộ quy trình công nghệ (toàn doanh nghiệp) Đối tượng chịu chi phí là sản phẩm, nhóm sản phẩm, chi tiết sản phẩm, đơn đặt hàng
2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất.
Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là phương pháp sử dụng để tập hợp và phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục chi phí trong giới hạn mối quan hệ của đối tượng kế toán chi phí Có hai phương pháp chủ yếu tập hợp chi phí sản xuất: + Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất trực tiếp:
Phương pháp này áp dụng với các chi phí sản xuất chỉ liên quan tới một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Hàng ngày (kỳ) có chi phí sản xuất phát sinh có liên quan tới đối tượng chi phí nào, kế toán sẽ ghi trực tiếp vào đối tượng chịu chi phí đó
Phương pháp này đòi hỏi phải tổ chức hạch toán ban đầu đúng đối tượng chịu chi phí, đảm bảo cho việc tập hợp chi phí sản xuất cho từng đối tượng một cách chính xác, cung cấp số liệu cho việc tính giá thành sản phẩm xây lắp
+ Phương pháp phân bổ chi phí sản xuất:
Phương pháp này áp dụng cho chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán chi phí sản xuất khác nhau Việc phân bổ chi phí sản xuất cho từng đối tượng phải dựa trên tiêu thức phân bổ hợp lý qua 2 bước:
Bước 1: Xác định hệ số phân bổ:
∑C: Tổng chi phí cần phân bổ
∑Ti: tiêu thức phân bổ thuộc đối tượng I
Bước 2: Tính số chi phí sản xuất phân bổ cho từng đối tượng
Ci: Chi phí sản xuất phân bổ cho đối tượng i
3 Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất
3.1 Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: bao gồm chi phí về nguyên vật liệu chính, bán thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu được sử dụng trực tiếp để
Phương pháp tập hợp và phân bổ: Đối với chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành thì dùng phương pháp trực tiếp
Trường hợp chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí thì được tập hợp và phân bổ theo phương pháp gián tiếp
Tiêu chuẩn phân bổ như sau:
+ Đối với chi phí nguyên liệu, vật liệu chính, bán thành phẩm mua ngoài phân bổ theo: chi phí định mức, chi phí kế hoạch, khối lượng sản phẩm sản xuất
+ Đối với chi phí vật liệu phụ, nhiên liệu phân bổ theo: chi phí định mức chi phí kế hoạch, chi phí nguyên vật liệu chính, khối lượng sản phẩm sản xuất ra Để tính toán, xác định chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp kế toán cần kiểm tra số nguyên vật liệu đã lĩnh nhưng cuối kỳ chưa sử dụng hết và giá trị phế liệu thu hồi nếu có, để loại ra khỏi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong kỳ Để tập hợp và phân bổ chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng
TK 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Bên Nợ: Giá trị thực tế của nguyên liệu, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ, dịch vụ trong kỳ hoạch toán
+ Trị giá nguyên liệu, vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho.
+ Giá trị phế liệu thu hồi.
Kế toán tính giá thành sản phẩm
1 Đối tượng tính giá thành Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc lao vụ do doanh nghiệp sản xuất ra cần phải tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị
Xác định đối tượng tính giá thành là công việc cần thiết đầu tiên trong toàn bộ công việc tính giá thành sản phẩm của kế toán Bộ phận kế toán giá thành phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, các loại sản phẩm và lao vụ mà doanh nghiệp sản xuất, tính chất sản xuất và cung cấp sử dụng sản phẩm, yêu cầu và trình độ quản lí của doanh nghiệp để xác định đối tượng tính giá thành cho thích hợp
Về mặt tổ chức sản xuất, nếu tổ chức sản xuất đơn chiếc thì từng sản phẩm, từng lao vụ sản xuất là một đối tượng tính giá thành Ví dụ trong doanh nghiệp đóng tàu biển thì từng con tàu là một đối tượng tính giá thành; doanh nghiệp xây dựng cơ bản từng công trình thì hạng mục công trình là đối tượng tính giá thành Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất hàng loạt thì từng loạt sản phẩm là đối tượng tính giá thành.
Ví dụ doanh nghiệp cơ khí sản xuất máy công cụ thì từng loạt máy công cụ là một đối tượng tính giá thành Nếu tổ chức sản xuất nhiều khối lượng lớn thì mỗi loại sản phẩm sản xuất là một đối tượng tính giá thành Ví dụ như doanh nghiệp dệt, đối tượng tính giá thành là từng loại sợi, từng loại vải
Về mặt quy trình công nghệ sản xuất cũng có ảnh hưởng đến việc xác định đối tượng tính giá thành Nếu quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, thì đối tượng tính giá thành là thành phẩm hoàn thành ở cuối quy trình sản xuất Quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục thì đối tượng tính giá thành là thành phẩm, bán thành phẩm hoàn thành ở từng giai đoạn công nghệ sản xuất phức tạp kiểu song song (lắp ráp) thì đối tượng tính gía thành là thành phẩm được lắp ráp hoàn chỉnh, từng bộ phận, từng chi tiết sản phẩm Đối tượng tính giá thành có nội dung khác đối với kế toán tập hợp chi phí sản xuất Một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể có nhiều đối tượng tính giá thành Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là căn cứ để kế toán tổ chức ghi sổ kế toán, tổ chức ghi chép ban đầu và tổ chức tập hợp phân bổ chi phí sản xuất hợp lí giúp cho doanh nghiệp tăng cường được công tác quản lí, kiểm tra việc tiết kiệm chi phí, thực hiện tốt hạch toán kinh doanh Còn việc xác định đối tượng tính giá thành lại là căn cứ để kế toán giá thành tổ chức các bảng tính giá thành sản phẩm (chi tiết giá thành), lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp, tổ chức công việc tính giá thành cho sản phẩm lao vụ hoàn thành, phục vụ cho việc quản lí và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và tính toán hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Song giữa đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất với đối tượng tính giá thành có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Số liệu về chi phí sản xuất đã tập hợp theo từng đối tượng trong kì là cơ sở và căn cứ để kế toán tính giá thành và giá thành đơn vị Đồng thời đối tượng tính giá thành là cơ sở kế toán doanh nghiệp xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất cho phù hợp.
Kì tính giá thành là thời kì bộ phận kế toán cần tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành
Xác định kì tính giá thành cho từng đối tượng tính giá thành thích hợp, sẽ giúp cho tổ chức công việc tính giá thành sản phẩm được khoa học hợp lí, đảm bảo cung cấp số liệu thông tin về giá thành thực tế của sản phẩm lao vụ kịp thời, trung thực, phát huy được vai trò kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm của kế toán Mỗi đối tượng tính giá thành phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm và chu kì sản xuất sản phẩm để xác định kì tính giá thành cho phù hợp. Trường hợp tổ chức sản xuất nhiều khối lượng lớn, chu kì sản xuất ngắn và xen kẽ liên tục thì kì tính giá thành thích hợp là hàng tháng vào thời điểm cuối mỗi tháng. Như vậy trong trường hợp này, kì tính giá thành phù hợp với kì báo cáo, có tác dụng cung cấp kịp thời giá thành sản xuất thực tế làm căn cứ tính toán ghi chép số thành phẩm nhập kho hoặc giao trực tiếp cho khách hàng Trường hợp tổ chức sản xuất đơn chiếc, hoặc hàng loạt theo từng đơn đặt hàng của khách hàng, chu kì sản xuất sản phẩm dài, sản phẩm hoặc loạt sản phẩm chỉ hoàn thành khi kết thúc chu kì sản xuất của sản phẩm hoặc loạt sản phẩm đó, thì kì tính giá thành thích hợp là thời điểm sản phẩm hoặc loạt sản phẩm đã hoàn thành
2 Phương pháp tính giá thành sản phẩm
Phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ và các tài liệu liên quan để tính toán tổng giá thành sản xuất và giá thành đơn vị sản xuất thực tế của sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành theo đối tượng và khoản mục giá thành
Doanh nghiệp căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất, đặc điểm của sản phẩm, yêu cầu quản lý sản xuất và giá thành, mối quan hệ giữa đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất với đối tượng tính giá thành mà chọn lựa phương pháp tính giá thành thích hợp đối với từng đối tượng tính giá thành
2.1 Phương pháp tính giá thành giản đơn
Phương pháp tính giá thành giản đơn còn gọi là phương pháp tính trực tiếp. Phương pháp này áp dụng thích hợp với những sản phẩm, công việc có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn khép kín, tổ chức sản xuất nhiều, chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ liên tục, đối tượng tính giá thành tương ứng phù hợp với đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất, kỳ tính giá thành định kỳ tháng (quý) phù hợp với kỳ báo cáo
Trường hợp cuối kỳ có nhiều sản phẩm dở dang và không ổn định, cần tổ chức đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp thích hợp Trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ và chi phí của sản phẩm dở dang đã xác định, tính giá thành sản phẩm hoàn thành cho từng khoản mục chi phí theo công thức:
Giá thành đơn vị sản phẩm tính như sau: z = Z / Q
Z, z: tổng giá thành, giá thành đơn vị sản phẩm, lao vụ sản xuất thực tế
C : Tổng chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ theo từng đối tượng
Dđk, Dck chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ
Q : Sản lượng sản phẩm, lao vụ hoàn thành
Trường hợp cuối kỳ không có sản phẩm dở dang hoặc có nhưng ít và ổn định nên không cần tính chi phí của sản phẩm dở thì tổng chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ cũng đồng thời là tổng giá thành sản phẩm hoàn thành.
Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo hệ số áp dụng đối với những doanh nghiệp trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất, cùng sử dụng 1 loại nguyên liệu, vật liệu, nhưng kết quả sản xuất thì được nhiều loại sản phẩm khác nhau như doanh nghiệp sản xuất hoá chất, công nghiệp hoá dầu, công nghiệp nuôi ong Khi đó đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, còn đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm hoàn thành
Theo phương pháp này muốn tính được giá thành cho từng loại sản phẩm phải căn cứ vào tiêu chuẩn kỹ thuật để xác định cho mỗi loại sản phẩm một hệ số tính giá thành, trong đó lấy loại sản phẩm có hệ số bằng 1 làm sản phẩm tiêu chuẩn. Căn cứ vào sản lượng thực tế hoàn thành của từng loại sản phẩm và hệ số tính giá thành quy ước cho từng loại sản phẩm để quy đổi sản lượng thực tế ra sản lượng tiêu chuẩn
Gọi Hi là hệ số tính giá thành quy ước của sản phẩm i và Qi là sản lượng sản xuất thực tế của sản phẩm i
+ Tính quy đổi sản lượng thực tế ra sản lượng tiêu chuẩn
Q : Tổng sản lượng thực tế hoàn thành quy đổi ra sản lượng sản phẩm tiêu chuẩn
2.3 Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ
Tỷ lệ tính giá thành từng khoản mục = Giá thành thực tế cả nhóm sản phẩm (theo từng khoản mục) / Tổng tiêu chuẩn phân bổ (theo từng khoản mục)
Giá thành thực tế từng quy cách = Tiêu chuẩn phân bổ của từng quy cách (theo từng khoản mục) x Tỷ lệ tính giá thành từng khoản mục
2.4 Phương pháp phân bước. Áp dụng đối với các doanh nghiệp có quy trình công nghệ chế biến phức tạp biến nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định, không thể đảo ngược, mỗi bước chế biến ra một loại bán thành phẩm Bán thành phẩm của giai đoạn trước là đối tượng chế biến của giai đoạn sau và tiếp tục như vậy tạo ra thành phẩm Đối với loại hình này mặt hàng sản xuất không nhiều, khối lượng sản xuất lớn, chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ liên tục, sản phẩm dở nhiều và không ổn định Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng giai đoạn công nghệ của quy trình sản xuất sản phẩm, còn đối tượng tính giá thành là bán thành phẩm hoàn thành ở các giai đoạn và thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối Kỳ tính giá thành là hàng tháng phù hợp với kỳ báo cáo Do có hai trường hợp xác định đối tượng tính giá thành nên có 2 phương pháp phân bước
+ Phân bước có tính giá thành của bán thành phẩm
+ Phân bước không tính giá thành của bán thành phẩm
2.5 Phương pháp tính giá thành ở loại hình doanh nghiệp có quy trình chế biến phức tạp kiểu song song hoặc sản xuất theo đơn đặt hàng Đối với loại hình doanh nghiệp này, sản phẩm gồm nhiều chi tiết bộ phận khác nhau, mỗi chi tiết, bộ phận của sản phẩm có quy trình công nghệ riêng, sử dụng một loại nguyên liệu, vật liệu riêng và được tiến hành ở các bộ phận sản xuất khác nhau, sau đó lắp ráp theo tỷ lệ nhất định để tạo ra thành phẩm Ở doanh nghiệp này tổ chức sản xuất thường là đơn chiếc hoặc hàng loạt, chu kỳ sản xuất dài khối lượng sản phẩm làm dở nhiều và biến động lớn như doanh nghiệp sản xuất xe đạp, xe máy, đóng tàu… Đối tượng kế toán tập hợp chi phí là từng phân xưởng hoặc công đoạn sản xuất, còn đối tượng tính giá thành có thể là từng chi tiết, bộ phận sản phẩm, hàng loạt hàng hoặc từng đơn đặt hàng
Các vấn đề chung về hoạt động kinh doanh, quản lý tại Viện máy và dụng cụ công nghiệp
1 Quá trình hình thành và phát triển của Viện
Viện máy và dụng cụ công nghiệp (IMI – Institute for Machinery and Industrial Instruments) là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ, theo mô hình công ty mẹ - công ty con, thuộc tổng công ty Máy và thiết bị công nghiệp, Bộ công nghiệp Trụ sở của Viện đặt tại số 46 Láng Hạ - Quận Đống Đa – Hà Nội Trải qua hơn 30 năm hình thành và phát triển, Viện đã khẳng định vị trí đầu nghành trong lĩnh vực máy công nghiệp của cả nước và có uy tín lớn trong thị trường khu vực và quốc tế
Ngày 23 tháng 5 năm 1973, Bộ Cơ khí và Luyện kim đã thành lập Phân viện Nghiên cứu thiết kế máy công cụ trực thuộc Bộ Công nghiệp Đây là mốc lịch sử quan trọng của Viện và trở thành ngày khai sinh của Viện máy và dụng cụ công nghiệp ngày nay.
Ngày 27/01/1977, Phân viện đã thành lập các phòng, ban chuyên nghành với
6 phòng, ban và bắt tay xây dựng xưởng chế thử Ngày 15/08/1978, Xưởng chế thử đã chính thức được thành lập phục vụ đắc lực cho công tác nghiên cứu, thiết kế và chế tạo thử máy công cụ.
Ngày 17/03/1979, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập Viện máy công cụ và dụng cụ trực thuộc Bộ Cơ khí và Luyện kim, tổ chức trên cơ sở Phân viện nghiên cứu thiết kế máy công cụ
Thời kỳ 1979 – 1985, Viện đã được nhận viện trợ trực tiếp của Tiệp Khắc để xây dựng Phòng thí nghiệm trị giá 0,9 triệu USD và Dự án Trung tâm dịch vụ kỹ thuật máy công cụ trị giá 1 triệu USD của Liên Xô (cũ).
Thời kỳ 1985 – 1991, sản xuất của Viện thời kỳ này có sự tăng trưởng bùng nổ, thị trường của Viện mở rộng cả trong và ngoài nước, Viện còn tranh thủ sự giúp đỡ của nước ngoài, xây dựng và bảo vệ thành công Dự án chuyển giao công nghệ thiết kế và chế tạo khuôn mẫu do UNDP tài trợ trị giá 1,72 triệu USD
Thời kỳ 1985 – 1991 đánh dấu một bước phát triển mới của Viện Viện đã hoàn thành khối lượng xây dựng cơ bản lớn nhất và đạt mức tăng trưởng rất cao Từ năm 1985 đến năm 1989, bình quân mức tăng trưởng đạt từ 243%, nộp ngân sách tăng 436%, lợi nhuận tăng 322% Đến cuối năm 1990, Viện đã tạo dựng được những điều kiện vật chất, kỹ thuật đáng kể như nhà làm việc 5 tầng, phòng thí nghiệm , trung tâm bảo hành máy công cụ, nhà tập thể cho cán bộ công nhân viên, xây dựng được một đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ có trình độ và tâm huyết với nghành cơ khí
Từ năm 1991, Viện được về trực thuộc Tổng công ty Máy và Thiết bị công nghiệp và phải chuyển hẳn sang cơ chế tự hạch toán, không được bao cấp quỹ lương và các chi phí khác Để phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế trong tình hình mới, nhằm mở rộng phạm vi và quy mô hoạt động của Viện, ngày 26/06/1993, Bộ Công nghiệp nặng đã ra quyết định số 380/QĐ/TCNSĐT, đổi tên Viện thành Viện nghiên cứu, thiết kế, chế tạo máy và dụng cụ công nghiệp, gọi tắt là Viện máy và dụng cụ công nghiệp (IMI)
Ngày 08/02/2002, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 139/QĐ-TTg và ngày 18/12/2002 Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ra quyết định số 56/2002/QĐ-BCN, cho phép Viện máy và dụng cụ công nghiệp chuyển đổi thành doanh nghiệp hoạt động khoa học và công nghệ trực thuộc Bộ Công nghiệp và tổ chức lại thành Công ty mẹ - Công ty con Viện đã tiến hành chuyển giao công nghệ và sản phẩm mới để thành lập các công ty cổ phần, doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Viện, thực hiện nhiệm vụ đưa kết quả nghiên cứu vào sản xuất công nghiệp Viện thành lập và tiếp nhận các công ty khác làm công ty thành viên.
Sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện cơ chế của Viện máy và dụng cụ công nghiệp thành doanh nghiệp hoạt động khoa học công nghệ thí điểm mô hình Công ty mẹ - Công ty con theo Quyết định số 14/2004/QĐ-TTg ngày 29/01/2004 và Bộ trưởng Bộ Công nghiệp phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động theo mô hình Công ty mẹ – Công ty con tại Quyết định số 12/2004/QĐ-BCN ngày 24/02/2004, đến nay Viện IMI đã củng cố và phát triển được 12 đơn vị thành viên:
03 đơn vị nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ hạch toán phụ thuộc.
Phân viện Máy và dụng cụ công nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh, tại 275 hùng Vương quận 6 thành phố Hồ Chí Minh.
Trung tâm Chuyển giao công nghệ (CETEC), tại 46 Láng Hạ Đống Đa Hà Nội.
Trung tâm Tư vấn và Kỹ thuật môi trường (ECE), tại 46 Láng Hạ Đống Đa
03 Công ty con do Viện IMI nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Công ty Phát triển kỹ thuật và Đầu tư (ITD
Công ty Điện tử công nghiệp (CDC)
Công ty Máy và Thiết bị Công nghiệp 1/5 (1/5 IMI)
02 công ty con đa sở hữu do Viện IMI nắm giữ cổ phần chi phối (51%)
Công ty cổ phần Khuôn mẫu và máy CNC (PTM)
Công ty TNHH Kim Hoa
04 công ty liên kết do Viện IMI góp vốn và chi phối bằng bản quyền công nghệ.
Công ty cổ phần Xây dựng và Thiết bị công nghiệp (CIE)
Công ty cổ phần Công nghệ cao (HITECHCO)
Công ty TNHH Phong Nam (FOLIN.
Công ty cổ phần Thiết bị lạnh kỹ thuật số (DIREA)
2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.1 Lĩnh vực và chức năng chủ yếu của Viện máy và dụng cụ công nghiệp
Cùng với quá trình công nghiệp hoá - hiện đài hoá đất nước, Viện ngày càng mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động: không chỉ bó hẹp trong nghiên cứu chế tạo máy công cụ mà còn mở rộng ra sản xuất công nghiệp các sản phẩm công nghệ cao, cung cấp các dịch vụ khoa học công nghệ, đào tạo các cán bộ khoa học công nghệ; không chỉ bó hẹp trong phạm Viện IMI đề tài Nhà nước giao mà còn chủ động tìm kiếm thị trường để sản xuất sản phẩm phục vụ nhu cầu thị trường; không chỉ có thế mạnh trong thị trường trong nước mà còn có uy tín lớn trong khu vực và trên thế giới.
Nhiệm vụ và chức năng chủ yếu của Viện hiện nay là nghiên cứu, triển khai dịch vụ khoa học công nghệ và chế tạo, bao gồm các lĩnh vực sau:
Thực hiện các đề tài nghiên cứu, triển khai và thiết kế chế tạo máy và dụng cụ công nghiệp, công nghệ tự động hoá thuộc cấp Nhà nước, cấp Bộ, cơ sở…
Thiết kế chế tạo máy, lắp đặt vận hành các thiết bị dây chuyền toàn bộ, thiết bị môi trường cho các cơ sở trong và ngoài nước.
Thiết kế chế tạo các loại dụng cụ khuôn mẫu, các loại cân điện tử, thiết bị định lượng tự động và bán tự động cho các nghành công nghiệp.
Biên soạn các tiêu chuẩn Nhà nước và ngành trong lĩnh vực chế tạo máy công cụ.
Dịch vụ tư vấn trang thiết bị công nghiệp và chuyển giao công nghệ.
Thực hiện hợp tác khoa học công nghệ, liên doanh liên kết trong sản xuất kinh doanh với các tổ chức trong và ngoài nước thuộc các lĩnh vực máy và thiết bị công nghiệp, bảo vệ môi trường.
Đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực tự động hóa và công nghệ cao.
Triển khai ứng dụng kỹ thuật tiến bộ trong sản xuất.
Thử nghiệm những mô hình quản lý, tổ chức sản xuất mới theo định hướng của Nhà nước.
2.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất và quy trình công nghệ.
2.2.1 Đặc điểm sản phẩm và thị trường kinh doanh của Viện.