1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh ninh bình

130 10 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Từ Ngân Sách Nhà Nước Trên Địa Bàn Tỉnh Ninh Bình
Tác giả Vũ Văn Lưu
Trường học Học viện
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2012
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 130
Dung lượng 1,14 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (12)
    • 1.1 Khái niệm đầu tư và phân loại của hoạt động đầu tư (12)
      • 1.1.1 Khái niệm đầu tư (12)
      • 1.1.2. Đặc điểm hoạt động đầu tư (14)
    • 1.2 Nguồn vốn đầu tư (16)
      • 1.2.1 Tiết kiệm của các tầng lớp dân cư (17)
      • 1.2.2 Tiết kiệm của Chính phủ (18)
      • 1.2.3 Nguồn vốn hình thành tư việc sử dụng các tài sản quốc gia (20)
      • 1.2.4 Nguồn vốn đầu tư hình thành từ các doanh nghiệp (22)
    • 1.3. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước (23)
      • 1.3.1. Vai trò nguồn vốn ngân sách Nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản nói chung (23)
      • 1.3.2. Đặc điểm chi ngân sách Nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản (26)
      • 1.3.3. Vai trò chi Ngân sách Nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản (27)
    • 1.4 Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB từ ngân sách Nhà nước (28)
      • 1.4.1. Những chỉ tiêu chủ yếu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng ở tầm vĩ mô (28)
      • 1.4.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn đầu tư ở tầm vi mô (30)
    • 1.5. Kinh nghiệm của một số tỉnh bạn về việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước (32)
    • 1.6. Những nhân tố ảnh hưỏng và vai trò của nó đối với hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước (34)
      • 1.6.1. Chiến lược và quy hoạch đầu tư (35)
      • 1.6.2. Chất lượng công tác lập các dự án đầu tư (36)
      • 1.6.3. Công tác thông báo kế hoạch vốn đầu tư (37)
      • 1.6.4. Công tác đấu thầu, lựa chọn thầu và nghiệm thu công trình (37)
      • 1.6.5. Công tác thanh toán, quyết toán và thanh tra vốn đầu tư (38)
      • 1.6.6 Công tác quản lý chất lượng công trình, công tác thực hiện khối lượng đầu tư và dự án được duyệt (40)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN VÀ HIỆU QUẢ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH (11)
    • 2.1. Đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế tỉnh Ninh Bình và những yêu cầu định hướng hoạt động đầu tư trong những năm tới (44)
      • 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên (44)
      • 2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội trong những năm gần đây (46)
    • 2.2 Đánh giá thực trạng hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản và hiệu quả nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong những năm qua (47)
      • 2.2.1 Tình hình công tác quản lý đầu tư xây dựng của tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2006-2010 (47)
      • 2.2.2 Những kết quả đạt được và nguyên nhân (67)
      • 2.2.3 Những hạn chế và nguyên nhân của sự hạn chế (75)
  • CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH (44)
    • 3.1. Mục tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010-2015 (84)
      • 3.1.1. Những yêu cầu và định hướng về đầu tư trong những năm tới (84)
      • 3.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội (85)
    • 3.3. Quan điểm về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2011-2015 (92)
      • 3.3.1. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách cần kết hợp chặt chẽ lợi ích kinh tế với lợi ích xã hội (92)
      • 3.3.2. Nâng cao hiệu quả vốn đầu tư từ ngân sách đồng thời với việc nâng cao hiệu quả vốn đầu tư ngoài ngân sách trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (93)
    • 3.4 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (95)
      • 3.4.1 Xác định chủ trương đầu tư, công tác lập kế hoạch và phân bổ vốn đầu tư (95)
      • 3.4.2 Hoàn thiện công tác xây dựng quy hoạch đầu tư (97)
      • 3.4.3 Nâng cao chất lượng thẩm định và phê duyệt dự án (98)
      • 3.4.4 Chấn chỉnh và đổi mới công tác đấu thầu (100)
      • 3.4.5 Thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng xây dựng (101)
      • 3.4.6 Đẩy nhanh tiến độ giải ngân, thanh toán vốn đầu tư (102)
      • 3.4.7 Hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước về đầu tư ở địa phương có chất lượng, khoa học, kịp thời và đồng bộ (103)
      • 3.4.8 Tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng (0)
      • 3.4.9 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức (0)
      • 3.4.10 Đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng quyết toán dự án (106)
      • 3.4.11 Làm tốt công tác bảo hành, bảo trì và nâng cao hiệu quả quản lý khai thác các công trình (0)
    • 3.5 Công tác quyết toán các dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (106)
      • 3.5.1. Quy định về công tác quyết toán dự án (106)
      • 3.5.2 Đẩy mạnh công tác quyết toán các dự án sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn Tỉnh (108)
      • 3.5.3 Một số điều kiện để thực hiện các giải pháp (109)
    • 1. Kết luận (116)
    • 2. Kiến nghị (116)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................0136 (0)
  • PHỤ LỤC (0)

Nội dung

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Khái niệm đầu tư và phân loại của hoạt động đầu tư

Cho đến nay, có nhiều cách hiểu và định nghĩa về đầu tư trên các góc độ khác nhau. Đầu tư là bỏ nhân lực, vật lực vào công việc gì, trên cơ sở tính toán hiệu quả kinh tế- xã hội 1 Đầu tư là bỏ vốn vào một doanh nghiệp, một công trình hay một sự nghiệp bằng nhiều biện pháp như cấp phát ngân sách vốn tự có, liên doanh hoặc vay dài hạn để mua sắm thiết bị, xây dựng mới hoặc thực hiện viện hiện đại hoá, mở rộng xĩ nghiệp nhằm thu lợi hay phát triển phúc lợi công cộng 2 Đầu tư là một quyết định bỏ vốn trong hiện tại nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong tương lai. Đầu tư theo nghĩa rộng là sự hy sinh các nguồn lực hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho những người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn thông qua việc sử dụng, các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được kết quả đó

Theo nghĩa hẹp, đầu tư chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn lực hiện tại, nhằm đem lại cho nền kinh tế- xã hội những kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng Đầu tư phát triển là hình thức đầu tư có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng tiềm lực của nền kinh tế nói chung, tiềm lực sản xuất kinh doanh của từng cơ sở sản xuất kinh doanh nói riêng, là điều kiện chủ yếu để tạo công ăn việc làm và nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội. Đầu tư theo cách hiểu tổng quát nhất là quá trình bỏ vốn, nhằm mục đích thu được hiệu quả trong tương lai Cho đến nay, có nhiều cách hiểu và định nghĩa về đầu tư.

Theo quan điểm của A Dam Smith thì “ Đầu tư là một hoạt động làm gia tăng tích tụ tư bản của cá nhân, công ty, xã hội với mục đích cải thiện và nâng cao mức sống “.

1 Từ điển tiếng việt- Viện ngôn ngữ học, trang 301- NXB Đà nẵng, Trung tâm từ điển học 2000

2 Từ điển Bách khoa- tập I, trang 761- NXB từ điển Bách khoa

Theo quan điểm của Samuelson thì: Đầu tư bao giờ cũng có nghĩa là tạo ra vốn tư bản thực sự - tăng thêm hàng hoá đưa vào tồn kho, hay xây dựng nhà máy, nhà cửa, công cụ mới Nếu đầu tư dưới hình thức mua một cổ phiếu vào một doanh nghiệp nào đó, mở một tài khoản tiết kiệm, gửi tiền vào Ngân hàng thì nhà kinh tế học cho rằng, hành động đó không tạo ra tư bản thực sự, chỉ làm thay đổi về thành phần tài sản của những người đã tiến hành công việc nói trên Chỉ khi nào có tình hình tạo ra vốn tư bản bằng vật chất, thì lúc đó mới có đầu tư

Trên góc độ làm tăng thu nhập trong tương lai, đầu tư được hiểu là: Sự hy sinh tiêu dùng hiện tại để tăng tiêu dùng trong tương lai, do đó thu nhập sẽ được tăng thêm.

Trên góc độ rủi ro của đầu tư, đầu tư được hiểu là sự đánh bạc về tương lai, với hy vọng rằng thu nhập hiện tại và tương lai sẽ lớn hơn chi phí hiện nay và mai sau.

Theo từ điển quản lý tài chính Ngân hàng của nhóm học giả người Pháp do Pierrce Conso đại diện, thì đầu tư bao gồm ba khái niệm, tuỳ thuộc từng quan điểm:

Theo quan điểm kinh tế, đầu tư là làm tăng vốn cố định, tham gia vào hoạt động của các doanh nghiệp trong nhiều chu kỳ kinh doanh nối tiếp Đó là quá trình làm tăng tài sản cố định về sản xuất và kinh doanh.

Theo quan điểm tài chính, đầu tư là quá trình làm bất động hoá một số vốn, nhằm thu lợi nhuận trong nhiều chu kỳ nối tiếp sau này Khái niệm này cho biết, ngoài việc tạo ra các tài sản vật chất tham gia trực tiếp vào hoạt động của doanh nghiệp, còn bao gồm các khoản chi tiêu không tham gia ngay một cách trực tiếp vào hoạt động của các doanh nghiệp như các chi phí nghiên cứu đào tạo nhân viên

Theo quan điểm kế toán, khái niệm đầu tư gắn liền với việc phân bổ các khoản vốn đã bỏ ra, vào trong các mục cố định, trong một thời gian nhất định, phục vụ cho công tác quản lý về kết quả đầu tư.

Từ những khái niệm nêu trên chúng ta có thể hiểu được: Mục tiêu là các lợi ích mà các nhà đầu tư mong muốn thu được mà phương tiện là vốn của họ xuất ra. Điều đó cho thấy vai trò quan trọng của vốn đầu tư trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nói chung, đặc biệt là trong điều kiện nước ta đang phấn đấu thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp, đảm bảo nâng cao mức sống của người dân và thực hiện tốt công tác an sinh- xã hội.

Vốn đầu tư là giá trị tài sản xã hội đã được sử dụng nhằm mang lại hiệu quả trong tương lai Hay nói cách khác, đầu tư phát triển là đầu tư mang lại kết quả làm tăng giá trị sản lượng hàng hoá, dịch vụ nâng cao mức thu nhập bình quân của mỗi quốc gia, nhưng ý nghĩa quan trọng nhất của đầu tư phát triển là làm thay đổi cơ cấu kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia Ở bất kỳ quá trình tăng trưởng và phát triển nào muốn tiến hành được đều phải có vốn đầu tư Vốn đầu tư là yếu tố quyết định để kết hợp các yếu tố trong sản xuất kinh doanh, nó trở thành yếu tố có tầm quan trọng hàng đầu đối với tất cả các dự án đầu tư và có vai trò đặc biệt cho sự phát triển kinh tế- xã hội

Theo phân tích trên, vốn đầu tư không phải là phương tiện duy nhất để đạt được mục tiêu Mục tiêu có thể đạt được bằng nhiều phương tiện khác nhau, cũng như phương tiện có thể đạt được nhiều mục tiêu khác nhau Muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư nhằm đóng góp cao nhất vào sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước không chỉ cần một lượng vốn đầu tư là đủ mà còn cần phải thực hiện nhiều yếu tố khác nhau tức là sử dụng một loạt các giải pháp đồng bộ và thích hợp trong quá trình sử dụng vốn đầu tư.

Nếu xem xét hai nhân tố mục tiêu và phương tiện để đạt mục tiêu tạo nên nội hàm của định nghĩa đầu tư nói trên, do vậy việc bỏ vốn thực hiện đầu tư dưới nhiều hình thức khác nhau và lợi ích thu được rất đa dạng Điều này làm cho đầu tư trở thành một lĩnh vực hoạt động kinh tế quan trọng.

1.1.2 Đặc điểm hoạt động đầu tư

Thứ nhất: Đầu tư đòi hỏi một khối lượng vốn lớn Khối lượng vốn đầu tư lớn là yếu tố khách quan nhằm tạo ra những điều kiện vật chất và kỹ thuật cần thiết đảm bảo cho yếu tố tăng trưởng và phát triển như: Xây dựng một hệ thống cơ sở hạ tầng, xây dựng các cơ sở công nghiệp luyện kim, chế tạo máy, công nghiệp hoá dầu, công nghiệp lương thực, thực phẩm, ngành điện năng Đầu tư cho những lĩnh vực trên đòi hỏi lượng vốn đầu tư bỏ ra rất lớn, vì vậy nếu không sử dụng vốn có hiệu quả sẽ gây nhiều phương hại đến sự phát triển kinh tế xã hội Mặt khác việc sử dụng vốn đầu tư nước ngoài ngày càng chồng chất lại không có khả năng trả nợ, tình hình tài chính khó khăn sẽ dẫn đến khủng hoảng tài chính tiền tệ Các cơn lốc khủng hoảng tài chính ở Mê Hi Cô, Hy Lạp, đặc biệt là cuộc khủng hoảng tài chính 2007- 2010 là một cuộc khủng hoảng bao gồm sự đổ vỡ hàng loạt hệ thống ngân hàng, tình trạng sụt giá chứng khoán và mất giá tiền tệ quy mô lớn ở nhiều nước trên thế giới, có nguồn gốc từ khủng hoảng tài chính ở Hoa Kỳ.

Nguồn vốn đầu tư

Nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế của một nước được hình thành từ hai nguồn vốn: Nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài Đối với nước ta và các nước đang phát triển khác, đứng trước thực trạng của nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng chậm, thu nhập bình quân đầu người thấp, nguồn vốn tiết kiệm so với GDP còn rất hạn hẹp, việc kết hợp huy động vốn nước ngoài với vốn trong nước, trong đó vốn trong nước có vai trò quyết định.

Khi đề cập đến vai trò của từng nguồn vốn, nguồn vốn trong nước là quyết định và nguồn vốn bên ngoài là quan trọng Như vậy, cần phải kết hợp huy động cả hai nguồn vốn để đầu tư phát triển kinh tế, trong đó nguồn vốn trong nước có ý nghĩa chiến lược đối với sự tăng trưởng chiến lược của mỗi quốc gia Phù hợp với phạm vi của đề tài, trong phạm vi chỉ trình bày về nguồn vốn đầu tư trong nước. Nguồn vốn đầu tư trong nước được hình thành chủ yếu từ: tiết kiệm của Chính phủ, tiết kiệm của dân cư, tiết kiệm của doanh nghiệp và vốn huy động thông qua sử dụng các tài sản quốc gia, ngoài ra nguồn vốn đầu tư trong nước có thể hình thành từ tài trợ nước ngoài, dưới hình thức vay hoặc nhận viện trợ của Chính phủ.

1.2.1 Tiết kiệm của các tầng lớp dân cư

Tiết kiệm trong dân cư được hình thành từ phần còn lại trong thu nhập của dân cư, sau khi đóng góp nghĩa vụ với Nhà nước (nếu có) và đảm bảo tiêu dùng cho nhu cấu thiết yếu của bản thân và gia đình họ Phạm vi hình thành thu nhập của dân cư bao gồm: Thu nhập từ kết quả lao động, từ sản xuất kinh doanh và dịch vụ của bản thân và gia đình họ; thu nhập do thân nhân của họ từ nước ngoài gửi về (người định cư, hợp tác lao động và công tác ); thu nhập do thừa kế gồm vàng, tiền, nhà cửa và đất đai; thu nhập hình thành từ những cơ hội may mắn, bất ngờ (Trúng xổ số, giá của tài sản thay đổi ) Tiết kiệm trong dân cư là một bộ phận của tổng tiết kiệm trong nước, đóng vai trò chủ yếu trong việc hình thành vốn đầu tư của mỗi quốc gia Nó đã được thừa nhận là một bộ phận lớn, chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng số các khoản tiết kiệm Một phương pháp tiếp cận khác để xác định vai trò tiết kiệm dân cư thông qua việc xác định tiềm năng của nó, với mức độ chính xác tương đối được Robert J.Gordon trình bài trong cuốn “ Kinh tế vĩ mô” như sau:

Nếu ta ký hiêu Q là tổng thu nhập được tạo ra trong nền kinh tế và E là tổng chi tiêu sản phẩm cuối cùng ta có công thức sau:

E = C + I + G + X Trong đó: C là tiêu dùng, I là đầu tư trong nước, G là chi tiêu của Chính phủ,

X là xuất khẩu dòng (chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu)

=> Q = C + S + R - F Trong đó : Q+F là tổng thu nhập mà các hộ gia đình nhận được gồm Q là thu nhập do sản xuất tạo ra, F là các khoản tiền chuyển nhượng của Chính phủ (bảo hiểm xã hội, phúc lợi công cộng ) ;

C sản phẩm tiêu dùng được mua từ thu nhập ;

S là các khoản tiết kiệm ; R là tiền đóng thuế.

Nếu ký hiệu T là số thuế dòng, T= R-F, biến đổi biểu thức của Q và E thì biểu thức cuối cùng là :

Vế trái của biểu thức (2) là số dương biểu hiện bội thu ngân sách Chính phủ - số thu nhập dòng về thuế trừ các khoản chi tiêu Chính phủ Khi Chính phủ có số bội thu ngân sách và giả sử cán cân thanh toán ngoại thương cân bằng (hoặc chênh lệch không đáng kể), kinh tế tư nhân phải điều chỉnh để đầu tư của tư nhân phải cao hơn tiết kiệm của khu vực này Khi vế trái của biểu thức (2) là số âm, ngân sách bị thâm hụt và giả sử cán cân thanh toán ngoại thương cũng cân bằng như trường hợp trên, thì kinh tế tư nhân phải điều chỉnh để tiết kiệm của tư nhân phải cao hơn đầu tư của khu vực này Trong trường hợp này, việc huy động tiết kiệm dân cư có thể tiến hành được, vì đã có sẵn khả năng cho nó là sự thâm hụt ngân sách đã và đang là hiện tượng phổ biến của nhiều nước Nếu khống chế mức thâm hụt ngân sách là 5% GDP hàng năm như kinh nghiệm của nhiều nước và đã được nhiều nhà kinh tế chấp nhận, thì có thể đi đến khẳng định rằng: Tiềm năng về tiết kiệm dân cư trong các quốc gia luôn tồn tại và có vai trò to lớn trong việc đóng góp vào tổng tiết kiệm trong nước Vấn đề đặt ra là khai thác nguồn tiết kiệm này như thế nào để khuyến khích quá trình tự đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh - dịch vụ trong khu vực tư nhân, để bù đắp thiếu hụt ngân sách, để thúc đẩy các doanh nghiệp tư nhân khi nguồn vốn tự có không đủ.

1.2.2 Tiết kiệm của Chính phủ

Tiết kiệm của Chính phủ là số chênh lệch giữa tổng các khoản thu và tổng các khoản chi dùng thường xuyên của Chính phủ Mặc dù, tiết kiệm của các doanh nghiệp nhà nước cũng đóng góp vào tiết kiệm của Chính phủ, xin được trình bày ở phần sau (phần tiết kiệm của doanh nghiệp) Khi nghiên cứu tiết kiệm của Nhà nước, cần lưu ý là tiết kiệm của khu vực này vẫn có thể là một số dương, ngay cả khi ngân sách Nhà nước bội chi, bởi vì một số chi của ngân sách bao gồm cả chi về đầu tư, tức là tiết kiệm của khu vực Nhà nước.

Việc tăng cường các khoản tiết kiệm của Chính phủ được thực hiện thông qua các biện pháp tăng các khoản thu ngân sách và tiết kiệm các khoản chi ngân sách Các khoản thu ngân sách Nhà nước bao gồm: Các khoản thu thuế, các khoản thu không phải là thuế, nằm trong phạm vi ngân sách quốc gia (lệ phí, thu về thuế hay nhượng thu khác) Các khoản thu về thuế nhượng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số thu ngân sách của các quốc gia Vì vậy, khi đánh giá tiết kiệm của Chính phủ, các nhà kinh tế thường sử dụng tỷ suất thuế (số thuế huy động so với tổng sản phảm quốc nội) để so sánh và đã ghi nhận một hiện tượng phổ biến ở các nước phát triển là tỷ lệ động viên GDP vào ngân sách thông qua thuế có xu hướng tăng dần,cùng với sự phát triển của nền kinh tế Giai đoạn 1972- 1976 tỷ suất thuế là 16%,giai đoạn 1977- 1981 tỷ suất thuế là 17%, đến nay 1983 tỷ suất thuế nói chung của các nước đang phát triển khoảng 14- 20%, các nước giầu có là 29% Điều đó cho thấy việc tăng tỷ suất thuế góp phần đáng kể mở rộng tiết kiệm Chính phủ Hướng thứ hai tác động đến việc mở rộng tiết kiệm Chính phủ là quản lý và tiết kiệm các khoản chi ngân sách Cơ cấu, nội dung và quy mô các khoản chi ngân sách do cơ quan quyền lực cao nhất là chủ thể duy nhất của Nhà nước quyết định Quyết định này phải có căn cứ vào khả năng thu ngân sách, vào việc đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trên các mặt kinh tế- xã hội,đồng thời cần phải đặt nó trong mối quan hệ chính sách tiền tệ, chính sách kinh tế,nhằm thực hiện mục tiêu điều tiết vĩ mô nền kinh tế trong từng thời kỳ phát triển.Khi xem xét chi ngân sách của các nước phát triển trong hai thập kỷ 60 và 70 các nhà kinh tế đã chỉ ra rằng, mặc dù tỷ suất thuế của các nước tăng lên, nhưng chi cho tiêu dùng của Nhà nước đã mở rộng với tốc độ nhanh, thường vượt tốc độ tăng trưởng của tổng sản phẩm quốc nội trong cùng thời gian đó Cần nhấn mạnh là trong tổng số các khoản chi ngân sách của các nước đang phát triển thì các khoản chi thường xuyên, thực chất là các khoản chi cho người tiêu dùng hiện tại của nhà nước chiếm tỷ trọng lớn và thường tăng lên với nhịp độ cao nhất Vì vậy, cần tiết kiệm chi thường xuyên để đảm bảo chi cho đầu tư vào con người, môi trường và phát triển kinh tế Từ những vẫn đề phân tích trên cho ta thấy việc mở rộng tiết kiệm chi của Chính phủ là rất khó khăn Bởi vậy các khoản thu ngân sách từ thuế tuy có tăng thêm nhưng mức tăng của nó chậm hơn mức tăng cho chi tiêu của Chính phủ, nên nguồn tiết kiệm này mặc dù có vai trò quan trọng, nhưng không phải là nguồn chủ yếu để hình thành vốn đầu tư của các quốc gia Đứng trước tình trạng thiếu hụt ngân sách, chính phủ các nước thường áp dụng các biện pháp như: thắt chặt chi tiêu của Chính phủ, Chính phủ đi vay (vay dân cư trong nước, vay nước ngoài) hoặc phát hành thêm tiền Trong đó huy động vốn tiết kiệm trong dân cư là một biện pháp phổ biến được Chính phủ sử dụng.

1.2.3 Nguồn vốn hình thành tư việc sử dụng các tài sản quốc gia

Tài sản quốc gia không chỉ biểu hiện bằng vốn tiền tệ thực tế, đang vận động theo các luồng giá trị của quá trình chu chuyển vốn trong nền kinh tế, mà còn được biểu hiện dưới dạng tiềm năng là những tài sản hữu hình và vô hình, nếu biết khai thác và tác động của ngoại lực thì nó có thể trở thành vốn tiền tệ làm tăng nguồn vốn đầu tư phát triển cho nền kinh tế Vì vậy, khai thác các tài sản quốc gia như lao động, đất đai và tài nguyên tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể về tiềm năng sẵn có của từng nước và chính sách khai thác kết hợp với quản lý, nuôi dưỡng và bảo vệ chúng trong từng quốc gia khác nhau. Đất đai nói chung đóng vai trò cần thiết và quan trọng khác nhau cho rất nhiều ngành kinh tế, cần thiết phải khai thác giá trị của đất chuyên dùng (đất xây dựng các công trình, đất rừng, mặt nước, mặt biển), nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế vì những lý do sau:

Một là, trong nền kinh tế thị trường, đất đai được coi là một hàng hóa Hàng hóa này có chủ sở hữu (Nhà nước) Sự tách biệt quyền sở hữu đất đai với quyền sử dụng của nó, thông qua việc cho thuê, nhượng bán, góp vốn kinh doanh bằng quyền sử dụng đất, đã hình thành nên giá cả của đất đai hay còn gọi là địa tô của đất đai. C.Mác đã ám chỉ địa tô mà người chủ được hưởng khi họ cho thuê đất (không phân biệt đất tốt, xấu, xa, gần) là địa tô tuyệt đối Việc huy động địa tô của đất đai nhằm tăng thêm vốn đầu tư là cần thiết.

Hai là, giá cả của đất đai ngoài phụ thuộc vào quan hệ cung về đất chỉ có giới hạn, trong khi cầu về đất lại luôn luôn tăng (do dân số, đô thị hóa) còn phụ thuộc vào vị trí địa lý thuận lợi sẵn có và giá trị thuận lợi trong tương lai C.Mác căn cứ vào vị trí thuận lợi của đất đai đã khẳng định rằng, đó là cơ sở để hình thành

“địa tô chênh lệch I” (đối với đất nông nghiệp) và “địa tô độc quyền” (đối với đất đô thị) Như vậy ngoài địa tô tuyệt đối, người sở hữu còn có thể huy động địa tô chênh lệch I và địa tô độc quyền để bổ sung tăng vốn đầu tư.

Ba là, khai thác giá trị của đất đai sẽ làm tăng thêm vốn cho đầu tư, thông qua hình thức cho thuê hoặc bán quyền sử dụng đất, đổi đất lấy công trình, lấy hạ tầng hoặc góp vốn liên doanh với nước ngoài bằng giá trị đất Bằng nhiều hình thức ưu đãi như giá đất và vị trí mặt bằng thuận lợi trong việc tìm kiếm mặt bằng đầu tư vào những vùng, địa bàn cần khuyến khích Mặt khác việc khai thác giá trị của đất cần chú ý bảo vệ nguồn tài nguyên Ở hầu hết các nước đang phát triển, quyền sở hữu tầng đất cái không phụ thuộc vào tư nhân, mà Nhà nước là người chủ thực sự của toàn bộ tài nguyên khoáng sản, để thăm dò khai thác tài nguyên, phải bỏ ra một số chi phí về vốn và lao động khá lớn, nhưng giá trị thặng dư thu về được, các nhà kinh tế gọi là địa tô thường lớn hơn so với chi phí bỏ ra Sự hình thành địa tô tài nguyên phụ thuộc vào nhiều mối quan hệ, liên quan đến thời hạn khai thác, tỷ lệ lãi suất, mức độ rủi ro Kinh nghiệm địa tô và chiếm hữu địa tô trong các nước đang phát triển đã chứng minh rằng: Với tư cách là chủ sở hữu tài nguyên chính sách của Nhà nước về khai thác các nguồn tài nguyên được xây dựng trên cơ sở, xác định sự tồn tại của địa tô và quyền chiếm đoạt địa tô cũng như sự phân chia về địa tô giữa nước chủ nhà và các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư khai thác tài nguyên thông qua việc thực hiện các chính sách thuế hay phân chia lợi nhuận, khi hai bên tham gia trực tiếp vào dự án đó Việc chiếm đoạt địa tô trong các nước đang phát triển có tài nguyên có khả năng khai thác đã tạo ra từ 5-15% tổng thu ngân sách Nhà nước Thái Lan, từ 15 đến 25% ở Malayxia, hơn 50% ở Bolovia và Indonesia Như vậy, huy động các loại địa tô hình thành từ đất đai nhằm tăng thêm vốn cho đầu tư là cần thiết Cùng với đất đai, tài nguyên, nguồn nhân lực cũng là tài sản quý giá nhất của mỗi quốc gia Vai trò và động lực của con người trong quá trình phát triển, sẽ được thực hiện thông qua việc sử dụng nguồn tiềm lực lao động, trên cả hai mặt số lượng và chất lượng, cùng với việc tổ chức lại nguồn lao động, tiến hành cải tiến thể chế về lao động, tăng thêm việc làm cho người nghèo, có thể coi là một biện pháp hiệu quả, ít tốn kém để tăng phần đóng góp cho tổng thu nhập Việc nâng cao chất lượng lao động thông qua quá trình thực hiện chiến lược con người trên các mặt giáo dục, chăm sóc sức khỏe, bồi dưỡng kinh nghiệm và kỹ năng lao động, góp phần mở rộng thị trường lao động trong và ngoài nước, làm tăng tổng sản lượng GDP một cách bền vững, trong đó có thể tăng thu nhập từ việc cung cấp các dịch vụ về lao động dưới hình thức xuất khẩu lao động Chẳng hạn như Philippin đứng đầu thế giới về xuất khẩu lao động, với thu nhập của gần 1 triệu lao động xuất khẩu ra nước ngoài là 5,5 tỷ USD, vượt con số 5,3 tỷ USD của Ấn Độ.

Với những phân tích trên về vai trò của các tài sản quốc gia như đất đai, tài nguyên và lao động cho ta thấy là: Mặc dù chúng được thừa nhận có đóng góp đáng kể vào quá trình phát triển đối với các nước đang phát triển, nhưng chúng chỉ biến nguồn tài chính tiềm năng thành nguồn tài chính thực tế cho đầu tư phát triển khi đã dùng đến ngoại lực tác động, để có vốn đầu tư phải đầu tư vốn, đó là một nguyên lý.

Như vậy, việc xác định các nguồn tiết kiệm của Chính phủ, tiết kiệm của dân cư, tiết kiệm của doanh nghiệp và các nguồn vốn tiềm năng khác, có vai trò quan trọng trong việc hình thành vốn trong nước để đầu tư phát triển kinh tế- xã hội của các quốc gia.

1.2.4 Nguồn vốn đầu tư hình thành từ các doanh nghiệp

Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp là những tổ chức kinh doanh nhằm mục tiêu lợi nhuận, có từ một chủ sở hữu trở lên, được pháp luật thừa nhận về: lĩnh vực kinh doanh, mức vốn pháp định, có tên gọi và hoạt động riêng, đảm bảo trách nhiệm của mình trước pháp luật bằng tài sản (trách nhiệm hữu hạn hoặc vô hạn).

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước

1.3.1 Vai trò nguồn vốn ngân sách Nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản nói chung

Ngân sách Nhà nước là một phạm trù kinh tế, một phạm trù lịch sử Sự hình thành và phát triển của ngân sách Nhà nước gắn liền với sự xuất hiện và phát triển của nền kinh tế hàng hóa tiền tệ trong các phương thức sản xuất của cộng đồng, Nhà nước của từng cộng đồng Nói cách khác, sự ra đời của Nhà nước, sự tồn tại của kinh tế hàng hóa tiền tệ là tiền đề cho sự phát sinh tồn tại và phát triển của ngân sách Nhà nước.

Nói đến nguồn vốn là nói đến nguồn gốc xuất xứ để có được vốn đó. Đứng trên góc độ một chủ dự án, để hình thành một dự án đầu tư xây dựng có thể sử dụng các nguồn vốn sau đây:

 Nguồn vốn ngân sách Nhà nước

 Nguồn vốn tự bổ sung

 Nguồn huy động khác trong quá trình xây dựng công trình.

Nguồn vốn của NSNN là một bộ phận vốn đầu tư XDCB được Nhà nước tập trung vào NSNN dùng để đầu tư xây dựng công trình theo mục tiêu phát triển kinh tế của Nhà nước cho đầu tư XDCB Trong mỗi thời kỳ, tùy vào điều kiện lịch sử cụ thể và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước mà nguồn vốn NSNN bố trí cho đầu tư XDCB với tỷ lệ khác nhau.

Hiện nay nguồn vốn NSNN cho đầu tư XDCB được bố trí trực tiếp cho các công trình văn hóa, y tế, xã hội, giáo dục, quản lý Nhà nước, cơ sở hạ tầng và những công trình trọng điểm có ý nghĩa làm thay đổi cơ cấu kinh tế của cả nước, của vùng, lãnh thổ. Đối tượng của dự án được NSNN đầu tư là các dự án không có khả năng trực tiếp thu hồi vốn như:

 Các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như: giao thông thủy lợi

 Các dự án đầu tư xây dựng công trình văn hóa, xã hội, thể dục thể thao, phúc lợi công cộng.

 Các dự án đầu tư xây dựng công trình giáo dục đào tạo, y tế.

 Các dự án bảo vệ môi trường sinh thái.

 Các dự án đầu tư xây dựng công trình an ninh quốc phòng.

 Các dự án trọng điểm do Chính phủ quyết định.

Căn cứ vào mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế của đất nước, căn cứ vào nhiệm vụ thu, nhu cầu chi của NSNN trong mỗi thời kỳ, nguồn vốn NSNN chi cho đầu tư XDCB cũng liên tục thay đổi theo chiều hướng tăng dần qua các năm, biểu hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế đất nước ngày càng ổn định và phát triển.

Trong nền kinh tế thị trường, đầu tư được hiểu là việc bỏ vốn ra hôm nay để mong nhận được kết quả hơn trong tương lai Kết quả mang lại đó có thể là hiệu quả kinh tế hoặc hiệu quả xã hội Nếu xét trên phạm vi ảnh hưởng thì đầu tư phát triển là loại đầu tư mà ở đó có liên quan đến sự tăng trưởng quy mô vốn của nhà đầu tư và quy mô trên toàn xã hội Điển hình của đầu tư phát triển là đầu tư vào khu vực sản xuất, dịch vụ, đầu tư vào yếu tố con người, đầu tư vào cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội.

Chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước là quá trình Nhà nước sử dụng một phần vốn tiền tệ đã tập trung được dưới hình thức: Thuế, phí, lệ phí để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, văn hóa, xã hội Các khoản chi này có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển với ý nghĩa đó, người ta coi khoản chi này là chi cho tích lũy.

Chi đầu tư xây dựng cơ bản là khoản chi được ưu tiên hàng đầu trong tổng chi NSNN, nhằm thực hiện tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng tài sản cố định Từng bước tăng cường và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế.Chi đầu tư XDCB từ ngân sách Nhà nước được thực hiện hàng năm nhằm mục đích để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng.

Các nhà hoạch định chính sách và quản lý luôn phải nghiên cứu hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý đầu tư xây dựng và quy trình nghiệp vụ để quản lý có hiệu quả hơn các khoản chi đầu tư XDCB nói chung và từ NSNN nói riêng Kho bạc Nhà nước là nơi trực tiếp thanh toán kiểm soát vốn đầu tư XDCB từ NSNN đã ban hành quy định riêng đảm bảo các khoản chi đầu tư XDCB được xuất ra từ quỹ NSNN đúng chế độ, đơn giá định mức của Nhà nước và phát huy hiệu quả cao vòng quay của vốn. Để quản lý hiệu quả vốn đầu tư XDCB từ NSNN chúng ta cần tiến hành phân loại khoản chi này Phân loại các khoản chi là việc sắp xếp các khoản chi có cùng mục đích, cùng tính chất thành các loại chi Có nhiều tiêu thức để phân loại các khoản chi theo mục tiên quản lý nhất định và nhiều biện pháp tác động đến hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN một trong những biện pháp đó là: Quản lý phải phù hợp với từng loại vốn đầu tư Chúng ta có thể quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN theo tiêu thức sau:

 Xét theo hình thức tài sản cố định chi đầu tư XDCB bao gồm:

 Chi xây dựng mới: Đó là khoản chi để xây dựng mới các dự án, công trình mà kết quả làm tăng thêm tài sản cố định, tăng thêm năng lực sản xuất mới của nền kinnh tế quốc dân Đây là một khoản chi có tỷ trọng lớn.

 Chi cải tạo sửa chữa: Đó là các khoản chi nhằm khôi phục hoặc nâng cao năng lực của các dự án, công trình đã có sẵn.

 Xét theo cơ cấu công nghệ của vốn đầu tư, chi đầu tư xây dựng cơ bản bao gồm:

 Chi xây lắp: Đó là các khoản chi để xây dựng lắp ghép các kết cấu kiến trúc và lắp đặt thiết bị theo dự toán, theo thiết kế đã được duyệt.

 Chi thiết bị: Đó là các khoản chi cho mua sắm máy móc thiết bị bao gồm cả chi phí vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, chi phí bảo dưỡng tại kho bãi ở hiện trường cũng như các loại chi phí liên quan đến thuế và bảo hiểm thiết bị.

 Chi kiến thiết cơ bản khác: Đây là các khoản chi nhằm đảm bảo điều kiện cho quá trình xây dựng, lắp đặt và đưa dự án, công trình vào sử dụng Nó bao gồm các khoản chi như: Chi chuẩn bị đầu tư, chi khảo sát thiết kế, chi quản lý dự án, các khoản chi về đền bù và giải phóng mặt bằng.

 Xét theo giai đoạn xây dựng, chi đầu tư XDCB bao gồm:

 Chi phí cho giai đoạn chuẩn bị đầu tư: Đây là những khoản chi để xác định sự cần thiết phải đầu tư, quy mô đầu tư, điều tra khảo sát, thăm dò và lựa chọn địa điểm xây dựng, lập dự án đầu tư, thẩm định dự án đầu tư và quyết định đầu tư.

 Chi cho giai đoạn thực hiện đầu tư và kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng Đây là các khoản chi liên quan đến quá trình xây dựng từ khi khởi công đến khi hoàn thành dự án đưa vào khai thác sử dụng.

 Xét theo nguồn gốc hình thành, chi đầu tư XDCB có thể chia làm hai nhóm chính đó là:

 Chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn trong nước.

 Chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn vay nợ, viện trợ của nước ngoài và các tổ chức tiền tệ thế giới.

1.3.2 Đặc điểm chi ngân sách Nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản

Chi đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN có một số đặc điểm sau:

Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB từ ngân sách Nhà nước

Hiệu quả có nội dung rất rộng và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau Theo dạng tổng quát nhất có thể định nghĩa: “Là kết quả như yêu cầu của việc làm mang lại ” 1

Không ngừng nâng cao đầu tư là mục tiêu hàng đầu trong công tác quản lý sử dụng vốn đầu tư nói chung và vốn đầu tư từ NSNN nói riêng Hiệu quả vốn đầu tư phụ thuộc đáng kể vào mức độ chính xác và độ tin cậy của việc lập dự án và nghiên cứu khả thi.

Từ nhiều cách tiếp cận, đánh giá hiệu quả đầu tư, đứng trên giác độ quản lý kinh tế ở tầm vĩ mô và vi mô ta có thể đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN qua một số chỉ tiêu chủ yếu sau đây:

1.4.1 Những chỉ tiêu chủ yếu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng ở tầm vĩ mô

1 Hiệu suất vốn đầu tư

Hiệu suất vốn đầu tư biểu hiện quan hệ so sánh giữa mức tăng trưởng của GDP và vốn đầu tư trong kỳ được xác định bằng công thức sau:

H I =  GDP I (1) Trong đó H I: Hiệu suất vốn đầu tư trong kỳ.

GDP: Mức tăng trưởng GDP trong kỳ.

I: Mức vốn đầu tư trong kỳ.

Chỉ tiêu hiệu suất vốn đầu tư phản ánh tổng hợp hiệu quả vốn đầu tư, nhưng có nhược điểm cơ bản là sự hạn chế về tính so sánh được giữa tử số và mẫu số của chỉ tiêu, vì giữa GDP và vốn đầu tư trong cùng một kỳ, không tồn tại mối quan hệ

1 Từ điển tiếng việt- Viện ngôn ngữ học, trang 440- NXB Đà nẵng, Trung tâm từ điển học 2000 trực tiếp Thời kỳ càng ngắn thì nhược điểm càng bộc lộ rõ, việc phản ánh hiệu quả vốn đầu tư trong thời kỳ có phần thiếu chính xác Nhằm hạn chế nhược điểm này người ta sử dụng các chỉ tiêu hiệu suất vốn đầu tư biến tướng Dạng phổ biến của hiệu suất đầu tư biến tướng là hệ số K được tính bằng cách so sánh mức tăng của GDP năm sau với tổng số vốn đầu tư năm trước theo công thức:

K =  I ( GDPt t  1 ) (2) Trong đó K: Hiệu suất vốn đầu tư biến tướng.

GDPt: Mức tăng trưởng GDP năm t.

It-1: Tổng vốn đầu tư năm t-1.

2 Hệ số gia tăng vốn sản phẩm: (Hệ số ICOR).

Hệ số gia tăng vốn sản phẩm (hệ số ICOR) cho biết trong từng thời kỳ cụ thể, muốn tăng thêm 1 đồng GDP thì cần bao nhiêu đồng vốn đầu tư (VĐT) Hệ số VĐT càng thấp thì hiệu quả VĐT càng cao.

ICOR từ viết tắt tiếng Anh: Incremental Capital Output Ratio là tỷ suất vốn đầu tư, là phương pháp so sánh giữa việc tăng giá trị GDP lên một đơn vị tiền tệ thì phải tăng vốn đầu tư lên bao nhiêu đơn vị tiền tệ (VNĐ hoặc USD).

Theo các nhà kinh tế thì ICOR:

- Hệ số ICOR từ 1-2,5 đối với những nước nghèo.

- Hệ số ICOR từ 1-4 ở những nước có thu nhập trung bình.

- Đối với những nước đạt hệ số ICOR là 2,5 thì vốn đầu tư phải bằng 15% GDP, những nước có hệ số ICOR = 3,75 thì vốn đầu tư phải bằng 22,5% GDP

Hệ số IOCR đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch kinh tế, kế hoạch phát triển kinh tế Việt Nam trong từng giai đoạn cụ thể.

3 Chỉ tiêu hiệu suất tài sản cố định.

Hiệu suất TSCĐ biểu hiện sự so sánh giữa khối lượng tổng sản phẩm quốc nội được tạo ra trong thời kỳ (GDP) với khối lượng giá trị TSCĐ trong kỳ (FA) được tính theo công thức:

Chỉ tiêu này cho biết trong thời kỳ nào đó: 1 đồng giá trị TSCĐ sử dụng sẽ tạo ra bao nhiêu đồng sản phảm quốc nội Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả vốn đầu tư còn có chỗ chưa chính xác vì sự biến động của TSCĐ và tổng sản phẩm quốc nội không hoàn toàn phụ thuộc vào nhau.

4 Hệ số thực hiện vốn đầu tư.

Hệ số thực hiện vốn đầu tư là một chỉ tiêu hiệu quả VĐT rất quan trọng, nó phản ánh mối quan hệ giữa khối lượng vốn đầu tư bỏ ra với các TSCĐ (kết quả của VĐT) được đưa vào sử dụng Hệ số được tính theo chỉ tiêu sau:

Trong đó: Hu: Hệ số thực hiện VĐT

FA: Giá trị TSCĐ được đưa vào sử dụng trong kỳ

I: Tổng số VĐT trong kỳ

Theo cách tính trên, hệ số sử dụng VĐT càng lớn thì biểu hiện hiệu quả thực hiện VĐT càng cao Tuy vậy để chỉ tiêu này đạt giá trị thông tin cao cần chú ý loại trừ những khác biệt giữa TSCĐ và VĐT nhằm đảm bảo tính so sánh được giữa tử số và mẫu số.

5 Hệ số trang bị Tài sản cố định (TSCĐ) cho lao động.

Hệ số trang bị TSCĐ cho lao động (H) được xác định bằng tỷ số giữa giá trị TSCĐ bình quân trong kỳ (FA) và số lao động sử dụng bình quân trong kỳ (L) được tính theo công thức:

HL = FA L (5) Trong đó HL: Hệ số trang bị TSCĐ

FA: Giá trị TSCĐ bình quân trong kỳ

L: Số lượng lao động sử dụng bình quân trong kỳ

Hệ số này cũng là một chỉ tiêu hiệu quả VĐT quan trọng vì kết quả VĐT được biểu hiện ở khối lượng TSCĐ, yếu tố vật chất hoá sự tiến bộ biểu hiện kết quả của việc tăng cường cơ giới hoá, tự động hoá và các phương hướng phát triển kế hoạch kinh tế khác, là tiêu đề quan trọng đảm bảo tăng năng suất lao động, phát triển sản xuất, nâng cao mức sống của người dân.

1.4.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn đầu tư ở tầm vi mô a Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn.

Kinh nghiệm của một số tỉnh bạn về việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước

1.5 Kinh nghiệm của một số tỉnh bạn về việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước.

1 Kinh nghiệm sử dụng vốn đầu tư từ NSNN của tỉnh Nam Định.

Nam Định là tỉnh nằm trong khu vực đồng bằng sông Hồng, có diện tích tự nhiên là 1.649,9 km 2 , dân số 1.975.181 người, thu ngân sách trên địa bàn năm 2010 là 1.213,8 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu đạt 253,2 triệu USD, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 10,3%, GDP bình quân đầu người đạt 14.424,6 triệu đồng ; tỉnh đã thành lập được 12 khu công nghiệp.

Trong giai đoạn 2006-2010 tổng vốn đầu tư phát triển từ ngân sách Nhà nước là trên 5.200 tỷ đồng, trong đó: Vốn cân đối ngân sách địa phương là trên 1.500 tỷ đồng; vốn Trung ương hỗ trợ có mục tiêu là 1.700 tỷ đồng; vốn chương trình mục tiêu Quốc gia và các dự án lớn là 652 tỷ đồng; vốn trái phiếu Chính phủ là 855 tỷ đồng; vốn tín dụng đầu tư phát triển Nhà nước là 440 tỷ đồng; các nguồn vốn khác có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước là 493 tỷ đồng.

Trong giai đoạn 2011-2015 định hướng phát triển của tỉnh là xác định chủ lực về nguồn lực trong quá trình phát triển, tránh phụ thuộc vào nhiều nguồn vốn ngân sách Mỗi đồng vốn được chi cho đầu tư xây dựng cơ bản phải chi tiêu thực sự có trách nhiệm, sử dụng vốn ngân sách vào công tác xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu của tỉnh Tỉnh sẽ ưu tiên đầu tư nguồn vốn ngân sách cho việc xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong tỉnh và khu công nghiệp Hoà xá, Khu du lịch sinh thái Thịnh Long, Quất Lâm tạo môi trường đầu tư thuận lợi để các nhà đầu tư tin tưởng, yên tâm bỏ vốn vào sản suất, kinh doanh tại Nam Định, góp phần đưa Nam Định thành vùng kinh tế động lực của khu vực đồng bằng sông hồng Đây chính là cái đích lớn nhất trong việc sử dụng nguồn vốn ngân sách của Nam Định trong thời gian tới

2 Kinh nghiệm sử dụng vốn đầu tư từ NSNN của tỉnh Hà Nam.

Hà Nam là một tỉnh của ngõ phía Nam của Thủ đô Hà Nội với diện tích tự nhiên 859,5 Km 2 , Dân số 785.057 người, Hà Nam được tách ra từ tỉnh Nam Hà trước đây, sau hơn 18 năm tái lập tỉnh đến nay, Hà Nam đã phát triển mạnh mẽ, hàng năm tăng trưởng kinh tế đạt 13,2%, GDP bình quân đầu người 21 triệu đồng, tăng 34,4% so với năm 2007, thu ngân sách đạt 1.136,2 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt 166,9 triệu USD, giải quyết việc làm cho khoảng 17 nghìn lao động mỗi năm Đặc biệt năm 2010, tỉnh đã thành lập được 8 khu công nghiệp và 18 cụm công nghiêp ; lĩnh vực thu hút đầu tư trực tiếp đạt kết quả cao với 105 dự án đầu tư mới, trong đó có 15 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với tổng số vốn đăng ký đạt 605 triệu USD Để đạt được những kết quả trên, những năm qua Hà Nam đã chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng tốt để thu hút các nhà đầu tư Từ những bài học kinh nghiệm trong quá trình tổ chức triển khai các dự án Hà Nam đã có những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách trên địa bàn tỉnh như sau:

+ Đổi mới phương pháp giao kế hoạch vốn đầu tư XDCB hàng năm: Tập trung, ưu tiên nguồn vốn đầu tư vào các lĩnh vực, các công trình trọng điểm, cấp thiết nhằm thu hút đầu tư, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội.

+ UBND tỉnh giao cho các sơ, ngành căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của mình chủ động xây dựng kế hoạch để trình HĐND tỉnh phê duyệt và phân bổ nguồn vốn ngay từ đầu năm

+ Tập trung, ưu tiên cho các dự án trọng điểm, bố trí đủ vốn cho các dự án nhóm B trong 4 năm, nhóm C trong 2 năm Các công trình trọng điểm của tỉnh là những công trình đóng vai trò quan trọng, định hướng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng thời đảm bảo tiến độ công trình, chất lượng công trình ; tránh được thất thoát, lãng phí do việc kéo dài thời gian thi công.

+ Không bố trí vốn đầu tư đối với các dự án không đủ thủ tục đầu tư, dự án không phù hợp quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, gây thiệt hại và thất thoát vốn đầu tư

+ Hoàn thiện quy trình thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư : Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư, chất lượng thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán và thẩm định thiết kế tổng dự toán ; Xây dựng quy trình hợp lý và gắn trách nhiệm cá nhân, tiêu chuẩn hoá những tiêu chuẩn, quy phạm trong thiết kế để từ đó các đơn vị tư vấn lập, các cơ quan thẩm định thiết kế căn cứ vào đó để áp dụng và thẩm định Dự án đầu tư sản suất kinh doanh phải phù hợp với công nghệ hiện đại, tiên tiến, đảm bảo đủ sức cạnh tranh trên thị trường Đội ngũ cán bộ thẩm định phải là chuyên gia giỏi, có phẩm chất đạo đức và phong cách làm việc khoa học.

+ Chấn chỉnh và đổi mới công tác đấu thầu : Thực hiện việc đấu thầu rộng rãi đối với tất cả các gói thầu, hạn chế tối đa hình thức chỉ định thầu hoặc đấu thầu hạn chế Hình thức đấu thầu rộng rãi sẽ hạn chế rất nhiều các vấn đề tiêu cực như : thông thầu, gian lận trong việc đấu thầu…

+ Quản lý tốt việc cấp phát và thanh toán vốn đầu tư: Việc cấp phát và thanh toán vốn đầu tư phải đảm bảo đúng quy định của Nhà nước Việc cấp phát vốn đầu tư phải gắn với nhu cầu thực tế của công trình, phù hợp với tiến độ thi công các hạng mục, tránh tình trạng cấp vốn tràn lan dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư không cao.

+ Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát đánh giá đầu tư xây dựng.

Có các biện pháp giám sát và kiểm soát nội bộ kết hợp với các biện pháp kiểm tra,thanh tra từ bên ngoài.

THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN VÀ HIỆU QUẢ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH

Đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế tỉnh Ninh Bình và những yêu cầu định hướng hoạt động đầu tư trong những năm tới

Ninh Bình là một tỉnh nằm ở cực Nam của vùng Đồng bằng sông Hồng, cách

Hà Nội hơn 90 km về phía Nam, nằm trên tuyến giao thông huyết mạch Bắc- Nam. Với lợi thế gần thủ đô và vùng trung tâm kinh tế phía Bắc, Ninh Bình có vị trí địa lý và giao thông tương đối thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội.

Tỉnh có 8 đơn vị hành chính được chia làm 3 vùng rõ rệt là trung du miền núi, đồng bằng trũng trung tâm và đồng bằng ven biển Với quy mô hành chính nhỏ gọn và địa hình đa dạng Như vậy, Ninh Bình hội tụ đầy đủ điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội với thế mạnh của từng vùng.

Ninh Bình có diện tích đất nông nghiệp chiếm 69,6% (khoảng 96,7 nghìn ha),đất nông nghiệp tương đối màu mỡ do phù sa bồi lắng, bình quân đất sản xuất trên đầu người gấp 1,5 lần so với vùng Đồng bằng sông Hồng; đất phi nông nghiệp chiếm 21,9% có khả năng mở rộng từ quỹ đất chưa sử dụng và chuyển đổi từ nông nghiệp sang Hàng năm, diện tích đất còn được bổ sung do quai đê lấn biển, tạo điều kiện để mở rộng quy mô sản xuất các ngành kinh tế.

Tỉnh còn có lợi thế cạnh tranh lớn trong sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng với nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú, nhất là có đá vôi với trữ lượng tới hàng chục tỷ m3, đôlômit với trữ lượng khoảng 2,3 tỷ tấn, đất sét, than bùn phân bố rải rác ở nhiều vùng của địa phương Với bờ biển dài trên 15 km, Kim Sơn là nơi có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế biển, gồm: phát triển nuôi, trồng, đánh bắt thủy sản; phát triển công nghiệp đóng tàu; vận tải biển

Hệ thống giao thông đường bộ gồm có quốc lộ 1A, 10, 45, 12B với tổng chiều dài trên 110 km; tỉnh lộ gồm 19 tuyến, cùng với đường cao tốc Bắc - Nam đang xây dựng sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh trong phát triển, đặc biệt là du lịch Hệ thống đường thuỷ gồm 22 tuyến sông với tổng chiều dài gần 364,3 km Có 3 cảng chính do trung ương quản lý là cảng Ninh Bình, cảng Ninh Phúc và cảng K3 Hàng loạt các bến xếp dỡ hàng hoá, ụ tàu, khu neo tránh tàu thuyền nằm trên các bờ sông và cửa sông, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương Tuyến đường sắt Bắc - Nam qua địa bàn tỉnh có chiều dài 19 km với 4 ga, thuận lợi trong vận chuyển hành khách và hàng hoá, nhất là vận chuyển vật liệu xây dựng

Ninh Bình là một trong số rất hiếm các tỉnh trên cả nước hội tụ nhiều lợi thế trong phát triển du lịch với nguồn tài nguyên du lịch rất đặc sắc và đa dạng, nhiều danh lam, thắng cảnh nổi tiếng trong nước và quốc tế, gồm: Khu Tam Cốc - Bích Động - Tràng An - Cố đô Hoa Lư: Đây là quần thể hang động và các di tích lịch sử

- văn hóa rất phong phú, độc đáo ; Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, Vườn Quốc gia Cúc Phương, Khu quần thể nhà thờ Phát Diệm Làng nghề truyền thống: Hàng chục làng nghề truyền thống trên địa bàn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và có khả năng thu hút khách du lịch đến thăm quan, mua sắm (làng nghề chạm khắc đá, làng nghề thêu ren, làng nghề mây tre đan, làng nghề cói …).

Với quy mô dân số khoảng 90 vạn người, mật độ dân số (khoảng 675 người/km2) thấp hơn mật độ trung bình của vùng, dự kiến đến 2012 khoảng 1 triệu người và đang nằm trong “thời kỳ dân số vàng”, là lợi thế không nhỏ để cung cấp nguồn lao động, thuận lợi trong phát triển kinh tế- xã hội.

Nguồn lao động khá dồi dào, chiếm 51,2% dân số (khoảng 480,3 nghìn người) Ninh Bình có tỷ lệ lao động thất nghiệp đô thị thấp (3,7%), chất lượng nguồn nhân lực được đánh giá là khá so vùng Đồng bằng sông hồng cũng như cả nước Đây là một nhân tố rất thuận lợi để phát triển kinh tế, nhất là đối với các ngành, lĩnh vực thủ công mỹ nghệ và công nghiệp sử dụng nhiều lao động.

2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội trong những năm gần đây

Trong những năm gần đây kinh tế Ninh Bình liên tục tăng trưởng ở mức 2 con số, Năm 2010 chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh xếp thứ 11/63, liên tục nằm trong nhóm tỉnh đứng đầu miền Bắc Ninh Bình là một trong những tỉnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn của Việt Nam; Năm 2010 thu ngân sách đạt 3.100 tỷ đồng trong khi diện tích và dân số tỉnh chỉ đứng thứ 56/63 và 43/63 Cơ cấu kinh tế trongGDP năm 2011: Công nghiệp - xây dựng: 48,9%; Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản:17%; Dịch vụ: 35,3%. a Về Công nghiệp

Ninh Bình có tiềm năng và thế mạnh phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng với số lượng nhà máy sản xuất xi măng nhiều trong đó nổi bật là các doanh nghiệp xi măng The Vissai, xi măng Hệ Dưỡng (công suất 3,6 triệu tấn/năm), xi măng Tam Điệp, xi măng Phú Sơn, xi măng Duyên Hà, xi măng Hướng Dương Sản phẩm chủ lực của địa phương là xi măng, đá, thép, vôi, gạch

Tính đến năm 2010, Ninh Bình có 7 khu công nghiệp, gồm: Gián Khẩu, Ninh Phúc, Tam Điệp, Phúc Sơn, Sơn Hà, Xích Thổ và Khánh Cư, 22 cụm công nghiệp với diện tích 880 ha Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 đạt 3.242 tỷ đồng, chiếm 33,6% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, nộp ngân sách Nhà nước 665 tỷ đồng, chiếm 22% thu ngân sách toàn tỉnh; kim ngạch xuất khẩu đạt 39,6 triệu USD, chiếm 49% kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh Về thu hút đầu tư, tỉnh hiện có những dự án công nghiệp với mức đầu tư lớn đang được triển khai xây dựng như: Nhà máy đạm Ninh Bình công suất 56 vạn tấn/năm, nhà máy sản xuất phụ tùng động cơ tàu thuỷ Vinashin, nhà máy sản xuất sôđa, nhà máy sản xuất phôi thép Ninh Bình. b Về Nông nghiệp

Ninh Bình có lợi thế phát triển ngành nông nghiệp đa dạng nhiều thành phần.

Cơ cấu Nông, lâm, thuỷ sản trong GDP của tỉnh, năm 2007 đạt 26% (mục tiêu đến năm 2010 là 17%) Lĩnh vực nuôi thuỷ sản phát triển khá ổn định, nhất là ở khu vực nuôi thả thuỷ sản nước ngọt Diện tích nuôi thuỷ sản năm 2007 đạt 9.021 ha, tăng 27,7% so với năm 2004; trong đó diện tích nuôi thả vùng nước ngọt đạt 6.910 ha, nuôi thuỷ sản nước lợ 2.074 ha Sản lượng thuỷ sản năm 2007 đạt 18.771 tấn Trong đó sản lượng tôm sú đạt 1.050 tấn, cua biển đạt 1.280 tấn Tổng giá trị thuỷ sản năm

2007 đạt 350 tỷ đồng, tăng 73,4 tỷ đồng so với năm 2004 c Về Thương mại - Dịch vụ

Ninh Bình đang có nhiều nỗ lực kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực du lịch, dịch vụ.Tỉnh coi đây là lĩnh vực kinh tế mũi nhọn Tốc độ tăng giá trị sản xuất các ngành dịch vụ đạt 16%

MỘT SỐ GẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Mục tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010-2015

3.1.1 Những yêu cầu và định hướng về đầu tư trong những năm tới Đại hội Đại biêu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX xác định phương, mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu trong nhiệm kỳ 2010- 2015 như sau: “ Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, đưa kinh tế du lịch vào thời kỳ tăng tốc; tập trung trí tuệ, nguồn lực từng bước xây dựng nông thôn mới nhằm giải quyết đồng bộ các vấn đề: Nông nghiệp, nông dân và nông thôn; phát triển mạnh mẽ văn hóa, giáo dục, không ngừng chăm lo tạo nguồn nhân lực; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; tăng cường quốc phòng địa phương; củng cố vững chắc hệ thống chính trị; xây dựng Ninh Bình trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực Đồng bằng sông Hồng” 1 Để đạt được những yêu cầu cơ bản nói trên, các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu được xác định theo bảng 3.14: Để đạt được yêu cầu về tổng mức vốn đầu tư nhằm đảm bảo nhịp độ tăng trưởng GDP nói trên cần nhanh chóng nâng tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP hàng năm lên 50-60% và xác định một số định hướng quản lý và sử dụng vốn đầu tư sau đây.

Trong bối cảnh nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển rất lớn nhưng khả năng còn hạn chế, khủng hoảng kinh tế khu vực và toàn cầu vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục nên trong giai đoạn này tỉnh đã có chủ trương định hướng như sau: Đẩy mạnh công tác huy động vốn cho đầu tư phát triển, chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo hướng phục vụ cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế Tập trung đầu tư cho các chương trình, dự án trọng tâm, trọng điểm, xác định các khâu đột phá và trọng điểm đầu tư bao gồm: Tập trung đầu tư hạ tầng vào các khu công nghiệp, chú trọng các ngành công nghiệp chủ lực, xây dựng kết cấu hạ tầng (giao thông, thuỷ lợi, vận tải, cấp thoát nước), xây dựng cơ sở vật chất phục vụ du lịch Tăng cường xã hội hoá đầu tư phát triển một số lĩnh vực Kết hợp nhiều nguồn vốn đầu tư cho mỗi dự

1 Trích Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX án và lồng ghép các dự án đầu tư nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư từ nhiều nguồn.

Vốn đầu tư của NSNN có ý nghĩa quyết định đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế Vì vậy cần tăng nhanh hơn nữa nguồn vốn đầu tư tập trung bằng cách tăng mức huy động (GDP) vào NSNN, thu hút các nguồn vốn viện trợ và ưu đãi của các Chính phủ, các tổ chức tài chính tín dụng Quốc tế Cần coi trọng và tăng tỷ lệ tín dụng đầu tư của Chính phủ.

Khai thác mọi khả năng tiết kiệm và tự đầu tư của nhân dân, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế bằng nhiều hình thức, chính sách ưu đãi sao cho mọi tiềm năng đều được huy động, mọi đồng vốn đều được sinh lời Nâng dần tỷ trọng vốn đầu tư của nhân dân ngày càng tăng so với vốn đầu tư toàn xã hội.

3.1.2 Mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội

Phát triển KT-XH nhanh, bền vững trên cơ sở chuyển đổi cơ cấu kinh tế hợp lý, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành, nghề có lợi thế và công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn Cụ thể như sau: a Mục tiêu kinh tế:

- Duy trì ổn định tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, huy động mọi nguồn lực từng bước xây dựng nông thôn mới; Quản lý, khai thác hợp lý, phát huy hiệu quả các khu, cụm công nghiệp hiện có; đầu tư xây dựng các khu công nghiệp mới; nâng cao quy mô chất lượng thu hút đầu tư; khuyến khích các dự án công nghệ cao, công nghệ sạch, sản phẩm mới giá trị nhằm duy trì tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp Phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) hàng năm 14% GDP bình quân đầu người đến 2015 đạt 50.000 triệu đồng.

- Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hằng năm: Công nghiệp - xây dựng tăng 15%/năm; dịch vụ tăng 19%/năm; nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 2,5%/năm.

- Kim ngạch xuất khẩu đến năm cuối nhiệm kỳ đạt 300 triệu USD.

- Tổng vốn đầu tư huy động toàn xã hội đạt 15.000 tỷ đồng/ năm.

- Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đến năm cuối nhiệm kỳ đạt 4.200 tỷ đồng.

- Khách du lịch đến cuối nhiệm kỳ đạt 6.000.000 lượt khách ( trong đó: khách quốc tế 1.000.000 lượt khách); khách lưu trú đến năm cuối nhiệm kỳ đạt 1.000.000 lượt khách ( trong đó: khách quốc tế 350.000 lượt khách)

- Cơ cấu kinh tế năm 2015: Công nghiệp - xây dựng 48%; dịch vụ 42%; nông,lâm nghiệp, thủy sản 10%. b Mục tiêu xã hội:

Số bác sỹ bình quân trên 1 vạn dân đến năm cuối nhiệm kỳ: 8,9 bác sỹ; Mức giảm tỷ lệ sinh hàng năm 0,2%o, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên dưới 1%; Mức giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng bình quân hàng năm 0,6%; tỷ lệ hộ nghèo còn 7%.

- Tỷ lệ đạt chuẩn phổ cập giáo dục mần non cho trẻ em 5 tuổi và chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2 ( theo tiêu chí 2010): 100% Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đến cuối nhiệm kỳ: Mần non 70%; Tiểu học ( đạt chuẩn mức độ II): 50%; Trung học cơ sở: 70%; Trung học phổ thông: 40%.

- Tỷ lệ xã được công nhận nông thôn mới đến năm cuối nhiệm kỳ : 20% trở lên.

- Tạo việc làm cho 20 nghìn lao động/năm Năm 2015, tỷ lệ lao động qua đào tạo trên 40%; cơ cấu lao động: Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 10%, Công nghiệp - xây dựng 48%, dịch vụ 42%.

- Số thuê bao Internet đạt 6,4 thuê bao/100 dân.

- Tỷ lệ đô thị hoá đạt trên 20%.

- Tỷ lệ đường giao thông nông thôn được kiên cố hoá đạt 95%.

- Tỷ lệ hộ gia đình được dùng nước hợp vệ sinh đạt 98%.

- Đảm bảo 100% cơ sở sản xuất mới xây dựng áp dụng công nghệ sạch hoặc có trang thiết bị xử lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm.

- Phấn đấu 100% đô thị và khu dân cư nông thôn tập trung được thu gom, xử lý rác thải; 100% bệnh viện được xử lý chất thải y tế nguy hại.

3.1.2.1 Phát triển các dự án kết cấu hạ tầng

Phát triển các dự án kết cấu hạ tầng làm cơ sở cơ bản để phát triển KT - XH nhanh, bền vững và hội nhập quốc tế Phát triển kết cấu hạ tầng với tầm nhìn xa, đồng bộ trên cơ sở các bước đi hợp lý, đáp ứng được mục tiêu phát triển trước mắt cũng như mục tiêu lâu dài trên cơ sở huy động tối đa mọi nguồn lực trong xã hội

- Đối với giao thông đường bộ: xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông trên tuyến cao tốc Bắc - Nam, quốc lộ 1A đoạn qua Ninh Bình, đoạn nối cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình đoạn qua Ninh Bình; đường nối cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình với quốc lộ 12; các tuyến đường tránh, đường nối, đường đến các khu du lịch, khu cụm công nghiệp và đường vành đai thành phố Ninh Bình, tạo nên sự liên hoàn, thông thoáng các tuyến chính

- Nâng cấp, mở rộng giao thông thuỷ: nạo vét, chỉnh luồng cửa Đáy, nạo vét luồng các tuyến sông, kênh nhà Lê Nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hệ thống cảng và kho bãi trong đó ưu tiên vận chuyển than và chuyển vật liệu xây dựng. Khẩn trương nâng cấp, mở rộng, xây dựng cụm cảng Ninh Bình - Ninh Phúc, cảng khô ICD, cảng sông tại Gián Khẩu, Nho Quan, Kim Đài và một số cảng nhỏ khác nhằm phát huy lợi thế của tỉnh để phát triển công nông nghiệp và dịch vụ Hoàn thiện, phát huy hiệu quả sử dụng công trình Khu neo đậu, tránh trú bão cho tàu thuyền tại cửa Đáy - huyện Kim Sơn.

2 Đối với xây dựng đô thị

Thực hiện xây dựng hệ thống đô thị theo quy hoạch tổng thể làm cơ sở để tạo ra không gian hợp lý phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; ưu tiên xây dựng Thành phố Ninh Bình trở thành đô thị loại II, Thành phố Tam Điệp, Thị xã Phát Diệm, Thị xã Nho Quan, các Thị trấn Bình Minh, Thị trấn Rịa vào năm 2020

3 Phát triển hệ thống thuỷ lợi

Quan điểm về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2011-2015

3.3.1 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách cần kết hợp chặt chẽ lợi ích kinh tế với lợi ích xã hội Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cần kết hợp chặt chẽ lợi ích kinh tế với lợi ích xã hội sẽ dẫn đến sự kết hợp hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội Do đó lợi ích kinh tế biểu hiện cụ thể về sự thay đổi khối lượng, chất lượng và cơ cấu sản phẩm, về nâng cao cán cân thương mại ở mức lợi nhuận thu được, hạ thấp chi phí sản xuất

Lợi ích xã hội của vốn đầu tư ngoài việc thực hiện các mục tiêu kinh tế nói trên còn tthể hiện ở việc thực hiện các mục tiêu chính trị, mục tiêu an ninh quốc phòng, mục tiêu văn hoá xã hội, môi trường theo đó lợi ích xã hội của vốn đầu tư, ngoài lợi ích kinh tế kể trên bao gồm những thay đổi về điều kiện sống và lao động, về môi trường sống, về sử dụng thời gian tự do, về hưởng thụ văn hoá, chăm sóc y tế, khả năng an ninh quốc phòng Ví dụ một dự án đã được lập với quy mô sản phẩm đã định, được bố trí trên một địa diểm đã định, xét về mặt lợi ích kinh tế là thheo chiều hướng đó có lợi, do vậy vốn đầu tư cho đối tượng này đã được xác định tương ứng Nhưng khi xét về lợi ích quốc phòng, an ninh thì dự án này lại phải xây dựng ở tại một địa điểm khác để đảm bảo an toàn, bí mật quốc gia, khi đó chi phí đầu tư sẽ tăng lên nhiều và hiệu quả đầu tư theo đó sẽ giảm thấp Trong trương hợp này phải kết hợp xem xét kỹ lưỡng, toàn diện để quyết định thứ tự ưu tiên cho lợi ích kinh tế hay lợi ích xã hội, trong thực tế phần lớn lợi ích xã hội thường được chú trọng ưu tiên hơn.

Việc phân biệt hai lợi ích này mang tính cân đối và chúng gắn bó chặt chẽ với nhau Mặt khác, lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội trong nhiều trường hợp có sự tương thích, bổ sung cho nhau, nhưnng ở trường hợp khác lại xung đột với nhau Khi xem xét hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cần phải đánh giá một cách kỹ lưỡng, toàn diện để quyết định ưu tiên lợi ích kinh tế hay lợi ích xã hội Trong nhiều trường hợp có xung đột sảy ra giữa hai lợi ích như vậy, về nguyên tắc lợi ích xã hội theo đó có hiệu quả xã hội được ưu tiên hơn.

3.3.2 Nâng cao hiệu quả vốn đầu tư từ ngân sách đồng thời với việc nâng cao hiệu quả vốn đầu tư ngoài ngân sách trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Hệ thống kinh tế được xem xét là hệ thống có tầng bậc Theo các quan điểm khác nhau “nó được chia thành 8 tầng, 5 tầng hoặc 3 tầng” lý thuyết mục tiêu vạch rõ rằng: “trên mỗi tầng bậc bất kỳ đang xét đến phải luôn luôn tồn tại các mục tiêu của tầng bậc khác, nhưngc mục tiêu của chính tầng bậc đang xét phải được coi trọng nhất”.

Nếu nền kinh tế được chia thành 3 phần theo quuan điểm chính thống hiện nay ở nước ta thì tầng cao nhất là “toàn bộ nền kinh tế quốc dân” Tầng này ngoài việc coi trọng nhất mục tiêu của mình còn phải quan tâm đến mục tiêu của 2 tầng còn lại là “tầng kinh tế tập thể và tầng kinh tế cá nhân hộ gia đình”, tương tự như vật tầng còn lại cũng có thể tư duy theo hướng đó Đảng ta nhấn mạnh “kết hợp chặt chẽ 3 mặt lợi ích: Lợi ích toàn xã hội, lợi ích tập thê và lợi ích cá nhân người lao động”. Đầu tư ngoài ngân sách gồm có: Đầu tư của doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần không có vốn ngân sách, đầu tư của các hộ gia đình và các thành phần kinh tế tư nhân khác Về lâu dài chúng ta phải khuyến khích đầu tư ngoài ngân sách, đầu tư ngân sách chỉ là đầu tư mang yếu tố “châm ngòi” để thu hút các nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách.

3.3.3 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách phải tiến hành chống lãng phí và thất thoát vốn

Quá trình đầu tư hoàn chỉnh của một dự án bao gồm 3 giai đoạn: Chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và kết thúc dự án đầu tư Mỗi giai đoạn có đặc điểm, tính chất khác nhau nên có vai trò tác dụng khác nhau đối với hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Đầu tư của tư nhân và vốn nước ngoài không bị lãng phí, thất thoát là vì đấy là vốn của họ Đầu tư từ ngân sách Nhà nước thường lãng phí và thất thoát lớn, gồm có nhiều hình thức thất thất thoát như: Thất thoát về của cải vật chất, thất thoát dưới dạng lãng phí sức lao động, thất thoát dưới dạng tiền vốn.

Giai đoạn chuẩn bị và thực hiện dự án là những giai đoạn chi phí về vốn đầu tư rất lớn, nhưng chưa tạo ra sản phẩm, chưa thu hút được lợi ích từ dự án Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của hai giai đoạn này cần tập trung vào việc nâng cao chất lượng của các sản phẩm khảo sát, thiết kế, lập dự án, nâng cao chất lượng sản phẩm đầu tư xây dựng, đặc biệt là thời gian thi công xây dựng giảm thiểu hoặc khắc phục những lãng phí, thất thoát vốn đầu tư.

Trong giai đoạn đưa công trình dự án vào khai thác sử dụng tức là mục tiêu cuối cùng của dự án được thực hiện, các lợi ích kinh tế - xã hội từ dự án thu nhận được nhưng chi phí bỏ ra chủ yếu là chi phí vận hành Các biện pháp nâng cao hiệu quả trong giai đoạn này cần tập trung vào việc thực hiện tốt: Tổ chức quản lý sản xuất, quản lý kỹ thuật, công nghệ, quản lý lao động, tài chính, tiêu thụ sản phẩm, tiếp thị Theo đó chất lượng sản phẩm, hiệu suất máy móc thiết bị, năng suất lao động được nâng cao, vốn sản xuất được tiết kiệm, sản phẩm được tiêu thụ nhanh với giá cả hợp lý Đó là những yếu tố làm tăng hiệu quả sản xuất trong giai đoạn khai thác dự án, góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.

Vì vậy việc đánh giá hiệu quả vốn đầu tư cần được xem xét toàn diện của cả 3 giai đoạn trong quá trình đầu tư hoàn chỉnh Thực tế nhiều dự án đầu tư trong thời gian qua đã chỉ quan tâm phiến diện đến giai đoạn chuẩn bị đầu tư và thực hiện dự án, chưa quan tâm đúng mức đến giai đoạn khai thác dự án làm cho sản phẩm ra kém chất lượng, ứ đọng vì không có thị trường tiêu thụ nên hiệu quả sử dụng vốn đầu tư rất thấp.

3.3.4 Đặc biệt coi trọng yếu tố con người khi đo lường và đánh giá hiệu quả vốn đầu tư

Xét về hệ thống, con người vừa là chủ thể, vừa là khách thể, nhưng lại là khách thể có nhận thức, nên phản ứng của con người sẽ có tác động tích cực hoặc tiêu cực lớn không lường trước được, điều này đòi hỏi các chính sách nhất nhất về kinh tế là quan tâm đúng mức đến người lao động, đồng thời cũng phải có những chế tài xử phạt nghiêm minh đối với những hành vi vi phạm pháp luật của con người.

Xét về hệ thống sản xuất, thì con người vừa là mục tiêu vừa là phương tiện của hệ thống này Mối quan hệ giữa mục tiêu và phương tiện chỉ ra rằng việc nâng cao hiệu quả, phát triển sản xuất nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống con người Đến lượt nó, chất lượng cuộc sống được nâng cao sẽ trở thành yếu tố sản xuất quyết định hiệu quả và sự phát triển sản xuất. Đặc biệt trong giai đoạn từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế tri thức thì vai trò đầu tư vào con người thông qua đầu tư giáo dục và đào tạo, để nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài cần phải chú ý coi trọng và ưu tiên đặc biệt Con người nắm vững các kiến thức về đầu tư XDCB, có lòng yêu đất nước, yêu ngành nghề sẽ có sáng tạo để vươn lên đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới.

Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Để nâng cao hiệu của các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách góp phần thực hiện kế hoạch và mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh trong những năm tới đòi hỏi các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân và toàn thể nhân dân phải nâng cao tinh thần trách nhiệm và thực hiện đồng bộ các giải pháp trong đó tập trung vào một số nội dung trọng tâm sau:

3.4.1 Xác định chủ trương đầu tư, công tác lập kế hoạch và phân bổ vốn đầu tư

Chủ trương đầu tư được đánh giá là khâu dễ gây và thực tế đã gây nên thất thoát và lãng phí lớn trong đầu tư và xây dựng Nguyên nhân các sai lầm về chủ trương đầu tư ở các cấp ngành, địa phương do việc cân nhắc, tính toán hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, môi trường đầu tư còn hời hợt, thiếu cụ thể Có không ít trường hợp khi quyết định chủ trương đầu tư còn nặng nề phong trào chạy theo thành tích, theo hình thức, nhiều dự án chưa tiến hành thực hiện đã phải điều chỉnh, bổ sung Do vậy để xác định chủ trương đầu tư được đúng đắn cần phải tính toán kỹ các khía cạnh về hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, môi trường đầu tư, xác định chủ trương phải xuất phát từ nhu cầu thực tế và trên cơ sở quy hoạch chung tránh hiện tượng đầu tư theo phong trào, chạy theo thành tích Các dự án đầu tư phải phù hợp với quy hoạch của từng địa phương và phù hợp với quy hoạch của vùng

Tỉnh cần tập trung đầu tư các công trình then chốt thuộc hạ tầng xã hội, các dự án quan trọng đối với toàn bộ nền kinh tế, các dự án có tính khả thi cao về vốn, có lợi thế về tài nguyên Kiên quyết đình hoãn, giãn tiến độ hoặc cắt giảm các dự án có quy mô lớn thiếu tính khả thi về vốn và hiệu quả kinh tế, xã hội thấp để giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước và cho toàn bộ nền kinh tế.

2 Công tác lập kế hoạch và phân bổ vốn đầu tư

Hiện nay, việc lập kế hoạch và phân bổ vốn đầu tư còn mang nhiều cảm tính, không có kế hoạch từ trước và phụ thuộc nhiều vào ý chủ quan của những người lãnh đạo, người đứng đầu có quyền lực Tình trạng xin cho vẫn thường xảy ra mà không tuân theo các kế hoạch, nguyên tắc và các quy định của Nhà nước

UBND tỉnh cần chỉ đạp các ngành, các cấp lập kế hoạch đầu tư trung và dài hạn theo ngành, vùng Trên cơ sở đó bố trí thích đáng vốn đầu tư cho công tác chuẩn bị đầu tư, đảm bảo cho công tác này đi trước một bước để làm cơ sở cho kế hoạch đầu tư hàng năm Tiến hành rà soát, điều chỉnh kế hoạch đầu tư ở các cấp, các ngành và địa phương theo hướng đầu tư có hiệu quả, tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Rà soát lại mục tiêu và cơ cấu của từng dự án, đảm bảo tính hợp lý và hiệu quả; tránh dàn trải và phân tán vốn Để thực hiện tốt công tác giao kế hoạch vốn những cơ quan có trách nhiệm cần thông báo kế hoạch vốn đầu tư, phải cương quyết loại trừ những dự án không đủ điều kiện ghi kế hoạch ra khỏi kế hoạch năm Phải bảo vệ bằng được tính khoa học, khả thi trong khâu ghi kế hoạch vốn đầu tư, có như vậy mới đảm bảo cho việc triển khai dự án kịp trong năm kế hoạch và không dồn việc vào tháng cuối năm, làm trong sạch quan hệ giữa chủ đầu tư và nhà thầu trong việc xác định khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành trong tháng 12 của năm kế hoạch.

Những dự án trong đã giao kế hoạch vốn nhưng xét thấy không thể thực hiện được hết toàn bộ hoặc một phần kế hoạch vốn đã giao thì cương quyết cắt hoặc giảm kế hoạch, để bổ sung vào những dự án đã có khối lượng hoàn thành nhưng chưa có vốn để thanh toán. Đối với kế hoạch đầu tư hàng năm, chỉ bố trí kế hoạch đầu tư khi đã xác định chắn chắn khả năng nguồn vốn và theo nguyên tắc sau:

- Chỉ ghi kế hoạch vốn cho các dự án có đủ điều kiện là: phải có dự án đầu tư,báo cáo kinh tế kỹ thuật được phê duyệt trước 31 tháng 10 năm trước.

- Ưu tiên trả nợ các khoản vay đến hạn, các dự án đã được phê duyệt quyết toán, các dự án phòng cấp bách, các dự án có khối lượng hoàn thành và các án chuyển tiếp

- Đảm bảo ghi vốn cho dự án nhóm C không quá 2 năm và dự án nhóm B không quá 4 năm.

- Đối với dự án quy hoạch, chuẩn bị đầu tư phải có khả thi cao và chủ đầu tư thống nhất về quy mô và nguồn vốn với cơ quan quản lý về kế hoạch đầu tư mới được ghi kế hoạch vốn

- Gắn kết kế hoạch vốn với quy hoạch xây dựng của tỉnh trong việc chỉ đạo thông báo kế hoạch vốn hàng năm phải đúng quy trình, những dự án không nằm trong quy hoạch không bố trí vốn đầu tư Thực hiện được vấn đề này sẽ có tác dụng trong quá trình đầu tư dự án theo đúng mục tiêu phát triển chung của tỉnh; tránh hiện tượng đầu tư theo ý đồ cá nhân của một số cán bộ có chức, có quyền, đồng thời còn có tác dụng củng cố, phát triển công tác quy hoạch xây dựng trên địa bàn.

- Không thực hiện việc bố trí kế hoạch vốn ứng trước Thực tế hàng năm bộ Tài chính vẫn có một lượng vốn bố trí cho những dự án đầu tư không nằm trong kế hoạch của năm đó Những loại vốn này gọi là ứng trước kế hoạch vốn đầu tư cho những năm sau Vốn ứng trước thực chất do năm kế hoạch đó có tăng thu NSNN, nên có khả năng tăng chi cho lĩnh vực đầu tư XDCB nhưng chưa có cơ sở để thông báo kế hoạch vốn đầu tư năm đó hoặc không thể thực hiện việc cân đối chi XDCB giữa các năm Việc thông báo kế hoạch ứng trước trong đầu tư gây không ít khó khăn cho công tác QLNN về kế hoạch, không phân định rõ ràng nhiệm vụ thu - chi ngân sách trong từng năm.Với bất cập như vậy đề nghị quy định không áp dụng cơ chế thông báo kế hoạch ứng trước

3.4.2 Hoàn thiện công tác xây dựng quy hoạch đầu tư

Trong thời gian tới công tác quy hoạch trong đầu tư xây dựng cơ bản cần phải tiến hành hoàn chỉnh và đồng bộ, phù hợp với quy hoạch chung của cả nước, của ngành và khu vực Khắc phục tình trạng quy hoạch có quá nhiều mục tiêu, cần tập trung cho những mục tiêu chính, hiệu quả và phát triển bền vững, loại bỏ các mục tiêu không cơ bản theo chiều rộng hoặc ở bước trung gian Tăng các mục tiêu quy hoạch có tính định lượng, giảm thiểu các mục tiêu chung chung, không thể định lượng được Cần có sự bổ sung mục tiêu theo định hướng đổi mới cơ chế chính sách bảo đảm thực hiện các mục tiêu chiến lược đã được xác định.

Cần rà soát lại một cách chặt chẽ quy hoạch nhằm khắc phục tình trạng chất lượng quy hoạch chưa cao, thiếu những luận cứ khoa học và còn chứa đựng những yếu tố chủ quan mang tính chất cục bộ theo kiểu khép kín dẫn đến chồng chéo và dàn trải trong đầu tư. Đổi mới nội dung và phương pháp lập quy hoạch phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế Rà soát, bổ sung cập nhật và hiệu chỉnh các dự án đã được phê duyệt Kết hợp quy hoạch xây dựng với quy hoạch đất đai và quy hoạch kinh tế xã hội tránh tình trạng quy hoạch “treo”.

Chấn chỉnh công tác lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch Nâng cao trình độ, năng lực của cán bộ lập, duyệt và quản lý quy hoạch Tổ chức tốt việc thẩm định các dự án quy hoạch Hàng năm giành khối lượng kinh phí phù hợp với nhiệm vụ quy hoạch để đáp ứng tiến độ làm công tác quy hoạch tránh hiện tượng làm dự án vướng đến đầu mới làm công tác quy hoạch đến đó hoặc triển khai các dự án khi không có quy hoạch.

Các cấp, các ngành hiểu được tầm quan trọng của công tác quy hoach, trước hết là các cơ sở chuyên ngành: Xây dựng, Giao thông, Công nghiệp, Du lịch… Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, công tác quy hoạch ngành phải được thống nhất về nội dung, phương pháp, trình tự và phê duyệt, cần có sự phối hợp giữa các cơ quan trong việc lập các dự án quy hoạch tránh tình trạng chồng chéo và không ăn khớp giữa quy hoạch ngành và quy hoạch tỉnh Việc phân công, phân cấp để thực hiện quản lý nhà nước về công tác quy hoạch phải hợp lý; cần có chế tài cụ thể đối với các hoạt động có liên quan đến công tác quy hoạch Kiện toàn và củng cố hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về công tác quy hoạch từ tỉnh đến địa phương.

Công tác quyết toán các dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

3.5.1 Quy định về công tác quyết toán dự án

Quyết toán dự án là khâu cuối trong quá trình thực hiện đầu tư của dự án, Tuỳ theo quy mô, tính chất và thời hạn xây dựng công trình, chủ đầu tư có thể thực hiện quyết toán vốn đầu tư xây dựng cho từng hạng mục công trình hoặc toàn bộ công trình ngay sau khi hạng mục công trình, công trình hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng theo yêu cầu của người quyết định đầu tư.

Vốn đầu tư được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp đã thực hiện trong quá trình đầu tư để đưa dự án vào khai thác sử dụng Chi phí hợp pháp là chi phí được thực hiện trong phạm vi thiết kế, dự toán đã phê duyệt kể cả phần điều chỉnh, bổ sung, đúng với hợp đồng đã ký kết, phù hợp với các quy định của pháp luật Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì vốn đầu tư được quyết toán phải nằm trong giới hạn tổng mức đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành phải xác định đầy đủ, chính xác tổng chi phí đầu tư đã thực hiện; phân định rõ nguồn vốn đầu tư; chi phí đầu tư được phép không tính vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tư dự án; giá trị tài sản hình thành qua đầu tư: tài sản cố định, tài sản lưu động; đồng thời phải đảm bảo đúng nội dung, thời gian lập, thẩm tra và phê duyệt theo quy định. Đối với các dự án quan trọng quốc gia, các dự án nhóm A gồm nhiều dự án thành phần hoặc tiểu dự án, trong đó nếu từng dự án thành phần hoặc tiểu dự án độc lập vận hành khai thác hoặc thực hiện theo phân kỳ đầu tư được ghi trong văn bản phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc báo cáo đầu tư, thì mỗi dự án thành phần hoặc tiểu dự án đó được thực hiện quyết toán vốn đầu tư như một dự án đầu tư độc lập Đối với các dự án có nhiều hạng mục công trình mà mỗi hạng mục công trình hoặc nhóm hạng mục khi hoàn thành có thể đưa vào khai thác, sử dụng, thì chủ đầu tư lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư theo hạng mục, trình người có thẩm quyền phê duyệt Giá trị đề nghị quyết toán của hạng mục công trình bao gồm: chi phí xây dựng, chi phí mua sắm và lắp đặt thiết bị, các khoản chi phí khác có liên quan trực tiếp đến hạng mục đó Sau khi toàn bộ dự án hoàn thành, chủ đầu tư phải tổng quyết toán toàn bộ dự án và xác định mức phân bổ chi phí chung của dự án cho từng hạng mục công trình thuộc dự án trình người có thẩm quyền phê duyệt.

Thông qua công tác quyết toán dự án hoàn thành nhằm đánh giá kết quả quá trình đầu tư, xác định năng lực sản xuất, giá trị tài sản mới tăng thêm do đầu tư mang lại; xác định rõ trách nhiệm của chủ đầu tư, các nhà thầu, cơ quan cấp vốn, cho vay, kiểm soát thanh toán, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan; đồng thời qua đó rút kinh nghiệm nhằm không ngừng hoàn thiện cơ chế chính sách của nhà nước, nâng cao hiệu quả công tác quản lý vốn đầu tư trong cả nước.

Cơ quan thẩm tra quyết toán dự án:

+ Đối với dự án được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, Thủ tướngChính phủ quyết định đầu tư: Bộ Tài chính thẩm tra;

+ Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thuộc các cơ quan Trung ương quản lý: người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán giao cho đơn vị có chức năng thuộc quyền quản lý tổ chức thẩm tra.

+ Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý: Sở Tài chính tổ chức thẩm tra.

+ Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thuộc cấp quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh quản lý: Phòng Tài chính tổ chức thẩm tra.

+ Đối với các dự án còn lại, người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán giao cho đơn vị có chức năng thuộc quyền quản lý tổ chức thẩm tra.

Trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán quyết định thành lập tổ công tác thẩm tra để thực hiện thẩm tra trước khi phê duyệt quyết toán; thành phần của tổ công tác thẩm tra quyết toán gồm thành viên của các đơn vị có liên quan.

Thẩm quyền phê duyệt quyết toán:

+ Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt quyết toán các dự án được Quốc hội quyết định chủ trương và cho phép đầu tư, Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư + Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của các đoàn thể; Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt quyết toán các dự án nhóm A, B, C sử dụng vốn ngân sách nhà nước; được ủy quyền hoặc phân cấp phê duyệt quyết toán đối với các dự án nhóm B, C cho cơ quan cấp dưới trực tiếp

+ Đối với các dự án còn lại, người quyết định đầu tư là người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành

3.5.2 Đẩy mạnh công tác quyết toán các dự án sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn Tỉnh

Thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về công tác quyết toán dự án hoàn thành góp phần nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư

Sở Tài chính tỉnh Ninh Bình là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND tỉnh Ninh Bình; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và biên chế của Sở Tài chính tỉnh Ninh Bình được quy định tại quyết định số 23/2009/QĐ-UB ngày 04/09/2009 của UBND tỉnh Ninh Bình Theo đó, Sở Tài chính có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh Ninh Bình thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính; ngân sách nhà nước; thuế; phí; lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước; đầu tư tài chính; tài chính doanh nghiệp; kế toán; kiểm toán độc lập; giá và các hoạt động dịch vụ tài chính tại địa phương theo quy định của pháp luật

Trong lĩnh vực quản lý đầu tư phát triển, Sở Tài chính có nhiệm vụ:

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư trình UBND tỉnh quyết định phân bổ vốn đầu tư, danh mục dự án đầu tư có sử dụng vốn ngân sách; kế hoạch điều chỉnh phân bổ vốn đầu tư trong trường hợp cần thiết; xây dựng kế hoạch điều chỉnh, điều hòa vốn đầu tư đối với các dự án đầu tư từ nguồn ngân sách địa phương

- Tham gia về chủ trương đầu tư; thẩm tra, thẩm định, tham gia ý kiến theo thẩm quyền đối với các dự án do tỉnh quản lý

- Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư, tình hình quản lý, sử dụng vốn đầu tư, quyết toán vốn đầu tư thuộc ngân sách địa phương của chủ đầu tư và cơ quan tài chính huyện, xã; tình hình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư của Kho bạc nhà nước tỉnh, huyện, thị xã, thành phố

- Tổ chức thẩm tra quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành, trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt đối với các dự án thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh Thẩm tra và phê duyệt quyết toán đối với các dự án đầu tư bằng nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng cơ bản của địa phương theo quy định

- Tổng hợp, phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn đầu tư, đánh giá hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư, quyết toán vốn đầu tư của địa phương

Theo quyết định số 2178/2007/QĐ-UBND ngày 17/9/2007 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc phân cấp, uỷ quyền quản lý dự án đầu tư xây dựng Sở Tài chính có trách nhiệm thẩm tra và phê duyệt quyết toán các dự án có mức vốn dưới 15 tỷ đồng; đối với các dự án có mức vốn trên 15 tỷ đồng, Sở Tài chính có trách nhiệm thẩm tra quyết toán trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt

Ngoài chức năng nhiệm vụ cụ thể đã quy định là thẩm tra quyết toán các dự án thuộc phạm vi quản lý Sở Tài chính cần thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các chủ đầu tư lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư khi dự án hoàn thành đưa vào sử dụng; hướng dẫn chuyên môn, nghiệm vụ cho Phòng Tài chính Kế hoạch các huyện, thị xã, thành phố; các Ban Tài chính thuộc UBND các xã, phường thị, trấn trên địa bàn tỉnh để thực hiện tốt công tác quyết toán đối với các dự án đã phân cấp cho cấp huyện, cấp xã

Kết luận

Đầu tư xây dựng cơ bản là một trong những hoạt động quan trọng quyết định sự tăng trưởng hay phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia Vốn đầu tư cho các dự án đầu tư xây dựng cơ bản thường chiếm tỷ lệ lớn trong tổng chi ngân sách hàng năm Sản phẩm trong lĩnh vực xây dựng cơ bản có đặc thù riêng như thời gian xây dựng dài, có nhiều tổ chức cá nhân cùng tham gia quản lý đầu tư và xây dựng từ khâu chuẩn bị đầu tư đến khi kết thúc dự án đưa vào khai thác sử dụng Việc quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các khoản chi ngân sách nhà nước trong tất cả các khâu của quá trình đầu tư có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và mang tính cấp thiết

Với mong muốn được đóng góp những kiến thức đã tích lũy được trong quá trình học tập, nghiên cứu trong nhà trường vào trong hoạt động thực tiễn quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, tác giả đã lựa chọn và đã rất cố gắng trong việc hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp, với tên: “ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình” Dù còn có những khiếm khuyết nhất định, nhưng luận văn đã giải quyết được đầy đủ mục tiêu đặt ra, và đã có những đóng góp mới sau đây: Đã khái quát hóa các cơ sở lý luận có liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản, vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước Nội dung, trình tự và các đối tượng tham gia vào quá trình quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản Nghiên cứu cũng đã làm rõ những chỉ tiêu phản ảnh và nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng cơ bản;

Bằng những số liệu thu thập từ thực tế, nghiên cứu đã phân tích, đánh giá một cách khách quan và chỉ rõ thực trạng công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản các dự án sử dụng vốn ngân sách của tỉnh Ninh Bình, những kết quả đạt được và những vấn đề còn tồn tại cần giải quyết để nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư ở địa phương;

Dựa trên những luận cứ khoa học và những đúc rút thực tiễn, nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, nhằm góp phần tiến trình xây dựng nền kinh tế địa phương phát triển vững mạnh toàn diện.

Kiến nghị

Quản lý dự án đầu tư là vấn đề hết sức phong phú và phức tạp, còn rất nhiều khía cạnh cả về lý thuyết lẫn thực tiễn Do điều kiện thời gian hạn hẹp và mức độ đầy đủ của nguồn số liệu thu thập được, nên những kết quả nghiên cứu của luận văn chỉ là những kết quả bước đầu, những đóng góp là khiêm tốn so với kỳ vọng của tác giả Những giải pháp được đưa ra là những gợi ý tham khảo cần được tiếp tục nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện.

Xin trân trọng cảm ơn./.

1 Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2010), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2010

2 Bộ Tài chính (2010), Tình hình giải ngân, thanh toán vốn đầu tư năm xây dựng cơ bản năm 2010

3 Cục Thống kê Ninh Bình (2006, 2007, 2008, 2009, 2010), Niên giám thống kê

4 TS Phạm Ngọc Quyết ( 1996), Luận án Tiến sỹ,

5 PGS.TS Nguyễn Mạnh Kiểm (2005), Chủ tịch Tổng Hội Xây dựng Việt Nam,

Hiệu quả đầu tư từ nguồn vốn Nhà nước Thực trạng và các giải pháp.

6 Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2002), Luật Ngân sách số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002

7 Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2002), Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003

8 Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005

9 Sở Tài chính tỉnh Ninh Bình (2006, 2007, 2008, 2009, 2010), Báo cáo danh mục các dự án hoàn thành phê duyệt quyết toán

10 Sở Tài chính tỉnh Ninh Bình (2010), Báo cáo tình hình nợ vốn đầu tư XDCB các dự án thuộc nguồn vốn ngân sách địa phương.

11 PGS.TS Từ Quang Phương (2010), Giáo trình Quản lý dự án đầu tư, ,

Xuất bản Đại học Kinh doanh và công nghệ Hà Nội

12 Tỉnh uỷ Ninh Bình ( 2010), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XX.

13 UBND tỉnh Ninh Bình (2006, 2007, 2008, 2009, 2010), Chỉ tiêu kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán ngân sách nhà nước tỉnh Ninh Bình.

14 UBND tỉnh Ninh Bình (2007), Quy định về phân cấp, ủy quyền trong quản lý dự án đầu tư

17 Cổng thông tin điện tử tỉnh Ninh Bình (WWW Ninhbinh.gov.vn), Tình hình thu hút đầu tư của tỉnh Ninh Bình.

18 Cục Thống kê tỉnh Ninh Bình, Niên giám thống kê năm 2010.

19 Sở Kế hoạch- Đầu tư tỉnh Ninh Bình, Báo cáo tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển 5 năm 2006- 2010

20 Sở Tài chính tỉnh Hà Nam (2010), Báo cáo tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển 5 năm 2006- 2010

21 Sở Tài chính tỉnh Nam Định (2010), Báo cáo tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển 5 năm 2006- 2010

22 Kho bạc Nhà nước tỉnh Ninh Bình, Báo cáo tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển 5 năm 2006- 2010

23 Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Trung tâm Từ điển học 2000.

24 Từ điển Bách khoa, tập 1, NXB Từ điển Bách khoa.

25 Nhà xuất bản Chính trị quốc gia ( 2005), Luật Ngân sách Nhà nước năm 2004.

26 Nhà xuất bản Chính trị quốc gia ( 2005), Quy chế quản lý đàu tư và xây dựng.

27 Nhà xuất bản Tài chính ( 2009), Những quy định mới nhất về quản lý đầu tư, xây dựng đấu thầu, chi phí, dự toán, quyết toán, thiết kế, thi công xây dựng công trình.

28 Nguyễn Đức Thắng ( 2010), Luận văn thạc sỹ Kinh tế năm 2010, Trường Đại học Thuỷ lợi Hà Nội.

29 Đỗ Công Minh ( 2011), Luận văn thạc sỹ Kinh tế, Trường Đại học Kinh doanh và công nghệ Hà Nội

Bảng 2.01 Cơ cấu các nguồn vốn đầu tư xã hội ( 2005-2010)

Bảng 2.02 Bảng tổng hợp vốn đầu tư XDCB của địa phương (vốn nhà nước). theo cơ cấu ngành, lĩnh vực gia đoạn 2006-2010 Bảng 2.03 Một số chỉ tiêu vốn đầu tư GDP giai đoạn 2005-2010

Bảng 2 04 Tổng hợp nợ XDCB các dự án đã hoàn thành thuộc nguồn vốn ngân sách địa phương (đến 31/12/2010)

Bảng 2.05 Kế hoạch vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách tỉnh phân cấp cho các huyện, thị xã, thành phố Bảng 2.06 Danh mục các công trình thẩm tra và phê duyệt quyết toán từ 2006 đến 31/12/2010 thuộc ngân sách tỉnh Bảng 2.07 Danh sách các Ban quản lý dự án có sử dụng Con dấu riêng để giao dịch Bảng 2.08 Nguồn vốn đầu tư ngân sách nhà nước giai đoạn 2006 - 2010 Bảng 2.09

Tỷ trọng vốn xây lắp, thiết bị, kiến thiết cơ bản khác trong tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản khác của địa phương (Vốn Nhà nước)

Bảng 2.10 Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của Ninh Bình so với vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước Bảng 2.11 So sánh cơ cấu kinh tế Ninh Bình với đồng bằng Sông Hồng và cả nước năm 2006 và ước năm 2010

Bảng 2.12 Thực trạng lao động đang làm việc tại các ngành kinh tế giai đoạn

2005 - 2010 Bảng 2.13 So sánh các chỉ tiêu cơ bản giữa kế hoạch và thực hiện giai đoạn

2001 – 2010 Bảng 3.14 Các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XIX và lần thứ XX đề ra

Ngành, lĩnh vực Tổng số Nguồn vốn Cơ cấu (%)

11 Vốn phân cấp cấp huyện 1.960 1.958 13,33

(Nguồn: Sở Tài chính tỉnh Ninh Bình năm 2010)

Bảng 2.03: Một số chỉ tiêu vốn đầu tư NSNN so với GDP giai đoạn 2006-2010.

Vốn đầu tư ( tỷ đồng) 1.409,6

5.244,6 3 Tốc độ tăng VĐT so năm trước (%) 100 128,48 132,29 130,34 167,91 Tổng sản phẩm quốc nội (tỷ đồng) 3.220,0 4.395,3 5.228,5 6.033,0 7.000,5 Vốn đầu tư so với GDP (%) 43,77 41,21 45,82 51,77 74,91

(Nguồn niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình năm 2010).

STT Tổng số nợ vốn đầu tư XDCB ngân sách địa phương

I Các dự án thuộc nguồn ngân sách tỉnh 111 327.647

1 Các dự án đã phê duyệt quyết toán 87 203.496

2 Các dự án hoàn thành đưa vào sử dụng chưa phê duyệt quyết toán 24 818.631

II Các dự án thuộc nguồn ngân sách huyện 345 236.601 III Các dự án thuộc nguồn ngân sách xã 1.512 297.634

(Nguồn: Sở Tài chính tỉnh Ninh Bình năm 2010)

Bảng 2.05: Kế hoạch vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách tỉnh phân cấp cho các huyện, thị xã, thành phố Đơn vị tínhn v : tri uị tính ệu đồngng

TT Tên đơn vị Năm

(Nguồn: Sở Tài chính tỉnh Ninh Bình năm 2010) Đơn vị tínhn v : tri u ị tính ệu đồngng

TT Các chỉ tiêu Năm

4 Giá trị đề nghị quyết toán 153.578 470.739 313.741 341.699 200.594 1.480.35

5 Kết quả thẩm tra và phê duyệt 145.359 452.403 310.046 331.110 198.149 1.437.06

6 Chênh lệch sau thẩm tra -8.219 -18.336 -3.695 -10.589 -2.445 -43.284

(Nguồn: Sở Tài chính tỉnh Ninh Bình năm 2010)

STT Danh sách các Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án Số lượng

1 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3

- BQL dự án Phòng chống lụt bão và quản lý đê điều

- BQL dự án cơ sở hạ tầng thủy lợi

- BQL dự án thủy lợi

2 Sở Giao thông Vận tải 2

- BQL các dự án xây dựng giao thông

- BQL dự án xây dựng giao thông vốn nước ngoài

3 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch 2

- BQL dự án xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch

- BQL dự án xây dựng các công trình văn hóa

4 Ban quản lý các khu công nghiệp 2

- BQL dự án các công trình xây dựng

- BQL dự án xây dựng CSHT khu công nghiệp

5 Ủy ban nhân dân huyện Kim Sơn 1

- BQL các dự án xây dựng huyện Kim Sơn

6 Ủy ban nhân dân huyện Yên Khánh 1

BQL các dự án xây dựng huyện Yên Khánh

7 Ủy ban nhân dân Thị xã Tam Điệp 1

BQL dự án xây dựng công trình Thị xã Tam Điệp

8 Ủy ban nhân dân Thành phố Ninh Bình 2

- BQL các công trình xây dựng Thành phố Ninh Bình

- BQL các dự án cơ sở hạ tầng đấu giá quyền sử dụng đất

9 Ủy ban nhân dân huyện Gia Viễn 2

- BQL cơ sở hạ tầng vùng phân lũ huyện Gia Viễn

- BQL các công trình giao thông, thủy lợi huyện Gia Viễn

10 Ủy ban nhân dân huyện Nho Quan 1

- BQL các công trình cơ sở hạ tầng huyện Nho Quan

(Nguồn: Sở Tài chính tỉnh Ninh Bình năm 2010)

1 Vốn cân đối NS địa phương 355 896 811 714 1.023

2 Vốn Ngân sách Trung ương 370 634 1.101 1.980 1.583

3 Vốn Trái phiếu Chính phủ 88 55 76 2.218 2.541

(Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình năm 2010)

Bảng 2.09 Tỷ trọng vốn xây lắp, thiết bị, kiến thiết cơ bản khác trong tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản khác của địa phương (Vốn Nhà nước)

- Giá thực tế. n v tính: Tri u ng Đơn vị tính ị tính ệu đồng

+ Xây lắp 723.651 1.153.600 1.247.109 1.186.084 1.480.700 + Thiết bị 235.891 603624 578.728 976.626 1.212.989 + XDCB khác

Tỷ trọng vốn thiết bị chiếm trong tổng số

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Bình năm 2010).

Sản lượng lương thực có hạt/người Kg 480,9 356,0 466,0 513,0 353,0 570,2

Tổng thu ngân sách Tỷ.đ 194.60

Tổng đầu tư xã hội Tỷ.đ 343.13

19.290, 5 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình năm 2010)

Bảng 2.11 So sánh cơ cấu kinh tế Ninh Bình với đồng bằng Sông Hồng và cả nước năm 2006 và ước năm 2010

TT Ngành kinh tế Đơn vị

Cả nước Vùng ĐBSH Ninh Bình Năm

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình năm 2010)

TT Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2007 2008 2009 2010

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình năm 2010)

Bảng 2.13 So sánh các chỉ tiêu cơ bản giữa kế hoạch và thực hiện giai đoạn 2001 – 2010

TT Chỉ tiêu so sánh Đơn vị Kế hoạch

- GDP/ng (tr đ/ng) Tr.đồng/người 3,5 21,62 Tốt

- SLLT có hạt (vạn tấn) vạn tấn 46 57,02 Tốt

- Giảm tỷ lệ sinh (‰) 0,3 0,22 Khá

- Tỷ lệ hộ nghèo % 18 6,15 Tốt

- Tỷ lệ thất nghiệp đô thị % 3,7 3,5 Khá

(Nguồn Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình năm 2010)

Ngày đăng: 12/09/2023, 18:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.03: Một số chỉ tiêu vốn đầu tư NSNN so với GDP giai đoạn 2006-2010. - Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh ninh bình
Bảng 2.03 Một số chỉ tiêu vốn đầu tư NSNN so với GDP giai đoạn 2006-2010 (Trang 122)
Bảng 2.05: Kế hoạch vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách tỉnh  phân cấp cho các huyện, thị xã, thành phố - Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh ninh bình
Bảng 2.05 Kế hoạch vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách tỉnh phân cấp cho các huyện, thị xã, thành phố (Trang 123)
Bảng 2.09  Tỷ trọng vốn xây lắp, thiết bị, kiến thiết cơ bản khác trong tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản khác của địa phương - Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh ninh bình
Bảng 2.09 Tỷ trọng vốn xây lắp, thiết bị, kiến thiết cơ bản khác trong tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản khác của địa phương (Trang 126)
Bảng 2.11  So sánh cơ cấu kinh tế Ninh Bình với đồng bằng Sông Hồng và cả nước năm 2006 và ước năm 2010 - Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh ninh bình
Bảng 2.11 So sánh cơ cấu kinh tế Ninh Bình với đồng bằng Sông Hồng và cả nước năm 2006 và ước năm 2010 (Trang 127)
Bảng 2.13  So sánh các chỉ tiêu cơ bản giữa kế hoạch và thực hiện giai đoạn 2001 – 2010 - Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh ninh bình
Bảng 2.13 So sánh các chỉ tiêu cơ bản giữa kế hoạch và thực hiện giai đoạn 2001 – 2010 (Trang 128)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w