1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy ô tô ngô gia tự

79 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hạch toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Nhà Máy Ô Tô Ngô Gia Tự
Tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền
Trường học Nhà máy ô tô Ngô Gia Tự
Chuyên ngành Kế toán
Thể loại Báo cáo thực tập
Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 821,5 KB

Cấu trúc

  • Biểu 02: SỔ CÁI TÀI KHOẢN TK 621 (45)
  • Biểu 03: SỔ CÁI TÀI KHOẢN TK 622 (46)
  • Biểu 04: SỔ CÁI TÀI KHOẢN TK 627 (49)
  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY Ô TÔ NGÔ GIA TỰ (7)
    • 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy ô tô Ngô Gia Tự (7)
      • 1.1.1 Giới thiệu về Nhà máy (7)
      • 1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Nhà máy ô tô Ngô Gia Tự (7)
        • 1.1.2.1 Giai đoạn trước năm 2006 (7)
        • 1.1.2.2 Giai đoạn từ năm 2006 đến nay (8)
    • 1.2 Ngành nghề, lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Nhà máy ô tô Ngô Gia Tự (9)
    • 1.3 Tổ chức và cơ cấu bộ máy quản lý của Nhà máy ô tô Ngô Gia Tự (10)
      • 1.3.1 Tổ chức và cơ cấu quản lý của Nhà máy (10)
      • 1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận (11)
    • 1.4 Tổ chức bộ máy kế toán tại Nhà máy ô tô Ngô Gia Tự (12)
      • 1.4.1 Tổ chức công tác kế toán (12)
      • 1.4.2 Sơ đồ và nhiệm vụ của bộ máy kế toán (12)
      • 1.4.3 Chế độ kế toán áp dụng và hình thức kế toán áp dụng tại công ty (14)
        • 1.4.3.1 Hình thức kế toán áp dụng (14)
        • 1.4.3.2 Chế độ kế toán áp dụng (15)
    • 1.4 Những thuận lợi và khó khăn của nhà máy ô tô ngô gia tự (20)
      • 1.4.1 Thuận lợi (20)
      • 1.4.2 Khó khăn (21)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY Ô TÔ NGÔ GIA TỰ (22)
    • 2.1 Khái niệm, nhiệm vụ và phân loại (22)
      • 2.1.1 Khái niệm (22)
      • 2.1.2 Nhiệm vụ (22)
      • 2.1.3 Phân loại (24)
        • 2.1.3.1 Phân loại chi phí sản xuất (24)
        • 2.1.3.2 Phân loại giá thành (26)
    • 2.2 Sản phẩm dở dang và phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang (27)
      • 2.2.1 Sản phẩm dở dang (28)
      • 2.2.2 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang (28)
        • 2.2.2.1 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NVL chính (28)
        • 2.2.2.2 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NVL trực tiếp (vật liệu chính và vật liệu phụ) (28)
    • 2.3 Các phương pháp tính giá thành sản phẩm (30)
    • 2.4 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm (30)
      • 2.4.1 Kế toán chi phí sản xuất (30)
        • 2.4.1.1 Chi phí NVL trực tiếp (30)
        • 2.4.1.2 Chi phí nhân công trực tiếp (32)
        • 2.4.1.3 Chi phí sản xuất chung (34)
      • 2.4.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm (36)
        • 2.4.2.1 Tài khoản sử dụng (36)
        • 2.4.2.2 Phương pháp hạch toán (37)
  • CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY Ô TÔ NGÔ GIA TỰ (38)
    • 3.1 Đặc điểm sản xuất kinh doanh và quy trình công nghệ sản xuất (38)
      • 3.1.1 Đặc điểm SXKD (38)
      • 3.1.2 Quy trình công nghệ sản xuất của nhà máy (39)
    • 3.2 Tình hình thực tế công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm (40)
      • 3.2.1 Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất (40)
        • 3.2.1.1 Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất (40)
        • 3.2.1.2 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất (42)
        • 3.2.1.3 Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất (43)
      • 3.2.2 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (43)
        • 3.2.2.1 Tài khoản sử dụng (43)
        • 3.2.2.2 Chứng từ sử dụng (44)
        • 3.2.2.3 Trình tự hạch toán (44)
      • 3.2.3 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp (47)
        • 3.2.3.1 Tài khoản sử dụng (47)
        • 3.2.3.2 Chứng từ sử dụng (47)
        • 3.2.3.3 Trình tự hạch toán (47)
      • 3.2.4 Hạch toán chi phí sản xuất chung (50)
        • 3.2.4.1 Tài khoản sử dụng (50)
        • 3.2.4.2 Chứng từ sử dụng (50)
        • 3.2.4.3 Trình tự hạch toán (50)
      • 3.2.5 Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm (54)
        • 3.2.5.1 Tập hợp chi phí sản xuất (54)
        • 3.2.5.2 Đánh giá sản phẩm dở dang (55)
        • 3.2.5.3 Đối tượng tính giá thành sản phẩm (56)
        • 3.2.5.4 Kỳ tính giá thành sản phẩm (56)
        • 3.2.5.5 Phương pháp tính giá thành sản phẩm (56)
  • CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP (65)
    • 4.1 Nhận xét chung về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của nhà máy ô tô Ngô Gia Tự (65)
      • 4.1.1 Ưu điểm (65)
      • 4.1.2 Nhược điểm (67)
    • 4.2 Kiến nghị (68)
  • KẾT LUẬN............................................................................................................65 (70)
  • PHỤ LỤC...............................................................................................................67 (72)

Nội dung

SỔ CÁI TÀI KHOẢN TK 621

TỔNG HỢP NHẬP XUẤT VẬT LIỆU

STT Nội dung 1521 1522 1523 Cộng 152 153 154 Tổng cộng

CN CTY CƠ KHÍ NGÔ GIA TỰ - NM Ô TÔ NGÔ GIA TỰ

SỔ CÁI TÀI KHOẢN TK 622

TK 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp

TK có Tháng 1 … Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12

Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng

3.2.3 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp.

- TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp.

Bảng chấm công, bảng tổng hợp sản phẩm hoàn thành, bảng thanh toán tiền lương và BHXH, …

- Do sự phân công nên các khoản phải trả công nhân viên được thực hiện ở phòng tổ chức cán bộ lao động, nghĩa là việc tính toán tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp và các khoản trích theo lương phải trả cho cán bộ công nhân viên do phòng tổ chức thực hiện Sau đó phòng tổ chức chuyển bảng thanh toán tiền lương và BHXH, bảng tổng hợp lương cho kế toán tiền lương thực hiện tính toán để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Vì vậy, phần kế toán chi phí nhân công trực tiếp được làm thủ công.

- Cuối tháng căn cứ vào phiếu xác nhận sản phẩm hay công việc hoàn thành, giấy báo nghiệm thu sản phẩm và bảng chấm công do phân xưởng báo cáo lên phòng tổ chức cán bộ sẽ tiến hành tính lương sản phẩm cho công nhân sản xuất trực tiếp Trên cơ sở đó kế toán lương lập bảng thanh toán lương Trên cơ sở bảng lương, kế toán tiền lương vào bảng tổng hợp lương của Nhà máy Cuối tháng căn cứ vào bảng thanh toán lương kế toán lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương.

- Đối với các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ Nhà máy trích theo đúng chế độ hiện hành theo tỷ lệ là BHXH: 15%, BHYT: 2%, KPCĐ: 2%.

- Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp phản ánh vào Nhật ký chứng từ số 7 theo định khoản:

Có TK 3384: 0 Cuối tháng căn cứ số tổng cột ghi Có TK622, cột ghi Có TK khác đối ứng

TK 622 trên NKCT số 7, kế toán vào sổ cái TK 622 (Phụ lục số 04, 05)

CN CTY CƠ KHÍ NGÔ GIA TỰ - NM Ô TÔ NGÔ GIA TỰ

TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY Ô TÔ NGÔ GIA TỰ

Quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy ô tô Ngô Gia Tự

1.1.1 Giới thiệu về Nhà máy.

- Tên doanh nghiệp: Nhà máy ô tô Ngô Gia Tự.

- Địa chỉ: Xã Giai Phạm – Huyện Yên Mỹ - Tỉnh Hưng Yên.

- Chi nhánh Nhà máy: Nhà máy ô tô Ngô Gia Tự Thành phố Hồ Chí Minh.

- Địa chỉ: C6 Bis – Cư Xá Lam Sơn – Đường Nguyễn Oanh – Phường 17 – Quận Gò Vấp – Thành phố Hồ Chí Minh.

1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Nhà máy ô tô Ngô Gia Tự

Một trong những ý tưởng thành công, đã trở thành sản phẩm chủ yếu có tính chiến lược lâu dài của Công ty cơ khí Ngô Gia Tự là: Sản xuất lắp ráp xe ô tô khách Nắm bắt kịp thời nhu cầu của thị trường, định hướng phát triển sản phẩm của Tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam, năm 2004 Công ty bắt đầu đi vào nghiên cứu sản xuất xe ô tô khách Transinco 29 chỗ ngồi.

Ngày 27 – 8 – 2004 tại Quyết định số 207/QD/TCCB – LD, Giám đốc Công ty cơ khí Ngô Gia Tự cho thành lập Ban xe khách với chức năng, nhiệm vụ: Xây dựng phương án sản xuất kinh doanh xe ô tô khách và nghiên cứu, thiết kế, lập quy trình công nghệ chế thử xe ô tô khách.

Khi mới thành lập, ban xe khách gặp nhiều khó khăn, số lượng cán bộ, kỹ sư ít, chỉ có 06 người, Công ty mới di dời đến địa điểm tạm, mặt bằng chật hẹp, phương tiện làm việc và sinh hoạt thiếu thốn Nhưng đội ngũ CBCNV Ban xe khách đã không ngại khó, ngại khổ, tận tâm, tận lực, chủ động, sáng tạo, đã có lúc các đồng chí phải ăn ở ngay tại nơi sản xuất, bám sát công việc với tinh thần say mê.Ngày 9 – 3 – 2005, chiếc xe ô tô đầu tiên đã được Cục đăng kiểm Việt Nam cấp giấy chứng nhận chất lượng.

Từ thành công này, Ban xe khách ngày càng trưởng thành về số lượng và chất lượng trong mọi mặt công tác và nhân sự Sản lượng lắp ráp ô tô được nâng dần từ 9 xe/ tháng lên 15 xe/ tháng Nhiều sáng kiến được đưa ra và áp dụng, nhiều sản phẩm được nội địa hóa, trong đó phải kể đến việc nghiên cứu, chế thử và đưa vào sản xuất thành công các sản phẩm dập mảng và Composite, được đánh giá cao tại hội chợ triển lãm. Để đẩy mạnh hơn nữa sản xuất lắp ráp xe ô tô khách ngày 01 – 8 – 2005 xưởng lắp ráp ô tô được thành lập Xưởng lắp ráp ô tô ra đời, đã khẳng định phương hướng sản xuất kinh doanh của công ty về sản xuất và lắp ráp ô tô là đúng đắn Chỉ trong thời gian ngắn, đội ngũ CBCNV xưởng lắp ráp ô tô đã lên tới gần 200 người, đây là đội ngũ lao động trẻ, nhiệt tình, làm việc có kỷ cương Xưởng đã không ngừng đẩy mạnh công tác cải tiến công nghệ sản xuất, hợp lý hóa quá trình sản xuất, phân công lao động hợp lý, hoàn chỉnh hệ thống đồ gá, dưỡng mẫu, hoàn chỉnh định mức lao động từng nguyên công, góp phần nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập cho CBCNV

1.1.2.2 Giai đoạn từ năm 2006 đến nay.

Tiếp tục cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm nội địa hóa, nhằm giảm giá thành sản phẩm, tạo thêm việc làm cho công nhân Sản lượng ô tô khách 29 chỗ ngày càng tăng từ 15 đến 30 xe/ tháng Do kiểu dáng đẹp, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, quá trình sản xuất được kiểm tra, kiểm soát nghiêm ngặt theo quy trình công nghệ bảo đảm chất lượng, sản phẩm ô tô khách của công ty Cơ khí Ngô Gia Tự, được khách hàng cả nước tín nhiệm.

Ngày 14 – 2 – 2006 chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty công nghiệp ô tô Việt Nam ra quyết định số 32/TCCB giao cho Công ty cơ khí Ngô Gia Tự thành lập chi nhánh – Nhà máy ô tô Ngô Gia Tự.

Ngày 01 – 4 –2006, Giám đốc Công ty cơ khí Ngô Gia Tự ra Quyết định số86/TCTL thành lập Chi nhánh Nhà máy ô tô Ngô Gia Tự, trực thuộc Công ty cơ khíNgô Gia Tự có trụ sở chính đặt tại Khu Công nghiệp Yên Mỹ, xã Giai Phạm, huyệnYên Mỹ, tỉnh Hưng Yên.

Nhà máy ô tô Ngô Gia Tự là đơn vị trực thuộc Công ty Cơ khí Ngô Gia Tự hạch toán kinh tế phụ thuộc, có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại ngân hàng và sử dụng con dấu riêng theo sự uỷ quyền của giám đốc Công ty và theo đúng quy định của pháp luật.

Nhà máy ô tô Ngô Gia Tự có chức năng: Tổ chức sản xuất kinh doanh theo quy chế hoạt động của Công ty và cho nhiệm vụ: Sản xuất và lắp ráp ô tô các loại, nâng sản lượng sản xuất và lắp ráp năm 2008 lên 50 xe/ tháng Kinh doanh các ngành nghề theo đăng ký kinh doanh của Công ty.

Sự ra đời của Nhà máy ô tô Ngô Gia Tự đánh dấu một bước trưởng thành của Công ty cơ khí Ngô Gia Tự về quy mô, tầm vóc và năng lực sản xuất kinh doanh, tạo tiền đề phát triển trong tương lai Song song với sự ra đời của Nhà máy ô tô Ngô Gia Tự là sự ra đời của Chi nhánh Nhà máy ô tô Ngô Gia Tự có trụ sở tại Thành Phố Hồ Chí Minh.

Trong những năm gần đây, Nhà máy đã thu được nhiều thành tựu đáng kể với tốc độ tăng trưởng nhanh Điều đó được thể hiện qua một số chỉ tiêu sau:

Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu kinh doanh

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 2009

4 Thu nhập bình quân 1000đ/ng 36 600 45 000

Ngành nghề, lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Nhà máy ô tô Ngô Gia Tự

Nhà máy ô tô Ngô Gia Tự chuyên sản xuất kinh doanh theo quy chế hoạt động của Công ty.

Chủ yếu sản xuất và lắp ráp ô tô các loại và kinh doanh các ngành nghề theo đăng kí kinh doanh của Công ty.

Tổ chức và cơ cấu bộ máy quản lý của Nhà máy ô tô Ngô Gia Tự

1.3.1 Tổ chức và cơ cấu quản lý của Nhà máy

Nhà máy ô tô Ngô Gia Tự là đơn vị trực thuộc Công ty Cơ khí Ngô Gia Tự hạch toán kinh tế phụ thuộc xong hoạt động tương đối độc lập, chịu trách nhiệm gần như toàn bộ trong quá trình sản xuất kinh doanh và thực hiện chế độ quản lý một thủ trưởng và tổ chức quản lý theo chức năng Bộ máy quản lý của Nhà máy bao gồm ban giám đốc, các phòng ban chức năng, các phân xưởng sản xuất phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và điều lệ tổ chức hoạt động của Nhà máy và được minh họa theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.1: Bộ máy quản lý Nhà máy ô tô Ngô Gia Tự

GĐ kỹ thuật Trợ lý 1

1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận

 Ban giám đốc: Gồm 01 Giám đốc và 01 phó giám đốc.

Giám đốc: Là người đứng đầu, điều hành mọi hoạt động của Nhà máy và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của Nhà máy, có nhiệm vụ tiếp nhận, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn Nhà máy.

Phó giám đốc kỹ thuật: Có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc về lĩnh vực mình phụ trách và chỉ đạo các bộ phận được giám đốc ủy quyền, đồng thời quản lý đặc biệt đến xưởng cơ khí và Ban chế thử.

Trợ lý Giám đốc 1: Có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc đồng thời quản lý đặc biệt đến xưởng cơ khí.

Trợ lý 2: Có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc đồng thời quản lý đặc biệt đến Ban chế thử.

Trợ lý 3: Có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc đồng thời quản lý đặc biệt đến xưởng Sơn.

Phòng bán hàng: Quản lý số lượng xe xuất xưởng và phụ trách khâu tiêu thụ của Nhà máy đồng thời phụ trách khâu bảo hành xe và tham mưu cho Giám đốc phương án sản xuất kinh doanh.

Phòng Vật tư: Phụ trách các mảng có liên quan đến vật tư như nhập, xuất linh kiên, phụ kiện ô tô và tham mưu cho Giám đốc về phương án mua bán cấp phát vật tư cho sản xuất.

Phòng tổ chức hành chính: Phụ trách mảng giấy tờ văn phòng, công tác tổ chức cán bộ, chế độ lao động tiền lương, chế độ chính sách,bảo vệ chính trị nội bộ, đào tạo, nâng bậc, nâng lương cho CNCNV.

Phòng Tài chính Kế toán: Phụ trách công việc tài chính kế toán Nhà máy, phân tích hoạt động tài chính hàng năm hoặc từng thời điểm, tính lương và cấp phát lương theo con số thống kê.

Phòng kế hoạch: Tham mưu cho Giám đốc phương án mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn, dài hạn và tiếp thị sản phẩm.

Phòng kỹ thuật, cơ điện: Phụ trách toàn bộ hệ thống mạng lưới điện sử dụng của Nhà máy Kiểm tra việc thực hiện quy trình, quy phạm kỹ thuật đối với thiết bị, máy móc cơ điện trong Nhà máy Thiết kế xe ô tô, làm nhiệm vụ đăng kiểm xe và các công việc liên quan khác.

Phòng KCS: Phụ trách công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm , phân tích chất lượng sản phẩm sản xuất của Nhà máy.

Xưởng nội thất: Phụ trách phần lắp ráp nội,ngoại thất ô tô, hoàn thiện toàn bộ phần còn lại như mạng lưới điện, lắp máy ô tô đến khi xe khởi động được.

Xưởng cơ khí: Phụ trách phần gò, hàn thân xe ô tô và hoàn thiện toàn bộ khung xe.

Ban chế thử: Có nhiệm vụ nghiên cứu ,sản xuất chế thử sản phẩm mới.

Xưởng Composit: Phụ trách phần nhựa ô tô.

Ban bảo vệ: Tham mưu về công tác bảo vệ tài sản, công tác quân sự tự vệ của Nhà máy, đảm bảo an ninh trật tự trong khu vực Nhà máy.

Tổ chức bộ máy kế toán tại Nhà máy ô tô Ngô Gia Tự

1.4.1 Tổ chức công tác kế toán

Do đặc điểm cơ cấu tổ chức sản xuất, quy mô, phạm vi hoạt động sản xuất của Nhà máy, để đảm bảo nguyên tắc tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với yêu cầu quản lý, bộ máy kế toán được tổ chức theo hình thức tập trung Theo đó toàn bộ công tác kế toán của Nhà máy đều tập trung tại phòng tài chính kế toán, kế toán trưởng trực tiếp điều hành các nhân viên kế toán phần hành Tại các phân xưởng không có tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ bố trí các kế toán thống kê phân xưởng làm nhiệm vụ hạch toán ban đầu, thu nhận chứng từ gửi về phòng tài chính kế toán Nhà máy.

1.4.2 Sơ đồ và nhiệm vụ của bộ máy kế toán Để thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, đảm bảo chuyên môn hóa cao của cán bộ kế toán, đồng thời căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý, yêu cầu và trình độ quản lý, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức trong khuôn khổ phòng tài chính kế toán bao gồm 5 người: Kế toán trưởng và các kế toán viên Bộ máy kế toán của Nhà máy được minh họa theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.3: Tổ chức bộ máy kế toán

Chức năng nhiệm vụ của các phần hành kế toán

Kế toán trưởng: Chỉ đạo đôn đốc giám sát toàn bộ hoạt động tài chính của

Nhà máy Quản lý và kiểm tra toàn bộ công việc hạch toán của nhân viên trong phòng, là tham mưu đắc lực cho giám đốc trong việc sử dụng đồng vốn có hiệu quả trong công tác sản xuất kinh doanh Phụ trách công tác đối nội, đối ngoại của phòng, xây dựng kế hoạch tài chính cho Nhà máy Đồng thời phụ trách công tác kế toán tổng hợp, kiểm tra kế toán và lập các báo cáo tài chính Quý, Năm

Kế toán tiền mặt (Kiêm tổng hợp lương): Bao gồm 1 người có nhiệm vụ theo dõi việc thu, chi, tồn, thanh toán bằng tiền mặt, các khoản thanh toán liên quan đến tiền mặt như tạm ứng, phải thu nội bộ … sử dụng các TK111,TK112, TK 141, TK311, TK341, TK315, TK336, … Đồng thời hàng tháng căn cứ vào sổ tính và tổng hợp lương lập bảng phân bổ lương và BHXH, theo dõi việc thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước.

Kế toán ngân hàng kiêm thủ quỹ

Kế toán TSCĐ kiêm kế toán lương văn phòng

Kế toán vật tư kiêm kế toán doanh thu

Kế toán thống kê các phân xưởng

Kế toán tiền mặt kiêm tổng hợp lương

Kế toán Ngân hàng (Kiêm thủ quỹ): Giao dịch với ngân hàng, theo dõi công việc với Ngân hàng Đồng thời bảo quản tiền mặt, kiểm tra chứng từ hợp lệ trước khi thu, chi tiền mặt Thực hiện vào sổ quỹ tiền mặt và đối chiếu hàng tháng với kế toán tiền mặt Sử dụng các tài khoản như: TK112,TK111,TK121,TK128,TK311,TK315,TK341,TK342 …

Kế toán TSCĐ (Kiêm lương văn phòng): theo dõi tình hình tăng, giảm và trích khấu hao TSCĐ Đồng thời tính lương cho khối văn phòng Sử dụng các tài khoản TK211, TK212, TK213, TK214, TK627, TK642, TK623, TK621, TK334 …

Kế toán vật tư (Kiêm kế toán doanh thu): Theo dõi và quản lý tình hình nhập, xuất nguyên vật liệu, phân bổ công cụ dụng cụ Cuối tháng lập các báo cáo vật tư … Đồng thời theo dõi tình hình tiêu thụ như doanh thu, công nợ với khách hàng, giảm giá, hàng bán bị trả lại … và sử dụng các tài khoản TK511,TK512, TK152, TK156, TK532, …

Bên cạnh các cán bộ phòng kế toán, bộ máy kế toán của Nhà máy còn có các kế toán thống kê phân xưởng thuộc biên chế phân xưởng, có chức năng:

- Thu thập kiểm tra chứng từ ban đầu có liên quan đến hoạt động của phân xưởng mình.

- Hàng ngày chấm công lao động, từ đó vào sổ tính lương cho CBCNV trong phân xưởng mình.

- Định kỳ kế toán thống kê phân xưởng chuyển chứng từ sổ sách về phòng kế toán, cuối tháng nộp báo cáo sản lượng kèm phiếu nhập kho, báo cáo sản phẩm dở dang lên phòng kế toán.

- Dựa trên những chứng từ sổ sách đó, kế toán tiến hành kiểm tra, đối chiếu tổng hợp số liệu để ghi sổ sách, rồi tiến hành lưu trữ và bảo quản chứng từ.

1.4.3 Chế độ kế toán áp dụng và hình thức kế toán áp dụng tại công ty.

1.4.3.1 Hình thức kế toán áp dụng. Để tăng cường việc kiểm tra, khả năng quản lý, sử dụng tài sản của công ty, bộ máy kế toán tiến hành công tác hạch toán theo hình thức Nhật ký – chứng từ Hệ thống tài khoản kế toán, sổ sách kế toán được thiết kế theo đúng chế độ và phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Nhà máy.

1.4.3.2 Chế độ kế toán áp dụng

Chứng từ là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh tài chính và đã hoàn thành làm căn cứ ghi sổ kế toán Theo dõi chứng từ kế toán quy định ban hành theo Quyết định số 15/2006QĐ – BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chính.

- Phiếu nhập kho (Mẫu 01 – VT)

- Phiếu xuất kho (Mẫu 02 – VT)

- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (Mẫu 02 – VT)

- Biên bản kiểm kê vật tư sản phẩm hàng hóa (Mẫu 05 – VT)

- Biên bản kiểm nghiệm vật tư, sản phẩm, hàng hóa (Mẫu 03 – VT)

- Bảng phân bổ nguyên liệu vật liệu, CCDC (Mẫu 07 – VT)

- Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ (Mẫu 04 – VT)

- Bảng kê mua hàng (Mẫu 06 – VT)

- Giấy đề nghị Tạm ứng (Mẫu 03 – TT)

- Giấy thanh toán tiền Tạm ứng (Mẫu 04 – TT)

- Giấy đề nghị thanh toán (Mẫu 05 – TT)

- Bảng kê chi tiền (Mẫu 09 – TT)

- Biên bản kiểm kê TSCĐ (Mẫu 05 – TSCĐ)

- Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (Mẫu 06 – TSCĐ)

Tất cả các chứng từ kế toán của Nhà máy đều phải thống nhất, đầy đủ theo đúng quy định của mẫu biểu của Bộ tài chính và được luân chuyển theo trình tự do kế toán trưởng đề ra nhằm phản ánh chính xác, lô gíc các số liệu nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Sổ kế toán là những tờ sổ được xây dựng theo mẫu quy định, dùng để ghi chép và hệ thống hóa thông tin kế toán trên cơ sở số liệu các chứng từ kế toán, phục vụ cho công tác lãnh đạo, quản lý kinh tế và lập báo cáo tài chính Căn cứ vào phương pháp hạch toán của Nhà máy, hệ thống sổ kế toán được sử dụng các mẫu sau:

- Sổ Nhật ký chứng từ số 1(Mẫu số S04a1 – DN): Ghi có TK111

- Bảng kê số 1 (Mẫu S04b1 – DN): Ghi nợ TK111

- Sổ nhật ký chứng từ số 2 (Mẫu S04a2 – DN): Ghi có TK112

- Bảng kê số 2 (Mẫu S04b2 – DN): Ghi nợ TK112

- Nhật ký chứng từ số 4 (Mẫu S04a4 – DN): Ghi có TK331, 315, 341, 342

- Nhật ký chứng từ số 5 (Mẫu S05 a5 – DN): Ghi nợ, Ghi có TK331

- Nhật ký chứng từ số 8 (Mẫu S08a8 – DN): Ghi có TK155, 511, 521, 531,

- Sổ cái Tài khoản (Mẫu S02c1 – DN)

- Sổ quỹ tiền mặt (Mẫu S07 – DN)

- Sổ kế toán chi tiết (Mẫu S07a – DN)

- Thẻ kho (Sổ kho) (Mẫu S12 – DN) …

Theo hình thức Nhật ký – Chứng từ kế toán:

Tập hợp và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ phát sinh theo các tài khoản đối ứng Nợ.

Những thuận lợi và khó khăn của nhà máy ô tô ngô gia tự

- Nhà máy có trụ sở chính tại khu công nghiệp Đây là địa điểm đang phát triển rất mạnh của cả nước Nên rất thuận tiện cho việc kinh doanh phát triển của Nhà máy.

- Hơn thế nữa, đời sống xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng ô tô ngày một nhiều hơn góp phần nâng cao số lượng tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy.

- Nhà máy có đội ngủ công nhân, công nhân viên có tay nghề cao, thường xuyên được đào tạo nâng cao trình độ, kinh nghiệm chuyên môn.

- Bộ máy quản lý của nhà máy gọn nhẹ, khoa học phù hợp với hình thức kinh doanh của nhà máy.

- Có tinh thần đoàn kết và gắn bó giữa các thành viên trong nhà máy.

- Trang thiểt bị phục vụ cho công việc của nhân viên hiện đại, tạo một môi trường làm việc chuyên nghiệp có chất lượng cho nhân viên.

- Nhà máy đã tạo được uy tín cho khách hàng bên cạnh những khách hàng quen thuộc với nhà máy nhiều năm nay, nhà máy cũng đã tạo được uy tín cho rất nhiều khách hàng mới Đây là biểu hiện tốt của nhà máy trong hoạt động kinh doanh.

- Hoạt động của nhà máy ngày càng phát triển, quy mô ngày càng được mở rộng, vốn kinh doanh ngày càng tăng.

Bên cạnh những thuận lợi trên Nhà máy còn có một số khó khăn như:

- Nền kinh tế thị trường đang trong thời kỳ cạnh tranh khốc liệt, bởi vậy nhà máy gặp rất nhiều khó khăn trong thời kỳ này, nhất là mặt hàng mà nhà máy kinh doanh là loại mặt hàng đang xuất hiện rất nhiều trên thị trường tiêu thụ toàn quốc gia.

- Đội ngũ Kỹ sư của Nhà máy còn ít, dây chuyền công nghệ sản xuất còn lạc hậu Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất của Nhà máy.

- Do mô hình sản xuất của nhà máy lớn nên nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều làm cho quá trình quản lý số liệu sổ sách đôi khi bị chồng chéo.

CƠ SỞ LÝ LUẬN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY Ô TÔ NGÔ GIA TỰ

Khái niệm, nhiệm vụ và phân loại

Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bẳng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà oanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kì sản xuất nhất định.

Nói cách khác, chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà doanh nghiệp phải tiêu dùng trong một thời kì đệ thực hiện quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành.

Về thục chất, chi phí và giá thành là hai mặt khác nhau của quá trình sản xuất chi phí sản xuất phản ánh mặt hao phí sản xuất , còn giá thành phản ánh kết quả sản xuất tất cả những khoản chi phí phát sinh (kỳ này hay kỳ trước chuyển sang ) và các chi phí tính trước có liên quan đến khối lượng sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ sẽ tạo nên chỉ tiêu giá thành sản phẩm noí cách khác, giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra bất kể ở kỳ nào nhưng có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ.

2.1.2 Nhiệm vụ: Để đảm bảo cho việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm đươc chính xác, kịp thời, kế toán phải thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò của kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm trong toàn bộ hệ thống kế toán doanh nghiệp, mối uqna hệ với các bộ phận kế toán có liên quan, trong đó kế toán các yếu tố chi phí là tiền đề cho kế toán chi phí và tính giá thành.

- Căn cứ vào đặc điểm tổ chức kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất, loại hình sản xuất, đặc điểm của sản xuất, khả năng hạch toán, yêu cầu quản lý cụ thể của doanh nghiệp để lựa chọn xác định đúng đắn đối tượng kế toán chi phí sản xuất, lựa chọn phương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo phương án phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp.

- Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, đặc điểm của sản phẩm, khả năng và yêu cầu quản lý cụ thể của doanh nghiệp để xác định đối tượng tính giá thành cho phù hợp.

- Trên cơ sở mối quan hệ giữa đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành đã xác định để tổ chức áp dụng phương pháp tính giá thành cho phù hợp và khoa học.

- Tổ chức bộ máy kế toán một cách khoa học, hợp lý trên cơ sở phân công rõ ràng trách nhiệm từng nhân viên, từng bộ phận kế toán có liên quan đặc biệt đến bộ phận kế toán các yếu tố chi phí.

- Thực hiện tổ chức chứng từ, hạch toán ban đầu, hệ thống tài khoản, sổ kế toán phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực, chế độ kế toán đảm bảo đáp ứng được yêu cầu thu nhận –xử lý- hệ thống hóa thông tin về chi phí, giá thành của doanh nghiệp.

- Thường xuyên kiểm tra thông tin về kế toán chi phí, giá thành sản phẩm của các bộ phận kế toán có liên quan và bộ phận kế toán chi phí và giá thành sản phẩm.

- Tổ chức lập và phân tích các báo cáo về chi phí, giá thành sản phẩm, cung cấp ác thông tin cần thiết về chi phí, giá thành sản phẩm giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp ra được các quyết định một cách nhanh chóng, phù hợp với quá trình sản xuất tiêu thụ sản phẩm.

2.1.3.1 Phân loại chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau tùy thuộc vào mục đích và yêu cầu của công tác quản lý Tuy nhiên, về mặt hạch toán, chi phí sản xuất thường được phân theo các tiêu thức sau:

- Phân loại theo yếu tố chi phí Để phục vụ cho việc tập hợp, quản lý chi phí theo nội dung kinh tế ban đầu đồng nhất của nó mà không xét đến công dụng cụ thể, địa điểm phát sinh, chi phí được phân theo yếu tố cách phân loại này tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng và phân tích định mức vốn lưu động cung như việc lập, kiểm tra và phân tích dự toán chi phí Phân loại chi phi theo yếu tố bao gồm các loại sau:

+ Chi phí nguyên vệt liệu: bao gồm toàn bộ giá trị nguyên, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế….sử dụng vào sản xuất.

Sản phẩm dở dang và phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang

Sản phẩm dở dang là sản phẩm chưa hoàn thành, còn đang sản xuất trên dây chuyền sản xuất hay ở các phân xưởng sản xuất, đánh giá giá trị sản phẩm dở dang được thực hiện bằng phương pháp chi phí trực tiếp, ước lượng tương đương… 2.2.2 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang

2.2.2.1 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NVL chính

CPSX dở dang cuối kỳ CPSXDDDK +CPVLCPS

+CPSXDDĐK: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ

+CPVLCPS: Chi phí vật liệu chính phát sinh

+SLSPHT: Số lượng sản phẩm hoàn thành

+SLSPDDCK: Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ

2.2.2.2 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NVL trực tiếp (vật liệu chính và vật liệu phụ)

- Vật liệu phụ bỏ một lần ngay từ đầu quá trình sàn xuất

CPSX dở dang cuối kỳ CPSXDDDK + CPNVLTTPS

+ CPSXDDĐK: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ

+ CPNVLTTPS: Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp phát sinh

+ SLSPHT: Số lượng sản phẩm hoàn thành

+ SLSPDDCK: Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ

- Vật liệu phụ bỏ dần vào quá trình sản xuất

+ Tính chi phí vật liệu chính dở dang:

CPVL chính DD cuối kỳ CPSXDDDK + CPVLCPS

+ Tính chi phí vật liệu phụ dở dang:

DD cuối kỳ CPSXDDDK + CPVLPPS

SLSPHTTĐ = SLSPDD cuối kỳ x tỷ lệ hoàn thành

Chi phí SPDD cuối kỳ = CPVL chính DDCK + CPVL phụ DDCK

+ CPSXDDĐK: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ

+CPVLCPS: Chi phí vật liệu chính phát sinh

+ CPVLPPS: Chi phí vật liệu phụ phát sinh

+ SLSPHT: Số lượng sản phẩm hoàn thành

+ SLSPHTTĐ: Số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương

Các phương pháp tính giá thành sản phẩm

Phương pháp trực tiếp: Áp dụng trong trường hợp đơn vị sản xuất khối lượng sản phẩm nhiều, mặt hàng ít và tương đối ổn định ở các đơn vị này chọn:

- Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là phân xưởng

- Đối tượng tính giá thành là sản phẩm

Tổng giá thành SP hoàn thành trong kỳ

Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ

Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ

Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ

Phế liệu thu hồi(nếu có)

Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

2.4.1 Kế toán chi phí sản xuất

2.4.1.1 Chi phí NVL trực tiếp

+ TK 621 “chi phí NVL trực tiếp”

Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí NVL sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ của các ngành công nghiệp, xây lắp, nông, lâm, ngư nghiệp, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, kinh doanh khách sạn, du lịch, dịch vụ khác.

Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 621 “chi phí NVL trực tiếp”

Trị giá thực tế NVL xuất dùng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ trong kỳ hạch toán.

Kết chuyên chi phí NVL trực tiếp sang TK 154 để tính giá thành sản phẩm, dịch vụ.

Trị giá NVL trực tiếp sử dụng không hết nhập lại kho.

TK 621 không có số dư cuối kỳ

(1) Khi xuất NVL sử dụng sản phẩm:

(2) Trường hợp mua NVL sử dụng ngay (không qua nhập kho) cho sản xuất sản phẩm

Nếu doanh nghiệp thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

Có TK 111, 112, 331, …(tổng giá thanh toán)

Nếu doang nghiệp không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:

Nợ TK 621 (tổng giá thanh toán)

Có TK 111, 112, 331, …(tổng giá thanh toán)

(3) Trường hợp NVL sử dụng không hết nhập lại kho:

(4) Cuối kỳ kết chuyển chi phí NVL trực tiếp sang TK 154 để tính giá thành:

Có TK 621 2.4.1.2 Chi phí nhân công trực tiếp

+ TK 622 “ chi phí nhân công trực tiếp”

Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh

Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các khoản phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ như: tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn).

+ Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 622 “chi phí nhân công trực tiếp” Bên nợ:

Chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ bao gồm: tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương

Kết chuyên chi phí nhân công trực tiếp sang TK 154 để tính giá thành

TK 622 không có số dư cuối kỳ

(1) Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương, ghi nhận số tiền lương, tiền công và các khoản phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ ghi:

(2) Tính, trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ:

(3) Khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất ghi:

(4) Khi công nhân sản xuất thực tế nghỉ phép, kế toán phản ánh số phải trả về tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất , ghi:

Trường hợp có sự chênh lệch giữa tiền lương nghỉ phép đã trích trước với tiền lương nghỉ phép thực tế phát sinh:

+ Nếu tiền lương nghỉ phép trích trước nhỏ hơn tiền lương nghỉ phép thực tế phát sinh:

+ Nếu tiền lương nghỉ phép trích trước lớn hơn tiền lương nghỉ phép thực tế phát sinh:

(5) Cuối kỳ, kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sang TK 154 để tính giá thành sản phẩm, dịch vụ:

Có TK 622 2.4.1.3 Chi phí sản xuất chung

TK 627 “chi phí sản xuất chung”

Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí phục vụ sản xuất, kinh doanh chung phát sinh ở phân xưởng, bộ phận, đội, công trường,…

Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 627 “chi phí sản xuất chung”

Chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ.

Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung kết chuyển chi phí sản xuất chung sang TK 154 để tính giá thành sản phẩm

TK 627 không có số dư cuối kỳ

+TK 627 “chi phí sản xuất chung” có 6 TK cấp 2:

+TK 6271 “chi phí nhân viên phân xưởng”

+TK 6272 “chi phí vật liệu”

+TK 6273 “chi phí dụng cụ sản xuất”

+TK 6274 “chi phí khấu hao TSCĐ”

+TK 6277 “chi phí dịch vụ mua ngoài”

+TK 6278 “chi phí bằng tiền khác”

(1) Khi tính tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên phân xưởng, ghi:

(2) Khi trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn tính trên tiền lương phải trả cho nhân viên phân xưởng, bộ phận sản xuất:

(3) Xuất kho NVL, công cụ, dụng cụ dùng cho phân xưởng:

(4) Trích khấu hao máy móc thiết bị, nhà xưởng sản xuất,…thuộc phân xưởng bộ phận sản xuất ghi:

(5) Chi phí điện, nước, điện thoại, ….thuộc phân xưởng sản xuất:

Nợ TK 133 (nếu được khấu trừ thuế GTGT)

(6) Cuối kỳ, kết chuyển chi phí sản xuất chung sang TK 154 để tính giá thành

Có TK 627 2.4.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Kế toán tập hợp chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm sử dụng TK 154

“chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang”

Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 154 “ chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang”

Các chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ liên quan đến sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ.

- Giá thành sản xuất thực tế của sản pahm63 đã chế tạo xong nhập kho hoặc chuyển đi bán.

- Trị giá phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được.

- Trị giá nguyên, vật liệu gia công xong nhập lại kho.

Số dư bên nợ: chi phí sản xuất, kinh doanh còn dở dang cuối kỳ.

(1) cuối kỳ, kế toán tập hợp chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung để tính giá thành:

(2) trị giá sản phẩm hỏng không sửa chữa được:

(3) trị giá phq61 liệu thu hồi sau quá trình sản xuất:

(4) giá thành sản phẩm thực tế nhập kho trong kỳ:

(5) trường hợp sản phẩm sản xuất xong, không tiến hành nhập kho mà xuất bán thẳng cho khách hàng, ghi:

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY Ô TÔ NGÔ GIA TỰ

Đặc điểm sản xuất kinh doanh và quy trình công nghệ sản xuất

Căn cứ vào đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận phân xưởng mà mỗi bộ phận luôn hoàn thành tốt công việc của mình để đưa ra được một chiếc xe ô tô hoàn thiện và chất lượng đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của Nhà máy.

3.1.2 Quy trình công nghệ sản xuất của nhà máy

Sơ đồ 1.2: Quy trình công nghệ sản xuất, lắp ráp và nghiệm thu tổng thể ô tô khách Ô tô sát xi

Vật liệu chế tạo khung sàn xe

Chế tạo, lắp đặt dầm ngang sàn lên khung ô tô sát xi

Chế tạo, lắp đặt khung vỏ lên khung ô tô sát xi

Sơn chống gỉ, sơn trong, ngoài vỏ xe

Lắp trang thiết bị nội, ngoại thất, cửa lái, cửa hành khách

Kiểm tra, điều chỉnh, chạy thử

Xuất xưởngNghiệm thuLắp đặt ghế lái, ghế khách

Tình hình thực tế công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

3.2.1 Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất.

3.2.1.1 Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất

Sự phát triển của loài người gắn liền với quá trình sản xuất Quá trình sản xuất được tiến hành khi ta bỏ ra các chi phí về tư liệu lao động, đối tượng lao động

… Các chi phí này sẽ cấu thành nên giá thành sản phẩm.

Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sông và lao động vật hóa mà doanh nghiệp phải bỏ ra để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định.

Xét về bản chất thì chi phí trong hoạt động của doanh nghiệp luôn được xác định là những hao phí về tài nguyên vật chất, về lao động và gắn liền với mục đích kinh doanh.

Xét về mặt doanh nghiệp chi phí sản xuất luôn có tính cá biệt bao gồm toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để tồn tại và tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thực chất chi phí sản xuất trong doanh nghiệp là sự chuyển dịch vốn của doanh nghiệp vào đối tượng tính giá thành nhất định.

- Phân loại chi phí sản xuất:

Phân loại chi phí sản xuất là một cách khoa học và hợp lý không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với hạch toán mà còn là tiền đề quan trọng của hạch toán hóa và kiểm tra phân tích chi phí sản xuất của toàn doanh nghiệp cũng như bộ phận cấu thành nên giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp.

Chi phí sản xuất được phân loại theo nhiều hình thức tùy thuộc vào mục đích và yêu cầu quản lý Tại Nhà máy ô tô Ngô Gia Tự, căn cứ vào tình hình thực tế của

Nhà máy, quy định thống nhất của ngành và chế độ kế toán hiện hành đã phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng của chi phí.

+ Chi phí NVL trực tiếp:

NVL chính: Là các lại NVL cấu thành nên thành phần chủ yếu của sản phẩm như các phụ tùng ô tô, nội thất ô tô, sơn ô tô, thép, tôn các loại, …

NVL phụ: Như mỡ, que hàn, bu lông, ốc vít, …

Nhiên liệu: Như xăng, dầu, ga, …

Phụ tùng thay thế: Như một số phụ tùng của máy móc, thiết bị sản xuất. + Chi phí nhân công trực tiếp:

Bao gồm toàn bộ tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp và các khoản trích trên tiền lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) của công nhân trực tiếp sản xuất.

+ Chi phí sản xuất chung:

Là những chi phí phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm ở các phân xưởng gồm:

Chi phí nhân viên phân xưởng: Là tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương của nhân viên quản lý phân xưởng … và các khoản trích theo lương được tính vào chi phí sản xuất như BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên phân xưởng.

Chi phí vật liệu: Là chi phí về NVL dùng chung trong phạm vi phân xưởng sản xuất như vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu … dùng chung cho sản xuất như sửa chữa máy móc thiết bị, nhà xưởng.

Chi phí công cụ dụng cụ: Là chi phí về công cụ dụng cụ dùng chung cho sản xuất các loại sản phẩm trong phạm vi phân xưởng như găng tay, tủ bàn, khẩu trang

Chi phí khấu hao TSCĐ: Là chi phí khấu hao của những tài sản cố định dùng trong phạm vi sản xuất của phân xưởng như khấu hao máy móc, thiết bị nhà xưởng dùng cho quản lý phân xưởng.

Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là chi phí mua ngoài phục vụ cho quá trình sản xuất như chi phí tiền điện, nước, điện thoại …

Chi phí bằng tiền khác: Là các khoản chi phí phát sinh phục vụ chó sản xuất ở phân xưởng ngoài các khoản trên chi chi phí sửa chữa, cải tạo …

3.2.1.2 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất

- Để xác định được đối tượng hạch toán chi phí sản xuất cần dựa trên cơ sở sau:

+ Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất của Nhà máy.

+ Quy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm.

+ Địa điểm phát sinh chi phí, mục đích, công dụng.

+ Yêu cầu trình độ quản lý của doanh nghiệp.

- Trên cơ sở đó đối tượng hạch toán chi phí sản xuất bao gồm:

+ Từng phân xưởng, từng bộ phận, tổ đội hoặc toàn bộ doanh nghiệp.

+ Từng giai đoạn công nghệ hay toàn bộ quy trình.

+ Từng sản phẩm, từng đơn đặt hàng, hạng mục công trình.

+Từng bộ phận hay chi tiết sản phẩm.

Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là công việc đầu tiên có ý nghĩa quyết định đến công tác hạch toán chi phí sản xuất Chỉ khi đã xác định được đối tượng hạch toán chi phí sản xuất kế toán mới có cơ sở lựa chọn phương pháp hạch toán chi phí tương ứng Tại Nhà máy ô tô Ngô Gia Tự đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là toàn bộ sản phẩm mà Nhà máy đã sản xuất ra Để minh họa cho chuyên đề, em xin chọn đối tượng là sản phẩm xe ô tô khách để minh họa.

3.2.1.3 Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất

NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP

Nhận xét chung về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của nhà máy ô tô Ngô Gia Tự

Có thể nói, trong những năm vừa qua nhà máy ô tô Ngô Gia Tự không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng Từ một doanh nghiệp Nhà nước hình thành trong điều kiện kinh tế nghèo nàn lạc hậu, khởi đầu với vô vàn khó khăn, thách thức nhưng nhà máy đã vượt qua để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao Nhà máy ngày càng cải tiến mẫu mã, đầu tư thêm máy móc thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm để sản phẩm của Nhà máy không những đứng vững ở thị trường trong nước mà còn cạnh tranh với các sản phẩm ngoại nhập khác Đó là kết quả của một quá trình phấn đấu không mệt mỏi của cán bộ công nhân viên toàn Nhà máy, từ việc chỉ đạo sản xuất theo kế hoạch tới việc hạch toán sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý Với sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo các quy luật kinh tế, không ngừng cải tạo bộ máy quản lý, đổi mới máy móc thiết bị … nhà máy ô tô Ngô Gia Tự đã đạt được những thành tựu đáng kể trong sản xuất, đời sống của cán bộ CNV ngày càng được nâng cao.

Cùng với sự phát triển của Nhà máy, bộ máy kế toán nói chung cũng như kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng đã không ngừng được cải tiến để đáp ứng kịp thời yêu cầu quản lý và hạch toán của Nhà máy, nổi bật ở các điểm sau:

- Về công tác kế toán:

Nhìn chung công tác kế toán được tổ chức phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lý cũng như đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Nhà máy Bộ máy kế toán của Nhà máy được tổ chức gọn nhẹ, tương đối hoàn chỉnh với đội ngũ nhân viên kế toán có trình độ nghiệp vụ chuyên môn vững vàng và được phân công nhiệm vụ rõ ràng theo từng phần hành kế toán, phù hợp với năng lực và kinh nghiệm công việc Do đó đã ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhằm cung cấp thông tin cho lãnh đạo ra các quyết định trong sản xuất kinh doanh được kịp thời Vì vậy, dù khối lượng công việc kế toán đối với Nhà máy là rất lớn nhưng phòng tài chính kế toán vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và luôn là tập thể lao động xuất sắc.

- Ứng dụng phần mềm kế toán CADS trong công tác kế toán.

Khi mới thành lập Nhà máy đã thực hiện tổ chức công tác kế toán trên máy vi tính theo chương trình phần mềm kế toán CADS Việc ứng dụng tin học trong công tác đã giảm bớt các công việc kế toán, đồng thời giúp cho các phần hành kế toán được thực hiện nhanh chóng, đưa ra các thông tin kịp thời, hữu ích cho kế toán được nhanh chóng và chính xác, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả công tác quản lý, kiểm soát nội bộ Nhà máy.

- Đánh giá nguyên vật liệu theo giá thực tế.

Trong các phương pháp đánh giá giá trị nguyên vật liệu xuất kho thì phương pháp giá thực tế đích danh là phương pháp đảm bảo sự chân thực của thông tin kế toán hàng tồn kho nói riêng cũng như thông tin vè lãi, lỗ, tình hình tài chính doanh nghiệp nói chung Tuy nhiên, trên thực tế có ít doanh nghiệp áp dụng được phương pháp này vì nó đòi hỏi doanh nghiệp phải theo dõi chặt chẽ nguyên vật liệu lớn. Nhưng do có đặc điểm khi mua nguyên vật liệu về thường là xuất thẳng đến các phân xưởng sản xuất nên việc theo dõi lô hàng cả về số lượng và giá trị là hoàn toàn có thể thực hiện được Vì thế, Nhà máy sử dụng đơn giá thực tế đích danh khi tính giá nguyên vật liệu xuất kho là hợp lý.

- Về thực hiện chế độ kế toán.

Nhìn chung, trong quá trình hoạt động, Nhà máy đã tuân thủ chế độ của Nhà nước về hệ thống chứng từ, tài khoản và sổ sách kế toán Kế toán Nhà máy đã vận dụng chế độ kế toán một cách linh hoạt để phù hợp với điều kiện sản xuất của Nhà máy giúp cho công việc được tiến hành nhanh chóng, thuận lợi hơn mà vẫn đảm bảo tính chính xác.

- Về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

Quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nên Nhà máy đã tổ chức quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tương đối chặt chẽ Việc phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục là tương đối đầy đủ và phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Nhà máy Công việc ghi chép bắt đầu từ phân xưởng lập chứng từ và chuyển số liệu lên máy vi tính theo một quy trình thống nhất và liên tục tạo điều kiện sử dụng và tiết kiệm chi phí trong sản xuất.

Công tác tổ chức kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm được kế toán ở Nhà máy tiến hành theo trình tự quy định của Nhà nước Từ việc bắt đầu xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành, đến việc tạp hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đều phù hợp với đặc điểm tổ chức sổ sách, đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất Mặt khác, bộ phận kế toán xác định rõ từng phần hành công việc kế toán nên trình tự hạch toán được thực hiện rất kịp thời, thuận lợi cho việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

Bên cạnh những ưu điểm kể trên thì trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm còn có những tồn tại sau:

- Về công tác hạch toán:

Hình thức nhật ký chứng từ mà Nhà máy đang áp dụng hiện nay khá phổ biến Nhưng khối lượng công việc rất lớn, phức tạp nên phải sử dụng nhiều bảng kê, bảng phân bổ, nhật ký chứng từ liên quan nên việc quản lý số liệu còn gặp nhiều khó khăn.

- Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

Nhà máy ô tô Ngô Gia Tự chuyên sản xuất sản phẩm chính là ô tô khách chi phí phát sinh nhiều trong quá trình sản xuất vì vậy việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dễ bị bỏ sót và nhầm lẫn dẫn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh bị hạn chế.

Kiến nghị

Nhà máy tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trên thực tế đều cố gắng để đạt được mục đích cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận Để đạt được điều đó Nhà máy phải giám sát chặt chẽ và có hiệu quả quá trình tiêu hao vật tư, lao động và các tài sản khác Ngoài các biện pháp kỹ thuật như giám sát định mức tiêu hao nguyên vật liệu, bố trí dây chuyền sản xuất hợp lý để tiết kiệm tối đa lao động thì hoàn thiện công tác cũng góp vai trò quan trọng Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sẽ giúp cho các nhà quản trị có được thông tin cần thiết để kịp thời đưa ra các quyết định quản lý tối ưu nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm Thực hành tiết kiệm chi phí trong sản xuất có ý nghĩa quan trọng không chỉ với doanh nghiệp nói riêng mà còn có ý nghĩa với cả quốc gia vì tiết kiệm chi phí sản xuất là tiết kiệm các nguồn lực cho sản xuất bao gồm tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực …

Xuất phát từ yêu cầu cùng với những hạn chế ở trê, việc hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở Nhà máy ô tô Ngô Gia Tự cần thực hiện theo các hướng sau:

- Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành, lựa chọn phương pháp tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành phù hợp với đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.

- Quy định trình tự công việc sao cho công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được tiến hành thuận lợi, kịp thời, phù hợp với yêu cầu quản trị của Nhà máy.

- Xây dựng và tổ chức quy trình luân chuyển chứng từ khoa học, đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời cho công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.

- Xây dựng hệ thống tài khoản, sổ sách phù hợp với chế độ kế toán và với thực tế công việc tại Nhà máy để vừa đảm bảo theo sát các yêu cầu thực tế của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đồng thời đảm bảo không trái với các quy định chung.

- Phương thức, quy trình hạch toán phải đảm bảo được tính kinh tế và hiệu quả của công tác kế toán.

Ngày đăng: 12/09/2023, 18:44

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu kinh doanh - Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy ô tô ngô gia tự
Bảng 1.1 Một số chỉ tiêu kinh doanh (Trang 9)
Sơ đồ 1.1: Bộ máy quản lý Nhà máy ô tô Ngô Gia TựGiám đốc - Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy ô tô ngô gia tự
Sơ đồ 1.1 Bộ máy quản lý Nhà máy ô tô Ngô Gia TựGiám đốc (Trang 10)
Sơ đồ 1.3: Tổ chức bộ máy kế toán - Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy ô tô ngô gia tự
Sơ đồ 1.3 Tổ chức bộ máy kế toán (Trang 13)
Sơ đồ 1.4: Quy trình xử  lý số liệu của phần mềm CADS. - Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy ô tô ngô gia tự
Sơ đồ 1.4 Quy trình xử lý số liệu của phần mềm CADS (Trang 18)
Sơ đồ 1.2: Quy trình công nghệ sản xuất, lắp ráp và nghiệm thu tổng thể ô tô khách - Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy ô tô ngô gia tự
Sơ đồ 1.2 Quy trình công nghệ sản xuất, lắp ráp và nghiệm thu tổng thể ô tô khách (Trang 39)
Bảng tính giá thành xe khách 29 chỗ khung gầm Hàn Quốc động cơ  D4DD - Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy ô tô ngô gia tự
Bảng t ính giá thành xe khách 29 chỗ khung gầm Hàn Quốc động cơ D4DD (Trang 60)
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG, KPCĐ VÀ BHXH Quý 4 – năm 2009 - Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy ô tô ngô gia tự
u ý 4 – năm 2009 (Trang 75)
BẢNG KÊ CHI TIẾT GIÁ TRỊ DỞ DANG XE Ô TÔ Quý 4 – năm 2009 - Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy ô tô ngô gia tự
u ý 4 – năm 2009 (Trang 78)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w