ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ CÔNG TY CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN BÌNH TÂY
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH BÌNH TÂY
2.1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Bình Tây
Công ty TNHH Bình Tây thành lập và hoạt động theo giấy phép đầu tư số 101/GPĐT ngày 10 tháng 09 năm 2004.
Thời hạn hoạt động của doanh nghiệp là 49 năm kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư.
Tên giao dịch: BITEX CO.,LTD
Trụ sở: 64 Kinh Dương Vương- P13Q6- TP HCM
Chi nhánh Hà Nội: 128 Bạch Mai- Phường Cầu Dền- Hai Bà Trưng – Hà Nội Tel: (04.6227925
Email: http:// www.bitex.com.vn
Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế tài chính, thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước.
- Doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp cho Nhà nước Việt Nam:
* Thuế giá trị gia tăng (GTGT): Theo quy định tại Điểm 3 Thông tư số 84/2004/TT – BTC ngày 18/08/2004, công ty là doanh nghiệp nằm trong khu chế xuất nên các hàng hoá dịch vụ được áp dụng mức thuế suất giá trị gia tăng 0%.
* Thuế thu nhập doanh nghiệp:
- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm bằng 10% lợi nhuận thu được trong 15 năm đầu kể từ khi dự án bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh và bằng 28% trong những năm tiếp theo;
- Doanh nghiệp được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm kể từ khi kinh doanh có lãi và giảm 50% số thuế phải nộp trong 7 năm tiếp theo;
* Thuế khác: Doanh nghiệp được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu theo quy định tại Điều 57 và Điều 58 của Nghị định 24/2000/NĐ - CP ngày 31.7.2000.
Năm 2007 là năm thứ ba công ty có lãi.
Vốn đầu tư đăng ký của doanh nghiệp là: 4.900.000 USD (Bốn triệu, chín trăm nghìn đô la Mỹ).
2.1.2 Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty
Công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp Ngành nghề kinh doanh bao gồm: Thiết kế, chế tạo, tiêu thụ các sản phẩm khuôn mẫu Chế tạo và tiêu thụ các linh kiện nhựa máy in phun, sản xuất bột sơn
Nguyên vật liệu chính của công ty: Nhựa màu, nhựa khác, bột sơn … Công cụ, dụng cụ gồm đồ dùng phục vụ sản xuất, quản lý: máy in, máy fax, khuôn đúc, máy khoan, máy đục, …
Quy mô sản xuất kinh doanh lớn, công nghệ sản xuất hiện đại, máy móc, thiết bị nhập khẩu của doanh nghiệp đều là những sản phẩm mới và được giám định về chất lượng trước khi đưa vào Việt Nam.
Cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh được chia thành nhiều bộ phận khác nhau, và mỗi bộ phận có nhiệm vụ và chức năng khác nhau.
Quản lý kho kiểm tra số lượng tồn kho báo cho phòng mua bán để làm đơn đặt hàng Hàng về được chuyển tới phòng QA kiểm tra số lượng và chất lượng sản phẩm đúng tiêu chuẩn Nguyên liệu đạt quy cách, phẩm chất được đưa vào nhập kho.
Phòng thành hình: Nhận nguyên vật liệu trực tiếp từ kho về bộ phận sản xuất Tại đây nguyên vật liệu được đổ vào khuôn và tạo nên sản phẩm theo yêu cầu: thành phẩm và bán thành phẩm Thành phẩm được đóng nguyênPallet đem nhập kho thành phẩm Bán thành phẩm của phòng thành hình tiếp tục được hoàn thiện ở tất cả các phòng sản xuất khác.
Phòng sơn: Một số bán thành phẩm từ phòng thành hình được chuyển đến phòng này để sơn màu cho sản phẩm Sản phẩm sau khi sơn được phân làm 2 loại, thành phẩm đem nhập kho và bán thành phẩm được đưa đến phòng kính, phòng in tiếp tục sản xuất.
Phòng kính: Tại đây một số sản phẩm dở của phòng thành hình và phòng sơn chuyển đến có nhiệm vụ lắp ráp để cho ra thành phẩm nhập kho và bán thành phẩm Bán thành phẩm được chuyển đến phòng cuối cùng của giai đoạn sản xuất.
Phòng in xoa: Sản phẩm làm dở còn lại của phòng thành hình, phòng sơn, phòng kính được chuyển đến đây, qua quá trình in, xoa trực tiếp cho ra thành phẩm nhập kho.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty TNHH Bình Tây
2.1.3.1 Bộ máy quản lý của Công ty
Là công ty liên doanh 100% vốn của nước ngoài tại Việt Nam, bộ máy quản lý mang tính gọn nhẹ, tiết kiệm và được chia thành các phòng ban với các chức năng nhiệm vụ khác nhau.
- Đứng đầu công ty là Tổng giám đốc ông Tất Quốc Cầu , chủ tịch Hội đồng quản trị Đại diện cho ban quản trị cũng như ban giám đốc và là người ra quyết định cuối cùng cao nhất của công ty.
- Phó tổng giám đốc ông Nguyễn Hoàng Ấn có chức năng dưới cấp Tổng giám đốc, là người thay Tổng giám đốc toàn quyền quyết định khi Tổng giám đốc vắng mặt Ông có nhiệm vụ quản tất cả các giám đốc bộ phận (mỗi phòng gồm một giám đốc bộ phận).
- Trợ lý đặc biệt của Tổng giám đốc ông Nguyễn Văn Chiêu có chức năng cùng Phó tổng giám đốc điều hành công ty dưới sự giám sát, quản lý củaTổng giám đốc Phụ trách thêm hoạt động thi công xây dựng nhà xưởng.Bên cạnh đó là các phòng ban chức năng, thực hiện nhiệm vụ của mình giúp tổng giám đốc quản lý chặt chẽ và có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn công ty.
- Phòng kế toán: Tổ chức quản lý, thực hiện công tác hạch toán kế toán tài chính, thống kê theo quy định của Nhà nước
+ Tổng hợp, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, phân tích hiệu quả kinh tế thông qua các chi tiết cụ thể.
+ Tham mưu trong việc huy động vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh. + Chịu trách nhiệm bảo quản, lưu giữ chứng từ theo quy định.
+ Thay mặt công ty thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.
+ Tổ chức hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ nhằm nâng cao trình độ của đội ngũ kế toán viên đồng phổ biến kịp thời các chế độ thể lệ tài chính kế toán của Nhà nước.
- Phòng kinh doanh: Nhiệm vụ của phòng kinh doanh là lập kế hoạch tổ chức cung ứng quản lý sản xuất và tiêu thụ.
Đặc điểm tổ chức sản xuất và đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất của công ty
Công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp Ngành nghề kinh doanh bao gồm: Thiết kế, chế tạo, tiêu thụ các sản phẩm khuôn mẫu Chế tạo và tiêu thụ các linh kiện nhựa máy in phun, sản xuất bột sơn
Nguyên vật liệu chính của công ty: Nhựa màu, nhựa khác, bột sơn …Công cụ, dụng cụ gồm đồ dùng phục vụ sản xuất, quản lý: máy in, máy
Quy mô sản xuất kinh doanh lớn, công nghệ sản xuất hiện đại, máy móc, thiết bị nhập khẩu của doanh nghiệp đều là những sản phẩm mới và được giám định về chất lượng trước khi đưa vào Việt Nam.
Cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh được chia thành nhiều bộ phận khác nhau, và mỗi bộ phận có nhiệm vụ và chức năng khác nhau.
Quản lý kho kiểm tra số lượng tồn kho báo cho phòng mua bán để làm đơn đặt hàng Hàng về được chuyển tới phòng QA kiểm tra số lượng và chất lượng sản phẩm đúng tiêu chuẩn Nguyên liệu đạt quy cách, phẩm chất được đưa vào nhập kho.
Phòng thành hình: Nhận nguyên vật liệu trực tiếp từ kho về bộ phận sản xuất Tại đây nguyên vật liệu được đổ vào khuôn và tạo nên sản phẩm theo yêu cầu: thành phẩm và bán thành phẩm Thành phẩm được đóng nguyên Pallet đem nhập kho thành phẩm Bán thành phẩm của phòng thành hình tiếp tục được hoàn thiện ở tất cả các phòng sản xuất khác.
Phòng sơn: Một số bán thành phẩm từ phòng thành hình được chuyển đến phòng này để sơn màu cho sản phẩm Sản phẩm sau khi sơn được phân làm 2 loại, thành phẩm đem nhập kho và bán thành phẩm được đưa đến phòng kính, phòng in tiếp tục sản xuất.
Phòng kính: Tại đây một số sản phẩm dở của phòng thành hình và phòng sơn chuyển đến có nhiệm vụ lắp ráp để cho ra thành phẩm nhập kho và bán thành phẩm Bán thành phẩm được chuyển đến phòng cuối cùng của giai đoạn sản xuất.
Phòng in xoa: Sản phẩm làm dở còn lại của phòng thành hình, phòng sơn, phòng kính được chuyển đến đây, qua quá trình in, xoa trực tiếp cho ra thành phẩm nhập kho.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY BÌNH TÂY
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HẠCH TOÁN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ
3.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HẠCH TOÁN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ
3.1.1 Khái niệm, chức năng, nhiệm vụ, vai trò và yêu cầu của kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất a) Khái niệm.
Xét trên khía cạnh khoa học thì kế toán là khoa học về thông tin thực hiện việc phản ánh và kiểm tra các hoạt động kinh tế tài chính thông qua việc sử dụng một hệ thống các phương pháp riêng biệt gồm: phương pháp chứng từ kế toán, phương pháp tài khoản kế toán, phương pháp tính giá, phương pháp tổng hợp - cân đối kế toán.
Xét trên khía cạnh nghề nghiệp kế toán là công việc tính toán và ghi chép bằng con số mọi hoạt động kinh tế tài chính phát sinh tại một tổ chức nhất định để cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, trung thực và hợp lý về tài sản và sự vận động của tài sản, tình hình và kết quả hoạt động kinh tế của đơn vị cho những người ra quyết định. b) Chức năng.
- Chức năng thông tin: Kế toán thu nhận và cung cấp thông tin về toàn bộ tài sản và sự vận động của tài sản trong quá trình hoạt động của đơn vị, những thông tin của kế toán cung cấp cho phép các nhà quản lý kinh tế có được những lựa chọn phù hợp để định hướng hoạt động của đơn vị có hiệu quả.
- Chức năng kiểm tra: Thông qua việc ghi chép, tính toán, phản ánh kế toán sẽ nắm được một cách có hệ thống toàn bộ tình hình và kết quả hoạt động của đơn vị. c) Nhiệm vụ.
- Thu nhận, xử lý thông tin số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán.
- Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu nộp, thanh toán nợ, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản, phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.
- Phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.
- Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo yêu cầu quy định của pháp luật. d) Vai trò.
Hạch toán kế toán là công cụ phục vụ đắc lực cho quản lý kinh tế tài chính, có vai trò quan trọng trong quản lý kinh tế tài chính Vai trò của kế toán được khẳng định xuất phát từ nhu cầu sử dụng thông tin trong việc ra các quyết định kinh tế và chức năng của hạch toán kế toán.
- Thu nhận và cung cấp thông tin về số hiện có và tình hình luân chuyển từng loại tài sản cũng như tổng số tài sản của đơn vị Từ đó giúp cho người quản lý theo dõi chặt chẽ tài sản, có biện pháp khai thác, sử dụng tài sản đem lại hiệu quả cao; đồng thời có biện pháp ngăn ngừa kịp thời các hành động có thể tổn hại đến tài sản của đơn vị.
- Thu nhận và cung cấp thông tin về toàn bộ hoạt động kinh tế tài chính của đơn vị từ khâu mua hàng, sản xuất đến khâu bán hàng, tiêu dùng Qua đó phân tích được hiệu quả của công tác quản lý; phát hiện và khắc phục kịp thời những thiếu sót, đề ra những biện pháp quản lý hữu hiệu hơn nhằm đảm bảo sức cạnh tranh trên thị trường.
- Thu nhận và cung cấp thông tin để đánh giá việc thực hiện các nguyên tắc hạch toán kinh doanh trong doanh nghiệp.
- Thu nhận và cung cấp thông tin cần thiết cho các đối tượng quan tâm ở bên ngoài doanh nghiệp nhằm mở rộng mối quan hệ kinh tế, mở rộng phạm vi hoạt động để kinh doanh có hiệu quả hơn.
- Cung cấp tài liệu để thực hiện việc kiểm tra nội bộ cũng như phục vụ cho việc kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan có thẩm quyền đối với hoạt động kinh doanh của đơn vị nhằm đảm bảo kinh doanh đúng pháp luật, cạnh tranh lành mạnh, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của Nhà nước, chịu sự chi phối và quản lý của Nhà nước.
- Đối với Nhà nước, hạch toán kế toán giúp Nhà nước theo dõi, tổng hợp số liệu các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp, các ngành sản xuất Qua đó, đánh giá sự phát triển của từng ngành kinh tế cụ thể cũng như sự phát triển của nền kinh tế quốc dân Nhờ đó, Nhà nước có các chính sách, quyết định về kinh tế phù hợp với sự phát triển của đất nước. e) Yêu cầu.
- Phải phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào các chứng từ kế toán, sổ kế toán và các báo cáo tài chính.
- Phản ánh kịp thời, đúng thời gian quy định thông tin, số liệu kế toán.
- Phản ánh rõ ràng, dễ hiểu và chính xác các thông tin, số liệu kế toán.
- Phản ánh trung thực về hiện trạng, bản chất sự việc, nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế, tài chính.
- Thông tin, số liệu kế toán phải được phản ánh liên tục từ khi phát sinh đến khi kết thúc hoạt động kinh tế, tài chính, từ khi thành lập đến khi chấm dứt hợp đồng của đơn vị kế toán; số liệu phản ánh kế toán kỳ này phải tiếp theo số liệu kế toán của kỳ trước.
- Phân loại, sắp xếp thông tin, số liệu kế toán theo trình tự, có hệ thống và có thể so sánh được.
- Tổ chức công tác kế toán ở đơn vị phải quán triệt nguyên tắc tiết kiệm, nhằm đảm bảo công tác kế toán có hiệu suất cao, góp phần nâng cao
3.1.2 Cơ sở lý luận về hạch toán kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp sản xuất
1 Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. a) Đặc điểm của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì các hoạt động sản xuất phải đảm bảo liên tục, sản phẩm làm ra phải được tiêu thụ trên thị trường, đảm bảo việc bù đắp chi phí và có lãi. Để có được những sản phẩm đa dạng về mẫu mã, chủng loại chất lượng cao cũng như các dịch vụ nhanh chóng gọn nhẹ thu hút hấp dẫn khách hàng, các doanh nghiệp đều phải có đối tượng lao động Đó là đầu vào của quá trình sản xuất, kinh doanh dịch vụ, nó quyết định đến chất lượng và giá thành sản phẩm một mặt hang Đầu vào của quá trình sản xuất, cung cấp dịch vụ đó là nguyên vật liệu.
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY TNHH BÌNH TÂY
3.2.1 Trình tự hạch toán kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.
1 Tổ chức thực hiện các quy định về quản lý nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.
Xuất phát từ vai trò, đặc điểm của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong quá trình sản xuất kinh doanh đòi hỏi phải quản lý chặt chẽ ở mọi khâu thu mua, bảo quản, sử dụng và dự trữ.
- Ở khâu thu mua: đòi hỏi phải quản lý về khối lượng, chất lượng, quy cách, chủng loại, giá mua chi phí mua cũng như việc thực hiện kế hoạch mua theo đúng tiến độ thời gian phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tổ chức tốt kho tàng bến bãi trang bị đầy đủ các phương tiện cân đo, thực hiện đúng chế độ với từng loại vật liệu, công cụ dụng cụ tránh hư hỏng mất mát, hao hụt, đảm bảo an toàn là một trong những yêu cầu quản lý với vật liệu, công cụ dụng cụ.
- Ở khâu sử dụng: yêu cầu sử dụng hợp lý, tiết kiệm theo định mức dự toán chi phí để hạ thấp được chi phí nguyên vật liệu trong giá thành sản phẩm.
- Ở khâu dự trữ: xác định được mức dự trữ tối đa, tối thiểu cho từng loại vật liệu, công cụ dụng cụ để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh bình thường, không ngừng trệ, gián đoạn do việc cung ứng hoặc gây tình trạng ứ đọng vốn do dự trữ quá nhiều.
* Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. a) Phân loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.
Phân loại vật liệu, công cụ dụng cụ là sắp xếp vật liệu, công cụ dụng cụ thành từng loại, từng nhóm theo một tiêu thức nhất định. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau với vai trò, công dụng, chức năng và đặc tính lý hoá … khác nhau Và để tiến hành công tác quản lý và hạch toán nguyên vật liệu có hiệu quả thì phải phân loại nguyên vật liệu, căn cứ vào các tiêu thức sau:
* Căn cứ vào nội dung kinh tế và yêu cầu kế toán quản trị trong doanh nghiệp bao gồm:
- Nguyên vật liệu chính (bao gồm cả bán thành phẩm mua ngoài) là yếu tố chủ yếu cấu thành nên thực thể của sản phẩm như: sắt thép trong công nghiệp cơ khí; gạch, ngói, xi măng trong xây dựng cơ bản …bán thành phẩm mua ngoài với mục đích tiếp tục quá trình sản xuất sản phẩm như một số chi tiết máy; cụ thể nguyên vật liệu chính của công ty là các hạt nhựa màu, một số hạt nhựa khác để đổ thành linh kiện, khung chi tiết máy
- Vật liệu phụ: Là những vật liệu có tác dụng phụ trong quá trình sản xuất ra sản phẩm Thông thường vật liệu phụ phải đi kèm với nguyên vật liệu chính: bảo quản đóng gói sản phẩm, thuốc nhuộm, dầu nhờn, xà phòng, túi bọc, xốp chèn sản phẩm, thùng đựng sản phẩm…
- Nhiên liệu: Là những loại vật liệu có tác dụng cung cấp nhiệt năng cho các giai đoạn của sản xuất, cho các máy móc thiết bị, phương tiện vận tải bao gồm thể rắn, thể lỏng, thể khí, ga …
- Phụ tùng thay thế: Là những chi tiết phụ tùng máy móc được dự trữ để phục vụ cho việc thay thế các bộ phận của phương tiện vận tải, máy móc thiết bị : như vòng bi, vòng đệm …
- Thiết bị xây dựng cơ bản: Là những thiết bị được sử dụng cho công việc xây dựng cơ bản bao gồm cả thiết bị cần lắp, các thiết bị cần lắp, các vật kết cấu dùng để lắp đặt vào các công trình xây dựng cơ bản.
- Vật liệu khác: Là vật liệu chưa được kể tên ở trên bao gồm phế liệu do quá trình sản xuất loại ra (gỗ, sắt, vải vụn) hay phế liệu thu hồi từ việc thanh lý tài sản cố định.
Tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý và hạch toán chi tiết của từng loại doanh nghiệp mà trong từng loại doanh nghiệp nêu trên lại được chia thành từng nhóm thứ, quy cách …
* Căn cứ vào nguồn hình thành:
- Nguyên vật liệu mua ngoài, thuê ngoài gia công chế biến.
- Nguyên vật liệu tự gia công chế biến.
- Nguyên vật liệu được biếu tặng, viện trợ.
- Các nguồn khác: khách hàng trả, cấp trên cấp, liên doanh … a 2 ) Phân loại công cụ dụng cụ.
Tuỳ theo yêu cầu, trình độ quản lý của doanh nghiệp mà công cụ dụng cụ có thể được phân loại theo các cách khác nhau Phân loại theo mục đích sử dụng thì công cụ dụng cụ gồm các loại sau:
- Công cụ, dụng cụ lao động.
- Đồ dùng cho thuê. b) Đánh giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Đánh giá vật liệu, công cụ dụng cụ là dùng thước đo tiền tệ để biểu hiện giá trị của chúng theo nguyên tắc nhất định Về nguyên tắc kế toán hàng tồn kho (trong đó bao gồm cả nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ) phải được ghi nhận theo nguyên tắc giá gốc Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được song đối với những doanh nghiệp có quy mô sản xuất nhiều mặt hàng, sử dụng nhiều loại như vật liệu Hoạt động nhập xuất diễn ra thường xuyên liên tục, nếu áp dụng theo nguyên tắc giá gốc thì rất phức tạp khó đảm bảo yêu cầu kịp thời của kế toán Doanh nghiệp có thể sử dụng giá hạch toán để ghi chép hàng ngày trên phiếu nhập xuất và ghi sổ kế toán chi tiết. Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc diện đối tượng nộp thuếGTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, giá trị vật liệu mua vào là giá gốc Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và cơ sở sản xuất kinh doanh không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT thì giá trị nguyên vật liệu mua vào là tổng giá thanh toán (gồm cả thuế GTGT đầu vào). b 1 ) Giá gốc (thực tế) nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nhập kho: