Kinh nghiệm của Trung Quốc
1.1.1.Kinh nghiệm của Trung Quốc khi mới mở cửa thị trường bán lẻ
Theo lộ trình ra nhập WTO ngày 11/12/2004 Trung Quốc đã tuyên bố xóa bỏ hầu hết các hạn chế trong bán lẻ đối với các công ty nước ngoài như các hạn chế về số lượng cửa hàng, các quy định hạn chế kinh doanh bán lẻ trong các thành phố lớn và quy định về nắm giữ cỗ phần của người nước ngoài trong các liên doanh địa phương ở mức 65% Trung Quốc đứng trước nguy cơ bị các tập đoàn thương mại nước ngoài thâu tóm hệ thống phân phối và bán lẻ nội địa. Nhận thức rõ nguy cơ này, Chính phủ Trung Quốc đã rất coi trọng công tác quản lý, tổ chức và phát triển thương mại nội địa Điều này được thể hiện ngay trong việc tổ chức bộ máy quản lý nhà nước Cụ thể là:
- Trung Quốc thiết lập một bộ máy quản lý khá chặt chẽ từ trung ương đến địa phương: bộ thương mại có 4 cơ quan chuyên phụ trách mảng thương mại nội địa gồm 3 Vụ thuộc Bộ và 1 văn phòng trực thuộc Chính phủ Dưới cơ quan quản lý thương mại Trung ương và Bộ Thương mại là hệ thống các cơ quan quản lý cấp địa phương được đặt tại các tỉnh, thành phố, khu tự trị với phương trâm “hòa nhập nhưng không hòa tan”, với các chính sách mềm dẻo vận dụng khéo léo các chính sách mở cửa thị trường nội địa vừa khuyến khích các doanh nghiệp bán lẻ của nước ngoài đầu tư vào thị trường trong nước, vừa tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thương mại trong nước phát triển.
Dù có áp dụng chính sách nào đi chăng nữa thì mục tiêu hàng đâu vẫn là: thị trường nội địa Trung Quốc phải chủ yếu do các nhà bán lẻ Trung Quốc nắm không thể cho phép các nhà bán lẻ nước ngoài chiếm vị trí thống trị Có lẽ vì vậy mà đến ngày nay doanh nghiệp Trung Quốc đã phát triển rất mạnh mẽ tại chính đất nước của mình, là bàn đạp giúp Trung Quốc có thể vương ra thế giới.
Với chủ trương đó Trung Quốc đã đặt ra các mục tiêu rất cụ thể: các doanh nghiệp trong nước phải tạo được sức cạnh tranh mạnh và mở rộng tầm kinh doanh ra nước ngoài Để làm được điều này Chính phủ Trung Quốc đã chọn ra 20 doanh nghiệp thương mại đầu tiên trong nước được nhận sự hỗ trợ đặc biệt của Chính phủ nhằm cải cách và tăng năng lực kinh doanh cho doanh nghiệp, sớm tạo ra những doanh nghiệp bán lẻ có quy mô lớn trong nước. Để thực hiện chủ trương trên, Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện một số bước quy hoạch và điều chỉnh lại các hoạt động bán lẻ truyền thống, cải tạo các tuyến phố thương mại trọng điểm, đẩy nhanh phát triển hệ thống phân phối hàng tiêu dùng mới
Tại một số thành phố, Trung quốc đã áp dụng chính sách chỉ cho phép phát triển loại hình cửa hàng bách hoá với một quy mô và ở những khu vực nhất định Với những cửa hàng, cửa hiệu buôn bán nhỏ, Chính phủ khuyến khích họ gia nhập các chuỗi cửa hàng theo phương thức nhượng quyền thương mại Hoặc, áp dụng biện pháp mạnh hơn là cho phép các cửa hàng bách hoá tiến hành thu gom, sáp nhập các cửa hàng bách hoá nhỏ lẻ ở các địa phương vào làm thành viên của mình để dần dần hình thành lên các chuỗi cửa hàng bách hoá có thương hiệu nổi tiếng Nhờ thực hiện các biện pháp này, hệ thống cửa hàng của Tập đoàn Bách hoá Vương Phú Tỉnh (ở thành phố Bắc Kinh) đã được mở rộng và vượt ra ngoài phạm vi địa bàn Bắc Kinh Hiện nay, với 12 chi nhánh được đặt ở nhiều địa phương, hệ thống các cửa hàng của Tập đoàn này đã tạo được hình ảnh đẹp trong lòng người dân của thành phố Bắc Kinh, cũng như của nhiều người dân Trung Quốc
Nắm bắt sự thay đổi về thị hiếu mua sắm của người dân là chuyển sang mua ô tô và nhà cửa nhiều hơn là cho việc ăn, mặc như trước đây, Chính phủ Trung Quốc đã đặt trọng tâm vào việc phát triển hệ thống phân phối loại hàng hoá này Do đó mà một hệ thống tiêu thụ ô tô hoàn chỉnh bao gồm cả các khâu trưng bày triển lãm, bán xe cả chiếc, bán linh phụ kiện và dịch vụ sau bán hàng đã được tiến hành xây dựng nhằm đáp ứng cho những nhu cầu cấp thiết của người dân Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đang quy hoạch phát triển thị trường vật liệu xây dựng, thiết bị tin học, đồ điện gia dụng và các đồ dùng gia đình khác theo hướng vận doanh theo mô hình chuỗi cửa hàng và kinh doanh với quy mô lớn Ngoài ra, căn cứ vào tình hình cụ thể của từng thành phố, Trung Quốc đã tiến hành quy hoạch lại các chợ bán buôn Tại các thành phố lớn, các chợ bán buôn đều bị chuyển ra ngoại vi và đã từng bước được nâng cấp và đa dạng hoá chức năng hoạt động Đối với các thành phố nhỏ và vừa, Trung Quốc chủ yếu tập trung hoàn thiện chế độ giao dịch và trật tự giao dịch Tại các khu vực miền Trung và miền Tây thì khuyến khích quy tụ những chợ và điểm bán buôn nhỏ lẻ để hình thành chợ bán buôn quy mô lớn hơn
Lúc này tại khu vực nông thôn Trung Quốc còn rất nhiều chợ hình thành tự phát, hoạt động không có định kỳ thời gian, chính phủ Trung Quốc chủ trương khuyến khích các doanh nghiệp thương mại lớn thâm nhập thị trường nông thôn để làm nòng cốt phát triển kênh bán hàng tiêu dùng chủ yếu ở thị trường này Để ngăn chặn sự phát triển thái quá của các cơ sở bán lẻ quy mô lớn ở các thành phố lớn trong thời gian qua, Trung Quốc đã đưa ra quy định khá chặt chẽ về việc thẩm tra, giám sát đối với việc xây dựng mới các cơ sở phân phối quy mô lớn Theo đó, việc thẩm tra sẽ do người tiêu dùng đánh giá đầu tiên,tiếp đến là các doanh nghiệp cùng ngành nghề, thứ ba mới đến các chuyên gia thẩm tra và cuối cùng là các cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm tổng hợp
(và thẩm tra lại nếu cần) đánh giá, làm rõ những lợi hại của việc xuất hiện cơ sở phân phối, để từ đó có quyết định cho phép dự án tiến hành hay không
Tương tự như ở Nhật Bản, ở một số thành phố lớn của Trung Quốc cũng áp dụng hình thức các siêu thị muốn mở kinh doanh tổng hợp có diện tích từ 5.000 m 2 trở lên đều phải được trưng cầu ý kiến do Hiệp hội Công Thương thành phố tổ chức và tổ chức điều trần công khai trước khi phê duyệt mở cửa hàng
Chính phủ Trung Quốc cũng yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về thương mại ở từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải đưa ra được quy hoạch phát triển thương mại phù hợp với quy hoạch tổng thể của địa phương, các bản quy hoạch phải được phổ biến công khai để các cơ quan, doanh nghiệp và mọi người dân biết rõ Những năm gần đây, do công tác quy hoạch và các chính sách phát triển hệ thống phân phối hàng hoá hiện đại được Chính phủ Trung Quốc quan tâm, nên các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối và bán lẻ Trung Quốc có thể hoàn toàn tự tin cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài ngay trên sân nhà.
1.1.2 Kinh nghiệm phát triển chuỗi cửa hàng của Trung Quốc
Năm 1997 đánh dấu một bước ngoặt trong Chính sách phát triển chuỗi cửa hàng của chính phủ Trung Quốc: Trung Quốc lấy việc “định hình và triển khai phát triển chuối cửa hàng “ làm trụ cột của chính sách thúc đấy hiện đại hóa ngành thương mại và phát triển các loại hình tổ chức bán lẻ văn minh hiện đại ở Trung Quốc Chính phủ Trung Quốc đã đặt trọng tâm và dành ưu tiên cho việc phát triển chuỗi cửa hàng Vì đây là một trong những biện pháp quan trọng để giảm giá thành lưu thông, nhờ đó có thể giảm giá bán hàng hóa, tăng hiệu quả kinh doanh và chất lượng phục vụ người tiêu dùng của ngành bán lẻ Có thể nói, tiến trình cải cách ngành bán lẻ Trung Quốc chỉ thực sự được triển khai từ khi nước này thực hiện chính sách phát triển chuỗi cửa hàng
Sau đây là 1 số kinh nghiệm phát triển chuỗi cửa hàng của TQ
- Khuyến khích các tập đoàn bán lẻ đa quốc gia, có công nghệ tiên tiến trong quản lí, phát triển chuỗi cửa hàng và có mạng lưới thị trường quốc tế rộng lớn… vào đầu tư thiết lập chuỗi cửa hàng ở Trung Quốc kèm theo vốn đầu tư, những tập đoàn này sẽ đem vào Trung Quốc phương thức quản lí, kinh doanh mới đi cùng với 1 số loại hình tổ trức bán buôn bán lẻ văn minh hiện đại, đặc biệt là phương thức vận doanh cửa hàng theo chuỗi Do vậy các doanh nhân Trung Quốc không cần ra nước ngoài vẫ có thể học tập được ít nhiều kinh nghiệm của họ trong việc xây dựng và vận doanh cửa hàng theo mô hình chuỗi, tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa ngành bán lẻ của Trung Quốc. Việc cho phép các tập đoàn bán lẻ nước ngoài vào đầu tư xây dựng và mở rông hệ thống cửa hàng của họ ở trong nước cũng chính là “cú hích” đầu tiên thúc đẩy sự hình thành chính sách phát triển chuỗi cửa hàng ở Trung Quốc
- Cùng với việc tổ chức thành “ hiệp hội chuỗi cửa hàng và nhương quyền thương mại Trung Quốc” (với hơn 500 thành viên tham gia, bao gồm các doanh nghiệp bán lẻ trong nước và hầu hết đại diện các tập đoàn nổi tiếng thế giới đang có mặt ở Trung Quốc như: Wal - Mart, Carrefour…), chính phủTrung Quốc đã và đang tích cực khuyển khích và ủng hộ, như hỗ trợ về thông tin, đà tạo, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi để cải tiển, đổi mới trang bị kĩ thuật… giúp các doanh nghiệp bán lẻ trong nước thực hiện “ đề án thực nghiệm triển khai chuỗi cửa hàng” ngay từ nhưng năm cuối thập niên 1990.đồng thời, để có đủ khả năng chống lại sự tấn công của các tập đoàn bán lẻ nước ngoài, bản than nhiều doanh nghiệp bán lẻ trung quốc cũng đã và đang cỗ gắng nâng cao trình độ quản lí bằng cách học hỏi các chuỗi cửa hàng bản lẻ nước ngoài; có chính sách thu hút nhân tài đã từng làm việc cho các hãng nước ngoài vào làm việc cho các doanh nghiệp trong nước Chẳng hạn, gần 1 nửa các nhà quản lí Trung Quốc cao cấp CRE(China resoures enterprise Ltd- điều hành hoạt động hơn 1700 cửa hàng hiện đại ) đã từng làm việc trong các cửa hàng của doanh nghiệp nước ngoài
- Đối với các cửa hàng bách hóa và các loại hình cửa hàng khác còn hoạt động độc lập đươch chính phủ Trung Quốc khuyển khích và tạo điều kiện để các loại cửa hàng này đi vào hoạt động kinh doanh theo chuỗi; hay áp dụng biện pháp mạnh hơn là cho phép các cửa hàng bách hóa lớn tiến hành thu gom, sáp nhập các cửa hàng bách hóa nhỏ lẻ ở các địa phương vào làm thành viên của mình để dần hình thành nên chuỗi cửa hàng bách hóa có thương hiệu nổi tiếng (bách hóa vương phủ tỉnh)
- Để tạo cơ sở pháp lí thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của phương thức vận doanh cửa hàng theo chuỗi nhượng quyền, tháng 11/1997, bộ thương mại Trung Quốc đã ra thông tư ban hành “quy chế tạm thời về quản lý nhượng quyền thương mại “ Điều đó đã tạp cơ sở pháp lí bước đầu cho việc phát triển chuỗi cửa hàng( nhất là loại hình cửa hàng tiện lơih) ở Trung Quốc theo phương thức nhương quyền Sau đó, quy chế tạm thời này đã được thay thể bằng “quy chế quản lí nhương quyền thương mại” chính thức (có hiệu lực từ 1/2/2005) trong đó có quy định thêm nhiều yêu cầu đối với các doanh nghiệp có vỗn nước ngoài khi đăng kí nhượng quyền thương mại ở Trung Quốc.
Kinh nghiệm của Thái Lan
Nền kinh tế của Thái Lan là cao phụ thuộc vào xuất khẩu và nó vẫn tiếp tục duy trì vị trí của nó như là nền kinh tế lớn thứ hai ở Đông Nam Á Tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Thái Lan phần lớn là dựa vào các ngành sản xuất như ô tô, công nghệ điện tử và ngành dịch vụ như du lịch, dịch vụ tài chính, bán lẻ
Việc tiêu thụ mạnh trong nước sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1997 đã thúc đẩy sự phát triển của thị trường bán lẻ Bất chấp sự không chắc chắn và chi tiêu của người tiêu dùng thận trọng hành vi, một số các nhà bán lẻ toàn cầu lớn như Tesco, Carrefour, Big C, và Makro đã dần mở rộng sự hiện diện tại nước này Với số lượng gia tăng của các cửa hàng, lớn nhiều sản phẩm thực, và dẫn đầu trong thời gian ngắn hơn cho việc phân phối, chuỗi cung ứng của ngành bán lẻ ở Thái Lan trở nên khá phức tạp Ngành bán lẻ được coi là ngành năng động nhất của Thái lan.
Chính phủ Thái Lan luôn quán triệt chủ trương là phải giữ cho môi trường kinh doanh nói chung và bán lẻ nói riêng phát triển cân bằng để mọi thành phần tham gia, từ nhà sản xuất, nhập khẩu đến nhà bán buôn, nhà bán lẻ thuộc loại hình phân phối hàng hóa hiện đại hay truyền thống đều có thể chung sống cùng nhau và có được vị trí kinh doanh của riêng mình
Với sự hiện diện ngày càng tăng của các nhà bán lẻ tổ chức tại các khu vực đô thị như Bangkok, sự cạnh tranh trong ngành bán lẻ Thái Lan đã được cường độ cao Các nhà điều hành siêu thị tiếp tục mở rộng với phản đối mạnh mẽ từ các cửa hàng chạy gia đình và các nhà bán lẻ địa phương Nhà bán lẻ nhỏ ở Thái Lan ở các tỉnh lẻ đã phản đối việc mở rộng của Tesco, Carrefour và hai chuỗi Thái, Big C Supercenter và Siam Makro khiến cho doanh thu bán lẻ ở
Bangkok tăng chậm lại Các bộ trưởng thương mại đã nhận được khiếu nại từ một số tỉnh về tác động của việc mở rộng chi nhánh của các nhà bán lẻ lớn đối với các ngành bán lẻ nhỏ địa phương Do đó Chính phủ sẽ "sử dụng pháp luật hiện hành như pháp luật quy hoạch thành phố và Xây dựng công trình kiểm soát để hạn chế việc xây dựng mới các cửa hàng bán lẻ của các nhà bán lẻ, Chính phủ sẽ ban hành ra các chính sách mới nhằm đảm bảo để các ngành bán lẻ lớn nhỏ trong nước sống chung Các chính sách cũ được ban hành ra nhằm phát triển nhanh các chuỗi bán lẻ lớn trong nước thì đang bị phê phán vì nó có ảnh hưởng xấu tới giá trị văn hóa của Thái Lan Do đó hiện tại Chính phủ Thái Lan đang xem xét lại để đưa ra 1 chính sách phù hợp để giảm khoảng cách, sự phân hóa thị trường bán lẻ hợp lý hơn giữa các vùng, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh hơn. Đồng thời, để tạo lập sự cân bằng trong cấu trúc thương mại nội địa và sự công bằng cho những người kinh doanh trong một môi trường cạnh tranh lành mạnh, Chính phủ Thái Lan đã áp dụng một số biện pháp có liên quan như sau:
- Tăng cường nội lực và sức cạnh tranh của các cơ sở, cửa hàng bán lẻ nhỏ và vừa như:
+ Tổ chức các cuộc hội thảo trên toàn quốc để nâng cao nhận thức cho chủ các cửa hàng bán lẻ quy mo nhỏ về mối đe dọa từ sự bành chướng của các cơ sở bán lẻ quy mô lớn, nhất là loại hình cửa hàng bán giá rẻ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và sự thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng (bao gồm hành vi tiêu dùng, hành vi mua hàng và hành vi sau mua hàng).
+ Tổ chức các khóa đào tạo (trong đó có việc thông qua các cửa hàng kiểu mẫu do Nhà nước hỗ trợ lập ra) để hướng dẫn nhằm nâng cao sự hiểu biết cho chủ các cửa hàng bán lẻ truyền thống quy mô nhỏ trên phạm vi toàn quốc về bán lẻ hiện đại và kỹ năng quản lý loại hình cửa hàng hiện đại, cũng như việc làm thế nào để thích ứng với sự biến đổi của môi trường kinh doanh.
+ Cử các đội chuyên gia của Phòng Tư vấn bán lẻ ( do Nhà nước hỗ trợ lập ra) đến giúp các cửa hàng bán lẻ truyền thống quy mô nhỏ nâng cấp, hiện đại hóa cửa hàng theo mô hình giống như cửa hàng tiện lợi.
- Hỗ trợ nhóm các cửa hàng bán lẻ nhỏ và vừa để tăng cường khả năng kinh doanh; thúc đẩy sự liên kết giữa các cửa hàng này trong hoạt động marketing để nâng cao hiệu quả hoạt động mua hàng và tăng cường khả năng cạnh tranh của từng cửa hàng trên thị trường.
- Xúc tiến và hỗ trợ phát triển kinh doanh theo phương thức nhượng quyền ở Thái Lan thông qua “Dự án xúc tiến và phát triển kinh doanh theo phương thức nhượng quyền” nhằm cung cấp kiến thức về kinh doanh theo phương thức nhượng quyền và tư vấn cho những người muốn có cơ sở kinh doanh của riêng họ theo hệ thống nhượng quyền.
- Thực hiện chính sách hiện đại hóa ngành phân phối hàng hóa
Cũng như nhiều nước đang phát triển, Thái Lan thực hiện chính sách hiện đại hóa ngành phân phối hàng hóa thông qua thu hút đầu tư nước ngoài và những chính sách hỗ trợ cụ thể từ Nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ trong nước… Có thể thấy, hệ thống bán lẻ hàng hóa của Thái Lan đang được hiện đại hóa theo xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế Hiện nay, khá nhiều tập đoàn đa quốc gia đã xây dựng được chuỗi cửa hàng ở Thái Lan mang các thương hiệu như Marko cash & carry (của Hà Lan – đầu tư vào Thái Lan từ năm 1989), Tesco Lotus ( Tesco của Anh mua cổ phần và nắm quyền kiểm soát các cửa hàng mang thương hiệu Lotus của tập đoàn CP – Thái Lan từ năm
1998) hay Big C ( tập đoàn Casino của Pháp mua cổ phần và nắm quyền kiểm soát các cửa hàng Big C của tập đoàn central từ năm 1999), Carrefour ( của Pháp)… Ngày 1/6/1989, tập đoàn CP (Charoen Pokphand Group) của Thái Lan mua lại quyền sở hữu thương hiệu bán lẻ 7-Eleven tại Thái Lan từ tập đoàn 7- Eleven của Mỹ, thành lập Công ty Seven Eleven Public Đây là loại hình cửa hàng bán lẻ hoạt động 24/24 giờ, cung cấp sản phẩm cho mọi nhu cầu của người tiêu dùng từ thực phẩm, mỹ phẩm đến văn hóa giải trí Tại Thái Lan, mạng lưới các cửa hàng 24 giờ đang tăng lên nhanh chóng Hiện có 3.030 cửa hàng 24 giờ của 7-Eleven tại khắp các tỉnh thành Thái Lan, tốc độ mở rộng trung bình hơn 1 cửa hàng/ngày, 440 chi nhánh/năm 7-Eleven sở hữu 60% các cửa hàng 24 giờ, số còn lại là cửa hàng nhượng quyền thương mại Hiện hệ thống 7-Eleven Thái Lan đang đứng hàng thứ 4 trên thế giới và thứ 1 Đông Nam Á ở vị trí các nhà kinh doanh bán lẻ hàng đầu Tuy nhiên, với việc nắm giữ tới 80% doanh số bán qua loại hình phân phối hàng hóa hiện đại ở Thái Lan, các tập đoàn nước ngoài này đang đe dọa sự sống còn của những cửa hàng bán buôn, bán lẻ truyền thống và hiện đại còn nhỏ bé của Thái Lan Vì cậy, bên cạnh việc đưa ra các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển cấc cửa hàng cộng đồng ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa cũng như xúc tiến và hỗ trợ đối với kinh doanh theo phương thức nhượng quyền…, buộc chính phủ Thái Lan đang phải xem xét điều chỉnh lại chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực phân phối hàng hóa nhằm kiểm soát sự phát triển thái quá của các loại hình cửa hàng hiện đại có vốn đầu tư nước ngoài Điều đó được thể hiện như sau:
+ Thông qua dự luật liên quan đến việc quy hoạch và phân vùng đô thị( vào tháng 3/2003) Theo đó, việc mở cửa hàng mới có diện tích nhỏ hơn1000m 2 phải cách trung tâm thành phố ít nhất 15km và cách nơi đường giao nhau ít nhất 500m, đồng thời, phía trước cửa hàng phải xậy thụt vào 70m, còn bên cạnh cửa hàng thụt vào 20m; và phải dành ra 30% diện tích đất để trồng cây xanh Việc thành lập mới cửa hàng phải được sự tán thành của Hội đồng gồm đại diện những người kinh doanh và chính quyền địa phương Điều đó hy vọng sẽ hạn chế sự bành trướng của các cửa hàng thuộc quyền kiểm soát của các tập đoàn bán lẻ nước ngoài ở Thái Lan Các quy định mới được áp dụng đối với 73 trong số 75 tỉnh của nước này và không áp dụng đối với Bangkok Tuy nhiên, trước đó, để để phòng hạn với những hạn chế mà chính phủ Thái Lan sẽ đưa ra như trên, ngay trong năm 2001 – 2002, các tập đoàn bán lẻ ở Thái Lan đã gia tăng việc mở rộng phạm vi hoạt động Riêng năm 2002, các tập đoàn này đã chi ra gần 15 tỷ baht để phát triển cửa hàng mới và nâng cấp cửa hàng cũ trên khắp Thái Lan ( còn số này năm 2001 là 11 tỷ Baht).
+ Thái Lan đã mở cửa cho quá nhiều nhà phân phối nước ngoài vào khiến cho ngành bán lẻ trong nước bị phá sản Do đó chính phủ Thái Lan phải đưa ra các chính sách nhằm bảo vệ các nhà bán lẻ trong nước và hạn chế sự mở rộng của các hãng bán lẻ nước ngoài, không cho họ hình thành nên những chuỗi cửa hàng lớn để chi phối thị trường.
+ Trong khi chưa quyết định ban hành luật mới về quản lý thị trường bán lẻ, để đáp ứng yêu cầu được bảo vệ của các nhà bán lẻ trong nước trước nguy cơ bị các tập đoàn bán lẻ nước ngoài lấn át – chiếm lĩnh thị trường trong nước,
Kinh nghiệm của Nhật Bản
1.3.1.Kinh nghiệm quản lý hệ thống bán lẻ của Nhật Bản Để đưa hàng hóa xâm nhập thành công thị trường Nhật Bản, việc hiểu rõ hệ thống phân phối hàng hóa của nước này sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam rất nhiều
Nhật Bản là nước tiêu thụ hàng hóa lớn thứ 2 trên thế giới với các kênh phân phối hàng hóa đặc trưng Theo kết quả điều tra của Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, hệ thống phân phối hàng hoá của Nhật Bản có nhiều cửa hàng bán lẻ với mật độ rất dày đặc nhưng quy mô nhỏ
Những cửa hàng bán lẻ này thường sử dụng trung bình từ 1 - 49 nhân viên và có mật độ khoảng 13 cửa hàng cho 1.000 dân cư, cao hơn so với tỷ lệ 8.7 cửa hàng/1.000 dân ở Pháp, 6.6 ở Đức, 6.5 ở Mỹ và 6.1 ở Anh
Nếu tính về số lượng các cửa hàng bán lẻ, Nhật có 1,6 triệu cửa hàng bán lẻ so với 1,5 triệu cửa hàng của Mỹ Trong khi đó, Mỹ có số dân lớn gấp 2,1 lần và diện tích lớn gấp 25 lần của Nhật.
- Cửa hàng bán lẻ và hệ thống phân phối
Các cửa hàng bán lẻ nhỏ trong hệ thống phân phối hàng hoá thường nằm ở các vùng đông dân cư và kinh doanh nhiều loại mặt hàng như: thực phẩm, may mặc và các loại hàng hoá tiêu dùng khác Các cửa hàng này có đặc điểm tiện lợi và dịch vụ tốt Trong hệ thống phân phối Nhật Bản còn có các cửa hàng bách hoá lớn và các siêu thị cũng làm nhiệm vụ kinh doanh bán lẻ
Tuy nhiên, hiệu quả kinh doanh của các cửa hàng siêu thị lớn ở Nhật Bản không cao do thiếu tính linh hoạt, nền kinh tế và chi tiêu tiêu dùng giảm sútGần đây, các cửa hàng bách hoá tổng hợp đang chuyển sang cung cấp nhiều loại dịch vụ, hoạt động giải trí khác nhau, đồng thời, cung cấp nhiều loại hàng hoá cao cấp đắt tiền, kể cả hàng nhập khẩu Ở Nhật Bản, các nhà bán lẻ không có cửa hàng, chuyên kinh doanh bán hàng qua catalogue, điện thoại, internet, máy bán hàng và giao hàng tận nhà Doanh số của loại bán hàng này không lớn lắm, nhưng đang tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây
Trong hệ thống phân phối hàng hoá của Nhật, từ khi hàng được sản xuất ra đến khi giao đến các cửa hàng bán lẻ tồn tại nhiều cấp phân phối trung gian, nhiều hơn so với các nước công nghiệp phát triển khác.
Hiện nay, Nhật có khoảng hơn 430 ngàn cơ sở bán buôn, cứ trung bình khoảng 34 cơ sở bán buôn cho 10.000 dân cư Nếu tính quan hệ từ nhà sản xuất đến người bán lẻ, thì trung bình có 2,21 nhà bán buôn nằm giữa người bán lẻ và nhà sản xuất, cao gấp 2 lần so với con số 0,73 ở Pháp và 1 ở Mỹ Do đó, một hàng hoá ở Nhật thường phải trải qua nhiều tầng nấc trung gian và phải đi một quãng đường dài hơn Trong hệ thống phân phối, các nhà buôn rất quan trọng vì họ có quan hệ mật thiết với các nhà bán lẻ. Đặc điểm rất độc đáo trong hệ thống phân phối hàng hoá của Nhật Bản là sự tồn tại của hệ thống duy trì giá bán lẻ của nhà sản xuất kiểm soát giá bán lẻ thông qua các chính sách chiết khấu hoa hồng và mua lại hàng hoá Đối với chính sách mua lại hàng hoá, khác với châu Âu và Mỹ (người mua phải gánh chịu mọi rủi ro về sản phẩm trong phạm vi khu vực phân phối Chỉ những hàng hoá bị khuyết tật mới được trả lại), tại Nhật Bản người tiêu dùng có thể trả lại các loại hàng hoá như may mặc, sách báo và dược phẩm
Tất nhiên, hàng hoá đó phải còn nguyên mác, dán tem Đối với chính sách chiết khấu hoa hồng, Nhật Bản thực hiện nhiều loại chiết khấu và được chiết khấu thường xuyên, chứ không chỉ chiết khấu vào lúc thanh toán tiền hàng như ở châu Âu.
- Tổ chức sản xuất kinh doanh năng động và độc đáo
Tinh thần kinh doanh hiện đại là lấy thị trường làm trung tâm, xuất phát từ khách hàng và hướng tói khách hàng Điều này đã thể hiện rất sớm trong phong cách và đường lối kinh doanh Nhật Bản Các DN lớn của Nhật Bản chỉ chiếm không đến 2% trong tổng số các doanh nghiệp mà đại bộ phận là các doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhưng sự liên kết giữa chúng thì rất đa dạng và hiệu quả Đó là sự liên kết hàng ngang giữa các công ty mẹ ( loại lớn ) nhằm phát huy lợi thế tuyệt đối của các công ty thành viên, tăng khả năng cạnh tranh vào các thị trường lớn, với các đối thủ lớn của quốc tế Nhưng dưới mỗi công ty mẹ là vô số các công ty con ( loại vừa và nhỏ ) liên kết theo chiều dọc nhằm phát huy các lợi thế tương đối của các công ty thành viên, khai thác lợi thê tiềm năng của thị trường tại chỗ, tăng lợi thế tuyệt đối cho công ty mẹ, và uyển chuyển thích nghi khi có biến động kinh tế Sự liên kết đó thấy rất rõ qua hình thức cổ phần chéo, gắn kết về tài chính, nghiên cứu phát triển, hệ thống kênh phân phối, cung ứng đầu vào, hỗ trợ nhân sự Các doanh nhân Nhật Bản luôn đề cao chất lượng thỏa mãn nhu cầu khách hàng, các cam kết kinh doanh , đi trước thị trường và kết hợp hài hòa các lợi ích Cải tiến liên tục, ở từng người, từng bộ phận trong các doanh nhân Nhật Bản để tăng tính cạnh tranh của doanh nhân và thỏa mÂn khách hàng tốt hơn là điều rất nhiều người nước ngoài đã từng biết
- Kết cấu chặt chẽ giữa nhà sản xuất và nhà phân phối
Hệ thống phân phối hàng hóa Nhật Bản có sự cấu kết chặt chẽ giữa các nhà sản xuất và các nhà phân phối theo vòng khép kín, nhất là những hệ thống cửa hàng chuyên môn hóa chỉ kinh doanh một loại hàng nhất định
Sự cấu kết này thể hiện như sau: các nhà sản xuất cung cấp vốn cho các nhà bán buôn và các nhà bán buôn lại cung cấp tài chính cho các nhà bán lẻ,thực hiện chế độ định giá bán lẻ, chiết khấu hoa hồng thường xuyên và rộng rãi,chế độ các nhà sản xuất sẵn sàng mua lại hàng hóa nếu không bán được và các nhà bán lẻ chỉ kinh doanh những mặt hàng đó do các nhà bán buôn và các nhà sản xuất giao Điều này cũng có nghĩa là không khuyến khích các nhà bán lẻ bán các sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh, hoặc có nghĩa là hạn chế bán sản phẩm cho các khách hàng ở nước ngoài ở địa bàn đã định.
Trong hệ thống phân phối của Nhật Bản còn tồn tại song song hệ thống nhập khẩu Theo đó, bất cứ một công ty nào cũng có thể nhập khẩu bất cứ một sản phẩm nào từ nước ngoài song song với các tổng đại lý nhập khẩu Tuy nhiên, dịch vụ chăm sóc khách hàng, bảo dưỡng, bảo hành của hệ thống nhập khẩu song song không tốt vì các tổng đại lý nhập khẩu từ chối chăm sóc các sản phẩm được nhập khẩu theo hệ thống nhập khẩu song song.
Mặc dù hệ thống phân phối hàng hóa của Nhật Bản đã góp phần thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa, tạo mối quan hệ kinh doanh lâu dài và ổn định giữa các nhà sản xuất và tiêu thụ
- Kinh nghiệm quản lý bán hàng
Quản lý các hoạt động bán hàng có mục tiêu là tối đa hóa hiệu quả hoạt động trước và sau khi bán hàng để thúc đẩy doanh số và lợi nhuận.
Bài học về phát triển hệ thống bán lẻ của Việt Nam
Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản đều là những nước châu Á nên về phong tục tập tập quá, văn hóa tiêu dùng có đôi nét tương đồng với Việt Nam, họ đều là những nước có hệ thống phân phối bán lẻ hàng hóa khá phát triển, Trung Quốc, một quốc gia láng giềng với Việt Nam chỉ với 5 năm mở cửa thị trường bán lẻ thôi mà họ đã đạt được những thành tựu không thể phủ nhận, hay Thái Lan, nước đứng thứ 4 trên thế giới và thứ 1 Đông Nam Á ở vị trí các nhà kinh doanh bán lẻ hàng đầu, Nhật Bản đứng thứ 2 về lượng hàng tiêu dùng tại xứ sở này, với những phương thức quản lý đặc trưng riêng Việt Nam một thị trường được coi là cực kì hấp dẫn với các nhà đầu tư, một thị trường tiềm năng về mức tiêu thụ hàng hóa, với vị trí là một nước đi sau, có thể học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm của các nước đi trước đã nghiên cứu ở trên Qua đó ta có thể rút ra một số kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc phát triển các loại hình tổ chức bán lẻ văn minh hiện đại như sau:
(1) Cùng với quá trình đổi mới và phát triển kinh tế, thu nhập và đời sống mọi mặt của người dân ngày càng nâng cao thì các loại hình tổ chức bán lẻ hiện đại ngày càng phát triển và chiếm tỷ trọng cao trong thị phần bán lẻ Theo báo cáo của Tập đoàn Metro, vào năm 1990, thị phần bán lẻ qua loai hình tổ chức bán lẻ hiện đại ở Thái Lan mới chiếm 5% nhưng đến năm 2005 đã tăng lên 60% và dự báo đến năm 2010 là 70% Tuy nhiên, cũng giống nhưThái Lan và Trung Quốc, do tập quán, thói quen tiêu dùng và mức sống giữa các tầng lớp dân cư và các vùng, miền còn khác nhau nên phải đảm bảo sự phát triển hài hoà và cạnh tranh lành mạnh giữa loại hình tổ chức bán lẻ hiện đại và loại hình bán lẻ truyền thống để phục vụ tốt nhất nhu cầu của mọi đối tượng tiêu dùng.
(2) Trên thế giới, các loại hình tổ chức bán lẻ hiện đại ra đời khi trình độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá đã đạt đến một trình độ nhất định Tuy nhiên, việc áp dụng các loại hình tổ chức bán lẻ này vào các nước đang phát triển thời gian gần đây cũng như sự bám rễ và phát triển của bản thân từng loại hình tổ chức bán lẻ này còn phụ thuộc vào một số yếu tố và điều kiện khác như chính sách mở cửa dịch vụ phân phối bán lẻ và khuyến khích đầu tư phát triển các loại hình tổ chức bán lẻ hiện đại của nhà nước cũng như sự chuyển biến trong nhận thức về văn minh tiêu dùng và thay đổi tập quán, thói quen mua sắm của người dân.
(3) Việc phát triển các loại hình tổ chức bán lẻ văn minh hiện đại góp phần quan trọng giúp hoàn thiện hệ thống phân phối hàng hoá và kích thích phát triển sản xuất, làm tăng lợi ích cho người tiêu dùng Các loại hình tổ chức bán lẻ văn minh hiện đại cũng giúp các nhà sản xuất trong nước tiêu chuẩn hoá sản phẩm của mình (quy cách đóng gói, bao bì, chất lượng sản phẩm ) nhằm đáp ứng các yêu cầu của việc áp dụng công nghệ hiện đại trong quản lý bán lẻ, thuận lợi hoá việc thực hiện các dịch vụ logistics cũng như yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước.
(4) Qua kinh nghiệm của các nước đi trước cho thấy, để thích ứng với môi trường cạnh tranh trong quá trình phát triển, các doanh nghiệp bán lẻ trong nước vận doanh loại hình tổ chức bán lẻ văn minh hiện đại cần coi trọng việc nghiên cứu, áp dụng kinh nghiệm thành quả, bí quyết bán lẻ theo mô hình của các tập đoàn bán lẻ lớn của các nước phát triển (nhất là kinh nghiệm vận doanh chuỗi cửa hàng của các tập đoàn bán lẻ đa quốc gia), đồng thời với việc tiến hành áp dụng thử nghiệm mô hình tổ chức và bí quyết bán lẻ của một số nước đang phát triển đi trước khác, để xem sự phù hợp của từng loại hình tổ chức bán lẻ ở Việt Nam như thế nào, qua đó sẽ rút ra mô hình áp dụng thích hợp nhất cho điều kiện thực tế của mình Từ thực tế phát triển các cơ sở bán lẻ văn minh hiện đại ở Trung Quốc và Thái Lan cho thấy, các loại hình cửa hàng bán giá rẻ, đại ST áp dụng thủ pháp "vận doanh" có hiệu quả với chi phí thấp" có nhiều triển vọng về khả năng phát triển ở Việt Nam, kể cả các cơ sở bán lẻ văn minh hiện đại quy mô lớn và ở xa trung tâm thành phố (thường được thành lập và phát triển cùng với việc phát triển phương tiện đi lại bằng ôtô) Tuy nhiên, do chưa đạt tới xã hội mà việc dùng xe ôtô trong đi lại hàng ngày có tính chất phổ biến, nên việc thiết lập các loại hình tổ chức bán lẻ quy mô lớn và ở xa trung tâm thành phố cần phải hết sức thận trọng và chưa thể phát triển ồ ạt được Ngoài ra, bên cạnh một loại hình tổ chức bán lẻ chính, các doanh nghiệp quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ cần kết hợp vận doanh một số loại hình tổ chức bán lẻ khác để có thể bổ hoàn và khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất (nhất là hệ thống logistics) sẵn có
(5) Là một nước đang phát triển (giống như Trung Quốc và Thái Lan) và đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường (có hoàn cảnh như Trung Quốc), để thúc đẩy nhanh việc phát triển các loại hình tổ chức bán lẻ văn minh hiện đại thì việc thực hiện chính sách thu hút đầu tư nước ngoài (trong đó chính sách ưu đãi hơn đối với kiều báo ở nước ngoài - như kinh nghiệm của Trung Quốc) đối với Việt Nam là đặc biệt quan trọng Tuy nhiên, rút kinh nghiệm của Trung Quốc và Thái Lan, để việc phát triển các loại hình tổ chức bán lẻ văn minh hiện đai mang tính bền vững, bên cạnh việc hỗ trợ có chọn lọc của Nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ trong nước, cần phải thực hiện thu hút đầu tư nước ngoài theo lộ trình, có trọng tâm trọng điểm và định hướng chọn lọc ngay từ đầu bằng việc đưa ra quy định về tiêu chuẩn (năng lực) của các đối tác trong nước và nước ngoài tham gia doanh nghiệp bán lẻ có vốn đầu tư nước ngoài Qua đó, vừa tạo điều kiện để doanh nghiệp trong nước có thêm nguồn lực, thời gian phát triển, vừa có thể tiếp nhận được nguồn vốn từ những tập đoàn đa quốc gia có công nghệ tiên tiến trong quản lý, phát triển chuỗi cửa hàng và có mạng lưới thị trường quốc tế rộng lớn vào đầu tư thiết lập cửa hàng bán lẻ ở Việt Nam.
(6) Cần nhận thức rõ vai trò tiên quyết của chuỗi cửa hàng trong việc thúc đẩy phát triển các loại hình cửa hàng bán lẻ văn minh hiện đại để sớm có chính sách ưu tiên và chiến lược phát triển chuỗi cửa hàng Thực tế phát triển chuỗi cửa hàng ở Trung Quốc và các nước cho thấy, phương thức vận doanh cửa hàng theo chuỗi, trong đó có việc phát triển chỗi cửa hàng theo phương thức nhượng quyền là không thể không áp dụng trong sự phát triển ngành bán lẻ theo hướng văn minh, hiện đại.
(7) Nhiều nước, kể cả các nước phát triển thường đưa ra những quy định hạn chế thành lập các cơ sở bán lẻ quy mô lớn ở trung tâm nội đô với lý do là để bảo vệ các cơ sở bán lẻ truyền thống quy mô nhỏ trước sức ép cạnh tranh cơ sở bán lẻ quy mô lớn (bảo đảm việc làm cho người lao động) và tránh phát sinh các vấn đề về đô thị hoá, xã hội (do đông đảo người lao động bị mất công ăn việc làm ) và môi trường (như tập trung quá mức dễ gây tắc nghẽn giao thông ) Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, thực tế cũng có những tác động tiêu cực như làm cho cơ cấu thị trường bán lẻ kém cạnh tranh (do một số ít cơ sở bán lẻ quy mô lớn được phép thành lập từ trước không gặp phải sự cạnh tranh), hoạt động kinh doanh ở nội đô bị giảm sút, giá bán hàng hoá cao, hạn chế khả năng lựa chọn và tiện ích, phúc lợi mang lại cho người tiêu dùng Chưa kể, có một số tập đoàn bán lẻ nước ngoài còn tìm cách né tránh bằng cách phát triển chuỗi cửa hàng qui mô nhỏ (như trường hợp của Tesco Lotus ở Thái Lan) Điều này cũng gây áp lực cạnh tranh khá mạnh đối với loại hình bán lẻ truyền thống Vì vậy sau thời gian thực hiện, một số nước đã bãi bỏ việc hạn chế này; bên cạnh đó, cũng có một số nước đã sử dụng các biện pháp khác như xây dựng quy hoạch phù hợp và đưa ra các quy định không mang tính hạn chế cạnh tranh như chỉ quy định về việc bảo đảm môi trường sống và mỹ quan thành phố Thực tiễn phát triển cho thấy, các cơ sở bán lẻ quy mô lớn cũng đã gián tiếp tạo được nhiều việc làm để thu hút lao động từ các cửa hàng nhỏ buộc phải đóng cửa và quan trọng hơn là nhiều cửa hàng bán lẻ quy mô nhỏ vẫn tồn tại và phát triển (nhất là những cửa hàng chuyên doanh hoặc hướng tới một nhóm khách hàng cụ thể) hoặc chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh vực khác mới, phù hợp hơn.
(8) Để phát triển các loại hình tổ chức bán lẻ văn minh hiện đại, trước hết cần phải làm tốt công tác giáo dục, tuyên truyền nhằm tạo ra sự quan tâm và từng bước lam thay đổi cũng như nâng cao nhận thức của các tầng lớp xã hội về các loại hình tổ chức bán lẻ văn minh hiện đại và tính tất yếu của việc phát triển các loại hình tổ chức bán lẻ này Kinh nghiệm của Thái Lan trong việc thực hiện các biện pháp tăng cường nội lực và sức cạnh tranh của các cơ sở bán lẻ nhỏ và vừa thông qua việc tổ chức các khoá đào tạo, hội thảo, tư vấn nhằm nâng cao kiến thức về vận doanh các loại hình tổ chức bán lẻ hiện đại nhất là về kinh doanh theo phương thức nhượng quyền như đã đề cập là bài học rất thiết thực đối với Việt Nam Ở Nhật Bản cũng vậy, để có thể phát triển được tốt nhất thì các doanh nghiệp trong nước phải vận động bằng nội lúc cơ bản tránh có tâm lý “nước nổi lo chi bào chẳng nổi” Chìa khóa ở đây là “Làm sao triển khai được chiến lược bằng ý tưởng sáng tạo vượt trội trên thị trường Không có nghĩa là một chiến lược chỉ cần thành công ở Mỹ hay ở Nhật Bản… là sẽ thành công tại Việt Nam Điều quan trọng là phải làm sao suy nghĩ cũng như thực hiện được chiến lược, tầm nhìn thích ứng tốt nhất ở Việt Nam , bằng cách làm của người Việt Nam Tổ chức các chương trình tư vấn, đào tạo cho các doanh nghiệp Việt Nam ở Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố
Hồ Chí Minh để doanh nghiệp Việt Nam áp dụng tư duy HRI linh hoạt phù hợp thị trường và điều kiện thực tế của doanh nghiệp.
(9) Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của các loại hình tổ chức bán lẻ nói chung và loại hình tổ chức bán lẻ văn minh hiện đại vừa phải tạo điều kiện hỗ trợ để phát triển các doanh nghiệp bán lẻ trong nước,vừa phải đảm bảo duy trì môi trường cạnh tranh công bằng phù hợp với các cam kết quốc tế Kinh nghiệm của Trung Quốc và Thái Lan trong việc đưa ra các quy định về liên doanh, về đất đai, về qui hoạch, về tiêu chuẩn mặt bằng xây dựng, về diện tích và số lượng cửa hàng, về tiêu chuẩn cấp phép cho các cơ sở bán lẻ mới, về hạn chế và ưu tiên phát triển theo khu vực, địa bàn, về thực hiện các biện pháp có thể (không trái với các cam kết quốc tế) để hỗ trợ các doanh nghiệp bán lẻ trong nước, nhất là tiêu chuẩn quốc gia về phân loại các loại hình tổ chức bán lẻ của Trung Quốc rất cần nghiên cứu vận dụng vào Việt Nam Bên cạnh đó, qua nghiên cứu kinh nghiệm các nước cũng thấy rằng, cần sớm đưa ra các quy định và sẵn sàng điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế.
(10) Đặc trưng của thị trường thương mại nội địa của chúng ta là phân tán và nhỏ lẻ Điều này sẽ khiến cho các doanh nghiệp lớn gặp rất nhiều khó khăn trong việc triển khai các chiến lược kinh doanh tập trung, Việt Nam muốn có những doanh nghiệp lớn mang tính chất định hướng cho thị trường bán lẻ của Việt Nam phát triển buộc phải có các biện pháp như quy hoạch thị trường hỗ trợ các nhà đầu tư, lĩnh vực này Trung Quốc và Nhật Bản đã thực hiện rất tốt, đến nay Trung Quốc đã có khá nhiều các doanh nghiệp lớn với hàng nghìn các cửa hàng siêu thị lớn nhỏ, không những thế họ còn là những doanh nghiệp hàng đầu thế giới, Nhật Bản là một nước có hệ thống phân phối xe hơi hay các mặt hàng điện tử, công nghệ cao được xếp vào hàng lớn nhất thế giới
(11) Cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp nội địa và các công ty nước ngoài nhằm tìm kiếm một chỗ đứng cho mình trên thị trường phân phối bán lẻ đầy tiềm năng này là điều không thể tránh khỏi khi Việt Nam mở cửa thị trường bán lẻ, cũng giống như Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản khi mở cửa thị trường này xét về một vài khía cạnh doanh nghiệp nước ta có phần kém hơn các doanh nghiệp nước ngoài, họ có vốn, có trình độ tổ chức, có kinh nghiệm trong giao lưu quốc tế, nhưng các mà chúng ta có là sự hiểu biết về văn hóa tiêu dung của chính chúng ta, và hơn hết chúng ta có được lòng tin của người tiêu dùng, chúng ta có những khách hàng trung thành…, họ đã tận dụng được tối đa các thế mạnh của mình, nhưng các doanh nghiệp của Việt Nam dường như chưa khai thác đến hết các thế mạnh đó, năm 2009 Việt Nam mở cửa hang toàn thị trường này các doanh nghiệp mới nhận ra được các lợi thế mà mình có, các khẩu hiệu “người việt dùng hàng việt” được giăng lên, kêu gọi mọi người ủng hộ, nhưng chính họ lại quên mất rằng họ chỉ biết kêu gọi nhưng lại chưa đáp ứng được hết các nhu cầu của người tiêu dùng Bài học cho Việt Nam ở đây là phải biết phân khúc thị trường chính xác, để từ đó đi vào hướng đối tượng khách hàng khai thác riêng chứ không nhất thiết phụ thuộc vào giá cao hay thấp xác định được thị trường mục tiêu và đối tượng khách hang mà chúng ta nhắm đến, tận dùng tối đa sự ủng hộ của người dân Việt Nam đối với hang Việt Nam, từ đó chú trọng đến việc phát triển hệ thống phân phối ưu tiên hàng Việt Nam chất lượng cao trong hệ thống siêu thị, cửa hang của công ty mình Định hướng, hỗ trợ cho các doanh nghiệp lớn trong nước có khả năng phát triển thành các tập đoàn, tránh để các doanh nghiệp nước ngoài thao túng thị trường nội địa, để không bị thua ngay trên sân nhà
(12) Để không bị thua ngay trên sân nhà, cần phải có hệ thống tổ chức theo mô hình các tổng công ty hay tập đoàn chuyên về bán lẻ như SaigonCoopmart hay Nguyễn Kim đang thực hiện Mặc dù vậy, các đơn vị này cũng mới chỉ chuyên doanh vào một hay một vài chủng loại sản phẩm, trong khi đó yêu cầu của từng hạt nhân trong chuỗi bán lẻ hiện đại phải được đa dạng về chủng loại hàng hoá và chuyên nghiệp về cách thức phục vụ Vì vậy, việc làm cần thiết lúc này là Nhà nước nên thành lập một vài tổng công ty hoặc tập đoàn kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ, trên cơ sở tổ chức lại hoặc liên kết các doanh nghiệp thương mại nhà nước để làm đối trọng với hệ thống bán lẻ nước ngoài.Một vấn đề khác nữa là, trong số hàng trăm ngàn cửa hàng bán lẻ hiện nay, Nhà nước không thể xoá sổ, nhưng cũng không thể kéo tất cả vào làm việc cho các doanh nghiêp hay siêu thị của nhà nước, mà các doanh nghiệp bán lẻ cần phải
“kéo” được các cửa hàng trở thành đại lý cho mình với những điều kiện cụ thể về quyền lợi - trách nhiệm Đó là cách điều hành và chiếm giữ thị phần bán lẻ một cách tốt nhất, trước sức ép cạnh tranh.
(13) Các doanh nghiệp Việt Nam nên chú trọng vào phát triển thị trường nội địa vì chúng ta là nước có dân số trẻ với hơn 86 triệu dân, tốc độ tăng trưởng hàng hóa, dịch vụ bán lẻ tăng từ 10 - 15%/năm đã trừ trượt giá, còn nếu không trừ đi trượt giá thì tốc độ tăng trưởng khu vực này đạt đến 25%/năm Thị trường nội địa rất quan trọng, cần phải đầu tư đúng mức bằng việc lựa chọn đối tượng phù hợp với sản phẩm của mình, phải định hướng vào đối tượng cụ thể, chọn lấy cơ hội để đưa ra sản phẩm thích hợp Phải coi thị trường nội địa là hướng phát triển lâu dài chứ không chỉ là hướng phát triển tình thế mang tính chất đối phó trong lúc khủng hoảng.
Bài học về cơ chế và chính sách xây dựng và phát triển hệ thống bán lẻ
Nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn tiền hội nhập, để đảm bảo cam cam hết khi ra nhập WTO Việt Nam đang có các bước chuyển đổi quan trong, những thanh đổi trong cơ chế, chính sách quản lý đối mọi hoạt động kinh tế nói chung, các loại hình tổ chức bán lẻ nói riêng nhằm hướng tới một phát triển loại hình tôt chức bán lẻ văn mình hiện đại, tuy nhiên do kinh nghiệm về phát triển thị trường này còn non kém nên không tránh khỏi nhiều bất cập trong cơ chế chính sách ban hành, thậm chí làm giảm hiệu lực quản lý, kìm hãm sự phát triển của thị trường này Khi ngiên cứu về các chính sách quản lý của một số nước mà loại hình tổ chức bán lẻ này đã phát triển, đặc biển là loại hình tổ chức bán lẻ văn minh hiện đại của Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, qua đó ta có thể rút ra được những kinh nghiệm trong việc ban hành cơ chế quản lý chúng như sau:
2.2.1 Về môi trường pháp lý
(1) Muốn phát triển nền kinh tế nói chung và hệ thống phân phối bán lẻ văn minh hiện đại nói riêng thì bên cạnh các chính sách hỗ trợ, sức hút tiềm ẩn của thị trường thì cần phải xây dựng những tiêu chuẩn cụ thể, quy hoạch phát triển, thống nhất từ trung ương đến đựa phương, để các doanh nghiệp muốn tham gia vào thì trường này có thể dễ dàng hơn về việc làm các thủ tục cũng như có hướng đầu tư đúng đắn, một môi trường pháp lý ổn định là một trong những yếu tố thu hút các nhà đầu tư, để khi mở cửa chúng ta không bị lúng túng khi quy hoạch, định hướng cho các doanh nghiệp mới vào thị trường một cách cụ thể Tuy nhiên không thể xây dựng một cách tùy tiện mà phải dựa trên đặc thù vốn có của loại hình tổ chức bán lẻ này, vận dụng kinh nghiệm xây dựng các khung pháp lý của các nước đi trước như Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc nhưng không được dập khuôn máy móc vì chúng không thể đảm bảo sự thành công cho chúng ta Từ đó tránh được sự phát triển tự phát, manh mún như ở
Việt Nam hiện nay Bài học về quy hoạch phát triển loại hình tổ chức bán lẻ văn minh hiện đại từ các quốc gia đã nghiên cứ ở trên ta thấy:
- Qui hoạch phát triển phải phù hợp với các loại qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội các vùng, tỉnh, huyện, lãnh thổ đặc biệt như qui hoạch xây dựng đô thị và qui hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyển phê duyệt, phải gắn với qui hoạch phát triển kết cấu hạ tầng thương mại khác hoặc là bộ phận của qui hoạch phát triển kết cấu hạ tầng thương mại khác nhau theo các cấp độ khác nhau Tránh sự quy hoạch chồng chéo gây khó khăn cho các nhà đầu tư cũng như người dân ở khu vực có quy hoạch đó, việc quy hoạch phải được tính toàn kĩ trên cơ sở tính khả thi của dự án, chẳng hạn như không thế nhắm mắt phê duyệt xây dựng một chuỗi siêu thị lớn ở khu dân cư nghèo được, mà nên tập trung quy hoạch xây dựng ở các khu vực hiện đại hoặc có xu hướng đô thị hóa….
-Việc qui hoạch phát triển các loại hình tổ chức bán lẻ phải dựa trên nhu cầu thị trường, nhưng phải lưu ý tới các cơ sở bán lẻ đang tồn tại ở nơi sắp quy hoạch, nên tham khảo ý kiến của những doanh nghiệp bán lẻ lớn, tiêu biểu tại địa bàn Để làm được điều này thì phải làm tốt việc phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước với các doanh nghiệp liên quan trong việc xây dựng các loại hình tổ chức bán lẻ văn minh hiện đại.
-Mỗi vùng, miền có các loại hình tổ chức bán lẻ với quy mô khác nhau, nên phải xây dựng các khung quy hoạch cụ thể cho từng vùng, miền tùy thuộc vào đặc điểm của các vùng miền đó, tránh gây lãng phí các nguồn lực.
-Việc làm nhất thiết khi mở cửa thị trường này là phải đưa ra các nguyên tắc, tiêu chuẩn, định hướng trong xây dựng qui hoạch một cách cụ thể, đúng lúc, đúng chỗ cho từng địa phương một Để các doanh nghiệp có thể xác định được dễ dàng hơn trong vấn đề lựa chọn xem nên đầu tư vào đâu, cũng nhưTrung Quốc khi ra mở cửa thị trường thì xóa bỏ việc qui định về số lượng cơ sở bán lẻ trong qui hoạch, thay vào đó là đưa ra định lượng (hạn chế về số lượng cơ sở) đối với một số loại hình cơ sở bán lẻ qui mô lớn ở những khu vực, địa phương trọng điểm để tránh lãng phí trong đầu tư và gây ra các vấn đề về giao thông… Đối với các đô thị lớn phải quán triệt nguyên tắc, qui mô cơ sở bán lẻ càng lớn thì càng phải nằm xa trung tâm nội đô, vì vậy, các cơ sở bán lẻ như đại siêu thị… phải được qui hoạch xây dựng ở ngoại ô hoặc tại các quận, khu đô thị mới mở…
-Đối với địa phương qui hoạch phát triển phải có bản đồ chi tiết được xây dựng trên cơ sở nguyên tắc, tiêu chuẩn là định hướng của qui hoạch ở cấp trung ương hoặc ngành trên phạm vi cả nước được cụ thể hóa để phù hợp với điều kiện địa phương mà nhìn vào đó doanh nghiệp bán lẻ có thể biết được cơ sở bán lẻ mà DN dự định xây dựng ở một địa điểm nào đó có được phép thực hiện không.
-Nâng cao giám sát, kiểm tra, xử lí nghiêm các sai phạm từ khâu thẩm định, phê duyệt cho đến đâu thực hiện kế hoạch
(2) Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, theo kinh nghiệm của các nước, khi quy hoạch xây dựng các loại hình cửa hàng bán giá rẻ qui mô lớn ( như đại
ST các loại CH dạng nhà kho…), cần phải tính đến những vấn những vấn đề liên quan, như 1 sự chèn ép, đe doạ của từng loại hình tổ chức bán lẻ này, nhất là loại cửa hàng chuyên doanh dạng “category killer” đối với các CH nhỏ lẻ ở địa phương; Các cơ sở bán lẻ mới cần phải bảo đảm các tiêu chí sau :
Bảo đảm duy trì và thúc đẩy phát triển đô thị, dựa trên cơ sở bảo tồn sự phát triển của khu vực nông thôn trong trường hợp cơ sở bán lẻ xây dựng ở khu vực ngoại ô…
Bảo đảm sự phát triển hài hoà giữa các loại hình bán lẻ đa dạng, phong phú phù hợp với nhu cầu và lựa chọn của người tiêu dùng;
Bảo đảm các yêu cầu về môi trường và sự phát triển bền vững
Hạn chế sự tập trung quá mức gây tắc nghẽn giao thông và phát sinh các vấn đề gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống, sinh hoạt của cộng đồng.
(3) Thường xuyên bổ sung, hoàn thiện và đặc biệt cụ thể hoá các định hướng, giải pháp phát triển các loại hình này mà Nhà nước đưa ra thành những quy định cụ thể để các cơ quan nhà nước có liên quan và doanh nghiệp bán lẻ có thể triển khai thực hiện và, hoặc vận dụng được, tạo môi trường ổn định cho sự phát triển bền vững
(4) Cần sớm bổ sung, hoàn thiện hoặc xây dựng mới các qui định về quản lý hoạt động của tất cả các loại hình tổ chức bán lẻ văn minh hiện đại ( Quy chế siêu thị, trung tâm thương mại mới chỉ đề cập đến 2 loại hình) Các qui định về tiêu chuẩn loại hình, qui hoạch phát triển, tiêu chuẩn thiết kế và quản lý hoạt động của các loại hình tổ chức bán lẻ văn minh hiện đại phải vừa có tính thực thi cao, vừa là định hướng tốt cho sự ra đời của các cơ sở bán lẻ đang tồn tại.
(5) Các cơ quan quản lý nhà nước liên quan nên tổng rà soát lại các qui định pháp luật có liên quan, sớm bổ sung hoàn thiện và tiến tới nghiên cứu về tính cần thiết và khả thi của việc xây dựng một văn bản quy phạm pháp luật có tính chuyên biệt điều chỉnh toàn diện hoạt động bán lẻ và sự phát triển của nó nhằm đáp ứng kịp thời với thị trường bán lẻ mở cửa
2.2.2 Kinh nghiệm về thu hút, kiểm soát đầu tư nước ngoài