Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ THẨM ĐỊNH Đề án môn học Lời nói đầu Nền kinh tế sẽ không thể phát triển nếu không có hoạt động kinh doanh đầu tư Hoạt động đầu tư được coi như chìa khoá, tiền đề cho sự phát[.]
LÝ LUẬN CHUNG VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.1.1 Khái niệm dự án đầu tư :
Dự án đầu tư là tổng thể các hoạt động và chi phí cần thiết được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch thời gian và địa điểm xác định để tạo mới. mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm thực hiên các mục tiêu nhất định trong tương lai.
Như vậy, một dự án đầu tư gồm 4 thành phần chính :
Mục tiêu của dự án : được thể hiện ở 2 mức :
- Mục tiêu phát triển thể hiện sự đóng đóp của dự án vào việc thực hiện các mục tiêu chung của quốc gia Mục tiêu này được thực hiện thông qua những lợi ích dự án mang lại cho nền kinh tế xã hội.
- Mục tiêu trực tiếp của chủ đầu tư : đó là các mục tiêu chụ thể cần đạt được của việc thực hiện dự án Mục tiêu này được thực hiện thông qua những lợi ích tài chính mà chủ đầu tư thu được từ dự án.
Các kết quả : là những kết quả cụ thể, có thể định lượng được tạo ra từ các hoạt động khác nhau của dự án Đây là điều kiện cần thiết để thực hiện các mục tiêu của dự án.
Các hoạt động : là những nhiệm vụ hoặc hành động được thực hiện trong dự án để tạo ra các kết quả nhất định Những nhiệm vụ hay hành động này cùng với một lịch biểu và sự phân công trách nhiệm cụ thể của các bộ phận thực hiện sẽ tạo thành kế hoạch làm việc của dự án.
Các nguồn lực : về vật chất, tài chính và con người cần thiết để tiến hành các hoạt động của dự án Giá trị hoặc chi phí của các nguồn lực này chính là vốn đầu tư cần cho dự án.
1.1.2 Sự cần thiết và tiến hành các hoạt động đầu tư cho dự án : Đầu tư phát triển có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của một quốc gia, là một lĩnh vực hoạt động nhằm tạo ra và duy trì sự hoạt động của các cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, hoạt động đầu tư là một bộ phận trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tăng thêm cơ sở vật chất kỹ thuật mới, duy trì sự hoạt động của cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có, và vì thế, là điều kiện để phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ các doanh nghiệp.
Hoạt động đầu tư phát triển có những đặc điểm khác biệt với các hình thức đầu tư khác, đó là :
Hoạt động đầu tư phát triển đòi hỏi một số vốn lớn và vốn này năm khê đọng trong suốt quá trình thực hiện đầu tư.
Hoạt động đầu tư phát triển là hoạt động có tính chất lâu dài được thực hiện ở thời gian thực hiện đầu tư (thời gian xây dựng công trình của dự án), thời gian cần hoạt động để có thể thu hồi đủ số vốn đã bỏ ra đối với các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất kinh doanh thường đòi hỏi nhiều năm tháng Do đó không tránh khỏi sự tác động hai mặt tích cực và tiêu cực của các yếu tố không ổn định về tự nhiên, xã hội và kinh tế.
Mọi hoạt động và kết quả của quá trình thực hiện đầu tư đều chịu ảnh hưởng nhiều của các yếu tố không ổn định theo thời gian và điều kiện địa lý không gian.
Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển có giá trị sử dụng lâu dài nhiều năm, có khi hàng trăm năm, hàng ngàn năm và thậm chí tồn tại vĩnh viễn như các công trình kiến trúc nổi tiếng thế giới (Kim tự tháp Ai Cập, Vạn lý Trường Thành ở Trung Quốc, Nhà thờ La Mã ở Rôm,…), điều này nói lên giá trị lớn lao của các thành quả đầu tư phát triển.
Các thành quả của hoạt động đầu tư là các công trình xây dựng sẽ hoạt động ngay tại nơi mà nó được dựng nên Do đó, các điều kiện về địa lý, địa hình, địa chất tại đó sẽ ảnh hưởng không chỉ đến quá trình thực hiện đầu tư mà cả quá trình vận hành các kết quả đầu tư sau này. Để đảm bảo cho mọi công cuộc đầu tư được tiến hành thuận lợi, đạt được những mục tiêu mong muốn, đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao thì trước khi bỏ vốn phải làm tốt công tác chuẩn bị Có nghĩa là phải xem xét, tính toán toàn diện các khía cạnh thị trường, kinh tế kỹ thuật, kinh tế tài chính, điều kiện tự nhiên, môi trường xã hội, pháp lý… có liên quan đến quá trình thực hiện đầu tư, đến dự phát huy tác dụng và hiệu quả đạt được của công cuộc đầu tư Phải dự đoán được các yếu tố bất định (sẽ xảy ra trong quá trình kể từ khi thực hiện đầu tư cho đến khi kết thúc hoạt động của dự án) có ảnh hưởng đến sự thành bại của công cuộc đầu tư Mọi sự xem xét, tính toán và chuẩn bị này được thể hiện trong việc soạn thảo các dự án đầu tư Có thể nói, dự án đầu tư là kim chỉ nam, là cơ sở vững chắc, là tiền để cho việc thực hiện các công cuộc đầu tư đạt hiệu quả kinh tế - xã hội mong muốn.
THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.2.1 Khái niệm thẩm định dự án đầu tư :
Thẩm định dự án đầu tư là việc tổ chức xem xét đánh giá một cách khách quan, khoa học và toàn diện các nội dung cơ bản có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thực hiện và hiệu quả của dự án để từ đó ra quyết định đầu tư, cho phép đầu tư hoặc tài trợ vốn cho dự án.
1.2.2 Tầm quan trọng của thẩm định dự án đầu tư :
Thẩm định tín dụng là sử dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích nhằm kiểm tra, đánh giá mức độ tin cậy và rủi ro của một phương án hoặc dự án mà khách hàng đã đề xuất nhằm phục vụ cho việc ra quyết định tín dụng Khác với lập dự án đầu tư, thẩm định tín dụng có gắng phân tích và hiểu được tính chất khả thi thực sự của dự án về mặt kinh tế đứng trên góc độ của ngân hàng. Khi lập dự án đầu tư, khách hàng do mong muốn được vay vốn có thể đã thổi phồng và dẫn đến ước lượng quá lạc quan về hiệu quả kinh tế của dự án Do vậy, thẩm định tín dụng cần phải xem xét đánh giá đúng thực chất của dự án. Tuy nhiên, không phải vì thể mà thẩm định tín dụng ước lượng dự án một cách quá bi quan khiến cho hiệu quả dự án bị giảm sút đến nỗi quyết định không cho vay.
Mục đích của thẩm định tín dụng là đánh giá một cách chính xác và trung thực khả năng trả nợ của khách hàng để làm căn cứ quyết định cho vay. Thẩm định tín dụng là một trong những khâu rất quan trọng trong toàn bộ quy trình tín dụng Tầm quan trọng của nó thể hiện ở những điểm sau :
Giúp đánh giá được mức độ tin cậy của phương án sản xuất hoặc dự án đầu tư mà khách hàng đã lập và nộp cho ngân hàng khi làm thủ tục vay vốn.
Phân tích và đánh giá được mức độ rủi ro của dự án khi ra quyết định cho vay.
Giúp cán bộ tín dụng và lãnh đạo ngân hàng có thể mạnh dạn quyết định cho vay và giảm được xác suất hau loại sai lầm trong quyết định cho vay : đó là cho vay một dự án tồi và từ chối cho vay một dự án tốt.
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến thẩm định dự án đầu tư:
Chất lượng thẩm định dự án đầu từ bị chi phối vởi nhiều nhân tố, song có thể phân chia thành nhân tố chủ quan và nhân tố khách qan Nhân tố chủ quan là những nhân tố thuộc về nội bô ngân hàng mà ngân hàng có thể kiểm soát, điều chỉnh Nhân tố khách quan là những nhân tố bên ngoài môi trường tác động mà ngân hàng không thể kiếm soát mà chỉ khắc phục để thích nghi.Việc xem xét, đánh giá các nhân tố dó là rất cần thiết đối với ngân hàng trong việc đưa ra các giải pháp nhằm ngân cao chất lượng thẩm định dự án.
* Kiến thức, kinh nghiệm và năng lực của cán bộ thẩm định :
Thẩm định dự án là một công việc hết sức phức tạp, tinh vi nó không đơn giản chỉ là việc tính toán theo những công thức cho sẵn đòi hỏi cán bộ thẩm định phải hội tụ được những yếu tố : kiến thức, kinh nghiệm, năng lực và phẩm chất đạo đức Kiến thức là sự am hiểu chuyên sâu về nghiệp vụ chuyên môn và sự hiểu biết rộng về các lĩnh vực trong đời sống khoa học, kinh tế, xã hội Kinh nghiệm của cán bộ thẩm định cũng có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thẩm định, những tích lũy trong hoạt động thực tiễn như tiếp xúc với khách hàng, khảo sát nơi hoạt động của doanh nghiệp, phân tích báo cáo tài chính,… sẽ giúp cho các quyết định của cán bộ thẩm định chính xác hơn. Năng lực là khả năng nắm và xử lý công việc trên cơ sở kiến thức và kinh nghiệm Ngoài 3 yếu tố trên, cán bộ thẩm định phải có tính kỷ luật cao, phẩm chất đạo đức, lòng say mê và khả năng nhạy cảm trong công việc.
Kết quả thẩm định dự án là công việc của cá nhân những nó ảnh hưởng đến tình hình tài chính của cả ngân hàng, đặc biệt là những dự án lớn đòi hỏi vốn nhiều và thời gian kéo dài, do đó, cán bộ thẩm định phải có tính kỷ luật coa và long nhẫn nại, tuân thủ quy trình thẩm định àm ngân hàng đề ra và có những sang tạo trong quá trình thẩm định Sự hội tụ trên sẽ là cơ sở tiền đề cho những quyết định đúng đắn của cán bộ thẩm định dự án, từ đó giúp ngân hàng lựa chọn những dự án tối ưu đảm bảo khả năng tra nợ của chủ dự án theo đúng thỏa thuận 2 bên.
Trong xu thế phát triển như hiện nay, dự án đầu tư không chỉ giới hạn trong phạm vi các doanh nghiệp trong nước mà nó còn sự liên doanh liên kết với các đối tác nước ngoài thì vấn đề nâng cao trình độ của các bộ thẩm định là cấp bách và phải được ưu tiên.
*Thông tin thu thập phục vụ cho quá trình thẩm định
Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, việc thu thập những thông tin về khách hàng phục vụ cho quá trình thẩm định không phải là vấn đề khó khăn mà làm sao để các nguồn thông tin thu thập được phải đảm bảo đầy đủ, chính xác và kịp thời Việc lấy tài liệu, thông tin ở đâu với số lượng bao nhiêu phải được cân nhắc tính toán thận trọng trước khi tiến hành phân tích, đánh giá dự án Thông tin mà ngân hàng có thể thu tập từ rất nhiều nguồn khác nhau:
Từ khách hàng xin vay vốn: Ngân hàng căn cứ vào hồ sơ sự án do chủ đầu tư gửi đến, phỏng vấn trực tiếp người xin vay vốn, điều tra nơi hoạt động kinh doanh của người xin vay vốn, các báo cáo tài chính Trong đó nguồn thông tin hồ sơ dự án là nguồn thông tin cơ bản nhất.
Từ trung tâm tín dụng của NHNN như sổ sách của các ngân hàng mà khách hàng vay vốn đã từng có quan hệ để thấy được năng lực vay nợ, uy tín của khách hàng.
Từ các nguồn thông tin bên ngoài về tín dụng
Thông tin chính là nguồn nguyên liệu chính phục vụ cho quá trình tác nghiệp của cán bộ thẩm định Do đó, số lượng cũng như chất lượng và tính kịp thời của thông tin có tác động rất lớn đến chất lượng thẩm định Nếu thông tin không chính xác thì mọi quá trình thẩm định từ đầu cho đến cuối đều không có ý nghĩa cho dù chúng ta sử dụng các phương pháp hiện đại như thế nào, thông tin chính xác là điều kiện để đưa ra những đánh giá đúng Thông tin thiếu, không đầy đủ dẫn đến chất lượng thẩm định không tốt hoặc không thẩm định đựoc, nhất là những thông tin không cân xứng có thể dẫn tới lựa chọn đối nghịch, gây rủi ro cho ngân hàng Do đó, việc thu thập thông tin từ nhiều nguồn có liên quan đến dự án là rất cần thiết, tuy nhiên khái niệm đầy đủ chỉ mạng nghĩa tương đối Vấn đề là các nguồn thông tin phải đảm bảo độ tin cậy, có ý nghĩa quyết định Trong môi trường cạnh tranh như hiện nay thì tín kịp thời của các nguồn thông tin thu thập được có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng thẩm định, sự chậm trễ của thông tin làm ảnh hưởng không tốt trong mối quan hệ giữa khách hàng với ngân hàng, nhất là khách hàng truyền thống và có thể làm mất cơ hội tài trợ cho một dự án tốt.
Ngoài ra, bên cạnh việc có đuựơc các nguồn thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời thì việc lựa chọn phương pháp xử lý, lưu trữ và sử dụng các thông tin đó đúng mục đích cũng cần được quan tâm.
Như vậy, thông tin có vai trò rất quan trọng trong quá trình thẩm định tài chính dự án, song để có thể thu thập, xử lý, lưu trữ thông tin một cách có hiệu quả cần phải có các trạng thiết bị và các phần mềm hỗ trợ.
*Phương pháp và tiêu chuẩn thẩm định :
Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư của Ngân hàng
NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
2.1.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam:
Ngày 01 tháng 04 năm 1963, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (viết tắt : NHNT) chính thức được thành lập theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 10 năm 1962 trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay là Ngân hàng nhà nước) Theo Quyết định nói trên, NHNT đóng vai trò là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tại thời điểm đó hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác (vận tải, bảo hiểm ), thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nước ngoài, làm đại lý cho Chính phủ trong các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ với các nước xã hội chủ nghĩa (cũ) Ngoài ra, NHNT còn tham mưu cho Ban lãnh đạo NHNN về các chính sách quản lý ngoại tệ, vàng bạc, quản lý quỹ ngoại tệ của Nhà nước và về quan hệ với Ngân hàng Trung ương các nước, các Tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế.
Ngày 21 tháng 09 năm 1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 286/QĐ-NH5 về việc thành lập lại NHNT theo mô hình Tổng công ty 90, 91 được quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ
Trải qua gần 50 năm xây dựng và trưởng thành, tính đến thời điểm cuối năm 2008, NHNT đã phát triển lớn mạnh theo mô hình ngân hàng đa năng 1 Hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh, 1 trung tâm đào tạo , 4 công ty con (3 công ty trong nước, 1 công ty tài chính ở Hồng Kông),
1 văn phòng đại diện, 209 phòng giao dịch và 4 công ty liên doanh, 3 công ty liên kết với đội ngũ cán bộ gần 9.000 người Ngoài ra, NHNT còn tham gia góp vốn, liên doanh liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như kinh doanh bảo hiểm, bất động sản, quỹ đầu tư Tổng tài sản của NHNT tại thời điểm cuối năm 2008 lên tới xấp xỉ 221.950 tỷ VND ( khoảng 12.434 tỷ USD), lợi nhuận trước thuế đạt 3.324 tỷ đồng, tổng dư nợ cho vay khách hàng đạt 112.793 gần tỷ VND (6.318 tỷ USD), đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8,9% theo chuẩn quốc tế.
Trụ sở chính Điện thoại
: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam : Joint Stock Commercial Bank For Foreign Trade of
: Vietcombank – VCB : 198 Trần Quang Khải, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội : (84.4) 39.343.137
: www.vietcombank.com.vn : Đăng ký kinh doanh
: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 105922 do Trọng tài kinh tế Nhà nước cấp ngày 03/04/1993; cấp bổ sung lần 1 ngày 25/11/1997 và cấp bổ sung lần 2 ngày 08/05/2003;
Quyết định Phê duyệt phương án cổ phần số 1289/QĐ-TTg ngày 26/09/1007 của Thủ tướng Chính phủ.
: 0100112437 tại Cục Thuế Hà Nội : Số 453100301 mở tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước
2.1.2 Hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2005-2008:
Trong giai đoạn 2005-2008, dư nợ tín dụng tăng trưởng mạnh, đặc biệt là năm 2002 khi có chủ trương bứt phá tín dụng Dư nợ tín dụng tăng trung bình 32,7%/năm Dư nợ cho vay tăng trưởng nhanh nhưng chất lượng tín dụng vẫn được NHNT quan tâm hàng đầu Bằng việc áp dụng một số mô thức quản lý mới nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, số nợ xấu và tỷ lệ dự nợ xấu trong tổng số dư nợ cho vay đã liên tục giảm Tính đến 31/12/2008, tỷ lệ nợ đủ tiêu chuẩn chiếm tới 94,39% tổng số dư nợ thẻ quyết định 439/2005-QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của ngân hàng Nhà nước về phân loại và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.
Nhìn chung, cơ cấu tín dụng của ngân hàng được phân bổ khá hợp lý :
Dư nợ theo mặt hàng/lĩnh vực đầu tư hợp lý : tổng dư nợ cho vay của 10 mặt hàng, lĩnh vực đầu tư lớn nhất của ngân hàng chiếm khoảng 40% so với tổng dư nợ và không có mặt hàng, lĩnh vực đầu tư nào có tỷ trọng dư nợ trên 10%.
Khu vực đầu tư được chỉ đạo tập trung hơn cho các khu vực phát triển kinh tế.
Mảng tín dụng bán lẻ được mở rộng tại các khu vực đô thị và thành phố đông dân cư.
Tuy nhiên, yêu cầu đa dạng hóa thành phần khách hàng theo hướng tăng tỷ trọng cho vay đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và cho vay bán lẻ cần được tiếp tục triển khai trong năm 2010 và các năm tiếp theo.
Giai đoạn 2004-2008, do tập trung nhiều nguồn lực và thời gian cho việc triển khai áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực quản lý rủi ro nên ngân hàng đã thực hiện chủ trương tăng trưởng tín dụng thận trọng hơn. Các chính sách tín dụng trong giai đoạn này bao gồm :
Áp dụng quy trình tín dụng mới theo tiêu chuẩn quốc tế : tách bạch hoạt động quan hệ khách hàng, quản lý rủi ro và thẩm định tín dụng.
Mở rộng cho vay với các nhóm khách hàng mà hoạt động kinh doanh có an toàn cao; hạn chế cho vay đối với nhóm khách hàng hoạt động kinh doanh có rủi ro lớn, kém hiệu quả.
Tận dụng cơ hội phát triển tín dụng tại các khu vực có môi trường kinh tế thuận lợi, áp dụng chính sách cho vay thận trọng tại các khu vực kinh tế chưa phát triển đồng đều, ổn định.
Mở rộng cho vay đối với các ngành kinh tế mũi nhọn, mặt hàng có thị trường tiêu thụ ổn định, cho vay thận trọng đối với các mặt hàng có nhiều biến động về thị trường, giá cả.
2.1.2.2 Diễn biến tăng trưởng tín dụng :
Bảng 1 : Tình hình dư nợ của NHTMCP NTVN 2005-2008 : Đơn vị : tỷ VNĐ
Dư nợ 61.043 67.472 97.532 111.642(Nguồn : Báo cáo tài chính của NHNT các năm 2005-2008)Tăng trưởng tín dụng trọng các năm qua có đặc điểm như sau :
Với chính sách tập trung vào các khu vực phát triển năng động về kinh tế, tại các khu vực thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và miền Đông Nam Bộ có tốc độ tăng trưởng cao hơn.
Tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với nhóm khách hàng Doanh nghiệp nhà nước trong tổng dư nợ có xu hướng giảm dần, tỷ trọng của nhóm khách hàng doanh nghiệp ngoài quốc doanh và cá nhân có xu hướng tăng lên, thể hiện qua biểu đồ cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng qua các năm :
Cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng và loại hình doanh nghiệp 2005 – 2008 :
DNNN Công ty TNHH Công ty tư nhân
Cá nhân Đối tượng khác
(Nguồn : Báo cáo tài chính của NHNT các năm 2005-2008)
Tăng trưởng tín dụng với tốc độ đồng đều đối với cả VNĐ và ngoại tệ.
Tăng trưởng đồng đều đối với tín dụng ngắn hạn và tín dụng dài hạn.
Dư nợ theo mặt hàng/lĩnh vực đầu tư hợp lý : tổng dư nợ cho vay của 10 mặt hàng
Bảng 2 : Cơ cấu dư nợ tín dụng theo ngành 2005-2008 :
Sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước
Công nghiệp khai thác mỏ
Nông, lâm và thủy hải sản
Thương mại và dịch vụ
2100(Nguồn : Báo cáo tài chính của NHNT các năm 2005-2008)
2.1.2.3 Tình hình phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng:
Căn cứ vào quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN ban hành “Quy định về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng”, số liệu về việc phân loại nợ và trích lập quỹ dự phòng rủi ro đến ngày 31/12/2008, được trình bày chi tiết tại bảng sau :
Bảng 3 : Bảng phân loại nợ các năm 2005-2008 Đơn vị : triệu VNĐ
Nợ có khả năng mất vốn
(Nguồn : Báo cáo tài chính của NHNT các năm 2005-2008)
Bảng 4 : Bảng trích lập dự phòng tính đến 31/12/2008 Đơn vị : triệu VNĐ
Nhóm nợ Giá trị các khoản nợ
Nợ đủ tiêu chuẩn 141.339.468 0% 0 bằng 75 % tổng giá trị nợ các nhóm 1 đến 4
Nợ có khả năng mất vốn
Tổng dự phòng rủi ro phải trích lập 113.872.689
(Nguồn : Báo cáo tài chính của NHNT các năm 2005-2008)
Như vậy, theo chỉ tiêu phân loại nợ theo quyết định 493, nợ xấu của NHNT (bao gồm Nợ thiếu tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn) là 5.207.044 triệu VNĐ, chiếm 3,5% tổng số dư nợ nội tính đến hết năm
Công tác thẩm định của Ngân hàng NTVN
2.2.1 Các phòng ban liên quan đến công tác thẩm định tín dụng :
Theo sự sắp xếp của Hội Đồng Quản trị và Ban lãnh đạo NHNT, công tác Thẩm định tín dụng thuộc thẩm quyền của Hội đồng Tín dụng và là nhiệm vụ cơ bản của phòng Đầu tư dự án, cộng với sự hợp tác của các phòng khác trong ban Tín dụng như Phòng Quản lý rủi ro, Phòng Quan hệ khách hàng, Phòng Chính sách tín dụng,…
- Phòng Đầu tư dự án : Thẩm định các dự án đầu tư của các khách hàng trước khi trình Ban Tổng giám đốc thông qua Tham mưu cho Ban Tổng giám đốc ngân hàng và Hội đồng quản trị trong việc lựa chọn dự án đầu tư có hiệu quả Triển khai giám sát các dự án được giao theo đúng tiến độ, và đúng quy định về xây dựng cơ bản.
- Phòng Quản lý rủi ro: là một bộ phận độc lập không tham gia vào quá trình tạo ra rủi ro, có chức năng quản lý, giám sát rủi ro cho các NH; nhận diện và phát hiện rủi ro; phân tích và đánh giá các mức độ rủi ro trên cơ sơ các chỉ tiêu, tiêu thức được xây dựng đồng thời đề ra các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn giảm thiểu rủi ro.
- Phòng Quan hệ khách hàng Doanh nghiệp : là cầu nối giữ Khách hàng Doanh nghiệp và Hội đồng Tín dụng, là nơi tiếp nhận các Hồ sơ vay vốn, trực tiếp đàm phán, giao dịch với khách hàng về các hợp đồng tín dụng,
- Phòng chính sách tín dụng : có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, đưa ra các mức lãi suất tín dụng hợp lý để trình Ban tổng giám đốc và Hội đồn quản trị thông qua.
- Phòng Thông tin tín dụng : là nơi lưu giữ các hợp đồng, giấy tờ liên quan đến tín dụng trong thời gian dài của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương
VN, phục vụ cho đối chiếu, so sánh trong công tác thẩm định dự án của phòng Đầu tư dự án.
- Phòng Quản lý Nợ : nơi trực tiếp quản lý, giám sát tiến độ trả nợ của các dự án đang trong quá trình vay vốn và trả nợ
2.2.2 Công tác thẩm định của NHNT trong những năm vừa qua :
Công tác thẩm định tín dụng của NHNT là nhiệm vụ chính của phòng Đầu tư dự án Cùng với việc hợp tác với các phòng cùng Ủy ban tín dụng như phòng Quan hệ khách hàng Doanh nghiệp, phòng Quản trị rủi ro, phòng Chính sách tín dụng, và các phòng khác, phòng Đầu tư dự án sẽ thực hiện công tác
Phòng Đầu tư dự án
Phòng Quản lý rủi ro
Phòng Thông tin tín dụng
Phòng chính sách tín dụng thẩm định dự án trước khi trình Ban Tổng giám đốc thông qua, tham mưu cho Ban Tổng giám đốc ngân hàng và Hội đồng quản trị trong việc lựa chọn dự án đầu tư có hiệu quả, triển khai giám sát các dự án được giao theo đúng tiến độ, và đúng quy định về xây dựng cơ bản.
Hiện nay, NHNT sử dụng đồng thời nhiều phương pháp thẩm định trong công tác thẩm định tín dụng : Phương pháp thẩm định theo trình tự, Phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu, Phương pháp phân tích độ nhạy, Phương pháp dự báo và Phương pháp triệt tiêu rủi ro Các phương pháp này được áp dụng một cách linh hoạt tuỳ theo tính chất của dự án và lượng thông tin cán bộ thẩm định thu thập được.
Việc sử dụng các chỉ tiêu đánh giá khía cạnh tài chính cũng rất linh hoạt Điều này thể hiện ở chỗ : việc sử dụng chỉ tiêu tài chính nào, lựa chọn bao nhiêu chỉ tiêu để đánh giá đối với mỗi dự án là phụ thuộc vào trình độ chuyên môn của cán bộ thẩm định, vào mối quan hệ của Doanh nghiệp và Ngân hàng Tuy nhiên, dù có linh hoạt đến đâu thì cán bộ thẩm định vẫn hướng sự phân tích của mình đến kết quả khách quan, tổng thể nhất.
Thời gian vừa qua, phòng Đầu tư dự án đã thẩm định các dự án lớn và quan trọng như :
Năm 2007 : Tài trợ Đầu tư mới Khách sạn Intercontinental của
Công ty Phát triển Du lịch Hữu hạn Làng Nghi Tàm
Cải tạo khách sạn Sofitel Metropole của Công ty Liên doanh Khách sạn Thống nhất Hotel Metropole
Đầu tư tàu biển Petrolimex của Công ty Cổ phần Vận tải Xăng dầu Vitaco
Đầu tư tòa nhà văn phòng trung tâm thương mại, khu chung cư the Manor Thành phố HCM của Công ty CP Xuất nhập khẩu và thương mại Bình Minh Bitexco
Dự án đầu tư xe ô tô chở khách của Công ty TNHH Vận tải Hoàng Long
Năm 2006 : Đầu tư dây chuyền sản xuất xi măng Chinfon (Hải
Phòng) của Công ty Xi măng Chinfon
Các Dự án thủy điện của Tập đoàn Điện lực Việt
Đầu tư mua máy bay Airbus A320 của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam
Đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng của Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI)
Năm 2008, NHNT cho vay hơn 111 nghìn tỷ đồng, trong đó 90% là cho các tổ chức, Doanh nghiệp vay thực hiện dự án Tất cả các dự án này đều phải qua quá trình thẩm định của phòng Đầu tư dự án trước khi ra quyết định cho vay.
Trong năm 2008, phòng Đầu tư dự án tiếp nhận hơn 500 hồ sơ xin vay vốn Trong đó, hồ sơ xin vay vốn lớn nhất là vay 210 tỷ VNĐ Lượng hồ sơ được chấp nhận cho vay vốn là khoảng 50%, và tình đến thời điểm 31/12/2008, hơn 91% số nợ này được xếp vào nhóm nợ đủ tiêu chuẩn Tổng dư nợ ngắn hạn chiếm 53%, dư nợ trung hạn là 12%, còn là 35% là các khoản nợ dài hạn.
Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương
Bước 1 : Đề xuất cho vay :
Cán bộ phòng Quan hệ khách hàng Doanh nghiệp tiếp xúc với khách hàng, thu thập mọi thông tin và hồ sơ liên quan đến phương án vay vốn, đánh giá sơ bộ khoản vay và lập báo cáo đề xuất đầu tư dự án Báo cáo này được chuyển cho phòng Đầu tư dự án.
Bước 2 : Thẩm định chi tiết dự án đầu tư :
Căn cứ vào những chi tiết nêu tại báo cáo đề xuất thẩm định à các thông tin ngân hàng tự tìm hiểu được từ các nguồn, kênh khác nhau, cán bộ phòng Đầu tư dự án thực hiện thẩm định chi tiết dự án Lập báo cáo thẩm định dự án, nêu rõ ý kiến việc đồng ý hay không đồng ý cho vay và các điều kiện vay được áp dụng.
Bước 3 : Phê duyệt khoản vay ;
Tùy theo giá trị và căn cứ vào tình hình thực tế trong từng thời kỳ, TổngGiám đốc có quyết định bằng văn bản về việc phân cấp phê duyệt tín dụng đồi với từng cấp bậc trong NHNT Đối với 1 kế hoạch vay vốn vượt quá 10% vốn tự có của Doanh nghiệp thì đều phải trình Hội đồng quản trị của NHNT phê duyệt.
Bước 4 : Soạn thảo và ký kết hợp đồng :
Phòng Quan hệ khách hàng Doanh nghiệp chịu trách nhiệm soạn thảo các hợp đồng và thực hiện việc lấy đầy đủ các chữ ký trên hợp đồng theo quy định Sau khi hoàn tất, cán bộ phòng Quan hệ khách hàng Doanh nghiệp chịu trách nhiệm lập thông báo tác nghiệp, chuyển cho cán bộ Thẩm định dự án rà soát và chuyển báo cáo tác nghiệp đến phòng Quản lý Nợ để thực hiện việc nhập dữ liệu.
Sơ đồ quy trình thẩm định dự án tại NHNT
Khách hàng Phòng Quan hệ khách hàng Doanh nghiệp
Phòng Đầu tư dự án
Người có thẩm quyền ra quyết định cho vay
Yêu cầu bổ sung hồ sơ
Báo cáo đề xuất thẩm định đầu tư dự án
Thẩm định chi tiết dự án
Báo cáo thẩm định dự án
Ví dụ về thẩm định một dự án cụ thể tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương VN : Xây dựng khu du lịch văn phòng và khách sạn Bảo Sơn tại đường Láng Trung - Hà Nội
đường Láng Trung - Hà Nội
2.4.1 Thẩm định điều kiện vay vốn
- Công ty Dịch vụ đầu tư và du lịch Nghi Tàm được thành lập theo quyết định số 008037 ngày 05/02/1994 của UBND thành phố Hà Nội 6P/TLDN - 02.
- Công ty du lịch và dịch vụ Nghi Tàm được cấp giấy phép kinh doanh số 01- 0342 ngày 9/1/1992 của trọng tài kinh tế Hà Nội.
- Trụ sở của công ty tại 81 Thợ nhuộm - Hà Nội.
- Công ty do ông Nguyễn Trường Sơn làm giám đốc Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chính của công ty là hoạt động kinh doanh và đầu tư trong lĩnh vực khách sạn.
- Với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh này Công ty đã tiến hành đầu tư xây dựng một khách sạn 8 tầng (kể cả tầng hầm và tầng kỹ thuật) có kiến trúc mỹ thuật đẹp, thuận tiện cho việc kinh doanh trên diện tích đất 3000m 2
Tính chất pháp lý của công trình như sau:
- Hợp đồng góp vốn đầu tư xây dựng và sử dụng khu nhà làm việc và dịch vụ văn phòng tại Láng Trung - Hà Nội giữa Công ty sản xuất và dịch vụ tổng hợp thuộc tổng cục thống kê và công ty RESTOVTEX.
- Công văn số 337/CV-UB ngày 17/02/95 của UBND thành phố Hà Nội kết luận về việc sử dụng đất tại Láng Trung của Tổng cục thống kê liên doanh với công ty RESTOVTEX.
- Công văn số 309/TCTK - VP gửi UBND thành phố Hà Nội ngày 15/07/94 của tổng cục thống kê đồng ý giao lại cho UBND thành phố Hà Nội 4870m 2 mà công ty RESTOVTEX và Công ty sản xuất dịch vụ tổng hợp liên doanh xây dựng khu du lịch văn phòng 6 tầng và xét cho Công ty RESTOVTEX được phép sử dụng đất hoặc thuê diện tích đất trên của UBND thành phố Hà Nội.
- Quyết dịnh số 489QĐ/UB ngày 09/03/95 của UBND thành phố Hà Nội giao cho ban dịch vụ đất đai Hà Nội (thuộc Sở quản lý ruộng đất và đo đạc HàNội) ký hợp đồng cho công ty RESTOVTEX thuê 5004m 2 đất tại đường LángTrung - Đống Đa - Hà Nội trong thời hạn 20 năm để xây dựng công trình nhà dịch vụ văn phòng, nhà làm việc và cho thuê theo luận chứng kinh tế kỹ thuật do Công ty khảo sát thiết kế và xây dựng Đại học kiến trúc lập và theo thiết kế được kiến trúc sư trưởng thành phố xác nhận ngày 13/05/93, là ngôi nhà 6 tầng (không kể tầng hầm, tầng kỹ thuật, tầng mái) Diện tích xây dựng là 819m 2
- Ban dịch vụ đất đai Hà Nội đã ký hợp đồng số 04/3-95/HĐ-TĐTN ngày 16/03/95 cho công ty dịch vụ và du lịch Nghi Tàm (RESTOVTEX) thuê 5.004m 2 đất tại đường Láng Trung-Hà Nội.
- Giấy phép xây dựng số 764.5.93 ngày 13/05/93 do ông Nguyễn Lân, kiến trúc sư trưởng thành phố ký.
- Hồ sơ kiểm định giá trị tài sản của Công ty RESTOVTEX do Công ty kiểm toán Việt Nam tính đến ngày 05/04/95 Toàn bộ giá trị khách sạn 8 tầng mà công ty đã đầu tư là 23.184.000.000 đ.
2.4.2.Sự cần thiết để đầu tư
Hiện nay nhu cầu khách sạn và cho thuê văn phòng đại diện đang phát triển bởi các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt nam cũng như số lượng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam ngày càng nhiều Thực tế hiện nay trên địa bàn Hà Nội còn thiếu những khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng Như vậy việc xây dựng khu nhà dịch vụ văn phòng và khách sạn Bảo Sơn với thiết kế đạt tiêu chuẩn 4 sao tại đường Láng Trung là rất phù hợp với thực tế Khách sạn nằm trên một khu đất khá rộng, có đầy đủ nhà hàng, karaoke, vũ trường, trung tâm thương mại, khu mát xa. Ngoài ra còn có một loạt các biệt thự 3 tầng để cho người nước ngoài thuê, vị trí của khách sạn cũng rất thuận tiện về mặt giao thông.
2.4.3 Thẩm định về phương diện thị trường
Theo số liệu của Tổng cục du lịch, tỷ lệ gia tăng khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam hàng năm khoảng 15% Nếu năm 1991 có 10 chuyến bay từ nước ngoài đến Hà Nội trong một tuần thì hiện nay có 27 chuyến bay quốc tế đến Hà Nội trong tuần Như vậy, tính ra phải có 7000 chỗ nghỉ mỗi tuần cho khách du lịch Mặc dù Hà Nội đã có rất nhiều khách sạn được xây dựng nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của du khách.
Việc khách sạn Bảo Sơn ra đời với qui mô 8 tầng (kể cả tầng hầm và tầng kỹ thuật) có 92 phòng ngủ, 12 phòng karaoke, 15 phòng mát xa, tắm hơi với vị trí đẹp, thuận tiện chắc chắn sẽ thu hút được nhiều du khách.
2.4.4.Thẩm định phương diện kỹ thuật
Khách sạn được xây dựng 8 tầng với 92 phòng ngủ trên diện tích đất 3000m 2 trong đó diện tích đất xây dựng là 819m 2 Tổng diện tích sàn là 6683m 2 , tổng diện tích sử dụng là 6550m 2 Khách sạn được gia cố nền móng bằng cột bê tông cốt thép 250x250, độ sâu 18m, dùng phương pháp nén tĩnh để nén.
Nguồn nguyên nhiên vật liệu cung cấp trong nước ổn định, điện nước đã ký với các cơ quan chuyên tráchđẩm bảo cung cấp đầy đủ Thiết bị nhập ngoại của Pháp, Nhật, Hàn Quốc vật liệu trang trí ốp lát của Bỉ, Indonexia.
2.4.5 Thẩm định về phương diện tài chính
2.4.5.1.Dự trù chi phí xây dựng khách sạn
TỔNG GIÁ TRỊ HỢP ĐỒNG
Các chi phí để có khu đất
- Chi phí đền bù móng
- Chi phí giải phóng mặt bằng, san nền thiết kế, chi phí hạ tầng
Các chi phí cho xây dựng
Hợp đồng trang trí ngoại thất
Hợp đồng trang trí nội thất
Hợp đồng hệ thống điện
Hợp đồng hệ thống nước
Hợp đồng chống thấm tầng hầm, bể phốt
Hợp đồng hoàn chỉnh sửa đổi thiết kế mới
Hợp đồng mở rộng sảnh mái đón
Lắp + cung cấp vật tư cho điều hoà
Thay đổi thiết kế + mua van và bản điện
HĐ cửa nhôm kính kể cả hợp chất phản quang
Lắp đặt mạng Angten - TV
Cung cấp tổng đài điện thoại và điện thoại
Cung cấp và lắp đặt đá granit
Thi công bãi đỗ xe
Cung cấp và lắp đặt trạm biến thế
Hợp đồng cửa gỗ đồ mộc
Hợp đồng thiết bị âm thanh Đèn kỹ thuật và thiết bị âm thanh cho sàn nhảy + karaoke
Cung cấp và lắp đặt thang máy nội bộ
Hợp đồng mua gỗ dán
Làm sân đường nội bộ
Hệ thống cây cảnh Đệm mút lò xo
Lắp đặt tấm cách nhiệt
Hợp đồng nhập thang máy
Khung nhôm Điều hoà trung tâm
Thiết bị phục vụ văn phòng
Mua TV + tủ lạnh Đèn trang trí Đèn phục vụ khách sạn
Hệ thống rèm Đồ dùng cho phòng ở
Vải phủ nệm giường và đóng ghế
Thuế nhập thảm + bảo hiểm
Thuế cho thiết bị nhà bếp và RESTAURANT
Thuế nhập thiết bị WC
Thi công nhà máy phát điện dự phòng
Vượt dự toán hệ thống đèn
Nhập thiết bị lọc nước + tự động chuyển đổi điện
Thuê chuyên gia cải tạo xây dựng, thiết kế giám sát thi công
Chi phí cho chuyên gia đào tạo quản lý khách sạn
Bảo dưỡng thiết bị bếp
2.4.5.2 Cơ cấu nguồn vốn đầu tư Đơn vị: 1.000đ
Tổng số Trong đó % trong tổng vốn đầu tư
(trong đó cho vay bù đắp)
35% 13% 52% Vốn vay ngân hàng Ngoại thương 6.454.000.000 đ (bao gồm 1.326.000.000 đ và 466.173,63 USD)
BẢNG DỰ TRÙ CHI PHÍ QUA CÁC NĂM Đơn vị: 1.000đ
Các loại chi phí Quý 4/95 1996 1997 1998 1999
BẢNG DỰ TRÙ DOANH THU Đơn vị: 1.000đ
BẢNG KẾT QUẢ KINH DOANH Đơn vị: 1.000đ
Căn cư vào số liệu của các bảng trên ta tính được điểm hoà vốn doanh số, thời gian hoà vốn và điểm hoà vốn trả nợ Ta lấy năm 1996 làm đại diên vì đây là năm bất lợi nhất của dự án Công trình mới khai trương đang ở giai đoạn cạnh tranh để thu hút khách hàng.
SV: Nguyễn Phương Ngân 1 Lớp: Đầu tư 48C Điểm hoà vốn = doanh số
Tổng biến phí Giá sản phẩm
Điểm hòa vốn doanh số 96 là 27.405.657 đạt 49,6% so với KH
Thời gian hoàn vốn tính được là 5,95 năm
Qua số liệu trên của năm 1996 với công suất sử dụng là 65% thì ta có doanh thu đạt 49,6% so với kế hoạch năm là đã hoà vốn Thời gian hoà vốn và điểm hoà vốn càng thấp thì tính khả thi của dự án càng cao.
Vì vậy căn cứ vào số liệu năm 1996 ta thấy dự án càng có hiệu quả.
Điểm hoà = vốn trả nợ 96
= 0,337 Điểm hoà = vốn trả nợ
Tổng định phí - KHCB + Nợ trả trong năm - Thuế LT
Tổng doanh thu - Tổng biến phí Thời gian hoà vốn = 12 tháng x doanh số hoà vốn
Tổng doanh số cả năm
2.4.5.4 Giá trị hiện tại thuần.
Dự án này được đầu tư ngay trong năm 1995 và thời gian đầu tư là 12 năm
Ta có : BẢNG TÍNH HIỆN GIÁ THU NHẬP Đơn vị: 1.000đ
Năm KH số tiền TN Tỷ suất chiết khấu 24% Tỷ suất chiết khấu 28%
Chỉ số Hiện giá TN Chỉ số Hiện giá TN Q4/95
14.608.920 nt nt nt nt nt nt
Nếu chọn tỷ suất chiết khấu là 24% thì:
NPV1 = 51.009.048 - 48.404.920 = + 2.604.128 Dự án có lãi.
Nếu chọn tỷ suất chiết khấu là 28% thì:
Nhận xét và đánh giá về công tác thẩm định tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
2.5.1 Những điểm đã đạt được :
2.5.1.1 Cơ cấu tổ chức : Ưu điểm của công tác thẩm định của NHNT là đã có một cơ cấu hoạt động thẩm định rõ ràng với việc phân tách chức năng giữa các phòng ban của Hội đồng tín dụng Hội đồng tín dụng của NHNT gồm nhiều phòng ban : phòng Đầu tư dự án, phòng Chính sách tín dụng, phòng Quan hệ khách hàng doanh nghiệp, phòng Quản lý rủi ro,… Mỗi phòng đều có chức năng và chuyên môn riêng Phòng Quan hệ khách hàng Doanh nghiệp là bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trực tiếp giao dịch với Doanh nghiệp Phòng Đầu tư dự án tiếp nhận dự án từ phòng Quan hệ khách hàng doanh nghiệp và thực hiện công tác thẩm định dự án Phòng Chính sách tín dụng đảm nhận việc nghiên cứu thị trường, đưa ra các mức lãi suất tín dụng hợp lý,…Việc phân tách công việc này góp phần nâng cao chất lượng công tác thẩm định trong từng khâu, tránh tình trạng chồng chéo công tác, giảm chất lượng thẩm định.
2.5.1.2 Nội dung và phương pháp thẩm định :
Nếu trước đây, các ngân hàng thường chỉ quan tâm đến khía cạnh tài chính khi thẩm định dự án, thì nay, NHNT đã tính đến nhiều mặt của một dự án : không chỉ là việc dự án sẽ lãi hay lỗ mà còn xem xét đến tính pháp lý của hồ sơ, lịch sử hình thành và phát triển của Doanh nghiệp, phân tích các rủi ro có thể xảy đến với dự án Bên cạnh đó, NHNT còn thẩm định đến các khía cạnh kỹ thuật, khía cạnh thị trường và kinh tế xã hội của dự án, từ đó sẽ có được một cái nhìn trọn vẹn về dự án, việc quyết định cho vay cũng trở nên chính xác hơn
Hiện nay, NHNT sử dụng đồng thời nhiều phương pháp thẩm định trong công tác thẩm định tín dụng : Phương pháp thẩm định theo trình tự, Phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu, Phương pháp phân tích độ nhạy, Phương pháp dự báo và Phương pháp triệt tiêu rủi ro Các phương pháp này được áp dụng một cách linh hoạt tuỳ theo tính chất của dự án và lượng thông tin cán bộ thẩm định thu thập được.
Việc sử dụng các chỉ tiêu đánh giá khía cạnh tài chính cũng rất linh hoạt Điều này thể hiện ở chỗ : việc sử dụng chỉ tiêu tài chính nào, lựa chọn bao nhiêu chỉ tiêu để đánh giá đối với mỗi dự án là phụ thuộc vào trình độ chuyên môn của cán bộ thẩm định, vào mối quan hệ của Doanh nghiệp và Ngân hàng Tuy nhiên, dù có linh hoạt đến đâu thì cán bộ thẩm định vẫn hướng sự phân tích của mình đến kết quả khách quan, tổng thể nhất.
2.5.1.3 Về cán bộ thẩm định :
Các cán bộ thẩm định của NHNT đều là các nhân viên có đầy đủ khả năng chuyên môn, có bằng cấp đại học chuyên ngành đầu tư trở lên và được chính NHNT đào tạo nâng cao kiến thức nghiệp vụ một cách thường xuyên.
Họ là những người trẻ tuổi, đầy nhiệt huyết và long đam mê với công việc. Bên cạnh những con người trẻ tuổi là các cán bộ có kinh nghiệm, chuyên môn sâu về dự án, có ảnh hưởng lớn đến việc ra quyết định cho vay.
NHNT thường xuyên mở các lớp đào tạo bồi dưỡng cán bộ, nâng cao nghiệp vụ thẩm định Do đó hiện nay ngân hàng đã có trong tay một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn tương đối cao, đạo đức vững vàng, không chỉ được trang bị các kiến thức liên quan đến đầu tư mà còn cả những kiến thức liên ngành đa dạng khác như kiến thức phân tích tài chính doanh nghiệp, kiến thức kế toán… Điều này cũng một phần do chất lượng đội ngũ cán bộ được tuyển chọn đầu vào có trình độ sàn tương đối cao.
2.5.2 Những điểm chưa đạt được ;
* Về phương pháp thẩm định
Ngân hàng chưa có sự kết hợp các phương pháp trong quá trình thẩm định Mặt khác trong việc sử dụng từng chỉ tiêu cũng còn nhiều hạn chế:
Phương pháp so sánh các chỉ tiêu là phương pháp phổ biến mà cán bộ thẩm định sử dụng nhiều nhất, tuy vậy việc so sánh đôi khi còn mang tính giản đơn Các chỉ tiêu tổng hợp như cơ cấu vốn đầu tư, suất đầu tư hoặc các chỉ tiêu về sản xuất, tiêu hao năng lượng, nguyên vật liệu, nhân công… chưa có sự so sánh với các dự án tương tự, với các định mức kinh tế- kỹ thuật của Bộ ngành Các chỉ tiêu phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở việc so sánh giữa các năm với nhau chứ chưa đối chiếu với các doanh nghiệp trong cùng ngành Các tiêu chuẩn về công nghệ, thiết bị cũng chưa có chuẩn mực nào để kiểm tra, đối chứng Điều này một lần nữa chứng tỏ nguồn thông tin của ngân hàng còn thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu thẩm định
Phương pháp dự báo vẫn chưa được áp dụng một cách khoa học Các thông tin về cung cầu sản phẩm, giá cả, chất lượng công nghệ, thiết bị… mới chỉ được thu thập dựa trên sự cố gắng cao nhất của cán bộ thẩm định thông qua sách báo, tạp chí, các phương tiện thông tin đại chúng hàng ngày, các nguồn thông tin này nhiều khi không thực sự đầy đủ và cập nhật Mặt khác ngân hàng cũng chưa áp dụng các phương pháp toán học hiện đại để phân tích và dự báo cung cầu thị trường Điều này có ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng công tác dự báo, làm giảm độ chính xác của các chỉ tiêu hiệu quả
Các phương pháp phân tích rủi ro chưa được chú trọng một cách đúng mức Một dự án đầu tư khi đi vào hoạt động có thể gặp rất nhiều các loại rủi ro khác nhau như: rủi ro về cung cấp các đầu vào, đầu ra; rủi ro do chậm tiến độ thi công; rủi ro về cung cấp dịch vụ công nghệ- kỹ thuật… Tuy nhiên cán bộ thẩm định ít khi dành nhiều thời gian và công sức đi sâu đánh giá từng loại để từ đó có hướng tư vấn, cùng chủ đầu tư tìm các biện pháp phòng ngừa
Bên cạnh đó, phân tích rủi ro thông qua phân tích độ nhạy được coi là một trong những phương pháp phân tích hiện đại, tuy vậy vẫn chưa được ngân hàng sử dụng nhiều, nếu có cũng chỉ dừng lại ở việc phân tích độ nhạy một chiều Việc lựa chọn yếu tố dao động, khoảng dao động phụ thuộc nhiều vào sự đánh giá chủ quan của cán bộ thẩm định chứ không được ngân hàng quy định cụ thể trên cơ sở tổng kết các dự án đặc trưng ở các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau.
Việc thẩm định dự án đôi khi còn mang tính chủ quan, kết quả thẩm định còn ít nhiều phụ thuộc vào mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng.Thực tế chúng ta gặp nhiều trường hợp mà việc ngân hàng có quyết định cho vay hay không không chỉ phụ thuộc vào kết quả thẩm định mà còn phụ thuộc vào "tài sản vô hình đem ra thế chấp với ngân hàng"- đó là mối quan hệ giữaNHNT và khách hàng, do đó việc thẩm định trên thực tế chỉ mang tính thủ tục,hình thức Vì thế mà có những dự án kết quả thẩm định cho thấy có thể cho vay thì chưa chắc đã được chấp thuận cho vay, trong khi có dự án mà kết quả thẩm định cho thấy không thể cho vay hoặc còn nhiều điều bất ổn thì lại được ngân hàng sẵn sàng cấp vốn Đây chính là nguy cơ chủ yếu dẫn đến những rủi ro tín dụng cho ngân hàng trong thời gian qua
Những tồn tại trong công tác thẩm định của ngân hàng thời gian qua là do ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có cả nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan
* Nội dung và quy trình thẩm định của ngân hàng đang trong quá trình hoàn thiện
Quy trình thẩm định đã được xây dựng là áp dụng chung cho mọi loại dự án, chưa có văn bản hướng dẫn riêng cho từng loại dự án thuộc các lĩnh vực khác nhau Các nội dung trong quy trình chưa được quy định chi tiết, tỉ mỉ làm cơ sở cho cán bộ thẩm định có căn cứ tham chiếu, khiến họ lúng túng khi thẩm định, đặc biệt đối với những dự án thuộc các lĩnh vực kinh doanh mới. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bỏ qua hoặc tuỳ tiện trong một số trường hợp
Mặc dù quy trình tín dụng của ngân hàng có quy định khá đầy đủ các nội dung cần tiến hành trong quá trình thẩm định một dự án đầu tư, song trên thực tế việc thẩm định mới chỉ tập trung vào phương diện tài chính và phân tích thị trường Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu, bởi trên thực tế ngân hàng là một đơn vị kinh doanh và cũng không có đủ nguồn lực để thẩm định hết các yếu tố, dó đó các khía cạnh còn lại chưa được nghiên cứu quan tâm đầy đủ, nhất là khía cạnh kinh tế- xã hội của dự án Đây cũng là một thực tế chung ở hầu hết các ngân hàng thương mại Việt Nam
Giải pháp nâng cao hiệu quả thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam
Định hướng cho công tác thẩm định tại Ngân hàng Ngoại thương Việt
Với định hướng tích cứ tìm kếm các dự án khả thi để đẩy mạnh công tác cho vay nhằm phục vụ tốt hơn sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước thì trong thời gian tới, công tác thẩm định dự án tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương cần dựa trên những định hướng sau :
Công tác thẩm định dự án phải xuất phát từ tình hình thực tiễn trong ngành và nhằm phục vụ cho hoạt động cho vay trong từng giai đoạn.
Quy trình tiến hành công tác thẩm định dự án phải được tiến hành một cách khoa học, hiện đại sát với tình hình thực tế và phù hợp với nghiệp vụ của Ngân hàng.
Công tác thẩm định dự án đòi hỏi tính chủ động, năng lực sang tạo, khả năng phân tích, tổng hợp , đặc biệt là trong thẩm định tài chính dự án.
Các giải pháp
3.2.1 Các giải pháp về nội dung và phương pháp thẩm định : a/ Đối với nội dung thẩm đinh khách hàng vay vốn:
Việc đánh giá các thông tin về khách hàng vay vốn là một việc không đơn giản, bởi không phải lúc nào tình hình tài chính của các doanh nghiệp cũng được công khai Do vậy trước mắt ngân hàng cần yêu cầu các báo cáo tài chính của doanh nghiệp nộp lên phải được kiểm toán Bên cạnh đó ngân hàng cũng nên tăng cường thiết lập mối quan hệ với các cơ quan chức năng nhằm có những đánh gía đầy đủ hơn về doanh nghiệp b/ Đối với nội dung thẩm định phương diện kỹ thuật :
Cán bộ thẩm định cần quan tâm hơn đến phân tích khía cạnh kỹ thuật của dự án Thực chất họ rất khó có thể làm tốt được điều này, bởi lẽ ngân hàng hiện nay chưa có nhiều cán bộ có chuyên môn cả về nghiệp vụ lẫn kỹ thuật, đa số họ đều tốt nghiệp từ các trường khối kinh tế, trình độ nhận biết cũng như khả năng thu thập thông tin là có hạn Các chỉ tiêu của Chính phủ, của Bộ ngành liên quan chưa đầy đủ, chưa phù hợp với tình hình hiện tại của nền kinh tế, còn ngân hàng cũng chưa có một hệ thống chỉ tiêu về kinh tê- kỹ thuật chuẩn phục vụ cho công tác thẩm định dự án Do đó để trợ giúp cho cán bộ thẩm định đánh giá kỹ thuật, ngân hàng cần sớm nghiên cứu ban hành những chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản phù hợp với từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể (như các tiêu chuẩn về công nghệ, máy móc, thiết bị được sử dụng,…) làm cơ sở để cán bộ thẩm định tham chiếu
Trong trường hợp những dự án quá phức tạp, ngân hàng nên thuê các chuyên gia có chuyên môn phù hợp thẩm định nội dung kỹ thuật nhằm rút ngắn thời gian thẩm định c/ Đối với nội dung thẩm định phương diện thị trường :
Cán bộ thẩm định cần phân tích sâu hơn về phương diện thị trường của dự án, những đánh giá về tình hình cung- cầu thị trường, về khả năng tiêu thụ của sản phẩm cần được định tính toán, định lượng một cách cụ thể, chứ không nên đánh giá chung chung theo cảm tính Ngân hàng cũng cần áp dụng các phương pháp hiện đại trong phân tích và dự báo cung- cầu sản phẩm Hiện có nhiều phương pháp dự báo cung- cầu đã được nghiên cứu áp dụng trong thực tế, như phương pháp ngoại suy thống kê, phương pháp định mức, phương pháp hệ số co giãn… cán bộ thẩm định có thể căn cứ vào số lượng và chất lượng thông tin thu thập được mà lựa chọn phương pháp tính cho phù hợp, hoặc kết hợp sử dụng nhiều phương pháp nhằm làm tăng tính chính xác cho các kết quả dự báo
Ngoài ra trong quá trình thẩm định cần lưu ý tới các yếu tố khác như: khả năng thay đổi thị hiếu tiêu dùng, những thay đổi trong chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước, của nước xuất khẩu…vì chúng có thể ảnh hưởng đến đầu ra của dự án d/ Đối với nội dung thẩm định phương diện tài chính : Để nâng cao tính chính xác của việc tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính, Ngân hàng cần nghiên cứu và đưa ra các tiêu chuẩn cho phép đối với từng ngành nghê Từ đó, Ngân hàng có thể so sánh với các chỉ tiêu hiệu quả và an toàn tài chính của dự án, góp phần vào việc đi đến kết luận tài trợ hay không.
Hệ thông chỉ tiêu đánh gia hiệu quả tài chính dự án là nội dung rất quan trong trong quá trình thẩm định dự án đầu tư Vì vậy, các chỉ tiêu này cần được tính toán một cách cẩn thận, chính xác Trong đó, cán bộ thẩm định đặc biệt quan tâm đến giá trị thời gian của tiền thì mới so sánh được giá trị các thời điểm khác nhau một cách chính xác Điều đó cũng có nghĩa là cán bộ thẩm định phải xác định chính xác khoản thu chi ở từng thời điểm cuả dự án và tỷ lệ chiết khấu.
Khi áp dụng các phương pháp hiện đại, dự án không chỉ được xem ở trạng thái tĩnh mà nó còn được xem ở trang thái động nhằm đưa ra những phân tích mang tính chất thực tế hơn Từ đó, Ngân hàng có những đánh giá xác đáng về mối quan hệ rủi ro và lợi nhuân Mức độ này hợp lý thì ngân hàng sẽ chấp nhận tài trợ Ngoài ra, việc nhận diện được mức độ rủi ro còn giúp cho ngân hàng có được các biện pháp phòng ngừa hiệu quả để hạn chế các rủi ro đó Ngân hàng Ngoại thương thường sử dụng phương pháp tính độ nhạy để dự tính mức độ biến thiên của các yếu tố của dự án.
Phân tích độ nhạy nhằm xác định chính xác yếu tố mà tác động của rủi ro dự toán là lớn nhât Trong phân tích độ nhay, người tà phân tích sự thay đổi của NPV khi có 1 nhân tố thay đổi với giả định các nhân tố khác giữ nguyên.
Thẩm định dự án là nghiên cứu một tập tài liệu được soạn thảo trên những cơ sở giả định nên không thể dự báo một cách chính xác và đầy đủ những gì có thể xảy ra trong tương lai Vì vậy mà phân tích độ nhạy được sử dụng rất phổ biến trong thẩm định dự án. Để có được kết quả phân tích độ nhạy tốt, đội ngũ cán bộ thẩm định của Ngân hàng phải có tầm nhìn vĩ mô, tầm nhìn mang tính định hướng, chiến lược thì mới có thể đưa ra những giả thiết, những tình huống sát với thực tế, có khả năng tác động đến dự án trong tương lai như : biến động của giá cả thị trường, giá sản phẩm, sự thay đổi về quy hoạch vùng, về chính sách thuế,… e/ Đối với nội dung xác đinh thời gian trả nợ và biện pháp trả nợ :
Cách xác định thời hạn trả nợ, mức thu nợ, cách thức thu nợ cả gốc và lãi phải phù hợp với năng lực sản xuất của khách hàng và tiến độ thực hiện của dự án Hiện nay ngân hàng thường tiến hành thu đều từng kỳ hay thu luỹ thoái với mong muốn thu công nợ càng nhanh càng tốt Tuy nhiên trong thời gian đầu các máy móc thiết bị chạy chưa hết công suất, sản phẩm sản xuất ra ở giai đoạn thăm dò thị trường… Do đó nếu ngân hàng yêu cầu mức trả nợ cao từ đầu sẽ làm cho dự án chưa đủ khả năng trả, ảnh hưởng đến sản xuất
Ngân hàng không nên chia đều khoản thu gốc cho các kỳ luỹ thoái mà nên căn cứ vào dòng tiền của dự án đồng thời tiến hành thu nợ gốc tăng dần theo thời gian, như vậy sẽ phù hợp với quá trình vận hành kết quả đầu tư Việc thu lãi cũng cần được tính toán sao cho phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tránh tình trạng các doanh nghiệp phải vay vốn ngắn hạn để trả lãi ngân hàng
3.2.2 Giải pháp về đội ngũ cán bộ :
Thực tế đã cho thấy con người luôn là yếu tố trung tâm, có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng thẩm định dự án đầu tư Chính con người quyết định sự thu thập thông tin, sử dụng các phương pháp để xử lý và đưa ra quyết định cuối cùng Do đó để nâng cao chất lượng thẩm định dự án thì trước tiên ngân hàng cần phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ về mọi mặt: nhận thức, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác, đạo đức nghề nghiệp…
* Tuyển chọn nhân sự đầu vào có chất lượng cao
Trong thời gian qua, đa số đội ngũ nhân viên được tuyển chọn vào VCB đều có trình độ chuyên môn tương đối cao, tuy nhiên trong thời gian tới ngân hàng nên chú ý tiếp tục thực hiện công tác bổ sung, tuyển mới những người có năng lực thực sự vào làm việc Cán bộ được tuyển chọn cần có sự kết hợp hài hoà giữa năng lực chuyên và tư cách đạo đức Sau khi tuyển dụng, ngân hàng cần phổ biến để mỗi cán bộ đều nắm bắt được các mục tiêu, các quy định của ngân hàng cũng như các quy định của luật pháp có liên quan, đồng thời cần được hướng dẫn, đào tạo chuyên sâu cho họ về công việc sẽ được giao
Ngân hàng cũng cần có các chính sách thu hút nhân tài vào làm việc lâu dài hoặc mời làm cố vấn hoặc làm cộng tác viên cho các hoạt động của mình
* Đào tạo, trao đổi chuyên môn
Trong qua trình thẩm định dự án, cán bộ thẩm định luôn có xu hướng coi trọng phương diện tài chính hơn các phương diện khác Điều này phần lớn là do những kiến thức mà họ được trang bị ở trường Đại học còn hạn chế, thông thường họ mới chỉ biết về mặt tài chính dự án, còn việc nghiên cứu thị trường, đánh giá thị trường, đánh giá hiệu quả dự án, các vấn đề liên quan đến kỹ thuật… thì ít được đề cập, do đó việc họ lựa chọn phương án tài chính là căn cứ chủ yếu để thẩm định cũng là điều có thể hiểu được
Một số kiến nghị
3.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước :
Ngân hàng Nhà nước điều tiết toàn bộ hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước phải có những chính sách hoàn thiện trung tâm thông tin tín dụng Trung ương, nâng cao vai trò điều phối, chủ động trong việc thu thập thông tin từ các nguồn, từ đó hỗ trợ cung cấp thông tin cho hoạt động thẩm định có hiệu quả hơn.
Ngân hàng Nhà nước cũng cần tổ chức những chương trình đào tạo, tập huấn, trao đổi kinh nghiệm trong toàn ngành để tăng cường hợp tác giữa các ngân hàng thương mại, đồng thời nâng cao trình độ nghiệp vụ đội ngũ cán bộ.
3.3.2 Với Ngân hàng Nhà nước và các Bộ ngành có liên quan :
Vài trò của ngành Ngân hàng nói chung và của công tác thẩm định dự án nói riêng rất quan trọng trong nền kinh tế, đặc biệt là khi xã hội ngày càng phát triển Tuy nhiên đây cũng là một ngành chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các biến động của môi trường như các chính sách, các văn bản pháp luật,… Vì vậy, Nhà nước và các Bộ ngành cần phải có đường lối chính sách đúng đăn, có tầm nhìn lâu dài, tránh thay đổi liên tục các văn bản pháp luật cũng như các chính sách.
Ngân hàng thường căn cứ vào các thông tin mà chủ dự án phân tích, cho nên mức độ chính xác của thông tin có ảnh hưởng mang tính chất quyết định đến kết quả thẩm định Vì vậy, Ngân hàng đề nghị chủ đầu tư cần có thái độ hợp tác chặt chẽ hơn với Ngân hàng.
Chủ đầu tư phải có trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh việc xây dựng và lập dự án theo đúng nội dung quy định trong Thông tư sô 09/BKH/VPTĐ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 21/09/1996 về việc xây dựng và thẩm định dự án.
Chủ đầu tư đứa ra thông tin đảm bảo tính trung thực, có trách nhiệm đối với những thông tin cung cấp làm cơ sở cho công tác thẩm định