1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các bài học rút ra qua các vụ bị kiện chống bán phá giá thủy sản ở việt nam

97 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Bài Học Rút Ra Qua Các Vụ Bị Kiện Chống Bán Phá Giá Thủy Sản Ở Việt Nam
Tác giả Nguyễn Trường Giang
Người hướng dẫn PGS.TS. Phan Tố Uyên
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại Đề Án Môn Học
Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 701 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: TẦM QUAN TRỌNG CỦA XUẤT KHẨU THỦY SẢN ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ NƯỚC TA (6)
    • 1. Phân tích khái quát thực trạng xuất khẩu Thủy Sản ở nước ta những năm gần đây (6)
      • 1.1. Kim ngạch xuất khẩu (6)
      • 1.2. Cơ cấu theo mặt hàng (7)
      • 1.3. Cơ cấu xuất khẩu theo thị trường (8)
    • 2. Đóng góp của xuất khẩu thủy sản vào nền kinh tế nước ta (11)
  • CHƯƠNG II: QUY ĐỊNH CƠ BẢN CỦA LUẬT PHÁP MỸ ĐỐI VỚI CÁC MẶT HÀNG THỦY SẢN NHẬP KHẨU VÀ CÁC VỤ KIỆN BÁN PHÁ GIÁ (14)
    • 1. Khái quát tình hình nhập khẩu Thủy Sản của Mỹ (14)
    • 2. Các quy định của luật pháp Mỹ về “ chống bán phá giá ” đối với hàng nhập khẩu nói chung và Thủy sản nhập khẩu nói riêng (18)
      • 2.1. Khái quát chung (18)
        • 2.1.1. Nội dung luật chống bán phá giá của Mỹ (18)
          • 2.1.1.1. Phạm vi điều chỉnh (18)
          • 2.1.1.2 Điều kiện để khởi xuất 1 vụ kiện bán phá giá (20)
          • 2.1.1.3 Các giai đoạn chính của một cuộc điều tra chống bán phá giá tại Mỹ (20)
          • 2.1.1.4. Bắt đầu điều tra (21)
        • 2.1.2. Chứng cứ để kết luận hàng hoá có bán phá giá hay không (22)
          • 2.1.2.1. Bảng câu hỏi (22)
          • 2.1.2.2. Các dữ kiện thực tế sẵn có (Những thông tin tốt nhất sẵn có) (25)
          • 2.1.2.3. Thẩm tra (25)
          • 2.1.2.4. Xử lý thông tin (26)
          • 2.1.2.5. Sản phẩm tương tự và các Quyết định về phạm vi (26)
        • 2.1.3. Xác định việc bán phá giá (28)
          • 2.1.3.1. Giá trị chuẩn (28)
          • 2.1.3.2. Giá xuất khẩu (31)
          • 2.1.3.3. Tính toán các biên độ phá giá (34)
          • 2.1.3.4. Phân tích thiệt hại của ITC (34)
        • 2.1.4. Xem xét lại (35)
          • 2.1.4.1. Xem xét lại theo thủ tục hành chính (35)
          • 2.1.4.2. Xem xét lại nhà Xuất khẩu mới (35)
          • 2.1.4.3. Xem xét lại khi có những sự kiện thay đổi (36)
          • 2.1.4.4. Xem xét lại “Hoàng hôn” 5 năm (36)
        • 2.1.5. Những vấn đề thủ tục khác (37)
          • 2.1.5.1. Đình chỉ các cuộc điều tra (37)
          • 2.1.5.2. Tình trạng khẩn cấp (37)
          • 2.1.5.3. Chấm dứt điều tra (38)
          • 2.1.5.4 Việc chống âm mưu bán phá giá (38)
          • 2.1.5.5. Huỷ bỏ lệnh thuế chống bán phá giá (39)
          • 2.1.5.6. Điều khoản chống lẩn tránh (Anti-circumvention) (39)
    • 3. Khái quát 1 số vụ kiện “ chống bán phá giá về thủy sản ” ở Việt Nam thời (40)
      • 3.1. Khái quát chung (40)
        • 3.1.1. Vụ kiện cá tra, cá basa của Mỹ đối với Việt Nam (41)
        • 3.1.2. Vụ kiện tôm của Mỹ đối với Việt Nam (59)
      • 3.2. Hậu quả (72)
        • 3.2.1. Phía Mỹ (72)
        • 3.2.2. Phía Việt Nam (74)
    • 1. Một số bài học (74)
      • 1.1. Đối với chính phủ Việt Nam (74)
      • 1.2. Bài học đối với các doanh nghiệp (79)
    • 2. Một số giải pháp vượt rào cản “ chống bán phá giá ” của Mỹ đối với hàng xuất khẩu Việt Nam (86)
      • 2.1. Các giải pháp mang tính định hướng chung để đối phó với một vụ kiện chống bán phá giá (86)
      • 2.2. Các giải pháp cụ thể (90)
  • KẾT LUẬN........................................................................................................93 (96)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................94 (97)

Nội dung

TẦM QUAN TRỌNG CỦA XUẤT KHẨU THỦY SẢN ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ NƯỚC TA

Phân tích khái quát thực trạng xuất khẩu Thủy Sản ở nước ta những năm gần đây

ta những năm gần đây

Theo tổng cục thống kê và bộ thủy sản, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam những năm gần đây được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 1.1 : Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam giai đoạn 2000 - 2011

Năm Kim ngạch ( tỷ USD ) Cơ cấu trong tổng kim ngạch XK chung ( % )

Nguồn: Tổng cục thống kê Qua thống kê cho thấy, suốt giai đoạn 2001-2008 sản lượng và giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam tăng đều qua các năm, chẳng hạn như năm 2008 giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt 4,51 tỷ USD tăng 153,7% so với năm 2001 Trung bình giai đoạn 2001-2008 về sản lượng tăng bình quân19,3%/năm, về giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 14,2%/năm, rõ ràng tốc độ tăng về sản lượng nhanh hơn tốc độ tăng về giá trị, điều này chứng tỏ rằng để gia tăng kim ngạch thuỷ sản ở Việt Nam không còn cách nào khác là chúng ta phải tăng sản lượng xuất khẩu nhiều hơn Năm 2009, do biến động của thị trường thế giới sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, cùng với việc đánh bắt và nuôi trồng thủy sản trong nước gặp nhiều khó khăn nên kim ngạch xuất khẩu thủy sản có giảm đi so với năm 2008 Tuy nhiên, đến năm 2010 sản lượng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam lại tăng vọt, lên trên 5 tỷ USD, tăng 17,9 % so với năm 2009 Việt Nam trong năm 2011 đạt 5,5 tỷ USD, tăng 300 triệu USD so với mức kim ngạch xuất.

1.2 Cơ cấu theo mặt hàng

Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu thủy sản thời kỳ 2000 – 2011 được thể hiện ở bảng sau :

Bảng 1.2: Giá trị kim ngạch XK một số mặt hàng thủy sản giai đoạn 2000-2011 Đơn vị tính: triệu USD

Năm Tôm đông lạnh Cá đông lạnh Mực đông lạnh

Nguồn: Tổng cục thống kê

Nhìn vào biểu trên ta thấy, trong cơ cấu các nhóm mặt hàng xuất khẩu, tôm đông lạnh luôn chiếm tỉ trọng cao Trước những năm 1990 kim ngạch xuất khẩu tôm luôn chiếm 70% giá trị xuất khẩu thủy sản hàng năm Từ năm 2000 trở lại đây, tôm chỉ chiếm tỷ lệ tương đối trên 50% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam Năm 2003, lần đầu tiên vượt mức 1 tỷ USD, chiếm 49% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước và chiếm 10% kim ngạch xuất khẩu tôm trên toàn cầu Năm 2004 giá trị xuất khẩu tôm chiếm 52%, tăng 17,3% về giá trị, tăng 11,8% về khối lượng; Giá trị xuất khẩu từ cá chiếm 22,8%, tăng16,2% về giá trị, tăng 35,5% về khối lượng so với cùng kỳ Riêng cá tra, cá ba sa chiếm 12,51% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của toàn Ngành và bằng 53,3% nhóm sản phẩm cá Sản lượng cá tra, ba sa tăng 55%, giá trị tăng 53,75% so cùng kỳ; Mặt hàng mực và bạch tuộc sản lượng khai thác đạt thấp, giá trị xuất khẩu chiếm 6,7%, tăng 40,2% về giá trị, tăng 32,1% về khối lượng so với cùng kỳ; Sản phẩm thủy sản khô chiếm 4,2%, tăng 32,2% về giá trị, tăng 52,4% vê khối lượng so với cùng kỳ Năm 2010 ngành thủy sản của Việt Nam xuất khẩu 1,353 triệu tấn, trị giá gần 5,034 tỷ USD, tăng 11,3% về khối lượng và 18,4% về giá trị so với năm 2009.

Bảng 1.3: Cơ cấu xuất khẩu theo mặt hàng thủy sản năm 2010

Cua, ghẹ và giáp xác khác 12.959 111,855 +15,2 +101,0

Nguồn: Tạp chí thương mại thủy sản

Sau năm 2009, xuất khẩu lần đầu tiên âm sau hơn 20 năm, thì đến năm 2010 xuất khẩu lại tăng vọt trở lại Tôm vẫn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của thủy sản Việt Nam với khối lượng xuất khẩu là 240.895 tấn tăng 13,4 % so với năm

2009, đạt giá trị 2106,824 triệu USD tăng 24,1% so với năm 2009 và chiếm 41,85% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn ngành Các sản phẩm thế mạnh khác của thủy sản Việt Nam như cá tra, cá ba sa, cá ngừ… cũng có tốc độ tăng trưởng ổn định.

1.3 Cơ cấu xuất khẩu theo thị trường

Thị trường xuất khẩu thủy sản đã có sự mở rộng, đến nay các mặt hàng thủy sản của Việt Nam đã có mặt trên 80 nước và vùng lãnh thổ Trong đó các thị trường Mỹ, Nhật Bản, và EU vẫn là những thị trường lớn nhất Khối lượng xuất khẩu cũng như giá trị xuất khẩu vào các thị trường này liên tục gia tăng, đặc biệt là thị trường EU và Nhật Bản Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam có sự thay đổi từ năm 2001 Từ chỗ chỉ tập trung vào các thị trường truyền thống như Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông, Hàn Quốc.Việt Nam chuyển hướng khai thác sang các thị trường khác như EU, Mỹ, Canađa, Nga, Ôx-tray-li-a Trong số đó thị trường EU, và Bắc Mỹ là các thị trường mà Việt Nam tập trung đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản.

Bên cạnh những thị trường xuất khẩu quen thuộc, kim ngạch xuất khẩu sang một số thị trường mới nhưng tiềm năng như Mêxicô, Nga, Canada… cũng tăng lên cả về số lượng lẫn giá trị, cho thấy thủy sản Việt Nam đang có những bước tiến quan trọng trong việc xâm nhập các thị trường này.

Biểu 1.4 : Một số thị trường xuất khẩu chính của thủy sản Việt Nam 2011

Nguồn: Tổng cục thống kê

Bảng 1.5: Thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010 Đơn vị: triệu USD Nãm

Các TT khác 496,981 535,260 612,450 596,926 686,314Tổng cộng 3.360,32 3.764,230 4.510,182 4.256,000 5.033,730

Nguồn: Tạp chí thương mại thủy sản

Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang

EU đã tăng mạnh Đến năm 2010, EU đã vượt qua Mỹ và Nhật Bản trở thành bạn hàng lớn nhất của thủy sản Việt Nam Năm 2010, tổng sản lượng thủy sản xuất khẩu sang EU là 364.015 tấn, tăng 4.0% so với năm 2009, giá trị đạt 1181,401 triệu USD tăng 9,6 % so với năm 2009 chiếm 23,5% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn ngành.

Thị trường Mỹ và Nhật Bản vẫn là những thị trường quen thuộc với thủy sản Việt Nam Kim ngạch xuất khẩu vào 2 thị trường này vẫn tăng qua từng năm và luôn nằm trong tốp 3 thị trường xuất khẩu chính của thủy sản Việt Nam Năm 2010, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường Mỹ tăng vọt.

Cụ thể khối lượng xuất khẩu sang thị trường này là 157.140 tấn, tăng 30,5% so với năm 2009 và đạt giá trị 971,6 triệu USD, tăng 45,3% so với năm 2009, do nhu cầu thủy sản ở thị trường này tăng vọt sau khủng hoảng Xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản vẫn giữ sự ổn định, khối lượng và giá trị xuất khẩu tăng lần lượt là 19,6% và 19,1% so với năm 2009 và chiếm 17,8% tổng giá trị xuất khẩu toàn ngành.

Các thị trường châu Á quen thuộc khác như Asean, Trung Quốc, HồngKong và Hàn Quốc vẫn là những đối tác quan trọng của thủy sản Việt Nam với tốc độ tăng trưởng hàng năm khá ổn định mặc dù sự cạnh tranh từ hàng thủy sản của các nước khác trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Philiphin… là khá cao.

Đóng góp của xuất khẩu thủy sản vào nền kinh tế nước ta

Thuỷ sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam , có giá trị ngoại tệ xuất khẩu đứng hàng thứ tư trong các ngành kinh tế quốc dân ( sau dầu , gạo , và hàng may mặc ) trước năm 2001và đã vươn lên hàng thứ ba vào năm 2001 Thuỷ sản đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho nhân loại Thực phẩm thuỷ sản có giá trị dinh dưỡng cao rất cần thiết cho sự phát triển của con người Không những thế nó còn là một ngành kinh tế tạo công ăn việc làm cho nhiều cộng đồng dân cư đặc biệt ở những vùng nông thôn và ven biển ở Việt Nam , nghề khai thác và nuôi trồng thuỷ sản cung cấp công ăn việc làm thường xuyên cho khoảng 1,1 triệu người , tương ứng với 2,9 % lực lượng lao động có công ăn việc làm Thuỷ sản cũng có những đóng góp đáng kể cho sự khởi động và tăng trưởng kinh tế nói chung của nhiều nước Không những là nguồn thực phẩm , thuỷ sản còn là nguồn thu nhập trực tiếp và gián tiếp cho một bộ phận dân cư làm nghề khai thác , nuôi trồng , chế biến và tiêu thụ cũng như các ngành dịch vụ cho nghề cá như : Cảng , bến , đóng sửa tàu thuyền , sản xuất nước đá , cung cấp dầu nhớt, cung cấp các thiết bị nuôi , cung cấp bao bì và sản xuất hàng tiêu dùng cho ngư dân Theo ước tính có tới 150 triệu người trên thế giới sống phụ thuộc hoàn toàn hay một phần vào ngành thuỷ sản Đồ trang sức được làm từ ngọc trai rất được ưa truộng trên thế giới với giá trị cũng rất cao Thậm chí từ những con ốc nhỏ người ta cũng có thể làm ra những món hàng độc đáo ngộ nghĩnh thu hút sự quan tâm của mọi người

Thuỷ sản là ngành xuất khẩu mạnh của Việt Nam Hoạt động xuất khẩu thuỷ sản hàng năm đã mang về cho ngân sách nhà nước một khoản ngoại tệ lớn, rất quan trọng trong việc xây dựng và phát triển đất nước Các sản phẩm được xuất khẩu ra nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, góp phần nâng cao vị trí của Việt Nam nói chung và ngành thuỷ sản Việt Nam nói riêng trên trường quốc tế Với những vai trò hết sức to lớn như trên và những thuận lợi, tiềm năng vô cùng dồi dào của Việt Nam cả về điều kiện tự nhiên và con người, phát triển nghề nuôi trồng, khai thác và chế biến thuỷ sản phục vụ tiêu dung trong nước và hoạt động xuất khẩu là một trong những mục tiêu sống còn của nền kinh tế Việt Nam

Năm 2011 là một năm đáng nhớ khi kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt mức6,1 tỷ USD, tăng gấp 3 lần so với năm 2002 Đây là một tin vui đối với những người làm nghề cá Việt Nam nói chung và cộng đồng doanh nghiệp chế biến,xuất khẩu thủy sản nói riêng

Về mặt hàng tôm, sau khi lần đầu tiên vượt qua mốc 2 tỷ USD giá trị xuất khẩu năm 2010, xuất khẩu tôm của Việt Nam năm 2011 tiếp tục tăng trưởng mạnh đạt 2,4 tỷ USD, trong đó tôm sú chiếm 59,7% tổng giá trị, tôm chân trắng chiếm 29,3%, còn lại là các loại tôm khác Giá trung bình các loại tôm xuất khẩu đều cao hơn khoảng 12 - 18% so với năm 2010 Sản phẩm tôm đã có mặt ở 91 thị trường trên thế giới, với 3 thị trường lớn nhất là Mỹ, Nhật Bản,

EU chiếm hơn 65,8% tổng giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam năm 2011. Đứng sau tôm là mặt hàng cá tra, trong năm, xuất khẩu cá tra đạt 1,805 tỷ USD (tăng gần 26,5%), với khối lượng 600.000 tấn (tăng 3% so với năm trước) Hơn 230 doanh nghiệp xuất khẩu các tra đến hơn 130 thị trường, trong đó 10 thị trường lớn nhất chiếm 73% Cho đến nay, thị trường nhập khẩu (cá tra) chính hầu như không thay đổi: Mỹ, EU là thị trường nhập khẩu lớn nhất,chiếm tới 47,5% giá trị xuất khẩu cá tra của Việt Nam Chủ yếu là xuất khẩu mặt hàng cá tra philê đông lạnh, chiếm đến 99% tỷ trọng xuất khẩu cá tra củaViệt Nam, trong khi hàng chế biến giá trị gia tăng chỉ chiếm chưa đầy 1% Theo dự báo của VASEP, năm 2012, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của nước ta sẽ đạt 6,5 tỷ USD, trong đó cá tra chiếm 1,8-2 tỷ USD, tôm đạt 2,5 tỷUSD và xuất khẩu các mặt hàng hải sản khác đạt mức 2 tỷ USD.

QUY ĐỊNH CƠ BẢN CỦA LUẬT PHÁP MỸ ĐỐI VỚI CÁC MẶT HÀNG THỦY SẢN NHẬP KHẨU VÀ CÁC VỤ KIỆN BÁN PHÁ GIÁ

Khái quát tình hình nhập khẩu Thủy Sản của Mỹ

Mỹ hiện là một trong những quốc gia nhập khẩu thủy sản cao nhất thế giới chỉ sau Nhật Bản Theo Cục nghề cá biển quốc gia Mỹ, tiêu thụ thủy sản tính theo đầu người năm 2011 là 16 pao, là mức thấp nhất trong 8 năm gần đây, kể từ năm 2002 là 15,6 pao/người Tuy nhiên, người tiêu dùng Mỹ ngày càng chi nhiều hơn cho thủy sản Theo báo cáo của NMFS năm 2010, người dân Mỹ chi tổng cộng 80,2 tỷ USD cho thủy sản, trong đó dịch vụ thực phẩm thu được 54 tỷ USD, mạng lưới bán lẻ 25,8 tỷ USD và tiêu thụ thủy sản chế biến đạt 432 triệu USD.

Do sản xuất và khai thác không đáp ứng đầy đủ nhu cầu khá cao của người dân Mỹ, chính vì vậy phần lớn nguồn cung thủy sản ở Mỹ là nhập khẩu, chiếm đến 86% trong hai năm gần đây 2009 và 2010 Năm 2000, Mỹ nhập khẩu 1,81 tỉ tấn thủy sản trị giá 10,1 thì đến năm 2011 con số này đã là 2,6 tỉ tấn và 15,1 tỉ USD, tăng 38,1% về khối lượng và tăng 46,6% về giá trị Điều này cho thấy tốc độ tiêu thụ thủy sản ở Mỹ là khá cao và tăng dần theo các năm.

Biểu 2.1: Khối lượng và giá trị nhập khẩu thủy sản Mỹ giai đoạn 2000 - 2011

Nguồn: Hiệp hội cá nheo Mỹ

Ta thấy giai đoạn 2000-2008 khối lượng và giá trị thủy sản nhập khẩu đều tăng qua các năm Năm 2009, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, mà

Mỹ lại là trung tâm kinh tế thế giới, nên phải chịu sự tác động và thiệt hại đầu tiên của cuộc đại khủng hoảng lớn nhất kể từ sau thế chiến thứ hai Cùng với việc nền kinh tế đình trệ, lượng và giá trị nhập khẩu thủy sản cũng giảm đi nhanh chóng Cụ thể năm 2009, khối lượng thủy sản nhập khẩu là 2,341 tỉ tấn, giá trị là 13,124 tỉ USD, giảm 29 nghìn tấn và giảm 1,05 tỉ USD so với năm

2008 Bước sang năm 2010 và 2011, khi nền kinh tế thế giới cũng như nền kinh tế Mỹ đang có dấu hiệu phục hồi trở lại, thì lượng thủy sản nhập khẩu cũng tăng theo Năm 2011, Mỹ đã nhập khẩu 2,593 tỉ tấn với giá trị là 15,1 tỉ USD nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước đang tăng lên.

 Các mặt hàng nhập khẩu chính của Mỹ.

Cho đến nay, Mỹ đã nhập khẩu khoảng hơn 100 mặt hàng thủy sản các loại, trong đó các mặt hàng nhập khẩu chính vẫn là tôm, tôm hùm, cá ngừ, cá hồi…

- Tôm : Mỹ là nước có sản lượng tôm nhập khẩu cao nhất thế giới, cơ cấu nhập khẩu tôm trong tổng kim ngạch nhập khẩu của thủy sản Mỹ cũng cao nhất Cụ thể năm 2000, khối lượng tôm nhập khẩu là 345.076 tấn, giá trị 3,76 tỉ

USD, chiếm 37,2% tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu thủy sản Mỹ Đến năm

2011, khối lượng tôm nhập khẩu là 558.602 tấn, giá trị 4,3 tỉ USD, chiếm 29,05% tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu thủy sản của Mỹ trong năm Có thể thấy sản lượng và giá trị nhập khẩu tôm của Mỹ có biến động lên xuống trong

10 năm qua, cơ cấu tôm nhập khẩu trong tổng cơ cấu thủy sản nhập khẩu cũng có xu hướng giảm đi Châu Á chiếm một tỉ trọng rất cao trong việc xuất khẩu tôm vào Mỹ, như: Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Indonexia.

Biểu 2.2: Các quốc gia đứng đầu xuất khẩu tôm sang Mỹ năm 2011

Nguồn: Hiệp hội cá nheo Mỹ

- Tôm hùm: Mỹ là nước có mức độ tiêu thụ tôm hùm rất cao Mặc dù đã đẩy mạnh đánh bắt và nuôi trồng nhưng vẫn không đáp ứng được hoàn toàn nhu cầu trong nước đang liên tục tăng Giá trị và cơ cấu tôm hùm nhập khẩu của Mỹ cũng khá cao Cụ thể năm 2000 Mỹ nhập khẩu 43.021 tấn tôm hùm, đạt giá trị 772 triệu USD Đến năm 2011 con số đó là 45.405 tấn và đạt giá trị 870,45 triệu USD Giá trị tôm hùm nhập khẩu là khá cao so với khối lượng nhập khẩu Điều đó cho thấy tôm hùm là một trong những mặt hàng rất được ưa chuộng ở Mỹ.

Các quốc gia và khu vực mà Mỹ nhập khẩu thủy sản chính.

- Châu Á vẫn dẫn đầu trong việc xuất khẩu thủy sản sang Mỹ Cụ thể năm

2000, kim ngạch nhập khẩu thủy sản của Mỹ từ châu Á chiếm tới 44% tổng kim ngạch nhập khẩu trong năm Đến năm 2011, con số đó tăng lên đến 61% do sự tăng trưởng xuất khẩu thủy sản vượt bậc của một số nước như Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia… Hiện Trung Quốc và Thái Lan vẫn là hai quốc gia dẫn đầu trong khu vực cũng như thế giới trong việc xuất khẩu thủy sản sang Mỹ Năm 2000, kim ngạch nhập khẩu thủy sản của Mỹ từ Thái Lan và Trung Quốc lần lượt chỉ chiếm 10% và 14% trong tổng kim ngạch nhập khẩu thủy sản của Mỹ, đứng sau Canada Nhưng đến năm 2004, Trung Quốc đã vượt qua Canada trở thành bạn hàng lớn nhất của thị trường thủy sản Mỹ với cơ cấu nhập khẩu là 17%, và đến năm 2006, tiếp tục là Thái Lan vượt qua Canada để trở thành bạn hàng lớn thứ 2 của thủy sản Mỹ Các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ yếu của châu Á sang thị trường Mỹ là tôm, tôm hùm, cá tra, cá ba sa…

- Thị trường Bắc Mỹ và Nam Mỹ, mà điển hình là Canada sau một thời gian dài là bạn hàng lớn nhất của thủy sản Mỹ trong những năm gần đây đã có sự giảm sút về cơ cấu xuất khẩu thủy sản vào Mỹ so với các thị trường khác như châu Á Có thể nói thị trường thủy sản Mỹ là thị trường nhà của Canada, nhưng cùng với sự vươn lên mạnh mẽ của các nước châu Á, Canada đã dần đánh mất vị trí số 1 nhập khẩu thủy sản của Mỹ Năm 2000, Canada chiếm tới 17% tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu của thủy sản Mỹ, nhưng đến năm 2011, con số đó chỉ còn là 12% Cùng với đó là sự vươn lên mạnh mẽ của một số nước như Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia… về cả khối lượng và giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang thị trường Mỹ Các bạn hàng khu vực của Hoa Kỳ như Ecuardo, Mexico, Chile…những năm gần đây cũng có sự thụt lùi về giá trị xuất khẩu thủy sản vào thị trường Mỹ.

Các thị trường khác như châu Âu, châu Đại Dương, châu Phi chỉ chiếm một cơ cấu khá nhỏ trong tổng kim ngạch nhập khẩu thủy sản của Mỹ những năm gần đây Năm 2011, châu Âu chỉ đạt 6%, châu Đại Đương đạt 5% và châu Phi chỉ đạt 1% trong tổng cơ cấu nhập khẩu thủy sản của Mỹ Đặc biệt châu Âu đã có sự thụt lùi khi thấp hơn cả cơ cấu xuất khẩu thủy sản vào Mỹ năm 2000 là8%.

Các quy định của luật pháp Mỹ về “ chống bán phá giá ” đối với hàng nhập khẩu nói chung và Thủy sản nhập khẩu nói riêng

Bán phá giá là việc bán hàng hoá của các nhà sản xuất hoặc xuất khẩu nước ngoài tại một thị trường xuất khẩu, ví dụ như tại Mỹ, với giá thấp hơn giá bán của những sản phẩm giống hoặc tương tự mà các nhà sản xuất hoặc xuất khẩu bán tại thị trường trong nước của họ hoặc xuất tới thị trường của nước thứ ba, hoặc với giá bán hàng hoá thấp hơn chi phí sản xuất sản phẩm Theo hiệp định về chống bán phá giá của WTO (Tổ chức Thương mại thế giới) và Luật pháp

Mỹ, thì thuế chống bán phá giá có thể bị áp dụng nếu có hai điều kiện được thoả mãn: (1) “Thấp hơn giá trị chuẩn” (Less than fair value - LTFV) hoặc việc bán phá giá phải được xác định là đang tồn tại; và (2) việc bán hàng hoá với giá

“ thấp hơn giá bán thông thường ” phải đang gây ra hoặc đang đe doạ gây ra thiệt hại vật chất cho ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm tương tự với hàng hoá nhập khẩu của Mỹ.

Nếu hai điều kiện trên được thoả mãn, lệnh thuế chống bán phá giá được ban hành áp đặt các mức thuế tương đương với khoản được xác định bởi giá trị chuẩn (được xác định khi bán hàng hoá tại thị trường nội địa hoặc tại thị trường của nước thứ ba, hoặc trên cơ sở giá trị xây dựng) lớn hơn giá xuất khẩu, khi bán hàng vào thị trường Mỹ.

2.1.1 Nội dung luật chống bán phá giá của Mỹ

Luật chống bán phá giá của Mỹ cho phép chính quyền Mỹ thu thuế nhập khẩu đặc biệt (được gọi là thuế chống bán phá giá) để bù lại phần thiệt hại do việc nhập khẩu hàng hoá với giá thấp ở mức “không công bằng” Để áp dụng thuế chống bán phá giá, Bộ Thương mại Mỹ (Department of Commerce) và Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ (US International Trade Commission) phải xác định được hàng hoá nhập khẩu nào đang được bán ở mức thấp hơn giá trị bình thường và gây ra hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho một ngành sản xuất trong nước

Nếu hai hoặc nhiều hơn nữa các nước bị khiếu nại về trách nhiệm chống phá giá, theo quy định của luật, các bên có quyền yêu cầu Ủy ban Thương mại quốc tế đánh giá số lượng và ảnh hưởng của các hàng nhập khẩu tương tự từ các nước đã nêu trên nếu chúng cạnh tranh với nhau và với sản phẩm tương tự trên thị trường Mỹ Nếu hàng nhập khẩu từ một nước đang bị điều tra được coi là không đáng kể (thường được xác định là nhỏ hơn 3% tổng giá trị nhập khẩu của sản phẩm bị điều tra) thì việc điều tra nước đó sẽ dừng lại Luật này cũng quy định các trường hợp được hưởng miễn trừ ví dụ như đối với Ixraen Luật chống bán phá giá còn cho phép các ngành công nghiệp của Mỹ được nộp đơn khiếu nại về hoạt động bán phá giá ở nước thứ ba Ngành công nghiệp Mỹ có thể đệ trình một đơn khiếu nại, trong đó phải giải thích tại sao việc bán phá giá lại gây thiệt hại cho các công ty của Mỹ lên văn phòng Đại diện Thương mại

Mỹ, yêu cầu cơ quan này bảo vệ những quyền lợi của Mỹ theo quy định của WTO Nếu Đại diện Thương mại Mỹ xác định là có đủ cơ sở để điều tra, họ sẽ đưa yêu cầu lên các cơ quan có thẩm quyền ở nước thứ ba yêu cầu họ phải thay

Mỹ tiến hành việc chống bán phá giá Tương tự, theo Hiệp định Chống bán phá giá, trong khuôn khổ Vòng đàm phán Uruguay, Chính phủ một nước thành viên WTO có thể nộp đơn khiếu nại tới Đại diện Thương mại Mỹ yêu cầu họ mở một cuộc điều tra chống bán phá giá của một sản phẩm nhập khẩu vào thị trường Mỹ từ một nước thức ba Việc huỷ bỏ lệnh chống bán phá giá hoặc đình chỉ việc điều tra có thể xảy ra nếu Uỷ ban Thương mại quốc tế Mỹ xác định là việc huỷ bỏ hoặc đình chỉ sẽ không dẫn đến việc tiếp tục hoặc tái diễn hành động phá giá Các bên không đồng ý với đánh giá cuối cùng của Bộ Thương mại và Uỷ ban Thương mại quốc tế về các vụ chống bán phá giá có thể nộp đơn yêu cầu xử lại lên Toà án Thương mại quốc tế của Mỹ ở New York Nếu hàng hoá từ Canada hoặc Mêhico, các bên có thể yêu cầu ban hội thẩm lưỡng quốc thuộc NAFTA (North America Free Trade Area - Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ) kiểm tra hoặc có thể kháng cáo lên Toà án Thương mại Quốc tế. 2.1.1.2 Điều kiện để khởi xuất 1 vụ kiện bán phá giá

Muốn được khởi kiện, nguyên đơn phải là một cá nhân, tổ chức có lien quan, ví dụ như là nhà sản xuất hay một tổ chức, hiệp hội nằm trong một khu vực, ngành sản xuất mà có hàng hoá đang phải cạnh tranh với hàng hoá nhập khẩu Để có sự ủng hộ của số đông các thành viên trong khu vực, ngành sản xuất, Luật đòi hỏi nguyên đơn phải có thẩm quyền đại diện, ít nhất là phải có trên 25% tổng số sản phẩm của loại hàng đang cạnh tranh.

2.1.1.3 Các giai đoạn chính của một cuộc điều tra chống bán phá giá tại Mỹ

Trình tự một cuộc điều tra chống bán phá giá tại Mỹ gồm 6 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Khởi sự điều tra để áp đặt thuế chống bán phá giá (thông thường là 20 ngày sau khi có đơn khiếu nại yêu cầu áp đặt thuế chống phá giá của các doanh nghiệp hoặc hiệp hội trong nước)

Giai đoạn 2: Điều tra sơ bộ của Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ về thiệt hại (thông thường là 45 ngày sau khi có đơn khiếu nại)

Giai đoạn 3: Xác định sơ bộ của Bộ Thương mại Mỹ (140 ngày sau khi bắt đầu điều tra, tối đa là 190 ngày đối với những trường hợp phức tạp)

Giai đoạn 4: Quyết định cuối cùng của Bộ Thương mại Mỹ (215 ngày sau khi bắt đầu điều tra, tối đa là 275 ngày).

Giai đoạn 5: Quyết định cuối cùng của Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ về thiệt hại (260 ngày sau khi bắt đầu điều tra).

Giai đoạn 6: Lệnh áp đặt thuế chống phá giá (khoảng một tuần sau khi có quyết định cuối cùng của Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ).

Tổng thống có thể huỷ bỏ lệnh của Uỷ ban Thương mại quốc tế tròng vòng

60 ngày vì “những lý do chính trị” Hàng năm vào chính ngày lệnh thuế chống bán phá giá được ban hành, các bên có cơ hội đưa ra yêu cầu xem xét lại theo thủ tục hành chính về biên độ phá giá cho một khoảng thời gian một năm kế tiếp đó.

Các cuộc điều tra chống bán phá giá được bắt đầu trên cơ sở một đơn khiếu kiện yêu cầu điều tra do một hoặc các bên có quyền và lợi ích liên quan đệ trình Những đơn kiện phải được gửi đồng thời đến cả Bộ Thương mại và Uỷ ban Thương mại quốc tế Mỹ Các bên có quyền và lợi ích có lien quan có thể gồm:

1, Doanh nghiệp sản xuất, chế biến hoặc người bán buôn hàng hoá tương tự của Mỹ.

2, Một tổ chức công đoàn hoặc một nhóm người lao động có chứng nhận hoặc được công nhận đại diện cho một ngành công nghiệp liên quan đến việc sản xuất, chế biến hoặc bán buôn hàng hoá tương tự tại Mỹ.

3, Hiệp hội kinh doanh hoặc hiệp hội thương mại, đại đa số những thành viên của nhà sản xuất, chế biến hoặc nhà bán buôn sản phẩm tương tự của Mỹ.

Bộ Thương mại có trách nhiệm tiến hành điều tra khi một đơn kiện được đệ trình “bởi ngành công nghiệp trong nước hoặc bởi đại diện của nó” và trong đơn đưa ra những yếu tố cần thiết để yêu cầu áp đặt một mức thuế chống bán phá giá, cũng như bao gồm tất cả những thông tin hợp lý sẵn có của người đệ đơn Trước khi URAA ra đời, tập quán Mỹ thừa nhận đơn kiện được đệ trình đại diện cho một ngành công nghiệp nội địa trừ khi đại đa số các công ty trong nước quả quyết phản đối nội dung của đơn kiện Bộ Thương mại sẽ xác định mức độ phản đối này chỉ sau khi phản đối được nêu ra Theo đúng các quy định hiện hành của Hiệp định chống bán phá giá WTO và URAA, đơn kiện được xem là được đệ trình “bởi ngành công nghiệp nội địa hoặc đại diện của ngành công nghiệp” chỉ khi nó được sự ủng hộ bởi các nhà sản xuất trong nước hoặc nhóm những người lao động được tính toán là tạo ra:

1, Tối thiểu 25% tổng sản lượng sản phẩm tương tự trong nước

Khái quát 1 số vụ kiện “ chống bán phá giá về thủy sản ” ở Việt Nam thời

Ngày nay toàn cầu hoá diễn ra ngày càng mạnh mẽ Trong tiến trình đó Việt Nam đã chủ động tham gia hội nhập kinh tế quốc tế bằng việc ký kết các hoạt động song phương, đa phương về tham gia vào các tổ chức quốc tế nhằm tranh thủ những lợi ích mà toàn cầu hoá mang lại Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng giúp cho vn đạt được nhiều thành tựu trong hoạt động xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ nói riêng Tuy nhiên, trong quá trình tự do hoá thương mại, việc hàng rào thuế quan ngày càng cắt giảm thì các biện pháp phi thuế quan ngày càng tăng điển hình là thuế chống bán phá giá Vì vậy, tình trạng hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam bị các nước nhập khẩu vận dụng thuế chống bán phá giá chủ yếu là: mì chính, tỏi, giầy dép, tôm cá Tính đến năm 2001 Việt Nam đã gặp phải các vụ kiện chống bán phá giá như sau:

Bảng 3.1: Các vụ bị kiện chống bán phá giá của Việt Nam tính đến năm 2001

Năm Đối tác thương mại Mặt hàng Phán quyết cuối cùng

1994 Columbia Gạo Không đánh thuế mặc dù bán phá giá mức 9,07% vì không gây tổn hại cho nước này

1998 Liên minh châu Âu Mì chính Đánh thuế chống bán phá giá mức

Giầy dép Không đánh thuế vì thị phần nhỏ hơn so với Trung Quốc, Inđônêxia và Thái Lan

200 Ba Lan Bật lửa Đánh thuế chống phá giá mức 0,09%

2001 Canada Tỏi Đánh thuế chống phá giá 1,48

Tuy nhiên do các mặt hàng trên có kim ngạch xuất khẩu không cao nên không ảnh hưởng lớn đến đời sống lao động và sản xuất trong nước nên chưa gây được sự chú ý của dư luận Mãi đến 2002 khi Hiệp hội nuôi cá da trơn của

Mỹ chính thức kiện chống bán phá giá cá tra và cá ba sa và ngày 31/10/2003 liên minh tôm miền nam nước Mỹ (SSA) đệ đơn kiện chống bán phá giá tôm lên uỷ ban thương mại quốc tế Mỹ (ITC) và Bộ Thương mại Mỹ (DOC) tình hình đã trở nên nghiêm trọng.

Năm 2002 xuất khẩu cá tra và ba sa sang thị trường Mỹđạt mức kỷ lục Thời điểm này nghề nuôi cá phát triển thịnh vượng nhất Cũng trong năm 2002 CFA khởi kiện các doanh nghiệp nuôi cá tra và ba sa Việt Nam có khả năng gây thiệt hại cho ngành công nghiệp chế biến cá da trơn Mỹ Mặc dầu trong thời gian diễn ra vụ kiện các địa phương vẫn gia tăng sản lượng đánh bắt Vấn đề này buộc các doanh nghiệp phải có giải pháp để khắc phục khó khăn trước mắt khi mà xuất khẩu sang thị trường Mỹ có nguy cơ đóng băng, bằng việc mở rộng thị trường và khai thác thị trường nội địa.

3.1.1 Vụ kiện cá tra, cá basa của Mỹ đối với Việt Nam

Cuối 2000 CFA lên tiếng về việc cá tra, basa gia tăng thị phần đáng kể và có nguy cơ đe doạ ngành cá catfish Mỹ.

09/07/2001: 8 Thượng nghị sỹ và 4 Hạ nghị sỹ đại diện cho các bang nuôi nhiều cá nheo (Mississippi, Alabama, Arkansas, Louisiana) đã cùng ký tên gửi thư cho Trưởng đại diện thương mại Hoa Kỳ (USTR) cho rằng cá tra, basa Việt Nam nhập khẩu gây thiệt hại cho nghề nuôi cá nheo Hoa Kỳ và yêu cầu Chính phủ có biện pháp xử lý

05/10/2001: Hạ viện Mỹ thông qua dự luật HR 2964 chỉ cho phép sử dụng tên catfish cho riêng các loài cá nheo Mỹ.

Cuối 2001 CFA tố cáo Việt Nam bán phá giá cá tra, basa vào thị trường Mỹ.

13/05/2002: Mỹ phê chuẩn và ban hành Đạo luật An ninh Trang trại và Đầu tư Nông thôn H.R 2646, trong đó Mỹ đã ra điều khoản 10806 quy định chỉ những loại các da trơn thuộc họ cá nheo Mỹ mới được mang tên catfish, không cho phép gọi cá basa/tra VN là Catfish Với điều khoản này, phía Mỹ đã giành quyền sở hữu tên catfish (vốn chỉ chung 2.500 loại cá da trơn thế giới) làm thương hiệu riêng của mình. Đầu 2002: Bộ Thủy sản Việt Nam đã đề nghị Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) chấp nhận 3 tên thương mại mới của cá tra Việt Nam là hypo basa, sutchi basa và tra Biện pháp này nhằm tháo gỡ trước mắt tình trạng hạn chế loại cá mang tên một phần hoặc nguyên tên catfish vào thị trường Mỹ.

Trên thức tế, từ tháng 9/2001, Việt Nam không còn dùng thương hiệu Catfish cho cá da trơn khi bán vào thị trường Mỹ mà dùng tên gọi cá Basa và cá Tra khi vào thị trường này.

A CFA Nộp Đơn Khởi Kiện:

28/06/2002: Hiệp hội chủ trại nuôi cá da trơn Mỹ (CFA) đệ đơn lên Uỷ ban

Hiệp thương Quốc tế Mỹ (ITC) và Bộ Thương mại Mỹ (DOC) kiện một số doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá mặt hàng này vào Mỹ. Đề xuất về mức thuế chống phá giá của CFA:

- Nếu VN là nước có nền kinh tế thị trường: 144%

- Nếu VN là nước phi kinh tế thị trường: 190%

B Tiến Trình Điều Tra Chống Phá Giá

03/07/2002: ITC xác định xem ngành sản xuất của Mỹ có chịu những thiệt hại vật chất hoặc đe doạ gây thiệt hại vật chất do hàng cá tra, cá basa nhập khẩu từ Việt Nam hay không; gửi bản câu hỏi điều tra cho các doanh nghiệp Việt Nam.

18/07/2002: Bộ thương mại Mỹ (DOC) đưa ra kết luận khởi xướng điều tra và tiến hành các giai đoạn công bố, tập hợp ý kiến các bên Bên Nguyên là CFA và Bên Bị (gồm Bị Đơn Bắt Buộc và Bị Đơn Tự Nguyện) là các nhà sản xuất và chế biến VN được đại diện bởi Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản ViệtNam - VASEP.

2 Điều Tra Sơ Bộ Của ITC: a Điều Trần Trước ITC

19/07/2002: Bên Nguyên (CFA) và Bên Bị (Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu

Thuỷ sản Việt Nam – VASEP) tham dự phiên điều trần đầu tiên trước ITC. b Quyết Định Sơ Bộ Của ITC

06/08/2002: ITC họp bàn, bỏ phiếu và đưa kết luận sơ bộ ra xem xét Các doanh nghiệp Việt Nam bị kết luận là việc họ xuất khẩu cá tra, cá basa vào thị trường Mỹ đã đe dọa gây thiệt hại về vật chất cho ngành sản xuất của Mỹ.

09/08/2002: Vụ kiện được ITC chuyển sang DOC để tiến hành điều tra tình trạng bán phá giá.

3 Điều Tra Sơ Bộ Của DOC:

24/07/2002 : DOC quyết định sẽ điều tra sơ bộ chống bán phá giá đối với

Bên Nguyên (CFA) và xác định giai đoạn điều tra từ ngày 1/10/2001 đến 31/03/2002 a DOC điều tra tình trạng bán phá giá- Bảng câu hỏi

DOC tiếp nhận vụ kiện và tiến hành các bước điều tra tiếp theo và yêu cầu

53 doanh nghiệp Việt Nam chuẩn bị báo cáo về tình hình chế biến và doanh số xuất cá basa, cá tra sang Mỹ. b Phân chia các Bị Đơn

12/08/2002: DOC tiếp nhận vụ kiện và tiến hành các bước điều tra tiếp theo và yêu cầu 53 doanh nghiệp Việt Nam chuẩn bị báo cáo về tình hình chế biến và doanh số xuất cá basa, cá tra sang Mỹ.

DOC gửi câu hỏi điều tra tới các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra, basa của Việt Nam.

Nhóm các Bị Đơn Bắt Buộc gồm 4 doanh nghiệp lớn: Agifish, CATACO, Nam Việt, và Vĩnh Hoàn chiếm 75% tổng sản lượng.

DOC cũng hạn cho các doanh nghiệp Việt Nam gửi văn bản trả lời trước ngày 25/08/2002. c DOC quyết định quy chế nền kinh tế Việt Nam

14/08/2002: DOC thông báo trưng cầu ý kiến về việc xác định cơ chế nền kinh tế Việt Nam (thị trường hay phi thị trường).

Hạn cuối cùng để các tổ chức, cá nhân (trong đó cả VASEP và CFA) nộp văn bản giải trình là vào 02/10. d Quá trình điều tra bán phá giá thông qua bảng câu hỏi điều tra

22/08/2002: ITC công bố quan điểm về vụ kiện: không coi catfish là sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với cá basa và cá tra của Việt Nam; loại 500 chủ nông trại cá nheo Mỹ ra khỏi danh sách Bên Nguyên.

23/08/2002: 13 doanh nghiệp khác của Việt Nam (bao gồm: Afiex, Agifish,

Ben Tre, CATACO, CAFATEX, Da Nang, Mekonimex, Nam Việtt, QVD, Tiền Giang, Việt Hải, Vĩnh Hoàn, Vĩnh Long) gửi bản trả lời câu hỏi điều tra.

26/08/2002: DOC công bố hoãn thời gian đưa ra kết luận về cuộc điều tra sơ bộ đến 24/01/2003, chậm 50 ngày so với lộ trình ban đầu.

30/08/2002: DOC trưng cầu ý kiến chọn nước đại diện và thông tin đánh giá nhân tố để DOC có đủ thời gian xem xét nhằm đưa ra quyết định sơ bộ.

Một số bài học

1.1 Đối với chính phủ Việt Nam

Vụ kiện chống bán phá giá cá tra và cá basa của Việt Nam vào thị trường

Mỹ đã giúp chúng ta có cơ hội nhìn nhận chân xác hơn thực trạng thương mại quốc tế hiện nay Nơi mà một mặt người ta kêu gọi tự do hoá thương mại mặt khác lại lạm dụng Luật thuế Chống bán phá giá như một công cụ hữu hiệu để bảo hộ các ngành công nghiệp trong nước trước cơn lũ hàng nhập khẩu giá rẻ.

Từ sau vụ kiện này, Bộ Thương mại Việt Nam đã ban hành Pháp lệnh Chống bán phá giá với hàng nhập khẩu vào Việt Nam Đây là văn bản đầu tiên quy định cách thức bảo hộ hợp pháp ngành sản xuất trong nước mà nhiều nước trên thế giới đang áp dụng Biện pháp này nhằm phòng ngừa các doanh nghiệp nước ngoài bán phá giá tại thị trường Việt Nam đồng thời ngăn chặn một vài doanh nghiệp trong nước tự phá giá, tạo cớ cho phía đối tác kiện tụng, gây ảnh hưởng đến cả một ngành sản xuất, kinh doanh thậm chí làm mất một thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam Việc ban hành pháp lệnh mới chỉ là bước đầu tiên, bởi để cơ chế này có hiệu lực, Việt Nam còn cần điều chỉnh, bổ sung hệ thống luật pháp, như Luật về bằng chứng, Luật về thống kê thị trường, thống kê thương mại, nguyên tắc xác định thị phần Ngoài ra còn phải có hệ tiêu chí đánh giá về giá cả, về tính chất thị trường của nền kinh tế…Đây cũng là khung pháp lý cần thiết để thực hiện nhiều luật đã ban hành như Pháp lệnh Giá, Pháp lệnh về Tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam. Tiếp đó, Chính phủ cần nhanh chóng đào tạo đội ngũ chuyên gia chuyên về bán phá giá để tư vấn cho doanh nghiệp và hỗ trợ cho Chính phủ khi xảy ra những vụ kiện tương tự vụ kiện này.

Thúc đẩy nhanh tiến tŕnh hội nhập nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế khu vực và thế giới: tham gia ASEAN, APEC, ASEM, WTO… và các tổ chức, hiệp đoàn kinh tế Sở dĩ Việt Nam không thể đưa vụ kiện này ra xét xử tại Toà án Thương mại Quốc tế là vì Việt Nam chưa phải là thành viên của WTO, việc bị xử ép cũng một phần là do Việt Nam chưa có vị thế, tiếng nói trên trường quốc tế, ít được sự ủng hộ của các tổ chức chuyên ngành Và nguyên nhân của vụ kiện cũng xuất phát từ việc Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm trên thị trường

Mỹ, khi kinh tế suy thoái và giá năng lượng tăng lênkhiến nhu cầu tiêu dùng thủy sản giảm, những nhà nuôi cá nheo Mỹ buộc phải giảm giá bán trong khi giá thành sản xuất tăng lên khiến lợi nhuận giảm sút.

Hơn nữa cũng cần tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký thương hiệu và hoàn thiện Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các thương hiệu Việt Nam. Việt Nam hiện đã có một cơ sở luật khá tốt về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, vấn đề ở đây là thực hiện như thế nào Việc không thực thi được các cam kết về quyền sở hữu trí tuệ sẽ gây thiệt hại rất lớn cho nền kinh tế đất nước.

Sự trừng phạt sẽ không thấm vào đâu so với ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế như lượng đầu tư sụt giảm do sự e ngại của các nhà sản xuất nước ngoài Khuyến khích các doanh nghiệp không xuất khẩu hàng hoá dưới thương hiệu của nước ngoài, nhằm tránh việc cạnh tranh trực tiếp với các sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu Trước khi vụ kiện này diễn ra, chúng ta đã có được bài học khi Tổng thống Mỹ phê chuẩn đạo luật An ninh trang trại và Phát triển nông thôn trong đó có điều khoản 10860 quy định cá da trơn của Việt Nam không được xuất vào Mỹ dưới cái tên catfish và hậu quả là hàng vạn ngư dân nuôi cá được một phen điêu đứng vì sản lượng xuất khẩu giảm.

Tích cực tuyên truyền về luật pháp các nước đối tác, cung cấp thông tin đầy đủ cho các doanh nghiệp để họ am hiểu hơn về môi trường kinh doanh quốc tế. Qua vụ kiện vừa rồi, khâu cuối cùng (cũng là khâu căn bản quyết định sự thành công trong việc xuất khẩu) là những người nuôi trồng, chế biến rất thiếu thông tin Từ sự thiếu thông tin này có thể dẫn đến một số sơ xuất kỹ thuật không đáng có, để phía bên nguyên đơn vịn cớ bắt bẻ mình.

Chính phủ nên quan tâm nhiều hơn nữa đến vấn đề “tư duy thị trường” tức là phải tạo được sự gặp nhau giữa người sản xuất và người tiêu dùng Sản xuất phải phát triển tương ứng với nhu cầu thị trường, mở thị trường ra đến đâu hãy phát triển sản xuất ra đến đó Đây là vấn đề khá bức xúc hiện nay, rõ ràng người nông dân chỉ biết lợi trước mắt thì sản xuất mà sản xuất ồ ạt thì cung vượt cầu, kéo giá xuống Khi đó họ lại kêu ca, phàn nàn doanh nghiệp mua phá giá, mà trên thực tế chính họ là người phá giá Chính phủ cần phải làm cho nông dân, cũng như các doanh nghiệp Việt Nam hiểu rằng kinh doanh trên thương trường Mỹ là phải chịu sự cạnh tranh rất gay gắt, cạnh tranh bán phá giá là một biện pháp khốc liệt nhất, vũ khí này thường dùng cho các “đại gia” có tiềm lực tài chính mạnh, nhằm loại bỏ những đối thủ không công sức Và việc các doanh nghiệp giảm giá các sản phẩm của mình (do được lợi từ sự tự phá giá nguyên liệu của nông dân trong nước) nhằm thu được lợi nhuận nhất thời trên thị trường Mỹ sẽ khiến các doanh nghiệp Việt Nam mất đi cơ hội kinh doanh và tự loại bỏ chính mình Mặt khác, đây cũng là bài học về sự phát triển có tổ chức, tránh quan niệm cứ sản xuất ra bao nhiêu, cơ quan có thẩm quyền lại yêu cầu doanh nghiệp chế biến phải tiêu thụ hết bấy nhiêu.

Thúc đẩy việc thành lập các hiệp hội ngành nghề và tăng cường vai trò của nó nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam phát triển xuất khẩu Đây là một bài học rất hữu ích từ sau vụ kiện này Các hiệp hội nên do các doanh nghiệp dân doanh bầu ra và hoạt động độc lập Tất nhiên là họ phải có mối quan hệ tốt với chính phủ và hoàn toàn minh bạch Các hiệp hội có thể đứng ra mời luật sư đến bàn thảo về Luật doanh nghiệp của nước nhập khẩu cho các doanh nghiệp trong nước, việc thu thập thông tin về hệ thống luật pháp, tìm hiểu về thị trường, mẫu mã, các quy định về chất lượng hàng hoá… tốt nhất nên để các hiệp hội ngành nghề cung cấp cho doanh nghiệp như vậy các thông tin mà doanh nghiệp nhận được sẽ cụ thể và chi tiết hơn.

Chính phủ, mặt khác, cần xem xét xem chúng ta có gì chưa phù hợp để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp Chúng ta cứ nghĩ là kinh tế thị trường là tự do hoàn toàn, mạnh ai nấy làm nhưng thực tế đã chứng minh rằng không phải như vậy Vụ kiện này đặt ra một câu hỏi là tại sao các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam lại không bán hàng đúng giá vừa tăng lợi nhuận cho cả nông dân và nhà xuất khẩu vừa tránh được phiền toái? Xưa nay chúng ta chỉ tính toán đơn thuần: mua cá basa khoảng 15000 đồng/kg, xuất khẩu giá 3 USD

(45000 đồng/kg), tức là đã có lãi, ta không bán phá giá, nhưng không tìm hiểu xem đối tác của ta ở nước sở tại chi phí sản xuất của họ thế nào? Bán hàng với giá bao nhiêu? Nếu nghiên cứu kỹ, ta sẽ đưa ra được một mức giá phù hợp, không gây mâu thuẫn về lợi ích với các doanh nghiệp Mỹ thì chắc chắn không đời nào họ lại nhiệt tình làm cái việc tốn kém là kiện cáo.

Chính phủ nên khuyến khích các hiệp hội như VASEP, VINATEX, LEFASO… đặt văn phòng đại diện ở nước ngoài chuyên liên hệ vận động cho lợi ích quốc gia mình Trong vụ kiện này, phía CFA đã sử dụng cả phương thức vận động hành lang (lobby) để ‘hạ gục” các doanh nghiệp Việt Nam Việt Nam cũng có thể sử dụng phương thức này để vận động các tổ chức, cá nhân có chung quyền lợi với chúng ta là các nhà nhập khẩu cá tra, cá basa góp tiền cùng chúng ta thuê các tổ chức lobby chuyên nghiệp Chúng ta có thể dùng lobby (một phương tiện dành cho mọi tổ chức kinh tế – xã hội để làm rõ quan điểm và quyền lợi chính trị, kinh tế của mình đối với chính quyền và dư luận. Lobby được coi là hoạt động hợp pháp và ở Mỹ người ta có cả một đạo luật về vấn đề này: Lobby Dislosure Act 1995) không chỉ hướng tới chính quyền mà còn hướng tới dư luận, những người tiêu dùng có lợi ích với hàng nhập khẩu giá cạnh tranh, qua đó gây áp lực đối với chính quyền và cũng qua lobby, chúng ta có thể thương thảo với người đi kiện, thoả thuận mức giá bán và sản lượng xuất khẩu mà cả hai bên chấp nhận được, nhất là không làm cho người đi kiện bị “mất mặt” thì sẽ loại trừ được những rủi ro, thiệt hại về kinh tế do kiện cáo gây ra Thêm nữa lobby vừa tránh được xung đột quyền lợi vừa tạo ra được hình ảnh thân thiện của nhà xuất khẩu ở nước nhập khẩu.

Chính phủ cũng nên thành lập quỹ hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp,các nhà sản xuất khi có các vụ kiện xảy ra Thực tế, khác với CFA có quỹ tiền nhiều triệu USD và được tổ chức tốt, những người nông dân Việt Nam chỉ là chủ của những bè cá nhỏ, manh mún dọc bờ sông Mêkông Khi theo kiện họ sẽ chịu những tốn phí không nhỏ Nhà nước đến lúc đó không thể hỗ trợ họ Có chuyên gia đã cho rằng Việt Nam không thể đủ tiền theo kiện thì làm sao mà thắng kiện được Cái giá của vụ kiện này không phải là đắt, qua đó Việt Nam phải học và bảo hộ mậu dịch một cách tinh vi hơn, chỉ những ngành nào có lợi thì nên tự do hoá thương mại còn với những ngành bất lợi thì sẽ sử dụng hàng rào pháp lý

1.2 Bài học đối với các doanh nghiệp

Vụ tranh tụng này xảy ra là điều rất đáng tiếc đối với cả hai quốc gia Đây là việc nhỏ mà phải đưa đến Quốc hội, Chính Phủ, Bộ Ngoại Giao, Bộ Thương mại hai nước giải quyết thì thật đáng tiếc Trong bối cảnh Chính phủ hai nước vừa thông qua Hiệp định Thương mại song phương, các doanh nghiệp không nên để Chính phủ phải can thiệp vào những sự vụ cụ thể Điều đó sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích quốc gia.

Thực ra không riêng gì cá Basa, tất cả những gì mình kinh doanh, mình sản xuất, từ hàng may mặc, giày da, lúa gạo…thì người Mỹ cũng đều làm Cho nên họ phải có biện pháp bảo vệ hàng hoá tự sản xuất ra Tất cả doanh nghiệp phải luôn luôn cảnh giác rằng không có cái gì mình làm mà họ lại không làm cả và không có lĩnh vực nào là không có yếu tố cạnh tranh Cá basa cũng là mặt hàng được sản xuất nhiều tại Mỹ Họ sợ con cá basa của ta vào diệt họ, bóp chết thị trường trong nước mà họ đã phải đầu tư hàng tỷ USD, họ kêu lên để tự vệ là điều dễ hiểu Có một thực tế chúng ta cần phải lưu ý, các nhà làm chính trị của

Một số giải pháp vượt rào cản “ chống bán phá giá ” của Mỹ đối với hàng xuất khẩu Việt Nam

Đứng trước xu hướng ngày càng gia tăng các vụ kiện chống bán phá giá của

Mỹ đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, Chính phủ cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cần phải nghiên cứu và tìm ra các giải pháp nhằm hạn chế tác động của Luật chống bán phá giá của Mỹ đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ Những rào cản thương mại kiểu như rào cản chống bán phá giá ở Mỹ là rất minh bạch và phổ biến Điều quan trọng là các doanh nghiệp Việt Nam cần phải chủ động nhận biết và vượt qua rào cản đó Thật đáng sợ là trong trường hợp nếu chúng ra không nắm rõ quy trình như thế nào thì không thể xác định được quy mô rào cản thương mại này lớn đến đâu và hậu quả của nó đối với nền kinh tế của chúng ta sẽ nặng nề như thế nào.

2.1 Các giải pháp mang tính định hướng chung để đối phó với một vụ kiện chống bán phá giá

Chính phủ cần tích cực triển khai việc đàm phán song phương, đa phương để tranh thủ nhiều nước thừa nhận Việt Nam là nước thực hiện kinh tế thị trường, từ đó yêu cầu Mỹ trao cho quy chế nước có nền kinh tế thị trường, được như vậy thì khi bị Mỹ kiện bán phá giá chúng ta sẽ ít bị thiệt thòi hơn về mức thuế suất Bên cạnh đó cũng cần đẩy mạnh tiến trình đàm phán gia nhập WTO, sử dụng các quy tắc của WTO để hạn chế tác động tiêu cực của Luật chống bán phá giá Mỹ

Phải biết kết hợp sức mạnh quốc tế với sức mạnh dân tộc để đối phó với các vụ kiện Rõ ràng trong vụ kiện này Việt Nam đã nhận được nhiều sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, của chính những người tiêu dùng Mỹ Điều này không chỉ buộc các cơ quan xét xử của Mỹ không xử ép Việt Nam một cách quá sai lầm và hạn chế được thiệt hại về kinh tế cho Việt Nam khi bị áp thuế chống bán phá giá mà còn dành được sự yêu mến của cộng đồng người tiêu dùng thế giới đối với các sản phẩm cá của Việt Nam

Phát huy vai trò của các Hiệp hội chuyên ngành, tăng cường sự phối hợp của các doanh nghiệp để làm mạnh thêm năng lực kháng kiện của các doanh nghiệp Quá trình điều tra càng sâu bao nhiêu thì các doanh nghiệp càng phải phối hợp nhịp nhàng và chặt chẽ với nhau

Các doanh nghiệp của Việt Nam nên có tinh thần tích cực theo đuổi các vụ kiện khi bị kiện bán phá giá, bên cạnh các biện pháp hỗ trợ từ phía Chính phủ. Theo quy tắc của WTO trong giải quyết bán phá giá, doanh nghiệp đóng vai trò chính còn Chính phủ của doanh nghiệp bị khởi kiện chỉ đóng vai trò phụ Nếu doanh nghiệp từ bỏ quyền lợi kháng kiện, cho dù là bị oan, thì Chính phủ cũng không có cách nào làm thay để cứu vãn Đặc biệt khi các vụ kiện xảy ra, không nên lẩn tránh hoặc ngại ngùng mà cần nhanh chóng hợp tác chặt chẽ với đối tác và cơ quan chức năng của Chính phủ, xem đó như là một phần của công việc kinh doanh bởi có những vụ tranh chấp lớn, không vào cuộc dễ dẫn đến sự thiệt hại lớn về kinh tế thậm chí còn mất cả thị trường

Chính phủ nên phổ biến rộng rãi kiến thức về Tổ chức Thương mại thế giới và Hiệp định thương mại song phương Việt – Mỹ cho các doanh nghiệp xuất khẩu, bồi dưỡng đội ngũ chuyên gia giỏi, hình thành những tổ chức chuyên phục vụ việc ứng phó với các tranh chấp về ngoại thương có khả năng tư vấn cho doanh nghiệp và hỗ trợ chính phủ khi có các vụ kiện xảy ra Hiện nay, Bộ Thương mại mới thành lập Ban Quản lý cạnh tranh nhưng sự hoạt động của ban này chưa lan toả mạnh, còn ở các bộ ngành khác, vai trò của bộ phận pháp chế còn rất yếu so với yêu cầu

Bên cạnh đó, phải thừa nhận rằng, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ chú trọng vào việc làm thế nào để có lợi nhuận lớn nhất chứ chưa chú ý đến việc làm thế nào để chiến thắng khi bị kiện tụng Ở hầu hết các doanh nghiệp, vai trò của các luật sư cố vấn là mờ nhạt thậm chí là không có, và khi xảy ra các vụ kiện cáo đặc biệt là các vụ kiện mang tính quốc tế thì ta luôn ở thế bị động, lúc đó các doanh nghiệp mới đi mời luật sư hoặc đến tư vấn ở các văn phòng luật.Việc này có một hạn chế lớn là các luật sư hoặc các cơ quan tư vấn luật lại không phải là người trong cuộc, không nắm rõ tình hình hoạt động của doanh nghiệp, nghiệp vụ kinh tế hạn chế, nên không thể chủ động tìm ra những điểm thắng thế của doanh nghiệp trong một thời gian ngắn để cho vụ kiện phải kéo dài, gây rất nhiều tốn kém Do vậy mà Chính phủ nên thành lập cơ quan chuyên trách hầu kiện Tổ chức này là rất cần thiết, bao gồm các luật sư, kế toán, các nhà kinh tế chuyên nghiên cứu các diễn biến xu hướng kinh tế quốc tế và các chuyên gia chuyên nghiệp có liên quan có năng lực làm việc cao; nhằm hỗ trợ chính phủ cũng như các doanh nghiệp giải quyết các tranh chấp thương mại phát sinh qua các vụ kiện một cách chuyên nghiệp và kinh nghiệm hơn, từ đó hạn chế được tổn thất cho nền kinh tế trong nước nói chung và cho ngành công nghiệp có liên quan nói riêng Đây có thể là một cơ quan nhà nước hoặc hoạt động như các tổ chức phi chính phủ khác như VASEP…

Khi bị kiện tụng các doanh nghiệp nên tích cực hoàn thành các hồ sơ thẩm vấn Đây là bảng cầu hỏi hoặc bảng yêu cầu mà Cơ quan tiến hành điều tra chống bán phá giá đại diện cho bên nguyên cung cấp Các doanh nghiệp cần đưa ra đầy đủ các tư liệu, chứng cứ, phần nào thuộc tài liệu cơ mật của doanh nghiệp thì phải yêu cầu đối phương bảo quản không được tiết lộ Việc này sẽ thể hiện tinh thần hợp tác của bị đơn cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình điều tra chống bán phá giá được tiến hành một cách nhanh chóng, tránh tốn kém về tiền bạc và thời gian cho cả hai phía

Các doanh nghiệp cũng cần tích cực chuẩn bị tài liệu và ý kiến bảo vệ, biện hộ Đặc biệt các doanh nghiệp cần phải chú ý những vấn đề sau:

- Tính đại biểu và tư cách của bên khiếu kiện, theo quy định của WTO, phải là doanh nghiệp cùng ngành hàng nước nhập khẩu, họ và những người ủng hộ họ có tổng sản phẩm không được ít hơn 50% sản phẩm toàn quốc, nếu không họ sẽ không được khiếu kiện.

- Bản thân mình có hành vi bán phá giá hay không, biên độ bán phá giá là bao nhiêu, đã bán phá giá bao nhiêu lần và đã đình chỉ hay chưa.

- Hành vi phá giá gây thiệt hại cho doanh nghiệp cùng ngành hàng nước nhập khẩu như thế nào, có tồn tại quan hệ nhân quả hay không?

- Sự phán xét bán phá giá có dựa vào các tiêu chuẩn, căn cứ hợp lý hay không?

Các doanh nghiệp bị kiện nên đưa ra lời hứa giá cả Nếu xét thấy đúng là mình đã có hành vi phá giá gây thiệt hại cho doanh nghiệp cùng ngành hàng nước nhập khẩu thì nên chủ động thương lượng với Chính phủ nước khởi kiện về cam kết giá cả và thời gian thực hiện Việc này sẽ tránh bị trừng phạt nặng nề và dành được sự cảm thông của phía đối phương;

Các doanh nghiệp cũng có thể yêu cầu cơ quan tư pháp nước nhập khẩu can thiệp Nếu không chấp nhận kết luận của Chính phủ nước khởi kiện, có thể kháng án lên cơ quan tư pháp của nước nhập khẩu Ở Mỹ là Toà án Thương mại quốc tế ITC và cao hơn nữa là Toà án liên bang Đề nghị Chính phủ can thiệp Nếu có đủ chứng cứ chứng minh hành vi kiện bán phá giá chỉ là chuyện nước nhập khẩu muốn bảo hộ mậu dịch, gây thiệt hại cho doanh nghiệp thì bị đơn có thể đề nghị Chính phủ can thiệp đến tận WTO (khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức này)

Kịp thời đề nghị phúc thẩm Trong thời gian 5 năm kể từ ngày nộp thuế chống bán phá giá, nếu bên bị đơn đã chấm dứt hành vi bán phá giá thì cần kịp thời đề nghị Chính phủ nước khởi kiện bán phá giá phúc thẩm, để huỷ bỏ các hình thức xử phạt trước đây Điều này là rất cần thiết để tránh những thiệt hại kinh tế không đáng có đối với hàng hoá bị áp thuế chống bán phá giá

Hình thành cơ chế thu thập và xử lý thông tin một cách nhanh nhất trong các doanh nghiệp Điều này không những giúp các doanh nghiệp luôn nắm được diễn biến của thị trường quốc tế mà còn chủ động hơn trong các vụ kiện khi đã hiểu rõ phần nào đối phương của mình.

2.2 Các giải pháp cụ thể Đối sách đầu tiên và cũng là đối sách hàng đầu trong việc hạn chế ảnh hưởng Luật chống bán phá giá của Mỹ đối với hàng xuất khẩu Việt Nam chính là phải biết biến bất lợi thành lợi thế Phải tập quen dần với cuộc chơi. Đứng trước một vụ kiện chống bán phá giá, để thành công Việt Nam cần phải chủ động chuẩn bị thật tốt hai yếu tố: kỹ thuật và pháp lý Về kỹ thuật, cần phải nhanh chóng hoàn chỉnh ngay từ khâu nguyên liệu đến nuôi trồng, chế biến…Chúng ta cần phải có những hồ sơ trình bày kỹ thuật thật hoàn chỉnh để đối phương không thể bắt bẻ mình Về mặt pháp lý, việc đầu tiên là chúng ta không chỉ biết lo liệu cho mình mà còn phải thu thập thông tin đầy đủ về đối phương ví dụ như việc họ sẽ nhờ công ty luật nào, lobby ra sao, quan hệ của họ cũng như mẫu thuẫn giữa họ với các nhà nhập khẩu… Hay phải xác định được rằng giá cả cá nheo cũng như của nhiều mặt hàng thủy sản khác của Mỹ tăng cao là do hậu quả của một loạt những yếu tố như: sự hợp nhất giữa các công ty cá nheo, một nền kinh tế suy thoái chưa có dấu hiệu phục hồi và sự kiện ngày 11/9… chứ không phải nguyên nhân giá cá tra, cá basa rẻ hơn là do Việt Nam bán phá giá Điều này có lẽ sẽ rất cần thiết khi sắp tới đây Mỹ sẽ kiện Việt Nam bán phá giá tôm vào thị trường Mỹ Lần này Mỹ sẽ phải đối đầu với 16 nước, trong đó Việt Nam đã dày dạn kinh nghiệm và chủ động hơn

Ngày đăng: 06/09/2023, 15:42

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1 : Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam giai đoạn 2000 - 2011 - Các bài học rút ra qua các vụ bị kiện chống bán phá giá thủy sản ở việt nam
Bảng 1.1 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam giai đoạn 2000 - 2011 (Trang 6)
Bảng 1.2: Giá trị kim ngạch XK một số mặt hàng thủy sản giai đoạn 2000-2011 - Các bài học rút ra qua các vụ bị kiện chống bán phá giá thủy sản ở việt nam
Bảng 1.2 Giá trị kim ngạch XK một số mặt hàng thủy sản giai đoạn 2000-2011 (Trang 7)
Bảng 1.3: Cơ cấu xuất khẩu theo mặt hàng thủy sản năm 2010 - Các bài học rút ra qua các vụ bị kiện chống bán phá giá thủy sản ở việt nam
Bảng 1.3 Cơ cấu xuất khẩu theo mặt hàng thủy sản năm 2010 (Trang 8)
Bảng 3.1: Các vụ bị kiện chống bán phá giá của Việt Nam tính đến năm 2001 - Các bài học rút ra qua các vụ bị kiện chống bán phá giá thủy sản ở việt nam
Bảng 3.1 Các vụ bị kiện chống bán phá giá của Việt Nam tính đến năm 2001 (Trang 40)
Bảng 1: Mức thuế phá giá cá tra, cá basa sau khi được sửa đổi 27/02/2003 - Các bài học rút ra qua các vụ bị kiện chống bán phá giá thủy sản ở việt nam
Bảng 1 Mức thuế phá giá cá tra, cá basa sau khi được sửa đổi 27/02/2003 (Trang 51)
Bảng 3: Mức thuế phá giá cá tra, cá basa trong quyết định cuối cùng (lần 2) đối với các doanh nghiệp Việt Nam tại Mỹ ( ngày 18/07/2003) - Các bài học rút ra qua các vụ bị kiện chống bán phá giá thủy sản ở việt nam
Bảng 3 Mức thuế phá giá cá tra, cá basa trong quyết định cuối cùng (lần 2) đối với các doanh nghiệp Việt Nam tại Mỹ ( ngày 18/07/2003) (Trang 53)
Bảng 5: Mức thuế phá giá cá tra, cá basa trong quyết định cuối cùng của xem xét hành chính hàng năm lần 1 đối với các doanh nghiệp Việt Nam - Các bài học rút ra qua các vụ bị kiện chống bán phá giá thủy sản ở việt nam
Bảng 5 Mức thuế phá giá cá tra, cá basa trong quyết định cuối cùng của xem xét hành chính hàng năm lần 1 đối với các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 58)
Bảng 1: Mức thuế chống bán phá giá áp dụng cho doanh nghiệp Việt Nam theo Quyết Định Sơ Bộ (ngày 16/07/2004) - Các bài học rút ra qua các vụ bị kiện chống bán phá giá thủy sản ở việt nam
Bảng 1 Mức thuế chống bán phá giá áp dụng cho doanh nghiệp Việt Nam theo Quyết Định Sơ Bộ (ngày 16/07/2004) (Trang 66)
Bảng 3: Mức thuế xuất chống bán phá giá áp dụng cho doanh nghiệp Việt Nam theo Quyết Định Cuối Cùng (sửa đổi) (ngày 26/01/2005) - Các bài học rút ra qua các vụ bị kiện chống bán phá giá thủy sản ở việt nam
Bảng 3 Mức thuế xuất chống bán phá giá áp dụng cho doanh nghiệp Việt Nam theo Quyết Định Cuối Cùng (sửa đổi) (ngày 26/01/2005) (Trang 69)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w