1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng các nguồn tài trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam

66 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Các Nguồn Tài Trợ Cho Các Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Ở Việt Nam
Tác giả Nguyễn Minh Tuân
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại Chuyên Đề Tốt Nghiệp
Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 1,03 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VÀ NGUỒN TÀI TRỢ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA (11)
    • 1.1 Khái niệm và các tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa (11)
      • 1.1.1 Khái niệm (11)
      • 1.1.2. Các tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa (12)
    • 1.2. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế thị trường (13)
      • 1.2.1. Tạo công ăn việc làm, góp phần ổn định xã hội (14)
      • 1.2.2. Sản xuất nguồn sản phẩm thiết yếu và phổ dụng cho đời sống xã hội (14)
      • 1.2.3. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế (14)
      • 1.2.4 Tham gia khai thác mọi nguồn lực ở mọi cấp độ kinh tế (15)
      • 1.2.5. Tăng nguồn hàng xuất khẩu và tăng nguồn thu ngân sách Nhà nước (15)
      • 1.2.6 Hỗ trợ các doanh nghiệp lớn, hình thành những tập đoàn kinh tế (15)
    • 1.3. Chính sách tài chính hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (16)
      • 1.3.1. Cấu thành của chính sách tài chính hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (16)
        • 1.3.1.1 Chính sách thuế (17)
        • 1.3.1.2 Chính sách tín dụng (17)
        • 1.3.1.3 Chính sách đầu tư (17)
        • 1.3.1.4 Chính sách tài trợ (18)
      • 1.3.2. Các chính sách có liên quan khác (19)
    • 1.4. Nguồn tài trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (19)
      • 1.4.1 Tín dụng ngân hàng (19)
      • 1.4.2. Thuê mua tài chính (21)
        • 1.4.2.2. Hoạt động CTTC được thực hiện theo quy trình (22)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC NGUỒN TÀI TRỢ CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM (26)
    • 2.1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam và vấn đề pháp lý (26)
    • 2.2. Thực trạng về hỗ trợ tài chính đối với các DNVV trong thời gian qua (27)
      • 2.2.1. Thực trạng về số lượng DNNVV đang hoạt động tại thời điểm 31/12 hàng năm phân theo loại hình doanh nghiệp (27)
      • 2.2.2. Thực trạng về vốn sản xuất kinh doanh hàng năm của các DNNVV đang hoạt động phân theo loại hình doanh nghiệp (28)
      • 2.2.3. Thực trạng về số lượng lao động trong các DNNVV đang hoạt động phân (28)
      • 2.2.4. Thực trạng về đầu tư tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn của các (29)
      • 2.2.5. Thực doanh thu-lợi nhuận sản xuất kinh doanh thuần của các DNNVV đang hoạt động phân theo loại hình doanh nghiệp (29)
      • 2.2.6. Thực trạng về khả năng cạnh tranh của các DNNVV đang hoạt động phân (30)
      • 2.2.7. Thực trạng về khả năng tiếp cận các nguồn tài trợ cho phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam (30)
        • 2.2.7.1. Thực trạng khả năng tiếp cận nguồn tài trợ tín dụng ngân hàng (30)
        • 2.2.7.2. Thực trạng khả năng tiếp cận nguồn tài trợ từ cho thuê tài chính................31 2.2.7.3.Thực trạng tiếp cận nguồn tài trợ thông qua các chính sách hỗ trợ, quỹ đầu (39)
      • 2.3.1. Thiếu vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh (43)
      • 2.3.2. Thiếu mặt bằng sản xuất kinh doanh (43)
      • 2.3.3. Công nghệ kỹ thuật lạc hậu (44)
      • 2.3.4. Năng lực quản lý, tay nghề lao động còn thấp (44)
      • 2.3.5. Môi trường cạnh tranh không lành mạnh (44)
      • 2.3.6. Khó khăn trong việc xúc tiến thương mại (44)
  • CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH HỖ TRỢ CHO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA (45)
    • 3.1.1. Quan điểm, định hướng phát triển DNNVV giai đoạn 2011 - 2015 (45)
    • 3.1.2. Mục tiêu phát triển DNNVV giai đoạn 2011 - 2015 (46)
      • 3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát (46)
      • 3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể (46)
    • 3.1.3. Các nhóm giải pháp phát triển DNNVV 2011 – 2015 theo nghị quyết, nghị định của của chính phủ (46)
      • 3.1.3.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện khung pháp lý chung về phát triển doanh nghiệp (46)
      • 3.1.3.2. Nhóm giải pháp về chính sách ưu đãi, khuyến khích và hỗ trợ DNNVV (47)
      • 3.1.3.3. Nhóm giải pháp hỗ trợ thông qua các chương trình, dự án trợ giúp DNNVV (49)
    • 3.2. Những giải pháp hỗ trợ tài chính đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam (50)
      • 3.2.1. Đối với chính phủ (50)
        • 3.2.1.1. Hoàn thiện khung pháp lý (50)
        • 3.2.1.2. Chinh sách về tài chính (51)
        • 3.2.1.3. Chính sách đất đai (52)
        • 3.2.1.4. Khuyến khích phát triển các tổ chức hỗ trợ DNNVV (53)
      • 3.2.2. Đối với các ngân hàng (53)
      • 3.2.3. Đối với các công ty CTTC (57)
        • 3.2.3.1. Nâng cao năng lự c và hiệ u quả hoạt động của các Công ty cho thuê tài chính (58)
        • 3.2.3.2. Nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ cho thuê tài chính đối với các DNNVV (59)
      • 3.2.4. Đối với các DNNVV (60)
        • 3.2.4.1. Giải pháp nguồn nhân lực (60)
        • 3.2.4.2. Thực hiện đúng và đầy đủ chế độ báo cáo, sổ sách, chứng từ kế toán (60)
      • 3.2.5. Các giải pháp hỗ trợ (61)
        • 3.2.5.1. Giải pháp về phát triển thị trường tạo môi trường thuận lợi cho (61)
        • 3.2.5.2. Bảo lãnh tín dụng (62)
      • 3.2.6. Các giải pháp khác (63)
  • KẾT LUẬN............................................................................................................55 (10)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................57 (10)

Nội dung

LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VÀ NGUỒN TÀI TRỢ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

Khái niệm và các tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa

- Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các quốc gia trên thế giới

DNNVV hay SMEs (Small and Medium enterprises) nói chung là những doanh nghiệp có số lao động hay doanh số ở dưới một mức giới hạn nào đó.

Từ viết tắt SMEs được dùng phổ biến ở Cộng đồng các nước Châu Âu và các tổ chức quốc tế như World Bank, United Nation, WTO SMEs được sử dụng nhiều nhất là ở Mỹ.

Hiện nay các nước EU có khái niệm về SMEs chuẩn hóa hơn Những doanh nghiệp có dưới 50 lao động thì được gọi là doanh nghiệp nhỏ và những doanh nghiệp có dưới 250 lao động được gọi là doanh nghiệp vừa Ngược lại, ở United States doanh nghiệp nhỏ được định nghĩa là những doanh nghiệp có dưới 100 lao động và doanh nghiệp vừa là những doanh nghiệp có số lao động dưới 500 người. Ở Mỹ, cách định nghĩa về SME có ý nghĩa rộng hơn ý nghĩa nội tại của SME Và ở các quốc gia Châu Phi họ cũng có những cách định nghĩa riêng và các định nghĩa này khác nhau ở các quốc gia EU thì sử dụng định nghĩa về SME chuẩn như trên Sự khác nhau về định nghĩa SME ở các quốc gia này làm cho các nghiên cứu về SME trở nên khó khăn hơn. Ở New Zealand, SMEs có một sự đóng góp đáng kể cho nền kinh tế cả về số lượng các doanh nghiệp và tỷ lệ % lực lượng lao động

- Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam Để phân chia quy mô các DNNVV, các quốc gia căn cứ vào các tiêu chuẩn như số lao động, vốn sản xuất, doanh thu, lợi nhuận, giá trị gia tăng Ở mỗi quốc gia khác nhau, tiêu chí để phân biệt DNNVV cũng khác nhau. Ở nước ta, theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP định nghĩa DNNVV :

Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên),

1.1.2 Các tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa: Ở các nước trên thế giới, người ta phân chia quy mô doanh nghiệp nhỏ và vừa theo nhiều tiêu chí khác nhau như: tổng số vốn kinh doanh, số lượng lao động, doanh thu hàng năm tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi nước.

Nhật Bản: căn cứ vào số lượng lao động và số vốn kinh doanh của từng ngành để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa Tiêu chí xác định này được quy định trong “Luật cơ bản về doanh nghiệp nhỏ và vừa”.

Ngành Số lao động Số vốn kinh doanh

Ngành sản xuất < 300 người < 100 triệu Yen

Ngành bán buôn < 100 người < 30 triệu Yen

Ngành bán lẻ và dịch vụ < 50 người < 10 triệu Yen

CHLB Đức: phân chia quy mô doanh nghiệp căn cứ vào số lượng lao động và doanh số hoạt động sản xuất kinh doanh trong một năm của doanh nghiệp.

Loại doanh nghiệp Số lao động Doanh số hàng năm

Doanh nghiệp quy mô nho < 9 người < 1 triệu DEM

Doanh nghiệp quy mô vừa 10 - 499 người 1 – 100 triệu DEM

Doanh nghiệp quy mô lớn > 500 người > 100 triệu DEM

Hàn Quốc: xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa căn cứ vào số lượng lao động, tổng số vốn kinh doanh và doanh thu hàng năm tùy theo từng lĩnh vực. Tiêu chí xác định này được quy định trong “Đạo luật cơ bản về doanh nghiệp nhỏ và vừa” ban hành từ năm 1966 và đã được sửa đổi, bổ sung.

Lĩnh vực Số lao động Số vốn Doanh thu kinh doanh hàng năm Chế tạo, khai thác, xây dựng và chế biến

USD Thương mại và dịch vụ < 20 người < 500 ngàn USD

Malaysia: phân chia quy mô doanh nghiệp căn cứ vào tiêu chí duy nhất là số lao động.

Loại doanh nghiệp Số lao động

Doanh nghiệp quy mô nhỏ < 100 người

Doanh nghiệp quy mô vừa 101 – 200 người

Doanh nghiệp quy mô lớn > 200 người Ở Việt Nam cũng đã có nhiều quan điểm khác nhau để phân biệt doanh nghiệp nhỏ và vừa Nhìn chung, việc xác định quy mô doanh nghiệp nhỏ và vừa căn cứ vào 2 tiêu chí: số lao động và số vốn kinh doanh là phổ biến nhất.

Doanh nghiệp siêu nhỏ Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa

Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động

I Nông, lâm nghiệp và thủy sản

20 tỷ đồng trở xuống từ trên 10 người đến 200 người từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng từ trên 200 người đến 300 người

II Công nghiệp và xây dựng

20 tỷ đồng trở xuống từ trên 10 người đến 200 người từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng từ trên 200 người đến 300 người

III Thương mại và dịch vụ

10 tỷ đồng trở xuống từ trên 10 người đến 50 người từ trên 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng từ trên 50 người đến 100 người

Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế thị trường

Hiện nay ở hầu hết các nước trên thế giới, doanh nghiệp nhỏ và vừa có vai trò rất quan trọng và chi phối rất lớn đến công cuộc phát triển kinh tế – xã hội cuûa moãi quoác gia:

1.2.1.Tạo công ăn việc làm, góp phần ổn định xã hội:

Giải quyết việc làm luôn là vấn đề bức xúc đối với hầu hết các nước trên thế giới Mặc dù số lượng lao động làm việc trong một doanh nghiệp nhỏ và vừa không nhiều, nhưng với số lượng rất lớn các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế đã tạo ra phần lớn công ăn việc làm cho xã hội Nhất là trong thời kỳ suy thoái, doanh nghiệp nhỏ và vừa luôn đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết công ăn việc làm hơn các doanh nghiệp lớn Bởi vì khi nền kinh tế suy thoái, thông thường các doanh nghiệp lớn phải cắt giảm lao động do nhu cầu sản xuaỏt kinh doanh bũ thu heùp

1.2.2 Sản xuất nguồn sản phẩm thiết yếu và phổ dụng cho đời sống xã hội:

Doanh nghiệp nhỏ và vừa với đặc tính nhỏ bé, linh hoạt, mềm dẻo có thể tham gia vào mọi ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh; có khả đáp nhu cầu ngày càng đa dạng, phong phú và độc đáo của ngưới tiêu dùng Và với một số lượng đông đảo, doanh nghiệp nhỏ và vừa đã cung cấp cho xã hội một khối lượng lớn sản phẩm, dịch vụ, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Ở các nước phát triển, sự phát triển mạnh mẽ của các siêu thị cũng không thể thay thế được các doanh nghiệp bán lẻ, những sản phẩm lặt vặt, linh tinh không thích hợp với các doanh nghiệp lớn Vì vậy, doanh nghiệp nhỏ và vừa có vai trò quan trọng trong việc đóng góp GDP đáng kể cho nền kinh tế quốc gia.

1.2.3.Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa góp phần quan trọng trong việc tạo lập sự cân đối trong phát triển giữa các vùng Nó giúp vùng sâu, vùng xa,các vùng nông thôn có thể khai thác được tiềm năng của địa phương để phát triển các ngành sản xuất và dịch vụ, tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ Đây cũng là vấn đề rất có ý nghĩa trong việc khai thác triệt để các nguồn lực ở mọi ngành, mọi vùng, mọi cấp độ kinh tế nhằm thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp đất nước.

1.2.4 Tham gia khai thác mọi nguồn lực ở mọi cấp độ kinh tế:

Doanh nghiệp nhỏ và vừa thường được tạo lập dễ dàng, không cần quá nhiều vốn, vì vậy mọi đối tượng dân cư đều có thể tham gia đầu tư thành lập doanh nghiệp mới Mặt khác, trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau như: tín dụng chính thức, tín dụng phi chính thức, dựa trên quan hệ họ hàng, bạn bè thân thuộc Vì vậy, doanh nghiệp nhỏ và vừa được coi là phương tiện huy động và sử dụng có hiệu quả các khoản tiền nhàn rỗi trong dân cư và biến nó thành các khoản vốn đầu tư. Với quy mô nhỏ và vừa, lại được phân bổ phân tán ở hầu khắp các địa phương, các vùng lãnh thổ nên doanh nghiệp nhỏ và vừa có khả năng tận dụng các tiềm năng tại địa phương đó như: lao động, nguyên vật liệu Ngoài ra, các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn có thể sử dụng các sản phẩm phụ hoặc phế liệu, phế phẩm của các doanh nghiệp lớn.

1.2.5.Tăng nguồn hàng xuất khẩu và tăng nguồn thu ngân sách Nhà nước

Việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa không chỉ làm gia tăng khả năng cung ứng sản phẩm và dịch vụ cho xã hội mà còn làm tăng nguồn thu ngân sách nhà nước Mặc dù số đóng góp của một doanh nghiệp nhỏ và vừa không lớn nhưng với số lượng đông đảo, doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng đóng góp một phần đáng kể cho ngân sách nhà nước.

1.2.6 Hỗ trợ các doanh nghiệp lớn, hình thành những tập đoàn kinh tế

Với đặc trưng nhỏ lẻ, năng động, doanh nghiệp nhỏ và vừa hỗ trợ các doanh nghiệp lớn trong việc tiếp cận thị trường, cân đối khả năng cung cầu trong xã hội Mặt khác, doanh nghiệp nhỏ và vừa là những doanh nghiệp vệ tinh cung cấp các sản phẩm đầu vào hay tham gia chế tác, sản xuất, kinh doanh trong chu kỳ hoạt động của các doanh nghiệp lớn, chính điều này đã tăng khả năng hoạt động của các doanh nghiệp trên thị trường, tạo mối liên kết chặt chẽ giữa các loại hình kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế nói chung.

Một doanh nghiệp khi mới thành lập không phải lúc nào cũng có moat nguồn lực tài chính dồi dào để hoạt động với quy mô lớn, rất nhiều các tập đoàn kinh tế trên thế giới đều được thành lập từ các chi nhánh, phân xưởng nhỏ Trong quá trình hoạt động, các cơ sở nhỏ này tự tích lũy vốn, kinh nghiệm để dần trở nên lớn mạnh, từ doanh nghiệp hỗ trợ cho các doanh nghiệp lớn trở thành các công ty mẹ, các tập đoàn kinh tế Đó là tiến trình phát triển của phần lớn các công ty quy mô lớn, các tập đoàn kinh tế hùng mạnh trên thế giới. Doanh nghiệp nhỏ và vừa là khởi nguồn cho sự hình thành và phát triển các loại hình doanh nghiệp lớn trong xã hội.

Tuy mỗi nước đều có đặc điểm và mức độ phát triển khác nhau, nhưng các doanh nghiệp nhỏ và vừa đều đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế – xã hội, tạo ra nhiều việc làm góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp, ổn định xã hội, duy trì các ngành nghề truyền thống, tăng kim ngạch xuất khẩu cho đất nước Chính vì vậy, sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa là một tất yếu khách quan và cần thiết trong quá trình phát triển của một quốc gia.

Chính sách tài chính hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.3.1 Cấu thành của chính sách tài chính hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa: Để hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, Nhà nước phải sử dụng rất nhiều chính sách khác nhau liên quan đến tài chính doanh nghiệp như: chính sách thuế, chính sách tín dụng, chính sách đầu tư, chính sách tài trợ

Chính sách thuế là một trong những công cụ chủ yếu được nhiều nước trên thế giới sử dụng để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa Nhà nước áp dụng nhiều chính sách ưu đãi thuế, miễn giảm thuế nhằm khuyến khích sự tăng trưởng và phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa Chẳng hạn, đối với doanh nghiệp mới thành lập không phải nộp thuế thu nhập năm đầu tiên và được giảm trong những năm tiếp theo; giảm mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môn bài Đây là cách hỗ trợ doanh nghiệp có thêm vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh.

Nhà nước trợ giúp doanh nghiệp tăng thêm vốn kinh doanh bằng chính sách tín dụng ưu đãi dưới các hình thức như: cho vay trực tiếp với lãi suất thấp, bảo lãnh tín dụng

Khi Nhà nước cho vay vốn với lãi suất thấp được xem như một cách giảm chi phí đầu tư, nâng cao khả năng thu lợi nhuận, khả năng tự tích lũy cho doanh nghieọp.

Chính phủ đứng ra thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể vay vốn của các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng; góp phần khơi thông nguồn vốn tín dụng; tăng cường năng lực tài chính để các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển sản xuất kinh doanh.

Chính sách đầu tư thường bao hàm hai nội dung chủ yếu là khai thác huy động vốn và phân phối sử dụng vốn.

Nguồn vốn cho đầu tư phát triển nền kinh tế quốc dân bao gồm hai nguồn là vốn trong nước và vốn nước ngoài Về cơ bản lâu dài, nguồn vốn cho sự phát triển kinh tế mỗi nước là nguồn vốn trong nước Việc huy động vốn trong nước được thực hiện thông qua đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp, trong đó đầu tư trực tiếp vào sản xuất kinh doanh là một hướng quan trọng, tạo ra hiệu quả trực tiếp cho sự tăng trưởng kinh tế đất nước.

Việc phân bổ sử dụng vốn đầu tư giữ một vị trí quan trọng trong thực hiện chính sách đầu tư để tạo ra cơ cấu kinh tế hợp lý về ngành nghề và khu vực trong một chỉnh thể thống nhất của nền kinh tế quốc gia Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, Nhà nước là người đầu tư chủ yếu.

Nhà nước sử dụng các chính sách tài trợ trực tiếp và gián tiếp cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa như: trợ giá xuất khẩu, bao tiêu sản phẩm, hỗ trợ đào tạo cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật, hỗ trợ về coõng ngheọ

Trợ giá xuất khẩu là biện pháp tài trợ trực tiếp của Nhà nước cho các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu khi giá hàng xuất khẩu trên thị trường thế giới xuống quá thấp

Bao tiêu sản phẩm là biện pháp tài trợ trực tiếp của Nhà nước cho nông dân trong việc tiêu thụ nông sản Hình thức tài trợ này chỉ áp dụng đối với một số một mặt hàng nông sản được Nhà nước khuyến khích sản xuất, nhưng rất kho bán trên thị trường hoặc giá bán thấp hơn giá thành Do đó, biện pháp bao tiêu sản phẩm duy trì sản xuất cho nông dân và phục vụ xuất khẩu.

Hỗ trợ về đào tạo:

Hỗ trợ về đào tạo là biện pháp tài trợ có tính chất gián tiếp nhằm giúp cho cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao trình độ quản lý, trình độ tay nghề của người lao động Chính phủ nhiều nước đã thực hiện các chương trình đào tạo bồi dưỡng miễn phí hoặc tài trợ một phần.

Hỗ trợ về công nghệ:

Hỗ trợ về công nghệ là biện pháp tài trợ có tính chất gián tiếp, chủ yếu được thực hiện thông qua các trung tâm khoa học công nghệ quốc gia Ngoài ra, các doanh nghiệp còn được chuyển giao công nghệ miễn phí hoặc với mức giá ưu đãi, để các doanh nghiệp nhỏ và vừa có điều kiện đầu tư chiều sâu, đổi mới kỹ thuật công nghệ, nâng cao chất lượng sản xuất.

1.3.2.Các chính sách có liên quan khác:

Chính sách xuất nhập khẩu, Chính sách đất đai, Chính sách về thị trường,Chính sách hợp tác kinh tế quốc tế

Nguồn tài trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Vốn là nguồn lực quan trọng nhất và không thể thiếu cho doanh nghiệp khi bắt đầu hoạt động, vốn được sử dụng trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất như : lao động, đất đai, nhà xưởng, công nghệ.

Ngoài nguồn vốn tự có doanh nghiệp còn có thể tận dụng các nguồn tài trợ từ bên ngoài như sau :

Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng với các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, và các tầng lớp dân cư được thực hiện thông qua việc sử dụng tiền tệ lẫn nhau dựa trên nguyên tắc hoàn trả vốn gốc và tiền lãi vay.

Căn cứ vào thời hạn cho vay và mục đích sử dụng vốn của người đi vay tín dụng ngân hàng được phân chia thành:

1.4 1.1 Tín dụng ngắn hạn tài trợ cho kinh doanh

Tín dụng ngắn hạn là hình thức cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu này, tín dụng ngắn hạn cung cấp nguồn vốn để doanh nghiệp mua vật tư, hàng hóa và các khoản chi phí để thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh với thời hạn cho vay ngắn hạn tùy thuộc vào chu kỳ sản xuất kinh doanh hoặc thời hạn thu hồi vốn của phương án sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng nhưng tối đa không quá 12 tháng.

1.4.1 2 Tín dụng trung và dài hạn để tài trợ cho đầu tư Để có nguồn vốn cho các nhu cầu vốn mang tính chất dài hạn hơn, đó là các khoản đầu tư cho máy móc thiết bị, công nghệ, phương tiện vận chuyển, bất động sản vì phải qua thời gian khấu hao dài doanh nghiệp mới thu lại được vốn đầu tư này nên doanh nghiệp cần đến Tín dụng trung, dài hạn.

Tín dụng trung, dài hạn là phương thức cho vay đáp ứng nhu cầu này của doanh nghiệp Các khoản tín dụng trung dài hạn bao gồm :

- Cho vay trung hạn: là các khoản có thời hạn vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng Tín dụng trung hạn chủ yếu được sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, máy móc thiết bị, nhằm mở rộng, cải tạo, đổi mới kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ mới Tín dụng trung hạn còn nhằm đầu tư xây dựng các dự án mới có qui mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh.

- Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng trở lên, thời hạn tối đa có thể lên đến 30 năm.

Tín dụng dài hạn được cấp cho các nhu cầu xây dựng cơ bản, xây dựng cơ sở hạ tầng.

Tín dụng dài hạn còn được cấp cho các nhu cầu xây dựng mua sắm tài sản cố định cho các doanh nghiệp.

Tín dụng trung dài hạn chủ yếu phục vụ cho các dự án kinh doanh mang tính chất đầu tư với thời gian tương đối dài

1.4 1.3 Vai trò tài trợ vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của tín dụng ngân hàng

Tín dụng ngân hàng rất cần thiết cho tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế cần vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh mà trong đó DNNVV chiếm hơn đến nguồn tài trợ từ tín dụng ngân hàng.

Tín dụng ngân hàng là một trong những nguồn tài trợ rất cần thiết cho doanh nghiệp phục vụ cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, đây cũng là nguồn tài trợ không thể thiếu đối với các DNNVV, đặc biệt là trong giai đoạn kinh tế khó khăn như hiện nay, tín dụng ngân hàng giữ một vai trò đặc biệt quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cấp thiết của doanh nghiệp để họ tiếp tục duy trì hoạt động của mình trong cơn bão giá và thắt chặt tiền tệ, khan hiếm nguồn tiền như hiện nay.

1.4 2.1 Khái niệm & Quy trình hoạt động

Theo Nghị định của Chính phủ số 16/2001/NĐ-CP ngày 02/05/2001 :

“Cho thuê tài chính (CTTC) là một hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng giữa bên thuê và bên cho thuê Bên cho thuê cam kết mua máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển, và các động sản khác theo yêu cầu của bên thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê Bên thuê sử dụng tải sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đã thỏa thuận”.

Cho thuê tài chính là một hình thức tài trợ vốn nhằm giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn về vốn để đáp ứng nhu cầu đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị.

1.4.2.2 Hoạt động CTTC được thực hiện theo quy trình :

Sơ đồ 1.1 Quy trình của hoạt động cho thuê tài chính

Bên đi thuê (tổ chức kinh tế)

Nhà cung cấp (4b) Bên cho thuê

(nơi sản xuất, phân phối) (3) (Công ty cho thuê tài chính)

1 Bên thuê được chủ động lựa chọn máy móc thiết bị, thỏa thuận với nhà cung cấp bằng hợp đồng hoặc bản ghi nhớ

2 Ký hợp đồng cho thuê giữa bên thuê và bên cho thuê

3 Bên cho thuê và nhà cung cấp ký hợp đồng mua bán máy móc thiết bị là tài sản thuê theo thỏa thuận giữa bên thuê và nhà cung cấp.

4 a- Nhà cung cấp giao tài sản thuê, lắp đặt, chạy thử, nghiệm thu tài sản giao nhận. b- Nhà cung cấp gửi các chứng từ hóa đơn kèm theo thư yêu cầu thanh toán gửi cho công ty CTTC để yêu cầu thanh toán.

5 Bên cho thuê thanh toán tiền mua tài sản thuê cho nhà cung cấp.

6 Bên thuê thanh toán tiền thuê theo hợp đồng cho thuê tài chính.

- Cho thuê tài chính là loại hình tín dụng tài trợ gần 100% nhu cầu vốn cho bên đi thuê, so với cho vay trung dài hạn người đi vay phải có vốn tự có tham gia vào dự án, thì cho thuê tài chính rõ ràng là có lợi hơn, ưu thế hơn.

1.4 2.3 Vai trò tài trợ vốn cho DNNVV của thuê mua tài chính công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

- Cho thuê tài chính góp phần thúc đẩy cải tiến kỹ thuật, đổi mới dây chuyền công nghệ, nâng cao năng suất lao động.

- Cho thuê tài chính là loại hình tài trợ linh hoạt, đặc biệt thích hợp với loại hình DNNVV, giúp các doanh nghiệp này phát triển đi lên.

* Lợi ích của doanh nghiệp khi thực hiện thuê mua tài chính

- Có thể được tài trợ đến 100% vốn đầu tư.

- Không phải thế chấp tài sản hoặc ký quỹ đảm bảo.

- Lãi suất thuê hợp lý do hai bên thỏa thuận, thủ tục đơn giản, thuận tiện. Phương thức thanh toán tiền thuê đơn giản.

- Doanh nghiệp toàn quyền trong việc lựa chọn máy móc thiết bị, nhà cung cấp, giá cả, mẫu mã, chủng loại, phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp.

- Hết thời hạn thuê, doanh nghiệp được mua lại tài sản với giá thấp hơn giá trị thực và được quyền sở hữu tài sản đó hoặc được ưu tiên thuê tiếp tài sản.

- Nếu đã mua tài sản nhưng thiếu vốn lưu động thì doanh nghiệp có thể bán lại tài sản đó cho công ty CTTC và công ty sẽ cho doanh nghiệp thuê lại Như vậy doanh nghiệp vừa có tài sản để sử dụng mà vẫn có vốn để kinh doanh.

Quỹ đầu tư là một định chế tài chính trung gian phi ngân hàng thu hút tiền nhàn rỗi từ các nguồn khác nhau để đầu tư vào các cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ hay các loại tài sản khác Tất cả các khoản đầu tư này đều được quản lý chuyên nghiệp, chặt chẽ bởi công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát và cơ quan thẩm quyền khác.

THỰC TRẠNG CÁC NGUỒN TÀI TRỢ CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM

Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam và vấn đề pháp lý

Trong tiến trình phát triển kinh tế của mình nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ đã cho thấy sức sống và tính chất năng động của các DNNVV trong nền kinh tế thị trường.Chính hiệu quả của các doanh nghiệp này đã góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh kinh tế của các quốc gia phát triển lẫn các nước mới công nghiệp hóa bản thân cơ cấu kinh tế của nước ta cũng có nhiều điểm thích hợp cho sự phát triển của DNNVV: Hấu hết các ngành có lợi thế cạnh tranh của nước ta như may, chế biến lương thực, mỹ nghệ…đều là ngành ít có lợi ích về quy mô.

Không chỉ phù hợp với bản thân cơ cấu kinh tế của đất nước sự phát triển DNNVV cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt của các tổ chức tiền tệ thế giới, các nhà đầu tư nước ngoài vào việt nam.Theo đó, DNNVV được coi là những tế bào kinh tế có khả năng phát huy sức mạnh từ những nguồn lực nhỏ, là những doanh nghiệp thích hợp cho việc phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, là một trong những điều kiện rất quan trọng để thu hút đầu tư nước ngoài.Qua đó, chính các doanh nghiệp này cũng dần dần tiếp cận được hệ thống công nghệ hiện đại của thế giới và góp phần vào sự phát triển chung của kinh tế đất nước.Chính phủ khuyến khích các DNNVV phát triển theo hình thức thầu phụ công nghiệp, tăng sức liên kết giữa các DNNVV với doanh nghiệp khác và hợp tác sản xuất sản phẩm, sản xuất linh kiện, phụ kiện, phụ tùng, nhận thầu xây dựng…nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm,nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNNVV.

Nhằm khuyến khích phát triển DNNVV thực hiện vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta, Chính phủ đã ban hành Nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001, về trợ giúp phát triển DNNVV.

Theo Nghị định 90/2001/NĐ-CP, phát triển DNNVV vừa là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nhà nước khuyến khích và tạo thuận lợi cho DNNVV phát huy tính chủ động sáng tạo, nâng cao năng lực quản lý, phát triển khoa học - công nghệ và nguồn nhân lực, mở rộng các mối liên kết với các loại hình doanh nghiệp khác, tăng hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh trên thị trường, phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm và nâng cao đời sống cho người lao động Các DNNVV được hưởng các chính sách ưu đãi theo pháp luật hiện hành Nghị định cũng quy định thêm các chính sách trợ giúp và tổ chức xúc tiến phát triển các DNNVV.

Một số các quyết định khác của Nhà nước nhằm hỗ trợ cho các DNNVV như:

-Chính phủ đã ban hành Nghị định 56/2009/NĐ-CP về giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa Theo đó, khối doanh nghiệp này được sự hỗ trợ từ tài chính,thông tin, đào tạo nhân lực đến chính sách hỗ trợ để sử dụng khoa học công nghệ -Sau đó, tháng 5/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 22/NQ-CP triển khai thực hiện Nghị định số 56/2009/NĐ-CP.

Thực trạng về hỗ trợ tài chính đối với các DNVV trong thời gian qua

2.2.1.Thực trạng về số lượng DNNVV đang hoạt động tại thời điểm 31/12 hàng năm phân theo loại hình doanh nghiệp

Bảng 2.1 sẽ cho chúng ta biết thực trạng về số lượng DNNVV đang hoạt động tại thời điểm 31/12 hàng năm.

Số lượng doanh nghiệp được thành lập mới không ngừng gia tăng qua các năm, nhất là từ khi Luật Doanh nghiệp 2005 và Luật Đầu tư 2005 được ban hành.

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2010, cả nước có hơn 500.000 doanh nghiệp (DN) đăng ký thành lập và đang hoạt động (chưa tính 3,7 triệu hộ kinh doanh), với tổng vốn đăng ký gần 2.514 tỉ đồng (khoảng 130 tỉ USD) Trong đó, số doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) chiếm 97%, thu hút trên 50,1% tổng số lao động và đóng góp trên 40% GDP hằng năm của cả nước.

Qua số liệu bảng 2.1 cho thấy, Năm 2010 số DNNVV đang thực tế hoạt động

Là 490.000 Doanh nghiệp tăng 22,37% so với 31/12/2009 và tăng so với thời điểm 31/12/2005 là 365,9% Như vậy trong vòng 6 năm , từ năm 2005-2010,số doanh nghiệp hoạt động thực tế tăng thêm 384.833 doanh nghiệp.Trung bình mỗi năm tăng 64139 Doanh nghiệp

Bảng 2.1 Số lượng doanh nghiệp qua các năm

2.2.2.Thực trạng về vốn sản xuất kinh doanh hàng năm của các DNNVV đang hoạt động phân theo loại hình doanh nghiệp

Năng lực tài chính của DNNVV còn yếu Trong tổng số DNNVV thì số doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chiếm đa số Nguồn vốn hoạt động của các DNNVV rất thấp, theo tiêu chí DNNVV là những doanh nghiệp có vốn dưới 10 tỷ, tuy nhiên số doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chiếm tỷ trọng lớn, số liệu thống kê cho thấy số doanh nghiệp có vốn dưới 5 tỷ chiếm đa số từ 75-82%, số doanh nghiệp có vốn từ 5 đến 10 tỷ chiếm một tỷ lệ không đáng kể 8-12%.

+ Với qui mô vốn nhỏ và chi phí trong quá trình hoạt động cũng không lớn nên việc hình thành các DNNVV dể dàng và nhanh chóng.

2.2.3.Thực trạng về số lượng lao động trong các DNNVV đang hoạt động phân theo loại hình doanh nghiệp

Doanh nghiệp ra đời đóng góp phần giải quyết việc làm cho người lao động cùng với tốc độ tăng trưởng số lượng doanh nghiệp thì số lượng lao động có việc làm cũng tăng lên.

+ Các doanh nghiệp hoạt động quản lý theo kinh nghiệm, thiếu tầm nhìn chiến lược, thiếu kiến thức về công nghệ thông tin, phát triển thương hiệu, chiến lược cạnh tranh. Đội ngũ chủ doanh nghiệp, giám đốc và cán bộ quản lý còn nhiều hạn chế về kiến thức và kỹ năng quản lý Một bộ phận lớn chủ doanh nghiệp và giám đốc doanh nghiệp tư nhân chưa được đào tạo bài bản về kinh doanh và quản lý, còn thiếu kiến thức kinh tế và – xã hội và kỹ năng quản trị kinh doanh Khả năng quản lý ở các DNNVV còn hạn chế.

+ DNNVV là những doanh nghiệp có số lao động dưới 300 người Tuy nhiên, theo số liệu thống kê cho thấy các DNNVV có số lao động dưới 50 người chiếm tỷ lệ đa số từ 85-90%, trong đó đặc biệt là số doanh nghiệp có số lao động từ 5-9 người, tỷ lệ doanh nghiệp này chiếm hơn 50% trên tổng số doanh nghiệp, số doanh nghiệp có số lao động từ 50 đến 300 người chiếm một tỷ lệ không đáng kể 8-13%.

2.2.4.Thực trạng về đầu tư tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn của các DNNVV đang hoạt động phân theo loại hình doanh nghiệp

Do hạn chế về vốn sản xuất kinh doanh nên các DNNVV có mức độ đầu tư thấp

Năng lực ứng dụng công nghệ trong sản xuất, kinh doanh và quản lý ở các DNNVV còn yếu.

Mức độ đầu tư vào tài sản cố định của các doanh nghiệp dân doanh chiếm tỷ lệ thấp so với các thành phần kinh tế khác Tỷ lệ này có tăng qua các năm nhưng so với các thành phần kinh tế khác thì tỷ lệ này còn thấp từ 8-21%.

Mức độ trang bị tài sản cố định tại các doanh nghiệp ngoài nhà nước thấp, trung bình chỉ đạt hơn 2 tỷ đồng/Doanh nghiệp.Ngoài ra, nếu xét trên tiêu chí tài sản cố định trên mỗi lao động thì mức đầu tư TSCĐ tại loại hình DNNVV thấp, bình quân đạt 76 triệu đồng/ trên lao động Về trình độ công nghệ, nếu xét góc độ trang bị TSCĐ thì số doanh nghiệp có tài sản dưới 5 tỷ chiếm 86%.

2.2.5.Thực doanh thu-lợi nhuận sản xuất kinh doanh thuần của các DNNVV đang hoạt động phân theo loại hình doanh nghiệp

Không chỉ phát triển nhanh về số lượng, các DNNVV có nhịp độ tăng trưởng doanh thu cao nhất Doanh thu của các doanh nghiệp này gia tăng liên tục qua các năm, tỷ lệ tăng trên 30%/năm.

Kết quả kinh doanh 7 tháng đầu năm 2008 của các DNNVV có quan hệ tín dụng với các NHTM đạt 18.532 tỷ đồng, bình quân kết quả kinh doanh của 1 DNNVV đạt 458 triệu đồng.

2.2.6.Thực trạng về khả năng cạnh tranh của các DNNVV đang hoạt động phân theo loại hình doanh nghiệp

Cơ cấu quản lý gọn nhẹ, linh hoạt, dễ dàng trong chuyển đổi cơ chế hoạt động, linh hoạt trong thực tế vốn đầy phức tạp của kinh tế thị trường Các công ty nhỏ và vừa là những công ty bám sát thị trường nhất, đồng thời có thể điều chỉnh phương hướng kinh doanh của mình với tốc độ nhanh nhất Về mặt quản lý, so với những bộ máy cồng kềnh, nhiều tầng nấc ở các tập đoàn lớn, việc ra quyết định kinh doanh của những công ty nhỏ không cần qua nhiều cấp, nên khi gặp khó khăn sẽ nhanh chóng được giải quyết Với cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, số lượng nhân viên tương đối ít sẽ đảm bảo sự thống nhất trong các quyết sách từ lãnh đạo cho đến nhân viên Từ đó, quá trình triển khai và thực hiện các kế hoạch kinh doanh cũng sẽ dễ dàng hơn.

Hầu hết các DNNVV chưa xây dựng được thương hiệu, chưa khẳng định được uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế.

Khả năng liên kết của các DNNVV ở Việt Nam còn có những hạn chế do tư tưởng mạnh ai nấy làm Ở nhiều nước, doanh nghiệp nhỏ chính là đơn vị cung cấp nguyên phụ liệu cho những doanh nghiệp vừa và những doanh nghiệp này lại cung ứng cho những doanh nghiệp lớn hơn, tạo thành một chuỗi cung ứng hiệu quả.

2.2.7.Thực trạng về khả năng tiếp cận các nguồn tài trợ cho phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

2.2.7.1.Thực trạng khả năng tiếp cận nguồn tài trợ tín dụng ngân hàng

Một đặc trưng của các DNNVV ở nước ta là khi doanh nghiệp hình thành nguồn vốn tự có rất ít, chủ yếu là vay vốn để sản xuất kinh doanh Khi tiếp đủ điều kiện để vay Với nguồn vốn tự có hạn chế, không có tài sản đảm bảo, công nghệ sản xuất còn thấp kém, khả năng lập dự án còn yếu, trình độ quản lý chưa cao,…làm cho các ngân hàng chưa tin tưởng vào khả năng phát triển của doanh nghiệp dẫn đến khả năng tiếp cận với nguồn vốn vay của ngân hàng là rất khó khăn đối với các DNNVV Một trong những nguyên nhân cơ bản xuất phát từ chính bản thân của các DNNVV Phần lớn các doanh nghiệp không đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng về tài sản đảm bảo, tính minh bạch tài chính,…

Bảng 2.2 Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Trong cơ cấu vốn của DNNVV thì tỷ trọng vốn vay ngân hàng lên đến trên 45%, điều này cho thấy vốn tín dụng ngân hàng giữ một vai trò quan trọng đối với DNNVV.

Theo nghiên cứu mới đây của Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) có đến 74,47% doanh nghiệp được điều tra cho hay, ngân hàng vẫn là kênh huy động vốn chủ yếu của họ Theo điều tra 282 doanh nghiệp thì có đến 79,2% doanh nghiệp có vay vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh.

Bảng 2.3 Tỷ lệ vốn vay đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp

Mức độ đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp Tỷ lệ %

- Chỉ vay được ẳ nhu cầu 29,8

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH HỖ TRỢ CHO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

Quan điểm, định hướng phát triển DNNVV giai đoạn 2011 - 2015

- Thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần;

- Nhà nước tạo môi trường về pháp luật và các cơ chế, chính sách thuận lợi cho DNNVV thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh nhằm huy động mọi nguồn lực trong nước kết hợp với nguồn lực từ bên ngoài cho đầu tư phát triển;

- Phát triển DNNVV một cách bền vững, tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên cơ sở đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm; ưu tiên phát triển các ngành nghề, sản phẩm có giá trị gia tăng cao hoặcDNNVV có lợi thế cạnh tranh; cải thiện và tạo điều kiện thuận lợi để DNNVV cạnh tranh bình đẳng, tiếp cận các nguồn lực và thị trường; nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, phát triển văn hóa kinh doanh và liên kết doanh nghiệp.

Mục tiêu phát triển DNNVV giai đoạn 2011 - 2015

- Đẩy nhanh tốc độ phát triển doanh nghiệp và nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNVV, tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, minh bạch để các DNNVV đóng góp ngày càng cao vào phát triển kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Theo phương hướng xây dựng kế hoạch phát triển DNNVV giai đoạn 2011-

2015, mục tiêu kế hoạch 5 năm phấn đấu có 600.000 DN thành lập mới; Đào tạo quản trị DN khoảng 640 nghìn lượt người cho các DNNVV với tổng kinh phí ước tính là 400 tỷ đồng Số DNNVV được thành lập trong cả nước tăng bình quân 22 %/ năm; Số DNNVV được thành lập tại các tỉnh khó khăn tăng bình quân 15%/ năm;

Tỷ lệ DNNVV trực tiếp tham gia xuất khẩu đạt từ 6-7%; DNNVV tạo thêm khoảng

3 triệu chỗ làm việc mới trong giai đoạn 2011 – 2015

Các nhóm giải pháp phát triển DNNVV 2011 – 2015 theo nghị quyết, nghị định của của chính phủ

3.1.3.1 Nhóm giải pháp hoàn thiện khung pháp lý chung về phát triển doanh nghiệp

Tiếp tục hoàn thiện quy định pháp lý chung cho doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, đặc biệt là các DNNVV, cùng phát triển bình đẳng Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp gia nhập thị trường và đẩy mạnh sản xuất kinh doanh Cụ thể, hoàn thiện quy định pháp lý trong các lĩnh vực như:

• Gia nhập thị trường, thủ tục đầu tư như: Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Hợp tác xã …

• Các quy định trong lĩnh vực quản lý đất đai, mặt bằng sản xuất, xây dựng.

• Quy định về nâng cao trình độ công nghệ, tài sản trí tuệ của doanh nghiệp.

• Tiếp cận nguồn vốn qua các kênh trên thị trường tiền tệ và thị trường vốn.

• Quy định về các hoạt động thương mại: xuất nhập khẩu, hải quan, phát triển thị trường nội địa …

• Hệ thống thuế, chế độ kế toán, tài chính,

• Hợp đồng, giải quyết tranh chấp;

3.1.3.2 Nhóm giải pháp về chính sách ưu đãi, khuyến khích và hỗ trợ DNNVV

- Kế hoạch phát triển DNNVV lần thứ nhất đã đưa ra khung chung về các chính sách trợ giúp DNNVV giai đoạn 5 năm 2006 - 2010 Tuy nhiên, kinh nghiệm quốc tế cho thấy, do các hạn chế mang tính đặc thù của khu vực DNNVV cũng như bản chất liên ngành, đan xen của chính sách trợ giúp DNNVV, ngoài khung pháp lý chung cho phát triển các loại hình doanh nghiệp, cần có các chính sách, thể chế cụ thể (có thể lượng hóa được) trợ giúp DNNVV.

- Căn cứ Nghị định 56/2009/NĐ-CP và Nghị quyết 22/NQ-CP, một số giải pháp cụ thể triển khai chính sách trợ giúp DNNVV có thể xem xét, đề xuất như:

- Tình trạng mặt bằng lãi suất cao kéo dài liên tục gây nhiều khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp nói chung, đặc biệt khu vực DNNVV với quy mô vốn hạn chế Cần có giải pháp trợ giúp DNNVV tiếp cận nguồn cung tài chính thuận lợi hơn (Quỹ phát triển DNNVV, Quỹ Bảo lãnh tín dụng DNNVV); nghiên cứu áp dụng cơ chế quản lý thuế phù hợp với đối tượng doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ; xem xét tiếp tục hỗ trợ lãi suất cho các DNNVV sản xuất, DNNVV tham gia xuất khẩu … a- Nhóm giải pháp chính sách tháo gỡ khó khăn về mặt bằng sản xuất cho

- Chi phí cho thuê mặt bằng đắt đỏ, khó khăn tiếp cận đất sạch, phức tạp trong thủ tục đền bù giải phóng mặt bằng … khiến DNNVV mất nhiều chi phí và khó ổn định sản xuất kinh doanh Vì vậy, bên cạnh việc công khai minh bạch quy hoạch,quy trình, thủ tục tiếp cận đất đai (chung cho các doanh nghiệp), cần nghiên cứu ban hành cơ chế ưu đãi (về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và hỗ trợ tín dụng đầu tư) nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp dành cho DNNVV.

- Nghiên cứu ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể hóa ưu đãi đầu tư tài chính về đất đai nhằm hỗ trợ các DNNVV có cơ sở sản xuất, kinh doanh gây ô nhiễm di dời ra khỏi đô thị, khu dân cư; cho phép chuyển quyền sử dụng đất từ đất sản xuất kinh doanh sang đất ở và đất thương mại nhằm mục đích bán và trang trải chi phí di chuyển. b- Nhóm giải pháp về hỗ trợ đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ kỹ thuật cho các DNNVV

- Đề xuất cơ chế hỗ trợ một phần (…%) chi phí xây dựng thương hiệu, thực hiện đăng ký và bảo hộ, cấp chứng chỉ chất lượng sản phẩm, chứng chỉ thân thiện môi trường, chứng chỉ quy trình sản xuất v.v… cho DNNVV.

- Nghiên cứu, ban hành Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ DNNVV ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, đầu tư đổi mới trang thiết bị, nâng cao năng lực công nghệ và chuyển giao công nghệ;

- Chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động khoa học và công nghệ, xem xét nâng mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước tối đa không quá 50% tổng kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu đổi mới công nghệ của các DNNVV, sửa đổi các quy định liên quan đến việc cấp phát, thủ tục thanh quyết toán kinh phí được hỗ trợ.

- Quỹ phát triển Khoa học công nghệ quốc gia hàng năm dành một phần kinh phí (tỷ lệ …%) hỗ trợ các DNNVV đổi mới, nâng cao năng lực công nghệ;

…. c-Nhóm giải pháp chính sách hỗ trợ DNNVV tiếp cận thị trường, mở rộng sản xuất kinh doanh

- Xây dựng văn bản quy định về cơ chế khuyến khích các DNNVV tham gia cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công;

- Chỉnh sửa, bổ sung các mẫu tài liệu đấu thầu, trong đó khuyến khích các DNNVV tham gia đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, hàng hóa

- Nghiên cứu, đề xuất quy định tỷ lệ tối thiểu ( …%) DNNVV được tham gia vào các chương trình xúc tiến thương mại thị trường trong nước, xúc tiến thương mại quốc gia; d- Trợ giúp phát triển nguồn nhân lực có tay nghề cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

- Hướng dẫn xây dựng kế hoạch đào tạo, quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện đào tạo quản trị doanh nghiệp cho các DNNVV;

- Lồng ghép, chú trọng đối tượng DNNVV trong chương trình quốc gia về giải quyết việc làm;

…. e- Kiện toàn hệ thống tổ chức trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

3.1.3.3 Nhóm giải pháp hỗ trợ thông qua các chương trình, dự án trợ giúp DNNVV a- Nguyên tắc xây dựng Chương trình

- Các chương trình nhằm mục tiêu hỗ trợ phát triển các DNNVV, có định hướng vào các đối tượng ưu tiên (vùng, giới, dân tộc, ngành nghề v.v…); xã hội hóa hoạt động hỗ trợ DNNVV (đa dạng hóa nguồn vốn: nguồn ngân sách nhà nước, nguồn của doanh nghiệp, cộng đồng nhà tài trợ …) Các chương trình, dự án cụ thể do các Bộ, ngành, địa phương, hiệp hội đề xuất và thực hiện trực tiếp, được tổng hợp chung trong Kế hoạch.

- Các chương trình, dự án trợ giúp DNNVV được đề xuất gồm các nội dung chính sau:

▪ Tên chương trình, dự án

▪ Mô tả sơ bộ (đối tượng, phạm vi, quy mô, hoạt động cơ bản, thời gian thực hiện)

▪ Ngân sách dự kiến (nguồn?)

▪ Cơ quan chủ trì thực hiện, cơ quan phối hợp b- Gợi ý một số chương trình cụ thể

• Chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho DNNVV

• Chương trình trợ giúp thông tin cho DNNVV

• Chương trình phát triển cụm liên kết doanh nghiệp, hỗ trợ DNNVV tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị có lợi thế cạnh tranh như: sản xuất lúa gạo, cà phê, dệt may, da dày, điện tử, du lịch, dịch vụ logistic

• Chương trình đổi mới, tăng năng suất cho các DNNVV trong lĩnh vực sản xuất

• Chương trình hỗ trợ một phần kinh phí tư vấn cho các DNNVV sản xuất hàng xuất khẩu, DNNVV nông nghiệp nông thôn và DNNVV trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO, các tiêu chuẩn quốc tế khác;

• Chương trình nâng cao năng lực tiếp cận vốn (ngân hàng và thị trường vốn) cho các DNNVV

• Chương trình hỗ trợ nâng cao trình độ công nghệ, năng lực sáng tạo, tài sản trí tuệ, sản xuất sạch, tiết kiệm năng lượng

Ngày đăng: 07/09/2023, 21:24

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1 Quy trình của hoạt động cho thuê tài chính - Thực trạng các nguồn tài trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam
Sơ đồ 1.1 Quy trình của hoạt động cho thuê tài chính (Trang 22)
Sơ đồ 1.2 Quy trình hoạt động của Quỹ đầu tư - Thực trạng các nguồn tài trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam
Sơ đồ 1.2 Quy trình hoạt động của Quỹ đầu tư (Trang 24)
Bảng 2.1. Số lượng doanh nghiệp qua các năm - Thực trạng các nguồn tài trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam
Bảng 2.1. Số lượng doanh nghiệp qua các năm (Trang 28)
Bảng 2.2 Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa - Thực trạng các nguồn tài trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam
Bảng 2.2 Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa (Trang 31)
Bảng 2.3 Tỷ lệ vốn vay đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp Mức độ đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp Tỷ lệ % - Thực trạng các nguồn tài trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam
Bảng 2.3 Tỷ lệ vốn vay đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp Mức độ đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp Tỷ lệ % (Trang 31)
Bảng 2.4 tổng dư nợ tín dụng từ năm 2005 -30/06/2010 - Thực trạng các nguồn tài trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam
Bảng 2.4 tổng dư nợ tín dụng từ năm 2005 -30/06/2010 (Trang 32)
Bảng 2.5 Dư nợ cho vay theo ngành - Thực trạng các nguồn tài trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam
Bảng 2.5 Dư nợ cho vay theo ngành (Trang 33)
Bảng 2.6 Tỷ lệ cho vay/huy động, thu nhập từ hoạt động dịch vụ ở một số ngân hàng - Thực trạng các nguồn tài trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam
Bảng 2.6 Tỷ lệ cho vay/huy động, thu nhập từ hoạt động dịch vụ ở một số ngân hàng (Trang 34)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w